Đặc điểm định danh của từ chỉ tên gọi tôm cá vùng đồng bằng sông Cửu Long

pdf 6 trang Gia Huy 4150
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm định danh của từ chỉ tên gọi tôm cá vùng đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdac_diem_dinh_danh_cua_tu_chi_ten_goi_tom_ca_vung_dong_bang.pdf

Nội dung text: Đặc điểm định danh của từ chỉ tên gọi tôm cá vùng đồng bằng sông Cửu Long

  1. Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA TỪ CHỈ TÊN GỌI TÔM CÁ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Trần Hoàng Anh1* và Đặng Thanh Hải2 1Khoa Giáo dục Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Đồng Tháp 2Phòng Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Đồng Tháp *Tác giả liên hệ: tranhoanganh678@gmail.com Lịch sử bài báo Ngày nhận: 22/4/2021; Ngày nhận chỉnh sửa: 12/5/2021; Ngày duyệt đăng: 27/5/2021 Tóm tắt Bài viết tập trung miêu tả, phân tích đặc điểm định danh của lớp từ chỉ tên gọi tôm cá vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Qua thống kê, miêu tả, phân tích, chúng tôi chỉ ra đặc điểm định danh của lớp từ này. Trên cơ sở đó, bài viết khái quát các đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa biểu hiện qua đặc điểm định danh tên gọi tôm cá vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng góp phần làm rõ thêm đôi nét về văn hóa - ngôn ngữ của cư dân nghề cá nơi đây. Từ khóa: Định danh, Đồng bằng sông Cửu Long, ngôn ngữ và văn hóa, tên gọi tôm cá. THE IDENTIFIERS OF THE CLASS NAMES INDICATING FISH AND SHRIMPS IN THE MEKONG DELTA Tran Hoang Anh1* and Dang Thanh Hai2 1Departmenl of Primary - Nursery Teacher Education, Dong Thap University 2Office of Science and Technology, Dong Thap University *Corresponding author: tranhoanganh678@gmail.com Article history Received: 22/4/2021; Received in revised form: 12/5/2021; Accepted: 27/5/2021 Abstract The article focuses on describing and analyzing the identifiers of the class names indicating fish and shrimps in the Mekong River Delta. Through statistics, description and analysis, this article pinpoints the identifiers of this word class. On that basis, the article outlines the linguistic and cultural features expressed through the basis and the structure of naming fish in the Mekong Delta, contributing to clarifying some cultural features - the language of the fishermen here. Keywords: Identification, language and culture, Mekong River Delta, name of shrimp and fish. DOI: Trích dẫn: Trần Hoàng Anh và Đặng Thanh Hải. (2021). Đặc điểm định danh của từ chỉ tên gọi tôm cá vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 10(6), 64-69. 64
  2. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 6, 2021, 64-69 1. Đặt vấn đề nguồn lợi thủy sản phong phú. Tôm cá là động vật Có thể nói, định danh là một nhu cầu của ngôn gần gũi với đời sống con người nơi đây. Trong bài ngữ và cũng là nhu cầu của con người trong việc nhận viết này, chúng tôi tìm hiểu đặc điểm định danh của thức thế giới khách quan: “Con người cần đến các lớp từ chỉ tên gọi tôm cá vùng ĐBSCL nhằm thấy tên gọi các đối tượng xung quanh như cần đến không được sự phong phú, đa dạng các kiểu định danh, sự khí” (Đỗ Hữu Châu, 1998, tr. 167). Theo Từ điển giải độc đáo về mặt ngữ nghĩa cũng như sắc thái văn hóa thích thuật ngữ ngôn ngữ học thì định danh là “Sự vùng phương ngữ biểu hiện qua lớp từ này. cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ có chức năng dùng để 2. Nội dung gọi tên, chia tách các đoạn của hiện thực khách quan, 2.1. Cơ sở định danh và các kiểu định danh trên cơ sở đó hình thành những khái niệm tương ứng của từ chỉ tên gọi tôm cá vùng ĐBSCL về chúng dưới dạng các từ, cụm từ, ngữ cú và câu” (Nguyễn Như Ý (chủ biên), 1996, tr. 89). Thế giới 2.1.1. Cơ sở định danh của từ chỉ tên gọi tôm khách quan có vô vàn các sự vật, hiện tượng mà con cá vùng ĐBSCL người cần gọi tên. Trước đối tượng định danh, chủ Tiến hành khảo sát, phân loại 816 tên gọi tôm thể định danh cần chọn một đặc trưng mang tính bản cá vùng ĐBSCL thu thập được, chúng tôi đã xác định chất, dễ nhận diện của đối tượng để làm cơ sở định được 14 cơ sở định danh dựa trên các đặc trưng khác danh. Mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng người thuộc vùng nhau để biểu đạt thành 13 kiểu định danh cụ thể và miền khác nhau có những cách định danh khác nhau. 01 kiểu định danh chưa rõ lí do. Kết quả thống kê cụ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất có thể được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 1. Các cơ sở định danh của từ chỉ tên gọi tôm cá vùng ĐBSCL TT Cơ sở định danh Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Hình dáng 342 41,91 2 Màu sắc 195 23,90 3 Môi trường, ngư trường 48 5,88 4 Cấu tạo của đối tượng 35 4,29 5 Tính chất, trạng thái 30 3,68 6 Thời kì sinh trưởng 27 3,31 7 Kích thước 21 2,57 8 Đặc tính 21 2,57 9 Nguồn gốc 18 2,21 10 Cách thức, phương thức 6 0,74 11 Công dụng, chức năng 4 0,49 12 Tín ngưỡng 4 0,49 13 Giống loài 3 0,37 14 Định danh chưa rõ lí do 62 7,60 Tổng cộng 816 100 2.1.2. Các kiểu định danh của từ chỉ tên gọi tôm ếch), cá kìm (loại cá thân tròn, không vảy, ở đầu mỏ cá vùng ĐBSCL có hình kim nhọn dài) Kiểu 1. Định danh theo hình dáng Ngư dân nghề cá vùng ĐBSCL chọn cách định Đây là kiểu định danh phổ biến nhất trong các danh này như là một ưu tiên mang tính tất yếu. Đối kiểu định danh của từ chỉ tên gọi tôm cá vùng ĐBSCL. tượng được định danh theo đặc điểm hình dáng quen Trong 816 đơn vị khảo sát, chúng tôi thống kê được thuộc nên mọi người rất dễ hình dung, dễ phân biệt. 342 đơn vị (chiếm 41,91%) định danh theo kiểu này. Kiểu 2. Định danh theo màu sắc Ví dụ: cá ông lão (lưng cong, hàm trên nhô ra, hàm Kiểu định danh này có 195 đơn vị (chiếm dưới thụt vào như mồm ông lão), cá xà (loại cá giống 23,90%). Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy ngư dân như rắn, có râu, không vảy, có thể cắn người làm vùng ĐBSCL thường dùng các màu như đỏ, đen, cho ngủ mê), cá mặt quỷ (hình thức đầu - mặt xấu xí trắng, vàng, xanh để phân biệt các loại tôm cá trong giống mặt quỷ), cá hàm ếch (miệng giống với miệng một loài. Ví dụ: 65
  3. Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn Cá ba kỳ đỏ: Loại cá ba kỳ có vây kỳ màu đỏ - Cá lòng vòng: Cá lóc con, có màu đỏ, bơi lòng Cá ba kỳ trắng: Loại cá ba kỳ có vây kỳ màu trắng. vòng thành đàn. Tôm càng xanh: Tôm càng có vỏ dày màu - Cá lóc cọt: Cá lóc đã qua giai đoạn lòng vòng, xanh đậm. không cần cá mẹ giữ, lớn khoảng ngón tay cái. Tôm bạc nghệ: Vỏ mỏng, thân màu vàng nhạt, - Cá lóc cửng: Cá lóc đã qua giai đoạn cá lóc viền chân bơi và chỉ đuôi màu hồng. cọt, to khoảng cườm tay con nít. Kiểu 3. Định danh theo môi trường, ngư trường - Cá lóc cối: Cá ở thời kỳ phát triển cao nhất, Đây là cách định danh nhằm gọi tên đối tượng to nhất. theo môi trường sinh sống hoặc ngư trường của hoạt Hay như cá tra có các tên gọi từ nhỏ đến lớn: động đánh bắt. Có 48/816 đơn vị (chiếm 5,88%) định cá tra bột, cá hương, cá phân, cá lứa, cá thịt. Một số danh theo kiểu này. Ví dụ: loài khác như cá linh, cá rô, cá cơm cũng có kiểu Cá chạch đất: Loại cá chạch sống dưới bùn đất định danh này. ở đáy sông. Kiểu 7. Định danh theo kích thước Cá sông: Các loại cá được đánh bắt dưới sông. Trong quá trình gọi tên tôm cá, ngư dân vùng Cá lóc đồng: Loại cá lóc sống tự nhiên ở đồng ngập nước, đìa, ĐBSCL cũng chọn kích thước làm cơ sở để định danh. Cách định danh này chẳng những giúp chúng Tôm đá: Loại tôm chuyên sống trong các hốc đá. ta tưởng tượng ra loài cá được nhắc đến mà còn góp Một số trường hợp tương tự: cá đồng, cá bè, cá phần khu biệt từng đối tượng. Ví dụ: lồng, cá đìa, cá chạch bùn, tôm đất Kiểu 4. Định danh theo cấu tạo của đối tượng Cá bổi: Cá trắng nhỏ hoặc cá vụn, lí nhí. Có tất cả 35/816 đơn vị (chiếm 4,29%) định Cá cơm: Tên gọi chung cho các loại cá cơm, loại danh theo cấu tạo của đối tượng. Ví dụ: cá ba kì, cá cá nhỏ, có màu trắng đục như hạt cơm. Loại cá này ba đuôi, cá ba lưỡi, cá ba rọi, có giống có thể sống ở vùng nước lợ. Cá ba kì: Thân dài, dẹp bên, vảy tròn phủ khắp Cá bột: Cá mới nở. thân, đầu không có vảy. Các vây hậu môn, vây lưng, Kiểu 8. Định danh theo đặc tính vây đuôi có màu đỏ giống ba lá cờ. Có 21/816 đơn vị (chiếm 2,57%) định danh theo Cá ba lưỡi: Loại cá phần miệng có ba sợi râu đặc tính. Động vật nói chung, các loài tôm cá nói giống như ba cái lưỡi. riêng, ngoài những đặc trưng dễ nhận biết như hình Tôm trứng: Loại tôm có vỏ màu trắng đục, có dáng, màu sắc thì có những loài có đặc tính riêng biệt nhiều trứng. nào đó. Ví dụ: Kiểu 5. Định danh theo tính chất, trạng thái Cá đủng đỉnh: Loại cá nhỏ, quá trình bơi của Đây là kiểu định danh dựa vào tính chất, trạng nó không liên tục, di chuyển không đều, da trơn, đầu thái nổi bật nào đó của đối tượng. Có 30/816 đơn vị nhỏ, bụng hơi xìa ra. (chiếm 3,68%) định danh theo cách này. Ví dụ: Cá lao (lau) kiếng: Loại cá có hàm răng mềm Cá bủng: Chỉ chung các loại cá đã chết nổi, như bàn chải, khi nuôi trong bồn thì nó áp miệng phình bụng to, thân cá đã nhão, có mùi thum thủm. vào tấm kính để ăn rong và cặn, đồng thời làm kính Cá ươn: Cá để lâu đã chuyển mùi, có mùi hôi. sạch như lau. Khô tôm: Các loại tôm được làm sạch, tẩm gia Cá bác sĩ: Loại cá nhỏ, chuyên rỉa các tế bào chết. vị rồi phơi hoặc sấy khô. Kiểu 9. Định danh theo nguồn gốc Kiểu 6. Định danh theo thời kì sinh trưởng Có 18/816 đơn vị định danh theo kiểu này, chiếm Chúng tôi thống kê có 27/816 đơn vị (chiếm 2,21%. Đó là: 3,31%) định danh theo thời kỳ sinh trưởng. Ngư dân vùng ĐBSCL không dừng lại tên gọi chung của Cá bảy màu Xiêm: Loại cá bảy màu có đuôi một loài mà trong ý niệm của họ phân ra nhiều giai tròn, nhỏ, có nguồn gốc từ Xiêm. đoạn, nhiều thời kì sinh trưởng khác nhau của cùng Cá nóc Đông Dương: Loại cá nóc có màu nâu một đối tượng. vàng, giống như bức tường bị nứt nẻ, sinh sống chủ Ví dụ: Cùng một loài cá lóc nhưng qua các thời yếu ở ba nước Đông Dương. kì sinh trưởng khác nhau thì ngư dân vùng ĐBSCL lại Cá chép Ấn Độ: Từ chỉ loài cá nước ngọt, gần có các tên gọi khác nhau từ nhỏ đến lớn: cá lòng vòng giống với cá chép, to hơn cá chép, vây viền đỏ, vảy (cá rồng rồng), cá lóc cọt, cá lóc cửng, cá lóc cối. màu trắng sữa đốm đỏ, có nguồn gốc từ Ấn Độ. 66
  4. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 6, 2021, 64-69 Một số ví dụ khác: cá nóc cam pốt, cá sát xiêm, loại cá là cá lưỡi trâu vì họ dựa vào đặc điểm của loại cá rồng châu úc, cá sơn xiêm, cá xiêm, cá ấn độ, cá cá này là chúng có thân dẹt và nhỏ dần về phía đuôi chép nhựt (Nhật). trông giống chiếc lưỡi của con trâu nên mới gọi là cá Đây là kiểu định danh mà qua tên gọi, nguồn lưỡi trâu. Do đó, lưỡi trâu là yếu tố chuẩn để phân gốc của đối tượng được ghi nhận trở thành nét khu biệt. Trong khi đó ngôn ngữ toàn dân lại gọi nó là cá biệt khi định danh. thờn bơn. Đối với trường hợp tôm càng xanh, người Kiểu 10. Định danh chưa rõ lí do dân khi định danh lại dựa vào màu sắc. Người dân nơi Trong số 816 từ chỉ tên gọi tôm cá vùng ĐBSCL đây gọi là tôm càng xanh để phân biệt với tôm càng mà chúng tôi khảo sát, bên cạnh các đơn vị định danh bình thường. Khi đặt tên tôm càng xanh, họ đã căn cứ đã rõ lí do (xác định được cơ sở định danh) có 62 đơn vào màu sắc của nó là loại tôm càng có vỏ dày màu vị (chiếm 7,60%) chưa tìm được lí do của tên gọi xanh đậm. Ngược lại, số lượng tên gọi dựa vào các đặc (chưa xác định được cơ sở định danh). Ví dụ: cá, tôm, trưng như cách thức, phương thức, công dụng chức cá bống, cá rô, cá cháy, cá nàng hai, cá chạch, cá năng, tín ngưỡng, giống loài khi định danh lại có lịch, cá ngát, cá tra, cá dồ, tôm he, tôm kẹt, tôm bộp số lượng rất ít (công dụng: 4/816 đơn vị, tín ngưỡng: 4/814 đơn vị, giống loài: 3/816 đơn vị, ). Các đặc Những tên gọi trên ban đầu có thể có cơ sở định trưng này vừa không mang tính trực quan tác động đến danh nào đó. Tuy nhiên, do từ được dùng từ quá xa giác quan lại vừa không thường gặp nên ít được lựa xưa, không còn ai biết lý do tên gọi nữa, chỉ sử dụng chọn khi định danh. Những đặc trưng về cấu tạo, môi theo thói quen, theo sự chỉ dẫn của người đi trước. trường, ngư trường, tính chất trạng thái, thời kì sinh Chúng tôi đã thử tìm hiểu nhiều người có tuổi và có trưởng, kích thước, đặc tính, nguồn gốc được người kinh nghiệm trong nghề cá nhưng họ cũng không dân vùng ĐBSCL chọn lựa để gọi tên các loài tôm cá rõ. Vì vậy, chúng tôi xếp chúng vào kiểu định danh khá phổ biến (định danh theo môi trường, ngư trường chưa rõ lí do. có 48/816 đơn vị, chiếm 5,88%; định danh theo cấu Kiểu 11. Các kiểu định danh khác tạo của đối tượng 35/816 đơn vị, chiếm 4,29%; định Ngoài các kiểu định danh phổ biến trên, lớp từ danh theo tính chất, trạng thái có 30/816 đơn vị, chiếm chỉ tên gọi tôm cá vùng ĐBSCL vẫn còn một số kiểu 3,68%; định danh theo thời kì sinh trưởng có 27/816 định danh nhưng có số lượng từ tương đối ít, đó là: đơn vị, chiếm 3,31%; định danh theo kích thước có - Định danh theo cách thức, phương thức có 6 21/816 đơn vị, chiếm 2,57% ). Đây là những là những đơn vị, chiếm 0,74% (gồm: cá giống, cá chà, cá nuôi, dấu hiệu thường thấy, thường gặp của đối tượng được tôm nuôi, cá bè, cá hầm cầu). định danh và con người khi gọi tên sẽ dựa vào những - Định danh theo công dụng, chức năng có 4 dâu hiêu đó. Các dấu hiệu định danh được lựa chọn đó đơn vị, chiếm 2,21% (bao gồm: cá mồi, cá thịt, cá cho thấy thói quen tư duy, nhận thức về nghề và cách giống, cá mắm): ứng xử của con người với thiên nhiên sông nước. Lối - Định danh theo tín ngưỡng có 4 đơn vị, chiếm định danh miêu tả, lựa chọn các đặc điểm dễ thấy vừa 0.49% (bao gồm: cá ông tiên, cá ông nược, cá nược, thể hiện tính chất gần gũi, dễ hiểu, vừa thể hiện tính cá linh). chuyên môn nghề nghiệp rất cao. Cách phân loại đối - Định danh theo giống loài có 3 đơn vị, chiếm tượng thành các cá thể loài để định danh theo những 0,37% (gồm: cá bố, tôm tép, cá bố mẹ). đặc trưng khác nhau không những cho thấy sự gắn bó 2.1.3. Nhận xét mật thiết với nghề mà còn thể hiện lối tư duy phân Thống kê và phân tích cho thấy cơ sở để định tích của chủ nhân nghề cá. danh tên gọi tôm cá vùng ĐBSCL rất đa dạng, trong 2.2. Cấu trúc định danh của từ chỉ tên gọi đó, cách định danh theo hình dáng chiếm số lượng tôm cá vùng ĐBSCL nhiều nhất (342/816 từ, chiếm 41,91%), kế đến là 2.2.1. Mô hình cấu trúc định danh của từ chỉ tên định danh theo màu sắc (195/816 từ, chiếm 23,90%). gọi tôm cá vùng ĐBSCL Tôm cá là động vật sống dưới nước nên để dễ nhận Khi khảo sát cấu trúc định danh của từ chỉ tên diện, yếu tố phân biệt được lựa chọn để kết hợp với gọi tôm cá vùng ĐBSCL, chúng tôi thấy rằng các từ “cá” trước hết là yếu tố “hình dáng”,“màu sắc” rồi chỉ tên gọi tôm cá vùng ĐBSCL được định danh theo mới đến các yếu tố khác. Sở dĩ những đặc trưng về kết cấu một yếu tố (X - đơn vị định danh gốc) hoặc “hình dáng”, “màu sắc” luôn được chú ý đầu tiên, bởi hai yếu tố (XY - đơn vị định danh phái sinh); trong vì, đó là những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất bằng tri đó yếu tố X đóng vai trò là yếu tố chỉ loại, yếu tố Y giác, những đặc trưng “đập vào mắt” của chủ thể định có tác dụng phân biệt, khu biệt. Có thể hình dung mô danh. Chẳng hạn, người dân ĐBSCL định danh một hình cấu trúc định danh như sau: 67
  5. Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn Bảng 2. Mô hình cấu trúc định danh của từ chỉ tên gọi tôm cá vùng ĐBSCL Yếu tố phân biệt (Y) Yếu tố chỉ loại (X) Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Cá Rô Cá Rô mề Cá Rô đầu Nhím Tôm thẻ Tôm thẻ bạc Tôm thẻ chân trắng 2.2.2. Các kiểu cấu trúc định danh của từ chỉ Qua quá trình khảo sát, phân loại từ chỉ tên gọi tên tôm gọi cá vùng ĐBSCL tôm cá ở ĐBSCL, chúng tôi đã thống kê được các kiểu cấu trúc định danh như sau: Bảng 3. Bảng số lượng và tỷ lệ các kiểu cấu trúc định danh của từ chỉ tên gọi tôm cá vùng ĐBSCL Các kiểu cấu trúc định danh Số lượng (từ) Tỉ lệ (%) X 7 0,86 809 XY Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 99,14 670 82,11% 120 14,71% 19 2,33% Tổng số 816 100 Bảng khảo sát trên cho chúng ta thấy từ chỉ tên ĐBSCL có số lượng loài rất lớn và để phân biệt rõ các tôm gọi cá vùng ĐBSCL chủ yếu định danh theo kết loài tôm cá với nhau, họ đã gọi tên chúng từ đặc điểm cấu hai yếu tố XY (809/816 đơn vị, chiếm 99,14%), khái quát đến khu biệt từng yếu tố. Trong tâm thức định danh theo kết cấu một yếu tố X là những từ chỉ văn hóa của mình, cư dân vùng ĐBSCL không dừng tên gọi khái quát (Ví dụ: tôm, cá, bống, rô ). Như lại ở tên gọi tôm cá chung chung mà trong ý niệm vậy, đại bộ phận từ chỉ tên gọi tôm cá ở đây là từ ghép của họ có sự phân biệt rõ ràng thành nhiều loài nên phân nghĩa. Do đặc điểm cấu tạo, nhờ vào vai trò tạo mới có nhiều tên gọi khác nhau. Ngay trong một loài, nghĩa của yếu tố phân loại (Y) mà nghĩa của từ mang cách gọi tên cũng mang tính khu biệt rất rõ. Chẳng tính cá thể, cụ thể, nghĩa biệt loại. hạn, cùng một đối tượng cá lòng tong, ở ĐBSCL có Trong cấu trúc định danh theo kết cấu hai yếu đến 10 tên gọi khác nhau để gọi tên khu biệt 10 tiểu tố XY, yếu tố phân loại (Y) của từ chỉ tên gọi tôm cá loại cá lòng tong khác nhau như: cá lòng tong bay, cá vùng ĐBSCL được phân biệt qua ba bậc định danh. lòng tong đá, cá lòng tong vạch, cá lòng tong kẻ, cá Yếu tố phân biệt (Y) bậc 1 thường dùng để phân biệt lòng tong lưng thấp, cá lòng tong mại, cá lòng tong các loại tôm cá ở mức độ loại, nghĩa là phân biệt các mương, cá lòng tong sắt, cá lòng tong sợi, cá lòng loài cá khác loài với nhau, ví dụ: cá tra, các dồ, cá lóc, tong sọc. Trong khi đó, ngôn ngữ toàn dân chỉ có 1 từ tôm càng, tôm thẻ, tôm hùm ; Yếu tố phân biệt (Y) là cá lòng tong (cá nước ngọt, sống thành đàn, cùng họ bậc 2, bậc 3 dùng để phân biệt các loài tôm cá cùng với cá chép, cỡ nhỏ, thân dẹp) (Hoàng Phê, 2010, tr. một loài với nhau, ví dụ: cá tra/cá tra bè/ cá tra bột, 137), còn trong Từ điển tiếng địa phương Nghệ Tĩnh cá tra nghệ/cá tra lưng gù/cá tra rụng kì; cá cơm/cá (Nguyễn Nhã Bản (chủ biên), 1999) lại không có từ cơm sông/cá cơm biển; cá cơm huyết/ cá cơm phấn nào chỉ tên gọi loại cá này. Hoặc đối với loài cá chỉ chì/ cá cơm sọc tiêu; tôm/ tôm bạc gân/tôm bạc nghệ/ có ở ĐBSCL (nhiều vùng khác không có), ngoài tên tôm bạc thẻ; tôm/ tôm sắt/tôm sắt đen/tôm sắt hoa gọi chung có ý nghĩa chỉ loài cá linh, còn có 10 tên Trong các dạng cấu trúc định danh trên thì dạng cấu gọi khác về 10 tiểu loại khác nhau của loài cá này: cá trúc mà yếu tố phân biệt (Y) ở bậc 1 chiếm số lượng linh cám, cá linh chuối, cá linh đầu dồ, cá linh đầu nhiều nhất (670/816 từ, chiếm 82,11%), yếu tố phân nhím, cá linh gió, cá linh mang đỏ, cá linh non, cá biệt (Y) ở bậc 2, bậc 3 chiếm tỷ lệ ít hơn (lần lượt là linh ống, cá linh dây/gây (rây), cá linh dìa/ghìa (rìa). 14,71% và 2,33%). Điều này cho thấy, tôm cá vùng Đặc biệt, xét về cấu trúc định danh, chúng tôi 68
  6. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 6, 2021, 64-69 thấy có 12/816 đơn vị có sự kết hợp khá đặc biệt, hai, lần ba để có tên gọi bậc 2, bậc 3 (khi cần phân mang đặc trưng riêng của phương ngữ Nam Bộ nói biệt nhỏ hơn). Điều này góp phần giải thích tại sao chung và ĐBSCL nói riêng. Cụ thể, đó là các tên gọi: cấu tạo của từ chỉ tên gọi tôm cá vùng ĐBSCL phần khô cá, khô cá bống, khô cá cơm, khô cá điêu hồng, đa là từ ghép phân nghĩa và cư dân vùng đất này ưu khô cá đuối, khô cá kèo, khô cá kết, khô cá lóc, khô tiên dùng kiểu định danh cụ thể, biệt loại hơn là kiểu cá sặt, khô cá trê, khô cá tra, khô tôm. Theo đó, các định danh mang tính khái quát, tổng hợp. Nói cách yếu tố này kết hợp với nhau theo trật tự ngược (thành khác, trong định danh tôm cá, người làm nghề luôn tố phân loại đứng trước, thành tố chỉ loại đứng sau). chú trọng tư duy phân tích, cụ thể hóa hơn là tư duy Thực ra, yếu tố chỉ tính chất (khô) lúc này đã được tổng hợp, khái quát. danh từ hóa và trở thành yếu tố đóng vai trò chỉ loại. 3. Kết luận Cách gọi theo mô hình Khô + cá Y/ Khô + tôm ở Nghiên cứu đặc điểm định danh tôm cá như trên, ĐBSCL đã trở thành tên gọi một loại cá dùng để làm chúng ta thấy từ chỉ tên gọi tôm cá vùng ĐBSCL có món ăn, món khô. cơ sở định danh và cấu trúc định danh đa dạng theo Từ chỉ tên gọi tôm cá vùng ĐBSCL cũng có sự hướng chi tiết hóa, cá biệt hóa đối tượng. Đặc điểm kết hợp và phân bậc trong khi định danh. Khi định định danh đó không chỉ phản ánh thực tế phong phú danh, chủ thể định danh lựa chọn không chỉ một đặc của đối tượng, mà còn cho thấy đặc điểm tư duy, trưng mà có thể lựa chọn hai, thậm chí ba đặc trưng cách quan sát tỉ mỉ, cụ thể, tinh tường của chủ nhân của đối tượng để gọi tên. Cho nên, việc nhận diện các đặt tên gọi đó. Đằng sau tên gọi đó là sự ẩn chứa thói đối tượng được gọi tên dễ dàng hơn, chính xác hơn. quen, cách nhìn nhận sự vật, nếp tư duy mang tính cụ Đặc điểm định danh này thể hiện qua các kiểu cấu thể của người dân Nam Bộ nói chung và ĐBSCL nói trúc định danh sau: riêng. Sự đa dạng, phong phú của các tên gọi tôm cá - Kiểu định danh có một đặc trưng (X): có 07 như trên cho ta thấy tôm cá chiếm một vị trí rất quan đơn vị, chiếm 0,86%. Ví dụ: tôm, cá, rô trọng trong đời sống vật chất và văn hóa tinh thần - Kiểu định danh có hai đặc trưng (XY - Bậc của cư dân ĐBSCL. 1): có 670 đơn vị, chiếm 82,11%. Ví dụ: cá cơm, cá Tài liệu tham khảo chạch, cá kìm, tôm thẻ, tôm càng - Kiểu định danh có ba đặc trưng (XY - Bậc 2): Đỗ Hữu Châu. (1998). Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng. có 120 đơn vị, chiếm 14,71%. Ví dụ: cá bạc má, cá Hà Nội: NXB Giáo dục. chình hoa, cá lóc đồng, cá sặc bướm, cá bơn đầu Hoàng Phê (chủ biên). (2010). Từ điển tiếng Việt. Đà chấm, tôm bạc nghệ, tôm càng xanh, tôm sắt đen, Nẵng: NXB Đà Nẵng. tôm hùm đá Huỳnh Công Tín. (2009). Từ điển từ ngữ Nam Bộ. - Kiểu định danh có bốn đặc trưng (XY - Bậc Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội. 3): có 19 đơn vị, chiếm 2,33%. Ví dụ: cá đuối bồng Nguyễn Nhã Bản (chủ biên), Phan Mậu Cảnh, Hoàng hoa gai, cá bống xệ vảy lớn, cá bống xệ vảy nhỏ, tôm Trọng Canh và Nguyễn Hoài Nguyên. (1999). thẻ chân trắng, ). Từ điển tiếng địa phương Nghệ Tĩnh. Hà Nội: Nghĩa là, trong quá trình tri nhận và định danh, NXB Văn hóa - Thông tin. cư dân vùng ĐBSCL dựa trên đặc trưng cơ bản nhất Nguyễn Như Ý (chủ biên). (1996). Từ điển giải thích của đối tượng (theo cách tri nhận của họ) để gọi tên thuật ngữ ngôn ngữ học. Hà Nội: NXB Giáo dục. và khi cần khu biệt đối tượng, họ cùng một lúc có thể chọn thêm nhiều đặc điểm khác để đặt tên cho nó. Trần Hoàng Anh. (2014). Lớp từ chỉ tên gọi cá ở Đồng Số lượng lớn của lớp từ chỉ tên gọi tôm cá (816 đơn Tháp Mười nhìn từ góc độ định danh. Tạp chí vị) không chỉ phản ánh sự phong phú về số lượng Ngôn ngữ, 08, 55-62. các loài tôm cá mà còn thể hiện dấu ấn văn hóa của Trần Ngọc Thêm. (2013). Văn hóa người Việt vùng vùng đất qua tên gọi và cách gọi tên tôm cá nơi đây. Tây Nam Bộ. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Bằng lối định danh cụ thể, giản dị đầy tính trực cảm, Văn hóa - Văn nghệ. cư dân vùng ĐBSCL đã dựa vào những đặc trưng Trần Thị Ngọc Lang. (1995). Phương ngữ Nam Bộ quen thuộc gần gũi, dễ thấy để gọi tên đối tượng. - Những khác biệt về từ vựng ngữ nghĩa so với Nói đúng hơn, họ đã xoay đối tượng định danh về phương ngữ Bắc Bộ. Thành phố Hồ Chí Minh: phía mình nhiều lần: lần đầu để có tên gọi bậc 1, lần NXB Khoa học Xã hội. 69