Fintech & tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp – triển vọng và những thách thức đặt ra

pdf 12 trang Gia Huy 24/05/2022 2030
Bạn đang xem tài liệu "Fintech & tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp – triển vọng và những thách thức đặt ra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdffintech_tai_chinh_chuoi_gia_tri_nong_nghiep_trien_vong_va_nh.pdf

Nội dung text: Fintech & tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp – triển vọng và những thách thức đặt ra

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 FINTECH & TÀI CHÍNH CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP – TRIỂN VỌNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA FINTECH & AGRICULTURAL VALUE CHAIN FINANCE – POTENTIALS AND CHALLENGES TS. Trần Thanh Thu; TS. Lưu Hữu Đức; TS. Đào Hồng Nhung; ThS. Phạm Minh Đức Học viện tài chính tranthanhthu@hvtc.edu.vn Tóm tắt Kinh doanh nông nghiệp theo chuỗi giá trị là chiến lược phù hợp với ngành nông nghiệp của các quốc gia đang phát triển trong điều kiện toàn cầu hoá. Sự thành công của chiến lược này phụ thuộc vào hai nhân tố chính là nguồn lực tài chính và quản trị rủi ro trong chuỗi. Sự xuất hiện của Fintech cùng với tiến trình số hoá nền kinh tế đã cung cấp những nền tảng quan trọng để gia tăng hiệu quả tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp. Bài viết này thảo luận những giả thuyết về tác động của Fintech đến tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp. Thông qua nghiên cứu tình huống tại Việt Nam gắn với ba doanh nghiệp nông nghiệp điển hình đang thực hiện chiến lược kinh doanh theo chuỗi giá trị, nhóm tác giả cho rằng vai trò dẫn dắt và định hướng của doanh nghiệp tư nhân lớn là tiền đề quan trọng cho tác động tích cực của Fintech đối với tài chính cho chuỗi giá trị nông nghiệp.Để phát huy vai trò của Fintech đối với tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp cần có cơ chế và chính sách điều hành từ phía Nhà nước. Từ khoá : Fintech, tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp, kinh doanh nông nghiệp, Việt Nam. Abstract: Value chain agribusiness is a relevant strategy to the agricultural sector of developing countries in terms of globalization. The success of this strategy depends on two main factors: fi - nancial resources and risk management along the chain. Fintech along with the digitization of the economy has found increasing the financial efficiency of the agricultural value chain. The paper discusses hypothetical impacts of Fintech on the agricultural value chain finance. Through the study on three typical agricultural enterprises implementing value chain business strategies in Vietnam , the authors find that the leading role and orientation of large private enterprises forms a basis for the positive impact of Fintech on the agricultural value chain finance . To facilitate the role of Fintech in the agricultural value chain finance, there is a need for mecha - nisms and operating policies from the government. Keywords : Fintech, Agricultural Value Chain Finance, agribusiness, Vietnam. 1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu Nông nghiệp là ngành kinh tế trọng điểm của nền kinh tế Việt Nam với mức đóng góp bình 1198
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 quân khoảng 20% vào tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu giai đoạn 2010-2015. Giai đoạn 2016- 2020, ngành nông nghiệp liên tiếp gặp bất lợi do diễn biến bất lợi về thời tiết, dịch bệnh. Đặc biệt, từ cuối năm 2019 đến nay, sự bùng phát và lan rộng của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến những thị trường xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp chủ lực, gây đứt gãy chuỗi cung ứng, dẫn đến thiệt hại không nhỏ cho toàn ngành. Một vấn đề đáng lưu tâm khác là an ninh lương thực trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng và có xu hướng kéo dài. Theo Global Food Security Index, Việt Nam hiện đứng thứ 54/113 quốc gia trên bản đồ an ninh lương thế giới, xếp sau Thái Lan (52/113), Malaysia (28/113) và Singapore (1/113) về tổng số điểm. Một trong những thách thức đối với ngành nông nghiệp là cơ sở vật chất kỹ thuật ngành còn thấp, chỉ ở mức 44,4 so với mức trung bình 62,9 của thế giới. Thiếu hụt vốn đầu tư, đặc biệt là vốn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển là điểm yếu lớn nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng phát triển châu Á (2018) đã chỉ ra rằng phần lớn các quốc gia đang phát triển bắt đầu sản xuất nông nghiệp với một số lượng lớn các hộ sản xuất và nông trại với quy mô vốn đầu tư nhỏ và trao đổi một lượng đầu ra khiêm tốn. Để đưa nông nghiệp trở thành nhân tố chính của tăng trưởng kinh tế, các quốc gia này phải tăng cường nguồn lực tài chính cho lĩnh vực này, đồng thời, lấy mục tiêu tăng năng suất lao động và đẩy mạnh xuất khẩu làm mục tiêu chiến lược ngành. Phát triển của công nghiệp chế biến và xuất khẩu là cách giúp các nước nghèo tiến dần đến nền kinh tế hiện đại. Hai vấn đề trọng yếu cần phải xem xét gồm tài chính và quản trị rủi ro nông nghiệp. Tuy nhiên, hộ sản xuất nông nghiệp, lực lượng chiếm đến gần 70% lao động ngành, không đủ nguồn lực để giải quyết hai vấn đề này. Những thách thức này đòi hỏi vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nông nghiệp trong tạo lập, điều hành, giám sát và đảm bảo hiệu quả của chuỗi. Đồng thời, mọi hoạt động nhằm gia tăng giá trị doanh nghiệp sẽ làm gia tăng lợi ích cho toàn bộ các thành viên trong chuỗi. Quá trình này được thực hiện thông qua tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp. Tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa phân tích chuỗi giá trị và việc lựa chọn phương thức tài trợ nhằm gia tăng mức độ gia nhập thị trường nông nghiệp của các chủ thể, đẩy mạnh ứng dụng các công cụ tài chính và công nghệ thông tin trong chuỗi. Nghiên cứu về tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp tiếp cận khái niệm chuỗi giá trị ở cấp độ ngành, chủ yếu tập trung vào tiếp cận nguồn tài chính để đảm bảo lợi ích cho các hộ sản xuất nông nghiệp. Một số nghiên cứu từ năm 2018 đã xem xét tác động của công nghệ thông tin đến tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp, đặc biệt là tác động của Fintech. ADB & Wyman (2017) đã chỉ ra triển vọng của Fintech trong lĩnh vực nông nghiệp ở các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia và Philippines (tăng GDP hàng năm thêm 2% đến 3%). Tại Việt Nam, báo cáo của CSIRO (2019) đã chỉ ra rằng thiếu vốn và thiếu thông tin là hai trở ngại lớn nhất của số hoá ngành nông nghiệp. Trong sáu chỉ số đo lường mức độ ứng dụng kỹ thuật số vào nông nghiệp, điểm cho Tài chính đạt giá trị thấp nhất ở mức 2,28/5. Số hộ nông dân có ứng dụng công nghệ số chỉ đạt 25% do thiếu kiến thức, thông tin, và thiếu vốn. Như vậy, đưa Fintech vào tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp với vai trò dẫn dắt của các doanh nghiệp nông nghiệp lớn là một cách thức đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp. Bài viết làm rõ về mặt lý thuyết tác động của Fintech đến tài chính chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp. Nhóm tác giả tiếp cận khái niệm chuỗi giá trị theo quan điểm kết hợp, gắn mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp với định hướng phát triển ngành. Số hoá ngành nông nghiệp 1199
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 đòi hỏi vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp nông nghiệp trong tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp. Bài viết cũng làm rõ ba chiến lược kinh doanh theo chuỗi giá trị và mức độ ứng dụng công nghệ của DABACO, Lộc Trời, và PAN. Những nội dung này lần lượt được trình bày qua bốn phần của bài viết. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Theo Kaplinsky và Morrissau (2001), chuỗi giá trị đề cập đến “một loạt những hành động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ khi còn là ý đồ, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến khi phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi sử dụng”. Giá trị sẽ hình thành theo sản phẩm trong suốt quá trình từ sản xuất đến thương mại, đồng thời không bị giới hạn bởi ranh giới quốc gia. Chuỗi giá trị nông nghiệp (agricultural value chain) là một tập hợp các hoạt động làm gia tăng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp, từ giai đoạn sản xuất cho đến giai đoạn tiêu dùng, thông qua hoạt động chế biến và đa dạng hoá. Bất kỳ một giai đoạn hoặc quá trình nào của chuỗi cũng có quan hệ tương tác với giai đoạn hoặc quá trình trước đó. Mức độ liên kết càng chặt chẽ thì sự dịch chuyển hàng hoá và dịch vụ trong chuỗi càng được đảm bảo, lợi ích của các chủ thể tham gia chuỗi càng được gia tăng. Tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp (Agricultural Value Chain Finance – AVCF) thể hiện sự dịch chuyển và sắp xếp nguồn tài chính (bên trong và bên ngoài) giữa những liên kết khác nhau trong chuỗi. Nó có thể là việc một chủ thể của chuỗi cung cấp nguồn tài chính trực tiếp cho một chủ thể khác hoặc việc tiếp nhận nguồn tài chính từ các chủ thể khác ngoài chuỗi như các tổ chức tài chính hoặc các nhà đầu tư dựa trên những quan hệ và hoạt động có liên quan đến chuỗi giá trị (Fries, 2007; Miller, 2007a). AVCF là những sản phẩm và dịch vụ tài chính dịch chuyển qua các thành viên của chuỗi nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cũng như giảm bớt những ràng buộc về mặt tài chính để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chuỗi. Do vậy, tài chính cho chuỗi giá trị là một quan điểm mang tính hệ thống khi được xem xét như là một cách thức, chú trọng đến một tập hợp các chủ thể, công đoạn và thị trường của chuỗi, đối nghịch với quan điểm vay mượn cá nhân đơn thuần (Miller, 2007). Những nghiên cứu về AVCF phải kể đến là nghiên cứu của Meyer (2007); Shwedel (2007); Miller & Jones (2010); Miller (2012). Meyer (2007) chỉ ra rằng phân tích chuỗi giá trị nông nghiệp là cách để nâng cao lợi ích cho các nước đang phát triển. Quan hệ tài chính trong chuỗi giá trị được nhấn mạnh khi tài chính trở thành vấn đề trọng tâm của chuỗi. Khi nghiên cứu chuỗi giá trị nông nghiệp từ mục tiêu tài chính, có ba câu hỏi cần được làm rõ là (i) các giao dịch diễn ra giữa các chủ thể được tài trợ như thế nào? (ii) những hình thức tài trợ chính thức nào được cung cấp ngoài chuỗi bởi các tổ chức? (iii) có thể gia tăng lợi ích cho các chủ thể thông qua tài chính không? Meyer (2017) cung cấp ba tình huống về AVCF tại Nam Phi và khẳng định rằng giải quyết vấn đề tài chính và rủi ro là cách để gia tăng lợi ích cho các thành viên trong chuỗi, đặc biệt là các hộ sản xuất nông nghiệp. Miller (2012) đưa ra các mô hình và chiến lược cho AVCF, tập trung vào vai trò của các tổ chức tài chính trong việc thiết kế và cung cấp các sản phẩm đặc thù cho nông nghiệp. Miller & Jones (2010) đưa ra những bài học kinh nghiệm và các công cụ cho AVCF, chú trọng đến những công cụ đổi mới sáng tạo để huy động và tài trợ vốn cho nông nghiệp. Fintech, trong vòng 10 năm trở lại đây, tiếp tục làn sóng đổi mới sáng tạo nổi bật của ngành 1200
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 tài chính ngân hàng. Sự phát triển và thâm nhập của Fintech đã mang đến diện mạo mới cho ngành tài chính, đặc biệt là các dịch vụ tài chính như tiết kiệm, tiêu dùng, đầu tư, cho vay. Nghiên cứu về Fintech và AVCF được thực hiện bởi một số tác giả như Anshari và cộng sự (2019); McIntosh & Mansini (2018), Ningrat & Nurzaman (2019). McIntosh & Mansini (2018) chỉ ra triển vọng ứng dụng Fintech trong lĩnh vực nông nghiệp tại các quốc gia thành viên ADB, đề xuất hệ thống chính sách và công cụ để tăng cường vai trò của Fintech trong AVCF. Ningrat & Nurzaman (2019) nghiên cứu tình huống tại Indonesia, tập trung làm rõ sự kết hợp của Fintech với Islamic Banking để tài trợ cho chuỗi nông nghiệp. Các tác giả cho rằng cùng với Fintech, AVCF có thể trở thành một nền tảng linh hoạt gắn với mục tiêu khách hàng là trung tâm nhằm tăng cường mức độ tiếp cận tài chính của tất cả các chủ thể tham gia chuỗi. Như vậy, các nghiên cứu trước đây về AVCF và Fintech cho thấy cách tiếp cận đa chiều khi nghiên cứu hai nội dung này. AVCF không còn là dòng chảy một chiều gắn với sự vận động của sản phẩm mà trở thành nền tảng kết nối dòng chảy sản phẩm với dòng chảy tài chính, dòng chảy rủi ro, và dòng chảy công nghệ. Sự xuất hiện của Fintech cho phép quá trình này được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, song cũng đặt ra những câu hỏi về khung pháp lý, về chủ thể dẫn dắt và cơ chế hoạt động chuỗi. Để làm rõ tác động của Fintech đến AVCF, nhóm tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu về tác động của Fintech đến Tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp. Những giả thuyết nghiên cứu này được thảo luận thông qua nghiên cứu tình huống tại Việt Nam với ba doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp điển hình là DABACO, Lộc Trời, và PAN. 3. Mô hình lý thuyết về tác động của Fintech đến Tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp Giả thuyết 1: Fintech tăng cường mức độ tiếp cận nguồn lực tài chính cho chuỗi giá trị nông nghiệp thông qua vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nông nghiệp. Từ cách tiếp cận lợi ích xã hội, Fintech cung cấp nền tảng công nghệ cho phép hộ sản xuất nông nghiệp có thể trực tiếp kết nối một cách dễ dàng với các nhà đầu tư. Fintech gia tăng mức độ tiếp cận tài chính cho các hộ sản xuất nông nghiệp thông qua quỹ gọi vốn cộng đồng và hệ thống thanh toán số. Thị trường số cung cấp nền tảng cho phép những giải pháp dịch vụ tài chính mới xâm nhập sâu rộng vào hệ sinh thái nông nghiệp (Anshari và cộng sự, 2019). Ứng dụng Fintech giúp giảm chi phí cung cấp dịch vụ, cho phép cung cấp những gói sản phẩm quy mô nhỏ phù hợp với hộ sản xuất nông nghiệp. Nó cũng cho phép dịch vụ tài chính tiếp cận đến những khu vực xa xôi mà việc mở những chi nhánh ngân hàng truyền thống trở nên tốn kém. Công cụ Big data cho phép các tổ chức có thể cung cấp nguồn tài chính đến tay những người thực sự có nhu cầu và mở rộng tín dụng không có tài sản đảm bảo (McIntosh & Mansini, 2018). Tuy nhiên, tính hệ thống và đồng bộ khi ứng dụng Fintech vào AVCF chỉ được đảm bảo thông qua vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp nông nghiệp lớn. Các quốc gia đang phát triển thừa hưởng nền tảng công nghệ từ các quốc gia phát triển nên để gia tăng hiệu quả Fintech trong nông nghiệp giá trị cao đòi hỏi vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nông nghiệp trong chuỗi. Chỉ có các doanh nghiệp nông nghiệp lớn, có vị thế thị trường, tiềm lực tài chính mạnh, quy trình quản trị hoạt động chặt chẽ, minh bạch mới đủ vốn đầu tư, đủ năng lực triển khai và quản trị rủi ro do Fintech trong chuỗi giá trị nông nghiệp. Giả thuyết 2: Fintech hỗ trợ cơ chế phòng ngừa và phân tán rủi ro trong chuỗi giá trị nông nghiệp. 1201
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Kinh doanh nông nghiệp luôn luôn đối mặt với rủi ro. Tất cả các chủ thể trong chuỗi giá trị nông nghiệp đều phải đối mặt với rủi ro kinh doanh nông nghiệp. Phần lớn rủi ro kinh doanh nông nghiệp mới được nhìn nhận từ góc độ người sản xuất và tổ chức tín dụng. Tại hầu hết các quốc gia, ngay kể cả tại OECD và Mỹ, chính phủ đóng vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ người nông dân khỏi rủi ro thời tiết, và những chương trình thường là trợ cấp. Duru (2016) cho rằng những chính sách này cản trở sự phát triển của thị trường bảo hiểm tư nhân. Thiếu cơ chế phòng ngừa và phân tán rủi ro trong lĩnh vực nông nghiệp là do thiếu các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với đặc thù ngành cũng như thiếu minh bạch về thông tin trong chuỗi. Thị trường số cùng với Fintech cho phép nhiều giao dịch trong ngành nông nghiệp được diễn ra thông qua điện thoại thông bao gồm giao dịch trong đầu tư, mua sắm và thanh toán online. Hình thức kinh doanh nông nghiệp trước đây là B2B bởi vì thị trường phân mảnh, chuỗi cung ứng kém hiệu quả, người mua thường thay đổi người bán và giá trị của sản phẩm thường biến động (Bejani, 2000) thì nay là kết nối trực tiếp đa tầng. Anshari (2019) giới thiệu ứng dụng AgroPay cho phép các thành viên trong chuỗi kết nối trực tiếp và chia sẻ nền tảng công nghệ chung. Thị trường số cùng với Fintech giảm bớt vai trò kiểm soát thông tin và nguồn tài chính của các thương lái/doanh nghiệp thương mại. Ngoài ra, công cụ gọi vốn cộng đồng cho phép hộ sản xuất nông nghiệp dễ dàng tiếp cận với các nhà đầu tư, đồng thời nhà đầu tư có thể dễ dàng theo dõi khoản đầu tư của mình trên smartphones. Đa dạng hoá nhà đầu tư và dễ dàng san sẻ rủi ro giữa các chủ thể tham gia chuỗi. Gần đây tại Mỹ đã giới thiệu “trái phiếu thảm hoạ” (catastrophe bonds) , hiện đã được giới thiệu tại Singapore và một số thị trường đang phát triển như là một loại chứng khoán lai ghép với bảo hiểm, có thể giảm bớt chi phí dịch chuyển rủi ro, cũng như phát triển thị trường trái phiếu tại khu vực châu Á vốn phụ thuộc rất lớn vào tín dụng ngân hàng (Ralph, 2017). Giả thuyết 3: Fintech kiến tạo sân chơi mang lại lợi ích cho tất cả các thành viên của chuỗi Một câu hỏi đặt ra khi nghiên cứu AVCF là liệu có tồn tại một cơ chế hoạt động để tất cả các thành viên trong chuỗi đều tối đa hoá được lợi ích của mình? Mâu thuẫn nội tại trong chuỗi luôn luôn phát sinh tại bất kỳ tầng nào của chuỗi. Điển hình nhất là vấn đề đại diện phát sinh trong hợp đồng sản xuất giữa doanh nghiệp nông nghiệp và hộ sản xuất. Doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp muốn giảm thiểu lượng vốn lưu động, giảm thiểu tình trạng đứt gãy chuỗi, kiểm soát yếu tố đầu vào và chất lượng đầu ra của sản phẩm. Trái lại, hộ sản xuất nông nghiệp muốn nhận được khoản thanh toán sớm để cải thiện dòng tiền, tăng tính thanh khoản, cắt giảm chi phí tài chính. Phần lớn các hộ sản xuất không có kiến thức về quản lý tài chính, dễ mất cân đối dòng tiền, phải sử dụng tín dụng phi chính thức để bù đắp. Trong bối cảnh này, triển khai Fintech đồng bộ trong chuỗi sẽ cho phép doanh nghiệp nông nghiệp dễ dàng quản trị chuỗi, từ khâu đầu vào cho đến khâu phân phối, cải thiện tốc độ chu chuyển vốn lưu động, tăng tính ổn định và bền vững của chuỗi. Hộ sản xuất có cơ hội tiếp cận nguồn lực tài chính, thanh toán nhanh chóng, có thể sử dụng những dịch vụ tín dụng không cần tài sản đảm bảo (ICF, 2018). Các tổ chức tín dụng và các công ty Fintech tăng được doanh thu và đa dạng các giao dịch. Nền tảng công nghệ chia sẻ giữa các chuỗi giúp hình thành hệ sinh thái Fintech nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp có giá trị cao và đổi mới sáng tạo. 4. Tác động của Fintech đến Tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp tại Việt Nam 4.1. Đặc điểm Tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp tại Việt Nam và triển vọng của Fintech Kể từ năm 2006, sau khi chính thức ra nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các doanh 1202
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 nghiệp nông nghiệp Việt Nam đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, chính thức đối mặt với những thách thức từ thị trường quốc tế. Sản xuất nông nghiệp quy mô lớn theo mô hình liên kết chuỗi giá trị, gắn kết các “nhà” trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp là chủ trương xuyên suốt trong các chiến lược phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, Tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp vẫn là một khái niệm còn khá mới tại Việt Nam. Đặc điểm chủ yếu của Tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp tại Việt Nam gồm có: Thứ nhất, AVCF tại Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào tín dụng ngân hàng, cơ chế hỗ trợ nặng về lãi suất, hình thức hỗ trợ không đa dạng, thiếu công cụ tín dụng cho các nhóm chủ thể khác nhau. Có thể nói, AVCF chưa hình thành được dòng chảy tài chính dọc chuỗi mà mới chỉ dừng lại ở dòng chảy tín dụng với vai trò chủ đạo của các ngân hàng thương mại nhà nước lớn và ngân hàng chính sách xã hội. Về mặt chủ trương, Ngân hàng nhà nước đã có những văn bản cụ thể như Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung NĐ 55/2015/NĐ-CP; Nghị quyết số 813/2017/NQ-NHNN ngày 24/04/2017 về cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch; Gói hỗ trợ tín dụng nông nghiệp công nghệ cao theo Nghị quyết 30/NQ-CP tháng 3/2017. Tính đến nay có hơn 70 ngân hàng thương mại, 1.200 quỹ tín dụng nhân dân và Ngân hàng chính sách xã hội tham gia cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn. NHCSXH hiện nay đang triển khai 20 chương trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, với 85% dư nợ là phục vụ phát triển nông nghiệp. Tính đến tháng 11 năm 2019, dư nợ đối với doanh nghiệp nông nghiệp đạt gần 600 ngàn tỷ đồng song dư nợ cho vay liên kết chỉ đạt 7 ngàn tỷ đồng, chiếm 0,36% tổng dư nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Nghiên cứu của Thắng (2019) chỉ ra các vấn đề còn tồn tại như (i) các thủ tục, điều kiện cho vay phức tạp, thiên về giảm bớt rủi ro cho ngân hàng; (ii) hình thức, công cụ tín dụng còn hạn chế; (iii) quy định về tài sản đảm bảo chưa linh hoạt. (Nguồn: IPSARD, Điều tra Doanh nghiệp nông nghiệp, 8-9/2016) Hình 1. Những vướng mắc chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn tại Việt Nam 1203
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Thứ hai, rủi ro kinh doanh nông nghiệp và tài sản đảm bảo cản trở việc tiếp cận nguồn tài chính của các chủ thể trong chuỗi. Nghiên cứu của Brauw và cộng sự (2019) đánh giá về tình trạng không được đáp ứng nhu cầu tài chính trong chuỗi thông qua hai dịch vụ tài chính là bảo hiểm và tín dụng cho thấy rủi ro sản xuất và rủi ro về giá là hai rào cản lớn nhất trong việc tiếp cận tín dụng và bảo hiểm của chuỗi giá trị nông nghiệp. Việc đòi hỏi tài sản đảm bảo như quyền sử dụng đất là thách thức lớn đối với tiếp cận nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là nhóm phụ nữ và nông dân ở khu vực miền núi. Theo IFC (2018), có 1.696 doanh nghiệp nông nghiệp tại khu vực đồng bằng Sông Hồng, trong đó có 47% các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp có quy mô dưới 10 lao động, 43% có quy mô nhỏ và vừa, chỉ có 9,5% là các công ty lớn. Chỉ có 15% doanh nghiệp có hợp đồng hợp tác với nông dân. 70% dòng chảy sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc vào các thương lái hoặc các doanh nghiệp trung gian. Thứ ba, doanh nghiệp nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, từ việc xây dựng, triển khai và giám sát hoạt động của chuỗi. Song liên kết tài chính giữa các chủ thể trong chuỗi còn hạn chế, chủ yếu là hình thức hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp nông nghiệp với nông dân. Với đặc thù của ngành sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp có giá trị cao, doanh nghiệp nông nghiệp chính là linh hồn của chuỗi giá trị. Doanh nghiệp nông nghiệp tham gia từ khâu đầu vào (cung cấp vốn và các yếu tố sản xuất) cho đến khâu chế biến (đầu tư công nghệ và chế biến sản phẩm) và tiêu thụ (phân phối trong nước & xuất khẩu). Dòng chảy hàng hoá, sản phẩm, thông tin trong chuỗi được thực hiện thông qua vai trò điều phối của các doanh nghiệp nông nghiệp lớn. Năm 2018, cả nước có 1.096 chuỗi liên kết, tăng 350 chuỗi so với năm 2017. Một số chuỗi liên kết có hiệu quả kinh tế cao gồm chuỗi giá trị lúa gạo, chuỗi giá trị chè, chuỗi giá trị cá tra, chuỗi giá trị tôm. Tuy nhiên, chuỗi giá trị ngành hàng nông sản của Việt Nam còn nhiều yếu kém, từ khâu đầu vào cho đến khâu tiêu thụ. Sự thiếu hụt nguồn tài chính và công nghệ là hai rào cản lớn nhất khiến các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam không thể nâng cấp chuỗi giá trị, gia tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản. c Như vậy, qua phân tích làm rõ những đặc điểm AVCF tại Việt Nam cho thấy triển vọng của việc ứng dụng Fintech trong chuỗi giá trị nông nghiệp. Nói cách khác, Fintech sẽ có những tác động tích cực đến AVCF tại Việt Nam thông qua những công cụ và sản phẩm tài chính mới, cho phép nhiều chủ thể cùng tham gia và thụ hưởng lợi ích, giảm bớt sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng, tăng cường vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp nông nghiệp lớn, phòng ngừa và phân tán rủi ro kinh doanh nông nghiệp. Số hoá các giao dịch tài chính và những cách thức mới trong thẩm định và chấm điểm tín dụng được xem là cơ hội của AVCF trong chuỗi sản phẩm chăn nuôi và nông sản. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Fintech rất khó phát huy hiệu quả ở những hộ sản xuất có quy mô nhỏ, thiếu trình độ công nghệ, và các thiết bị công nghệ cần thiết. Do đó, doanh nghiệp nông nghiệp phải đóng vai trò tạo lập, vận hành, điều tiết và giám sát để đảm bảo hiệu quả của AVCF. 1204
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 (Nguồn: IFC, 2018) Hình 2. Tác động của Fintech đến tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp Việt Nam 4.2. Chiến lược kinh doanh chuỗi giá trị của các doanh nghiệp nông nghiệp điển hình và triển vọng của Fintech Fintech tại Việt Nam bắt đầu bùng nổ từ năm 2015 cùng với đề án quốc gia khởi nghiệp của Chính phủ. Các sản phẩm Fintech lan toả trên thị trường dịch vụ tài chính mạnh mẽ trong vòng 3 năm trở lại đây nhờ sự phát triển của công nghệ số. Việc đưa những sản phẩm Fintech vào chuỗi giá trị nông nghiệp tại Việt Nam mới chỉ dừng lại ở cấp độ sơ khai. Các tập đoàn kinh doanh nông nghiệp lớn đã hình thành mô hình sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo chuỗi, đã đưa công nghệ vào sâu trong chuỗi, song gắn kết công nghệ với dòng chảy tài chính trong chuỗi chưa thực sự rõ nét. Tại DABACO, Lộc Trời, và PAN, Fintech chủ yếu tham gia vào khâu tiêu thụ và phân phối, chưa tham gia vào hai khâu bước đầu quyết định chất lượng sản phẩm là cung ứng yếu tố sản xuất và sản xuất. (i) CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam - chuỗi tích hợp chiều dọc tự thân Tập đoàn Dabaco là một tập đoàn hoạt động đa ngành nghề với lĩnh vực chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi, giống gia súc, gia cầm và chế biến thực phẩm. DABACO là đế chế vững chãi của ngành nông nghiệp-thực phẩm Việt Nam thông qua xây dựng hệ sinh thái khép kín theo mô hình 3F (Feed – Farm – Food). Chiến lược phát triển của DABACO là thực hiện thành công mô hình sản xuất tiên tiến, khép kín từ “Sản xuất con giống gia súc, gia cầm-Sản xuất thức ăn-Chăn nuôi gia công-Giết mổ và chế biến thực phẩm song song với phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại theo mô hình siêu thị và cửa hàng thực phẩm sạch DABACO”. 1205
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 (Nguồn: dabaco.com.vn) Hình 3. Chuỗi giá trị nông nghiệp của DABACO Ứng dụng công nghệ vào tất cả các khâu của chuỗi giá trị luôn là ưu tiên hàng đầu của DABACO. Công ty ngoài việc ứng dựng công nghệ vào sản xuất và nghiên cứu phát triển còn xây dựng và phát triển chuỗi hệ thống Trung tâm Thương mại, Siêu thị, Nhà hàng và các cửa hàng tiện ích Đối với mảng phân phối, DABACO đã ứng dụng MobiWork DMS giúp nhân viên cập nhật thông tin doanh nghiệp, tra cứ thông tin điểm bán, hỗ trợ viếng thăm điểm bán, hệ thống báo cáo trực quan trên thiết bị di động. (ii) Tập đoàn Lộc Trời – chuỗi tích hợp dọc tự thân Tập đoàn Lộc Trời – tiền thân là Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) là nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm và dịch vụ dẫn đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, với chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững từ nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật, các sản phẩm hữu cơ sinh học, lúa gạo, cà phê. Với bề dày hơn 24 năm lịch sử, doanh thu năm 2016 lên đến 8,001 tỷ, sản phẩm hiện diện tại trên 40 quốc gia, Lộc Trời là tập đoàn nông nghiệp tri thức hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh theo chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp, là hiện thân cho khát vọng và sáng tạo của nông dân Việt Nam. Mục tiêu chiến lược của tập đoàn Lộc Trời là (i) Nâng cao giá trị hạt gạo, thu nhập và đời sống của người nông dân; (ii) Góp phần phát triển nền nông nghiệp và nông thôn Việt Nam; (iii) Góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam; (iv) Hoàn thiện chuỗi giá trị, sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp của Tập đoàn Lộc Trời. Hiện nay, công ty đang liên kết với nông dân làm nông nghiệp thông qua việc hỗ trợ nông dân trong việc tiếp cận kỹ thuật canh tác hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng và tạo nên sự khác biệt cho nông sản Việt Nam. Công ty còn sản xuất các chế phẩm, phân bón hữu cơ sinh học phục vụ cho sản xuất của chính công ty cũng như các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp khác tại Việt Nam. “Gạo Hạt Ngọc Trời” là sản phẩm “vàng” của Lộc Trời, được sản xuất từ Vùng nguyên liệu bền vững, truy xuất được nguồn gốc, an toàn, và là Top 3 Gạo ngon nhất thế giới. Tập đoàn Lộc Trời vào tháng 7 năm 2020 đã ký kết hợp tác với 300 hợp tác xã nông nghiệp để triển khai mô hình hợp tác xã kiểu mới, xây dựng mô hình kinh doanh nông nghiệp theo chuỗi chặt chẽ từ khâu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra. 1206
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 (Nguồn: loctroi.vn) Hình 4. Chuỗi giá trị nông nghiệp của Tập đoàn Lộc Trời (iii) CTCP Tập đoàn PAN-chuỗi tích hợp dọc thông qua mua bán và sáp nhập PAN Group là tập đoàn đa ngành, bao gồm cả nông nghiệp, tài chính, bất động sản, logistic, Tuy nhiên, nông nghiệp và thực phẩm vẫn mảng kinh doanh cốt lõi của công ty. Công ty cũng là doanh nghiệp nông nghiệp tiêu biểu cho chiến lược phát triển nông nghiệp khác biệt thông qua con đường M&A. Hậu M&A, mỗi công ty sau khi được mua lại 1 phần cổ phần công ty, sẽ là một thành viên của gia đình PAN. PAN có thể nắm giữ tỷ lệ sở hữu lớn, nhưng không bắt buộc các DN thành viên phải thay đổi toàn bộ cơ cấu tổ chức hay chiến lược kinh doanh, giữ lại những nhân sự tốt, tạo mọi điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các DN phát huy những điểm mạnh có sẵn, khắc phục điểm yếu để cải thiện tình hình kinh doanh. PAN cũng chọn cách phân tích và nghiên cứu kỹ các nguồn lực, sản phẩm hiện tại để phát triển, nghiên cứu sử dụng các nguồn lực này một cách tối ưu, gia tăng giá trị cho sản phẩm của DN được M&A chứ không ép buộc các DN này phải theo mô hình có sẵn nào đó. Thông qua M&A công ty tăng sở hữu các công ty hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp như giống cây trồng TCP Giống Cây trồng Miền Nam (SSC _ 62.5%). CTCP Chế biến Hàng xuất khẩu Long An (LAF_ 82%) CTCP xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (ABT_ 72.82%), CTCP Giống cây trồng trung ương (NSC_75%). PAN là một trong số các doanh nghiệp theo đuổi mô hình nông nghiệp 3F, Farm- Food - Family (Trang trại - Thực phẩm - Gia đình) với chuỗi giá trị khép kín. Hiện nay, PAN Nghiên cứu triển khai chuỗi cửa hàng PAN Retail trong phân khúc các sản phẩm Nông nghiệp và Thực phẩm , hoàn thiện mô hình Farm – Food – Family trong chuỗi giá trị khép kín. Tập đoàn PAN chính thức được Chính phủ lựa chọn giới thiệu sản phẩm trong năm chủ tịch ASEAN 2020. Ngày 23/07/2020, thương hiệu gạo Vinaseed của PAN đã chính thức được cấp chứng nhận FSSC 2020 và đã xuất khẩu nhiều lô hàng sang khu vực châu Âu. Tập đoàn 1207
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 PAN tiếp tục trở thành doanh nghiệp đồng hành với nông nghiệp Việt Nam trên thị trường EU trong bối cảnh EVFTA được ký kết và có hiệu lực. 5. Kết luận hàm ý chính sách Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và số hoá nền kinh tế thế giới, ngành nông nghiệp cần chuyển đổi mô hình hoạt động, từ ngành thâm dụng lao động sang ngành thâm dụng vốn với năng suất lao động cao và giá trị gia tăng đơn vị sản phẩm lớn hơn. Động lực cho tăng trưởng ngành nông nghiệp phải đến từ nguồn lực tài chính dồi dào và quản trị rủi ro hiệu quả. Những thách thức này chỉ được giải quyết thông qua vai trò dẫn dắt chuỗi giá trị của các doanh nghiệp nông nghiệp lớn và sự điều hành môi trường vĩ mô của Chính phủ. Tăng cường số hoá các giao dịch tài chính, đẩy mạnh ứng dụng Fintech vào tài chính chuỗi giá trị giúp gia tăng lợi ích cho từng chủ thể nói riêng và lợi ích cho toàn xã hội nói chung. Tuy nhiên, cần có thêm những nghiên cứu thực chứng về tác động của Fintech đến AVCF cũng như hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp và lợi ích của các chủ thể tham gia chuỗi. Đồng thời, tác động của Fintech đến ngành nông nghiệp nói chung và AVCF nói riêng cần đặt trong sự điều hành và dẫn dắt về mặt đường lối, chính sách của Chính phủ. Trong bối cảnh hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, hiệp định RCEP được ký kết, cần có những chính sách hỗ trợ thực chất đối với ngành nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các chính sách tài chính. Cụ thể, Chính phủ nên cho phép tín dụng có đảm bảo quy mô lớn đến toàn ngành nông nghiệp, đặc biệt là cho các doanh nghiệp nông nghiệp dẫn dắt chuỗi. Đồng thời, có chính sách khuyến khích sử dụng các công cụ tái bảo hiểm và nới rộng vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Bên cạnh đó, chú trọng đến việc hệ thống hoá các khoản đầu tư thông qua một tập hợp các chủ thể tham gia chuỗi theo chiều dọc nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mới nổi tại các đô thị lớn và mục tiêu xuất khẩu; cải tiến hợp đồng sản xuất và cung ứng nhằm đảm bảo chất lượng của thị trường quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO Asian Development Bank & Wyman , O. (2017), ‘Accerelating Financial Inclusion in South-East Asia with Digital Finance ’. Bejjani, G. (2000), ‘E-commerce: The net effect on agribusiness, Capital investment and market markers’, Morgan Stanley, 2000. Brauw, A., Herskowitz, S., Ambler, K., Nguyen, L.H, Truong, T.T.T, Nguyen, T.T., Bui, T.A, Nguyen, C.T., Moyes, T., Middleton, M., Toth, R. (2019), ‘Agriculture Value Chain Finance in Vietnam’. Cameron, A., Pham, T. H., Atherton, J., Nguyen, D. H., Nguyen, T. P., Chan, S. T., Nguyen, T. N., Trinh, H. Y. & Hajkowicz, S. (2019), ‘Tư̛ogn lai nền kinh tế số Việ Nt am – Hứnơg tới năm 2030 và 2045’, CSIRO, Brisbane. Dellien, H., ‘Agricultural Value chain finance opportunities and challenges’, IFC. Discussion Paper. Fries, B. (2007) , ‘ The value chain framework, rural finance, and lessons for TA providers and donors’, Presentation at the Asia International Conference. Link 1208
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 McIntosh , C. & Mansini , C.S. (2018), ‘The use of financial technology in the agricultural sector’, Working paper series No. 872, September 2018, Asian Development Bank Institute . Meyer, R. L. (2007) , ‘ Analyzing and Financing Value Chains: Cutting Edge Developments in Value Chain Analysis ’, Presentation at the 3rd African Microfinance Conference : New Options for Rural and Urban Africa , 20-33. Miller, C. (2007a) , ‘ Financing along the supply chain: setting the stage ’, Presentation at the Asia International Conference. Miller, C. (2012) , ‘ Agricultural Value Chain Finance Strategy and Design ’ (Technical Note). Rome. Miller, C., & Jones, L. (2010) , ‘ Agricultural Value Chain Finance: Tools and Lessons ’, Warwickshire: The Food and Agriculture Organization of the United Nations and Practical Action Publishing. Muhamad Anshari, M., Almunawar, M.N., Masri,M., Hamdan,M. (2018), ‘Digital Market Place and Fintech to support Agriculture Sustanability’, Energy Procedia, 156 (2019), 234 – 238. Ningrat , R.G. & Nurzaman , M.S. (2019), ‘ Developing Fintech and Islamic finance products in agricultural value chain ’, Journal of Islamic Monetary Economics and Finance, 5(3), 491-516 . Ralph, O . ( 2017 ), ‘ Singapore Seeks to Muscle in on Market for Catastrophe Bonds ’. Fi - nancial Times . Link . Trần Công Thắng (2019), ‘Doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu’. Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn. 1209