Giải pháp nuôi tôm công nghiệp tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

pdf 7 trang Gia Huy 20/05/2022 1360
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nuôi tôm công nghiệp tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nuoi_tom_cong_nghiep_tai_huyen_thanh_phu_tinh_ben.pdf

Nội dung text: Giải pháp nuôi tôm công nghiệp tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

  1. GIẢI PHÁP NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE SV: Nguyễn Minh Triệu Lớp: ĐHSĐỊA 15A GVHD: TS. Phùng Thái Dương Tóm tắt: Thạnh Phú là một huyện nằm cuối dòng sông Cửu Long có 17 xã và 1 thị trấn có diện tích là 411 km2, dân số là 139.417 người (2016). Phần lớn diện tích đất đai bị nhiễm mặn và phèn rất khó để canh tác nông nghiệp, nên người dân nơi đây chủ yếu phát triển kinh tế bằng nghề nuôi tôm [2]. Việc khai thác điều kiện tự nhiên để nuôi tôm ở nơi đây nhìn chung còn thiếu tổng thể, đơn điệu, nhỏ lẽ, chưa mang lại giá trị kinh tế cao, chưa xứng đáng tiềm năng của vùng. Trên cơ sở quan sát, phân tích thực trạng chúng tôi đề ra một số giải pháp: - Thường xuyên tổ chức đánh giá, tổng kết các mô hình nuôi tôm thành công trong thực tiễn như mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn, cần ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám để quản lí môi trường dịch bệnh, - Đa dạng hóa nguồn huy động vốn, xây dựng chính sách tín dụng phù hợp, xây dựng kế hoạch bố trí tăng kinh phí ngân sách hàng năm, - Đầu tư mở rộng khu sản xuất, tiếp tục hướng dẫn người dân đầu tư hoàn chỉnh hệ thống ao nuôi, Hy vọng với những giải pháp chúng tôi đề ra sẽ cải thiện được chất lượng con tôm nơi đây, tăng năng suất, sức cạnh tranh trên thị trường, Chất lượng cuộc sống người dân nâng cao cũng như phát triển kinh tế huyện một cách bền vững. Từ khóa: Nuôi tôm công nghiệp tại Thạnh Phú tỉnh Bến Tre, giải pháp nuôi tôm công nghiệp. 1. Đặt vấn đề Vấn đề nuôi tôm công nghiệp của huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre là một trong những hoạt động nông nghiệp gần đây được tỉnh quan tâm, nhưng bên cạnh đó chất lượng con tôm ở huyện Thạnh Phú không cao, năng suất thấp không thể cạnh tranh trên thị trường ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân cũng như phát triển kinh tế huyện. Diện tích chung toàn huyện là 41.180 ha, nhiễm mặn đến 27.856 ha, còn lại 13.324 ha vùng nước lợ từ thị trấn Thạnh Phú trở lên giáp với huyện Mỏ Cày [3]. Người dân nơi đây chủ yếu là nuôi đơn lẽ, chưa áp dung thành tựu KH – KT vào chăn nuôi cũng như công tác quản lí dịch bệnh và nguồn thức ăn cho tôm, giá cả phụ thuộc vào thương lái, không khai thác toàn bộ tiềm năng, thế mạnh tự nhiên mang lại để phát triển con tôm ảnh hưởng đến kinh tế. Qua quan sát và tìm hiểu thực tế, trước đây chưa ai nghiên cứu về mô hình nuôi tôm công nghiệp tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre nên mô hình nuôi tôm công nghiệp nơi đây không khai thác hết thế mạnh của vùng. Trên cơ sở đó, kết hợp với kiến thức chuyên ngành Địa Lí chúng tôi đã nghiên cứu đề ra những giải pháp để nuôi tôm công 67
  2. nghiệp nơi đây có hiệu quả nhất, nâng cao chất lượng con tôm, quản lí tốt dịch bệnh cũng như nguồn thức ăn, giá cả, hỗ trợ người dân về kĩ thuật nuôi tôm công nghiệp, khai thác được toàn bộ tiềm năng, thế mạnh của huyện phát triển kinh tế nơi đây một các hiệu quả nhất. Bên cạnh những giải pháp chúng tôi đề ra, cần phát huy các buổi tọa đàm, hỗ trợ kĩ thuật chuyển giao công nghệ cho người dân, cũng như hỗ trợ nguồn vốn, phát triển các mô hình hợp tác, liên kết các hộ nuôi, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ lại thành Tổ hợp tác, Hợp tác xã, tập trung các đầu mới liên kết với các doanh nghiệp cung cấp vật tư đầu vào và thị trường tiêu thụ theo chuỗi giá trị, giảm bớt các khu trung gian. 2. Thực trạng nuôi tôm công nghiệp tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre 2.1. Thực trạng nuôi tôm công nghiệp tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre Năm 2013, dù trong điều kiện diễn biến bất lợi của thời tiết nhưng tình hình nuôi tôm thủy sản trên địa bàn huyện Thạnh Phú diễn ra khá thuận lợi. Toàn huyện đã thả nuôi thủy sản các loại trên diện tích 16.771 ha, đạt sản lượng 24.000 tấn [3]. Diện tích nuôi ngoài vùng quy hoạch trên địa bàn huyện là 353,8 ha; trong đó, có 35,46 ha trong vùng ngọt hóa, 299,56 ha ngoài đê bao, 18,78 ha trên đất giồng cát. Đồng thời, người dân đã sử dụng nguồn nước ngầm để phục vụ cho việc nuôi tôm. Và hiện nay, các hộ nuôi cho rằng diện tích mà họ sử dụng để nuôi thủy sản nước mặn, lợ là diện tích đất sử dụng kém hiệu quả (đất bìa chéo, đất lá). Mặt khác, một yếu tố khách quan là Dự án Ngọt hóa 418 chưa được khép kín (cống Giồng Luông, cống Cái Quao chưa được đầu tư) tình hình xâm nhâp mặn sâu và lâu nên năng suất cây trồng không mang lại hiệu quả cao, cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến người dân nuôi thủy sản không theo đúng quy hoạch. [3] Hình 2.1: Nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch Hiện UBND huyện Thạnh Phú đã chỉ đạo cho các ngành, đoàn thể tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về nuôi thủy sản theo đúng quy hoạch; vận động các hộ dân nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ ngoài vùng quy hoạch và trên đất giồng cát chuyển sang hình thức nuôi thủy sản nước ngọt (tôm càng xanh, cá lóc, cá rô ); đồng thời, chỉ đạo cho ngành chức năng xử lý nghiêm các hộ vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 2.2. Đánh giá chung về thực trạng nuôi tôm công nghiệp tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre 68
  3. Qua tìm hiểu thực trạng chúng tôi thấy rằng: Theo chúng tôi việc nuôi tôm ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre còn khá rời rạt, chưa đúng vùng chuyên canh ảnh hưởng đến môi trường cũng như chất lượng của sản phẩm. Trong năm 2017, tình hình nuôi thủy sản chuyên canh nước mặn, nước lợ - đặc biệt là mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng ngoài vùng quy hoạch và trên đất giồng cát diễn biến phức tạp, với diện tích khá lớn (dù ngành chức năng huyện đã tiến hành nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật). Theo phân tích của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng NN&PTNT) huyện Thạnh Phú, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nuôi tôm bộc phát, ngoài vùng quy hoạch chủ yếu gồm: do tình hình triều cường, xâm nhập mặn diễn biến phức tạp và lấn sâu vào nội đồng trong vùng ngọt hóa đã tạo điều kiện cho người dân phát triển mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng; vì lợi nhuận từ nuôi tôm thẻ chân trắng cao hơn so với các hình thức canh tác nông nghiệp khác do thời gian nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng ngắn, khoảng từ 2 đến 2 tháng rưỡi và tôm có khả năng thích nghi độ mặn thấp và phát triển thuận lợi với môi trường nên người dân đã tự ý chặt phá bỏ dừa, mía trong vùng ngọt hóa và chuyển từ cây hàng năm, cây lâu năm trên đất giồng cát để thực hiện mô hình [3]. 3. Giải pháp để phát triển nuôi tôm công nghiệp có hiệu quả tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre 3.1. Về tổ chức và quản lý sản xuất Cần xây dựng vùng nuôi thâm canh ứng dụng công nghệ cao tập trung theo tiêu chuẩn GAP, tạo sản lượng hàng hóa lớn phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước gắn với truy xuất nguồn gốc Nên cải tiến quy trình nuôi tôm quảng canh, tôm rừng, tôm lúa để nâng cao năng suất, tạo sản phẩm xuất khẩu chất lượng cao và bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển ngành tôm gắn với thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng và xây dựng các thương hiệu sản phẩm tôm theo từng đối tượng, phương thức nuôi. Đầu tư phát triển ngành tôm theo tư duy hệ thống và chuỗi giá trị, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt và là động lực của toàn chuỗi giá trị. Tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ để tạo vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn, tạo đầu mối để liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Thường xuyên rà soát hoàn chỉnh quy hoạch, công bố quy hoạch đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu; tập trung phát triển nhanh, mạnh các đối tượng có thị trường tốt, nhân rộng và phát triển mô hình nuôi tôm theo công nghệ cao, nuôi an toàn sinh học, nuôi 2 giai đoạn để nâng cao năng suất, sản lượng và phát triển bền vững Cần tiếp tục triển khai tốt Kế hoạch số 330/KH-UBND ngày 25/4/2017 về việc thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU của Tỉnh ủy về xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến 2025; Chương trình phát triển thủy sản tỉnh Bến Tre giai đoạn 2018-2020 và giai đoạn 2021-2030 [3]. 69
  4. Phát triển các mô hình hợp tác, liên kết các hộ nuôi, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ lại thành các Tổ hợp tác, Hợp tác xã để tạo ra các vùng sản xuất nguyên liệu lớn, tập trung làm đầu mối liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, giảm bớt các khâu trung gian. Hình 3.1. Mô hình nuôi tôm theo hình thức hợp tác xã chuyên canh Chuyển đổi cơ cấu một số vùng sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả thành vùng nuôi thủy sản chuyên canh, phù hợp với quy hoạch, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ. Kiểm tra, kiểm soát hệ thống sản xuất và phân phối con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất, vật tư phục vụ ngành tôm trên địa bàn toàn tỉnh, quan trắc môi trường và kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại các vùng nuôi tập trung. 3.2. Về khoa học công nghệ và khuyến ngư Nên phối hợp với các Trường, Viện nghiên cứu tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt là các công nghệ mang tính đột phá phù hợp với từng khâu của chuỗi sản xuất vật tư (giống, thức ăn, thuốc, chế phẩm xử lý môi trường, thiết bị), nuôi thương phẩm, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm tôm. Thường xuyên tổ chức đánh giá, tổng kết các mô hình sản xuất thành công trong thực tiễn như mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn, mô hình nuôi tôm trong nhà kín, sử dụng chế phẩm sinh học trong ao tôm nuôi sinh thái, để phổ biến, tuyên truyền và nhân rộng [4]. Cần ứng dụng công nghệ thông tin, phương pháp quản trị tiên tiến trên thế giới vào quản lý ngành tôm; áp dụng công nghệ tin học, viễn thám để quản lý môi trường, dịch bệnh và các khâu trong chuỗi sản xuất ở các vùng nuôi tập trung. 70
  5. Hình 3.2. Chuyển giao kĩ thuật cho người nuôi tôm, đánh giá chất lượng tôm Củng cố mạng lưới khuyến ngư cơ sở có nghiệp vụ và chuyên môn sâu để hướng dẫn, hỗ trợ người dân ứng dụng khoa học - công nghệ vào nuôi tôm biển; đào tạo cho người lao động trực tiếp sản xuất tại các hộ dân, trang trại, doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản về kỹ thuật nuôi tôm và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh 3.3. Về xây dựng cơ sở hạ tầng Đầu tư hệ thống thủy lợi cho vùng nuôi tôm biển tập trung; ưu tiên thực hiện các Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống kênh cấp, thoát nước đối với các vùng nuôi tôm tập trung. Đầu tư mở rộng khu sản xuất giống tập trung huyện Thạnh Phú, khuyến khích các doanh nghiệp có uy tín đầu tư sản xuất giống tôm nước lợ có chất lượng tại tỉnh để đáp ứng nhu cầu của người nuôi tôm. Tiếp tục hướng dẫn người dân đầu tư hoàn chỉnh hệ thống ao nuôi, trại sản xuất giống tôm biển theo đúng quy trình kỹ thuật. Đầu tư hệ thống điện 3 pha vùng nuôi tôm tập trung, đặc biệt đối với các vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao [4]. 3.4. Về phòng chống dịch bệnh Xây dựng và triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản hàng năm trên địa bàn tỉnh. Nâng cao vai trò quản lý, điều hành của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh thủy sản và Ban chỉ đạo vụ nuôi thủy sản các cấp; nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường, dịch bệnh. Tăng cường tuyên truyền vận động người dân không xả chất thải, mầm bệnh chưa qua xử lý theo quy định ra môi trường tự nhiên, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. 71
  6. Hình 3.3. Kỹ sư hướng dẫn người dân người dân tôm bị nhiễm EMS/AHPND 3.5. Về cơ chế, chính sách Chính sách về khoa học công nghệ: - Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến, thân thiện với môi trường vào sản xuất ở các khâu của chuỗi giá trị tôm. - Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và hợp tác với các cơ quan nghiên cứu công lập để tận dụng cơ sở vật chất, nguồn lực, từ đó đẩy nhanh tiến độ trong nghiên cứu công nghệ phát triển ngành tôm (đặc biệt các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, xây dựng nhà máy chế biến tôm tại tỉnh) [4]. Triển khai và thực hiện tốt các chính sách giao, cho thuê sử dụng đất, mặt nước để nuôi tôm; chính sách về tín dụng. 3.6. Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành tôm Sắp xếp, tổ chức, củng cố, nâng cấp và mở rộng hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển ngành tôm; có chính sách khuyến khích các cơ sở nghiên cứu. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức chuyên ngành; đảm bảo quyền lợi của người lao động, có chính sách chăm lo đời sống cho công nhân để công nhân gắn bó làm việc lâu dài cho doanh nghiệp. Tổ chức tập huấn, đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn trong nuôi tôm thương phẩm để người sản xuất, doanh nghiệp tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật mới. 3.7. Huy động nguồn vốn thực hiện Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động, gắn với nguồn vốn của các chương trình, đề án, dự án đã được phê duyệt và đang triển khai để thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất tập trung. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp, đảm bảo người nuôi có đủ vốn sản xuất; huy động và sử dụng tối đa hiệu quả của các nguồn vốn đầu tư, vốn vay lãi suất thấp, vốn vay theo cơ chế ưu đãi, phát huy cao các nguồn nội lực đồng thời tạo mọi điều 72
  7. kiện để tranh thủ khai thác các yếu tố, nguồn vốn hợp pháp từ bên ngoài (bao gồm vốn của trung ương, quốc tế, vốn của các địa phương ). Xây dựng kế hoạch bố trí tăng kinh phí ngân sách hàng năm, hỗ trợ, khuyến khích phát triển công nghệ hiện đại, nhất là hỗ trợ các dự án chuyển giao công nghệ tiên tiến. Xã hội hóa nguồn vốn đầu tư vào phát triển ngành tôm. Nhu cầu sử dụng vốn ngân sách: xây mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng như kênh cấp thoát nước vùng nuôi tôm, các khu sản xuất giống tập trung, quy hoạch vùng nuôi, lưới điện, giao thông; tăng cường cho công tác khuyến ngư, nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ mới, hỗ trợ đào tạo lao động, xúc tiến thương mại, 4. Kết luận Ngành nuôi tôm công nghiệp ở tỉnh Bến Tre nói chung, huyện Thanh Phú nói riêng chưa chuyên canh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường đặt ra, hiện nay đang khắc phục bằng nhiều giải pháp đặt ra nhưng hiệu quả mang lại chưa cao.Vì vậy, cần đưa nhiều lộ trình một cách cụ thể, rõ ràng, hướng con tôm đến sản xuất bền vững đáp ứng được nhu cầu, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, người dân không sản xuất ồ ạt, nhỏ lẻ,tràn lan., Cần thực hiện đúng lộ trình, giải pháp đạt ra để con tôm ngày càng cải thiệt chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng nguồn thu nhập. Qua những giải pháp chúng tôi đề xuất như trên, hi vọng ngành nuôi tôm công nghiệp tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre sẽ có nhũng chuyển biến tích cực dự đoán sản lượng tôm sẽ được nâng cao từ 23.000 tấn (2013) có thể tăng lên khoảng 38.000 tấn trong năm 2019 mang giá trị kinh tế cao cho người dân, cũng như đóng góp vào sự phát triển GDP của toàn tỉnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Khang Việt (2013), Bí quyết thành công, kỹ thuật nuôi tôm hiệu quả, Nxb. Tri Thức [2]. Võ Văn Bé - Lê Ngọc Quân - Võ Quốc Trung (2013), Tài liệu hướng dẫn kĩ thuật nuôi tôm sú – lúa, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội [3]. Phòng NN&PTNT huyện Thạnh Phú [4]. Cổng thông tin điện tử Bến Tre, [truy cập ngày: 28/03/2019]. [5]. [truy cập ngày: 28/03/2019]. 73