Đánh giá chất lượng tín dụng trong giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá chất lượng tín dụng trong giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- danh_gia_chat_luong_tin_dung_trong_giai_doan_tai_co_cau_he_t.pdf
Nội dung text: Đánh giá chất lượng tín dụng trong giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
- HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TRONG GIAI ĐOẠN TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NCS.ThS Phan Thị Linh Trường Cao Đẳng Lương Thực – Thực phẩm Đà Nẵng anhlinh260308@gmail.com TÓM TẮT Hiện nay rủi ro tín dụng tiếp tục giảm đi nhờ các nền tảng kinh tế đã được cải thiện và hỗ trợ chính sách Nhà Nước đang thực hiện. Cho dù có những cải thiện thì sự ổn định tài chính – ngân hàng vẫn còn rất mong manh tại nhiều nước đã phát triển và một số các nước thị trường mới nổi chịu tác động mạnh của khủng hoảng. Sự ưu tiên hàng đầu của các nước này trong giai đoạn hiện nay là cải thiện sức khỏe của các hệ thống ngân hàng này để đảm bảo là kênh tín dụng hoạt động bình thường trở lại. Trong bối cảnh hệ thống tài chính – ngân hàng phần lớn các nước trên thế giới, hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn tái cơ cấu hoạt động chủ yếu vẫn đang là dịch vụ tín dụng. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này tác giả nêu thực trạng nợ xấu của ngân hàng; phân tích các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng trong hệ thống ngân hàng và các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng và làm tăng mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng. 1. Thực trạng nợ xấu của ngân hàng trong giai đoạn tái cơ cấu Nợ xấu ngân hàng là do khách hàng vay vốn và sử dụng vốn vay không hiệu quả, và nó thường phát sinh sau một chu kỳ vay vốn, thậm chí sau một thời gian dài. Nợ xấu hiện nay của các tổ chức tín dụng (TCTD) được tích lũy từ trước đây do môi trường kinh doanh xấu đi kể từ năm 2008, khách hàng vay gặp nhiều khó khăn về tài chính và hoạt động. Vì vậy, nợ xấu của hệ thống các TCTD có chiều hướng gia tăng nhanh trong thời gian gần đây. Trong bối cảnh dư nợ tín dụng không tăng từ đầu năm 2012 trở lại đây cho thấy nợ xấu phát sinh mới chủ yếu là các khoản tín dụng đã được cấp trước đây, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh. Đến ngày 31/5/2012, nợ xấu theo các TCTD báo cáo là hơn 117 ngàn tỷ đồng, chiếm 4,47% so với tổng dư nợ tín dụng. Theo kết quả giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đối với gần 1,01 triệu khách hàng vay được chọn mẫu của 57 TCTD của Việt Nam chiếm tới 90,1% tổng dư nợ tín dụng của các TCTD này, đến ngày 31/3/2012 nợ xấu của các TCTD là hơn 202 ngàn tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng. Nguồn: Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia 197
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam thấp hơn một số nước trong khu vực tại thời điểm Chính phủ phải xử lý: So với tổng dư nợ cấp tín dụng cho nền kinh tế Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu hiện nay ở mức 4,47% theo báo cáo của TCTD hay 8,6% theo kết quả giám sát vẫn thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu của một số nước trong khu vực tại thời điểm Chính phủ phải đứng ra xử lý nợ xấu, cụ thể: Hàn Quốc 17% (tháng 3/1998), Thái Lan 47,7% (tháng 5/1999), Malaysia 11,4% (tháng 9/1998), Indonesia trên 50% (năm 1999). Một số yếu tố giảm thiểu nợ xấu cho các TCTD: Mặc dù các TCTD Việt Nam có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tín dụng khá lớn 8,6% đang có chiều hướng tăng nhưng vẫn còn thấp hơn so với nhiều nước (Albania:18,8%; Latvia:17,5%; Lithuania:16,4%; Montenegro:15,5%; Romania:14,1%; Serbia:18,8%; Kazakhstan:30,8%; Tajikistan: 14,9%; Ukraine:14,7%; Pakistan:16,2%). Bản chất nợ xấu hiện nay của các TCTD có nhiều yếu tố góp phần làm giảm thiểu tổn thất, cụ thể như sau: Thứ nhất, đến cuối tháng 5/2012 các TCTD đã trích lập DPRR được 67,3 ngàn tỷ đồng, chiếm 57,18% nợ xấu. Thứ hai, phần lớn nợ xấu được bảo đảm bằng tài sản, nhờ đó TCTD có thể thu hồi được một phần hoặc toàn bộ khoản nợ xấu từ việc bán/ xử lý tài sản bảo đảm (tuy nhiên việc xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ trong thực tiễn là không dễ dàng và cần một thời gian dài). Tính đến cuối tháng 3/2012, trong tổng nợ xấu của các TCTD có 84,16% được bảo đảm bằng tài sản và 15,84% không được bảo đảm bằng tài sản. Tổng giá trị tài sản bảo đảm bằng 134,8% tổng nợ xấu. 2. Một số nguyên nhân dẫn đến chất lƣợng tín dụng suy giảm Nhóm nguyên nhân thuộc môi trường kinh doanh Kể từ cuối năm 2008, nền kinh tế chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đó là vấn đề lạm phát cao và hiện nay là suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước, do đó môi trường kinh doanh và hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Trong giai đoạn 2008-2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân 26,56% nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu bình quân 51%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng từ năm 2011 chậm lại đáng kể, đặc biệt là 5 tháng đầu năm 2012 dư nợ tín dụng không tăng nhưng nợ xấu tăng tới 45,5% do tình hình kinh doanh và tài chính của các doanh nghiệp suy giảm mạnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tổng cầu chậm lại từ năm 2011: Năm 2011, tăng trưởng kinh tế 5,89%. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tăng trưởng kinh tế ước chỉ đạt 4,38% so với cùng kỳ năm 2011 (cùng kỳ năm 2011 tăng 5,57%). Nguồn: NHNN; Tổng cục Thống kê 198
- HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" - Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng chậm, thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước: Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2011 tăng 6,8% so với năm 2010. Tính chung 06 tháng đầu năm 2012, chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, chỉ bằng 45% mức tăng 6 tháng đầu năm 2011 (9,7%). Giá trị sản xuất xây dựng trong 6 tháng đầu năm 2012 theo giá so sánh năm 1994 chỉ bằng 99,6% so với cùng kỳ năm 2011. Ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn do hoạt động đầu tư tăng chậm, thị trường bất động sản trầm lắng kéo dài. Nhiều công trình, dự án xây dựng giãn tiến độ hoặc dừng khởi công làm cho nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng không tăng cao, nhiều sản phẩm tiêu thụ khó khăn (như xi măng, sắt thép, ). - Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp: Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2011 tăng 6,2% so với năm 2010. Trong 5 tháng đầu năm 2012, chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. - Tiêu dùng cá nhân tăng chậm: Tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2011 tăng 24,2% so với năm 2010 và chỉ tăng 4,7% nếu loại trừ đi yếu tố giá. Tính chung 06 tháng đầu năm 2012, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng 6,5%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước. - Chỉ số tồn kho tăng mạnh và ở mức cao so với cùng kỳ các năm trước. Cuối năm 2011, chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 23% so với cùng kỳ năm 2010. Tại thời điểm 01/6/2012, chỉ số hàng tồn kho của ngành công nghiệp chế biến tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Điều này phản ánh khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng như sức cầu tiêu dùng của nền kinh tế đang ở mức rất yếu dẫn đến đọng vốn trong sản xuất. Nguồn: Tổng cục Thống kê, năm 2012 - Khách hàng vay của TCTD có tình hình tài chính suy giảm, kém lành mạnh hoặc kinh doanh thua lỗ. Sản xuất kinh doanh phải đối mặt với vấn đề chi phí cao, lãi suất ngân hàng cao, thiếu vốn, đồng thời tiêu thụ hàng hoá khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến điều kiện tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động tăng nhanh: Năm 2011 có 79.014 doanh nghiệp và tính từ đầu năm đến ngày 21/6/2012 có khoảng 25.250 doanh nghiệp, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2011 (23.358 doanh nghiệp bị phá sản trong 6 tháng đầu năm 2011). - Nhiều doanh nghiệp hiện nay có năng lực tài chính yếu, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, vốn chủ sở hữu nhỏ và khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trường kinh doanh hạn chế. Vì vậy, khi môi trường kinh doanh xấu đi, chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt, lãi suất tăng thì các doanh nghiệp dễ gặp khó khăn về khả năng trả nợ. Theo kết quả giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, đến cuối tháng 3/2012 trong hơn 1 triệu khách hàng được chọn mẫu khảo sát tại 57 TCTD của Việt Nam có 10.782 khách hàng có hệ số nợ/vốn chủ sở hữu từ 3 lần trở lên. 199
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Nhóm nguyên nhân chủ quan - Chính sách tín dụng của mỗi ngân hàng: Đây là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, nó có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Nếu một chính sách tín dụng của ngân hàng mang tính cạnh tranh với các NHTM khác, duy trì được khách hàng hiện tại và thu hút được các khách hàng mới thì chứng tỏ chất lượng tín dụng tại ngân hàng được đánh giá cao và ngược lại. - Công tác kiểm tra – kiểm soát nội bộ: Kiểm soát chính sách tín dụng và các thủ tục cần thiết có liên quan đến khoản vay. Đây là công tác mà bất kỳ một ngân hàng nào cũng phải tiến hành thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu đã đề ra. Để thực hiện tốt công tác này, ngân hàng cần sắp xếp một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, trung thực, đạo đức tốt làm công tác này, đồng thời có chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Có như vậy công tác tín dụng mới được thực hiện đúng qui trình nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. - Hệ thống công nghệ ngân hàng: Trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng là ngành có mức độ ứng dụng công nghệ thông tin cao. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ đáp ứng yêu cầu về độ chính xác, khối lượng giao dịch của khách hàng, tìm kiếm thông tin khách hàng, giúp ngân hàng ra quyết định và xử lý khoản vay 3. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng Nhóm giải pháp đối với các TCTD: Để từng bước xử lý nợ xấu một cách bền vững, hạn chế nợ xấu gia tăng nhằm khơi thông dòng vốn trong hệ thống các TCTD, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ vốn tích cực cho nền kinh tế, một số giải pháp sau đây cần được thực hiện: - Mở rộng quy mô hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam: Bao gồm, mở rộng quy mô khách hàng (đa dạng hóa đối tượng khách hàng, chính sách chăm sóc đối với từng đối tượng khách hàng); Chính sách sản phẩm, dịch vụ tín dụng của ngân hàng (đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ tín dụng; phát triển mạng lưới kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ tín dụng; nâng cao hoạt động marketing). - Hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng tín dụng: Bao gồm, hoàn thiện qui trình tín dụng; hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng theo thông lệ quốc tế; nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; hoàn thiện chính sách về tài sản đảm bảo; xây dựng hệ thống thông tin tín dụng. - Xây dựng chính sách đầu tư nguồn lực cho ngân hàng phù hợp với xu thế hội nhập. - Ngân hàng chủ động phối hợp với khách hàng vay để cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ và xem xét giảm lãi suất một cách hợp lý cho khách hàng có khó khăn tài chính tạm thời, có chiều hướng cải thiện sản xuất kinh doanh tích cực, được đánh giá có khả năng trả nợ theo thời gian cơ cấu lại nợ. - Ngân hàng tăng cường trích lập, sử dụng dự phong rủi ro (DPRR) để xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ bán, xử lý các tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu để thu hồi vốn. - NHNN rà soát, hoàn thiện các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng DPRR phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam, đồng thời nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp tín dụng và an toàn hoạt động ngân hàng. - Tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát ngân hàng để bảo đảm các TCTD tuân thủ đúng các quy định về hoạt động ngân hàng, đặc biệt là quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập DPRR và quy định về an toàn hoạt động tín dụng. 200
- HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" - Thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển thông qua ban hành và triển khai có hiệu quả các quy định, chính sách về mua bán nợ. Một số giải pháp hỗ trợ khác cần triển khai bao gồm: Các Bộ, ngành triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường theo Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ, trong đó bên cạnh các giải pháp miễn, giảm thuế, giãn thời hạn nộp thuế cần có giải pháp hữu hiệu đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng hóa, giảm lượng hàng tồn kho và kích thích đầu tư, tiêu dùng trong nước. NHNN tích cực phối hợp với các Bộ, ngành phân tích, đánh giá hoạt động của các ngành, lĩnh vực để xây dựng, triển khai các chương trình tín dụng phù hợp, nhờ đó đẩy nhanh tiến độ giải phóng hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bộ Tài chính chủ trì tổ chức triển khai có hiệu quả Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg ngày 10/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn NHTM; Trường hợp cần thiết, xem xét, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung các điều kiện, thủ tục bảo lãnh theo Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn ngân hàng. Tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp sắp xếp, đổi mới và cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước gắn với việc xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp này. Các Bộ, ngành và địa phương có giải pháp khẩn trương hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi nhanh, quản lý chặt chẽ và bảo đảm thị trường này phát triển lành mạnh. Tóm lại, với việc thực hiện tốt các nhóm giải pháp nêu trên sẽ góp phần làm tăng chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng sẽ được giảm thiểu, đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trong và sau giai đoạn tái cơ cấu. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] TS Nguyễn Đình Cung (2013). Thực trạng kinh tế hiện nay và yêu cầu tái cơ cấu kinh tế. [2] Tạp chí Khoa học & Đào tạo ngân hàng số 142 tháng 3 và số 143 tháng 4 năm 2014. [3] Nguyễn hữu Nghĩa (2012). Thực trạng nợ xấu của các TCTD Việt Nam hiện nay. [4] Ngân hàng Nhà nước: Thông tư quy định về hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng, năm 2014. [5] GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn (2013). Kinh tế Việt Nam năm 2012 và vấn đề của năm 2013. [6] Các trang Website: www.gso.gov.vn; www.sbv.gov.vn 201