Developing a measure of international integration for provincial administrative units in vietnam

pdf 12 trang Gia Huy 18/05/2022 1430
Bạn đang xem tài liệu "Developing a measure of international integration for provincial administrative units in vietnam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdeveloping_a_measure_of_international_integration_for_provin.pdf

Nội dung text: Developing a measure of international integration for provincial administrative units in vietnam

  1. Journal of Finance – Marketing; Vol. 63, No. 3; 2021 ISSN: 1859-3690 DOI: ISSN: 1859-3690 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH - MARKETING Số 63 - Tháng 06 Năm 2021 Journal of Finance – Marketing JOURNAL OF FINANCE - MARKETING DEVELOPING A MEASURE OF INTERNATIONAL INTEGRATION FOR PROVINCIAL ADMINISTRATIVE UNITS IN VIETNAM Phan Thi Thuy Quynh1 & Vo Van Nhi1* 1University of Economics Ho Chi Minh City ARTICLE INFO ABSTRACT DOI: The process of deep and wide international integration in Vietnam 10.52932/jfm.vi63.168 in recent decades has put pressure on not only the central government but also the provincial governments in improving efficiency of public administration and internationalizing public services. This issue has been Received: mentioned a lot in government reports and scientific research articles, but April 11, 2021 most of them are only qualitative. Quantifying the degree of international Accepted: June 18, 2021 integration to examine its impact in relation to other factors on public Published: administration reform issues is rarely conducted because of obstacles in June 25, 2021 measurement, especially at the provincial level. Therefore, the purpose of this paper is to develope a measure of international integration for provincial administrative units. Based on principal component analysis (PCA), the measure of international integration is made up of eight indicators covering important aspects of international integration (export and import value of goods, the number of FDI projects and the value of valid registered FDI capital, the number of immigrants and migrants, the number of tourists and the number of registered internet subscribers). The convergence and explanatory value of the measure is high. The result of Keywords: this study are a meaningful reference source for quantitative researchers Globalization, international who want to examine the relationship between international integration integration, and public administration reform or other issues at provincial level in measurement, locality. Vietnam. *Corresponding author: Email: nhi_vo1958@yahoo.com 90
  2. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 63 – Tháng 6 Năm 2021 ISSN: 1859-3690 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH - MARKETING Số 63 - Tháng 06 Năm 2021 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing JOURNAL OF FINANCE - MARKETING XÂY DỰNG THANG ĐO MỨC ĐỘ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CHO CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM Phan Thị Thúy Quỳnh1 & Võ Văn Nhị1* 1Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh THÔNG TIN TÓM TẮT DOI: Quá trình hội nhập quốc tế sâu, rộng ở Việt Nam trong vài thập kỷ gần 10.52932/jfm.vi63.168 đây đã tạo áp lực lên không chỉ Chính phủ Trung ương mà cả Chính quyền cấp tỉnh trong việc nâng cao hiệu quả quản trị hành chính công và quốc tế Ngày nhận: hóa nền công vụ. Vấn đề này đã được đề cập rất nhiều trong các báo cáo 11/04/2021 của chính quyền lẫn các bài báo nghiên cứu khoa học nhưng hầu hết chỉ ở góc độ định tính. Việc lượng hóa mức độ hội nhập quốc tế để kiểm tra Ngày nhận lại: sự tác động của nó trong mối quan hệ với các nhân tố khác đến các vấn đề 18/06/2021 cải cách quản trị hành chính công hiếm khi được thực hiện bởi những trở Ngày đăng: ngại trong việc đo lường, đặc biệt là ở cấp tỉnh. Vì vậy, mục tiêu của bài 25/06/2021 viết này là xây dựng một thang đo mức độ hội nhập quốc tế cho các đơn vị hành chính cấp tỉnh. Thông qua phương pháp phân tích thành phần chính (PCA), thang đo mức độ hội nhập quốc tế được tạo lập từ tám biến bao quát các khía cạnh quan trọng của hội nhập quốc tế (giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, số dự án FDI và số vốn FDI đăng ký còn hiệu lực, số người nhập cư và xuất cư, số khách du lịch và số thuê bao internet đăng ký). Thang đo này có giá trị hội tụ và mức độ giải thích cao. Kết quả nghiên Từ khóa: cứu là một nguồn tham khảo có ý nghĩa đối với các nhà nghiên cứu định Toàn cầu hóa, lượng khi muốn kiểm tra mối quan hệ giữa hội nhập quốc tế với các vấn hội nhập quốc tế, đề cải cách quản trị hành chính công hoặc các vấn đề khác ở phạm vi cấp đo lường, địa phương. tỉnh Việt Nam. *Tác giả liên hệ: Email: nhi_vo1958@yahoo.com 91
  3. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 63 – Tháng 6 Năm 2021 1. Giới thiệu ngoài (FDI) và để có được các nguồn viện Chủ đề quan trọng nhất trong các cuộc trợ phát triển ưu đãi. Tác động của hội nhập tranh luận chính sách đương đại là vai trò của quốc tế đến công cuộc cải cách quản trị hành toàn cầu hóa – thuật ngữ được đặt ra trong chính công ở các cấp chính quyền Việt Nam những năm 1980 để mô tả về bối cảnh mới và là không thể phủ nhận. Sự tác động này đã sự kết nối mới giữa các chủ thể và hoạt động được đề cập rất nhiều trong các báo cáo của kinh tế trên toàn thế giới, là động lực chính chính quyền lẫn các bài báo nghiên cứu khoa của rất nhiều thay đổi trong thời đại ngày nay học nhưng hầu hết chỉ ở góc độ định tính. (Armstrong, 2005). Toàn cầu hóa thông qua Việc lượng hóa mức độ hội nhập quốc tế để việc thâm nhập thị trường ngày càng tăng, kiểm tra sự tác động của nó trong mối quan sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia có hệ với các nhân tố khác đến các vấn đề cải chủ quyền và sự thúc đẩy một xã hội dân sự ở cách quản trị hành chính công thường gặp trở cấp độ toàn cầu, đã mang lại thực tế cho khái ngại bởi hội nhập quốc tế là một khái niệm niệm cộng đồng toàn cầu (Armstrong, 2005). đa chiều, phức tạp và dữ liệu để đo lường Toàn cầu hóa đã giúp lan tỏa nhanh chóng cũng thường không đầy đủ, đặc biệt là ở cấp các ý tưởng và thực tiễn tiến bộ từ các quốc tỉnh. Vì vậy, mục tiêu của bài viết này là xây gia phát triển đến các quốc gia đang phát dựng một thang đo mức độ hội nhập quốc triển, đặc biệt là trong lĩnh vực hành chính tế cho các đơn vị hành chính cấp tỉnh bằng công. Nó đòi hỏi văn hóa hành chính công một phương pháp đơn giản, dựa vào nguồn truyền thống phải chuyển đổi thành văn hóa dữ liệu thống kê có sẵn ở Việt Nam nhưng quản trị, trong đó yêu cầu sự liên kết ngày vẫn bao quát được các khía cạnh quan trọng càng chặt chẽ giữa các chính sách và quan của hội nhập quốc tế. Để đạt được mục tiêu hệ giữa nhà nước với tư nhân theo các chuẩn nêu trên, ba câu hỏi nghiên cứu cần được giải mực và thông lệ quốc tế (Saner, 2001). Tương đáp là: (i) Hội nhập quốc tế là gì? (ii) Hội nhập tự như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa quốc tế được đo lường dựa trên các biến quan các công ty đa quốc gia do toàn cầu hóa thị sát nào? và (iii) Bằng cách nào để kết hợp các trường, các nước đang phát triển phải chịu áp biến quan sát thành một thang đo chung? Kết lực cạnh tranh để hiện đại hóa bộ máy nhà quả nghiên cứu sẽ là một nguồn tham khảo nước và làm cho các chức năng nhà nước trở có ý nghĩa đối với các nhà nghiên cứu định nên hiệu lực và hiệu quả hơn. lượng khi muốn kiểm tra mối quan hệ giữa hội nhập quốc tế với các vấn đề cải cách quản Cùng với xu hướng toàn cầu hóa diễn ra trị hành chính công hoặc các vấn đề khác ở mạnh mẽ trên thế giới trong vài thập kỷ gần phạm vi cấp tỉnh Việt Nam. đây, quá trình hội nhập quốc tế sâu, rộng ở Việt Nam cũng tạo áp lực lên không chỉ chính 2. Cơ sở lý thuyết phủ trung ương mà cả chính quyền cấp tỉnh trong việc nâng cao hiệu quả quản trị hành Khái niệm “toàn cầu hóa” hay “hội nhập chính công và quốc tế hóa nền công vụ. Việc quốc tế” hoạch định chính sách và thực thi chính sách Toàn cầu hóa hay hội nhập quốc tế là hiệu lực và hiệu quả là chìa khóa để các cấp những khái niệm rộng. Toàn cầu hóa được chính quyền thu hút đầu tư trực tiếp nước dùng để mô tả một loạt hiện tượng tương tác 92
  4. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 63 – Tháng 6 Năm 2021 và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, Anadersen và Herbertsson (2003), mặc dù xã hội và chính trị xuyên quốc gia (Vujakovic, hai dòng chảy này rõ ràng là một phần quan 2009). Hội nhập quốc tế đề cập đến sự gia tăng trọng của quá trình toàn cầu hóa, nhưng đo nhanh chóng của các dòng chảy thương mại, lường toàn cầu hóa chỉ bằng thang đo thương vốn, tiền tệ, đầu tư trực tiếp, công nghệ, con mại hay tài chính có thể ngụ ý quá hẹp về viễn người, thông tin và ý tưởng xuyên biên giới cảnh của những thay đổi do hội nhập quốc quốc gia (Streeten, 2001). Cả toàn cầu hóa lẫn tế tạo ra. Toàn cầu hóa là quá trình phức tạp, hội nhập quốc tế đều hướng đến hiện tượng ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong đời tương tác, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc sống. Nó bao gồm các dòng chảy hàng hóa gia và từ đó tạo ra các dòng chảy nguồn lực và dịch vụ xuyên biên giới, dòng vốn quốc tế, xuyên biên giới. Do phản ảnh cùng một hiện sự giảm thuế và rào cản thương mại, di cư, tượng nên hai khái niệm này được các nhà trao đổi văn hóa, và phổ biến công nghệ và nghiên cứu tiếp cận và đo lường bằng cách kiến thức vượt ra ngoài biên giới (Samimi và thức khá tương đồng. cộng sự, 2011). Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã Các biến để đo lường “toàn cầu hóa” hay cố gắng đưa tất cả các khía cạnh của toàn cầu “hội nhập quốc tế” hóa vào trong một chỉ số. Họ đã sử dụng các biến phản ánh mức độ hội nhập về kinh tế, Tác động rộng lớn của toàn cầu hóa đối với xã hội, chính trị, thậm chí là môi trường làm các khía cạnh khác nhau của đời sống (như thang đo đại diện cho toàn cầu hóa. tăng trưởng kinh tế, nghèo đói, bất bình đẳng, thống trị văn hóa và ô nhiễm môi trường) Dưới đây là một vài chỉ số tiêu biểu được thu hút rất nhiều sự chú ý trong bốn thập kỷ các nhà nghiên cứu xây dựng để đo lường qua (1980 đến nay). Những cuộc tranh luận mức độ toàn cầu hóa hay hội nhập quốc tế ở nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc đo cấp quốc gia. lường toàn cầu hóa vì không làm như vậy thì A.T. Kearney/Foreign Policy Magazine không thể biết lợi ích hoặc chi phí và cách Globalization Index (KFP): Chỉ số KFP đo quản lý nó (Samimi và cộng sự, 2011). Mặc lường mức độ toàn cầu hóa ở bốn khía cạnh dù nhận thức về tác động của toàn cầu hóa là hội nhập kinh tế, kết nối công nghệ, giao ngày càng tăng, nhưng thật thú vị khi chưa có tiếp cá nhân và tham gia chính trị của 62 quốc định nghĩa nào được chấp nhận phổ biến cho gia trong giai đoạn 1971 – 2005. Các khía khái niệm này do sự thiếu vắng các lý thuyết cạnh này được đo lường thông qua 12 biến nền tảng (Samimi và cộng sự, 2011). Dựa trên quan sát: giá trị xuất-nhập khẩu, đầu tư trực định nghĩa khác nhau về toàn cầu hóa, các tiếp nước ngoài, số cuộc gọi quốc tế, số khách nhà nghiên cứu đã cố gắng xây dựng các chỉ du lịch, chuyển tiền quốc tế, số người dùng số để đo lường nó. Ban đầu, các chỉ số này tập internet, số máy chủ internet, số máy chủ an trung chủ yếu vào khía cạnh kinh tế, phản ánh ninh, số tổ chức quốc tế tham gia, đóng góp mức độ mở hoặc hạn chế đối với dòng chảy cho Liên Hiệp Quốc, số điều ước đa phương thương mại (ví dụ: tổng giá trị xuất – nhập đã ký kết, số tiền hỗ trợ của chính phủ cho khẩu trên GDP) và tài chính (ví dụ: tổng dòng các nước khác. Trọng số để tổng hợp các biến tiền vào – ra hoặc tổng vốn đầu tư và tài sản do tác giả xác định dựa trên sự đánh giá chủ nước ngoài trên GDP) giữa các quốc gia. Theo quan về tầm quan trọng của từng biến. 93
  5. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 63 – Tháng 6 Năm 2021 CSGR Globalization Index: Được phát có tivi, người sử dụng internet, tự do báo chí, triển bởi Lockwood và Redoano (2005), chỉ xuất-nhập khẩu văn hóa phẩm, xuất-nhập số này đo lường mức độ toàn cầu hóa ở ba khẩu dịch vụ cá nhân/văn hóa/sáng tạo, nhà khía cạnh căn bản là kinh tế, xã hội và chính hàng McDonald, cửa hàng IKEA, bình đẳng trị của 96 quốc gia trong giai đoạn 1982- giới, vốn con người, tự do dân sự, đại sứ quán, 2004. Chỉ số CSGR được tuyên bố là phiên nhân viên làm việc cho Liên Hiệp Quốc, tổ bản nâng cấp của KFP vì nó sử dụng các biến chức phi Chính phủ Quốc tế, tổ chức Quốc đo lường khá tương tự KFP (bao gồm 16 biến tế tham gia, Điều ước Quốc tế ký kết, đối tác quan sát: xuất-nhập khẩu hàng hóa/dịch vụ, ký Hiệp ước song phương). Phân tích thành đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp, phần chính (PCA) được sử dụng để xác định thu nhập, tỉ lệ dân số nước ngoài, tỉ lệ nhập trọng số cho các biến. cư, chuyển tiền của người lao động, số lượng New Globalization Index (NGI): Vujakovic khách du lịch, số cuộc gọi quốc tế, số người (2009) đã phát triển chỉ số NGI để đo lường dùng internet, số phim ảnh xuất-nhập khẩu, mức độ toàn cầu hóa của 70 quốc gia trong số sách báo xuất-nhập khẩu, số thư quốc tế, giai đoạn 1995 – 2005. Chỉ số NGI phản ánh số đại sứ quán nước ngoài, đóng góp cho ba khía cạnh kinh tế, chính trị và xã hội bằng Liên Hiệp Quốc, số tổ chức quốc tế tham gia) 21 biến quan sát: xuất-nhập khẩu hàng hóa/ nhưng trọng số được tối ưu hóa bằng phương dịch vụ, đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư pháp phân tích thành phần chính (PCA). gián tiếp, cổ phiếu đầu tư theo danh mục, KOF Globalization Index: Chỉ số KOF lượng kiều hối, ứng dụng thương hiệu của được giới thiệu lần đầu bởi Dreher (2006), người không cư trú, ứng dụng bằng sáng chế được cập nhật bởi Dreher và cộng sự (2008) của người không cư trú, các thỏa thuận môi và được tiếp tục phát triển bởi Trung tâm trường, số tổ chức quốc tế tham gia, số đại Nghiên cứu Kinh tế của Trường Đại học sứ quán, đóng góp cho Liên Hiệp Quốc, tỉ lệ Bách Khoa Zurich (Thụy Sỹ). Chỉ số KOF của nhập cư, số khách du lịch quốc tế, tỉ lệ sinh Dreher và cộng sự (2008) đo lường mức độ viên quốc tế, số cuộc gọi quốc tế, băng thông toàn cầu hóa ở ba khía cạnh kinh tế, xã hội internet quốc tế, xuất-nhập khẩu báo chí và và chính trị của 158 quốc gia trong giai đoạn sách, chuyển tiền quốc tế. Các khía cạnh toàn 1970 – 2008. Đến nay (2020), KOF được sử cầu hóa và trọng số của từng khía cạnh trong dụng để đo lường mức độ toàn cầu hóa của chỉ số NGI cũng được xác định bằng phương 203 quốc gia dựa trên 43 biến quan sát (xuất- pháp phân tích thành phần chính (PCA). nhập khẩu hàng hóa/dịch vụ, sự đa dạng về DHL Global Connectedness Index (GCI): đối tác thương mại, quy định thương mại, Chỉ số kết nối toàn cầu của DHL (2018) đo thuế quan, hiệp định thương mại ký kết, đầu lường mức độ hội nhập sâu rộng của một quốc tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp, nợ gia với phần còn lại của thế giới. Trong đó, mức quốc tế, dự trữ ngoại tệ, kiều hối, hạn chế đầu độ hội nhập được thể hiện thông qua sự tham tư, cuộc gọi quốc tế, chuyển nhượng, khách gia của quốc gia đó trong các sản phẩm và dịch du lịch, sinh viên quốc tế, nhập - xuất cư, vụ quốc tế (xuất-nhập khẩu hàng hóa/dịch đăng ký thuê bao điện thoại cố định/di động, vụ), vốn (đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu các nước cấp visa, đường bay quốc tế, băng tư gián tiếp), thông tin (số cuộc gọi quốc tế) và thông internet, xuất khẩu công nghệ cao, nhà con người (số người nhập-xuất cư, số sinh viên 94
  6. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 63 – Tháng 6 Năm 2021 quốc tế và số khách du lịch). Trọng số để tổng tầm quan trọng của từng biến trong tổng hợp các biến được xác định bằng phương pháp thể hội nhập quốc tế. Như trong chỉ số KFP, phân tích thành phần chính (PCA). những biến được đánh giá là quan trọng có Các chỉ số nêu trên đã giúp lượng hóa, trọng số là 2, còn lại có trọng số là 1. Về sau, qua đó đánh giá mức độ toàn cầu hóa hay các nhà nghiên cứu cho rằng cách tiếp cận hội nhập quốc tế của các quốc gia trên rất này là không hợp lý vì nó mang tính chủ quan nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, việc áp dụng của nhà nghiên cứu. Họ đã khắc phục bằng các chỉ số có sẵn này vào một nghiên cứu cụ việc áp dụng phương pháp phân tích thành thể thường gặp trở ngại. Trở ngại lớn nhất là phần chính (PCA) – một nhánh trong phân việc thiếu dữ liệu. Trở ngại này càng dễ nhận tích nhân tố khám phá (EFA) để xác định thấy ở các nước đang phát triển (Goldberg & trọng số thống kê tối ưu cho từng biến trước Pavcnik, 2007). Một trở ngại nữa là các chỉ khi kết hợp chúng lại bằng phương pháp hồi số này đo lường mức độ toàn cầu hóa hay quy. Các chỉ số được xây dựng bằng phương hội nhập quốc tế ở cấp quốc gia, nên khi áp pháp này có thể kể đến như KOF, CSGR, NGI dụng chúng ở cấp địa phương, sẽ có một số và GCI. biến không phù hợp do không có sự khác biệt giữa các địa phương trong cùng một quốc gia. 3. Mô hình đo lường Theo Samimi và cộng sự (2011), không có chỉ số toàn cầu hóa vượt trội duy nhất phù hợp Với mục tiêu là đo lường mức độ hội nhập với tất cả trường hợp. Các nhà nghiên cứu có quốc tế để kiểm tra sự tác động của nó đến thể lựa chọn chỉ số có sẵn hoặc tự phát triển các vấn đề cải cách quản trị hành chính công thang đo mới phù hợp với nghiên cứu của họ. hoặc các vấn đề khác ở phạm vi cấp tỉnh Việt Điều này phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, Nam, tác giả dựa vào định nghĩa và phương sự sẵn có của dữ liệu và đặc điểm của các quốc pháp xây dựng chỉ số KOF của Dreher và gia đang xem xét (Samimi và cộng sự, 2011). cộng sự (2008) và nguồn dữ liệu thống kê Phương pháp kết hợp các biến quan sát có sẵn ở Việt Nam để thiết kế thang đo hội Dựa vào nguồn dữ liệu thống kê có sẵn, các nhập quốc tế (toàn cầu hóa). Phân tích của nhà nghiên cứu lựa chọn các biến phản ánh Samimi và cộng sự (2011) đã kết luận KOF là mức độ hội nhập quốc tế ở nhiều khía cạnh chỉ số tốt nhất vì nó đo lường toàn diện các khác nhau. Do các biến được đo lường bằng khía cạnh của toàn cầu hóa hơn so với các chỉ các đơn vị tính khác nhau nên chúng sẽ được số khác. Theo Dreher và cộng sự (2008), toàn chuẩn hóa, tức là chuyển về cùng một đơn vị cầu hóa là một quá trình làm xói mòn biên tính gọi là đơn vị độ lệch chuẩn. Tiếp đến, giới quốc gia, hội nhập các nền kinh tế, chính trị, văn hóa và công nghệ, và tạo ra những các biến đã chuẩn hóa được nhân với trọng dòng chảy về hàng hóa, vốn, con người và số trước khi kết hợp lại với nhau để tạo thành thông tin. Do đó, để phản ánh mức độ toàn một chỉ số hội nhập quốc tế duy nhất. cầu hóa hay hội nhập quốc tế của các tỉnh/ Ban đầu, các trọng số được các nhà nghiên thành phố trực thuộc trung ương Việt Nam cứu xác định dựa trên quan điểm của họ về (gọi chung là tỉnh), tác giả đã chọn các biến 95
  7. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 63 – Tháng 6 Năm 2021 thể hiện các dòng chảy về hàng hóa, vốn, con cư (EMMI), số khách du lịch (TRAV) đến người và thông tin giữa tỉnh với phần còn lại với tỉnh. Thông qua các hoạt động di cư và của thế giới ở hai lĩnh vực: kinh tế và xã hội.1 du lịch, văn hóa nội địa được giới thiệu ra bên ngoài, và ngược lại những xu thế mới Ở lĩnh vực kinh tế của quốc tế cũng du nhập vào tỉnh. Về dòng Hai dòng chảy quan trọng luôn được đề chảy thông tin, số thuê bao internet đăng ký cập là thương mại và tài chính. Dòng chảy tại tỉnh (NETT) được sử dụng để phản ánh sự thương mại được thể hiện qua giá trị xuất kết nối giữa người dân ở tỉnh với thông tin và khẩu (EXPO) và giá trị nhập khẩu (IMPO) người dân ở các quốc gia khác. hàng hóa. Dòng chảy tài chính gồm tất cả các loại vốn nước ngoài như đầu tư trực tiếp nước 4. Phương pháp đo lường ngoài (FDI), đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) Phương pháp xử lý dữ liệu và các khoản chuyển nhượng quốc tế khác. Nhưng do Việt Nam chỉ có dữ liệu thống kê Kế thừa phương pháp xây dựng các chỉ số cấp tỉnh về FDI nên tác giả sử dụng hai biến toàn cầu hóa tiêu biểu như KOF, CSGR, NGI là số dự án FDI (FDIN) và số vốn FDI đăng và GCI, trong nghiên cứu này, tám biến (giá ký (FDIC) còn hiệu lực tính đến thời điểm trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, số dự nghiên cứu. Từ quan điểm sản xuất, FDI là án FDI và số vốn FDI đăng ký còn hiệu lực, số một phương tiện quan trọng của toàn cầu người nhập cư và xuất cư, số khách du lịch và hóa. Nó là loại đầu tư nước ngoài tốt nhất vì là số thuê bao internet đăng ký) có đơn vị tính dòng chảy không nợ và ít biến động hơn các khác nhau cũng như có sự đóng góp khác loại hình đầu tư nước ngoài khác. Nó cũng nhau đến mức độ hội nhập quốc tế được kết đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hợp thành một thang đo hoặc chỉ số hội nhập giao công nghệ và kiến thức quản lý mới cho quốc tế bằng phương pháp phân tích nhân tố nước sở tại (Adams, 2008). Vì vậy, FDI được khám phá (EFA). sử dụng rộng rãi để đo lường khía cạnh hội Ý tưởng cơ bản của EFA là kết hợp một số nhập tài chính của một quốc gia (Figini & biến quan sát thành một tập hợp các nhân tố Santarelli, 2006). nhỏ hơn mà không mất thông tin cần thiết Ở lĩnh vực xã hội từ bộ dữ liệu gốc (Andersen & Herbertsson, 2003). Điểm quan trọng của EFA là sự kết Mức độ hội nhập xã hội biểu hiện sự trao hợp các biến quan sát dựa trên trọng số được đổi văn hóa, thông tin và kết nối liên lạc giữa tính toán theo phương pháp thống kê chứ tỉnh với phần còn lại của thế giới (Samimi và không phải do phán đoán chủ quan của nhà cộng sự, 2011). Mức độ này có thể được xác nghiên cứu (Andersen & Herbertsson, 2003). định dựa trên các dòng chảy về con người và Cơ sở của sự kết hợp này dựa vào mối quan thông tin. Các biến được sử dụng để phản hệ tuyến tính giữa các nhân tố với các biến ánh dòng chảy con người trong nghiên cứu quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2014). EFA có này gồm số người nhập cư (IMMI) và xuất thể thực hiện với nhiều phép trích. Trong đó, 1 Lĩnh vực chính trị không được đưa vào thang đo phép trích thành phần chính (PCA) cùng với hội nhập quốc tế ở cấp tỉnh Việt Nam bởi các hoạt phương pháp quay vuông góc Varimax, trích động hội nhập chính trị chỉ diễn ra ở cấp quốc gia được nhiều phương sai hơn từ các biến quan (nghĩa là giữa chính phủ các nước với nhau). 96
  8. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 63 – Tháng 6 Năm 2021 sát với số lượng thành phần nhỏ nhất, thường Về mối quan hệ giữa các biến quan sát: (i) được sử dụng để rút gọn một tập biến nhằm Bảng 1 cho thấy tất cả hệ số tương quan giữa phục vụ cho các thủ tục phân tích tiếp theo các biến quan sát đều > 0,3 ở mức ý nghĩa (Hair và cộng sự, 2017). 1‰, ngoại trừ hệ số tương quan giữa EXPO Chọn mẫu và TRAV là 0,292 ~ 0,3 ở mức ý nghĩa 1%. (ii) Kiểm định Bartlett, để xem ma trận tương Do đối tượng nghiên cứu ở cấp tỉnh và quan có phải là ma trận đơn vị, cho kết quả đám đông nghiên cứu có số lượng ít và xác p-value = 0,000 0,3 thì vẫn đủ điều nhau và (ii) kích thước mẫu phải phù hợp, kiện để tiến hành phân tích EFA. cần được kiểm tra. Bảng 1. Ma trận tương quan Biến EXPO IMPO FDIN FDIC IMMI EMMI TRAV NETT EXPO 1,000 0,933 0,754 0,781 0,714 0,471 0,292 0,442 IMPO 1,000 0,896 0,847 0,748 0,597 0,445 0,705 FDIN 1,000 0,846 0,864 0,700 0,513 0,763 FDIC 1,000 0,767 0,612 0,516 0,591 IMMI 1,000 0,644 0,424 0,477 EMMI 1,000 0,471 0,648 TRAV 1,000 0,589 NETT 1,000 Chú giải: Ký hiệu biểu thị p ≤ 0,001; biểu thị p ≤ 0,01. 97
  9. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 63 – Tháng 6 Năm 2021 Về kích thước mẫu: Kích thước mẫu thực cùng một khái niệm nghiên cứu là “hội nhập tế là 63 lớn hơn kích thước mẫu tối thiểu là quốc tế”. 50 và tỉ lệ quan sát: biến quan sát là 63:8 = Về trọng số hay hệ số tải nhân tố: Do 7,88 lớn hơn tỉ lệ tối thiểu 5:1 theo đề xuất của chỉ có một nhân tố (thành phần) trích được Hair và cộng sự (2017). nên Ma trận Thành phần ban đầu được giữ Có thể thấy các điều kiện để phân tích EFA nguyên mà không cần phải quay theo phương đều được thỏa mãn. Theo đó, phân tích EFA pháp Varimax như dự định. Theo ma trận này (Bảng 3), ngoại trừ TRAV có hệ số tải nhân tố với phép trích PCA kết hợp quay vuông góc = 0,609 > 0,6, hệ số tải nhân tố của 7 biến còn (Varimax) cho kết quả như sau: lại đều > 0,7. Qua đó có thể thấy mối tương Về số lượng nhân tố hay thành phần trích quan giữa từng biến với nhân tố trích được là được: (i) Bảng 2 chỉ ra thành phần đầu tiên có thuận chiều và khá chặt chẽ. Các mối tương eigenvalue = 5,592 ≥ 1; trong khi, các thành quan này có ý nghĩa thống kê tốt, thậm chí rất phần còn lại có eigenvalue < 1. (ii) Đường tốt (Hair và cộng sự, 2009). biểu diễn eigenvalue = f (số lượng thành Về tổng phương sai được giải thích: Theo phần) cũng thay đổi độ dốc đột ngột ở thành Bảng 2, Tổng mức trích của hệ số tải bình phần đầu tiên (điểm gãy). Như vậy, cả tiêu chí phương đạt 69,902% của phương sai. Điều eigenvalue và tiêu chí điểm gãy đều xác định này có nghĩa là phần chung lớn hơn phần số lượng nhân tố (thành phần) trích được là riêng và sai số, và nhân tố trích được đã giải 1. Điều này cho thấy 8 biến đã chọn, bao gồm thích 69,902% ~ 70% biến động của 8 biến giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, số đại diện cho mức độ hội nhập quốc tế ở các dự án FDI và số vốn FDI đăng ký còn hiệu khía cạnh khác nhau. Mức trích này lớn hơn lực, số người nhập cư và xuất cư, số khách du mức được đánh giá là tốt (60,0%) theo kinh lịch và số thuê bao internet đăng ký, có giá trị nghiệm của Hair và cộng sự (2009) cho thấy hội tụ rất cao và có khuynh hướng phản ánh mô hình EFA là phù hợp. Bảng 2. Tổng phương sai được giải thích Thành Eigenvalues ban đầu Tổng mức trích của hệ số tải bình phương phần Tổng % của phương sai % Lũy kế Tổng % của phương sai % Lũy kế 1 5,592 69,902 69,902 5,592 69,902 69,902 2 0,955 11,932 81,833 3 0,512 6,396 88,229 4 0,450 5,623 93,853 5 0,255 3,189 97,042 6 0,183 2,282 99,324 7 0,045 0,565 99,889 8 0,009 0,111 100,00 Phương pháp trích: Phân tích thành phần chính. 98
  10. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 63 – Tháng 6 Năm 2021 Bảng 3. Ma trận thành phần EXPO 0,827 IMPO 0,939 FDIN 0,960 FDIC 0,903 IMMI 0,857 EMMI 0,765 TRAV 0,609 NETT 0,774 Phương pháp trích: Phân tích Hình 1. Đường biểu diễn eigenvalue = f (thành phần) thành phần chính. Như vậy, phân tích EFA với phép trích IMMI, EMMI, TRAV, NETT), thành 1 nhân PCA đã trích được 1 nhân tố có các hệ số tải tố để đo lường mức độ hội nhập quốc tế của nhân tố và tổng phương sai trích thỏa mãn tỉnh (INTE). Dựa trên ma trận hệ số điểm các điều kiện được cho là tốt. Kết quả này thành phần, giá trị chính xác của nhân tố hội hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng của tác giả là nhập quốc tế được tính toán cho từng quan kết hợp 8 biến (EXPO, IMPO, FDIN, FDIC, sát theo công thức như sau: INTEi = 0,148 EXPOi + 0,168 IMPOi + 0,172 FDINi + 0,162 FDICi + 0,153 IMMIi + 0,137 EMMIi + 0,109 TRAVi + 0,138 NETTi Công thức này có nghĩa là khi giá trị xuất 6. Kết luận và hàm ý khẩu hàng hóa, giá trị nhập khẩu hàng hóa, Sự tác động của toàn cầu hóa đến các nước số dự án FDI, số vốn FDI đăng ký còn hiệu đang phát triển khiến chính phủ các nước này lực, số người nhập cư, số người xuất cư, số phải xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế cho khách du lịch hoặc số thuê bao internet đăng phù hợp để nắm bắt những thuận lợi và hạn ký tăng lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì nhân tố hội nhập quốc tế tăng lên tương ứng 0,148; chế những tiêu cực là không thể phủ nhận. 0,168; 0,172; 0,162; 0,153; 0,137; 0,109 hoặc Nhận thức về tác động của toàn cầu hóa hay 0,138 đơn vị độ lệch chuẩn. Lưu ý rằng giá trị hội nhập quốc tế đối với nền kinh tế, xã hội và của các hệ số điểm thành phần nêu trên chỉ áp chính trị của một quốc gia hay vùng lãnh thổ dụng đối với dữ liệu của năm 2017. Nói cách là rất quan trọng. Để nghiên cứu sự tác động khác, nhân tố hội nhập quốc tế ở từng năm này cần phải xây dựng một thang đo cho khái khác nhau sẽ được tính toán dựa trên các bộ niệm toàn cầu hóa hay hội nhập quốc tế. hệ số điểm thành phần khác nhau. Sự khác nhau này bắt nguồn từ mối quan hệ tuyến Thế nhưng, đo lường toàn cầu hóa hay hội tính giữa nhân tố hội nhập quốc tế với 8 biến nhập quốc tế không phải là một việc dễ dàng quan sát trong từng thời kỳ. bởi chưa có một định nghĩa chính thức được 99
  11. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 63 – Tháng 6 Năm 2021 chấp nhận rộng rãi cho các khái niệm này. Dreher và cộng sự (2008) – một trong những Hơn nữa, toàn cầu hóa hay hội nhập quốc tế chỉ số hội nhập quốc tế hay toàn cầu hóa tốt diễn ra trong nhiều khía cạnh khác nhau nên nhất. Nó phản ánh các dòng chảy về hàng rất khó để xem xét tất cả chỉ trong một chỉ số, hóa, vốn, con người và thông tin giữa đơn vị đặc biệt là khi nguồn dữ liệu bị hạn chế. Nhiều hành chính cấp tỉnh với phần còn lại của thế nhà nghiên cứu cố gắng giải quyết những khó giới trong hai lĩnh vực kinh tế và xã hội. khăn và tạo ra nhiều cách khác nhau để đo lường nó. Như đã đề cập ở trên, để xây dựng Thứ hai, giá trị của thang đo được tính toán một chỉ số, các biến được lựa chọn dựa trên dựa trên nguồn dữ liệu thống kê có sẵn của cách mà nhà nghiên cứu định nghĩa về toàn Việt Nam mà không cần phải thu thập hay cầu hóa và nguồn dữ liệu có sẵn. Có một số khảo sát thêm. Điều này vốn không khả thi khác biệt trong việc xác định các khía cạnh đối với các nhà nghiên cứu riêng lẻ khi thực đo lường, trọng số và chuẩn hóa để xây dựng hiện nghiên cứu ở phạm vi cấp chính quyền các chỉ số toàn cầu hóa. Theo Samimi và cộng và trong bối cảnh dữ liệu thống kê có sẵn của sự (2011), không có chỉ số vượt trội duy nhất Việt Nam cực kỳ hạn chế. phù hợp với tất cả trường hợp. Tùy thuộc vào Thứ ba, kết quả phân tích EFA cũng cho mục tiêu nghiên cứu, sự sẵn có của dữ liệu thấy giá trị hội tụ và mức độ giải thích của và đặc điểm của quốc gia đang xem xét, các thang đo hội nhập quốc tế khi đã trích được nhà nghiên cứu có thể lựa chọn chỉ số có sẵn đúng 1 nhân tố có các hệ số tải nhân tố (hầu hoặc tự phát triển thang đo mới phù hợp với hết đều lớn hơn 0,7) và tổng phương sai trích nghiên cứu của họ. (xấp xỉ 70%) thỏa mãn các điều kiện được Nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá là tốt. nghiên cứu tác động của hội nhập quốc tế đến Các nhà nghiên cứu trong nước theo các vấn đề cải cách quản trị hành chính công trường phái định lượng, nếu không đặt nặng cũng như các vấn đề khác ở phạm vi cấp tỉnh mục tiêu xây dựng một chỉ số hội nhập quốc Việt Nam, tác giả đã xây dựng một thang đo tế hay toàn cầu hóa hoàn chỉnh, có thể sử hội nhập quốc tế hữu dụng. Sự hữu dụng của dụng thang đo này để nghiên cứu mối quan thang đo này thể hiện ở chỗ: hệ giữa hội nhập quốc tế với các vấn đề cải Thứ nhất, thang đo kế thừa định nghĩa cách quản trị hành chính công hoặc các vấn và phương pháp xây dựng chỉ số KOF của đề khác ở phạm vi cấp tỉnh Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO Adams, S. (2008). Globalization and income inequality: implications for intellectual property rights. Journal of Policy Modeling, 30, 725-735. Andersen, T. M., & Herbertsson, T. (2003). Measuring Globalization (No. 817). Institute of Labor Economics (IZA). Armstrong, E. (2005). Integrity, transparency and accountability in public administration: Recent trends, regional and international developments and emerging issues. United Nations, Department of Economic and Social Affairs, 1-10. 100
  12. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 63 – Tháng 6 Năm 2021 Dreher, A., Gaston, N., & Martens, P. (2008). Measuring globalisation. Gauging its Consequences Springer, New York. Dreher, A. (2006). Does globalization affect growth? Evidence from a new index of globalization. Applied Economics, 38(10), 1091-1110. Figini, P., & Santarelli, E. (2006). Openness, Economic Reforms, and Poverty. The Journal of Developing Areas, 39, 129–151. Goldberg, P. K., & Pavcnik, N. (2007). Distributional effects of globalization in developing countries. Journal of Economic Literature, 45, 39-82. Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., Anderson, R. E., & Tatham, R. L. (2009). Multivariate Data Analysis (7th ed.). Prentice Hall. Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., & Anderson, R. E. (2017). Multivariate Data Analysis (7th ed.). Pearson. Kaiser, H. F. (1974). An index of factorial simplicity. Psychometrica, 39, 31-36. Lockwood, B., & Redoano, M. (2005). The CSGR globalisation index: An introductory guide. Centre for the Study of Globalisation and Regionalisation Working Paper, 155(04), 185-205. Nguyễn Đình Thọ (2014). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nhà xuất bản Tài Chính. Samimi, P., Lim, G. C., & Buang, A. A. (2011). Globalization Measurement: Notes on Common Globalization Indexes. Journal of Knowledge Management, Economics and Information Technology, 1(7), 538-558. Saner, R. (2001). Globalization and its impact on leadership qualification in public administration. International Review of Administrative Sciences, 67(4), 649-661. Streeten, P. (2001). Integration, interdependence, and globalization. Finance & Development, 38(2), 34-34. Vujakovic, P. (2009). How to measure globalisation? A new globalisation index (NGI), 343. WIFO Working Papers. 101