Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho SacomBank – chi nhánh Long An thông qua mô hình thẻ điểm cân bằng

pdf 10 trang Gia Huy 23/05/2022 1750
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho SacomBank – chi nhánh Long An thông qua mô hình thẻ điểm cân bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_cho_sacomba.pdf

Nội dung text: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho SacomBank – chi nhánh Long An thông qua mô hình thẻ điểm cân bằng

  1. XUÂN KỶ HỢI GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO SACOMBANK – CHI NHÁNH LONG AN THÔNG QUA MÔ HÌNH THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG  TRẦN MINH TÂM (*) TÓM TẮT Việc áp dụng mô hình thẻ điểm cân bằng (Balancescore card) để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại là một trong những giải pháp mới, cần được tiến hành nghiên cứu thêm. Trong bài viết này, tác giả vận dụng cơ sở lý thuyết về mô hình thẻ điểm cân bằng để tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng, nêu ra những thành tựu, hạn chế trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại mà cụ thể là tại Sacombank chi nhánh Long An. Từ khóa: Hiệu quả hoạt động kinh doanh, thẻ điểm cân bằng, ngân hàng thương mại, SUMMARY The use of the balancescore card model to improve business activity performance of commercial banks is one of the new solutions that needs further study. In this article, the author has applied the base of the theory about the balancescore card model to do research to assess the actual situation and mentioned the achievements and the restriction in the business activity of commercial banks, concretely the Sacombank Long An branch. Key words: Business activity performance, balancescore card, commercial banks 1. Đặt vấn đề Hiện nay, cũng như các Ngân hàng thương mại (NHTM) khác, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Sacombank chi nhánh Long An trong những năm qua có sự chuyển biến tích cực, không chỉ đảm bảo được đời sống của người lao động mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Long An đi lên. Tuy nhiên, để duy trì kết quả hoạt động kinh doanh tốt không phải là điều dễ dàng, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi mà các ngân hàng đang tăng cường sức cạnh tranh với nhau về thị phần cũng như về cung sách phục vụ. Việc tăng trưởng kết quả kinh doanh cũng phải gắn liền với việc đảm bảo các hệ số an toàn trong hoạt động. Nên việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank chi nhánh Long An là điều cần thiết. 2. Thực trạng 2.1 Kết quả kinh doanh của Sacombank – Chi nhánh Long An Đơn vị tính: Tỷ đồng THỰC HIỆN TT KHOẢN MỤC 2015 2016 2017 Số dư Số dư Tỷ lệ tăng Số dư Tỷ lệ tăng 1 Huy động quy VNĐ 2.881,458 3.667,995 27,3% 4.262,940 16,2% 2 Cho vay quy VNĐ 1.299,547 1.607,440 23,7% 2.061,568 28,3% 3 Nợ quá hạn 14,960 24,764 65,5% 19,785 -20,1% 4 Tổng thu nhập 127,796 143,056 11,9% 166,694 16,5% 5 Tổng chi phí hoạt động 44,996 52,321 16,3% 59,283 13,3% (*) Học viên Cao họcTrường ĐH KTCN Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 64
  2. XUÂN KỶ HỢI 6 Lợi nhuận trước DPRR 82,800 90,735 9,6% 107,411 18,4% 7 Chi phí DPRR 9,167 10,639 16,1% 12,198 14,7% 8 Lợi nhuận trước thuế 73,633 80,096 8,8% 95,213 18,8% Nguồn: Báo cáo của Sacombank chi nhánh Long An Về huy động và cho vay, nhìn chung năm 2016 Sacombank – chi nhánh Long An có sự tăng trưởng khá tốt. Tuy nhiên trong khi tốc độ tăng trưởng huy động của chi nhánh có phần giảm thấp trong năm 2017 so với năm 2016 thì tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh lại ở mức khá cao. Điều này phản ánh đúng tiềm lực về thị phần huy động và cho vay của chi nhánh tại địa bàn. Tiềm năng của thị trường còn nhiều, đặc biệt là thị trường tín dụng khu vực nông thôn, muốn cải thiện quy mô và tốc độ tăng trưởng cả huy động lẫn cho vay thì đơn vị cần giải quyết tốt bài toán bố trí lại mạng lưới hoạt động cũng như duy trì và phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh của các điểm giao dịch hiện hữu. Về nợ quá hạn, năm 2016 nợ quá hạn nội bảng của chi nhánh tăng cao với tốc độ tăng lên đến 65,5% so với năm 2015 và ở mức 24,764 tỷ đồng. Năm 2017, nợ quá hạn được chi nhánh xử lý khá tốt nên đã kéo giảm được số dư về mức 19,785 tỷ đồng, giảm 20,1% so với năm 2016. Việc nợ quá hạn phát sinh sẽ trực tiếp làm giảm hiệu quả kinh doanh của chi nhánh do các khoản chi phí phát sinh như chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí cơ hội, chi phí xử lý nợ,. . . Nếu thu hồi được nợ quá hạn sẽ góp phần cải thiện đáng kể hiệu quả kinh doanh của đơn vị nhờ thu được lãi tồn đọng và hoàn nhập khoản chi phí đã trích lập dự phòng rủi ro cụ thể trước đó của khoản nợ được xử lý. Về kết quả tài chính, nếu tốc độ tăng của tổng thu nhập năm 2016 là 11,9% thấp hơn đốc độ tăng của tổng chi phí là 16,3% thì sang năm 2017, Chi nhánh có sự cải thiện đáng kể về kết quả kinh doanh khi mà tốc độ tăng của tổng thu nhập là 16,5%, cao hơn tốc độ tăng của tổng chi phí là 13,3%. Ngoài ra, năm 2017 Sacombank - chi nhánh Long An đã kéo giảm được nợ quá hạn, được hoàn nhập chi phí đã trích lập dự phòng rủi ro cụ thể trước đó, giúp chi nhánh tiết giảm được khoản chi phí trích lập dự phòng rủi ro phát sinh. Điều này đã giúp cho tốc độ tăng lợi nhuận trước thuế năm 2017 của chi nhánh đạt mức 18,8%, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng lợi nhuận trước thuế của năm 2016 là 8,8%. Xét về kết quả tài chính thì Sacombank – chi nhánh Long An có sự tăng trưởng khá tốt, đặc biệt là tốt độ tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2017 đã góp phần tăng thu nhập cũng như cải thiện chỉ tiêu lợi nhuận cho chi nhánh một cách đáng kể. Tuy nhiên, xét về hiệu quả tài chính, chúng ta cần có sự đánh giá khả năng sinh lời của các khoản mục tạo nên thu nhập đồng thời đánh giá các khoản mục chi phí phát sinh nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Kết quả phân tích sẽ là cơ sở để khuyến nghị các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Cũng như các NHTM khác, hoạt động kinh doanh chính của Sacombank nói chung và Sacombank - chi nhánh Long An nói riêng chủ yếu phụ thuộc vào các hoạt động truyền thống là kinh doanh vốn (huy động và cho vay) và hoạt động cung cấp dịch vụ, trong đó hoạt động kinh doanh vốn mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Sau đây chúng ta tiến hành phân tích các khoản mục chính đó để thấy được hiệu quả kinh doanh của đơn vị. 2.2 Cơ cấu huy động và cho vay của Sacombank - chi nhánh Long An theo quy mô và theo số lượng khách hàng đến 31/12/2017 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 65
  3. XUÂN KỶ HỢI Đơn vị tính: Tỷ đồng TT KHOẢN MỤC THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG KHÁCH HÀNG THEO QUY MÔ Mức 2 Mức 3 Mức 1 Mức 4 (Từ 0,5 tỷ (Từ 1 tỷ đồng I HUY ĐỘNG (Dưới 0,5 tỷ (Trên 5 tỷ TỔNG đồng - dưới 1 - dưới 5 tỷ đồng) đồng) tỷ đồng) đồng) Số dư huy động 1.252,179 549,890 1.045,026 1.415,845 4.262,940 1 (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 29,4% 12,9% 24,5% 33,2% 100% Số lượng khách hàng 99,939 835 591 76 101.441 2 Tỷ trọng (%) 98,5% 0,8% 0,6% 0,1% 100% Mức 2 Mức 3 Mức 1 Mức 4 (Từ 0,5 tỷ (Từ 1 tỷ đồng II DƯ NỢ CHO VAY (Dưới 0,5 tỷ (Trên 2 tỷ TỔNG đồng - dưới 1 – dưới 2 tỷ đồng) đồng) tỷ đồng) đồng) Số dư CV (tỷ đồng) 750,854 420,716 213,900 676,116 2.061,586 1 Tỷ trọng (%) 36,4% 20,4% 10,4% 32,8% 100% Số lượng khách hàng 6,751 615 159 103 7.628 2 Tỷ trọng (%) 88,5% 8,0% 2,1% 1,4% 100% Nguồn: Sacombank chi nhánh Long An Về kết quả huy động vốn, Sacombank – chi nhánh Long An có 76 khách hàng lớn với số dư tiền gửi ở mức trên 5,0 tỷ đồng/khách hàng, chiếm tỷ lệ 0,07% tổng số khách hàng đang chi phối đến 33,2% số dư huy động toàn chi nhánh, tương ứng với tổng số dư tiền gửi là 1.415,845 tỷ đồng. Nếu tính mức gửi từ 1,0 tỷ đồng/khách hàng trở lên thì chi nhánh có 667 khách hàng, chiếm tỷ lệ 0,65% tổng số lượng khách hàng toàn chi nhánh đang chi phối 58% tổng số dư huy động, tương ứng với số dư tiền gửi là 2.460,871 tỷ đồng. Kết quả trên cho thấy cơ cấu vốn huy động của chi nhánh chưa bền vững, hoạt động huy động vốn của chi nhánh còn phụ thuộc vào một số khách hàng lớn, hiệu quả kinh doanh của chi nhánh có thể bị ảnh hưởng do những khách hàng này thường yêu cầu áp dụng lãi suất huy động cao, làm tăng chi phí vốn cho ngân hàng. Về kết quả cho vay, có 3,5% số lượng khách hàng với mức từ 1,0 tỷ đồng/khách hàng trở lên chiếm 43,2% tổng dư nợ toàn chi nhánh, tương ứng với số lượng 262 khách hàng với tổng dư nợ 887,026 tỷ đồng. Qua kiểm tra số liệu trên sao kê dư nợ của Sacombank – chi nhánh Long An tại thời điểm nghiên cứu, được biết nhóm khách hàng này chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp, có thời gian giao dịch khá lâu với đơn vị này nên ít có khả năng xãy ra tình trạng biến động số dư. Kết luận chung: Cơ cấu vốn huy động của Sacombank – chi nhánh Long An chưa bền vững, hoạt động huy động vốn của chi nhánh còn phụ thuộc vào một số khách hàng lớn. Ngược lại, cơ cấu dư nợ cho vay của đơn vị khá bền vững, tuy nhiên quy mô dư nợ cũng như số lượng khách hàng chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường. 2.3 Tình hình nợ quá hạn của Sacombank – chi nhánh Long An giai đoạn 2015 – 2017 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 66
  4. XUÂN KỶ HỢI Đơn vị tính: Tỷ đồng TT KHOẢN MỤC Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Tổng dư nợ 1.287,288 1.607,440 2.061,586 2 Nợ quá hạn 14,960 24,764 19,875 3 Nợ xấu 12,683 20,037 16,509 4 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 1,162% 1,540% 0,964% 5 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 0,985% 1,247% 0,800% 6 Số lượng hồ sơ quá hạn 145 180 146 Nguồn: Sacombank chi nhánh Long An Tình hình nợ quá hạn nội bảng của Sacombank – chi nhánh Long An vẫn nằm trong tầm kiểm soát của, tỷ lệ nợ quá hạn luôn dưới mức 3,0% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên theo thông tin từ đơn vị, nếu tính cả số dư nợ quá hạn ngoại bảng của 01 khách hàng mà Sacombank – chi nhánh Long An đã bán nợ cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam - VAMC là 30,981 tỷ đồng thì tổng dư nợ quá hạn phải xử lý của chi nhánh đang ở mức rất cao, tương ứng với tổng số dư là 50,856 tỷ đồng, tổng số hồ sơ phải xử lý là 146 hồ sơ. Xét ở góc độ kế toán và quản lý rủi ro thì nợ quá hạn là loại tài sản có rủi ro không sinh lời, khoản mục này làm phát sinh nhiều chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cũng như hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Tóm lại, nhìn chung quy mô cho vay của Sacombank – chi nhánh Long An chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường, nợ quá hạn cả nội bảng và ngoại bảng của đơn vị ở mức cao, số lượng hồ sơ nợ quá hạn nhiều. 2.4 Diễn biến Margin lãi suất huy động và cho vay tại Phòng kinh doanh của Sacombank – chi nhánh Long An giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: %/năm HUY ĐỘNG CHO VAY Suất sinh lời từ Huy động Suất sinh lời từ Cho vay 2.30% 2.28% 1.0% 0.8% 0.8% 2.25% 0.8% 2.20% 2.20% 0.6% 2.14% 2.15% 0.4% 0.3% 2.10% 0.2% 2.05% 0.0% 2015 2016 2017 2015 2016 2017 Về huy động, Margin lãi suất huy động tại Phòng kinh doanh thuộc trụ sở chính của Sacombank – chi nhánh Long An tuy có biến động nhưng mức độ biến động không đáng kể và luôn ở TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 67
  5. XUÂN KỶ HỢI mức trên 2%/năm. Điều này cho thấy phòng kinh doanh quản lý tốt hoạt động huy động vốn tại đơn vị. Về cho vay, do ảnh hưởng của các khoản nợ lớn không sinh lời nên năm 2014 Margin lãi suất cho vay của phòng kinh doanh bị âm, tuy nhiên sang năm 2015 do chi nhánh đã chuyển các khoản nợ lớn về Hội sở quản lý nên Margin lãi suất của phòng kinh doanh đã tăng trở lại. 2.5 Tổng hợp diễn biến Margin lãi suất huy động và cho vay Đánh giá chung về hoạt động huy động vốn của Sacombank - chi nhánh Long An, Margin lãi suất huy động tại chi nhánh có xu hướng đi ngang và luôn ở mức trên 2%/năm, trong khi Margin lãi suất huy động tại các phòng giao dịch giảm mạnh từ 1,99%/năm ở năm 2014 xuống còn 1,49%/năm ở năm 2017. Do tỷ trọng huy động bình quân của tất cả các Phòng giao dịch chiếm đến 72% tổng số dư huy động toàn chi nhánh nên đã kéo giảm Margin lãi suất huy động toàn chi nhánh xuống rất mạnh. Phân tích về cơ cấu và thực tế cho thấy có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên, cụ thể: Đơn vị tính: %/năm 2.50% 2.28% 2.14% 2.12% 2.20% 2.10% 2.00% 2.00% 1.87% 1.81% 1.70% Phòng kinh doanh 1.50% Phòng giao dịch 1.00% Toàn chi nhánh .50% .00% 2015 2016 2017 Thứ nhất: S ố dư huy động không kỳ hạn tại các phòng giao dịch thấp. Thứ hai: Các phòng giao dịch chưa kiểm soát được cơ chế linh hoạt giá. Đánh giá chung về hoạt động cho vay, Margin lãi suất cho vay tại phòng kinh doanh Sacombank – chi nhánh Long An khá thấp do yếu tố cạnh tranh, phòng kinh doanh đã áp dụng lãi suất ưu đãi nhằm giữ chân các khách hàng nhằm duy trì số dư tiền gửi lãi suất thấp tạo điều kiện tăng thu nhập từ dịch vụ. Năm 2017, tuy các phòng giao dịch có mức tăng trưởng dư nợ khá tốt nhưng do áp dụng cơ chế ưu đãi lãi suất cho khách hàng quá nhiều nên Margin lãi suất cho vay tại khu vực này đang có xu hướng giảm đáng kể. Tóm lại, do yếu tố cạnh tranh của thị trường nên phòng kinh doanh thuộc Sacombank – chi nhánh Long An phải áp dụng cơ chế ưu đãi lãi suất để giữ chân khách hàng, làm cho Margin lãi suất ở mức tương đối thấp. Tuy nhiên cơ chế này được sự kiểm soát tốt từ Ban điều hành chi nhánh nên Margin lãi suất tại phòng kinh doanh đang có xu hướng tăng trong khi tại các Phòng giao dịch lại đang có xu hướng giảm. Vấn đề này thuộc về quy trình nội bộ của đơn vị trong công tác phân quyền điều hành các cơ chế ưu đãi về lãi suất trong kinh doanh. 2.6 Diễn biến tổng thu nhập thuần từ lãi Ở phần trên chúng ta thấy hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Sacombank – chi nhánh Long An đang có xu hướng giảm từ năm 2015 đến nay, tuy nhiên do quy mô số dư huy động và dư nợ cho vay tăng nên tổng thu nhập thuần từ lãi của chi nhánh vẫn tăng. Rõ ràng Sacombank – chi nhánh Long An đã lựa chọn mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận nhờ vào lợi thế quy mô. Như vậy muốn nâng cao hiệu TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 68
  6. XUÂN KỶ HỢI quả kinh doanh theo mục tiêu này, chi nhánh cần khai thác tối đa các phân khúc tiềm năng kết hợp với mục tiêu điều chỉnh cơ cấu huy động và cho vay, đồng thời áp dụng cơ chế lãi suất phù hợp để cải thiện Margin lãi suất, trong đó lãi suất huy động và cho vay tại các phòng giao dịch cần được kiểm soát tốt hơn. 2.7 Tình hình năng suất lao động KHOẢN MỤC NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Số lượng Nhân viên Huy động Dơ nợ Tổng thu Thu thuần từ dịch Lợi nhuận NĂM kinh doanh bình quân/ bình quân/ thuần từ lãi/ vụ và kinh doanh trước thuế/ (NVKD) NVKD NVKD NVKD ngoại hối/ NVKD NVKD bình quân 2015 135 19,807 9,404 0,798 0,149 0,545 2016 151 22,965 9,655 0,765 0,162 0,530 2017 188 22,308 10,220 0,732 0,128 0,506 Nhìn chung, các năm qua Sacombank – chi nhánh Long An đã có sự gia tăng lực lượng nhân viên kinh doanh khá mạnh, đặc biệt là trong năm 2017. Cùng với việc áp dụng chính sách về ưu đãi lãi suất để cạnh tranh nên quy mô tăng mạnh, tổng huy động và cho vay bình quân trên mỗi nhân viên kinh doanh đang có xu hướng tăng qua từng năm. Tuy nhiên, do hiệu quả kinh doanh vốn giảm nên các khoản mục năng suất lao động như tổng thu nhập thuần từ lãi và lợi nhuận trước thuế bình quân trên mỗi nhân viên kinh doanh đang có xu hướng giảm dần từ năm 2015 trở về sau. Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả trên là do Margin lãi suất huy động vốn và Margin lãi suất cho vay đang có xu hướng giảm. Riêng khoản thu thuần từ dịch vụ và kinh doanh ngoại hối bình quân trên nhân viên kinh doanh có xu hướng tăng từ năm 2015 đến năm 2016 nhưng cũng đang giảm thấp vào năm 2017. Đánh giá về tính phù hợp của cơ chế cũng như năng lực điều hành lãi suất tại Sacombank – nhân viên kinh doanh trong thời gian qua, đặc biệt là trong điều kiện Sacombank đang tham gia tái cơ cấu hệ thống sau thương vụ sáp nhập với Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Nam, đơn vị đã chấp nhận hy sinh một phần khả năng sinh lời của vốn để góp phần đổi lấy sự an toàn về thanh khoản, có thể nói cơ chế điều hành như trên là rất hiệu quả. Tóm lại, năng suất lao động của Sacombank – chi nhánh Long An đang có xu hướng giảm mạnh, thấp hơn so với mức bình quân chung của khu vực và nằm ở vị trí thấp nhất so với các chi nhánh khách cùng khu vực có quy mô và điều kiện kinh doanh tương đồng nhau. 3. Phân tích năng lực cạnh tranh của Sacombank – chi nhánh Long An thông qua ma trận SWOT - Những điểm mạnh (Strengths: S) Vị trí kinh doanh thuận lợi, đẹp, thoáng mát, dễ giao dịch, an ninh. Đã khẳng định được uy tính và thương hiệu. Quan hệ rất tốt với chính quyền địa phương, với khu vực Tây Nam bộ và các Phòng, Ban nghiệp vụ Hội sở Sacombank. Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, chuyên môn phù hợp, am hiểu thị trường, năng động, đoàn kết và có trách nhiệm. Lãnh đạo chi nhánh có tầm ảnh hưởng cao đến toàn thể nhân viên. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 69
  7. XUÂN KỶ HỢI Sản phẩm dịch vụ đa dạng, tiện ích, chiến lược kinh doanh linh hoạt. Có khách hàng truyền thống, nguồn huy động từ dân cư ổn định. Hệ thống thông tin nội bộ luôn được đảm bảo. Có hệ thống mạng lưới rộng khắp, đứng thứ hai sau Agribank về số lượng điểm giao dịch. - Những điểm yếu (Weaknesses: W) Đội ngũ bán hàng trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh trong khi nhân viên bán hàng chưa đủ kinh nghiệm để quyết định công việc một cách độc lập sẽ tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh vươn lên. Chưa quyết liệt và kiên định trong việc theo đuổi mục tiêu chiếm lĩnh thị trường nông thôn. Hoạt động kinh doanh còn phụ thuộc khách hàng lớn, đặc biệt là huy động. Khoảng cách giữa chi nhánh và các phòng giao dịch khá xa ảnh huởng đến công tác quản lý và điều hành. - Những cơ hội (Opportunities: O) Tăng trưởng kinh tế năm 2017 của tỉnh đạt 9,53%. Thị trường khu vực nông thôn và các Khu công nghiệp nhiều triển vọng, chủ yếu là công nghiệp chế biến (nông sản, lương thực, thực phẩm, giày da, . . .). Phân khúc thị trường nông thôn còn rất nhiều tiềm năng để tăng trưởng tín dụng với mức cho vay nhỏ, lãi suất cao và ít cạnh tranh. Các ngân hàng thương mại cổ phần khác chưa chú trọng khai thác phân khúc này. Chính quyền địa phương tỉnh luôn tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư và Ngân hàng. Trong điều kiện chất lượng dịch vụ tương đương nhau, ngân hàng nào tư vấn giúp khách hàng kinh doanh có lãi, an toàn và dịch vụ hỗ trợ tốt sẽ được khách hàng ưu tiên lựa chọn. - Những thách thức (Threats: T) Tình hình thiên tai do biến đổi khí hậu, lũ lụt, dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp gây mất mùa, giảm năng suất và sản lượng. Các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước chi phối đang áp dụng mức lãi suất cho vay rất thấp, khoảng 6,0% - 6,5%/năm đối với khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân vay kinh doanh nên tạo áp lực cạnh tranh rất cao. Ngân hàng nước ngoài chiếm lĩnh phân khúc thị trường hẹp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn có hoạt động xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Nguồn nhân lực bị các ngân hàng bạn lôi kéo, trong đó có cả các Ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chi phối. Nhiều doanh nghiệp khó khăn do năng lực kinh doanh thấp và khả năng quản lý chưa tốt. Thị trường tín dụng phi chính thức (Hụi, cho vay nóng, . . .) khá sôi động. Khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước chi phối và các ngân hàng thương mại cổ phần ở khu vực đô thị đã được thu hẹp đáng kể nên giá (lãi suất, phí) sẽ có vai trò quyết định sự lựa chọn của khách hàng. 4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Sacombank – chi nhánh Long An thông qua mô hình thẻ điểm cân bằng (Balancescore card) - Về huy động vốn TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 70
  8. XUÂN KỶ HỢI Liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức để phát triển sản phẩm dịch vụ theo gói như: Tài khoản trung tâm, chi trả lương qua tài khoản và thẻ, tiền gửi lãi suất thấp, dịch vụ thanh toán, thẻ tín dụng, dịch vụ bảo lãnh. Điều chỉnh cung cách phục vụ theo hướng nhanh, hướng về khách hàng, chú trọng dịch vụ hỗ trợ và tư vấn giải pháp tài chính trọn gói, phù hợp. - Về cho vay Đơn vị cần cơ cấu lại danh mục cho vay theo hướng phân tán rủi ro, thị trường mục tiêu là khu vực nông thôn, tiểu thương chợ,. . . tập trung vào các phân khúc sau: Cho vay các hộ dân sản xuất nông nghiệp, tập trung và các vùng chuyên canh cây lúa, cây thanh long, cây chanh, hoa màu và chăn nuôi bò,. . .; Cho vay tiểu thương kinh doanh tại các chợ thông qua hình thức liên kết, phân khúc khách hàng này còn nhiều tiềm năng để phát triển, hiện tại chưa có nhiều ngân hàng triển khai cho vay đối với các hộ tiểu thương, đặc biệt là các chợ đầu mối tại các huyện, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An; Cho vay khách hàng cá nhân có nhu cầu vay mua hoặc đầu tư bất động sản, các doanh nghiệp đang triển khai các dự án khu dân cư, khu tái định cư,. . . khu vực ven thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Tân An; Cho vay bổ sung nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, . . . Điều chỉnh và phát huy tối đa lợi thế mạng lưới phòng giao dịch, tận dụng triệt để các nguồn vốn ủy thác: RDF, MLF, SMEFP, để giảm chi phí vốn; - Về tăng thu dịch vụ Để tăng thu dịch vụ, Sacombank – chi nhánh Long An cần gia tăng việc cung ứng giải pháp tài chính trọn gói dành cho khách hàng doanh nghiệp thông qua mối quan hệ liên kết, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI vì ở phân khúc này Sacombank – chi nhánh Long An có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn nhờ lợi thế mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, . . . Ngoài ra, thông qua liên kết, đơn vị có nhiều cơ hội để bán chéo sản phẩm dịch vụ cho khách hàng cá nhân là nhân viên, công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp này. - Xử lý và thu hồi nợ quá hạn Nợ xấu, nhưng con nợ chưa hẳn xấu, Sacombank – chi nhánh Long An cần chủ động hỗ trợ khách hàng và chủ động xử lý trực tiếp, triệt để, trách nhiệm, xuyên suốt và vận dụng đồng thời với công cụ pháp luật để đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ; Ưu tiên xử lý hồ sơ dễ trước, hồ sơ khó phải xử lý xuyên suốt và kiên trì đeo bám. Hạn chế thấp nhất việc để phát sinh nợ quá hạn mới. Đơn vị cần thành lập Ban ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn, giám đốc chi nhánh là trưởng ban, phó giám đốc là phó ban, trưởng đơn vị kinh doanh, trưởng phòng kiểm soát rủi ro và chuyên viên quản lý nợ là thành viên; Ban giám đốc phải trực tiếp tham gia xử lý nợ quá hạn cùng với các đơn vị; Ban giám đốc nên họp triển khai công tác xử lý nợ quá hạn tại từng điểm giao dịch để chỉ đạo xuyên suốt, kịp thời; Bổ sung chuyên viên quản lý nợ cho phòng kiểm soát rủi ro và phân công chuyên viên này làm đầu mối giám sát trực tiếp tiến độ xử lý nợ toàn tại các đơn vị; TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 71
  9. XUÂN KỶ HỢI Chế tài hợp lý để tạo áp lực và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý nợ, phối hợp chặt chẽ với trung tâm xử lý nợ thuộc hội sở Sacombank để tranh thủ sự hỗ trợ. - Về tuyển dụng Ưu tiên tuyển dụng nhân sự tại các địa bàn nơi đơn vị đang có điểm giao dịch hoặc tại địa bàn đang hướng đến mở rộng mạng lưới để địa phương hóa nhân sự, phấn đấu đến cuối năm 2020 phải hoàn tất việc bố trí 100% nhân sự tại các điểm giao dịch là người địa phương. Liên kết với Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An để chủ động nguồn nhân sự tuyển dụng. Dự kiến tuyển dụng theo định mức: Bình quân mỗi chuyên viên khách hàng cá nhân quản lý tối thiểu 40 tỷ đồng dư nợ cho vay; Cứ 05 chuyên viên khách hàng sẽ có 01 chuyên viên quản lý tín dụng và 10 chuyên viên khách hàng cá nhân sẽ có 01 chuyên viên kiểm soát rủi ro. - Về đào tạo Theo dõi xuyên suốt quá trình đào tạo của từng nhân viên ở từng chức danh để bổ sung kiến thức phù hợp; Đối với nhân viên mới tuyển: Đào tạo kiến thức căn bản; Đối với nhân viên có kinh nghiệm: Đào tạo kiến thức nâng cao; Đới với cán bộ quản lý: Đào tạo kỹ năng quản lý điều hành ở cấp cao hơn một bậc; Ban giám đốc và cán bộ quản lý ở mỗi đơn vị trực tiếp tham gia đào tạo; Nhân sự cũ trực tiếp đào tạo, kèm cặp nhân sự mới; Điều chuyển, hoán đổi công việc hợp lý để tạo cơ hội học tập nâng cao kiến thức; Cán bộ quản lý trước khi được bổ nhiệm bắt buộc tham gia khóa đào tạo tại chi nhánh hoặc khu vực với thời gian tối thiểu 01 tháng. - Nâng cao năng suất và hiệu suất lao động Quản lý chặt chẽ các danh mục chi phí hoạt động trên cơ sở tối ưu hóa. Chú trọng nâng cao năng suất lao động của từng nhân sự, bộ phận, phòng ban từ đó xác định năng suất lao động chuẩn cho mỗi vị trí, bộ phận, phòng ban góp phần mang lại hiệu suất lao động cao nhất. Tạo sự phối hợp hợp lý giữa những nhân viên mới vào và nhân viên có kinh nghiệm, chú trọng công tác kèm cặp nhân sự để kích thích tinh thần làm việc và rèn luyện kỹ năng cho nhân sự mới. Tạo chính sách thu nhập hợp lý cho nhân viên theo từng vị trí và mức độ đóng góp đảm bảo tính công bằng và gắn kết công việc. Phân công công việc cụ thể cho từng nhân viên thuộc bộ phận hành chánh, quản lý tập trung theo đầu mối. Quán triệt tinh thần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tối ưu hóa chi phí đến từng nhân viên ở từng đơn vị; Tập trung xử lý dứt điểm các khoản nợ quá hạn, cố gắng khống chế không để nợ quá hạn mới phát sinh; Bảo trì, bảo dưỡng, chăm sóc kỹ tài sản cố định, công cụ dụng cụ, - Chính sách đào tạo và giữ chân nhân tài TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 72
  10. XUÂN KỶ HỢI Tạo môi trường làm việc thoải mái, công bằng, đảm bảo nhân viên hoàn toàn thích hợp với công việc. Bên cạnh những kỹ năng của nhân viên, theo dõi, động viên niềm đam mê, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm, động lực và khát khao phát triển của nhân viên. Tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên các cấp tham gia các công việc chung gắn với hoạt động kinh doanh của chi nhánh để nhân viên cảm thấy được tôn trọng, từ đó gia tăng sự cam kết và gắn bó hơn với ngân hàng khi họ thấy mình có thể đóng góp giúp ngân hàng phát triển lên mức cao hơn. Tạo ra những thách thức hấp dẫn đối với nhân viên thông qua nhiệm vụ mới để họ nhận thức là họ sẽ học hỏi ở một mức độ cao hơn. Ghi nhận thành quả để động viên và khen thưởng kịp thời, xứng đáng. Đối với cán bộ quản lý: Chủ yếu động viên về mặt tinh thần; Đối với cán bộ nhân viên: Động viên cả vật chất lẫn tinh thần. Xây dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên, luôn quan tâm, chia sẻ với nhân viên xuất sắc về những niềm vui, nỗi buồn trong đời thường. Quan tâm tới vấn đề cân bằng công việc - cuộc sống riêng của nhân viên. Kết nối đóng góp của nhân viên cho ngân hàng với mục tiêu của họ. Nhắc nhở nghiêm túc, góp ý chân thành để xây dựng nhân cách cho nhân viên. Tài liệu tham khảo [1] PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2014), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. [2]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng; Thông tư số 02/2013/TT-NHNN; Thông tư số 09/2014/TT-NHNN. [3]. Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh Tỉnh Long An, Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng trên địa bàn các năm 2015, 2016, 2017. [4]. Quốc Hội, “Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, Luật số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010”. [5]. Quốc Hội, “Luật các tổ chức tín dụng”, Luật số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010. [6]. Sacombank, “Báo cáo thường niên” các năm 2015, 2016, 2017. Ngày nhận:02/5/2018 Ngày duyệt đăng:31/12/2018 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 73