EVFTA với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam: Cơ hội hay thách thức

pdf 16 trang Gia Huy 18/05/2022 2520
Bạn đang xem tài liệu "EVFTA với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam: Cơ hội hay thách thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfevfta_voi_xuat_khau_hang_det_may_viet_nam_co_hoi_hay_thach_t.pdf

Nội dung text: EVFTA với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam: Cơ hội hay thách thức

  1. EVFTA VỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM: CƠ HỘI HAY THÁCH THỨC TS. Nguyễn Thị Liên Hương1 Tóm tắt: Sản phẩm dệt may luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong thời gian qua. EU cũng là một trong những thị trường chính nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. EVFTA có hiệu lực sẽ có tác động không nhỏ tới xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU. Đó không chỉ là những cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam mà còn là không ít những thách thức. Vậy, chúng ta phải làm gì để có thể tận dụng được những cơ hội và đối mặt với những thách thức này để đẩy mạnh được xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU như kỳ vọng khi đàm phán và ký kết Hiệp định EVFTA. Từ khóa: EVFTA, hàng dệt may, xuất khẩu, thời cơ, thách thức. 1. GIỚI THIỆU Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ 1/8/2020, mở ra cơ hội lớn chưa từng có cho hàng hóa Việt Nam vào thị trường gần 500 triệu dân EU. Hiệp định này được kỳ vọng sẽ tạo ra một “cú huých” lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, trong đó, dệt may là một trong những ngành được đánh giá sẽ được hưởng lợi nhiều từ EVFTA. Theo dự báo của Bộ Công Thương thì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam vào thị trường EU sẽ tăng nhanh với mức khoảng 67% đến năm 2025 so với không có Hiệp định EVFTA. Về sản lượng, nhìn chung EVFTA có tác động tích cực tới sản lượng ngành dệt may Việt Nam với tốc độ tăng 6% (với ngành dệt) và 14% (với ngành may) vào năm 2030. Hiệp định EVFTA luôn được nhấn mạnh sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam chiếm lợi thế và bứt phá trong xuất khẩu, nhưng để được hưởng lợi thế về mức thuế suất ưu đãi, ngành này cũng sẽ phải vượt qua nhiều thách thức, đó chính là những điều kiện đi kèm các ưu đãi, trong đó thách thức lớn nhất chính là vấn đề quy tắc xuất xứ. Vì vậy, đối với ngành dệt may Việt Nam, cơ hội lớn này sẽ không dễ được tận dụng khi bài toán nguyên liệu vẫn còn là câu hỏi đau đầu cần phải đi tìm lời giải. 2. THỊ TRƯỜNG EU VÀ TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG EU Thị trường EU hiện bao gồm 27 quốc gia, là thị trường rộng lớn với quy mô gần 500 triệu dân, GDP đạt 18.292 USD năm 2019, chiếm 22% GDP toàn cầu và gần 50% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may trên toàn thế giới. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của EU khoảng 250 tỷ USD/năm. Tuy nhiên trong số đó, các nước thành viên EU tự cung cấp, xuất khẩu sang các thị trường của nhau chiếm đến 35– 40%. Phần còn lại khoảng 150 tỷ USD nhập khẩu dệt may là từ các quốc gia ngoài EU, trong đó Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 2%. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU năm 2019 đạt gần 5,5 tỷ USD, chiếm thị phần 2,2%, xấp xỉ thị phần của Campuchia, đứng sau Trung Quốc, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Pakistan. Lý do một phần do Bangladesh, Pakistan, Campuchia đều được miễn thuế hoặc hưởng 1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email: huongnltmai@neu.edu.vn, huongnl1974@yahoo.com.vn. 736
  2. thuế suất 0% khi xuất khẩu vào EU trong khi Việt Nam chịu thuế suất GSP 9,6% cùng với điều kiện xuất xứ phức tạp hơn các quốc gia cạnh tranh. Tuy nhiên, tình hình có thể được cải thiện khi Hiệp định EVFTA được thực thi. Với quy mô nhập khẩu hàng dệt may hàng năm trên dưới 250 tỷ USD, Liên minh châu Âu (EU) đang là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Vì vậy, cơ hội để ngành dệt may Việt Nam tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU đến từ Hiệp định EVFTA là rất có triển vọng. Tại hội nghị trực tuyến “Triển khai Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU” diễn ra vào đầu tháng 8/2020, Bộ Công Thương cũng đã phân tích rõ, với Hiệp định EVFTA, 100% các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ được giảm thuế nhập khẩu về 0% sau tối đa 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực. Cụ thể, thống kê của Bộ Công Thương cũng cho thấy, đối với mặt hàng dệt may, EU sẽ xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sau 5 năm và 22,7% kim ngạch còn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm. Những lợi thế này đang tạo nhiều hứng khởi cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Bảng 1. Thị phần của các quốc gia xuất khẩu hàng dệt may trên thị trường EU từ năm 2015 đến 2019 Đơn vị tính 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng KNNK của EU Nghìn USD 211.123.115 219.348.922 232.051.607 251.867.181 245.887.684 Từ EU Nghìn USD 83.936.442 87.570.639 91.752.125 98.438.152 95.425.153 Tỷ trọng % 39,8 39,9 39,5 39,1 38,8 Trung Quốc Nghìn USD 44.629.850 43.758.765 45.733.324 48.651.072 47.046.862 Tỷ trọng % 21,1 19,9 19,7 19,3 19,1 Bangladesh Nghìn USD 15.945.026 18.042.045 19.207.804 21.994.726 22.404.207 Tỷ trọng % 7,6 8,2 8,3 8,7 9,1 Thổ Nhĩ Kỳ Nghìn USD 15.360.258 16.095.723 16.654.207 17.816.322 17.347.124 Tỷ trọng % 7,3 7,3 7,2 7,1 7,1 Ấn Độ Nghìn USD 7.921.669 8.247.202 8.687.463 9.254.780 8.541.986 Tỷ trọng % 3,8 3,8 3,7 3,7 3,5 Pakistan Nghìn USD 4.608.771 5.104.045 5.832.274 6.180.200 6.237.439 Tỷ trọng % 2,2 2,3 2,5 2,5 2,5 Việt Nam Nghìn USD 3.694.626 3.987.152 4.396.879 5.161.681 5.478.948 Tỷ trọng 1,7 1,8 1,9 2,0% 2,2 Campuchia Nghìn USD 3.255.618 4.079.292 4.727.921 5.381.521 5.151.562 Tỷ trọng % 1,5 1,9 2,0 2,1 2,1 Nguồn: trademap.org Thuế suất giảm về 0% trong vòng 7 năm, có cơ hội gia tăng thị phần tại thị trường có quy mô 250 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu mỗi năm là lợi ích vô cùng hấp dẫn của EVFTA mang lại cho dệt may Việt Nam. Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã đưa ra dự báo con số xuất khẩu tăng thêm của dệt may Việt Nam vào EU, trong đó, năm 2020 là 157 triệu USD, năm 2021 là 342 triệu USD, năm 2022 là 527 triệu USD, và 1,041 tỷ USD vào năm 2025. 737
  3. Cùng với lợi ích về xóa bỏ thuế quan, EVFTA với quy tắc xuất xứ yêu cầu “từ vải” kết hợp với yêu cầu “từ sợi trở đi” của Hiệp định CPTPP sẽ tiếp tục thúc đẩy việc hình thành chuỗi sản xuất khép kín từ thượng nguồn đến cắt may thành phẩm, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành và giảm dần phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên phụ liệu bên ngoài. Kỳ vọng với Hiệp định EVFTA, dệt may Việt Nam sang EU sẽ tăng gấp đôi thị phần sau 5 năm, chiếm khoảng 5%, kim ngạch xuất khẩu đạt mức 2 con số. 3. EVFTA VÀ CÁC CAM KẾT ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY EVFTA là hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) thế hệ mới có tiêu chuẩn cao, toàn diện và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó cũng đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên. Hiệp định này được khởi động và kết thúc đàm phán trong bối cảnh quan hệ song phương giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế – thương mại. EVFTA đã được hình thành qua các mốc thời gian chính sau: – Tháng 10/2010: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch EU chính thức đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA. – Tháng 6/2012: Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA. – Tháng 12/2015: Kết thúc đàm phán và bắt đầu rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định. – Tháng 6/2017: Hoàn thành rà soát pháp lý ở cấp kỹ thuật. – Tháng 9/2017: EU đề xuất Việt Nam tách EVFTA thành hai hiệp định riêng biệt là Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) – Tháng 6/2018: Việt Nam và EU đã chính thức thống nhất việc tách riêng EVFTA thành hai hiệp định (EVFTA và IPA); chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định IPA. – Tháng 8/2018: Hoàn tất rà soát pháp lý Hiệp định IPA. – Ngày 17/10/2018: Ủy ban châu Âu đã chính thức thông qua EVFTA và IPA. – Ngày 25/6/2019: Hội đồng châu Âu đã phê duyệt cho phép ký Hiệp định. – Ngày 30/6/2019: Việt Nam và EU chính thức ký kết EVFTA và IPA. – Ngày 21/1/2020: Ủy ban Thương mại Quốc tế Liên minh châu Âu thông qua khuyến nghị phê chuẩn EVFTA. – Ngày 30/3/2020: Hội đồng châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA. – Ngày 8/6/2020: Quốc hội Việt Nam chính thức phê chuẩn Hiệp định EVFTA và IPA. – Ngày 01/8/2020: Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực thi hành. Hiệp định EVFTA gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo, với các nội dung chính: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý – thể chế. 738
  4. Các cam kết trong EVFTA đối với hàng dệt may Việt Nam: * Cam kết về thuế quan Trong EVFTA, EU cam kết dành ưu đãi thuế nhập khẩu cho hàng dệt may Việt Nam. Cụ thể là: – Có đến 42,5% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi EVFTA có hiệu lực, số còn lại sẽ được loại bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình từ 3 đến 7 năm, cùng với áp dụng cơ chế phòng vệ ngưỡng. – Xóa bỏ thuế nhập khẩu cho các loại nguyên phụ liệu dệt may (thuộc các Chương 50–59 trong biểu thuế); và một số ít loại trong các nhóm sản phẩm may mặc thuộc Chương 61–62 trong biểu thuế (như bộ đồ vest hoàn chỉnh, đồ ngủ nữ, áo len trẻ em, đồ bơi, chăn, rèm cửa, túi xách hoặc túi đựng bằng vải ) ngay khi Hiệp định có hiệu lực. – Xóa bỏ dần thuế nhập khẩu từ mức thuế MFN (trung bình là 12% hiện nay) xuống 0% trong thời gian từ 3 đến 7 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực đối với phần lớn các sản phẩm may mặc và sản phẩm tương tự thuộc Chương 61, 62 trong biểu thuế. * Cam kết về quy tắc xuất xứ (ROO) Để được hưởng ưu đãi thuế quan từ EVFTA, trong Nghị định thư số 1 và Chương 4 của Hiệp định có quy định về các điều kiện quy tắc xuất xứ mà hàng hóa phải tuân thủ. Theo đó, hàng hóa phải đáp ứng được các quy tắc xuất xứ chung của Hiệp định. Cụ thể, hàng hóa được coi là có xuất xứ tại một bên (Việt Nam hoặc EU) nếu: – Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một bên; hoặc – Được sản xuất tại một hay hai bên từ những nguyên liệu xuất xứ từ một hay hai bên; hoặc – Được sản xuất tại một bên từ những nguyên liệu không có xuất xứ nhưng đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc cụ thể mặt hàng (phụ lục 3 của Hiệp định). Bên cạnh đó, trong Hiệp định còn đề cập đến một số quy tắc khác như: quy tắc cộng gộp, quy tắc Deminimis (10%), quy tắc chủ đạo, quy tắc công đoạn gia công đơn giản, Đối với sản phẩm hàng dệt may, ngoài các quy tắc xuất xứ chung (tương tự như với tất cả các hàng hóa khác như trên) thì còn có cả các quy tắc riêng áp dụng cho nhóm sản phẩm này. Quy tắc riêng được áp dụng trong trường hợp sản phẩm dệt may sử dụng một phần nguyên liệu không xuất xứ. Theo EVFTA quy tắc xuất xứ được thể hiện dưới dạng “quy trình sản xuất cụ thể” không phải quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa CTC như Hiệp định CPTPP và các FTA đã ký, về cơ bản tương tự quy tắc xuất xứ doanh nghiệp đang áp dụng hưởng GSP hiện tại. Quy tắc xuất xứ phổ biến đối với sản phẩm dệt may trong EVFTA là tiêu chí hai công đoạn, hay còn gọi là “từ vải trở đi”. Cụ thể, để sản phẩm may mặc được coi là có xuất xứ theo EVFTA thì: – Vải sử dụng để tạo thành sản phẩm phải có xuất xứ Việt Nam/EU; – Việc cắt, may phải được thực hiện tại Việt Nam hoặc EU. Tuy nhiên, EVFTA có cam kết linh hoạt về quy tắc xuất xứ cộng gộp. EVFTA cho phép doanh nghiệp Việt Nam sử dụng vải của: Hàn Quốc hoặc một nước thứ ba mà hai bên cùng ký FTA (Nhật Bản hoặc một nước nào đó trong tương lai cùng ký FTA), hoặc ASEAN với điều kiện thuế ưu đãi áp dụng cho mặt hàng đó cao hơn cho mặt hàng tương tự của quốc gia ASEAN tham gia cộng gộp. * Biện pháp phòng vệ ngưỡng Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa (thông qua thuế quan) của EU dành cho Việt Nam có quy định về vấn đề áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng (Trigger) đối với một số loại hàng hóa (điều 2.10 739
  5. của Hiệp định), trong đó có hàng dệt may. Biện pháp này vừa giống với hạn ngạch thuế quan (vì có ngưỡng giới hạn về số lượng), vừa giống với phòng vệ (vì có thủ tục tham vấn đánh giá về khả năng gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu và có biện pháp hạn chế nhập khẩu). Theo như cam kết, phía EU có thể áp dụng biện pháp này đối với 180 dòng thuế hàng hóa thuộc các nhóm dệt may trong Phụ lục 2 của Hiệp định. Đối với mỗi dòng hàng hóa, mỗi năm sẽ áp dụng một ngưỡng xác định (đã được thông báo trước), nếu vượt quá, EU sẽ lập tức thông báo bằng văn bản gửi tới phía Việt Nam. Hàng hóa sẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan từ EVFTA trong thời gian áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng. Thông thường quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực áp dụng từ 6–9 tháng tùy vào mức độ khối lượng nhập khẩu vượt ngưỡng. * Cam kết về hàng rào kỹ thuật TBT Hiệp định bao gồm chủ yếu các những cam kết chung về hợp tác, minh bạch hóa ở lĩnh vực hàng rào kỹ thuật (TBT), trong đó một số cam kết có thể ảnh hưởng tới hàng dệt may, đó là: – Các cam kết về ghi nhãn hàng hóa; – Hợp tác trong việc công nhận các quy trình đánh giá sự phù hợp của mỗi bên; – Hậu kiểm. 4. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG EU KHI THỰC THI EVFTA 4.1. Cơ hội đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU * Ưu đãi thuế quan Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU đang có những tác động nhất định đến tầm nhìn dài hạn của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, với định hướng phát triển bền vững ngành dệt may. EVFTA sẽ có tác động tích cực đến dệt may Việt Nam trong dài hạn do cắt giảm mạnh thuế quan. Rõ ràng cuộc cạnh tranh trong nhóm các nước đang phát triển xuất khẩu vào EU là khá quyết liệt, việc áp dụng các chế độ ưu đãi thuế quan GSP+ và EBA giúp các quốc gia được hưởng có lợi thế cạnh tranh lớn về giá so với Việt Nam. Nhưng khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, có tới 42,5% số dòng thuế được áp dụng đối với ngành hàng này sẽ được xóa bỏ ngay, số còn lại sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình từ 3 đến 7 năm. Như vậy, lợi thế cạnh tranh về thuế của các quốc gia như Bangladesh, Campuchia, Pakistan sẽ không còn trong thời gian tới. Điều đó sẽ giúp dệt may Việt Nam tăng cơ hội cạnh tranh với các sản phẩm đang được hưởng chế độ ưu đãi thuế từ ba quốc gia này. Việc cắt giảm thuế khiến chi phí sản xuất và chi phí xuất khẩu giảm cũng góp phần tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU. Đây cũng chính là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện chất lượng hàng hóa, dịch vụ và phát triển sản xuất, bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới, từ đó tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. * Mở rộng thị trường xuất khẩu Mặc dù Anh đã chính thức rút khỏi EU nhưng thị trường EU vẫn cho thấy sự rộng lớn và sức hấp dẫn trong việc thúc xuất khẩu sang thị trường này. Chi phí mua sắm hàng may mặc ở EU rất cao và có sự đa dạng trong tiêu thụ sản phẩm. Trong bốn nhóm hàng may mặc tiêu thụ tại EU, hàng thiết kế cao cấp chiếm gần 5%, hàng sản xuất theo xu hướng thời trang chiếm trên 30%, hàng xu hướng theo mùa 45%, hàng giá rẻ, đáp ứng số đông chiếm 17%. Trong khi đó, tuy giá trị xuất khẩu sang EU cao, nhưng 740
  6. thị phần của sản phẩm dệt may Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của EU còn khá khiêm tốn và mới đáp ứng được phân khúc hàng tiêu thụ theo mùa và giá rẻ. Như vậy, tiềm năng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường này còn rất lớn. EVFTA có hiệu lực là cơ hội để xuất khẩu hàng dệt may sang EU tiếp tục tăng trưởng cao hơn, xâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường này cũng như tiếp cận nhiều phân khúc thị trường hơn. Điều này lại tiếp thêm động lực cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, chú trọng chất lượng với đa dạng các mặt hàng dệt may. * Cơ hội phát triển các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành dệt may Quá trình tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và sự mở rộng thị trường, giảm thuế mạnh, từ EVFTA sẽ giúp Việt Nam trở thành một trong những địa chỉ hấp dẫn về đầu tư, từ đó các doanh nghiệp có thể thu hút được dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với giá trị lớn hơn, có được kinh nghiệm quản lý điều hành và nhận chuyển giao công nghệ hiện đại từ các tập đoàn lớn nước ngoài. Tham gia EVFTA giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi giá trị khu vực, hạn chế sự phụ thuộc vào một số thị trường, đặc biệt là sự phụ thuộc vào Trung Quốc hiện nay. Từ đó, doanh nghiệp Việt Nam có thêm nguồn lực mạnh mẽ về vốn, về công nghệ, để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may ra thị trường thế giới. Đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung kéo dài cùng với sự bùng phát của đại dịch Covid–19 ở Trung Quốc đã dẫn đến xu hướng chuyển dịch của các doanh nghiệp dệt may nước ngoài đang đầu tư tại Trung Quốc nhằm tránh những tác động tiêu cực. Nếu tính đến các nhân tố như cơ hội thị trường, chiến lược nguồn cung thay thế lẫn chi phí sản xuất thì Việt Nam được coi là điểm đến hấp dẫn đang được các doanh nghiệp nước ngoài hướng đến, nhất là các doanh nghiệp EU, do sức hấp dẫn từ các ưu đãi của EVFTA mang lại. Chính vì vậy, ngành Dệt may Việt Nam đang có nhiều cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư, nguồn khách hàng, cũng như gia tăng cơ hội việc làm cho người lao động. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang cố gắng giải quyết bài toán nguồn gốc xuất xứ để được hưởng những ưu đãi từ Hiệp định, những yêu cầu cao về quy tắc xuất xứ trong EVFTA cũng như trong nhiều FTA khác là động cơ để thu hút đầu tư vào ngành dệt, nhuộm đảm bảo những điều kiện về bảo vệ môi trường. Họ sẽ xem xét đến việc dịch chuyển sản xuất, chuyển giao công nghệ, đầu tư chuỗi cung ứng hoàn thiện nhằm thúc đẩy xuất khẩu, tận dụng các cơ hội từ Hiệp định mang lại. Việc này giúp sản xuất nguyên phụ liệu và chuỗi cung ứng dệt may của Việt Nam hoàn thiện hơn, không còn phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, thay vào đó sẽ dựa nhiều hơn vào chuỗi cung ứng trong nước để khắc phục các hạn chế của quy tắc xuất xứ. Các doanh nghiệp trong nước sẽ có thêm cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, khuyến khích phát triển xuất khẩu ở khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. * Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam Việc ký kết và thực thi EVFTA cùng với lộ trình giảm thuế xuất nhập khẩu xuống còn 0% giúp ngành dệt may Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh về giá cả sản phẩm. Việc giảm thuế giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm cơ hội mới để mở rộng việc cung cấp các sản phẩm vào thị trường các quốc gia thành viên EU. Ngược lại, việc giảm thuế nhập khẩu cho các sản phẩm vào Việt Nam cũng sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm đối tác mới, đa dạng hóa các chủng loại hàng hóa để mở rộng quy mô hàng hóa cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Điều này cũng buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể chiến thắng được trên chính “sân nhà”. Hiệp định EVFTA tạo ra một “sân chơi” công bằng, minh bạch, là cơ sở để các doanh nghiệp có định hướng phát triển bền vững. Tham gia EVFTA là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh 741
  7. tranh, cải thiện chất lượng hàng hóa, dịch vụ và phát triển sản xuất, bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới, từ đó tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. 4.2. Thách thức đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU Bên cạnh những cơ hội rộng mở, ngành Dệt may Việt Nam cũng cần phải vượt qua không ít thách thức để có thể tận dụng được những ưu đãi lớn từ thị trường EU rộng lớn. Các thách thức xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU khi EVFTA có hiệu lực, chủ yếu thuộc các khía cạnh sau: * Ưu đãi thuế quan Trước khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam đang được hưởng lợi từ chương trình Ưu đãi thuế quan phổ cập chung (GSP) của EU dành cho các nước đang phát triển, với mức thuế suất ưu đãi là 9,6% đối với một số dòng thuế hạn chế. Sau khi EVFTA có hiệu lực, mức thuế suất theo Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) sẽ tự động thay thế mức thuế suất theo GSP. Theo đó, thuế suất cơ sở trong EVFTA cho hàng dệt may là 12%. Từ mức thuế này các mặt hàng sẽ về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc xuống 0% trong 3–7 năm sau khi EVFTA có hiệu lực. Trong khi đó những sản phẩm sẽ được giảm thuế ngay lập tức lại không phải là hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU. Trong những năm đầu, chỉ các nhà xuất khẩu nguyên liệu dệt (vải, sợi, len ) sang EU (hiện chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU) sẽ hưởng lợi ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Điều đó có nghĩa là tuy lợi ích từ ưu đãi thuế của EVFTA đem lại là vượt trội so với cơ chế GSP ta đang được hưởng, nhưng trong 1, 2 năm đầu triển khai EVFTA, hầu hết các sản phẩm dệt may trong nước sẽ không được hưởng lợi từ EVFTA, bởi vì mức thuế suất theo MFN cho các sản phẩm này thực tế cao hơn mức thuế suất theo GSP là 9,6% như hiện nay. Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vinatex), trong các mặt hàng xuất khẩu đi EU, hàng thuộc nhóm B5 và B7 chiếm tới 76% kim ngạch xuất khẩu, cụ thể: Bảng 2. Kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng dệt may sang EU Kim ngạch XK Tỷ trọng Nhóm (triệu USD) (%) Nhóm A 802,6 18 (thuế về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực) Nhóm B3 254,8 5,7 (thuế giảm 3%/năm, về 0% sau 3 năm) Nhóm B5 55,7 2480,7 (thuế giảm 2%/năm, về 0% sau 5 năm, năm đầu ở mức 10%) Nhóm B7 920,9 20,7 (thuế giảm 1,5%/năm, về 0% sau 7 năm, năm đầu ở mức 10,5%) Nguồn: Số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam Với EVFTA, khoảng 77% kim ngạch xuất khẩu sẽ về 0% sau 5 năm, trong đó chỉ khoảng 18% kim ngạch xuất khẩu về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Còn lại khoảng 23% kim ngạch xuất khẩu về 0% sau 7 năm. Trong Top 10 nhóm mặt hàng xuất khẩu lớn nhất đi EU, chiếm 72% tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU, 76% kim ngạch xuất khẩu (thuộc nhóm B5 và B7) năm đầu khi Hiệp định có hiệu lực thuế sẽ bị đẩy cao hơn GSP đang hưởng, cụ thể: 742
  8. Bảng 3. Lộ trình giảm thuế theo EVFTA cho TOP 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất đi EU GSP đang Lộ trình HS Mô tả 2020 2021 2022 2023 được EVFTA hưởng Áo khoác ngoài, áo choàng cho nam giới hoặc trẻ B7 (– 9,6% 10,5% 9% 7,5% 6% 6201 em trai 1,5%/năm) trừ 6201.93 Loại khác – Từ sợi nhân tạo B5 (–2%/năm) 10 8 6 4 Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, blazer Đa số là A 9,6% 0 0 0 0 cho phụ nữ hoặc trẻ em gái (0% ngay) trừ 6204.13 Bộ com-lê từ sợi tổng hợp 6204 Áo jacket/blazer từ bông/sợi tổng B5 (–2%/năm) 10 8 6 4 6204.32/33 hợp Áo jacket/blazer từ các vật liệu dệt 6204.39 B3 (–3%/năm) 9 6 3 0 khác Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, blazer Đa số là B5 9,6% 10 8 6 4 cho nam giới hoặc trẻ em trai (–2%/năm) Bộ com-lê từ bông/xơ tái tạo/vật Trừ 6203.19 0 0 0 0 liệu dệt khác A (0% ngay) 6203 6203.31 Áo jacket/blazer từ len 6203.49 Quần từ xơ tái tạo B3 (–3%/năm) 9 6 3 0 B7 (– 6203.11/12 Bộ com-lê từ len/sợi tổng hợp 10,5 9 7,5 6 1,5%/năm) Áo khoác ngoài, áo choàng cho phụ nữ hoặc trẻ 9,6% Đa số B7 10,5 9 7,5 6 em gái 6202 trừ từ bông/sợi nhân tạo có trọng lượng 6202.12.90/ B5 (–2%/năm) 10 8 6 4 trên 1kg tính trên quần áo 6202.13.90 Áo phông, áo may ô và các loại áo lót khác, dệt 6109 9,6% B5 (–2%/năm) 10 8 6 4 kim hoặc móc Áo bó, áo chui đầu, áo cài khuy (cardigan), gi-lê 6110 9,6% B5 (–2%/năm) 10 8 6 4 và các mặt hàng tương tự, dệt kim hoặc móc Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, blazers 9,6% Đa số là A 0 0 0 0 cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc trừ 6104.43 Váy từ sợi tổng hợp 6104 B3 (–3%/năm) 9 6 3 0 6104.63 Quần dài từ sợi tổng hợp 6104.33 Áo Jacket/blazer từ sợi tổng hợp B5 (–2%/năm) 10 8 6 4 6104.53 Chân váy từ sợi tổng hợp 743
  9. Quần áo may từ các loại vải thuộc nhóm 5602, 6210 9,6% B5 (–2%/năm) 10 8 6 4 5603, 5903, 5906 hoặc 5907 Các mặt hàng đã hoàn thiện khác, kể cả mẫu cắt 6307 5–9,6 A (0% ngay) 0 0 0 0 may Áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai 9,6% Đa số B7 10,5 9 7,5 6 6205 trừ 6205.20 từ bông B5 (–2%/năm) 10 8 6 4 Nguồn: Tạp chí Dệt may và Thời trang Việt Nam, số tháng 3/2020 Như vậy, trước mắt ngành dệt may chưa thể hưởng lợi ngay từ EVFTA. Đặc biệt, năm 2020 được cho là sẽ còn khó khăn hơn năm 2019 vì ngoài nguyên nhân về giá nhân công tăng cao (tăng thêm 5% so với năm 2019), chi phí logistics cũng tăng cao , thị trường toàn cầu đang ảnh hưởng bởi dịch Covid–19, làm gián đoạn quá trình sản xuất, cung–cầu, kéo theo nhiều hệ luỵ xấu như giảm khả năng tiêu dùng, phân phối trên toàn thế giới. * Quy tắc xuất xứ Được đánh giá là mặt hàng hưởng lợi nhiều nhất từ EVFTA, nhưng để có thể hưởng mức ưu đãi thuế, các sản phẩm dệt may phải tuân thủ chặt chẽ quy tắc xuất xứ. Theo quy tắc xuất xứ trong EVFTA (ROO), các loại vải được sử dụng để sản xuất sản phẩm phải có xuất xứ từ Việt Nam hoặc EU, và các công đoạn cắt may phải được thực hiện tại Việt Nam. Trong khi đó khâu yếu nhất hiện nay của ngành chính là mảng dệt và điểm nghẽn là nhuộm đã khiến ngành dệt may chỉ tận dụng được 35% sợi sản xuất nội địa, Việt Nam phải nhập đến 80% nguyên phụ liệu (chủ yếu là vải) cho may xuất khẩu, trong đó khoảng 50% từ Trung Quốc, 18% từ Hàn Quốc, 15% từ Đài Loan (Trung Quốc). Mặc dù có điểm linh hoạt là hàng may mặc được sản xuất tại Việt Nam từ các loại vải được sản xuất tại Hàn Quốc và các nước mà EU có FTA cũng sẽ đủ điều kiện để được miễn thuế. Tuy nhiên, hơn 60% vải nhập khẩu vào Việt Nam là từ Trung Quốc và Đài Loan (trong khi, cả Trung Quốc và Đài Loan đều chưa có FTA với EU), có giá thấp hơn nhiều so với vải nhập khẩu từ Hàn Quốc. Điều này khiến các công ty trong nước gặp trở ngại trong việc tận dụng thuế suất ưu đãi. Còn nguyên liệu chính cho ngành dệt may là bông xơ thì lại phải nhập khẩu đến 90%, chủ yếu từ Mỹ. Nguyên nhân chính là do chúng ta chưa có đủ điều kiện để hiện đại hóa một cách đồng bộ trong khi máy móc thiết bị ngành dệt may của nước ta đã khá cũ kỹ, lạc hậu. Nếu dùng các nguyên liệu do ngành dệt, nhuộm trong nước cung cấp có thể sẽ không đáp ứng được những yêu cầu về thông số kỹ thuật của các nước nhập khẩu. Tuy EVFTA cho phép nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ, nhưng chỉ những doanh nghiệp nào đáp ứng được một số yêu cầu nhất định của EU mới được tự chứng nhận C/O và sẽ tăng cường hậu kiểm sau thông quan. Thời gian hậu kiểm có thể kéo dài tận 5 năm, thậm chí dài hơn. Điều này khiến doanh nghiệp gặp phải thách thức lớn trong việc đáp ứng quy tắc xuất xứ của EVFTA. * Hàng rào phi thuế quan Mặc dù thị trường được rộng mở, nhưng các hàng rào EU sử dụng vẫn còn rất lớn. Các hàng rào thương mại phi thuế quan ngày càng được vận dụng linh hoạt và tinh vi hơn. Trong khi đó tiềm lực kinh tế, nguồn thông tin, hiểu biết của doanh nghiệp Việt Nam còn khá hạn chế, nên đây sẽ là một trong những trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang EU. Cụ thể, EU đưa ra các tiêu chí rất nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, an toàn đối với môi trường. Trong khi, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam chỉ đáp ứng 744
  10. được ở mức độ trung bình. Ngoài ra, theo Viện kinh tế và kỹ thuật dệt, khá nhiều thiết bị thử nghiệm và nghiên cứu chất lượng sản phẩm dệt may được đầu tư từ những năm 1990 đã trở nên cũ và lỗi thời. Hiện nay, Việt Nam không có bất kỳ phòng thí nghiệm nào đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận an toàn cho các sản phẩm sử dụng tại Việt Nam và tại các thị trường nhập khẩu. Vì vậy, chứng nhận cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam được thực hiện bởi các phòng thí nghiệm của nhà nhập khẩu. Điều này gây tốn kém về thời gian và tiền bạc cũng như khó khăn về thủ tục đối với doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, hàng rào kỹ thuật có tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn kỹ thuật, bao bì, tem nhãn cũng vẫn được EU áp dụng với hàng dệt may nhập khẩu. Về yêu cầu ghi nhãn đối với sản phẩm dệt may: Các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với các thách thức về việc thiếu hoặc thông tin không đúng về thành phần của sản phẩm dệt may và len. Mặc dù được quy định rõ ràng, tỷ lệ ghi trong nhãn như tỷ lệ cotton, spandex, vẫn dưới tiêu chuẩn khi được kiểm tra. Tình trạng này là do việc thử nghiệm và đo lường của các doanh nghiệp không chính xác. Thêm vào đó biện pháp phòng vệ ngưỡng của EU cũng sẽ gây cản trở cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU. * Môi trường cạnh tranh khốc liệt, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn hạn chế Hiện nay, trong top các nước xuất khẩu hàng dệt may sang EU, Việt Nam chỉ đứng ở vị trí thứ sáu. Tốc độ tăng trưởng kép – CAGR kim ngạch xuất khẩu dệt may sang EU của các nước cạnh tranh trong những năm qua luôn ở con số dương, đặc biệt là Campuchia tăng 17%, Bangladesh, Pakistan tăng 10%, trong khi Việt Nam chỉ tăng 9%. Hơn nữa năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam còn yếu cả về giá cả và chất lượng do tiềm lực hạn chế, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may chưa phát triển tương xứng và chưa đủ năng lực để hỗ trợ. Công nghệ chưa được hiện đại hóa khiến cho phần lớn các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp là may gia công, đem lại lợi nhuận thấp. Sản xuất phụ liệu trong nước chưa được chú ý phát triển đúng mức nên ngành dệt may đang gặp khó khăn do phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài dẫn đến giá thành sản phẩm dệt may tăng cao hơn và làm suy yếu sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Giá sản phẩm dệt may của Việt Nam đang đứng thứ ba sau Trung Quốc, Ấn Độ, nhưng một số nước đang bám đuổi sát sao phía sau. Bên cạnh đó, cũng chính vì năng lực cạnh tranh còn thấp nên hàng dệt may Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường EU, một thị trường luôn được coi là “khó tính”. Do mức sống cao nên người dân EU thường yêu cầu khắt khe về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm dệt may, còn giá cả không phải là vấn đề quyết định nhất đối với thị trường này. Vì thế cạnh tranh về giá bởi có nguồn nhân công giá rẻ của Việt Nam không hẳn là biện pháp tối ưu khi xâm nhập thị trường EU. Người tiêu dùng EU có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho những mặt hàng dệt may cao cấp với yêu cầu về đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng cao. Người dân EU cũng đòi hỏi sản phẩm dệt may phải an toàn cho người sử dụng không gây dị ứng, không tạo cảm giác khó chịu cho người mặc, không có một số hoá chất mà Hiệp hội dệt may châu Âu cấm sử dụng. Thị trường châu Âu còn sử dụng những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng rất khắt khe như: tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000. Trong khi đó, hàng dệt may của Việt Nam còn khá khiêm tốn về mẫu mã, kiểu dáng cũng như chất lượng sản phẩm. Thực tế vấn đề này đã đặt ra thách thức không hề nhỏ với các thương hiệu dệt may Việt Nam trong công cuộc định vị thương hiệu, mở rộng xuất khẩu tại thị trường khó tính này. * Chất lượng lao động trong ngành dệt may chưa cao Hiện nay nguồn nhân lực trình độ cao trong ngành dệt may tại Việt Nam còn hạn chế. Chất lượng nguồn lao động hiện đang là vấn đề khó đối với các nhà quản lý ngành dệt may. Theo số liệu của Hiệp 745
  11. hội dệt may Việt Nam, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện mới chỉ chiếm khoảng 25%, còn lại khoảng 75% lao động trong lĩnh vực này chưa qua đào tạo (chủ yếu mới chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông) hoặc chỉ được đào tạo dưới 3 tháng. Và hiện nay có rất ít công ty quan tâm đến việc đào tạo tay nghề cũng như kiến thức cho những lao động giữ vị trí then chốt trong dây chuyền sản xuất, mà đa phần chỉ sử dụng những lao động lâu năm, có năng suất cao, có kinh nghiệm. Chính thực trạng này dẫn đến tình trạng chung về việc lao động ngành dệt may tại Việt Nam hiện nay không đáp ứng đủ các quy định về bảo hộ lao động, chất lượng lao động khi xuất khẩu mặt hàng sang các quốc gia khó tính như EU. Hơn nữa, nếu tính đến chất lượng nhân lực để có thể đáp ứng các vị trí, quy trình sản xuất ngành dệt may theo yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0 thì ngành này đang thiếu một lượng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao. Những hạn chế cả về số lượng và chất lượng lao động trình độ cao trong lĩnh vực dệt may đang là thách thức lớn khi ngành dệt may đang trong xu thế vươn lên để cạnh tranh bằng năng suất, chất lượng, thời trang hóa ngành dệt may, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và tiếp cận với công nghiệp 4.0 để có thể thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang EU. 5. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG EU TRONG KHUÔN KHỔ THỰC THI EVFTA 5.1. Giải pháp từ phía Nhà nước Thứ nhất, Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng chính sách định hướng phát triển dài hạn ngành dệt may. Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần đánh giá lại quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may bởi quy hoạch đến năm 2020 đã lỗi thời. Chính phủ cần đưa ra một chiến lược dài hạn hơn, cụ thể hơn để dệt may đi kịp với quá trình hội nhập của đất nước. Bên cạnh đó, đồng hành với doanh nghiệp, chính phủ đưa ra những quy định mang tính hướng dẫn và những hoạt động giúp cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về Hiệp định EVFTA, như: quy hoạch phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, hướng dẫn về cam kết của Việt Nam đối với EVFTA, những gì doanh nghiệp cần làm, cụ thể cam kết về môi trường, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa Để tận dụng được cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do nói chung, EVFTA nói riêng, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, địa phương cần hoạch định chiến lược phát triển các khu công nghiệp nhằm phát triển phần cung thiếu hụt. Cụ thể, Chính phủ cần quy hoạch các khu công nghiệp hoặc các khu kinh tế trọng điểm của đất nước, trong đó có khu công nghiệp dệt may, đặc biệt là quy hoạch phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đang là điểm yếu trong chuỗi sản xuất xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU. Cùng với sự phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế, Chính phủ cần xây dựng chiến lược dài hạn để kết nối hạ tầng giao thông, tạo sức hút cho các nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào các khu này, làm sao để vận chuyển hàng hóa trong thời gian ngắn nhất, chi phí thấp nhất và quan trọng là tạo nguồn lực thu hút nhân lực đến các khu công nghiệp, từ đó nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu, tăng cạnh tranh về giá thành xuất khẩu. Thứ hai, Nhà nước cần sớm cải cách hóa thủ tục hành chính, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật để tạo sân chơi lành mạnh, thu hút đầu tư. Để tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA thì vấn đề đầu tiên là cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và nội luật hóa được các quy định của EVFTA. Chính phủ cần chú trọng cải cách hành chính nhằm tháo gỡ những thủ tục về xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp; đồng thời, hoàn thiện 746
  12. khung pháp lý để đáp ứng những điều kiện về lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ phù hợp với chuẩn mực quốc tế và châu Âu. Nhà nước cần có cơ chế, chính sách ưu đãi thông thoáng như ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, vốn vay đầu tư để tạo sức hút cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tham gia triển khai xây dựng các dự án đầu tư vào ngành dệt may, đặc biệt là khâu dệt, nhuộm, theo quy trình khép kín để giảm sự phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nước ngoài, giải quyết điểm “nghẽn” của ngành, từ đó hoàn thiện chuỗi sản xuất trong nước và đáp ứng được yêu cầu xuất xứ hàng hóa. Bên cạnh đó, Quốc hội cần ban hành hệ thống pháp luật chặt chẽ để kiểm soát được hoạt động sản xuất đảm bảo được về yêu cầu vệ sinh môi trường, trách nhiệm xã hội như xử lý nước thải tập trung. Điều này cũng giúp ngành dệt may phát triển một cách bền vững và nhận được cái nhìn thiện cảm cũng như vượt qua được các hàng rào phi thuế quan từ các nước EU. Thứ ba, về hoạt động đầu tư, phát triển công nghệ hiện đại trong ngành dệt may, Chính phủ nên cho phép đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ tiên tiến từ EU cũng như có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị máy móc hiện đại. Hơn nữa, trong ngành công nghiệp dệt, máy móc thiết bị đóng vai trò quan trọng trong chất lượng sản phẩm tạo ra. Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ trong quá trình đầu tư công nghệ bằng một số cách như cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, giảm thuế đối với những doanh nghiệp đầu tư xanh, sạch trong sản xuất. Đặc biệt, Chính phủ cần quan tâm hơn đến việc đầu tư các nhà máy xử lý nước thải đạt chuẩn quốc tế, bảo đảm môi trường xanh sạch cho người dân và cũng là bảo đảm cho sản phẩm xuất khẩu sang các nước EU được đón nhận. Khi chúng ta có các hệ thống xử lý nước thải sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là doanh nghiệp FDI vào xây dựng các nhà máy sản xuất sơ, sợi và dệt, nhuộm hoàn tất, cũng như giảm lo ngại về môi trường của người dân địa phương nơi đặt dự án nhà máy dệt, nhuộm. Thứ tư, Nhà nước cần kiểm soát, hỗ trợ doanh nghiêp về chứng nhận xuất xứ. Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cơ quan nhà nước cần tiếp tục đơn giản hóa, hiện đại hóa việc cấp C/O nhằm giảm thiểu thời gian và chi phí, đồng thời tăng cường các biện pháp chống gian lận xuất xứ để bảo vệ các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam. Thứ năm, Chính phủ cần phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may. Các cơ quan nhà nước cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may, liên kết giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp để tạo điều kiện cho ngành dệt may nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó nhanh chóng thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như để ngành dệt may Việt Nam không chỉ dựa vào nhân công giá rẻ để phát triển. Thêm vào đó, cũng cần có sự phối hợp với các cấp đào tạo, các trường đào tạo nghề cần làm tốt công tác định hướng nghề nghiệp, xác định đúng tầm quan trọng và khả năng tìm được việc của học viên, sinh viên ngành dệt may để tránh tình trạng người học đổ xô vào các ngành nghề không có nhu cầu, trong khi ngành có tiềm năng phát triển lại không tuyển dụng được lao động. 5.2. Giải pháp từ phía ngành dệt may và các doanh nghiệp dệt may Ảnh hưởng của EVFTA đối với ngành dệt may Việt Nam được chia ra cho nhiều nhóm đối tượng doanh nghiệp. Hiệp định này thực sự mang lại thuận lợi lớn cho những doanh nghiệp dệt may đã xuất khẩu hàng sang EU và giờ đây họ đã am hiểu thị trường, có vốn lớn để tung ra những sản phẩm cốt lõi, cạnh tranh với các thương hiệu đến từ các quốc gia khác. Còn đối với những doanh nghiệp dệt may chưa tham gia vào thị trường này và có vốn ít, trình độ nhân công chưa cao thì hiện chỉ ảnh hưởng về mặt chiến lược của các công ty này vì họ chưa thể tận dụng được ngay những thuận lợi mà EVFTA 747
  13. mang lại. Để tận dụng được những cơ hội từ EVFTA, ngành dệt may Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng cần: Thứ nhất, các doanh nghiệp cần nỗ lực đáp ứng quy tắc xuất xứ trong cam kết của hiệp định EVFTA. Để được miễn thuế, dệt may phải đáp ứng quy tắc xuất xứ yêu cầu 2 công đoạn từ vải trở đi, tức là, vải nguyên liệu được dùng để may quần áo xuất sang EU phải được dệt tại Việt Nam hoặc tại các nước thành viên EU, hoặc các nước đã có FTA với EU, mà vải sản xuất trong nước mới đủ đáp ứng 25–30% nhu cầu. Và trong các điều khoản của EVFTA, doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu được hàng dệt may vào EU và hưởng được ưu đãi thuế quan như đã nói ở trên thì các doanh nghiệp dệt may không được sử dụng nguyên liệu từ Trung Quốc, một yêu cầu khá khó khăn cho phần lớn doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay. Yêu cầu về nguyên liệu sản phẩm của EU rất khắt khe, trong khi đó nguồn nguyên liệu dệt may do Việt Nam sản xuất (được gọi là nguyên liệu nội khối) đạt chất lượng cao hiện không đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Trước mắt, để giải quyết căn cơ những yêu cầu khắt khe của EU về quy tắc xuất xứ, doanh nghiệp dệt may Việt Nam buộc phải tìm đến những nguồn nguyên vật liệu chất lượng và có thể truy xuất nguồn gốc xuất xứ, nhất là nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các nước có chung FTA với EU (như Hàn Quốc, Nhật Bản) để tận dụng được những ưu đãi thuế quan từ EVFTA, giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Đây chỉ là biện pháp mang tính tạm thời. Về lâu dài, các doanh nghiệp cần chú trọng phát triển công nghiệp dệt, nhuộm, giải nút thắt của ngành để xây dựng được chuỗi giá trị hoàn thiện từ khâu thiết kế đến khâu cắt may để không còn lo ngại vướng vào bài toán “xuất xứ” của Hiệp định nữa. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ phải minh bạch thông tin, chuẩn bị hồ sơ, chứng từ rõ ràng và thống nhất; lưu giữ đầy đủ hồ sơ, dù hàng hóa đã được thông quan để đáp ứng được quy tắc xuất xứ khi bị kiểm tra sau thông quan. Thứ hai, doanh nghiệp cần nhanh chóng nâng cao giá trị chuỗi cung ứng, tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu về dệt may. Một vấn đề rất quan trọng trong tiến trình mở rộng thị trường xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU đó là chủ động khâu nguyên liệu đầu vào, trong đó, vấn đề then chốt là phát triển công nghiệp dệt, nhuộm và công nghiệp hỗ trợ, dần tiến đến tự chủ nguồn nguyên liệu sản xuất từ bông, sợi đến vải. Doanh nghiệp ngành dệt may cần chú trọng phát triển công nghiệp dệt, nhuộm và công nghiệp phụ trợ ngành dệt may để nâng dần tỷ lệ số lượng vải sản xuất trong nước thay thế vải nhập khẩu từ các nước ngoài Hiệp định. Ví dụ như đầu tư quy hoạch vùng trồng bông để cung cấp nguồn nguyên liệu tại chỗ phục vụ cho ngành; đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp dệt, đáng lưu ý là các nhà máy hóa chất, vì nó là cơ sở cho ngành công nghiệp dệt sản xuất ra các loại sợi tổng hợp, sợi hóa học, các loại thuốc nhuộm Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dệt may hiện nay cần phải gia tăng vào nguồn nguyên liệu thượng nguồn như sợi, vải, các khâu cắt may. Doanh nghiệp dệt may phải không ngừng nâng cao giá trị chuỗi cung ứng của mình. Có như vậy, ngành Dệt may Việt Nam mới phát triển được chuỗi giá trị, xây dựng được chỗ đứng bền vững tại thị trường EU và mang lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế đất nước. Thứ ba, doanh nghiệp phải luôn chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh. Bản thân các doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc nắm bắt cơ hội đến từ các Hiệp định thương mại tự do, bởi đây là yếu tố then chốt cho sự thành công của chính doanh nghiệp và cả nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế nói chung. Trước hết, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin về EVFTA để nắm vững cam kết của Việt Nam và các thị trường đối tác, đặc biệt là các thông tin về lộ trình ưu đãi thuế 748
  14. quan, các hàng rào phi thuế quan, liên quan đến hàng dệt may của doanh nghiệp để tận dụng tối đa lợi ích mà Hiệp định mang lại. Từ đó có cơ sở để tập trung đổi mới, sáng tạo, có kế hoạch nâng cao uy tín về thương hiệu và chất lượng sản phẩm dệt may và có chiến lược xuất khẩu trong dài hạn. Quan trọng hơn cả, để có năng lực cạnh tranh tốt cần nâng cao chất lượng hàng dệt may Việt Nam bằng việc đổi mới quy trình, đẩy mạnh áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới mục tiêu biến nhà máy sản xuất thông thường thành nhà máy sản xuất thông minh, đạt được chứng chỉ về quản lý chất lượng ISO 9000, chứng chỉ về môi trường ISO 14000. Ngoài ra, doanh nghiệp dệt may Việt cũng cần đáp ứng được những tiêu chuẩn riêng của EU như: Tiêu chuẩn về nhãn hiệu hàng may mặc dựa vào tiêu chuẩn ISO 3758, tiêu chuẩn về giặt dựa vào ISO 3759, 5077 và 6330; độ hút ẩm dựa vào tiêu chuẩn của Đức DIN 5411, giặt dựa vào tiêu chuẩn ISO 3175, đánh giá mức độ vải bị xù sợi dựa vào tiêu chuẩn của Anh BS 5811 Thứ tư, doanh nghiệp dệt may cần hướng tới phát triển bền vững, để đáp ứng yêu cầu của thị trường lớn và tiềm năng như EU, giải pháp về khoa học – công nghệ nhằm xanh hóa ngành dệt may đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển. EVFTA sẽ mang lại cơ hội phát triển cho doanh nghiệp nào chủ động tìm hướng hợp tác với thị trường các nước thành viên EU để thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn lớn. Tuy nhiên cần thu hút vốn đầu tư nước ngoài một cách có chọn lọc, ưu tiên các dự án đầu tư công nghệ dệt, nhuộm tiên tiến, không gây tác động xấu đến môi trường, kết nối với các doanh nghiệp dệt may trong nước, hình thành chuỗi liên kết trên toàn chuỗi giá trị, Thứ năm, con người luôn là yếu tố không thể thiếu trong mọi hoạt động, vì vậy để tăng cường xuât khẩu, doanh nghiệp cần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng. Đối với công tác đào tạo của ngành dệt may, các doanh nghiệp cần chú ý thường xuyên tổ chức đào tạo và đào tạo lại toàn bộ lao động ở tất cả các vị trí làm việc, đặc biệt là các vị trí cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ, cán bộ quản lý cấp trung đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với những kỹ năng như thiết kế sản phẩm sử dụng công nghệ 3D, có khả năng vận hành dây chuyền tự động hóa cao bằng robot công nghiệp, có khả năng sử dụng máy in 3D, máy dệt 3D để sản xuất sản phẩm. Đồng thời, doanh nghiệp cần đào tạo nguồn nhân lực dệt may có năng lực nghiên cứu và phát triển các loại vật liệu mới sử dụng trong ngành dệt may như vật liệu có khả năng theo dõi và bảo vệ sức khỏe, vật liệu có khả năng kết nối internet, để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng Nguồn nhân lực chất lượng cao giúp doanh nghiệp khai thác được các khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may như khâu thiết kế thời trang, cung ứng nguyên phụ liệu, xuất khẩu và marketing. Qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động tính bằng giá trị của doanh nghiệp. Thứ sáu, doanh nghiệp cần mạnh dạn đầu tư công nghệ hiện đại. Để có thể tồn tại và cạnh tranh được với các đối thủ trong xuất khẩu hàng dệt may vào EU trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, doanh nghiệp buộc phải đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động. Cụ thể là phải đầu tư tiếp cận công nghệ hàng đầu của thế giới, cắt giảm lượng lao động trên một sản phẩm. Đặc biệt ưu tiên nhập khẩu hệ thống máy móc phục vụ công nghiệp dệt, nhuộm để giải quyết nhanh chóng điểm nghẽn trong ngành. Yêu cầu đặt ra cho doanh nghiệp là phải xây dựng được chuỗi liên kết từ vùng nguyên liệu đến sản phẩm đầu ra, chủ động nguồn cung nguyên liệu, hướng đến mục tiêu xuất khẩu theo hướng FOB (chỉ định nguyên liệu đầu vào), ODM (đơn hàng trọn gói theo quy trình khép kín từ cung cấp vải – thiết kế – may – giặt ủi – hoàn tất) để nâng cao chất lượng sản phẩm và giá bán. Thứ bảy, để các giải pháp được thực hiện tốt nhất, đem lại hiệu quả như mong đợi, các doanh nghiệp cần tạo mạng lưới kết nối các doanh nghiệp trong ngành cùng thực hiện giải pháp để đạt mục 749
  15. tiêu xuất khẩu của toàn ngành. Các doanh nghiệp trong nước cần liên kết, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm giảm sức ép cạnh tranh nội bộ trong ngành và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tận dụng cơ hội thu hút đơn hàng, duy trì và khai thác hiệu quả các khách hàng truyền thống và phát triển thêm khách hàng mới, góp phần ổn định sản xuất, bảo đảm việc làm cho người lao động. Thứ tám, doanh nghiệp cần tích cực xây dựng chiến lược xâm nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường EU. Các doanh nghiệp dệt may lớn của Việt Nam, thường là các doanh nghiệp nhà nước, có tiềm lực tài chính mạnh hơn, cần thiết lập mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với các trung tâm phân phối, các siêu thị lớn ở thị trường EU thông qua các thương vụ Việt Nam tại EU, phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, các đại sứ quán của các nước EU tại Việt Nam để xuất khẩu trực tiếp, giảm thiểu tình trạng xuất khẩu qua trung gian. Chú trọng việc xây dựng liên kết chiến lược với khách hàng là những nhà bán lẻ, nhập khẩu lớn trên thế giới, tham gia vào các chuỗi liên kết của họ nhằm ổn định đơn hàng, khách hàng; đồng thời tiếp cận, học hỏi thêm kinh nghiệm quản lý, kinh doanh Từng bước đưa thương hiệu Việt đến tay người tiêu dùng châu Âu bằng cách tổ chức liên doanh dưới các hình thức như sử dụng giấy phép, mua nhãn hiệu hàng hoá của các thương hiệu nổi tiếng, khi đã chiếm được sự tín nhiệm của người tiêu dùng với sản phẩm, có thể đưa nhãn hiệu Việt Nam vào sản phẩm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng cần nghiên cứu tăng cường thâm nhập bằng hình thức đầu tư trực tiếp nhằm giảm bớt các rào cản phi thuế quan. Song song, cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu hàng dệt may Việt Nam trên thị trường EU thông qua việc tích cực chủ động tham gia các gian hàng, hội chợ, triển lãm tại nước ngoài, xây dựng các gian trưng bày trên thị trường nước ngoài 6. KẾT LUẬN Bên cạnh những cơ hội từ EVFTA, việc Việt Nam phê chuẩn và thực thi EVFTA trong bối cảnh ngành thời trang châu Âu đang rơi vào khủng hoảng tài chính cũng là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may. Ngoài ra, quy tắc về xuất xứ hàng hóa “từ vải trở đi” của EVFTA cũng là một thách thức nữa đối với ngành dệt may Việt Nam khi doanh nghiệp chưa có đủ vải chất lượng cao để sản xuất hàng xuất khẩu vào EU. Thế nhưng, EVFTA vẫn được đánh giá là sẽ mang lại những lợi ích dài hạn cho ngành dệt may sau khi EU xóa bỏ thuế quan sau 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực. Những thách thức hiện tại chính là cơ hội để doanh nghiệp dệt may đổi mới, sáng tạo hơn, giao hàng nhanh hơn để đáp ứng tốt cả yêu cầu của những đơn hàng nhỏ, hướng tới lợi ích lâu dài và bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công Thương, 2020, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu. 2. Đức Anh, Hoàng Ngân, 2020, Tác động của Hiệp định EVFTA đối với ngành Dệt may Việt Nam, Tạp chí Dệt may và Thời trang Việt Nam, số tháng 3/2020, trang 14–19. 3. Mỹ Dung, 2020, Cơ hội lớn từ Hiệp định EVFTA: Nỗi lo nguyên liệu của dệt may, –te/Co–hoi–lon–tu–Hiep–dinh–EVFTA–Noi–lo–nguyen–lieu–cua–det– may/404630.vgp, truy cập ngày 06/11/2020. 4. Trung tâm WTO và hội nhập VCCI (2017), Văn kiện Hiệp định EVFTA, EVIPA và các Tóm tắt từng chương, –de/8445–van–kien–hiep–dinh–evfta–evipa–va–cac–tom–tat– tung–chuong. 750
  16. 5. Việt Dũng, 2020, EVFTA: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam, –chinh–kinh–doanh/evfta–co–hoi–va–thachthuc–cho–doanh–nghiep–viet– nam–318898.html, truy cập ngày 06/11/2020. 6. Việt Nga, 2020, Ngành dệt may trước ngưỡng cửa EVFTA: Mừng và lo, –det–may–truoc–nguong–cua–evfta–mung–va–lo–138923.html, truy cập ngày 06/11/2020. 7. Vụ Chính sách thương mại đa biên – Bộ Công Thương (2020), Đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA tới Việt Nam, n/web/guest/tinchi–tiet/–/chi–tiet/%C4%91anh–gia–tac– %C4%91ong–cua–hiep–%C4%91inhevfta–toi–viet–nam–18518–22.html, truy cập ngày 06/11/2020. 8. Vương Đức Anh, 2020, Doanh nghiệp dệt may Việt Nam triển khai tận dụng EVFTA, Tạp chí Dệt may và Thời trang, số tháng 8/2020, trang 46–49. 751