Giả thuyết về mối liên quan giữa thủy triều và khủng hoảng của thị trường chứng khoán

pdf 8 trang Gia Huy 18/05/2022 2340
Bạn đang xem tài liệu "Giả thuyết về mối liên quan giữa thủy triều và khủng hoảng của thị trường chứng khoán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgia_thuyet_ve_moi_lien_quan_giua_thuy_trieu_va_khung_hoang_c.pdf

Nội dung text: Giả thuyết về mối liên quan giữa thủy triều và khủng hoảng của thị trường chứng khoán

  1. GIẢ THUYẾT VỀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA THỦY TRIỀU VÀ KHỦNG HOẢNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN HYPOTHESIS CONNECTION BETWEEN MOON TIDE AND CRISIS OF STOCK EXCHANGE MARKET GVC.ThS. Nguyễn Thị Thu Nguyệt Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt Cơ thể con người giống như một ăng-ten lưỡng cực điện bị ảnh hưởng bởi các điều kiện của môi trường xung quanh. Có một giả thuyết cho rằng thủy triều có một kết nối với cuộc khủng hoảng của thị trường chứng khoán. Các nhà khoa học đã công bố mối liên hệ này đã được nhìn thấy trong khủng hoảng thị trường chứng khoán thế giới năm 1998. Dựa trên các số liệu thủy triều của Hòn Dáu trong vịnh Hạ Long, nơi mà Newton đã lấy thông tin cho việc thiết lập Định luật vạn vật hấp dẫn trong cuốn sách nổi tiếng của ông "Principe", chúng tôi kiểm tra giả thuyết này với cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán Việt nam năm 2008 và thấy rằng có thể có thêm một bằng chứng nữa về kết nối giữa hai hiện tượng tự nhiên (thủy triều) và xã hội (khủng hoảng TTCK). Từ khóa: Thủy triều, thị trường chứng khoán. Abstract Human body like an electric dipole antenna aected by conditions of surrounding environment. There is a hypothesis that moon tide has a connection with crisis of stock exchange market. It was claimed this situation can be seen in the 1998 world stock exchange market crisis. Based on the tide data of Hon-dau in Halong bay, where Newton has took information for establishing the gravitation law in his famous book Principe, we checked this hypothesis with 2008 Vietnam stock exchange market crisis and found a not clear but possible connection between the two evens. Keyword: the moon tide, the stock exchange market crisis. 1. Mở đầu Mọi người đều biết rằng Mặt trăng có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến nước trên các đại dương. Nó kéo nước các vùng trên đại dương tạo lên thủy triều lớn. Tính trung bình, Mặt trăng làm tăng toàn bộ bề mặt đại dương lên khoảng 1,6 lần. Trong một vài vùng vịnh đặc biệt, những thăng trầm có thể còn lớn hơn do hình dạng của vịnh. Trong các đại dương ngày nay, triều cường có thể tăng lên 50 feet (khoảng 17m). Vì vậy, thủy triều ở mỗi đại dương có một mức độ trung bình, và một mức độ "cá nhân" cho mỗi đại dương nói riêng. Vì cơ thể con người chủ yếu cấu tạo từ nước, có chăng tương tự các tác động của Mặt trăng lên tâm lý con người và qua đó tác động đến thị trường chứng khoán?. Các “tác dụng trung bình”, và các "hiệu ứng cá nhân" ở đây là gì? Thị trường chứng khoán đang 1021
  2. được tác động bởi mặt trăng như thế nào? Có mối liên quan gì giữa Mặt Trăng và biến động giá của thị trường trong ngày? Trong bài viết này dựa trên thực tế rằng cơ thể con người giống như một ăng-ten lưỡng cực điện bị ảnh hưởng bởi các điều kiện của môi trường xung quanh đặc biệt là các biến động của điện trường Trái đất gây bởi Mặt trăng, chúng tôi phân tích và kiểm tra các giả thuyết rằng thủy triều có một kết nối với cuộc khủng hoảng của thị trường chứng khoán. 2. Giả thuyết về dòng điện sinh học Trong khoa học người ta đã biết rằng tầng điện ly của trái đất được hình thành bởi gió mặt trời và ánh nắng chiếu đến Trái đất và phản xạ trở lại tạo ra một điện thế khoảng 300.000V. Cơ thể con người được coi là một lưỡng cực điện P, khi đó hiệu điện thế ∆ψ rơi trên cơ thể sẽ là ∆ψ =ψ 2 −ψ1 = QEh , (1) trong đó ψ 2 và ψ1 là điện thế ở đầu và chân, Q là điện tích và h chiều cao của cơ thể người, E là cường độ điện trường Trái đất. Lấy mốc bề mặt trái đất có điện thế là 0V, với một người đàn ông có chiều cao h ≈ 1.8 mét thì đầu của anh ta có một điện áp khoảng 240V so với đất. Điện áp này gây ra một dòng điện I chạy qua cơ thể, khoảng 2000 lần mạnh hơn các dòng điện trong tế bào thần kinh của cơ thể I0 . Những thay đổi này có thể gây ra 10% -20% thay đổi điện áp trong khoảng thời gian rất ngắn [1, 2]. Hình 1a Hình 1b Hình 1c Hình 1. Dòng điện sinh học: a) Tầng điện ly của trái đất và con người, b) Điện trường xung quanh con người, c) Con người như một cộng hưởng kết hợp [2]. Giả sử có một nhà đầu tư đang cố gắng để điều hành một mạng lưới thần kinh gồm 10 tỷ tế bào thần kinh của ông ta. Bộ não của ông ta là hoàn toàn nằm trong điện trường Trái đất và không được che chở bởi những tác động ở bên ngoài tác dụng vào. Trong não của ông là những tế bào thần kinh. Mỗi tế bào thần kinh gồm có một số đầu vào thu thập thông tin và tương tác với nhau, và nếu tương tác đủ lớn sẽ tạo ra một tín hiệu đầu ra. Các tín hiệu này đều có điện áp nhỏ. Các tín hiệu đầu ra trở thành quyết định của ông. Hãy tưởng tượng rằng quyết định nhập về thương mại được thực hiện. Bên trong các neuron thần kinh, điện áp tương tác nhau gần như ở ngưỡng quyết định. Đột nhiên, một điện áp bên ngoài tác động vào đủ năng lượng để các tế bào thần kinh để thực hiện các quyết định, mặc dù các dữ liệu đầu 1022
  3. vào là không đủ để đưa ra quyết định. Nhà đầu tư chỉ thực hiện một quyết định "cảm tính". Vào những ngày khác, khi các dòng điện ngoài chảy qua cơ thể là vô cùng mạnh, ông có thể có những quyết định với cảm xúc không chắc chắn. Vào những ngày khi các dòng điện ngoài yếu, các quyết định của mình có thể tốt và "hợp lý" hơn [1-4]. 3. Sự hỗn độn của thị trường chứng khoán Một bản chất thiết yếu của tự nhiên là sự hỗn độn đi đôi với cân bằng động. Bất kỳ hệ thống mà có nhiều hơn một giải pháp đều có tính hỗn độn. Thị trường chứng khoán là có tính hỗn độn [3, 4]. Có thể sử dụng công cụ toán học và thống kê để kiểm tra các hành vi hỗn độncủa thị trường. Những khảo sát này chứng minh rằng hành vi hỗn độn tồn tại trong tất cả các thị trường giao dịch tự do. Thị trường luôn luôn có hai giải pháp. Những người mua đại diện cho động lực đẩy giá cao hơn. Những người bán hàng đại diện cho động lực đẩy giá thấp hơn. Khi người mua và bán có số dư, giá cả sẽ hình thành một khu vực tắc nghẽn cục bộ tức thời. Khi khu vực tắc nghẽn đó giải tỏa, sự cân bằng nghiêng trong lợi thế của người mua hoặc người bán hàng. Vào thời điểm đó một động thái hỗn độn đã xảy ra. Đó là những động thái mua, bán hỗn độn của các nhà đầu tư . Thống kê các hành vi hỗn độn của Thị trường chứng khoán: Nhiều giả định cho rằng thị trường là ngẫu nhiên. Giả định này không thể bác bỏ được qua các nghiên cứu lịch sử sự hỗn độn giá cả, và cũng có thể được chứng minh bằng cách khảo sát các số liệu thống kê của biến động giá. Hình 2 cho thấy sự phân bố vốn tiêu biểu: sự phân bố của DJIA trong 500 ngày (2009-2011). Trong cái nhìn đầu tiên, phân phối này hình như "đường cong hình chuông Gausian" thông thường trong thống kê. Trên thực tế, sự phân bố này không phù hợp chính xác với đường cong này. Trong một khoảng thời gian ngắn, các đỉnh của đường cong gần bằng không là cao hơn nhiều so với dự báo của các số liệu thống kê bình thường và có thể được xấp xỉ bằng phân bố Boltzmann. Trong một khoảng thời gian dài, đỉnh cao của thực tế phân phối bị lệch sang một bên. Phía bên trái của đường cong xuống dưới sự phân bố bình thường, trong khi phía bên phải là chủ yếu ở trên nó. Sự khác biệt thứ ba là những cái đuôi ở hai đầu cực trái và bên phải của đường cong vượt quá đường cong phân bố bình thường của một biên độ rộng. Những đuôi rộng là kết quả của sự vỡ hỗn loạn trong thị trường. Hình 2. Phân phối lợi nhuận tiêu biểu: phân phối lợi nhuận 500 ngày chỉ số DJIA Mỹ ngày (2009-2011) [4]. 1023
  4. Hỗn độn của thị trường hiển thị qua đường cong phân phối giá trong hình 2. Đường cong phân phối này không phù hợp chính xác với đường cong hình chuông của phân bố Gausian thông thường. Thay vào đó, sự hỗn độn này cần thiết sử dụng thống kê Paretian. Thống kê Gaussian cho rằng một đường cong giá phải là mịn và không có khoảng trống. Nhà đầu tư biết rằng những khoảng trống tồn tại trong biến động giá của thị trường. Các nhà khoa học công nhận thực tế này và cho thấy rằng tất cả các hệ thống hỗn độn có những khoảng trống và rằng họ cần phải được mô tả bằng cách sử dụng số liệu thống kê Paretian. Mặt khác có thể coi thị trường chứng khoán là một hệ phức hợp yếu, tức là tuy có tính hỗn độn nhưng ta vẫn còn có thể suy đoán được một số tính chất của nó. Sử dụng tính thống nhất của tự nhiên là nếu cho trước một hiện tượng ở lĩnh vực này, ta luôn có thể tìm được một hiện tượng tương đồng nó đã biết ở nơi khác để nghiên cứu nó. Nếu tìm sự tương đồng với một hiện tượng trong vật lý thì đó sẽ là phương pháp mô hình vật lý. Cụ thể đối với thị trường chứng khoán ta có thể sử dung mô hình chuyển pha trong nhiệt động học. Ví dụ chuyển pha của nước: khi nhiệt độ môi trường thay đổi thì nước sẽ có sự chuyển giữa các pha rắn, lỏng, và hơi. Ở gần nhiệt độ chuyển pha ta luôn có thăng giáng nhiệt động rất lớn. Thị trường chứng khoán gần thời điểm sụp đổ cũng có sự thăng giáng rất lớn của giá trị cổ phiếu và dòng chuyển nhượng. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán với sự thay đổi đột ngột tâm lý của đám đông là tương đồng hiện tượng chuyển pha trong vật lý [3-4]. Giả thuyết về mối quan hệ giữa tâm lý đám đông với tác động của Mặt trăng lên nước trong cơ thể (thể hiện tương đồng qua thủy triều ở biển) sẽ được bàn luận trong phần sau. 4. Thủy triều và kinh doanh. các giả thuyết tương quan giữa thị trường chứng khoán và mặt trăng Theo quan niệm (phương đông) cổ đại thì Mặt trăng có ảnh hưởng lớn đến hành thủy (nước). Mặt trăng có một tác động to lớn đến nước trên bề mặt Trái đất qua thủy triều, ngoài ra nó còn có thể tác động tâm lý đến con người vì cơ thể người có thành phần cấu tạo chủ yếu là nước. Theo khoa học (phương tây) hiện đại thì khi vị trí Mặt trăng nằm giữa Trái đất và Mặt trời, nó tạo ra các bẫy ion làm giảm điện áp trên tầng điện ly làm con người cảm thấy ủ rũ và buồn. Tại vị trí Mặt trăng tròn, Trái đất nằm giữa Mặt trăng và Mặt trời, Mặt trăng phản xạ ánh sáng đã đi đến Trái đất trở lại tầng điện ly, làm tăng điện áp trên tầng điện ly. Con người cảm thấy vui, ham chơi và hạnh phúc. Khả năng thành công của thương mại cũng tăng theo cảm nhận tích cực của con người. Trục xoay của Trái đất di chuyển các sàn giao dịch chứng khoán và hàng hóa qua Mặt trăng mỗi ngày. Nó di chuyển chúng dưới ánh trăng, đi qua Mặt trăng, để Mặt trăng mọc và tạo ra các vị trí khác nhau của Mặt Trăng. Bốn vị trí có thể được tìm thấy trong các hành động giá cả trong ngày của cổ phiếu và hàng hóa. Mỗi cổ phiếu hay hàng hóa có độ nhạy khác nhau đối với các thủy triều và dòng điện sinh hoc. Cũng giống như hình dạng của một vịnh xác định phản ứng của vịnh để thủy triều có độ cao trung bình, bản chất của thị trường xác định phản ứng của thị trường liên hệ với thủy triều gây bởi Mặt trăng trong điện trường của Trái đất. Ta hãy lấy ví dụ ngày sụp đổ thị trường tài chính thế giới năm 1998 [1, 2]. Hình 3 cho thấy chỉ số S&P 500 ngày 31/8/1998, khi DOW giảm 512 điểm. Thị trường chứng khoán ban đầu không giống theo số đo của thủy triều sớm trong ngày. Nhưng bắt đầu sau 1024
  5. đó sau một giờ, chúng bắt đầu phù hợp tại điểm A, sau đó phù hợp tại cực tiểu B, rồi tiếp tục phù hợp tại cực đại C. Tiếp theo, chúng cùng giảm mạnh vào cuối phiên, "hỗn độn" tại D nơi chỉ số thị trường và số đo thủy triều cùng "giảm thẳng đứng". Ví dụ này đã cung cấp một bằng chứng đầu tiên về sự phù hợp giữa thị trường chứng khoán và các số đo thủy triều. Thủy triều gây bởi Mặt trăng có thể cung cấp cho các nhà kinh doanh một công cụ có khả năng dự đoán xu thế của thị trường. Hình 3. So sánh chỉ số S & P 500 Mỹ và mực nước thủy triều Mặt trăng vào ngày 31/8/1998, một ngày khi DOW Mỹ giảm 512 điểm[2]. Hình 4 cho ví dụ về sự tương ứng củathị trường chứng khoán với vị trí của Mặt trăng. Thị trường chứng khoán đạt đỉnh điểm ngay sau khi Trăng mới, sụt giảm mạnh khi Trăng tròn, và trì trệ vào vào các ngày Nhật thực, Trăng mới. Hình 4. Ví dụ về sự tương ứng của một thị trường Mỹ so với vị trí của Mặt trăng [2]. 5. So sánh số đo mức thủy triều tại hòn dáu – đồ sơn hải phòng Trong phần này, dựa trên các số liệu thủy triều của Hòn Dáu trong vịnh Hạ Long (nơi mà Newton đã lấy thông tin cho việc thiết lập các luật vạn vật hấp dẫn trong cuốn sách nổi tiếng của ông "Principe") chúng tôi kiểm tra giả thuyết về mối tương quan giũa thị trường chứng khoán và thủy triều qua khảosát khủng hoảng thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 6 năm 2008. Chúng tôi đã tìm thấy một số kết nối giữa hai hiện tượng tự nhiên và xã hội này. 1025
  6. Theo phân loại ta có 2 loại thủy triều: Thủy triều thường (hoặc bán nhật triều) với hai chu kỳ triều hai nước cao và hai nước thấp mỗi ngày, và nhật triều (một chu kỳ triều mỗi ngày). Đặc điểm của thủy triều ở Hòn Dáu là nhật triều (xem hình 5). Hình 5. Thủy triều ở Hòn Dáu của Việt nam điển hình là Nhật triều Những ngày bình thường mực nước thủy triều có dạng hình sin khá đều. Mỗi ngày có một lần nước lớn và một lần nước ròng (nước kém). Hình 6. Sụp đổ của thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 13/6/ 2008 [5]. Các số đo mức thủy triều Hòn Dáu trong các ngày 12,13, và 14 tháng 06 năm 2008 được diễn tả trên Hình 7. Chúng ta có thể thấy một số điểm bất thường, thay vì dạng đồ thị hình sin bình thường ta thấy ngày 13 /6 có số đo rất bất thường gần giống đường nằm ngang với biên độ nhỏ (nước ròng). Ở đây đã cho thấy một kết nối có thể có giữa hai hiện tượng: Tính chất bất thường của thủy triều ngày hôm đó phải chăng cũng góp phần làm nên một cuộc khủng hoảng TTCK vào ngày 13/6/2008 [5] giống như đề xuất trong [2]. Đây sẽ là một chủ đề cần nghiên cứu thêm. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Việt Nam đã xảy ra vào ngày 13 Tháng 6 2008 (xem số liệu 5). 1026
  7. Hình 7: Dữ liệu thủy triều ở Hòn Dáu Việt nam ngày 12,13,14 tháng 6 năm 2008 (trong đó ngày 13/6/2008 sụp đổ TTCK Việt nam [5]) Cần lưu ý là thị trường chứng khoán là một hoạt động kinh tế của con người và trong khoa học được xem như là một hệ phức hợp [3-4]. Sự trồi sụt của thị trường chứng khoán phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: các quy luật của kinh tế, thị trường, các biến động chính trị - xã hội, các chính sach kinh tế, các thảm họa, chiến tranh và phụ thuộc vào cả tâm lý của con người. Tâm lý của mỗi con người lại rất phụ thuộc vào tâm lý của đám đông. Khi cả đám đông có cùng một xu hướng tâm lý (hiệu ứng tập thể trong hệ phức hợp) thì rất có thể nó liên quan đến một hiện tượng tự nhiên bất thường nào đó và dị thường của thủy triều là sự thể hiện thay đổi dị thường tác động của Mặt trăng đến nước trên Trái đất và cả nước trong cơ thể người là một ứng viên. Mối liên quan giữa các tai họa thông qua quan hệ giữa Mặt trăng và con người (thể hiện qua thủy triều) cũng đã được nói đến trong nhiều nghi chép lịch sử và truyền thuyết của loài người về những sự kiện xảy ra trong thời điểm siêu trăng (Mặt trăng máu) khi Mặt trang gần Trái đất nhất nhự: chiến tranh, thảm họa chìm tàu Titanic, ngày tận thế, người hóa sói nhưng không phải hễ có dị thường là có tai họa vì nó chỉ là một trong những tác nhân. Sự phát hiện ngày thị trường chứng khoán Việt nam sụp đổ ngày 13/6/2008, cùng ngày có dị thường của thủy triều (nước ròng) phù hợp với giả thuyết và quan điểm của một tác giả Mỹ [1-2] là khi thủy triều xuống hoặc yếu thì tâm lý con người kém lạc quan hơn. Tư tưởng bi quan của đám đông đã có thể là “giọt nước tràn ly” gây ra sự sup đổ của thị trường chứng khoán Việt nam ngày hôm đó. Ngược lại, thần kinh quá phấn khích dẫn đến tâm lý bất cẩn của con người trong những ngày Mặt trăng gần Trái đất và tác động mạnh đên Trái đất như những ngày siêu trăng (có thủy triều lớn dị thường) cũng có thể gây tai họa như quyết định chiến tranh, chìm tàu, tai nạn giao thông Như vậy hiện nay chúng ta có thể mới tạm kết luận là sự dị thường của thủy triều gây ra tâm lý không bình thường của con người, nhưng những tương quan rõ nét hơn (như thuận hay nghịch, đồng hay lệch pha ) đối với một đối tượng cụ thể (ví dụ như thị trường chứng khoán) thì cần có thêm sự kiện để làm giàu số liệu thống kê thì mới có thể đoán nhận được. 1027
  8. Kết luận Cơ thể con người có thể giống như một ăng-ten lưỡng cực điện bị ảnh hưởng bởi các điều kiện của môi trường xung quanh đặc biệt là điện trường Trái đất. Mặt trăng là một đóng góp lớn cho các triều trong điện trường của Trái đất và ảnh hưởng đến tâm lý con người. Tại thời điểm Trăng mới, Mặt trăng nằm giữa Trái đất và Mặt trời, nó bẫy ion, giảm điện áp trên tầng điện ly, làm con người cảm thấy ủ rũ và mệt mỏi. Tại thời điểm trăng tròn, mặt trăng phản xạ ánh sáng trở lại tầng điện ly, tăng điện áp tầng điện ly. Con người cảm thấy phấn khởi vui vẻ, hạnh phúc. Vì thành công của hoạt động con người nói chung và thương mại nói riêng phụ thuộc vào trạng thái tâm lý của con người nên có thể có mối quan hệ giữa thành côngvà cảm nhận của con người với tự nhiên như tương quan của thị trường chứng khoán với thủy triều. Mỗi cổ phiếu hay hàng hóa có độ nhạy khác nhau với các triều điện khác nhau. Cũng giống như thủy triều trung bìnhxác định bởi phản ứng của thủy triều với hình dạng cụ thể của bờ một vùng vịnh, tính chất của thị trường chứng khoán xác định bởi phản ứng của thị trường với thủy triều cụ thể (thông qua phản ứng tâm lý của con người vớisự thay đổi điện trường cụ thể của trái đất gây bởi Mặt trăng). Chính vì sự phụ thuộc “cụ thể” này mà mối liên hệ giữa chúng là “muôn hình vạn trạng” và không rõ nét. Phân tích cơ sở dữ liệu thủy triều của khu vực Hòn Dáu về sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Việt Nam vào ngày 13 tháng 06 năm 2008 đã tìm thấy một số kết nối giữa hai hiện tượng xã hội và tự nhiên này. Phân tích dữ liệu Hon Dáu ngày 13 tháng 6 năm 2008 là một bằng chứng mới cho giả thuyết về mối liên quan giữa thị trường chứng khoán và thủy triều đã được đề xuất trong [1-2]. Đây sẽ là một chủ đề hay, rất cần tìm thêm các sự kiện làm giàu số liệu thống kê để đoán nhận các tương quan và quy luật, đáng để quan tâm nghiên cứu thêm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] A. L. Larson, Your electric life, Science for new age, MicroMedia Publisher, Northglenn, CO, USA, 1997. ISBN 0-9664860-0-5. [2] A. L. Larson, Basics of Market Astrophysics, 2014 Announcing Essential of Personal and Market Astrophysics, Course Sep., 22-24, 2014, [3] V. M. Yakovenko, J. B. Rosser, Rev. Mod. Phys., 81, 1703 (2009). [4] C. T. Anh, D. H. Lien, N. A. Viet, Comm. Phys., 23, 179 (2013). [5] %20Thi%20truong%20CK%20VN%20Duoi%20tac%20dong%20cua%20KTVM.pdf 1028