Giải pháp nâng cao kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên ngành tài chính ngân hàng tại trường đại học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

pdf 5 trang Gia Huy 23/05/2022 990
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên ngành tài chính ngân hàng tại trường đại học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_ky_nang_tu_hoc_tu_nghien_cuu_cua_sinh_vie.pdf

Nội dung text: Giải pháp nâng cao kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên ngành tài chính ngân hàng tại trường đại học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

  1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU CỦA SINH VIÊN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Lý Thùy Trang, Phạm Khả Vy, Nguyễn Minh Thế, Lê Thiện Quát, Lê Vỉ Khan Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: PGS.TS. Trần Văn Tùng TÓM TẮT Hoạt động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên là một trong những biện pháp góp phần nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chủ động, sáng tạo, thích ứng với nhu cầu nghề nghiệp, khả năng tự học suốt đời và thích ứng trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trên cơ sở khảo sát hoạt động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, bài viết đề xuất một số biện pháp góp phần phát huy và thúc đẩy có hiệu quả hoạt động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói chung và sinh viên Tài chính Ngân hàng nói riêng. Từ khóa: ngành tài chính ngân hàng tự học, tự nghiên cứu, sinh viên, hoạt động tự học. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhóm nghiên cứu gồm các nhà tâm lý học John Dunlosky và Katherine A.Rawson (Đại học Kent) Elizabeth J.Marsh (Đại học Duke), Mitchell J.Nathan (Đại học Wsconsin – Madison) và Daniel T.Willinghan (Đại học Virginia) đã xem xét hơn 700 bài báo khoa học về 10 phương pháp học tập, nghiên cứu phổ biến nhất nhằm xác định các phương pháp có hiệu quả nổi bật nhất, trong đó phương pháp tự học, tự nghiên cứu được xếp loại là “phương pháp vàng”. Hoạt động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên là vô cùng quan trọng góp phần phát triển kỹ năng thích ứng trong nhiều điều kiện học tập khác nhau, giúp sinh viên làm chủ kiến thức trong nhiều môn học, nâng cao kết quả học tập, thúc đẩy sinh viên ham thích tìm tòi khám phá những kiến thức mới và nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học thông qua đó thực hiện được cam kết về chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại học. Bài viết nghiên cứu 2 câu hỏi: 1. Sinh viên chuyên ngành Tài chính ngân hàng của Trường Đại học Công nghệ TP.HCM thực hiện hoạt động tự học, tự nghiên cứu như thế nào? 2. Biện pháp nào từ phía khoa, bộ môn, giảng viên góp phần phát huy có hiệu quả hoạt động tự học, tự nghiên cứu đối với sinh viên? 1305
  2. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Khái niệm kỹ năng tự học, tự nghiên cứu Kỹ năng (KN) là “cách thức thực hiện hành động đã được chủ thể tiếp thu, được đảm bảo bằng tập hợp các tri thức và KN đã được lĩnh hội”. Nói cách khác, KN chính là khả năng sử dụng tri thức vào hành động một cách có hiệu quả trong những điều kiện xác định. Kỹ năng còn được hiểu là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế. KNTH của SV là khả năng thực hiện một cách có kết quả các hành động tự học, các thao tác tự học bằng cách lựa chọn và thực hiện các phương thức hành động phù hợp với hoàn cảnh nhất định nhằm đạt được mục đích nhiệm vụ học tập đặt ra. 2.2 Các nhóm kỹ năng thành phần trong kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên - Nhóm kỹ năng lập kế hoạch tự học. Lập kế hoạch tự học là biết xây dựng một chương trình hợp lý, có cơ sở khoa học phù hợp với từng cá nhân, tối ưu hoá hoạt động tư học của bản thân. Kỹ năng này bao gồm KN phát hiện, xác định và lựa chọn vấn đề tự học, các thứ tự công việc cần làm, sắp xếp thời gian cho từng công việc một cách hợp lý với điều kiện và phương tiện hiện có, cụ thể là sinh viên biết đặt kế hoạch tự học phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ học tập. - Nhóm kỹ năng tổ chức việc tự học. Kỹ năng đọc sách, tài liệu tham khảo: đây là KN đặc trưng của KN tự học trong hoạt động tự học của SV. SV có KN đọc sách tốt không những nâng cao kết quả tự học mà còn là điều kiện để giáo dục và hình thành nhân cách hoàn hảo. Thực tế có nhiều loại sách khác nhau, do đó SV phải có KN đọc sách, khai thác thông tin quý giá từ nhiều nguồn sách, nhằm tiếp thu lĩnh hội tri thức. Kỹ năng hệ thống hóa kiến thức: là KN tập hợp nhiều yếu tố đơn vị tri thức cùng loại, cùng chức năng có mối quan hệ hay liên hệ chặt chẽ với nhau làm thành một thể thống nhất. Tự hệ thống hoá kiến thức trong hoạt động tự học là tự bản thân SV biết phân tích tổng hợp xâu chuỗi từng nội dung chính thành tổ hợp hệ thống hoá logic dựa trên kết quả điểm tiếp cận cấu trúc hệ thống và có thể trình bày bằng bảng hay sơ đồ hệ thống và trình bày theo logic nhất định. Kỹ năng làm đề cương seminar: seminar là hình thức học tập đặc biệt ở Đại học, Cao đẳng trong đó một tập thể sinh viên thảo luận với nhau trên cơ sở có sự chuẩn bị trước về vấn đề khoa học, có liên quan đến nội dung học tập dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Tự học, tự nghiên cứu theo hình thức seminar sẽ làm cho SV trưởng thành về cả lập trường khoa học tinh thần đấu tranh phê và tự phê, tính kiên trì, cẩn thận, tỉ mỉ đặc biệt rèn luyện đức tính trung thực về kết quả nghiên cứu của mình. Điều này chỉ đạt kết quả mong muốn khi người học có sự chuẩn bị kỹ về vấn đề có liên quan. Kỹ năng ôn tập, dự thi và kiểm tra: kỹ năng ôn tập và dự thi là tổ hợp các hành động ôn tập được người học nắm vững biểu hiện mặt kỹ thuật và năng lực của hành 1306
  3. động ôn tập có ý nghĩa quyết định kết quả của hoạt động tự học KN ôn tập là một hệ thống mở rộng tính phức tạp nhiều tầng bậc và mang tính phát triển. - Nhóm KN tự kiểm tra - tự đánh giá rút kinh nghiệm tự học của bản thân Tự kiểm tra, tự đánh giá rút kinh nghiệm hoạt động tự học của bản thân sinh viên là KN không thể thiếu trong việc thực hiện mục đích đề ra. Nhiệm vụ của tự học tự nghiên cứu của sinh viên không chỉ dừng lại ở chỗ lĩnh hội tri thức mà phải biết kiểm tra - đánh giá kết quả của sự lĩnh hội đó. Tự đánh giá trong hoạt động tự học của bản thân giúp SV viên phát hiện những sai sót, tìm ra nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến hiệu xuất của quá trình tự học, tự nghiên cứu. Từ đó cần phải điều chỉnh kịp thời bằng cách bổ sung, nếu cần phải thay đổi cả phương pháp, KN-KX để phù hợp với tình huống tự học. Tự kiểm tra, tự đánh giá rút kinh nghiệm các KNTH hay các công việc tự học thông qua kết quả học tập của bản thân. SV có thể thực hiện KN này bằng nhiều cách khác nhau: so sánh tri thức về vấn đề trước và sau khi vận dụng các phương pháp, KNTH, so sánh tỉ lệ kiến thức cần thiết đã biết, chưa biết với những bài viết có tính khoa học, tính thực tế cao, những bài kiểm tra, thi học phần, học trình tốt nghiệp SV xác định đúng và sai những điều cần làm và tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả của mình, so sánh kết quả điểm, nhận xét của thầy cô và những người xung quanh. 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Căn cứ vào tham khảo phiếu khảo sát trong bài viết Hội thảo của TS. Trần Thị Hoà và cộng sự gồm 14 câu hỏi khảo sát, tác giả đã xây dựng phiếu khảo sát có sự kế thừa và bổ sung, chỉnh sửa để nghiên cứu thực trạng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên ngành Tài Chính ngân hàng, trường ĐH HUTECH đã thực hiện gửi 200 phiếu khảo sát với 19 câu hỏi vào tháng 2 đến tháng 4 năm 2021 và đã nhận được số phiếu trả lời hợp lệ là 170 phiếu từ các sinh viên thuộc các năm thứ hai, thứ ba và năm tư. Mẫu khảo sát nhận được khá lớn nên có thể đại diện cho nội dung trả lời của sinh viên thuộc ngành Tài chính ngân hàng, kết quả khảo sát cho thấy: 3.1 Khảo sát sinh viên về hoạt động tự học, tự nghiên cứu liên quan đến ngành học Câu hỏi khảo sát tập trung vào khảo sát sinh viên về thời gian, hình thức, phương pháp, nguồn tài liệu dành cho tự học, tự nghiên cứu của sinh viên như thế nào? Kết quả trả lời khảo sát như sau: Một là, thời gian dành cho tự học, tự nghiên cứu các học phần chuyên ngành mỗi ngày của sinh viên chưa cao: chỉ có 19% sinh viên có thời gian tự học trên 2 giờ/ngày, phần lớn sinh viên trả lời dưới 2 giờ/ngày (48%) và có đến 33% phiếu trả lời chỉ học khi có kiểm tra, thi. Hai là, hình thức tự học, tự nghiên cứu của sinh viên chủ yếu là từng cá nhân tự học, tự nghiên cứu chiếm tỷ lệ 80%, tỷ lệ sinh viên tự học, tự nghiên cứu theo nhóm còn thấp (20%). Ba là, sinh viên chủ yếu nghiên cứu nội dung giảng viên đã dạy trên lớp hoặc khi kiểm tra, thi (trên 90%), việc nghiên cứu mở rộng hoặc nghiên cứu bài trước khi đến lớp chỉ được sinh viên thực hiện nghiên cứu khi giảng viên có yêu cầu. 1307
  4. Bốn là, phần lớn sinh viên hoàn thành bài tập, tình huống cho giảng viên giao sau giờ học (chiếm tỷ lệ trên 90%), chỉ có 2% không làm bài trước ở nhà, cho thấy sinh viên có ý thức tốt và sinh viên sẽ dành thời gian nhiều hơn cho tự học, tự nghiên cứu nếu có sự định hướng cụ thể của giảng viên. Năm là, phần lớn sinh viên không thường xuyên đến thư viện (chiếm tỷ lệ trên 70%) trong khi điều kiện về cơ sở vật chất của thư viện trường được cho là đáp ứng đủ và tạm đủ chiếm (tỷ lệ 70%) là vấn đề cần có biện pháp kích thích để sinh viên có thể khai thác nguồn tài nguyên từ thư viện và tăng cường nguồn tài nguyên này để thu hút sinh viên sử dụng và khai thác nguồn tài nguyên từ thư viện nhiều hơn. Sáu là, cơ sở vật chất phục vụ cho tự học của sinh viên khá tốt. Phần lớn sinh viên đều có sử dụng công cụ máy tính, điện thoại cho việc học tập, nghiên cứu, trong đó, việc truy cập mạng để phục vụ tự học, tự nghiên cứu từ máy tính của cá nhân là chủ yếu chiếm tỷ lệ 75%, điện thoại cá nhân (16%) số còn lại sử dụng máy tính thư viện (5%). Bảy là, sinh viên sử dụng chủ yếu nguồn tài liệu cho việc tự học, tự nghiên cứu là từ tài liệu bắt buộc của môn học (70%), 49% sinh viên sử dụng tài liệu tham khảo từ internet và 23% sử dụng tài liệu từ thư viện. Tám là, sinh viên nghiên cứu chương trình đào tạo chuyên ngành từ cẩm nang sinh viên Web chiếm tỷ lệ chưa cao (61%), có đến 31% sinh viên không nghiên cứu trước chương trình đào tạo chuyên ngành. 3.2 Khảo sát sinh viên về việc hoạt động khuyến khích sinh viên tự học, tự nghiên cứu về chuyên ngành từ phía giảng viên Phiếu câu hỏi cũng khảo sát sinh viên có ý kiến như thế nào về giảng viên trong các hoạt động khuyến khích sinh viên tự học, tự nghiên cứu, kết quả ý kiến của sinh viên như sau: - Giảng viên đã có sự quan tâm giao bài tập, tình huống cho từng nhóm thực hiện (tỷ lệ 61%), giao bài tập, tình huống cho từng cá nhân thực hiện (45%) và có điểm thưởng cho sinh viên thực hiện (71%). - Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra, đánh giá lại sinh viên về các nội dung giảng viên yêu cầu sinh viên thực hiện tự học, tự nghiên cứu thường xuyên chiếm tỷ lệ thấp (15%), thỉnh thoảng kiểm tra lại (60%) và có 16% ý kiến cho rằng giảng rất ít học không kiểm kiểm tra, đánh giá lại hoạt động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên và có 19% ý kiến sinh viên trả lời giảng viên không có điểm thưởng cho sinh viên khi họ thực hiện tự học tự nghiên cứu. - Đặc biệt, ý kiến của sinh viên cho rằng phần lớn giảng viên chưa khuyến khích, tư vấn, hướng dẫn sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, cụ thể như câu hỏi giảng viên có gợi ý các đề tài nghiên cứu cho từng cá nhân sinh viên thực hiện hạy không? Kết quả sinh viên trả lời có với tỷ lệ là 5%, giảng viên có gợi ý các đề tài nghiên cứu cho từng nhóm sinh viên thực hiện hạy không? Kết quả sinh viên trả lời có với tỷ lệ là 10%, giảng viên có khuyến khích sinh viên thực hiện nghiên cứu khoa học hạy không? Kết quả sinh viên trả lời có với tỷ lệ chỉ là 11%. 1308
  5. 4 GIẢI PHÁP Thứ nhất, Khoa chuyên môn cần tăng cường kết hợp với trường, Viện nghiên cứu, Đoàn thanh niên, Câu lạc bộ sinh viên, hội nghề nghiệp, cựu sinh viên tổ chức các hoạt động ngoại khoá để tác động làm thay đổi nhận thức của sinh viên, góp phần hỗ trợ sinh viên về phương pháp tự học, tự nghiên cứu chủ động, hiệu quả thông qua các chương trình cụ thể thiết thực như duy trì các cuộc thi nghiên cứu khoa học trong sinh viên, tổ chức giao lưu giữa nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, giảng viên và sinh viên, tư vấn, tổ chức lại câu lạc bộ sinh viên, trong đó ban chủ nhiệm câu lạc bộ sinh viên là nòng cốt thu hút sinh viên tham gia các hoạt động theo từng chủ đề. Thứ hai, Khoa, bộ môn cùng với giảng viên cần điều chỉnh phương pháp giảng dạy giúp sinh viên nâng cao khả năng tự học tự nghiên cứu của sinh viên thông qua tổ chức, hướng dẫn, tư vấn cho sinh viên thiết lập các nhóm để thực hiện các bài tập, tình huống, gợi ý các hướng nghiên cứu liên quan đến môn học, chuyên ngành từ đơn giản đến nâng cao để sinh có động cơ, hứng thú, phát huy tối đa tính tích cực trong sinh viên. Thứ ba, Ngành Tài chính ngân hàng cùng với giảng viên giới thiệu chương trình đào tạo, cơ hội nghề nghiệp, mục tiêu môn học, các nguồn tài liệu có liên quan từ nghiên cứu của chính mình, các bài viết tạp chí, đề tài nghiên cứu của sinh viên, khoá luận, báo cáo thực tập sinh viên đạt điểm cao và các nguồn tài liệu khác để sinh viên có cơ sở, có định hướng về phương pháp học tập, nghiên cứu mở rộng. Thứ tư, Ngành tài chính ngân hàng cần chuẩn bị các nguồn tài liệu, bổ sung, cập nhật giáo trình, tài liệu tham khảo giúp sinh viên có nguồn dữ liệu tự học, tự nghiên cứu ngoài giờ đến lớp. Giảng viên cần nâng cao vai trò cố vấn, kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên và duy trì các hình thức khuyến khích động viên, khen thưởng thường xuyên đối với sinh viên. 5 KẾT LUẬN Tóm lại để sinh viên thay đổi nhận thức và quan tâm đến hoạt động tự học, tự nghiên cứu một cách hiệu quả bên cạnh nổ lực của sinh viên vai trò hỗ trợ, tư vấn, dẫn dắt của giảng viên cũng rất quan trọng. Thông qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu hội nhập và nâng cao khả năng nghiên cứu của đội ngũ trí thức trẻ từ khi còn là sinh viên đại học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chương trình đào tạo đại học ngành Tài chính ngân hàng trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. [2] techniques.html [3] John dunlosky, Katherine A.Rawson, Elizabeth J.Marsh, Michell J.Nathan, Daniel T.Willingham, “Psychologists Identify the Best Ways to study”, Scientific American, 29/08/2013. [4] Trần Thị Hoà và cộng sự “Đổi mới hoạt động tự học của sinh viên ngành tài chính ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế”. Hội thảo Khoa học năm 2015. 1309