Fintech, các ảnh hưởng tới người tiêu dùng và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường bảo vệ nguời tiêu dùng tài chính Việt Nam

pdf 11 trang Gia Huy 1660
Bạn đang xem tài liệu "Fintech, các ảnh hưởng tới người tiêu dùng và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường bảo vệ nguời tiêu dùng tài chính Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdffintech_cac_anh_huong_toi_nguoi_tieu_dung_va_de_xuat_cac_gia.pdf

Nội dung text: Fintech, các ảnh hưởng tới người tiêu dùng và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường bảo vệ nguời tiêu dùng tài chính Việt Nam

  1. FINTECH, CÁC ẢNH HƯỞNG TỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÙ HỢP NHẰM TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ NGUỜI TIÊU DÙNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM Nguyễn Thị Trang - Đại Học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội Tóm tắt Fintech là một phần của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, vốn đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, tác động và làm thay đổi mạnh mẽ hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính đặc biệt là người tiêu dùng. Nhờ vào những công nghệ cốt lõi (điện toán đám mây, Dữ liệu lớn, công nghệ blockchain, hệ thống thực - ảo, ), cuộc cách mạng này sẽ tác động đến tất cả các ngành, lĩnh vực, các hoạt động của đời sống, tạo ra những thay đổi chưa từng có tiền lệ trong lịch sử (Klaus, 2016). . Bên cạnh đó, các Fintech lại không ngừng mang đến những trải nghiệm mới cho khách hàng và thúc đẩy quá trình số hóa. Chúng ta đang nhìn thấy xu hướng rõ ràng, đặc biệt là trong dịch vụ thanh toán, cho vay cũng như nhiều lĩnh vực khác. Tiềm năng thị trường khách hàng sử dụng Fintech rất tốt với cơ cấu dân số vàng, tỷ lệ người dùng Internet và smart phone cao, trong khi giao dịch đầu tư cho start-up Fintech tăng trưởng mạnh mẽ. Bài viết nhận định xu thế phát triển của Fintech trong thời gian tới và những tác động của nó tới người tiêu dùng tài chính, qua đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính tốt nhất phục vụ người dân và phát triển kinh tế. Từ khóa: fintech, xu huớng phát triển, dịch vụ tài chính- ngân hàng và người tiêu dùng Abstract Fintech is part of the Industrial Revolution 4.0, which is happening at a rapid pace, impacting and drastically changing financial service provision, especially consumers. Thanks to core technologies (cloud computing, Big Data, blockchain technology, real-virtual systems, ), this revolution will affect all industries, fields and activities activities of life, creating changes that are unprecedented in history (Klaus, 2016). Besides, Fintechs are constantly bringing new experiences to customers and promoting the digitization process. We are seeing clear trends, especially in payment services, lending and many other areas. The market potential of customers using Fintech is very good with a golden population structure, a high percentage of Internet and smart phone users, while investment transactions for Fintech start-ups grow strongly. The article identifies the development trend of Fintech in the coming time and its impacts on financial consumers, thereby proposing some recommendations to provide the best financial products and services to serve consumers population and economic development. Key words: Fintech, development trends, financial-banking services and consumers 279
  2. I. Khái quát chung về fintech 1. Khái niệm: - Thuật ngữ “ Fintech” là sự kết hợp khá đơn giản và rõ ràng giữa miền ứng dụng “tài chính” và “công nghệ”. Theo Hội đồng Ổn định Tài chính (FSB), Fintech là “các sáng tạo tài chính dựa trên nền tảng công nghệ để tạo ra các mô hình kinh doanh, ứng dụng, quy trình, sản phẩm, dịch vụ mới có tác động cụ thể đến các thị trường và định chế tài chính, cũng như trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính” (BCBS, 2018). ❖ Lịch sử hình thành của fintech - Fintech đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển rất dài. Arner và cộng sự (2016) vẽ nên một bức tranh rộng lớn hơn và công nhận các công nghệ tài chính đã có từ giữa thế kỷ XIX. Một viễn cảnh lịch sử thậm chí có thể bắt đầu sớm hơn với sự xuất hiện của các tổ chức tài chính. • Các ứng dụng đầu tiên của công nghệ được sử dụng bởi các ngân hàng và công ty thương mại dựa trên phương tiện vật lý có chứa thông tin / giá trị (ví dụ: giấy, tiền xu ) Vì việc chuyển các tài liệu và giá trị này qua các khoảng cách chỉ khả thi thông qua các phương thức vận chuyển vật lý, nên các thị trường chủ yếu bị giới hạn trong phạm vi khu vực. Điều này đã thay đổi với những đổi mới trong công nghệ thông tin và truyền thông (viết tắt “IT”). Đặc biệt, hình ảnh và sau đó là điện báo điện, cho phép tách thông tin khỏi biểu diễn vật lý của nó và truyền tải nó nhanh hơn qua những khoảng cách lớn hơn. • Những công nghệ tương tự này có thể được coi là giai đoạn thứ hai của công nghệ tài chính và kéo dài cho đến giữa thế kỷ XX. Bắt đầu với sự ra đời của công nghệ thông tin và truyền thông kỹ thuật số, kỷ nguyên của công nghệ tài chính kỹ thuật số - đôi khi còn được gọi là “Tài chính điện tử” (Gomber et al. 2017, p. 540). Tài chính điện tử bao gồm tất cả các hình thức dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử, bao gồm Internet và trang web. Tài chính điện tử cho phép các cá nhân hoặc các tổ chức tiếp cận với tài khoản, giao dịch kinh doanh và có được thông tin về các sản phẩm và dịch vụ tài chính mà không cần phải có mặt tại các tổ chức tài chính. • Giai đoạn từ 2009 - nay, rõ ràng là Fintech 3.0 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 chính là điểm chuyển tiếp. Cuộc khủng hoảng tài chính gây ra hai tác động về nhận thức của công chúng và nguồn vốn con người. Thứ nhất, do nguồn gốc của khủng hoảng tài chính được phổ biến rộng rãi đã khiến cho nhận thức của công chúng về ngân hàng xấu đi. Thứ hai, khi khủng hoảng tài chính chuyển sang khủng hoảng kinh tế, đã khiến cho khoảng 8.7 triệu người ở Mỹ mất việc làm. 280
  3. Có 2 nhóm người bị ảnh hưởng. Một mặt, công chúng nói chung trở nên mất tin tưởng vào hệ thống ngân hàng truyền thống. Mặt khác, nhiều chuyên gia tài chính cũng mất việc làm hoặc không còn được trả lương xứng đáng. 2. Các cấu phần của Fintech - Hiện nay, có khoảng hơn 200 khái niệm khác nhau về công nghệ tài chính - Fintech (viết tắt của cụm từ financial technology), nhưng khái niệm được tổng hợp lại và thống nhất nhiều nhất là: Fintech là việc áp dụng các công nghệ đổi mới, sáng tạo và hiện đại cho lĩnh vực tài chính, nhằm mang tới cho khách hàng các giải pháp/dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả và thuận tiện với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ tài chính truyền thống (Mackenzie, 2015, Partrick, 2017). Theo Diễn đàn kinh tế thế giới WEF Fintech chỉ tập trung vào việc ứng dụng công nghệ phát triển từ các công ty nhỏ, mới tham gia thị trường, không kể đến việc các công ty công nghệ lớn như Apple phát triển Apple Pay, hoặc các tổ chức tài chính lớn tự phát triển các dịch vụ ứng dụng công nghệ cao (WEF, 2017). Có nhiều cách phân loại các lĩnh vực hoạt động chính của Fintech. Theo Dorfleitner và các cộng sự (2017), Fintech bao gồm bốn mảng lớn: tài chính (gồm huy động vốn từ cộng đồng crowdfunding, tín dụng và bao thanh toán), quản lý tài sản (giao dịch xã hội, sử dụng robot, quản lý tài chính cá nhân, dịch vụ ngân hàng và đầu tư), thanh toán (các hình thức thanh toán phi truyền thống, blockchain và tiền điện tử Cryptocurrencies); và các nội dung Fintech khác (bảo hiểm, công cụ tìm kiếm và so sánh, nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin). Theo Diễn đàn kinh tế thế giới WEF, những lĩnh vực hoạt động chính của Fintech gồm: (i) Thanh toán; (ii) Huy động vốn; (iii) Cho vay; (iv) Đầu tư và quản lý tài sản; (v) Bảo hiểm; (vi) Blockchain và các ứng dụng; (vii) Các công nghệ hỗ trợ hoạt động tài chính - ngân hàng (Nhận biết khách hàng điện tử (e-KYC), thông tin/xếp hạng tín dụng ) (WEF, 2017). Theo DBS & EY (2016), Fintech gồm (i) dữ liệu tài chính và phân tích; (ii) phần mềm tài chính; (iii) các quá trình được số hóa; (iv) nền tảng cho thanh toán. Theo ADB (2017), Fintech gồm năm lĩnh vực ưu tiên là: (i) định danh khách hàng điện tử e-KYC; (ii) Blockchain; (iii) thanh toán (Payment); (iv) công nghệ mã nguồn mở Open APIs; và (v) cho vay ngang hàng (peer-to-peer lending e-KYC Đầu tư, quản Open APls lý tài sản Cho vay Thanh ngân Fintech toán hàng ❖ Các công cụ Số hóa các Blockchain tìm kiếm quá trình thông tin Fintech chính là các cách thức mà các doanh nghiệp start-up tập trung vào công nghệ có thể phát triển các sản phẩm tài chính ngân hàng mới, hoặc cung cấp cách thức mới để tiếp cận khách 281
  4. hàng khi cung cấp các sản phẩm tài chính ngân hàng. Fintech chính là một ngành công nghệ tài chính, tập trung vào các ứng dụng ,quy trình, sản phẩm hoặc mô hình kinh doanh mới với một số hoặc nhiều dịch vụ tài chính bổ sung, dưới dạng quy trình trực tiếp giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng thông qua Internet. II. Xu hướng phát triển và kỳ vọng của fintech trong thời gian tới. ❖ Xu hướng phát triển chung - Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đang làm thay đổi khu vực tài chính, giúp tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính theo những cách thức sâu sắc, toàn diện hơn. Nghiên cứu mới đây của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy Fintech đã góp phần nâng cao tài chính toàn diện (financial inclusion) và có khả năng góp phần tích cực cho phục hồi, tăng trưởng kinh tế trong và sau khủng hoảng. Fintech tiếp tục thúc đẩy các mô hình kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh mới trong ngành dịch vụ tài chính. Thời gian qua, các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech đã tập trung vào các công nghệ đột phá để thâm nhập vào chuỗi giá trị dịch vụ tài chính. Theo thống kê của PwC (2020), các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực này đã thành công trong việc cung cấp dịch vụ tài chính với trải nghiệm khách hàng tốt hơn, tiện lợi hơn và mức giá rẻ hơn. Tác động của các công ty khởi nghiệp Fintech tới chuỗi giá trị dịch vụ tài chính có sự khác biệt giữa các quốc gia do các rào cản pháp lý gia nhập thị trường, mức độ phát triển của hệ sinh thái Fintech ở các quốc gia tương đối khác nhau. Nhu cầu của khách hàng đối với các dịch vụ ngân hàng và quản lý tài chính ngày càng lớn, mở ra cơ hội cho cả các tổ chức tài chính truyền thống và các công ty Fintech. Mặc dù có quy mô tương đối nhỏ so với các dịch vụ tài chính truyền thống, các dịch vụ tài chính số đang có tốc độ tăng trưởng nhanh tại nhiều quốc gia và khu vực, thậm chí ở cả những nơi mà tài chính toàn diện truyền thống đang chững lại hoặc giảm sút, đặc biệt là tại châu Phi và châu Á. Các bằng chứng cho thấy, Fintech (bao gồm cả mobile money), có thể giúp người dân và doanh nghiệp duy trì, thậm chí tăng cường tiếp cận các dịch vụ tài chính. Ngoài ra, tài chính số cũng giúp bổ khuyết cho các dịch vụ tài chính truyền thống tại những nơi mà việc cung cấp các dịch vụ truyền thống ít hiện diện. Không chỉ làm thay đổi cách cung cấp các dịch vụ tài chính, Fintech đem lại nhiều lợi ích như giao dịch nhanh hơn, hiệu quả hơn, chi phí thấp hơn, yêu cầu ít hơn hoặc không cần tài sản thế chấp cho cấp tín dụng, Các dịch vụ tài chính số do đó cũng dễ dàng vươn tới các đối tượng hộ gia đình thu nhập thấp, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs). Trong bối cảnh chính phủ các nước thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, kiểm soát dịch bệnh do COVID-19, các dịch vụ tài chính số có được những cơ hội mới để thúc đẩy tài chính toàn diện. Thực tế cho thấy, Fintech đang đóng vai trò quan trọng giảm thiểu tác động của COVID-19 với việc tạo thuận lợi cho triển khai các giải pháp tài khóa kịp thời, hiệu quả tới người thụ hưởng, thậm chí cả các đối tượng không được tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Bằng cách giảm và loại bỏ các tương tác vật lý và việc sử dụng tiền mặt, Fintech giúp các chính phủ cung cấp các gói hỗ trợ nhanh chóng, an toàn tới người dân, doanh nghiệp. Tại các nước mà việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng bị hạn chế, mobile money đang được sử dụng để thực hiện chuyển tiền cứu trợ của chính phủ (như Namibia, Peru, Uganda, Zambia). Một số công ty Fintech cũng tham gia đáp ứng yêu cầu thanh khoản cho 282
  5. SMEs, như tại Trung Quốc, hoặc cung cấp các khoản vay ưu đãi cho người vay bị tác động bởi dịch bệnh như Ấn Độ, Kenya, Vương quốc Anh. Bên cạnh đó, nghiên cứu của IMF cũng cho thấy Fintech đang góp phần giảm bất bình đẳng về giới trong tiếp cận tài chính, khi khoảng cách về giới trong tài chính toàn diện số có xu hướng thấp hơn so với tài chính toàn diện truyền thống tuy còn có sự khác biệt giữa các nước và khu vực do những trở ngại về tập quán văn hóa, xã hội, kiến thức, hiểu biết về tài chính và khả năng tiếp cận các nguồn lực (điện thoại di động, internet,.). Các số liệu phân tích tại 52 nền kinh tế thị trường mới nổi và đang phát triển (EMDEs) trong giai đoạn từ 2011 - 2018 cho thấy, việc ứng dụng thanh toán số có mối liên hệ rõ ràng, tích cực đối với tăng trưởng, góp phần thu hẹp khoảng cách thu nhập và giảm nghèo. Điều này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đó của IMF cũng đã khẳng định tài chính toàn diện hỗ trợ tăng trưởng và giảm bất bình đẳng, nâng cao hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô. Fintech đã và đang tạo thuận lợi cho người dân và các SMEs tiếp cận tín dụng, mở ra cơ hội cho khu vực dân cư lớn hơn tham gia vào các hoạt động kinh tế chính thức. ❖ Xu hướng phát triển trong thời gian tới đặc biệt với dịch vụ tài chính ngân hàng Một là, Fintech làm thay đổi hoạt động cung ứng dịch vụ tài chính ngân hàng Hầu như tất cả các loại hoạt động tài chính, từ ngân hàng, thanh toán cho đến quảnlý tài sản, đang được các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech (Fintech startup) định hình lại. Cách đây không lâu, mọi người còn đứng đợi xếp hàng tại ngân hàng với phiếu gửi tiền của họ và nhiều hình thức ID. Hiện nay, chúng ta thường không cần phải có mặt, đợi chờ tới lượt được thanh toán và hiếm khi chúng ta cần cung cấp chữ ký. Trên thực tế, khoảng 40% người Mỹ đã không tới ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng (khảo sát chỉ số an ninh ngân hàng trong năm 2017), điều này không đáng ngạc nhiên vì số lượng chi nhánh thực tế đã giảm đáng kể trong 10 năm - 15 năm qua. Điều này là do sự gia tăng ngân hàng trực tuyến. Khách hàng đang sử dụng nhiều nền tảng chăm sóc sức khỏe tài chính khác nhau, cho phép họ thực hiện giao dịch ngân hàng, đầu tư, kinh doanh, bảo hiểm mà không phải rời khỏi nhà của họ. Trong một không gian sáng tạo như vậy, rõ ràng là những nền tảng mới này sẽ tiếp tục nổi lên và tạo thêm cơ hội việc làm cho các nhà sáng tạo, kỹ sư, người quản lý dự án và nhóm sản phẩm. Hai là, công nghệ blockchain sẽ trở thành “dòng chảy” quan trọng. Công nghệ này ban đầu được phát triển như một cách để đảm bảo các giao dịch tiền điện tử. Bởi vì phương pháp khối chuỗi, về cơ bản, cho phép giao dịch an toàn bất cứ điều gì, chẳng hạn như tiền bạc, bất động sản, ý tưởng và thậm chí bản quyền. Blockchain là sổ cái công khai, nhưng cũng có khóa truy cập được mã hóa. Do tính năng bảo mật tiên tiến của nó, nhiều công ty dịch vụ tài chính đang tìm kiếm các phương pháp để thực hiện công nghệ này trong các tổ chức của họ. Công nghệ blockchain được cho là sẽ phát triển mạnh mẽ và hoàn toàn có thể là cuộc cách mạng cho ngành dịch vụ tài chính. Ba là, nhiều loại công nghệ di động được áp dụng 283
  6. Một nghiên cứu gần đây của Google cho thấy 82% người dùng điện thoại thông minh chuyển sang thiết bị di động của họ để đưa ra quyết định về sản phẩm. Giống như nhiều ngành công nghiệp khác, ngành Tài chính đang được thúc đẩy bởi công nghệ di động và đang trở nên tập trung vào khách hàng hơn. Xu hướng sử dụng điện thoại di động trong ngân hàng dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Bốn là, thế hệ Gen Y định hình lại nơi làm việc Lực lượng lao động hàng năm đang chuyển dịch “văn hóa” làm việc theo hướng “thích nghi để sống sót”. Họ phải thích nghi dần với điều kiện làm việc luôn linh hoạt, thích nghi với công nghệ tiên tiến và năng động hơn. Chất lượng, sáng tạo là rất quan trọng đối với ngành công nghiệp Fintech, vì thế việc thu hút và giữ lại thế hệ nhân viên mới sẽ là chìa khóa để cung cấp các chiến lược dài hạn. Gần đây, người lao động có thể làm việc từ xa mà không cần đến công sở, và tư duy sáng tạo đang trở thành tiêu chuẩn. Năm là, đồng tiền kỹ thuật số và vật chất Không có cơ sở rõ ràng nào để cho rằng đồng tiền vật chất trở nên lỗi thời trong một vài năm tới, cũng như việc sử dụng đồng tiền kỹ thuật số tăng lên, chẳng hạn như Bitcoin. Mặc dù Bitcoin không được hỗ trợ bởi bất kỳ chính phủ nào hoặc được công nhận là tiền lưu thông chính thuộc bất kỳ quốc gia nào, nhưng nó đang được nhiều người, nhiều tổ chức giao dịch. Với ngành công nghiệp Fintech, không gian tài chính truyền thống sẽ nhanh chóng bị thay đổi. Và đồng tiền kỹ thuật số nói chung sẽ tác động nhiều tới công tác điều hành chính sách tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương trên thế giới. Sáu là, những thách thức xung quanh vấn đề an ninh, riêng tư và niềm tin Các công ty dịch vụ ngân hàng và tài chính trong lịch sử đã do dự khi thực hiện các công nghệ mới bởi quan ngại về các vi phạm về quyền riêng tư và bảo mật. Điều quan trọng là tìm cách tốt nhất để cân bằng bảo mật và tuân thủ cùng với các công nghệ mới này trước khi thêm chúng vào hệ thống. Trong năm 2017, ngành công nghiệp Fintech đã có sự thay đổi đáng kể đối với việc xác thực cá nhân, chẳng hạn như quét mống mắt và nhận diện khuôn mặt - iPhone X mới phát triển theo xu hướng này. Rõ ràng, điều duy nhất giữ lại những đổi mới và công nghệ mới là an ninh. III. Các tác động của fintech tới dịch vụ tài chính- ngân hàng và người tiêu dùng. ❖ Tác động của Fintech tới ngành tài chính- ngân hàng. Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ, Fintech đang làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của nghành công nghiệp tài chính. Dưới đây là một số tác động nổi bật của Fintech: Cho vay/gọi vốn cộng đồng Một trong những ngành có lợi nhuận cao nhất trong ngành tài chính là lĩnh vực cho vay. Hầu hết các tổ chức tài chính sử dụng các mô hình sẵn có để tạo ra những mô hình mới phù hợp hơn với mô hình kinh doanh và đạt được mục tiêu lợi nhuận. Ngân hàng đóng vai trò trung gian giữa những cá nhân, tổ chức có tiền tiết kiệm với những cá nhân, tổ chức thiếu nguồn vốn bổ sung với hoạt động chính là chuyển tiết kiệm thành đầu tư để sinh lời đồng thời chấp nhận một phần rủi ro trong giao dịch. Fintech đang thay đổi mô hình kinh doanh này với sự xuất hiện của các khoản cho vay ngang 284
  7. hàng trực tuyến (P2P) loại bỏ hoàn toàn trung gian và kết nối trực tiếp cả hai bên giữa người cho vay và người đi vay nhằm mục đích giảm chi phí trong quá trình vay mượn. Loại hình cho vay này đã trở nên phổ biến trong vài năm qua và được rất nhiều tổ chức doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp có quy mô nhỏ áp dụng. Thanh toán Một vai trò quan trọng khác của các ngân hàng là tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển tiền giữa các bên. Fintech đang nỗ lực cung cấp các điều khoản tốt hơn khi thực hiện chuyển tiền giữa các cá nhân, tổ chức. Sự phát triển đáng chú ý nhất là trong các khoản thanh toán nội địa và quốc tế. Một số công ty Fintech như Paypal, TransferWise, và Stripe đang từng bước tạo ra sự dễ dàng và nhanh chóng trong quá trình chuyển tiền và thanh toán. Sự đổi mới của các dịch vụ như M-Pesa - giải pháp ngân hàng di động để thanh toán nội địa đã làm thay đổi cách mọi người gửi tiết kiệm và thanh toán. Là một khách hàng, bạn cũng có thể xác định dịch vụ nào tốt nhất, phù hợp nhất bằng cách sử dụng các dịch vụ như WireCompare. Mua sắm trực tuyến Trong khi hình thức kinh doanh bán lẻ chịu ảnh hưởng tiêu cực và phải thu hẹp quy mô, các cửa hàng trực tuyến lại ngày càng được mở rộng và thu hút được số lượng lớn khách hàng. Chính xác mà nói, khách hàng bị hấp dẫn bởi trải nghiệm mua sắm trực tuyến không chỉ vì khả năng nhanh chóng mà còn là sự an toàn mà nó mang lại. Khi mọi người được thông tin nhiều hơn về hình thức lừa đảo trực tuyến, họ sẽ tìm cách có thể mua và bán hàng hóa mà không phải lo sợ bị lừa mất tiền. Hình thức chợ trực tuyến chỉ phát triển khi có càng nhiều lượt người truy cập trực tuyến, do đó, các công ty như Stripe và PayPal đang tìm cách xây dựng môi trường an toàn nhất có thể phục vụ khách hàng trong quá trinh mua bán như dịch vụ Flint và WePay hỗ trợ thanh toán từ khu vực bán lẻ Tạo điều kiện để thanh toán nhanh chóng Để phát triển, các doanh nghiệp cần thu hồi các hóa đơn nợ đúng hạn, đúng theo quy định. Việc tích lũy nợ xấu chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp phát triển trì trệ do thiếu vốn quay vòng sản xuất. Khi không thể giải quyết ổn thỏa các hóa đơn, chủ doanh nghiệp phải tìm mọi cách khác để thanh toán cho chủ nợ. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ mất khả năng tạo lợi nhuận, có thể phải ngừng hoạt động sản xuất và đóng của bất cứ lúc nào. Với mục tiêu giảm thiểu tối đa các khoản nợ xấu, nhiều công ty như Invoice Ninja đang nỗ lực trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ thu hồi các khoản nợ để tăng doanh thu hằng tháng. Bằng cách lập hóa đơn và yêu cầu người nợ trả đúng hạn, doanh nghiệp không chỉ có vốn để quay vòng sản xuất mà còn tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và sinh lời. ❖ Tác động của Fintech tới người tiêu dùng. - Đối với khách hàng, fintech tạo ra nhiều cơ hội trải nghiệm mới và giúp khách hàng giao dịch thuận tiện hơn (Devadevan, 2013). Thật vậy, fintech có thể giúp khách hàng trải nghiệm các dịch vụ ngân hàng trên thiết bị di động, chẳng hạn như điện thoại di động và máy tính bảng. Do đó, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng ở mọi nơi, thay vì phải đến quầy giao dịch truyền thống (Kim và cộng sự, 2016). 285
  8. - Vì vậy, có thể nói dịch vụ fintech đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng (Kim và cộng sự, 2016; Fuster, Plosser, Schnabl, & Vickery, 2019), đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng (Salmony, 2014; Chen, Wu & Yang, 2019). Để nâng cao chất lượng dịch vụ fintech trong lĩnh vực ngân hàng, điều quan trọng là phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ fintech của khách hàng. Bởi lẽ, khi gia tăng ý định sử dụng dịch vụ fintech của khách hàng, ngân hàng sẽ mở rộng thị phần và nâng cao hiệu quả hoạt động. Đối với ý định của khách hàng, đây có thể được hiểu là sự sẵn sàng của dịch vụ trong tương lai. Ý định có thể giải thích 70% hành vi dịch vụ khách hàng thực tế (Venkatesh, Morris, Davis, & Davis, 2003) - Đặc biệt, hầu hết các công ty fintech đang cung cấp cho khách hàng các công cụ thanh toán trực tuyến (như Onepay, 123 Pay, Vina Pay hay MoMo). Ngoài ra, một số công ty fintech đang cung cấp dịch vụ chuyển tiền (chẳng hạn như Matchmove, Cash2vn hoặc Trung tâm chuyển tiền), huy động vốn cộng đồng (chẳng hạn như FundStart hoặc Comiloca) và cho vay trực tuyến (chẳng hạn như LoanVi hoặc Tima). Với xu hướng phát triển fintech ngày càng mạnh mẽ, Việt Nam đã và đang thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Chẳng hạn, đầu năm 2018, Lotte Card (thuộc Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc) đã chi gần 1.700 tỷ đồng để mua lại Techcom Finance từ Techcombank Việt Nam. Hiện công ty này (Lotte Finance) đang cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng tại Việt Nam. - Họ sẽ có nhiều lựa chọn hơn khi tiếp cận dịch vụ ngân hàng, tiết kiệm được nhiều thời gian và tăng hiệu quả khi sử dụng dịch vụ ngân hàng. IV. Giải pháp bảo vệ người tiêu dùng tài chính tại Việt Nam. Dựa trên nghiên cứu lý luận về bảo vệ người tiêu dùng tài chính bao gồm: (1) Các nguyên tắc cấp cao của G20 về bảo vệ người tiêu dùng tài chính (OECD, 2012); (2) Các thông lệ tốt về bảo vệ người tiêu dùng tài chính (WB, 2017) kết hợp với nghiên cứu thực tiễn các mô hình quản lý khác nhau về bảo vệ người tiêu dùng trên thế giới để đưa ra các giải pháp phù hợp giúp khách hàng có cơ hội và những thuận lợi trong việc sử dụng: (1) Thành lập cơ quan chuyên trách chịu trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng tài chính và cơ quan giám sát tuân thủ. Hiện nay, tại Việt Nam, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trong các vấn đề về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung. Tuy nhiên, Cục Quản lý cạnh tranh của Bộ này quản lý đối với tất cả các lĩnh vực ngành nghề và không có một bộ phận riêng chịu trách nhiệm quản lý giám sát đối với bảo vệ người tiêu dùng tài chính dẫn đến việc bảo vệ người tiêu dùng tài chính không được thực hiện một cách hiệu quả. Ngành tài chính là một lĩnh vực đặc thù liên quan đến sự lưu thông tiền tệ quốc gia. Khi lĩnh vực này có những diễn biến không tốt ngay lập tức có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế và các chính sách kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, nhu cầu cần có một cơ quan chuyên trách, chịu trách nhiệm về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực này là thực sự cần thiết. Để thực sự có quyền năng thực thi việc bảo vệ người tiêu dùng tài chính, cơ quan này cần phải có thẩm quyền nhất định, hoạt động khách quan và độc lập, có đủ quyền lực, nguồn lực và năng lực trong việc giám sát và chịu trách nhiệm đề xuất các chính sách về bảo vệ người tiêu dùng tài chính. Bên cạnh đó, cơ quan này nên có quyền hợp tác với các cơ quan giám sát dịch vụ tài chính quốc tế để thường xuyên nắm bắt 286
  9. và cập nhật được những vấn đề mới của thị trường tài chính, từ đó đi đầu trong việc điều chỉnh các quy định ở trong nước cho phù hợp hoặc giúp điều tiết các giao dịch tài chính mang tính quốc tế hoặc xuyên biên giới một cách thuận lợi. Cơ quan chuyên trách này sẽ chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống các quy định và cơ chế bảo vệ người tiêu dùng tài chính phù hợp. (2) Thành lập Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng tài chính Việt Nam có Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng mới được thành lập năm 2018 (trên cơ sở tách ra từ Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam). Đây là một tổ chức chính trị xã hội, được thành lập nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng nói chung trong tất cả các lĩnh vực. Ngoài Hiệp hội này, Việt Nam cũng nên thành lập Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng tài chính hoạt động độc lập; để thực hiện các mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực này. Hiệp hội này vừa có thể là tổ chức cung cấp các kiến thức tài chính đến người tiêu dùng, giúp nâng cao giáo dục tài chính cho người tiêu dùng, đồng thời cũng là kênh đầu tiên tiếp nhận thông tin về những rủi ro của người tiêu dùng tài chính mang tính thời sự. Ngoài ra, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng tài chính có thể thực hiện các trách nhiệm như: (1) Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu; (2) Đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng; (3) Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính; (4) Độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng rủi ro của các dịch vụ tài chính mới, đặc biệt là các dịch vụ tài chính được cung cấp khi cơ quan nhà nước chưa kịp có văn bản hướng dẫn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính; (5) Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng tài chính (3) Thiết lập khung pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng tài chính. Khung pháp lý liên quan bảo vệ người tiêu dùng tài chính của các nước trên thế giới gồm Luật Bảo vệ người tiêu dùng tài chính và các văn bản hướng dẫn kèm theo. Khi xây dựng Luật Bảo vệ người tiêu dùng tài chính, một số vấn đề quan trọng cần lưu ý như sau: o Một là, cần có quy định về cơ chế giải quyết khiếu nại đối với người tiêu dùng tài chính. Các quy định pháp lý cần đảm bảo rằng người tiêu dùng có quyền truy cập vào các cơ chế xử lý khiếu nại của tổ chức tài chính và các khiếu nại cần được giải quyết đầy đủ. Theo đó các nhà cung cấp dịch vụ tài chính cần xây dựng các cơ chế xử lý khiếu nại và công khai với khách hàng. o Hai là, cần có quy định về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính trong vấn đề bảo mật thông tin khách hàng trước bên thứ ba. Thông tin tài chính và cá nhân của người tiêu dùng cũng cần được bảo vệ bởi một cơ chế quản lý chặt chẽ. Cần xác định rõ mục đích của việc thu thập, xử lý, lưu trữ và sử dụng dữ liệu hay công khai cho bên thứ ba và ngưởi tiêu dùng cũng có quyền được thông báo về việc dữ liệu của mình được chia sẻ, tiếp cận, chỉnh sửa hoặc xoá bỏ các thông tin không chính xác. 287
  10. o Ba là, có chế tài yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện các cam kết về vấn đề đối xử công bằng và bình đẳng, công khai và minh bạch thông tin với mọi đối tượng người tiêu dùng tài chính. o Bốn là, khung pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng tài chính cần nhấn mạnh và yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ tài chính hoạt động có trách nhiệm. Trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ tài chính không chỉ giúp bảo vệ người tiêu dùng tài chính khỏi các gian lận và rủi ro đạo đức mà còn giúp chính bản thân các tổ chức tài chính phát triển một cách bền Để đạt hiệu quả và thống nhất trong toàn hệ thống tài chính, vấn đề hoạt động có trách nhiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính cần được thường xuyên giám sát bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Theo OECD (2019), tại Bồ Đào Nha, Ngân hàng Trung ương yêu cầu các tổ chức tài chính trong suốt giai đoạn trước khi kí hợp đồng, thông tin cung cấp cho khách hàng phải đầy đủ kịp thời qua kênh internet hoặc mạng di động. Ngân hàng Trung ương Bồ Đào Nha có cơ chế giám sát thường xuyên để xác định cơ chế cung cấp thông tin tới khách hàng có đầy đủ và hiệu quả, đánh giá quy trình ký hợp đồng trên các kênh kỹ thuật số so với các phương tiện khác để làm rõ những nghi ngờ và thắc mắc của khách hàng. Các công cụ hỗ trợ khách hàng có thể là những cảnh báo, ghi chú, các câu hỏi thường gặp (FAQs), hỗ trợ điện thoại miễn phí, chatbox. (4) Tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính xây dựng các quy định nội bộ về việc công khai minh bạch thông tin với khách hàng Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính cần cung cấp cho người tiêu dùng tài chính các thông tin chính quan trọng liên quan đến lợi ích, rủi ro và các điều khoản của sản phẩm. Cụ thể, cần cung cấp các thông tin trọng yếu của sản phẩm, và trước khi kí hợp đồng, trong suốt giai đoạn khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính của tổ chức cung cấp, bất cứ khi nào có sự thay đổi, phát sinh mới, tổ chức tài chính phải cung cấp thông tin cần thiết và kịp thời cho khách hàng. Tất cả các tài liệu quảng cáo về các sản phẩm tài chính phải chính xác, trung thực, dễ hiểu, không gây hiểu lầm. Việc cung cấp thông tin giúp cho khách hàng đánh giá được những lợi ích và rủi ro đi kèm khi kí kết hợp đồng, đảm bảo khách hàng có những biện pháp chấp nhận rủi ro nếu kí hợp đồng. Theo OECD (2019), các nước phát triển đều có quy định tương tự. Ví dụ quy định của Ngân hàng trung ương Ý về minh bạch các điều khoản của hợp đồng cung cấp dịch vụ tài chính được áp dụng ngay cả khi các sản phẩm tài chính được cung cấp qua kênh số hoá. Hơn nữa, các quy định này còn yêu cầu thông tin đó phải dễ tiếp cận trên website của nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính và phải có sẵn, có thể tải về. 288
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO FinTech and the transformation of the financial industry Truy cập tại ( ADB (2016), Moving towards greater financial inclusion: An assessment of the Vietnam case, Internal Report of ADB TA 8587-VIE on Supporting Microfinance Development Program. ADB (2017), Fintech Vietnam Ecosystem Report, Internal Report of Mekong Business Initiative project.) Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ.Truy cập tại nhung-tac-dong-toi-thi-truong-dich-vu-tai-chinh-viet-nam-28458.html Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia "cách mạng công nghiệp 4.0 và những đổi mới trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng"-T53) ficậple:///C:/Users/Admin/Documents/KY%20YEU%20CMCN%204.0%20(1).pdf Fintech and Banking: Evidence from Vietnam.Truy cập tại: 289