Đánh giá hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 – 2013, định hướng và giải pháp thực hiện năm 2014

pdf 16 trang Gia Huy 23/05/2022 1860
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 – 2013, định hướng và giải pháp thực hiện năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hoat_dong_ngan_hang_tren_dia_ban_tinh_thai_nguyen_g.pdf

Nội dung text: Đánh giá hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 – 2013, định hướng và giải pháp thực hiện năm 2014

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2009 – 2013, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NĂM 2014 TS. Vũ Thị Hậu, Ths. Phạm Xuân Thủy Khoa Ngân hàng Tài chính, Đại học KT & QTKD TÓM TẮT Nhận thức rõ được vai trò của hệ thống ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương nói riêng và quốc gia nói chung, bài viết này tập trung phản ánh và đánh giá tình hình hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn năm 2009-2013. Trên cơ sở đó trình bày định hướng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp năm 2014 góp phần thực hiện nhiệm vụ ngành Ngân hàng và chương trình phát triển kinh tế - xã hội do Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên đề ra, đặc biệt là vấn đề “chuyển dịch cơ cấu công nghiệp”. Từ khóa: Ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại, chính sách lãi suất, lãi suất huy động, lãi suất cho vay, doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1. Giới thiệu về hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên luôn có ý thức chấp hành nghiêm túc các quy định về mạng lưới hoạt động ngân hàng thương mại (NHTM) theo Quyết định số 13/2008/QĐ- NHNN ngày 29/04/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013 của NHNN nhằm tăng cường công tác huy động vốn và mở rộng hoạt động cho vay; từ đó tạo ra sức cạnh tranh thúc đẩy thị trường tiền tệ và kinh doanh ngân hàng phát triển, đồng thời tạo cơ hội cho khách hàng lựa chọn đơn vị có sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho mình. Tính đến 31/12/2009 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có: 08 chi nhánh NHTM cấp I (05 chi nhánh NHTM nhà nước và 03 chi nhánh NHTM cổ phần); 10 chi nhánh NHTM cấp II (trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên); 51 phòng giao dịch; 10 điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm (trực thuộc các chi nhánh NHTM nhà nước); 01 chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội cấp I; 01 chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Kạn – Thái Nguyên, trụ sở chính đặt tại Thái Nguyên, 01 đơn vị phụ thuộc đặt trụ sở tại tỉnh Bắc Kạn; 02 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được thành lập và hoạt động tại 02 huyện (Phổ Yên và Phú Lương) tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên đến thời điểm 31/12/2013 số lượng ngân hàng và tổ chức tín dụng khác đã gia tăng, cụ thể: - Ngân hàng thương mại Nhà nước: 06 chi nhánh (NHTM cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên, NHTM cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Lưu Xá, NHTM cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Sông Công, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên, NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên). - Ngân hàng thương mại cổ phần chi nhánh Thái Nguyên: 11 chi nhánh cấp I (NHTM cổ phần Quốc tế, NHTM cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng, NHTM cổ phần An Bình, NHTM cổ phần Kỹ Thương, NHTM cổ phần Quân Đội, NHTM cổ phần Á Châu, NHTM cổ phần Hàng Hải, NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín, NHTM cổ phần Đông Á, NHTM cổ phần Nam Việt, NHTM cổ phần Đông Nam Á). - Ngân hàng chính sách xã hội: 01 chi nhánh và 08 phòng giao dịch trực thuộc tại các huyện, thị xã trong tỉnh. 126
  2. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" - Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Kạn – Thái Nguyên: 01 chi nhánh và 01 phòng giao dịch phụ thuộc đặt trụ sở tại tỉnh Bắc Kạn. - Phòng giao dịch: 62 phòng giao dịch trực thuộc các chi nhánh NHTM có trụ sở tại tỉnh Thái Nguyên đang hoạt động; 02 phòng giao dịch đã có văn bản xác nhận đăng ký của Ngân hàng Nhà nước đang hoàn thiện các thủ tục để khai trương hoạt động (NHTM cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Lưu Xá- Phòng giao dịch Gia Sàng, NHTM cổ phần Quân Đội chi nhánh Thái Nguyên – Phòng giao dịch Phổ Yên); 05 Quỹ tiết kiệm. - 02 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đặt tại huyện Phổ yên và huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. - 01 Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên chi nhánh Sông Công, Thái Nguyên. - 02 Chi nhánh NHTM cổ phần đã được NHNN có văn bản chấp thuận đặt trụ sở tại tỉnh Thái Nguyên (NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển chi nhánh Nam Thái Nguyên và NHTM cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, dự kiến khai trương trong năm 2014). - 01 Chi nhánh NHTM cổ phần Phương Đông đã được NHNN chấp thuận mở chi nhánh tại Thái Nguyên, hiện đang trình Thống đốc NHNN chấp thuận. 2. Bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2009 – 2013 Năm 2009, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến kinh tế nhiều nước, trong đó có Việt Nam; Chính phủ và Ngân hàng trung ương các nước tiếp tục đưa ra các gói giải pháp, nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa nhằm ngăn chặn khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Từ tháng 4/2009 một số nước đã phần nào ngăn chặn được đà suy giảm, song vẫn còn một số nền kinh tế lớn trên thế giới chưa ngăn được, tỷ lệ thất nghiệp tăng; nợ xấu của hệ thống tài chính – ngân hàng tăng dẫn đến nhiều ngân hàng phải đóng cửa xin bảo hộ phá sản, sáp nhập và giải thể vẫn tiếp tục tăng; thương mại và đầu tư quốc tế giảm; biến động giá các hàng hóa và ngoại tệ mạnh trên thế giới diễn biến bất thường không theo đúng quy luật. Do đó gây ảnh hưởng lớn đến việc điều hành chính sách tiền tệ của các nước trên thế giới. Trước tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đến các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị; Nghị quyết của Quốc hội; Chính phủ đã triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 và Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 09/01/2009; trên cơ sở đó Thống đốc NHNN đã ban hành Kế hoạch hành động năm 2009 với 9 nội dung trọng tâm là: (i) Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, tỷ giá linh hoạt, thận trọng, phù hợp với mục tiêu kích cầu, khuyến khích sản xuất, xuất khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống; (ii) Mở rộng tín dụng hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật, áp dụng lãi suất hợp lý, xử lý các vướng mắc về trả nợ vay và tiếp cận tín dụng của tổ chức, cá nhân; (iii) Tổ chức thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất và huy động nguồn vốn cho các dự án kích cầu đầu tư; (iv) Tiếp tục đổi mới chính sách và mở rộng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; (v) Tăng cường thanh tra, giám sát và và bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng; (vi) Nâng cao chất lượng công tác thống kê, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô, tiền tệ; (vii) Nâng cao chất lượng và mở rộng thanh toán không dung tiền mặt; phát triển và đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng hiện đại; (viii) Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng; (ix) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trong hệ thống ngân hàng. 127
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Năm 2010, kinh tế thế giới phục hồi nhưng không đồng đều giữa các khu vực, trong đó tăng trưởng chủ yếu ở một số nước mới nổi. Lạm phát các nước này có xu hướng tăng cao khiến các ngân hàng trung ướng điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt; ở các nước phát triển lạm phát ở mức thấp, ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng để kích thích nền kinh tế. Trong nước, nhìn chung kinh tế phục hồi khá nhanh, GDP tăng 6,78%; tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến nền kinh tế trong nước như cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, thiếu tính bền vững; cơ sở hạ tầng còn yếu kém; hiệu quả đầu tư thấp; nhập siêu còn lớn, bội chi ngân sách ở mức cao so với dự kiến. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng bị ảnh hướng tác động của các yếu tố trên và dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, nhưng nhìn chung kinh tế vẫn tăng trưởng cao hơn bình quân cả nước (GDP tăng khoảng 11%), các chỉ tiêu cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra, cụ thể: tổng sản phẩm xã hội ước đạt 19.816 tỷ đồng (tính theo giá thực tế), trong đó: khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 41,45%; dịch vụ chiếm 36,73%, nông lâm nghiệp thủy sản chiếm 21,73%; GDP bình quân đầu người tăng 3 triệu/người so với năm 2009; tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,19% so với năm 2009 còn 10,8% Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; văn hóa xã hội đạt được nhiều tiến bộ; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Năm 2011, kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, khủng hoảng nợ công ở Châu Âu tiếp tục diễn biến phức tạp. Thị trường tài chính thế giới biến động, giá vàng tăng đột biến, thị trường chứng khoán suy giảm. Kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn những tháng đầu năm, lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô tiềm ẩn rủi ro bất ổn. Thực hiện các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên đối với các ngành và địa phương trong tỉnh nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ. Hệ thống ngân hàng trên địa bàn đã kịp thời triển khai thực hiện đồng bộ có hiệu quả các giải pháp của UBND tỉnh và của NHNN Việt Nam về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; đảm bảo hoạt động ngân hàng trên địa bàn ổn định, an toàn, hiệu quả và bền vững, góp phần quan trọng để đạt được một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của địa phương Thái Nguyên. Năm 2012, tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tiếp tục gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Hầu hết các khu vực trên thế giới đều tăng trưởng chậm lại, lạm phát ở mức thấp, thị trường tài chính tiếp tục biến động do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu. Kinh tế trong nước, nhất là những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sụt giảm, hiệu quả kinh tế thấp, hàng tồn kho chưa tiêu thụ được ở mức cao, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ đã phải giải thể, phá sản, thị trường bất động sản trầm lắng, hoạt động ngân hàng có nhiều khó khăn. Năm 2013, những diễn biến bất lợi của kinh tế toán cầu đã tác động không tốt đến tình hình kinh tế, tài chính, tiền tệ trong nước. Tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại, thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng hóa tồn kho ở mức cao, sức mua của dân cư giảm, thị trường bất động sản đóng băng, các cân đối vĩ mô chưa đảm bảo, hoạt động đầu tư, thương mại, sản xuất kinh doanh đình trệ, hiệu quả kinh doanh thấp, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ đã thua hẹp quy mô, tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể, phá sản. Ngành ngân hàng không nằm ngoài những khó khăn, thách thức đó. Thực hiện các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của NHNN Việt Nam, bám sát các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội mà Hội đồng Nhân dân đề ra, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hoạt động ổn định, an toàn, góp phần tích cực thực hiện các chính sách tiền tệ của NHNN, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2009 – 2013 của cả nước nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng. 128
  4. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" 3. Tình hình hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2013 3.1. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về chính sách tiền tệ, tín dụng ngân hàng Hàng năm, NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên thường xuyên bám sát chỉ đạo điều hành của Thống đốc NHNN Việt Nam đồng thời giám sát hệ thống ngân hàng trên địa bàn thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các giải pháp về tiền tệ, tín dụng, cụ thể; Năm 2009: Thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất, gắn với tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 06/2008/CT-NHNN ngày 31/12/2008 của Thống đốc NHNN về việc thực hiện các giải pháp nhằm góp phần thúc đầy sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa; Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 22/05/2009 của Thống đốc NHNN về một số biện pháp đảm bảo an toàn, hiệu quả kinh doanh của tổ chức tín dụng, đưa hoạt động ngân hàng đảm bảo an toàn - ổn định. Năm 2010: Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động – linh hoạt và thận trọng; thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất theo chỉ đạo của Chính phủ và triển khai thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06/04/2010 của Chính phủ về các giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm 2010 và triển khai thực hiện Thông tư số 12/2010/TT – NHNN ngày 14/04/2010 của NHNN hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận. Năm 2011: Thực hiện các giải pháp về chính sách tiền tệ, tỷ giá và ngoại hối theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ; Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/03/2011 về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội; Thực hiện Chương trình hành động số 302/CTr-UBND ngày 14/03/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên và Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 16/03/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết số 11. Trên cơ sở đó, NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các NHTM giảm tỷ trọng dự nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất để tập trung vốn cho vay sản xuất kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Năm 2012: Tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp về điều hành hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012; Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/02/2012 của NHNN Việt Nam về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2012; Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/05/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường; Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 09/11/2012 của NHNN Việt Nam về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng trong những tháng cuối năm 2012 và những tháng đầu năm 2013 tới các NHTM trên địa bàn. Năm 2013: Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 31/01/2013 của Thống đốc NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2013, Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 18/07/2013 của Thống đốc NHNN về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng những tháng cuối năm 2013, Chỉ thị 04/CT – NHNN ngày 17/09/2013 của NHNN Việt Nam về việc phân loại nợ đối với nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xử lý nợ xấu. Thông báo số 207/TB – NHNN ngày 02/07/2013 của NHNN Việt Nam về ý kiến chỉ đạo của Thống đốc NHNN Việt Nam tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng 6 tháng cuối năm 2013, Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 29/01/2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên về Kế hoạch phân công chỉ đạo, điều hành và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013. 129
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 3.2. Thực hiện các quy định về quản lý ngoại hối và thị trường vàng * Quản lý ngoại hối: NHNN đã yêu cầu các NHTM trên địa bàn ấn định tỷ giá mua, bán của Việt Nam đồng đối với đô la Mỹ theo đúng quy định tại Quyết định số 230/QĐ – NHNN ngày 11/02/2011 của NHNN và áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro cần thiết trong kinh doanh ngoại tệ; chủ động bán ngoại tệ đáp ứng các nhu cầu hợp pháp như công tác, học tập, chữa bệnh của cá nhân theo các quy định của pháp luật; chỉ đạo các ngân hàng áp dụng mức lãi suất huy động tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân và cho vay bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đối với khách hang vay là người cư trú theo Thông tư số 37/2012-NHNN ngày 28/12/2012 của NHNN; triển khai Thông tư số 12/2012/TT-NHNN ngày 27/04/2012 của NHNN Việt Nam về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/04/2011 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng tới các tổ chức tín dụng trên địa bàn, yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc và báo cáo theo quy định. * Quản lý thị trường vàng: Thực hiện sự chỉ đạo của NHNN Việt Nam theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/04/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Thông tư 16/2012/TT-NHNN của NHNN ngày 25/05/2012 hướng dẫn một số điều của Nghị định 24, NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã kiểm tra, rà soát điều kiện của 07 đơn vị đã được NHNN Việt Nam cấp phép kinh doanh mua, bán vàng miếng trên địa bàn (bao gồm: NHTM cổ phần Đông Á chi nhánh Thái Nguyên, NHTM cổ phần Sài Gòn Thương tín chi nhánh Thái Nguyên, NHTM cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên, NHTM cổ phần Á Châu chi nhánh Thái Nguyên, NHTM cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Thái Nguyên, CTCP tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI- chi nhánh DOJI tại Thái Nguyên 02 địa điểm); thực hiện niêm yết công khai các địa điểm giao dịch kinh doanh mua bán vàng miếng, đăng tải thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các điểm được phép kinh doanh mua, bán vàng miếng để người dân thuận tiện trong giao dịch mua, bán vàng miếng. Năm 2013, NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã xem xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ cho 03 doanh nghiệp trên địa bàn đáp ứng các yêu cầu về pháp lý (bao gồm: Công ty TNHH dịch vụ thương mại Công Minh; Doanh nghiệp tư nhân vàng bạc Thủy Vân; Công ty TNHH vàng bạc đá quý Quý Tùng). Doanh số mua đạt 62.792 lượng vàng, giá trị tương đương 2.665 tỷ đồng; doanh số bán 59.549 lượng vàng, giá trị tương đương 2.527 tỷ đồng. Sau khi NHNN Việt Nam tổ chức các phiên đấu thầu vàng miếng để can thiệp thị trường, nhìn chung thị trường vàng tại Thái Nguyên đã đi vào ổn định, hoạt động mua bán vàng miếng diễn ra thông suốt phục vụ tốt cho nhu cầu của người dân. Về cơ bản, quản lý thị trường vàng theo quy định của Nghị định 24 bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan như: việc huy động và cho vay bằng vàng của các tổ chức tín dụng đã chấm dứt, loại bỏ rủi ro liên quan đến vàng ra khỏi hoạt động của tổ chức tín dụng, chấm dứt tình trạng “vàng hóa” góp phần vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. 3.3. Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng Hàng năm, căn cứ vào chương trình công tác của Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã hoàn thành chương trình công tác và kế hoạch thanh tra đối với các đơn vị thành viên là các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác. Nội dung thanh tra kiểm tra tập trung vào lĩnh vực về chấp hành lãi suất huy động, lãi suất cho vay, thu phí cho vay, tín dụng, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, quản lý tài chính, kinh doanh vàng miếng, điều kiện lắp đặt máy ATM, điều kiện khai trương phòng giao dịch Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động ngân hàng trên địa bàn đã góp phần chấn chỉnh kịp thời sai phạm về các mặt 130
  6. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" nghiệp vụ, ngăn ngừa các tiêu cực phát sinh. Kết quả thanh tra, kiểm tra cho thấy về cơ bản các đơn vị chấp hành đúng quy định của pháp luật và của ngành Ngân hàng. Năm 2009: NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành thanh tra 12 cuộc theo Kế hoạch số 25/KH-TTr3.m ngày 19/03/2009; Kế hoạch số 227/KH-NHNN.m ngày 04/06/2009 về kế hoạch kiểm tra- thanh tra các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất, chấp hành chế độ quản lý ngoại hối và an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, trong đó xác định nhiệm vụ kiểm tra – thanh tra hoạt động cho vay hỗ trợ lãi suất là nhiệm vụ trọng tâm trong cả năm 2009, cụ thể: -Tiến hành 02 cuộc thanh tra theo kế hoạch năm 2009, trong đó có nội dung trọng tâm là kiểm tra việc hỗ trợ lãi suất đối với 02 chi nhánh NHTM cổ phần (gồm: NHTM cổ phần Quốc tế và NHTM cổ phần Kỹ thương); - Kiểm tra hỗ trợ lãi suất theo kế hoạch số 25/KH-TTr3.m được 03 cuộc (gồm: NHTMCP Công thương Thái Nguyên, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên, NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chi nhánh Thái Nguyên); - Kiểm tra hỗ trợ lãi suất theo kế hoạch số 25/KH-TTr3.m và kế hoạch số 227/KH-TTr3.m được 04 cuộc (gồm: NHTM cổ phần Công thương Lưu Xá, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị xã Sông Công, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Định Hóa, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Võ Nhai). - Thanh tra cho vay lãi suất thỏa thuận theo kế hoạch số 412/KH-NHNN.m và hỗ trợ lãi suất theo kế hoạch số 25/KH-TTr3.m (đợt 1 +2) được 03 cuộc (gồm: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên, NHTM cổ phần Công thương Sông Công, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Thái Nguyên). Kết thúc các cuộc thanh tra, kiểm tra năm 2009 đã có 47 kiến nghị, trong đó kiến nghị về công tác tín dụng bão lãnh là 12 và hỗ trợ lãi suất là 35. Năm 2010: Thanh tra trực tiếp tại 06 đơn vị (Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Kạn – Thái Nguyên, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, NHTM cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Thái Nguyên, NHTM cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Thái Nguyên, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Bình, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đồng Hỷ). Nội dung thanh tra tập trung chủ yếu vào việc chấp hành cơ chế hỗ trợ lãi suất theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chấp hành quy chế tín dụng và quản lý tài chính. Kết quả sau thanh tra đã có 21 kiến nghị (trong đó: kiến nghị về công tác tín dụng là 18, về công tác tài chính là 03) và yêu cầu Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Kạn – Thái Nguyên báo cáo Ngân hàng Phát triển Việt Nam để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ về khoản tiền đã hỗ trợ lãi suất không đúng cho khách hàng. Năm 2011: Thanh tra 09 chi nhánh NHTM trên địa bàn, nội dung thanh tra về chất lượng tín dụng, cho vay hỗ trợ lãi suất và cho vay lĩnh vực phi sản xuất. Đã tổ chức kiểm tra được 27 cuộc, nội dung kiểm tra toàn diện hoạt động của các ngân hàng (bao gồm: kiểm tra điều kiện khai trương, kiểm tra an toàn các máy rút tiền tự động ATM ). Qua thanh tra đã có 29 kiến nghị yêu cầu các đơn vị chỉnh sửa và khắc phục sai phạm sau thanh tra. Năm 2011, NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân và doanh nghiệp về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn. Năm 2012: Tiến hành tổng số 16 cuộc thanh tra, kiểm tra tại 11 chi nhánh NHTM, 02 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, 01 tổ chức tài chính quy mô nhỏ và 01 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trên địa bàn theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra của chi nhánh và phối hợp thanh tra của NHNN chi nhánh thành phố Hà Nội và NHNN chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, nội dung thanh tra về hoạt động huy động vốn, cấp tín dụng, thu phí cho vay và hoạt động ngoại hối. Qua thanh tra đã có 131
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 190 kiến nghị (bao gồm các kiến nghị về hoạt động huy động vốn, cấp tín dụng, hạch toán kế toán, hoạt động ngoại hối ) yêu cầu các đơn vị chỉnh sửa và khắc phục kiến nghị sau thanh tra. Xử phạt vi phạm về đăng ký vay, trả nợ nước ngoài vượt thời gian quy định đối với Công ty TNHH WIHA Việt Nam, số tiền xử phạt vi phạm hành chính 15 triệu đồng, nộp Kho bạc Nhà nước. Năm 2013: Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra đã thực hiện là 16 cuộc; đối tượng thanh tra, kiểm tra bao gồm các chi nhánh NHTM, 02 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, 01 Công ty Vàng bạc Đá quý. Nội dung thanh tra kiểm tra tập trung vào lĩnh vực chấp hành lãi suất huy động, lãi suất cho vay, thu phí cho vay, tín dụng, phân loại nợ, quản lý tài chính Ngoài ra, tổ chức 22 cuộc kiểm tra đột xuất về điều kiện lắp đặt máy ATM, điều kiện khai trương phòng giao dịch, hoạt động tín dụng, lãi suất tiền vay. Qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, thanh tra giám sát NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã đưa ra 460 kiến nghị (bao gồm các kiến nghị về hoạt động huy động vốn, hoạt động cấp tín dụng, hạch toán kế toán, thu chi tài chính, hoạt động ngoại hối, kinh doanh vàng miếng ) và yêu cầu các đơn vị chỉnh sửa, khắc phục, kiến nghị sau thanh tra, thực hiện báo cáo theo đúng quy định. 3.4. Kết quả hoạt động tín dụng 3.4.1. Về nguồn vốn Tổng nguồn vốn toàn địa bàn Thái Nguyên tính đến 31/12/2009 đạt 10.432 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn vốn cân đối từ Trung ương: 1.061 tỷ đồng và nguồn vốn cân đối từ ngân sách địa phương: 6 tỷ đồng): (i) Nguồn vốn huy động đạt 8.007 tỷ đồng (bao gồm Việt Nam đồng và ngoại tệ đã quy đổi) tăng 21,45% so với 31/12/2008; trong đó: các NHTM Nhà nước đạt 6.852 tỷ đồng, chiếm 85,58%; chi nhánh NHTM cổ phần và các phòng giao dịch 1.150 tỷ đồng, chiếm 14,36%; Ngân hàng Chính sách Xã hội 4,0 tỷ đồng, chiếm 0,05%; Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đạt 1,0 tỷ đồng, chiếm 0,01%; (ii) Nguồn vốn Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Kạn – Thái Nguyên đạt 1.358 tỷ đồng, giảm 8,06% so với 31/12/2008; (iii) Nguồn vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội nhận điều hoà từ Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam và nhận của tỉnh để cho vay đạt 1.067 tỷ đồng, tăng 29,03% so với 31/12/2008; trong đó nguồn vốn cân đối từ Trung ương là 1.061 tỷ đồng và nguồn vốn cân đối từ ngân sách tỉnh là 6 tỷ đồng. Bảng 1. Tổng nguồn vốn toàn địa bàn Thái Nguyên, giai đoạn 2009-2013 (Đơn vị: Tỷ đồng) 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 1. Nguồn vốn huy động của các 8.007 10.505 13.750 16.361 19.834 NHTM, NHCSXH, QTDNDCS 2. Nguồn vốn NH Phát triển khu 1.358 - 56 23 3 vực Bắc Kạn – Thái Nguyên 3. Nguồn vốn nhận điều hòa từ 1.067 - - - - NHCSXH Việt Nam và của tỉnh 4. Nguồn vốn thuộc Tổ chức tài chính vi mô TNHH Tình thương - - - 10,4 15 chi nhánh Sông Công Tổng cộng 10.432 10.505 13.806 16.394,4 19.852 Nguồn: NHNN Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên Tính đến 31/12/2013, nguồn vốn toàn địa bàn Thái Nguyên đạt 19.852 tỷ đồng, tăng 90,29% so với 31/12/2009 và tăng 21,09% so với 31/12/2012, trong đó: (i) nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng đạt 19.834 tỷ đồng, tăng 147,71% so với 31/12/2009 và tăng 21,23% so với 132
  8. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" 31/12/2012; (ii) nguồn vốn Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Kạn – Thái Nguyên đạt 3 tỷ đồng, giảm 99,78% so với 31/12/2009 và giảm 86,96% so với 31/12/2012; (iii) nguồn vốn thuộc tổ chức tài chính vi mô TNHH chi nhánh Sông Công đạt 15 tỷ đồng, tăng 44,23% so với 31/12/2012. 3.4.2. Dư nợ tín dụng đối với phát triển kinh tế Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, dân cư và chỉ đạo sát sao của NHNN Việt Nam về hoạt động tín dụng; tập trung mở rộng cho vay đối với các dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả thuộc các thành phần kinh tế, hỗ trợ và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ, thương mại – nông, lâm nghiệp; đồng thời bảo đảm nguyên tắc nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng phù hợp với khả năng nguồn vốn huy động, kiểm soát được rủi ro và an toàn của hệ thống. Tính đến 31/12/2013, tổng dư nợ chung toàn địa bàn đạt 29.611 tỷ đồng, tăng 93,83% so với 31/12/2009 và tăng 8,90% so với 31/12/2012, trong đó: (i) Nhóm NHTM, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đạt 23.056 tỷ đồng, tăng 119,66% so với 31/12/2009, tăng 12,45% so với 31/12/2012; nợ xấu từ nhóm 3-5 đã được trích lập dự phòng rủi ro đến 31/12/2013 là 315 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,37%/tổng dư nợ; (ii) Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Kạn – Thái Nguyên 6.521 tỷ đồng, tăng 36,39% so với 31/12/2009, giảm 2,12% so với 31/12/2012; nợ quá hạn đến 31/12/2013 là 247 tỷ đồng; chiếm 3,79% trong tổng dư nợ của Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Kạn – Thái Nguyên; (iii) Dư nợ cho vay của tổ chức tài chính vi mô TNHH Tình thương chi nhánh Sông Công đối với hội viên đạt 34 tỷ đồng, tăng 28,79% so với 31/12/2012. Bảng 2. Dư nợ tín dụng đối với phát triển kinh tế, giai đoạn 2009-2013 (Đơn vị: Tỷ đồng) 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 1.Nhóm các NHTM, 10.496 13.802,5 17.626 20.503 23.056 NHCSXH, QTDND cơ sở Trong đó: Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,36 1,06 0,97% 0,99 1,37 2.Ngân hàng Phát triển khu 4.781 5.649 6.818 6.662 6.521 vực Bắc Kạn – Thái Nguyên Trong đó: Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,06 2,3 20,71 2,57 3,79 3.Tổ chức tài chính vi mô TNHH Tình thương chi nhánh - - - 26,4 34 Sông Công Tổng cộng 15.277 19.452 24.444 27.191 29.611 Nguồn: NHNN Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên Dư nợ cho vay tính đến 31/12/2013 phân theo các mức lãi suất bao gồm: (i) lãi suất cho vay đến 9%: 12.652 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 42,73%/tổng dư nợ cho vay; (ii) lãi suất cho vay từ 9 – 13%: 15815 tỷ đồng; chiếm tỷ trọng 53,41%/tổng dư nợ cho vay; (iii) lãi suất cho vay từ 13-15%: 974 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,29%/tổng dư nợ; (iv) lãi suất cho vay trên 15%: 170 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,57%/tổng dư nợ cho vay. Dư nợ đã được cơ cấu lại nợ theo Quyết định số 780/QĐ- NHNN ngày 23/04/2012 của NHNN Việt Nam về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ đến 31/12/2013 là 504 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,7%/tổng dư nợ. Nợ xấu theo dõi ngoại bảng đến 31/12/2013 là 144 tỷ đồng. Nợ xấu đã bán cho công ty mua bán nợ là 24 tỷ đồng của NHTM cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên. 133
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 3.4.3. Tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Nghị định 41) và Thông tư số 14/2010/TT- NHNN ngày 14/06/2010 của NHNN Việt Nam hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định 41 (Thông tư 14); các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã triển khai đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa trên phạm vi toàn tỉnh; việc đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã thu hút sự tham gia của các tổ chức tín dụng. Kết quả hoạt động tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên toàn địa bàn giai đoạn 2009 - 2013 cho thấy quy mô tín dụng gia tăng (năm 2010 là 3.527,7 tỷ đồng, năm 2011 là 4.566, năm 2012 là 4.353, năm 2013 là 5.623 tỷ đồng) đồng thời chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt, tỷ lệ nợ xấu (nợ từ nhóm 3 – 5) đều ở mức chấp nhận được, năm 2010 là 0,32%, năm 2011 là 1,23%, năm 2012 là 0,94%. Bảng 3. Tình hình hoạt động tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Đơn vị: Tỷ đồng) STT Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 1 Dư nợ cho vay 3.527,7 4.566 4.353 5.623 1.1 Dư nợ ngắn hạn 1.993,9 1.826 1.719 2.173 1.2 Dư nợ trung, dài hạn 1.533,8 2.740 2.634 3.450 3 Doanh số cho vay lũy kế từ đầu năm 2.709,3 1.843 4.293 5.019 4 Doanh số thu nợ lũy kế từ đầu năm 2.017,5 1.998 4.445 3.784 5 Số khách hàng còn dư nợ 97.478 106.717 116.923 125.663 Nguồn: NHNN Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên Ngày 16/10/2013, NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị định 41 và Thông tư 14 trên địa bàn. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có 35 xã điểm xây dựng nông thôn mới; việc đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng miền, cơ giới hóa nông nghiệp, duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống. Kết quả dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2013 đạt 5.623 tỷ đồng, số tuyệt đối tăng 1.271 tỷ đồng tương ứng 29,20% so với 31/12/2012 với 125.663 khách hàng còn dư nợ, chiếm tỷ trọng 18,99%/tổng dư nợ (trong đó: ngắn hạn đạt 2.173 tỷ đồng; trung, dài hạn đạt 3.450 tỷ đồng); doanh số cho vay lũy kế từ đầu năm đạt 5.019 tỷ đồng; doanh số thu nợ lũy kế từ đầu năm đạt 3.784 tỷ đồng. 3.4.4. Xử lý nợ xấu Bám sát chỉ đạo của Chính phủ tại Quyết định 843/QĐ-TTg ngày 31/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng”. NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 01/08/2013 về triển khai thực hiện Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Nguyên phối hợp với các Sở, ban, ngành tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2408/QĐ-UBND ngày 15/11/2013 về việc Ban hành phương án xử lý nợ xấu và các giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tư, thương mại, tiêu dùng và phát triển thị trường thuộc phạm vi quản lý nhà nước của địa phương. Mục tiêu tổng quát của phương án là tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng 134
  10. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" với lãi suất hợp lý, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô; cải thiện thanh khoản và nâng cao sự an toàn, lành mạnh, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ. Phấn đấu đến cuối năm 2015 xử lý được cơ bản số nợ xấu hiện nay, kiểm soát có hiệu quả và nâng cao chất lượng tín dụng để góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, giai đoạn 2011-2015, đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống các tổ chức tín dụng đến năm 2020, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng về vốn và dịch vụ ngân hàng cho phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trong toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn phương án xử lý nợ xấu theo Quyết định 2408 đồng thời chỉ đạo thực hiện phân loại nợ đối với nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xử lý nợ xấu theo quy định tại Chỉ thị số 04/CT-NHNN ngày 17/09/2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam để có giải pháp xử lý nợ xấu theo đúng lộ trình đã đặt ra. Nợ xấu cần sớm xử lý như khoản nợ tương đương khoảng 75 tỷ đồng là Dự án đầu tư xưởng sản xuất động cơ xăng nhỏ IM 350 được tài trợ bằng nguồn vốn ODA từ Chính phủ ITALIA theo hợp đồng giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Nhà máy Diezel Sông Công năm 1992; đến năm 1998 Hội sở chính BIDV đã bàn giam và uỷ quyền cho BIDV Thái Nguyên tiếp nhận để đôn đốc thu nợ. Tuy nhiên, BIDV Thái Nguyên đã sử dụng nhiều biện pháp để đôn đốc thu nợ nhưng không có kết quả, nguyên nhân là do dự án hoạt động không hiệu quả nên không có nguồn để trả nợ. 3.5. Dịch vụ thanh toán nền kinh tế * Trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN theo Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ Thực hiện Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 theo Quyết định phê duyệt số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 20/2007/CT – TTg ngày 24/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị 20); Chỉ thị số 05/2007/CT-NHNN ngày 11/10/2007 của Thống đốc NHNN; Chỉ thị số 19/2007/CT-UBND ngày 10/12/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tiếp tục mở rộng nâng cấp, hướng dẫn các dịch vụ, bố trí hợp lý mạng lưới máy ATM rút tiền tự động và các điểm chấp nhận thẻ (POS); cung cấp các phương tiện thanh toán và các tiện ích phục vụ cho việc trả lương qua tài khoản một cách tích cực và hiệu quả, mở rộng cho các đối tượng khác ngoài quy định của Chỉ thị 20; Nghị định 101/2012/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt; Quyết định 1131/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ngày 30/05/2012 về xây dựng kế hoạch triển khai Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011 – 2015 . Việc ban hành Chỉ thị 20 là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần cải tiến công tác chi NSNN của Kho bạc Nhà nước, là tiền đề thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt góp phần giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, giúp phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế, đồng thời tăng cường sự quản lý nhà nước theo hướng minh bạch hóa đối với các chi tiêu tài chính từ ngân sách và vốn nhà nước. Theo đó, NHNN thường xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên địa bàn Thái Nguyên nỗ lực thực hiện Chỉ thị 20. Trong đó, chú trọng các biện pháp nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm, dịch vụ, nhân sự, thiết bị kỹ thuật; tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, xử lý các ý kiến phản hồi từ phía khách hàng, khai thác tốt các khả năng cung ứng dịch vụ trả lương qua tài khoản ngoài giao dịch qua thẻ * Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt 135
  11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngân hàng Nhà nước và các NHTM trên địa bàn Thái Nguyên đã hoàn thành tốt chức năng trung tâm thanh toán cho nền kinh tế. Tính đến 31/12/2013 đã có 18 NHTM, Kho bạc Nhà nước tỉnh tham gia giao dịch thanh toán qua NHNN với số lượng giao dịch và giá trị thanh toán lớn và được hạch toán ngay trong ngày thanh toán đảm bảo an toàn, bí mật, chính xác, kịp thời, mã khóa bảo mật được thay đổi định kỳ và thực hiện tiêu hủy theo quy định hiện hành. Hoạt động thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ điện tử các ngân hàng trên địa bàn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quy trình kỹ thuật nghiệp vụ, sử dụng chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. Chứng từ thanh toán điện tử liên ngân hàng được cập nhật kịp thời, hạch toán và đối chiếu khớp đúng ngay trong ngày giao dịch. Bảng 4. Số ATM và POS giai đoạn 2009-2013 Đơn vị: Máy Số máy/điểm chấp nhận thẻ 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 ATM 59 94 97 115 114 POS 51 60 93 159 183 Tổng cộng 110 154 190 274 297 Nguồn: NHNN Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên Kết nối liên thông mạng ATM, POS giữa các ngân hàng tỉnh Thái Nguyên ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng góp phần đẩy mạnh sự liên kết và phối hợp giữa các tổ chức, các trung tâm thanh toán, các nhà cung cấp. Tính đến 31/12/2009 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 59 máy ATM, 51 máy POS đến thời điểm 31/12/2013 đã có 114 máy ATM, 183 máy POS được lắp đặt tại các cửa hàng, siêu thị, nhà hàng. Ngoài ra, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ qua máy POS, ATM trên toàn quốc với ưu điểm vượt trội là không mất phí thanh toán giữa các ngân hàng đã kết nối liên thông với nhau và có thể rút tiền ở máy ATM khác ngân hàng. Bảng 5. Doanh số thanh toán trên địa bàn Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2013 Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Doanh số thanh toán qua hệ thống thanh toán điện 1 tử liên ngân hàng tại NHNN 1.1. Doanh số Nợ 20.654 27.772 35.172 51.079 56.411 1.2. Doanh số Có 21.620 29.018 37.552 55.017 56.292 Doanh số thanh toán 2 100.707 128.605 240.428 272.694 219.947 không dùng tiền mặt Nguồn: NHNN Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên Hàng năm, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đều hoàn thành công tác quyết toán, đảm bảo tính kịp thời, chính xác và đúng quy định; thực hiện tốt quy định về quản lý và khai thác mạng tin học nội ngành, không để xảy ra sự cố và mất an toàn; đảm bảo tính kịp thời trong thanh toán bù trừ điện tử, chu chuyển vốn trong nền kinh tế nhanh, tạo điều kiện để các thành viên có đủ vốn thanh toán và chi trả. Hoạt động thanh toán của các ngân hàng đã và đang được đổi mới một cách toàn diện cả về đội ngũ cán bộ và thiết bị công nghệ. Tính đến 31/12/2013, doanh số 136
  12. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tại NHNN bao gồm: doanh số Nợ đạt 56.411 tỷ đồng, tăng 10,44% so với 31/12/2012, tăng 173,12% so với 31/12/2009; doanh số Có đạt 56.292 tỷ đồng, tăng 2,32% so với 31/12/2012, tăng 160,37% so với 31/12/2009 3.6. Dịch vụ ngân quỹ và đấu tranh chống tiền giả Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Nguyên triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của NHNN Việt Nam về vấn đề an toàn kho quỹ ngân hàng; thông báo sêri, loại tiền giả kịp thời tới các ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, Qũy tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn. Đồng thời chỉ đạo các NHTM thực hiện tốt hoạt động cung ứng và điều hòa tiền mặt, đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu về tiền mặt cho các thành phần kinh tế cả về số lượng, cơ cấu mệnh giá các loại tiền. Năm 2013, NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với các ngân hàng trên địa bàn tổ chức 5 đợt kiểm đếm tiền mặt do các ngân hàng nộp vào NHNN. Kết quả cho thấy hoạt động an toàn kho quỹ được các ngân hàng coi trọng, ý thức trách nhiệm của cán bộ được nâng lên trong việc tuyển chọn, kiểm đếm tiền tại các ngân hàng. Hoạt động quản lý tiền mặt tại kho, quỹ được các ngân hàng thực hiện đúng quy định, định kỳ bảo dưỡng, kiểm tra các thiết bị an toàn, bảo vệ kho, quỹ đảm bảo hoạt động 24/24 giờ hàng ngày. Trong hoạt động điều chuyển các ngân hàng đều trang bị ô tô chuyên dùng đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn sử dụng vận chuyển hàng đặc biệt; các kho tiền được xây dựng đảm bảo theo quy định tiêu chuẩn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu bảo quản tiền mặt và tài sản. Hoạt động phòng, chống tiền giả thường xuyên được các ngân hàng đặc biệt coi trọng bằng hình thức nâng cao ý thức trách nhiệm chuyên môn của cán bộ làm công tác kho, quỹ; thực hiện tốt sự phối kết hợp với các cơ quan chức năng trong việc đấu tranh, phát hiện, xử lý các đối tượng có hành vi lưu hành trái phép tiền giả. Năm 2009: Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện và thu hồi được 180 triệu đồng tiền giả, đã nộp về Kho tiền Trung ương 83 triệu đồng tiền giả; trả lại tiền thừa cho khách hàng với 783 món, với giá trị 1,013 triệu đồng. Năm 2010: Phát hiện và thu hồi 138 triệu đồng tiền giả, đã nộp về Kho tiền Trung ương 125 triệu đồng tiền giả. Năm 2011: Phát hiện và thu hồi 1.233 tờ tiền giả với số tiền 146,0 triệu đồng, đã nộp về Kho tiền Trung ương 2.194 tờ với số tiền 269,0 triệu đồng; với đạo đức nghề nghiệp, phát huy tính liêm khiết trong công tác kho quỹ, trong năm 2011 hệ thống ngân hàng trên địa bàn đã trả lại 1.430 món tiền thừa, với số tiền 6.247,0 triệu đồng, món cao nhất là 1,0 tỷ đồng do anh Tiến – NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên trả lại cho NHTM cổ phần Kỹ thương; anh Chung – NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên trả lại cho NHTM cổ phần An Bình 500,0 triệu đồng, Lê Thị Mai – cán bộ kho quỹ NHTM cổ phần Công thương Sông Công trả lại cho Đào Thị Mai – Công ty Xăng dầu Thái Nguyên số tiền 111,0 triệu đồng Năm 2012: Phát hiện và thu hồi được 990 tờ tiền giả quy theo mệnh giá tương đương với số tiền 184 triệu đồng, đã nộp về Kho tiền Trung ương 866 tờ tiền giả quy theo mệnh giá tương đương với số tiền 151 triệu đồng. Năm 2013: Phát hiện, thu hồi 717 tờ với tổng mệnh giá là 116 triệu đồng và xuất điều chuyển đi Trung ương 604 tờ tiền giả với tổng mệnh giá là 111 triệu đồng. 4. Đánh giá hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 – 2013 4.1. Kết quả đạt được Hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 – 2013 đã đạt được một số thành tựu nhất định, góp phần hoàn thành nhiệm vụ của ngành Ngân hàng và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cụ thể như sau: 137
  13. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Thứ nhất, NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên và hệ thống ngân hàng trên địa bàn đã bám sát chỉ đạo của các cấp các ngành, chủ động phân tích, dự báo và thực hiện nghiêm túc những chính sách, giải pháp về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, chẳng hạn chính sách hỗ trợ lãi suất (năm 2009) với mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm tăng trưởng kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Cơ chế hỗ trợ lãi suất là một chính sách lớn của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, đã nhận được sự ủng hộ và chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền địa phương và của toàn xã hội. Chính sách hỗ trợ lãi suất áp dụng rộng rãi đối với các thành phần kinh tế là việc làm mới, chưa có tiền tệ ở các nước và mang tính đặc thù ở Việt Nam để đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng và suy giảm kinh tế toàn cầu. Theo đánh giá của NHNN Việt Nam, cơ chế lãi suất là phù hợp, tạo lòng tin và động lực cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất duy trì sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường để mở rộng đầu tư, giúp doanh nghiệp và hộ sản xuất giảm chi phí vay vốn, giảm giá thành sản phẩm, duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Việc triển khai cơ chế cho vay hỗ trợ lãi suất thể hiện sự nỗ lực rất lớn và khả năng thực thi chính sách có hiệu quả của hệ thống ngân hàng trên địa bàn Thái Nguyên nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. Hệ thống ngân hàng đã triển khai kịp thời, quyết liệt cơ chế hỗ trợ lãi suất, xử lý các vấn đề phát sinh phù hợp với tình hình thực tế. Cơ chế hỗ trợ lãi suất được phổ biến công khai, rõ ràng, minh bạch và có tính giám sát cao đối với các NHTM và đối tượng thụ hưởng. Trong quá trình thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất được vận hành thông suốt, theo quy định của pháp luật; không có ý kiến phản hồi thắc mắc từ phía doanh nghiệp. Đối với hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chưa từ chối cho vay đối với tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất; không có đơn thư khiếu nại, tố cáo cán bộ ngân hàng và khách hàng vay vốn lợi dụng chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ để lợi dụng. Thứ hai, tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng chưa đạt được mục tiêu đề ra tuy nhiên cơ cấu tín dụng hợp lý, hiệu quả và an toàn hơn, tín dụng đã tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên. Thứ ba, các ngân hàng chấp hành nghiêm túc quy định về tỷ giá, lãi suất góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống. Các chính sách về vàng được thực hiện đúng lộ trình đã khắc phục căn bản tình trạng đầu cơ, làm giá về vàng, xóa bỏ tình trạng “vàng hóa” trong nền kinh tế, vàng miếng không được sử dụng làm phương tiện thanh toán tạo tiền đề để tiến tới huy động nguồn lực vàng trong dân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Thứ tư, NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên và các NHTM trên địa bàn đã tích cực chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay, kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu tuy ở mức thấp nhưng tiềm ẩn rủi ro khi Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2014. Thứ năm, thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, kỷ luật kỷ cương trong hoạt động ngân hàng được tăng cường, tính tuân thủ các luật được đảm bảo, tâm lý và niềm tin của người dân được củng cố, quyền và lợi ích của người gửi tiền luôn được đảm bảo. Thứ sáu, công tác thông tin báo cáo của các ngân hàng đã chú ý đến chất lượng và thời điểm nên đã giúp công tác tổng hợp, phân tích trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành của NHNN kịp thời, đồng thời tham mưu giúp cấp ủy chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động ngân hàng đảm bảo an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững. 138
  14. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" Bên cạnh đó, công tác thông tin tuyên truyền cũng được các ngân hàng đặc biệt quan tâm triển khai kịp thời đến cộng đồng doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh về cơ bản tạo được lòng tin, sự đồng tình, chia sẻ, ủng hộ các chính sách và giải pháp về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, đây là nhân tố quan trọng để ổn định và phát triển thị trường tiền tệ. Thứ bảy, các NHTM mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, phổ biến và cung ứng rộng rãi các loại hình dịch vụ ngân hàng; các dịch vụ thanh toán có ứng dụng công nghệ cao, cung cấp dịch vụ thanh toán qua mạng cho khách hàng với nhiều sản phẩm tiện ích, trong đó dịch vụ thẻ tiếp tục phát triển mạnh; chú trọng công tác đào tạo cán bộ bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng, phù hợp với thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ tám, mạng lưới của hệ thống ngân hàng trên địa bàn được mở rộng với sự gia nhập của nhiều ngân hàng góp phần làm sôi động thêm hoạt động kinh doanh, không gây bất ổn thị trường tiền tệ, mở rộng sự lựa chọn cho khách hàng và đáp ứng nhu cầu về vốn cho các dự án có quy mô lớn. 4.2. Một số tồn tại cần khắc phục Bên cạnh kết quả đã đạt được nêu trên, hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009- 2013 còn một số tồn tại cần khắc phục như sau: Thứ nhất, quá trình triển khai cơ chế hỗ trợ lãi suất đã bộc lộ một số hạn chế cụ thể: (i) sự phối hợp giữa NHNN và Sở Công thương trong thực hiện Quyết định 497/QĐ-TTg, việc xử lý các vấn đề vướng mắc còn chậm; (ii) cơ chế hỗ trợ lãi suất được triển khai trong thời gian ngắn, đối tượng thụ hưởng rộng do đó gây khó khăn cho công tác thanh tra, giám sát và làm tăng khối lượng lớn công việc và chi phí của các NHTM. Thứ hai, do những tác động tiêu cực từ khủng hoảng kinh tế thế giới và những khó khăn nội tại của nền kinh tế trong nước dẫn đến khó khăn trong sản xuất kinh doanh, khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp yếu, hàng tồn kho cao, nhu cầu thị trường suy giảm, năng lực tài chính kém, khả năng trả nợ của doanh nghiệp và dân cư đang làm cho chất lượng tín dụng của nhiều NHTM và toàn hệ thống có xu hướng giảm, nợ dưới tiêu chuẩn còn tiềm ẩn và có xu hướng tăng. Thứ ba, một số NHTM trên địa bàn có thời điểm chưa chấp hành nghiêm túc quy định về trần lãi suất huy động cho thấy nhận thức và chấp hành chỉ đạo của Chính phủ và của NHNN ở một số ngân hàng chưa tốt. Ngoài lãi suất niêm yết công khai các NHTM còn khuyến mại cho khách hàng bằng hiện vật như: cốc chén, áo mưa, mũ bảo hiểm mặc dù giá trị hiện vật không lớn hơn so với lượng tiền gửi nhưng theo quy định của NHNN là vi phạm. Thứ tư, việc tập trung nguồn vốn huy động và các nguồn vốn khác để tập trung vốn cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu là vốn trung dài hạn còn hạn chế; công tác bảo đảm an toàn tại các Phòng giao dịch, ATM đôi lúc chưa được quan tâm đúng mức. Thứ năm, công tác thông tin báo cáo đã được các ngân hàng chú ý nhưng chất lượng và thời gian vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của NHNN, của UBND tỉnh trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đặc biệt có ngân hàng phải đôn đốc nhắc nhở nhiều lần mới gửi báo cáo. Thứ sáu, công tác một cửa liên thông đã được triển khai tuy nhiên thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp cần phải cải tiến, đổi mới để tiết kiệm thời gian, chi phí của khách hàng. Thứ bảy, cơ sở hạ tầng và chất lượng phục vụ của mạng lưới ATM, POS cũng như các điểm giao dịch, phòng giao dịch và bảo đảm hoạt động cho các máy ATM đã được nâng cao. Tuy nhiên, có lúc còn chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Mặt khác, đội ngũ nhân viên bảo trì, bảo dưỡng cho các máy ATM, xử lý lỗi hỏng hóc của máy, đường truyền, tiếp quỹ tiền mặt cho các máy còn chậm, gây bức xúc cho người sử dụng, nhất là dịch vụ ATM. 139
  15. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 5. Định hướng mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện năm 2014 5.1. Mục tiêu, định hướng nhiệm vụ * Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 tỉnh Thái Nguyên Mục tiêu tổng quát: Nâng cao chất lượng tăng trưởng, bảo đảm phát triển bền vững gắn với tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, công tác đối ngoại và thu hút đầu tư, phát huy lợi thế mới để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, huy động nguồn lực để thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ cao tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, duy trì nhịp độ phát triển ổn định trong lĩnh vực nông nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tăng cường quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Chủ đề của năm 2014: Tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp tạo bước phát triển mạnh về công nghiệp, nhất là công nghiệp phụ trợ công nghệ cao, công nghệ thông tin nhằm tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Bám sát mục tiêu tổng quát và chủ đề của năm 2014, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu tăng trưởng được giao góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. * Mục tiêu, định hướng nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2014 Năm 2014, nền kinh tế dự báo còn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Vì vậy để góp phần đưa đất nước vượt qua khó khăn, thách thức và khẳng định vai trò quan trọng, tích cực của ngành Ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nhiệm vụ trọng tâm của ngành là: “Điều hành chủ động và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn thanh khoản của các tổ chức tín dụng. Điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát, bảo đảm giá trị đồng Việt Nam, tiếp tục khắc phục tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế. Thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng; tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để xử lý nợ xấu; tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra và nâng cao tính công khai minh bạch hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Bám sát định hướng các chỉ tiêu điều hành của NHNN Việt Nam cụ thể: “Tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16-18%, tín dụng tăng khoảng 12-14% nhưng được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ; lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý, phù hợp với các cân đối kinh tế vĩ mô, diễn biến thị trường tiền tệ, ngoại hối ”, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đặt ra mục tiêu thực hiện năm 2014 bao gồm: (i) Tổng dư nợ tín dụng tăng khoảng 12-14%; (ii) Tỷ lệ nợ nhóm 3, 4, 5 < 3% trên tổng dư nợ. Phấn đấu giảm tối đa tỷ lệ nợ xấu phát sinh; (iii) Các đơn vị ngân hàng thành viên phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch ngân hàng cấp trên giao. 5.2. Các giải pháp thực hiện Thứ nhất, triển khai thực hiện các giải pháp về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng năm 2014 trên cơ sở bám sát mục tiêu, định hướng, chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN Việt Nam và của UBND tỉnh nhằm tập trung giải quyết tháo gỡ khó khăn, để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật. Thứ hai, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trong toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn phương án xử lý nợ xấu theo Quyết định 2408 của Ủy ban Nhân dân tỉnh và chỉ đạo các tổ 140
  16. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" chức tín dụng thực hiện nghiêm túc các quy định tại Thông tư 02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát các ngân hàng trên địa bàn trong việc chấp hành quy định của NHNN Việt Nam về mở rộng mạng lưới, tiền tệ, tỷ giá, ngoại hối, vàng, lãi suất, thu phí, tín dụng xử lý nghiêm các tổ chức tín dụng không chấp hành đúng các quy định. Duy trì đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của khách hàng là các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và nhân dân. Thứ tư, nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng trên địa bàn để báo cáo và đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương và Thống đốc NHNN về biện pháp quản lý hoạt động, sửa đổi các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện thực tế; tăng cường sự phối hợp trao đổi thông tin với các đơn vị tại trụ sở chính NHNN Việt Nam. Thứ năm, triển khai tốt công tác cải cách hành chính trong đó chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008; thực hành tiết kiệm, tích cực chủ động phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng. Thứ sáu, quản lý và cung ứng đủ số lượng, cơ cấu mệnh giá tiền mặt cho nhu cầu thanh toán hàng hóa trong lưu thông, đảm bảo đồng tiền trong lưu thông luôn sạch đẹp theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam. Giám sát chặt chẽ việc mở rộng và triển khai kết nối hệ thống POS giữa các liên minh thẻ, thực hiện quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa do hội sở chính các NHTM ban hành. Tổ chức công tác thanh toán trên cơ sở cung ứng dịch vụ hiện đại, công nghệ cao giữa các ngân hàng đảm bảo an toàn hệ thống, nhanh chóng, chính xác. Thứ bảy, các NHTM chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tăng trưởng tín dụng phù hợp, điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, tập trung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh ưu tiên tập trung cho vay vào 5 lĩnh vực ưu tiên, cho vay xây dựng nông thôn mới, tích cực tham gia vào các hoạt động an sinh xã hội nhằm hoàn thành nhiệm vụ của ngành ngân hàng trên địa bàn năm 2014; tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng với ngân hàng nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Thứ tám, thực hiện tốt hoạt động thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau để cung cấp thông tin, phản hồi, giải thích về các vấn đề dư luận quan tâm liên quan đến lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thứ chín, triển khai kịp thời văn bản mới của Chính phủ, của UBND tỉnh và NHNN Việt Nam đến các ngân hàng trên địa bàn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (2010), Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng năm 2009, định hướng nhiệm vụ năm 2010, Thái Nguyên. [2] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (2011), Báo cáo hoạt động ngân hàng năm 2010, định hướng nhiệm vụ năm 2011, Thái Nguyên. [3] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (2012), Báo cáo hoạt động ngân hàng năm 2011, định hướng nhiệm vụ năm 2012, Thái Nguyên. [4] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (2013), Báo cáo hoạt động ngân hàng năm 2012, định hướng nhiệm vụ năm 2013, Thái Nguyên. [5] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (2014), Báo cáo hoạt động ngân hàng năm 2013, định hướng nhiệm vụ năm 2014, Thái Nguyên 141