FTAs và định hướng cải cách chính sách thuế của Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "FTAs và định hướng cải cách chính sách thuế của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- ftas_va_dinh_huong_cai_cach_chinh_sach_thue_cua_viet_nam.pdf
Nội dung text: FTAs và định hướng cải cách chính sách thuế của Việt Nam
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng FTAs VÀ ĐỊNH HƯỚNG CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH THUẾ CỦA VIỆT NAM FTAs AND THE ORIENTATION REFORM TAX POLICY OF VIETNAM ThS. Kiều Thị Khánh, ThS. Hoàng Hà Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Trong những năm gần đây, Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia ngày càng nhiều vào các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) song phương và đa phương phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng. Đây sẽ là bước đệm hỗ trợ tích cực cho tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam, từ đó thúc đẩy xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, bối cảnh đó đặt ra yêu cầu và thách thức đối với Việt Nam là phải đẩy mạnh cải cách, trong đó cải cách chính sách thuế là yêu cầu bắt buộc đầu tiên để phù hợp với các cam kết hội nhập mà Việt Nam đã ký kết đồng thời đảm bảo cân đối nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Bài viết sẽ tập trung vào nghiên cứu một số định hướng cải cách về thuế GTGT và thuế TTĐB của Việt Nam. Từ khóa: FTA, thuế, Việt Nam ABSTRACT In recent years, Vietnam has been and is increasingly engaged in bilateral and multilateral free trade agreements (FTAs) in accordance with the deepening international economic integration wide. It will serve as a stepping stone for Viet Nam's economic restructuring and the reform of its growth model, thereby boosting exports and attracting foreign investment. However, that context poses a challenge and demand for Vietnam to accelerate reform, tax policy reform being the first mandatory requirement in accordance with both Vietnam's integration commitments and ensuring the balance of revenue sources for the State budget. The paper will focus on the study some of Vietnam's reforms on Value added tax and Special comsumption tax. Keywords: FTA, tax, Vietnam 1. Giới thiệu Trong suốt quá trình phát triển kinh tế, Việt Nam đã ký kết rất nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA). FTA sớm nhất của Việt Nam chính là AFTA đươc kí vào năm 1996, một năm sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN – nay đã được thay thế bằng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Tiếp đến, năm 2007, Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và chính thức bắt tay vào công cuộc tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2015 là một năm đầy bước ngoặt khi Việt Nam liên tiếp ký kết các FTA với Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á – Âu (EEC) và kết thúc đàm phán FTA với EU, TPP. Tính đến cuối năm 2016, các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng là 16 FTA; đây là một con số rất ấn tượng đối với một nước Châu Á đang phát triển. Trong số 16 FTA này có 10 FTA đã được thực thi (6 trong 10 FTA này Việt Nam tham gia với tư cách là thành viên ASEAN, 4 FTA còn lại là với Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc và EEC); 2 FTA đã kết thúc đàm phán là TPP và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA); 4 FTA đang đàm phán là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn 41
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng diện khu vực (RCEP), FTA ASEAN – Hồng Kông, FTA với Isarel và với Khối thương mại tự do Châu Âu (EFTA). Việc tham gia vào các FTA sẽ đem lại rất nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều thách thức cho quốc gia đang trên đà phát triển như Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế là bàn đạp cho sự phát triển toàn diện nền kinh tế của Việt Nam nhưng kèm với đó là sự cạnh tranh gay gắt từ các đối tác nước ngoài cả về vốn, lao động và trình độ công nghệ. Thêm vào đó, lộ trình cam kết cắt giảm hàng rào thuế quan đặt ra áp lực cho việc cân đối nguồn thu Ngân sách Nhà nước (NSNN) cho Việt Nam và áp lực về việc phải đối mặt với các hàng rào phi thuế quan nghiệm ngặt của các đối tác. Để phù hợp với bối cảnh này, Việt Nam cần phải đẩy mạnh cải cách, trong đó cải cách chính sách thuế là yêu cầu bắt buộc đầu tiên. Vậy thì Việt Nam đã có những định hướng gì cho cải cách hệ thống thuế? Bài học mà Việt Nam học hỏi từ các quốc gia khác như thế nào? 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Việt Nam và các hiệp định thương mại tự do (FTAs) FTA – Free Trade Agreement hay Hiệp định Thương mại tự do được xác lập trên cơ sở tự do đàm phán, thỏa thuận về các ưu đãi đối với thuế nhập khẩu, xuất khẩu; hạn ngạch và lệ phí đối với hàng hóa theo lộ trình chung hướng tới cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa các quốc gia tham gia Hiệp định, nhằm tiến tới xây dựng một khu vực mậu dịch tự do. * FTA bao gồm 04 loại là: - FTA song phương: đàm phán và ký kết giữa hai quốc gia; - FTA đa phương: đàm phán và ký kết giữa nhiều quốc gia khác nhau; - FTA khu vực: đàm phán và ký kết giữa các quốc gia trong cùng một khu vực; - FTA giữa một quốc gia với một tổ chức. * Nội dung chính trong các FTA: Với mục đích xây dựng một thỏa thuận chung cho các nước thành viên của FTA tự nguyện cắt giảm và được tiếp nhận các ưu đãi về thuế, lệ phí và hạn ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu nên thông thường FTA sẽ bao gồm 04 nội dung chính sau: - Một là, nội dung về cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan; - Hai là, đưa ra danh mục mặt hàng, lĩnh vực được cắt giảm thuế quan; - Ba là, lộ trình cắt giảm thuế quan; - Bốn là, các quy định về quy tắc xuất xứ của hàng hóa. Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia các FTA * Cơ hội: Việc Việt Nam ký kết các FTA song phương và đa phương với các đối tác đã góp phần dỡ bỏ phần lớn các rào cản và điều kiện trong buôn bán, chủ yếu là các hàng rào thuế quan (hầu hết về 0% hoặc dưới 5%) đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Việt Nam mở rộng thị trường, tiếp cận được thị trường khu vực và thị trường toàn cầu,cũng như được tiếp cận thị trường dịch vụ của các nước đối tác thuận lợi hơn. Cùng với đó lợi ích cho một bộ phận lớn người lao động trong các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu cũng có xu hướng gia tăng. Hơn nữa, các rào cản về thủ tục pháp lý đồng thời cũng được giảm thiểu và tối giản hơn, tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt bước ra thị trường quốc tế. Các FTA mà Việt Nam tham gia đã góp phần rất lớn giúp nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam được mở rộng hơn và có nhiều cải tiến tiến bộ về mặt chính sách kinh tế. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, tính đến tháng 7 năm 2017, rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài có những kế hoạch tấn công và đổ bộ vào thị trường Việt 42
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Nam với tổng giá trị vốn FDI đăng kí là 307,86 tỉ USD với 23,737 dự án, 59% trong số các dự án này là ở lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo. Một lợi thế nữa của việc tham gia FTA là thu hút được các lao động trí thức, có tay nghề cao từ nước ngoài tới Việt Nam làm việc, các doanh nghiệp cũng có cơ hội tiếp thu với khoa học công nghệ – kỹ thuật tiên tiến từ các nước phát triển. Lợi thế này không chỉ nhìn từ góc độ hiện tại mà còn là tiềm năng phát triển trong tương lai. Một nghiên cứu của Barai et al. (2017) đã chỉ ra rằng sau khi Việt Nam ký kết các FTA, đất nước ta có xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, tăng tính cạnh tranh và không còn ph thuộc quá nhiều vào các thị trường nước bạn. Nền xuất khẩu Việt Nam từ còn rất non nớt nay đã trở thành đối tác của Mỹ, EU và Trung Quốc, chiếm 52,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn quốc. Về khía cạnh nhập khẩu, Việt Nam hiện nay vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc với 25% tổng giá trị nhập khẩu năm 2016 trong khi tại Mỹ và EU chỉ chiếm khoảng 12,2%. * Thách thức: Một là, khi thị trường mở rộng, các công ty của nước ngoài cũng sẽ có những cơ hội thuận lợi để thâm nhập thị trường trong nước. Đặt trên cán cân, rõ ràng các doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế nguồn lực như vốn, trình độ sản xuất và quản lý, kinh nghiệm thương trường lớn mạnh hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong nước. Điều này đặt doanh nghiệp Việt Nam trước nguy cơ áp lực cạnh tranh cao, khó phát triển. Hình 1: Chính sách quản lý nhập khẩu của quốc gia nhập khẩu đối với hàng nông sản Một số chính sách thương mại quốc tế của nước nhập khẩu đối với hàng nông sản Hàng rào thuế quan Hàng rào phi thuế quan Đăng kí, cấp giấy phép nhập khẩu Một số hàng rào liên Hàng rào hành Hàng rào kỹ thuật quan đến chất lượng chính (TBT) sản phẩm khác Hạn ngạch Hạn ch ế xuất khẩu tự nguyện Quy chuẩn kỹ Tiêu chuẩn kỹ Quy trình đánh giá sự thuật thuật phù hợp của một loại hàng hóa với các quy chuẩn/tiêu chuẩn kỹ Các biện pháp phòng vệ thuật thương mại (Chống bán phá giá và chống trợ cấp) Một số nội dung được nêu trong các quy chuẩn - tiêu chuẩn kỹ thuật (TBT) - Các đặc tính của sản phẩm (bao gồm cả đặc tính và chất lượng) Một số nội dung được nêu trong các quy chuẩn - tiêu chuẩn kỹ thuật (TBT) - Các đặc tính của sản phẩm (bao gồm cả đặc tính và chất lượng) - Các quy trình và phương pháp sản xuất có ảnh hưởng/tác động đến đặc tính sản phẩm - Các thuật ngữ, ký hiệu - Các yêu cầu đóng gói, ghi nhãn mác áp dụng cho sản phẩm - 43
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (Nguồn: Hai là, về vấn đề rào cản hành chính, rào cản kỹ thuật và yêu cầu về xuất xứ hàng hóa nghiêm ngặt. Đối với các FTA Việt Nam mới ký kết, gia nhập gần đây thì các quy tắc xuất xứ đều theo xu hướng là gia tăng giá trị tại Việt Nam trong khu vực các nước tham gia FTA. Chẳng hạn, theo lộ trình cắt giảm thuế quan cam kết trong FTA Việt Nam - Trung Quốc, thuế suất thuế nhập khẩu ô tô sẽ giảm về 0% nhưng phải đảm bảo tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu đạt 40%. Đây là một bất lợi vì Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu về nước để gia công hàng xuất khẩu, cho nên nếu không đảm bảo tỷ lệ nội địa hóa, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không được hưởng các ưu đãi thuế. Ngoài ra, khi hàng rào thuế quan cắt giảm thì các quốc gia, tổ chức có xu hướng sử dụng triệt để các hàng rào phi thuế quan, trong đó phải kể đến các quy định kỹ thuật như chỉ dẫn đia lý, bao gói, nhãn mác, dư lượng hóa chất tối đa trong sản phẩm xuất khẩu cũng là một rào cản cho hàng xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản của Việt Nam có thể bị mắc ở rào cản về vệ sinh và kiểm dịch động thực vật. Ba là, ngành công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistics ở Việt Nam chưa phát triển mạnh nên chí phí của nền kinh tế sẽ còn cao so với các quốc gia khác. Bốn là, cân đối thu Ngân sách Nhà nước từ thuế có xu hướng giảm, chủ yếu là do sự sụt giảm đáng kể nguồn thu từ thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Do vậy, cải cách chính sách thuế sao cho đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước mà không gây áp lực cho nền kinh tế và người dân là bài toán đặt ra cho Việt Nam trong tương lai gần. 2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu về thuế của Việt Nam Trong hầu hết các FTA Việt Nam đã ký kết, mức độ tự do hóa về thuế nhập khẩu trung bình khoảng 90% số dòng thuế. Từ năm 2015 trở đi, đặc biệt sau năm 2018, khi các cam kết trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các FTA trong và ngoài khu vực hoàn thành cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết, dự kiến nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN) từ các hoạt động xuất nhập khẩu sẽ giảm. * Mục tiêu, yêu cầu đặt ra để hoàn thiện hệ thống chính sách thuế Các chỉ tiêu quan trọng về kinh tế của Việt Nam được đặt ra đến năm 2020 là: GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 - 3.500 USD; bội chi NSNN khoảng 4% GDP, phấn đấu tỷ lệ huy động vào NSNN trên GDP giai đoạn 2016-2020 bình quân khoảng 20-21% GDP, trong đó từ thuế, phí khoảng 19-20% GDP. Quy mô thu NSNN giai đoạn 2016-2020 bằng khoảng 1,6 lần so với giai đoạn 2011-2015, nâng dần tỷ trọng thu nội địa đến năm 2020 đạt trên 80% tổng thu NSNN. Cùng với sự sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế, Luật Thuế GTGT, TTĐB, TNDN, TNCN, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, phí và lệ phí, , Chính phủ Việt Nam đã thể hiện nhiều nỗ lực vào cải cách và hiện đại hóa nhằm hoàn thiện hệ thống thuế trong quá trình hội nhập quốc tế. Theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/05/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020 thì tới năm 2020 một số sắc thuế của Việt Nam sẽ áp dụng cơ bản một mức thuế suất, từng bước đơn giản biểu thuế, điều chỉnh mức thuế suất hợp lý, mở rộng cơ sở tính thuế để phát triển nguồn thu, bao quát các nguồn thu mới phát sinh và cơ cấu theo hướng tăng nguồn thu nội địa chủ yếu từ thuế gián thu (thuế GTGT, TTĐB, ); đảm bảo tính công bằng, bình đẳng về thuế giữa các đối tượng nộp thuế góp phần tăng thu NSNN. * Cải cách thuế GTGT Nhìn từ các nước trên thế giới Theo Ngân hàng Thế giới (WB), qua thống kê mức thuế suất của 112 nước, có 88 nước có mức thuế suất từ 12% đến 25% (trong đó 56 nước có mức thuế suất từ 17% đến 25%), còn lại 24 nước phổ biến ở mức hơn 10%. Tính đến năm 2016, mức thuế suất phổ thông thuế GTGT bình quân ở các nước OECD khoảng 19%, ở các nước khu vực EU khoảng 22%. Các nước láng giềng của Việt Nam như: Lào, Indonesia, Cam- pu-chia cũng có mức thuế suất phổ biến là 10%; Trung Quốc có mức thuế suất 17%; Philippin có mức thuế suất 12%. 44
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Trong giai đoạn 2009-2014, có khoảng hơn 20 quốc gia, đặc biệt là các quốc gia thuộc EU đã thực hiện điều chỉnh chính sách tăng thuế suất phổ thông thuế GTGT. Cụ thể, việc sửa đổi chính sách thuế GTGT ở một số nước như sau: – Italia: Tăng thuế suất thuế GTGT từ 17,6% lên 22% từ tháng 1/2014 và dự kiến sẽ tăng lên 25% vào năm 2018; – Ai-xơ-len: Tăng mức thuế suất ưu đãi (đối với hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, dịch vụ khách sạn) từ 7% lên 11%, áp dụng từ 01/01/2015. Đồng thời, từ 01/01/2016, chuyển dịch vụ vận chuyển hành khách du lịch, đại lý du lịch từ đối tượng không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế với mức thuế suất 11%; – Anh: Sau khi giảm thuế suất thuế GTGT từ 17,5% năm 2008 xuống 15% năm 2009 thì lại tăng lên 17,5% năm 2010 và 20% năm 2011; – Phần Lan: Tăng thuế suất thuế GTGT từ 22% năm 2009 lên 23% năm 2010, 24% năm 2013; – Ai-cập: Từ ngày 01/10/2016, nước này bắt đầu áp dụng thuế GTGT với mức thuế suất 13% và thay thế thuế doanh thu có mức thuế suất 10% trước đó. – Cô-lôm-bi-a: Tăng thuế suất thuế GTGT từ 16% lên 19% từ 01/01/2017. – Sri Lanka: Nước này đã tăng mức thuế suất thuế GTGT phổ thông từ 11% lên 15% từ 01/11/2016. – Nga cũng đang cân nhắc tăng mức thuế suất thuế GTGT phổ thông từ 18% lên 22% vào năm 2019. Cũng theo điều tra của WB, có khoảng 54% số nước áp dụng thuế GTGT có biểu thuế suất gồm 01 mức (Không tính mức thuế suất thuế GTGT 0% cho xuất khẩu); 23% số nước áp dụng biểu thuế suất thuế GTGT với 02 mức thuế suất và số còn lại là nhiều hơn 02 mức. Phần lớn các nước châu Á, đặc biệt là các nước Asean, chỉ áp dụng một mức thuế suất ngoài mức thuế suất 0%. Bảng 1: Mức thuế suất và số lượng mức thuế suất thuế GTGT của một số quốc gia năm 2017 (%) Quốc gia Thuế suất phổ thông (%) Thuế suất khác (trừ mức thuế suất 0%) Các nước phát triển Úc 10 Áo 20 13/10 Bỉ 21 12/6 Canada(tuỳ bang) 5-15 Chi-Lê 19 Cộng hòa Séc 21 15/10 Đan Mạch 25 Pháp 20 10/5,5/2,1 Đức 19 7 Mê-hi-cô 16 Ba Lan 23 8/5 Bồ Đào Nha 23 13/6 Thụy Điển 25 12/6 Anh 20 5 Một số nước châu Á Trung Quốc 17 13/11/6/3 Hàn Quốc 10 45
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Quốc gia Thuế suất phổ thông (%) Thuế suất khác (trừ mức thuế suất 0%) Nhật Bản 8 (tăng lên 10 từ 2019) Thái Lan 7 (dự kiến lên 10) Singapore 7 Philippin 12 Indonesia 10 Malaysia 6 Băng-la-đét 15 9/6/5/4,5/2,25/1,5 Việt Nam 10 5 Nguồn: Định hướng cải cách thuế GTGT của Việt Nam Theo khuyến nghị của WB, Việt Nam cần cải cách thuế theo hướng đẩy mạnh huy động thu nội địa. Theo thông lệ quốc tế thường chỉ có một mức thuế suất GTGT duy nhất và diện miễn giảm rất hạn chế. Trong khi đó, Việt Nam hiện quy định 26 nhóm mặt hàng không chịu thuế GTGT, 15 nhóm mặt hàng chịu thuế 5%, còn các mặt hàng còn lại chịu thuế 10%. Điều này không chỉ làm hẹp cơ sở thuế mà còn làm ngắt chuỗi khấu trừ đầu vào đầu ra thuế GTGT, gây phức tạp cho công tác quản lý. Để xử lý các vấn đề này, Bộ Tài chính Việt Nam đang cân nhắc từng bước thu hẹp danh mục không thuộc diện chịu thuế GTGT, chuyển các mặt hàng chịu thuế 5% sang 10%, 10% sang 12% với lộ trình mỗi năm tăng 1% cho đến khi đạt 12%; tiến tới áp dụng thuế suất thuế GTGT duy nhất. Ngoài ra, Luật thuế GTGT có 4 nội dung được sửa đổi nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp gồm: - Chuyển phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng cho nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT. - Bổ sung quy định doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5% nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết sau 12 tháng hoặc 4 quý thì được hoàn thuế GTGT. - Bỏ quy định “sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên” không chịu thuế GTGT và bỏ quy định “Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 1/7/2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư” không được hoàn thuế GTGT. - Quy định điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào là có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hóa, dịch vụ mua từng lần từ mức dưới 20 triệu đồng xuống mức dưới 10 triệu đồng. * Cải cách thuế TTĐB Chính sách thuế TTĐB ở các nước trên thế giới cho thấy hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB có sự khác biệt tương đối lớn giữa các nước tùy thuộc vào phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa và mức thu nhập của mỗi quốc gia. Trên cơ sở khảo sát kinh nghiệm quốc tế, Bộ Tài chính cũng đưa ra định hướng tăng thuế suất, mở rộng cư sở tính thuế. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, ở Việt Nam, thuế suất thuế TTĐB còn khá thấp đối với một số mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng (ví dụ như thuốc lá, rượu, bia). Vì thế, từng bước tăng thuế suất thuế TTĐB đối với những mặt hàng này không chỉ giúp huy động thu được cao hơn, mà còn hạn chế được những thói quen không lành mạnh. Cụ thể, Luật thuế TTĐB tập trung sửa đổi 4 nội dung. Trong đó, có nội dung liên quan đến mở rộng cơ sở tính thuế đối với nhóm hàng hóa chịu thuế là nước ngọt. 46
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Đã có nhiều nước thực hiện thu thuế TTĐB đối với nước ngọt có ga không cồn, cụ thể: Pháp thu thuế TTĐB đối với nước giải khát không cồn (trừ siro, nước ép trái cây, nước ép rau, nước trái cây) với mức thuế tuyệt đối 0,72 euro/lít; Achentina thu thuế TTĐB đối với nước ngọt có ga với mức thuế suất 8,7%; hay như tại Mỹ, có 23 bang thu thuế TTĐB đối với nước ngọt có ga và nước ngọt khác với mức thuế suất từ 1% đến 8%. Trong khu vực ASEAN, Thái Lan quy định nước ngọt có ga không cồn chịu mức thuế suất 25% hoặc 0,024 USD/chai 440cc. Mức thuế TTĐB đối với loại nước không có ga thấp hơn nước ngọt có ga, ở mức 20% hoặc 0,011 USD/chai 440cc; Lào thu thuế TTĐB đối với nước ngọt có ga không cồn với mức thuế suất 5% và nước tăng lực với mức thuế suất 10%; Campuchia thu thuế TTĐB đối với nước ngọt có ga không cồn và các loại nước ngọt khác với mức thuế suất 10%. Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị bổ sung thêm các loại bao gồm nước ngọt có gas, không gas, tăng lực, thể thao, trà, cà phê uống liền đóng gói, trừ nước trái cây, nước rau quả 100% tự nhiên, sữa vào đối tượng chịu thuế TTĐB với mức thuế suất 10% áp dụng từ năm 2019. Đối với thuốc lá, khoảng 90% số nước (163/182 nước được điều tra) áp dụng thuế TTĐB đối với chủng loại hàng hóa này. Tỷ trọng thuế TTĐB WHO và WorlBank khuyến nghị nên từ 66% đến 80% (từ 2/3 đến 3/4) trong giá bán lẻ. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án. Phương án 1, áp dụng lộ trình thuế TTĐB với thuốc lá từ năm 2016 là 70%, từ năm 2019 là 75%, đồng thời bổ sung mức thu tuyệt đối 1.000 đồng/bao thuốc lá 20 điếu và 1.500 đồng/một điếu xì gà. Quy định này được đề nghị áp dụng từ năm 2020. Phương án 2, tăng thuế suất theo lộ trình, từ năm 2020, mức thuế sẽ tăng từ 75% lên 80%. Từ năm 2021, mức thuế sẽ tăng lên 85%. Thêm vào đó, Nghị định số 108/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế TTĐB và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TTĐB sửa đổi quy định về giá tính thuế TTĐB để áp dụng chung cho các hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu (trừ xăng các loại) là giá bán ra của nhà nhập khẩu (bao gồm chi phí lưu thông, bán hàng và lợi nhuận (nếu có) khi bán ra trong nước); Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước trước bối cảnh cắt giảm thuế nhập khẩu về 0% đối với mặt hàng theo các cam kết quốc tế (Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN); Hạn chế việc khai giá thấp tại khâu nhập khẩu trong khi giá bán ra trong nước cao hơn nhiều so với giá vốn hàng nhập khẩu; Sửa đổi quy định tỷ lệ giá để so sánh giá tính thuế TTĐB của cơ sở sản xuất với giá bán bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại là 7% (trước là 10%), nhằm hạn chế trường hợp chuyển giá để giảm nghĩa vụ thuế TTĐB. 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả Theo các kết quả tổng hợp và phân tích của tác giả, để bao quát và tăng nguồn thu cho NSNN tập trung vào tăng nguồn thu nội địa từ thuế trong bối cảnh thuế trực thu, thuế xuất nhập khẩu giảm thì cần phải điều chỉnh cơ cấu thu, chuyển từ giảm thuế trực thu sang tăng dần thuế gián thu như thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường là tất yếu. Đây cũng là thực tiễn phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Theo Bộ Tài chính, dự thảo sửa đổi, bổ sung các Luật thuế mới sẽ được thực thi theo định hướng chính như sau: - Tăng mức thuế suất thuế gián thu theo mức độ và lộ trình hợp lý. Có thể tiến tới áp dụng thống nhất một mức thuế suất đối với những sắc thuế có phạm vi đánh thuế rộng. - Mở rộng cơ sở tính thuế trên cơ sở bao quát toàn bộ các nguồn thu và đảm bảo tính công bằng trong nghĩa vụ thuế. - Điều chỉnh giảm các trường hợp được ưu đãi và miễn giảm, hoàn thuế để giảm bớt chi phí quản lý thuế và chi phí hành thu về thuế, góp phần tăng thu NSNN. 3.2. Đánh giá Kết quả nghiên cứu dựa trên những xem xét về cách thức cải cách chính sách thuế ở một số quốc gia trên thế giới và ứng dụng vào thực tiễn chính sách thuế của Việt Nam. Xu hướng chung của thế giới là tăng 47
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng thu NSNN từ thuế gián thu, hạn chế thuế trực thu bởi thuế gián thu dễ thu, mức thu cao và ổn định, tiết kiệm chi phí hành thu, hiệu quả cao vì thế mà thuế suất thuế gián thu có xu hướng tăng lên và cơ sở tính thuế ngày càng mở rộng trên cơ sở bao quát toàn bộ nguồn thu là hợp lý, vừa vẫn đảm bảo mục tiêu điều tiết của thuế vừa phù hợp với thông lệ quốc tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. 4. Kết luận Cải cách chính sách thuế đã trở thành một trong những xu thế trong hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm cải cách thuế của một số quốc gia và vận dụng vào thực tế Việt Nam, theo tác giả, tăng thu NSNN từ thuế gián thu để bù đắp sự sụt giảm của thuế trực thu là hợp lý nhưng cần thiết phải cân nhắc mức tăng và lộ trình tăng. Cùng với đó, đi đôi với cải cách chính sách thuế, cần chú trọng hơn nữa các biện pháp siết chặt quản lý chi tiêu công, giảm thiểu gian lận, lãng phí, tham nhũng. Khi đó, sự tin tưởng và tính đồng thuận trong xã hội sẽ cao hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Luật thuế TNDN, Luật thuế GTGT, Luật thuế TNCN, Luật thuế Tài nguyên và Luật Quản lý thuế (Tài liệu trình kèm Tờ trình Quốc hội số 423/TTr-CP ngày 17/10/2014). [2] Gangadha Prasad Shukla, Phạm Minh Đức, Michael Engelschalk, Lê Minh Tuấn (đồng chủ biên) (2011), Cải cách thuế ở Việt Nam: Hướng tới một hệ thống hiệu quả và công bằng hơn, Ngân hàng Thế giới. [3] [4] trinh-va-loi-the/ [5] International VAT and GST rates 2018, rates/ [6] Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13; và các văn bản hướng dẫn thi hành. [7] Luật thuế TTĐB số 27/2008/QH12 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TTĐB số 70/2014/QH13; và các văn bản hướng dẫn thi hành. [8] Nguyễn Thanh Hằng, “Những thay đổi về chính sách thuế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Tài chính kì 1 tháng 8/2016. [9] Nguyễn Văn Tuấn, (2008), Giáo trình thương mại quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. [10] Quyết định số 732/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020. [11] TS. Lê Xuân Trường, Phạm Nữ Mai Anh (2011), Thuế suất đơn nhất – Xu hướng thế giới và khả năng áp dụng ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện, Học viện Tài chính, Hà Nội. [12] TS. Lê Xuân Trường (2016), Cải cách thủ tục hành chính thuế: Nỗ lực vượt bậc, Tạp chí Tài chính số 01/2016. 48