Evaluating the competitiveness of nam dinh province in the context in the context 4th industrial revolution

pdf 9 trang Gia Huy 18/05/2022 2070
Bạn đang xem tài liệu "Evaluating the competitiveness of nam dinh province in the context in the context 4th industrial revolution", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfevaluating_the_competitiveness_of_nam_dinh_province_in_the_c.pdf

Nội dung text: Evaluating the competitiveness of nam dinh province in the context in the context 4th industrial revolution

  1. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 12 - 20 EVALUATING THE COMPETITIVENESS OF NAM DINH PROVINCE IN THE CONTEXT IN THE CONTEXT 4th INDUSTRIAL REVOLUTION Duong Thi Tinh* TNU - University of Economics and Business Administration ARTICLE INFO ABSTRACT Received: 04/10/2021 In the past years, under the influence of the industrial revolution 4.0, which has penetrated more and more deeply, Nam Dinh province has Revised: 18/11/2021 focused on investing to improve the province's competitiveness in the Published: 18/11/2021 new context. However, according to the evaluation and ranking results of the Provincial Competitiveness Index (PCI), Nam Dinh province has KEYWORDS low scores and unstable rankings over the years. The article used descriptive statistics and comparative methods to clarify the importance Competing capability of improving competitiveness in the new context, analyzing and Competitiveness of Nam Dinh evaluating the current situation, achieved results, limitations of Industrial revolution 4.0 improving the competitiveness of Nam Dinh province in the context of the 4.0 revolution from 2015-2020. From there, some possible solutions Economic integration are proposed to increase investment attraction and actively contribute to Attracting investment the socio-economic development of Nam Dinh province in the context of the industrial revolution 4.0. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH NAM ĐỊNH TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Dương Thị Tình Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Ngày nhận bài: 04/10/2021 Trong những năm qua, dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng thâm nhập sâu rộng, tỉnh Nam Định đã chú trọng đầu tư Ngày hoàn thiện: 18/11/2021 nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong bối cảnh mới. Tuy Ngày đăng: 18/11/2021 nhiên, theo kết quả đánh giá xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cho thấy tỉnh Nam Định có điểm số chưa cao và thứ hạng TỪ KHÓA không ổn định qua các năm, chưa có sự cải thiện và mang tính đột phá Bài viết đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp Năng lực cạnh tranh so sánh để làm rõ tầm quan trọng của nâng cao năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh tỉnh Nam trong bối cảnh mới, phân tích, đánh giá thực trạng, những kết quả đạt Định được, những hạn chế của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Nam Định trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 từ năm 2015-2020. Từ đó đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm tăng cường thu hút đầu tư và Hội nhập kinh tế góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nam Định trong bối Thu hút đầu tư cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. DOI: Email: tinhvinh@gmail.com 12 Email: jst@tnu.edu.vn
  2. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 12 - 20 1. Giới thiệu Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng, nó được coi là động lực của sự phát triển không chỉ của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp mà cả nền kinh tế nói chung. Do vậy, các nhà kinh tế, chính trị, quản lý cấp quốc gia hay khu vực (vùng) đều rất quan tâm tới vấn đề năng lực cạnh tranh (NLCT). Bên cạnh những nghiên cứu về NLCT của các quốc gia, nhiều nghiên cứu đã quan tâm tới chủ đề NLCT của các vùng hay khu vực. Dula Borozan [1] đã tổng quan nhiều nghiên cứu để đưa ra các khái niệm về năng lực cạnh tranh của vùng. Từ thực tế đơn giản là một số khu vực phát triển hơn các khu vực khác, được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc mức sống, nhiều học giả đi đến kết luận - năng lực cạnh tranh vùng là vấn đề quan trọng. Sri Juni Woro Astuti, M. Com và Dwi Wahyu Prasetyono, M. Si [0] đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của năng lực cạnh tranh, được coi là một trong những điểm đầu vào chiến lược có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, từ đó sẽ cải thiện phúc lợi của cộng đồng. Khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0 lần đầu được giới thiệu vào năm 2011 tại Triển lãm ở Hanover, theo đó, công nghiệp 4.0 đã khơi dậy sự quan tâm không chỉ của các nhà sản xuất mà còn của các nhà nghiên cứu, Kagermann và cộng sự [0] cho rằng việc triển khai khái niệm Công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực sản xuất bao hàm việc sử dụng tối đa sức mạnh của công nghệ truyền thông và các phát minh sáng tạo để kích thích sự phát triển của công nghệ sản xuất. Bal và Erkan (2019) [0] đã phân tích những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới sự phát triển kinh tế, không chỉ thay đổi cơ cấu lao động mà còn thay đổi các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh như thể chế, hệ thống tài chính, cơ sở hạ tầng, kỹ năng đổi mới, y tế, giáo dục và các biến số kinh tế vĩ mô. Trong nước cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về NLCT cấp quốc gia. Một trong những tài liệu khoa học quan trọng liên quan đến NLCT là chuỗi nghiên cứu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam, sản phẩm của sự hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) [0]. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2019) [6] đã đánh giá môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam giai đoạn 2016-2019: Kết quả, vấn đề và giải pháp, bài đã nghiên cứu thước đo và cách tiếp cận đánh giá chất lượng môi trường kinh doanh và NLCT, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện NLCT của Việt Nam giai đoạn 2016-2019. Bài báo của tác giả Nguyễn Viết Lâm năm 2014 [0] đã bàn về phương pháp xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam và đề xuất hệ thống các chỉ tiêu, yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam cùng với những phương pháp đo lường giá trị cũng như tầm quan trọng của các chỉ tiêu đó. Bên cạnh đó, đã có nhiều nghiên cứu tập trung phân tích về mô hình NLCT của ngành. Tác giả Phạm Thị Hồng Nhung (2021) [8] đã phân tích hình ảnh du lịch Quảng Yên nhằm nâng cao NLCT kết quả nghiên cứu cho thấy, Quảng Yên rất thuận lợi trong việc xây dựng hình ảnh điểm đến bởi sức hấp dẫn về tự nhiên, văn hóa, khả năng tiếp cận. Từ đó, du lịch Quảng Yên cần tập trung vào việc định vị một hình ảnh điểm đến rõ ràng, nhấn mạnh vào những giá trị tích cực và ấn tượng của du khách và tăng cường công tác quảng bá; đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất du lịch; đặc biệt phát triển sản phẩm du lịch độc đáo. Năm 2020, UBND tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Trường Chính sách Công và uản l Fulbright (thuộc Đại học Fulbright Việt Nam) đã thực hiện Đề án nhằm nâng cao Năng lực cạnh tranh tỉnh Thái Nguyên và vai trò của Sam Sung. Về phương pháp, nghiên cứu sử dụng Khung đánh giá năng lực cạnh tranh của Michael Porter, được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh địa phương ở Việt Nam [9]. Một số bài báo cũng đã nghiên cứu sâu về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân tại các địa phương [10], [0] và nghiên cứu phân tích thực trạng và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp làm cơ sở quan trọng nhằm đề xuất các giải pháp NCNL trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt [12]-[14]. Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều đổi mới và trở thành một bộ phận năng động của nền kinh tế toàn cầu, song năng lực cạnh tranh còn yếu trên nhiều mặt. Mặt khác, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng thì việc cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho 13 Email: jst@tnu.edu.vn
  3. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 12 - 20 doanh nghiệp và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao NLCT ngày càng cần thiết và có nghĩa quan trọng đối với các quốc gia. Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định, các cấp, các ngành, tổ chức thực hiện theo các văn bản của nhà nước đã ban hành nhiều kế hoạch, nghị quyết quan trọng nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh [0]. Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy tỉnh Nam Định có điểm số chưa cao và thứ hạng không ổn định qua các năm, chưa có sự cải thiện và mang tính đột phá. Năm 2015 xếp với thứ hạng 17/63 với 59,62 điểm, nhưng đến năm 2017 thứ hạng lại chỉ đạt 41/63, sang năm 2018 đã có dấu hiệu tích cực hơn ở thứ hạng 35/63 với điểm số 63,01, sang năm 2019 chỉ số PCI của tỉnh tăng 2 bậc, xếp thứ 33/63 tỉnh, thành phố với tổng số 65,09 điểm nhưng lại giảm xuống thứ hạng 45/63 trong năm 2020 với 63,10 điểm. Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của tỉnh được đặt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì chưa được đầu tư nghiên cứu. Do vậy, bài viết: “Đánh giá năng lực cạnh tranh của tỉnh Nam Định trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” sẽ làm rõ những vấn đề này và đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực tỉnh Nam Định trong bối cảnh mới. 2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: thu thập chủ yếu từ các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Nam Định trước bối cảnh 4.0 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các nguồn tài liệu từ Niên giám thống kê của Cục Thống kê tỉnh Nam Định. Các số liệu báo cáo từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định. Các số liệu báo cáo từ các địa phương trong tỉnh Nam Định và văn phòng VCCI. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: bài viết sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp từ các công trình nghiên cứu, các sách, báo và các tạp chí đã công bố. Các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh tỉnh Nam Định trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó đánh giá và đề xuất giải pháp cho vấn đề nghiên cứu. 3. Kết quả và bàn luận 3.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của tỉnh Nam Định trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghệ 4.0 ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đối với phát triển kinh tế nói chung và nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Nam Định nói riêng. UBND tỉnh Nam Định đã chủ động xây dựng nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh công nghệ hiện đại. Hệ thống chính trị các cấp của tỉnh Nam Định trong những năm qua đã rất nỗ lực trong công tác cải thiện chỉ số PCI, thực hiện theo chủ trương, kế hoạch mà tỉnh đã đặt ra [0]. 65,09 63,01 63,10 70 61,43 59,62 65 58,54 60 55 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Hình 1. Sự biến động chỉ số PCI của tỉnh Nam Định trong giai đoạn 2015 - 2020 (Nguồn: Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam VCCI, 2021) 14 Email: jst@tnu.edu.vn
  4. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 12 - 20 Quan Hình 1 có thể thấy trong giai đoạn 2015 – 2020, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của tỉnh Nam Định đã có nhiều cải thiện, đặc biệt liên tục gia tăng từ năm 2016 đến năm 2019. Kết quả cho thấy chỉ số PCI của tỉnh không ngừng gia tăng: từ số điểm 58,54 (năm 2016), tăng lên 61,43 (năm 2017), tiếp đó là 63,01 (năm 2018) và cho đến 65,09 (năm 2019). Bảng 1. Chỉ số PCI và xếp hạng PCI của tỉnh Nam Định, 2015 - 2020 Chỉ số 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Chỉ số PCI 59,62 58,54 61,43 63,01 65,09 63,10 Xếp hạng cả nước 17 30 41 35 33 40 Đồng bằng Sông Hồng 4 7 9 8 7 8 Nhóm điều hành Khá Khá TB Khá Khá TB (Nguồn: Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam VCCI, 2021) ua Bảng 1 có thể thấy, mặc dù chỉ số PCI của tỉnh Nam Định có nhiều cải thiện từ năm 2015 cho đến nay nhưng PCI của tỉnh vẫn chỉ ở nhóm điều hành loại khá (năm 2015, 2016, 2018, 2019) và trung bình (năm 2017 và 2020). Năm 2015, PCI của tỉnh Nam Định xếp thứ 17/63 tỉnh thành cả nước, xếp thứ 4/11 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH), nhưng sang năm 2016 và 2017, thứ hạng PCI lại tụt giảm mạnh liên tiếp, xếp thứ 41/63 và 9/11 (năm 2017). Đến năm 2018 và 2019, tỉnh đã có sự cải thiện về thứ hạng PCI khi xếp thứ 33/63 và 7/11 (năm 2018). Nhưng năm 2020, thứ hạng PCI của tỉnh Nam Định lại tụt giảm mạnh, xếp thứ 40/63 tỉnh thành cả nước và 8/11 tỉnh thuộc vùng ĐBSH. Để phù hợp với bối cảnh công nghệ 4.0 và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh thì 10 chỉ số thành phần phải đạt mức điểm cao, ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong quá trình điều hành và quản lý. Bảng 2. Chỉ số thành phần cấu thành trong PCI của tỉnh Nam Định STT Thành phần cấu thành 2015 2016 2017 2018 2019 2020 1 Gia nhập thị trường 8,53 8,58 7,62 6,49 8,23 8,45 2 Tiếp cận đất đai 6,32 5,75 6,50 6,95 6,28 6,58 3 Tính minh bạch 6,06 6,06 5,33 5,42 6,55 5,83 4 Chi phí thời gian 6,47 6,16 6,69 7,04 6,40 6,80 5 Chi phí không chính thức 4,95 5,48 4,62 6,97 5,80 6,26 6 Cạnh tranh bình đẳng 4,62 5,13 5,65 5,34 6,24 6,88 7 Tính năng động 4,82 5,01 4,47 6,51 6,05 5,92 8 Dịch vụ hỗ trợ DN 5,86 5,91 6,35 6,23 6,25 5,40 9 Đào tạo lao động 6,23 5,93 7,31 6,63 6,87 6,78 Thiết chế pháp l 6,00 3,86 6,73 6,64 6,71 7,03 10 PCI 59,62 58,54 61,43 63,01 65,09 63,10 Xếp hạng 17 30 41 35 33 40 (Nguồn: Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam VCCI, 2021) Nhìn vào điểm số qua bảng số liệu của từng chỉ số thành phần qua các năm trong giai đoạn 2015 – 2020 (bảng 2) cho thấy mặc dù đã có nhiều cố gắng cải thiện để phù hợp với bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 nhưng điểm số không ổn định, có gia tăng rồi lại giảm sút. Hầu hết các chỉ số PCI thành phần của tỉnh Nam Định năm 2020 chỉ đạt mức trung bình và khá. Kết quả này phản ánh những hạn chế tồn tại trong môi trường đầu tư của tỉnh Nam Định hiện nay. Chỉ số gia nhập thị trường được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu liên quan đến thủ tục đăng k thành lập doanh nghiệp và hoàn thiện các thủ tục để chính thức hoạt động. Năm 2015 và năm 2016 chỉ số này có điểm số khá tốt, đạt số điểm 8,53 và 8,58, nhưng sang năm 2018, chỉ số gia nhập thị trường giảm điểm nhiều nhất trong 10 chỉ số; so với năm 2017 giảm 1,13 điểm, hạ 17 bậc, đứng thứ 61/63 tỉnh, thành phố, do kết quả đánh giá của doanh nghiệp phải chờ hơn 3 tháng mới hoàn tất các thủ tục để chính thức hoạt động, chỉ có 55,17% doanh nghiệp đánh giá cán bộ am hiểu chuyên môn khi làm thủ tục (hoặc thay đổi) đăng k doanh nghiệp, giảm. Năm 2020 có 15 Email: jst@tnu.edu.vn
  5. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 12 - 20 sự cải thiện với 8,45 điểm vì đã có sự khởi sắc trong việc ứng xử, tạo điều kiện của cơ quan chức năng để doanh nghiệp được tham gia thị trường ngay từ khi họ bắt đầu khởi nghiệp. Chỉ số Tiếp cận đất đai trong các năm giai đoạn 2015 – 2020 có điểm số dao động trong khoảng 5,75 – 6,95, chỉ ở mức trung bình. Do vẫn còn nhiều doanh nghiệp đánh giá có nhu cầu được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không có do thủ tục hành chính rườm rà/lo ngại cán bộ nhũng nhiễu. Công tác cải cách hành chính vẫn còn bất cập, nhất là việc xây dựng các hồ sơ, thủ tục, quy trình thực hiện còn chưa kịp thời. Chỉ số Tính minh bạch được đánh giá qua việc tiếp cận thông tin của doanh nghiệp và cơ hội tham gia vào quá trình ban hành, phản biện và giám sát thực hiện chính sách; là nội dung quan trọng nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh giai đoạn 2015 – 2020 cho thấy chỉ số tính minh bạch của tỉnh Nam Định chỉ đạt mức trung bình (dao động từ 5,33 điểm đến 6,55 điểm) vẫn còn 01/12 chỉ tiêu vẫn chưa được cải thiện nhiều và tiếp tục nằm trong nhóm tỉnh, thành phố cuối bảng xếp hạng với thứ hạng thấp là Tiếp cận tài liệu quy hoạch. Điều này cho thấy doanh nghiệp tiếp cận các văn bản, thông tin về quy hoạch vẫn còn gặp khó khăn, chưa thuận lợi. Chỉ số chi phí thời gian trong giai đoạn 2015 – 2020, chỉ số này của tỉnh Nam Định chỉ đạt mức trung bình, khá, dao động từ 6,16 - 6,80 điểm. Chỉ tiêu Cán bộ nhà nước thân thiện có tăng điểm nhưng lại bị hạ thứ hạng, xếp hạng 63/63. Đây là chỉ tiêu cơ sở có xếp hạng thấp nhất. Bên cạnh đó, thời gian DN phải làm việc với thanh tra, kiểm tra thuế (24h) còn nhiều gấp 3 thời gian trung bình của cả nước (8h). Chi phí không chính thức luôn là yếu tố được các doanh nghiệp đánh giá gắt gao khi cân nhắc lựa chọn địa điểm đầu tư do việc chi trả các khoản chi phí quá lớn phải hạch toán vào giá thành sản xuất, khiến giá sản phẩm tăng cao, giảm sức cạnh tranh trên thị trường. Trong giai đoạn 2015-2020, chỉ số này dao động từ 4,95-6,97 điểm do vẫn còn 52,9% doanh nghiệp nhận định các doanh nghiệp cùng ngành thường phải trả thêm các khoản để giảm tiêu cực, nhũng nhiễu trong công tác đấu thầu. Tuy nhiên, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan phổ biến, hướng dẫn các chủ đầu tư áp dụng quy định đấu thầu qua mạng. Chỉ số cạnh tranh bình đẳng thể hiện được các hình thức ưu đãi, gây mất bình đẳng giữa các loại hình trong nước trong sân chơi kinh doanh. Trong giai đoạn 2015 – 2020, chỉ số này của tỉnh Nam Định chỉ đạt điểm số ở mức trung bình. Chính quyền tỉnh cũng đã tạo dựng được niềm tin nhất định cho cộng đồng doanh nghiệp ở những tiêu chí đảm bảo sự công bằng cho doanh nghiệp trong nước với tổng công ty, tập đoàn nhà nước hay doanh nghiệp FDI về các nguồn lực, đất đai, tín dụng Tuy nhiên, vẫn còn một số lĩnh vực chưa được cải thiện: Các doanh nghiệp đánh giá tỉnh dành những ưu ái hơn cho các doanh nghiệp FDI, tập đoàn kinh tế nhà nước. Chỉ số tính năng động trong 6 năm qua đạt ở mức trung bình, dao động từ điểm số 4,82 (năm 2015) đến cao nhất là 6,51 (năm 2018). Sự năng động của lãnh đạo địa phương cũng cực kỳ quan trọng, góp phần quyết định sự lựa chọn, phương án đầu tư và cả định hướng phát triển của doanh nghiệp trong lộ trình dài hơi. Tính linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật chưa cao; các sở, ban, ngành đã thực thi các sáng kiến, chính sách của tỉnh tương đối tốt nhưng lại chưa thực hiện tốt ở cấp huyện. Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn 2015 – 2020 có chiều hướng được cải thiện, tăng điểm từ năm 2015 (5,85 điểm) đến năm 2019 (6,25 điểm) có giảm điểm còn 5,4 điểm trong năm 2020. Mặc dù số lượng hội chợ do tỉnh tổ chức trong năm chưa được cải thiện so với các năm trước nên Nam Định nằm trong nhóm những tỉnh đứng gần cuối bảng xếp hạng. Nhưng ngày càng nhiều doanh nghiệp ưa chuộng sử dụng nhà cung cấp tư nhân và nhà cung cấp tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài cho các dịch vụ. Điều này cho thấy sự tiến bộ của các địa phương về chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao số điểm, cạnh tranh mạnh mẽ với nhau. Chỉ số Đào tạo lao động là chỉ số có nghĩa đo lường các nỗ lực của tỉnh để thúc đẩy đào tạo nghề, phát triển kỹ năng, giải quyết việc làm cho người lao động và hỗ trợ cho doanh nghiệp chủ động nhân lực, phát triển các ngành công nghiệp tại địa phương. Giai đoạn 2015-2020 dao động từ 5,93-7,31 điểm. Kết quả trên cho thấy doanh nghiệp chưa đánh giá cao chất lượng dạy nghề 16 Email: jst@tnu.edu.vn
  6. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 12 - 20 của tỉnh; Trình độ lao động của tỉnh chưa bắt kịp xu hướng công nghệ hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó còn thiếu sự liên kết giữa cơ sở đào tạo nghề và trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm với DN. Chỉ số Thiết chế pháp l và an ninh trật tự là chỉ số đo lường lòng tin của doanh nghiệp đối với hệ thống tòa án, tư pháp của tỉnh. Năm 2016 đạt 3,86 điểm do hệ thống pháp luật chưa có cơ chế giúp doanh nghiệp tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ. Tuy nhiên, năm 2020 cao nhất đạt 7,03, kết quả cho thấy tỉnh Nam Định đã cải thiện thiết chế pháp l , khôi phục niềm tin của doanh nghiệp vào toà án khi giải quyết tranh chấp có bước tiến nhất định. Nhằm cải thiện các chỉ số thành phần của tỉnh thì cải cách hành chính (CCHC) được chính quyền tỉnh Nam Định xác định là giải pháp quan trọng trong nâng cao chỉ số PCI ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, các phần mềm quản l điều hành và các webside cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, thông qua các văn bản chính sách mà UBND tỉnh Nam Định đã ban hành như: ban hành kế hoạch Nâng cao chỉ số (PCI) của tỉnh Nam Định giai đoạn 2017 – 2020 như Quyết định số 10/2017/ Đ-UBND ngày 25/4/2017 của UBND tỉnh Nam Định ban hành quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước về thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Nam Định; Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 25/9/2018 về việc ban hành Kế hoạch nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số cải cách hành chính (Par Index) tỉnh Nam Định năm 2018 và các năm tiếp theo. Thực hiện theo các chủ trương, kế hoạch này, công tác cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Chỉ số Par Index năm 2019 của tỉnh tuy tăng cả về điểm số và thứ hạng so với năm 2018 nhưng kết quả cải thiện chưa rõ rệt. Mặc dù đã được đầu tư nhiều về công nghệ phần mềm hỗ trợ thủ tục các doanh nghiệp nhanh chóng nhưng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tại tỉnh vẫn còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Hiệu quả hoạt động và chất lượng của Cổng thông tin điện tử của tỉnh cũng như Trang điện tử của các Sở, ngành, địa phương mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin về tài liệu quy hoạch (năm 2020 xếp hạng 51/63), đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho doanh nghiệp gặp khó về tiếp cận/mở rộng mặt bằng kinh doanh. Việc niêm yết công khai các loại phí, lệ phí trên các cổng thông tin điện tử chưa được doanh nghiệp đánh giá cao (năm 2020 xếp loại 61/63). Tất cả những vấn đề bất cập đang tồn tại trong môi trường đầu tư và kinh doanh của tỉnh chính là những nguyên nhân dẫn đến chỉ số PCI và các chỉ số thành phần chỉ đạt ở mức trung bình như hiện nay. Để có những cải thiện mạnh mẽ về chỉ số này trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 ngày càng sâu rộng, chính quyền tỉnh Nam Định cần thực hiện những giải pháp thiết thực, cải thiện từng chỉ tiêu cơ sở trong 10 chỉ số thành phần của PCI. 3.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh tỉnh Nam Định trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Trong giai đoạn 2015 – 2020, tỉnh Nam Định đã nỗ lực cải thiện, nâng cao chỉ số PCI và các chỉ số thành phần, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản l và điều hành, nỗ lực phát triển chính quyền điện tử. UBND tỉnh Nam Định luôn quan tâm chú trọng tới công tác nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Nam Định, chỉ số PCI từng bước được cải thiện, nếu chỉ số PCI chỉ đạt điểm số 58,54 trong năm 2016, thì chỉ số đã được cải thiện nhiều, năm 2020 đạt số điểm là 63,1. Trong 10 chỉ số thành phần thì đã có nhiều chỉ số tăng qua các năm trong giai đoạn 2015-2020 như: Chi phí thời gian; Chi phí không chính thức; Cạnh tranh bình đẳng; Thiết chế pháp l ; Tiếp cận đất đai; Chỉ số gia nhập thị trường. Điều đó thể hiện rằng nhận định và có cách quản l phù hợp với bối cảnh sẽ tạo cơ sở tốt để tiếp tục cải thiện điểm số trong thời gian tới. Tuy nhiên, so với tiềm năng đầu tư và phát triển kinh tế xã hội thì chỉ số PCI của tỉnh Nam Định trong giai đoạn 2015-2020 đạt mức xếp hạng thấp so với các địa phương khác trên cả nước, ảnh hưởng rất lớn tới niềm tin của các doanh nghiệp vào chính quyền tỉnh và khó khăn trong công tác thu hút đầu tư phát triển. Nhiều chỉ số thành phần tăng giảm không ổn định qua các năm 17 Email: jst@tnu.edu.vn
  7. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 12 - 20 và có chỉ số đạt mức thấp như: chỉ số Tính minh bạch; Tính năng động; Dịch vụ hỗ trợ DN; Đào tạo lao động; Thiết chế pháp lý. Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tại tỉnh vẫn còn hạn chế về số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng các dịch vụ. Cổng thông tin điện tử của tỉnh cũng như Trang điện tử của các Sở, ngành, địa phương chưa đảm bảo hiệu quả hoạt động cao. Chất lượng giáo dục dạy nghề của tỉnh chưa bắt kịp xu hướng công nghệ hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 do vậy chất lượng lao động tại địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp khiến doanh nghiệp phải chi phí ngày càng nhiều cho công tác đào tạo lao động. Công tác quản lý điều hành còn tồn tại nhiều bất cập. 3.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Nam Định trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Tăng cường cải thiện nâng điểm cho 10 chỉ số thành phần. UBND tỉnh Nam Định cần chỉ đạo các sở, ban, ngành, các địa phương đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính. Nâng cao trách nhiệm, thái độ ứng xử làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm việc với nhà đầu tư, doanh nghiệp. Chấn chỉnh công tác thanh, kiểm tra doanh nghiệp. Tăng cường kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ để kịp thời phát hiện, xử l , ngăn chặn có hiệu quả tình trạng “tham nhũng vặt”, nhũng nhiễu, gây phiền hà doanh nghiệp của một bộ phận cán bộ, công chức, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai. Tránh trình trạng có sự thiên vị trong các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt chính quyền các cấp đang có xu hướng ưu tiên, quan tâm tới khu vực FDI hơn. Đánh giá những thay đổi về xu hướng việc làm và ngành nghề đào tạo trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để kịp thời điều chỉnh công tác giải quyết việc làm, giáo dục nghề nghiệp theo sự thay đổi của thị trường lao động. Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của năng lực cạnh tranh trong khi bối cảnh 4.0 ngày càng phát triển sâu rộng, đi trước đón đầu công nghệ để không bị lạc hậu, kém hiệu quả trong quản l và điều hành nền kinh tế. Nâng cao thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu trong thực thi công vụ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, kịp thời phát hiện và xử l nghiêm tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc đối với người dân và doanh nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hóa các hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Hoàn thành kết nối liên thông Hệ thống quản l văn bản điện tử với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương khác. Tiếp tục triển khai xây dựng chính quyền điện tử; duy trì áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 vào các hoạt động quản l nhà nước tại các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố Nam Định. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch với người nộp thuế. Tổ chức thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC). Duy trì tốt và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm phục vụ Hành chính công của tỉnh, Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp. Tăng cường công tác phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, các địa phương và đơn vị trong tỉnh trong việc giải quyết các TTHC cho người dân và doanh nghiệp. Các Sở, ngành, địa phương tổ chức tự đánh giá chấm điểm xác định Chỉ số cải cách hành chính hàng năm để xác định những mặt mạnh và hạn chế trong công tác CCHC. Định kỳ tổ chức hội nghị đánh giá, phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số CCHC tỉnh Nam Định và giao nhiệm vụ cho từng cơ quan, đơn vị tham mưu, tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để nâng cao chỉ số PCI, chỉ số Par Index. Xây dựng nền công vụ hiện đại nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thật sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định. Tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp thông qua triển khai sáng tạo, hiệu quả các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp. Lãnh đạo các Sở, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Nam 18 Email: jst@tnu.edu.vn
  8. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 12 - 20 Định chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định về giải trình và giải quyết kiến nghị của nhà đầu tư, doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng đối thoại doanh nghiệp theo hướng thiết thực và hiệu quả từ cấp tỉnh đến cấp Sở, ngành và địa phương. Phổ biến kịp thời và hướng dẫn triển khai các thông tin, chính sách mới, các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh; hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với doanh nghiệp, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực Tăng cường hoạt động của Tổ công tác kiểm tra, đảm bảo các chủ trương, chính sách của tỉnh Nam Định về nâng cao chỉ số PCI tỉnh Nam Định được thực hiện tốt ở cấp Sở, ngành và cấp huyện, xã, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của hệ thống chính quyền tỉnh Nam Định. 4. Kết luận Bài viết đã làm rõ được tầm quan trọng của nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đã phân tích được thực trạng năng lực cạnh tranh tỉnh Nam Định trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 thông qua kết quả xếp hạng về chỉ số PCI công bố hàng năm và kết quả tăng giảm của 10 chỉ số thành phần. Từ kết quả phân tích thực trạng tác giả đánh giá những kết quả đạt được, phân tích những hạn chế tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Nam Định trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0. Từ đó đề xuất một số giải pháp: Tích cực nâng cao 10 chỉ số thành phần; nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh 4.0 ngày càng thâm nhập sâu rộng; cải cách thủ tục hành chính; phát triển chính quyền điện tử; tăng cường thu hút đầu tư; tổ chức tốt thanh tra giám sát trong công tác nâng cao chỉ số PCI hàng năm, đáp ứng những yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1] Quin, J.; Liu, Y.; Grosvenor, R. (2016). A Categorical Framework of Manufacturing for Industry 4.0 and Beyond. Procedia CIRP , No.52, pp. 173–178, 2016. [2] S. J. W. Astuti, M. Com, D. W. Prasetyono, and M. Si, “Inovation Development To Increase Local Competitiveness (Case in Mojokerto),” IAPA Annual Conference, UNIMA Manado, Indonesia, 2015. [3] H. Kagermann, J. Helbig, A. Hellinger, and Wahlster, Recommendations for Implementing the Strategic Initiative INDUSTRIE 4.0: Securing the Future of German Manufacturing Industry, Final Report of the Industrie 4.0 Working Group, Forschungsunion: Berlin, Germany, pp. 19-26, 2013. [4] H. Cebi Bal and C. Erkan, “Industry 4.0 and Competitiveness,” 3rd World Conference on Technology, Innovation and Entrepreneurship (WOCTINE), Procedia Computer Science, vol. 158, pp. 625-631, 2019. [5] Vietnam Chamber of Commerce and Industry (VCCI), United States Agency for International Development in Vietnam (USAID), Vietnam's Provincial Competitiveness Index, Hanoi, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020. [6] Central Institu for Economic Management, Business environment and competitiveness of Vietnam in the period 2016-2019: Results, problems and solutions. Publishing House Youth, Hanoi, 2019. [7] V. L. Nguyen, “Discussing methods to determine the competitiveness of Vietnamese enterprises,” Economic and Development Magazine, no. 206, pp. 47-53, 2014. [8] N. H. T. Pham, “Analyzing the image of uang Yen tourist destination in order to improve competitiveness,” TNU Journal of Science and Technology, vol. 226, no. 08, pp. 45-53, 2021. [9] People's Committee of Thai Nguyen province, Fulbright School of Public Policy and Management, Project on Improving Competitiveness of Thai Nguyen Province and the Role of Sam Sung, Thainguyen, 2020. [10] P. N. Nguyen, “Enhancing enterprise’s dynamic capabilities: An empirical study in the Tourism sector,” Economic and Development Magazine, no. 225(II), pp. 99-107, March 2016. [11] T. V. A. Pham, “Solutions to improve the competitiveness of enterprises in integration,” Financial Magazine online, no. 1, pp. 1-6, June 2020. [12] M. L. Dang, “Faculty of Business Administration - Ho Chi Minh City University of Technology, “Factors affecting the competitiveness of small and medium – sized enterprises in Binh Duong Province,” Indutry and trade Magazine, no. 17, pp. 1-11, July 2021. [13] T. H. Nguyen, “Factor affecting the competitiveness of small and medium enterprises: The case of Kien Giang provin,” Economic and Development Magazine, no. 278, pp. 61-70, 2020. [14] T. N. Huynh and H. L. La, “Internal factors affecting the competitiveness of private economic enterprises in Can Tho city,” Can Tho University Journal of Science, no. 36d, pp. 72-80, 2015. 19 Email: jst@tnu.edu.vn
  9. TNU Journal of Science and Technology 226(18): 12 - 20 [15] People's Committee of Nam Dinh province, The implementation plan of the Government's Resolution No. 02/NQ-CP dated January 1, 2019 on continuing to perform the main tasks and solutions to improve the business environment and enhance the national competitiveness in the year 2019 and orientation to 2021 of Nam Dinh province. No. 25/ KH-UBND, February 26, 2019. [16] T. T. Duong and T. T. H. Nguyen, “A Comparative Study of the Competitiveness of Nam Dinh Province in the Red River Delta Region of Vietnam,” European Journal of Business and Management Research, vol. 6, pp. 321-331, August 2021, doi: [Online]. Available: www.ejbmr.org. [Accessed September 15, 2021]. 20 Email: jst@tnu.edu.vn