Liên kết kinh tế vùng để nâng cao hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ đia phương

pdf 16 trang Gia Huy 18/05/2022 3050
Bạn đang xem tài liệu "Liên kết kinh tế vùng để nâng cao hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ đia phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdflien_ket_kinh_te_vung_de_nang_cao_hieu_qua_khai_thac_tai_san.pdf

Nội dung text: Liên kết kinh tế vùng để nâng cao hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ đia phương

  1. 2. LIÊN KẾT KINH TẾ VÙNG ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐIA PHƢƠNG REGIONAL ECONOMIC LINKAGES IN ENHANCING THE EFFECTIVENESS OF EXPLOITING LOCAL INTELLECTUAL ASSETS Trần Văn Hải1 TÓM TẮT: Tài sản trí tuệ địa phƣơng đƣợc thể hiện thông qua tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn của địa phƣơng, là các đối tƣợng khác nhau của quyền sở hữu trí tuệ. Liên kết kinh tế vùng đƣợc đề cập đến khi phân tích khái niệm liên kết kinh tế khu vực tiếp cận dựa trên lý thuyết “cực tăng trƣởng” (Growth Pole). Bài viết này khảo sát thực trạng việc khai thác tài sản trí tuệ địa phƣơng thể hiện chủ yếu qua chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và một số đối tƣợng khác của quyền sở hữu trí tuệ. Việc khai thác này không đạt hiệu quả do nguyên nhân chủ yếu đã thiếu liên kết giữa tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn, thiếu liên kết giữa các đối tƣợng của quyền sở hữu trí tuệ trong một vùng kinh tế. Từ thực trạng đã khảo sát, bài viết đề xuất giải pháp liên kết kinh tế vùng để nâng cao hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ địa phƣơng. Từ khóa: Quyền sở hữu trí tuệ; Tài sản trí tuệ địa phƣơng; Liên kết kinh tế vùng; ABSTRACT: Regional Economic Linkages in Enhancing the Effectiveness of Exploiting Local Intellectual Assets Local intellectual assets exposed under the forms of natural resource and humanities resource, which are different/distinguished objects of Intellectual property rights. Regional economic linkages were discussed in analysing concept using Growth pole theory approach. This paper examined the exploitation of local intellectual assets through Geographical indication, Collective mark, Certification mark, and other objects of the Intellectual property rights. The shortage of linkage between natural resource and humanties resource, and among 1 PGS.TS., Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Email: tranhailinhvn@yahoo.com 16
  2. many objects of intellectual property rights were found fundamental reason for the ineffective exploitation. The paper therefore suggested developing of regional economic linkages to enhance the effectiveness of exploiting Local Intellectual Assets. Keyword: Intellectual Property Rights; Local Intellectual Assets; Regional Economic Linkages; 1. Mở đầu Các đối tƣợng của quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) góp phần làm nên giá trị và đặc trƣng riêng của mỗi địa phƣơng gắn với tên địa danh, có thể dẫn chứng qua các trƣờng hợp sau đây. Nhãn hiệu du lịch Italia (Italian Tourism Trademark) đƣợc nhiều ngƣời biết đến bởi tập hợp các đối tƣợng của quyền SHTT. Truyền thuyết mọi ngả đƣờng đều dẫn đến Rome, với tác phẩm hội họa “Sự phán xét cuối cùng” (Last Judgment) của tác giả Michelangelo vẽ trên trần Nhà nguyện Sistine (Sistine Chapel) cùng với nhiều tác phẩm mỹ thuật khác, nhƣ kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, là đối tƣợng của quyền tác giả làm nên đặc trƣng của Italian Tourism Trademark. Mặt khác, các nhãn hiệu rƣợu vang của Italia đƣợc nhiều ngƣời biết đến nhƣ Conte Giangirolamo, Vecchie Vigne, Cigorimono Primitivo Di Manduria, Papale Primitivo cùng với nhiều nhãn hiệu cho sản phẩm phô mai, trong đó 5 nhãn hiệu top đầu nhƣ Lovilio (với 125 loại phô mai), Galbani (với 111 loại phô mai), Coop (với 84 loại phô mai), Zanetti (với 76 loại phô mai), Ambrosi (với 69 loại phô mai)2 và nhiều nhãn hiệu thời trang nhƣ Bottega Veneta, Versace, Moschino, Gucci, Valentino3 đặc biệt chỉ dẫn địa lý Scenario cho sản phẩm vang nho đã góp phần làm nên giá trị của Italian Tourism Trademark.4 Mỗi vùng, dù thiên nhiên khắc nghiệt đến bao nhiêu thì cũng đều “ban cho” vùng đó tài nguyên thiên nhiên, sự khắc nghiệt (nếu có) của thiên nhiên cộng với tài nguyên nhân văn làm nên giá trị riêng của vùng đó, có thể dẫn chứng qua trƣờng hợp Hà Giang tƣởng chừng chỉ có đá, thiếu nƣớc sinh hoạt, thiếu đất canh tác nhƣng thiên nhiên lại ban tặng cho vùng đất này đến 4 chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nhƣ mật ong bạc hà Mèo Vạc, Cam sành, Chè Shan 2 List of brands for products from the Italian cheeses category - World 3 31 Italian fashion brands that every Highsnobiety reader needs to know 4 WIPO (2003), Worldwide Symposium on Geographical Indications: the Italian scenario for the wine sector, San Francisco, California, July 9 to 11, 2003 17
  3. tuyết, Cá bỗng, nhiều sản phẩm nông nghiệp đƣợc bảo hộ nhƣ nhãn hiệu tập thể rƣợu ngô Thanh Vân, rƣợu thóc Nàng Đôn, rƣợu thóc Tùng Bá, trà chiêu Lầu Thí, tinh dầu hồi Bắc Mê nhãn hiệu chứng nhận tam giác mạch Đồng Văn, thịt bò vàng Đồng Văn, hồng không hạt Na Khê, thảo quả Hoàng Su Phì, chè SHAN tuyết Hoàng Su Phì cùng với nhiều đối tƣợng của quyền tác giả đối với tác phẩm văn học – nghệ thuật dân gian nhƣ hát Then với đàn Tính của đồng bào Tày, dân ca Nùng Dín ở Xín Mần, dân ca Nùng ở Hoàng Su Phì, dân ca dân tộc Mông đã làm nên giá trị độc đáo của địa danh Hà Giang - đích đến của mỗi du khách trong hành trình khám phá thiên nhiên và văn hóa Hà Giang. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Bài viết này sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây: - Nghiên cứu tài liệu: các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam có liên quan đến các đối tƣợng của quyền SHTT; - Nghiên cứu so sánh: + Văn bản pháp luật quốc tế và của một số quốc gia có liên quan đến các đối tƣợng của quyền SHTT; + Các tác phẩm khoa học đã đƣợc công bố có liên quan đến các đối tƣợng của quyền SHTT, liên kết kinh tế vùng. 3. Các khái niệm cơ bản 3.1. Quyền sở hữu trí tuệ Đã có nhiều nghiên cứu phân tích khái niệm quyền SHTT, do đó bài này xin phép không đi sâu phân tích khái niệm này. Luật SHTT quy định: quyền SHTT quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Trong bài này, giới hạn của quyền SHTT đƣợc hiểu là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ theo quy định của Luật SHTT, bao gồm: - Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; - Nhãn hiệu tập thể; - Nhãn hiệu chứng nhận; - Chỉ dẫn địa lý. 18
  4. Để tiết kiệm thời gian, tác giả xin phép không nêu lại định nghĩa các thuật ngữ trên, mà xin hiểu chúng theo quy định của Luật SHTT. Mặt khác, bài tham luận này còn đề cập đến sáng chế có liên quan đến đến nguồn gen (Gene Source) và tri thức truyền thống, khái niệm này đƣợc phân tích tại mục tri thức truyền thống (Traditional Knowledge) của bài. 3.2. Tài sản trí tuệ địa phương (Local Intellectual Assets) Tổ chức SHTT Thế giới (WIPO) không đƣa ra định nghĩa tài sản trí tuệ địa phƣơng. Trong một số nghiên cứu có sử dụng thuật ngữ này nhƣng cũng không định nghĩa một cách rõ ràng, ví dụ nhà nghiên cứu Goldstein Paul trong tác phẩm Intellectual Property: The Tough New Realities that Could Make do Nhà xuất bản Business & Economics phát hành năm 2007 có sử dụng thuật ngữ “tài sản trí tuệ địa phƣơng” trong cụm từ “sự ổn định của việc thực thi tài sản trí tuệ địa phƣơng” (stability of local intellectual property enforcement)5, tuy nhiên không thấy Goldstein Paul định nghĩa thuật ngữ “tài sản trí tuệ địa phƣơng”. Lê Thị Thu Hà (2016) cho rằng tài sản trí tuệ địa phƣơng đƣợc hiểu là “tri thức do con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo có mối liên hệ chặt chẽ với điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội và con người của một vùng đất hoặc khu vực địa lý, có có khả năng ứng dụng và tạo ra giá trị từ việc sử dụng tri thức đó”. Tài sản trí tuệ địa phƣơng của mỗi địa phƣơng là khác nhau, đƣợc thể hiện thông qua tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn của địa phƣơng đó. Trong bài viết này, tài sản trí tuệ địa phƣơng đƣợc hiểu là tập hợp các đối tƣợng của quyền SHTT (bao gồm các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý) có mối liên hệ với điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội và con ngƣời của một vùng đất hoặc khu vực địa lý gắn với tên địa danh thuộc địa phƣơng đó, ví dụ: - Hát múa sắc bùa Đức Phổ, dân ca - dân nhạc H're Quảng Ngãi; - Nhãn hiệu tập thể hành tím Bình Hải, muối Sa Huỳnh, nếp ngự Sa Huỳnh, Quảng Ngãi; - Nhãn hiệu chứng nhận nƣớc mắm Lý Sơn, chè Minh Long, Quảng Ngãi; - Chỉ dẫn địa lý quế Trà Bồng, tỏi Lý Sơn, Quảng Ngãi. 3.3. Tri thức truyền thống (Traditional Knowledge) 5 Goldstein Paul (2007). Intellectual Property: The Tough New Realities that Could Make. Business & Economics. p.7 19
  5. Năm 1978, Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) đã tiến hành nghiên cứu và đƣa ra khái niệm tri thức truyền thống, khái niệm này chỉ giới hạn ở một loại tri thức là các hình thức thể hiện của văn hóa dân gian (Expressions of Folklore). Vào năm 1982, Các quy định mẫu dành cho luật quốc gia về bảo hộ các hình thức thể hiện văn hóa dân gian chống lại việc khai thác trái phép và những hành vi xâm phạm khác đã đƣợc WIPO phối hợp với Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) soạn thảo và công bố, trong đó có định nghĩa về các hình thức thể hiện văn hóa dân gian.6 Đến nay thuật ngữ tri thức truyền thống không chỉ giới hạn ở các hình thức thể hiện văn hóa dân gian mà còn bao gồm các đối tƣợng khác nhƣ tri thức bản địa, kiến thức cổ truyền, kinh nghiệm dân gian Trong thực tế, ngoài thuật ngữ tri thức truyền thống (Traditional Knowledge) thì còn xuất hiện thuật ngữ tri thức bản địa (Indigenous Knowledge), trong một số nghiên cứu chúng đƣợc dùng chung một nghĩa, có thể dẫn chứng: các khái niệm “kiến thức bản địa” (Indigenouse Knowledge), “tri thức địa phương” (Local Knowledge), “tri thức truyền thống” (Traditional Knowledge) và “tri thức dân gian” (Folklore Knowledge) được quan niệm gần như đồng nghĩa và thường được sử dụng hoán đổi cho nhau mà không gây nên sự hiểu lầm.7 Tác giả bài tham luận này có cách tiếp cận khác với quan điểm này. Bài viết này sử dụng định nghĩa của WIPO về tri thức truyền thống. Trong Báo cáo về các cuộc khảo sát về SHTT và tri thức truyền thống (1998-1999), WIPO đã định nghĩa “tri thức truyền thống” là các sản phẩm văn học, nghệ thuật hoặc khoa học dựa trên truyền thống; sự biểu diễn; các sáng chế; các phát minh khoa học; các kiểu dáng; các nhãn hiệu, tên và biểu tượng; các thông tin bí mật; và tất cả các sáng kiến hoặc sản phẩm sáng tạo khác là thành quả của hoạt động trí tuệ dựa trên truyền thống trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học hoặc nghệ thuật.8 WIPO (2005) đã phân tích về mối quan hệ giữa SHTT và tri thức truyền thống đã nhấn mạnh đến các biểu trƣng của văn hóa truyền thống và văn hóa dân gian (Traditional Cultural Expressions/Folklore), nhƣ bí quyết kỹ thuật truyền thống (traditional technical know-how), hoặc sinh thái truyền thống, kiến thức khoa học hoặc y tế Những dạng kiến thức này có thể 6 WIPO. Model Provisions for National Laws on the Protection of Expressions of Folklore, Paris, February 22-26, 1982 7 Mai Thanh Sơn (2007), Dự án bước đầu tổng kết các phương pháp phát triển và tìm kiếm các cơ chế nhằm nâng cao tiếng nói của cộng đồng dân tộc thiểu số trong quá trình ra quyết định, Nhóm công tác dân tộc thiểu số (EMWG), Hà Nội, tr.19. 8 WIPO (2001), Intellectual Property: Policy, Law and Use, Geneva. Mục số 2.273. 20
  6. gắn liền với biểu trƣng của văn hóa truyền thống hoặc của văn hóa dân gian, chẳng hạn nhƣ các bài hát, ca dao, tƣờng thuật, họa tiết và kiểu dáng. 9 Phiên họp lần thứ 28 (từ 7 – 9/7/2014) của Ủy ban liên chính phủ về SHTT và nguồn gen, tri thức truyền thống và văn hóa dân gian của WIPO (IGC) đã đƣa ra dự thảo tuyên bố công nhận bản chất đặc biệt của tri thức truyền thống và giá trị của nó, bao gồm cả giá trị xã hội, giá trị tâm linh, giá trị kinh tế, giá trị khoa học và công nghệ, giá trị giáo dục và văn hóa, giá trị sinh thái, và thừa nhận rằng hệ thống tri thức truyền thống là các khuôn khổ của sự đổi mới liên tục và đời sống trí tuệ và sáng tạo đặc biệt, có bản chất quan trọng đối với cƣ dân bản địa và cộng đồng địa phƣơng, tri thức truyền thống có giá trị khoa học tƣơng đƣơng nhƣ các hệ thống kiến thức khác.10 Phiên họp lần thứ 41 (họp tại Geneva, từ 30/8 đến 03/9/2021) của Ủy ban liên chính phủ về SHTT và nguồn gen, tri thức truyền thống và văn hóa dân gian của WIPO (IGC) đã đƣa ra nhận định11: - Nâng cao hiệu quả, tính minh bạch và chất lƣợng của hệ thống bằng sáng chế liên quan đến nguồn gen (Gene Source) và tri thức truyền thống; - Ngăn chặn việc cấp sai patent cho các sáng chế không mới hoặc không đạt trình độ sáng tạo liên quan đến đến nguồn gen và tri thức truyền thống. Ví dụ, quế Trà Bồng, Quảng Ngãi đã đƣợc Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, tuy nhiên vấn đề bảo tồn nguồn gen giống cây quế bản địa Trà Bồng tại Quảng Ngãi lại đang đƣợc đặt ra. Khi quy định tại Phiên họp lần thứ 41 đƣợc thông qua, thì sẽ ngăn chặn đƣợc khả năng cơ quan SHTT nƣớc ngoài cấp patent liên quan đến quế Trà Bồng khi xuất khẩu sản phẩm quế Trà Bồng ra nƣớc ngoài, đây là vấn đề nan giải đối với các nƣớc đang phát triển.12 9 WIPO (2005), Intellectual Property and Traditional Knowledge, Booklet nº 2, pp.5 10 Xin tham khảo thêm: WIPO (2014). Intergovernmental Committee on Intellectual Property and Genetic Resources, Traditional Knowledge and Folklore: Twenty-Eighth Session, (Geneva, Switzerland), July 7 to 9, 2014. Recognize the [holistic] [distinctive] nature of traditional knowledge and its [intrinsic] value, including its social, spiritual, [economic], intellectual, scientific, ecological, technological, [commercial], educational and cultural value, and acknowledge that traditional knowledge systems are frameworks of ongoing innovation and distinctive intellectual and creative life that are [fundamentally] intrinsically important for indigenous [peoples] and local communities and have equal scientific value as other knowledge systems; 11 WIPO (2021), Intergovernmental Committee on Intellectual Property and Genetic Resources, Traditional Knowledge and Folklore, Forty-First Session, Geneva, August 30 to September 3, 2021 12 Về vấn đề này, tác giả tham luận đã đề cập đến trong các nghiên cứu đã đƣợc công bố. Xin tham khảo: Trần Văn Hải (2013), Tính mới trong việc bảo hộ sáng chế đối với các bài thuốc cổ truyền của Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học 21
  7. Tri thức truyền thống có các đặc điểm sau đây: - Đƣợc hình thành từ kinh nghiệm; - Không đƣợc lƣu trữ bằng văn bản, bởi vậy khởi nguyên nó không đƣợc định hình dƣới một dạng vật chất nhất định, nên không thể xác định đƣợc chính xác thời điểm hình thành; - Biến động: phát triển liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác; - Mang yếu tố cộng đồng, địa phƣơng; - Là sáng tạo tập thể, không thể biết rõ tác giả cụ thể, bởi vậy không thể xác định đƣợc quyền nhân thân, khó có thể xác định đƣợc quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tri thức truyền thống nếu xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, có thể xác định đƣợc ngƣời lƣu giữ tri thức truyền thống, đƣợc coi là chủ sở hữu tri thức truyền thống. 3.4. Tài nguyên thiên nhiên Theo Oxford Dictionaries (2014), tài nguyên thiên nhiên là tài nguyên tồn tại mà không cần bất kỳ hành động nào của loài ngƣời, bao gồm các vật thể có giá trị sử dụng để phục vụ cuộc sống, thƣơng mại và công nghiệp, giá trị thẩm mỹ, sở thích khoa học và giá trị văn hóa. Các loại tài nguyên thiên nhiên bao gồm: tài nguyên tái tạo (Renewable resources), tài nguyên không tái tạo (Non-renewable resources), tài nguyên năng lƣợng vĩnh cửu Trong định nghĩa trên cần lƣu ý các chi tiết nhƣ giá trị thẩm mỹ, sở thích khoa học và giá trị văn hóa (aesthetic value, scientific interest and cultural value). Ví dụ cổng Tò vò ở Lý Sơn là một dạng tài nguyên thiên nhiên theo định nghĩa trên, thực chất là một “vòm cổng” tự nhiên bằng đá, điều đặc biệt khiến nơi đây trở nên hấp dẫn khách du lịch chính là bởi vẻ đẹp nguyên sơ, cộng với giá trị thẩm mỹ và giá trị văn hóa (aesthetic value and cultural value) mà thiên nhiên mang lại, con ngƣời nhận biết đƣợc các giá trị này bằng thị giác, bằng thính giác và có thể bằng các giác quan khác. Tài nguyên thiên nhiên không phải là đối tƣợng của quyền SHTT, tuy nhiên nó góp phần hình thành nên chỉ dẫn địa lý. Điều 82 Luật SHTT quy định điều kiện liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên quyết định danh tiếng, chất lƣợng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó, bao gồm yếu tố về khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác. Quốc gia Hà Nội. Chuyên san Luật học, Tập 29, số 2, trang 7-15, Trần Văn Hải (2014), Bàn về trình độ sáng tạo trong việc bảo hộ sáng chế đối với các bài thuốc cổ truyền của Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Chuyên san Luật học, Tập 30, số 1, 2014, tr.62-73 22
  8. Ví dụ, yếu tố tự nhiên quyết định danh tiếng, chất lƣợng, đặc tính của sản phẩm tổi Lý Sơn, bao gồm địa hình, khí hậu và điều kiện thổ nhƣỡng đã tạo nên chất lƣợng đặc thù của tỏi Lý Sơn. Địa hình chủ yếu của Lý Sơn là núi thấp kiến tạo trên nền núi lửa cổ. Địa hình nhỏ hẹp, bề mặt khá bằng phẳng, thoải dần từ giữa đảo ra bờ rìa đảo, độ cao trung bình khoảng 20 mét đến 25 mét so với mực nƣớc biển. Các thửa ruộng trồng tỏi dạng bậc thang, uốn lƣợn thấp dần quanh miệng núi lửa cổ, độ cao giảm dần ra tận bờ rìa đảo, giúp thoát nƣớc tốt, không bị ngập úng, thuận lợi cho sản xuất. Khu vực địa lý chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng đồng bằng ven biển, khô hạn về mùa nắng, giông bão và gió lớn về mùa mƣa cùng với đá vôi san hô, cát kết vôi, bột kết, sét kết đã thành tạo nên đặc thù về thổ nhƣỡng của Lý Sơn, đất bazan là nguồn tài nguyên quan trọng của đảo Lý Sơn, là nguyên liệu đƣợc sử dụng để phối trộn làm giá thể trồng tỏi Lý Sơn.13 Ví dụ khác, yếu tố tự nhiên quyết định danh tiếng, chất lƣợng, đặc tính của sản phẩm quế Trà Bồng bao gồm đƣợc trồng ở vùng đồi thấp lƣợn sóng và vùng núi cao, bị phân cách mạnh, độ cao từ 200 mét đến 1.000 mét so với mực nƣớc biển, là một trong những khu vực có lƣợng mƣa cao. Vùng quế Trà Bồng có nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,5oC đến 26,5oC, nền nhiệt độ trung bình hàng tháng khá ổn định, do đó phù hợp với sinh trƣởng của cây quế. Độ ẩm không khí cả năm vùng quế Trà Bồng từ 85 % đến 90%, là một trong những điều kiện thuận lợi để cây quế Trà Bồng cho chất lƣợng tinh dầu tốt, đặc trƣng nổi tiếng từ bao đời nay. Quế Trà Bồng trồng trên đất xám bạc màu trên Macma axit và đá cát, đất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất, đất vàng đỏ trên đá Macma axit, đất mùn đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất. Với tính chất đất nhƣ vậy nên quế trồng tại Trà Bồng sinh trƣởng và phát triển chậm, từ đó tạo nên đặc thù của quế ở Trà Bồng.14 3.5. Tài nguyên nhân văn Trong các nghiên cứu đƣợc công bố ở nƣớc ngoài có đề cập đến thuật ngữ tài nguyên nhân văn (Humanities Resources) và vốn con ngƣời (Human Capital), trong một số trƣờng hợp chúng đƣợc dùng với nghĩa tƣơng đƣơng. Trong bài viết này, tác giả xin dùng khái niệm tài nguyên nhân văn với hàm nghĩa những tài sản trí tuệ gắn với đời sống văn hóa, lịch sử, tâm 13 Cục SHTT (2020), Quyết định số 2421/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00081 cho sản phẩm tỏi “Lý Sơn”. Phụ lục: Bản mô tả tính chất, đặc thù và danh tiếng của tỏi Lý Sơn 14 Cục SHTT (2020), Quyết định số 4525/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00094 cho sản phẩm quế “Trà Bồng”. Phụ lục: Bản mô tả tính chất, đặc thù và danh tiếng của quế Trà Bồng 23
  9. linh, lao động, sản xuất của cƣ dân tại một vùng (khái niệm vùng tuân theo phân tích tại mục 3.6. của bài tham luận). Ví dụ, vị mặn của biển Sa Huỳnh là một dạng tài nguyên thiên nhiên, nhƣng muối Sa Huỳnh có thể coi là tài nguyên nhân văn (rất trừu tƣợng) vì khi thƣởng thức muối Sa Huỳnh thì con ngƣời lại liên tƣởng đến tài nguyên nhân văn dạng phi vật thể nhƣ văn hóa Sa Huỳnh và nhìn thấy tài nguyên nhân văn nhƣ Làng cổ Thiên Xuân, thành Châu Sa Tài nguyên nhân văn không phải là đối tƣợng của quyền SHTT, tuy nhiên nó góp phần hình thành nên chỉ dẫn địa lý. Điều 82 Luật SHTT quy định điều kiện liên quan đến chỉ dẫn địa lý nhƣ yếu tố về con ngƣời bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của ngƣời sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phƣơng. Ví dụ, yếu tố con ngƣời quyết định danh tiếng, chất lƣợng, đặc tính của sản phẩm tỏi Lý Sơn, nhƣ kinh nghiệm, bí quyết của ngƣời sản xuất làm nên đặc thù của sản phẩm. Phần lớn diện tích ruộng canh tác nông nghiệp trên đảo Lý Sơn đƣợc khai phá và cải tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp từ hơn 400 năm trƣớc. Quá trình cải tạo ruộng, bồi đắp, san nền đất, tạo mặt bằng sản xuất đã dần dần dịch chuyển đáp ứng yêu cầu sinh thái của cây tỏi Lý Sơn. Cùng với đó là các kỹ thuật canh tác nông nghiệp, kỹ thuật làm đất, cải tạo ruộng trồng tỏi phù hợp với điều kiện khí hậu khô hạn của đảo Lý Sơn đã đƣợc ngƣời nông dân trên đảo đúc kết, hình thành tri thức nông nghiệp bản địa đặc thù của nơi này. Ngƣời dân Lý Sơn đã đúc kết kinh nghiệm lựa chọn mùa vụ và tiến hành che phủ mặt ruộng tỏi bằng cát san hô để giảm bốc hơi nƣớc, ổn định độ ẩm đất phù hợp, bảo vệ bộ rễ của cây tỏi. Làm hàng rào bảo vệ, chắn gió cho ruộng tỏi giúp tránh các tác hại của gió đến ruộng tỏi, che chắn tác động trực tiếp của hơi muối biển đến cây tỏi, chống xói mòn và hạn chế bay lớp cát phủ bề mặt. Ngƣời nông dân Lý Sơn ví những hàng rào bao bọc xung quanh những ruộng tỏi nhƣ những “tấm áo” bảo vệ cho cây tỏi trƣớc những điều kiện khí hậu trên đảo.15 Ví dụ khác, yếu tố con ngƣời quyết định danh tiếng, chất lƣợng, đặc tính của sản phẩm quế Trà Bồng, nhƣ cây quế gắn liền với đời sống của đồng bào Kor ở Trà Bồng từ hàng trăm năm và đƣợc đồng bào trồng trong vƣờn nhà, trên nƣơng cao, trong rừng sâu. Quế Trà Bồng đƣợc đồng bào trồng rất dày, khác với cách trồng của những vùng khác, trồng quế dƣới cây có bóng, sau 3 đến 5 năm thì đồng bào tỉa thƣa những cây có bóng đi để cây quế lấy ánh sáng để quang 15 Cục SHTT (2020), Quyết định số 2421/QĐ-SHTT đã dẫn 24
  10. hợp, sinh trƣởng. Điều đặc biệt về tâm lý của đồng bào là trồng quế để cho con cháu ăn chứ không cho mình. Vì vậy, việc chăm sóc bảo vệ, giữ gìn cây quế nhƣ là một thứ tài sản quý trong gia đình cũng nhƣ cách khai thác chế biến, bảo quản sản phẩm quế là một nét đặ thù riêng của ngƣời dân trong vùng. Chính tập quán canh tác của đồng bào Kor cùng với điều kiện tự nhiên đã tạo nên đặc thù và danh tiếng của quế ở Trà Bồng. Sự tồn tại lâu đời, sự gần gũi, gắn bó với đồng bào Kor mà hình ảnh cây quế đã đi vào thơ ca, âm nhạc nhƣ tác phẩm “Hƣơng quế Trà Bồng” của nhạc sĩ Đào Việt Hƣng, tác phẩm “Trà Bồng tình yêu trong tôi” của nhạc sĩ Nguyễn Tuấn, tác phẩm “Em đi trồng cây quế” của nhạc sĩ Thế Truyền 16 a. Tài sản trí tuệ gắn với các di tích lịch sử, công trình văn hóa - Thắng cảnh Núi Phú Thọ và Cổ Lũy cô thôn, núi Thiên Ấn (trong quần thể di tích núi Thiên Ấn và mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng), chùa Hang Lý Sơn - Tác phẩm kiến trúc nghệ thuật nhƣ chùa Ông Thu Xà; - Di tích phản ảnh tiến trình khai mở và xây dựng quê hƣơng đất nƣớc, cố kết cộng đồng nhƣ di tích Trƣờng Lũy, đình làng An Hải; - Di chỉ khảo cổ học Sa Huỳnh ở Đức Phổ; - Di tích gắn liền với quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo của nhà nƣớc Việt Nam nhƣ Âm Linh Tự, đình làng An Vĩnh; - Di tích gắn với những nhân vật lịch sử, góp công to lớn vào tiến trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhƣ di tích mộ và đền thờ Bùi Tá Hán, di tích mộ và đền thờ Trần Cẩm, di tích mộ và đền thờ Hoàng Công Thiệu, Khu lƣu niệm Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng - Di tích gắn với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nƣớc, tiêu biểu là: di tích Khởi nghĩa Ba Tơ, di tích Khởi nghĩa Trà Bồng, di tích chiến thắng Ba Gia, di tích chiến thắng Vạn Tƣờng, Khu chứng tích Sơn Mỹ, di tích vụ thảm sát Khánh Giang-Trƣờng Lệ b. Tài sản trí tuệ gắn với văn hóa địa phương, nhóm này đƣợc chia thành: - Lễ hội truyền thống, nhƣ Lễ hội đua thuyền Lý Sơn, Hội Dồi Bòng, Lễ hội làng An Hải, Lễ hội điện Trƣờng Bà, Lễ lên nhà mới của ngƣời Kor, Lễ hội Cầu Ngƣ, Lễ hội chùa Ông – Thu Xà 16 Cục SHTT (2020), Quyết định số 4525/QĐ-SHTT đã dẫn 25
  11. - Nghệ thuật: di sản văn hóa phi vật thể có giá trị nhƣ văn học dân gian, âm nhạc dân gian, múa dân gian, nhƣ hát múa hát bả trạo tế thần Nam Hải, hát múa sắc bùa Đức Phổ, dân ca - dân nhạc H're, Cor, dân ca bài chòi, hò Ba Lý, c. Tài sản trí tuệ gắn với sản phẩm lao động sản xuất - Các tri thức, kinh nghiệm truyền thống, nhƣ kinh nghiệm nung gốm có cốt bằng đất sét qua 2 lần lửa của làng gốm Mỹ Thiện, kinh nghiệm canh tác, bảo quản, chế biến quế Trà Bồng của bà con dân tộc Cor - Các đặc sản địa phƣơng, nhƣ don, cá bống sông Trà, Mắm nhum, cá cơm, chim mía, sò điệp, bún cá ngừ um, bún riêu cua (thị trấn sông Vệ, Tƣ nghĩa), cúm núm Sa Huỳnh 3.6. Liên kết kinh tế vùng Liên kết kinh tế vùng (Regional Economic Linkages) là một khái niệm trong kinh tế học do Perroux (1955) đƣa ra khi cho rằng sự kết nối các hoạt động kinh tế theo không gian bằng ảnh hƣởng của tác động lan tỏa từ “cực tăng trƣởng” (Pole de croissance/growth pole) đến các khu vực xung quanh. Tác giả cho rằng sự phát triển kinh tế không thể xuất hiện ở mọi nơi và đồng thời, nó chỉ xuất hiện ở các điểm “cực tăng trƣởng” với mức độ khác nhau, trên các kênh khác nhau và có tác động đến sự phát triển kinh tế của mỗi vùng và cuối cùng tác động đến toàn bộ nền kinh tế. Perroux (1955) đã phân tích và cho rằng trong vùng có một số địa điểm thuận lợi sẽ phát triển vƣợt ra ngoài các địa điểm còn lại để trở thành “cực tăng trƣởng”, do đó tạo ra lực ly tâm (nhân rộng) và lực hƣớng tâm (các điểm khác không thuộc “cực tăng trƣởng” hƣớng vào), từ đó hình thành một tập hợp các liên kết kinh tế giữa “cực tăng trƣởng” với các khu vực xung quanh. Trong nghiên cứu của mình, Perroux đã định nghĩa cực tăng trƣởng là không gian kinh tế trừu tƣợng” (abstract economic space), bởi vậy có sự khác biệt giữa không gian kinh tế và không gian địa lý, ví dụ nhƣ một vùng hoặc một thành phố, các cực có thể là các doanh nghiệp, ngành công nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp. Ví dụ Sa Huỳnh và Lý Sơn có đặc điểm thuận lợi về thiên nhiên và nhân văn, có thể phát triển vƣợt hơn các địa điểm khác trong tỉnh để trở thành “cực tăng trƣởng” của Quảng Ngãi. Từ những phân tích của Perroux (1955) về liên kết kinh tế vùng, có thể đƣa ra những đặc điểm: - Vùng kinh tế là một thuật ngữ trừu tƣợng, không phụ thuộc vào vùng hành chính. Ví dụ chỉ dẫn địa lý “nhãn lồng Hƣng Yên” có khu vực bảo hộ tại các huyện Tiên Lữ, Khoái Châu, 26
  12. Kim Động, Ân Thi thuộc tỉnh Hƣng Yên. Nhƣng chỉ dẫn địa lý “Tỏi Lý Sơn” thì khu vực bảo hộ lại thuộc tất cả các xã thuộc huyện Lý Sơn; - Lực ly tâm (centrifugal forces) trong “cực tăng trƣởng” đƣợc hiểu là sự lan tỏa/nhân rộng; - Lực hƣớng tâm (centripetal forces): lý thuyết hệ thống định nghĩa hệ thống là một tập hợp những phần tử có mối liên hệ tƣơng tác trong một môi trƣờng xác định để thực hiện một hoặc một số mục tiêu định trƣớc, phần tử là đơn vị cơ bản cấu thành hệ thống. Theo nghĩa này thì lực hƣớng tâm (centripetal forces) trong “cực tăng trƣởng” đƣợc hiểu là sự liên kết giữa các phần tử hƣớng tới “cực tăng trƣởng” của hệ thống. 4. Giải pháp liên kết kinh tế vùng 4.1. Điều kiện giả định cho liên kết kinh tế vùng Trong mục này, bài tham luận xin đề xuất giải pháp liên kết kinh tế vùng để nâng cao hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ địa phƣơng tại Quảng Ngãi. Trƣớc hết, để viết mục này, tác giả đƣa ra khả năng Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Lý Sơn” và nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Sa Huỳnh”. Tại hội thảo này đã có bài tham luận trình bày giải pháp khắc phục những bất cập trong việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu liên quan đến “Lý Sơn” và “Sa Huỳnh” cho các doanh nghiệp, để nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Lý Sơn” và nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Sa Huỳnh” đƣợc bảo hộ, nên bài tham luận không trình bày chi tiết giải pháp để hiện thực hóa điều kiện giả định. Trƣờng hợp bất cập vừa nêu không chỉ diễn ra đối với Quảng Ngãi, mà còn diễn ra tại địa phƣơng khác. Theo Trần Văn Hải (2014), cam Canh và bƣởi Diễn là 2 đặc sản của Hà Nội, chúng đã góp phần làm nên nét văn hóa Hà Nội, du lịch Hà Nội Tuy nhiên, UBND xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm đã xác nhận tại văn bản số 32/CV-CT ngày 11.2.2006 và UBND xã Minh Khai, huyện Từ Liêm đã xác nhận tại văn bản số 33/CV-CT ngày 11.2.2006 đồng ý cho phép Công ty TNHH nhà nƣớc một thành viên đầu tƣ và phát triển nông nghiệp Hà Nội, số 202, đƣờng Hồ Tùng Mậu (xin viết tắt là Công ty) sử dụng tên “Canh” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “cam Canh” và tên “Diễn” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “bƣởi Diễn”. Từ đó, Cục SHTT đã cấp cho Công ty giấy chứng nhận đăng ký: 27
  13. - Nhãn hiệu tập thể “Cây quả đặc sản bƣởi Diễn, hình”; số 91758, nhóm sản phẩm số 31 cây bƣởi giống và quả bƣởi tƣơi. - Nhãn hiệu tập thể “Cây quả đặc sản cam Canh, hình”; số 107869, nhóm sản phẩm số 31 cây cam giống và quả cam tƣơi. Cả hai giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể trên đều xác nhận chủ sở hữu là Công ty, trong văn bản đính kèm giấy chứng nhận có ghi Hội Nông dân huyện Từ Liêm là tổ chức “được phép sử dụng nhãn hiệu tập thể”. Trong Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể do Công ty và Hội Nông dân huyện Từ Liêm đồng lập ngày 28.2.2006 cũng xác nhận Hội Nông dân huyện Từ Liêm thuộc “danh sách các thành viên được phép sử dụng nhãn hiệu tập thể”. Trƣờng hợp khác: - Nhãn hiệu đã đƣợc bảo hộ: “Nhãn chín muộn Đại Thành”, số đơn 4-2006-14674, số giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu 87355, chủ sở hữu Nguyễn Văn Thành, Đại Tảo, xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, nhóm sản phẩm 31 quả nhãn tƣơi. - Nhãn hiệu nộp đơn sau: + Nhãn hiệu “Nhãn chín muộn Đại Thành, hình”; số đơn 4-2012-29431, tổ chức nộp đơn: Hợp tác xã nông nghiệp Đại Thành, xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, cho nhóm sản phẩm số 31 quả nhãn tƣơi. + Nhãn hiệu “Nhãn chín muộn Đại Thành Quốc Oai, hình”; số đơn 4-2013-03746, tổ chức nộp đơn: Hợp tác xã nông nghiệp Đại Thành, xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, cho nhóm sản phẩm số 31 quả nhãn chín muộn tƣơi và nhóm dịch vụ số 35 mua bán quả nhãn chín muộn tƣơi. Trong trƣờng hợp này, Hợp tác xã nông nghiệp Đại Thành đã nộp đơn sau ông Nguyễn Văn Thành đến 6 năm (đối với Nhãn hiệu “Nhãn chín muộn Đại Thành, hình”) và 7 năm (đối với Nhãn hiệu “Nhãn chín muộn Đại Thành Quốc Oai, hình”). Sau quá trình đàm phán, chủ sở hữu nhãn hiệu số 87355 đã chủ động làm đơn đề nghị Cục SHTT hủy bỏ hiệu lực đối với nhãn hiệu của mình. Ngày 07.02.2013 Cục SHTT đã ra quyết định hủy bỏ hiệu lực đối với nhãn hiệu này. Từ đó, ngày 21.8.2013 Cục SHTT đã cấp cho Hợp tác xã nông nghiệp Đại Thành văn bằng bảo hộ số 210660 đối với đơn số 4-2013-03746. Ngày 13.12.2013 Cục SHTT đã ra thông báo đồng ý cấp văn bằng cho Hợp tác xã nông nghiệp Đại Thành đối với đơn số 4-2012-29431. 28
  14. Nhƣ vậy, việc bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Lý Sơn” và nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Sa Huỳnh” là có cơ sở. 4.2. Mục tiêu và biện pháp liên kết kinh tế vùng Mục tiêu của liên kết kinh tế vùng trong bài này hƣớng tới việc phát huy giá trị kinh tế, giá trị văn hóa – xã hội của tài sản trí tuệ địa phƣơng. Biện pháp liên kết kinh tế vùng, gồm: - Cực tăng trƣởng với “từ khóa” Sa Huỳnh và Lý Sơn: tài nguyên thiên nhiên công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh, tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn thể hiện qua chỉ dẫn địa lý “tỏi Lý Sơn” (coi chỉ dẫn địa lý là sự kết hợp đồng thời yếu tố tự nhiên bao gồm khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác và yếu tố về con ngƣời bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của ngƣời sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phƣơng), tài nguyên nhân văn đƣợc pháp luật bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Lý Sơn” và nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Sa Huỳnh”, cùng các tài sản trí tuệ khác đƣợc pháp luật bảo hộ - Lực ly tâm (centrifugal forces) trong “cực tăng trƣởng” đƣợc hiểu là sự lan tỏa/nhân rộng, đối với Quảng Ngãi có thể đến từ: + Nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Sa Huỳnh”, nhãn hiệu tập thể muối Sa Huỳnh, nếp Ngự Sa Huỳnh, mắm nhum, cua Huỳnh Đế cộng với tài nguyên thiên nhiên ghềnh đá Châu Me, đảo Khỉ, tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn nhƣ Làng Cổ Thiên Xuân, thành Châu Sa tài nguyên nhân văn dạng phi vật thể nhƣ văn hóa Sa Huỳnh, di chỉ ngƣời Việt cổ ở Gò Ma Vƣơng, Phú Khƣơng, hang động nơi liệt sĩ Đặng Thùy Trâm cùng các đồng đội ẩn náu cứu chữa thƣơng binh giữa những năm chiến tranh ác liệt làm nên “cực tăng trƣởng” Sa Huỳnh; + Chỉ dẫn địa lý “Tỏi Lý Sơn”, nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Lý Sơn”, nhãn hiệu chứng nhận nƣớc mắm Lý Sơn, nhãn hiệu tập thể chả cá Lý Sơn cộng với tài nguyên thiên nhiên nhƣ cổng Tò vò và tài nguyên nhân văn dạng vật thể nhƣ đình làng An Vĩnh, đình làng An Hải, Âm linh tự, Chùa Hang, di tích lịch sử Hải đội Hoàng Sa - Trƣờng Sa dạng phi vật thể nhƣ Lễ hội nghinh cá Ông, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa làm nên “cực tăng trƣởng” Lý Sơn. - Lực hƣớng tâm (centripetal forces) nhƣ đã phân tích ở trên lực hƣớng tâm trong “cực tăng trƣởng” đƣợc hiểu là sự liên kết giữa các phần tử hƣớng tới “cực tăng trƣởng” của hệ thống. Đối với Quảng Ngãi “cực tăng trƣởng” nhìn từ Sa Huỳnh, Dung Quất cộng với tài nguyên thiên nhiên “núi Ấn sông Trà”, tài nguyên nhân văn dạng vật thể nhƣ hệ thống thành lũy 29
  15. Chàm, tài nguyên nhân văn dạng phi vật thể nhƣ Văn hóa Sa Huỳnh, Văn hóa Chăm Pa, Lễ hội đâm trâu, Lễ hội cầu ngƣ, Lễ hội đua thuyền truyền thống, hát múa Bả trạo vùng ven biển Bình Sơn, hát múa sắc bùa Đức Phổ, dân ca - dân nhạc H're, Cor làm nên “cực tăng trƣởng” Quảng Ngãi. 5. Kết luận Bài tham luận đã trình bày các khái niệm có liên quan nhƣ quyền SHTT, tài sản trí tuệ địa phƣơng, tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn, liên kết kinh tế vùng. Đã trình bày những bất cập trong việc bảo hộ nhãn hiệu có liên quan đến tên địa danh, giải pháp liên kết kinh tế vùng để nâng cao hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ địa phƣơng tại Quảng Ngãi, với giả thuyết rằng nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Lý Sơn” và nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Sa Huỳnh” đƣợc Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, khi đó Sa Huỳnh và Lý Sơn là 2 “cực tăng trƣởng” có tác động lan tỏa/nhân rộng đến các địa phƣơng khác tại Quảng Ngãi. Để kết thúc bài viết này, tác giả muốn viết thêm: đối với Quảng Ngãi “cực tăng trƣởng” khởi nguồn từ Sa Huỳnh, mà không khởi nguồn từ Lý Sơn.,. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục SHTT (2020), Quyết định số 2421/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00081 cho sản phẩm tỏi “Lý Sơn”. 2. Cục SHTT (2020), Quyết định số 4525/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00094 cho sản phẩm quế “Trà Bồng” 3. Goldstein Paul (2007), Intellectual Property: The Tough New Realities that Could Make. Business & Economics. p.7 4. Lê Thị Thu Hà (2016), Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ địa phương ở Việt Nam. Đề tài khoa học mã số B2015-08-22. 5. Trần Văn Hải (2014), Về bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 12 (672)/2014, tr. 23-27 6. Trần Văn Hải (2016), Từ tri thức truyền thống gắn với địa danh đến ngành công nghiệp du lịch – Kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý đối với Việt Nam, “Khai thác tài 30
  16. sản trí tuệ địa phƣơng trong phát triển du lịch”, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2016, tr. 68-77 7. Oxford Dictionaries (2014), Natural resources - definition of natural resources 8. Perroux, F. (1955), Note sur la notion de pole de croissance, Economic Appliqee, 307-320. 9. Mai Thanh Sơn (2007), Dự án bước đầu tổng kết các phương pháp phát triển và tìm kiếm các cơ chế nhằm nâng cao tiếng nói của cộng đồng dân tộc thiểu số trong quá trình ra quyết định, Nhóm công tác dân tộc thiểu số (EMWG), Hà Nội, tr.19. 10. Phạm Minh Thảo, Nguyễn Kim Loan – Biên dịch (2003), Bách khoa thư các nền văn hóa Thế giới, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, Hà Nội 11. Thi Van Hoa Tran, Thi Hong Linh Phi, Manh Dung Tran, Van Hoa Hoang, Vu Hiep Hoang (2019), Economic linkage in key economic zones: The case of Vietnam, Management Science Letters 9 (2019) 443–456 12. WIPO (1982), Model Provisions for National Laws on the Protection of Expressions of Folklore, Paris, February 22-26, 1982 13. WIPO (2001), Intellectual Property: Policy, Law and Use, Geneva. Mục số 2.273. 14. WIPO (2003), Worldwide Symposium on Geographical Indications: the Italian scenario for the wine sector, San Francisco, California, July 9 to 11, 2003 15. WIPO (2005), Intellectual Property and Traditional Knowledge, Booklet nº 2, Geneva 31