Giải pháp hạn chế rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam – chi nhánh tỉnh Long An

pdf 7 trang Gia Huy 1820
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp hạn chế rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam – chi nhánh tỉnh Long An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiai_phap_han_che_rui_ro_tai_ngan_hang_chinh_sach_xa_hoi_vie.pdf

Nội dung text: Giải pháp hạn chế rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam – chi nhánh tỉnh Long An

  1. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH LONG AN Phạm Hoàng Long Học viên Cao học Trường ĐH KTCN Long An TÓM TẮT Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Chính sách Xã hội Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An nhằm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giải quyết vấn đề trong hạn chế rủi ro khi cho vay người nghèo. Sử dụng phương pháp phân tích, mô tả, thống kê số liệu và vận dụng các lý luận sẵn có từ sách, giáo trình, các đề tài, báo cáo khoa học đã được công nhận để đưa ra hướng giải quyết cho đề tài. Từ khóa: Rủi ro tín dụng, Ngân hàng Chính sách Xã hội, cho vay người nghèo. SUMMARY Based on theoretical and practical research, a number of solutions to limit credit risks at the Vietnamese Social Policy Bank - Long An Province Branch have been proposed in order to research and propose a number of solutions to solve the problem in limiting risks when it lends money to the poor. Use methods of analysis, description, statistical data, and apply the existing theories from books, textbooks, subjects, and scientific reports to provide solutions to the topic. Key words: Credit risk, the Vietnamese Social Policy Bank, lending to the poor. 1. Đặt vấn đề Đối với bất kỳ quốc gia nào muốn đạt được những chỉ tiêu về phát triển kinh tế đều phải hướng về hoạt động xã hội, đó là dành vốn ưu tiên cho người nghèo, tạo lập và trích một phần vốn huy động được chuyển sang cho người nghèo vay với lãi suất thấp. Ngoài ra, Chính phủ mỗi quốc gia thành lập một cơ chế riêng chuyên cho vay hộ nghèo và hoạt động tín dụng hướng đến bảo tồn nguồn vốn, không phải đóng thuế và miễn các loại phí, không phải tham gia ký quỹ hoặc dự trữ bắt buộc nhằm mục đích cuối cùng gia tăng nguồn vốn, tạo vốn với chi phí thấp nhất đến với người nghèo. Vì người nghèo không có tài sản thế chấp nhưng để được vay vốn họ có những tiêu chuẩn và ràng buộc chung đó là người vay phải hội đủ tiêu chuẩn nghèo theo quy định của mỗi quốc gia; khi vay vốn phải thành lập tổ, nhóm theo tinh thần tự nguyện và nhóm đứng ra bảo lãnh tín chấp và thật sự tin tưởng và giám sát lẫn nhau, có những quy định riêng khi một người trả nợ thì người khác mới được vay nên vai trò giám sát của nó rất cao. Với một mục tiêu xác định người vay là người nghèo nên vai trò của Ngân hàng Chính sách Xã hội nói chung có hướng phát triển riêng biệt nhằm thực hiện theo những mục tiêu xã hội do Chính phủ các nước đó đề ra. 2. Tình hình tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Long An Có thể nói mô hình tổ chức và phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội với việc ủy thác một số khâu trong quy trình cho vay qua các tổ chức chính trị xã hội, cùng với tổ tiết kiệm và vay vốn do cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập, có sự tham gia giám sát của Chính quyền cơ sở, chịu sự chỉ đạo và kiểm tra, giám sát của Ban đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp. Đối tượng cho vay được quy định theo từng chương trình khác nhau. Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Chính sách Xã hội cấp trên, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Long An tiếp tục thực hiện ủy thác từng phần cho các tổ chức chính trị xã hội để phục vụ tín dụng cho các đối tượng như hộ nghèo, học sinh, sinh viên, hộ sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động. 37
  2. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 Bảng 1: Tình hình dư nợ của Ngân hàng Chính sách Xã hội Long An giai đoạn 2012 – 2016 phân theo chương trình tín dụng Đơn vị: triệu đồng Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Chênh Tốc độ lệch tăng Tỷ 2016/201 BQ/nă Chương Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ lệ 2 (±) m (%) trình (Trđ) (%) (Trđ) (%) (Trđ) (Trđ) (%) (Trđ) (%) (%) 1. Cho vay hộ 466.435 23,7 475.936 23,0 466.392 21,7 707.672 29,9 739.695 28,8 273.260 9,66 nghèo 2. Cho vay HSSV có 628.478 31,9 569.636 27,6 561.898 26,2 420.734 17,7 584.170 22,8 -44.308 -1,45 hoàn cảnh khó khăn 3. Cho vay giải 79.086 4,0 77.340 3,7 79.589 3,7 90.273 3,8 96.729 3,8 17.643 4,11 quyết việc làm 4. Cho vay 305.622 15,5 157.654 7,6 173.504 8,1 135.409 5,7 176.389 6,9 -129.233 -10,41 NS&VS MT 5. Các chương 1.016.2 trình TD 490.785 24,9 784.376 38,0 865.692 40,3 42,9 970.603 37,8 479.818 14,61 69 chính sách khác Tổng dư 1.970.406 2.064.942 2.147.075 2.370.357 2.567.586 597.180 5,44 nợ Mức tăng trưởng dư nợ so 11,92 4,80 3,98 10,40 8,32 với năm trước (%) Nguồn: Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Long An Trong cơ cấu dư nợ của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Long An thì dư nợ đối với hộ nghèo và học sinh, sinh viên vẫn chiếm tỷ trọng lớn so với tổng dư nợ của ngân hàng trong các năm. Năm 2016 dư nợ đối với hộ nghèo chiếm 28,8% và đối với học sinh, sinh viên chiếm 22,8%. Đây cũng là hai đối tượng chính trong các chương trình tín dụng chính sách của Đảng và Nhà nước, khi mà các chương trình chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được đến trường ngày càng được chú trọng và đẩy mạnh. Dư nợ phân theo thời gian vay có sự chênh lệch đáng kể giữa các loại, trong đó đa số các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Long An là vay trung và dài hạn trên 97%, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012 - 2016 trên 5,44%. Loại vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất thấp giai đoạn 2012 - 2016. 3. Đánh giá chung về công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Long An Qua gần 15 năm thành lập và hoạt động, đặc biệt trong giai đoạn 5 năm trở lại đây (2012 - 2016), hoạt động tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh tỉnh Long An đã có rất nhiều cố gắng bám sát chủ trương, mục tiêu phát triển kinh tế, các chương trình 38
  3. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, giải quyết việc làm của Đảng, Nhà nước; đã tham mưu tốt trong việc xây dựng cơ chế chính sách, ban hành các văn bản chỉ đạo nghiệp vụ sát với thực tiễn cơ sở, nhằm thực hiện cho vay đúng đối tượng, tiền đến tay người nghèo, đạt được hiệu quả trong công tác đầu tư. Nhiều mô hình chuyển đổi vật nuôi cây trồng, làm ăn hiệu quả đang được tiếp tục triển khai nhân rộng tại các địa phương, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, tăng thêm thu nhập cải thiện đời sống cho hộ nghèo nông thôn như: trồng thanh long chong đèn trái vụ ở các xã thuộc huyện Châu Thành; nuôi tôm ở xã Tân Đông, Tân Lập và trồng rau ở xã Thuận Tây 2, Thuận Thành huyện Cần Giuộc; trồng khoai từ xã Bình Hòa Bắc, trồng hoa thiên lý xã Mỹ Thạnh Đông huyện Đức Huệ; chăn nuôi bò sinh sản, bò vỗ béo ở xã Hòa Khánh Nam huyện Đức Hòa; trồng khóm ở xã Tân Tây, xã Thuận Bình, trồng khoai mỡ ở xã Thạnh An, xã Thủy Đông huyện Thạnh Hóa; sản xuất gia công đồ mộc ở xã Bình Trinh Đông, thị trấn huyện Tân Trụ, Hạn chế rủi ro tín dụng là một nghiệp vụ đầy khó khăn và phức tạp vì hộ vay không phải thế chấp tài sản nhưng lại phải thực hiện theo những quy chế riêng chặt chẽ. Việc cho vay không chỉ đơn thuần là điều tra xem xét mà đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, có sự bình nghị xét duyệt công khai từ tổ tiết kiệm vay vốn. Như vậy, công tác cho vay muốn thực hiện được tốt thì ngay từ đầu phải thành lập được các tổ tại cơ sở, đặc biệt là việc chọn, bầu tổ trưởng phải là người có năng lực, có trách nhiệm, tâm huyết với người nghèo và có uy tín với nhân dân, đồng thời phải tạo được tinh thần trách nhiệm, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong tổ nhóm. Tóm lại, thông qua những vấn đề nêu trên có thể khẳng định tín dụng chính sách đối với hộ nghèo là một trong những chủ trương, chính sách đúng đắn, hợp lòng dân, là giải pháp quan trọng trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Nhờ có sự chỉ đạo và quan tâm của Đảng, Chính phủ, của các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, từ tỉnh tới huyện, xã đã giúp cho việc hạn chế rủi ro tín dụng được kết quả thể hiện trên các mặt sau: Thứ nhất, qua 5 năm hoạt động Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Long An đã triển khai, tổ chức thực hiện khối lượng công việc cực kỳ to lớn và khó khăn, hoàn thành thắng lợi mục tiêu của tỉnh về chương trình tín dụng hỗ trợ người nghèo, góp phần đáng kể vào thực hiện chương trình mục tiêu của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Long An đã nhận thấy được tầm quan trọng của công tác hạn chế rủi ro tín dụng vì thế đã thực hiện giao chỉ tiêu thu nợ cụ thể cho từng cán bộ tín dụng làm căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ từng đợt thi đua ngắn ngày và cả năm. Thực hiện yêu cầu cán bộ tín dụng tích cực làm việc với các đơn vị, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Ngân hàng đã chủ động tích cực phối hợp các tổ chức chính trị xã hội ủy thác trong việc đôn đốc thu nợ quá hạn. Thứ hai, Ngân hàng Chính sách Xã hội mở rộng mạng lưới hoạt động đến các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh bằng hình thức mở các điểm giao dịch cố định hàng tháng. Bằng hình thức này hằng tháng Ngân hàng Chính sách Xã hội cấp huyện thành lập các tổ giao dịch lưu động để thực hiện các công việc như: giải ngân, thu nợ, thu lãi, huy động tiết kiệm, tại các điểm giao dịch xã nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn trong việc giao dịch với ngân hàng, giảm bớt đoạn đường đi, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng. Hiện tại mạng lưới giao dịch của ngân hàng trên toàn tỉnh Long An, ngoài trụ sở chi nhánh ở Thành phố Tân An và 14 phòng giao dịch ở các huyện, thị xã còn có 192 điểm giao dịch cố định hàng tháng đặt tại 192 xã, phường, thị trấn. 39
  4. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 Đến 31/12/2016 toàn tỉnh Long An có 3.281 tổ tiết kiệm và vay vốn với trên 129 ngàn hộ vay vốn. Thông qua hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn đã góp phần cùng ngân hàng đưa vốn vay trực tiếp đến tay người nghèo đúng đối tượng, thu nợ thu lãi đúng thời hạn, giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh và đời sống, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ngân hàng. Mô hình tổ tiết kiệm và vay vốn có vị trí rất quan trọng, được xem như cánh tay kéo dài của Ngân hàng Chính sách Xã hội trong việc chuyển tải vốn trực tiếp đến tay hộ nghèo. Qua các năm Ngân hàng Chính sách Xã hội quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo tổ tiết kiệm và vay vốn, kết quả đào tạo đã được đánh giá cao, tạo nhận thức sâu rộng về chính sách tín dụng người nghèo đối với các hộ dân, tăng thêm sự hiểu biết giữa ngân hàng với hộ nghèo, nâng cao trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, phát hiện những vướng mắc trong chính sách và cơ chế điều hành, hạn chế tiêu cực có thể xảy ra. Thứ ba, tập trung đầu tư cho các hộ nghèo vùng sâu vùng xa, các xã khó khăn tạo điều kiện để những người dân nghèo được thụ hưởng chính sách ưu đãi, có điều kiện phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống vươn lên hoà nhập cộng đồng, góp phần thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc của Đảng. Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Long An đã thực hiện quy trình cho vay cấp tín dụng theo đúng quy định của Ngân hàng Chính sách Xã hội, nhờ đó đã tạo được môi trường cho vay ổn định, hạn chế được một số rủi ro tín dụng trong tầm kiểm soát. Qua các lần kiểm tra nội bộ và kiểm soát thì Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Long An đều không có sai phạm trong quá trình cho vay, thực hiện đúng theo chính sách cho vay của Chính phủ. Bên cạnh việc đôn đốc thu nợ quá hạn đối với các khách hàng trên địa bàn, hằng năm ngân hàng còn thực hiện thống kê khách hàng vay vốn đang nợ quá hạn, phân tích nguyên nhân của việc nợ quá hạn để tìm phương án xử lý. Thứ tư, thực hiện việc đổi mới cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo có điều kiện thụ hưởng lợi ích, để phát triển và mở rộng hoạt động của ngân hàng. Là một ngân hàng mới thành lập và đi vào hoạt động thời gian chưa lâu, nhưng ngay thời gian đầu hội đồng quản trị và ban điều hành tác nghiệp đã có nhiều cố gắng trong xây dựng chính sách và cơ chế nghiệp vụ sao cho phù hợp với thực tiễn. Phương châm là dành sự thuận lợi nhất cho người nghèo để họ có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, mặt khác lại phải đảm bảo quản lý chặt chẽ nguồn vốn tránh thất thoát và bảo đảm bù đắp các chi phí hoạt động không được lỗ theo yêu cầu của Chính phủ. Hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Long An đã thực hiện được yêu cầu này, nguồn vốn, dư nợ tăng nhanh đáp ứng được nhu cầu vốn của các hộ nghèo, các vùng miền trong cả nước, về tài chính ngoài việc cấp bù cho việc huy động vốn với lãi suất thị trường để cho vay ưu đãi theo quyết định của Chính phủ và bù đắp số nợ của người vay bị rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, bão lụt theo quy định, các khoản chi phí hoạt động khác Ngân hàng Chính sách Xã hội đã thực hiện tự bù đắp được theo yêu cầu của Chính phủ không bị lỗ. Hàng năm, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Long An đều tổ chức tập huấn nghiệp vụ tín dụng cho cán bộ nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ mỗi cá nhân góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng. Sở dĩ đạt được những kết quả trên do Ngân hàng Chính sách Xã hội đã không ngừng thực hiện việc đổi mới chính sách, cơ chế nghiệp vụ cho phù hợp thực tế phát triển của từng thời kỳ. 4. Định hướng và giải pháp thực hiện tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Long An 4.1 Mục tiêu chung Căn cứ vào chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách Xã hội giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 10/7/2012; căn cứ 40
  5. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 vào tình hình thực tế của địa phương, đơn vị, chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Long An đề ra định hướng hoạt động tới năm 2020 với các nhiệm vụ trọng tâm như sau: Mục tiêu tổng quát: phát triển chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước gắn liền với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách, 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do Ngân hàng Chính sách Xã hội cung cấp. Dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 10%. Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 1 - 1,5%/năm, đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn 1%. Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,5% trên tổng dư nợ; Thực hiện tốt chủ trương đơn giản hóa thủ tục và tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ theo quy định của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam. 4.2 Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Long An Trên cơ sở định hướng cho phát triển tín dụng ưu đãi và sử dụng vốn ưu đãi trong xoá đói giảm nghèo. Các định hướng này cần phải được quán triệt đầy đủ, linh hoạt vào điều kiện cụ thể từng địa phương. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh Long An cũng như mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước. Căn cứ vào kết quả phân tích ảnh hưởng nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến giảm tỷ lệ nghèo tỉnh Long An như đã trình bày, để công tác giảm nghèo một cách bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới, cần thực hiện một số giải pháp như sau: Một là, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể, chính quyền cơ sở là giải pháp phát huy hiệu quả nguồn vốn. Hai là, phối hợp các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng theo các giải pháp. Ba là, cải tiến hồ sơ thủ tục cho vay vốn. Bốn là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Long An. Năm là, tăng cường công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ. 4.3 Kiến nghị 4.3.1 Đối với Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam: Kịp thời tuyển dụng và bổ sung cán bộ nghiệp vụ cho chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Long An đủ số lượng theo biên chế được giao. Nên tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn nghiệp vụ cho các bộ lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ tại các chi nhánh và các phòng giao dịch cấp huyện. Quan tâm xây dựng chính sách, chương trình đào tạo nghiệp vụ đối với nhân viên mới, cập nhật kiến thức thường xuyên với nhân viên cũ, có chính sách đãi ngộ và khen thưởng hợp lý. Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ. 4.3.2 Kiến nghị với cấp ủy, Uỷ ban nhân dân các cấp: Căn cứ vào Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Phải quán triệt tinh thần cho lãnh đạo, cán bộ viên chức, các cấp các ngành và toàn xã hội, xem tín dụng chính sách xã hội là giải pháp để thực hiện mục tiêu giảm nghèo một cách cơ bản và bền vững. 41
  6. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 Các cấp ủy đảng, chính quyền cần phải xác định nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một nhiệm vụ quan trọng phải đưa vào các chương trình, chỉ tiêu thi đua và kế hoạch hoạt động thường xuyên của các cấp ủy, địa phương, đơn vị. Chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo và củng cố, nâng cao vai trò của Ban giảm nghèo và các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác, thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận tốt nhất nguồn vốn tín dụng chính sách. Nhà nước luôn có một chính sách tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển, có như vậy mới tạo cơ sở cho vốn tín dụng bền vững. 4.3.3 Đối với các tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác: Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị xã hội các cấp đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác; nâng cao hiệu quả giám sát của của các cấp các ngành và nhân dân đối với công tác này nhằm đảm bảo công khai, dân chủ và thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách Xã hội và chính quyền địa phương trong việc thực hiện các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội. 5. Kết luận: Xét trên cả phương diện lý luận và thực tiển, công tác hạn chế rủi ro tín dụng đóng vai trò quan trọng; hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Long An là việc làm cấp bách, cần thiết. Việc nghiên cứu các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội là việc làm có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở phạm vi nghiên cứu thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội, nội dung nghiên cứu đã tập trung và hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra là: Thứ nhất, về thực trạng tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Long An giai đoạn 2012 - 2016. Thứ hai, về công tác hạn chế rủi ro tín dụng, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Long An đã thực hiện quy trình cho vay cấp tín dụng theo đúng quy định của Ngân hàng Chính sách Xã hội. Thứ ba, từ phân tích thực trạng đề tài đã đề ra được những giải pháp, những kiến nghị có tính khả thi nhằm không ngừng hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội. Thứ tư, khái quát và đánh giá các chính sách tín dụng của một số Ngân hàng nước ngoài để từ đó rút ra kinh nghiệm có thể vận dụng vào thực tiễn Việt Nam. Với những hiểu biết của bản thân và thời gian nghiên cứu có hạn, chắc chắn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, những nội dung thể hiện trong bài viết chắc chắn còn phải bổ sung nên tác giả rất mong muốn nhận được nhiều sự đóng góp quý báu của ban lãnh đạo chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Long An, các thầy cô giáo để tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình. Tài liệu tham khảo [1]. Dương Quyết Thắng (2015), Tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã hội với mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 160. [2]. Dương Quyết Thắng (2015), Hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam hướng tới phát triển bền vững, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành. 42
  7. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 [3]. Ngân hàng Thế giới (2012), Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam “Khởi đầu tốt, nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức mới”. [4]. Nguyễn Thị Hoa (2009), Hoàn thiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam đến 2015, Luận án Tiến sỹ. [5]. Nguyễn Hồ (2017), Hiệu quả tín dụng hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Đồng Tháp, Luận văn Thạc sỹ. [6]. Ngân hàng Chính sách xã hội (2012), Đánh giá ảnh hưởng của chương trình cho vay hộ nghèo đến sản xuất và đời sống của người dân nông thôn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành. [7]. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg, Về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. [8]. Trần Lan Phương (2016), Hoàn thiện công tác quản lý tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội, Luận án Tiến sỹ. [9]. Trịnh Hồ Hạ Nghi, Huỳnh Thị Ngọc Tuyết, Bill Tod (2003), Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày nhận: 02/01/2018 Ngày duyệt đăng: 07/07/2020 43