Effects of stocking density on growth performance, survival rate and economic efficiency of Asian seabass (Lates calcarifer) cultured in earthen pond

pdf 9 trang Gia Huy 20/05/2022 1800
Bạn đang xem tài liệu "Effects of stocking density on growth performance, survival rate and economic efficiency of Asian seabass (Lates calcarifer) cultured in earthen pond", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfeffects_of_stocking_density_on_growth_performance_survival_r.pdf

Nội dung text: Effects of stocking density on growth performance, survival rate and economic efficiency of Asian seabass (Lates calcarifer) cultured in earthen pond

  1. 62 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Effects of stocking density on growth performance, survival rate and economic efficiency of Asian seabass (Lates calcarifer) cultured in earthen pond Nhan T. Dinh Faculty of Fisheries, Nong Lam University, Ho Chi Minh City, Vietnam ARTICLE INFO ABSTRACT Research Paper This trial aimed to evaluate effects of stocking densities of 1-5 fish/m2 on growth performance, survival rate and economic efficiency of Asian Received: September 01, 2020 seabass (Lates calcarifer) in earthen ponds. Fish with an initial length Revised: September 25, 2020 of 90.7 ± 0.1 mm and weight of 20.8 ± 0.1 g/fish and ponds with 600 Accepted: October 23, 2020 m2 each and 1.5 m depth were used for this study. Experiment was de- signed with three treatments, including different stocking densities of 1, 3 and 5 fish/m2. The fish was fed with pellete feed containing 43 Keywords – 44% crude protein. Water quality parameters including temperature, dissolved oxygen, pH, salinity, transparency and ammonia concentration were measured once a week. Fish were sampled every 30 day intervals for Asian seabass length and weight measurement then for their growth estimation. Costs Density were recorded for economic efficiency estimation. Results showed that the Earthen pond water quality parameters were in suitable ranges for growth and devel- Economic efficiency opment of Asian seabass. The final average length and weight of density Growth 1 fish/m2 was significantly higher than those at 3 and 5 fish/m2 (P < 0.05). However, there was no significant difference on the fish growth in terms of daily length and weight gain, as well as survival rate and Corresponding author feed conversion ratio between different stocking densities. Asian seabass culture at 3 and 5 fish/m2 resulted in a higher profit compared to at 2 Dinh The Nhan 1 fish/m . The highest economic efficiency in terms of area pond was 2 Email: dtnhan@hcmuaf.edu.vn showed at 5 fish/m treatment. Cited as: Dinh, N. T. (2020). Effects of stocking density on growth performance, survival rate and economic efficiency of Asian seabass (Lates calcarifer) cultured in earthen pond. The Journal of Agriculture and Development 19(5), 62-70. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển 19(5) www.jad.hcmuaf.edu.vn
  2. Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 63 Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả kinh tế của cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi trong ao đất Đinh Thế Nhân Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, TP. Hồ Chí Minh THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Bài báo khoa học Nghiên cứu này thử nghiệm đánh giá ảnh hưởng của các mật độ nuôi, từ 1 - 5 con/m2 lên tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả kinh Ngày nhận: 01/09/2020 tế của việc nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) trong ao đất. Cá có chiều dài ban đầu 90,7 ± 0,1 mm và khối lượng 20,8 ± 0,1 g/con được bố Ngày chỉnh sửa: 25/09/2020 2 Ngày chấp nhận: 23/10/2020 trí trong các ao đất có diện tích 600 m /ao, mực nước ao 1,5 m. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức tương ứng với 3 mật độ nuôi khác nhau: 1, 3 và 5 con/m2. Cá được cho ăn thức ăn viên với hàm lượng đạm thô từ 43 – 44%. Định kỳ 1 tuần/lần thu mẫu nước để đo nhiệt độ, ôxy hòa tan, pH, độ mặn, độ trong và ammonia. Định kỳ 30 ngày/lần tiến hành Từ khóa thu mẫu cá, đo chiều dài và cân khối lượng để xác định tăng trưởng. Các chi phí được ghi nhận để tính toán hiệu quả kinh tế. Kết quả cho Ao đất thấy các yếu tố môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển Cá chẽm của cá chẽm. Chiều dài và khối lượng trung bình của cá khi thu hoạch Hiệu quả kinh tế ở mật độ 1 con/m2 là cao hơn so với 3 và 5 con/m2 (P < 0,05). Tuy Mật độ nhiên, mật độ nuôi không ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu sinh trưởng Tăng trưởng như tăng trưởng theo ngày về chiều dài và khối lượng, cũng như tỷ lệ sống và hệ số chuyển đổi thức ăn. Cá được nuôi ở mật độ 3 và 5 con/m2 cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với mật độ 1 con/m2. Nghiệm thức 5 con/m2 thì cho lợi nhuận trên tính trên diện tích nuôi là cao nhất. Tác giả liên hệ Đinh Thế Nhân Email: dtnhan@hcmuaf.edu.vn 1. Đặt Vấn Đề Ở Việt Nam, cá chẽm phân bố ở phía Đông vịnh Bắc bộ và vùng biển Trung bộ. Chúng đã và Cá chẽm, còn được gọi là cá vược, là loài cá đang là đối tượng cá biển được nuôi khá thành rộng muối được phân bố rộng ở vùng Ấn Độ công ở nhiều địa phương. Năm 2005, Việt Nam Dương - Tây Thái Bình Dương, từ Vịnh Ả Rập tới đã nhập vài chục triệu con giống từ Thái Lan để Trung Quốc, Đài Loan và Bắc Australia (FAO- thả nuôi ở các đầm, hồ ven biển và cửa sông của FAD, 2020). Sản lượng cá chẽm nuôi của 5 nước các tỉnh phía Nam cho đến các tỉnh phía Bắc. gồm Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Hiện nay, nước ta cũng đã làm chủ được công Australia đã gia tăng từ 10.000 tấn vào năm 1991 nghệ sản xuất giống nhân tạo, đáp ứng cả về số lên khoảng 95.000 tấn vào năm 2018, với tốc độ lượng và chất lượng con giống cho người nuôi, và tăng trưởng từ năm 2006 đến 2016 là 170,6% mở ra triển vọng cho việc phát triển nghề nuôi (GAA, 2016). Cá chẽm có thể được nuôi trong cá chẽm quy mô công nghiệp. Nuôi cá chẽm ở ao nước lợ hay nước ngọt và lồng lưới cố định Việt Nam cũng bao gồm nuôi trong ao nước lợ và hay nổi trong các thủy vực ven biển; tuy nhiên, lồng lưới trong các thủy vực ven biển. Tuy nhiên, hình thức nuôi lồng phổ biến hơn. Thức ăn cho ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mô hình nuôi cá chẽm là cá tạp và thức ăn công nghiệp nuôi cá chẽm trong ao nước lợ là chủ yếu (Ly & (FAO-FAD, 2020). ctv., 2016). Cho đến nay, các nghiên cứu trên cá www.jad.hcmuaf.edu.vn Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển 19(5)
  3. 64 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh chẽm (Lates calcarifer), đặc biệt về kỹ thuật nuôi, trường ao nuôi. còn rất hạn chế. Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của các mật độ nuôi từ 1-5 con/m2 2.3. Phương pháp phân tích đến sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của cá chẽm được nuôi trong ao đất. 2.3.1. Các chỉ tiêu tăng trưởng 2. Vật Liệu và Phương Pháp Nghiên Cứu Trước khi bố trí thí nghiệm bắt ngẫu nhiên 30 cá cân khối lượng bằng cân điện tử với sai số 1 g 2.1. Đối tượng và đo chiều dài từng cá thể với thước kẻ có vạch 1 mm. Định kỳ 30 ngày tiến hành thu ngẫu nhiên Cá chẽm (Lates calcarifer) thử nghiệm có khối 30 con/ao để tính khối lượng và chiều dài trung lượng trung bình là 20,8 ± 0,1 g và chiều dài trung bình của cá thí nghiệm. Vào cuối vụ nuôi tiến bình là 90,7 ± 0,1 mm. Trước khi tiến hành bố hành thu toàn bộ cá trong ao để thực hiện cân, trí thí nghiệm, cá giống được chọn lựa có kích đo và đếm số lượng cá để tính các chỉ tiêu tăng cỡ tương đối đồng đều, ngoại hình đẹp, không có trưởng, tỉ lệ sống và hệ số chuyển đổi thức ăn, dấu hiệu bệnh và không bị sây sát. theo các công thức sau: Tăng trưởng chiều dài theo ngày (daily length 2.2. Bố trí thí nghiệm gain, DLG): DLG (mm/ngày) = (L2 -L1)/(T2 -T1) Thử nghiệm bao gồm ba nghiệm thức (NT) ứng với ba mật độ nuôi khác nhau: 1 (NT1), 3 (NT2) Tăng trưởng khối lượng theo ngày (daily weight và 5 con/m2 (NT3), mỗi NT được lặp lại ba lần gain, DWG): và được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên DWG (g/ngày) = (W2 -W1)/(T2 -T1) trong 9 ao đất, diện tích 600 m2/ao và độ sâu Tỉ lệ sống (survival rate, SR): mực nước trung bình là 1,5 m. SR (%) = 100*(Nc/Nđ) Ao thí nghiệm được tháo cạn và tiến hành xịt Hệ số chuyển đổi thức ăn (feed conversion ratio, rửa sạch bùn đáy ao. Vôi sống (CaO) được bón FCR): đều khắp ao với lượng 10 kg/100 m2. Sau đó lấy nước vào đầy ao qua túi lọc có mắt lưới 1 mm. FCR = Wta/(Wc –Wđ) Nguồn nước có độ mặn dao động từ 5-25%₀ theo Trong đó: mùa trong vụ nuôi. Sau khi gây màu nước, cá W1 và W2: Khối lượng cá (g) trung bình tại được thả vào các ao thí nghiệm theo các mật độ thời điểm T1 và T2 ứng với từng nghiệm thức vào buổi sáng. Cá thí L1 và L2: Chiều dài cá (cm) trung bình tại thời nghiệm được nuôi trong 240 ngày. điểm T1 và T2 Cá được cho ăn thức ăn viên nổi của Công ty Nđ và Nc: Số lượng cá (con) ban đầu và cuối Ocialis với thành phần sinh hóa như sau: độ ẩm thí nghiệm 12%, đạm thô 43 - 44%, xơ thô 3%, canxi (min – max) 2,5 - 3,5%. Cách 7 ngày bổ sung khoáng Wta: Tổng khối lượng thức ăn (kg) đã sử dụng chất và vitamin C bằng cách trộn đều vào thức Wđ và Wc: Tổng khối lượng cá (kg) khi bắt ăn (Bảng1). đầu và kết thúc thí nghiệm Cá được cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 5 giờ và 18 2.3.2. Hiệu quả kinh tế giờ với mức thỏa mãn. Thức ăn được cung cấp từ từ vào khung chắn thức ăn, kéo dài khoảng 30 Hiệu quả kinh tế được phân tích dựa trên tổng phút đến khi cá ngừng ăn, ở mỗi lần cho ăn. Sau chi phí và tổng doanh thu để tính toán các chỉ mỗi bữa ăn, tiến hành vớt thức ăn thừa, sấy khô tiêu lợi nhuận ròng cho 1 ha/vụ nuôi và tỷ suất lợi và ghi nhận lượng thức ăn cá đã ăn. nhuận trên tổng chi phí (%) (Do & Dang, 2010). Ao được tăng cường ôxy bằng thiết bị ống khuếch tán khí (airotube). Thường xuyên thay nước ao với tần suất khoảng 1 tuần/lần ở giai 2.3.3. Các yếu tố môi trường nước đoạn cá còn nhỏ và 3 - 5 ngày/lần ở giai đoạn cá lớn với mức thay khoảng 30 - 40% lượng nước ao, Các yếu tố môi trường bao gồm nhiệt độ (dùng kết hợp sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý môi nhiệt kế thủy ngân), ôxy hòa tan, pH (dùng test Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển 19(5) www.jad.hcmuaf.edu.vn
  4. Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 65 Bảng 1. Các loại thức ăn sử dụng trong thí nghiệm TT Loại thức ăn Kích cỡ viên (mm) Độ đạm (%) Cỡ cá (g) 1 NUTRILIS P2 3 44 10 - 50 2 NUTRILIS P3 5 43 50 - 150 3 NUTRILIS P4 7 43 150 - 400 4 NUTRILIS P5 10 43 400 - 1000 kit của tập đoàn CP) được đo vào lúc 7 giờ và 15 nghiệm thức tăng dần từ ngày đầu tiên tới ngày giờ với tần suất 1 tuần/lần; độ mặn (dùng khúc thứ 90 là do càng về sau lượng tảo trong các ao xạ kế Atogo HHR 2N), ammonia (dùng test kit nuôi càng phát triển. Ở mật độ càng cao, tảo phát của tập đoàn CP) và độ trong nước (dùng đĩa triển nhiều hơn nên pH biến động lớn hơn. secchi) được đo với tần suất là 1 tuần/lần. Các Độ mặn trung bình ở 3 nghiệm thức có sự biến yếu tố môi trường còn được đo vào những ngày động lớn, từ 5,0 - 25,0%₀. Sự biến động độ mặn thu mẫu cá. diễn ra từ từ theo mùa vụ nên không ảnh hưởng đến sinh lý của cá nuôi vì cá chẽm là loài rộng 2.4. Xử lý số liệu muối. Các phân tích thống kê được thực hiện với các Độ trong trung bình của 3 nghiệm thức biến phần mềm Microsoft Excel 2010 và SPSS 20.0 for động từ 24 - 48 cm. Độ trong của các ao nuôi có Window. Các số liệu được phân tích phương sai xu hướng giảm dần về cuối vụ nuôi do sự phát (ANOVA) một yếu tố ở mức ý nghĩa P = 0,05, và triển mạnh của tảo. khi các ảnh hưởng được tìm thấy là có ý nghĩa, Hàm lượng NH3 trung bình trong các ao nuôi LSD được sử dụng để xác định các khác biệt cho dao động từ 0,1 - 0,28 mg/L và không có sự khác từng cặp nghiệm thức. Các số liệu % được chuyển biệt giữa các nghiệm thức thí nghiệm. Hàm lượng √ đổi thành arsin trước khi phân tích. Các số liệu NH3 tăng dần và đạt cao nhất ở ngày nuôi thứ ở mục Kết Quả và Thảo Luận được trình bày 60, sau đó có xu hướng giảm dần đến cuối đợt thí dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn. nghiệm do tăng cường thay nước. 3. Kết Quả và Thảo Luận 3.2. Tăng trưởng 3.1. Sự biến động của các yếu tố chất lượng 3.2.1. Chiều dài trung bình nước Sau 30 ngày nuôi, cá ở NT2 có AL lớn nhất Nhìn chung hầu hết các yếu tố chất lượng nước và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) so của 3 nghiệm thức (NT) có sự thay đổi theo thời với các nghiệm thức còn lại. Nhìn chung, từ ngày gian nuôi, tuy nhiên xu hướng thay đổi của 3 NT thứ 60 đến cuối thí nghiệm, cá ở NT1 luôn có AL là khá giống nhau và không có sự khác biệt đáng lớn nhất, kế đến là NT2 và thấp nhất là NT3. Từ kể (Hình1). Trong đó: ngày thứ 60 đến 120, AL của cá ở NT1 là không khác biệt so với NT2 nhưng khác biệt có ý nghĩa Nhiệt độ có xu hướng giảm dần từ đầu vụ nuôi thống kê so với NT3. Từ ngày thứ 150 đến cuối cho đến ngày nuôi thứ 150. Nhiệt độ trung bình thí nghiệm, AL của cá ở NT1 là khác biệt có ý trong các ao biến động từ 27,7 – 31,2oC là không nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. lớn và không có sự khác biệt ở cả ba nghiệm thức Trong khi đó, AL của cá ở NT2 khác biệt không trong suốt thời gian nuôi. có ý nghĩa thống kê so với NT3 từ ngày thứ 150 Hàm lượng ôxy hòa tan (DO) trung bình dao đến cuối thí nghiệm (Bảng2). động từ 3,4 - 4,3 mg/L; biến động nhiều nhất ở NT3, tiếp theo là NT2 và NT1, không có sự khác 3.2.2. Tăng trưởng theo ngày về chiều dài biệt đáng kể giữa các NT vì lượng ôxy được cung cấp tương ứng với mật độ nuôi. Quan sát những Nhìn chung, DLG của cá chẽm ở cả 3 nghiệm thời điểm có hàm lượng DO < 4 mg/L thấy cá thức giảm dần theo thời gian. DLG của cá giảm vẫn hoạt động và ăn bình thường. mạnh vào ngày thứ 120 có thể là do sự biến động pH trung bình dao động 7,2 - 7,7. pH ở cả 3 của môi trường nuôi đã có ảnh hưởng bất lợi đến www.jad.hcmuaf.edu.vn Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển 19(5)
  5. 66 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Hình 1. Biến động các yếu tố chất lượng nước của 3 nghiệm thức theo thời gian nuôi. Bảng 2. Chiều dài trung bình (AL, mm) của cá chẽm theo thời gian nuôi Ngày nuôi NT1 NT2 NT3 0 90,7a ± 0,1 90,8a ± 0,1 90,7a ± 0,1 30 151,5a ± 17,5 165,6b ± 10,3 150,3a ± 9,7 60 213,7b ± 15,4 210,0b ± 15,5 204,9a ± 11,5 90 246,1b ± 14,9 247,7b ± 11,9 237,8a ± 13,0 120 263,8bb ± 13,8 260,2ab ± 13,6 258,0a ± 18,5 150 301,6c ± 12,8 292,9b ± 16,0 285,6a ± 15,5 180 329,9b ± 23,4 309,3a ± 24,1 305,7a ± 18,0 210 349,9b ± 23,4 328,1a ± 24,7 324,9a ± 18,6 240 364,9b ± 23,4 343,1a ± 24,7 339,9a ± 18,7 Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển 19(5) www.jad.hcmuaf.edu.vn
  6. Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 67 Bảng 3. Khối lượng trung bình (AW, g) của cá chẽm theo thời gian Ngày nuôi NT1 NT2 NT3 0 20,8a ± 0,1 20,9a ± 0,1 20,8a ± 0,1 30 53,9a ± 8,5 57,6a ± 12,3 51,0a ± 2,9 60 140,8a ± 8,9 135,7a ± 19,9 123,3a ± 3,3 90 207,3a ± 8,5 179,8a ± 21,2 181,1a ± 10,2 120 331,6a ± 22,9 277,6a ± 38,4 282,8a ± 13,0 150 408,8a ± 67,2 339,0a ± 43,8 348,1a ± 40,3 180 542,2b ± 68,4 433,9ab ± 37,7 427,9a ± 9,1 210 692,2b ± 32,0 609,3a ± 16,5 572,1a ± 13,6 240 920,0b ± 38,4 829,3a ± 28,9 789,9a ± 23,5 Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). 3.2.4. Tăng trưởng theo ngày về khối lượng DWG của cá chẽm ở cả 3 nghiệm thức có khuynh hướng tăng dần nhưng không đều theo thời gian nuôi (Hình3). Tuy nhiên, sự biến động của DWG của cá ở NT1 là ít hơn so với các nghiệm còn lại. Nhìn chung, DWG của cá ở NT1 là cao nhất, kế đến là NT2 và thấp nhất là NT3 nhưng sự khác biệt DWG của cá ở cả 3 nghiệm thức là không có ý nghĩa thống kê. Hình 2. Tăng trưởng theo ngày về chiều dài của cá chẽm. tăng trưởng về chiều dài của cá. Sau khi được tăng cường thay nước, DLG của cá đã có sự hồi phục (Hình2). DLG của cá ở 3 nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P 0,05) ở những lần lấy mẫu khác. Hình 3. Tăng trưởng theo ngày về khối lượng của cá 3.2.3. Khối lượng trung bình chẽm. Nhìn chung, cá ở cả 3 nghiệm thức có sự tăng trưởng đều về khối lượng theo thời gian nuôi; 3.3. Tỷ lệ sống (SR) và hệ số chuyển đổi thức trong đó cá ở NT1 có AW lớn nhất, kế đến là ăn (FCR) NT2 và thấp nhất ở NT3. Tuy nhiên, từ ngày thứ 30 đến 150, AW của cá ở cả 3 nghiệm thức 3.3.1. Tỷ lệ sống khác biệt không có ý nghĩa thống kê; từ ngày thứ 180 đến cuối thí nghiệm vào ngày thứ 240, AW Tỷ lệ sống của cá có khuynh hướng giảm dần của cá ở NT1 đã có sự gia tăng vượt trội và khác từ NT1 đến NT2 và NT3 (lần lượt là 95,57, 92,03 biệt có ý nghĩa thống kê so với 2 nghiệm thức còn và 88,43%) (Hình4). Tuy nhiên, sự khác biệt về lại. AW của cá ở NT2 và NT3 khác biệt không có SR giữa 3 nghiệm thức là không có ý nghĩa thống ý nghĩa thống kê từ ngày thứ 150 (Bảng3). kê (P > 0,05). www.jad.hcmuaf.edu.vn Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển 19(5)
  7. 68 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Bảng 4. Các chi phí, doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn của nuôi cá chẽm với các mật độ khác nhau Các thông số NT1 NT2 NT3 Ghi chú Cá giống 9.000 27.000 45.000 5.000 đ/con Thức ăn 63.345 172.942 270.393 26.000 đ/kg Lao động, quản lý 16.000 16.000 16,000 Điện/nhiên liệu 8.000 16.000 24.000 Điện sục khí, thay nước Thuốc, hóa chất 5.000 10.000 15.000 Men. Vitamin. vôi Khấu hao 5.000 7.500 10.000 Máy móc, thiết bị Tổng chi phí 106.345 249.442 380.393 Giá thành 67,2 60,5 60,5 Tính trên 1 kg cá Tổng doanh thu 115.529 300.878 458.931 Lợi nhuận 9.184 51.436 78.538 Tính cho 1800 m2 Lợi nhuận 51.020 285.758 436.324 Tính cho 1 ha Tỷ suất lợi nhuận (%) 8,64 20,62 20,65 Tính trên tổng chi phí Tính trên mỗi NT có tổng diện tích nuôi 1800 m2 (đơn vị tính 1.000 đ) Hình 4. Tỷ lệ sống (%) của cá chẽm ở 3 nghiệm Hình 5. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) của cá thức. chẽm . 3.3.2. Hệ số chuyển đổi thức ăn NT1 (Bảng4). FCR của cá có khuynh hướng tăng dần từ NT1 3.5. Thảo luận đến NT2 và NT3 (lần lượt là 1,54, 1,61 và 1,65) (Hình5). Tuy nhiên, sự khác biệt về FCR giữa 3 Các yếu tố môi trường ở 3 nghiệm thức có sự nghiệm thức là không có ý nghĩa thống kê. biến động tương tự nhau theo thời gian nuôi. Sự biến động này, ngoài những quá trình sinh hóa 3.4. Hiệu quả kinh tế xảy ra trong ao nuôi, còn do tác động của thời tiết và hoạt động quản lý của con người. Theo Sự gia tăng mật độ nuôi đã làm gia tăng sản Boyd (1998), các yếu tố môi trường lý tưởng cho lượng và tổng chi phí. Tuy nhiên, giá thành lại cá nhiệt đới bao gồm nhiệt độ từ 25 - 32oC, ôxy giảm theo mật độ nuôi do tận dụng được trang hòa tan (DO) ≥ 4 mg/L, pH từ 7 – 9, ammonia thiết bị, lao động, khi mật độ nuôi tăng lên. (NH3-N) < 0,1 mg/L và độ trong từ 30 – 45 cm. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cũng gia tăng theo Theo Kungvankij & ctv. (1986), trong tự nhiên mật độ nuôi. Lợi nhuận của NT2 đạt 5,6 lần so cá chẽm là loài rộng muối (euryhaline) và di cư với NT1, và của NT3 đạt 1,5 lần so với NT2 và xuôi dòng (catadromous) - cá sinh trưởng trong 8,6 lần so NT1. Tương tự, Tỷ suất lợi nhuận của nước ngọt và di lưu ra nước mặn đẻ trứng - nên NT2 và NT3 tương đương và gấp 2,4 lần so với có thể chịu đựng được khoảng dao động của độ Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển 19(5) www.jad.hcmuaf.edu.vn
  8. Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 69 mặn rộng, từ 0 - 36%₀ và độ mặn thích hợp cho 4. Kết Luận sinh trưởng là 10 - 30%₀. Như vậy, hầu hết các yếu tố môi trường ở cả 3 nghiệm thức đều nằm Các yếu tố môi trường biến động theo thời trong khoảng thích hợp cho cá nói chung (Boyd, gian nuôi nhưng ở giới hạn thích hợp cho sự sinh 1998) và cho cá chẽm nói riêng (Kungvankij & trưởng và phát triển của cá chẽm. ctv., 1986). Chiều dài và khối lượng trung bình của cá khi Cá thí nghiệm ở cả 3 nghiệm thức có sự tăng thu hoạch ở mật độ 1 con/m2 là cao hơn so với trưởng đều đặn cả về chiều dài và khối lượng. Ưu 3 và 5 con/m2. Tuy nhiên sự khác biệt của các thế tăng trưởng về chiều dài (AL) và khối lượng chỉ tiêu sinh trưởng như tăng trưởng theo ngày (AW) của cá ở NT1 chỉ thể hiện rõ từ ngày thứ về chiều dài và khối lượng, tỷ lệ sống, và hệ số 150 và 180 cho đến cuối thí nghiệm, một cách chuyển đổi thức ăn của cá ở các NT là không rõ tương ứng; trong khi đó AL và AW của cá ở NT2 rệt. và NT3 là tương đương nhau (Bảng2 và3). Tăng Nuôi cá chẽm ở mật độ 3 và 5 con/m2 cho hiệu trưởng theo ngày về chiều dài (DLG) của cá thí quả kinh tế cao hơn so với các mật độ 1 con/m2. nghiệm ở cả 3 nghiệm thức là tương đương nhau Lợi nhuận tính trên diện tích ở mật độ 5 con/m2 từ ngày thứ 180, và tăng trưởng theo ngày về là cao nhất. khối lượng (DWG) của cá ở cả 3 nghiệm thức là Đề xuất tiến hành thử nghiệm nuôi ở những tương đương nhau trong suốt thí nghiệm. Như mật độ cao hơn (trên 5 con/m2) để xác định ảnh vậy, trong phạm vi mật độ 1 - 5 con/m2, ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và hiệu quả hưởng của mật độ đến sinh trưởng của cá thí kinh tế của hoạt động nuôi cá chẽm trong ao đất. nghiệm là không rõ rệt. Daet (2019) cũng tìm thấy mật độ không có ảnh hưởng đến sinh trưởng Tài Liệu Tham Khảo (References) của cá chẽm nuôi trong giai đặt trong cùng một ao đất. Tăng trưởng của cá trong thử nghiệm cũng Anil, M. K., Santhosh, B., Jasmine, S., Saleela, K. N., tương đương về AW và DWG nhưng thấp hơn về George, R. M., Kingsly, H. J., Unnikrishnan, C., Rao, SGR so với cá chẽm nuôi lồng của Anil & ctv. G. H., & Rao, G. S. (2010). Growth performance of the (2010). Tỷ lệ sống (SR) của cá trong thử nghiệm seabass (Lates calcarifer) in sea cage at Vizhinjam Bay along the south-west coast of India. Indian Journal of này đạt cao (88,43 – 95,57%) và hệ số chuyển đổi Fisheries 57(4), 65-69. thức ăn (FCR) đạt thấp (1,54 – 1,65), tốt hơn so với SR (66%) và FCR (2,5) của cá chẽm muôi ao Boyd, C. E. (1998). Water Quality for Pond Aquaculture. Research and Development Series No. 43. International với thức ăn viên (Hajirezaee & ctv. (2015). Center for Aquaculture and Aquatic Environments, Al- So sánh năng suất qui đổi từ thử nghiệm với abama Agricultural Experiment Station, Auburn Uni- cùng kích cỡ giống thả (8 – 10 cm), mật độ nuôi versity, Alabama. (5 con/m2) và thời gian nuôi (8 tháng) thì năng Daet, I. (2019). Study on culture of sea bass (Lates cal- suất đạt được của thử nghiệm (34,93 tấn/ha) là carifer, Bloch 1790) in hapa-in-pond environment. IOP cao hơn của các mô hình nuôi ở ĐBSCL (33,3 Conference Series: Earth and Environmental Science 230, 012115. tấn/ha) theo báo cáo nhóm tác giả Ly & ctv. (2016). Giá thành nuôi cá chẽm có khuynh hướng Do, X. V., & Dang, P. T. K. (2010). Economic analysis gia tăng theo thời gian, trung bình 42.860 đ/kg of cropping system: The case study of Cai Lay district, Tien Giang province. Can Tho University Journal of (ở Khánh Hòa) vào năm 2008 (Nguyen, 2009) lên Science 13, 113-119. trung bình 58.400đ/kg (ở ĐBSCL) vào năm 2013 (Ly & ctv., 2016) và 60.395 - 67.210 đ/kg (của thử FAO-FAD (Food and Agriculture Organization-Fisheries and Aquaculture Department). (2020). Cultured nghiệm này, 2018). Trong điều kiện thử nghiệm, Aquatic Species Information Programme - Lates cal- do lợi nhuận tăng theo mật độ nuôi (từ 51 triệu carifer (Block, 1790). đ/ha ở mật độ 1 con/m2, lên 286 triệu đ/ha ở mật độ 3 con/m2 và 436 triệu đ/ha ở mật độ 5 GAA (Global Aquaculture Alliance). (2016). Global Fish Production Data & Analysis - Global Fish Production 2 con/m ) và tỷ suất lợi nhuận ở mật độ 3 và 5 Estimates & Trends. Guangzhou, China: GAA. con/m2 tương đương nhau (21%) cao hơn mật độ 1 con/m2 (9%), nên nuôi cá chẽm ở mật độ 3 Hajirezaee, S., Ajdari, D., Matinfar, A., Aghuzbeni. S. 2 H. H., & Rafiee, G. R. (2015). A preliminary study on và 5 con/m sẽ cho hiệu quả kinh tế cao so với marine culture of Asian seabass, Lates calcarifer in the mật độ 1 con/m2. coastal earthen ponds of Gwadar region, Iran. Journal of Applied Animal Research 43(3), 309-313. www.jad.hcmuaf.edu.vn Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển 19(5)
  9. 70 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Ly, K. V., Tran, H. N., & Le, H. V. (2016). An evaluation Nguyen, S. X. B. (2009). Evaluation of socio-economic ef- on the potential development of seabass model (Lates ficiency of commercial culture of Asian seabass (Lates calcarifer) along the coastal provinces of the Mekong calcarifer) in Khanh Hoa province (Unpublished mas- Delta area. An Giang University Journal of Science ter’s thesis). Nha Trang University, Khanh Hoa, Viet- 11(3), 60-71. nam. Kungvankij, P., Pudadera, Jr. B. J., Tiro, Jr. L. B., & Potesta, I. O. (1986). Biology and Culture of Seabass (Lates calcarifer). NACA Training Manual Series No. 3. Network of Aquaculture Centers in Asia (NACA), Thailand. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển 19(5) www.jad.hcmuaf.edu.vn