Đa dạng sinh học, tác động và đề xuất biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu khu vực thị trấn Tràm Chim và lân cận huyện Tam Nông, Đồng Tháp

pdf 23 trang Hùng Dũng 05/01/2024 310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đa dạng sinh học, tác động và đề xuất biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu khu vực thị trấn Tràm Chim và lân cận huyện Tam Nông, Đồng Tháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfda_dang_sinh_hoc_tac_dong_va_de_xuat_bien_phap_ung_pho_voi_b.pdf

Nội dung text: Đa dạng sinh học, tác động và đề xuất biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu khu vực thị trấn Tràm Chim và lân cận huyện Tam Nông, Đồng Tháp

  1. ĐA DẠNG SINH HỌC, TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHU VỰC THỊ TRẤN TRÀM CHIM VÀ LÂN CẬN HUYỆN TAM NÔNG, ĐỒNG THÁP Phan Văn Mạch Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Đỗ Thị Thu Hiền Công ty Tư vấn Phát triển Xã hội Việt Nam Lê Xuân Tuấn Viện Nghiên cứu Quản lý Biển và Hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường Tóm tắt Thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, Đồng Tháp là nơi tập trung hệ sinh thái khá đa dạng và phong phú, nhất là hệ sinh thái đất ngập nước với 328 thực vật bậc cao có mạch, phân bố trong các kiểu thảm thực vật như: Đầm Sen, đồng lúa Ma, đồng cỏ Năng, đồng cỏ Mồm, Lác nước, thảm rừng Tràm, thảm cây lương thực, thực phẩm, thảm cây ăn quả, cây bóng mát khu dân cư. 231 loài Chim phân bố phân bố khắp các sinh cảnh, trong đó có tới 18 loài chim quý hiếm; 17 loài Thú, trong đó có 4 loài thú quý hiếm; 50 loài Bò sát, Ếch nhái với 10 loài quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007. Chúng phân bố rải rác tại những khu vực không có hoặc tập trung dân cư thưa thớt trong khu vực, nhất là tại Vườn Quốc gia Tràm Chim. Có 96 loài Thực vật nổi, 58 loài Động vật nổi, 41 loài và nhóm loài Động vật đáy và 197 loài Cá, trong đó có 4 loài cá quý hiếm. Thị trấn Tràm chim nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung là khu vực dễ tổn thương nhất trên Trái đất, do biến đổi khí hậu, những diễn biến thời tiết ngày càng xấu đi, đã và đang tác động ngày càng nặng nề lên khu vực này. Biến đổi khí hậu làm cho mực nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt xảy ra với tần suất ngày càng lớn hơn. Những yếu tố đó sẽ làm gia tăng ngập lụt, xâm nhập mặn, lan tràn chua phèn và dẫn tới những hệ lụy khác. Khắc phục những vấn đề này chính là giải quyết được một phần rất lớn ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Đồng Tháp nói riêng. Việc triển khai hệ thống đê bao khu dân cư thị trấn Tràm Chim nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ đời sống của người dân tại thị trấn, bảo vệ các công trình công cộng, tạo mỹ quan đô thị, mở rộng mặt bằng bố trí dân cư tránh lũ là rất cần thiết và cấp bách, góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn của tỉnh. Hệ thống đê bao cũng sẽ giải quyết được một phần rất lớn ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với khu vực thị trấn Tràm Chim, phù hợp với phương hướng kế hoạch thủy lợi, nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2000-2020 của huyện Tam Nông và tỉnh Đồng Tháp. 220
  2. 1. MỞ ĐẦU Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong ba đồng bằng dễ tổn thương nhất trên trái đất do biến đổi khí hậu, những diễn biến thời tiết ngày càng xấu đi đã và đang tác động ngày càng nặng nề lên khu vực này. Đối với ĐBSCL, biến đổi khí hậu làm cho mực nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt xảy ra với tần suất ngày càng lớn hơn. Những yếu tố đó sẽ làm gia tăng ngập lụt, xâm nhập mặn, lan tràn chua phèn và dẫn tới những hệ lụy khác. Khắc phục những vấn đề này chính là giải quyết được một phần rất lớn ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Đồng Tháp nói riêng. Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nếu nước biển dâng cao thêm 1m thì khoảng 70% diện tích đất ở ĐBSCL bị xâm nhập mặn, mất khoảng hai triệu ha đất trồng lúa. Theo kịch bản này, thời gian ngập úng ở ĐBSCL có thể kéo dài từ 4 đến 5 tháng, 38% diện tích đồng bằng bị nhấn chìm, 90% diện tích đồng bằng có thể bị nhiễm mặn. Kinh tế-xã hội sẽ có biến động trong sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng, phân bố dân cư, đô thị và các trung tâm, cơ sở kinh tế. Những biến động về môi trường tự nhiên và kinh tế-xã hội nêu trên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bềm vững của khu vực nếu không kịp thời có sự ứng phó thích hợp. Đứng trước tình hình đó, nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) tới ĐBSCL nói chung và khu vực Đồng Tháp nói riêng, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ đời sống của người dân tại thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là việc làm cấp bách nhằm nâng cao khả năng thích ứng, ứng phó biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo phát triển bền vững; phòng chống và giảm thiểu hiểm họa của thiên tai do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, bảo vệ cuộc sống người dân; góp phần tích cực vào Chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu. 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian khảo sát Khảo sát, thu mẫu được thực hiện tháng 3/2012. Khu vực khảo sát bao gồm thị trấn Tràm Chim, các xã lân cận như xã Phú Đức, xã Tân Công Sinh, xã Phú Cường xã Phú Thọ và xã Tân Mỹ bao gồm khu dân cư, đất lâm nghiệp, nông nghiệp, các thủy vực sông, kênh, hồ trong khu vực. Vị trí dự án có tọa độ từ 10o39’ đến 10o41’ vĩ độ Bắc và từ 105o33’ đến 105o35’ kinh độ Đông. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thực vật Các tuyến khảo sát được thiết kế qua các sinh cảnh khác nhau (chủ yếu theo các tuyến đường giao thông và khu dân cư) trong khu vực để thấy được sự phân bố của hệ thực vật. Các loài cây thông thường được ghi chép để xây dựng danh lục, thu thập mẫu một số loài chưa biết hoặc có nghi vấn trong phân loại học. Giám định tên được tiến hành theo phương pháp so sánh hình thái (Phạm Hoàng Hộ, 2000). Điều tra trong nhân dân về việc sử dụng, khai thác, sự phân bố, công dụng của một số loài thực vật có giá trị. Tham khảo các tài liệu về đa dạng sinh học của khu vực từ nhiều nguồn khác nhau. 221
  3. 2.2.2. Động vật trên cạn Chim: Quan sát trực tiếp trên thực địa ở từng sinh cảnh khác nhau trong các thời gian khác nhau qua ống nhòm. Thu thập và quan sát các di vật về chim như lông đuôi, lông cánh, giò, mỏ và các loài nuôi trong nhà dân địa phương. Điều tra qua những người dân thường xuyên đi rừng để thu thập dẫn liệu cho việc xác định loài. Tên phổ thông, tên khoa học, phân bố theo Võ Quý (1975, 1981); Võ Quý và Nguyễn Cử (1999). Tham khảo tài liệu về chim khu vực dự án và lân cận (Lê Xuân Cảnh và nnk., 2007). Thú và Bò sát, Lưỡng cư: Quan sát thực địa trên mọi địa hình, sinh cảnh khác nhau có trong khu vực. Thông qua phỏng vấn, trao đối với dân địa phương để tìm hiểu về thành phần loài, phân bố cùng số lượng của một số loài trước đây và hiện nay, những nguyên nhân làm giảm sút số lượng loài. Thu thập tài liệu, tiêu bản trên thực địa bằng lưới, bẫy, thu thập mẫu vật tại các ở chợ địa phương. Tham khảo tài liệu đa dạng sinh học khu vực dự án và lân cận (Lê Xuân Cảnh và nnk, 2007) và một số tài liệu khác (UBKH&KT Nhà nước, 1981; Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc, 1996; Đặng Huy Huỳnh và nnk., 1994). Thủy sinh vật: Khảo sát, thu mẫu được thực hiện tại các dạng thủy vực trong khu vực. Các trạm khảo sát được liệt kê trong Bảng 2.1: Bảng 2.1. Các trạm khảo sát thu mẫu thủy sinh vật khu vực thị trấn Tràm Chim và lân cận (3/2012) Ký hiệu Địa điểm Tọa độ địa lý NM1 Kênh Phú Hiệp, cạnh trạm xăng Vườn Sếu 10o40'49’’ N 105o33'24" E NM2 Kênh Phú Hiệp gần BQL Tràm Chim 10o40'49’’ N 105o33'33" E NM3 Kênh Cà Dâm 10o43'34’’ N 105o36'24" E NM4 Kênh Cà Dâm 10o41'54’’ N 105o35'01" E NM5 Kênh Đồng Tiến, ấp Phú Thọ 10o40'39’’ N 105o31'42" E NM6 Kênh Đồng Tiến, cầu Tổng đài 10o40'30’’ N 105o32'33" E NM7 Kênh Đồng Tiến, nhà thờ Thiên Phước 10o40'27’’ N 105o33'8" E NM8 Kênh Đồng Tiến, cầu Tràm Chim 10o40'26’’ N 105o33'22" E NM9 Ngã ba kênh Đồng Tiến, Phú Hiệp, Cà Dâm 10o40'22’’ N 105o33'40" E NM10 Kênh Đồng Tiến, cầu đang làm 10o40'22’’ N 105o34'5" E NM11 Kênh Đồng Tiến, cầu Đốc Binh Kiều 10o40'17’’ N 105o35'9" E NM12 Kênh Đồng Tiến gần cầu kênh Ông Sáu 10o40'14’’ N 105o35'23" E NM13 Kênh cụt gần cầu Tổng đài 10o40'27’’ N 105o32'33" E 222
  4. Ký hiệu Địa điểm Tọa độ địa lý NM14 Kênh cụt gần BCHQS Tam Nông 10o40'16’’ N 105o33'15" E NM15 Kênh Đường Gạo, cầu TT Tràm Chim 10o40'11’’ N 105o34'26" E NM16 Kênh Đường Gạo 10o39'52’’ N 105o33'24" E NM17 Kênh Đường Gạo, cầu Kênh Ranh 10o39'14’’ N 105o32'55" E NM18 Kênh cầu Phèn 1 10o40'12’’ N 105o34'28" E NM19 Hồ Điều hòa 10o40'11’’ N 105o34'27" E NM20 Hồ cạnh Tràm Chim 10o40'49’’ N 105o33'24" E Phương pháp thu mẫu, phỏng vấn: + Thu mẫu sinh vật nổi (thực vật nổi và động vật nổi) bằng lưới kéo hình chóp nón kiểu Juday. Kích thước mắt lưới số No75 (75 sợi/cm) với thực vật nổi và số No45 (45 sợi/cm) với Động vật nổi và Động vật đáy. Mẫu định lượng sinh vật nổi tính bằng lượng nước lọc qua lưới. + Thu mẫu Sinh vật đáy và Côn trùng nước bằng lưới kéo đáy và vợt cầm tay. Mẫu Động vật đáy được tính qua diện tích thu mẫu bằng cào đáy. + Thu thập mẫu cá qua dân khai thác cá bằng các ngư cụ như lưới, chài, câu, kích điện, tại các nhà hàng, chợ trong khu vực. + Mẫu thủy sinh vật được cố định trong formol 5% và đưa về phòng thí nghiệm phân tích. + Thu thập các số liệu về cá qua phỏng vấn người dân địa phương, các nhà hàng, chợ trong khu vực. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: Đa phần các kết quả thu được dựa trên phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm trên kính hiển vi và kính lúp soi nổi, bao gồm xác định thành phần loài, mật độ số lượng các nhóm thủy sinh vật tại các trạm khảo sát trong các dạng thủy vực. Tài liệu phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu dựa trên tài liệu định loại của các tác giả Việt Nam (Dương Đức Tiến, 1996 ; Dương Đức Tiến và Võ Hành, 1997; Đặng Ngọc Thanh và nnk., 1980; Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải, 2001; Mai Đình Yên và nnk., 1992). Ngoài ra, tham khảo thêm tài liệu trong nước và nước ngoài như: Hoàng Đức Đạt và Thái Ngọc Trí, 2001; Jonh và nnk., 1994; Lê Xuân Cảnh và nnk., 2007. Mật độ Thực vật nổi được tính theo buồng đếm Goriaev, mật độ Động vật nổi được tính theo buồng đếm Bogorop với thể tích mẫu nhất định, sau đó tính toán trên thể tích nước lọc qua lưới đối với Sinh vật nổi (SVN) và diện tích đáy đối với Động vật đáy (ĐVĐ). Đơn vị tính là tế bào/lít đối với Thực vật nổi (TVN), con/m3 đối với Động vật nổi (ĐVN) và con/m2 đối với Động vật đáy (ĐVĐ). Phương pháp tính chỉ số đa dạng sinh học: Công cụ cho việc sử dụng các chỉ thị sinh học là các chỉ số chị thị. Chỉ số đa dạng (D) được sử dụng trong báo cáo là dễ tính toán và có thể áp dụng cho tất cả các nhóm sinh vật và thuận tiện cho việc so sánh để đánh giá sự biến động chất lượng nước của thủy vực. Chỉ số này được dựa trên mối quan hệ giữa tính đa dạng của quần xã và trạng thái ô nhiễm. Khi dòng chảy bị ô nhiễm, số lượng loài bị giảm xuống, trong khi số lượng cá thể 223
  5. của một số loài tăng lên. Ngược lại, ở vùng không ô nhiễm, số lượng loài rất phong phú nhưng số lượng cá thể ít. Xếp hạng chất lượng nước theo chỉ số đa dạng được trình bày trong bảng sau: Chỉ số đa dạng Chất lượng nước 2 - 3 Hơi ô nhiễm > 3 - 4,5 Sạch > 4,5 Rất sạch Có nhiều phương pháp khác nhau để tính chỉ số D. Chúng tôi sử dụng một số công thức được dùng phổ biến nhất hiện nay: * Chỉ số Magalet: D = (S – 1) / lnN Trong đó: D – Chỉ số đa dạng; S – Tổng số loài trong mẫu; N – Tổng số lượng cá thể trong mẫu. Chỉ số này dùng tính cho Động vật nổi và Động vật đáy. * Chỉ số đa dạng Shannon – Weaver: S ni ni H  ln i 1 n n Trong đó: H – Chỉ số đa dạng; S – Số lượng loài trong mẫu vật hoặc quần thể; n – Tổng số lượng cá thể trong toàn bộ mẫu; ni – Số lượng cá thể loài chỉ thị i trong mẫu. Chỉ số này dùng tính cho Thực vật nổi. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đa dạng sinh học 3.1.1. Thực vật Trên cơ sở khảo sát kết hợp với tài liệu tham khảo (Lê Xuân Cảnh và nnk., 2007), thống kê được 328 loài thuộc 81 họ trong 3 ngành Thực vật bậc cao có mạch tại khu vực thị trấn Tràm Chim và lân cận huyện Tam Nông, bao gồm các ngành sau: ngành Dương xỉ Polypodiophyta, ngành Hạt trần Gymnospermae và ngành Hạt kín Angiospermae (Magnoliophyta) với lớp Hai lá mầm Dicotyledoneae và lớp Một lá mầm Monocotyledoneae. Trong thành phần thực vật, ngành Hạt kín có số loài phong phú nhất (với 309 loài trong 68 họ, chiếm 84% số họ và 94% tổng số loài với các họ phong phú nhất là họ Cúc Asteraceae, họ Lúa Poaceae, họ Cói Cyperaceae, họ Thủy thảo Hydrocharitaceae, họ Đậu Fabaceae, họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Ngành Dương xỉ là ngành đứng thứ 2 với 11 họ và 15 loài, chiếm 14% số họ và 5% số loài. Lớp Thực vật một lá mầm có số loài không nhiều, nhưng lại tạo thành thảm với diện tích lớn, đó là thảm cây trồng lương thực (lúa) và thảm cỏ. Trong thành phần thực vật, cây Mai dương (Mimosa pigra) là loài ngoại lai xâm hại (được IUCN xếp trong 100 loài ngoại lai xâm hại). Hiện nay, Vườn Quốc gia 224
  6. (VQG) Tràm Chim cũng như một số khu vực đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự xâm lấn khá mạnh của loài thực vật này. Dựa vào Sách Đỏ Việt Nam năm 2007, không bắt gặp loài thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn nào trong khu vực khảo sát. Thị trấn Tràm Chim được đặc trưng bởi kiểu rừng kín lá rộng thường xanh ngập nước theo mùa trên đất phèn với các kiểu thảm thực vật như: + Đầm sen (Nelumbo nucifera) xuất hiện tại các khu vực đất thấp ngập nước quanh năm. Loài ưu thế là Sen (Nelumbo nucifera), có sự tham gia của Súng (Nymphaea pubessens, Nymphoides tetragona). Đôi chỗ xuất hiện các loài Năng (Eleocharis atropurpurea, Eleocharis dulcis), Dừa nước (Ludwigia adscendens) và các loài thuộc họ Poaceae. + Đồng Lúa ma (Oryza rufipogon) phân bố khá rộng, chiếm diện tích khoảng 824 ha tại khu vực VQG Tràm Chim. Tuy nhiên, cánh đồng Lúa ma (Oryza rufipogon) đơn thuần có diện tích khá nhỏ, khoảng 33 ha, diện tích còn lại có sự hiện diện của Lúa ma là sự kết hợp với những loài thực vật khác, tạo thành những quần xã thực vật đặc trưng cho vùng đất ngập nước: Lúa ma – cỏ Ống (O. rufipogon – Panicum repens), khoảng 544 ha; Lúa ma – cỏ Bắc (Oryza rufipogon – Leersia hexandra), khoảng 160 ha; Lúa ma – cỏ Ống – cỏ Chỉ (O. rufipogon – P. repens – C. dactylon), khoảng 83 ha. Hầu như tất cả các loài chim trong Tràm Chim đều thích với đồng Lúa ma, kể cả Sếu đầu đỏ (Grus antigone). Sinh cảnh này đa dạng sinh học rất cao. + Đồng cỏ Năng (Eleocharis sp.) chiếm diện tích khá lớn nhất là tại khu vực VQG Tràm Chim, tạo thành một trong những thảm cỏ rộng lớn. Các loài cỏ Năng kim (Eleocharis atropurpurea), Năng ống (Eleocharis dulcis) với các loài thực vật khác tạo thành các quần xã thực vật: Năng kim – Năng ống (Eleocharis atropurpurea – Eleocharis dulcis), một số khu vực có sự xuất hiện của Hoàng đầu Ấn (Xyris indica); năng Kim – cỏ Ống (Eleocharis atropurpurea – Panicum repens); năng Ống – cỏ Ống (E. dulcis – Panicum repens); năng ống - cỏ ống - lúa ma (Eleocharis dulcis – Panicum repens – O. rufipogon; năng Ống – cỏ Ống – cỏ Chỉ (Eleocharis dulcis – Panicum repens – Cyperus dactylon). Những nơi có địa hình thấp và ngập nước quanh năm, xen lẫn trong quần xã Năng là những loài Thực vật thủy sinh như Nhĩ cán vàng (Utricularia aurea), Súng ma (Nymphaea indicum), Rong đuôi chồn (Ceratophyllum demersum) + Đồng cỏ Mồm (Ischaemum spp.) chiếm diện tích không nhiều và phân bố rải rác trên những dải liếp, bờ đất có địa hình cao cục bộ trong một vùng địa hình thấp hoang hóa, bao gồm cỏ Mồm đơn thuần và quần xã cỏ Mồm – cỏ Ống (Ischaemum spp. – Panicum repens). + Lác nước (Cyperus malaccensis) và các loài thuộc họ Cói Cyperaceae phân bố rải rác dọc theo kênh đào và dọc theo đường rạch, vùng thấp trũng trong khu vực. + Thảm rừng Tràm (Melaleuca cajuputi) là thảm thực vật thân gỗ có diện tích đáng kể, nhất là tại khu vực VQG Tràm Chim (diện tích khoảng 2.968 ha). Do tác động con người, hầu hết những cánh rừng Tràm nguyên sinh đã biến mất và hiện nay chỉ còn lại là những cánh rừng Tràm trồng, thuộc loài Melaleuca cajuputi, nhưng do được bảo tồn nhiều năm, nên có những cụm Tràm phân bố theo kiểu tự nhiên. Hai kiểu phân bố rừng Tràm được ghi nhận là rừng Tràm tập trung và rừng Tràm phân tán. Tràm phân tán có sự hiện diện thảm cỏ xen kẽ gồm các loài năng Ống 225
  7. (Eleocharis dulcis), cỏ Mồm (Ischaemum rugosum và I. indicum), Hoàng đầu Ấn (Xyris indica), Nhĩ cán vàng (Utricularia aurea), cỏ Ống (Panicum repens), Súng (Nymphaea lotus). + Thảm cây lương thực, thực phẩm như Lúa (Oryza sativa), Ngô (Zea mays), đậu đỗ các loại, nhất là Lúa được trồng với diện tích khá lớn trong khu vực. + Thảm cây khu dân cư như cây bóng mát (Bàng Terminalia catappa, Phượng Delonix regia, Trứng cá Muntingia culabura ), vật liệu xây dựng (Xoan Melia azedarach, Keo tai tượng Acasia magnum, Keo lá chàm Acacia auriculaeformis, Bạch đàn cầu Eucalyptus globulus, Bạch đàn mít Eucalyptus robusta), cây cảnh các loại được trồng khá nhiều tại khu vực dân cư như Ngâu Aglaia duperreana, Hoa giấy Bougainvillea brasiliensis, Cau Areca catechu, Si Ficus benjamina, Đa Ficus elasticai và cây ăn quả (Vú sữa Chrysophyllum cainito, Xoài Mangifera indica, Mít Artocarpus heterophyllus, Mận Syzygium jambos, Hồng Xiêm Manilkara achras, Đu đủ Carica papaya, Dừa Cocos nucifera ). 3.1.2. Chim Qua khảo sát, thẩm định danh sách chim có tại VQG Tràm Chim và tài liệu khảo sát đa dạng sinh học hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên khu vực đồng bằng sông Cửu Long của Nguyễn Xuân Cảnh và nnk. (2007), thống kê, xác định được 231 loài chim thuộc 48 họ, 15 bộ, bao gồm các bộ: bộ Bồ nông Pelecaniformes, bộ Hạc Ciconiiformes, bộ Ngỗng Anseriformes, bộ Cun cút Turniciformes, bộ Gõ kiến Piciformes, bộ Sả Coraciformes, bộ Cu cu Cuculiformes, bộ Yến Apodiformes, bộ Cú Strigiformes, bộ Bồ câu Columbiformes, bộ Sếu Gruiformes, bộ Choi choi Charadriformes, bộ Cắt Falconiformes, bộ Chim lặn Podicipediformes và bộ Sẻ Passeriformes. Trong thành phần chim, bộ Sẻ có số lượng họ và loài đông nhất, với 93 loài thuộc 15 họ (chiếm 32% số họ và 39% số loài trong khu vực), tiếp đến là bộ Hạc (38 loài, chiếm 16%), bộ Choi choi (20 loài, chiếm 9%), bộ Cắt (16 loài, chiếm 7%), bộ Sếu (11 loài, chiếm 5%), bộ Sả (14 loài, chiếm 6%), bộ Ngỗng (12 loài, chiếm 5%). Các bộ còn lại, mỗi bộ có từ 1 đến 6 loài, chiếm từ 1% đến 3%. Có 18 loài chim quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và Nghị định 32/2006 ở các bậc quý hiếm cần bảo tồn khác nhau, bao gồm 4 loài bậc EN (Endangered) – Nguy cấp (Bồ nông chân xám Pelecanus philippensis, Cốc đế, Bạc má Phalacrocorax carbo sinensis, Cò thìa Platalea minor, Le khoang cổ Nettapus coromandelianus), 9 loài bậc VU (Vulnerable) – Sẽ nguy cấp (Cổ rắn, Điêng điểng Anhinga melanogaster, Cò trắng Trung Quốc Egretta eulophotes, Cò lạo Ấn Độ, Giang sen Mycteria leucocephala, Cò nhạn, Cò ốc Anastomus oscitans, Già đẫy Java, Già đẫy nhỏ Leptoptilos javanicus, Cò quăm đầu đen Threskiornis melanocephalus, Bói cá lớn Megaceryle lugubris, Cú lợn lưng nâu Tyto capensis, Sếu cổ trụi, Sếu đầu đỏ Grus antigone), 2 loài bậc DD (Data Deficient) – Thiếu dữ liệu (Cò Á châu (Hạc cổ đen) Ephippiorhynchus asiaticus, Già đẫy lớn Leptoptilos dubius) và hai loài bậc CR (Critically Endangered) – Rất nguy cấp (Ô tác, Công đất, Công sấm Houbaropsis bengalensis, Chích chòe lửa Copsychus malabaricus). Trong Nghị định 32/2006 có 3 loài bậc IB (Cò thìa Platalea minor, Già đẫy Java, Già đẫy nhỏ Leptoptilos javanicus, Sếu cổ trụi, Sếu đầu đỏ Grus antigone) và 4 loài bậc IIB (Cú lợn lưng nâu Tyto capensis, Ngan cánh trắng Cairina scutulata, Ô tác, Công đất, Công sấm Houbaropsis bengalensis, Chích chòe lửa Copsychus malabaricus). Các loài này hiếm gặp và phân bố rải rác trong các sinh cảnh rừng còn ít bị tác động xa khu dân cư, chủ yếu tâp trung tại 226
  8. VQG Tràm Chim. Đặc biệt là loài Sếu đầu đỏ (Grus antigone), số lượng thay đổi giảm dần qua từng năm ở VQG Tràm Chim. Đa phần chim phân bố trong khu vực VQG Tràm Chim. Phân bố của chim theo các sinh cảnh như sau: Hệ sinh thái rừng tràm: Những loài chim thường gặp có Cò trắng (Egretta garzetta), Cò bợ (Ardeola bacclus), Cò lửa (Ixobrychus sinensis), Cò lép, Vạc (Nycticorax nycticorax), Diệc lửa (Ardea purpurea), Diệc xám (Ardea cinerea), Điêng điểng (Anhinga melanogaster), Cồng cộc (Pharacrocorax niger), Tu hú, Cú ngói (Streptopelia tranquebarica), Cú cườm (Caprimulgus macrurus), Cú (Tyto capensis). Ngoài ra, tại đây bắt gặp Cú muỗi (Caprimulgus macruru), Chèo bẻo (Dicrurus macrocercus), Hút mật (Aethopiga siparaja), Vành khuyên (Zosterops palpebrosa), chim Sẻ (Carpodacus erythrinus), Én (Apus affinis), Rẻ quạt (Rhipidura albicollis), Chích chòe (Lucustella lanceolata). Đồng ngập nước theo mùa: Khu vực đồng cỏ năng (Eleocharis sp.) là bãi ăn của loài chim Sếu (Grus antigone). Những loài chim thường gặp tại đây có: Sếu (Grus antigone), Cò trắng (Egretta garzetta), Cò bợ (Ardeola bacclus), Trích cồ, Trích đất, Vịt trời (Anas poecilorhyncha), Le khoang cổ (Nettapus coromandelianus), Diệc lửa (Ardea purpurea), Diệc xám (Ardea cinerea), Cò lửa (Ixobrychus sinensis), Cò lép. Khu vực đồng cỏ Mồm (Ischaemum spp.) thường gặp các loài chim: Cồng cộc (Pharacrocorax niger), Chiền chiện (Prinia flaviventris), Cò bợ (Ardeola bacclus), Cò lửa (Ixobrychus sinensis), Cút nhỏ (Turnix syluatica), Diệc lửa (Ardea purpurea), Diệc xám (Ardea cinerea), Cú (Tyto capensis), Giang sen (Mycteria leucocephala), Già đẫy (Leptoptilos dubius). Khu vực đồng cỏ Ống (Panicum repens) gặp những loài chim như: Công đất (Houbaropsis bengalensis), Chiền chiện (Prinia flaviventris), Sơn ca (Alauda gulgula), Sẻ bụi (Saxicola caprata), Trảu đầu hung (Merops superciliosus), Cú (Tyto capensis), Trích, Cò (Ardeola bacclus), Giang sen (Mycteria leucocephala), Già đẫy (Leptoptilos dubius), Chích đầm lầy (Locustella certhiola). Khu vực đồng lúa Ma (Oryza rufipogon) hầu như tất cả các loài chim trong khu vực đều thích với đồng lúa Ma, kể cả Sếu đầu đỏ (Grus antigone), sinh cảnh này đa dạng sinh học rất cao. Tại khu vực hệ sinh thái đầm lầy bắt gặp các loài như: Le hôi (Tachybaptus raficollis), Le khoang cổ (Nettapus coromandelianus), Vịt trời (Anas poecilorhyncha), Trích cổ, Trích ré, Gà lôi nước (Hydrophasianus chirurgus), Gà nước vằn (Rallus striatus), Cuốc ngực nâu (Porzana fusca), Mòng két (Anas crecca), Bói cá (Ceryle rudis). Tại khu vực dân cư, bắt gặp các loài trong bộ Sẻ (Passeriformes) là chính. 3.1.3. Thú Trên cơ sở tài liệu thu thập được (Lê Xuân Cảnh và nnk., 2007) cộng với khảo sát, phỏng vấn thực tế, thống kê được 17 loài Thú thuộc 7 họ của 7 bộ phân bố trong khu vực, bao gồm các bộ: bộ Ăn sâu bọ Insectivova, bộ Nhiều răng Scandenta, bộ Dơi Chiroptera, bộ Linh trưởng Primates, bộ Ăn thịt Carvivora, bộ Guốc chẵn Artiodactyla và bộ Gặm nhấm Rodentia. Thành phần Thú tại đây nghèo do diện tích rừng bị thu hẹp, rừng bị tàn phá, chỉ còn rừng trồng trong khu vực đất ngập nước thường xuyên. Trong thành phần Thú, bộ Gậm nhấm có nhiều loài nhất 227
  9. (8 loài trong 1 họ, chiếm 47% số loài và 14% số họ), tiếp đến là bộ Ăn thịt (6 loài trong 3 họ, chiếm 35% số loài và 44% số họ). Các bộ còn lại, mỗi bộ chỉ có 1 loài, chiếm 6% trên tổng số loài. Đa phần các loài thú phân bố ở những khu vực ít bị tác động, xa khu dân cư, chủ yếu trong khu vực VQG Tràm Chim. Trong 17 loài Thú ghi nhận được, có 4 loài thú quý hiếm cần được bảo tồn có tên trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và Nghị định 32/2006. Trong đó, có 2 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 (Rái cá vuốt bé (Rái cá cùi) Aonyx cinerea bậc VU (Vulnerable) – Nguy cấp, Mèo cá (Cáo cộc) Prionailurus viverrinus bậc EN (Endangered) – Nguy cấp); có 4 loài ghi trong Nghị định 32/2006 (Rái cá vuốt bé (Rái cá cùi) Aonyx cinerea, Mèo cá (Cáo cộc) Prionailurus viverrinus bậc IB – Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và Cầy giông (Cáo ngựa) Viverra zibetha, Cầy hương Viverricula indica bậc IIB – Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại). Các loài thú quý hiếm đa phần phân bố tại khu vực rừng còn chưa bị tàn phá nhiều do các hoạt động của con người, xa khu dân cư và cũng rất hiếm gặp. 3.1.4. Bò sát, Lưỡng cư Trên cơ sở tài liệu thu thập được (Lê Xuân Cảnh và nnk., 2007) cộng với khảo sát, phỏng vấn thực tế, thống kê được 50 loài thuộc 16 họ, 4 bộ trong hai 2 lớp Ếch nhái Amphibia và lớp Bò sát Reptilia (Bảng 4 Phụ lục). Lớp Bò sát với 2 bộ có số loài đông nhất (41 loài trong 11 họ, chiếm 82% số loài và 69% số họ). Trong thành phần nhóm Bò sát, Lưỡng cư thì nhóm các loài trong bộ Có vảy có số loài đông nhất (35 loài, chiếm 70%), tiếp theo đến nhóm Không đuôi (có 8 loài, chiếm 17%), nhóm các loài trong bộ Rùa (6 loài, chiếm 12%), cuối cùng là nhóm Không chân (có 1 loài, chiếm 2%). Có 10 loài Bò sát, Lưỡng cư quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và Nghị định 32/2006, phân bố rải rác khắp nơi trong khu vực, chủ yếu tại nơi rừng còn tốt, chưa bị tàn phá, xa khu dân cư, nhất là tại khu vực VQG Tràm Chim. Trong đó, theo Sách Đỏ Việt Nam (có 4 loài xếp bậc VU (Vulnerable) – Nguy cấp gồm Tắc kè Gekko gecko, Rắn sọc dưa Elaphe radiata, Cua đinh Amyda cartilaginea, Ếch giun Ichthyophis bannanicus; 4 loài xếp bậc EN (Endangered) – Nguy cấp, gồm Rắn ráo thường Ptyas korros, Rắn ráo trâu Ptyas musosus, Rắn cạp nong Bungarus fasciatus, Rắn hổ mang thường Naja naja; 2 loài bậc CR (Critically Endangered) – Rất nguy cấp, gồm Rắn hổ chúa (Hổ đước) Ophiophagus hannah và Trăn đất Python molurus. Các loài này rất hiếm gặp và thường phân bố tại khu vực không có các hoạt động của con người, xa khu dân cư như khu vực VQG Tràm Chim. Phân bố các nhóm Bò sát, Ếch nhái tại các sinh cảnh: + Hệ sinh thái rừng tự nhiên thường xuyên ngập nước: Đây là nơi cư trú chính của loài Tắc kè (Gekko gecko), Thằn lằn bóng hoa (Mabuya multifasciata), Ngóe (Limmonectes limnocharis). Ở vũng nước trong rừng còn có cả Ếch đồng (Holopbatrachus rugulosus). Đôi khi tại đây còn gặp Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus), Rắn hổ mang (Naja naja), Rắn ráo thường (Ptyas korros), Rắn ráo trâu (Ptyas mucosus), Rắn sọc dưa (Elaphe radiatai). + Trảng cỏ: Đây là vùng hoạt động kiếm ăn của một số loài: Ngóe (Limnonectes limnocharis), Ễnh ương thường (Kalvula pulchra). 228
  10. + Hệ sinh thái nông nghiệp: Có các loài như Thằn lằn bóng hoa (Mabuya multifasciata), Ngóe (Limnonectes limnocharis). Ở những nơi có nước, nhiều bụi cây, cỏ rậm rạp, gặp Ếch đồng (Holopbarachus rugulosus), Ngóe (Limnonectes limnocharis) + Khu dân cư: Tại đây có các loài Thạch sùng đuôi sần (Hemidactylus frenatus), Thạch sùng đuôi dẹp (Hemidactylus garnoti), Cóc nhà (Bufo melanostictus). Quanh nhà, vườn cây, còn gặp số loài như Tắc kè (Gekko gecko), hoặc ở trong khe kẽ trong nhà hay những cây lâu năm quanh nhà. Trên những cây quanh nhà, có Thằn lằn bóng (Mabuya multifasciata), ở những bụi cỏ có Rắn mống (Xenopeltis unicolor). Ở những đám lá cây, cỏ ẩm, mục nát có Rắn sọc dưa (Elaphe radiata). Ở vực nước (ao) còn có Ếch đồng (Holopbatrachus rugulosus), Ngóe (Limnonectes limnocharis). Nơi có cỏ cây rậm rạp, ẩm có Ễnh ương thường (Kaloula pulchra). + Sông, suối và đầm, ao: Tại khu vực có nhiều cây thực vật thủy sinh, bán thủy sinh sinh sống Lượng nước thường xuyên thay đổi tùy mùa, ven bờ có nhiều hang hốc. Đây là nơi sống, hoạt động của Cua đinh (Mabuya multifasciatai), Rắn nước (Xenochrophis piscator), Éch đồng (Holopbatrachus rugulosus), ven bờ có Ngóe (Limnonectes limnocharis) 3.1.5. Thực vật nổi Kết quả phân tích mẫu thu được trong đợt khảo sát 3/2012, xác định được 96 loài TVN thuộc 4 ngành tảo là tảo Silic Bacillariophyta, tảo Lam Cyanobacteria, tảo Lục Chlorophyta và tảo Mắt Euglenophyta. Trong 4 ngành tảo xác định được, thì tảo Silic có số lượng loài nhiều hơn cả (41 loài, chiếm 42%), sau đến tảo Lục (29 loài, chiếm 30%), tảo Mắt (14 loài, chiếm 15%), tảo Lam (12 loài, chiếm 13 %). Các nhóm TVN xác định được đa phần là các loài thường có mặt tại các thủy vực tự nhiên khắp nơi. Tuy nhiên, tại các trạm khảo sát, đã xuất hiện một số nhóm loài TVN chỉ thị cho thủy vực bị nhiễm bẩn hữu cơ trong chi Euglana thuộc tảo Mắt và một số loài trong chi Scenedesmus thuộc tảo Lục, chi Oscillatoria thuộc tảo Lam. Mật độ của các loài tảo này không lớn, nên có thể nói các thủy vực này mới bắt đầu có biểu hiện ô nhiễm hữu cơ dạng nhẹ. Trong thành phần TVN, đáng kể là các nhóm tảo Silic đơn bào kích thước nhỏ (thuộc các chi Synedra, Cyclotella, Navicula), tảo Lục, tảo Lam dạng sợi (các chi Spirogyra, Mougeotia, Oscillatoria). Mật độ số lượng TVN các trạm khảo sát dao động từ 1.190,7 Tb/l đến 4.422.6,6 Tb/l, trung bình là 2.599,7 Tb/l. Mật độ trung bình TVN tại khu vưc này cao nhất thuộc nhóm tảo Silic (43%), sau đến nhóm tảo Lam (29%), tảo Lục (23%). Nhóm tảo Mắt không thể hiện mật độ hoặc mật độ không đáng kể tại các trạm khảo sát (Bảng 3.1). Chỉ số đa dạng (H) TVN các trạm khảo sát dao động từ 3,22 đến 4,39, trung bình là 3,76 thể hiện chất lượng nước tại khu vực ở dạng sạch (Bảng 3.1). 3.1.6. Động vật nổi Xác định được 58 loài ĐVN thuộc các nhóm Chân mái chèo Copepoda, Râu ngành Cladocera, Trùng bánh xe Rotatoria và các nhóm khác như ấu trùng Thân mềm Mollusca, ấu trùng Côn trùng (Insect Larvae), ấu trùng Giáp xác (Crusstacea) và ấu trùng Ostracoda. Trong thành phần ĐVN, nhóm Giáp xác Râu ngành Cladocera có số loài đông nhất (25 loài, chiếm 42%), sau đến nhóm Giáp xác Chân chèo Copepoda (17 loài, chiếm 29%), nhóm Trùng bánh xe (13 loài, chiếm 22%) và cuối cùng là các nhóm khác (4 loài, chiếm 7%). Tại các khu vực, đã xuất hiện nhóm 229
  11. Trùng bánh xe là nhóm chỉ thị cho thủy vực giầu dinh dưỡng (nhiễm bẩn hữu cơ). Tuy nhiên, mật độ của nhóm này không nhiều nên các thủy vực này mới biểu hiện mức độ nhiễm bẩn hữu cơ dạng nhẹ. Bảng 3.1. Mật độ Thực vật nổi các trạm thu mẫu thị trấn Tràm Chim và lân cận, huyện Tam Nông, Đồng Tháp (3/2012) Chỉ số đa Mật độ Thực vật nổi (Tb/l) STT Tên trạm dạng (H) Tổng số T. Silic T. Lục T. Lam T. Mắt 1 NM1 3,70 1.927,8 1.134,0 283,5 510,3 0 2 NM2 3,95 2.324,7 1.587,6 226,8 510,3 0 3 NM3 3,46 1.417,5 963,9 170,1 283,5 0 4 NM4 3,85 4.422,6 510,3 793,8 2.891,7 226,8 5 NM5 3,28 1.701,0 1.247,4 170,1 283,5 0 6 NM6 4,39 3.005,1 1.587,6 567,0 793,8 56,7 7 NM7 4,15 2.721,6 963,9 737,1 793,8 226,8 8 NM8 4,12 2.721,6 1.020,6 793,8 510,3 396,9 9 NM9 3,28 3.402,0 737,1 510,3 1.871,1 283,5 10 NM10 3,78 3.005,1 963,9 907,2 1.077,3 56,7 11 NM11 3,91 3.742,2 1.474,2 453,6 1.530,9 283,5 12 NM12 3,83 2.324,7 907,2 737,1 510,3 170,1 13 NM13 3,53 1.587,6 567,0 963,9 510,3 113,4 14 NM14 3,70 2.494,8 1.304,1 340,2 680,4 170,1 15 NM15 4,00 3.118,5 1.587,6 793,8 567,0 170,1 16 NM16 3,57 3.118,5 1.587,6 793,8 567,0 170,1 17 NM17 3,45 2.041,2 1.247,4 226,8 510,3 56,7 18 NM18 4,32 3.345,3 680,4 1.644,3 737,1 283,5 19 NM19 3,22 1.814,4 737,1 963,9 0 113,4 20 NM20 3,63 1.190,7 1.077,3 113,4 0 0 2.599,7 1.094,3 609,5 756,9 138,9 Trung bình 3,76 (100) (43) (23) (29) (5) Mật độ số lượng ĐVN các trạm khảo sát dao động từ 29 con/m3 đến 12.571 con/m3, trung bình là 2.004,9 con/m3. Mật độ trung bình ĐVN tại khu vực này cao nhất thuộc nhóm Giáp xác Chân chèo (58%), sau đến nhóm Giáp xác Râu ngành (20%), nhóm Trùng bánh xe (18%) và cuối cùng là các nhóm khác (4%) (Bảng 3.2). 230
  12. Chỉ số đa dạng ĐVN (D) các trạm khảo sát dao động từ 1,14 đến 2,52, trung bình là 1,79 thể hiện chất lượng nước khu vực từ hơi ô nhiễm đến ô nhiễm (Bảng 3.2). Bảng 3.2. Mật độ Động vật nổi các trạm khảo sát thị trấn Tràm Chim và lân cận, huyện Tam Nông, Đồng Tháp (3/2012) Chỉ số Mật độ Động vật nổi (con/m3) STT Tên trạm đa dạng (D) Tổng số Copepoda Cladocera Rotatoria N. khác 1 NM1 1,81 249 69 131 0 49 2 NM2 1,60 80 16 25 0 39 3 NM3 2,10 73 18 16 6 32 4 NM4 1,73 57 26 10 0 20 5 NM5 1,50 206 151 18 4 33 6 NM6 1,63 837 592 225 0 20 7 NM7 1,52 100 71 12 2 14 8 NM8 1,48 29 6 4 0 19 9 NM9 1,14 80 10 2 2 66 10 NM10 1,41 71 6 24 0 41 11 NM11 2,30 78 10 25 2 41 12 NM12 2,15 1.735 857 674 61 143 13 NM13 1,79 7.694 347 245 7.021 82 14 NM14 1,90 951 833 69 33 16 15 NM15 1,64 2.735 2.408 286 0 41 16 NM16 2,52 1.882 1.510 306 4 61 17 NM17 1,87 620 371 188 45 16 18 NM18 1,87 8.878 4.204 4245 143 286 19 NM19 2,26 1.171 355 775 8 33 20 NM20 1,48 1.2571 1.1061 816 0 694 2.004,9 1.146,1 404,8 366,6 87,3 Trung bình 1,79 (100) (58) (20) (18) (4) 3.1.7. Động vật đáy Xác định được 41 loài và nhóm loài ĐVĐ thuộc các nhóm Thân mềm Mollusca, ngành Chân khớp Arthropoda với các lớp Thân mềm Hai mảnh vỏ, lớp Thân mềm Chân bụng, lớp Giáp xác 231
  13. và lớp Côn trùng. Trong ĐVĐ, thuộc lớp Thân mềm Chân bụng Mollusca – Gastropoda có nhiều loài nhất (14 loài, chiếm 37%). Trong nhóm Thân mềm Chân bụng, đáng kể có loài Ốc vặn (Angulyagra polyzonata), Ốc đá (Sinotaia aeruginosa) là những loài có mật độ số lượng nhiều hơn cả, được người dân trong khu vực khai thác sử dụng làm thực phẩm và chăn nuôi. Đáng chú ý nhất có loại Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) được du nhập vào Việt Nam với mục đích nuôi làm thực phẩm, những năm qua đã xuất hiện tại hầu khắp các thủy vực trên toàn quốc. Chúng phát triển nhanh, bám trên thực vật thủy sinh, các bờ bê tông cống, cầu. Loài ốc này cũng là loài xâm hại được ghi trong sách 100 loài xâm hại của IUCN. Tiếp đến là nhóm Thân mềm Hai mảnh vỏ Mollusca – Bivalvia có 11 loài, chiếm 29%, nhóm Giáp xác tôm, cua có 7 loài, chiếm 16%. Nhóm ấu trùng Côn trùng có 9 loài, chiếm 18% trên tổng số loài ĐVĐ toàn khu vực. Mật độ số lượng ĐVĐ các trạm khảo sát dao động từ 5 con/m2 đến 88 con/m2 (sinh khối dao động từ 3,87 g/m2 đến 43,4 g/m2), trung bình là 23,95 con/m2 (sinh khối 18,48 g/m2). Mật độ trung bình ĐVĐ tại khu vưc này cao nhất thuộc nhóm các loài ốc, sau đến nhóm hai mảnh vỏ (trai, hến). Các nhóm còn lại có mật độ và sinh khối không đáng kể (Bảng 3.3). Chỉ số đa dạng (D) ĐVĐ các trạm khảo sát dao động từ 1,20 đến 3,10, trung bình là 2,02, thể hiện chất lượng nước khu vực từ hơi ô nhiếm đến ô nhiễm (Bảng 3.3). Bảng 3.3. Mật độ và sinh khối Động vật đáy các trạm khảo sát thị trấn Tràm Chim và lân cận, huyện Tam Nông, Đồng Tháp (3/2012) Chỉ số Tổng số Bivalvia Crustacea Gastropoda Insect T Tên đa con/ con/ con/ con/ con/ T trạm dạng 2 2 2 2 2 2 g/m 2 g/m 2 g/m 2 g/m 2 g/m (D) m m m m m 1 NM1 2,63 21 13,2 3 3,40 3 0,40 14 9,1 1 0,30 2 NM2 1,80 16 16,96 1 1,70 15 15,26 3 NM3 2,94 30 11,56 3 1,10 2 0,10 23 10,26 2 0,10 4 NM4 2,77 27 37,60 1 0,40 3 1,70 18 32,10 5 3,40 5 NM5 2,08 18 5,90 3 3,50 1 0,04 14 2,36 6 NM6 1,86 5 4,15 1 0,30 1 0,05 1 3,20 2 0,60 7 NM7 1,34 20 15,20 2 2,50 18 12,70 8 NM8 3,10 48 43,40 7 4,80 1 3,20 34 34,20 6 1,20 9 NM9 2,01 12 14,40 2 2,40 1 1,70 9 10,30 10 NM10 2,08 18 23,00 7 6,60 2 1,90 9 14,50 11 NM11 1,64 21 11,70 19 9,70 2 2,00 12 NM12 2,15 26 25,51 23 23,50 2 2,00 1 0,01 13 NM13 1,28 24 3,87 19 3,82 5 0,05 14 NM14 1,86 7 7,20 6 4,80 1 2,40 232
  14. 15 NM15 1,92 8 44,60 6 41,80 2 2,80 16 NM16 2,41 12 8,40 1 0,50 1 0,20 10 7,70 17 NM17 1,29 22 18,81 1 0,01 21 18,80 18 NM18 1,20 28 26,80 1 2,10 5 0,50 22 24,20 19 NM19 1,80 28 8,70 5 4,00 23 4,70 20 NM20 2,23 88 28,68 44 14,35 1 0,70 43 13,63 Trung bình 2,02 23,95 18,48 7,70 6,56 1,10 0,53 14,05 11,11 1,10 0,28 3.1.8. Cá Trên cơ sở tài liệu về khu hệ Cá trong khu vực, qua kết quả khảo sát, thẩm định, cộng với phỏng vấn dân địa phương, thống kê được 197 loài cá thuộc 36 họ trong 11 bộ, bao gồm các bộ: bộ cá Trích Clupeiformes, bộ cá Thát Lát Osteoglossiformes, bộ cá Chép Cypriniformes, bộ cá Nheo Siluriformes, bộ cá Sóc Cyprinodontiformes, bộ cá Nhái Beloniformes, bộ cá Mang liền Synbranchiformes, bộ cá Vược Perciformes, bộ cá Bơn Pleuronectiformes và bộ cá Nóc Tetraodontiformes. Trong số đó, bộ cá Chép với họ cá Chép Cyprinidae có số loài đông nhất (50 loài). Đây cũng là họ có ý nghĩa kinh tế nhất với nhiều loài có mật độ cao. Cá tự nhiên trong khu vực khá nhiều do hệ thống kênh, rạch chằng chịt cộng với lượng nước trong mùa lũ khá cao nên thành phần và mật độ cá khá lớn. Đặc biệt các loài cá tự nhiên như cá thuộc họ cá Chuối (Channidae) phát triển khá mạnh tại các vũng trũng ngập nước quanh năm. Trong thành phần Cá tại khu vực có 4 loài cá quý hiếm có giá trị bảo tồn được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007, gồm 1 loài bậc EN (Endangered) – Nguy cấp (cá Hô Catlocarpio siamensis); 2 loài bậc VU (Vulnerable) – Nguy cấp (cá Còm Chitala ornata và cá Tra dầu Pangasianodon gigas); 1 loài bậc DD (Data Deficient) – Thiếu dữ liệu (cá Tràu Channa marulius). Nhìn chung, cá tự nhiên có mật độ và cư dân địa phương chủ yếu khai thác trên sông bằng nhiều hình thức như lưới, chài, đăng, đó. Sản lượng cá khai thác được khá nhiều. 3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học và đời sống của cộng đồng dân cư trong khu vực 3.2.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học trong khu vực Huyện Tam Nông, Đồng Tháp là nơi có hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng đồng bằng sông Cửa Long (hệ sinh thái đất ngập nước Tràm Chim). Hệ sinh thái đất ngập nước tại huyện Tam Nông có tính đa dạng sinh học cao nhưng rất nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố thời tiết cực đoan và sự thay đổi khí hậu. Nước dâng trong tương lai làm cho các nguồn dinh dưỡng và đặc tính sinh-hóa-lý của dòng chảy thay đổi cùng hiện tượng ngập thay đổi sẽ là mối đe dọa mới cho các hệ sinh thái trong khu vực. Một số các tác động này lên sự tổn thương về đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước có thể phỏng đoán như phân tích ở bảng sau: 233
  15. Bảng 3.4. Một số tác động do biến đổi khí hậu lên tính đa dạng sinh học của khu vực Xu thế biến Tác động lên đặc điểm tự Các tổn thương về đa dạng sinh học đổi khí hậu nhiên + Khô hạn + Cây khô và chết nhiều hơn + Thiếu nước ngọt + Nguy cơ cháy rừng lớn Nhiệt độ tăng + Bốc hơi nhanh + Sự tăng trưởng của thực vật chậm lại cao + Nước ngầm sụt giảm + Nguồn cá giảm sút + Xuất hiện “phèn” + Gia tăng sâu bệnh, chuột, muỗi + Độ nhiễm mặn tăng + Giảm sút nguồn lương thực + Thiếu mưa đầu vụ + Chu kỳ sinh học bị thay đổi + Tăng mưa cuối vụ + Ảnh hưởng đến sự ra hoa và kết trái của Lượng mưa + Mưa lớn bất thường thực vật phân bố bất + Cây con bị hư hại thường + Ngập úng cục bộ + Dòng chảy thay đổi + Nguồn lương thực suy giảm + Xâm hập mặn sâu hơn + Xáo trộn hệ sinh thái + Thu hẹp diện tích đất + Nhiều loài động và thực vật nước lợ và Nước biển + Xâm thực, xói lở tăng nước ngọt có thể bị chết dâng + Triều cường lớn hơn + Một số vùng đất rừng bị hủy diệt + Nguồn lương thực giảm + Tàn phá vùng ven biển + Rừng bị tàn phá, gãy đổ + Đẩy nước mặn vào sâu + Các vườn chim bị hư hại và giảm sút Bão, lốc xoáy + Ngập úng cục bộ + Một số động vật rừng bị tiêu diệt + Ô nhiễm sau bão tăng + Giảm chất lượng đất và nước Biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác sẽ tác động không chỉ ở khu vực Tràm Chim – Đồng Tháp nói riêng mà còn là toàn bộ khu vực ĐBSCL nói chung. Do nhu cầu phát triển kinh tế, an ninh năng lượng, an ninh lương thực và sức ép dân số, sự hình thành của các đập thủy điện khiến cho dòng chảy các con sông bị thay đổi, mùa khô càng ít nước và mùa lũ sẽ nặng nề hơn, lượng phù sa tự nhiên sẽ bị giữ lại ở các hồ chứa, khiến đất đai vùng đồng bằng sẽ ít màu mỡ hơn. Các đập thủy điện sẽ làm nguồn cá giảm sút nghiêm trọng và thu hẹp các vùng dự trữ sinh quyển cũng như các khu bảo tồn đất ngập nước tự nhiên. Khu rừng ngập mặn ở Tam Nông, Đồng Tháp bị đe dọa cháy, tàn phá và thu hẹp diện tích, khiến khả năng tích giữ cacbon giảm sút, khiến tình hình gia tăng hiệu ứng nhà kính toàn cầu thêm tồi tệ. 3.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống của cộng đồng dân cư trong khu vực Nước ta là một trong những nước đang phát triển, được đánh giá là một trong 5 nước chịu hậu quả nặng nề nhất do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra. Với đặc điểm địa hình dốc dần từ Tây sang Đông, hầu hết những đồng bằng rộng lớn, nơi tập trung đông dân cư, đều nằm ở những vùng đất 234
  16. thấp ven biển, vì vậy biến đổi khí hậu - nước biển dâng sẽ gây nên thảm họa rất lớn cho khu vực. Đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất màu mỡ, đầy tiềm năng, với diện tích 3,9 triệu ha, đang đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực, 90% sản lượng lúa gạo xuất khẩu, khoảng 70% sản lượng thủy sản, hơn 80% sản lượng hoa quả cho đất nước hàng năm và là vùng đất chiến lược để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong tương lai. Nhưng với cao độ mặt đất tự nhiên thấp, chỉ dao động trên dưới +1 m, địa hình khá bằng phẳng, trong khi đó đỉnh triều cao ở Biển Đông hiện nay là +1,7 m, biển Tây là 1,1 m. Như vậy, ĐBSCL sẽ bị ngập chìm, bị nhiễm mặn trên một diện tích rộng lớn, nhiều vùng đất trồng lúa 2, 3 vụ, những khu vực nuôi trồng thủy sản ven biển, vùng cây ăn trái đã tồn tại nhiều năm sẽ không còn nữa, nếu như chúng ta không có những biện pháp ứng phó kịp thời trong trường hợp nước biển dâng. Lũ lụt là một hiện tượng thiên nhiên xảy ra hàng năm tại vùng ĐBSCL. Các cơn lũ bắt đầu khi nước sông Cửu Long dâng cao, làm ngập vùng Nam Lào rồi đến vùng Đông Campuchia. Nước lũ từ thượng lưu theo sông Tiền và sông Hậu chảy vào nước ta rồi thoát ra Biển Đông. Mùa lũ thường kéo dài từ cuối tháng 6 cho đến cuối tháng 12 và được chia ra ba giai đoạn. Trong giai đoạn 1, từ tháng 7 đến tháng 8, nước lũ chảy vào các kênh và các mương rạch thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. Cao điểm lũ lụt xảy ra trong giai đoạn 2 khi mực nước sông Tiền ở Tân Châu cao hơn 4,2 m và mực nước sông Hậu ở Châu Đốc cao hơn 3,5 m. Đây là những tiêu chuẩn của Ủy ban Quốc tế Sông Mê Kông (Mekong River Commission) dùng để định nghĩa mỗi khi ĐBSCL bị lụt. Giai đoạn 3 bắt đầu từ tháng 10 khi mực nước hạ thấp dần cho đến cuối tháng 12. Như trên đã trình bày, lũ lụt ở ĐBSCL bắt đầu do nước lũ ở thượng lưu sông Cửu Long. Nước lũ vùng thượng lưu do đâu mà có? Hàng năm những trận bão biển và gió mùa Tây Nam đã gây nên những trận mưa lớn, làm mực nước sông Cửu Long dâng cao. Đặc biệt vào năm 2000, gió mùa bắt đầu sớm hơn đến 6-8 tuần. Những trận mưa lớn vào tháng 7 ở phía Bắc Lào và vùng Tây Nam Trung Hoa đã nâng cao mực nước sông Cửu Long ở Vạn Tượng. Mực nước cứ dâng cao trong vòng hai tháng tới. Đến cuối tháng 8, sông chính và các sông phụ ở Nam Lào đã tràn bờ. Cộng thêm những cơn bão biển Đông đã liên tiếp mang đến những trận mưa lớn ở miền Trung nuớc ta, những tỉnh thành miền Đông nước Campuchia và vùng ĐBSCL. Đến đầu tháng 10 đã có một vùng biển nội địa sâu đến 2 m, phá hoại các đê đập và cô lập nhiều làng mạc ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Tiền Giang. Ngoài nguyên nhân chính là các trận mưa bão ở miền thượng lưu, còn có nhiều lý do thường được nhắc đến như các đập thủy điện ở thượng nguồn Trung Quốc, sự di dân đến những vùng lũ lụt, nạn phá rừng và hệ thống kênh thủy nông và đê đập ngăn mặn. Trong các lý do nêu trên, hai lý do đầu tiên có thể trả lời một cách dễ dàng nhất. Các đập ở Vân Nam, Trung Quốc chỉ ảnh hưởng tối đa 2% lưu lượng sông Cửu Long, hơn 50% lưu lượng này do các sông phụ ở Lào chảy vào. Các đập thủy điện có thể không ảnh hưởng nhiều đến lũ lụt, nhưng có nhiều ảnh hưởng tai hại đến môi trường, nông nghiệp và ngư nghiệp của ĐBSCL. Sự di dân đến những vùng như Đồng Tháp có thể gây thêm nhiều thiệt hại hơn, vì các dân di cư mới này thường đến từ những vùng ít lũ lụt, nên họ không quen với các biện pháp đề phòng lũ lụt. Họ sống trong những căn nhà đơn sơ, nổi trên mặt nước, nên dễ bị hư hại. Đa số nạn nhân 235
  17. chết đuối vì lũ lụt là trẻ em, vì hàng ngày trẻ em thường ở nhà một mình, không có người lớn trông coi. Ảnh hưởng của nạn phá rừng đối với lũ lụt đã và đang đuợc tranh luận trên khắp thế giới. Theo Cơ quan Nông Lương của Liên Hợp Quốc (FAO), mức độ phá rừng cao nhất xảy ra ở châu Á, từ 9,5% trong thập niên 1960 đến 11% trong thập niên 1980. Dựa theo nghiên cứu của FAO, diện tích rừng được ước tính khoảng 37% trong hạ lưu lưu vực sông Cửu Long. Rừng vẫn chiếm hơn phân nửa diện tích của Lào và Campuchia, nơi cung cấp 60-75% lưu lượng lũ của sông Cửu Long. Từ giữa thập niên 1980, các kênh hiện có đã được nới rộng. Một số lớn kênh chính và một mạng lưới kênh phụ đã được đào xuyên qua vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và các vùng khác trên khắp ĐBSCL với mục đích chính là thủy nông. Hệ thống kênh này đã trở thành những kênh lạch thuận lợi cho nước lũ từ Campuchia chảy vào Việt Nam sớm hơn, nhiều hơn và nhanh hơn. Đồng thời, một hệ thống đê đập ngăn mặn đã được xây dựng ở cuối đường thoát lũ ở hạ lưu cùng với một hệ thống đường giao thông được nâng cao. Vì không đủ khả năng thoát lũ, hệ thống đê đập ngăn mặn và đường giao thông này đã làm cản trở nước lũ trong vùng ĐBSCL thoát ra Biển Đông và vịnh Thái Lan. Hậu quả là mực nước ngập trong vùng ĐBSCL ngày càng sâu hơn và thời gian ngập ngày càng dài hơn. Các trận lụt lớn xảy ra vào các năm 1924, 1952, 1961, 1964, 1966, 1978, 1984, 1991, 1994, 1995, 1996, bão Linda cuối năm 1997 (tàn phá vùng Cà Mau), lụt tháng 9/2000, tháng 10/2001, tháng 9/2002, rồi bão số 5 thổi vào Cà Mau ngày 25/11/2004. Trung bình tại vùng đồng bằng Cửu Long, từ 5 đến 12 năm là có một trận lụt lớn: 1961, 1966, 1978, 1984, 1991, 2000 và năm 2011. Trận lụt 1961 coi như là trận lụt lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long kể từ 1941, với mực nước trên sông Hậu ở Châu Đốc là 4,94 m và trên sông Tiền tại Tân Châu là 5,28 m. Trận lụt 1966 gây thiệt hại ở đồng bằng sông Cửu Long khoảng 20,1 triệu USD. Trận lụt tháng 10 năm 2000, coi như cơn lụt của thế kỷ ở vùng này, với gần 1.000 người thiệt mạng, tổn thất tổng cộng khoảng 500 triệu USD. Trận lụt tháng 10 năm 2001, làm 80 người chết. Lụt tháng 9/2002 cũng gây thiệt hại to lớn ở đồng bằng sông Cửu Long. Trận lũ lớn năm 2011 với mực nước đỉnh Tân Châu 4,87 m, cao thứ 7 trong chuỗi đo đạc 85 năm gây thiệt hại nặng nề về người và của cho khu vực ĐBSCL. Tính đến giữa tháng 11, nước lũ đã ảnh hưởng đến hơn 150.000 ngôi nhà, khiến 85 người thiệt mạng, trong đó có tới 72 trẻ em dưới 16 tuổi, hơn 10.000 hecta lúa cũng bị mất trắng. Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, đã làm chết 21 người; khoảng 21.000 căn nhà bị ngập nước, di dời trên 380 hộ; hơn 1.000 ha lúa thu đông mất trắng; 930 ha hoa màu bị thiệt hại; trên 3.000 ha vườn cây ăn trái bị ngập, trong đó thiệt hại hoàn toàn trên 375 ha; khoảng 570 ha thủy sản bị lũ tràn vào, nguy cơ mất trắng rất cao; hàng ngàn km tuyến đê bao và đường giao thông đang bị nước lũ đe dọa nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê, tổng thiệt hại do lũ theo các địa phương đến thời điểm hiện tại đã vượt trên 700 tỷ đồng. Hạn hán cũng trầm trọng và kéo dài hơn trước kia trên nhiều vùng lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là ĐBSCL. Trận hạn hán 1982 tàn phá 180.000 ha cây màu ở đồng bằng sông Cửu Long. Vụ đông xuân 1992-1993, sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long giảm 559.000 tấn lúa. Đặc biệt, hạn hán năm 1998 xảy trên toàn lãnh thổ Việt Nam, cực kỳ trầm trọng ở Tây Nguyên, miền Trung và Nam Bộ. Hạn hán này là do ảnh hưởng El Nino, làm mưa ít hơn trong vụ đông xuân 1997-1998, lượng mưa giảm từ 10-50% trong mùa hè 1998. Cuối năm 1998, lượng mưa tiếp tục 236
  18. giảm 30-50% trên toàn quốc, 276.656 ha đất canh tác bị hạn ở đồng bằng sông Cửu Long. Cùng lúc với hạn hán trong năm này, từ tháng 12/1997 đến tháng 6/1998, nhiệt độ gia tăng lên 35- 42oC. Hạn hán cũng trầm trọng ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2004 và 2005, ngay cả nước sinh hoạt hàng ngày cũng phải hạn chế. Mỗi khi có hạn hán là đều có cháy rừng. Hạn hán tháng 3-4/2002 ở đồng bằng sông Cửu Long khoảng 5.000 ha rừng U Minh Thượng bị cháy rụi. Dự đoán cho biết ẩm độ không khí có khuynh hướng giảm, lượng mưa giảm trong mùa khô ở đồng bằng sông Cửu Long, nên hạn hán sẽ trầm trọng hơn và kéo dài trong tương lai. Vì mực nước biển dâng cao, ảnh hưởng triều cường và lưu lượng dòng sông xuống thấp trong mùa khô hạn, nên nước biển xâm nhập sâu vào nội địa. Đầu năm 2001, khi bắt đầu mùa mưa vào tháng 5, một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vẫn bị nước mặn xâm nhập trầm trọng. Độ nhiễm mặn có khuynh hướng gia tăng hàng năm. Chẳng hạn, độ nhiễm mặn đo cùng một địa điểm ở vùng Long An gia tăng từ 300 mg/lít vào tháng 3/2002 lên 1.800 mg/lít vào tháng 3/2004. Tại cống Cái Xe (ranh giới Mỹ Xuyên và thị xã Sóc Trăng) ngày 20/2/2005, độ mặn trong nước là 5.900 mg/lít. Tại các tỉnh ĐBSCL vào mùa nắng hạn, nước mặn xâm nhập vào nội địa từ vài km đến 120 km, tùy năm và tùy địa phương. Hiện nay, vào mùa hạn, nước mặn trên sông Hậu Giang đã vượt quá Trà Ôn và mỗi năm tiến dần về Cần Thơ. Toàn thể diện tích bị nhiễm mặn ở đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô hạn bình thường khoảng 319.900 ha. Năm nào khô hạn trầm trọng, diện tích nhiễm mặn lên tới 744.000 ha, tức khoảng 18,9% diện tích đồng bằng. Như vậy, biến đổi khí hậu sẽ làm môi trường tự nhiên, kinh tế-xã hội ĐBSCL thay đổi lớn. Nước biển sẽ dâng cao trên 1 mét, làm ngập lụt phần lớn ĐBSCL vốn đã bị ngập lụt hàng năm, dẫn đến mất nhiều đất nông nghiệp. Sẽ có từ 15.000-20.000 km2 đất thấp ven biển bị ngập hoàn toàn. Lưu lượng nước sông Mê Kông giảm từ 2-24% trong mùa khô, tăng từ 7-15% vào mùa lũ. Hạn hán sẽ xuất hiện nhiều hơn. Nước lũ sẽ cao hơn tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, TP Cần Thơ, Hậu Giang. Thời gian ngập lũ tại đây sẽ kéo dài hơn hiện nay. Việc tiêu thoát nước mùa mưa lũ cũng khó khăn. Suy giảm tài nguyên nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, nghề cá, giao thông, cấp nước sinh hoạt, sức khỏe, tăng nguy cơ cháy rừng Diện tích rừng ngập mặn và một số vùng đất ngập nước sẽ bị giảm. Cơ sở hạ tầng, nhất là ở ven biển bị uy hiếp nghiêm trọng. Nước biển dâng cao sẽ làm thay đổi môi trường sống nhiều loài sinh vật biển, trước hết là tôm cá tự nhiên. Các mô hình nuôi thủy sản có nguy cơ bị phá sản. Năng suất cây trồng, vật nuôi, sản lượng sản phẩm nông nghiệp sẽ giảm sút. Hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác cũng bị ảnh hưởng lớn. Đời sống của hàng chục triệu người dân sẽ bị xáo trộn không nhỏ Khắc phục những vấn đề này chính là giải quyết được một phần rất lớn ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với đồng bằng sông Cửu Long nói chung và khu vực Đồng Tháp nói riêng. Những năm trở lại đây, tần suất và cường độ của các cơn bão đổ bộ vào nước ta tăng nhanh rõ rệt. Nguy hiểm hơn, số lượng các cơn bão hướng vào vùng ĐBSCL, khu vực mà trong quá khứ rất ít khi hứng chịu bão, ngày càng nhiều với cường độ khá lớn. Điều đó, theo các nhà khoa học, sẽ là một minh chứng cho sự thay đổi khí hậu Trái đất, hệ quả tất yếu của một loạt thay đổi dây chuyền mà xuất phát là sự nóng dần lên của Trái đất. Hai cơn bão Linda (1997) và Durian (2006) là những trận bão lịch sử, được ghi nhận do hậu quả nặng nề mà chúng gây ra cho các tỉnh vùng ĐBSCL nói chung và khu vực Đồng Tháp nói riêng. 237
  19. Lũ lụt cũng không còn là một hiện tượng tự nhiên theo quy luật trong vài năm trở lại đây. Hơn nữa, các tỉnh, thành thuộc vùng ĐBSCL, trong đó có khu vực thị trấn Tràm Chim – Đồng Tháp lại là nơi giao thoa cân bằng động trong thời gian lịch sử kiến tạo kéo dài giữa hai quá trình biển và sông, giữa sóng triều và dòng vật chất từ lục địa. Do đó, bất kỳ một sự thay đổi thất thường nào của quá trình biển hoặc sông cũng đều dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ của một loạt các vấn đề liên quan như: xâm nhập mặn, suy giảm diện tích đất canh tác cũng như ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của nhân dân, các hệ sinh thái đặc trưng Đáng báo động là, những sự thay đổi của các quá trình sông và biển đó, phần lớn được cho là xuất phát từ sự BĐKH toàn cầu. Thời gian gần đây, sự biến đổi khí hậu còn được thể hiện rõ rệt qua hai hiện tượng El Nino và La Nina, dẫn đến hạn hán và mưa không theo quy luật, ảnh hưởng rõ nét đến quá trình sản xuất nông nghiệp của ĐBSCL nói chung và Đồng Tháp nói riêng. + Tác động đến thời vụ và hoạt động sản xuất: Sự gia tăng về nhiệt độ sẽ làm thay đổi thời điểm ra hoa, thời gian sinh trưởng của các loài thực vật. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của các loại cây trồng. Sự bất thường của mưa bão, lũ lụt vào các thời điểm ra hoa, đậu quả, gây thiệt hại rất lớn đến năng suất của cây trồng. + Tác động đến chăn nuôi: Tại khu vực thị trấn Tràm Chim và lân cận, mùa lũ thường kéo dài 5 tháng (từ tháng 7 đến tháng 11), đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến ngành chăn nuôi. Người dân trong khu vực chỉ có thể chăn nuôi lợn từ cuối mùa lũ đến khoảng đầu tháng. Heo được nuôi trên các chuồng tạm. Tuy nhiên, cũng có hộ có thể nuôi quanh năm, nhưng mùa nước gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt năm nước lớn phải kê chuồng. Trong điều kiện này heo thường lâu lớn và hay bị hư móng do phải sống trong các chuồng chật hẹp và tạm bợ. Chăn nuôi bò trong khu vực không nhiều do trong mùa nước nổi thường bị thiếu thức ăn, không có chuồng để nuôi, do đó người dân thường bán các gia súc trong mùa nước. + Tác động đến nguồn thu nhập và di cư: Sự giảm sút chất lượng môi trường, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học khiến cư dân vùng ĐBSCL nói chung, Đồng Tháp nói riêng vốn nghèo lại càng khốn khổ hơn. Dự báo hiện tượng biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thời tiết cực đoan sẽ làm thu hẹp nguồn sống dựa vào tự nhiên của cư dân, sẽ tạo ra hiện tượng di dân cơ học từ các vùng nông thôn lên đô thị gia tăng. Hệ quả là quy hoạch có nguy cơ bị phá vỡ, ô nhiễm và tệ nạn xã hội gia tăng khó kiểm soát hơn. Một bộ phận dân di cư không thích nghi với cuộc sống đô thị sẽ quay trở lại vùng rừng, vùng đất ngập nước để tiếp tục tàn phá các nguồn tài nguyên còn sót lại. 3.3. Đề xuất các biện pháp ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học và đời sống của cộng đồng dân cư trong khu vực Việc ứng phó với biến đổi khí hậu không dễ dàng, mà tốn kém và phải có sự nỗ lực của tất cả các lĩnh vực trong thời gian dài. Tại khu vực thị trấn Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp, là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nhiều từ biến đổi khí hậu, vì vậy, việc đưa ra các biện pháp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ đời sống của người dân tại khu vực là rất cần thiết và cấp bách với mục tiêu và nhiệm vụ như sau: + Tạo sự ổn định cho sản xuất và buôn bán trong khu vực không bị gián đoạn trong mùa lũ, đồng thời làm cho đời sống kinh tế của nhân dân được nâng cao. 238
  20. + Làm cho người dân trong khu vực an tâm sinh sống, sản xuất và hoạt động bình thường khi lũ đến. Đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng ổn định, góp phần giữ vững an ninh trật tự tại địa phương. + Cải thiện môi trường trong khu vực, hạn chế dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân. + Nâng cao khả năng thích ứng, ứng phó với biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo phát triển bền vững; phòng chống và giảm thiểu hiểm họa của thiên tai do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, bảo vệ cuộc sống người dân; góp phần tích cực vào Chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu. + Chống lũ triệt để cho khu vực thị trấn, đảm bảo cho nhân dân và các cơ quan Nhà nước, công trình công cộng của huyện hoạt động bình thường trong mùa lũ, hạn chế tới mức tối thiểu các thiệt hại do lũ gây ra đối với khu vực. + Tiêu úng, tiêu nước thải cho khu vực thị trấn Tràm Chim trong mùa mưa lũ. + Kết hợp xây dựng và nâng cấp các tuyến đường giao thông cho thị trấn, hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông - thủy lợi, nhằm bố trí quy hoạch dân cư. + Tạo cảnh quan môi trường tự nhiên cho khu vực. Đề xuất biện pháp: Căn cứ trên đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn, sự phù hợp với quy hoạch, các lợi ích , chúng tôi đưa ra biện pháp như sau: “Xây dựng hệ thống đê bao” nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ đời sống người dân tại thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp: + Hệ thống đê bao hoàn toàn phù hợp với Quy hoạch tổng thể thị trấn Tràm Chim, theo đó, các tuyến đê bao bảo vệ được lựa chọn trùng với các tuyến đường trong quy hoạch giao thông. + Hệ thống đê bao phù hợp với Quy hoạch Nông nghiệp – phát triển nông thôn huyện Tam Nông giai đoạn 2011-2020. + Bên cạnh đó, hệ thống đê bao sẽ mang lại những hiệu quả tích cực về kinh tế: Dự án Hệ thống đê bao nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ đời sống của người dân tại thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đem lại những lợi ích như: tăng quay vòng đất, bảo vệ mùa màng, sản xuất được đảm bảo, bảo vệ tính mạng nhân dân, bảo vệ cơ sở hạ tầng và phát triển giao thông, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, kinh tế vùng theo đó mà phát triển. + Hệ thống đê bao bảo vệ khu dân cư và đất sản xuất được thực hiện sẽ tạo nên những thay đổi về mặt kinh tế và môi trường của thị trấn và cũng hình thành các hệ thống canh tác nông nghiệp mới so với hệ thống canh tác nông nghiệp trước kia. Dự án cũng đem lại sự phát triển về kinh tế- xã hội và đặc biệt tính mạng của người dân được đảm bảo và cơ hội việc làm cho người dân nhiều hơn. Ngoài ra, còn các hiệu quả kinh tế khác rất quan trọng mà không thể tính hết bằng con số mà Dự án mang lại như: kết hợp du lịch, cải tạo môi trường tự nhiên và nâng cao chất lượng, bảo đảm ổn định đời sống của người dân khu vực Dự án. 239
  21. 4. KẾT LUẬN + Thống kê được 328 loài thuộc 81 họ trong 3 ngành thực vật bậc cao có mạch tại khu vực thị trấn Tràm Chim và lân cận huyện Tam Nông. Trong thành phần thực vật, ngành Hạt kín phát triển phong phú nhất, chiếm trên 90% tổng số loài phân bố trong các kiểu thảm thực vật như: Đầm Sen, đồng Lúa ma, đồng cỏ Năng, đồng cỏ Mồm, Lác nước, thảm rừng Tràm, thảm cây lương thực, thực phẩm, thảm cây ăn quả, cây bóng mát khu dân cư. Không bắt gặp loài thực vật quý hiếm nào được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007. + Thống kê, xác định được 231 loài thuộc 48 họ, 14 bộ Chim phân bố trong khu vực thị trấn Tràm Chim và lân cận với bộ Sẻ có số lượng loài đông nhất, phân bố khắp các sinh cảnh. Có 18 loài chim quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và Nghị định 32/2006, phân bố trên các sinh cảnh rừng tự nhiên và trảng thực vật thủy sinh trong khu vực VQG Tràm Chim, nơi ít có các hoạt động của con người. + Thống kê được 17 loài Thú thuộc 7 họ của 7 bộ, đa phần phân bố tại khu vực VQG Tràm chim, xa khu dân cư, trong đó 4 loài thú quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và Nghị định 32/2006. Các loài này hiếm gặp và phân bố chủ yếu tại VQG Tràm Chim. + Thống kê được 50 loài thuộc 16 họ, 4 bộ trong hai 2 lớp Ếch nhái và Bò sát, với 10 loài quý hiếm ghi trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và Nghị định 32/2006, phân bố rải rác tại những khu vực không có hoặc tập trung dân cư thưa thớt trong khu vực, nhất là tại VQG Tràm Chim. + Xác định được 96 loài TVN, 58 loài ĐVN, 41 loài và nhóm loài ĐVĐ. Các nhóm sinh vật nổi và sinh vật đáy đa phần là các nhóm loài phân bố rộng trong các sinh cảnh tự nhiên của các dạng thủy vực trong khu vực. Tuy nhiên tại đây, đã xuất hiện một số nhóm sinh vật nổi chỉ thị cho thủy vực giầu dinh dưỡng (nhiễm bẩn hữu cơ dạng nhẹ) như tảo Mắt, Trùng bánh xe, với mật độ không cao, nên có thể đánh giá các thủy vực tại đây có mức độ nhiễm bẩn hữu cơ dạng nhẹ. + Thống kê được 197 loài Cá thuộc 36 họ trong 11 bộ. Có 4 loài cá quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007, phân bố tại các thủy vực sông, kênh và các đầm, hồ, vũng trũng ngập nước thường xuyên trong khu vực. + Việc triển khai hệ thống đê bao khu dân cư thị trấn Tràm Chim nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ đời sống của người dân tại thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là rất cần thiết và cấp bách, nhằm bảo vệ dân cư và các công trình công cộng không bị thiệt hại do lũ lụt, tạo mỹ quan đô thị, mở rộng mặt bằng bố trí dân cư tránh lũ, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng để thị trấn Tràm Chim trở thành một trong những trung tâm đô thị trù phú của vùng Đồng Tháp Mười, góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp – nông dân – nông thôn của tỉnh. Hệ thống đê bao cũng sẽ giải quyết được một phần rất lớn ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với khu vực thị trấn Tràm Chim. + Việc xây dựng hệ thống công trình nhằm ứng phó biến đổi khí hậu cho thị trấn Tràm Chim là vô cùng cần thiết và hoàn toàn phù hợp với phương hướng kế hoạch thủy lợi, nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2000-2020 của huyện Tam Nông và tỉnh Đồng Tháp. 240
  22. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách Đỏ Việt Nam. Phần I. Động vật, Phần II. Thực vật. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 2. Lê Xuân Cảnh và nnk., 2007. Điều tra đánh giá hiện trạng tài nguyên sinh vật bổ sung và hoàn thiện cơ sở dữ liệu, đề xuất và kiến nghị về việc quy hoạch và biện pháp quản lý hữu hiệu hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên trên đất liền. Giai đoạn 3: Khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 3. Hoàng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí, 2001. Khu hệ cá và nghề cá ở Đồng Tháp Mười. Tuyển tập Công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1999-2000). NXB Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh: tr. 390-405. 4. Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt nam. Quyển I (960 trang); Quyển II (953 trang); Quyển III (1020 trang). In lần thứ 2. NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 5. Đặng Huy Huỳnh (Chủ biên), Đào Văn Tiến, Cao Văn Sung, Phạm Trọng Ảnh và Hoàng Minh Khiên, 1994. Danh lục các loài Thú (Mammalia) Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 6. Jonh C.M., Yang Lianfang and Tian Lixin, 1994. Aquatic Insects of China Useful for Monitoring Water Quality. Hohai University Press, Nanjing, People’s Republic of China: 570 p. 7. Võ Quý, 1975. Chim Việt Nam: Hình thái và phân loại. Tập I. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 8. Võ Quý, 1981. Chim Việt Nam: Hình thái và phân loại. Tập II. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 9. Võ Quý và Nguyễn Cử, 1999. Danh lục chim Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái và Phạm Văn Miên, 1980. Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 11. Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải, 2001. Giáp xác nước ngọt. Trong: Động vật chí Việt Nam. Tập 5. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 12. Dương Đức Tiến, 1996. Phân loại Vi khuẩn lam ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Dương Đức Tiến và Võ Hành, 1997. Tảo nước ngọt Việt Nam, Phân loại Bộ Tảo lục (Chlorococcales). NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 14. UBKH&KT Nhà nước, 1981. Kết quả điều tra cơ bản động vật miền Bắc Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 15. Mai Đình Yên và nnk., 1992. Định loại các loài cá Nam Bộ. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 241
  23. Summary BIODIVERSITY, IMPACTS AND PROPOSED MEASURES TO DEAL WITH CLIMATE CHANGE IN TRAM CHIM TOWN AND SURROUNDING AREAS OF TAM NONG DISTRICT, DONG THAP PROVINCE Phan Van Mach Institute of Ecology and Biological Resources, VAST Do Thi Thu Hien Vietnam Social Development Consulting Ltd.Co. Le Xuan Tuan Research Institute for Management of Seas and Islands Tram Chim town, Tam Nong district, Dong Thap province is home to very diverse ecosystems and abundant, especially in wetland ecosystems with 328 vascular plant distribution in vegetation types as: Dam lotus, rice fields Ma, Pasture, Meadow mouth, Squint water, Melaleuca forest cover, vegetation food, products, carpets fruit, residential shade tree; 231 species distributed throughout the habitat distribution, including up to 18 species of rare birds; 17 species of mammals, including four species of endangered animals; 50 species of reptiles, frogs with 10 endangered species recorded in the Vietnam Red Book 2007. They scattered in areas with no or focus area is sparsely populated, especially in Tram Chim National Park. There are 96 species of phytoplankton, 58 species of zooplankton, 41 species of benthos, 197 species of fish, including four endangered fish species.Tram Chim town in particular and the Mekong Delta in general are the region being the most vulnerable on Earth due to climate change impacts, the evolution of the deteriorating weather has had more severe impact on the region. Climate change makes the sea level rise, droughts, floods occur with increasing frequency. These factors will increase flooding, salinization, spread alum and lead to other consequences. Overcoming this problem is to solve a very large impact of climate change on the Mekong Delta in general and Dong Thap in particular. The levee system deployment in Tram Chim residential town to cope with climate change, protect the life of the people, create urban landscape and expand safe area for community is very necessary and urgent, playing an important role in the agricultural and rural development strategy. Levee system will solve a large number of impacts of climate change on Tram Chim town, in accordance with the scheme for irrigation, rural and agriculture in the period 2000-2020 Tam Nong district, Dong Thap province. 242