Đồng tiền số của ngân hàng Trung Ương và chính sách tiền tệ quốc gia
Bạn đang xem tài liệu "Đồng tiền số của ngân hàng Trung Ương và chính sách tiền tệ quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- dong_tien_so_cua_ngan_hang_trung_uong_va_chinh_sach_tien_te.pdf
Nội dung text: Đồng tiền số của ngân hàng Trung Ương và chính sách tiền tệ quốc gia
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 8. 1 Nguyễn Thanh Phúc * Hoàng Minh Trí* Tóm tắt Các loại tiền kỹ thuật số đang thu hút sự quan tâm của chính phủ và công chúng bởi khả năng bảo mật cao, ít nhất là trên lý thuyết. Tuy nhiên, những rủi ro khi ứng dụng đại trà đồng tiền kỹ thuật số trong thanh toán có thể gây ra sự đe dọa tiềm tàng như gian lận và rủi ro không gian mạng, sự mất kiểm soát đối với sự ổn định tài chính và tiền tệ của một quốc gia. Từ đó, đồng tiền số của NHTW (CBDC) ra đời nhằm giải quyết những nhược điểm của tiền giấy pháp định và tiền mã hóa. Dựa trên phương pháp khảo lược nghiên cứu thực nghiệm với việc tổng hợp các sự kiện thực tế, bài tham luận được thực hiện nhằm mục đích thảo luận lợi ích kèm rủi ro của đồng tiền kỹ thuật số và vấn đề phát sinh liên quan đến tiền giấy pháp định và tiền mã hóa lưu hành trong nền kinh tế; đưa ra một số lợi ích tiềm năng của đồng tiền số do NHTW phát hành; phân tích chính sách tiền tệ trong thế giới CBDC được sử dụng rộng rãi; và đưa ra thiết kế CBDC tham khảo để mang lại lợi ích cho nền kinh tế. Bài tham luận đưa ra các thảo luận liên quan đến các loại hình tiền tệ trong nền kinh tế, trọng tâm là đồng tiền số do NHTW phát hành; từ đó giúp nâng cao nhận thức về sự thay đổi trong chính sách tiền tệ tương lai, khi CBDC được sử dụng rộng rãi và cách thiết kế thích hợp cho CBDC để hạn chế nhược điểm của chính sách tiền tệ truyền thống. Từ khóa: CBDC, chính sách tiền tệ, ổn định tài chính, hệ thống thanh toán. * Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Email liên hệ: phucnguyen.ncs2019033@st.ueh.edu.vn 117
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 1. Giới thiệu tổng quan Sự xuất hiện của các loại tiền kỹ thuật số2 như Bitcoin và công nghệ sổ cái phân tán (đặc biệt là blockchain) gần đây đã thu hút sự quan tâm đáng kể của công chúng, các nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách. Sự phát triển này đã làm gia tăng khả năng ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống tài chính và rộng hơn là cả nền kinh tế. Do đó, trong vài năm qua, các cơ quan quản lý và NHTW ở các quốc gia luôn theo dõi và cập nhật tình hình về sự phát triển của tiền tệ kỹ thuật số, nghiên cứu tác động của chúng đến hệ thống thanh toán, sự ổn định tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ quốc gia. Một cách tổng quát, nếu đồng tiền kỹ thuật số được sử dụng rộng rãi trong giao dịch và thanh toán, việc giao dịch qua các kênh thanh toán truyền thống như hệ thống ngân hàng, thẻ tín dụng và các phương tiện thanh toán khác sẽ gặp nhiều bất lợi3. Theo đó, rủi ro xảy ra khi NHTW hoặc nhà nước không kiểm soát được các giao dịch thanh toán này. Nền kinh tế thế giới đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ của công nghệ4. Sự kết hợp của các công nghệ kỹ thuật số mới và hoạt động giao dịch trực tuyến ngày càng gia tăng, cho phép thu thập, quản lý và truyền tải khối lượng dữ liệu khổng lồ. Điều này góp phần làm giảm đáng kể chi phí giao dịch của nhiều tác vụ (Goldfarb & Tucker, 2019). Các ứng dụng mạnh mẽ, có khả năng siêu mở rộng đã được phát triển và tác động đến toàn bộ ngành công nghiệp và cách chúng ta đang sống - mọi thứ từ taxi đến phương tiện in ấn. Những người chơi mới (new players) đã tham gia nền kinh tế kỹ thuật số để cung cấp các dịch vụ này. Thêm nữa, đại dịch Covid-19 có thể đã đẩy nhanh hơn nữa tốc độ thay đổi kỹ thuật số5. Cuộc cách mạng công nghệ đang xảy ra với hệ thống tài chính, thậm chí cả việc thiết kế tiền (design of money). Thí dụ, trên các địa điểm trao đổi ngoại tệ (FX), các nhà tạo lập thị trường hiện tại có khả năng truy cập giá theo thời gian thực ở khoảng thời gian 5 phần nghìn giây. Dự án Rio, ứng dụng mới để theo dõi thị trường được phát triển tại Trung tâm Đổi mới BIS (BIS Innovation Hub), cho phép toàn bộ yêu cầu đặt lệnh trên thị trường được theo dõi mỗi 100 mili giây hoặc 36.000 lần mỗi giờ. 2Tham khảo định nghĩa trong Phụ lục 2 nhằm nhận biết chính xác khái niệm loại tiền điện tử đang được sử dụng hiện tại. 3 4Caselli (1999) định nghĩa một cuộc cách mạng công nghệ đơn giản là “Sự ra đời của một loại máy móc mới” có “năng suất cao hơn các loại máy móc đã có từ trước”. 5Alfonso, Boar, Frost, Gambacorta, and Liu (2021) đưa ra một ví dụ, đại dịch đã dẫn đến sự gia tăng thương mại điện tử, đặc biệt là ở các quốc gia có quy định phong tỏa chặt chẽ; trong khi đó, trước đây các quốc gia này có chưa phát triển mạnh về thị trường giao dịch thương mại điện tử. 118
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Công nghệ thâm nhập lĩnh vực tài chính đầu tiên là ở thị trường dịch vụ thanh toán - nền tảng cho mọi hoạt động kinh tế6. Thanh toán tương đối hấp dẫn đối với những người có chuyên môn cao về kỹ thuật số (digital disrupters) vì chúng tương đối ít tốn vốn hơn so với các dịch vụ tài chính khác và thông tin chúng tạo ra rất có giá trị để trao đổi. Không ngạc nhiên khi thời đại chúng ta đang sống chứng kiến sự bùng nổ của đổi mới kỹ thuật số trong thanh toán, bao gồm các dịch vụ thanh toán kỹ thuật số mới của các công ty khởi nghiệp fintech và công ty công nghệ lớn (Bech & Hancock, 2020). Sự phát triển công nghệ trong thời gian gần đây đưa ra những hàm ý cho NHTW trong việc xem xét cung cấp tiền kỹ thuật số cho công chúng, thông qua các tài khoản tập trung trên sổ sách của mình. Về mặt khái niệm, điều này sẽ mở rộng nguồn cung cấp dự trữ hiện tại chỉ có thể truy cập được đối với các tổ chức tài chính cho công chúng. Trong trường hợp này, NHTW có thể được coi là "ngân hàng hẹp” (narrow bank) cung cấp tài khoản cho công chúng và cho phép chủ tài khoản sử dụng số dư trong tài khoản để thực hiện thanh toán qua sổ cái của NHTW. Đây được xem là việc thiết lập đồng tiền số của NHTW (Central Bank Digital Currency - CBDC)7. Các chuyên gia cho rằng CBDC có thể hỗ trợ tốt cho chính sách tiền tệ, đồng thời cho phép chính phủ và NHTW có thể truy cập tập thông tin và dữ liệu có liên quan trực tiếp đến thời gian thực. Ngoài ra, hệ thống này có thể xem là nghĩa vụ và trách nhiệm của NHTW. Thêm nữa, hệ thống thanh toán dựa trên cơ sở chuỗi khối liên ngân hàng sẽ có cơ hội tác nghiệp nhanh hơn, dễ kiểm tra và minh bạch. Nghiên cứu gần đây của NHTW Anh (BoE) đã kết luận rằng, một đồng tiền kỹ thuật số do NHTW khai sinh và phát triển rộng rãi có thể “củng cố, tăng cường sự truyền tải những thay đổi chính sách tiền tệ tới nền kinh tế thực”. Trong bối cảnh tiền kỹ thuật số đang phát triển mạnh và tiềm ẩn nhiều rủi ro cao, các câu câu hỏi được quan tâm là (i) trong bối cảnh tiền kỹ thuật số đang phát triển mạnh, liệu các NHTW có nên phát hành đồng tiền số có thể được sử dụng rộng rãi bởi công chúng hay không? (ii) CBDC có những ưu điểm nào so với tiền giấy pháp định và tiền kỹ thuật số? (iii) Chính sách tiền tệ trong bối cảnh đồng tiền số của NHTW được sử dụng rộng rãi sẽ diễn ra theo hướng nào trong tương lai và (iv) NHTW có thể thiết kế tiền điện tử như thế nào để phù hợp với nền kinh tế? 6BIS, “Central banks and payments in the digital era”, Annual Economic Report 2020, June 2020, Chapter III. 7Vào đầu những năm 1990, với sự xuất hiện của tiền điện tử (e-money) như Mondex, các nhà nghiên cứu tự hỏi liệu có những ảnh hưởng đáng kể đến NHTW và nền kinh tế rộng lớn hơn hay không. Hầu hết các nghiên cứu kết luận rằng có rất ít tác động đến NHTW và nền kinh tế (Fung, Huynh, & Sabetti, 2012), nhưng ý tưởng về việc NHTW phát hành tiền điện tử chưa được nêu ra trong bối cảnh đó (Freedman, 2000). 119
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Bài tham luận tóm lược và tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan đến chủ đề tiền tệ của NHTW, kết hợp với việc đối chiếu và so sánh với thực tế phát triển của đồng tiền này trong thực tế. Ngoài ra, một số thí dụ và sự kiện thực tế cũng được xem xét và chắt lọc vào tham luận để có sự minh họa cụ thể các khái niệm nghiên cứu còn khá mới mẻ này. Trong các phần tiếp theo, bài tham luận sẽ trình bày rủi ro và lợi ích của tiền kỹ thuật số. Từ đó dẫn đến lập luận lý do tại sao cần phải có tiền điện tử do NHTW phát hành (CBDC). Tiếp theo, bài tham luận thảo luận về những vấn đề có thể xảy ra nếu tồn tại đồng thời của tiền pháp định/tiền điện tử và tiền kỹ thuật số. Những thảo luận này dẫn đến những gợi ý thiết kế hệ thống CBDC hiệu quả. Cuối cùng, bài tham luận đưa ra vài gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của CBDC trong nền kinh tế và kiểm soát được rủi ro trong thời đại bùng nổ của tiền mã hóa8. 2. Rủi ro và lợi ích của đồng tiền kỹ thuật số Đầu tiên, bài tham luận tổng hợp và phân tích các nhược điểm và ưu điểm của tiền kỹ thuật số. Trên cơ sở này, phần tiếp theo sẽ đưa ra lý do tại sao NHTW và chính phủ của một quốc gia nào đó nên sử dụng đồng tiền điện tử (CBDC), từ việc phát triển hình thức điện tử của tiền pháp định và hoàn toàn không phải sử dụng tiền kỹ thuật số (hay còn gọi là tiền mã hóa) làm cơ sở giao dịch rộng rãi. Phần lớn nghiên cứu và thảo luận thực nghiệm đều tập trung vào khía cạnh đầu cơ của các loại tiền kỹ thuật số, từ đó gây ra rủi ro ảnh hưởng đến ổn định tài chính và chính sách tiền tệ. Trong bài báo của Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve), Badev and Chen (2014) cho rằng Bitcoin chủ yếu được nắm giữ bởi các nhà đầu tư và không được xem là phương tiện trong thanh toán. Năm 2017 chứng kiến Bitcoin tăng giá 400%, từ đó đưa ra quan ngại về bong bóng giá Bitcoin bùng nổ9. Giá Bitcoin đã tăng, giảm thất thường (vài chục phần trăm) nên đầu tư vào Bitcoin và các tiền ảo khác là sự lựa chọn có độ rủi ro rất cao. Thí dụ, trong thời gian rất ngắn (chỉ vài ngày), giá Bitcoin đã đạt đỉnh ở mức gần 60.000USD/Bitcoin xuống ở mức 40.000USD/Bitcoin, rồi hồi phục nhanh về mức 50.000USD/Bitcoin10. Theo đó, giá Bitcoin thay đổi phần lớn do lợi nhuận kỳ vọng tăng giá và có thể sẽ đảo chiều giảm mạnh11. Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển mạnh của 8Xem dòng chảy thiết kế các vấn đề nghiên cứu chính trong bài tham luận ở Phụ lục 1. 9Thông thường, bong bóng được định nghĩa là một sự “khởi đầu tích cực” so với giá trị cơ bản của một loại tài sản nào đó nhưng giá trị cơ bản chưa có định nghĩa chính xác. Do đó, thuật ngữ bong bóng khó nắm bắt và khó lường trước hậu quả khi “vỡ”. 10 Do vậy, hiện tại tiền kỹ thuật số có mức độ chấp nhận thấp so với đồng tiền pháp định. 11Trong cuốn sách Phi lý trí, Shiller (2000) cho rằng tài sản có hiện tượng bong bóng thường gắn liền với sự thay đổi công nghệ và kỳ vọng lợi nhuận quá lớn nhưng không chắc chắn đạt được trong tương lai. Ví dụ, 120
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM tiền tệ kỹ thuật số, những rủi ro về ổn định tài chính nghiêm trọng nhất dường như chỉ là những khả năng có thể xảy ra, không phải là thực tế. Rủi ro đối với sự ổn định tài chính từ các loại tiền kỹ thuật số, hiện tại hoặc trong tương lai gần, có khả năng tập trung ở các nền kinh tế, nơi tiền tệ được sử dụng nhiều hơn, bởi người ta ít tin tưởng hơn vào đồng nội tệ hoặc đồng tiền kỹ thuật số cho phép các cá nhân để trốn tránh việc kiểm soát vốn. Trong những trường hợp như vậy, sự sụt giảm lớn và nhanh chóng về giá trị của tiền tệ có thể dẫn đến tổn thất trên diện rộng, thậm chí hoảng loạn, đặc biệt khi các trung gian thanh toán cung cấp tín dụng để hỗ trợ đầu cơ (Nelson, 2018). Tiếp đó, các NHTM hoặc trung gian dịch vụ tài chính có thể phải cạnh tranh với các tổ chức cung cấp tiền kỹ thuật số trong các dịch vụ truyền thống. Thí dụ, việc nắm giữ các đồng tiền kỹ thuật số như công cụ đầu tư khiến các nhà đầu tư không mặn mà với việc gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng, dù kênh tiết kiệm của ngân hàng khá an toàn song lại có tỷ suất sinh lợi thấp. Thêm nữa, nếu phần lớn cộng đồng dân cư chấp nhận sử dụng tiền kỹ thuật số trong giao dịch và thanh toán các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, sẽ hạn chế khả năng kiểm soát của chính phủ và gia tăng quyền lực cho các trung gian tài chính và công ty Fintech khởi tạo và có cộng đồng giao dịch đồng tiền kỹ thuật của họ mạnh mẽ. Đây là thách thức cho các NHTW kiểm soát khối lượng tiền trong lưu thông đang tồn tại ở dạng nào để thực thi chính sách tiền tệ cho phù hợp. Nếu nền kinh tế hoạt động một phần bằng tiền kỹ thuật số và tiền pháp định, trong đó tiền kỹ thuật số có tỷ giá hối đoái thả nổi, NHTW dường như có thể điều tiết chu kỳ kinh doanh và kiểm soát tỷ lệ lạm phát tiền pháp định nhưng với độ chính xác thấp hơn, vì về sự biến động khó kiểm soát đến từ khía cạnh tiền tệ kỹ thuật số của nền kinh tế. Ngoài ra, một số rủi ro liên quan đến vấn đề kỹ thuật công nghệ và các hoạt động ngầm phi pháp có thể xảy ra12. Hoạt động giao dịch và mua bán tiền kỹ thuật số dựa trên nền tảng công nghệ phức tạp và thiết bị công nghệ hiện đại, vì vậy sự thiếu hiểu biết về hệ thống có thể khiến nhà đầu tư mất tiền hoặc nếu các sự cố về hệ thống giao dịch bị sập, hay dữ liệu cá nhân bị mua bán, có thể dẫn tới tội phạm mạng ngày càng gia tăng. Tính ẩn danh của tiền kỹ thuật số có thể bị lợi dụng cho các giao dịch phi pháp như rửa tiền, trốn thuế, tài trợ khủng bố, tin tặc bong bóng liên quan đến sự ra đời của du lịch đường sắt trong đầu những năm 1900 và sản xuất hàng loạt vào những năm 1920. Tác giả đề cập đến hiện tượng bong bóng ở Bitcoin đồng quan điểm với lập luận của nhiều nhà kinh tế khác. 12Tính ẩn danh của tiền kỹ thuật số là điểm hấp dẫn thu hút nhà đầu tư nhưng cũng chính điểm hấp dẫn này lại là hạn chế khi có thể bị lợi dụng cho những mục đích trái pháp luật. 121
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Tiền tệ kỹ thuật số được cung cấp với số lượng cố định13 hoặc ngoại sinh với nhu cầu về tiền tệ. Một sự biến động về kinh tế và tài chính sẽ bị khuếch đại14. Nếu số lượng tiền tệ kỹ thuật số là cố định và nền kinh tế chấp nhận sử dụng đồng tiền kỹ thuật số (tiền mã hóa) rộng rãi, khi nền kinh tế phát triển, giá trị thực của mỗi đơn vị tiền tệ sẽ tăng lên. Nói cách khác, giá hàng hóa tính bằng tiền tệ sẽ giảm; trung bình sẽ có giảm phát, thường liên quan đến một nền kinh tế kém hiệu quả. Các doanh nghiệp và hộ gia đình có xu hướng cắt giảm chi tiêu vì các mặt hàng sẽ có giá thấp hơn trong tương lai hơn hiện tại, từ đó kìm hãm hoạt động kinh tế. Tuy nhiên không thể phủ nhận những lợi ích tiền kỹ thuật số đem lại cho nhà đầu tư và nền kinh tế. Thứ nhất, dựa trên nền tảng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và mật mã toán học, các giao dịch trao đổi liên quan đến việc sử dụng tiền kỹ thuật số sẽ đạt được mức độ an toàn và bảo mật cao15. Thứ hai, tiền kỹ thuật số giúp tạo ra cách mạng trong các hoạt động thanh toán và giao dịch thông qua đồng tiền kỹ thuật số được thực hiện trực tiếp (không giới hạn địa lý quốc gia), nhanh chóng, 24/7, đặc biệt không dựa vào bất kỳ trung gian nào phê duyệt. Ngoài ra, tiền kỹ thuật số không giới hạn số tiền giao dịch với chi phí thấp và thao tác giao dịch đơn giản. Qua đó, tiền kỹ thuật số thúc đẩy giao dịch thanh toán tiện lợi dựa trên ưu thế về công nghệ thanh toán của nó. Thứ ba, sự phát triển của tiền kỹ thuật số và cách mạng thanh toán hiện đại góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy thương mại điện tử (đặc biệt thương mại điện tử toàn cầu) và phát triển công nghệ tài chính (Fintech). Ngày càng có nhiều bên thứ 3 là tư nhân có sự tiếp cận với công nghệ hiện đại, đặc biệt các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, tham gia ngày một nhiều trong việc cung ứng dịch vụ tiền kỹ thuật số trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng và viễn thông. Thứ tư, tiền kỹ thuật số có thể giúp tăng cường hiệu quả điều hành tiền tệ. Thí dụ, làm giảm đi các chi phí liên quan16 đến phát hành và lưu thông rộng rãi tiền giấy pháp định. Đồng thời, ở chừng mực nào đó, giúp việc kiểm soát chính xác khối lượng tiền cung ứng theo thời gian thực. Nếu nền kinh tế chuyển đổi hoàn toàn sang tiền tệ kỹ thuật số của NHTW như vậy, giới hạn thấp hơn bằng 0 về lãi suất danh nghĩa có thể được khắc phục hoàn toàn. NHTW có thể trả lãi suất âm trên các tài khoản, khiến lãi suất chính sách của nó 13Ví dụ, Bitcoin cung cấp giới hạn số lượng 21 triệu đồng Bitcoin, số lượng các đồng Bitcoin được tạo mới bằng cách đào nhưng không vượt quá mức trần này. 14Mặc dù nó có thể hạn chế tình trạng này bằng việc thiết kế các chương trình tiền kỹ thuật số có thể giúp hạn chế thiệt hại. 15Xem Phụ lục 3 để tham khảo cơ chế bảo mật của công nghệ chuỗi khối (Blockchain). 16Ví dụ như chi phí in ấn, luân chuyển, chống tiền giả, tiêu hủy tiền 122
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM ở mức thấp nhất cần thiết để đạt được kích thích kinh tế cần thiết, ít nhất là về nguyên tắc. Tuy nhiên, tôi nghi ngờ rằng có thể có những rào cản chính trị không thể vượt qua, nếu công chúng buộc phải nắm giữ tiền mặt kỹ thuật số và sau đó buộc phải trả lãi cho nó. Phân tích ưu điểm của tiền kỹ thuật số cho thấy nền tảng công nghệ đứng phía sau loại tiền này phù hợp, là động lực chính cho sự phát triển của nó. Nền tảng công nghệ này đem lại sự giao dịch thuận lợi, không giới hạn, an toàn và bảo mật cao, thức đẩy thương mại điện tử phát triển, giảm chi phí quản lý tiền tệ nhà nước. Về nhược điểm, có thể thấy tiền kỹ thuật đang bị hoài nghi bởi tính “bong bóng” giá và vấn đề về việc khó kiểm soát bởi NHTW và chính phủ. Dựa trên các phân tích này, phần tiếp theo tác giả đưa ra các lý do khiến NHTW có thể lựa chọn phát hành tiền điện tử mà bản chất là “phiên bản số của tiền pháp định”, thay vì tiền kỹ thuật số hoặc tiền mã hóa17. 3. Vấn đề của tiền giấy pháp định (fiat paper currencies) và tiền kỹ thuật số do khu vực tư cung cấp Trước hết, cần xem xét các đặc điểm của tiền điện tử để có cơ sở so sánh với tiền pháp định. Có 4 đặc điểm giúp phân biệt tiền điện tử với một số loại tiền tệ khác. Thứ nhất, tiền điện tử phải là tiền pháp định (legal tender)18. Thứ hai, tiền điện tử có thể do ngân hàng phát hành hoặc cũng có thể do tổ chức phi ngân hàng phát hành. Do đó, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, các quốc gia luôn có quy định rất chặt chẽ đối với các tổ chức phát hành tiền điện tử. Đối với các ngân hàng, NHTW ban hành các quy định chặt chẽ về bảo đảm an toàn hoạt động, kiểm soát rủi ro, duy trì tỷ lệ dữ trữ bắt buộc theo quy định, quy định mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi của khách hàng Đối với các tổ chức phi ngân hàng, NHTW quy định rất chặt chẽ về việc cấp phép, giám sát thực thi và phải tiến hành ký quỹ tại hệ thống ngân hàng (tương ứng với số tiền phát hành với tỷ lệ quy đổi được nhà nước nhất định). Thứ ba, tiền điện tử được bảo đảm bởi NHTW (hay còn gọi là cơ chế đảm bảo tiền tệ - monetary regimes). Theo đó, các ngân hàng muốn phát hành tiền điện tử cần phải có khối lượng tiền đảm bảo bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc tại NHTW tương 17Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC) đang có kế hoạch và đã triển khai thí điểm đồng nhân dân tệ kỹ thuật số nhằm thay thế tiền mặt trong giao dịch thanh toán trong tương lai không xa. Đây được xem là phiên bản kỹ thuật số của tiền định danh (tiền tệ được chính phủ của một quốc gia phát hành, quy định và công nhận hợp pháp trong quốc gia đó). PBOC coi đây là cách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và đã tập trung vào tiền kỹ thuật số từ năm 2014. Tuy nhiên, đồng nhân dân tệ kỹ thuật số không giống như Bitcoin - là đồng tiền điện tử phi tập trung; theo đó không có cơ quan nào, như NHTW, kiểm soát nó. Hiện tại đồng nhân dân tệ kỹ thuật số sẽ dựa vào công nghệ nào là một câu hỏi chưa có lời giải đáp. 18Theo đó, tiền điện tử có đầy đủ 3 chức năng của tiền là dự trữ (store value), trao đổi (medium of exchange) và hạch toán (unit of account). Đồng thời, tiền điện tử cũng luôn được thể hiện dưới dạng giá trị của tiền pháp định của một quốc gia (thí dụ VND, USD, SGD ). Bên cạnh đó, tiền điện tử cũng được NHTW (NHTW) bảo đảm. 123
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM đối19. Thông thường, tỷ lệ này cao hơn mức dự trự bắt buộc theo luận định Thứ tư, tiền điện tử được lưu giữ dưới hình thức các thiết bị công nghệ số như (i) sản phẩm phần cứng (hardware-based products)20 và (ii) dữ liệu dựa trên phần mềm (software-based data)21. Tiền giấy pháp định được giao dịch rộng rãi, tuy nhiên không thể tránh khỏi những bất lợi trong việc thực hiện chức năng thanh toán. Mặc dù tiền giấy pháp định thuận tiện22 và có thể thanh toán tức thì, nó không thể hỗ trợ thanh toán nhanh và từ xa, cũng như không thể áp dụng cho các khoản thanh toán có giá trị cao vì những hạn chế bởi hình thức vật lý của nó. Thanh toán qua tài khoản dự trữ của NHTW chỉ áp dụng cho các khoản thanh toán và quyết toán giữa các tổ chức tài chính. Khắc phục hạn chế này, hệ thống thanh toán nhiều lớp (multi-tiered payment system) do khu vực tư nhân thiết lập, bao gồm thanh toán qua ngân hàng và thanh toán của bên thứ 3 (Third-Party Payments - TPP), đã góp phần vào sự đa dạng của các mô hình thanh toán và mở rộng mạng lưới thanh toán. Các ngân hàng có thể thực hiện thanh toán từ xa bằng thiết bị điện tử và hệ thống Trao đổi Dữ liệu Điện tử (Electronic Data Interchange). TPP cung cấp cho những người tham gia thị trường thanh toán đầu cuối (front-end payment) hoặc thanh toán sau (back-end operation), bằng cách sử dụng công nghệ thông tin hiện đại. Điều này giúp cải thiện khoảng trống trong thanh toán trực tuyến và giúp mở rộng sang các doanh nghiệp bán lẻ ngoại tuyến dựa trên các cải tiến kỹ thuật trong thanh toán di động, chẳng hạn như mã QR, do đó nâng cao hơn nữa hiệu quả thanh toán23. 19Cơ chế kỹ quỹ tại ngân hàng được áp dụng cho tiền điện tử do các tổ chức phi ngân hàng phát hành (với một tỷ lệ ký quỹ nhất định). 20Ví dụ, thẻ chíp, điện thoại thông minh gắn chíp. 21Ví dụ, ví điện tử Paypal. 22Một số lợi ích khác cần phải đề cập đến tiền giấy pháp định như sau. Bất kỳ ai cũng có thể giữ và sử dụng giấy bạc ngân hàng - tức là tiền mặt - một trong những phương thức thanh toán chính được người tiêu dùng sử dụng và người bán chấp nhận rộng rãi. Tất nhiên, tiền giấy pháp định của ngân hàng không chi trả lãi suất. Thêm nữa, các bên liên quan đến giao dịch tiền mặt có thể ẩn danh: không cần bên thứ ba đáng tin cậy lưu giữ hồ sơ về việc chuyển tiền từ bên này sang bên khác. Giao dịch sử dụng giấy bạc ngân hàng cũng là giao dịch cuối cùng và không thể hủy ngang. 23 Tuy nhiên, nhiều điều khoản về tài khoản thanh toán do các nhà cung cấp TPP mở đã tạo ra một mạng lưới phức tạp với tính minh bạch thấp, khiến các NHTW gặp khó khăn trong việc theo dõi dòng tiền và tiến hành quy định kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, những gã khổng lồ Internet đứng sau nắm giữ giấy phép trong nhiều lĩnh vực khác nhau thị trường, từ ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm tín dụng, thanh toán và quản lý tài sản. Từ đây, một vấn đề cần thảo luận, liệu họ có công bằng xã hội khi những gã khổng lồ Internet ngày càng giàu khi họ làm ăn tốt và “Quá lớn để thất bại” khi họ gặp khó khăn. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với NHTW để tìm ra cách điều chỉnh các tổ chức lớn ngày càng độc quyền trong các công nghệ trên nền tảng Internet và đồng thời tránh những vấn đề về đạo đức do vấn đề ‘Quá lớn để thất bại. 124
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 4. Phân tích các lợi ích của đồng tiền số do NHTW phát hành NHTW thường phát hành 2 loại nợ: giấy bạc ngân hàng vật lý và tiền gửi NHTW điện tử, còn được gọi là dự trữ hoặc số dư thanh toán. Trái ngược với giấy bạc ngân hàng, quyền truy cập vào dự trữ NHTW thường bị giới hạn ở các tổ chức tài chính đủ điều kiện hoạt động trong hệ thống thanh toán giá trị lớn24. Các khoản chuyển tiền này tương ứng với gần như tất cả giao dịch không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Và vì các khoản chuyển khoản điện tử này nằm trong các khoản nợ của NHTW thông qua các tài khoản trên sổ cái của NHTW, chúng hầu như không có rủi ro và không thể thu hồi. Theo đó, tương lai của nền kinh tế “không tiền mặt” đang dần định hình rõ ràng25. Một số lợi ích khi NHTW sử dụng tiền điện tử do chính mình phát hành như sau. Thứ nhất, đảm bảo và đáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt cho công chúng26. Thứ hai, có thể điều hành chính sách dưới mức lãi suất tối thiểu hiện tại và hỗ trợ chính sách tiền tệ theo cách linh hoạt hơn. Điều gì sẽ xảy ra nếu NHTW muốn giảm giới hạn dưới có hiệu lực đối với lãi suất? Vì giấy bạc ngân hàng có thể được giữ như giải pháp thay thế cho các công cụ tài chính chịu lãi suất, người gửi tiền và nhà đầu tư có nhiều cách để tránh các công cụ có lãi suất âm - cuối cùng bằng cách giữ tiền mặt27 (McAndrews, 2015; Witmer & Yang, 2015). Để kích cầu nền kinh tế thông qua việc các ngân hàng cho vay ra ngoài công chúng, lãi suất âm do NHTW áp lên các công cụ tài chính chịu lãi suất có thể khiến các ngân hàng mất tiền nếu duy trì dự trữ các công cụ này. Do đó, cá nhân và tổ chức cần vốn phục vụ cho kinh doanh sẽ có cơ hội được vay vốn mà không phải chịu lãi suất cao. Điều này một lần nữa cho thấy tác dụng của việc chuyển đổi từ tiền mặt sang các công cụ chịu lãi suất dưới dạng tiền điện tử. Thứ ba, giảm rủi ro tổng thể và tăng cường sự ổn định tài chính. Các ngân hàng nhận tiền gửi tiết kiệm từ công chúng thể hiện trách nhiệm hoàn trả khoản vốn này dựa trên giấy xác nhận tiền gửi tiết kiệm. Nguồn vốn này là kho lưu trữ giá trị và là “phương tiện thanh toán” của ngân hàng cho các tác nhân kinh tế cần vốn vay để tài trợ cho hoạt động 24Ví dụ: ở Canada, chỉ các thành viên của Payments Canada đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nhất định (liên quan đến khả năng xử lý các khoản thanh toán có giá trị lớn) mới đủ điều kiện để có tài khoản tại Ngân hàng Canada. Các tài khoản này được duy trì trên sổ sách của NHTW và các giao dịch ảnh hưởng đến số dư dự trữ qua các tài khoản này được sử dụng để giải quyết các khiếu nại giữa những người tham gia. 25Việc sử dụng giấy bạc ngân hàng so với các phương thức thanh toán khác ở Canada đã giảm liên tục trong 25 năm qua và các xu hướng tương tự cũng hiển nhiên ở các quốc gia khác (Engert & Fung, 2017). 26Xem Phụ lục 4 một số ví dụ của quốc gia không ưu tiên sử dụng tiền mặt trong giao dịch và thanh toán. 27Việc giữ một lượng lớn tiền mặt sẽ tạo ra chi phí liên quan đến việc lưu trữ tiền mặt vật chất và thanh toán lớn, đồng thời tạo ra rủi ro bảo mật dẫn đến chi phí bảo quản an toàn dưới dạng phí kho tiền và bảo hiểm. 125
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM của họ. Tuy nhiên, khi xảy ra khủng hoảng, “dòng tiền bên trong” này có thể bị co lại và ứ đọng bên trong ngân hàng (có thể do người đi vay không thể vay thêm được nợ), điều này có thể gây ra bất ổn cho nền kinh tế. Do đó, chính phủ và NHTW sẽ phải tăng cưởng thiết chế quản lý và các quy định để bảo đảm an toàn hệ thống. Nếu các cá nhân, doanh nghiệp và ngân hàng dựa vào CBDC, việc quản lý và giao dịch có nhiều thuận lợi hơn, từ đó rủi ro tổng thể sẽ giảm bớt. Thứ tư, tăng khả năng cạnh tranh trong thanh toán theo các cách sau: (i) CBDC có thể cung cấp một giải pháp thay thế cho giấy bạc ngân hàng, séc, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, chuyển khoản trực tuyến Vì vậy, CBDC có thể cung cấp khả năng cạnh tranh hơn trong thanh toán bán lẻ. (ii) CBDC cũng có thể được sử dụng cho các khoản thanh toán có giá trị lớn giữa các ngân hàng và doanh nghiệp, và do đó cũng có thể tạo ra tính cạnh tranh cao hơn trong các khoản thanh toán có giá trị lớn. (iii) CBDC cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận bảng cân đối kế toán của NHTW cho nhiều tổ chức tài chính hoặc thậm chí phi ngân hàng, do đó giúp các công ty này tham gia ngành thanh toán dễ dàng hơn, thúc đẩy khả năng cạnh tranh. CBDC đem lại những lợi ích không hề nhỏ như đáp ứng nhu cầu chuyển đổi một xã hội không sử dụng tiền mặt, giảm rủi ro tổng thể, tăng cường sự ổn định tài chính, kiểm soát giới hạn dưới của lãi suất và tăng khả năng cạnh tranh trong thanh toán. Phần tiếp theo, bài tham luận đưa ra các phân tích CBDC trong bối cảnh của chính sách tiền tệ quốc gia để thấy được những yếu kém trong chính sách tiền tệ truyền thống được xử lý thế nào khi CBDC được chấp nhận và sử dụng rộng rãi. 5. Phân tích chính sách tiền tệ trong thế giới CBDC chấp nhận sử dụng rộng rãi Hệ thống tiền tệ truyền thống có đối diện với một số thách thức có liên quan đến khả năng truy xuất nguồn gốc yếu (weak traceability), tính đồng nhất (homogeneity) và tính thời điểm thực (real-momentness) khiến cho truyền dẫn chính sách tiền tệ trở nên thiếu hiệu quả. Khả năng truy xuất nguồn gốc yếu có nghĩa các NHTW khó theo dõi và giám sát tiền được luân chuyển như thế nào. Khi thực hiện chính sách tiền tệ, NHTW chỉ có ý tưởng sơ bộ về tác động kinh tế dự kiến, tuy nhiên khó có thể có bằng chứng xác thực liệu tiền chảy vào thị trường tài sản, chảy vào nền kinh tế thực, hay chảy vào lĩnh vực tài chính. Khi có thông tin phản hồi từ thị trường và nền kinh tế, phản ứng sau đó đưa ra của NHTW thường chậm trễ và có tác động hạn chế. Tính đồng nhất có nghĩa biến số duy nhất của tiền giấy là mệnh giá (denomination). Do đó, chính sách tiền tệ truyền thống chỉ có thể điều chỉnh tổng thể và thay đổi mối quan hệ giữa “khối lượng” và “giá” của tổng đơn vị tiền tệ ở cấp vĩ mô, để ảnh hưởng đến khả 126
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM năng tiếp cận và chi phí tiền cho khu vực tư nhân. Trong trường hợp này, rất khó để NHTW thực hiện mục tiêu liên quan đến cung tiền. Tính thời điểm thực có nghĩa là các giao dịch và thanh toán bằng tiền pháp định vào ngay thời điểm thực tế hiện tại. Do đó, NHTW chỉ có thể thực hiện quyền kiểm soát đối với tiền tệ theo thời gian thực và tại thời điểm hiện tại. NHTW khó để quyết định thời điểm hiện tại tiền có chảy vào nền kinh tế thực để đạt được các mục tiêu chính sách dự kiến hay không28. Do đó, có thể quyết định của NHTW là tối ưu tại thời điểm hiện tại, nhưng không phải là quyết định tốt nhất do độ trễ về thời gian. Các nghiên cứu cho thấy tiền tệ số giúp thực thi chính sách tiền tệ hiệu quả hơn. Stiglitz (2017) nghiên cứu vấn đề quản trị kinh tế vĩ mô trong hệ thống tiền điện tử của NHTW. Để giải quyết những hạn chế của chính sách tiền tệ trong tình hình hiện tại, tác giả đề xuất một cơ chế đấu giá tín dụng (credit auction mechanism), có thể cho phép các NHTW có tác động trực tiếp đến hành vi cho vay của các NHTM29. Nghiên cứu này cho rằng CBDC sẽ cung cấp các chức năng hoàn toàn mới cho tiền định danh vì CBDC có thể theo dõi và lập trình được. Việc truy xuất nguồn gốc của CBDC cho phép các NHTW dễ theo dõi và giám sát cách CBDC lưu thông sau khi phát hành. Dựa trên các đặc điểm phòng ngừa (forward contingencies), CBDC sẽ góp phần giải quyết các thách thức30 của các chính sách tiền tệ truyền thống, chẳng hạn sự kém hiệu quả trong việc truyền tải chính sách31, khó khăn trong kiểm soát theo chu kỳ32, khó kiểm 28Điều này sẽ dẫn đến khó khăn hoặc thất bại trong việc truyền tải chính sách tiền tệ, dẫn đến các tình huống mà lãi suất chính sách không thể ảnh hưởng đến lãi suất cho vay hoặc tiền chảy vào thị trường tài sản hơn là doanh nghiệp. 29Ví dụ như, hạn chế quy mô khoản vay hoặc việc sử dụng tiền, để ràng buộc các hành động của các NHTM và thúc đẩy dòng tiền chảy vào nền kinh tế thực. 30Các thách thức một phần đến từ thực tế, công tác quản lý tài sản đang phát triển, khoản mục ngoại bảng, liên ngân hàng và các tổ chức tín dụng bóng tối (shadow-banking) khác đã làm cho mục tiêu trung gian của cung tiền khó đo lường hơn, ít kiểm soát hơn và ít liên quan đến điều kiện kinh tế. 31Ví dụ, ở một mức độ nào đó, lãi suất cho vay của Trung Quốc được dẫn dắt bởi thị trường tín dụng hơn là được xác định bởi lãi suất chính sách của NHTW (Qian, 2019). Thêm nữa, việc định giá nợ (repricing of bank loan) cần chu kỳ thời gian lớn hơn, dẫn tới phản ứng trễ đối với sự điều chỉnh lãi suất. Chu kỳ định giá lại dài hơn khiến cho hiệu quả truyền dẫn của chính sách tiền tệ yếu đi. 32Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Hoa Kỳ đã thực hiện nới lỏng định lượng và hệ quả là, quỹ Dự trữ Liên bang có một bảng cân đối kế toán với quy mô lớn hơn 3,5 lần so với trước đây. Tuy nhiên, các ngân hàng bị tâm lý hoảng loạn và trở nên rất nhạy cảm với rủi ro, nên động thái nới lỏng định lượng tiền tệ không mang lại hiệu quả như mong đợi (được cho là sẽ mở rộng tín dụng và thúc đẩy tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu vốn). 127
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM soát dòng tiền từ nền kinh tế thực sang nền kinh tế ảo33 và truyền thông chính sách không đầy đủ34. Thứ nhất, phòng ngừa về thời gian (time contingency) làm giảm độ trễ về thời gian trong quá trình truyền tải chính sách tiền tệ và ngăn chặn tiền lưu thông ra ngoài nền kinh tế thực. Thứ hai, phòng ngừa về khu vực (sector contingency) làm cung tiền chính xác và khả năng đạt mục tiêu kỳ vọng cao hơn, hỗ trợ việc thực hiện chính sách tiền tệ cơ cấu, ngăn chặn tiền từ ở bên ngoài nền kinh tế thực quá lâu và làm khu vực tài chính tốt hơn phục vụ nền kinh tế thực. Thứ ba, phòng ngừa về lãi suất cho vay (loan rate contingency) làm việc truyền dẫn của lãi suất chính sách đối với khoản vay hiệu quả và tức thời hơn. Thứ tư, phòng ngừa về chính sách kinh tế (economic state contingency) tạo ra cơ sở vĩ mô cho việc điều chỉnh theo chu kỳ đối với lãi suất tiền tệ NHTM vay mượn từ NHTW và tạo thuận lợi cho việc thực thi các chính sách phản chu kỳ kinh tế. CBDC giải quyết thách thức của chính sách tiền tệ truyền thống thông qua 4 thiết chế phòng ngừa (thời gian, lĩnh vực, lãi suất cho vay và chính sách kinh tế), do đó trong phần tiếp theo bài tham luận trình bày đề xuất thiết kế của Qian (2019) để tạo lập đồng tiền số của NHTW giúp khắc phục các hạn chế của chính sách tiền tệ truyền thống. 6. Thiết kế CBDC để mang lại lợi ích cho nền kinh tế Khi CBDC được phát hành35, NHTW đã thiết lập các khía cạnh khác nhau của phòng ngừa (contingencies), bao gồm phòng ngừa về thời gian, khu vực và lãi suất cho vay, và phòng ngừa về chính sách kinh tế. Các thiết chế phòng ngừa này được đặt tại thời điểm phát hành tiền tệ nhưng có hiệu lực sau khi tiền được cung cấp36. Sau khi thiết lập các thiết chế phòng ngừa kể trên, NHTW sẽ phát hành CBDC cho NHTM thông qua cơ chế đấu giá tín dụng37. Theo đó, hệ thống CBDC sẽ lập trình và lưu trữ các thông tin như các thiết chế phòng ngừa do NHTW quy định, lãi suất chính sách được xác định khi đấu giá, và chênh lệch giữa lãi suất cho vay thương mại và lãi suất chính sách. Giả sử rằng, sau khi CBDC được phát hành, một NHTM cho vay tiền tại thời điểm t1. Ngân hàng cung cấp thông tin về khoản vay cho hệ thống CBDC để yêu cầu kích hoạt 33Stiglitz (2017) lập luận rằng chỉ một phần rất nhỏ (3–15%) tín dụng ngân hàng của Hoa Kỳ chảy vào nền kinh tế thực và phần lớn đi vào thị trường tài sản, điều này có thể gây nên bong bóng giá tài sản. 34Ví dụ, kể từ năm 1994, khi NHTW Trung Quốc bắt đầu công bố dữ liệu về cung tiền, việc công bố về các mục tiêu chính sách tiền tệ, quá trình ra quyết định và thông tin liên quan đã được thực hiện liên tục. Chính sách tiền tệ minh bạch hơn. Nhưng truyền thông về chính sách tiền tệ đã không vẫn được đưa vào khuôn khổ thực thi chính sách tiền tệ như một công cụ chính thức 35Xem Phụ lục 5 về dòng chảy thiết kế CBDC có cân nhắc đến các đặc điểm phòng ngừa (contingencies). 36Đây là khái niệm Forward contingencies (tạm dịch: phòng ngừa kỳ hạn). 37Theo phương thức đấu giá tín dụng trong nghiên cứu của Stiglitz (2017). 128
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM CBDC. Dựa trên thông tin cho vay được cung cấp, hệ thống CBDC sẽ xác định xem khoản vay có đáp ứng được các thiết chế phòng ngừa về thời gian, khu vực và lãi suất cho vay hay không (như các khoản dự phòng đã được NHTW đặt trước dựa trên các mục tiêu chính sách của nó). Nếu các trường hợp dự phòng được đáp ứng, CBDC sẽ được kích hoạt; nếu không, nó sẽ không được kích hoạt38. Dựa trên theo thiết kế như vậy, NHTW có thể kiểm soát lưu thông CBDC sau khi phát hành. Điều này thiết kế CBDC này sẽ không chỉ rút ngắn độ trễ thời gian truyền tải chính sách, còn cho phép cung tiền có mục tiêu. Các thiết chế phòng ngừa cho việc kích hoạt CBDC được thiết kế như sau: (1) Phòng ngừa về thời gian: CBDC sẽ được kích hoạt khi một khoản vay được phát hành, nếu không thì không được kích hoạt. NHTW cũng có thể đặt trước thời gian kích hoạt khi phát hành CBDC, thí dụ nếu trễ hơn thời gian t1 khoản vay sẽ không được kích hoạt, để thúc đẩy NHTM phát hành tín dụng trước thời điểm t1. Thời gian phòng ngừa này có thể giúp giảm thiểu sự chậm trễ trong việc truyền tải chính sách và ngăn chặn tiền từ lưu thông ra ngoài nền kinh tế thực. (2) Phòng ngừa theo khu vực: CBDC sẽ được kích hoạt khi nó được cho vay theo yêu cầu của NHTW, nếu không thì không được kích hoạt. Thí dụ, CBDC được kích hoạt nếu nó không chảy vào thị trường tài sản. Phòng ngừa theo khu vực sẽ giúp NHTW cung tiền có mục tiêu, cho phép kiểm soát có hệ thống, ngăn chặn tiền chảy ra bên ngoài nền kinh tế thực và thúc đẩy tiền chảy từ khu vực kinh tế ảo sang khu vực thực. (3) Phòng ngừa về lãi suất cho vay: Khi phát hành CBDC, lãi suất cho vay do các NHTM cung cấp cho các doanh nghiệp phải bằng mức lãi suất chính sách tiêu chuẩn tại thời điểm t1 thêm chênh lệch điểm chuẩn được xác định bởi phiên đấu giá tại thời gian t0. CBDC sẽ được kích hoạt khi lãi suất thực tế do ngân hàng cung cấp phù hợp với công thức trên; nếu không, CBDC sẽ không được kích hoạt. Phòng ngừa về lãi suất cho vay sẽ cho phép lãi suất chính sách có ảnh hưởng theo thời gian thực đến lãi suất cho vay. 7. Kết luận Do hạn chế của tiền pháp định và tiền kỹ thuật số trong giao dịch, thanh toán và thực thi chính sách tiền tệ, đồng tiền số do NHTW đang được nghiên cứu và triển khai ở một số quốc gia phát triển trong xu thế cách mạng công nghệ hướng tới một xã hội không tiền mặt. Đây là chủ đề mới và chưa có nhiều thảo luận để làm rõ các khái niệm chính xác 38Nói cách khác, CBDC có thể có hoặc có thể không có hiệu lực ngay tại thời điểm phát hành. Nó sẽ chỉ được kích hoạt khi các khoản dự phòng do NHTW đặt trước được đáp ứng. 129
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM liên quan đến các loại tiền trong nền kinh tế, sự thay đổi dự kiến của chính sách tiền tệ khi đồng tiền số của NHTW ra đời và cách thiết kế đồng tiền số này để đem lại lợi ích cho nền kinh tế. Những vấn đề cấp thiết trên được thảo luận trong bài tham luận này, từ đó giúp các nhà điều hành chính sách và các học giả nghiên cứu nhận thức được vai trò ngày càng quan trọng của đồng tiền số và ảnh hưởng của nó đến chính sách tiền tệ hiện tại của các NHTW. Tài liệu tham khảo Alfonso, V., Boar, C., Frost, J., Gambacorta, L., & Liu, J. (2021). E-commerce in the pandemic and beyond. BIS Bulletin, 36. Badev, A. I., & Chen, M. (2014). Bitcoin: Technical background and data analysis. Bech, M. L., & Hancock, J. (2020). Innovations in payments. BIS Quarterly Review, March. Caselli, F. (1999). Technological revolutions. American economic review, 89(1), 78-102. Engert, W., & Fung, B. S.-C. (2017). Central bank digital currency: Motivations and implications. Retrieved from Bank of Canada Staff Discussion Paper: Freedman. (2000). Monetary policy implementation: past, present and future–will electronic money lead to the eventual demise of central banking? International Finance, 3(2), 211-227. Fung, B., Huynh, K., & Sabetti, L. (2012). The impact of retail payment innovations on cash usage. Retrieved from Bank of Canada: Goldfarb, A., & Tucker, C. (2019). Digital economics. Journal of Economic Literature, 57(1), 3-43. McAndrews, J. (2015). Negative nominal central bank policy rates: where is the lower bound? Retrieved from Federal Reserve Bank of New York: Nelson, B. (2018). Financial stability and monetary policy issues associated with digital currencies. Journal of Economics and Business, 100, 76-78. Qian, Y. (2019). Central Bank Digital Currency: optimization of the currency system and its issuance design. China economic journal, 12(1), 1-15. Shiller, R. J. (2000). Irrational Exuberance, Princeton Univ. In: Press. Stiglitz, J. E. (2017). Macro-economic management in an electronic credit/financial system. Retrieved from National Bureau of Economic Research: Witmer, J., & Yang, J. (2015). Estimating Canada’s effective lower bound. Retrieved from Bank of Canada: 130
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Phụ lục 1: Dòng chảy các vấn đề nghiên cứu chính trong bài tham luận Rủi ro và lợi ích tiền kỹ thuật số Vấn đề phát sinh liên quan đến tiền giấy pháp định và tiền mã hóa Lợi ích tiềm năng của đồng tiền số do NHTW phát hành Chính sách tiền tệ trong bối cảnh CBDC được sử dụng rộng rãi Thiết kế CBDC để mang lại lợi ích cho nền kinh tế 131
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Phụ lục 2: Phân loại và định nghĩa các đồng tiền điện tử hiện nay Tiền điện tử (digital currency) được định nghĩa phạm vi tương đối rộng. Cách định nghĩa phổ biến do NHTW Châu Âu (ECB) đưa ra là tiền điện tử là khối lượng tiền tệ có giá trị được lưu trữ trên các công cụ điện tử nhằm mục đích sử dụng trong thanh toán đối với các tác nhân kinh tế khác không giữ vai trò là nhà phát hành39. Cũng theo ECB, tiền ảo (virtual currency) được định nghĩa là đồng tiền kỹ thuật số được khai sinh, kiểm soát và phát triển từ các nhà sáng lập phần mềm (developers); đồng tiền này được chấp nhận giao dịch của một cộng đồng ảo nào đó40. Tiền ảo không phải là tiền pháp dịnh do đó nó bị hạn chế khả năng chuyển đổi sang tiền pháp định và không được bảo đảm bởi NHTW41. Theo đó, tiền ảo có nhiều đặc trưng của một loại hàng hóa dùng để trao đổi hơn là một đồng tiền được chấp nhận rộng rãi trong giao dịch. Hiện nay, xuất hiện thêm loại tiền ảo có khả năng quy đổi (convertible virtual currency) sang đồng tiền được chấp nhận trong giao dịch; tuy nhiên trách nhiệm kiểm soát vẫn thuộc về tổ chức phát hành và phạm vi hoạt động giới hạn trong một cộng đồng như trên. Tiền kỹ thuật số hay tiền mã hóa (crytocurrency), như Bitcoin và Ethereum phát triển dựa trên mật mã toán học phức tạp và được mua bán trao đổi dựa trên môi trường số hóa và chưa bị giám sát bởi bất cứ đối tượng công - tư nào. Do đó, bản chất của tiền kỹ thuật số là tiền ảo nhưng đang dần được chuyển đổi thành tiền pháp định và sử dụng trong giao dịch. Tuy nhiên, khả năng tích trữ giá trị thấp do biến động mạnh và có hiện tượng bong bóng; đây cũng là nguyên nhân cơ bản khiến các NHTW các nước chưa công nhận tiền kỹ thuật số có vị thế tương đương tiền pháp định42. Trong thực tế, tiền mã hóa đang được phát triển và hoàn thiện các ưu điểm vượt trội43 về công nghệ chuỗi khối (Blockchain) hơn là đồng tiền được giao dịch phổ biến trong nền kinh tế44. 39Ngoài ra còn một định nghĩa khác của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS). Theo đó, tiền điện tử là giá trị tiền tệ hoặc giá trị khả dụng của khách hàng được lưu trữ trên công cụ điện tử thuộc sở hữu của khách hàng. Định nghĩa có thể tạo ra sự nhầm lẫn về bản chất của tiền điện tử và gây trở ngại trong việc phân biệt với tiền mã hóa, tiền ảo và tiền trên thiết bị di động (mobile money). 40Phạm vi hoạt động của tiền ảo thường bị giới hạn trong phạm vi một cộng đồng vì mục đích riêng nào đó (ví dụ, giao dịch trò chơi điện tử). 41Tiền ảo được phát hành bởi các tổ chức không chịu sự kiểm soát và quản lý chặt chẽ của NHTW. 42Khi NHTW vẫn chưa công nhận, đồng tiền mã hóa sẽ không được đảm bảo trong giao dịch thanh toán và chưa có năng lực quy đổi ở phạm vi rộng lớn như tiền điện tử. 43Chi phí giao dịch thấp, mức độ bảo mật và an ninh tương đối chặt chẽ, tiện lợi, giao dịch và trao đổi nhanh chóng 44Ví dụ đồng Libra (trong dự án giao dịch qua đồng tiền trung gian do Facebook phát hành). 132
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Phụ lục 3: Các tầng bảo mật của công nghệ chuỗi khối (Blockchain)45 Tầng bảo vệ đầu tiên thông qua nhận biết số hiệu ban đầu của khối. Theo đó, số hiệu của khối phải được biết thì mới có thể thay đổi khối thông qua việc giao dịch và trao đổi; các khối mới thông qua việc đào sẽ được tạo mới. Nếu các khối sau không tương thích và phù hợp với quy luật này, nó sẽ bị vô hiệu hóa. Tầng bảo vệ thứ hai thông qua các bằng chứng đóng góp trong công việc. Nếu có một khối được tạo ra do đào mới, hệ thống sẽ phát hiện và thông báo cho toàn bộ đối tượng sử dụng hệ thống được biết thông tin của chủ nhân khối này. Nếu có sự xâm nhập, thông tin không phải người dùng khối cũ sẽ được thông báo và được toàn bộ người dùng trong hệ thống đều biết được và tiến hành các biện pháp bảo vệ kịp thời. Tầng bảo vệ thứ ba được vận hành theo hình thức biểu quyết đa số. Khi một khối được tạo mới, toàn bộ người dùng đều biết thông tin về chủ nhân khối mới này; người xâm nhập trái phép vào khối cũng không thể làm được gì vì toàn bộ người dùng đều biết khối cũ là do chủ nhân cũ tạo ra và là khối chính xác duy nhất. Như vậy, muốn phá vỡ khối và xâm nhập thành công, người dùng trái phép phải bẻ gãy ba tầng bảo vệ cùng 1 thời điểm46 trước khi các khối mới được tạo ra trong hệ thống. Từ những tầng bảo mật chặt chẽ này có thể thấy tiền mã hóa dựa trên công nghệ chuỗi khối đảm bảo an toàn, không thể tùy ý thay đổi hay chỉnh sửa, hạn chế các hành vi xâm phạm trái phép; từ đó, tạo nên giá trị ngày càng cao cho các đồng tiền này trong giao dịch, thanh toán và trao đổi. Phụ lục 4: Một số quốc gia dần chuyển đổi sang giao dịch không tiền mặt Một số quốc gia đã và đang thực hiện các động thái để loại bỏ dần tiền mặt, với sự thúc đẩy đến từ cả người tiêu dùng và các cơ quan chính phủ. Thụy Điển và Ấn Độ là hai ví dụ đáng chú ý, với hai kết quả khác nhau. Thụy Điển Không có gì lạ khi nhìn thấy các biển hiệu “Không nhận tiền mặt” trong các cửa hàng ở Thụy Điển. Theo Hội đồng Thanh toán Châu Âu (European Payments Council), các giao dịch tiền mặt chỉ chiếm 1% GDP của Thụy Điển vào năm 2019 và việc rút tiền mặt đã giảm đều đặn khoảng 10% một năm47. Phần lớn người tiêu dùng hài lòng với sự chuyển 45Dựa trên công nghệ sổ cái phân tán – Distributed Ledger Technologies. 46 Ví dụ công nghệ chuỗi khối của Bitcoin, công việc này cần phải được hoàn thành trong thời gian dưới 10 phút. Điều này gần như không thể xảy ra. 47 transformation 133
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM đổi này, nhưng những người phản đối lại phê phán sự phát triển của công nghệ tiền số và họ tiếp tục dựa vào tiền mặt để giao dịch thanh toán. Ấn Độ Chính phủ Ấn Độ đã cấm các tờ tiền mệnh giá 500 và 1.000 rupee vào tháng 11 năm 2016, trong nỗ lực kiểm soát các hành vi tội phạm và những người làm việc trong nền kinh tế phi chính thức48 vì tiền giấy lưu hành tự do khiến chính phủ không thể kiểm soát các hành vi phạm pháp hoặc tội phạm ngầm. Các ngân hàng cạn kiệt tiền mặt sau lệnh cấm đối với tờ 500 (7 USD) và 1.000 rupee, chiếm khoảng 85% lượng tiền đang lưu thông. Hành động của chính phủ gây nên nhiều tranh cãi, một phần vì khoảng 99% số tiền giấy đó cuối cùng đã được gửi vào hệ thống ngân hàng49. Phụ lục 5: Thiết kế phát hành CBDC Nguồn: Mô hình từ nghiên cứu của tác giả Qian (2019) 48 49 134