Động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh bảo hộ thương mại
Bạn đang xem tài liệu "Động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh bảo hộ thương mại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- dong_luc_thuc_day_phat_trien_nong_nghiep_cong_nghe_cao_trong.pdf
Nội dung text: Động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh bảo hộ thương mại
- ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRONG BỐI CẢNH BẢO HỘ THƯƠNG MẠI MOTIVATIONS FOR PROMOTING HIGH-TECH AGRICULTURE DEVELOPMENT IN THE CONTEXT OF TRADE PROTECTION TS. Hoàng Văn Mạnh Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Hiện nay tự do hóa thương mại toàn cầu đang gặp phải một thách thức rất lớn đó là xu hướng các nước gia tăng thực hiện các biện pháp bảo hộ thương mại (BHTM). BHTM gia tăng được cho là có ảnh hưởng đa chiều đến phát triển kinh tế - xã hội của các quốc có mức độ hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu. Bài báo phân tích một góc nhìn tích cực khi xem xét xu hướng gia tăng BHTM trên thế giới lại là động lực để thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC) ở Việt Nam. Trên cơ sở sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp bài báo phân tích khái quát tình hình phát triển nông nghiệp CNC ở Việt Nam và xu hướng gia tăng BHTM trên thế giới; phân tích một số lý do khiến Việt Nam cần phải đẩy mạnh phát triển nông nghiệp CNC trong bối cảnh BHTM; đề xuất một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp CNC trong bối cảnh BHTM. Từ khóa: Bảo hộ thương mại, nông nghiệp công nghệ cao, Việt Nam Abstract Currently, global trade liberalization faces a huge challenge, which is the increasing trend of countries applying trade protection. Increased trade protection measures are believed to have a multidimensional effect on the socio-economic development of countries with a deep integration into the global economy. The article analyzes based on a positive view when it considers the trend of increasing trade protection is the driving force to promote the development of high-tech agriculture in Vietnam. On the basis of using secondary data sources, the article targets to provide an overview of the development of high-tech agriculture in Vietnam and the trend of increasing world trade protection; to interpret some reasons why Vietnam needs to strengthen the development of high-tech agriculture in the context of trade protection; to propose some recommendations for enhancing the development of high-tech agriculture in the context of trade protection. Keywords: trade protection, high-tech agriculture, Vietnam 1. Tổng quan phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam Phát triển nông nghiệp CNC đã và đang là xu hướng chủ đạo và tất yếu trong xu thế hội nhập, là giải pháp mạnh, hiệu quả trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Có nhiều cách hiểu khác nhau về nông nghiệp CNC hay nông nghiệp ứng dụng CNC. Ở đây, nông nghiệp CNC được hiểu là nền nông nghiệp mà trong đó khoa học và CNC được ứng dụng 150
- rộng rãi nhằm phát huy tối đa các điều kiện tự nhiên cũng như xã hội nhằm tạo ra sự vượt trội về năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa gắn với đảm bảo ở mức cao vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái đồng thời giúp người dân làm giàu từ chính ngành nông nghiệp[4]. Tại Việt Nam, nhiệm vụ cơ bản của phát triển nông nghiệp CNC bao gồm: (1) nghiên cứu phát triển CNC trong nông nghiệp (tập trung phát triển CNC trong các lĩnh vực: chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thủy sản cho năng suất, chất lượng cao; phòng, trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi và thủy sản; nghiên cứu, phát triển các quy trình công nghệ trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt hiệu quả kinh tế cao; tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp; Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; nhập CNC trong nông nghiệp); (2) phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC với các nội dung cơ bản: phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC; phát triển khu nông nghiệp ứng dụng CNC; phát triển vùng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung ứng dụng CNC trong sản xuất một hoặc một vài loại sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có chất lượng, năng suất và hiệu quả kinh tế cao; (3) phát triển dịch vụ CNC phục vụ nông nghiệp[6]. Phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống của nông dân và xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Để góp phần hiện thực hóa chủ trương lớn này, ngày 29-1-2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 176/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC đến năm 2020. Để thực hiện Đề án, ngày 17-2-2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1895/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC thuộc Chương trình quốc gia phát triển CNC đến năm 2020 nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp CNC, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Thực hiện quyết định trên, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã và đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp. Đến tháng 6-2017, cả nước có 29 khu nông nghiệp CNC, trong đó có 3 khu nông nghiệp CNC được Chính phủ phê duyệt tại các tỉnh Hậu Giang, Phú Yên và Bạc Liêu, các khu nông nghiệp CNC còn lại do UBND tỉnh thành lập. Cho đến nay đã xuất hiện và phát triển nhiều mô hình phát triển nông nghiệp CNC. Ngoài việc hình thành các khu, các vùng nông nghiệp CNC, còn có các mô hình cụ thể như: mô hình trồng rau khí canh, trồng rau thủy canh, trồng rau trong nhà lưới, nhà kính; mô hình trồng hoa trong nhà kính; mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính; mô hình chăn nuôi lợn ứng dụng nền đệm lót sinh học, Tương tự như nông nghiệp truyền thống, thị trường cho sản phẩm nông nghiệp CNC cũng bao gồm thị trường trong nước và thị trường nước ngoài (xuất khẩu). Vì vậy tình hình thị trường trong nước và thị trường quốc tế, chính sách thương mại của Việt Nam và chính sách thương mại của các nước trên thế giới có quan hệ thương mại với Việt Nam đều có tác động, ảnh hưởng đa chiều đến phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam, trong đó có nông nghiệp CNC. Đó có thể là tác động tích cực và cũng có thể là tác động tiêu cực, đó có thể là những cơ hội mới kèm theo những thách thức mới cho phát triển nông nghiệp Việt Nam nói chung, phát triển nông nghiệp CNC nói riêng. 151
- 2. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam trong bối cảnh gia tăng bảo hộ thương mại trên thế giới 2.1. Xu hướng gia tăng bảo hộ thương mại trên thế giới Trong thời gian gần đây, chủ nghĩa BHTM có xu hướng gia tăng trên phạm vi toàn cầu. Hệ quả của xu thế này là các nước gia tăng sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và chống lẩn tránh cũng như các hàng rào kỹ thuật để bảo hộ ngành sản xuất trong nước[2]. Chủ nghĩa BHTM đề cập đến các chính sách của chính phủ hạn chế thương mại quốc tế nhằm trợ giúp các nhà sản xuất trong nước. Các chính sách BHTM thường được sử dụng nhằm mục tiêu cải thiện các hoạt động kinh tế nội địa cũng như được sử dụng cho các mối quan tâm về chất lượng và sự an toàn. Các công cụ thường được sử dụng trong BHTM bao gồm: thuế quan, hạn ngạch, tiêu chuẩn sản phẩm, các trợ cấp của chính phủ [7]. Theo báo cáo của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tính từ ngày 1/1/1995 đến 31/12/2015, trên thế giới đã có 311 vụ khởi xướng áp dụng biện pháp tự vệ. Trong 5.448 vụ phòng vệ thương mại trên thế giới thì chống bán phá giá chiếm 4.757 vụ. Mức độ ban hành các biện pháp hạn chế thương mại trong thời gian qua của G20 là cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Báo cáo về biện pháp thương mại của G20 cho thấy, từ trung tuần tháng 10/2015 đến trung tuần tháng 5/2016, các nền kinh tế G20 - chiếm 90% GDP toàn cầu - đã áp dụng 145 biện pháp mới về hạn chế thương mại, trung bình mỗi tháng áp dụng 21 biện pháp, nhiều hơn so với mức trung bình 17 biện pháp/tháng trong giai đoạn 7 tháng trước đó, trong đó các biện pháp chống bán phá giá chiếm tuyệt đại đa số. Số lượng các biện pháp này cao hơn rất nhiều so với các biện pháp ghi nhận trong khoảng thời gian trước đó, với chỉ khoảng 15 biện pháp mỗi tháng. Nổi bật nhất của xu hướng gia tăng BHTM trong những năm gần đây là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu từ tháng 7 năm 2018. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã và đang diễn ra trong bối cảnh thế giới đang xảy ra những sự kiện có khả năng tác động, ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh tế, thương mại ở phạm vi rộng, thậm chí là toàn cầu với việc mở rộng các xung đột về kinh tế, thương mại, chính trị, an ninh - quốc phòng giữa Hoa Kỳ với các nền kinh tế lớn và giữa các nền kinh tế lớn như châu Âu, Nhật Bản, Canada, Nga, Các xung đột này đã và đang gây ra những xáo động lớn trên phạm vi toàn cầu, không chỉ đối với thương mại quốc tế mà còn đối với hệ thống thương mại đa phương cũng như các hoạt động kinh tế, đầu tư khác, thậm chí đặt ra những vấn đề mới có thể tác động tới định hướng lớn trong phát triển của một số quốc gia[2]. 2.2. Động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam trong bối cảnh gia tăng bảo hộ thương mại trên thế giới Phát triển nông nghiệp CNC là xu hướng tất yếu, đã và đang tạo ra động lực mới cho nền nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu, cách mạng công nghiệp 4.0 và đặc biệt là trong bối cảnh BHTM trên thế giới có xu hướng gia tăng. + Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp CNC ở Việt Nam trong bối cảnh gia tăng BHTM trên thế giới là bởi vì sản phẩm của nền nông nghiệp ứng dụng CNC có khả năng đáp ứng yêu cầu của các công cụ BHTM, đặc biệt là các hàng rào kỹ thuật. Nông nghiệp 152
- CNC được đánh giá không chỉ có khả năng tạo ra một lượng sản phẩm lớn, năng suất cao mà còn tạo ra các sản phẩm chất lượng tốt, thân thiện môi trường[3]. Trước thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ các yếu tố thị trường và phi thị trường; trong đó rào cản kỹ thuật như quy định chặt chẽ về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, quy trình sản xuất, đang là những vấn đề lớn đối với nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam khi tham gia thị trường xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp CNC trở thành một giải pháp quan trọng có thể giúp giải quyết vấn đề hàng rào kỹ thuật. + Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp CNC ở Việt Nam trong bối cảnh gia tăng BHTM trên thế giới là bởi vì ngành nông nghiệp giữ một vị trí và đóng một vai trò rất quan trọng đối với xuất khẩu, tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Để duy trì và tiếp tục phát huy vai trò của ngành nông nghiệp trong bối cảnh gia tăng BHTM, đòi hỏi ngành nông nghiệp phải được tái cơ cấu, bố trí lại nguồn lực theo hướng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp CNC. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn cho rằng: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước”[5]. Trên thực tế, kể từ khi thực hiện “đổi mới” cho đến nay, nông nghiệp Việt Nam luôn đóng một vai trò và chiếm một vị trí quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Với đặc thù là một nước đang phát triển, giá trị sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu GDP có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn và giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng lên hàng năm. Bảng 1: Tổng sản phẩm theo giá thực tế ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2014-2018 (*) Năm 2014 2015 2016 2017 Sơ bộ 2018 Giá trị (Tỷ đồng) 696.969,00 712.460,00 734.830,00 768.161,00 813.723,69 Cơ cấu trong GDP (%) 17,7 17 16,32 15,34 14,68 (*) Bắt đầu từ năm 2010 giá trị tăng thêm của các khu vực kinh tế được tính theo giá cơ bản. Nguồn: Tổng Cục Thống kê Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Khóa X cho thấy: nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, luôn duy trì được tăng trưởng và phát triển khá toàn diện, chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện hơn, tiếp tục khẳng định được vị thế quan trọng trong nền kinh tế. Sản xuất nông nghiệp chuyển mạnh theo hướng chất lượng và giá trị gia tăng. Giá trị và sản lượng nhiều nông sản đều tăng mạnh, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp hữu cơ được quan tâm phát triển, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giải quyết việc làm, giảm nghèo và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Nông nghiệp 153
- chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa cạnh tranh quốc tế. Năng suất chất lượng, hiệu quả sản xuất nhiều loại nông sản được nâng cao. Giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích tăng lên, năm 2017 đạt 90,1 triệu đồng/ha đất trồng trọt. Giai đoạn 2008-2017, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của toàn ngành nông, lâm, thủy sản đạt 2,66%/năm, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành đạt 3,9%/năm. Kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng trưởng liên tục trong nhiều năm qua, kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2017 so với 2008 tăng 2,2 lần và đạt 36,5 tỷ USD, đến năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD. Một số nông sản đã khẳng định được vị thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đến nay, Việt Nam đã trở thành một trong những cường quốc về xuất khẩu nông lâm thủy sản trên thế giới với nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên. Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam giai đoạn 2015-2019 (ĐV: tỷ USD) 50 40 30 20 10 0 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 (ước tính) Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Nông nghiệp &Phát triển Nông thôn Như vậy, để duy trì và tăng thêm những đóng góp của khu vực nông nghiệp cho xuất khẩu, tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh BHTM, Việt Nam cần thiết phải đẩy mạnh phát triển nông nghiệp CNC. + Việt Nam có đủ những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp CNC trong bối cảnh BHTM. Tiềm lực khoa học và công nghệ (KH&CN) quốc gia ngày càng phát triển. Trong thập niên 60 của thế kỷ XX, cả miền bắc chỉ có tám viện nghiên cứu, sáu trường đại học. Đến nay, cả nước đã có hơn 4.000 tổ chức KH&CN, ba khu CNC quốc gia, 13 khu nông nghiệp ứng dụng CNC, tám khu công nghệ thông tin tập trung và gần 67.000 cán bộ nghiên cứu. Hạ tầng nghiên cứu trong một số lĩnh vực trọng điểm như công nghệ sinh học, hóa dầu, vật liệu, năng lượng, tự động hóa, na-nô, công nghệ tính toán, y học được tăng cường. Khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng lực nghiên cứu trong nước, thúc đẩy năng suất, chất lượng và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần tạo nên thế và lực mới cho đất nước. Năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam liên tục tăng cao, năm 2019 đạt thứ hạng tốt nhất từ trước tới nay, xếp thứ 42 trên 129 quốc gia, dẫn đầu nhóm quốc gia thu nhập trung bình thấp. Số lượng công bố quốc tế của các nhà khoa học Việt Nam tăng trung bình 26%/năm. Việc ứng dụng CNC và phát triển sản phẩm theo chuỗi được đẩy mạnh trong các ngành nông nghiệp và công nghiệp. Nhân tố KH&CN đóng góp hơn 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi[1]. 154
- Lực lượng lao động dồi dào và cơ cấu lao động trẻ với chất lượng ngày càng được nâng cao. Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy dân số Việt Nam có khoảng 96.208.984 người, tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi chiếm 68,0%, tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên chiếm 32,0%. Như vậy, Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” khi mà cứ một người phụ thuộc thì có hai người trong độ tuổi lao động. Hầu hết người dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết, chiếm tỷ lệ 95,8% trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên. Dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ ngày càng tốt hơn. Bảng 2: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo tŕnh độ chuyên môn kỹ thuật (ĐV: %) Trình độ 2014 2015 2016 2017 Sơ bộ 2018 Dạy nghề 4,9 5 5 5,4 5,5 Trung cấp chuyên nghiệp 3,7 3,9 3,9 3,8 3,7 Cao đẳng 2,1 2,5 2,7 2,8 3,1 Đại học trở lên 7,6 8,5 9 9,4 9,6 Tổng cộng 18,3 19,9 20,6 21,4 21,9 Nguồn: Tổng Cục Thống kê Thu nhập của người dân Việt Nam không ngừng tăng lên. Trong bối cảnh BHTM gia tăng đòi hỏi các chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp phải quan tâm nhiều hơn đến thị trường trong nước. Thu nhập tăng lên là điều kiện rất quan trọng ảnh hưởng đến cầu nội địa đối với sản phẩm nông nghiệp CNC theo hướng tích cực từ đó tạo động lực nông nghiệp CNC phát triển. Bảng 3: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành giai đoạn 2010-2018 (ĐV: nghìn đồng) Năm 2010 2012 2014 2016 Sơ bộ 2018 CẢ NƯỚC 1.387 2.000 2.637 3.098 3.876 Thành thị 2.130 2.989 3.964 4.551 5.623 Nông thôn 1.070 1.579 2.038 2.423 2.990 Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam có nền kinh tế mở, mức độ hội nhập quốc tế cao và môi trường kinh doanh được cải thiện. Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, từng bước đưa Việt Nam khẳng định được vị thế trên trường quốc tế và trong mắt các nhà đầu tư. Báo cáo Môi trường kinh doanh 2018 do Ngân hàng Thế giới công bố dự báo Việt Nam đứng thứ 68/190 nền kinh tế, tăng 14 bậc so với năm 2017 (82/190 nền kinh tế). Việt Nam cũng đã tích cực, chủ động tham gia các tổ chức kinh tế - tài chính và các hiệp định thương mại. Theo thống kê của Trung tâm WTO (thuộc 155
- VCCI), Việt Nam đã tham gia ký kết 13 FTA (gồm 7 FTA ký kết với tư cách là thành viên ASEAN và 7 FTA ký kết với tư cách là một bên độc lập, trong đó FTA với Khối thương mại tự do Châu Âu - EVFTA vừa được Nghị viện châu Âu bỏ phiếu thông qua ngày 21/1/2020) và đang hiện đàm phán 2 FTA (gồm Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực - RCEP, FTA Việt Nam - Israel). Việc tích cực đàm phán, ký kết các FTA đã, đang và sẽ góp phần quan trọng trong việc hạn chế những tác động tiêu cực từ xu thế BHTM trên thế giới đối với xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có xuất khẩu nông sản. Như vậy, việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC đối với Việt Nam là sự cần thiết mang tính khách quan trong bối cảnh BHTM. Xu hướng BHTM mang lại những tác động nhiều chiều đối với phát triển kinh tế và thương mại, trong đó có nông nghiệp và nông nghiệp CNC. Những tác động này bao gồm cả tác động tích cực và tác động tiêu cực, tạo ra cả những cơ hội và những thách thức. Tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức do xu hướng BHTM mang lại có thể cũng là những lý do khiến Việt Nam phải đẩy mạnh phát triển nông nghiệp CNC để ứng phó. 3. Một số kiến nghị Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp CNC trong bối cảnh BHTM, trong thời gian tới các bên liên quan cần chú trọng giải quyết một số vấn đề chủ yếu sau đây - Các bên liên quan cần nâng cao nhận thức và nhận thức một cách cụ thể về các xu hướng BHTM với các biện pháp bảo hộ được các nước đã, đang và sẽ áp dụng. Việc nhận thức rõ về những biện pháp được các nước áp dụng nhằm BHTM sẽ giúp các bên liên quan ra quyết định đúng đắn tùy theo vị trí, vai trò của mình. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, việc nhận thức rõ về xu hướng BHTM cũng như các công cụ BHTM được áp dụng, đặc biệt là các hàng rào kỹ thuật sẽ giúp họ xây dựng được các cơ chế, chính sách tốt nhằm hỗ trợ tích cực cho các chủ thể có liên quan đến phát triển nông nghiệp CNC trong bối cảnh BHTM. Đối với các chủ thể sản xuất và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến ngành nông nghiệp, việc nhận thức rõ các biện pháp BHTM và xu hướng gia tăng sử dụng các biện pháp BHTM sẽ giúp họ tổ chức các hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ theo hướng tăng cường ứng dụng CNC để đáp ứng các tiêu chuẩn cao về mặt kỹ thuật của các rào cản thương mại. Vì vậy, Nhà nước cùng với các chủ thể có liên quan cần thực hiện các nghiên cứu, đánh giá kịp thời về các vấn đề liên quan đến BHTM đang diễn ra trên thế giới. - Đẩy mạnh phân công lao động, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp CNC. Mặc dù có sự phát triển liên tục và có đóng góp lớn cho tăng trưởng, phát triển kinh tế kể từ khi Việt Nam thực hiện “Đổi mới”, nông nghiệp nói chung, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp nói riêng vẫn được đánh giá là còn nhiều hạn chế, bất cập với tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, lạc hậu, xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn, Vì vậy để đối phó với xu hướng gia tăng BHTM trên thế giới, Việt Nam phải tiếp tục đẩy mạnh phân công lao động lại trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp theo hướng phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh mà mình có, trong đó đẩy mạnh phát triển nông nghiệp CNC là một hướng đi có tính tất yếu. Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp CNC cần thiết phải có quy hoạch hợp lý cùng với những chính sách hỗ trợ đủ tốt về 156
- vốn, nhân lực, thị trường và các điều kiện cần thiết cho sản xuất và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp CNC. - Thực hiện có trọng điểm các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển KH&CN theo định hướng hỗ trợ phát triển nông nghiệp CNC. Nông nghiệp CNC là ngành đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực cao, tiềm lực KH&CN mạnh vì vậy để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp CNC phải có nguồn nhân lực đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng đồng thời chăm lo xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN quốc gia nói chung, tiềm lực KH&CN cho lĩnh vực nông nghiêp CNC nói riêng. Các chủ thể có liên quan, tùy theo vị trí, vai trò của mình cần thiết thực hiện các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực và tiềm lực KH&CN phục vụ cho đẩy mạnh phát triển nông nghiệp CNC. - Tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp phát triển kinh tế vĩ mô nhằm không ngừng nâng cao thu nhập cho người dân để từ đó tạo cầu nội địa cho các sản phẩm nông nghiệp CNC. Trước xu thế BHTM gia tăng, việc phát triển nông nghiệp nói chung, nông nghiệp CNC nói riêng cần phải mở rộng thị trường hơn nữa. Việc mở rộng thị trường bên ngoài gặp khó khăn thách thức do xu thế BHTM, một mặt các chủ thế liên quan tìm kiếm và thực hiện các giải pháp vượt qua các biện pháp BHTM khi xuất khẩu, mặt khác cần phải mở rộng thị trường nội địa với nhiều giải pháp khác nhau, trong đó có giải pháp tăng cầu trong nước thông qua tăng thu nhập của người dân. Kết luận Xu thế BHTM ngày càng gia tăng trên thế giới đã ảnh hưởng đa chiều đến các hoạt động xuất nhập khẩu của các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia với nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam. Các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, độ mở của nền kinh tế khác nhau chịu tác động khác nhau từ xu thế BHTM trên thế giới. Với các nước đang phát triển như Việt Nam, ngành kinh tế nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn, đóng góp quan trọng nhưng lại là ngành dễ bị tổn thương từ xu thế BHTM. Mặc dù vậy, vẫn có những khoảng sáng hay những cơ hội rõ ràng cho sự phát triển của ngành nông nghiệp ứng dụng CNC. Thậm chí, đối với Việt Nam, đây còn được xem là cơ hội để phát huy những tiềm năng, lợi thế trong phát triển nông nghiệp CNC nhằm ứng phó với xu thế gia tăng BHTM trên thế giới. Vì vậy các bên liên quan cần nhận thức rõ hơn những cơ hội và thách thức từ xu hướng BHTM trên thế giới để chủ động tìm kiếm và thực hiện những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chu Ngọc Anh (2019), Khoa học và Công nghệ Việt Nam - 60 năm xây dựng và phát triển, truy cập ngày, tại trang web: va-cong-nghe-viet-nam-60-nam-xay-dung-va-phat-trien-17189-3101.html. 2. Trần Tuấn Anh (2020), truy cập ngày, tại trang web: hoi-va-cu- tri?p_p_id=quantri_WAR_EcoIT_TiepXucCuTriportlet&p_p_lifecycle=0&p_p_state= maximized&p_p_mode=view&p_p_col_id=column- 1&p_p_col_count=1&_quantri_WAR_EcoIT_TiepXucCuTriportlet_mvcPath=%2Fht 157
- ml%2FView_Detail.jsp&_quantri_WAR_EcoIT_TiepXucCuTriportlet_cauHoiId=147. 3. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2017), Nông nghiệp công nghệ cao: xu thế tất yếu của nông nghiệp Việt Nam, truy cập ngày, tại trang web: nguage=vi-VN. 4. Hoàng Văn Mạnh (2018), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Đắk Lắk, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia "Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Tây Nguyên" lần 2 năm 2018, chủ biên, Đắk Lắk, tr. 97-102. 5. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH TW khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Nghị quyết số: 26- NQ/TW, ngày 05/8/2008, 6. Thủ tướng Chính phủ (2010), Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, Ban hành kèm theo Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ 7. 158