Định hướng thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam

pdf 4 trang Gia Huy 24/05/2022 2810
Bạn đang xem tài liệu "Định hướng thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdinh_huong_thuc_day_phat_trien_tai_chinh_toan_dien_tai_viet.pdf

Nội dung text: Định hướng thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam

  1. ĐỊNH HƯỚNG THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI VIỆT NAM TS. Phạm Thị Tuyết Minh Học viện Ngân hàng Tóm tắt: Tài chính toàn diện là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tài chính toàn diện được kỳ vọng là hệ thống tài chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc giảm nghèo, tăng trình độ dân trí và tinh thần khởi nghiệp của người dân Tuy nhiên, khi triển khai trên thực tế, tài chính toàn diện đối mặt với rất nhiều rào cản. Do vậy, người dân khó có thể tiếp cận được dịch vụ tài chính toàn diện. Do vậy, việc phát triển tài chính toàn diện như thế nào đang là bài toán đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các chủ thể tham gia. 1. Khái niệm và bản chất của tài chính toàn diện Cho đến nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về tài chính toàn diện (financial inclusion) nhưng có một số quan điểm về tài chính toàn diện như sau: Theo Liên Hợp Quốc, mục tiêu của tài chính toàn diện là tiếp cận ở mức chi phí hợp lý của tất cả các hộ gia đình trong nhiều loại dịch vụ tài chính, bao gồm dịch vụ tiết kiệm hoặc gửi tiền, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, tín dụng và bảo hiểm; Các tổ chức kinh doanh an toàn và hiệu quả, được quản lý bởi hành lang pháp lý và những tiêu chuẩn hoạt động ngành rõ ràng; Bền vững thể chế và tài chính, đảm bảo tính liên tục và chắc chắn của hoạt động đầu tư; Cạnh tranh giúp mở rộng sự lựa chọn và đáp ứng khả năng chi trả Theo Tổ chức Hợp tác toàn cầu về Tài chính toàn diện (GPFI), tài chính toàn diện là một trạng thái theo đó tất cả các người ở độ tuổi lao động có thể tiếp cận hiệu quả tới dịch vụ tín dụng, tiết kiệm, thanh toán và bảo hiểm từ các nhà cung cấp dịch vụ chính thống. Tài chính toàn diện giúp bộ phận xã hội chưa tiếp cận dịch vụ ngân hàng hoặc đã tiếp cận nhưng không chính thống được tham gia hệ thống tài chính chính thống, qua đó giúp đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo, an ninh việc làm, cải thiện đời sống và phúc lợi xã hội. Theo Ngân hàng Thế giới (2017), tài chính toàn diện có nghĩa là các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính - các giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm - đáp ứng nhu cầu của họ và có mức chi phí hợp lý, được cung cấp theo một cách thức có trách nhiệm và bền vững. Như vậy, cách hiểu về tài chính toàn diện đa dạng theo từng quốc gia phụ thuộc vào mục tiêu của từng nước đối với tài chính toàn diện. Tuy nhiên, theo cách hiểu chung thì tài chính toàn diện là phương tiện cung cấp dịch vụ tài chính tới những đối tượng thiếu tiếp cận dịch vụ tài chính và bao hàm ba yếu tố cấu thành cốt lõi là “tiếp cận”, “sử dụng” và “chất lượng dịch vụ tài chính”. Các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới, nhóm các nước G20 đều rất chú trọng đến việc hỗ trợ và thúc đẩy các quốc gia thực thi các giải pháp để đạt được mục tiêu về tài chính toàn diện. Đã có 55 nước đưa ra cam kết về thực thi tài chính toàn diện, hơn 30 nước ban hành hoặc đang xây dựng chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính toàn diện - Vai trò của Nhà nước: Khi xét trên quan điểm của kinh tế học vĩ mô, vấn đề người nghèo không tiếp cận được các dịch vụ tài chính vì họ thiếu năng lực tài chính và kinh tế là một biểu hiện của thất nghiệp, đói nghèo và bất bình đẳng. 439
  2. - Sự phát triển của thị trường chuyển tiền: Về cơ bản, chuyển tiền là hoạt động thanh toán những khoản có giá trị thấp giữa các thể nhân xuyên biên giới. Chuyển tiền có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và tài chính toàn diện trong điều kiện mối liên kết giữa chuyển tiền và tài chính toàn diện đủ mạnh. Mối quan hệ giữa chuyển tiền và tài chính toàn diện là chủ đề đang được nhiều nhà hoạch định chính sách quan tâm. - Sự phát triển của các công cụ tài chính phòng tránh rủi ro: Rủi ro và tính dễ bị tổn thương là những yếu tố kìm hãm sự phát triển của con người và nền kinh tế. Một số cú sốc như thảm họa thiên tai, suy thoái kinh tế, tình hình thời tiết xấu, bệnh tật, bi kịch cá nhân sẽ tác động xấu đến sinh kế con người và cản trở việc cung cấp các dịch vụ dinh dưỡng, giáo dục và y tế. Bên cạnh những công cụ hỗ trợ như mạng lưới tiết kiệm công, hệ thống tương trợ tài chính, có một số giải pháp tương đối mới giúp cho người lao động nghèo quản lý rủi ro là tăng cường mức độ tiếp cận các dịch vụ bảo hiểm và giải pháp về phát triển thị trường vốn. - Sự áp dụng các sản phẩm tài chính tiên tiến: Sự phát triển của các công cụ tài chính trong những năm gần đây có thể áp dụng triển khai đối với quản lý rủi ro cho các hộ gia đình, ví dụ như bảo hiểm chỉ số để phòng vệ rủi ro thời tiết, giá cả và các rủi ro liên quan đến nông nghiệp khác. Ngoài ra có thể khai thác những sản phẩm trong tài chính nông thôn như tiết kiệm nông thôn, tín dụng, tài trợ vốn chủ sở hữu, tài trợ chuỗi giá trị, đầu tư trên cơ sở chuyển tiền. 3. Vai trò của tài chính toàn diện Có thể thấy 6 vai trò của tài chính toàn diện đối với tăng trưởng như sau: Một là, sử dụng các dịch vụ tài chính chất lượng và chi phí hợp lý cho phép các cá nhân và các doanh nghiệp vi mô, nhỏ và vừa tiết kiệm, thanh toán, cho vay và quản lý rủi ro một cách hiệu quả; Tăng cường sự đóng góp của những đơn vị kinh tế nhỏ nhất đối với tiết kiệm và đầu tư quốc gia Tài chính toàn diện là một công cụ cho phép những thành phần kinh tế nhỏ nhất đóng góp vào tiết kiệm và đầu tư quốc gia. Hai là, thiếu hệ thống tài chính toàn diện, cá nhân sẽ ít khả năng khắc phục các cú sốc kinh tế, tiêu dùng hợp lý và đầu tư vào giáo dục hoặc các hoạt động đầu tư. Những doanh nghiệp mới thành lập bị phụ thuộc vào lợi nhuận hạn chế của mình khi cần nắm bắt những cơ hội tăng trưởng kinh doanh đầy hứa hẹn; Tăng thu nhập và tiêu dùng để thoát khỏi tình trạng dễ bị tổn thương: Thông qua việc giúp những hộ gia đình nghèo và vừa vượt ngưỡng nghèo quản lý rủi ro liên quan đến tiêu dùng, giá cả, sức khỏe, thảm họa thiên nhiên với mức chi phí thấp hơn những phương thức phi truyền thống như cho vay không chính thức, tài chính toàn diện góp phần tăng thu nhập và tiêu dùng của hộ nghèo, giảm tình trạng dễ bị tổn thương. Ngoài lợi ích về chi phí thấp, tài chính toàn diện sẽ mang lại nhiều cơ hội khác. Thông qua đa dạng các dịch vụ tài chính, tài chính toàn diện sẽ cung cấp cho người nghèo nhiều dịch vụ tài chính tương ứng với nhu cầu cụ thể của họ. Ba là, xây dựng nguồn nhân lực: Trên cơ sở tăng vị thế của người tiêu dùng, giảm tính dễ tổn thương, tài chính toàn diện giúp người nghèo có cơ hội đầu tư dài hạn vào giáo dục và y tế, từ đó nâng cao kỹ năng và năng suất lao động. Tài chính toàn diện khác với những công cụ thông thường về xóa đói giảm nghèo và những công cụ bảo vệ xã hội như chuyển tiền, trợ cấp hàng hóa, tín dụng vi mô vì những công cụ này chỉ tập trung vào việc đưa người nghèo vượt qua ngưỡng nghèo quốc gia. Chính phủ Thái Lan và Myanmar đã đưa lĩnh vực giáo dục và y tế vào mục tiêu chính sách tài chính toàn diện quốc gia. Tuy nhiên trước thực trạng nhu cầu chi tiêu của người dân trên hai lĩnh vực này đều cao mà năng lực tài chính có hạn, Nhà nước có thể hỗ trợ cung cấp dịch vụ giáo dục và y tế thông qua triển khai dịch vụ tài chính. Bốn là, tài chính toàn diện có thể mang lại tác động tích cực khi gặp phải các bất ổn về thu nhập, an toàn thực phẩm, xác định hiệu quả đối tượng mục tiêu trong các chương trình trợ cấp xã hội và tiếp cận các dịch vụ; Góp phần ổn định xã hội: Tài chính toàn diện có vai trò tiềm năng để hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập và giúp phát triển của doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ 440
  3. (SMMEs). Để xây dựng được những chính sách thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và ổn định xã hội, Chính phủ cần xác định địa điểm kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau, hiểu được hành vi, đặc điểm nhân khẩu học và hiện trạng sử dụng dịch vụ tài chính của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp đưa ra các khung chính sách thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và huy động xã hội. Năm là, tài chính toàn diện rất quan trọng để giảm nghèo và tiến tới phát triển thịnh vượng. Thúc đẩy dòng tiền phục vụ cho tăng trưởng, phát triển nông thôn và tái phân phối. Tài chính toàn diện giúp phát huy tiềm lực của dòng chuyển tiền với vai trò là một công cụ tái phân phối của cải trong nước cũng như giữa các nền kinh tế giàu - nghèo trong khu vực ASEAN. Đối với phân phối thu nhập giữa các nước trong khu vực, Thái Lan có GDP gấp 5 lần so với Myanmar, Lào, Campuchia và thu nhận phần lớn người lao động nhập cư từ các nước này đến làm việc tại Thái Lan. Việc chuyển thu nhập đến những nước kém phát triển thông qua chuyển tiền và đầu tư tại doanh nghiệp cũng như chuyển tiền tiết kiệm của lao động từ nước ngoài là tiền đề quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng đồng đều về tiêu dùng và đầu tư trong khu vực. Vì vậy, các quốc gia cần tạo lập khung chính sách về tăng cường cung cấp các dịch vụ tài chính chính thức xuyên biên giới cho những người nhập cư chưa được thống kê. Sáu là, chuyển hóa hành lang cơ sở hạ tầng sang hành lang kinh tế: Xét tầm quan trọng của mối quan hệ giữa kinh tế và địa lý, việc thúc đẩy xây dựng vùng kinh tế trọng điểm, trung tâm phát triển đô thị, vấn đề đặt ra đối với chính sách hiện nay là phải tìm ra phương thức rút ngắn khoảng thời gian giữa đầu tư cơ sở hạ tầng và hoạt động kinh tế phụ trợ. Trong bối cảnh kết nối ASEAN, tài chính toàn diện sẽ giúp giảm thời gian chuyển hóa các hành lang cơ sở hạ tầng thành hành lang kinh tế vì tài chính toàn diện tạo điều kiện cho doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ có thể tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng và chuỗi cung ứng mới. 4. Một số định hướng để thúc đẩy tài chính toàn diện Tại Việt Nam, khái niệm tài chính toàn diện còn khá mới mẻ. Hiện nay mới chỉ dừng ở giai đoạn đầu là tập trung phát triển tài chính vi mô thông qua Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 theo Quyết định số 2195/QĐ-TTg ngày 6/12/2011. Theo đó Việt Nam xác định mục tiêu xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức tài chính vi mô (TCVM) an toàn, bền vững, hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội. Để có thể thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam theo tác giả cần có một số định hướng sau: Thứ nhất, cần thiết phải có được sự ủng hộ của bộ máy chính trị, các quan chức cao cấp trong Chính phủ. Họ phải là những người đi tiên phong và thúc đẩy cho lĩnh vực này. Những chính sách nêu trên được thực hiện hiệu quả khi nó được đặt trong một chiến lược tài chính toàn diện mang tính tổng thể, có thể tập trung tất cả nguồn lực và nỗ lực để đúng hướng vào đúng đối tượng và triển khai thực hiện các biện pháp phù hợp một cách hiệu quả. Trên thực tế để khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và chính sách quan trọng như Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để chỉ đạo cả hệ thống chính trị tham gia vào phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của người nông dân; Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững”; Quyết định số 1600/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 nhằm xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó có những hỗ trợ như ưu tiên về lãi suất, tăng tỷ trọng dư nợ cho vay ; Các hình thức cho vay được thực hiện đa dạng, như 441
  4. thông qua hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô, tổ vay vốn (TW Hội Nông dân Việt Nam và TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) ; Thực hiện một số chính sách tín dụng đối với ngành, lĩnh vực nông nghiệp đặc thù như: Chính sách tín dụng hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, cho vay tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên, cho vay giảm tổn thất trong nông nghiệp Tuy nhiên cần phát huy hơn nữa vai trò của NHNN phối hợp với các Bộ, Ngành khác trong Chính phủ cũng như với khu vực tư nhân; phải có sự chung tay của các Bộ, Ngành không chỉ trong quá trình hoạch định dự thảo Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện, mà còn cả sự tham gia của họ trong quá trình sau đó. Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cần thể hiện được vai trò là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, điều phối chung về tài chính toàn diện tại Việt Nam. Phối hợp có hiệu quả với các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ để tận dụng nguồn lực tài chính và kỹ thuật của các tổ chức này để giúp Việt Nam xây dựng và triển khai tài chính toàn diện. Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 1726/QĐ-TTg ngày 05/09/2016 về việc phê duyệt Đề án Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Trong đó yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành, địa phương, đơn vị liên quan tổ chức triển khai, theo dõi, đôn đốc thực hiện các giải pháp cần thiết. Thực tế hiện nay Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó có những hỗ trợ như ưu tiên về lãi suất, tăng tỷ trọng dư nợ cho vay ; Các hình thức cho vay được thực hiện đa dạng, như thông qua hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô, tổ vay vốn (TW Hội Nông dân Việt Nam và TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) ; Thực hiện một số chính sách tín dụng đối với ngành, lĩnh vực nông nghiệp đặc thù như: Chính sách tín dụng hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, cho vay tái canh tác cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên, cho vay giảm tổn thất trong nông nghiệp Tuy nhiên cần phát huy hơn nữa vai trò của NHNN phối hợp với các Bộ, Ngành khác trong Chính phủ cũng như với khu vực tư nhân; phải có sự chung tay của các Bộ, Ngành không chỉ trong quá trình hoạch định dự thảo Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện, mà còn cả sự tham gia của họ trong quá trình sau đó. Thứ tư, Nâng cao hiệu quả của thị trường chuyển tiền: Hiện nay tính cạnh tranh của thị trường chuyển tiền của một số nước khu vực ASEAN còn bị hạn chế bởi các thỏa thuận đặc biệt giữa Cơ quan điều phối chuyển tiền quốc tế và nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc gia. Để xây dựng thị trường chuyển tiền an toàn và hiệu quả và tăng cường mối liên kết giữa tài chính toàn diện và hoạt động chuyển tiền, Nhà nước cần hỗ trợ và cùng với các ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền phi ngân hàng trong việc mở và sử dụng tài khoản giao dịch, tài khoản tiết kiệm cho người nhận và chuyển tiền. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ADB (2014), “Report and Recommendation of the President to the Board of Directors - Proposed Policy-Based Loan for Subprogram 2. Nguyễn Phương Linh - Nguyễn Mai Hảo, Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tài chính: Các vấn đề chung về Tài chính toàn diện. 3. Sơ lược về tài chính toàn diện - Viện chiến lược Ngân hàng - khoahocnganhang.org.vn 4. Tinnhanhchungkhoa.vn; www.sbv.gov,vn; 442