FTA thế hệ mới: Cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam

pdf 8 trang Gia Huy 2650
Bạn đang xem tài liệu "FTA thế hệ mới: Cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdffta_the_he_moi_co_hoi_va_thach_thuc_doi_voi_nen_kinh_te_viet.pdf

Nội dung text: FTA thế hệ mới: Cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam

  1. FTA THẾ HỆ MỚI: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM THE NEW GENERATION FTAs: OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR VIETNAM ECONOMY TS. Hà Thị Hằng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Tóm tắt Đến nay, Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế lớn và đã tham gia ký kết, đàm phán 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong thời gian tới, với phương châm hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đặt trọng tâm vào thực hiện các FTA, trong đó đặc biệt quan trọng là các FTA thế hệ mới như: FTA Việt Nam - EU (EVFTA); Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu. Bài viết này nghiên cứu cơ hội, thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam khi tham gia FTA thế hệ mới, trên cơ sở đó, nghiên cứu nêu ra một số các gợi ý đối với Việt Nam để tận dụng cơ hội, chuyển hóa thách thức tiến tới hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Từ khóa: FTA thế hệ mới, cơ hội và thách thức Abstract Nowadays, Vietnam has become member of many international organizations and has signed in 15 free trade agreements (FTAs). In the coming period, with the deeper integration into the world economy, Vietnam focuses on the implementation of the FTA, especially in the new generation FTA such as FTA Vietnam - EU (EVFTA); Agreement on the Trans-Pacific partnership (TPP); Free trade agreements Vietnam - Korea; Free trade agreements Vietnam - Economic Union Asia - Europe. This article studied on opportunities and challenges for Vietnam's economy entering the new generation FTAs, and raised some suggestions for Vietnam to take advantage of opportunities, transfer challenges towards wide and deeper integration into world economy. Key words: new generation FTA, opportunities and challenges Mở đầu Đến nay, Việt Nam đã là thành viên của tất cả các tổ chức quốc tế lớn, đã tham gia ký và hoàn tất đàm phán 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với các quốc gia và khu vực, nhất là các đối tác truyền thống tại khu vực Đông Á, với lĩnh vực cam kết chính về thương mại hàng hóa. Hiện tại, Chính phủ đang đàm phán và chuẩn bị tiến tới ký kết 5 FTA, trong đó đặc biệt có một số FTA thế hệ mới như: FTA Việt Nam - EU (EVFTA); Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu; Điều này mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. 163
  2. 2. Cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia vào Hiệp định tự do thế hệ mới (FTA) 2.1. Vì sao gọi là Hiệp định tự do thế hệ mới (FTA) Cho tới nay có rất nhiều cách hiểu về Hiệp định tự do thế hệ mới (FTA). Điều này thể hiện những quan điểm khác nhau về FTA cũng như sự phát triển đa dạng của các quốc gia. Tuy nhiên, theo cách hiểu chung nhất, FTA là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhằm mục đích tự do hóa thương mại về một hoặc một số nhóm mặt hàng nào đó bằng việc cắt giảm thuế quan, có các quy định tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên. FTA thông thường bao gồm những nội dung chính: quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan; quy định danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan; quy định lộ trình cắt giảm thuế quan, khoảng thời gian cắt giảm thuế thường được kéo dài không quá 10 năm; quy định về quy tắc xuất xứ và các nội dung khác đề cập tới vấn đề tự do hóa trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư, các biện pháp hạn chế định lượng, các rào cản kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, mua sắm chính phủ, lao động, bảo hiểm và môi trường FTA thế hệ mới là thuật ngữ được sử dụng mang tính tương đối để nói về các FTA có phạm vi toàn diện và có một số nội dung mới so với các FTA trước đây. Sở dĩ các FTA này được gọi là “thế hệ mới” xuất phát từ các lý do sau: Thứ nhất, các FTA thế hệ mới có nội dung toàn diện nên nó bao gồm cả các nội dung vốn được coi là “phi thương mại” như: lao động, môi trường, cam kết phát triển bền vững Chẳng hạn về lao động, trên thực tế các tiêu chuẩn lao động đã từng được đưa ra khỏi Chương trình nghị sự thương mại toàn cầu ở Hội nghị Seattle của WTO vào năm 1999. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa sản xuất đặt ra vấn đề phải bảo đảm quyền lợi cho người lao động vì họ là người trực tiếp làm ra các sản phẩm trong thương mại quốc tế, nên FTA thế hệ mới đã đưa lao động trở thành một nội dung trong các cam kết. Nếu so sánh vào thời điểm thành lập WTO năm 1995, chỉ có 4 FTA có nội dung về lao động, thì đến năm 2015 đã có 72 FTA có nội dung về lao động. Đồng thời việc đưa nội dung lao động vào các FTA còn nhằm để bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng giữa các bên trong quan hệ thương mại. Bởi lẽ, việc sử dụng nguồn lao động chung giữa các quốc gia phải được quy định rõ ràng để tránh trường hợp một quốc gia nào đó duy trì tiêu chuẩn về lao động, tiền lương và điều kiện lao động thấp thì có chi phí sản xuất thấp hơn so với nước thực hiện những tiêu chuẩn lao động cao, dẫn tới cạnh tranh không bình đẳng dựa trên “quyền lao động rẻ”. Đây chính là điểm khác biệt của các FTA thế hệ mới. Thứ hai, Nếu so với các FTA trước đây và các hiệp định của WTO, thì các FTA thế hệ mới không chỉ liên quan đến lĩnh vực hàng hóa đơn thuần mà còn bao gồm cả các lĩnh vực phi truyền thống như môi trường, lao động, doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, đầu tư, thương mại điện tử, khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển cũng như dành thời gian chuyển đổi hợp lý để các nước đi sau có thể điều chỉnh chính sách theo lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của mình Như vậy, FTA thế hệ mới là Hiệp định trong đó các nước tham gia ký kết các thỏa thuận dành cho nhau những ưu đãi đặc biệt, nhất là gỡ bỏ các hàng rào thương mại về cả thuế quan và phi thuế quan mà các quốc gia vẫn có quyền 164
  3. tự do quyết định những chính sách thương mại của mình đối với các nước không phải thành viên của Hiệp định. Thứ ba, các nội dung trong FTA thế hệ mới được xử lý sâu sắc hơn so với WTO và các FTA trước đây, cụ thể như: bảo vệ sức khỏe động vật và thực vật, quyền sở hữu trí tuệ (IPR) (“TRIPS cộng” và “TRIPS siêu cộng”), tự vệ thương mại, quy tắc xuất xứ, minh bạch hóa và chống tham nhũng, giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài (ISDS) Ví dụ, về thương mại hàng hóa, FTA thế hệ mới có những ưu đãi đặc biệt về thuế quan; về thương mại dịch vụ và đầu tư, FTA thế hệ mới cũng có nhiều cam kết cao hơn so với cam kết WTO. Có thể nói, FTA thế hệ mới chính là các hiệp định “WTO cộng” với nhiều nội dung mới mà trước đây FTA và WTO không có. Việc bổ sung các nội dung mới trên là cần thiết trong bối cảnh thương mại quốc tế đã thay đổi mạnh mẽ như hiện nay. 2.2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi thực hiện cam kết trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) 2.2.1. Cơ hội đối với nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam đã kết thúc đàm phán các FTA thế hệ mới bao gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và một số các hiệp định khác. Với việc đàm phán, ký kết hàng loạt các FTA này, Việt Nam đang bước vào ngưỡng cửa hội nhập sâu rộng và được các đối tác đánh giá rất cao. Các nhà chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhất trong số các nước tham gia FTA thế hệ mới. Theo tính toán, khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu thì tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ tăng thêm 23,5 tỉ USD vào năm 2020, xuất khẩu sẽ tăng 68 tỉ USD vào năm 2025. (1) Thứ nhất, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu. Khi tham gia vào FTA thế hệ mới, cơ hội tuyệt vời nhất là Việt Nam được hợp tác với các đối tác lớn như: Nhật Bản, EU Trong thời gian tới, khi các cam kết FTA thế hệ mới bước vào giai đoạn cắt giảm thuế sâu sẽ thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn, đem đến nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa của Việt Nam, đồng thời giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào các thị trường nguyên liệu truyền thống. Về xuất khẩu, đối với thị trường EU, từ năm 2004 - 2015 xuất khẩu của Việt Nam đạt 177,2 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 18,07%/năm, trong đó Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu, chiếm khoảng 18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU - 28, tiếp đến là Hà Lan (15%), Anh (15%), Pháp (9,5%); đối với thị trường các nước thành viên TPP, nếu chỉ tính riêng năm 2015, xuất khẩu đạt 72,2 tỷ USD (bao gồm cả thị trường Hoa Kỳ), chiếm 38,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, trong đó Hoa Kỳ chiếm 21%, Nhật Bản chiếm trên 8% và Việt Nam cũng đứng ở vị trí xuất siêu khá lớn tới 7/11 thị trường của TPP. (2) 165
  4. Bảng 1: Xuất khẩu của Việt Nam sang một số nước EU Đơn vị tính: triệu đồng 2005 2010 2015 EU-28 5.517,0 11.385,5 30.891,3 Đức 1.085,5 2.372,7 5.690,1 Hà lan 659,2 1.688,3 4.794,0 Anh 1.015,8 1.681,9 4.652,9 Pháp 656,4 1.101,3 2.939,0 I-Ta-lia 470,1 980,1 2.849,2 Tây Ban Nha 410,8 1.110,8 2.299,3 Áo 88,9 144,0 2.152,5 Bỉ 544,1 848,8 1.745,6 Thủy Điển 133,6 233,2 932,2 Xlovakia 11,7 111,4 264,4 Ba Lan 81,8 241,2 583,7 Nguồn: Bộ Công thương“Cơ hội và thách thức khi Việt Nam thực hiện cam kết trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”, Nxb Công thương năm 2016 Về nhập khẩu, từ giai đoạn 2004 - 2015 nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường EU đạt 78,9% với tốc độ tăng trưởng bình quân là 13,3%/năm, trong đó Đức cũng là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam từ EU - 28, tiếp theo là I-ta-lia và Pháp; các nước thành viên TPP chiếm tới 21,2% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam, trong đó Nhật Bản là thị trường lớn nhất chiếm 6,6%, Singapore (6,4%) Hoa Kỳ (3,7%). Bảng 2: Nhập khẩu của Việt Nam từ một số nước TPP Năm 2011 2013 2015 Nước Triệu USD Triệu USD Triệu USD % Nhật Bản 9.592 10.550 12.543 6,6 Hoa Kỳ 4.315 5.036 7.071 3,7 Singapore 10.210 10.869 12.130 6,4 Malaixia 3.819 4.227 4.465 2,4 Otxtraylia 2.111 2.027 2.610 1,4 Canada 1.346 2.080 3.199 0,3 New Ziland 335 395 362 0,2 Chile 334 307 266 0,1 Mehico 64 105 168 0,1 Peru 77 44 73 0 Brunei 90 602 48 0 Tổng 32.293 34.510 42.935 21,2 Nguồn: Bộ Công thương“Cơ hội và thách thức khi Việt Nam thực hiện cam kết trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”, Nxb Công thương năm 2016 166
  5. Thứ hai, Việt Nam có cơ hội thu hút đầu tư từ các nước thành viên của FTA thế hệ mới. Trong thời gian tới, Việt Nam kỳ vọng sẽ thu hút mạnh dòng vốn đầu tư từ các FTA thế hệ mới. Hiệp định EVFTA và TPP sẽ giúp thúc đẩy dòng vốn đầu tư có chất lượng cao từ các đối tác lớn như: EU, Nhật Bản vào Việt Nam. Đến năm 2015, có 25 trong 28 nước EU đã đầu tư vào Việt Nam với hơn 2.000 dự án có hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 40 tỷ USD; các nước TPP cũng chiếm tới 40% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, trong đó đó đối tác lớn nhất là Nhật Bản 10%, Singapore 9%, Malaixia 3,4%, Hoa Kỳ 2,9% (2). Thông qua dòng vốn có quy mô lớn và triển vọng đầu tư của các nước EU và TPP, Việt Nam có cơ hội trở thành địa bàn trung chuyển, kết nối cho hoạt động thương mại và đầu tư trong khu vực, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tích cực. Ngoài ra, khi Việt Nam nhận đầu tư từ các nước có trình độ công nghệ cao trong TPP, EU sẽ góp phần cải thiện năng lực công nghệ và cơ sở hạ tầng yếu kém của nước ta hiện nay. Thứ ba, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam ở các thị trường lớn, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Việc Việt Nam tiếp cận các thị trường trong EVFTA và TPP với mức thuế suất thấp hoặc bằng 0% sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh lớn cho hàng hóa Việt Nam. Theo lộ trình, kể từ giai đoạn 2016 - 2020, gần như các FTA mà Việt Nam tham gia đều bước sang giai đoạn cắt giảm sâu, xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu, đặc biệt là xóa bỏ phần lớn thuế quan cho hàng hóa Việt Nam và các nước đối tác, trong đó có những đối tác như Nhật Bản, EU sẽ làm cho hàng hóa Việt Nam có thể vào được các thị trường lớn của thế giới. Tuy nhiên, để hàng Việt có chỗ đứng ở các thị trường khó tính, trước hết hàng hóa Việt Nam phải đáp ứng tốt các điều kiện về xuất xứ, rào cản kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ từ các thị trường nhập khẩu. Cùng với đó, FTA thế hệ mới tạo cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của nhiều tập đoàn hàng đầu của thế giới, đặc biệt là chuỗi cung ứng hàng điện tử, công nghệ cao. 2.2.2. Thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đem lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế của Việt Nam Thứ nhất, thách thức bởi các rào cản tiếp cận thị trường Tham gia FTA thế hệ mới, Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế quan, do đó các doanh nghiệp và hàng hóa có nhiều cơ hội vào được các thị trường lớn, nhưng chính các hàng rào kỹ thuật và hệ thống vệ sinh, sự kiểm dịch thực vật khắt khe có thể là những rào cản khiến hàng hóa Việt Nam khó vào thị trường các nước đối tác FTA. Chẳng hạn, Việt Nam kỳ vọng đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào các thị trường lớn trong TPP nhưng có thể bị vô hiệu hóa bởi các quy định như quy tắc tính từ sợi, cơ chế giám sát. Bên cạnh đó, muốn xâm nhập vào thị trường của các nước thành viên TPP, đòi hỏi Việt Nam phải nâng cao khả năng đáp ứng các quy định về kỹ thuật như TBT, SPS, TRIPS. Ngoài ra, sức cạnh tranh của hàng hóa Việt còn thấp khi tham gia vào các Hiệp định, phần lớn các sản phẩm chủ lực của Việt Nam khi xuất khẩu sang các thị trường của các nước thành viên 167
  6. FTA thế hệ mới là những sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng thấp, giá cả lại không ổn định. Thứ hai, gia tăng áp lực cạnh tranh của hàng hóa ở cả thị trường ngoại lẫn nội địa Khi thực hiện các cam kết trong các Hiệp định, mức thuế nhập khẩu của Việt Nam áp dụng cho các nước thành viên sẽ giảm, vì vậy các nước đó sẽ có lợi khi xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam nên sẽ tăng nhanh số lượng hàng hóa mà họ có ưu thế, Việt Nam sẽ không còn khái niệm “sân nhà”. Hơn nữa, khi mở rộng kinh doanh với các nước thành viên của EVFTA và TPP có số lượng doanh nghiệp mạnh cả về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm trong quản lý, trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm tới 96%) sẽ tác động xấu đến một số ngành sản xuất và dịch vụ trong nước và nhiều khả năng các doanh nghiệp Việt Nam chưa thể khai thác được những ưu đãi mà FTA thế hệ mới mang lại. Thứ ba, thể chế kinh tế của Việt Nam chưa tương thích, pháp luật chưa hoàn thiện. Đối với các FTA thế hệ mới, đặc biệt là EVFTA đòi hỏi có mức độ cam kết sâu kể cả về thể chế kinh tế. Vì vậy, việc xây dựng và vận hành một thể chế phù hợp để thực hiện đồng bộ và hiệu quả các cam kết trong thời gian tới là cần thiết và trở thành thách thức không nhỏ đối với Việt Nam. Trước hết, bắt buộc phải thành lập thiết chế, tổ chức mới như: đầu mối hỏi - đáp - liên lạc, các ủy ban thương mại dẫn đến phải thành lập hoặc bổ sung về bộ máy quản lý, cơ chế vận hành chính sách và đội ngũ nhân lực Việc hình thành các cơ quan nói trên sẽ nảy sinh nhiều vấn đề đó là vai trò, sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách hay cơ quan kiêm nhiệm. Đồng thời, cùng với thể chế thì yêu cầu về sữa đổi, hoàn thiện quy định về pháp luật trong nước có liên quan để phù hợp hơn với các cam kết của các Hiệp định. Phần lớn các cam kết trong FTA thế hệ mới đòi hỏi phải sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung pháp luật nội địa trong các lĩnh vực liên quan cho phù hợp với cam kết. Hiện nay, Việt Nam đang gặp những thách thức có thể gây nhiều trở ngại trong quá trình triển khai các cam kết trong FTA thế hệ mới như EVFTA đó là: thách thức về thiết chế nhằm tận dụng hiệu quả các quyền trong cam kết; thách thức về cơ chế minh bạch hóa thông tin để có thể sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại; thách thức về thiết chế liên quan tới các hàng rào kỹ thuật, vệ sinh kiểm dịch động vật ;thách thức về tư vấn, hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực thi các cam kết . 3. Một số gợi ý đối với Nhà nước Việt Nam khi thực hiện cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới - Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách thể chế, nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy nhà nước là đòi hỏi cấp bách trong điều kiện hiện nay để đáp ứng yêu cầu phát triển và thực thi các cam kết của các FTA thế hệ mới. Trước hết, để nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, đòi hỏi phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, đó vừa là điều kiện bắt buộc, vừa là điều kiện tiên quyết trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh đó cần tiếp nhận sự hỗ trợ kỹ thuật từ các nước phát triển hơn để sữa đổi pháp luật, đào tạo và nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ để có thể sẵn sàng thực thi và áp dụng những tiêu chuẩn ngang bằng với các nước. Ngoài ra, cần tăng cường cải thiện môi trường kinh 168
  7. doanh, trong đó cần tập trung thực hiện 3 đột phá: hoàn thiện thể chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ; phát triển nguồn nhân lực. - Việt Nam cần phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định về pháp luật về thương mại, đầu tư, đấu thầu nhằm hướng tới thu hẹp khoảng cách, trình độ phát triển của Việt Nam với một số nước thành viên FTA thế hệ mới, cụ thể: hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; sửa đổi các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ; điều chỉnh dòng vốn FDI theo hướng chọn lọc; tái cấu trúc cơ cấu đầu tư . - Việt Nam cần xây dựng và hoạch định chính sách phù hợp thích ứng với các hàng rào mới và có biện pháp đối phó với các rào cản không công bằng, đồng thời vận dụng những rào cản hợp pháp để phục vụ có hiệu quả cho chiến lược sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó cần tập trung hoàn thành Chương trình thực thi hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2016 - 2020; xây dựng tiêu chuẩn đói với hàng xuất khẩu, nhất là xuất khẩu sản phẩm thô; hoàn thiện chính sách thương mại biên giới để khai thác tốt các khu kinh tế cửa khẩu và khu hợp tác thương mại biên giới. Bên cạnh đó, Nhà nước giao cho các bộ, ngành liên quan tiến hành đánh giá, phân loại khả năng cạnh tranh của từng ngành, lĩnh vực, sản phẩm để có giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. - Việt Nam cần có các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh như: tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó tập trung cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, thông thoáng, công khai, minh bạch; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực thuế, hải quan; triển khai hệ thống đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư qua mạng quốc gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và phù hợp với các cam kết quốc tế. - Nhà nước cần thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp trong các vấn đề liên quan tới cam kết hội nhập, đặc biệt là thông tin về các FTA thế hệ mới khi đàm phán hoàn tất và chuẩn bị thực thi như: hỗ trợ về nguồn lực cho các đầu mối cung cấp thông tin, tư vấn hội nhập; công khai minh bạch nhanh chóng và kịp thời các nội dung cam kết hội nhập tới doanh nghiệp; đặt ra cơ chế phối hợp bắt buộc giữa các cơ quan có chuyên môn về các cam kết hội nhập với các đầu mối cung cấp thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp; thiết lập các đầu mối có thẩm quyền trong việc hướng dẫn, giải thích nội dung các cam kết một cách chính thức cho các doanh nghiệp. Kết luận Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) là tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Việc hoàn tất đàm phá, thực thi các cam kết trong FTA thế hệ mới, nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng sẽ tận dụng được nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức về rào cản thị trường, gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, về cải cách thể chế . Vấn đề đặt ra, bên cạnh sự nổ lực của Chính phủ, doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động tự đổi mới mình để thích nghi với quá trình hội nhập. 169
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lan Hương “FTA thế hệ mới: Cơ hội và thách thức!”, truong/fta-the-he-moi-co-hoi-va-thach-thuc-357066.bld Bộ Công Thương “Cơ hội và thách thức khi Việt Nam thực hiện cam kết trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”, Nxb Công thương năm 2016. Nguyễn Thanh Tâm “Tổng quan về các FTA thế hệ mới”, phap-luat/t-ng-quan-v-cac-fta-th-h-m-i.html Trần Lan “FTA thế hệ mới: Thách thức và cơ hội đối với doanh nghiệp Việt Nam”, doanh-nghiep-viet-160386.html Vũ Tiến Lộc “Nền kinh tế trước thách thức FTA thế hệ mới”, Khánh Lan, “Cơ hội và thách thức từ các Hiệp định tự do thương mại thế hệ mới với Việt Nam”, “FTA thế hệ mới mang đến những cơ hội mới”, den-nhung-co-hoi-moi/ 170