Điều tra các nguồn phát thải Dioxin và Furan trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

doc 11 trang Hùng Dũng 05/01/2024 710
Bạn đang xem tài liệu "Điều tra các nguồn phát thải Dioxin và Furan trên địa bàn tỉnh Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docdieu_tra_cac_nguon_phat_thai_dioxin_va_furan_tren_dia_ban_ti.doc

Nội dung text: Điều tra các nguồn phát thải Dioxin và Furan trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 22, 2004 ĐIỀU TRA CÁC NGUỒN PHÁT THẢI DIOXIN VÀ FURAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ Nguyễn Văn Hợp, Thủy Châu Tờ, Nguyễn Thị Nhi Phương Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Hoàng Trọng Sỹ , Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế Nguyễn Trường Khoa, Võ Văn Dũng, Nguyễn Hữu Nam Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Quảng Trị 1. MỞ ĐẦU Dioxin (viết tắt là CDDs - chlorinated dibenzo-p-dioxins) là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm gồm 75 hợp chất (hay 75 thành viên) có tính chất hóa học và vật lý tương tự nhau. Furan (viết tắt là CDFs - chlorinated dibenzofurans) là một nhóm gồm 135 thành viên. Do Furan cũng có những đặc điểm hóa học, vật lý và độc tính tương tự Dioxin, nên chúng được xem là Các hợp chất giống Dioxin (Dioxin-like compounds) [9]. Dioxin (CDDs) và Furan (CDFs) có công thức cấu tạo như sau [9]: 9 1 9 1 O 8 2 8 2 7 3 7 3 O O 6 4 6 4 Clx Cly Clx Cly Dioxin Furan x vă y lă số nguyín tử clo thế văo câc vị trí 1, 2, 3, 4 và 6, 7, 8, 9 tương ứng; x vă y = 1  4. Dioxin và Furan (viết tắt là CDDs/CDFs) được xếp vào những hợp chất độc hại nhất đã được biết hiện nay. Chúng rất độc đối với người và động vật (động vật có vú, chim, cá ). Độc tính của chúng phụ thuộc vào số lượng và vị trí thay thế các nguyên tử clo trên các vòng thơm: các hợp chất có 4, 5, 6 nguyên tử clo và thế ở các vị trí 2, 3, 7, 8 thì có độc tính lớn hơn các thành viên khác. Trong số các thành viên của CDDs/CDFs, thì 2,3,7,8 TCDD là hợp chất độc nhất. Để so sánh độc tính của các CDDs/CDFs, người ta đưa ra khái niệm Hệ số độc tương đương (viết tắt là TEF - Toxicity Equivalency Factor) 1
  2. và chấp nhận hợp chất độc nhất 2,3,7,8 TCDD có TEF = 1, còn các CDDs/CDFs khác có độc tính kém hơn và có TEF < 1 [2]. Khi xâm nhập vào cơ thể, CDDs/CDFs gây rối loạn hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến quá trình sinh sản và phát triển của động vật và chúng được xếp vào nhóm các hợp chất có khả năng gây ung thư [6,9]. Đối với người, khi hấp thu thường xuyên, CDDs/CDFs sẽ tích luỹ dần trong cơ thể và gây tác hại đến hệ thống thần kinh, làm giảm một số enzym trong máu và ảnh hưởng đến bào thai của mẹ (gây quái thai). Tuy vậy, mức độ gây độc, các cơ quan và bộ phận cơ thể bị nhiễm độc, cơ chế gây độc, liều gây chết và khả năng gây ung thư của CDDs/CDFs đến nay vẫn chưa được hiểu đầy đủ và vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu. Hiện nay, người ta thống nhất rằng CDDs/CDFs chủ yếu được tạo ra do các hoạt động của con người và sự hình thành, phát thải CDDs/CDFs vào môi trường có thể được giải thích theo 3 giả thuyết [9]: (1). CDDs/CDFs có sẵn hay tiềm tàng trong nguyên liệu, nên khi gia nhiệt hoặc thiêu đốt, chúng sẽ phát thải vào môi trường; (2). CDDs/CDFs hình thành từ các tiền chất (precursors) như các dẫn xuất clo của các hydrocacbon thơm (PAHs), biphenyl (PCBs), phenol (CPs) và benzen (CBs) ở nhiệt độ khoảng 250  450oC; (3). CDDs/CDFs hình thành theo giả thuyết (2), nhưng các tiền chất được tạo ra từ các chất đầu như các sản phẩm dầu mỏ, các polime chứa clo (như PVC ) và không chứa clo như polystyren, xenlulo, lignin khi có mặt than cốc, muội cacbon và khí HCl. Sau khi hình thành, CDDs/CDFs được phát thải vào môi trường (đất, nước, không khí) và tồn đọng trong nguyên liệu, sản phẩm, cặn hoặc tro đáy. Theo Kenichi Azuma [7], tuyến phát thải tiềm năng (hay lớn nhất) khảo sát được ở một số nước phát triển trên thế giới là không khí (chiếm khoảng 80%), các tuyến phát thải khác rất nhỏ: đất (18%), sản phẩm (1%), nước (1%). Với các giả thuyết trên, các nguồn phát thải CDDs/CDFs được chia thành 4 nhóm chính [9]: (1). Các quá trình sản xuất công nghiệp và hoạt động đô thị: sản xuất bột giấy, giấy và các chất thải từ các quá trình sản xuất đó; nước thải và bùn cống trong hệ thống thu gom và thoát nước thải đô thị (2). Các quá trình sản xuất hoá chất: CDDs/CDFs là sản phẩm phụ từ các quá trình sản xuất clo và các hợp chất chứa clo như CPs, CBs, PCBs, các hoá chất bảo vệ thực vật cơ clo (3). Các quá trình thiêu đốt: thiêu đốt chất thải rắn đô thị, rác thải bệnh viện, bùn cống ; đốt than, gỗ, sản phẩm dầu mỏ, xăm lốp phế thải; khí thải động cơ dùng xăng chứa chì; các quá trình luyện kim, sản xuất thép, lò đốt thu hồi kim loại, nấu chảy kim loại, sấy sinh khối (4). Những nơi tồn đọng: CDDs/CDFs có thể tích luỹ trong đất, khoáng chất, trầm tích, các vật chất hữu cơ (chẳng hạn ủ phân hữu cơ, bám trên lá cây ) và trong các bãi rác thải Do tính nguy hiểm của các chất ô nhiễm hữu cơ tồn lưu (POPs - persistent organic pollutants), trong đó có CDDs/CDFs, nên tháng 11/2001, tại Stockhom (Thuỵ Điển), 50 2
  3. quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam) đã thống nhất ký công ước quốc tế - Công ước Stockhom về kiểm soát trên quy mô toàn cầu 12 chất POPs nguy hiểm [2]. Rõ ràng, việc điều tra các nguồn phát thải CDDs/CDFs là một trong những nhiệm vụ cấp bách ở nước ta, nhằm đóng góp có ý nghĩa vào công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu các kết quả điều tra trong năm 2001 về tình hình phát thải CDDs/CDFs trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Các kết quả này thuộc đề tài khoa học được tài trợ bởi Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Sở Khoa học và Công nghệ) tỉnh Quảng Trị. Đề tài được thực hiện nhằm cung cấp thêm cơ sở dữ liệu cho công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường ở địa phương và đóng góp tích cực vào công tác thống kê các nguồn thải CDDs/CDFs trên quy mô toàn quốc theo tinh thần công ước quốc tế Stockhom mà Việt Nam đã tham gia ký kết. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Điều tra nguồn phát thải và tuyến phát thải CDDs/CDFs Phạm vi điều tra: 7 huyện và 2 thị xã trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Quá trình điều tra được thực hiện theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Điều tra sàng lọc để xác định các nguồn phát thải chính có mặt trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và các Tuyến phát thải (đất, nước, không khí, sản phẩm và cặn/tro đáy) tương ứng. Các nguồn phát thải đó được chia thành 10 nhóm (còn được gọi là các Nhóm nguồn chính hay gọi tắt là Nhóm chính). Giai đoạn 2: Điều tra chi tiết để xác định các Nhóm nguồn con (gọi tắt là Nhóm con) thuộc mỗi Nhóm chính, xác định các Phân lớp thuộc mỗi Nhóm con và ước tính tải lượng phát thải CDDs/CDFs từ các nhóm nguồn trên địa bàn điều tra. Các Nhóm chính, Nhóm con và Phân lớp được phân chia theo Bộ công cụ chuẩn do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) ban hành, đã được bộ KHCN & MT (trước đây) chấp thuận và hướng dẫn sử dụng [2]. Từ đó xác định các Tuyến phát thải tiềm năng (được hiểu là những tuyến phát thải lớn nhất). Phương pháp điều tra: Thu thập tài liệu, thông tin đã công bố từ các sở, ban, ngành và địa phương (huyện, thị xã) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị về đặc điểm hoạt động, các đặc điểm về kỹ thuật, năng suất hoạt động, hệ thống kiểm soát ô nhiễm không khí của các nguồn phát thải CDDs/CDFs. Phỏng vấn trực tiếp và lấy ý kiến chuyên gia Điều tra theo Phiếu điều tra mẫu (theo hướng dẫn trong Bộ công cụ chuẩn) Điều tra hiện trường để xác định nguồn và tuyến phát thải 3
  4. 2.2. Ước tính tải lượng phát thải CDDs/CDFs Từ các số liệu điều tra, tải lượng phát thải CDDs/CDFs từ mỗi Nhóm nguồn vào mỗi Tuyến phát thải được tính theo công thức: L = f P Trong đó: f: hệ số phát thải (g hoặc pgTEQ/đơn vị nguyên liệu hoặc sản phẩm); đơn vị nguyên liệu hoặc sản phẩm có thể tính theo TJ(Terajun), tấn hoặc lít. Giá trị f được tra cứu từ Bộ công cụ chuẩn và được tính theo Mức độc tương đương với Dioxin (hay 2,3,7,8 - TCDD), viết tắt là TEQ (Toxic Equivalent); P: năng suất hoạt động của nguồn tính theo nguyên liệu hoặc sản phẩm (TJ/năm hoặc tấn/năm, lít/năm) và được tính toán từ các số liệu điều tra; L: tải lượng phát thải (g hoặc mg TEQ/năm). 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Các nguồn phát thải CDDs/CDFs Tại các địa phương (huyện/thị) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị xuất hiện đủ 10 Nhóm chính phát thải CDDs/CDFs. Trong đó, Nhóm chính 1, 2 và 7 ít bắt gặp hơn so với các nhóm khác (xem bảng 1). Riêng Nhóm chính 10 - Các điểm nóng tiềm tàng - cần điều tra tại hiện trường để xác định vị trí chính xác của các nguồn (hay các điểm nóng tiềm tàng). Các Tuyến phát thải của 10 Nhóm chính trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bao gồm không khí, nước, đất, sản phẩm và cặn/ tro đáy. Bảng 1: Khung sàng lọc - Các Nhóm chính phát thải CDDs/CDFs tại các địa phương (huyện/thị) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Các địa phương ( ) STT Các nhóm chính HL TP CL GL VL ĐR HH ĐH QT 1 Thiêu hủy chất thải x x 2 Sản xuất kim loại đen và màu x x x 3 Sản sinh điện năng và đốt nóng x x x x x x x x x 4 Sản xuất các sản phẩm khoáng x x x x x x x 5 Giao thông vận tải x x x x x x x x x 6 Các quá trình đốt không kiểm soát x x x x x x x x x Sản xuất, sử dụng hóa chất, hàng 7 x x tiêu dùng phát thải CDDs/CDFs 8 Hỗn hợp x x x x x 9 Phát thải và chôn lấp x x x x x x x x x 10 Các điểm nóng tiềm tàng x x x x x x x x 4
  5. Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm thực hiện đề tài (2002) ( ) HL: huyện Hải Lăng; TP: h. Triệu Phong; CL: h. Cam Lộ; GL: h. Gio Linh; VL: h. Vĩnh Linh; ĐR: h. Đakrông; HH: h. Hướng Hóa; ĐH: Thị xã Đông Hà; QT: Thị xã Quảng Trị. 3.2. Tải lượng và các tuyến phát thải CDDs/CDFs 3.2.1. Phát thải CDDs/CDFs ở các địa phương (huyện/thị) (1). Tải lượng phát thải Các nguồn có tải lượng phát thải CDDs/CDFs cao ở đa số các địa phương đều thuộc Nhóm chính 3, 9 và các Nhóm con, Phân lớp tương ứng dưới đây (xem hình 1). Nhóm chính 3 (ký hiệu là N3) - Sản sinh điện năng và đốt nóng: tải lượng phát thải (gTEQ/năm) và tỷ lệ phần trăm (trong tổng số các Nhóm chính phát hiện được ở huyện) ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam lộ, Hướng Hóa và Đakrông tương ứng là 1,77 (38,3%); 4,07 (57,2%); 2,29 (48,3%); 1,55 (31,1%); 1,37 (27,3%); 3,27 (50,9%) và 2,47 (85,9%). Trong Nhóm chính này, chỉ phát hiện được Nhóm con Sưởi và đun nấu gia đình và trong Nhóm con đó, Phân lớp đóng góp chủ yếu ( 100%) là Đốt sinh khối. H¶i L¨ng TriÖu Phong Qu¶ng TrÞ gTEQ/ §«ng Hµ 4 Gio Linh 3 m VÜnh Linh 2 Cam Lé n¨ H­íng Hãa 1 §akr«ng 0 N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 N8 N9 Nhãm nguån (*) Hình 1: Tải lượng phát thải CDDs/CDFs ở các địa phương (huyện/thị) ( ) N1, N2 : Nhóm chính 1, Nhóm chính 2 xếp theo thứ tự như ở bảng1. Nhóm chính 9 (N9) - Phát thải và chôn lấp: Tải lượng phát thải (gTEQ/năm) và tỷ lệ phần trăm (trong tổng số các Nhóm chính phát hiện được ở huyện) ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam lộ, Hướng Hóa và Đakrông tương ứng là 2,82 (61,2%); 3,00 (42,2%); 2,40 (50,7%); 3,40 (68,3%); 2,96 (59,2%); 1,04 5
  6. (16,2%) và 0,3 (10,4%). Trong nhóm này, phát hiện được Nhóm con và Phân lớp tương ứng là Phân mùn rác và Ủ phân hữu cơ. Ở các huyện, do hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, nên phế thải nông nghiệp được tận dụng để ủ phân khá lớn. Mặt khác, do đời sống chưa cao, nên việc đốt sinh khối phục vụ đun nấu gia đình cũng khá phổ biến. Do vậy, nguồn phát thải chủ yếu ở các huyện đều thuộc Nhóm chính 3 và 9. Đối với thị xã Đông Hà và Quảng Trị, quá trình thiêu huỷ chất thải bệnh viện (bệnh viện Đa khoa ở phường 1 - Đông Hà và bệnh viện thị xã Quảng Trị) không có hệ thống kiểm soát ô nhiễm không khí (hay hệ thống xử lý khí thải), nên có hệ số phát thải CDDs/CDFs khá lớn. Chính vì vậy, Nhóm chính 1 - Thiêu huỷ chất thải - có tải lượng phát thải lớn nhất: tải lượng phát thải (gTEQ/năm) và tỷ lệ phần trăm (trong tổng số các Nhóm chính phát hiện được ở thị xã) ở Đông Hà và Quảng Trị tương ứng là 1,54 (23,5%) và 2,20 (63,0%). Trong nhóm này, Nhóm con phát hiện được là Thiêu hủy chất thải bệnh viện/y tế. Mặt khác, do hệ thống thu gom chất thải rắn ở 2 thị xã chưa đạt hiệu quả cao, nên một lượng chất thải rắn không nhỏ (gỗ phế thải, cành và lá cây, vải, giấy, xăm lốp phế thải, phế thải nông nghiệp ) vẫn được người dân chủ động đốt hoặc tình cờ cháy và do vậy, cũng đóng góp đáng kể vào tải lượng phát thải CDDs/CDFs thuộc Nhóm chính 6 - Các quá trình đốt không kiểm soát: tải lượng phát thải (gTEQ/năm) ở Đông Hà và Quảng Trị tương ứng là 3,61 (55,2%) và 0,8 (23%). Trong nhóm này, Nhóm con phát hiện được là Đốt chất thải không kiểm soát trong gia đình. Từ tải lượng phát thải tổng cộng của tất cả các nhóm nguồn ở mỗi địa phương (xem bảng 2), có thể chia thành 3 nhóm: (1). Phát thải lớn nhất là Triệu Phong, Đông Hà, Hướng Hoá; (2). Phát thải trung bình là Cam Lộ, Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng; (3). Phát thải thấp nhất là Quảng Trị, Đakrông. Bảng 2: Tải lượng phát thải tổng cộng CDDs/CDFs ở các địa phương (theo thứ tự giảm dần) Huyện/thị Tải lượng phát thải tổng cộng Tỷ lệ (%) (gTEQ/năm) 1. Triệu Phong 7,1 15,5 2. Đông Hà 6,5 14,2 3. Hướng Hóa 6,4 14,0 4. Cam Lộ 5,0 10,9 5. Vĩnh Linh 5,0 10,9 6. Gio Linh 4,7 10,3 6
  7. 7. Hải Lăng 4,6 10,0 8. Quảng Trị 3,5 7,6 9. Đakrông 2,9 6,4 Toàn tỉnh 45,8 100 7
  8. (2). Các tuyến phát thải H¶i L¨ng TriÖu Phong 4 Qu¶ng TrÞ gTEQ/ §«ng Hµ 3 Gio Linh VÜnh Linh 2 n¨m Cam Lé H­íng Hãa 1 §akr«ng 0 Kh«ng khÝ N­í c §Êt S¶n phÈm CÆn/tro ®¸y Hình2: Tải lượng phát thải CDDs/CDFs ở các địa phương vào các tuyến phát thải Tải lượng phát thải CDDs/CDFs từ các nhóm nguồn ở mỗi địa phương (huyện/thị) vào các tuyến phát thải nêu ở hình 2 cho thấy: các tuyến phát thải tiềm năng là cặn/tro đáy, tiếp đến là không khí và sản phẩm, còn các tuyến phát thải khác (đất và nước) chiếm tỷ trọng không đáng kể. 3.2.2. Phát thải CDDs/CDFs trên toàn tỉnh Quảng Trị (1). Các nguồn phát thải Tải lượng phát thải CDDs/CDFs từ các Nhóm chính của tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nêu ở hình 3 cho thấy các nhóm phát thải tiềm năng (hay phát thải lớn nhất) là Nhóm chính 3, 9, 6 và 1 (chiếm 98,8%), các nhóm còn lại chỉ chiếm 1,2% (0,57 gTEQ/năm) trong tổng tải lượng phát thải của toàn tỉnh (45,8 gTEQ/năm). 50 45.8 40 gTEQ/n¨m 30 18.1 20 15.9 10 7.4 3.7 0.02 0.5 0.01 0.02 0.03 0 N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 N8 N9 Tæng Nhãm nguån Hình 3: Tải lượng phát thải CDDs/CDFs từ các Nhóm chính trên toàn tỉnh Quảng Trị Nhóm chính 3- Sản sinh điện năng và đốt nóng - là nhóm phát thải lớn nhất với tải lượng phát thải (L) 18,1 gTEQ/năm, chiếm 39,6 % tổng tải lượng phát thải của toàn tỉnh. Sở dĩ nguồn này có tải lượng phát thải lớn là do việc tận dụng các phế thải nông 8
  9. nghiệp (rơm, rạ, ) và các nhiên liệu có sẵn (gỗ, củi, ) phục vụ đun nấu trong gia đình. Mặt khác, việc đun nấu còn mang tính thủ công, chưa có hệ thống kiểm soát ô nhiễm không khí, nên tải lượng phát thải của nhóm nguồn này lớn và rất khó kiểm soát, vì hầu hết là những nguồn phân tán. Nhóm chính 9 - Phát thải và chôn lấp - phát thải lớn thứ 2 với L = 15,9 gTEQ/năm, chiếm 34,8 %. Nguyên nhân chủ yếu là do các địa phương đã tận dụng một lượng khá lớn các phế thải nông nghiệp để ủ phân hữu cơ. Nhóm chính 6 - Các quá trình đốt không kiểm soát - phát thải lớn thứ 3 với L = 7,4 gTEQ/năm, chiếm 16,2 %. Theo chúng tôi, do hệ thống thu gom chất thải rắn (CTR) ở các địa phương (kể cả ở các thị xã) chưa đạt hiệu quả cao, vả lại cũng chưa có các nhà máy thiêu huỷ (hay xử lý) CTR, nên việc đốt chủ động CTR không phải với mục đích sử dụng năng lượng cũng góp phần đáng kể vào tải lượng phát thải CDDs/CDFs trên địa bàn tỉnh. Nhóm chính 1 - Thiêu huỷ chất thải - chiếm vị trí thứ 4 với L = 3,7 gTEQ/năm, chiếm 8,2%. Đóng góp chủ yếu vào nhóm nguồn này là sự thiêu huỷ CTR của 2 bệnh viện ở 2 thị xã Đông Hà và Quảng Trị. Tuy lượng CTR thiêu đốt không lớn (khoảng 93 tấn/năm ở cả 2 thị xã), nhưng do không có hệ thống xử lý khí thải và các quá trình đốt đó có hệ số phát thải lớn vào không khí (40.000 gTEQ/tấn chất thải [2]), nên tải lượng phát thải của nhóm nguồn này cũng đáng kể. (2). Các tuyến phát thải Tải lượng phát thải tổng cộng của các nhóm nguồn vào các tuyến phát thải được nêu ở bảng 3. Bảng 3: Tải lượng phát thải vào các tuyến phát thải trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Tuyến phát thải Tải lượng phát thải (gTEQ/năm) Tỷ lệ(%) 1. Cặn/tro đáy 23,1 50,5 2. Không khí 14,6 31,8 3. Sản phẩm 8,0 17,4 4. Đất 0,13 0,3 5. Nước 0,01 0,0 Tổng 45,8 100 Đối với tỉnh Quảng Trị, tuyến phát thải tiềm năng là cặn/tro đáy, không khí và sản phẩm (xem bảng 3). Như vậy, theo chúng tôi, đối với những vùng có nền công nghiệp 9
  10. chưa phát triển mạnh, các quá trình thiêu đốt và sản xuất các chất hữu cơ chứa clo chưa nhiều, thì tuyến phát thải tiềm năng không hẳn là không khí như thông báo ở [7]. 4. KẾT LUẬN Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị xuất hiện đủ cả 10 nhóm nguồn chính phát thải CDDs/CDFs với tổng tải lượng phát thải là 45,8 gTEQ/năm. Trong đó đóng góp lớn nhất là các địa phương Triệu Phong, Đông Hà và Hướng Hoá (khoảng 14 16 gTEQ/năm/địa phương), tiếp đến là Hải Lăng, Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh (khoảng 10 11 gTEQ/năm/địa phương), ít nhất là Quảng Trị và Đakrông (khoảng 6  8 gTEQ/năm/địa phương). Đa số các địa phương có nguồn phát thải tiềm năng thuộc Nhóm chính 3 và 9, nhưng đối với Đông Hà và Quảng Trị lại là Nhóm chính 1 và 6. Nếu tính chung cho toàn tỉnh, thì các nguồn phát thải tiềm năng (xếp theo thứ tự giảm dần) là Nhóm chính 3 (Sản sinh điện năng và đốt nóng), Nhóm chính 9 (Phát thải và chôn lấp), Nhóm chính 6 (Các quá trình đốt không kiểm soát) và Nhóm chính 1 (Thiêu huỷ chất thải). Các tuyến phát thải tiềm năng ở mỗi địa phương có khác nhau, song nếu tính toán cho toàn tỉnh, thì theo thứ tự giảm dần là cặn/tro đáy, không khí và sản phẩm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Thống kê Quảng Trị, Niên giám thống kê 2001. 2. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (2001), Dự thảo: Bộ công cụ chuẩn để xác định và định lượng phát thải dioxin và furan (bản dịch tiếng Việt của Bộ KH, CN & MT Việt Nam), Geneve, Thụy Sĩ. 3. Nguyễn Văn Hợp và cộng sự (2000), Điều tra hiện trạng tồn trữ hoá chất bảo vệ thực vật, các hoá chất nguy hiểm và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Quảng Trị. 4. Canadian Environmental Protection Act (1990), Polychlorinated dibenzo-p- dioxins and polychlorinated dibenzofurans, Canada. 5. EIP Associates (1997), Dioxins source identification, Prepared for Palo Alto regional water quality control plant, San Francisco, California. 6. Health Care Without Harm (2001), Dioxin, PVC and health care institutions, Washington, DC 20009, USA. 7. Kenichi Azuma (1999), Inventory of sources of dioxin in some nations, Japan. 10
  11. 8. UNEP Chemicals (1999), Dioxin and furan inventories - sources releases and past inputs, Switzerlands. 9. US. EPA, Office of Health and Environmental Assessment (1994), Estimating expose to dioxin-like compounds, Washington, DC, USA. INVENTORY OF DIOXINS AND FURANS RELEASE IN QUANG TRI PROVINCE Nguyen Van Hop, Thuy Chau To, Nguyen Thi Nhi Phuong Chemistry Department, Hue College of Sciences Hoang Trong Sy, Hue College of Medicine Nguyen Truong Khoa, Vo Van Dung, Nguyen Huu Nam Quang Tri Department of Science, Technology and Environment (former name) SUMMARY Inventory of dioxins and furans release in 7 regions (districts/towns) of Quang Tri Province was carried out using a guidance reference as a standardized kit reported by the United Nations Environment Program (UNEP) in 2001, which has been accepted and issued by the Ministry of Science, Technology and Environment (former name), Vietnam. 10 groups of principal release sources were found in the province. The total release in the province is 45.8 gTEQ/year, in which Trieu Phong, Dong Ha, Huong Hoa released the highest (about 14 16 gTEQ/year/each) and Hai Lang, Cam Lo, Gio Linh, Vinh Linh the medium (about 10 11 gTEQ/year/each), and Quang Tri, Dakrong the lowest (about 6  8 gTEQ/year/each). Potential release sources belonged to the principal source groups 3 (Power generation and heating) and 9 (disposal) in most districts, but to the principal source groups 1 (Waste incineration) and 6 (Uncontrolled combustion processes) in 2 cities - Dong Ha and Quang Tri. The potential sources contributed to total release of whole province were, in decrease order, group 3, group 9, group 6 and group 1. The potential release routes in the province were, in decrease order, residues (50.5%), air (31.8%), products (17.4%). 11