Định vị hệ thống tài chính xanh trong nền kinh tế xanh - Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam

pdf 16 trang Gia Huy 3650
Bạn đang xem tài liệu "Định vị hệ thống tài chính xanh trong nền kinh tế xanh - Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdinh_vi_he_thong_tai_chinh_xanh_trong_nen_kinh_te_xanh_kinh.pdf

Nội dung text: Định vị hệ thống tài chính xanh trong nền kinh tế xanh - Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 4 4. 1 Trần Thị Thanh Tú* Lê Hồng Hạnh Nguyễn Thị Minh Huệ Nguyễn Thị Hồng Thúy Tóm tắt Để hướng tới hệ sinh thái kinh tế xanh, hệ thống tài chính xanh sẽ đóng vai trò quan trọng khi đảm nhiệm vai trò là kênh dẫn và điều tiết vốn. Nghiên cứu này tập trung vào việc tổng quan vai trò của hệ thống tài chính xanh, từ đó định vị hệ thống tài chính xanh trong nền kinh tế xanh trên thế giới và ở Việt Nam. Nhóm nghiên cứu cũng thực hiện đánh giá thực trạng phát triển hệ thống xanh ở Việt Nam hiện nay, qua đó, đề xuất xây dựng bộ chỉ số giúp định vị hệ thống tài chính xanh, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị tới các chủ thể tham gia vào hệ thống tài chính xanh nhằm hiện thực hóa mục tiêu trong dài hạn. Từ khóa: Tài chính xanh, kinh tế xanh, chỉ số xanh. 1. Giới thiệu chung Từng là một quốc gia "xanh" trong thế kỷ 20, song với sự tăng trưởng kinh tế xã hội trong vài năm trở lại đây, Việt Nam đã đứng đầu tại Đông Nam Á về lượng khí nhà kính phát thải2. Quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam thời gian qua dựa nhiều vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu nguyên liệu thô và sơ chế gây thiệt hại cho môi trường và gia tăng tác động của biến đổi khí hậu. Theo báo cáo của UNEP (2013) thì Việt Nam có mức độ sử * Trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội| Email liên hệ: tuttt76@gmail.com Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 2 Theo Báo cáo kỹ thuật kiểm kê quốc gia khí nhà kính của Việt Nam năm 2014 (Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2018) 613
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM dụng nguyên liệu thô trong nước (than, dầu, thép) để sản xuất ra một đơn vị GDP vào loại cao nhất thế giới. Trong khi thế giới ngày càng ít sử dụng nguyên liệu thô để tạo ra một đơn vị GDP thì Việt Nam lại gia tăng tỷ lệ này. Nếu như năm 1990, Việt Nam sử dụng khoảng hơn 8kg nguyên liệu thô để tạo ra 1 USD GDP thì con số này đến năm 2008 là khoảng 13kg, trong khi con số tương ứng để tạo ra 1 USD GDP trung bình của thế giới năm 1990 là 1,8kg tới năm 2008 chỉ còn khoảng 1,5kg. Có thể thấy, trái ngược với nền kinh tế xanh - nền kinh tế đảm bảo 3 yếu tố: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, thì mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay vẫn đang ở trạng thái “nâu”, tức là nền kinh tế tập trung khai thác và sử dụng quá nhiều năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch gây ảnh hưởng đến môi trường. Cũng như nhiều nước trên Thế giới, Việt Nam đang nỗ lực trong quá trình “thay máu” từ “nâu” sang “xanh” với rất nhiều chương trình và hành động. Tuy nhiên, để thực sự đổi màu một nền kinh tế từ “nâu” sang “xanh” là một vấn đề hết sức khó khăn, cần sự chung tay, đồng lòng của tất cả mọi người. Việc xây dựng một nền kinh tế xanh cũng đòi hỏi một nguồn lực tài chính rất lớn, thậm chí phải đánh đổi nhiều điều nhất là với một quốc gia còn nghèo như Việt Nam. Ngay cả với những quốc gia phát triển như Mỹ và các nước châu Âu, việc thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh cũng không hề đơn giản. Để xây dựng một nền kinh tế xanh cũng cần phải có một nguồn lực và nền tảng kinh tế vững chắc. “Kinh tế xanh” (hay “kinh tế sạch”) là nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái3. Hiểu một cách đơn giản, nền kinh tế xanh có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội. Chiến lược tăng trưởng cơ bản của nền “kinh tế xanh” là bảo vệ môi trường, phát triển công nghệ sản xuất sạch và năng lượng sạch, nhanh chóng đạt được mức tăng trưởng bền vững hay nói cách khác là tăng trưởng xanh. Phát triển nền kinh tế xanh là mục tiêu của mọi quốc gia hiện nay, trong đó xây dựng “hệ thống tài chính xanh” là điều kiện nền tảng. Thực tế, theo nghiên cứu của Nannette (2014) thì chưa có khái niệm cụ thể về tài chính xanh và tài chính xanh vẫn đang được hiểu theo các cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ sử dụng khái niệm về hệ thống tài chính xanh theo nhóm nghiên cứu đề tài cấp nhà nước (KX01.27/16-20). Theo đó, hệ thống tài chính xanh được hiểu là: “Hệ thống tài chính cho phép luân chuyển nguồn tài chính tới các hoạt động đầu tư thông qua các trung gian tài chính và thị trường tài chính trong đó các hoạt động đầu tư phải đảm bảo các điều kiện xanh, bảo vệ môi trường và hướng tới phát triển bền vững. Khi đó, các 3 Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc (UNEP, 2011) 614
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM bộ phận cấu thành của hệ thống tài chính xanh sẽ mang đặc điểm xanh, bao gồm: trung gian tài chính xanh, thị trường tài chính xanh, công cụ huy động vốn xanh hay nguồn vốn xanh, và đầu tư xanh ”. Hệ thống tài chính xanh đóng vai trò là kênh dẫn vốn và điều tiết nguồn lực cho phát triển nền kinh tế xanh (điều tiết hoạt động đầu tư). Hệ thống tài chính xanh thúc đẩy các công cụ xanh như tín dụng xanh của ngân hàng xanh, trái phiếu xanh, cổ phiếu xanh, chỉ số tài chính xanh. Bên cạnh đó, hệ thống tài chính xanh còn giúp thúc đẩy các loại thị trường xanh. Xuất phát từ vai trò cốt yếu của hệ thống tài chính xanh đóng góp vào kinh tế xanh, kết quả nghiên cứu kinh nghiệm từ các Quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Anh, Châu Âu, Nam Phi, Hàn Quốc và Trung Quốc cho thấy việc xanh hóa hệ thống tài chính được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm nhằm khắc phục và hạn chế những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế tới môi trường, cải thiện môi trường thông qua xanh hóa nền kinh tế. Những kết quả nghiên cứu bước đầu là cơ sở khoa học quan trọng cho việc đưa ra mô hình phát triển tài chính xanh phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia. Mặc dù đây là một lĩnh vực khá mới, song nhận thấy được vai trò quan trọng của phát triển hệ tống tài chính xanh, Việt Nam bước đầu hướng tới sự phát triển của hệ thống tài chính xanh nhằm hướng tới sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, cho tới nay các chính sách về tài chính xanh tại Việt Nam mới đang ở dạng gợi mở về các định hướng phát triển. Các quy định cụ thể về triển khai, vận hành thị trường vẫn đang được nghiên cứu, chưa được ban hành, trong đó có việc xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ xanh hóa của hệ thống tài chính. Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá thực trạng phát triển hệ thống xanh ở Việt Nam hiện nay, qua đó, đề xuất xây dựng bộ chỉ số giúp định vị hệ thống tài chính xanh, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị tới các chủ thể tham gia vào hệ thống tài chính xanh nhằm hiện thực hóa mục tiêu trong dài hạn. Việc đóng góp xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ xanh hóa của hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung sẽ đóng góp lớn về khoa học lí luận và học thuật cho các nghiên cứu về kinh tế và tài chính ở Việt Nam cũng như thế giới. 2. Đánh giá thực trạng phát triển hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam Trước nhu cầu thúc đẩy tăng trưởng xanh của Việt Nam, nhu cầu vốn phục vụ cho mục tiêu này là rất lớn. Theo Báo cáo Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định – INDC 615
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Việt Nam4, Việt Nam cần khoảng 20 tỷ USD để đầu tư cho tăng trưởng xanh trong giai đoạn 2021-2030. Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam đã có những hành động cụ thể trong việc thiết lập chính sách phát triển tài chính xanh tại Việt Nam. Trong đó, đã có một số chính sách phát triển thị trường vốn xanh được ban hành. Về mặt phát triển ngân hàng xanh, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hoàn thiện Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng (Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ngày 6/8/2015), Đề án phát triển ngân hàng xanh (Quyết định số 1604/QĐ-NHNN) và đưa ra các chương trình tín dụng góp phần sử dụng tài nguyên hiệu quả, tạo sinh kế và nâng cao mức sống của người dân, giải quyết từng bước các vấn đề môi trường và xã hội; ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực theo hướng đầu tư theo chiều sâu, sử dụng công nghệ cao Thực trạng phát triển hệ thống tài chính xanh tại Việt Nam được xem xét đánh giá trên hai góc độ: (i) Nguồn vốn xanh và (ii) Đầu tư xanh. Đối với nguồn vốn xanh, các doanh nghiệp Việt Nam có thể vay vốn thông qua kênh tài chính trực tiếp gồm: Thị trường Carbon, Thị trường trái phiếu xanh, Thị trường Cổ phiếu xanh, Hệ thống chỉ số xếp hạng xanh, Mạng lưới nhà đầu tư xanh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn tài chính xanh thông qua kênh tài chính gián tiếp như ngân hàng xanh hoặc các quỹ đầu tư xanh. Hiện nay, các NHTM cũng đã tự xác định mức độ cam kết cao đối với các vấn đề xanh trong chiến lược đầu tư. Nhìn chung, nhiều tổ chức đã cam kết hỗ trợ đầu tư xanh và thực hiện các mục tiêu của Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia. Điều này cũng được thể hiện thông qua chỉ số tỷ trọng tín dụng xanh của toàn ngành ngân hàng tăng hơn 2,5 lần trong vòng 4 năm từ 1,5% năm 2016 đến 4,1% năm 2019. Đối với đầu tư xanh, tại Việt Nam, các doanh nghiệp quy mô đủ lớn đã bắt đầu quan tâm hơn tới bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội. Một số doanh nghiệp điển hình trong xu hướng đầu tư xanh như: Tập đoàn Vingroup, Vinamilk, Tập đoàn Hoa Sen, Công ty Coca Cola Việt Nam, COFICO Công ty cổ phần xây dựng số 1, Toyota Việt Nam. Bên cạnh đó, ở cấp độ vĩ mô, Chính phủ và NHNN đã ban hành nhiều chỉ thị nhằm thúc đẩy phát triển đầu tư xanh. 2.1. Thực trạng phát triển nguồn vốn xanh Nguồn vốn xanh trong nền kinh tế hiện nay đến từ một số nguồn chính như: nguồn vốn xanh của các NHTM và tổ chức tài chính quốc tế, nguồn vốn từ hoạt động tín dụng xanh 4 Là một báo cáo do Chính phủ Việt Nam xây dựng theo gợi ý của Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC). Báo cáo được gửi cho Ban thư ký UNFCCC và công bố vào tháng 10/2015. 616
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM và nguồn vốn có được thông qua việc phát hành các công cụ huy động vốn xanh, bao gồm trái phiếu xanh và vốn chủ sở hữu xanh. Phần lớn nguồn vốn tài trợ cho tài chính xanh ở Việt Nam hiện nay đến từ Chính phủ, các tổ chức phát triển quốc gia, các định chế quốc tế hay ngân hàng phát triển song phương và đa phương, các doanh nghiệp và cá nhân. Tương tự như nguồn vốn thông thường, nguồn vốn xanh cũng được huy động theo hai kênh là kênh tài chính trực tiếp và kênh tài chính gián tiếp. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động phát triển nguồn vốn xanh từ tín dụng xanh mới chỉ bước đầu được một số các NHTM quan tâm triển khai bởi những lợi ích của việc trở thành ngân hàng xanh chưa thực sự rõ ràng. Với các nỗ lực chung, đến nay nền tảng pháp lý, thể chế, chính sách cho ngân hàng-tín dụng xanh về cơ bản đã hình thành. Dư nợ tín dụng xanh qua thống kê chưa đầy đủ đến tháng 6/2019 đã tăng rất nhanh lên đến 317.600 tỷ đồng. Tỷ trọng tín dụng xanh cũng tăng mạnh từ 1,5% lên 4,1% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Hai nhóm công cụ huy động tài chính xanh phổ biến hiện nay là Trái phiếu xanh (Green Bonds) và Vốn chủ sở hữu xanh (Green Equity). Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam, công cụ huy động tài chính xanh chủ yếu vẫn sử dụng qua hình thức phát hành trái phiếu xanh. Cho đến nay, Việt Nam mới chỉ có 2 văn bản quy phạm pháp luật đề cập đến định nghĩa trái phiếu xanh là Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 4 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ và Nghị định số 153/2020/NĐ-CP. Thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam mới đang trong giai đoạn triển khai thí điểm, chưa có sản phẩm phát hành rộng rãi trên thị trường. Trong khi đó, thị trường cổ phiếu xanh ở Việt Nam cũng đang được đưa vào giai đoạn tạo lập. Các hoạt động chính đã được triển khai đến nay có thể được chia thành 3 nhóm: (i) nâng cao hiểu biết toàn thị trường về tài chính xanh; (ii) khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp với tài chính xanh; (iii) xây dựng và áp dụng chỉ số phát triển bền vững toàn thị trường. 2.2. Thực trạng đầu tư xanh Xét trên cấp độ vĩ mô, trên cơ sở ban hành cơ chế chính sách đối với phát triển bền vững, quan điểm này đã được thể hiện xuyên suốt trong các Chiến lược phát triển kinh tế xã hội tại nhiều kỳ Đại hội Đảng. Ngày 25/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ – TTg phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2012 – 2020 và tầm nhìn đến 2050. Các hoạt động thu hút nguồn lực cho đầu tư xanh cũng tích cực được phối hợp thực hiện giữa các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ và các cơ quan Chính phủ. NHNN cũng ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 về thúc đẩy 617
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Bên cạnh đó, sáng kiến Khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với UNIDO thực hiện từ năm 2014. Xét trên cấp độ vi mô – cấp độ doanh nghiệp, những đánh giá từ khảo sát PCI 2016 cho thấy đa số các doanh nghiệp đều biết đến các quy định về môi trường áp dụng với các doanh nghiệp (87%), tuy nhiên trong số này chỉ có một thiểu số các doanh nghiệp trong nước. Trái ngược với hiệu ứng tích cực đạt được trong việc phổ biến các quy định trên tới doanh nghiệp, thực tế lại có tới hơn 80% doanh nghiệp tại Việt Nam chưa thi hành đầy đủ các quy định về môi trường trong sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, làn sóng khởi nghiệp xanh đã và đang trên đà phát triển ngày càng mạnh mẽ. Các doanh nghiệp quy mô đủ lớn đã bắt đầu quan tâm thỏa đáng hơn tới bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội. 2.3. Đánh giá thực trạng phát triển các trung gian tài chính xanh Thực trạng phát triển ngân hàng xanh Phát triển tín dụng xanh là một hoạt động tiên phong của các NHTM Việt Nam trong nỗ lực thực hiện Đề án Phát triển tín dụng xanh, hướng tới Chiến lược ngân hàng xanh ở Việt Nam. Quy mô dư nợ tín dụng xanh có xu hướng tăng nhanh. Số lượng NHTM triển khai các sản phẩm tín dụng xanh cũng gia tăng nhanh chóng. Từ con số 3 NHTM theo chương trình thí điểm vào năm 2016 thì đến quý I/2019, đã có gần 20 NHTM triển khai các sản phẩm tín dụng xanh (trên tổng số 178 TCTD, không bao gồm quỹ tín dụng nhân dân). Các ngân hàng chính sách (như NH Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển) tích cực triển khai các dự án tăng trưởng bền vững hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân (như nước sạch vệ sinh môi trường, chống biến đổi khí hậu ). Các NHTM Nhà nước tiếp tục mở rộng triển khai tín dụng xanh từ chương trình của NHNN. Các NHTM tư nhân và Ngân hàng nước ngoài cũng tích cực tung ra các sản phẩm hướng đến phát triển bền vững. Các NHTM Việt Nam đạt được những tiến bộ khá tích cực trong việc phát triển hệ thống ngân hàng xanh thông qua hoàn thiện hệ thống quản trị, cải thiện chính sách cổ đông, công bố thông tin cũng như kiểm soát rủi ro. Tuy nhiên, trình độ của Việt Nam còn kém rất xa so với các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Singapore Các NHTM đã chú trọng xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội. Kết quả đến nay đã có 3 NHTM áp dụng được Hệ thống quản lý trách nhiệm với môi trường 618
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM và xã hội (ESMS), 17 NHTM đã xây dựng quy trình thẩm định rủi ro môi trường và xã hội trong các quy định nội bộ và đa phần đã thực hiện đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Tuy nhiên, đa phần các NHTM chưa có bộ phận riêng, chuyên trách về phát triển ngân hàng – tín dụng xanh. Các NHTM đã chú trọng nâng cao năng lực quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong các hoạt động thông qua việc tham gia các Tọa đàm, Hội thảo và đáp ứng các tiêu chuẩn của các Tổ chức quốc tế trong triển khai tín dụng xanh để trang bị những kiến thức mới, tiếp cận những quy định của NHNN về phát triển ngân hàng xanh. Các NHTM cũng chủ động học hỏi, đáp ứng các yêu cầu ESG trong các chương trình hợp tác với Tổ chức quốc tế để triển khai tín dụng xanh. Các tổ chức quốc tế (như EU, GIZ, IFC ) đã tích cực thực hiện các chương trình tài trợ vốn, hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực phát triển tài chính xanh cho Việt Nam. Có thể nói, các NHTM Việt Nam hiện nay mới ở cấp độ 3 trong 5 cấp độ phát triển ngân hàng xanh của Kaufler, 2010. (Trần Thị Thanh Tú và cộng sự, 2020). 3. Đề xuất xây dựng bộ chỉ số Tài chính xanh để định vị hệ thống tài chính xanh 3.1. Các nghiên cứu liên quan tới xây dựng bộ chỉ số tài chính xanh Trên thế giới, đã có một số nghiên cứu đề xuất xây dựng bộ chỉ số kinh tế xanh như nghiên cứu của Danlu (2018) áp dụng cho thị trường Trung Quốc đã đề xuất mô hình chỉ số phát triển kinh tế xanh (GEI- Green economy development Index). Theo đó, chỉ số này sẽ có mối quan hệ hàm số với các biến như: Đầu tư năng lượng tái tạo (INV), Tín dụng xanh (CRE), đầu tư xử lý ô nhiễm (IPG), trình độ kỹ thuật (TE), và cấu trúc lĩnh vực. Nhóm tác giả đã ứng dụng bộ chỉ số GEI đối với 150 doanh nghiệp niêm yết có sử dụng năng lượng tái tạo ở Trung Quốc. Kết quả cho thấy sự phát triển về nền kinh tế xanh không chỉ phụ thuộc vào đầu tư vào năng lượng tái tạo của các doanh nghiệp, mà còn phụ thuộc vào các ràng buộc khác liên quan tới tài chính hành vi. Cụ thể như cần kết hợp các chính sách về tín dụng xanh của chính phủ với các tổ chức tài chính để tối ưu hóa hiệu quả của sử dụng năng lượng tái tạo. Nghiên cứu của Puhakka (2017) cũng cho kết quả tương tự như nghiên cứu của Danlu (2018) khi cho rằng yếu tố về các chính sách và quy định của chính phủ là yếu tố quan trọng tác động tới việc chuyển đổi thành nền kinh tế xanh. Bên cạnh đó, tác giả đã tổng hợp khung các yếu tố tác động tới nền kinh tế xanh liên quan tới 5 phương diện chính: (1) Kinh tế và thị trường nói chung, (2) Nghiên cứu khoa học và phát triển, (3) Các chính sách và quy định, (4) Nguồn vốn trong xã hội, (5) Nhận thức của cộng đồng. Anton (2016) đã xây dựng bộ chỉ số kinh tế xanh (GEI) gồm 26 chỉ tiêu. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng chỉ số này đối với 193 quốc gia. Theo đó, các chỉ tiêu này bao trùm các vấn đề chính như: (1) Quản trị quốc gia, (2) Tỷ lệ của tài trợ 619
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM cho khai thác nhiên liệu hóa thạch/đầu tư cho các doanh nghiệp về môi trường/năng lượng tái tạo/bằng sáng chế liên quan đến môi trường so với tổng GDP, (3) Diện tích trang trại hữu cơ so với tổng diện tích đất nông nghiệp, (4) Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp, (5) Dấu chân sinh thái (không bao gồm khí thải carbon), (6) Lượng năng lượng tiêu thụ/Nước rút bình quân/Lượng khí thải /Xử lý khí thải bình quân/Lượng khí thải nhà kính trên mỗi đầu người, (7) Tiêu thụ nguyên liệu trong nước, (8) Chỉ số ô nhiễm không khí/nước, (9) Tỷ lệ các khu bảo tồn biển và trên cạn, (10) Tỷ lệ các loài bị đe dọa tuyệt chủng, (11) Tỷ lệ chuyển đổi đất, (12) Khoảng cách đói nghèo, (13) Chỉ số nhu cầu cơ bản, (14) Tiết kiệm ròng được điều chỉnh (tiết kiệm đích thực) theo tỷ lệ phần trăm của tổng thu nhập quốc dân, (15) Chỉ số phát triển con người, (16) Tỷ số việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động, (17) Chỉ số công việc tốt, (18) Hệ số Gini, (19) Mức độ hài lòng về cuộc sống. Có thể thấy bộ chỉ số GEI được đề xuất rất bao trùm, thể hiện được nhiều nội dung tác động và cần được xem xét khi hướng tới nền kinh tế xanh. Kết quả khảo sát cho thấy Thụy Sĩ, Áo và Thụy Điển là ba quốc gia được xếp hạng cao nhất, và Kazakhstan, Yemen và Turkmenistan có xếp hạng thấp nhất. Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên Mỹ xếp hạng trong 15 quốc gia có điểm GEI thấp nhất trong tổng số mẫu nghiên cứu gồm 193 quốc gia. Bên cạnh đó, cũng cần nhấn mạnh rằng, tương tự như hầu hết các nghiên cứu khác, yếu tố quản trị quốc gia là một yếu tố then chốt tác động tới nhóm chỉ số này. Tuy nhiên, khi đi sâu hơn về tài chính xanh, một nội dung của kinh tế xanh, số lượng bài nghiên cứu xây dựng chỉ số tài chính xanh còn hạn chế. Shah (2016) đã phát triển chỉ số thân thiện với tài chính dựa trên phân tích nhân tố và trọng số phi tuyến để so sánh mức độ chia sẻ rủi ro tài chính và hỗ trợ giữa các quốc gia. Zhang và cộng sự (2018) đã hình thành chỉ số phát triển tài chính thông qua phân tích kinh tế lượng, và chỉ ra rằng trong ngắn hạn, chỉ số phát triển tài chính và giá năng lượng của Pakistan có liên quan đáng kể đến tiêu thụ năng lượng. Zhong và cộng sự (2018) chia hệ thống chỉ số phát triển tài chính xanh thành hai loại: Chỉ số hoạt động thị trường tài chính xanh và chỉ số môi trường sinh thái tài chính xanh, từ đó xây dựng chỉ số phát triển tài chính xanh. Nhóm nghiên cứu của chi nhánh trung ương Wuxi của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (2019) đã đánh giá tính bền vững của phát triển tài chính xanh từ ba khía cạnh tài chính xanh, đầu tư xanh và xã hội xanh, đồng thời đo lường và đánh giá mức độ toàn diện của phát triển bền vững xanh tài chính ở Trung Quốc bằng cách xây dựng một hệ thống đánh giá 620
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM toàn diện về phát triển bền vững của vật liệu xanh. Wang (2021)5 đã xây dựng chỉ số tài chính xanh dựa trên việc đánh giá các dự án tại Trung Quốc, gồm có: (1) Dự án phát triển nông nghiệp xanh, (2) Dự án phát triển lâm nghiệp xanh, (3) Công trình công nghiệp tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước bảo vệ môi trường, (5) Bảo vệ thiên nhiên, phục hồi hệ sinh thái và phòng chống thiên tai, (6) Dự án tái chế tài nguyên, (7) Dự án năng lượng tái tạo và năng lượng sạch, (8) Dự án tiết kiệm nước nông thôn và đô thị, (9) Xây dựng các dự án tiết kiệm năng lượng và công trình xanh, (10) Dự án giao thông xanh, (11) Dự án dịch vụ tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, (12) Dự án nước ngoài áp dụng các thông lệ quốc tế hoặc tiêu chuẩn quốc tế, (13) Tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, (14) Năng lượng mới và các phương tiện sử dụng năng lượng mới. Như vậy, có thể thấy, tuy rằng mỗi quốc gia có một đặc thù riêng, do đó, sẽ ảnh hưởng tới việc xây dựng bộ chỉ số khác nhau, nhưng cần nhấn mạnh rằng, một số chỉ số chung như quản trị quốc gia, khối lượng tiêu thụ nước/khí thải v.v. sẽ được sử dụng như công cụ để đánh giá mức độ tiếp cận tới tài chính xanh cũng như kinh tế xanh. 3.2. Kinh nghiệm xây dựng bộ chỉ số Tài chính xanh trên thế giới Mức độ phát triển của hệ thống tài chính xanh thường được các quốc gia đánh giá sử dụng bốn phương pháp chính dựa trên cơ sở: (i) Tham gia hệ thống Tài chính khí hậu toàn cầu; (ii) Các hoạt động tài chính vì khí hậu cụ thể ở các tổ chức tín dụng; (iii) Các bộ chỉ số cho công cụ tài chính xanh; (iv) Bộ chỉ số cho hệ thống tài chính xanh. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã và đang tham gia rất tích cực vào các hiệp hội, mạng lưới phát triển kinh tế xanh để chia sẻ kinh nghiệm, vốn đầu tư cũng như hợp tác phát triển các dự án mang quy mô toàn cầu như Hiệp hội tài chính phát triển quốc tế (International Development Bank Club - IDFC), Mạng lưới của Nhà kinh tế trưởng (Chief Economist) Bên cạnh đó bản thân các quốc gia cũng tự phát triển các công cụ và bộ chỉ số tài chính xanh qua đó hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn xanh, đồng thời, trợ giúp cho các tổ chức trung gian tài chính xanh xác định được chính xác hơn các dự án đầu tư xanh. Ngay từ năm 2015, nhóm các Ngân hàng Phát triển Đa phương (Multilateral Development Banks, gọi tắt là MDB) đã thành lập một báo cáo chung về tài chính khí hậu (climate finance). Nhóm IDFC (2011) gồm 26 Tổ chức Tài chính Phát triển (development finance institution) hàng đầu tầm quốc gia, khu vực và quốc tế từ khắp nơi 5 Wang, X., Zhao, H. & Bi, K. The measurement of green finance index and the development forecast of green finance in China. Environ Ecol Stat (2021). 621
  10. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM trên thế giới, 19 trong số đó đến từ các nước và khu vực đang phát triển - đã liên tục hỗ trợ các nỗ lực của cộng đồng quốc tế để theo dõi và công bố các cam kết hỗ trợ tài chính giảm thiểu và thích ứng với thay đổi khí hậu toàn cầu. Cả hai nhóm MDBs và IDFC đã công bố độc lập số liệu tài chính khí hậu trong các năm qua cho tới khi họ muốn hợp tác cách thức thực hiện và công bố kết quả trên cùng một báo cáo từ năm 2015 cho tới nay. Hàng năm, Báo cáo về hoạt động tài chính vì khí hậu ở các tổ chức tín dụng được chuẩn bị bởi Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group - WBG) và Cơ quan Phát triển Pháp (Agence Française de Développement - AFD). Mục tiêu của báo cáo này là minh họa một số trong nhiều cách mà các tổ chức tài chính hiện đang sử dụng để tích hợp các cân nhắc về biến đổi khí hậu vào hoạt động cho vay và dịch vụ tư vấn của họ. Các tổ chức tài chính này được gọi là các ngân hàng hỗ trợ (Supporting Banks) - đã công khai xác nhận hỗ trợ của họ cho năm nguyên tắc tự nguyện cho việc hành động vì biến đổi khí hậu trong các tổ chức tài chính, và quan tâm đến việc tham gia (trên cơ sở tự nguyện) trong chia sẻ kiến thức liên tục và phát triển mới nổi phương pháp hoạt động và thực hành các nguyên tắc. Trên thế giới đã có một số bộ chỉ số được sử dụng cho hệ thống kinh tế xanh như: (i) Bộ chỉ số Tài chính xanh toàn cầu (Global Green Finance Index – GGFI) đã được Z/Yen cùng phát triển, như một phần của Sáng kiến Tài chính dài hạn (Long Finance Initiative) và Tổ chức Phi chính phủ Finance Watch, (ii) Bộ chỉ số Kinh tế xanh toàn cầu (Global Green Economy Index – GGEI) là chỉ số nền kinh tế xanh đầu tiên được đưa ra vào năm 2010 và đồng thời là sản phẩm được tham chiếu rộng rãi nhất trên toàn thế giới ngày nay. GGEI được các nhà hoạch định chính sách, tổ chức quốc tế, xã hội dân sự và khu vực tư nhân sử dụng rộng rãi. GGEI đo lường hoạt động kinh tế xanh của 130 quốc gia và cách các chuyên gia đánh giá hoạt động đó. Chỉ số hiệu suất GGEI sử dụng các chỉ số định lượng và định tính để đo lường mức độ hoạt động của mỗi quốc gia trên bốn khía cạnh chính: lãnh đạo và biến đổi khí hậu, các lĩnh vực hiệu quả, thị trường và đầu tư, cuối cùng là môi trường, (iii) Bộ chỉ số Đo lường tiến độ hướng tới nền kinh tế xanh (Measuring Progress towards a Green Economy) bởi UNEP, (iv) Bộ chỉ số Đánh giá xanh (Green Evaluations) của S&P Global. 4. Xây dựng Bộ chỉ số Tài chính xanh (Green Finance Indicator – GFI) cho Việt Nam Chỉ số tài chính xanh (Green Finance Index – GFI) là chỉ số đánh giá mức độ phát triển tài chính xanh, được nghiên cứu đề xuất trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và kết quả điều tra khảo sát, phỏng vấn sâu với các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân 622
  11. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM hàng ở Việt Nam. Chỉ số tài chính xanh (GFI) được chia thành 2 cấu phần: Ngân hàng xanh (GBI); Chứng khoán xanh (GSI). TÓM TẮ T CÔNG THỨC CỦA BỘ CHỈ SỐ Chỉ số tài chính xanh (Green Finance Index - GFI) GFI = α1 * GBI + α 2 * GSI (αi là trọng số thể hiện vai trò và mức độ ảnh hưởng của từng khu vực đến tăng trưởng xanh của nền kinh tế. Trọng số αi có thể là quy mô của khu vực đó so với GDP hoặc có thể là trọng số đánh giá dựa trên ý kiến chuyên gia về mức độ ảnh hưởng của khu vực ngân hàng và chứng khoán đến tăng trưởng xanh của nền kinh tế) Chỉ số ngân hàng xanh Chỉ số chứng khoán xanh (Green Banking Index – (Green Securities Index – GSI) GBI) GSI = σ1 GREEN VNINDEX + σ 2 풏 푽푵 풊 GREEN VNBOND INDEX 푮 푰 = ∑ 휷풊 ∗ 푮 푰 풊= Trong đó: Trong đó: σ 2 trọng số theo mức vốn hóa thị trường i là một ngân hàng thương mại GREEN VNINDEX = Tổng giá trị thị trường của nhóm cổ phiếu xanh / Số chia Việt Nam cụ thể GREEN VNBOND INDEX = Tổng giá trị 훽푖 là trọng số phản ánh mức độ thị trường của nhóm trái phiếu xanh / Số ảnh hưởng của ngân hàng i chia n là số lượng ngân hàng thương Số chia = Giá trị thị trường sau khi điều mại Việt Nam trong hệ thống chỉnh / Giá trị thị trường trước khi điều ngân hàng. chỉnh*Số chia trước khi điều chỉnh 623
  12. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Nghiên cứu đo lường các chỉ số thành phần của GFI được phân tích cụ thể dưới đây: • Chỉ số ngân hàng xanh (Green Banking Index - GBI) Chỉ số ngân hàng xanh (Green Banking Index - GBI) được hiểu là việc đánh giá mức độ đáp ứng của từng ngân hàng thương mại nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại nói chung của Việt Nam theo các thang điểm từ 1 đến 5, tương ứng với các cấp độ của Kaeufer (2010). Việc đo lường chỉ số ngân hàng xanh GBI được đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thanh Tú và cộng sự (2019). • Chỉ số chứng khoán xanh (Green Securities Index – GSI) Chỉ số chứng khoán xanh (Green Securities Index – GSI) được đề xuất xây dựng cho Việt Nam được hiểu là chỉ số cổ phiếu xanh và chỉ số trái phiếu xanh. Đề xuất xây dựng chỉ số chứng khoán xanh được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chỉ số cổ phiếu xanh và trái phiếu xanh của các nước có thị trường chứng khoán phát triển. 5. Khuyến nghị và một số hướng đi để phát triển hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam 5.1. Khuyến nghị định vị hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam Trong phần này, nhóm nghiên cứu tập trung vào việc đề xuất lộ trình cụ thể phát triển tài chính xanh đến năm 2050 và định vị hệ thống tài chính xanh ở Việt nam. Đề xuất về lộ trình phát triển tài chính xanh được chia làm ba giai đoạn: • Giai đoạn 1 (Lộ trình đến năm 2025): Thành lập thí điểm mô hình ngân hàng xanh, quỹ đầu tư xanh, doanh nghiệp đầu tư xanh. • Giai đoạn 2 (Lộ trình đến năm 2040): Áp dụng toàn diện hệ thống chỉ số đánh giá mức độ xanh hóa của hệ thống tài chính GFI. Trong đó: Bước đầu, triển khai áp dụng riêng lẻ từng bộ chỉ số thành phần, bắt đầu bằng Bộ chỉ số đánh giá Mức độ phát triển của ngân hàng xanh – Green Banking Sub-Index (GBI), sau đó đến Bộ chỉ số Đầu tư xanh – Green Investment Sub-Index (GII), Bộ chỉ số Chứng khoán xanh – Green Stock Sub-Index (GSI), và cuối cùng là tới Bộ chỉ số Phát triển bền vững doanh nghiệp – Sustainability Sub-Index (SSI). Sau khi đã lần lượt đưa từng bộ chỉ số thành phần vào áp dụng, Bộ chỉ số tổng hợp Tài chính xanh – Green Finance Indicjator (GFI) sẽ được triển khai áp dụng. 624
  13. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM • Giai đoạn 3 (Lộ trình đến năm 2050): Việt Nam tiến tới vận hành toàn diện Hệ thống tài chính xanh với 4 trụ cột chính: Trung gian tài chính xanh, Các công cụ huy động vốn xanh, Các doanh nghiệp đầu tư xanh và Thị trường tài chính xanh. Hình 1: Mô hình cấu trúc hệ thống tài chính xanh Nguồn vốn xanh Nguồn: Đề tài nghiên cứu “Phát triển hệ thống tài chính xanh nhằm thúc đẩy kinh tế xanh ở Việt Nam”, thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020. Các khuyến nghị đưa ra dựa trên lộ trình đã đề xuất, tập trung vào: (i) Điều kiện thực hiện giải pháp bao gồm nhóm các điều kiện về khung pháp lý, quản lý và giám sát thị trường; (ii) Các đề xuất khuyến nghị cụ thể đối với từng thành phần tham gia vào thị trường tài chính xanh gồm Chính phủ, NHNN, NHTM, trung gian tài chính phi ngân hàng, doanh nghiệp và người tiêu dùng. 5.2. Đề xuất mô hình đo lường mức độ tác động của hệ thống tài chính xanh đến nền kinh tế Trên thế giới đã có một số nghiên cứu sử dụng các bộ chỉ số để đo lường mức độ hiệu quả của tài chính xanh đối với các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Theo đó, các mô hình để đo lường rất đa dạng nhưng phổ biến nhất là sử dụng phương pháp bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis- DEA) và phương pháp phân tích theo thứ bậc (Analytic Hierarchy Process- AHP). Phương pháp DEA và AHP đều có ưu điểm là dễ sử dụng và có tính hiệu quả cao trong việc đánh giá, tính điểm và xếp hạng. Nghiên cứu của Muhammad và cộng sự (2020) cũng đã sử dụng phương pháp DEA để đo lường chỉ số 625
  14. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM tài chính carbon thấp (low carbon finance index). Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được bộ chỉ số và xếp hạng chỉ số này theo thứ tự của các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, phương pháp AHP được sử dụng rộng rãi trong cách tính, đo lường trong các dự án hướng tới mục tiêu bền vững (Nguyễn Hồng Trường, 2020). Dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước đó, nhóm nghiên cứu đề xuất sử dụng phương pháp AHP để đánh giá hiệu quả của tài chính xanh đối với các doanh nghiệp, sau đó mở rộng mô hình đánh giá này trở thành đánh giá cấp độ vĩ mô. Tham khảo nghiên cứu của Wang (2021)6 đã xây dựng chỉ số tài chính xanh dựa trên các việc đánh giá các dự án tại Trung Quốc, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình sử dụng các nhóm biến áp dụng ở Việt Nam gồm: (i) Nhóm số liệu về phát triển nông nghiệp/lâm nghiệp xanh, (ii) Nhóm số liệu về tín dụng xanh, (iii) Nhóm số liệu về sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng sạch, (iv) Nhóm số liệu về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, (v) Nhóm chỉ số về ưu đãi/hỗ trợ của chính phủ đối với các hoạt động hướng tới tài chính xanh. Trong các nghiên cứu tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ phát triển mô hình đánh giá tác động của hệ thống tài chính xanh, thông qua bộ chỉ số hệ thống tài chính xanh GFI, tính thử GFI của hệ thống tài chính Việt Nam, từ đó đo lường tác động của hệ thống tài chính xanh đến nền kinh tế. Do điều kiện nghiên cứu hạn chế, nghiên cứu này sẽ mang tính mở đường cho nghiên cứu tiếp theo của nhóm trong tương lai gần. Tài liệu tham khảo Adelphi (2016), Green Finance in Asia: Five new country studies show opportunities for small businesses, truy cập ngày 6/11/2017 từ five-new-country-studies-show-opportunities-small-businesses ALCB Fund (2017), Undersanding the African Green Bond Market, truy cập ngày 6/11/2017 từ Bihari, S (2011), Green banking-towards socially responsible banking in India, International Journal of Business Insights and Transformation, 4(1), trang 84-87. Böhnke Eidt, Knierim Richert, Röber Volz (2014), How to Make Green Finance Work - Empirical Evidence from Bank and Company Surveys, German Development Institute (DIE). Vietnam State Bank (2015), Decision No. 1552 / QD-NHNN on issuing Action Plan of the banking sector to implement the National Strategy on Green Growth. 6 Wang, X., Zhao, H. & Bi, K. The measurement of green finance index and the development forecast of green finance in China. Environ Ecol Stat (2021). 626
  15. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Danlu, B., & Lingyu, D. (2018). Officials transfer and local government functions transformation: taking the local government’s investment attracting behaviors as an example. Journal of Finance and Economics, 44(09), 137-152. Duan Jin và Niu Mengqi (2011), The paradox of green credit in China, Science Direct, 5, trang 1979-1986. Elena Dova and Oriana Negulescu (2014), A model of green investments approach, Science Direct, Procedia Economics and Finance, 14, trang 847-852. IFC (2013), Mobilizing Public and Private Funds for Inclusive Green Growth Investment in Developing Countries - An Expanded Stocktaking Report Prepared for the G20 Development Working Group, IFC Climate Business Department. IFC (2015), Green Finance: A bottom-up approach to track existing flows, IFC Climate Business Department. Höhne, Khosla, Fekete, Gilbert (2012), Mapping of Green Finance, Delivered by IDFC Members, Ecofys. Ministry of Finance (2015), Circular No. 155/2015 / TT-BTC of the Ministry of Finance dated 10/06/2015 on issuing imformation public on Vietnamses Stock Market. Nguyễn Phú Hà (2015), Mô hình ngân hàng xanh: kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra cho Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở 14-07-2015, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Thị Hồng (2017), Chiến lược phát triển hệ thống tài chính xanh của Trung Quốc, truy cập ngày 20/5/2017 từ Nguyen Thi Minh Hue and Tran Thi Thanh Tu (2016), roles and products of the bank towards green development & green investment (green bank), GDPRTE Project. OECD (2012), Defining and measuring green investments: Implication for institutional investors’ asset allocations, Working Papers on Finance, Insurance and Private Pensions, 24. OECD (2014), African Economic Outlook South Africa, OECD Publishing. Truy cập 5/11/2017 từ EO2014-EN_mail.pdf Phakathi, B. (2017), The bond of up to R1bn will be certified by Climate Bonds Standard and will be used to fund projects aligned to the city’s climate change strategy, truy cập ngày 6/11/2017từ green-bond/ Puhakka, R., Pitkänen, K., & Siikamäki, P. (2017). The health and well-being impacts of protected areas in Finland. Journal of Sustainable Tourism, 25(12), 1830-1847. Shah, K. U., Arjoon, S., & Rambocas, M. (2016). Aligning corporate social responsibility with green economy development pathways in developing countries. Sustainable Development, 24(4), 237-253. 627
  16. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Stadium, M. (2014), Review of green economy and climate finance: Overview of South Africa's Key National Initiatives, National Treasury. The State Bank of Vietnam (2015), Decision No. 155/2015/ QD-NHNN promulgating the banking sector action plan to implement the national strategy on the green growth to 2020. Trần Thị Thanh Tú & cộng sự (2017), Tài chính – Ngân hàng – Kế toán xanh, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam, Nhà xuất bản KH & KT. Trần Thị Thanh Tú, Nguyễn Thị Nhung, (2019), Đầu tư xanh - cơ hội và thách thức, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia, 6/2019 “Phát triển hệ thống tài chính xanh nhằm thúc đẩy kinh tế xanh - Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam”. Trịnh Thị Phan Lan. (2019). Đầu tư xanh - kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia, 6/2019 “Phát triển hệ thống tài chính xanh nhằm thúc đẩy kinh tế xanh - Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam”. Zhang, L., Guo, S., Wu, Z., Alsaedi, A., & Hayat, T. (2018). SWOT analysis for the promotion of energy efficiency in rural buildings: A case study of China. Energies, 11(4), 851. Zhong, J., Wang, M., Drakeford, B., & Li, T. (2019). Spillover effects between oil and natural gas prices: Evidence from emerging and developed markets. Green Finance, 1(1), 30-45. Ullah M.M (2013), Green Banking in Bangladesh- A Comparative Analysis, World Review of Business Research 3(4), trang. 74 – 83. UNEP (2013), Green Economy Modelling Report of South Africa – Focus on Natural Resource Management, Agriculture, Transport and Energy Sectors, Geneva, Switzerland: UNEP. 628