FTA thế hệ mới - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam hiện nay
Bạn đang xem tài liệu "FTA thế hệ mới - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- fta_the_he_moi_co_hoi_va_thach_thuc_doi_voi_doanh_nghiep_kho.pdf
Nội dung text: FTA thế hệ mới - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam hiện nay
- FTA THẾ HỆ MỚI - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Trịnh Thị Nhuần Trƣờng Đại học Thƣơng mại Tóm lược: FTA thế hệ mới dự báo sẽ đem ại nhiều ưu đãi tạo cơ hội phát triển mới cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam, song cũng đặt ra nhiều thách thức trong chính những cam kết hội nhập mà Việt Nam phải thực thi. Để tận d ng tốt các ưu đãi, cơ hội, vượt qua thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam phải có sự chuẩn bị kỹ ưỡng, nhận thức rõ những cơ hội và thách thức để mở rộng thị trường, vươn ra thế giới. Bài viết sử d ng phương pháp nghiên cứu định tính, thông qua phân tích các dữ liệu thứ cấp từ các tạp chí và bài viết có uy tín, kết hợp với phương pháp phỏng vấn 12 đáp viên à những startup ở Việt Nam đã gi p tác giả có cái nhìn toàn diện hơn và thực tiễn hơn về những tác động của FTA thế hệ mới đến những doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam hiện nay. Với cách tiếp cận những yếu tố ảnh hưởng đối với một doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo hệ sinh thái khởi nghiệ, tác giả tổng hợp, phân tích và diễn giải một số cơ hội, thách thức và gợi ý một số kiến nghị đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam hiện nay thông qua phân tích sự tác động với các yếu tố ảnh hưởng chính à đầu tư vốn khởi nghiệp, cơ sở hạ tầng khởi nghiệp, pháp lý cho khởi nghiệp, chi phí khởi nghiệp, thị trường, nhân lực, năng ực cạnh tranh cho doanh nghiệp khởi nghiệp Từ khóa: Cơ hội, doanh nghiệp khởi nghiệp, FTA thế hệ mới, hệ sinh thái khởi nghiệp, thách thức 1. Một số khái niệm cơ bản Khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Thuật ngữ ―Doanh nghiệp khởi nghiệp‖ - startup có 2 nghĩa, nếu là tính từ thì startup phản ánh một trạng thái bắt đầu của một công việc kinh doanh hoặc một dự án, nếu là danh từ thì startup có nghĩa là một doanh nghiệp được thành lập để thực hiện các tưởng kinh doanh trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và đây là các doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh. Tại Việt Nam, theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để thực hiện tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh. Khái niệm hệ sinh thái khởi nghiệp Theo quan điểm của tác giả Isenberg, Daniel: Hệ sinh thái khởi nghiệp là cách thức một quốc gia hay một thành phố thiết lập để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp tại địa phương. Theo quan điểm của OECD : định nghĩa hệ sinh thái khởi nghiệp như là ―tổng hợp các mối liên kết chính thức và phi chính thức giữa các chủ thể khởi nghiệp (tiềm năng hoặc hiện tại), tổ chức khởi nghiệp (công ty, nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, hệ thống ngân 655
- hàng, ) và các cơ quan liên quan (trường đại học, các cơ quan nhà nước, các quỹ đầu tư công, ) và tiến trình khởi nghiệp (tỉ lệ thành lập doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp có tỉ lệ tăng trưởng tốt, số lượng các nhà khởi nghiệp, ) tác động trực tiếp đến môi trường khởi nghiệp tại địa phương‖. Một hệ sinh thái khởi nghiệp được hình thành bởi con người, startup trong các giai đoạn và các loại hình tổ chức khác nhau tại cùng một địa điểm (địa điểm vật lý hoặc địa điểm ảo), tương tác như một hệ thống để xây dựng nên những công ty khởi nghiệp. Các tổ chức này có thể được chia thành nhiều loại: các trường đại học, các tổ chức tài trợ, các tổ chức hỗ trợ (như vườn tự ươm, bộ máy gia tốc, không gian làm việc chung), các tổ chức nghiên cứu, các tổ chức cung cấp dịch vụ (như dịch vụ tài chính, pháp lý) và tập đoàn lớn. Các tổ chức khác nhau thường tập trung vào các phần khác nhau trong các giai đoạn phát triển cụ thể của chức năng của hệ sinh thái và hệ sinh thái khởi nghiệp. Dựa trên những định nghĩa trên, dễ nhận thấy hệ sinh thái khởi nghiệp sẽ bao gồm các yếu tố khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, giáo dục, của từng địa phương. Isenberg (2014) cũng đã khẳng định rằng sẽ là sai lầm nếu tạo ra một bản copy của ―Silicon Valley‖ bởi những khác biệt cốt lõi của Mỹ so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, về cơ bản, ta có thể khái quát các yếu tố cấu thành một hệ sinh thái khởi nghiệp theo định nghĩa của World Economic Forum (2013) , gồm 8 yếu tố như sau: Thị trường; Nguồn nhân lực; Nguồn vốn và tài chính; Hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp (mentors, advisors, ); Khung pháp l và cơ sở hạ tầng; Giáo dục và Đào tạo; Các trường đại học, học viện; Văn hóa quốc gia. Bài viết tiếp cận theo hướng phân tích những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (theo các yếu tố cấu thành trong hệ sinh thái khởi nghiệp) khi Việt Nam hội nhập sâu rộng, đặc biệt là khi chúng ta đã và đang tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới. Bởi một doanh nghiệp khởi nghiệp, phát triển hay không phát triển đều bị chi phối và tác động bởi các yếu tố cấu thành trong hệ sinh thái đó. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết, các phân tích chủ yếu đi sâu vào các khía cạnh như khung pháp l , chính sách và luật; cơ sở hạ tầng, thị trường, nhân lực, tài chính đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phân tích các dữ liệu thứ cấp từ các sách, tạp chí, kỷ yếu hội nghị khoa học nhằm phân tích và đánh giá những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam tham gia nhiều hiệp định tự do thương mại thế hệ mới FTA. Bên cạnh đó, bài viết cũng sử dụng kết hợp phương pháp phỏng vấn. Việc phỏng vấn được tiến hành trong khoảng thời gian tháng 12 năm 2019 thông qua phương pháp phỏng vấn qua điện thoại và qua email. Bảng câu hỏi được soạn thảo và gửi đính kèm qua email tới các đáp viên. Việc phỏng vấn qua điện thoại cũng được tiến hành khi tác giả gọi điện trực tiếp cho các đáp viên và ghi nhận câu trả lời. Số lượng đáp viên tham gia trả lời phỏng vấn là 12 người. Đây đều là những chủ doanh nghiệp khởi nghiệp trong giai đoạn 2016-2019. Sau khi nhận được các câu trả lời phỏng vấn, tác giả tổng hợp, đánh giá và phân tích nhằm giúp các 656
- nhận định và quan điểm phân tích mang tính thực tiễn hơn, cung cấp khách quan sự tác động của FTA thế hệ mới đến các DN khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam. 3. Tổng quan nghiên cứu Masoje O. M. Akpor-Robaro1 , Ph.D & Patience A. Erigbe2 , Ph.D (2019), đã đánh giá sự tác động của toàn cầu hóa đến các doanh nghiệp khởi nghiệp nội địa trong các lĩnh vực khác nhau. Các tác động này được chỉ ra bao gồm các tác động tích cực và tiêu cực, nhưng kết quả chỉ ra cho thấy tác động tiêu cực xảy ra nhiều hơn so với tích cực ở Nigirea. Abdul Bashith, Ali Nasith, Saiful Amin, Bambang Sugiyono Agus Purwono (2019), các doanh nghiệp khởi nghiệp cần thay đổi chiến lược khởi nghiệp và không ngừng đổi mới sáng tạo trên thị trường trong bối cảnh các nước tham gia AEC và CAFTA. Đổi mới chiến lược kinh doanh được nhấn mạnh trong khía cạnh đổi mới về các chiến lược marketing mix bao gồm giá cả, sản phẩm, phân phối và xúc tiến bán hàng. Và nghiên cứu cũng chỉ ra đổi mới chiến lược khởi nghiệp đã làm tăng doanh thu bán hàng của các doanh nghiệp này để sẵn sàng với các cam kết mới trong hội nhập. Robin Douhan, Pehr-Johan Norbäck and Lars Persson Research Institute of Industrial Economics (IFN) (2013) đã chỉ ra rằng, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra một vài yếu tố thách thức cho doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước như khó khăn hơn trong việc bảo hộ các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp nước ngoài có sức cạnh tranh mạnh mẽ và do đó, đòi hỏi nhiều chính sách hơn nữa để nhằm tạo thuận lợi cho khởi nghiệp trong nước. Các hiệp định WTO, các chính sách của EU đã có nhiều tác động về mặt chính sách và cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã làm giảm chi phí vận chuyển và các chi phí giao dịch quốc tế cho doanh nghiệp khởi nghiệp. 4. Đánh giá một số cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (startup) Việt Nam khi tham gia các hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới FTA 4.1. Cơ hội Thứ nhất, các hiệp định FTA thế hệ mới góp phần th c đẩy hoàn thiện hệ thống uật pháp Việt Nam Các hiệp định FTA thế hệ mới đã và sẽ thúc đẩy Việt Nam trên tiến trình hoàn thiện hơn hệ thống luật pháp cho phù hợp với các nguyên tắc và cam kết. Bởi các hiệp định tự do thế hệ mới như TPP, EVFTA, CPTPP hay EVPTA thường đi mèm với mức độ tự do hóa sâu, phạm vi cam kết rộng và nhiều cam kết về thể chế. Do đó, việc cam kết và thực hiện cam kết là điều mà Việt Nam bắt buộc phải thực hiện khi ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Về ao động, từ năm 1992, khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tới nay, Việt Nam đã phê chuẩn 21/189 công ước của ILO, trong đó có 5 công ước cơ bản như các công ước số 29,100,111,138 và 182. Những công ước khác tuy được hứa hẹn là tôn trọng và thúc đẩy thực hiện nhưng vẫn chưa đạt được kết quả khả quan. Các hiệp định FTA thế hệ mới sẽ quy định những điều khoản chuẩn mực về lao động được bắt buộc như điều kiện làm việc ở mức chấp nhận được về lương tối thiểu, giờ làm việc, an toàn lao động, an toàn sức khỏe nghề nghiệp, các điều kiện về sử dụng lao động Các nước vi phạm sẽ đối 657
- mặt những hình thức trừng phạt thương mại, từ đó sẽ thúc đẩy sự thay đổi của luật lao động Việt Nam, bắt buộc phải chứng minh sự tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc của ILO. Về sở hữu trí tuệ, Các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, điển hình là Hiệp định đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã nâng cao mức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) vượt bậc so với chuẩn mực quốc tế phổ biến hiện nay là Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPS) của WTO. Mặc dù pháp luật Việt Nam về cơ bản đã đáp ứng được nghĩa vụ minh bạch hóa chính sách và thông tin thực thi quyền tại EVFTA và CPTPP, nhưng với yêu cầu công bố thông tin mở rộng ra mọi quyết định hành chính có hiệu lực áp dụng chung cũng như các thông tin liên quan đến thẩm định hồ sơ đơn đăng k quyền sở hữu công nghiệp, nghĩa vụ này cũng vẫn là một gánh nặng đòi hỏi cải tiến không ngừng hệ thống chính sách pháp luật cũng như hệ thống công nghệ thông tin của Việt Nam. Đặc biệt, liên quan đến chế độ bảo hộ quyền SHTT, đối với từng loại quyền cụ thể, CPTPP lại đưa ra những tiêu chuẩn riêng. Ví dụ, đối với nhãn hiệu, phải bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nỗ ực bảo hộ nhãn hiệu mùi (trong khi TRIPS và pháp luật của Việt Nam hiện tại chỉ bảo hộ dấu hiệu nhìn thấy được). Bên cạnh đó, các hiệp định này còn yêu cầu cơ chế bảo hộ cao trong những lĩnh vực có liên quan đến sức khỏe cộng đồng như cơ chế độc quyền dữ liệu thử nghiệm bí mật và dữ liệu bí mật khác trong thủ tục đăng k lưu hành nông hóa phẩm (CPTPP) Đáng chú , các hiệp định cũng yêu cầu siết chặt thực thi quyền SHTT thông qua các chế tài xử l bằng biện pháp dân sự, hành chính, hình sự. Ví dụ, đối với kiểm soát biên giới, hai hiệp định này đều yêu cầu cơ chế chủ động kiểm soát hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh đối với hàng giả mạo nhãn hiệu và hàng sao lậu quyền tác giả và quyền liên quan mà không cần phải có yêu cầu của chủ SHTT như quy định hiện nay. Hoặc như đối với chế tài hình sự, CPTPP yêu cầu hình sự hóa hàng loạt hành vi xâm phạm quyền theo hướng hạ thấp yếu tố cấu thành tội phạm, ví dụ, hành vi xâm phạm bí mật thương mại trên mạng máy tính, hoặc sử dụng tem nhãn và bao gói giả mạo nhãn hiệu thay vì sản phẩm giả mạo cũng đã có thể bị xử l hình sự. Xa hơn, hiệp định này còn quy định nghĩa vụ phải xử l hình sự mà không cần yêu cầu của chủ thể quyền hoặc bên thứ ba như pháp luật hiện nay đang quy định. Do đó, khi luật về SHTT được hoàn thiện, các doanh nghiệp khởi nghiệp có cơ hội được phát triển hơn trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Ngoài ra, còn nhiều điểm cần hoàn thiện trong hệ thống luật pháp Việt Nam như các quy định về môi trường, tài chính ngân hàng, an toàn- an ninh thông tin, đấu thầu xây dựng cơ sở hạ tầng, các điều khoản tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước (ISDS) đòi hỏi chúng ta có được hệ thống luật chặt chẽ hơn . Thứ hai, hiệp định tự do thương mại thế hệ mới FTA sẽ mang ại nhiều cơ hội đầu tư và cung cấp vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam Hiệp định tự do thương mại thế hệ mới FTA đã tạo điều kiện thuận lợi, cởi mở và là điểm đến cho các nhà đầu tư ở nước ngoài. Các quỹ đầu tư ngoại như các quỹ đầu tư của Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Mỹ, Indonesia Điều này góp phần làm tăng khả năng huy động vốn quốc tế, đa dạng hóa thị trường tài chính cho các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt 658
- Nam. Sở dĩ có được điều này là do quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài được bảo đảm một cách rõ ràng và minh bạch hơn nhờ có sự thống nhất chung trong việc thực hiện đầu tư, tham vấn, thương lượng, giữa các nước thành viên. Các FTA thế hệ mới có sự chặt chẽ và rõ ràng hơn so với các những FTA trước đây Việt Nam từng tham gia, đặc biệt là đối với việc không phân biệt đối xử, giảm hoặc xóa bỏ các rào cản trong việc thành lập và thực hiện các khoản đầu tư ở các nước thành viên hiệp định. Điều khoản ISDS cho ph p x t xử theo thiết chế trọng tài quốc tế; cơ chế kiện cũng thông thoáng dễ dàng hơn và không yêu cầu phải có chấp thuận bằng văn bản từ phía cơ quan Nhà nước bị kiện. Những điều này sẽ tác động tích cực đến tâm l nhà đầu tư khi đầu tư vào khởi nghiệp Việt Nam. Theo thống kê của Bộ khoa học và công nghệ (Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia), hiện đang có khoảng khá nhiều quỹ ngoại đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam (khoảng 60). Con số này đang tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, bởi tính đến ngày 10/6/2019 là ngày Vietnam Venture Summit 2019 thì có hơn 100 quỹ đầu tư ngoại đăng k tham gia sự kiện nhằm kết nối nguồn lực đầu tư vào Việt Nam. Và con số các quỹ trong khối FTA mà Việt Nam tham gia sẽ không ngần ngại đầu tư khi Việt Nam đang là một quốc gia đầy tiềm năng phát triển khởi nghiệp ĐMST. Về chất lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thì đang có sự cải thiện rõ rệt, mà cụ thể được minh chứng bằng số lượng vốn đầu tư liên tục tăng từ năm 2016 tới nay, đặc biệt năm 2018 đã thu hút tới 890 triệu USD, cao gấp hơn 3 lần so với năm 2017. Dưới đây, tác giả trích dẫn thống kê một số quỹ đầu tư mạo hiểm hiện đang có nhiều đầu tư tại Việt Nam: STT Tên quỹ đầu tƣ Quốc gia 1 Quỹ Grand Challenges Canada 2 Quỹ Sáng tạo Toàn cầu (GlF London 3 Quỹ đầu tư mạo hiểm Convergence Venture Indonesia 4 Quỹ đầu tư mạo hiểm Incubate Fund Nhật Bản 5 Quỹ đầu tư mạo hiểm SoftBank Capita Indonesia 6 Quỹ đầu tư mạo hiểm TNF Ventures Singapore 7 Quỹ đầu tư GMO Venture Partners Nhật Bản 8 Quỹ đầu tư Crystal Horse Investments Singapore 9 Quỹ đầu tư mạo hiểm SPH Media Fund Singapore 10 Quỹ đầu tư Sequoia Capital Mĩ 11 Quỹ đầu tư OPT SEA Nhật Bản 12 Quỹ đầu tư mạo hiểm Gree Ventures Nhật Bản 13 Quỹ đầu tư mạo hiểm CyberAgent Ventures Nhật Bản 14 Quỹ đầu tư mạo hiểm Fenox Venture Capital Mĩ 15 v v Nguồn: Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia 659
- Ngoài ra, khi tham gia các hiệp định FTA, đã góp phần làm tăng cường sự hiện diện của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam sẽ đem lại cho Việt Nam một lượng vốn cần thiết. Việt Nam có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam cũng sẽ tăng mạnh, tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và tiếp cận các nguồn vốn ủy thác trên thế giới với chi phí thấp hơn, do đó vị thế của Việt Nam sẽ cải thiện. Kết quả phỏng vấn đối với 12 cá nhân khởi nghiệp tại các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay cho thấy, có tới 11/12 người cho rằng, khi Việt Nam tham gia FTA thế hệ mới, họ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài, ngân hàng nước ngoài cho các dự án và kế hoạch kinh doanh của mình. Trích dẫn một kiến cho rằng “Cơ hội rót vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam à rất ớn khi Việt Nam tham gia FTA thế hệ mới, nhưng ch ng ta cần chứng minh được sự vượt trội về giá trị, sự sáng tạo và giá trị tăng trưởng của các dự án thì khả năng huy động vốn được qua nhiều vòng mới tăng ên”. Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng với các hiệp định FTA sẽ cải thiện cơ sở hạ tầng ở Việt Nam- một cấu thành quan trọng của hệ sinh thái khởi nghiệp Báo cáo Phát triển Việt Nam 2019 với tiêu đề ―Kết nối vì Phát triển và Thịnh vượng chung‖, được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 15/1 đã nhấn mạnh rằng: ―Trong ba thập kỷ qua, Việt Nam đã trở thành một quốc gia mở nhất về thương mại trên thế giới. Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 517 tỷ USD, bằng 190% GDP”. Điều này minh chứng cho sự phát triển của thương mại Việt Nam cùng với sự hội nhập toàn cầu ngày càng sâu và rộng. Do đó, trong thời gian tới chắc chắn Việt Nam sẽ đầu tư chú trọng cho việc nâng cấp hệ thống kết nối, không chỉ bao gồm kết cấu hạ tầng như giao thông, viễn thông, sân bay, nhà ga, bến cảng mà còn cả dịch vụ vận tải và logistics, bằng chính sách và đầu tư để giúp Việt Nam tiến xa hơn trong việc tăng cường hội nhập, phát triển bao trùm và nâng cao khả năng chống chịu. Bên cạnh đó, một số hiệp định có quy định về việc cam kết đảm bảo luồng thông tin và dữ liệu mang tính toàn cầu được lưu hành tự do cùng với việc cấm áp đặt các loại thuế xuất khẩu đối với việc truyền tin điện tử, chống phân biệt đối xử cũng như chống các hình thức giả mạo, bảo vệ quyền riêng tư như chương 14 về Thương mại điện tử của TPP. Những quy định này sẽ tạo động lực cho cơ sở hạ tầng công nghệ Việt Nam phát triển hơn cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp dễ dàng đưa dịch vụ của doanh nghiệp đến các thị trường nước ngoài và cạnh tranh công bằng trên thị trường thế giới. Thứ tư, Các FTA thế hệ mới mang ại nhiều cơ hội hợp tác, phát triển năng ực cạnh tranh và học hỏi về những mô hình, phương thức quản ý mới, hiện đại và hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam Các nội dung trong FTA thế hệ mới bao gồm nhiều những nội dung vốn được coi là ―phi thương mại‖ như cam kết phát triển bền vững, quản trị tốt Ngoài ra, so với các FTA thế hệ cũ và các hiệp định của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì FTA thế hệ mới bao gồm các nội dung mới hơn như: cạnh tranh, khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp vừa 660
- và nhỏ, hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển cũng như dành thời gian chuyển đổi hợp l để nước đi sau có thể điều chỉnh chính sách phù hợp với trình độ phát triển Đây là những thay đổi sẽ giúp nâng cao cơ hội phát triển năng lực cạnh tranh, học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác. Cụ thể, các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ có cơ hội được tiếp cận với nguồn công nghệ/kỹ thuật cao, với trình độ quản l /sản xuất hiện đại từ các nước phát triển, để nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm Tham gia EVFTA và TPP là cơ hội để các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam gia nhập vào các chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn trong khu vực và trên toàn cầu, nâng tầm nền kinh tế , nhất là chuỗi hàng điện tử, công nghệ cao ở các thị trường trọng điểm như EU, Mỹ và Nhật. Với quy mô kim ngạch thương mại lớn, việc tham gia các FTA này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp khởi nghiệp khi chuỗi cung ứng mới hình thành và là điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm dần việc gia công lắp ráp, tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn. Ngoài ra, còn có các cam kết của các nước thành viên nhằm tạo sự thông thoáng trong quá trình di chuyển, cho ph p nhập cảnh của các doanh nhân của nước thành viên khác, tạo nên sự quốc tế hóa trong quản l cũng như nhân sự công ty khởi nghiệp. Ví dụ chương trình th thành viên APEC dành cho các doanh nhân hay việc miễn visa trong khu vực Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Việc này giúp cho doanh nhân nước ta có thể học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng lãnh đạo của doanh nhân các nước thành viên, việc giao thương được thuận lợi hơn, tạo ra môi trường văn hóa làm việc đa dạng hơn và giúp cho doanh nghiệp khởi nghiệp dễ dàng hóa trong tiếp cận thông tin và mở rộng chuỗi cung ứng. Thứ năm, về thị trường, FTA và FTA thế hệ mới mở ra nhiều cơ hội tăng cường thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Các FTA thế hệ mới đã và đang mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Mới tính đến hiệu quả của việc tham gia FTA, chúng ta đã thấy tất cả các thị trường có FTA đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao so với thời điểm trước khi có FTA, trong đó, xuất khẩu sang Ấn Độ tăng gấp 15,6 lần sau 9 năm, tốc độ tăng bình quân 35,6%/năm, Hàn Quốc tăng gấp 21,6 lần sau 12 năm, tốc độ tăng bình quân 29,2%/năm, Trung Quốc tăng gấp 14,3 lần sau 14 năm Và đương nhiên, hiệu quả từ FTA thế hệ mới mang lại cho các doanh nghiệp khởi nghiệp theo hướng xuất khẩu sẽ là cơ hội rất lớn. Một bạn tr khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng được làm từ tre, sợi cho biết ―FTA thế hệ mới đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp khởi nghiệp như ch ng tôi rất lớn. Với cơ hội tham gia vào các thị trường xuất khẩu lớn Mỹ, EU đã tạo ra bước đột phá với một doanh nghiệp nhỏ như ch ng tôi. Trong năm 2019, chúng tôi có tới 6 ô hàng được xuất sang thị trường các nước thuộc FTA với Việt Nam- một con số không nhỏ đối với doanh nghiệp khởi nghiệp còn non trẻ‖. Ngoài ra, các hiệp định FTA thế hệ mới như EVFTA còn giúp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam có các sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa có điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ, phát triển xuất khẩu vào thị trường châu Âu với cả những ưu đãi về thuế rất 661
- tốt bởi ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần 86% số dòng thuế và hơn 99% dòng thuế được g bỏ sau 7 năm. 4.2.Về thách thức Bất k một FTA nào cũng vậy, có cơ hội thì cũng song song với thách thức. Vì thế, các doanh nghiệp nói chung, DN khởi nghiệp nói riêng cần đón được cơ hội nhưng cũng phải tiên liệu những khó khăn để có sự chuẩn bị đối phó, vượt qua. Thứ nhất, những thách thức về hoàn thiện thể chế trong bảo đảm thực thi nghĩa v trong các cam kết FTA thế hệ mới, cũng như rào cản có thể xảy ra đối với việc thực thi cam kết theo luật mới của các doanh nghiệp khởi nghiệp. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, nhất là các FTA thế hệ mới, buộc Nhà nước phải xây dựng và nâng cao năng lực của những cơ quan chịu trách nhiệm giám sát và thực thi theo chuẩn mực quốc tế. Trong một FTA thế hệ mới, bên cạnh các cam kết mang tính truyền thống về mở cửa/tiếp cận thị trường (mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ), số các cam kết mang tính quy tắc (rules), có nghĩa ràng buộc cách hành xử chính sách của các Bên, là rất lớn, trải rộng trên nhiều lĩnh vực liên quan tới thương mại, kinh doanh. Các cam kết về quy tắc này thường được chia thành 02 nhóm với các yêu cầu thực thi tương ứng, bao gồm: nhóm các quy tắc về nội dung (gắn với yêu cầu về ban hành/sửa đổi pháp luật nội địa khi thực thi) và nhóm các quy tắc về trình tự, thủ tục (gắn với yêu cầu sửa đổi pháp luật và thiết chế tổ chức thực thi). Việc thực thi các cam kết có liên quan tới trình tự, thủ tục hành chính này đòi hỏi việc cùng lúc rà soát và điều chỉnh về cơ chế, trong một số trường hợp còn điều chỉnh cả bộ máy và phương thức thực hiện, trong các lĩnh vực khác nhau. Hơn thế nữa, phần lớn các cam kết dạng này đều phải thực hiện ngay khi FTA phát sinh hiệu lực hoặc trong một thời hạn rất ngắn sau đó. Điều này đặt ra thách thức lớn không chỉ về năng lực mà cả về nguồn lực thực thi đối với Việt Nam. Ở khía cạnh ao động, các FTA thế hệ mới chú trọng nhiều vào bảo vệ quyền lợi lao động, tiêu biểu là quyền thành lập hội đoàn. Ở Việt Nam, hiện tại vẫn còn xảy ra sự việc công nhân đình công vì những vấn đề rất căn bản như nợ tiền lương, lao động phải làm việc quá sức, chưa kể nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp thời gian đầu chưa có khả năng tăng trưởng tốt, quyền lợi của người lao động chưa thỏa đáng. Với cơ chế trọng tài mới trong các FTA, nếu chúng ta bị kiện vì pháp luật quốc gia không bảo vệ quyền của người lao động, các quốc gia khác có quyền rút lại các ưu đãi thuế quan. Một ví dụ là điều 170 - Điều kiện tuyển dụng lao động là công nhân nước ngoài của Bộ luật Lao động Việt Nam có phần chưa phù hợp cam kết trong EVFTA và TPP khi quy định doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu trong nước chỉ được tuyển lao động là công dân nước ngoài vào làm công việc quản l , giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Những quy định tương tự như vậy sẽ gây e ngại cho nhà đầu tư quốc tế. Quy tắc xuất xứ quá khó là một trong những rào cản tác động đến việc doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam được hưởng lợi từ FTA thế hệ mới. Theo khảo sát của VCCI, được 662
- trích dẫn trong Trong báo cáo ―Tổng quan về các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã tham gia và khả năng tận d ng của doanh nghiệp‖, một trong những rào cản rất lớn tác động đến các doanh nghiệp nói chung đó là quy tắc xuất xứ quá khó. Và rào cản này chiếm tới 73,17% sự tác động tới việc hưởng lợi của DN từ FTA. Đương nhiên, đây cũng là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp. Một đáp viên khởi nghiệp trong ngành dệt may cho hay ―trong ngành dệt may, quy định xuất xứ từ sợi trong CPTPP được xem à một thách thức ớn đối với doanh nghiệp tôi khi có tới 75% nguyên ph iệu dệt may của doanh nghiệp được nhập khẩu từ Trung Quốc”. Thứ hai, gia tăng các rủi ro như các v kiện t ng và tranh chấp thương mại đối với DN khởi nghiệp của Việt Nam Có nhiều điều khoản trong khi tham gia FTA thế hệ mới mang tính cam kết rất cao. Nhất là những cam kết quan trọng về Sở hữu trí tuệ (SHTT). Theo như Ông Chu Ngọc Anh- Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ thì đa số các cam kết về SHTT trong hiệp định là phù hợp với luật pháp Việt Nam, tuy nhiên hiệp định cũng đặt ra một số tiêu chuẩn cao hơn so với luật pháp Việt Nam. “Cam kết của EU với Việt Nam cao hơn cam kết của EU trong WTO, tương đương với mức cao nhất của EU trong các FTA gần đây. Đồng thời, cam kết của Việt Nam với EU cao hơn cam kết của Việt Nam trong WTO, ít nhất à ngang bằng với độ mở tối đa mà Việt Nam thỏa thuận với các đối tác FTA khác‖. Đơn cử, Hiệp định đặt ra yêu cầu bảo hộ 169 chỉ dẫn địa l của EU với mức độ bảo hộ cao như mức độ mà pháp luật Việt Nam đang bảo hộ cho chỉ dẫn địa l đối với rượu vang và rượu mạnh; hoặc gia nhập Thỏa ước Lahay về đăng k quốc tế kiểu dáng công nghiệp trong vòng 2 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Cụ thể, với các doanh nghiệp lớn và đã có nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường, họ có thể có bộ phận pháp l riêng, trong khi đặc thù của doanh nghiệp khởi nghiệp là kinh nghiệm còn non tr , thiếu thốn và hạn chế về tài chính, trình độ nhân lực thì việc tìm hiểu sâu và chi tiết về các cam kết thương mại quốc tế là một vấn đề khó khăn, đôi khi là bất khả kháng đối với họ nếu không có sự hỗ trợ từ phía chính phủ và các hiệp hội, tổ chức doanh nghiệp liên quan. Như vậy, nếu doanh nghiệp khởi nghiệp chưa nắm rõ các quy định này để thực thi thì sẽ gặp khó khăn, có thể khiến các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam phải chịu gánh nặng đối với các thủ tục kiểm soát, đặc biệt là khi bị rơi vào tranh chấp, kiện tụng. Ngoài ra, hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả nhãn mác, vi phạm SHTT ngày càng phức tạp, rất nhiều người dùng đồ vi phạm quyền SHTT mà không hay biết. Nếu doanh nghiệp khởi nghiệp thực sự chưa chủ động, không đủ năng lực để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình liên quan đến SHTT thì chắc chắn sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh cũng như e ngại đối với các đối tác nước ngoài nếu họ đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp đó. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp vì chưa am hiểu hết về luật của các nước đối tác, rất có thể gặp khó khăn trong vấn đề sở hữu trí tuệ, pháp l và kiện tụng. Thứ ba, gia tăng sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam, trong khi năng ực cạnh tranh của các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam còn thấp. 663
- Trong số 12 đáp viên tham gia phỏng vấn, có tới 3 đáp viên khởi nghiệp trong ngành bán l cho hay, họ thực sự gặp khó khăn khi gia tăng sự cạnh tranh trong ngành đến từ các tập đoàn bán l hàng đầu thế giới, khó khăn về sức p cạnh tranh lớn như: ―hàng hóa nội địa bị ấn át bởi hàng hóa nhập khẩu”, “xuất hiện tiêu cực trong hoạt động đầu tư và kinh doanh của các DN nước ngoài như trốn thuế, chuyển giá, cạnh tranh không ành mạnh”; “nhiều doanh nghiệp bán ẻ nước ngoài có sức cạnh tranh cao khi quy mô ớn, chuyên nghiệp, chất ượng sản phẩm vượt trội” (Trích dẫn một số kiến của đáp viên tham gia phỏng vấn). Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu trong báo cáo chỉ số khởi nghiệp toàn cầu của GEM 2018, so với tỷ lệ các hoạt động kinh doanh ở giai đoạn khởi nghiệp, tỷ lệ từ bỏ kinh doanh ở Việt Nam là 18% năm 2017. Điều này có nghĩa là cứ có 100 người tham gia vào khởi nghiệp thì có 18 người từ bỏ kinh doanh. Tương tự, cứ 100 hoạt động kinh doanh mới được khởi sự thì 11 hoạt động kinh doanh khác chấm dứt. (GEM, 2018). Theo Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2017/18, tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh thua lỗ đã có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2013-2016, lên mức gần 50% năm 2016, thậm chí lên đến 55,8% đối với các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ (VCCI, 2018). Như vậy, với năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế, trước sức p cạnh tranh càng lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài, khi họ có quy mô lớn, khả năng tài chính vững mạnh, chất lượng sản phẩm vượt trội hơn, sự liên kết chặt chẽ hơn, hoạt động chuyên nghiệp thì các doanh nghiệp khởi nghiệp cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để tồn tại và phát triển ngay trên chính thị trường nội địa của mình lẫn thị trường quốc tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. Thứ tư, gia tăng chi phí cho doanh nghiệp khởi nghiệp khi sử d ng những sản phẩm công nghệ tiên tiến trên thế giới Trước đây, khi việc thực thi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi năm 2009) còn lỏng l o, doanh nghiệp có thể sử dụng những miễn phí những phần mềm công nghệ không có bản quyền để nâng cao cơ sở hạ tầng công nghệ của mình. Tuy nhiên, với những điều khoản trong các FTA thế hệ mới như TPP hay EVFTA, doanh nghiệp khởi nghiệp cần có thức rất cao trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải gia tăng chi phí cho việc sử dụng các sản phẩm trí tuệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và nghiêm túc đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, phát triển. 5. Một số đề xuất giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam thực thi hiệu quả cam kết trong FTA thế hệ mới và nâng cao lợi thế cạnh tranh Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng, khi chúng ta đã và đang đạt được nhiều thỏa thuận với các đối tác nước ngoài các hiệp định FTA thế hệ mới, rõ ràng đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Dưới đây, tác giả xin đề xuất một số gợi đối với doanh nghiệp khởi nghiệp nước ta nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và tận dụng được các cơ hội mà FTA thế hệ mới mang lại: - Các doanh nghiệp khởi nghiệp cần cập nhật thông tin thường xuyên về diễn biến quá trình thực thi các cam kết trong FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia, đi đôi với việc tăng 664
- cường đầu tư nhập khẩu công nghệ nguồn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm và doanh nghiệp bằng cách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật trong sản xuất và kinh doanh. - Chủ động cập nhật ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, tận dụng sự phát triển của công nghệ thông tin vào nền kinh tế số trong bối cảnh nền công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng phát triển. - Mở rộng mạng lưới và tăng cường kết nối doanh nghiệp trong nước, trong khu vực và trên thế giới thông qua việc hình thành các bộ phận về hội nhập quốc tế trong doanh nghiệp nhằm: Chuẩn bị và nâng cao khả năng xử l những vấn đề mới, phi truyền thống (như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước); Tăng cường kết nối và hợp tác với các DN nước ngoài để tăng cường khả năng tham gia vào chuỗi giá trị; Sẵn sàng vượt qua các hàng rào kỹ thuật về kiểm dịch, môi trường, an toàn thực phẩm, lao động và công đoàn; DN cần có sự chuẩn bị sẵn sàng cho các vấn đề phát sinh liên quan đến phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ và các phát sinh khác liên quan đến những cam kết mới, phi truyền thống - Doanh nghiệp khởi nghiệp cần chủ động nghiên cứu sâu nội dung các cam kết FTA nhằm xây dựng mô hình hoạt động, chiến lược kinh doanh, xúc tiến đầu tư thương mại, quản l rủi ro của doanh nghiệp một cách hiệu quả. - Doanh nghiệp khởi nghiệp nếu muốn có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế thì cần phải thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình, hướng tới đạt được một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ Quy tắc ứng xử. 6. Kết luận Việt Nam đã tích cực và chủ động tham gia quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng được thể hiện rõ n t thông qua hàng loạt các FTA mà Việt Nam đã k kết, nhất là các FTA thế hệ mới như EVFTA hay TPP. Các cơ quan Nhà nước cần nhanh chóng nghiên cứu và phổ biến các hiệp định đến rộng rãi cộng đồng doanh nghiệp, xác định rõ các cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và hệ sinh thái khởi nghiệp nói riêng. Các FTA thế hệ mới có nhiều ảnh hưởng đến một số thành phần quan trọng của hệ sinh thái khởi nghiệp nước ta như chính sách nhà nước, luật pháp và cơ sở hạ tầng, vốn và tài chính, nhân lực, thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, những thành phần khác của hệ sinh thái khởi nghiệp cũng cần được quan tâm và phát triển đồng bộ để hướng tới sự phát triển bền vững trong dài hạn. Như vậy, FTA thế hệ mới sẽ giúp thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp thông qua việc Việt Nam cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường đổi mới và nâng cao cơ sở hạ tầng, thực thi các cam kết về lao động, sở hữu trí tuệ, góp phần tăng thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Đồng thời, FTA sẽ góp phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh cho các DN khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam khi tiếp cận với các công nghệ tiên tiến và hiện đại trên thế giới, công nghệ sản xuất hiện đại, năng lực quản l , quản trị từ các đối tác của FTA. Mặt khác, FTA thế hệ mới cũng gây ra những khó khăn thách thức cho các DN khởi nghiệp sáng tạo nước ta như thách thức trong việc thực thi các cam kết của FTA thế hệ mới đối với các doanh nghiệp 665
- KNST, có thể gia tăng rủi ro như xảy ra tranh chấp hoặc kiện tụng; gia tăng chi phí sản xuất kinh doanh khi sử dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới; sức p cạnh tranh với các đối thủ nặng k nước ngoài Do vậy, để tận dụng và hưởng được các lợi thế từ FTA thế hệ mới mang lại cũng như vượt qua được thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam cần không ngừng đổi mới sáng tạo, cập nhật và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, cập nhật và chủ động tìm hiểu kỹ về các cam kết trong FTA thế hệ mới để xây dựng chiến lược kinh doanh cho phù hợp, nâng cao năng lực pháp l trong doanh nghiệp, tăng cường và tận dụng sự kết nối với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đối tác ở nước ngoài để tăng cơ hội xuất khẩu cũng như học hỏi kinh nghiệm kiến thức và kỹ năng quản l Và tất nhiên, không thể thiếu sự quan tâm hỗ trợ từ phía Nhà nước dành cho các DN khởi nghiệp sáng tạo thì cơ hội để thành công, để vượt qua giai đoạn khởi nghiệp thành một công ty đại chúng, phát triển là rất lớn đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nước ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Nguyên Chất, ( 2016), “Cơ hội và thách thức đối với hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế‖, Tạp chí kinh tế đối ngoại. 2. Mason, C & Brown, R. (2014); ―Entrepreneurial Ecosystems and Growth Oriented Entrepreneuship”. OECD (p5); The Hague. 3. Isenberg, Daniel (2014), “What an Entrepreneurship Ecosystem Actua y Is”. Entrepreneurship. 4. ―Ưu đãi của các FTA thế hệ mới và vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam‖, Trung tâm WTO.vn, truy cập ngày 15 tháng 01 năm 2019. 5. ―Các quỹ đầu tư mạo hiểm”, Cổng thông tin điện tử khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. 6. Điều 3, Chương 1, Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (2017), Luật số: 04/2017/QH14. 7. Phương Dung (2011), “FTA, cơ hội và thách thức”, hoi-va-thach-thuc-59194.html, truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2019. 8. ―FTA thế hệ mới và cơ hội đối với Việt Nam‖, co-hoi-doi-voi-viet-nam/146111.html, truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2019 9. VCCI, Báo cáo chỉ số khởi nghiệp 2017/2018, (2018) , Nhà xuất bản Thanh niên. 10. VCCI, Báo cáo thường niên doanh nghiệp việt nam 2017/2018, (2018), NXB Thông tin và Truyền thông. 11. World Economic Forum. (2013), ― Entrepreneurial Ecosystems Around the Globe and Company Growth Dynamics”. 666