Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa

pdf 8 trang Gia Huy 18/05/2022 5050
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_xuat_cac_giai_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_xuat_nha.pdf

Nội dung text: Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa

  1. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA Cam Hoàng Huy, Bùi Thị Hòa, Mai Hoàng Phúc, Nguyễn Kim O Viện Kỹ thuật HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Văn Nhanh TÓM TẮT Việt Nam tham gia hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế toàn cầu, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Bên cạnh những thách thức, điều này tạo cơ hội mở rộng thị trường trong khu vực và trên toàn cầu cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp vào việc xuất khẩu.Qua bài tham luận này chúng tôi sẽ giúp cho những người mới bắt đầu với ngành Logictics và những người chưa biết về Logictics hiểu rõ hơn về quy trình xuất nhập khẩu. Từ khóa: xuất nhập khẩu, hàng hóa, kinh tế, thị trường. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng đạt 51,58 tỷ USD, tăng 0,4% so với tháng trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 27,26 tỷ USD, tăng 0,4% so với tháng trước (tương ứng tăng 96 triệu USD); nhập khẩu đạt 24,32 tỷ USD, tăng 0,5% (tương ứng tăng 116 triệu USD). Trong 10 tháng năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 440,09 tỷ USD, tăng 2,7% với cùng kỳ năm trước. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 229,79 tỷ USD, tăng 5%, tương ứng tăng 10,85 tỷ USD và nhập khẩu đạt gần 210,3 tỷ USD, tăng nhẹ 0,3%, tương ứng tăng 661 triệu USD. Để tiết kiệm chi phí và thời gian xuất nhập khẩu hàng hóa, các công ty cần có quy trình xuất nhập khẩu vừa đơn giản thủ tục vừa đáp ứng các tiêu chuẩn quy định của Thế giới và Việt Nam. 2 QUY TRÌNH XUẤT HÀNG HÓA Quy trình làm hàng xuất gồm 9 bước mà công ty xuất khẩu cần làm để chuyển lô hàng xuất khẩu bằng đường biển (FCL) cho công ty nhập khẩu. Bước 1: đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương: - Hai bên thương thảo để đi đến thống nhất nội dung hợp đồng ngoại thương, trong đó có những điều khoản quan trọng về hàng hóa, điều kiện giao hàng (Incoterms), trách nhiệm của mỗi bên. - Dựa vào quy định trong hợp đồng đã ký kết, người xuất khẩu biết được mình có trách nhiệm như thế nào trong các bước tiếp theo. 317
  2. Bước 2: xin giấy phép xuất khẩu. - TH1: không phải xin giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ thông thường được sự cho phép của cơ quan ban ngành. - TH2: bắt buộc phải xin giấy phép xuất khẩu với những hàng hóa thuộc diện quản lý đặc biệt của chính phủ. Chẳng hạn, để xuất khẩu những mặt hàng như: Thuốc tân dược, hạt giống, gỗ, cổ vật, vật liệu nổ, thì phải xin giấy phép của bộ ngành quản lý. - Việc xin giấy phép quan trọng và mất thời gian, nên doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng. - Sau khi có giấy phép hoặc với mặt hàng không cần giấy phép xuất khẩu, bạn có thể bỏ qua bước 2 và chuyển sang bước kế tiếp. Bước 3: xác nhận thanh toán. Một trong những nội dung quan trọng trong xuất khẩu hàng hóa là vấn đề thanh toán. Những vướng mắc trong vấn đề thanh toán thường mang lại rủi ro cao cho nhà xuất khẩu. Nghiệp vụ xác nhận thanh toán là một trong nghiệp vụ rất quan trọng khi tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương theo những điều khoản trong hợp đồng. Bước 4: chuẩn bị hàng xuất. Sau khi kiểm tra xác nhận thanh toán của khách hàng thì nhà xuất khẩu cần tập trung vào chuẩn bị đóng gói hàng xuất khẩu. Trên thực tế nhà xuất khẩu có thể là nhà sản xuất hoặc là thương nhân nên nghiệp vụ rất đa dạng: TH1: Trực tiếp sản xuất hàng hóa. TH2: Hình thức thu mua để xuất khẩu. Các bước cần làm để có được hàng hóa: • Tổ chức mạng lưới thu mua. • Tổ chức tuyển chọn và lưu trữ. • Vận chuyển, bảo quản nhập kho và xuất khẩu. TH3: Gia công chế biến xuất khẩu. Các bước cần làm: • Rà soát các khâu trong quá trình sản xuất và bố trí trang thiết bị nhân sự. • Ký kết hợp đồng mua nguyên liệu hoặc nhận vật tư. • Tổ chức sản xuất hoặc thuê gia công. • Kiểm tra hàng nhập kho để chờ xuất khẩu. TH4: Liên doanh, liên kết để xuất khẩu. Các bước chuẩn bị hàng xuất: • Ký kết hợp đồng đặt hàng và liên doanh. • Tổ chức theo dõi giám sát quá trình chuẩn bị và đóng gói hàng. 318
  3. Bước 5: thu xếp chỗ với hãng vận tải. - Tùy theo điều kiện thương mại ký kết trong hợp đồng ngoại thương, mà việc thu xếp chỗ với công ty vận tải và chi phí vận tải quốc tế sẽ thuộc trách nhiệm của người mua hay người bán. - Nếu công ty bạn xuất khẩu theo điều kiện CIF hay CNF (hay điều kiện nhóm C hay D nói chung), thì sẽ chịu trách nhiệm thu xếp và chịu chi phí vận chuyển đường biển. Nghĩa là bạn phải chủ động liên hệ với công ty vận chuyển: Thường là hãng tàu (Shipping lines) hoặc công ty giao nhận vận chuyển (Freight forwarder), để ký thỏa thuận lưu khoang (Booking note) cho lô hàng xuất khẩu. - Nếu công ty bạn xuất khẩu với điều kiện FOB, bạn chỉ cần làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu và chuyển hàng về cảng. Phía người mua hàng nước ngoài sẽ thu xếp chặng vận chuyển quốc tế. Nói cách khác, người mua sẽ thu xếp Booking Note với hãng tàu. - Để phối hợp, người mua sẽ thông báo cho bạn thông tin người vận chuyển đường biển (hoặc đại diện) của họ tại Việt Nam. Bên vận chuyển sẽ phối hợp, sắp xếp và thống nhất với bạn lịch trình tàu phù hợp. Bước 6: đóng hàng và vận chuyển về cảng. - Bạn làm các bước công việc cụ thể dưới đây, hoặc cũng có thể thuê công ty dịch vụ logistics làm: Dùng Booking của hãng tàu để lấy vỏ container rỗng. Tùy theo hãng tàu mà có sự khác nhau về cách làm. Có hãng yêu cầu phải đem Booking lên văn phòng của họ để đổi ra lệnh cấp vỏ. Một số hãng cho phép chủ hàng in Booking ra rồi xuống thẳng bãi lấy vỏ (không cần đổi ra lệnh cấp vỏ). Hãng khác thì phải thêm bước gửi file Booking cho hãng tàu xác nhận lệnh cấp vỏ qua email, sau đó mới tới bãi chỉ định để nhận vỏ container. Kéo vỏ container từ bãi cấp rỗng về kho để đóng hàng. Đóng hàng và niêm phong kẹp chì (seal). Với hàng phải làm kiểm tra chuyên ngành tại cảng (chẳng hạn kiểm dịch), thì nên kẹp trước chì tạm để hạ container về cảng. Khi lấy mẫu kiểm tra xong, lúc đó mới kẹp chì hãng tàu. Như vậy sẽ tránh phải xin lại chì mới (chì mới sẽ mất phí). Hạ hàng về cảng, hoặc bãi theo chỉ định của hãng tàu. Hàng cần hạ trước giờ cắt máng (closing time) nếu không sẽ rất dễ bị rớt tàu (không được xếp lên tàu mặc dù đã xong thủ tục). Nếu hàng phải kiểm tra chuyên ngành (kiểm dịch, hun trùng ) thì cũng sẽ thực hiện lấy mẫu trong bước này. Bước 7: làm thủ tục hải quan hàng xuất khẩu đường biển. - Chuẩn bị bộ chứng từ để làm thủ tục xuất khẩu, bao gồm: Hợp đồng ngoại thương. Hóa đơn thương mại. 319
  4. Phiếu đóng gói (VGM). Phiếu hạ hàng (do cảng cấp khi hàng hạ về cảng ở bước 6 nêu trên). Giấy giới thiệu. Sau khi thông quan, bạn nộp tờ khai thông quan cho hãng tàu để họ ký thực xuất với hải quan giám sát. Với điều kiện FOB, thì đến bước thông quan tờ khai & hàng xếp lên tàu là người bán cơ bản đã hoàn thành nghĩa vụ của mình. Trường hợp công ty bạn xuất khẩu theo điều kiện C, thì cần làm tiếp những bước dưới đây. Gửi SI cho hãng tàu, xác nhận nội dung B/L, nhận B/L gốc (nếu có). Sau khi hàng đã hạ về cảng và xong thủ tục hải quan, bạn gửi chi tiết làm Bill, hay Hướng dẫn gửi hàng (SI - Shipping Instruction) cho hãng tàu trước thời hạn Cut-off Time. Nên yêu cầu họ xác nhận, để đảm bảo chắc chắn họ đã nhận được trước thời hạn. Dựa trên thông tin SI, bên vận chuyển sẽ gửi bản nháp vận đơn (Draft Bill of Lading). Bạn nên kiểm tra kỹ, có gì cần bổ sung chỉnh sửa thì phối hợp với hãng tàu thực hiện sớm. Ghi chú: nếu bên vận chuyển là hãng tàu, thì họ sẽ gửi vận đơn chủ (Master Bill of Lading), còn nếu bên vận chuyển là công ty giao nhận vận chuyển thì họ sẽ gửi vận đơn nhà (House Bill of Lading). Thực ra, 2 loại vận đơn này có nội dung cơ bản như nhau, chỉ khác nhau ở đơn vị cấp vận đơn mà thôi. Khi tàu chạy, bên vận chuyển sẽ gửi cho bạn Vận đơn gốc (Original B/L). Nhiều trường hợp, chủ hàng yêu cầu vận đơn giao hàng bằng điện (Telex B/L / Surrender B/L), thì họ thường phải nộp thêm 1 khoản phí, gọi là phí Telex Fee (khoảng 30-50 usd). Khi đó sẽ chỉ có file Telex Bill gửi qua email, mà không phát hành bản gốc, và do đó cũng không cần xuất trình B/L gốc tại cảng dỡ hàng (nhờ vậy sẽ nhanh chóng, thuận tiện hơn). Bước 8: các bước công việc khác của Quy trình làm hàng xuất: Mua bảo hiểm, làm C/O và các chứng từ khác theo yêu cầu của khách hàng Khi đã có vận đơn, thì bạn nên gửi sớm file mềm bộ chứng từ để thông báo cho người mua về việc hàng đã xếp lên tàu. Đồng thời, bạn tiến hành làm nốt thủ tục để có được những chứng từ khác theo như quy định trong hợp đồng, chẳng hạn như: - Chứng thư bảo hiểm hàng hóa đường biển (Marine Insurance Policy) - Chứng nhận xuất xứ (CO) - Chứng thư kiểm dịch thực vật (Phytosanitary) hay kiểm dịch động vật. Để đảm bảo tính chính xác, bạn nên gửi bản nháp và file mềm bản chính thức cho người mua, để họ kiểm tra xác nhận. Nếu có nội dung nào cần bổ sung chỉnh sửa, thì làm sớm, sẽ tốt hơn muộn. 320
  5. Bước 9: gửi chứng từ cho người mua hàng nước ngoài. Khi đã có bộ chứng từ, bạn gửi cho người bán bộ chứng từ gốc, theo số lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán. Đồng thời cũng nên gửi cho họ file scan qua email để họ chuẩn bị trước những bước cần thiết cho quá trình nhập khẩu. Như vậy là kết thúc quy trình làm hàng xuất khẩu qua đường biển (FCL), về mặt chuyển giao hàng hóa. Song song với quá trình này, người xuất khẩu cũng lưu ý vấn đề thanh toán của khách hàng, cũng theo quy định của hợp đồng. Quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không: Hình thức vận chuyển xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không được đánh giá là một trong những phương tiện có tốc độ chu chuyển là nhanh nhất. Nhưng đối với hình thức này thì lại có những hạn chế nhất định về hàng hóa như: Hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không không phải là các hàng hóa có khối lượng nặng. Khối lượng hàng hóa được vận chuyển cũng cần phải được hạn mức, không được vượt quá mức quy định tránh ảnh hưởng đến sự an toàn trong quá trình vận chuyển. Và cũng giống như các quy trình xuất nhập khẩu khác, quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không cũng đòi hỏi các doanh nghiệp bên bán và bên mua sau khi ký kết hợp đồng thực hiện các vấn đề để thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. 3 QUY TRÌNH NHẬP HÀNG HÓA - Đối với xuất khẩu hàng hóa bằng container. - Để có thể xuất nhập khẩu hàng hóa bằng container thì bên bán cần xuất trình các giấy tờ liên quan khi tiến hành thông quan hàng hóa: giấy phép thành lập công ty, giấy đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp, mã dố doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hạn ngạch xuất khẩu. Yêu cầu bên mua mở L/C với mục đích là thuận lợi trong giao hàng và thanh toán. Hình 1. Quy trình nhập hàng hóa 321
  6. Bên bán sẽ chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu, được phân loại và đóng gói theo quy định của hợp đồng. Đăng ký giám định chất lượng để đảm bảo chấp nhận hàng hóa được xuất khẩu. Tiến hành thuê container phù hợp với khối lượng hàng xuất khẩu. Làm thủ tục Hải quan và tiến hành xuất hàng. Cuối cùng là thanh toán hợp đồng. - Đối với nhập khẩu hàng hóa bằng container. Bên mua cần phải xuất trình các giấy tờ liên quan như giấy phép kinh doanh, mã số nhập khẩu của doanh nghiệp, hạn ngạch nhập khẩu trước khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa. Tính toán hợp lý để mở L/C. Thuê phương tiện vận chuyển hàng hóa sau khi nhận hàng. Mua bảo hiểm cho hàng hóa. Nhận bộ chứng từ từ người bán để làm thủ tục thông quan. Thông quan hàng hóa. Nhận hàng và tiến hành thanh toán. - Quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển. - Cũng giống như quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa bằng container thì quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển cũng vậy, cũng cần phải đảm bảo các yêu cầu chung khi xuất nhập khẩu hàng hóa. Nhưng đối với quy trình xuất nhập khẩu bằng đường biển thì cần phải đảm bảo một số lưu ý quan trọng sau: Đối với xuất nhập khẩu hàng hóa bằn đường biển thì hàng hóa có thể vận chuyển bằng đường biển được như về khối lượng hàng hóa, đảm bảo về đặc tính hàng hóa. Hàng hóa xuất nhập khẩu cần phải được đóng gói cẩn thận tránh làm nguy hiểm, ảnh hưởng đến môi trường biển như ô nhiễm từ dầu xuất khẩu bị rò rỉ, Khi nhận hàng vận chuyển bằng đường biển, các doanh nghiệp phải căn cứ vào hình thức gửi hàng của bên xuất khẩu để thực hiện nghiệp vụ tương ứng. Hàng xuất khẩu gửi theo hình thức hàng lưu kho, hàng nguyên công hay hàng lẻ sẽ quyết định cách nhận hàng của bên nhập khẩu. 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA ột l tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu được coi là một chiến lược dài hạn nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực, nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu và cạnh tranh. Đồng thời, giúp doanh nghiệp Việt Nam cọ xát với thế giới bên ngoài, có 322
  7. điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và khẳng định vị thế mới của mình trên trường quốc tế. i l tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Theo hướng nâng cao tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Trong đó, đối với nông sản xuất khẩu: Chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang sản phẩm đã chế biến, từ sản phẩm chế biến đơn giản sang sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao. Đối với hàng công nghiệp xuất khẩu: Chuyển từ sản phẩm giá trị gia tăng thấp sang sản phẩm giá trị gia tăng cao. B l nâng cao chất lượng đối với sản phẩm xuất khẩu. Đẩy nhanh việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu, bao gồm tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường. Xây dựng năng lực của tổ chức thử nghiệm, tổ chức chứng nhận, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ việc đánh giá sự phù hợp các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài và tiêu chuẩn riêng đối với hàng hóa xuất khẩu. Bốn l nâng cao hiệu quả và đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, tập trung vào các hàng hóa có lợi thế xuất khẩu, các thị trường tiềm năng và các thị trường ngách để mở ra các thị trường mới nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Tiếp tục đàm phán, ký kết và triển khai các hiệp định thương mại song phương và đa phương theo hướng tạo thuận lợi và nâng cao lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới ă l tăng cường xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu sản phẩm xuất khẩu và thương hiệu doanh nghiệp Xây dựng thương hiệu quốc gia chung Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng sản phẩm xuất khẩu đạt thương hiệu quốc gia và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp ở thị trường trong nước và tại các thị trường xuất khẩu. l , tăng cường công tác theo dõi, nghiên cứu diễn biến chính sách và phân tích tác động tới Việt Nam: Trong bối cảnh xu thế bảo hộ gia tăng, đặc biệt là các diễn biến nhanh, khó lường của tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, các cơ quan quản lý, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp cần tăng cường công tác nghiên cứu, cập nhật các thay đổi về chính sách thương mại, quy định của các nước, đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu lớn; phân tích tác động của các thay đổi này tới sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam để có sự điều chỉnh, ứng phó thích hợp. Đẩy mạnh công tác cảnh báo sớm để có biện pháp cần thiết, hạn chế thiệt hại từ các vụ kiện phòng vệ thương mại của các nước nhập khẩu. Phổ biến, tư vấn, đào tạo doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu về áp dụng tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa của các thị trường nước ngoài. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các sản phẩm xuất khẩu đạt giải thưởng chất lượng quốc gia và giải thưởng chất lượng quốc tế 5 KẾT LUẬN Thông qua bài tham luận, chúng ta nhận thấy rằng việc xuất nhập khẩu là việc không thể thiếu trong ngành logictics nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung, từ những kiến thức và nhận thức mà chúng tôi đã biết có thể thấy được tiềm năng phát triển mạnh mẽ 323
  8. của ngành Logicstics và quản lý chuỗi cung ứng và những nghành liên quan đến xuất nhập khẩu. Lời cảm ơn: nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy TS. Nguyễn ăn Nhanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Công Thương (2010), Báo cáo tình hình hoạt động của ngành công thương năm 2010. [2] Bộ Thương mại (2002), Chiến lược xuất nhập khẩu Việt Nam thời kỳ 2001-2010, www.moit.gov.vn. [3] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21), được ban hành kèm theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ, [4] Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam thời kỳ 2011-2020, ăn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. [5] hoa. [6] 324