FDI toàn cầu và ứng biến của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong bối cảnh mới

pdf 6 trang Gia Huy 18/05/2022 2640
Bạn đang xem tài liệu "FDI toàn cầu và ứng biến của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong bối cảnh mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdffdi_toan_cau_va_ung_bien_cua_doanh_nghiep_fdi_tai_viet_nam_t.pdf

Nội dung text: FDI toàn cầu và ứng biến của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong bối cảnh mới

  1. FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI ThS. Nguyễn Thị Thu Trang1 Tóm tắt: Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Invesment) có đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua, nhất là trong bối cảnh thúc đẩy tăng trưởng nhưng nguồn lực kinh tế trong nước còn hạn chế. Năm 2020 với đại dịch Covid-19 là một trong những thách thức nghiêm trọng đã khiến FDI toàn cầu giảm mạnh chưa từng có. Dự đoán tình hình FDI toàn cầu năm 2021 sẽ phục hồi chậm, đặt các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trước nhiều thách thức không nhỏ. Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, dịch bệnh virus Corona GLOBAL AND RESPONSIBLE FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN A NEW CONTEXT Abstract: Foreign Direct Investment (FDI) has made an important contribution to the Vietnamese economy in recent years, especially in the context of promoting domestic economic growth limited. Year 2020 with the Covid-19 pandemic is one of the serious challenges that has caused global FDI to decline dramatically. It is predicted that the global FDI situation in 2021 will recover slowly, placing FDI enterprises in Vietnam in many challenges. Keywords: Foreign Direct Investment (FDI), Foreign Direct Investment enterprises, Covid 19. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Invesment) có đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua, nhất là trong bối cảnh thúc đẩy tăng trưởng nhưng nguồn lực kinh tế trong nước còn hạn chế. Khu vực FDI bổ sung nguồn vốn đầu tư, đóng góp vào tăng trưởng GDP và thu ngân sách nhà nước, nâng cao tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam cũng như góp phần không nhỏ vào việc tạo ra môi trường kinh doanh mới, cạnh tranh trong nước. Trong giai đoạn phát triển kinh tế đất nước 2015-2018, tỷ trọng của khu vực FDI trong tổng đầu tư cơ bản giữ ổn định ở mức 23,5%. Khu vực này cũng đóng góp trên 70% tỷ trọng xuất khẩu và liên tục tăng kể từ năm 2015 trở lại đây. Tuy nhiên, 2020 với đại dịch Covid-19 là một trong những thách thức nghiêm trọng đã khiến FDI toàn cầu giảm mạnh chưa từng có. Dự đoán tình hình FDI toàn cầu năm 2021 sẽ phục hồi chậm. 2. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài báo nhằm mục đích nghiên cứu về FDI toàn cầu và FDI Việt Nam trong bối cảnh Covid toàn cầu, khó khăn của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong dịch Covid 19, đồng thời 1 Trường Đại học Hải Phòng; Email: trangntt90@dhhp.edu.vn 840
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 841 phân tích những tín hiệu lạc quan từ đó đưa ra những yêu cầu đối với khu vực FDI nhằm thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phù hợp với bối cảnh mới. Để thực hiện bài báo này cùng với những quan sát về FDI toàn cầu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu công cụ sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Tác giả sưu tầm tài liệu, nghiên cứu về FDI, thống kê, phân loại tổng hợp, so sánh đánh giá thông tin và đưa ra nhận xét. - Phương pháp phân tích nội dung: Thông qua những loạt bài viết, bài nghiên cứu, FDI Việt Nam và thế giới để có những nhìn nhận đánh giá thực tiễn về những khó khăn của doanh nghiệp FDI Việt Nam, đồng thời đề xuất những điều chỉnh phù hợp. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. FDI toàn cầu lao dốc Đầu năm 2021, Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã công bố báo cáo về xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu trong năm 2020 cho thấy thực tế ảm đạm sau gần 30 năm kể từ những năm 1990 của FDI toàn cầu. Theo báo cáo, tổng vốn FDI trên toàn cầu 2020 ước đạt 859 tỷ USD, giảm 42% so với năm 2019, thấp hơn 30% so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. FDI của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đồng loạt giảm mạnh, đẩy FDI toàn cầu suy giảm chạm đáy khi tổng FDI của các nước phát triển ước tính 229 tỷ USD, giảm 69%, thấp nhất trong suốt 25 năm qua. So với năm 2020, khu vực Bắc Mỹ giảm 46% (FDI ước đạt 166 tỷ USD), khu vực đồng EURO giảm tới 101,2% (chỉ đạt -4 tỷ USD), khu vực EU27 giảm 70,5% (ước đạt 110 tỷ USD). Thống kê cho thấy, FDI vào Mỹ chỉ đạt 134 tỷ USD (giảm 49%), Đức FDI ước đạt 23 tỷ USD (giảm 60,3%). Một vài quốc gia châu Âu giảm thấp kỷ lục như Anh ước đạt -1,3 tỷ USD, giảm 102,9%; Hà Lan đạt -150 tỷ USD và Thuy Sỹ đạt -88 tỷ USD. Hình 1: Dòng chảy FDI: toàn cầu và theo nhóm nền kinh tế Nguồn: Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD)
  3. 842 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI Giải thích thuật ngữ: 1. FDI inflows: global and by group of economies: Dòng chảy FDI: toàn cầu và theo nhóm nền kinh tế 2. Transition economies: nền kinh tế chuyển đổi 3. Developed economies:các nền kinh tế phát triển 4. Developing economies:các nền kinh tế đang phát triển Tại các nước đang phát triển, FDI ước đạt 616 tỷ USD, giảm 12% so với năm 2019. Trong đó, châu Á giảm 4% so với năm trước; khu vực Mỹ la tinh và vùng biển ca-ri-bê giảm 37% so; khu vực châu Phi giảm 18%. Khu vực Đông Nam Á giảm 31%, chỉ ước đạt 107 tỷ USD. Ghi nhận giảm tới 68% ở Malaysia, 37% ở Singapore, Indonesia là 24% và Việt Nam có mức giảm 10%. Một vài điểm sáng FDI 2020 được ghi nhận tại Châu Âu với Thụy Điển tăng 141,7%, Tây Ban Nha ước tăng 52%. Một vài nước khu vực Đông Á ước đạt 283 tỷ USD, tăng 12%. Hồng Kông tăng 40%, Trung Quốc lần đầu tiên vượt Mỹ trở thành quốc gia thu hút FDI lớn nhất thế giới tăng 4%. Khu vực Nam Á tiêu biểu nhất là Ấn Độ với mức tăng 13%, thu hút tới 57 tỷ USD. 3.2. Khó khăn của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong dịch Covid 19 Bức tranh tổng thể nền kinh tế Việt Nam 2020 có nhiều khởi sắc nhưng không thể phủ nhận lụy nặng nề của đại dịch Covid-19 với toàn cảnh kinh tế thế giới, trong đó doanh nghiệp FDI tại Việt Nam không nằm ngoài vòng thách thức. Báo cáo từ phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tháng 3/2021, đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Theo cuộc khảo sát từ hơn 10.000 doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp FDI, có đến 62% doanh nghiệp FDI bị giảm doanh thu so với năm 2019. 62% doanh nghiệp FDI cho biết, doanh thu năm 2020 của họ bị giảm mạnh so với năm 2019. 22% doanh nghiệp FDI phải cho lao động nghỉ việc do tình hình kinh doanh suy giảm trong đó có 26% doanh nghiệp quy mô vừa và 32% doanh nghiệp quy mô lớn. Đại dịch Covid-19 khiến các hoạt động trao đổi kinh tế thương mại trên thế giới bị ngừng trệ. Không ít doanh nghiệp Việt Nam gặp khó trong việc trao đổi nguồn lực nhân sự trong và ngoài nước. Các hoạt động thông thương bị gián đoạn dẫn đến sự ngưng trệ trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI. Các ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều nhất trong khu vực doanh nghiệp FDI tại Việt Nam bao gồm bất động sản, thông tin truyền thông, nông nghiệp thủy sản, dệt may, mua sắm bán lẻ với mức tác động đều trên 90%. Tiến độ sản xuất, đầu ra sản phẩm, số lượng đơn hàng giảm, hủy tăng do nhu cầu thị trường thay đổi đột ngột tăng khiến nhiều doanh nghiệp chậm thu hồi vốn, bị đình trệ hoạt động sản xuất, thậm chí đứng trước bờ vực phá sản. Trước tình hình khó khăn của bão đại dịch, doanh nghiệp FDI đã chủ động ứng phó. Ước tính 96% doanh nghiệp FDI đã thực hiện ít nhất một biện pháp phòng ngừa để linh hoạt phát triển sản xuất. Tăng sức dự trữ hàng hóa, chuyển đổi số để áp dụng phương thức làm việc mới, tìm giải pháp cho chuỗi cung ứng mới từ nguồn lực trong nước, tăng cường các biện pháp bảo hộ chủ động phòng tránh Covid-19 và đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động là những biện pháp được các doanh nghiệp FDI áp dụng triệt để một hoặc nhiều biện pháp đồng thời.
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 843 Hình 2: Tác động của dịch bệnh do Covid-19 gây ra ảnh hưởng tới các doanh nghiệp tại Việt Nam phân theo lĩnh vực [3] Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đồng hành với doanh nghiệp trong nước nói chung, doanh nghiệp FDI nói riêng, chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng đưa ra các gói hỗ trợ doanh nghiệp được đánh giá là phát huy phần nào tác dụng đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó khăn. Liên tiếp các gói hỗ trợ lớn được đưa ra như 250 nghìn tỷ đồng hỗ trợ tín dụng, gói hỗ trợ an sinh 62 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ thuế phí 180 nghìn tỷ đồng và gói hỗ trợ trả lương cho người lao động 16 nghìn tỷ đồng. Nhờ vậy, cuối năm 2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của khu vực FDI vẫn đạt 26,43 tỷ USD, bằng 83,1% so với cùng kỳ năm 2019. 3.3. Tín hiệu lạc quan Số liệu từ Hội nghị Liên Hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), trong bối cảnh diễn biến phức tạp của Covid-19, xu hướng FDI toàn cầu phục hồi không mấy khả quan, dự báo FDI toàn cầu vẫn sẽ giảm 5 đến 10%. Đánh giá tình hình kinh tế năm 2021 tuy khởi sắc những sẽ còn nhiều khó khăn, 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế đã được Viện Kinh tế Việt Nam đưa ra: kịch bản cơ sở tăng trưởng 5,49%; 6,9% cho kịch bản cao và 3,48% nếu tình hình biến động phức tạp hơn. Trong đó, vai trò của hấp thụ nguồn vốn đầu tư nước ngoài của khu vực FDI được nhấn mạnh khi đóng góp quan trọng vào khả năng tạo động lực phát triển toàn nền kinh tế đất nước. Bên cạnh vấn đề đại dịch Covid-19, nhiều vấn đề thách thức được đặt ra cho doanh nghiệp FDI tại Việt Nam khi quan hệ thương mai Mỹ - Trung vẫn rất căng thẳng, khó đoán định sẽ tác động rất lớn đến sự biến động của thị trường thế giới. Năng lực thu hút nhà đầu tư một cách bền vững của Việt Nam cũng là thách thức không nhỏ khi suy thoái môi trường. Những chuyển đổi số vũ bão từ các nền kinh tế lớn trên thế giới cũng buộc doanh nghiệp FDI tại Việt Nam phải linh hoạt thay đổi trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
  5. 844 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI Để tồn tại trong bối cảnh mới thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài khu vực FDI cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nhà nước. Các doanh nghiệp FDI cần chủ động xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệu quả với việc xác định rõ tầm nhìn, chiến lược, văn hóa, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp để củng cố và nâng cao tính phát triển bền vững. Bên cạnh đó không ngừng chú trọng vào đổi mới, đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp các các quy chuẩn quốc tế, nâng cao thương hiệu. Doanh nghiệp FDI cần chú trọng vào việc tăng cường liên kết với các doanh nghiệp nội địa, chọn lựa đầu tư các dự án hướng tới các ngành công nghiệp công nghệ cao. Khi sức mạnh nội tại được củng cố, doanh nghiệp FDI cần không ngừng đổi mới tư duy, sáng tạo, chủ động và linh hoạt thay đổi theo những biến động thị trường. Đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà nước tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp FDI bị ảnh hưởng bới đại dịch Covid-19 theo hướng dế tiếp cận và hiệu quả hơn, nổi bật là các chính sách miễn giảm thuế doanh nghiệp, giãn cách thời gian đóng thuế, đóng bảo hiểm xã hội . Phương diện quản lý kinh tế vĩ mô, việc đẩy mạnh cải cách chính sách đầu tư, cắt giảm các rào cản, loại bỏ các điều kiện kinh doanh bất hợp lý là điều kiện tiên quyết tạo nên môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch hấp dẫn và giữ chân các nhà đầu tư. 4. KẾT LUẬN Với nỗ lực của Chính phủ và doanh nghiệp, chỉ trong tháng 1/2021, Việt Nam thu hút hơn 2 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với có 47 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 1,3 tỷ USD. Nhiều dự án được kỳ vọng là cú hích với nền kinh tế như dự án Nhà máy vật liệu bán dẫn United States Enterprises (Hoa Kỳ), tổng vốn đầu tư 110 triệu USD với mục tiêu sản xuất các chi tiết cho máy móc thiết bị sản xuất trong ngành công nghiệp bán dẫn, điện tử tại Đà Nẵng (cấp GCNĐKĐT ngày 19/01/2021); dự án chế tạo lốp xe Radian (Trung Quốc) tại Tây Ninh, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm hơn 312 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 06/01/2021), dự án Nhà máy Kodi New Material Việt Nam (Singapore), vốn đầu tư đăng ký 270 triệu USD với mục tiêu sản xuất, gia công máy tính bảng và máy tính xách tay tại Bắc Giang (cấp GCNĐKĐT ngày 15/1/2021). Mặc dù dự báo còn nhiều thách thức với doanh nghiệp FDI trong năm 2021, nhưng những tín hiệu đầu tư tích cực từ nước ngoài vào Việt Nam trong những tháng đầu năm 2021 mở ra bức tranh lạc quan cho việc thực hiện mục tiêu kép kinh tế Việt Nam. Bài nghiên cứu cho thấy những đánh giá thực tiễn về ảnh hưởng của Covid-19 lên doanh nghiệp FDI toàn cầu và tại Việt Nam. Nhìn nhận rõ ảnh hưởng đó mới có những giải pháp và hướng đi cụ thể trong thời gian tới. Thực tế là, các doanh nghiệp FDI Việt Nam chịu tác động rất nặng nề qua 4 lần chống chọi với dịch bệnh bùng phát trong nước, nhưng khả năng ứng biến cũng vì thế mà linh hoạt hơn. Giờ đây, các chuỗi cung ứng sản xuất đã chuyển dịch rất nhiều: Từ địa bàn đặt các xưởng, đến các cách thức đảm bảo an toàn phòng dịch, hạn chế ít nhất đứt gãy sản xuất để không có tình trạng ngưng trệ quá lâu.
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 845 Sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nhà nước được kết nối chặt chẽ hơn nữa, trong quá trình nhà nước lắng nghe hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, và doanh nghiệp chung tay với nhà trước trong việc thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh. Những chính sách về thuế, về mở rộng thị trường, hỗ trợ sản xuất được chú ý mạnh mẽ hơn. Nhìn vào phân tích chung, có thể thời gian tới, sự phục hồi của các doanh nghiệp FDI trong nước sẽ đi từng bước, chậm nhưng chắc, phụ thuộc vào quá trình điều tiết vĩ mô của nhà nước, tác động của thị trường thế giới và tình hình kiểm soát dịch bệnh của trong nước cũng như các nước là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, tồn tại qua giải đoạn khó khăn với chiến lược sản xuất kinh doanh an toàn, duy trì các chuỗi cung ứng sản phẩm, đảm bảo chất lượng thì các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam vẫn đứng ở “cửa sáng” trên con đường tăng trưởng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), Kỷ yếu Hội nghị 30 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 2. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI (2021), Tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam: Một số phát hiện chính từ điều tra doanh nghiệp năm 2020, https:// hotro.vibonline.com.vn/thong-tin/tai-lieu-le-cong-bo-bao-cao-tac-dong-cua-dich-benh-covid-19-doi- voi-doanh-nghiep-viet-nam-mot-so-phat-hien-chinh-tu-dieu-tra-ct461.html, truy cập ngày 30/03/2021 3. Tổng cục thống kê (2021), Tín hiệu tích cực đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong tháng 1/2021, vao-viet-nam-trong-thang-dau-nam-2021/, truy cập ngày 18/02/2021 4. UNCTAD (2021), Báo cáo Global Investment Trend Monitor, No. 38, global-investment-trend-monitor-no-38, truy cập ngày 30/01/2021 5. Vneconom (2020), “Những điểm nhấn về thu hút FDI trong 11 tháng năm 2020”, vn/nhung-diem-nhan-ve-thu-hut-fdi-trong-11-thang-nam-2020-20201202164014026.htm, truy cập ngày 05/01/2021