Đề cương ôn tập cuối kỳ môn Kinh tế năng lượng

pdf 9 trang haiha333 6950
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối kỳ môn Kinh tế năng lượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_cuoi_ky_mon_kinh_te_nang_luong.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối kỳ môn Kinh tế năng lượng

  1. Kinh tế năng lượng Đề bài : Câu 1: Tiềm năng & rào cản của năng lượng mặt trời tại Việt Nam? Câu 2: Tiềm năng & rào cản của năng lượng gió tại Việt Nam? Câu 3: Sự giống nhau & khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân & doanh nghiệp nhà nước? Mục đích & mục tiêu của doanh nghiệp? Câu 4: Cường độ NL (đi sâu vào khái niệm, các giải pháp giảm cường độ NL. tại sao phải giảm cường độ NL) Câu 5: Giá NL (liên quan đến bàn tay vô hình, hình dung tnao về bàn tay vô hình trong KTNL, chính phủ có nên có chính sách trợ giá bao tiêu các sp năng lượng hay k hay để thị trường tự điều chỉnh) Câu 6: Tài chính dự án NL (1 doanh nghiệp đc giao 1 dự án điện tái tạo, tỷ suất sinh lời nội bộ IRR là dự kiến 10%/năm (tiền USD), DN được mời vay 1 khoản vay với ls 3%/năm ( cũng tiền USD). Ý nghĩa IRR vs tài trợ dự án? Nếu là ng lãnh đạo thì bạn có muốn tiếp cận khoản vay này k? Vì sao? Nếu được duyệt vay thì bạn sẽ vay bao nhiêu % tổng mức đầu tư dự án của dự án này? ) Bài làm Câu 1: Tiềm năng & rào cản của năng lượng mặt trời tại Việt Nam? - Tiềm năng: + Việt Nam có lợi thế là một trong những nước nằm trong giải phân bổ ánh sáng mặt trời nhiều nhất năm trên bản đồ bức xạ của thế giới cung cấp. Cường độ bức xạ mặt trời ở VN trung bình mỗi ngày là 4-5kWh/m2, lượng bức xạ giảm nhẹ từ Nam ra Bắc. + Tiềm năng có thể khai thác cho sản xuất điện năng từ năng lượng mặt trời tại Việt Nam ước tính khoảng 13.000 MW, phù hợp nhất với các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. + Giá điện mặt trời đã giảm thấp và vẫn còn tiếp tục giảm sâu hơn nữa. Dự báo đến năm 2035, giá điện mặt trời thương mại sẽ vào khoảng 5,4 cent/kWh, còn giá ĐMT
  2. áp mái chỉ còn khoảng 3 cent/kWh. Giá điện mặt trời dự báo sẽ rẻ hơn giá năng lượng hóa thạch - Nhu cầu sử dụng điện năng tăng cao mỗi năm + Việt Nam đang là đất nước phát triển với mức độ tiêu thụ điện năng 9,5%/năm. Dự báo năm 2020 – 2025 mức độ tăng trong tiêu thụ điện năng là 8,5%/năm. + Với sự tăng tiêu thụ điện năng thì việc tăng công suất đặt nguồn là rất cấp bách. Tuy nhiên các nhà máy thủy điện lớn đã bị khai thác gần hết, để bảo vệ môi trường thì không thể nào tăng cường các nhà máy nhiệt điện than nên việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo trong đó có điện mặt trời là điều đang hướng tới của VN - Rào cản: + Chi phí đầu tư ban đầu còn cao: trung bình 1tr đô/1MW điện mặt trời + Số lượng lớn các nhà máy điện mặt trời đi vào vận hành trong thời gian ngắn đã và đang gây không ít khó khăn, thách thức cho công tác vận hành hệ thống điện. Ảnh hưởng đến sự cân bằng công suất trong hệ thống. Ảnh hưởng đến chất lượng điện áp và các vấn đề sự cố bảo vệ role + Thách thức về công nghệ, kỹ thuật: Do tính đặc thù của năng lượng tái tạo là phân tán, phụ thuộc mùa vụ, thời tiết nên nguồn số liệu là không sẵn có. Hiện nay, chưa có cơ quan nào được giao thu thập, cập nhật và thống kê như đã làm với các dạng năng lượng thương mại. Hiện tại, việc đánh giá thấu đáo tiềm năng năng lượng tái tạo có sự dao động lớn là do thiếu cơ sở dữ liệu tin cậy. Câu 2: Tiềm năng & rào cản của năng lượng gió tại Việt Nam? - Tiềm năng + Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đường bờ biển trải dài hơn 3.000 km, vì vậy tiềm năng phát triển năng lượng gió tại Việt Nam vô cùng lớn. + Hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam được ước tính là có tốc độ gió trung bình hằng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65 m, tương đương công suất 512 GW. + Việt Nam có khoảng 17.400 ha được đánh giá là thích hợp cho các dự án, công trình xây dựng phát triển năng lượng gió, tập trung tại các tỉnh Quảng Bình, Bình Định, Ninh Thuận và Bình Thuận. - Rào cản
  3. + Ở Việt Nam, các dự án điện mặt trời và điện gió được xây dựng ở những khu vực đáp ứng điều kiện tự nhiên, đất đai nhưng lại không có nhu cầu sử dụng lớn. Vì vậy, nhiều chuyên gia ngành điện lo ngại đến vấn đề vỡ quy hoạch và thiếu lưới truyền tải. + Việc phát triển điện gió trên biển còn liên quan đến vấn đề pháp lý giao khu vực biển, các nhà đầu tư gặp phải nhiều khó khăn khi thực hiện các thủ tục pháp lý, mức độ rủi ro thất bại cao, trở thành rào cản trong việc thu hút đầu tư phát triển các dự án điện gió ngoài khơi. + phát triển dự án điện gió ngoài khơi phải thi công ở mực nước sâu và xa bờ hơn khá phức tạp với chi phí triển khai rất lớn. + Ngoài ra việc bảo trì bảo dưỡng cho các tuabin cũng gặp nhiều trở ngại. Câu 3: Sự giống nhau & khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân & doanh nghiệp nhà nước? Mục đích & mục tiêu của doanh nghiệp? Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các phương tiện tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động để tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hóa lợi nhuận của chủ sở hữu, kết hợp thực hiện các mục tiêu xã hội. - Giống nhau: Đều là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. - Khác nhau Tiêu chí Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp tư nhân Chủ sở hữu - Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ - Do cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân 100% vốn điều lệ; khác làm chủ sở hữu (bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài); - Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ - Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ phần có quyền biểu quyết. dưới 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
  4. Hình thức - Công ty cổ phần; - Công ty cổ phần; tồn tại - Công ty TNHH 1 thành viên; - Công ty TNHH 1 thành viên; - Công ty TNHH 2 thành viên. - Công ty TNHH 2 thành viên; - Công ty hợp danh; - Doanh nghiệp tư nhân (quy định tại Chương VII Luật Doanh nghiệp 2020). Quy mô Quy mô lớn. Thường được tổ chức theo Đa dạng về quy mô. Tuy nhiên doanh các hình thức như công ty mẹ - công ty nghiệp tư nhân chủ yếu là các doanh con, tập đoàn kinh tế. nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Ngành nghề Hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề - Hoạt động trong phạm vi ngành nghề hoạt động kinh tế then chốt. Một số ngành, nghề quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ- kinh doanh độc quyền như: TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. - Hệ thống truyền tải điện quốc gia; - Không được kinh doanh các ngành - Nhà máy thủy điện có quy mô lớn đa nghề độc quyền dành cho các doanh mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân; nghiệp nhà nước. - In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng; - Xổ số kiến thiết; - Mục đích của doanh nghiệp là thể hiện khuynh hướng tồn tại và phát triển, doanh nghiệp có 3 mục đích cơ bản: + Mục đích kinh tế: Thu lợi nhuận, đây là mục đích quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. + Mục đích xã hội: cung cấp hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội. Đây là mục đích quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp hoạt động công ích. + Mục đích thoả mãn các nhu cầu cụ thể và đa dạng của mọi người tham gia hoạt động trong doanh nghiệp.
  5. - Mục tiêu Là biểu hiện mục đích của doanh nghiệp, là những mốc cụ thể được phát triển từng bước. Một mục tiêu là một câu hỏi cần có lời giải đáp trong một khoảng thời gian nhất định Yêu cầu đặt ra với mục tiêu là: Mục tiêu đạt được cần thoả mãn cả về số lượng và chất lượng, đồng thời với việc xác định được các phương tiện thực hiện. Mục tiêu của doanh nghiệp phải luôn bám sát từng giai đoạn phát triển của nó. Câu 4: Cường độ NL (đi sâu vào khái niệm, các giải pháp giảm cường độ NL. tại sao phải giảm cường độ NL) - Khái niệm cường độ năng lượng Cường độ năng lượng là mức tiêu hao năng lượng để làm ra một đơn vị giá trị gia tăng tính bằng tiền. Đối với toàn nền kinh tế, chỉ tiêu cường độ năng lượng của GDP là mức tiêu thụ năng lượng tính bằng kg dầu qui đổi trên 1 USD (kg Oe/USD). Đối với từng ngành kinh tế chỉ tiêu cường độ năng lượng được tính bằng kg oe/USD giá trị gia tăng - Các giải pháp để làm giảm cường độ năng lượng Có hai bản với 2 màu chữ. Chép bản nào cũng được Để giảm cường độ tiêu thụ năng lượng, các nhà khoa học khẳng định việc đầu tiên là phải có khung định mức năng lượng, đây một công cụ quan trọng trong hoạt động và quản lý hiệu quả năng lượng Hầu hết các nước trên thế giới đều nghiên cứu và sử dụng định mức năng lượng. Sử dụng năng lượng theo định mức tiên tiến không những là thực hiện tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, góp phần giảm cường độ năng lượng, mà về mặt xã hội còn thể hiện sự bình đẳng của mọi công dân đối với tài nguyên năng lượng của đất nước. Cùng với đó là tổ chức xây dựng Quy hoạch năng lượng tổng thể Quốc gia, mà mục tiêu nên chọn cho Quy hoạch năng lượng tổng thể Quốc gia giai đoạn vài chục năm tới là: Giảm cường độ năng lượng, đảm bảo đủ năng lượng cho phát triển. Trước mắt có thể triển khai ngay để làm cơ sở cho hiệu chỉnh và nghiên cứu xây dựng quy hoạch các phân ngành than, dầu - khí, năng lượng tự nhiên. Đồng thời nghiên cứu xác định cơ cấu hợp lý các ngành kinh tế quốc dân, đảm bảo phát triển bền vững có giá trị gia tăng cao mà giảm được cường độ năng
  6. lượn, tạo cơ sở cho phát bền vững; xây dựng chính sách giá năng lượng đảm hợp lý, hài hòa, minh bạch cho các loại nhiên liệu - năng lượng trên nguyên tắc bình đẳng giữa người bán, người mua và giá trị sản phẩm, để giá năng lượng thực sự là đòn bẩy của hoạt động sản xuất và tiết kiệm năng lượng, góp phần đắc lực phát triển thị trường năng lượng lành mạnh; xây dựng và quản lý tốt định mức cho sản xuất vật chất và tiêu dùng nói chung và sản suất, tiêu thụ năng lượng nói riêng. Nghiên cứu xác định định mức cho các loại công nghệ đã và sẽ sử dụng, khuyến nghị và định hướng những định mức tiên tiến cần thực hiện ((((+ Phải có khung định mức năng lượng, đây một công cụ quan trọng trong hoạt động và quản lý hiệu quả năng lượng. + Tổ chức xây dựng Quy hoạch năng lượng tổng thể Quốc gia, mà mục tiêu nên chọn cho Quy hoạch năng lượng tổng thể Quốc gia giai đoạn vài chục năm tới là: Giảm cường độ năng lượng, đảm bảo đủ năng lượng cho phát triển. Trước mắt có thể triển khai ngay để làm cơ sở cho hiệu chỉnh và nghiên cứu xây dựng quy hoạch các phân ngành than, dầu - khí, năng lượng tự nhiên. + Nghiên cứu xác định cơ cấu hợp lý các ngành kinh tế quốc dân, đảm bảo phát triển bền vững có giá trị gia tăng cao mà giảm được cường độ năng lượng. + Xây dựng chính sách giá năng lượng đảm hợp lý, hài hòa, minh bạch cho các loại nhiên liệu-năng lượng trên nguyên tắc bình đẳng giữa người bán, người mua và giá trị sản phẩm.)))))) - Tại sao phải giảm cường độ năng lượng Nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng, góp phần đảm bảo đủ năng lượng, giảm thiểu ảnh hưởng môi trường, tránh lệ thuộc và an ninh năng lượng quốc gia, cũng chính là thực hiện nội dung cơ bản của chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Đối với từng ngành kinh tế chỉ tiêu cường độ năng lượng được tính bằng kg oe/USD giá trị gia tăng. Cường độ năng lượng càng thấp càng chứng tỏ việc tiêu thụ năng lượng để sản xuất ra một đơn vị giá trị gia tăng giảm, nghĩa là hiệu quả sử dụng năng lượng của chúng ta đã tăng lên. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, khi trình độ công nghệ năng lượng còn thấp, tiềm năng tiết kiệm là khá lớn. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một yếu tố quan trọng trong phát triển năng lượng bền vững vì đó là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất, là biện pháp nhanh nhất, hiệu quả và chi phí
  7. thấp nhất để giảm tiêu thụ năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính. Hàng trăm doanh nghiệp, khách sạn bằng nhiều biện pháp tiết kiệm ít tốn kém như giáo dục ý thức, cải tiến quản lý năng lượng và sửa chữa nhỏ các bộ phận gây tổn thất năng lượng đã giảm mức năng lượng tiêu thụ hàng ngày tới 15% , thậm chí có nơi tới 20%. Câu 5: Giá NL (liên quan đến bàn tay vô hình, hình dung tnao về bàn tay vô hình trong KTNL, chính phủ có nên có chính sách trợ giá bao tiêu các sp năng lượng hay k hay để thị trường tự điều chỉnh) Khái niệm bàn tay vô hình "Bàn tay vô hình" là một phép ẩn dụ, có nghĩa là: "Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân tham gia muốn tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Ai cũng muốn thế cho nên vô tình chung đã thúc đẩy sự phát triển và củng cố lợi ích cho cả cộng đồng." Thuật ngữ này mô tả khả năng của cơ chế thị trường trong việc điều chỉnh cung cầu trên thị trường. Và ví sức mạnh của cơ chế thị trường như bàn tay vô hình định hướng người bán và người mua, phân bố nguồn lực kinh tế đạt được hiệu quả xã hội lớn nhất mà không cần sự can thiệp của chính phủ Bàn tay vô hình trong KTNL Các nhà đầu tư, doanh nghiệp nỗ lực hết sức để có thể sử dụng vốn đầu tư của mình đầu tư vào sản xuất, kinh doanh năng lượng và làm cho ngành này tạo ra giá trị lớn nhất; mỗi cá nhân nhà đầu tư nhất thiết phải lao động để làm cho doanh thu hàng năm của xã hội ở mức lớn nhất có thể. Nhìn chung thực sự họ không có ý định thúc đẩy lợi ích chung hoặc giả cũng không biết mình rằng mình đã thúc đẩy lợi ích đó lên được bao nhiêu. Và bằng việc hướng ngành sản xuất vào việc tạo ra các sản phẩm có giá trị lớn nhất có thể, họ chỉ có ý định là thu vén cho lợi ích riêng của mình và trong trường hợp này họ bị dẫn dắt bởi bàn tay vô hình thúc đẩy thực hiện một mục đích mà thực ra các nhà đầu tư không hề nghĩ tới. Điều đó cũng không làm cho xã hội bị tồi đi. Bằng việc theo đuổi lợi ích riêng của mình, các nhà đầu tư thường xuyên thúc đẩy lợi ích của xã hội nhiều hơn khi mà họ thực sự có ý định làm vậy. Chính phủ có nên có chính sách trợ giá, bao tiêu sản phẩm cho các sản phẩm năng lượng nữa hay không, hay để cho thị trường tự điều chỉnh
  8. Chính phủ nên có chính sách trợ giá, bao tiêu sản phẩm, tuy nhiên phải tính toán kỹ lưỡng, bài bản và hợp lý. Có thể thấy, chúng ta mới chỉ bàn về nguồn cung năng lượng, còn chuyện tiêu dùng năng lượng chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến việc phải vật lộn với giá cả, hiệu quả sử dụng năng lượng không cao. Vì vậy chính phủ cần phải quan tâm sâu sắc tới các chính sách bao tiêu sản phẩm, việc trợ giá phải hợp lý không để tình trạng Trợ giá dẫn tới nguồn thu của Nhà nước bị mất đi và mức nợ của các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng tăng lên, và người dân sẽ phải gánh nợ. những lợi ích của việc trợ giá năng lượng một cách hợp lí: tăng hiệu suất năng lượng, đa dạng nguồn cung cấp năng lượng, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành công nghiệp năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng Việt Nam, tăng trưởng GDP, phát triển bền vững Thời gian tới, nên kết hợp cả yếu tố trên để có một hướng đi đúng đắn cho ngành kinh tế năng lượng. Câu 6: Tài chính dự án NL (1 doanh nghiệp đc giao 1 dự án điện tái tạo, tỷ suất sinh lời nội bộ IRR là dự kiến 10%/năm (tiền USD), DN được mời vay 1 khoản vay với ls 3%/năm ( cũng tiền USD). Ý nghĩa IRR vs tài trợ dự án? Nếu là ng lãnh đạo thì bạn có muốn tiếp cận khoản vay này k? Vì sao? Nếu được duyệt vay thì bạn sẽ vay bao nhiêu % tổng mức đầu tư dự án của dự án này? ) - Ý nghĩa IRR với tài trợ dự án Ý nghĩa cốt lõi của IRR là cho nhà đầu tư biết được chi phí sử dụng vốn cao nhất có thể chấp nhận được. Nếu vượt quá thì kém hiệu quả sử dụng vốn. Một trong những nguồn tài trợ dự án quan trọng và đóng phần lớn là vốn đi vay. Vì vậy dựa vào IRR khi so sánh với chi phí sử dụng vốn (cụ thể ở đây là lãi suất đi vay), nhà đầu tư sẽ quyết định được có nên sử dụng phương thức tài trợ dự án đó hay không Có thể sử dụng tỷ suất sinh lời nội bộ này để so sánh các khoản đầu tư khác nhau. Và quyết định những dự án vốn nào nên được tài trợ và những dự án nào nên loại bỏ. Ví dụ, IRR có thể giúp người quản lý lựa chọn giữa việc nâng cấp thiết bị hoặc tăng cường phát triển sản phẩm. Tương tự, IRR của một dự án phải vượt quá chi phí vốn hoặc lãi suất của một khoản vay được lấy ra để tài trợ cho khoản đầu tư. - Nếu là người lãnh đạo thì sẽ đồng ý tiếp cận khoản vay. Vì theo quy tắc ta có : + IRR > lãi suất r : đồng ý + IRR < lãi suất r: từ chối
  9. + IRR = lãi suất r: cân nhắc thêm những chỉ số tài chính khác (NPV) IRR=10% > r =3% - Nếu được duyệt khoản vay thì em sẽ vay 100% tổng mức đầu tư vì rõ ràng lãi suất nhỏ hơn sinh lời thì vay được càng nhiều càng tốt.