Giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giai_phap_phat_trien_xuat_khau_hang_hoa_cua_viet_nam_trong_t.pdf
Nội dung text: Giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
- GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP SOLUTIONS TO ENHANCE EXPORTS OF VIETNAMESE GOODS IN THE INTEGRATION PERIOD TS. Phạm Nguyên Minh Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại Tóm tắt Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới từ năm 1986, đưa ra chủ trương hội nhập quốc tế từ năm 1988, bắt đầu hội nhập quốc tế từ năm 1995. Hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm Hội nhập quốc tế cũng góp phần quan trọng vào phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời kỳ hội nhậpngày càng được mở rộng và phát triển, quy mô và kim ngạch không ngừng gia tăng, cơ cấu hàng hóa và thị trường xuất khẩu được chuyển dịch theo hướng tích cực.Tuy nhiên, giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu còn thấp, năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu chậm được cải thiện, xuất khẩu hàng hóa vẫn phụ thuộc chủ yếu vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, bài viết đi sâu phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và trên cơ sở đó đưa ra định hướng, giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Từ khóa:Giải pháp; Xuất khẩu hàng hóa; Việt Nam; Thời kỳ hội nhập. Abstract Vietnam has initiated the process of economic renovation (DOIMOI) since 1986, introduced the policy of international integration since 1988, and started to integrate into the international economy since 1995. So far, Vietnam has integrated into the world economy more and more deeply, contributing greatly to the social-economic and trade development, attracting foreign direct investments, and improving national, business and product competitiveness, etc. International economic integration also contributes strongly to the development of exports of major Vietnamese goods. In the integration period, exports of Vietnamese goods are increasingly expanding in both scope and volume and the structure of goods and markets is shifted in a positive way. However, on the other way, the value added of Vietnamese exported goods is still marginal, the product competitiveness is slow to improve, and the export activities depend mostly on FDI enterprises. Therefore, this article strives to deeply analyze the situation of exports of Vietnamese goods in the integration period and thereby recommends some orientations and solutions to enhance Vietnamese exports for the period 2016-2020. Key word: Solution, Exports of goods, Vietnam, Integration Period 1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP (1995 - 2015) 1.1. Kết quả đạt được Việt Nam thực hiện chính sách “đổi mới” và mở cửa nền kinh tế từ năm 1986, hội nhập quốc tế từ năm 1995. Tính đến nay, Việt Namcó quan hệ thương mại song phương với trên 180 nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 hiệp định thương mại song phương (ký với Hoa Kỳ năm 2000), gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 hiệp định chống đánh thuế hai lần. Về các quan hệ đa phương toàn cầu và khu vực, Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia 467
- Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, tham gia Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) năm 1996, là thành viên sáng lập Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996, gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1998,gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2006, tham gia 10 hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương1và trở thành thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) năm 2015. Hội nhập quốc tế, phát triển quan hệ thương mại với các nước, tham gia các khu vực thương mại tự do, hoàn thiện cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu, mở cửa thị trường, nới lỏng các rào cản thương mại, xây dựng và thực thi các chiến lược phát triển xuất nhập khẩu cho từng thời kỳ tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam phát triển nhanh. Hoạt động xuất khẩu được mở rộng và đạt mức tăng trưởng cao trong nhiều năm.Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thời kỳ hội nhập (1995 - 2015) đạt được các kết quả sau: Thứ nhất, quy mô và kim ngạch xuất khẩu hàng hóa không ngừng gia tăng, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Xuất khẩu hàng hóa đã phát triển lên một mức mới, tăng trưởng cao cả về quy mô và tốc độ.Quy mô xuất khẩu hàng hóa tăng 29,81 lần, kim ngạch xuất khẩu năm 1995 mới đạt 5.448,9 triệu USD đến năm 2015 tăng lên 162.414,7 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân 19,21%/năm. 180000.0 40.00 160000.0 35.00 30.00 140000.0 25.00 120000.0 20.00 100000.0 15.00 80000.0 10.00 5.00 60000.0 0.00 40000.0 -5.00 20000.0 -10.00 0.0 -15.00 Kim ngạch XK (Triệu USD) Tăng trưởng KNXK (%) Hình 1.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thời kỳ hội nhập (1995- 2015) Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2015 là số liệu ước tính [17] Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng lên hàng năm giai đoạn 1995 - 2015, chỉ trừ năm 2009 giảm 8,92% do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. 110 hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương: Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) năm 1996; Hiệp định khung về hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc vào năm 2002 và Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc vào năm 2004 để thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc; Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc vào năm 2006 để thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc; Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản năm 2008 để thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản; Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc - Niu Di Lân vào năm 2009; Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ năm 2009 để thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ; Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) năm 2008; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê năm 2011, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc năm 2015 và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên Minh Kinh tế Á-Âu năm 2015.Ngày 4/02/2016, Việt Nam cùng 11 nước tham gia đã ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Auckland, Niu Di Lân. 468
- Những năm mà kim ngạch xuất khẩu có mức tăng trưởng cao phải kể tới: Năm 1995 (34,40%), năm 2011 (34,15%), năm 1996 (33,16%), năm 2008 (29,08%) (xem Hình 1.1). 21 năm kể từ khi Việt Nam bắt đầu hội nhập quốc tế vào năm 1995 đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng gấp 29,81 lần. Từ năm 1995 đến năm 2002, sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận, Việt Nam trở thành thành viên ASEAN và bắt đầu hội nhập quốc tế nhưng chưa có các hiệp định thương mại tự do, kim ngạch xuất khẩu tăng 3,07 lần. Sau khi ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hoa Kỳ, thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới đã được mở ra cho Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng gấp 2,91 lần năm 2002. Khi Việt Nam chính thức là thành viên WTO năm 2007 và sau đó là tham gia vào các FTA ASEAN+, tận dụng các ưu đãi từ các hiệp định và tận dụng tốt cơ hội khi thế giới bước vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế, kim ngạch xuất khẩu tăng 3,34 lần, đạt 162,4 tỷ USD vào năm 2015. Xuất khẩu hàng hóa đã trở thành một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế (theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 1995 xuất khẩu hàng hóa mới chỉ chiếm 20,82% GDP, đến năm 2014 tăng lên80,68% GDP), góp phần tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động, nâng cao đời sống của người dân, xóa đói, giảm nghèo. Trong điều kiện xuất khẩu dịch vụ chưa phát triển, xuất khẩu hàng hóa đóng vai trò quan trọng tạo lập và hạn chế thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai của nền kinh tế. Thứ hai, xuất khẩu hàng hóa được mở rộng, phát triển thêm một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mặt hàng xuất khẩu mới và chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng tích cực Xuất khẩu hàng hóa được mở rộng về quy mô và số lượng mặt hàng.Hàng hóa xuất khẩu ngày càng đa dạng và phong phú.Phát triển thêm một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực và tạo vị thế cao trong xuất khẩu các mặt hàng chủ lực. Năm 1999, chỉ có 4 mặt hàng xuất khẩu chủ lực (gạo, dầu thô, hàng dệt may và giầy dép) đạt kim ngạch 6,3 tỷ USD, chiếm 54,30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Đến năm 2014 đã có 24 mặt hàng xuất khẩu chủ lực, với giá trị xuất khẩu đạt 129,9 tỷ USD, chiếm 86,46% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Nhiều mặt hàng xuất khẩu thuộc top đầu thế giới: Hồ tiêu thứ nhất; Hạt điều, điện thoại, cà phê, sắn khô, hoa quả tươi, dừa thứ 2; Gạo, thủy sản, giầy dép và cao su thứ 3; Dệt may, chè và đay thứ 5; Đồ gỗ thứ 6; và dưa hấu thứ 7. Nhiều mặt hàng đã được mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao giá trị xuất khẩu như dệt may, giầy dép, thủy sản trở thành những mặt hàng thay thế dần dầu thô trong tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung. Những năm gần đây, xuất hiện thêm một số mặt hàng xuất khẩu mới có tốc độ tăng trưởng cao đang và tiếp tục là những hạt nhân quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu những năm tới như sản phẩm gỗ, điện tử và linh kiện máy tính, điện thoại, máy ảnh máy quay phim, sản phẩm cơ khí, túi xách vali Chất lượng hàng xuất khẩu được nâng lên đáng kể, một số mặt hàng có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và tác động tích cực tới chất lượng sản phẩm trong nước. Hiện nay, các mặt hàng như gạo, thủy sản, dệt may, giầy dép, cà phê, điều nhân, hạt tiêu của nước ta đã được thừa nhận đạt chất lượng quốc tế và được nhiều thị trường ưa chuộng. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chuyển dịchtheo hướng tích cực: Tăng tỷ trọng hàng chế biến chế tạo, giảm tỷ trọng hàng nguyên liệu thô và sơ chế. Nhóm hàng nông lâm thủy sản giảm mạnh trong cơ cấu hàng xuất khẩu, nhóm hàng công nghiệp nặng khoáng sản và nhóm hàng công nghiệp nhẹ tiểu thủ công nghiệp gia tăng (xem hình 1.2, 1.3). 469
- Nhóm hàng nông lâm thủy sản có chiều hướng giảm trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, nhóm hàng công nghiệp nặng khoáng sản và nhóm hàng công nghiệp nhẹ tiểu thủ công nghiệp có xu hướng gia tăng. Cụ thể, tỷ trọng của nhóm hàng nông lâm thủy sản trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu năm 1995 là 46,3%, năm 2000 là 29,0%, năm 2015 là 12,7%; tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản năm 1995 là 25,3%, năm 2000 là 37,2%, năm 2015 là 44,5% (xemHình 1.2). 120.0 100.0 Nhóm công nghiệp nhẹ và 80.0 tiểu thủ công nghiệp 60.0 Nhóm công nghiệp nặng và khoáng sản 40.0 Nhóm 20.0 nông, lâm, thủy sản 0.0 1995 1997 2000 2002 2005 2007 2010 2012 2015 Hình 1.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam phân theo Nhóm hàng thời kỳ 1995 - 2015(Đơn vị: %) Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê, còn một tỷ trọng nhỏ của kim ngạch vàng phi tiền tệ, năm 2015 là số liệu ước tính [17] Tỷ trọng hàng chế biến chế tạo có xu hướng gia tăng, còn tỷ trọng hàng nguyên liệu thô sơ chế có chiều hướng giảm trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu. Hàng chế biến hoặc đã tinh chế năm 2000 chiếm tỷ trọng 44,2% trong cơ cấu hàng xuất khẩu, năm 2010 tăng lên 65,1% và năm 2015 là 75,6%;Hàng thô hoặc mới sơ chế năm 2000 là 58,8%, năm 2010 và 2015 giảm xuống 34,9% và 24,4% (xem Hình 1.3). 100 50 0 2000 2002 2005 2007 2010 2012 2015 Hàng chế biến hoặc đã tinh chế Hàng thô hoặc mới sơ chế Hình 1.3. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam phân theo Danh mục tiêu chuẩn ngoại thương thời kỳ 1995 - 2015(Đơn vị: %) Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê, còn một tỷ trọng nhỏ hàng hóa không thuộc hai nhóm trên, năm 2015 là số liệu ước tính [17] Việt Nam đã thực hiện thành công một số khâu đột phá chiến lược tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu thời kỳ 2001 - 2015, thực hiện 2 chiến lược xuất nhập khẩu (Chiến lược phát triển xuất - nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010 và Chiến lược 470
- xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030) và Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010. Bên cạnh việc tiếp tục phát triển một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn như dệt may, giầy dép, nông sản nước ta đã tập trung cho phát triển sản xuất và xuất khẩu một số mặt hàng có tiềm năng và lợi thế so sánh, mặt hàng xuất khẩu mới như: Túi xách, ví, vali, mũ, ô dù; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; một số máy móc, thiết bị, mặt hàng quả Thứ ba, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng và đa dạng, cơ cấu thị trường xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tích cực Thị trường xuất khẩu được mở rộng theo hướng đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế. Quan hệ thương mại mở rộng tới các châu lục, các khối kinh tế khu vực và quốc tế.Sự chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu, bảo đảm được yêu cầu xuất khẩu hàng hóa là một trong những thành tựu lớn trong thời kỳ hội nhập. Năm 1995, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng rất cao 75,3%, châu Âu 18,2%, châu Mỹ 4,3% và châu Đại Dương 1,0% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, đến năm 2015 tỷ trọng thị trường châu Á giảm xuống còn 48,3%, châu Âu 21,5%, châu Mỹ 25,4%, châu Phi 2,3% và châu Đại Dương 2,5%. Sự hội nhập càng sâu của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu thì thị trường xuất khẩu càng được đa dạng hóa và cơ cấu thị trường chuyển dịch theo hướng tích cực: Giảm dần tỷ trọng thị trường châu Á, gia tăng tỷ trọng thị trường châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu Đại Dươngtrong cơ cấu thị trường xuất khẩu (xem Hình 1.4). 100.0 Châu Đại 80.0 Dương Châu Phi 60.0 Châu Mỹ 40.0 20.0 Châu Âu 0.0 1995 1997 2000 2002 2005 2007 2010 2012 2015 Hình 1.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thời kỳ 1995 - 2015(Đơn vị: %) Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2015 là số liệu ước tính [17] Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng ở các châu lục, hiện Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang 173 thị trường (theo số liệu của Trade Map, ITC tháng 12/2015). Chỉ tính riêng 23 thị trường đã chiếm 83,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. 12 thị trường lớn nhất (có tỷ trọng lớn hơn 2% tổng kim ngạch xuất khẩu) chiếm 67,0% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, gồm: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Công, Đức, các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Anh, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po. Trong đó, có 9 thị trường thuộc châu Á, 2 thị trường thuộc châu Âu và 1 thị trường thuộc châu Mỹ. Như vậy, sự gần gũi về khoảng cách địa lý, tương đồng về văn hóa và sự tin cậy chính trị rất quan trọng đối với thương mại quốc tế. Thị phần của hàng Việt Nam trên các thị trường tiềm năng (Hoa Kỳ, Ca-na-đa ) gia tăng nhanh. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giúp cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng về xuất khẩu. 471
- Thứ tư, bước đầu đã tận dụng được các cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại để phát triển xuất khẩu hàng hóa Các FTA sau khi ký kết, triển khai đã hỗ trợ cho phát triển mặt hàng và thị trường xuất khẩu, đóng góp vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Năm 1995 Việt Nam bắt đầu thực hiện tiến trình hội nhập quốc tế với việc gia nhập ASEAN, tiếp theo là APEC, WTO và ký kết, thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA). Tính đến cuối năm 2015, Việt Nam đã ký kết 10 FTA(9 FTA có giá trị hiệu lực), kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vàđang đàm phán 3 FTA. Với việc thực thi các FTA đa phương và song phương, tạo thuận lợi phát triển thương mại giữa Việt Nam với các nước tham gia. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các đối tác đã có FTA chiếm 43,42% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2014. Các FTA đã ký từ trước năm 2010 đang ở giai đoạn cắt giảm thuế, nên hàng xuất khẩu của Việt Nam được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu sang thị trường các đối tác. Do vậy, các mặt hàng xuất khẩu được hưởng nhiều ưu đãi như túi xách, giầy dép, dệt may có tốc độ tăng trưởng kim ngạch cao (25,24%/năm, 19,72%/năm, 15,77%/năm). 1.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thời kỳ hội nhập (1995 - 2015) còn những tồn tại, hạn chế sau: Thứ nhất, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chuyển dịch chưa thực sự hợp lý, giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu còn thấp, năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu chậm được cải thiện Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chưa hướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, tỷ trọng sản phẩm chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao còn thấp. Tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản và nông lâm thủy sản giảm dần trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, tỷ trọng nhóm hàng chế biến chế tạo tăng nhanh (xem hình 1.2, 1.3). Tuy nhiên sự chuyển dịch chưa thực sự hợp lý vì nhóm hàng chế biến, chế tạo vẫn chủ yếu làm gia công, lắp ráp cho nước ngoài (dệt may, da giầy, hàng điện tử, điện thoại ), giá trị gia tăng của sản phẩm thấp, chưa được cải thiện, sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ và chất xám cao còn hạn chế. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tập trung quá lớn vào một số ít mặt hàng chủ lực của các ngành nông lâm thủy sản và công nghiệp gia công sử dụng nhiều lao động hoặc tài nguyên. 24 mặt hàng xuất khẩu chủ lực (kim ngạch trên 1 tỷ USD) chiếm 86,46% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2014, 10 mặt hàng lớn nhất (kim ngạch trên 3 tỷ USD) chiếm 69,30%, 2 mặt hàng lớn nhất là điện thoại và dệt may chiếm 29,63%. Những năm qua, nhóm hàng dệt may, da giầy, điện tử được đẩy mạnh xuất khẩu để đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu trong điều kiện ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển đã buộc phải gia tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu. Trong khi đó, nhóm hàng nông, lâm, thủy sản chưa tập trung vào nâng cao chất lượng và cấp độ chế biến để nâng giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu và giúp vượt rào cản kỹ thuật ở thị trường các nước phát triển. Vì thế mà chất lượng hàng nông, thủy sản của nước ta vẫn còn thấp khi so sánh với Thái Lan, Trung Quốc và vẫn gặp khó khăn khi thâm nhập thị trường Nhật Bản, EU, Úc (những thị trường có quy định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm). 472
- Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu còn thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố sẵn có về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ. Trong những năm gần đây, xuất khẩu của Việt Nam đang dần xác lập được vị thế cạnh tranh trên thị trường thế giới, tuy nhiên nước ta chỉ chiếm lĩnh thị trường thế giới chủ yếu ở nhóm hàng hóa cơ bản như dầu thô, khoáng sản, nông sản, thủy sản, dệt may, da giầy, đồ gỗ và hàng điện tử. Đây là những ngành hàng xuất khẩu thâm dụng tài nguyên và lao động lớn, đem lại giá trị gia tăng thấp và có xu hướng không có khả năng tăng trưởng kim ngạch nhanh, đồng thời rất dễ bị ảnh hưởng bởi những biện pháp phòng vệ thương mại của các nước nhập khẩu. Năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới thấp.Khoảng 90% nông sản xuất khẩu dạng thô hoặc sơ chế, chất lượng thấp, chưa có thương hiệu.Các mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo chủ yếu là gia công, lắp ráp cho nước ngoài, hầu hết chưa có thương hiệu. Do chất lượng thấp và không có thương hiệu, phần lớn giá hàng hóa xuất khẩu của nước ta buộc phải duy trì thấp hơn các đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn, gạo Việt Nam giá bán luôn thấp hơn gạo cùng loại của Thái Lan 3 - 5%. Cá tra Việt Nam hiện chiếm 90% thị phần thế giới song giá bán thấp hơn 20 - 30% sản phẩm tương tự [3, tr.5].Năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu chậm được cải thiện, nhất là các mặt hàng chế biến, chế tạo.Hiện Việt Nam vẫn phải gia tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu làm tăng giá thành sản phẩm, giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Thứ hai, quá trình chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu nhìn chung diễn ra tương đối tốt, tuy nhiên sự chuyển dịch này chưa được định hướng trên một tầm nhìn dài hạn Sự chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu chưa được định hướng trên một tầm nhìn dài hạn, chủ yếu mới chỉ là sự thích ứng với thay đổi của tình hình, vì vậy đã nhanh chóng bộc lộ những điểm yếu. Mặc dù đa dạng hoá song việc tập trung quá lớn vào một số thị trường đã làm suy giảm khả năng thực hiện mục tiêu mở rộng thị trường mới, dẫn tới nguy cơ đánh mất thị trường, khó có thể phát triển bền vững và duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Dấu hiệu xuất khẩu “hụt hơi” đã xuất hiện trong bối cảnh cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường xuất khẩu chưa có chuyển biến hứa hẹn tạo ra nhiều đột phá mới. Sự chủ động trong chiến lược cơ cấu lại các nhóm hàng xuất khẩu nói chung và từng mặt hàng xuất khẩu chủ lực nói riêng dường như đang dần tuột khỏi tầm tay. Nỗ lực để đổi từ "lượng sang chất, từ manh mún sang tập trung, từ thô sang tinh " rất chậm. Nói cách khác là vẫn “có gì xuất nấy” mà chưa có chiến lược xuất khẩu được xây dựng dựa trên lợi thế so sánh với năng suất lao động cao và chiếm vai trò chủ động trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nếu các doanh nghiệp không tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị thì ngay cả quy mô xuất khẩu cũng khó tăng lên mà lợi ích thu được cũng sẽ dần chuyển hết sang tay các nhà đầu tư nước ngoài. Thứ ba, xuất khẩu hàng hóa vẫn phụ thuộc chủ yếu vào khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Các chủ thể tham gia xuất khẩu không ngừng được mở rộng, đa dạng hóa và hoạt động ngày càng hiệu quả, tuy nhiên xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vẫn dẫn đầu và đóng góp lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng từ 27,0% năm 1995 lên 57,2% năm 2005 và 70,9% năm 2015. Trong khi đó, tỷ trọng của khối doanh nghiệp trong nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu lại có xu hướng giảm từ 73,0% năm 1995 xuống còn 42,8% năm 2005 và 29,1% năm 2015. 473
- 100% Khu vực có 80% vốn đầu tư nước ngoài 60% 40% Khu vực kinh tế trong nước 20% 0% 1995 1997 2000 2002 2005 2007 2010 2012 2015 Hình 1.5. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế thời kỳ 1995 - 2015(Đơn vị: %) Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2015 là số liệu ước tính [17] Thứ tư, chưa khai thác tốt các cơ hội và tận dụng hiệu quả những ưu đãi từ các FTA, còn thiếu chủ động trong việc hạn chế các thách thức do hội nhập mang lại Trong công tác triển khai thực hiện, một số địa phương và doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về các cơ hội và những ưu đãi mà các FTA mang lại nên chưa khai thác và tận dụng hiệu quả được các cơ hội và những ưu đãi để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường FTA. Trong khi đó, các nước tham gia các FTA cùng với Việt Nam không những khai thác và tận dụng rất hiệu quả những cơ hội và ưu đãi, mà còn có đối sách phù hợp để hạn chế các thách thức từ các FTA này, điển hình như Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Xin-ga-po, Trung Quốc, Thái Lan Bên cạnh đó, việc xây dựng và sử dụng các hàng rào thương mại (SPS, TBT và các biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời) để hạn chế những tác động bất lợi của các FTA đã ký kết còn chậm và chưa có hiệu quả cao, trong bối cảnh sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam còn yếu, nhập siêu từ các thị trường đã ký FTA ở mức cao. Vấn đề đối phó với các rào cản thương mại ngày càng tinh vi của các nước nhập khẩu còn hạn chế, doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn lúng túng trước những rào cản này như: Quy định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản, EU và Úc; Điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp của Hoa Kỳ , EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế: - Xuất khẩu hàng hóa dễ bị tổn thương trước biến động từ bên ngoài như giá cả thị trường thế giới, sự xuất hiện rào cản thương mại mới, việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước nhập khẩu. Các nước phát triển có những quy định nhập khẩu rất chặt chẽ và khắt khe, thực hiện nhiều biện pháp và rào cản thương mại nhằm bảo vệ người tiêu dùng và sản xuất trong nước. Các nước này ngày càng nâng cao các tiêu chuẩn và quy định đối với hàng nhập khẩu, gây khó khăn cho hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển. Xu hương bao hô của các thị trường nhập khẩu đã và đang anh hương đên xuât khâu hàng hóa cua Vi ệt Nam, đăc biêt la nhom hang nông san, thuy san, da giầy, dệt may. Doanh nghiêp nươc ta ngay cang phai ưng pho vơi nhiê u vu kiên vê ban pha gia, trợ cấp không chi vơi cac thi trương phat triên (Hoa Kỳ, EU ) ma con vơi ca cac thi trương mơi nôi như Ân Đô, Nga, Braxin 474
- - Kinh tế phát triển chưa bền vững, mô hình tăng trưởng còn chậm được chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu và vốn đầu tư sang đồng thời dựa cả vào xuất khẩu, vốn đầu tư và thị trường nước ngoài. Năng suất lao động còn thấp, phát triển kinh tế vẫn phụ thuộc nhiều vào vốn, tài nguyên, lao động trình độ thấp. Sản xuất kinh doanh chưa gắn với mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Xuất khẩu thô, xuất khẩu dưới hình thức gia công còn lớn; hàm lượng giá trị quốc gia và giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu còn thấp. - Năng lực dự báo, nhận biết các chính sách, những thay đổi trên thị trường thế giới của các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách còn hạn chế, trong khi khả năng thích ứng với bối cảnh mới của thị trường quốc tế (rào cản thương mại, xu hướng hình thành các FTA trở nên phổ biến làm thay đổi chính sách và luồng thương mại ) của doanh nghiệp xuất khẩu còn yếu. - Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cua doanh nghiệp va san phâm còn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Theo chỉ số tổng hợp, Việt Nam đạt 4,30 đứng thứ 56/70, trong khi đó, Trung Quốc đạt 4,89 đứng thứ 28/70, Ma-lai-xi-a đạt 5,23 đứng thứ 18/70, Thái Lan đạt 4,64 đứng thứ 32/70 [14]. Nươc ta hôi nhâp ngay cang sâu vao n ền kinh tê khu vưc va thê giơi dân đên sư canh tranh vơi cac đôi tac trên ca ba câp đô quôc gia, doanh nghiêp va san phâm, se ngay cang gay găt trong linh vưc thu hut đâu tư va mơ rông thị trường xuất khẩu hàng hóa. - Công nghiêp hô trơ cua Vi ệt Nam chậm phat triển, trình độ công nghệ còn thấp và giá thành cao đã không những làm cho xuất khẩu tăng chậm mà còn gây cản trở quá trình tham gia vào mạng sản xuất và phân phối toàn cầu. Mức độ phụ thuộc của nền kinh tế vào bên ngoài về nguyên nhiên, vật liệu và máy móc, thiết bị ngày càng lớn, làm tăng nhập khẩu và không nâng cao được hiệu quả kinh tế từ xuất khẩu. Ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa đáp ứng được nguồn nguyên liệu, phụ liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu. Một số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta như dệt may, da giày vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan nên không đáp ứng được quy tắc xuất xứ nội khối theo một số FTA. Do đó, hai nhóm hàng này tận dụng chưa hiệu quả những ưu đãi trong các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường FTA. - Thể chế môi trường kinh doanh nói chung và môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng chưa được cải thiện mạnh. Trong thời gian qua, môi trường kinh doanh tại Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, theo xếp hạng của Báo cáo thường niên Môi trường kinh doanh (Doing Business Report) của Ngân hàng Thế giới, chỉ số môi trường kinh doanh tại Việt Nam năm 2015 là 78/189, tụt 6 bậc so với năm 2014, mặc dù Việt Nam đã căn cứ vào các chỉ số này để triển khai hàng loạt những cải cách thời gian qua [5]. - Tham gia các FTA còn mang tính bị động, đôi khi còn bị lôi cuốn theo tình thế và yêu cầu chính trị, chưa có nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, đặc biệt là mức độ sẵn sàng và sự chuẩn bị của nền kinh tế Việt Nam chưa cao; Quan điểm và nhận thức về tham gia các FTA ở các ngành và các cấp còn có sự khác nhau, chưa thống nhất; Chưa tạo được các nỗ lực cao trong toàn xã hội để tận dụng tối đa các ưu đãi, các cơ hội từ tham gia các FTA để duy trì mức tăng trưởng xuất khẩu cao sang các thị trường đã ký FTA, hạn chế các tác động bất lợi của tự do hóa theo các cam kết FTA đối với thương mại. Nước ta chưa chuẩn bị tốt các điều kiện cơ bản trong nước khi tham gia các FTA và chưa sử dụng được hiệu quả các FTA đã ký kết làm công cụ để cải thiện cán cân thương mại, cán cân thanh toán vãng lai và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững. 475
- - Chưa quan tâm đầy đủ đến quá trình tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Những năm qua, mặc dù Việt Nam chủ động hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực nhưng lại chưa chú trọng đến xu hướng hợp tác và phân công lao động quốc tế để phát triển xuất khẩu. Hiện đa phần các quốc gia trên thế giới đều tham gia vào phân công lao động quốc tế. Quá trình sản xuất và phân phối nhiều hàng hóa đều hình thành các chuỗi giá trị toàn cầu. Dựa vào lợi thế so sánh, các quốc gia lựa chọn khâu nào có lợi nhất, mang lại nhiều giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Tuy nhiên, Việt Nam lại chưa quan tâm đầy đủ đến vấn đề này, chưa hỗ trợ xúc tiến để lựa chọn và tham gia vào các khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu, vẫn dừng lại ở khâu sản xuất là khâu có giá trị gia tăng thấp nhất. - Kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng cho phát triển xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ logistics còn lạc hậu, yếu kém, chưa đồng bộ, chưa theo kịp sự tăng trưởng cao của xuất khẩu hàng hóa. Tình trạng quá tải tại các cảng biển, năng lực vận tải và bốc xếp hàng hạn chế, thủ tục hành chính còn phức tạp đã làm cho thời gian thông quan bị kéo dài, chi phí tăng cao, năng lực cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu bị giảm. Nhiều dịch vụ phục vụ hoạt động kinh doanh xuất khẩu Việt Nam phải thuê hoặc mua của nước ngoài. - Nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển xuất khẩu hàng hóa. Năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển xuất khẩu hàng hóa chưa theo kịp đòi hỏi cao của hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.Nguồn nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu còn thiếu về số lượng và chất lượng chưa cao. Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu sức hấp dẫn đối với các nhà làm chiến lược và quản trị cao cấp, đa phần không có chiến lược kinh doanh bài bản theo hướng khai thác lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế. Do thiếu kiến thức và kỹ năng hoạt động kinh doanh trên thị trường thế giới, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường diễn ra theo các hợp đồng ngắn hạn, cạnh tranh lẫn nhau, thiếu tính liên kết và không có thương hiệu. - Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm được, hoặc chưa cập nhật được các quy định nhập khẩu hàng hóa và quy định về kiểm dịch đối với hàng nhập khẩu của các nước như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản Vì vậy, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường này còn gặp khó khăn ở khâu thâm nhập thị trường và kiểm dịch. Một số lô hàng xuất khẩu vẫn vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của phía bạn. - Thương hiệu cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa được các doanh nghiệp quan tâm, đầu tư và phát triển xứng tầm. Thực tế cho thấy, hầu hết những mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vẫn chỉ ở dạng nguyên liệu thô hoặc sơ chế, sản phẩm đã qua chế biến thì phần lớn lại mang thương hiệu của đối tác nước ngoài. Giá trị nông sản xuất khẩu của nước ta so với các nước có trình độ tương đương thấp hơn nhiều. Hàng dệt may, da giầy, điện tử chủ yếu làm gia công nên mang thương hiệu của nước ngoài. Một trong những nguyên nhân là việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. - Hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế và chưa hiệu quả: Công tác nghiên cứu và phát triển thị trường còn nhiều hạn chế; Hoạt động quảng bá sản phẩm mới tới người tiêu dùng nước ngoài còn chậm; Chưa nắm rõ về thị hiếu tiêu dùng và những thay đổi về thị hiếu tiêu dùng; Còn chậm trong việc nắm bắt những thay đổi về chính sách của từng nước liên quan đến nhập khẩu hàng hóa. Chẳng hạn, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản có rất 476
- nhiều bộ luật liên quan đến hàng nhập khẩu, các quy định về hàng hóa nhập khẩu thường xuyên thay đổi theo hướng chặt chẽ và khắt khe hơn. 2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 2.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 Cơ hội thúc đẩy phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 Thứ nhất, kinh tế toàn cầu đang trong quá trình phục hồi sau khủng khoảng.Mặc dù tốc độ phục hồi còn chậm nhưng các dấu hiệu đã trở nên rõ nét.Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế thế giới tăng trưởng từ 3,36% năm 2016 lên 3,97% năm 2020. Thương mại toàn cầu được dự báo tăng trưởng ổn định trong giai đoạn này. IMF dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu từ 4,74% năm 2016 lên 5,13% năm 2020 [13]. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Kinh tế toàn cầu hồi phục có thể được xem là cơ hội để nước ta đẩy mạnh xuất khẩu, tăng kim ngạch và mở rộng danh mục các mặt hàng xuất khẩu. Thứ hai, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng. Kéo theo đó là xu thế tự do hóa thương mại diễn ra mạnh mẽ ở quy mô khu vực và thế giới. Các FTA xuất hiện ngày càng nhiều.Việc cắt giảm các hàng rào thương mại thông qua các FTA được ký kết trong khu vực cũng như trên toàn cầu sẽ dỡ bỏ các rào cản thương mại truyền thống giúp cho hoạt động thương mại được mở rộng hơn. Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các liên kết kinh tế đang được củng cố và phát triển trên cả chiều rộng và chiều sâu sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các quốc gia trong khu vực mở rộng hợp tác kinh tế và thương mại quốc tế. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký kết vào ngày 04/02/2016. Khi TPP được thực thi sẽ đẩy mạnh trao đổi thương mại trong khu vực, sẽ là cú hích quan trọng thúc đẩy phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Thứ ba, thương mại tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong kinh tế thế giới. Tổng kim ngạch thương mại toàn cầu từ 12.500 tỷ USD năm 2010 lên 30.500 tỷ USD năm 2030 (theo giá USD cố định năm 2005). Tỷ trọng thương mại hàng hóa trong GDP toàn cầu từ 25% năm 2010 lên 45% năm 2020 (dự báo của Euromonitor). Các nước đang phát triển sẽ thay thế các nước công nghiệp phát triển thống lĩnh kinh tế và thương mại toàn cầu. Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng. Việt Nam tích cực hội nhập vào khu vực và thế giới. Ngoài việc trở thành thành viên WTO năm 2007, Việt Nam tích cực đàm phán, ký kết và thực thi các FTA song phương, đa phương và khu vực. Tính đến tháng 02/2016 nước ta đang thực thi 9 FTA, FTA Việt Nam - Liên Minh Kinh tế Á-Âu và TPPđang chờ có hiệu lực thi hành, EVFTA đang hoàn tất thủ tục để ký kếtvà 3 FTA đang đàm phán (RCEP, FTA ASEAN - Hồng Công, FTA Việt Nam -Khối EFTA). Hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới mở ra nhiều cơ hội để thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo, mở rộng thị trường và thúc đẩyphát triển xuấtkhẩu hàng hóa. Thứ năm, định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng được đưa vào Báo cáo chính trị tại Đại hội XII của Đảng. Mô hình tăng trưởng trong thời gian tới kết hợp hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế; phát triển nhanh và bền vững; tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu; giải quyết hài 477
- hòa giữa mục tiêu trước mắt và lâu dài, giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, thân thiện với môi trường; chuyển mạnh mô hình tăng trưởng từ chủ yếu dựa vào xuất khẩu, vốn đầu tư sang đồng thời dựa cả vào vốn đầu tư, xuất khẩu và thị trường trong nước. Thách thức ảnh hưởng tới phát triển xuất khẩu hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 Thứ nhất, kinh tế thế giới phục hồi chậm, không đồng đều và còn nhiều khó khăn.Trong bối cảnh thế giới với những căng thẳng về địa chính trị và xung đột lãnh thổ, tôn giáo, sắc tộc trong khu vực và trên thế giới, giá dầu thô giảm ở mức thấp, dự báo tình hình kinh tế thế giới trong thời gian tới vẫn sẽ tiếp tục còn nhiều khó khăn, có thể gây sụt giảm nhu cầu tiêu dùng, giá thành nhiều mặt hàng xuất khẩu cũng vì thế mà có chiều hướng giảm. Bên cạnh đó, xu hướng bảo hộ có chiều hướng gia tăng trên thế giới, nhất là các vụ kiện chống bán phá giá hay hàng rào kỹ thuật, gây ra khó khăn cho phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Thứ hai, khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn là trung tâm phát triển năng động của kinh tế thế giới.Vai trò trung tâm kết nối của ASEAN trong các thiết chế khu vực tiếp tục được khẳng định nhưng còn nhiều thách thức.Tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn trong khu vực ngày càng quyết liệt.Hòa bình và hợp tác phát triển là xu thế lớn nhưng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp chủ quyền biển đảo có biểu hiện gia tăng.Bối cảnh kinh tế - thương mại trên thế giới cũng như trong khu vực sẽ tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp và khó dự đoán. Thứ ba, xu hướng phát triển kinh tế xanh, sản phẩm tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường tiếp tục gia tăng. Thêm vào đó, các FTA ngày càng nhiều hơn, đòi hỏi phải bảo hộ sản xuất nội địa. Các quốc gia phát triển sẽ tiếp tục thực hiện nhiều rào cản thương mại, hàng rào kỹ thuật trên danh nghĩa bảo vệ người tiêu dùng, môi trường, lao động. Các tiêu chuẩn cao được đặt ra, kể cả các tiêu chuẩn mới như đảm bảo yếu tố môi trường và sử dụng người lao động tại doanh nghiệp nước xuất khẩu. Đây sẽ là thách thức đối với phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thời kỳ 2016 - 2020. Thứ tư, các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tăng cường liên kết, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, nhất là trong thương mại, đầu tư, nhân lực, khoa học, công nghệ. Hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng, nhất là hội nhập kinh tế. Việc thực hiện các FTA thế hệ mới(TPP, EVFTA) mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức. Đó là những rào cản kỹ thuật và các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng được áp dụng phổ biến nhằm bảo vệ sản xuất trong nước. Nhiều biện pháp kỹ thuật, kiểm soát hàng nhập khẩu, nhất là đối với hàng nông thủy sản. Do vậy, các sản phẩm nông sản như gạo, rau quả dù được hưởng thuế ưu đãi vẫn có thể gặp khó khăn về khả năng tiếp cận thị trường do không đáp ứng được tiêu chuẩn về dư lượng thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu 2.2. Định hướng phát triển xuất khẩu hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 Định hướng phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020: - Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu. Phát triển xuất khẩu không chỉ chú trọng tới tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mà còn tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần ổn định xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. 478
- - Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Nâng cao hiệu quả đầu tư công. Tăng cường tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và sắp xếp đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp để đạt mục tiêu đề ra. Đổi mới công nghệ, phát triển công nghiệp hỗ trợ và các ngành có công nghệ cao, giá trị gia tăng cao. Tham gia sâu hơn vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. - Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu một cách hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm thân thiện môi trường trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu. - Phát triển xuất khẩu hàng hóa phù hợp với các bước chuyển dịch cơ cấu các ngành sản xuất. Phát triển xuất khẩu hàng hóa trong 5 năm tới vẫn phần nhiều dựa trên cơ sở phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, có thị trường xuất khẩu tương đối ổn định và các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản xuất khẩu. Nhóm hàng dệt may, da giầy, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, thực phẩm chế biến, điện và điện tử, cơ khí, hóa phẩm tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ và nhóm nông lâm thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu 5 năm tới. Chú trọng nâng cao hàm lượng chế biến sâu, tăng tỷ lệ nội địa trong sản phẩm, nâng cao cấp độ gia công chế tác sản phẩm xuất khẩu để tăng giá trị và kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng dệt may, da giầy, điện tử Đồng thời, phải tích cực tham gia vào mạng lưới sản xuất và phân phối toàn cầu, nhất là mạng lưới sản xuất và phân phối của các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia. Tiến tới giảm dần gia công xuất khẩu cho nước ngoài và tăng dần xuất khẩu sản phẩm tự sản xuất để nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu hàng hóa. - Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống, tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng; Khai thác và tận dụng tốt các cơ hội về mở cửa thị trường theo lộ trình cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ các rào cản phi thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang các thị trường đã ký FTA. 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 3.1. Giải pháp về phía Nhà nước (1) Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu - Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu theo cơ chế thị trường, theo thông lệ quốc tế, phù hợp với các cam kết song phương và đa phương của Việt Nam. - Tạo môi trường pháp lý thông thoáng để đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu dây chuyền, máy móc thiết bị công nghệ cũ, nguyên vật liệu chất lượng thấp nhằm phát triển sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu. - Xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường đối với hàng xuất khẩu (các nhóm hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực, các nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ lực). - Sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và quy định về tiêu chuẩn, phương thức kiểm dịch, kiểm tra chất lượng hàng hóa. Công khai hóa tiêu chuẩn áp dụng, đơn vị thực hiện kiểm tra, thời gian và chi phí đối với từng mặt hàng cụ thể. 479
- (2) Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Tập trung phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu để từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu quốc gia và có sức cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu. - Tiếp tục đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động các ngành sản xuất có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn như cơ khí, đồ gỗ, dệt may, da giầy. - Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển, thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đối với các ngành cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, linh kiện ôtô, dệt may, da giầy và công nghệ cao. - Ban hành chính sách, biện pháp nhằm tổ chức lại sản xuất nông lâm ngư nghiệp theo hướng liên kết về lực lượng, tư liệu sản xuất để tạo điều kiện đưa khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, giống mới vào sản xuất. - Xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu để nâng cao chất lượng, hiệu quả xuất khẩu và bảo vệ uy tín, thương hiệu hàng hóa Việt Nam. (3) Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa - Đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương, đa phương nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu; Rà soát các cơ chế, chính sách và cam kết quốc tế để bảo đảm sự đồng bộ trong quá trình thực hiện các cam kết. - Tiến hành rà soát, đàm phán, ký mới và bổ sung các hiệp định đã ký về sự phù hợp và công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện lưu thông thuận lợi, ổn định cho hàng hóa xuất khẩu. - Tăng cường cơ chế trao đổi thông tin cấp chính phủ, xử lý các rào cản thương mại và các vấn đề vướng mắc trong quan hệ thương mại với các nước: Định kỳ hàng năm tiến hành rà soát, thúc đẩy việc triển khai kết quả các kỳ họp Ủy ban liên chính phủ, Ủy ban hỗn hợp. Triển khai tích cực có hiệu quả cơ chế họp này; Nghiên cứu xác định các thị trường mới, thị trường tiềm năng để đề xuất, thiết lập các cơ chế hợp tác Ủy ban liên chính phủ, ủy ban hỗn hợp hỗ trợ thúc đẩy trao đổi thương mại; Tăng cường cơ chế trao đổi thông tin ở các cấp hoạch định và thực thi chính sách để xử lý vướng mắc, rào cản thương mại và các vấn đề nổi cộm lớn, đặc biệt là vấn đề kiểm dịch động thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các thị trường có yêu cầu khắt khe về điều kiện nhập khẩu. - Tổ chức hiệu quả, đồng bộ hoạt động thông tin, dự báo tình hình thị trường hàng hóa trong nước và thế giới, luật pháp, chính sách và tập quán buôn bán của các thị trường để giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường hiệu quả. - Đổi mới mô hình tổ chức, tăng cường hoạt động của các thương vụ, cơ quan xúc tiến thương mại ở nước ngoài; đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng tập trung phát triển sản phẩm xuất khẩu mới có lợi thế cạnh tranh, không bị hạn chế về thị trường hoặc vào các thị trường còn nhiều tiềm năng. - Tăng cường công tác dự báo và cung cấp thông tin về sự điều chỉnh các hàng rào thương mại của các nước (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Úc ) đối với hàng nhập khẩu cho các doanh nghiệp để họ kịp thời ứng phó với những thay đổi về quy trình sản xuất và công nghệ chế biến nhằm thích ứng với tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước này, tăng khả năng cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu. - Triển khai hiệu quả Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho hàng xuất khẩu: Tăng cường công tác xây dựng, quảng bá thương hiệu hàng hóa Việt Nam gắn với các hoạt động xúc tiến thương mại tại các thị trường xuất khẩu nhằm xây dựng hình ảnh, tạo cơ sở phát triển xuất khẩu hàng Việt Nam ổn định, vững chắc; Ưu 480
- tiên hỗ trợ thâm nhập thị trường nước ngoài đối với các thương hiệu hàng hóa thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia. - Tích cực triển khai công tác xúc tiến thương mại thông qua các hoạt động: Tổ chức các gian hội chợ, triển lãm chuyên ngành, hoạt động giao thương xúc tiến các ngành hàng xuất khẩu có tiềm năng như thực phẩm chế biến, thủy sản, nông sản nhằm củng cố, phát triển thị trường xuất khẩu truyền thống, tiềm năng và khai thác thị trường xuất khẩu mới. Đẩy mạnh hoạt động dự báo thị trường trong và ngoài nước, phổ biến kịp thời thông tin thị trường, sớm phát hiện và có biện pháp vượt qua các rào cản kỹ thuật. - Ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại và tranh chấp thương mại quốc tế: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, tập huấn để nâng cao kiến thức của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, hiệp hội, doanh nghiệp về pháp luật cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, các vụ điều tra phòng vệ thương mại, vụ kiện trong thương mại; Khuyến khích doanh nghiệp chủ động phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong chuẩn bị, ứng phó và tham gia vào các vụ việc cụ thể để đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam tại thị trường nước ngoài; Tiếp tục củng cố và triển khai hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại. (4) Chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu - Tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Rà soát, điều chỉnh các chính sách về thu hút đầu tư nhằm thu hút mạnh đầu tư trong nước và ngoài nước vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu. - Đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm bảo hiểm rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu; tạo sự thuận lợi trong việc đi vay từ các tổ chức tín dụng để tăng lượng hàng hóa xuất khẩu, tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế. - Điều hành chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, cân đối hài hòa giữa yêu cầu xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu. (5) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao nhận kho vận và đẩy nhanh xã hội hóa hoạt động dịch vụ logistics - Rà soát đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, luồng lạch, kho tàng bến bãi tại các cảng biển và các địa điểm thông quan hàng hóa xuất khẩu. - Xây dựng chính sách phát triển các dịch vụ logistics; thu hút đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật cho dịch vụ logistics và năng lực thực hiện các dịch vụ này. (6) Đào tạo phát triển nguồn nhân lực - Đổi mới hệ thống đào tạo nguồn nhân lực theo hướng: Đào tạo gắn với yêu cầu, mục tiêu phát triển của từng ngành hàng và có chất lượng, tay nghề cao, trước hết là đối với sản xuất hàng dệt may, da giầy, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, cơ khí. - Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo hướng gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, từng bước thực hiện đào tạo theo yêu cầu định hướng của cộng đồng doanh nghiệp. - Bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đầu tư, tham gia vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các ngành sản xuất, xuất khẩu. 3.2.Giải pháp về phía doanh nghiệp (1)Tích cực tìm hiểu thông tin về thị trường xuất khẩu Doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu thông tin về các thị trường xuất khẩu (Thị hiếu tiêu dùng, chính sách thương mại, các quy định đối với hàng nhập khẩu, các luật về nông nghiệp, 481
- thực phẩm, kiểm dịch ) để chủ động trong sản xuất và xuất khẩu hàng hóa. Để bảo vệ người tiêu dùng và nền sản xuất nội địa, các nước phát triển (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Úc ) thường xuyên điều chỉnh luật pháp và chính sách. Vì vậy, muốn đẩy mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp cần tích cực theo dõi và nắm tình hình khi các nước xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật về quy trình sản xuất và chế biến sản phẩm đối với hàng nhập khẩu để có sự chuẩn bị, tránh bị động, hạn chế thiệt hại và gia tăng xuất khẩu. (2) Đây manh xuât khâu nhưng mặt hang ma Viêt Nam co lợi thê va được hương nhiêu ưu đãi trong các FTA Các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế và được hưởng nhiều ưu đãi trong các FTA như hàng rau quả, thiết bị điện tử, hàng dệt may, da giầy, gỗ và sản phẩm gỗ, sắt và sản phẩm sắt, sản phẩm gốm sứ Các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thật kỹ nội dung của từng FTA,lộ trình giảm thuế của các nước đối tác, yêu cầu về xuất xứ đối với từng mặt hàng ) và các hướng dẫn của các bộ, ngành chức năng liên quan đến việc thực thi các hiệp định qua các trang web như Doanh nghiệp tra cứu Phụ lục thuế để xem mặt hàng xuất khẩu của mình được giảm thuế như thế nào theo từng FTA. Dựa vào mức thuế ưu đãi và xuất xứ nguyên liệu để khai và xin C/O form được hưởng nhiều ưu đãi nhất qua các tổ chức cấp C/O của Việt Nam (Ví dụ xuất khẩu sang Nhật Bản có thể dùng một trong hai loại C/O AJ hoặc VJ ). (3) Chủ động nguồnnguyên vật liệu trong sản xuất hàng xuất khẩu sang các thị trường mới ký kết và sắp ký kết FTA Việt Nam vừa ký kết FTA Việt Nam - Liên Minh Kinh tế Á-Âuvà TPP hiện chưa có giá trị hiệu lực, kết thúc đàm phán EVFTA. 3 FTA này đều là những FTA thế hệ mới, các nước đối tác cắt giảm thuế trên 90% đối với hàng xuất khẩu Việt Nam. Hàng Việt Nam sẽ được hưởng nhiều ưu đãi khi thực hiện các FTA này. Tuy nhiên, quy tắc xuất xứ và những quy định đối với hàng nhập khẩu khó thực hiện hơn, đặc biệt đối với TPP có quy tắc xuất xứ nội khối. Các mặt hàng như da giầy sẽ không được hưởng lợi nhiều từ TPP vì nguyên phụ liệu sản xuất các mặt hàng này chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan - các quốc gia không nằm trong TPP. Để tận dụng được những ưu đãi từ TPP, EVFTA hàng hóa phải đáp ứng yêu cầu có xuất xứ nguyên phụ liệu từ nội địa và/hoặc từ các nước tham gia hiệp định. Vì vậy, doanh nghiệp cần chủ động nguồn nguyên phụ liệu trong sản xuất hàng xuất khẩu. Để chủ động nguồn nguyên phụ liệu trong sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp Việt Nam có thể: (i) Xây dựng các trung tâm nguyên phụ liệu; (ii) Nhập khẩu nguyên phụ liệu từ các nước thành viên hiệp định; (iii) Hợp tác với doanh nghiệp Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc trong sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu; (iv) Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành để có khả năng đáp ứng những đơn hàng lớn. (4)Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam khá đơn điệu và chất lượng hàng còn thấp khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác. Do đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp cần phải đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc đầu tư đổi mới công nghệ chế biến, chế tạo và chủ động triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO 9000, HACCP ) đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khoẻ, môi trường. HACCP là yêu cầu bắt buộc của các nước phát triển đối với thực phẩm chế biến trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài. Vì vậy, các doanh nghiệp cần từng bước chuẩn hóa 482
- các quy trình sản xuất và chế biến sản phẩm xuất khẩu theo tiêu chuẩn để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu. Nếu muốn trụ vững trên thị trường các nước phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Úc các doanh nghiệp Việt Nam phải hướng đến một nền sản xuất sạch hơn, ở đó chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề đặt lên hàng đầu chứ không phải là sản lượng và giá cả thấp. Do vậy, việc hình thành chuỗi liên kết là rất cần thiết để có thể cạnh tranh trên thị trường. (5) Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn Doanh nghiệp cần lựa chọn chiến lược sản phẩm và chiến lược thâm nhập thị trường phù hợp với nhu cầu, tình hình thực tế của từng thị trường và khả năng của doanh nghiệp; Nghiên cứu đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như tránh các rào cản thương mại đã có và sẽ có trong tương lai. Đối với nhóm hàng nông lâm thủy sản, cần nuôi trồng và khai thác nguồn nguyên liệu cho sản phẩm xuất khẩu ổn định, bền vững và hợp pháp để đáp ứng những yêu cầu khắt khe của thị trường các nước phát triển. (6)Chú trọng xây dựng thương hiệu cho hàng xuất khẩu Vấn đề sở hữu trí tuệ rất được coi trọng ở các quốc gia phát triển.Hàng hóa mang nhãn hiệu giả, sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền của một công ty nội địa hoặc nước ngoài, sẽ bị cấm nhập khẩu vào các nước này. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần có chính sách xây dựng thương hiệu, đăng ký và bảo vệ thương hiệu hàng xuất khẩu dài hạn. Đặc biệt, khi hàng xuất khẩu đã có chỗ đứng trên thị trường thì nhất thiết doanh nghiệp phải đăng ký và bảo vệ thương hiệu hàng hóa tránh bị mất hay tranh chấp thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu sản phẩm của Việt Nam là hết sức cần thiết. Giải pháp ưu việt nhất là cung cấp các sản phẩm đổi mới có giá trị gia tăng cao, có xuất xứ tốt hơn là chỉ đơn giản cung cấp các nguyên liệu thô và chủng loại hàng rẻ tiền. Việc này sẽ giúp nâng tầm thương hiệu Việt Nam, xây dựng lòng tin đối với người tiêu dùng.Việc xây dựng thương hiệu với xuất xứ tốt là đặc biệt quan trọng.Khi hàng có thương hiệu sẽ nâng cao được hiệu quả xuất khẩu. 483
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công Thương (2011), Đề án Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội, tháng 11/2011. 2. Bộ Công Thương (2014), Tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại năm 2014 và kế hoạch năm 2015, Báo cáo ngày 25/12/2014. 3. Bộ Công Thương (2015), Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030, Báo cáo tóm tắt Đề án, tháng 10/2015. 4. Bộ Công Thương (2015), Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016 của ngành công thương, Báo cáo tổng kết ngày 31/12/2015. 5. Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), “Môi trường kinh doanh và những nỗ lực của Chính phủ thời gian qua”, 6. Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương (2013), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam, Hà Nội. 7. Lê Hữu Nghĩa - Lê Danh Vĩnh (Đồng chủ biên), Thương mại Việt Nam 20 năm đổi mới, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2006. 8. Nguyễn Thiện Nhân (2015), Một số thành tựu và vấn đề của phát triển kinh tế xã hội Việt Nam sau 30 năm đổi mới và triển vọng dài hạn 2016 - 2030, tháng 8/2015. 9. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030, Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011. 10. Thủ tướng Chính phủ (2015),Quyết định phê duyệt Đề án phát triển các thị trường khu vực thời kỳ 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 1467/QĐ-TTg ngày 24/8/2015. 11. Nguyễn Thị Quỳnh Vân (Chủ nhiệm), Nghiên cứu điều chỉnh chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020, Đề tài NCKH cấp Bộ, mã số: ĐTKHCN.135/15, Hà Nội - 2015. 12. Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương (Chủ biên), Ngành Công Thương Việt Nam sau 25 năm đổi mới, Hà Nội - Tháng 10/2012. 13. International Monetary Fund - IMF (2015),World Economic Outlook, Database, October 2015. 14. World Economic Forum (2015), The Global Competitiveness Report 2015 - 2016, 30 September 2015. 15. Website của Bộ Công Thương Việt Nam 16. Website của Tổng cục Hải quan Việt Nam 17. Website của Tổng cục Thống kê Việt Nam 484