Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam

pdf 124 trang Gia Huy 19/05/2022 2780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdanh_gia_tac_dong_cua_bien_doi_khi_hau_doi_voi_doanh_nghiep.pdf

Nội dung text: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam

  1. THÍCH ỨNG ĐỂ THÀNH CÔ NG Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Hà Nội, tháng 8/2020
  2. NHÓM NGHIÊN CỨU Đậu Anh Tuấn Phạm Ngọc Thạch Lê Thanh Hà Bùi Linh Chi Trương Đức Trọng
  3. THÍCH ỨNG ĐỂ THÀNH CÔNG Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Hà Nội, tháng 8/2020
  4. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Phần I Lời mở đầu 03 Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI Lời mở đầu Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức của biến đổi khí hậu (BĐKH) với sự gia tăng của nhiều hiện tượng khí hậu cực đoan. Nhiều nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra Việt Nam là một trong 10 quốc gia chịu tác động tiêu cực nhất của BĐKH. Với ước tính gây thiệt hại lên tới 1,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm, BĐKH đang tác động tiêu cực đến các thành tựu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, đồng thời tạo ra những thách thức to lớn đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước trong tương lai. Chính phủ Việt Nam đã nhận thấy tầm quan trọng của công tác ứng phó với BĐKH thông qua việc ban hành và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH năm 2008 và Chiến lược quốc gia về BĐKH năm 2011 cùng với nhiều hành động khác. Dù vậy, khoảng cách giữa chính sách và thực thi trong lĩnh vực này còn tương đối lớn, nhất là đối với cộng đồng doanh nghiệp. Cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, tuy nhiên tác động của BĐKH đối với doanh nghiệp Việt Nam là như thế nào? Các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ứng phó với BĐKH ra sao? Xu hướng hành động sắp tới của các doanh nghiệp là gì? Thông tin về những vấn đề này hiện vẫn còn rất thiếu vắng, trong khi đây lại là đầu vào quan trọng cho quá trình xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về ứng phó BĐKH tại Việt Nam. Xuất phát từ thực tế trên, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Quỹ Châu Á tại Việt Nam với sự hỗ trợ của Tập đoàn chuyển phát nhanh toàn cầu UPS (Hoa Kỳ) hợp tác tiến hành một điều tra doanh nghiệp diện rộng về chủ đề BĐKH tại Việt Nam. Với 10.356 doanh nghiệp phản hồi từ toàn bộ 63 tỉnh, thành phố, đây là cuộc điều tra doanh nghiệp quy mô lớn nhất về chủ đề này tại Việt Nam từ trước đến nay. Báo cáo được xây dựng và phát triển dưới sự chỉ đạo trực tiếp của TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh. Báo cáo này nhận được sự hỗ trợ và đóng góp quan trọng của TS. Michael Di Gregorio, Trưởng đại diện Quỹ châu Á tại Việt Nam và Ông Hans-Peter Teufers, Giám đốc Chương trình quốc tế, Quỹ UPS, Tập đoàn Chuyển phát Quốc tế UPS (Hoa Kỳ). Ông Nguyễn Trí Thanh, chuyên gia cao cấp và Ông Lê Quang Trung, cán bộ Quỹ Châu Á tại Việt Nam đã đóng góp những nhận xét và bình luận giá trị cho báo báo, đồng thời hỗ trợ quản lý cho hoạt động hợp tác này. Báo cáo này nhận được sự đóng góp nhiệt tình của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp bao gồm: PGS.TS Mai Quang Vinh, Viện trưởng, Viện Công nghệ Xanh (Hà Nội); Ông Nguyễn Huỳnh Quang và Bà Ngân Anh, Trung tâm chính sách và kỹ thuật phòng chống thiên tai, Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Ông Nguyễn Hồng Thạch, Phó Trưởng ban An toàn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Ông Nguyễn Quốc Huy, Phó Giám đốc Ban Quản lý rủi ro - Công ty cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia; PGS.TS. Nguyễn Trung Hiếu, Chánh Văn phòng Chương trình 100 thành phố có khả năng chống chịu (100RC) TP Cần Thơ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  5. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam 04 Lời mở đầu Biến đổi khí hậu (Dragon-Mekong Insitute), Đại học Cần Thơ; ThS. Võ Chí Tiến, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, Đại học Nông lâm Huế; TS. Hồ Thanh Hà, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu BĐKH miền Trung Việt Nam (CCCSC), Đại học Nông Lâm Huế; Ông Trần Tuấn Anh, Viện Chuyển đổi môi trường và Xã hội Việt Nam (TT-Huế); Ông Huỳnh Chờ, Công ty CP Điện tử và Tin học Viettronimex (Đà Nẵng); Bà Nguyễn Thị Chi, Giám đốc Công ty Viet Da Travel (Đà Nẵng); Bà Huỳnh Thị Ngọc Diệp, Công ty CP Đường Quảng Ngãi; Ông Nguyễn Quốc Quân, Công ty cổ phần Nhựa miền Trung; Ông Nguyễn Thanh Ngọc, Hội các nhà quản trị doanh nghiệp; Ông Đỗ Quang Thành, Công ty Cổ phần đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng; Ông Nguyễn Anh Chương, Công ty TNHH VSIP Quảng Ngãi; Bà Nguyễn Thị Hải, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ; Ông Nguyễn Đức Hùng, Chi cục PCTT Miền Trung và Tây Nguyên; Ông Trương Công Giới, Công ty cổ phần Thủy điện miền Trung (EVNCHP); Ông Vũ Đức Toàn, Chủ tịch Công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng; Ông Dương Tuấn Anh và Ông Phạm Văn Được, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế; Ông Phạm Đình Quang, Công ty TNHH MTV Thiết kế và Xây dựng Trường Thịnh (Đà Nẵng); Ông Hồ Văn Công, Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế Tín Nghĩa (Đà Nẵng); Ông Ninh Văn Nghị, Công ty cổ phần Thời tiết Weather Plus (Hà Nội); Ông Nguyễn Tiến Quang, Giám đốc VCCI chi nhánh Đà Nẵng; Ông Nguyễn Diễn, giảng viên cao cấp về quản lý rủi ro thiên tai, nguyên Phó Giám đốc VCCI chi nhánh Đà Nẵng; Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI chi nhánh Cần Thơ; Ông Phạm Vũ Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Nam; Bà Nguyễn Mỹ Thuận, Phó Chủ tịch thường trực, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp TP Cần Thơ; Ông Jacques Poulain, Công ty Le's Fruit Việt Nam; Ông Lưu Nguyễn Thịnh Trị, Công ty Thủy sản Minh Đăng (Sóc Trăng); Ông Nguyễn Thanh Sử, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ An Giang, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Nhà Thông minh An Giang; Ông Trần Văn Hiếu, Công ty Nông nghiệp Huynh Hạ, Bà Nguyễn Thị Kim Chi, Doanh nghiệp xã hội dệt may thêu Kim Chi tại An Giang; Ông Nguyễn Ngọc Xuân, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải tỉnh An Giang; Ông Huỳnh Thanh Ngọc, Công ty cổ phần Sản xuất thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu du lịch BOYS; Ông Nguyễn Duy Thêm, Công ty TNHH Tre Vàng (Đồng Tháp); Ông Nguyễn Long Hoài, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi thuộc Sở NN & PTNT tỉnh Cà Mau; Bà Hồ Thị Bích Nguyệt, Công ty Lương thực Sông Hậu; Ông Võ Anh Nguyên, Tập đoàn Sao Mai An Giang - Chi nhánh tại Cần Thơ; Ông Huỳnh Đức Tâm, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng NN (Đồng Tháp); Ông Quách Kha Khải Hoàng, Công ty cổ phần Thủy sản Minh Hải (Bạc Liêu); Ông Trương Văn Kiệm, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã TP. Cần Thơ; Ông Phạm Hữu Nghĩa, Giám đốc, Công ty Du thuyền Victoria Tiền Giang (Tiền Giang); Bà Triệu Thy Thanh Thảo, Sở NN & PTNT tỉnh Sóc Trăng; Ông Nguyễn Quang Vinh, Sở TNMT tỉnh Vĩnh Long; Bà Phùng Thị Thảo, Sở TNMT tỉnh An Giang; Ông Cao Thanh Sang, Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng; TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Công ty Tư vấn Quản lý kinh tế Economica Việt Nam và nhiều chuyên gia khác. Cuối cùng và quan trọng nhất, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các doanh nghiệp đã dành thời gian quý báu tham gia cuộc khảo sát. Những thông tin, phản ánh của mỗi doanh nghiệp thông qua việc trả lời phiếu khảo sát là thông tin rất giá trị để chúng tôi có thể tổng hợp, phản ánh tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm hoàn thiện chính sách và pháp luật về BĐKH, từ đó mang lại lợi ích thiết thực cho sự phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  6. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Phần I Lời mở đầu 05 Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI 10.356 Doanh nghiệp phản hồi từ toàn bộ 63 tỉnh, thành phố, Đây là cuộc điều tra doanh nghiệp quy mô lớn nhất về chủ đề biến đổi khí hậu tại Việt Nam từ trước đến nay. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  7. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam 06 Danh mục Từ viết tắt Danh mục từ viết tắt BĐKH Biến đổi khí hậu BRVT Bà Rịa – Vũng Tàu CN Công nghiệp CSHT Cơ sở hạ tầng CSVC Cơ sở vật chất DN Doanh nghiệp DVHT Dịch vụ hạ tầng FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài KD Kinh doanh KH Kế hoạch KK Khai khoáng MT Môi trường NGO Tổ chức phi chính phủ NLĐ Người lao động NN Nông nghiệp NVL Nguyên vật liệu PCI Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PL Pháp luật RRTT Rủi ro thiên tai SP/DV Sản phẩm, dịch vụ SXKD Sản xuất kinh doanh TM/DV Thương mại/Dịch vụ TP. Thành phố TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TT-Huế Thừa Thiên-Huế VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam XD Xây dựng Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  8. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Phần I Mục lục 07 Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI Mục lục Lời mở đầu 03 Danh mục từ viết tắt 06 Tóm tắt 11 Giới thiệu 24 Bối cảnh 26 Phương pháp 30 Đặc điểm doanh nghiệp phản hồi 32 Biểu hiện của biến đổi khí hậu qua góc nhìn của doanh nghiệp 36 Quan sát của doanh nghiệp về các hiện tượng BĐKH 38 Những hiện tượng mà doanh nghiệp lo ngại nhất 43 Tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp 48 Tác động chung 50 Tác động cụ thể đối với hoạt động sản xuất kinh doanh 54 Thời gian bị gián đoạn sản xuất kinh doanh 59 Giá trị tổn thất 62 Ứng phó với biến đổi khí hậu 66 Các hoạt động của doanh nghiệp 68 Phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại từ BĐKH 74 Tham gia ứng cứu, khắc phục hậu quả thiên tai 78 Đánh giá các dịch vụ hạ tầng cơ bản trong ứng phó BĐKH 84 Cơ hội để hành động 86 Nhận diện cơ hội 88 Hành động để thân thiện hơn với môi trường 93 Động cơ thúc đẩy doanh nghiệp hành động 102 Phần kết 104 Phụ lục 108 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  9. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam 08 Danh mục Bảng, Danh mục Hình Danh mục Bảng Bảng 1.1 Thiệt hại do thiên tai trong những năm gần đây 27 Bảng 1.2 Số lượng doanh nghiệp tham gia trả lời điều tra theo tỉnh, thành phố 32 Bảng 3.1 Đánh giá tác động của RRTT và BĐKH lên doanh nghiệp 50 Bảng 3.2 Đánh giá tác động của RRTT và BĐKH lên doanh nghiệp theo quy mô 52 Bảng 3.3 Số ngày bị gián đoạn hoạt động trong năm qua 59 Bảng 3.4 Giá trị tổn thất trong năm qua 62 Bảng 4.1 Các hành động ứng phó RRTT và BĐKH của doanh nghiệp 68 Bảng 4.2 Mức độ hữu ích của sản phẩm bảo hiểm đã mua 77 Bảng 4.3 Ước tính tổng giá trị đóng góp (triệu đồng) 79 Bảng 5.1 Nhận diện cơ hội trong bối cảnh RRTT và BĐKH 88 Bảng 5.2 Mức chi phí sẵn sàng bỏ ra để thân thiện hơn với môi trường (% chi phí hoạt động) 93 Bảng 5.3 Hành động của doanh nghiệp để thân thiện hơn với môi trường 98 Danh mục Hình Hình 1.1 Những nước chịu ảnh hưởng nhất bởi các sự kiện thiên tai cực đoan (1999-2018) 26 Hình 1.2 Số năm hoạt động của doanh nghiệp 34 Hình 1.3 Ngành nghề hoạt động chính của doanh nghiệp 35 Hình 2.1 Nhận biết về các hiện tượng RRTT và BĐKH 38 Hình 2.2 Nhận biết về các hiện tượng RRTT và BĐKH theo khu vực kinh tế 39 Hình 2.3 Nhận biết về các hiện tượng RRTT và BĐKH theo vùng 40 Hình 2.4 Nhận biết về các hiện tượng RRTT và BĐKH theo lĩnh vực SXKD 41 Hình 2.5 Doanh nghiệp lo ngại nhất về những hiện tượng nào? 43 Hình 2.6 Những hiện tượng mà doanh nghiệp lo ngại nhất theo vùng 45 Hình 2.7 Những hiện tượng mà doanh nghiệp lo ngại nhất theo lĩnh vực SXKD 46 Hình 3.1 Đánh giá tác động của RRTT và BĐKH lên doanh nghiệp theo vùng và khu vực kinh tế 51 Hình 3.2 Đánh giá tác động của RRTT và BĐKH lên doanh nghiệp theo vùng và lĩnh vực SXKD 53 Hình 3.3 Tác động cụ thể của RRTT và BĐKH lên doanh nghiệp 55 Hình 3.4 Tác động cụ thể của RRTT và BĐKH lên doanh nghiệp theo vùng và theo khu vực kinh tế 56 Hình 3.5 Tác động cụ thể của RRTT và BĐKH lên doanh nghiệp theo vùng và lĩnh vực SXKD 57 Hình 3.6 Tác động cụ thể của RRTT và BĐKH lên doanh nghiệp theo số năm hoạt động 58 Hình 3.7 Số ngày bị gián đoạn hoạt động trong năm qua theo vùng và khu vực kinh tế 60 Hình 3.8 Số ngày bị gián đoạn hoạt động trong năm qua theo vùng và lĩnh vực SXKD 61 Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  10. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Phần I Danh mục Bảng, Danh mục Hình 09 Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI Hình 3.9 Giá trị tổn thất trong năm qua trong năm qua theo vùng 63 Hình 3.10 Giá trị tổn thất trong năm qua trong năm qua theo lĩnh vực SXKD 64 Hình 4.1 Các hành động ứng phó của doanh nghiệp theo vùng và khu vực kinh tế 69 Hình 4.2 Các hành động ứng phó của doanh nghiệp theo vùng và lĩnh vực SXKD 70 Hình 4.3 Các hành động ứng phó của doanh nghiệp theo quy mô vốn và lao động 71 Hình 4.4 Lý do tiến hành các hành động ứng phó 72 Hình 4.5 Loại bảo hiểm mà doanh nghiệp đang sử dụng theo vùng 75 Hình 4.6 Loại bảo hiểm mà doanh nghiệp đang sử dụng theo quy mô vốn và lao động 75 Hình 4.7 Loại bảo hiểm mà doanh nghiệp đang sử dụng theo số năm hoạt động 76 Hình 4.8 Mức độ hữu ích của sản phẩm bảo hiểm đã mua theo khu vực kinh tế 77 Hình 4.9 Tỷ lệ doanh nghiệp đóng góp cứu trợ, tham gia ứng cứu và khắc phục hậu quả sau thiên tai 78 Hình 4.10 Các hình thức đóng góp cứu trợ, tham gia ứng cứu và khắc phục hậu quả sau thiên tai 79 Hình 4.11 Ước tính tổng giá trị đóng góp theo vùng và khu vực kinh tế 80 Hình 4.12 Ước tính tổng giá trị đóng góp theo quy mô doanh nghiệp 81 Hình 4.13 Mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp tham gia cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai 82 Hình 4.14 Mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp tham gia cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai theo vùng và khu vực kinh tế 83 Hình 4.13 Mức độ sẵn sàng của chính quyền cho ứng phó RRTT và BĐKH 84 Hình 4.14 Mức độ sẵn sàng của chính quyền cho ứng phó RRTT và BĐKH theo vùng và khu vực kinh tế 85 Hình 5.1 Nhận diện cơ hội trong bối cảnh RRTT và BĐKH theo khu vực kinh tế 89 Hình 5.2 Nhận diện cơ hội trong bối cảnh RRTT và BĐKH theo vùng 90 Hình 5.3 Nhận diện cơ hội trong bối cảnh RRTT và BĐKH theo lĩnh vực SXKD 91 Hình 5.4 Nhận diện cơ hội trong bối cảnh RRTT và BĐKH theo số năm hoạt động 92 Hình 5.5 Câu hỏi về việc sẵn sàng chi trả để thân thiện hơn với môi trường 94 Hình 5.6 Mức chi phí sẵn sàng chi trả để thân thiện hơn với môi trường 95 Hình 5.7 Mức chi phí sẵn sàng chi trả để thân thiện hơn với môi trường theo khu vực kinh tế 96 Hình 5.8 Mức chi phí sẵn sàng chi trả để thân thiện hơn với môi trường theo vùng 97 Hình 5.9 Hành động của doanh nghiệp để thân thiện hơn với môi trường theo khu vực kinh tế 99 Hình 5.10 Hành động của doanh nghiệp để thân thiện hơn với môi trường theo vùng 100 Hình 5.11 Hành động của doanh nghiệp để thân thiện hơn với môi trường theo khu vực kinh tế 101 Hình 5.12 Các yếu tố chính thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư để thân thiện hơn với môi trường 103 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  11. Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  12. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Phần I Tóm tắt 11 Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI Tóm tắt Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức của biến đổi khí hậu (BĐKH). Thiệt hại về kinh tế do BĐKH có thể lên tới khoảng 1,5% GDP mỗi năm tại Việt Nam và con số này có thể gia tăng trong tương lai nếu các thiên tai - hiện tượng cực đoan của BĐKH - diễn ra thường xuyên hơn và khả năng chống chịu, thích ứng với BKĐH của Việt Nam thiếu những cải thiện nhanh chóng và hiệu quả. Chính phủ Việt Nam đã nhận thấy tầm quan trọng của công tác ứng phó với BĐKH thông qua việc ban hành và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH năm 2008 và Chiến lược quốc gia về BĐKH năm 2011 cùng với nhiều hành động khác. Tuy nhiên, khoảng cách giữa chính sách và thực thi trong lĩnh vực này còn tương đối lớn, nhất là đối với cộng đồng doanh nghiệp. Các chính sách, pháp luật về thích ứng rủi ro BĐKH liên quan tới cộng đồng doanh nghiệp cần được nhìn nhận đầy đủ hơn, có tính chiến lược hơn và cần chú ý đến nhu cầu và rủi ro thực tế mà các doanh nghiệp gặp phải. Thực tế cho thấy đa phần các doanh nghiệp hiện đang thiếu thông tin và những chuẩn bị cần thiết cho ứng phó BĐKH. Đồng thời, mức độ tương tác, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thích ứng với BĐKH giữa các doanh nghiệp còn tương đối hạn chế Cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, tuy nhiên tác động của BĐKH đối với doanh nghiệp là thế nào? Các doanh nghiệp hiện đang ứng phó với BĐKH ra sao? Xu hướng hành động sắp tới của các doanh nghiệp là gì? Thông tin về những vấn đề này hiện vẫn còn rất thiếu vắng, trong khi đây lại là đầu vào quan trọng cho quá trình xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về ứng phó BĐKH tại Việt Nam. Với ý nghĩa đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Quỹ Châu Á tại Việt Nam với sự hỗ trợ của Quỹ UPS thuộc Tập đoàn chuyển phát nhanh quốc tế UPS (Hoa Kỳ) đã triển khai một điều tra doanh nghiệp về vấn đề rủi ro thiên tai (RRTT) và BĐKH thông qua việc lồng ghép vào Điều tra Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2019, một điều tra doanh nghiệp thường niên có quy mô lớn do VCCI triển khai liên tục từ 2005 trở lại đây tại Việt Nam. Đây là cuộc điều tra doanh nghiệp quy mô lớn nhất, toàn diện nhất từ trước đến nay về vấn đề BKĐH tại Việt Nam qua góc nhìn của các doanh nghiệp. Tham gia trả lời điều tra năm 2019 có 10.356 doanh nghiệp. Trong đó, có 8.773 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trong nước (doanh nghiệp dân doanh) tới từ toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trên cả nước và 1.583 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) tới từ 21 tỉnh, thành phố có số lượng dự án đầu tư nước ngoài nhiều nhất tại Việt Nam. Dưới đây là một số phát hiện chính: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  13. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam 12 Tóm tắt Những thay đổi của các hiện tượng BĐKH đã được quan sát phổ biến ở các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam Có tới 92% doanh nghiệp nhận thấy hiện tượng nắng nóng kéo dài (từ 3 ngày liên tục trở lên) phổ biến hơn và 86% doanh nghiệp phản ánh về hiện tượng nhiệt độ trung bình mùa đông tăng. Kế đến, là các hiện tượng mưa lớn kèm bão/áp thấp (80%), ngập lụt cả ở những nơi trước đây hiếm khi xảy ra (71%), sạt lở đất do mưa lớn xảy ra nhiều hơn (65%) và hạn hán dẫn tới thiếu hụt nguồn nước (tưới tiêu, sản xuất và nước sinh hoạt) trở nên thường xuyên hơn (62%). Một số hiện tượng khác cũng có nhiều doanh nghiệp quan sát thấy, đó là lũ quét do mưa lớn diễn ra thường xuyên hơn (58%), nước sông bị nhiễm mặn nhiều hơn so với trước đây, nhất là vào mùa khô/hè (55%), triều cường dẫn tới ngập úng (54%), xói lở bờ biển (48%) và lốc xoáy hiếm khi xảy ra trước đây, nay thường xuất hiện hơn (43%). Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là ngành có hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với những thay đổi của thời tiết hơn cả, chính vì vậy ngành này có tỷ lệ doanh nghiệp quan sát được những thay đổi của các hiện tượng khí hậu nhiều nhất. Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  14. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Phần I Tóm tắt 13 Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI Những hiện tượng các doanh nghiệp lo ngại nhất Bao gồm nắng nóng kéo dài (26%), mưa lớn kèm bão/áp thấp nhiệt đới (17%) và ngập lụt ở nơi trước đây hiếm khi xảy ra (11%). Các doanh nghiệp ở vùng Đồng bằng Sông Hồng lo lắng hơn cả về các hiện tượng nắng nóng kéo dài, mưa lớn kèm bão/áp thấp nhiệt đới và nhiệt độ trung bình tăng. Với các doanh nghiệp ở vùng miền núi phía Bắc, là các hiện tượng nắng nóng kéo dài, lũ quét, sạt lở đất, lốc xoáy. Tại vùng Duyên hải miền Trung, các doanh nghiệp lo ngại về các hiện tượng nắng nóng kéo dài, mưa lớn kèm bão/áp thấp nhiệt đới, ngập lụt và hạn hán. Các doanh nghiệp ở Tây Nguyên lo ngại nhiều nhất về tần suất gia tăng của hạn hán, mưa lớn kèm bão/áp thấp, nắng nóng kéo dài và lũ quét. Tại Đông Nam Bộ, các doanh nghiệp phản ánh về các hiện tượng nắng nóng kéo dài, mưa lớn kèm bão/áp thấp, ngập lụt và lốc xoáy. Trong khi đó các doanh nghiệp ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long lo ngại về các hiện tượng mưa lớn kèm bão/áp thấp nhiệt đới, nắng nóng kéo dài, ngập úng do triều cường, lốc xoáy. Đây cũng là vùng mà có tỷ lệ doanh ngiệp phản ánh về hiện tượng nhiễm mặn nước sông và nước ngầm lên đến 11%, cao hơn đáng kể các vùng khác. Các doanh nghiệp công nghiệp lo lắng hơn cả về hiện tượng nắng nóng kéo dài, mưa lớn kèm bão/áp thấp và ngập lụt, và đây cũng là mối lo lắng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, họ lo ngại về hiện tượng nắng nóng kéo dài, mưa lớn kèm bão/áp thấp và lũ quét thường xuyên hơn. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản lo ngại về hiện tượng nắng nóng kéo dài, hạn hán thường xuyên hơn và mưa lớn kèm bão/áp thấp. Trong khi đó, các doanh nghiệp khai khoáng thể hiện mối lo lắng về các hiện tượng sạt lở đất do mưa lớn, mưa lớn kèm bão/áp thấp và nắng nóng kéo dài. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  15. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam 14 Tóm tắt BĐKH đang có tác động tương đối tiêu cực tới các doanh nghiệp Đo lường theo thang điểm 10, trong đó 1 điểm là các trường hợp RRTT và BĐKH chỉ mang lại tác động tiêu cực, còn 10 điểm là trường hợp RRTT và và BĐKH hoàn toàn mang lại tác động tiêu cực với hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đánh giá mức độ tác động này ở mức 4,31 điểm, nghiêng về phía tác động tiêu cực. Các doanh nghiệp FDI đánh giá tác động chung của RRTT và BĐKH là tiêu cực hơn so với doanh nghiệp dân doanh, lần lượt ở mức 4,30 và 4,41 điểm. Dù là theo quy mô vốn hay quy mô lao động, thì điểm chung có thể quan sát thấy là các doanh nghiệp có quy mô càng lớn, thì họ càng nhận thấy tác động tiêu cực hơn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nếu phân theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh, có thể thấy các doanh nghiệp dân doanh trong lĩnh vực khai khoáng có mức đánh giá tác động tiêu cực hơn cả, với 4,02 điểm. Kế đến là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp với mức điểm lần lượt là 4,05 và 4,14 điểm. Trong khi đó, mức độ tác động chung của RRTT và BĐKH đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và xây dựng lần lượt là 4,44 và 4,58 điểm. Lưu ý rằng không có lĩnh vực nào mà doanh nghiệp đánh giá trên mức điểm 5. Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  16. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Phần I Tóm tắt 15 Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI RRTT và BĐKH có tác động đa diện và rõ rệt lên các hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp Tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn bị tác động tương đối nhiều/rất nhiều cao nhất trong việc bị gián đoạn sản xuất kinh doanh (54%). Kế đến là năng suất lao động bị giảm do thời tiết khắc nghiệt và suy giảm doanh thu (đều ở mức 51%). Cũng có tỷ lệ đáng kể doanh nghiệp phản ánh về bị gián đoạn kênh vận chuyển (46%) và tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (44%). Tiếp đến, có tỷ lệ không nhỏ doanh nghiệp cho biết có tác động tương đối nhiều/rất nhiều về khía cạnh mạng lưới phân phối bị đình trệ (38%), giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ (37%), thiệt hại cơ sở vật chất (34%) và thiếu hụt nhân lực (33%). Thậm chí, có 33% doanh nghiệp chịu tác động tương đối nhiều/rất nhiều của việc thiếu nguồn cung nguyên vật liệu sản xuất. Các doanh nghiệp ở vùng Duyên hải Miền Trung đang chịu tác động từ RRTT và BKĐH lớn hơn cả so với các vùng còn lại. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là ngành mà các doanh nghiệp chịu tác động lớn hơn cả. Tác động cộng gộp của RRTT và BĐKH lên các hoạt động cụ thể của doanh nghiệp cho thấy những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động là nhóm chịu tác động nhiều hơn các nhóm còn lại. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  17. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam 16 Tóm tắt Số ngày bị gián đoạn hoạt động trong năm vừa qua thông thường là 7 ngày Nếu chia theo khu vực kinh tế, thì doanh nghiệp dân doanh có số thời gian bị gián đoạn hoạt động cao hơn đáng kể so với các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực khai khoáng là nhóm bị gián đoạn hoạt động nhiều nhất, kế đến là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng và nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Giá trị tổn thất trong năm qua thông thường là khoảng 20 triệu đồng Tương đối nhất quán với thước đo về số ngày bị gián đoạn hoạt động, mức độ tổn thất của các doanh nghiệp FDI là nhỏ hơn so với các doanh nghiệp dân doanh. Các doanh nghiệp dân doanh ở vùng Miền núi phía Bắc dường như có giá trị tổn thất thông thường (trung vị) cao nhất, kế đến là các doanh nghiệp ở vùng Duyên hải miền Trung. Giá trị tổn thất thông thường (trung vị) của doanh nghiệp FDI tại vùng Duyên hải miền Trung là cao nhất. Khai khoáng và nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là 2 lĩnh vực có các doanh nghiệp cho biết có giá trị tổn thất cao nhất (dù là theo thước đo trung vị và trung bình) ở tất cả các vùng. Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  18. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Phần I Tóm tắt 17 Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI Các doanh nghiệp đã triển khai khá nhiều các hoạt động ứng phó với RRTT và BĐKH Trong đó, nhiều nhất là việc gia cố, sửa chữa nhà xưởng, khu làm việc hiện tại (53%), điều chỉnh giờ làm việc do thời tiết khắc nghiệt (30%), đào tạo cán bộ, nhân viên về ứng phó với RRTT và BĐKH (28%) hoặc tham gia công tác ứng cứu, khắc phục sau thiên tai (28%). Đã có một số lượng đáng kể doanh nghiệp cho biết đã thay đổi chiến lược, phương thức kinh doanh do thách thức từ RRTT và BĐKH (26%), xây dựng lại nhà xưởng (24%). Rất đáng lưu ý, là có tới 19% số doanh nghiệp cho biết họ có nâng cấp công nghệ sản xuất và thậm chí là 18% có yêu cầu đối tác kinh doanh cùng có kế hoạch ứng phó với RRTT và BĐKH. Cũng có một bộ phận nhỏ doanh nghiệp cho biết đã di chuyển nhà xưởng, khu làm việc tới địa điểm khác an toàn hơn (10%). Tỷ lệ doanh nghiệp FDI có tiến hành các hoạt động ứng phó có ít hơn so với các doanh nghiệp dân doanh trong nước, có thể do các doanh nghiệp FDI thường có cơ sở hạ tầng tốt hơn. Các doanh nghiệp ở vùng Duyên hải miền Trung có tổng tỷ lệ đã tiến hành các hoạt động ứng phó cao hơn các vùng còn lại và điều này cũng dễ hiểu khi đây là vùng thường hứng chịu tác động của RRTT và BĐKH lớn hơn cả ở Việt Nam. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tại vùng Duyên hải miền Trung, Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long có tổng tỷ lệ đã thực hiện các hoạt động ứng phó nhiều hơn các nhóm còn lại. Ở một số vùng khác, như Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, đó là các doanh nghiệp trong lĩnh vực khai khoáng. Khi quy mô doanh nghiệp gia tăng (về vốn hoặc lao động), thì tỷ lệ doanh nghiệp có tiến hành các hoạt động ứng phó đều gia tăng. Lý do chính tiến hành các hoạt động ứng phó là bởi các doanh nghiệp tự nhận thấy cần thiết, với tất cả các hoạt động cụ thể và dù là thành phần kinh tế nào thì cũng như vậy. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  19. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam 18 Tóm tắt Một tỷ lệ đáng kể doanh nghiệp đã mua bảo hiểm để phòng ngừa RRTT Có 44,5% doanh nghiệp cho biết họ đang sử dụng một loại sản phẩm bảo hiểm nhất định để phòng ngừa rủi ro liên quan RRTT và BĐKH. Tỷ lệ doanh nghiệp FDI hiện đang sử dụng một sản phẩm bảo hiểm là 62,2%, cao hơn đáng kể tỷ lệ của các doanh nghiệp dân doanh (41,3%). Loại sản phẩm bảo hiểm phố biến mà các doanh nghiệp hiện đang sử dụng là bảo hiểm cơ sở vật chất, máy móc và hàng hóa. 55% doanh nghiệp FDI và 33% doanh nghiệp dân doanh có sử dụng loại sản phẩm này. Tỷ lệ các doanh nghiệp cho biết có sử dụng sản phẩm bảo hiểm gián đoạn sản xuất kinh doanh là tương đối thấp, chỉ với 4% doanh nghiệp FDI và 2% doanh nghiệp dân doanh. Khoảng 10% doanh nghiệp FDI và 9% doanh nghiệp dân doanh có sử dụng sản phẩm bảo hiểm khác. Các doanh nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ sử dụng các loại sản phẩm bảo hiểm đã liệt kê cao hơn các vùng còn lại. Trong khi đó, các doanh nghiệp ở Tây Nguyên có tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sản phẩm bảo hiểm nhất định thấp hơn các vùng khác. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng bảo hiểm tương quan thuận với quy mô của doanh nghiệp. Khi số năm hoạt động của doanh nghiệp gia tăng, thì tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng sản phẩm bảo hiểm cũng gia tăng. Về tổng thể, 86% doanh nghiệp đánh giá sản phẩm bảo hiểm đã mua là hữu ích. Trong đó, 39% đánh giá là rất hữu ích và 47% đánh giá là tương đối hữu ích. Chỉ 10% đánh giá là ít hữu ích và 4% đánh giá là không hữu ích. Nhiều doanh nghiệp đã tham gia đóng góp, ứng cứu, khắc phục hậu quả thiên tai Khoảng 61% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết đã từng đóng góp, tham gia ứng cứu, khắc phục hậu quả sau thiên tai. Tiền mặt là hình thức phổ biến nhất (57%), kế đến là hiện vật (21%), phương tiện và nhân lực (13%), dịch vụ (9%). Thông thường 1 doanh nghiệp tại Việt Nam đã đóng góp cứu trợ khoảng 5 triệu đồng (giá trị trung vị). Giá trị khoản đóng góp có quy mô gia tăng theo quy mô của doanh nghiệp. Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  20. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Phần I Tóm tắt 19 Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI Các doanh nghiệp đánh giá tương đối tích cực về mức độ sẵn sàng của chính quyền trong ứng phó thiên tai Có tới 91% doanh nghiệp cho biết họ dễ tiếp cận thông tin, số liệu về thời tiết tại địa phương. 90% doanh nghiệp đánh giá các dịch vụ hạ tầng cơ bản (điện, nước, viễn thông) được cấp lại kịp thời sau khi thiên tai xảy ra, đây là kết quả rất tích cực, khi các doanh nghiệp (phần lớn vẫn là thuộc sở hữu nhà nước) đã đảm trách tốt chức năng cung cấp dịch vụ của mình. 78% doanh nghiệp có nhận được cảnh báo sớm trước khi thiên tai xảy ra, và cũng một tỷ lệ tương tự cho biết hạ tầng giao thông tại địa phương được khôi phục nhanh chóng. Có tới 77% doanh nghiệp đánh giá chính quyền địa phương hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời khắc phục thiệt hại sau khi thiên tai xảy ra, điều này cho thấy chính quyền các tỉnh, thành phố đã rất chủ động trong công tác khắc phục hậu quả thiên tai có liên quan tới doanh nghiệp. Cuối cùng, có 68% doanh nghiệp đánh giá cơ sở hạ tầng tại địa phương (đường sá, đê kè, công trình tiêu thoát nước ) có chất lượng tốt để ứng phó thiên tai. Dù chỉ tiêu này có tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá thấp nhất so với các chỉ tiêu khác, song đây vẫn là thông tin đáng khích lệ bởi việc đầu tư và duy trì cơ sở hạ tầng chất lượng tốt vẫn là công việc đầy thách thức đối với chính quyền các địa phương, nhất là trong bối cảnh ngân sách ngày càng hạn hẹp. Hầu hết các doanh nghiệp cho biết sẽ sẵn sàng tham gia cứu trợ, khắc phục hậu quả sau khi thiên tai xảy ra. Cụ thể, 97% doanh nghiệp dân doanh và 95% doanh nghiệp FDI cho biết họ sẵn sàng tham gia hoạt động này. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  21. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam 20 Tóm tắt Các doanh nghiệp tương đối lạc quan khi có 56% nhận thấy cơ hội trong bối cảnh RRTT và BĐKH Cụ thể trong đó, khoảng 30% cho biết họ nhận thấy có cơ hội cho việc tái cơ cấu, sắp xếp lại sản xuất. Có 18% doanh nghiệp cho rằng đây là cơ hội để tạo ra sản phẩm, dịch vụ và công nghệ mới. Một tỷ lệ tương tự, 18%, cho biết bối cảnh này mang lại cơ hội cho doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường cho sản phẩm đang có. Khoảng 12% doanh nghiệp tham gia điều tra cho biết bối cảnh RRTT và BĐKH mang lại cơ hội xây dựng thương hiệu (Như sản phẩm thân thiện với môi trường) cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp dân doanh có vẻ như lạc quan hơn so với các doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp tại vùng Duyên hải miền Trung dường như có tỷ lệ nhận thấy có cơ hội nhiều nhất, kế đến là các doanh nghiệp tại vùng Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản lại là nhóm có tỷ lệ nhận thấy có cơ hội cao hơn hẳn các nhóm còn lại. Những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động có tỷ lệ nhận thấy có cơ hội trong bối cảnh RRTT và BĐKH cao hơn các nhóm còn lại. Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  22. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Phần I Tóm tắt 21 Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI Các doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư để cải thiện mức độ tuân thủ về môi trường Trung bình, các doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư với quy mô lên tới lên tới 7,32% chi phí hoạt động cho việc thân thiện hơn với môi trường. Với những doanh nghiệp nhận được thông tin rằng nhà nước sẽ ban hành và thực thi pháp luật nghiêm khắc hơn liên quan tới vấn đề môi trường, thì trung bình các doanh nghiệp sẽ bỏ ra 7,44% chi phí hoạt động để cải thiện mức độ tuân thủ của mình. Trong khi đó, với những doanh nghiệp nhận được thông tin về giải pháp mềm, đánh giá của tổ chức xã hội có uy tín tại Việt Nam, thì trung bình họ sẵn sàng chi ra khoảng 7,29% chi phí hoạt động. Sự khác biệt trong mức độ sẵn sàng chi trả của các doanh nghiệp nhận được thông tin về giải pháp bắt buộc hay tự nguyện này là không đáng kể về mặt thống kê. Giải pháp sử dụng công cụ tự nguyện về mặt xã hội có vẻ là một lựa chọn tốt ở Việt Nam, khi mà mức độ sẵn sàng chi trả của doanh nghiệp không thấp hơn đáng kể so với việc sử dụng công cụ bắt buộc là pháp luật. Bởi việc ban hành, tổ chức thực hiện quy định có thể tốn kém không ít ngân sách của nhà nước, cả ở cấp trung ương và cấp địa phương. Trong khi đó, nếu sử dụng công cụ tự nguyện đã nêu, thì rõ ràng nguồn lực của nhà nước có thể tiết giảm được và hoàn toàn có thể sử dụng vào những công việc khác hiệu quả hơn trong bối cảnh ngân sách nhà nước đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay tại Việt Nam. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  23. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam 22 Tóm tắt Hành động cụ thể sẵn sàng thực hiện để thân thiện hơn với môi trường 50% doanh nghiệp cho biết sẽ đào tạo tốt hơn quản lý và nhân viên về vấn đề RRTT và BĐKH. Kế đến, 36% doanh nghiệp cho biết sẽ mua nguyên vật liệu đầu vào từ những nhà sản xuất thân thiện với môi trường. Khoảng 1/3 số doanh nghiệp (33%) sẽ ứng dụng công nghệ sạch hơn cho sản xuất. Đáng lưu ý, có tới 10% doanh nghiệp sẽ tuyển nhân viên chuyên trách phụ trách việc tuân thủ các quy định về môi trường. Động cơ quan trọng Phân tích dữ liệu điều tra cho thấy, động cơ quan trọng để các doanh nghiệp gia tăng đầu tư để thân thiện hơn với môi trường bao gồm chất lượng lao động tại địa phương, môi trường kinh doanh thuận lợi, mong muốn gia nhập tốt hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu và chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gia tăng do BĐKH. Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  24. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Phần I Tóm tắt 23 Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI Để thúc đẩy các doanh nghiệp gia tăng đầu tư thân thiện hơn với môi trường, rõ ràng chính quyền có vai trò rất quan trọng. Đó là cần tiếp tục tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp để họ an tâm đầu tư. Đồng thời với đó là cần chú trọng nâng cao chất lượng lao động tại các địa phương, mà cụ thể hơn là nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và giáo dục dạy nghề nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động của doanh nghiệp. Đồng thời với đó, là việc tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tận dụng các cơ hội tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu, trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia ngày một sâu rộng vào các hiệp định thương mại quốc tế, đặc biệt là những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường đang ngày một ngặt nghèo hơn. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  25. 01 Giới thiệu Bối cảnh 26 Phương pháp 30 Đặc điểm doanh nghiệp phản hồi 32 Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  26. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  27. Giới thiệu 26 Bối cảnh Bối cảnh Là một trong những nền kinh tế năng động bậc nhất trên thế giới, nhưng Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức của biến đổi khí hậu (BĐKH) với sự gia tăng của nhiều hiện tượng khí hậu cực đoan. Nhiều nghiên cứu, đánh giá của quốc tế đã chỉ ra Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ BĐKH. Theo Báo cáo Chỉ số Rủi ro khí hậu toàn cầu (CRI) 2020 do Germanwatch công bố, trong giai đoạn 1999-2018, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 6 trong số các quốc gia chịu tác động tiêu cực nhất của BĐKH. Với tổng số 226 vụ do thiên tai gây ra trong 20 năm qua, trung bình mỗi năm Việt Nam có 285 người thiệt mạng và chịu thiệt hại khoảng 2 tỷ USD 1. Hình 1.1 Những nước chịu ảnh hưởng nhất bởi các sự kiện thiên tai cực đoan (1999-2018) 10 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi các sự kiện thiên tai cực đoa n (1999-2018). Chỉ số Rủi ro khí hậu: Xếp hạng 1999-2018 1 Puerto Rico 6 Vietna m 1-10 11-20 21-50 2 Myanma r 7 Bangladesh 51-100 >100 Không có dữ liệu 3 Haiti 8 Tha iland 4 Philippines 9 Nepa l 5 Pakistan 10 Dominica Nguồn: Germanwatch, Global Climate Risk Index 2020 1 Germanwatch, Global Climate Risk Index 2020: Who Suffers Most from Extreme Weather Events? Weather-Related Loss Events in 2018 and 1999 to 2018. Đăng tại Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  28. Giới thiệu Phần I 27 Bối cảnh Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI Thiên tai, những hiện tượng cực đoan của BĐKH, đang ngày càng gia tăng cả về quy mô cũng như chu kỳ lặp lại, từ đó làm mất đi nhiều thành quả của quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Trong giai đoạn 2002-2010, thiệt hại do thiên tai gây ra trên phạm vi cả nước là không nhỏ. Mức độ thiệt hại thấp nhất cũng lên tới 0,14% GDP vào năm 2004 và cao nhất là 2% GDP vào năm 2006. Tác động của BĐKH, với các hiện tượng cực đoan như nhiệt độ tăng, hạn hán, nước biển dâng làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, giảm nguồn cung nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, gia tăng tiêu thụ năng lượng, chi phí sản xuất trong nhiều ngành công nghiệp. BĐKH cũng có tác động tiêu cực tới hạ tầng kỹ thuật như hệ thống đê biển, hệ thống đê sông, đê bao và bờ bao; các công trình cấp nước; cơ sở hạ tầng đô thị 2 Số liệu do Tổng cục Thống kê (TCTK) công bố đã khẳng định mức độ nghiêm trọng của RRTT và BĐKH, khi cho thấy thiệt hại do thiên tai đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây (Bảng 1.1). Riêng trong năm 2017, tổng giá trị thiệt hại do thiên tai đã lên tới 60.027 tỷ đồng, với 389 người chết và mất tích , 668 người bị thương, 8.309 căn nhà bị sập, cuốn trôi, 588.845 căn nhà bị ngập nước, sạt lở, tốc mái, 243.517 héc-ta lúa và 130.678 héc-ta hoa màu bị thiệt hại Bảng 1.1 Thiệt hại do thiên tai trong những năm gần đây 2011 2012 2013 2014 2015 2016 * 2017 Thiệt hại về người (Người) Số người chết và mất tích 257 269 313 145 157 264 389 Số người bị thương 267 440 1.1 50 165 199 431 668 Thiệt hại về nhà ở (Nhà) Số nhà bị sập đổ, cuốn trôi 1.1 52 2.7 76 6.5 18 1.9 36 1.0 88 5.4 31 8.3 09 Số nhà bị ngập nước, sạt lở, tốc mái 391.806 112.184 694.619 51.342 30.953 364.997 588.845 Thiệt hại về nông nghiệp (Ha) Diện tích lúa bị thiệt hại 241.165 181.516 114.844 128.085 56.894 527.743 234.517 Diện tích hoa màu bị thiệt hại 89.341 115.408 155.708 43.809 26.753 150.459 130.678 Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra (T ỷ đồng) 10.125 13.374 29.601 2.5 42 5.3 62 39.726 60.027 (*) Bao gồm thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn tại các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Nguồn: Tổng cục Thống kê, www.gso.gov.vn 2 Trần Thọ Đạt, Đinh Đức Trường, Vũ Thị Hoài Thu. 2013. Tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế Việt Nam. Đăng tại Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  29. Giới thiệu 28 Bối cảnh Những dự báo về tác động của BĐKH đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam cho thấy cần có những hành động cấp thiết. Ngân hàng Thế giới dự báo BĐKH có thể gây ảnh hưởng 1,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam từ nay đến 2050 và sẽ tác động tiêu cực đến thành tựu vĩ mô, cải cách thể chế, đảm bảo mục tiêu bền vững môi trường 3. Báo cáo kết quả nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương do BĐKH của tổ chức DARA International (năm 2012) thậm chí từng chỉ ra rằng, nếu Việt Nam không có giải pháp ứng phó kịp thời, thiệt hại do BĐKH ước tính có thể lên đến 11% GDP vào năm 2030 4. Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Đại học Copenhagen (năm 2012) ước tính, với quy mô GDP của Việt Nam vào năm 2050 đạt khoảng 500 tỷ USD thì thiệt hại do biến đổi khí hậu có thể lên đến khoảng 40 tỷ USD nếu thiếu vắng các chính sách ứng phó với BĐKH phù hợp và hiệu quả 5. Chính phủ Việt Nam đã nhận thấy tầm quan trọng của công tác ứng phó với BĐKH thông qua việc ban hành và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH năm 2008 và Chiến lược quốc gia về BĐKH năm 2011 cùng với nhiều hành động khác. Tuy nhiên, khoảng cách giữa chính sách và thực thi trong lĩnh vực này còn tương đối lớn, nhất là đối với khu vực doanh nghiệp. Một nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Quỹ Châu Á công bố năm 2017, Sách Trắng Rủi ro thiên tai – Biến đổi khí hậu và Hành động của Doanh nghiệp Việt Nam , từng chỉ ra thực tế chưa có nhiều doanh nghiệp chưa nắm bắt được các chính sách, pháp luật về BĐKH, RRTT 6. Chưa có nhiều doanh nghiệp nắm bắt được các quy định pháp luật về phòng chống thiên tai và có chiến lược ứng phó nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của RRTT và BĐKH. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng không biết đến các khuyến khích, ưu đãi của Nhà nước, liên quan đến ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải vì vậy cũng chưa tận dụng được các ưu đãi cũng như các cơ hội kinh doanh Trong khi đó, các doanh nghiệp lại là một chủ thể rất quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ là từ góc độ đóng góp nguồn ngân sách hàng năm, mà còn cả từ giác độ tạo công ăn việc làm cho người lao động cũng như tham gia vào quá trình ứng phó với RRTT và BĐKH tại Việt Nam. Cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong ứng phó BĐKH, song việc tham gia của các doanh nghiệp vào công cuộc này còn nhiều hạn chế. Điều này xuất phát từ thực tế rằng những trọng tâm chính sách ứng phó BĐKH của Việt Nam dường như chưa hướng tới cộng đồng doanh nghiệp. Những thông tin cụ thể về nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam liên quan tới BĐKH, mức độ tác động của BĐKH tới doanh nghiệp, hành động của doanh nghiệp ra sao dường như còn rất thiếu vắng. Những thông tin này nếu được bổ khuyết, sẽ cung cấp đầu vào hữu ích cho quá trình hoàn thiện chính sách, pháp luật về thích ứng rủi ro BĐKH tại Việt Nam. 3 Biến đổi khí hậu sẽ 'kéo tụt' GDP, Báo Thanh Niên, ngày 18/01/2019, đăng tại 4 DARA International. 2012. Climate Vulnerability Monitor 2 Edition. A Guide to the Cold Calculus of a Hot Planet, đăng tại 5 Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương và Đại học tổng hợp Copenhagen. 2012. Tác động của biến đổi khí hậu tới tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam. NXB Thống kê. Đăng tại 6 VCCI và Quỹ Châu Á. 2017. Sách Trắng Rủi ro thiên tai – Biến đổi khí hậu và Hành động của Doanh nghiệp Việt Nam. NXB Thế giới. Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  30. Giới thiệu Phần I 29 Bối cảnh Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI Xuất phát từ thực tế trên, VCCI và Quỹ Châu Á hợp tác tiến hành một điều tra doanh nghiệp diện rộng về chủ đề BĐKH tại Việt Nam, thông qua việc tích hợp vào nội dung của Điều tra Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019. Điều tra PCI là nỗ lực của VCCI và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) từ năm 2005 tới nay để đánh giá và xếp hạng chất lượng điều hành kinh tế và mức độ thuận lợi của môi trường đầu tư kinh doanh ở 63 tỉnh, thành phố nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Với số lượng phản hồi hàng năm trên 10 nghìn doanh nghiệp, đây là điều tra doanh nghiệp thường niên lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Việc tích hợp đánh giá khả năng chống chịu của doanh nghiệp vào khảo sát PCI đã được VCCI và Quỹ Châu Á thống nhất thực hiện nhằm: Cung cấp thông tin cho Đánh giá hiện trạng khả quá trình hoạch định chính năng chống chịu của sách của nhà nước đối với doanh nghiệp Việt Nam doanh nghiệp nhằm tăng trước những RRTT và cường khả năng chống BĐKH. chịu của doanh nghiệp đối với RRTT và BĐKH. Góp phần nâng cao vai trò và thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam trong ứng phó với RRTT và BĐKH. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  31. Giới thiệu 30 Phương pháp Phương pháp Được tích hợp vào trong Điều tra PCI, nên việc triển khai hoạt động này tận dụng được các điểm mạnh về sự chuyên nghiệp, khoa học và minh bạch theo tiêu chuẩn quốc tế của cuộc điều tra nói trên. Cụ thể, nhóm nghiên cứu bắt đầu cuộc điều tra bằng việc chọn mẫu điều tra dựa trên danh sách doanh nghiệp đang có phát sinh hoạt động thuế tại mỗi tỉnh, thành phố từ cơ quan thuế, những doanh nghiệp đang thực sự hoạt động tai các địa phương. Do nhóm nghiên cứu muốn so sánh giữa các tỉnh, nên chọn mẫu được tiến hành cho từng tỉnh, thay vì chọn mẫu chung cho toàn quốc. Vì nếu chọn mẫu cho toàn quốc thì mẫu điều tra như vậy phần lớn chỉ tập trung ở hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, lần lượt chiếm tới 20,6% và 31,6% trong số 758.610 doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước vào cuối năm 2019 7. Để tiến hành chọn mẫu tỷ lệ theo tỉnh, nhóm nghiên cứu đã sử dụng danh sách doanh nghiệp đang phát sinh thuế. Danh sách doanh nghiệp đó được phân nhóm theo loại hình (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần), ngành nghề kinh tế (sản xuất công nghiệp, xây dựng, khai thác tài nguyên, dịch vụ và thương mại và nông lâm ngư nghiệp) và tuổi của doanh nghiệp (doanh nghiệp được thành lập từ năm 2005 về trước, thời điểm Luật Doanh nghiệp 2004 có hiệu lực; trong giai đoạn 2005-2015; và từ năm 2016 trở lại đây). Quy mô của doanh nghiệp không được sử dụng để phân nhóm, vì tiêu chí này có mối tương quan cao với tiêu chí loại hình doanh nghiệp. Sau khi xác minh số điện thoại và địa chỉ doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu gửi phiếu điều tra qua đường bưu điện theo tỷ lệ tương ứng của 45 nhóm tổ hợp từ 3 nhóm tiêu chí phân loại ở trên. Các doanh nghiệp được máy tính lựa chọn ngẫu nhiên theo tỷ lệ của từng nhóm nói trên tại từng tỉnh, thành phố. Nhóm nghiên cứu lựa chọn phương thức điều tra qua thư, sau khi cân nhắc nhiều phương thức khác nhau. Phương thức điều tra trực tiếp có tỷ lệ trả lời cao hơn so với phương thức điều tra qua thư, nhưng lại có nhược điểm là làm ảnh hưởng tới tính khả thi của dự án nghiên cứu. Thứ nhất, nếu cử cả nhóm nghiên cứu tới tất cả 63 tỉnh, thành phố thì sẽ rất tốn kém, điều này sẽ làm hạn chế quy mô điều tra. Không chỉ vậy, nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ, siêu nhỏ ở nông thôn, miền núi, hải đảo hoặc vùng sâu, vùng xa sẽ không được đề cập tới. Thứ hai, phương thức điền trực tiếp không bảo đảm tính bảo mật thông tin và làm giảm tính cởi mở của đối tượng điều tra. Các doanh nghiệp có thể lo ngại về việc không bảo mật danh tính của doanh nghiệp và do vậy sẽ tránh trả lời các câu hỏi nhạy cảm có thể ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cuối cùng, một cuộc điều tra trực tiếp cần phải có nhiều điều tra viên và mặc dù có thể được đào tạo bài bản, nhưng họ vẫn có thể tạo ra ảnh hưởng tới người trả lời, khiến người trả lời e ngại và không muốn cung cấp thông tin chân thực. Những ảnh hưởng này thường do kỹ năng phỏng vấn và tính cách cá nhân gây nên. Vì không mang tính hệ thống, nên những ảnh hưởng này rất khó tính toán và do vậy có thể dẫn tới kết quả điều tra kém chính xác hơn. Hơn nữa, tỷ lệ trả lời của hai phương thức điều tra (trực tiếp và qua thư) 7 Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020, NXB Thống kê, năm 2020. Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  32. Giới thiệu Phần I Phương pháp 31 Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI chưa hẳn đã khác nhau nhiều nếu như đã tính toán đầy đủ số doanh nghiệp không phản hồi trong phương thức điều tra trực tiếp do có địa chỉ sai hoặc do họ từ chối không trả lời. Với các lý do nêu trên, nhóm nghiên cứu đã quyết định lựa chọn phương thức điều tra bằng gửi thư và đưa ra một số giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu các sai số gây ra bởi tỷ lệ không phản hồi. Với điều tra này, nhóm nghiên cứu thực hiện việc tập huấn kỹ lưỡng cho các liên lạc viên về nội dung điều tra và kỹ năng liên lạc với doanh nghiệp. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu chú ý tới việc thiết kế bộ phiếu khảo sát chuyên nghiệp, cung cấp bản mềm phiếu khảo sát đồng thời với việc in ấn bộ phiếu khảo sát và gửi tới doanh nghiệp với thư mời khảo sát cung cấp đầy đủ thông tin về mục tiêu khảo sát cũng như cơ quan khảo sát để củng cố mức độ tin cậy đối với các doanh nghiệp. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  33. Giới thiệu 32 Đặc điểm doanh nghiệp phản hồi Đặc điểm doanh nghiệp phản hồi Tham gia trả lời điều tra này có 10.356 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên cả nước. Trong đó, có 8.773 doanh nghiệp dân doanh tới từ toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trên cả nước và 1.583 doanh nghiệp FDI tới từ 21 tỉnh, thành phố có số lượng dự án đầu tư nước ngoài nhiều nhất tại Việt Nam . Bản g dưới đây thể hiện số lượng phản hồi cụ thể t heo tỉn h, thành phố. Bảng 1.2 Số lượng doanh nghiệp tham gia trả lời điều tra theo tỉnh, thành phố Tỉnh/TP Số doanh nghiệp Tỉnh/TP Số doanh nghiệp An Giang 101 Kon Tum 121 Bắc Giang 174 Lai Châu 115 Bắc Kạn 83 Lâm Đồng 176 Bạc Liêu 94 Lạng Sơn 122 Bắc Ninh 257 Lào Cai 125 Bến Tre 103 Long An 151 Bình Định 154 Nam Định 152 Bình Dương 430 Nghệ An 195 Bình Phước 106 Ninh Bình 110 Bình Thu ận 132 Ninh Thuận 115 BRVT 175 Phú Thọ 139 Cà Mau 113 Phú Yên 127 Cần Thơ 120 Quả ng Bình 100 Cao Bằng 125 Quả ng Nam 181 Đà Nẵng 274 Quảng Ng ãi 128 Đắk Lắk 141 Quả ng Ninh 171 Đắk Nông 116 Quảng Trị 124 Điện Biên 116 Sóc Trăng 86 Đồng Nai 281 Sơn La 118 Đ 1 Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  34. T Giới thiệu Phần I Đặc điểm doanh nghiệp phản hồi 33 Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI Tỉnh/ TP Số doanh nghiệp Tỉnh/ TP Số doanh nghiệp Đồng Tháp 112 Tây Ninh 158 Gia Lai 103 Thá i Bình 159 Hà Giang 89 Thá i Nguyên 167 Hà Nam 166 Tha nh Hóa 164 Hà Nội 675 Tiền Gi ang 142 Hà Tĩnh 111 TP.HCM 616 Hải Dương 207 Trà Vinh 121 Hải Phòng 341 TT-Huế 151 Hậu Giang 86 Tuyên Qua ng 130 Hòa Bình 120 Vĩnh Long 123 Hưng Yên 155 Vĩnh Phúc 213 Khá nh Hòa 162 Yên B ái 116 Kiên Gia ng 118 Tổng cộng 10.356 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  35. Giới thiệu 34 Đặc điểm doanh nghiệp phản hồi Phần lớn các doanh nghiệp trả lời điều tra đều đã có thời gian hoạt động đáng kể tại Việt Nam. Cụ thể, 60% các doanh nghiệp dân doanh và khoảng 70% doanh nghiệp FDI đã hoạt động từ 6 năm trở lên. 29% doanh nghiệp dân doanh và 24% doanh nghiệp FDI có thời gian hoạt động từ 3-5 năm. Chỉ 12% doanh nghiệp dân doanh và 6% doanh nghiệp FDI mới đi vào hoạt động dưới 3 năm. Hình 1.2 Số năm hoạt động của doanh nghiệp Đơn vị: Tỷ lệ doanh nghiệp (%) DN tư nhân DN FDI 30 29 29 26 25 25 24 20 19 15 12 11 11 10 6 5 5 4 0 Dưới 3-5 6-10 11-15 16-20 Trên Dưới 3-5 6-10 11-15 16-20 Trên 3 năm năm năm năm năm 20 năm 3 năm năm năm năm năm 20 năm Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  36. Giới thiệu Phần I Đặc điểm doanh nghiệp phản hồi 35 Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI Hình dưới đây thể hiện ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp dân doanh, khoảng 64% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, 18% hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và 14% trong lĩnh vực xây dựng. Tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và khai khoáng lần lượt chỉ là 2% và 1%, tương ứng 184 và 110 doanh nghiệp trả lời, số lượng đáng kể cho việc sử dụng cho việc tiến hành phân tích theo ngành. Với các doanh nghiệp FDI, có 61% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, 34% trong lĩnh vực thương mại/dịch vụ. Về cơ bản cơ cấu theo ngành sản xuất kinh doanh chính này là khá tương đồng với các số liệu thống kê hiện nay. Hình 1.3 Ngành nghề hoạt động chính của doanh nghiệp Đơn vị: Tỷ lệ doanh nghiệp (%) 0,3 2 1 0,7 18 Công nghi ệp Xây dựng 34 DN dân doanh 14 Thương m ại/Dịch vụ DN FDI 61 Nông nghi ệp 64 Khai khoáng 3 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  37. 02 Biểu hiện của biến đổi khí hậu qua góc nhìn của doanh nghiệp Quan sát của doanh nghiệp về các hiện tượng BĐKH 38 Những hiện tượng mà doanh nghiệp lo ngại nhất 43 Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  38. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  39. Biểu hiện của biến đổi khí hậu qua góc nhìn của doanh nghiệp 38 Quan sát của doanh nghiệp về các hiện tượng BĐKH Quan sát của doanh nghiệp về các hiện tượng BĐKH Phần nội dung khảo sát về RRTT, BĐKH và khả năng thích ứng của doanh nghiệp mở đầu bằng câu hỏi đề nghị doanh nghiệp cho biết có nhận thấy những thay đổi của một số hiện tượng khí hậu phổ biến trong 5 năm qua. Như thể hiện ở hình 2.1, nhiệt độ gia tăng là hiện tượng có nhiều doanh nghiệp quan sát thấy nhất, cụ thể là 92,3% doanh nghiệp nhận thấy hiện tượng nắng nóng kéo dài (từ 3 ngày liên tục trở lên) phổ biến hơn và 85,6% doanh nghiệp phản ánh về hiện tượng nhiệt độ trung bình mùa đông tăng. Kế đến, là các hiện tượng mưa lớn kèm bão/áp thấp (79,9%), ngập lụt cả ở những nơi trước đây hiếm khi xảy ra (70,6%), sạt lở đất do mưa lớn xảy ra nhiều hơn (65,2%) và hạn hán dẫn tới thiếu hụt nguồn nước (tưới tiêu, sản xuất và nước sinh hoạt) trở nên thường xuyên hơn (62%). Một số hiện tượng khác cũng có nhiều doanh nghiệp quan sát thấy, đó là lũ quét do mưa lớn diễn ra thường xuyên hơn (58,2%), nước sông bị nhiễm mặn nhiều hơn so với trước đây, nhất là vào mùa khô/hè (55,2%), triều cường dẫn tới ngập úng (53,8%), xói lở bờ biển (47,9%) và lốc xoáy hiếm khi xảy ra trước đây, nay thường xuất hiện hơn (43,2%). Hình 2.1 Nhận biết về các hiện tượng RRTT và BĐKH Đơn vị: Tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn (%) Nắng nóng kéo dài 92,3 Nhiệt độ TB mùa đông tăng 85,6 Mưa lớn kèm bão/áp thấp 79,9 Ngập lụt ở nơi hiếm khi xảy ra 70,6 Sạt lở đất nhiều hơn 65,2 Hạn hán thường xuyên hơn 62 Lũ quét thường xuyên hơn 58,2 Nước sông bị nhiễm mặn 55,2 Ngập ú ng do triều cường 53,8 Nước n gầm bị nhiễm mặn 48,3 Xói lở bờ biển 47,9 Lốc xoáy th ường xuyên hơn 43,2 Khác 33,8 Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  40. Biểu hiện của biến đổi khí hậu qua góc nhìn của doanh nghiệp Phần I Quan sát của doanh nghiệp về các hiện tượng BĐKH 39 Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI Hình dưới đây thể hiện con số cộng gộp các hiện tượng thời tiết mà các doanh nghiệp quan sát được theo khu vực kinh tế. Dù tỷ lệ quan sát được cho từng hiện tượng có khác nhau ở các doanh nghiệp ở từng khu vực kinh tế, nhưng về cơ bản những hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng kéo dài, nhiệt độ trung bình gia tăng, mưa lớn kèm bão, áp thấp nhiệt đới, ngập lụt vẫn được nhiều doanh nghiệp phản ánh. Con số cộng gộp của tỷ lệ doanh nghiệp FDI quan sát được các hiện tượng thời tiết cực đoan có thấp hơn so với các doanh nghiệp dân doanh. Có thể vì các doanh nghiệp FDI tham gia điều tra này có địa điểm đầu tư tại 21 tỉnh, thành phố phát triển nhất cả nước, thường là những nơi có điều kiện khí hậu thuận lợi những tỉnh còn lại. Chưa kể đến các doanh nghiệp FDI thường nằm trong các khu công nghiệp, nơi có cơ sở hạ tầng đồng bộ hơn. Trong khi đó, các doanh nghiệp dân doanh trong diện điều tra này phủ rộng ở toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, với không ít doanh nghiệp ở những tỉnh vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn, kèm theo cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. Hình 2.2 Nhận biết về các hiện tượng RRTT và BĐKH theo khu vực kinh tế Đơn vị: Tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn (%) DN d ân doanh 80 71 62 65 58 43 48 48 55 54 92 86 34 DN FDI 76 67 41 41 38 32 35 31 42 48 90 84 28 Mưa lớn kèm bão/áp thấp Ngập l ụt ở nơi hiếm khi xảy ra Hạn hán thường xuyên hơn Sạt lở đất nhiều hơn Lũ quét thường xuyên hơn Lốc xoá y thường xuyên hơn Nước n gầm bị nhiễm mặn Xói lở bờ bi ển Nước s ông bị nhiễm mặn Ngập ú ng do triều cường Nắng nóng kéo dài Nhiệt độ TB mùa đông tăng Khác Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  41. Biểu hiện của biến đổi khí hậu qua góc nhìn của doanh nghiệp 40 Quan sát của doanh nghiệp về các hiện tượng BĐKH Những quan sát của doanh nghiệp theo vùng về sự thay đổi của các hiện tượng thời tiết của BĐKH là khá tương đồng với thực tế diễn biến của BKĐH phản ánh qua báo chí, truyền thông đại chúng hiện nay. Theo đó, vùng Duyên hải miền Trung, Đồng bằng Sông Cửu Long là hai vùng có tỷ lệ cộng gộp doanh nghiệp quan sát thấy các thay đổi BĐKH rõ rệt hơn cả. Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng là nơi có tỷ lệ cộng gộp doanh nghiệp quan sát thấy sự thay đổi của các hiện tượng BĐKH thấp nhất, song con số thu được vẫn rất đáng lưu ý. Số liệu thể hiện trong hình này là của các doanh nghiệp dân doanh, nhóm doanh nghiệp có mặt trên toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hình 2.3 Nhận biết về các hiện tượng RRTT và BĐKH theo vùng Đơn vị: Tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn (%) Duy ên hải miền Trung 81 74 76 69 65 44 57 57 61 49 96 86 41 ĐB Sông Cửu Long 83 71 58 63 45 50 65 50 71 71 89 84 36 Tây Nguyên 82 75 81 80 67 47 36 41 44 45 90 83 47 Miền núi p hía Bắc 84 73 61 83 77 47 36 42 45 43 93 88 30 Đông Nam Bộ 77 67 53 51 46 39 42 44 49 58 87 80 27 ĐB Sông Hồng 75 66 51 50 48 35 42 43 48 48 94 89 31 Mưa lớn kèm bão/áp thấp Ngập l ụt ở nơi hiếm khi xảy ra Hạn hán thường xuyên hơn Sạt lở đất nhiều hơn Lũ quét thường xuyên hơn Lốc xoá y thường xuyên hơn Nước n gầm bị nhiễm mặn Xói lở bờ bi ển Nước s ông bị nhiễm mặn Ngập ú ng do triều cường Nắng nóng kéo dài Nhiệt độ TB mùa đông tăng Khác Lưu ý: Một số hiện tượng thời tiết có thể không áp dụng với từng vùng, ví dụ như nước ngầm bị nhiễm mặn hoặc xói lở bờ biển ở khu vực Tây Nguyên và khu vực Miền núi phía Bắc. Do các doanh nghiệp hiện nay có thể triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước, trong đó có nơi xuất hiện các hiện tượng kể trên. Vì vậy, chúng tôi tôn trọng và thể hiện đầy đủ các phản ánh của doanh nghiệp và phản ánh trong kết quả nghiên cứu này. Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  42. Biểu hiện của biến đổi khí hậu qua góc nhìn của doanh nghiệp Phần I Quan sát của doanh nghiệp về các hiện tượng BĐKH 41 Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI Hình 2.4 thể hiện mức độ quan sát được của những hiện tượng thời tiết cực đoan, phân chia theo lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là ngành có hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với những thay đổi của thời tiết hơn, chính vì vậy ngành này có tỷ lệ doanh nghiệp quan sát thấy những thay đổi của các hiện tượng khí hậu nhiều hơn cả. Kế đến là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, khi mà thời tiết nắng nóng quá mức, hoặc mưa bão lớn thì hoạt động xây dựng sẽ bị ảnh hưởng lớn. thậm chí phải ngưng trệ. Các doanh nghiệp khai khoáng có con số cộng gộp các hiện tượng quan sát được có thấp hơn các nhóm còn lại, nhưng một số hiện tượng cơ bản như nhiệt độ trung bình gia tăng, nắng nóng kéo dài, mưa bão vẫn được các doanh nghiệp quan sát thấy rõ. Thậm chí một số hiện tượng như lũ quét do mưa lớn diễn ra thường xuyên hơn được các doanh nghiệp này quan sát nhiều hơn hẳn các nhóm doanh nghiệp còn lại, có thể vì những doanh nghiệp khai khoáng thường có khai trường hoặc điểm mỏ ở những nơi rất dễ nhận thấy hiện tượng này. Hình 2.4 Nhận biết về các hiện tượng RRTT và BĐKH theo lĩnh vực SXKD Đơn vị: Tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn (%) Nông nghiệp 84 72 73 68 58 49 53 50 60 60 93 86 37 Xây dựng 83 72 66 72 64 45 52 52 58 54 93 86 34 Thương mạ i/Dịch vụ 79 71 60 64 57 42 48 47 55 54 93 85 34 Công nghiệp 76 65 55 53 49 38 43 40 48 48 91 87 23 Khai khoá ng 82 69 62 69 66 36 26 27 33 32 86 90 22 Mưa lớn kèm bão/áp thấp Ngập l ụt ở nơi hiếm khi xảy ra Hạn hán thường xuyên hơn Sạt lở đất nhiều hơn Lũ quét thường xuyên hơn Lốc xoá y thường xuyên hơn Nước n gầm bị nhiễm mặn Xói lở bờ bi ển Nước s ông bị nhiễm mặn Ngập ú ng do triều cường Nắng nóng kéo dài Nhiệt độ TB mùa đông tăng Khác Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  43. Biểu hiện của biến đổi khí hậu qua góc nhìn của doanh nghiệp 42 Quan sát của doanh nghiệp về các hiện tượng BĐKH Quan sát của doanh nghiệp về các hiện tượng thay đổi của hiện tượng thời tiết nêu trên khá tương đồng với đánh giá, nghiên cứu của cơ quan nhà nước. Theo Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam (phiên bản cập nhật năm 2016) do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, những biểu hiện, xu thế biến đổi của khí hậu tại Việt Nam bao gồm: Nhiệt độ ở tất cả các vùng của Việt Nam đều có xu thế tăng so với thời kỳ cơ sở (1986 - 2005), với mức tăng lớn nhất là khu vực phía bắc; Nhiệt độ thấp nhất trung bình và cao nhất trung bình có xu thế tăng rõ rệt; Lượng mưa năm có xu thế tăng trên phạm vi toàn quốc so với thời kỳ cơ sở ở tất cả các kịch bản; Lượng mưa mùa khô ở một số vùng có xu thế giảm. Lượng mưa một ngày lớn nhất trung bình có xu thế tăng trên toàn lãnh thổ Việt Nam với mức tăng phổ biến từ 10 đến 70%, so với trung bình thời kỳ cơ sở. Một số hiện tượng khí hậu cực đoan: Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới có xu thế ít biến đổi nhưng có phân bố tập trung hơn vào cuối mùa bão, đây cũng là thời kỳ bão hoạt động chủ yếu ở phía Nam. Bão mạnh đến rất mạnh có xu thế gia tăng. Gió mùa mùa hè có xu thế bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn. Mưa trong thời kỳ hoạt động của gió mùa có xu hướng tăng. Số ngày rét đậm, rét hại ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đều giảm. Số ngày nắng nóng (số ngày nhiệt độ cao nhất Tx >=35 oC) có xu thế tăng trên phần lớn cả nước, lớn nhất là ở Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Hạn hán có thể trở nên khắc nghiệt hơn ở một số vùng do nhiệt độ tăng và khả năng giảm lượng mưa trong mùa khô như ở Nam Trung Bộ trong mùa xuân và mùa hè, Nam Bộ trong mùa xuân và Bắc Bộ trong mùa đông 8 8 Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, NXB Tài nguyên môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội, 2016. Đăng tại: Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  44. Biểu hiện của biến đổi khí hậu qua góc nhìn của doanh nghiệp Phần I Những hiện tượng mà doanh nghiệp lo ngại nhất 43 Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI Những hiện tượng mà doanh nghiệp lo ngại nhất Với một loạt các hiện tượng nêu trên, nhóm nghiên cứu đề nghị các doanh nghiệp liệt kê xem những hiện tượng nào mà họ lo ngại có thể ảnh hưởng tiêu cực nhất tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả điều tra cho thấy trên bình diện cả nước, những hiện tượng mà các doanh nghiệp lo ngại nhất bao gồm: hiện tượng nắng nóng kéo dài (25,6%), mưa lớn kèm bão/áp thấp nhiệt đới (17,3%) và ngập lụt ở nơi trước đây hiếm khi xảy ra (10,7%). Đây là ba hiện tượng có tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn cao nhất. Hình 2.5 Doanh nghiệp lo ngại nhất về những hiện tượng nào? Đơn vị: Tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn (%) 25,6 25 20 17,3 15 10,7 10 8,7 7,4 7,3 6,1 5,0 5 4,3 2,5 2,2 1,5 1,4 0 Nắng nóng kéo dài Mưa lớn kèm bão/áp thấp Ngập l ụt ở nơi hiếm khi xảy ra Lũ quét thường xuyên hơn Lốc xoá y thường xuyên hơn Hạn hán thường xuyên hơn Sạt lở đất nhiều hơn Nhiệt độ TB mùa đông tăng Ngập ú ng do triều cường Nước s ông bị nhiễm mặn Nước n gầm bị nhiễm mặn Xói lở bờ bi ển Khác Vậy doanh nghiệp ở các vùng khác nhau lo ngại về những hiện tượng khí hậu cực đoan nào? Kết quả điều tra cho thấy, các doanh nghiệp ở vùng Đồng bằng Sông Hồng lo lắng hơn cả về các hiện tượng nắng nóng kéo dài, mưa lớn kèm bão/áp thấp nhiệt đới và nhiệt độ trung bình tăng. Với các doanh nghiệp ở vùng miền núi phía Bắc, là các hiện tượng nắng nóng kéo dài, lũ quét, Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  45. Biểu hiện của biến đổi khí hậu qua góc nhìn của doanh nghiệp 44 Những hiện tượng mà doanh nghiệp lo ngại nhất sạt lở đất, lốc xoáy. Tại vùng Duyên hải miền Trung, các doanh nghiệp lo ngại về các hiện tượng nắng nóng kéo dài, mưa lớn kèm bão/áp thấp nhiệt đới, ngập lụt và hạn hán. Các doanh nghiệp ở Tây Nguyên thì lo ngại về hạn hán thường xuyên hơn, mưa lớn kèm bão/áp thấp, nắng nóng kéo dài và lũ quét. Tại Đông Nam Bộ, các doanh nghiệp phản ánh về các hiện tượng nắng nóng kéo dài, mưa lớn kèm bão/áp thấp, ngập lụt và lốc xoáy. Trong khi đó, các doanh nghiệp ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long lo ngại về các hiện tượng mưa lớn kèm bão/áp thấp nhiệt đới, nắng nóng kéo dài, ngập úng do triều cường, lốc xoáy. Đây cũng là vùng có tỷ lệ cộng gộp doanh nghiệp phản ánh về hiện tượng nhiễm mặn nước sông và nước ngầm lên đến 11,1%, cao hơn đáng kể các vùng khác. Lưu ý rằng kết quả điều tra này thu được vào thời điểm mùa mưa năm 2019 ở miền Nam. Nếu cuộc điều tra này tiến hành vào thời điểm bắt đầu mùa khô, với nhiều hậu quả tiêu cực với sản xuất trên địa bàn đã diễn ra gần đây (thời điểm từ tháng 12/2019 đến tháng 5/2020) 9, thì chắc chắn tỷ lệ doanh nghiệp phản ánh về hiện tượng này còn cao hơn nữa. Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  46. Biểu hiện của biến đổi khí hậu qua góc nhìn của doanh nghiệp Phần I Những hiện tượng mà doanh nghiệp lo ngại nhất 45 Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI Hình 2.6 Những hiện tượng mà doanh nghiệp lo ngại nhất theo vùng Đơn vị: Tỷ lệ doanh nghiệp (%) ĐB Sông Hồng Miền núi phía Bắc Duyên hải miền Trung 5 , 40 7 40 40 3 2 , 30 30 2 30 6 , 2 4 2 3 , 2 0 , 2 8 8 , 1 20 20 20 6 1 1 , 0 3 9 4 , , , 1 1 2 2 2 , 1 1 1 0 8 8 1 , 5 , 9 3 , , 7 3 , 7 10 10 , 10 7 2 6 4 6 , 9 8 , 6 4 , , 8 0 0 5 , 4 , , , 4 2 3 4 , , 7 3 0 3 9 3 3 3 0 , 7 8 8 7 3 , , , , 2 3 5 , , 1 , , , , 2 , 1 2 1 1 1 0 1 0 0 1 0 0 0 0 Tây Nguyên Đông Na m Bộ ĐB Sông Cửu Long 40 40 40 30 30 30 0 , 9 3 , 3 2 0 , 0 2 9 4 , 4 , 4 1 , 8 , 20 20 7 20 5 6 1 6 , 1 9 1 1 8 4 , , 1 2 5 7 7 2 , , , 1 1 0 0 0 7 8 7 , , , 1 1 1 2 7 8 8 8 , 3 6 10 10 , , 10 , 7 7 6 6 4 6 6 , , 1 , 5 2 2 1 , , 4 , , , 4 4 0 6 4 6 6 5 3 , 3 3 3 , 3 , , , 9 , 7 7 5 5 2 , , , 1 1 1 , , 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 Mưa lớn kèm bão/áp thấp Ngập l ụt ở nơi hiếm khi xảy ra Hạn hán thường xuyên hơn Sạt lở đất nhiều hơn Lũ quét thường xuyên hơn Lốc xoá y thường xuyên hơn Nước n gầm bị nhiễm mặn Xói lở bờ bi ển Nước s ông bị nhiễm mặn Ngập ú ng do triều cường Nắng nóng kéo dài Nhiệt độ TB mùa đông tăng Khác Lưu ý: Một số hiện tượng thời tiết có thể không áp dụng với từng vùng, ví dụ như nước ngầm bị nhiễm mặn hoặc xói lở bờ biển ở khu vực Tây Nguyên và khu vực Miền núi phía Bắc. Do các doanh nghiệp hiện nay có thể triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước, trong đó có nơi xuất hiện các hiện tượng kể trên. Vì vậy, chúng tôi tôn trọng và thể hiện đầy đủ các phản ánh của doanh nghiệp và phản ánh trong kết quả nghiên cứu này. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  47. Biểu hiện của biến đổi khí hậu qua góc nhìn của doanh nghiệp 46 Những hiện tượng mà doanh nghiệp lo ngại nhất Hình 2.7 thể hiện lựa chọn về những hiện tượng lo ngại nhất của doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động SXKD. Các doanh nghiệp công nghiệp lo lắng hơn cả về hiện tượng nắng nóng kéo dài, mưa lớn kèm bão/áp thấp và ngập lụt, và đây cũng là mối lo lắng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, họ lo ngại về hiện tượng nắng nóng kéo dài, mưa lớn kèm bão/áp thấp và lũ quét thường xuyên hơn. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản lo ngại về hiện tượng nắng nóng kéo dài, hạn hán thường xuyên hơn và mưa lớn kèm bão/áp thấp. Trong khi đó, các doanh nghiệp khai khoáng thể hiện mối lo lắng về các hiện tượng sạt lở đất do mưa lớn, mưa lớn kèm bão/áp thấp và nắng nóng kéo dài. Hình 2.7 Những hiện tượng mà doanh nghiệp lo ngại nhất theo lĩnh vực SXKD Đơn vị: Tỷ lệ doanh nghiệp (%) Công nghiệp Xây dựng Thương mại dịch vụ Nắng nóng kéo dài 35,2 Nắng nóng kéo dài 23,5 Nắng nóng kéo dài 24,7 Mưa lớn kèm bão/áp thấp 16,0 Mưa lớn kèm bão/áp thấp 17,1 Mưa lớn kèm bão/áp thấp 18,3 Ngập lụt ở nơi hiếm khi xảy ra 11,2 Lũ quét thường xuyên hơn 12,3 Ngập lụt ở nơi hiếm khi xảy ra 12,1 Lốc xoáy thường xuyên hơn 7,2 Sạt lở đất nhiều hơn 9,3 Lũ quét thường xuyên hơn 8,5 Hạn hán thường xuyên hơn 6,5 Lốc xoáy thường xuyên hơn 8,8 Lốc xoáy thường xuyên hơn 6,9 Nhiệt độ TB mùa đông tăng 4,4 Ngập lụt ở nơi hiếm khi xảy ra 8,3 Hạn hán thường xuyên hơn 6,4 Lũ quét thường xuyên hơn 4,4 Hạn hán thường xuyên hơn 6,9 Nhiệt độ TB mùa đông tăng 5,5 Sạt lở đất nhiều hơn 4,2 Nhiệt độ TB mùa đông tăng 4,4 Sạt lở đất nhiều hơn 4,9 Ngập úng do triều cường 3,8 Ngập úng do triều cường 3,0 Ngập úng do triều cường 4,8 Nước sông bị nhiễm mặn 3,0 Nước ngầm bị nhiễm mặn 2,7 Nước sông bị nhiễm mặn 2,4 Nước ngầm bị nhiễm mặn 2,3 Nước sông bị nhiễm mặn 1,9 Nước ngầm bị nhiễm mặn 2,2 Khác 1,7 Khác 1,1 Xói lở bờ biển 2,0 Xói lở bờ biển Xói lở bờ biển 0,8 Khác 1,2 0 10 20 30 40 010203040 0 10 20 30 40 Nôn g nghiệp Khai khoáng Nắng nóng kéo dài 28,1 Sạt lở đất nhiều hơn 20,7 Hạn hán thường xuyên hơn 14,5 Mưa lớn kèm bão/áp thấp 18,3 Mưa lớn kèm bão/áp thấp 13,4 Nắng nóng kéo dài 17,1 Lốc xoáy thường xuyên hơn 7,5 Lũ quét thường xuyên hơn 15,9 Ngập lụt ở nơi hiếm khi xảy ra 7,0 Hạn hán thường xuyên hơn 12,2 Sạt lở đất nhiều hơn 6,6 Ngập lụt ở nơi hiếm khi xảy ra 6,1 Ngập úng do triều cường 4,9 Lốc xoáy thường xuyên hơn 3,7 Nước sông bị nhiễm mặn 4,9 Nhiệt độ TB mùa đông tăng 2,4 Lũ quét thường xuyên hơn 4,7 Nước sông bị nhiễm mặn 2,4 Nhiệt độ TB mùa đông tăng 3,2 Ngập úng do triều cường 1,2 Khác 3,0 Khác Xói lở bờ biển 1,3 Xói lở bờ biển Nước ngầm bị nhiễm mặn 0,9 Nước ngầm bị nhiễm mặn 010203040 010203040 Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  48. Biểu hiện của biến đổi khí hậu qua góc nhìn của doanh nghiệp Phần I Những hiện tượng mà doanh nghiệp lo ngại nhất 47 Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  49. 03 Tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Tác động chung 50 Tác động cụ thể đối với hoạt động sản xuất kinh doanh 54 Thời gian bị gián đoạn sản xuất kinh doanh 59 Giá trị tổn thất 62 Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  50. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  51. Tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp 50 Tác động chung Tác động chung Tiếp nối câu hỏi nhận diện các hiện tượng khí hậu, chúng tôi có đề nghị các doanh nghiệp đánh giá chung về tác động của RRTT và BĐKH đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Thang điểm đánh giá từ 1 đến 10, trong đó 1 điểm là trường hợp các hiện tượng RRTT và BĐKH chỉ mang lại tác động tiêu cực, hoàn toàn không mang lại cơ hội nào cho doanh nghiệp, còn 10 điểm là trường hợp mà RRTT và BĐKH không có tác động tiêu cực nào, mà chỉ hoàn toàn tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp. Bảng 3.1 thể hiện kết quả đánh giá tác động chung của RRTT và BĐKH lên doanh nghiệp theo khu vực kinh tế. Giá trị trung vị của cả 2 nhóm doanh nghiệp là 5 điểm, theo đó các doanh nghiệp nhận thấy cả tác động tích cực và tiêu cực của RRTT và BĐKH lên hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nếu xét theo thước đo điểm trung bình, thì cả hai nhóm này đều nghiêng hơn về tác động tiêu cực. Cụ thể, với các doanh nghiệp dân doanh, 40,2% có lựa chọn ở mức 4 điểm trở xuống, 34,5% ở mức 5 điểm và khoảng 25% từ mức 6 đến 10 điểm. Với các doanh nghiệp FDI, 43% lựa chọn ở mức từ 1 đến 4 điểm, 34,5% lựa chọn mức 5 điểm và 22,4% lựa chọn ở mức 6 điểm trở lên. Các doanh nghiệp FDI đánh giá tác động chung của RRTT và BĐKH là tiêu cực hơn so với doanh nghiệp dân doanh, dù vậy khác biệt này là không đáng kể về mặt thống kê. Bảng 3.1 Đánh giá tác động của RRTT và BĐKH lên doanh nghiệp Số doanh Khu vực nghi ệp trả lời Trung vị Trung bình Độ lệch chuẩn Thấp nhất Cao nhất Doanh nghiệp dân doanh 6.4 58 54 ,41 2,17 1 10 Doanh nghiệp FDI 1.1 50 54 ,3 2,25 110 Chung 7.6 08 54 ,41 2,17 110 Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  52. Tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Phần I Tác động chung 51 Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI Phân tích sâu hơn đánh giá tác động chung của RRTT và BĐKH lên doanh nghiệp theo vùng và khu vực kinh tế cho thấy một số điểm đáng lưu ý. Đầu tiên, có thể thấy rằng có 2 vùng mà doanh nghiệp FDI đánh giá tác động của RRTT và BĐKH tích cực hơn so với doanh nghiệp dân doanh, đó là vùng Đồng bằng Sông Hồng và Tây Nguyên. Ở những nơi còn lại, bao gồm vùng Miền núi phía Bắc, Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long, các doanh nghiệp FDI dường như lo lắng hơn các doanh nghiệp dân doanh. Khác biệt rõ nhất là tại vùng Duyên hải miền Trung, nơi các doanh nghiệp FDI lo ngại tác động của RRTT và BĐKH hơn hẳn so với các doanh nghiệp dân doanh, thậm chí có mức trung bình điểm số theo thang điểm 10 là thấp nhất so với các vùng còn lại trên cả nước. Hình 3.1 Đánh giá tác động của RRTT và BĐKH lên doanh nghiệp theo vùng và khu vực kinh tế DN dân doanh DN FDI 4,8 4,56 4,55 4,6 4,45 4,45 4,42 4,37 4,35 4,34 4,4 4,26 4,23 4,2 3,94 4 3,81 3,8 3,6 3,4 3,2 3 Ê ĐB Miền núi Duyê n hải Tây Nguyên Đông Na m Bộ ĐB Sông Sông Hồng phía Bắc miền Trung Cửu Long Tác động (1.Hoàn toàn tiêu cực - 10. Hoàn toàn tích cực) Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  53. Tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp 52 Tác động chung Bảng 3.2 trình bày kết quả đánh giá chung về tác động của RRTT và BĐKH theo quy mô vốn và quy mô lao động tại các doanh nghiệp dân doanh. Dù phân theo quy mô vốn hay quy mô lao động, thì điểm chung là các doanh nghiệp có quy mô càng lớn, thì họ càng nhận thấy tác động của RRTT và BĐKH tiêu cực hơn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cụ thể với những doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 1 tỷ đồng, mức điểm trung bình là 4,56 điểm, với doanh nghiệp có quy mô trên 100 tỷ, mức điểm trung bình chỉ còn là 4,19 điểm. Tương tự, các doanh nghiệp có quy mô dưới 10 lao động có mức điểm trung bình là 4,47 điểm, còn với các doanh nghiệp trên 500 lao động, mức điểm trung bình của nhóm này chỉ còn là 3,70 điểm. Bảng 3.2 Đánh giá tác động của RRTT và BĐKH lên doanh nghiệp Quy mô Số doanh Trung Trung Độ lệch Thấp Cao Khoảng tin cậy 95% vốn nghiệp vị bình chuẩn nhất nhất [cận dưới] [cận trên] Dưới 1 tỷ 1.262 5 4,56 2,09 1 10 4,45 4,68 1-5 tỷ 2.247 5 4,40 2,18 1 10 4,31 4,48 5-10 tỷ 947 5 4,45 2,13 1 10 4,31 4,58 10-50 tỷ 951 5 4,32 2,23 1 10 4,17 4,46 50-200 tỷ 325 5 4,38 2,34 1 10 4,12 4,63 Trên 200 tỷ 154 5 4,19 2,22 1 10 3,84 4,54 Chung 6.4 58 54 ,41 2,17 1 10 4,36 4,47 Quy mô Số doanh Trung Trung Độ lệch Thấp Cao Khoảng tin cậy 95% lao động nghiệp vị bình chuẩn nhất nhất [cận dưới] [cận trên] Dưới 10 lđ 3.827 5 4,47 2,14 1 10 4,4 4,54 10-49 lđ 2.076 5 4,40 2,17 1 10 4,3 4,49 50-199 lđ 652 5 4,38 2,29 1 10 4,2 4,55 200-499 lđ 188 5 4,24 2,2 1 10 3,93 4,56 Trên 500 lđ 94 3 3,70 2,2 1 8 3,26 4,15 Chung 6.4 58 54 ,41 2,17 1 10 4,36 4,47 Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  54. Tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Phần I Tác động chung 53 Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI Nếu phân theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh, có thể thấy các doanh nghiệp dân doanh trong lĩnh vực khai khoáng có mức đánh giá tác động tiêu cực hơn cả, với 4,02 điểm. Kế đến là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp với mức điểm lần lượt là 4,05 và 4,14 điểm. Trong khi đó, mức độ tác động chung của RRTT và BĐKH đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và xây dựng lần lượt là 4,44 và 4,58 điểm. Lưu ý rằng không có lĩnh vực nào mà doanh nghiệp đánh giá trên mức điểm 5. Hình 3.2 mô tả tác động của RRTT và BĐKH theo vùng và lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Có thể thấy rằng các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp có mức đánh giá tác động tiêu cực hơn cả là tại vùng Duyên hải miền Trung. Các doanh nghiệp khai khoáng ở Tây Nguyên có mức đánh giá tác động tiêu cực nhất so với các vùng còn lại. Các doanh nghiệp xây dựng ở vùng Miền núi phía Bắc là nhóm có mức điểm số đánh giá tác động tiêu cực nhất. Tại vùng Đông Nam Bộ, các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ lại là nhóm lo lắng nhiều hơn cả, so với các vùng còn lại. Hình 3.2 Đánh giá tác động của RRTT và BĐKH lên doanh nghiệp theo vùng và lĩnh vực SXKD ĐB Sông Hồng Miền núi phía Bắc Duyên hải miền Trung CN 4,06 CN 4,04 CN 3,91 XD 4,80 XD 4,38 XD 4,54 TM/DV 4,41 TM/DV 4,58 TM/DV 4,38 NN 3,94 NN 4,24 NN 3,75 KK 3,18 KK 4,31 KK 3,88 12 345 12 345 12 345 Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐB Sông Cửu Long CN 4,24 CN 4,11 CN 4,06 XD 4,43 XD 4,49 XD 4,91 TM/DV 4,46 TM/DV 4,35 TM/DV 4,51 NN 3,94 NN 4,17 NN 4,47 KK 3,11 KK 4,63 KK 5,00 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 Tác động (1.Hoàn toàn tiêu cực - 10. Hoàn toàn tích cực) Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  55. Tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp 54 Tác động cụ thể đối với hoạt động sản xuất kinh doanh Tác động cụ thể đối với hoạt động sản xuất kinh doanh Cùng với việc đề nghị đánh giá tác động chung nói trên, điều tra năm 2019 đề nghị các doanh nghiệp đánh giá tác động của RRTT và BĐKH lên hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Chúng tôi liệt kê 10 khía cạnh chi tiết, từ việc làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, gián đoạn hoạt động, cơ sở vật chất của doanh nghiệp bị thiệt hại , cho đến suy giảm doanh thu của doanh nghiệp. Có 4 mức tác động để các doanh nghiệp lựa chọn, bao gồm: 1) không có tác động; 2) Chỉ một chút; 3) Tương đối nhiều; 4) Rất nhiều. Hình 3.3 trình bày tác động cụ thể của RRTT và BĐKH lên doanh nghiệp với sắp xếp từ cao xuống thấp của tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn mức tác động tương đối nhiều/rất nhiều. Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn bị tác động tương đối nhiều/rất nhiều cao nhất trong việc bị gián đoạn sản xuất kinh doanh (54%). Kế đến là năng suất lao động bị giảm do thời tiết khắc nghiệt và suy giảm doanh thu (đều ở mức 51%). Có tỷ lệ đáng kể doanh nghiệp phản ánh về bị gián đoạn kênh vận chuyển (46%) và tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (44%). Tiếp đến, có tỷ lệ không nhỏ doanh nghiệp cho biết có tác động tương đối nhiều/rất nhiều về khía cạnh mạng lưới phân phối bị đình trệ (38%), giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ (37%), thiệt hại cơ sở vật chất (34%) và thiếu hụt nhân lực (33%). Thậm chí, có 33% doanh nghiệp chịu tác động tương đối nhiều/rất nhiều của việc thiếu nguồn cung nguyên vật liệu sản xuất. Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  56. Tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Phần I Tác động cụ thể đối với hoạt động sản xuất kinh doanh 55 Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI Hình 3.3 Tác động cụ thể của RRTT và BĐKH lên doanh nghiệp Đơn vị: Tỷ lệ doanh nghiệp (%) Gián đoạn SXKD 11 35 38 16 Giảm năng suất lao động 12 37 38 13 Suy giảm doanh thu 12 37 35 16 Gián đoạn kênh vận chuyển 16 38 33 13 Tăng chi phí SXKD 16 39 35 9 Đình trệ mạng lưới phân phối 24 38 28 10 Giảm chất lượng SP/DV 27 36 26 11 Thiệt hại cơ sở vật chất 21 45 25 9 Thiếu hụt nhân lực 24 43 25 8 Thiếu nguồn cung NVL SX 33 34 24 9 0102030405060708090100 Không Chỉ một chút Tương đối nhiều Rất nhiều Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  57. Tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp 56 Tác động cụ thể đối với hoạt động sản xuất kinh doanh Hình dưới đây mô tả kỹ hơn các tác động cụ thể của RRTT và BĐKH lên doanh nghiệp theo vùng và khu vực kinh tế. Nhất quán với thông tin từ phần đánh giá tác động chung ở trên (Hình 3.1), các doanh nghiệp ở vùng Duyên hải miền Trung đang chịu tác động từ RRTT và BKĐH lớn hơn cả so với các vùng còn lại. Các doanh nghiệp dân doanh chịu tác động tiêu cực lớn hơn doanh nghiệp FDI ở tất cả các vùng. Có thể các doanh nghiệp FDI với việc đầu tư bài bản, chuyên nghiệp hơn cả về cơ cơ sở vật chất và trình độ quản trị, nên họ có thể dự liệu và chống chịu tốt hơn và do đó ít chịu tác động tiêu cực của RRTT và BĐKH ít hơn so với các doanh nghiệp dân doanh. Hình 3.4 Tác động cụ thể của RRTT và BĐKH lên doanh nghiệp theo vùng và theo khu vực kinh tế Đơn vị: Tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn cộng gộp (%) ĐB Sông Hồng Miền núi phía Bắc Duyên hải miền Trung DN dâ n doanh DN dâ n doanh DN dâ n doanh DN F DI DN F DI DN F DI 01 00 200 300 400 500 01 00 200 300 400 500 01 00 200 300 400 500 Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐB Sông Cửu Long DN dâ n doanh DN dâ n doanh DN dâ n doanh DN F DI DN F DI DN F DI 01 00 200 300 400 500 01 00 200 300 400 500 01 00 200 300 400 500 Tăng chi phí SXKD Gián đoạn SXKD Thiệt hại cơ sở vật chất Thiếu hụt nhân lực Giảm năng suất lao động Giảm chất lượng SP/DV Thiếu nguồn cung NVL SX Gián đoạn kênh vận chuyển Đình trệ mạng lưới phân phối Suy giảm doanh thu Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  58. Tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Phần I Tác động cụ thể đối với hoạt động sản xuất kinh doanh 57 Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI Phân tích những tác động cụ thể của RRTT và BĐKH lên doanh nghiệp theo vùng và lĩnh vực sản xuất kinh doanh cho thấy nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là ngành mà các doanh nghiệp chịu tác động lớn hơn cả. Cụ thể, các doanh nghiệp trong ngành này là nhóm chịu tác động từ RRTT và BĐKH lớn nhất tại vùng Miền núi phía Bắc, Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long. Đây cũng là ngành chịu tác động lớn thứ 2 tại Đồng bằng Sông Hồng và Tây Nguyên. Hình 3.5 Tác động cụ thể của RRTT và BĐKH lên doanh nghiệp theo vùng và lĩnh vực SXKD Đơn vị: Tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn cộng gộp (%) ĐB Sông Hồng Miền núi phía Bắc Duyên hải miền Trung KK NN NN NN KK KK XD XD XD CN CN TM/DV TM/DV TM/DV CN 02 00 400 600 800 02 00 400 600 800 02 00 400 600 800 Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐB Sông Cửu Long KK NN NN NN XD XD CN CN KK XD TM/DV TM/DV TM/DV KK CN 0 200 400 600 800 0 200 400 600 800 0 200 400 600 800 Tăng chi phí SXKD Gián đoạn SXKD Thiệt hại cơ sở vật chất Thiếu hụt nhân lực Giảm năng suất lao động Giảm chất lượng SP/DV Thiếu nguồn cung NVL SX Gián đoạn kênh vận chuyển Đình trệ mạng lưới phân phối Suy giảm doanh thu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  59. Tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp 58 Tác động cụ thể đối với hoạt động sản xuất kinh doanh Tác động cộng gộp của RRTT và BĐKH lên các hoạt động cụ thể của doanh nghiệp cho thấy những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động là nhóm chịu tác động nhiều hơn. Cụ thể những doanh nghiệp có số năm hoạt động dưới 3 năm là nhóm bị tác động nhiều nhất, kế đến là các doanh nghiệp có số năm hoạt động từ 3-5 năm. Khi số năm hoạt động tăng, thì mức độ tác động có giảm đi, song lưu ý rằng kể cả với nhóm có số năm hoạt động từ 20 năm trở lên, mức độ tác động vẫn là tương đối lớn. Hình 3.6 Tác động cụ thể của RRTT và BĐKH lên doanh nghiệp theo số năm hoạt động Đơn vị: Tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn cộng gộp (%) 500 55 52 400 52 49 42 40 46 38 52 38 51 48 34 45 33 300 48 36 35 42 32 41 33 37 40 31 39 30 34 32 29 200 54 53 53 50 48 43 36 36 33 31 31 23 34 36 34 33 35 36 100 58 56 55 52 50 51 47 45 44 43 43 45 0 Dưới 3 năm 3-5 năm 6-10 năm 11-15 năm 16-20 năm Trên 20 năm Tăng chi phí SXKD Gián đoạn SXKD Thiệt hại cơ sở vật chất Thiếu hụt nhân lực Giảm năng suất lao động Giảm chất lượng SP/DV Thiếu nguồn cung NVL SX Gián đoạn kênh vận chuyển Đình trệ mạng lưới phân phối Suy giảm doanh thu 7 Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  60. Tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Phần I Thời gian bị gián đoạn sản xuất kinh doanh 59 Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI Thời gian bị gián đoạn sản xuất kinh doanh Những tác động của RRTT và BĐKH lên hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp là rất đa dạng, tuy nhiên chúng tôi vẫn muốn thử tìm hiểu kỹ lưỡng hơn vấn đề này bằng hai thông số chi tiết hơn. Cụ thể, chúng tôi đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin về tổng số ngày doanh nghiệp bị gián đoạn hoạt động và giá trị tổn thất chung (triệu đồng) do các hiện tượng RRTT và BĐKH trong năm vừa qua. Những thông tin này có thể hữu ích đối với chính các doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch ứng phó trong tương lai, cũng như là những thông tin cần thiết cho các cơ quan nhà nước có liên quan trong nỗ lực giảm thiểu tác động của RRTT và BĐKH. Bảng 3.3 thể hiện số ngày bị gián đoạn hoạt động trong năm vừa qua của doanh nghiệp do các hiện tượng của RRTT và BĐKH. Trong số 7.643 doanh nghiệp cung cấp thông tin, thông thường các doanh nghiệp mất khoảng 7 ngày bị gián đoạn hoạt động (giá trị trung vị). Nếu tính trung bình, thì số ngày bị gián đoạn hoạt động lên tới 16 ngày (giá trị trung bình). Một số doanh nghiệp cho biết số ngày bị gián đoạn trên 100 ngày (1,5% số doanh nghiệp trả lời), cá biệt có một vài trường hợp cho biết tổng số ngày gián đoạn hoạt động lên đến gần nửa năm. Dù là đo lường theo giá trị trung vị hay giá trị trung bình, doanh nghiệp dân doanh có số thời gian bị gián đoạn hoạt động cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp FDI. Bảng 3.3 Số ngày bị gián đoạn hoạt động trong năm qua Số doanh Khu vực nghiệp Trung vị Trung bình Độ lệch chuẩn Thấp nhất Cao nhất Doanh nghiệp dân doanh 6.4 96 7 16,1 24,17 0 187 Doanh nghiệp FDI 1.1 47 13 ,85 9,7 0150 Chu ng 7.6 43 7 16,04 24,13 0187 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  61. Tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp 60 Thời gian bị gián đoạn sản xuất kinh doanh Hình 3.7 thể hiện số ngày bị gián đoạn hoạt động trong năm vừa qua của các doanh nghiệp theo vùng và theo khu vực kinh tế của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp tại khu vực Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung có số ngày bị gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh do các hiện tượng của RRTT và BĐKH cao hơn đáng kể so với các vùng còn lại. Hình 3.7 Số ngày bị gián đoạn hoạt động trong năm qua theo vùng và khu vực kinh tế Đơn vị: Số ngày ĐB Sông Hồng Miền núi phía Bắc Duyên hải miền Trung 24 22 24 24 20 20 18 20 14 16 16 16 12 10 12 10 12 5 8 5 8 6 8 4 3 1 4 2 4 4 0 0 0 DN dân doanh DN FDI DN dân doanh DN F DI DN dâ n doanh DN F DI S Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐB Sông Cửu Long 24 24 24 20 20 20 20 16 16 14 16 10 10 9 12 12 12 8 8 5 8 3 3 4 4 2 4 0 0 0 0 0 0 DN dân doanh DN FDI DN dân doanh DN F DI DN dâ n doanh DN F DI Trung vị Trung bình Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  62. Tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Phần I Thời gian bị gián đoạn sản xuất kinh doanh 61 Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI Chúng tôi cũng thử tính toán số ngày bị gián đoạn hoạt động trong năm qua của doanh nghiệp theo vùng và lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính. Hình dưới đây thể hiện chi tiết kết quả tính toán, và về cơ bản thì các doanh nghiệp trong lĩnh vực khai khoáng là nhóm bị gián đoạn hoạt động nhiều nhất, kế đến là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng và nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Hình 3.8 Số ngày bị gián đoạn hoạt động trong năm qua theo vùng và lĩnh vực SXKD Đơn vị: Số ngày ĐB Sông Hồng Miền núi phía Bắc Duyên hải miền Trung 5 9 5 CN 12 CN 14 CN 13 15 30 20 XD 22 XD 32 XD 28 5 6 10 TM/DV 12 TM/DV 14 TM/DV 15 10 20 15 NN 24 NN 30 NN 25 50 30 30 KK 44 KK 38 KK 32 05 10 15 20 25 30 35 40 45 50 05 10 15 20 25 30 35 40 45 50 05 10 15 20 25 30 35 40 45 50 S Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐB Sông Cửu Long 10 2 2 CN 20 CN 7 CN 9 30 10 10 XD 31 XD 19 XD 19 7 3 5 TM/DV 15 TM/DV 9 TM/DV 13 15 8 5 NN 24 NN 13 NN 15 30 5 15 KK 32 KK 16 KK 10 05 10 15 20 25 30 35 40 45 50 05 10 15 20 25 30 35 40 45 50 05 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Trung vị Trung bình Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  63. Tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp 62 Giá trị tổn thất Giá trị tổn thất Cùng với việc đo lường số ngày bị gián đoạn hoạt động, chúng tôi có đề nghị các doanh nghiệp cung cấp thông tin về tổng giá trị tổn thất trong năm vừa qua (triệu đồng) do các hiện tượng của RRTT và BĐKH. Trong số 6.225 doanh nghiệp cung cấp thông tin, thì thông thường các doanh nghiệp bị thiệt hại khoảng 20 triệu đồng. Giá trị trung bình tổn thất đối với 1 doanh nghiệp là khoảng 95,2 triệu, tuy nhiên cần thận trọng sử dụng con số này, bởi một số doanh nghiệp có mức tổn thất rất lớn do đó có thể kéo giá trị trung bình này lên ở mức trên. Cụ thể, có gần 100 doanh nghiệp cho biết bị thiệt hại trên 1 tỷ đồng, chiếm khoảng 1,6% số doanh nghiệp cung cấp thông tin. Tương đối nhất quán với thước đo về số ngày bị gián đoạn hoạt động, giá trị tổn thất của các doanh nghiệp dân doanh là lớn hơn so với các doanh nghiệp FDI. Bảng 3.4 Giá trị tổn thất trong năm qua Số doanh Trung vị Trung bình Độ lệch Thấp nhất Cao nhất Khu vực nghiệp (triệu đồng) (triệu đồng) chuẩn (triệu đồng) (triệu đồng) Doanh nghiệp dân doanh 5.3 59 20 95,28 245,32 0 4.5 00 Doanh nghiệp FDI 866 1.5 77,73 259,73 0 3.5 00 Chu ng 6.2 25 20 95,19 245,39 0 4.5 00 Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  64. Tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Phần I Giá trị tổn thất 63 Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI Hình 3.9 mô tả chi tiết hơn mức độ tổn thất của doanh nghiệp trong năm vừa qua do các hiện tượng RRTT và BĐKH theo vùng và khu vực kinh tế. Các doanh nghiệp ở vùng Miền núi phía Bắc và Duyên hải miền Trung chịu tổn thất cao nhất trong so với các nơi khác tại Việt Nam. Hình 3.9 Giá trị tổn thất trong năm qua trong năm qua theo vùng Đơn vị: Triệu đồng ĐB Sông Hồng Miền núi phía Bắc Duyên hải miền Trung 300 300 300 250 250 250 200 200 200 147 150 137 150 150 110 91 89 70 100 100 100 32 20 50 50 30 20 50 5 10 0 0 0 DN dâ n doanh DN F DI DN dâ n doanh DN F DI DN dâ n doanh DN F DI T Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐB Sông Cửu Long 300 300 300 248 250 250 250 200 200 200 150 150 124 150 95 100 100 100 66 58 62 50 50 50 24 15 5 10 0 0 0 0 0 DN dâ n doanh DN F DI DN dâ n doanh DN F DI DN dâ n doanh DN F DI Trung vị Trung bình Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  65. Tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp 64 Giá trị tổn thất Hình 3.10 mô tả giá trị tổn thất của doanh nghiệp do các hiện tượng của RRTT và BĐKH trong năm vừa qua theo vùng và lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Khai khoáng và nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là những lĩnh vực có các doanh nghiệp cho biết có giá trị tổn thất cao nhất (dù là theo thước đo trung vị và trung bình) ở tất cả các vùng. Hình 3.10 Giá trị tổn thất trong năm qua theo lĩnh vực SXKD Đơn vị: Triệu đồng ĐB Sông Hồng Miền núi phía Bắc Duyên hải miền Trung 30 50 28 CN 98 CN 151 CN 166 50 50 50 XD 140 XD 152 XD 124 20 20 25 TM/DV 70 TM/DV 93 TM/DV 86 80 100 100 NN 227 NN 233 NN 198 300 100 100 KK 331 KK 409 KK 316 01 00 200 300 400 01 00 200 300 400 01 00 200 300 400 T Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐB Sông Cửu Long 30 5 0 CN 128 CN 93 CN 76 50 23 20 XD 98 XD 79 XD 76 20 10 10 TM/DV 88 TM/DV 54 TM/DV 49 50 40 25 NN 90 NN 111 NN 103 75 100 303 KK 254 KK 206 KK 303 01 00 200 300 400 01 00 200 300 400 01 00 200 300 400 Trung vị Trung bình Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  66. Tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Phần I Giá trị tổn thất 65 Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  67. 04 Ứng phó với biến đổi khí hậu Các hoạt động của doanh nghiệp 68 Phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại từ BĐKH 74 Tham gia ứng cứu, khắc phục hậu quả thiên tai 78 Đánh giá các dịch vụ hạ tầng cơ bản trong ứng phó BĐKH 84 Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  68. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  69. Ứng phó với biến đổi khí hậu 68 Các hoạt động của doanh nghiệp Các hoạt động của doanh nghiệp Đối mặt với những tác động, thiệt hại gây ra bởi các hiện tượng của RRTT và BĐKH, các doanh nghiệp đã tiến hành những hành động nào? Điều tra năm 2019 cho các doanh nghiệp đã triển khai khá nhiều các hoạt động. Trong đó, nhiều nhất là việc gia cố, sửa chữa nhà xưởng, khu làm việc hiện tại 10 (53%), điều chỉnh giờ làm việc do thời tiết khắc nghiệt (30%), đào tạo cán bộ, nhân viên về ứng phó với RRTT và BĐKH (28%) hoặc tham gia công tác ứng cứu, khắc phục sau thiên tai (28%). Đã có một số lượng đáng kể doanh nghiệp cho biết đã thay đổi chiến lược, phương thức kinh doanh do thách thức từ RRTT và BĐKH (26%), xây dựng lại nhà xưởng (24%). Rất đáng lưu ý, là có tới 19% số doanh nghiệp cho biết họ có nâng cấp công nghệ sản xuất và thậm chí là 18% có yêu cầu đối tác kinh doanh cùng có kế hoạch ứng phó với RRTT và BĐKH. Cũng có một bộ phận nhỏ doanh nghiệp cho biết đã di chuyển nhà xưởng, khu làm việc tới địa điểm khác an toàn hơn (10%). Bảng 4.1 Các hành động ứng phó RRTT và BĐKH của doanh nghiệp Hoạt động Tỷ lệ lựa chọn Gia cố, sửa chữa nhà xưởng 53% Điều chỉnh giờ làm việc 30% Đào tạo NLĐ về ứng phó RRTT 28% Tha m gia khắc phục sau thiên tai 28% Điều chỉnh chi ến lược KD 26% Xây dựng lại nhà xưởng 24% Nâng cấp công nghệ SX 19% Yêu cầ u đối tác có KH ứng phó 18% Tha y đổi nhà cung ứng 11% Chu yển nhà xưởng tới nơi khác 10% Khác 3% Việc các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động ứng phó với RRTT và BĐKH có sự khác nhau theo vùng và theo khu vực kinh tế, như thể hiện ở hình dưới đây. Tỷ lệ doanh nghiệp FDI có tiến hành các hoạt động ứng phó có ít hơn so với các doanh nghiệp dân doanh trong nước, có thể 10 Như nâng nền, chằng chống nhà xưởng chống gió, bão Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
  70. Ứng phó với biến đổi khí hậu Phần I Các hoạt động của doanh nghiệp 69 Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI do các doanh nghiệp FDI thường có “hạ tầng cứng” tốt hơn, khi các doanh nghiệp FDI thường có đầu tư bài bản, chuyên nghiệp về cơ sở hạ tầng nhà xưởng ngay từ đầu, đồng thời họ thường có địa điểm nhà xưởng ở những nơi ít bị tác động bởi RRTT và BĐKH. Về “hạ tầng mềm”, thì không có sự khác biệt giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp dân doanh, khi cả 2 nhóm doanh nghiệp này đều có khoảng 28% cho biết đã tiến hành đào tạo cán bộ, nhân viên về ứng phó RRTT và BĐKH. Về tổng thể, thì các doanh nghiệp ở vùng Duyên hải miền Trung có tổng tỷ lệ đã tiến hành các hoạt động ứng phó cao hơn các vùng còn lại và điều này cũng dễ hiểu khi đây là vùng thường hứng chịu tác động của RRTT và BĐKH lớn hơn cả ở Việt Nam. Hình 4.1 Các hành động ứng phó của doanh nghiệp theo vùng và khu vực kinh tế Đơn vị: Tỷ lệ lựa chọn cộng gộp doanh nghiệp (%) ĐB Sông Hồng Miền núi phía Bắc Duyên hải miền Trung DN dâ n doanh DN dâ n doanh DN dâ n doanh DN F DI DN F DI DN F DI 01 00 200 300 01 00 200 300 01 00 200 300 Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐB Sông Cửu Long DN dâ n doanh DN dâ n doanh DN dâ n doanh DN F DI DN F DI DN F DI 01 00 200 300 01 00 200 300 01 00 200 300 Gia cố, sửa chữa nhà xưởng Xây dựng lại nhà xưởng Chuyển nhà xưởng tới nơi khác Đào tạo NLĐ về ứng phó RRTT Điều chỉnh giờ làm việc Nâng cấp công nghệ SX Thay đổi chiến lược, ph/thức KD Yêu cầu đối tác có KH ứng phó Thay đổi nhà cung ứng Tham gia ứng cứu, khắc phục Khác Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam Thích ứng để thành công
  71. Ứng phó với biến đổi khí hậu 70 Các hoạt động của doanh nghiệp Hình dưới đây thể hiện tỷ lệ cộng gộp các doanh nghiệp đã thực hiện các hoạt động ứng phó với RRTT và BĐKH, theo vùng và lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tại vùng Duyên hải miền Trung, Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long có tổng tỷ lệ đã thực hiện các hoạt động ứng phó nhiều hơn các nhóm còn lại. Ở một số vùng khác, như Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, đó là các doanh nghiệp trong lĩnh vực khai khoáng. Hình 4.2 Các hành động ứng phó của doanh nghiệp theo vùng và lĩnh vực SXKD Đơn vị: Tỷ lệ lựa chọn cộng gộp doanh nghiệp (%) ĐB Sông Hồng Miền núi phía Bắc Duyên hải miền Trung NN KK NN CN CN CN KK XD KK XD NN XD TM/DV TM/DV TM/DV 01 00 200 300 400 01 00 200 300 400 01 00 200 300 400 Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐB Sông Cửu Long KK KK NN NN NN TM/DV TM/DV CN XD CN XD CN XD TM/DV KK 01 00 200 300 400 01 00 200 300 400 01 00 200 300 400 Gia cố, sửa chữa nhà xưởng Xây dựng lại nhà xưởng Chuyển nhà xưởng tới nơi khác Đào tạo NLĐ về ứng phó RRTT Điều chỉnh giờ làm việc Nâng cấp công nghệ SX Thay đổi chiến lược, ph/thức KD Yêu cầu đối tác có KH ứng phó Thay đổi nhà cung ứng Tham gia ứng cứu, khắc phục Khác Thích ứng để thành công Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam