Giải pháp trong khâu tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị thương hiệu vải thiều Bắc Giang

pdf 13 trang Gia Huy 18/05/2022 2350
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp trong khâu tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị thương hiệu vải thiều Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiai_phap_trong_khau_tieu_thu_nham_nang_cao_gia_tri_thuong_h.pdf

Nội dung text: Giải pháp trong khâu tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị thương hiệu vải thiều Bắc Giang

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 GIẢI PHÁP TRONG KHÂU TIÊU THỤ NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU VẢI THIỀU BẮC GIANG SOLUTIONS RECOMMENDATION IN CONSUMTION FOR IMPROVING THE QUALITY OF BACGIANG LYCHEE TRADEMARK TS. Phạm Thị Minh Nguyệt Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên Email: phamminhnguyetkttctn@gmail.com Tóm tắt Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò, là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh, và nâng cao đời sống thu nhập cho người nông dân. Sản phẩm quả vải là sản phẩm đặc thù được thu hoạch và tiêu thụ theo mùa vụ nên đa phần tiêu thụ ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh dạng quả tươi, xuất sang Trung Quốc hoặc các sản phẩm chế biến từ vải như: vải đóng hộp, cùi vải đông lạnh, nước pure vải và vải thiều nguyên quả đông lạnh chủ yếu xuất sang một số thị trường như Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan, Hà Lan Tuy nhiên, Vải thiều có tính mùa vụ cao, thời gian thu hoạch ngắn, chỉ trong vòng hơn 1,5 tháng, song đến nay vẫn chưa có giải pháp tối ưu bảo quản trong thời gian dài, công nghệ bảo quản chủ yếu là ướp lạnh tạm thời. Bài viết, đưa ra một số giải pháp thúc đẩy quá trình tiêu thụ vải thiều sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, góp phần nâng cao đời sống người dân trồng vải và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang. Từ khóa: Vải thiều, tiêu thụ, tỉnh Bắc Giang. Abstract: The lychee of Luc Ngan in Bac Giang province is one type of specialties fruit, more increasingly affirms position and more main role as a key crop in the agricultural economy development of the province, to improve the living standard of farmers. Fruit products are special products that are harvested and consumed by the season, so that it’s the most of the consumption in Hanoi and Ho Chi Minh City fresh fruits, or exporting to China as products made from fabrics such as: canned products, frozen cane leaves, pure and frozen lychees which are mainly exported to some markets such as USA, France, Korea, Taiwan and Holland. However, the harvest time is short, in just over 1.5 months, there is no optimal solution for preservation in long time, the primary method of preservation is temporary chilling. In the article, a number of measures have been taken to promote the consumption of lychee so as to achieve the highest economics efficiency, contributing to the improvement of the living standard of the local people and the socio-economic development in Bac Giang province. Keywords: lychee, consumption, Bac Giang province. 1. Đặt vấn đề Lục Ngạn là huyện miền núi tỉnh Bắc Giang với diện tích tự nhiên là 101.223,72 ha, trong đó đất nông nghiệp xấp xỉ 28.144 ha (chiếm 27,8% tổng diện tích đất tự nhiên) có tiểu vùng khí hậu, đất đai thích hợp với nhiều loại cây ăn quả Á nhiệt đới như: vải, nhãn, hồng, xoài, đào, mơ, mận trong đó vải thiều chiếm vị trí quan trọng. Lịch sử phát triển cây vải thiều ở Lục Ngạn phát triển qua ba giai đoạn chính: Giai đoạn từ năm 1960-1982; Giai đoạn từ năm 1982-1998; Giai đoạn từ 1998- nay. Vải thiểu Lục Ngạn Bắc Giang là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh, và nâng cao đời sống thu nhập cho người nông dân. Sản phẩm quả vải là sản phẩm đặc thù được thu hoạch và tiêu thụ theo mùa vụ nên đa phần tiêu thụ ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh dạng quả tươi, xuất sang Trung Quốc hoặc các sản phẩm chế biến từ vải như: vải đóng hộp, cùi vải đông lạnh, nước pure vải và vải thiều nguyên quả đông lạnh chủ yếu xuất sang một số thị trường như Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan, Hà Lan Tuy nhiên, vải thiều có tính mùa vụ cao, thời gian thu hoạch ngắn, chỉ trong vòng hơn 1,5 tháng, song đến nay vẫn chưa có giải pháp tối ưu bảo quản trong thời gian dài, công nghệ bảo quản chủ yếu là 569
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 ướp lạnh tạm thời vì vậy luôn dẫn đến tình trạng trượt giá trong quá trình tiêu thụ. Bài viết, trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và tình hình thực tiễn để tìm ra nguyên nhân, tồn tại làm cản trở phát triển khâu tiêu thụ Vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang, để từ đó đưa ra một số giải pháp thúc đẩy quá trình tiêu thụ vải thiều sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, góp phần nâng cao đời sống người dân trồng vải và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Một số cơ sở lý thuyết về tiêu thụ sản phẩm 2.1.1. Khái niệm Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng sản phẩm, qua đó sản phẩm hàng hóa đó được từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và hoàn thành một vòng chu chuyển vốn sản xuất kinh doanh. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất, tiếp nhận sản phẩm, chuẩn bị hàng hóa và xuất bán theo yêu cầu của khách hàng với chi phí kinh doanh nhỏ nhất. 2.1.2. Thực chất của tiêu thụ sản phẩm Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một trong những chức năng kinh tế cơ bản của mỗi chủ thể kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường gắn liền với sự phát triển của sản xuất hàng hóa và sự phân công lao động xã hội. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm không đồng nhất với sự hoạt động kinh doanh mà mới chỉ là một bộ phận trong các hoạt động cụ thể trong quá trình kinh doanh. Nội dung kinh tế cơ bản của hoạt động tiêu thụ là việc thực hiện chuyển hóa quyền sở hữu và quyền sử dụng một loại hàng hóa nào đó của chủ thể. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm cần ba yếu tố: + Đối tượng thực hiện việc trao đổi sản phẩm hàng hóa và tiền tệ + Phải có các chủ thể kinh tế (có cung, có cầu và trung gian môi giới) + Phải có thị trường (môi trường thực hiện việc trao đổi mua bán) Trên thị trường, để quá trình hoạt động tiêu thụ có hiệu quả thì giữa người mua và người bán phải có quan hệ tương hỗ lẫn nhau, nói cách khác phải có sự gặp gỡ giữa cung và cầu. 2.1.3. Các quan điểm về hoạt động tiêu thụ sản phẩm Thứ nhất, hoạt động tiêu thụ sản phẩm là hoạt động trao đổi hàng hóa thông qua việc mua bán giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Thứ hai, hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là một quá trình trong đó người bán tìm cách khám phá, gợi mở và đáp ứng nhu cầu hay ước muốn của người mua và đảm bảo quyền lợi thỏa đáng lâu dài của người mua lẫn người bán. Hoạt động tiêu thụ bao gồm nhiều công việc khác nhau vừa mang tính chủ động, vừa mang tính thụ động và được coi là quá trình thuyết phục khách hàng. Quá trình tiêu thụ sản phẩm chỉ được thực hiện và diễn ra khi mà quyền lợi của khách hàng và chủ bán hàng được giải quyết. Hoạt động tiêu thụ là mối quan hệ cần được duy trì lâu dài. 2.1.4. Vị trí - vai trò và ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm Vị trí - vai trò của tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm có vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nó phản ánh sự 570
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 thành công nhất định trên thị trường về sự chấp nhận của xã hội, về sự đáp ứng của sản phẩm đối với xã hội. Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của một vòng chu chuyển vốn kinh doanh. Đây là khâu quan trọng quyết định đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Nếu không tiêu thụ được sản phẩm thì doanh nghiệp (người trồng) không thể thực hiện được chu kỳ sản xuất tiếp theo. Tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiêu thụ sản phẩm giúp cho doanh nghiệp hay người sản xuất có điều kiện gần gũi với khách hàng, hiểu biết và nắm bắt những mong muốn của khách hàng nhằm tăng khả năng tiêu thụ và mở rộng thị trường. Tiêu thụ sản phẩm là động lực thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm tốt doanh nghiệp (người trồng) sẽ có lợi nhuận, sử dụng hợp lý lợi nhuận để khuyến khích nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ý nghĩa tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện phát hiện những nhu cầu mới, góp phần mở rộng và xâm nhập thị trường. Mọi hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường đều phải hướng vào thị trường, mỗi doanh nghiệp đều có thị trường của mình. Thị trường như một bàn tay vô hình tác động đến nhà (người) sản xuất trên quan hệ cung cầu, thông qua mức cầu trên thị trường các nhà sản xuất kinh doanh sẽ xác định phần thị trường của mình. Đồng thời quá trình tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp (người trồng) củng cố và mở rộng thị trường. Tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và hình thành nhiều loại sản phẩm. Doanh nghiệp hoặc tỉnh tổ chức tiêu thụ sản phẩm tốt sẽ có nhiều cơ hội tích lũy để đầu tư cho việc nghiên cứu khoa học ứng dụng những thành tựu công nghệ mới để đáp ứng cho việc chế tạo sản phẩm nhằm gia tăng ngày càng nhiều khối lượng sản phẩm, đồng thời ngày càng đạt chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh, tạo dựng uy tín cho sản phẩm trên thị trường. 2.1.5. Kênh tiêu thụ sản phẩm Kênh tiêu thụ sản phẩm là tập hợp các nhà phân phối, các nhà buôn bán và người bán lẻ thông qua đó hàng hóa được thực hiện trên thị trường. Các loại kênh tiêu thụ sản phẩm Phân loại kênh tiêu thụ theo tính chất có chất tiếp xúc gồm có: Là cầu nối gắn liền người sản xuất với người tiêu dùng. Kênh trực tiếp thường xảy ra ở kiểu sản xuất cổ truyền, ở miền núi, vùng dân tộc ít người, quy mô sản xuất nhỏ, người sản xuất gần người tiêu thụ (kênh tiêu thụ đến thẳng người sản xuất để mua hoặc người sản xuất phục vụ tận nhà) và sản phẩm tươi sống khó bảo quản. Kênh gián tiếp là kênh có trung gian tham gia. Trung gian là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Các loại trung gian bao gồm: Người thu gom, đại lý, hợp tác xã tiêu thụ, các cửa hàng, người bán lẻ, người bán buôn, siêu thị, đại lý, các công ty, công ty xuyên quốc gia. Phân loại theo độ dài kênh gồm có: Kênh tiêu thụ ngắn: Là dạng kênh trực tiếp từ doanh nghiệp đến người sử dụng sản phẩm hoặc có sử dụng người mua trung gian tham gia xen giữa khách hàng và doanh nghiệp (người sản xuất). Kênh phân phối dài: Là kênh phân phối có nhiều loại, nhiều cấp mua trung gian. Hàng hóa của doanh nghiệp hay người trồng có thể được coi chuyển dần quyền sở hữu cho một loại các nhà buôn bán lớn đến nhà buôn bán nhỏ rùi qua nhà bán lẻ đến tay người tiêu dùng cuối cùng. 571
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm Thứ nhất, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thị trường là nơi diễn ra sự trao đổi, chuyển nhượng, nơi kết hợp giữa cung và cầu. Tuy nhiên thị trường không chỉ đơn thuần trong các lĩnh vực đó mà nó còn hoạt động theo quy luật lưu thông tiền tệ. Đó là yếu tố không những ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tiêu thụ của doanh nghiệp mà nó còn ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua các quy luật của thị trường điều tiết sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Thứ hai, giá cả các mặt hàng. Giá cả là sự thể hiện bằng tiền của giá trị, trong nền kinh tế thị trường, giá cả là tín hiệu phản ánh quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán, giữa các nhà sản xuất kinh doanh và thị trường. Đối với các doanh nghiệp, giá cả còn được xem như tín hiệu đáng tin cậy, phản ánh tình hình biến động của thị trường. Thứ ba, chất lượng sản phẩm hàng hóa. Chất lượng sản phẩm xuất ra là vấn đề cơ bản quyết định khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sản phẩm của doanh nghiệp chỉ được người tiêu dùng chấp nhận khi nó không ngừng được nâng cao. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng giá trị và thời gian sử dụng của sản phẩm, tiết kiệm hao phí lao động xã hội. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm, tăng chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn cũng như tăng uy tín của sản phẩm trên thị trường. Thứ tư, chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Chính sách là những sách lược, biện pháp cụ thể của Nhà nước để can thiệp vào các hoạt động kinh tế một cách khách quan nhằm điều chỉnh mọi định hướng và hoạt động theo đúng mục tiêu đã định trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, tình hình thực tiễn của sản xuất kinh doanh. Các chính sách như tín dụng ngân hàng, xuất nhập khẩu để có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản xuất kinh doanh của sản phẩm. Thứ năm, sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường. Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào số lượng sản phẩm tham gia vào sản xuất kinh doanh các mặt hàng đó, mức độ tăng trưởng của ngành, mức độ đa dạng hóa sản phẩm, cơ cấu chi phí. Với nguyện vọng của các sản phẩm bảo vệ thị phần của sản phẩm, điều này làm cho sự cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường thêm gay gắt, sự cạnh tranh của các đối thủ là không ổn định nên muốn sản phẩm của tỉnh mình chiếm lĩnh được thị trường thì họ phải nắm được các điểm mạnh, điểm yếu của mình, của các đối thủ cạnh tranh và thủ pháp của họ để đưa ra các đối sách phù hợp với khả năng tiêu thụ sản phẩm của sản phẩm trên thị trường. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Mục tiêu chung Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về tình hình tiêu thụ vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp giúp việc thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ vải quả mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mục tiêu cụ thể Phân tích cụ thể tình hình tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn, đánh giá những mặt đã đạt được, tồn tại hạn chế, từ đó nêu ra những nguyên nhân cụ thể trong quá trình tiêu thụ vải thiều, để có thể đưa ra được những giải pháp và kiến nghị cụ thể. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý, tham mưu của cơ quan quản lý trong quá trình tiêu thụ Vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang. Phương pháp nghiên cứu Tác giả lựa chọn Vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang, vì nơi đây là vùng đất nổi tiếng của Vải thiều, giống Vải thiều ở đây đạt tiêu chuẩn, sản lượng chiếm khoảng 80% sản lượng Vải thiều trong toàn tỉnh. Từ nghiên cứu đám đông để đưa ra những giải pháp cụ thể cho Vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang nói riêng và thương hiệu Vải thiểu tỉnh Bắc Giang nói chung. 572
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Tác giả sử dụng nguồn số liệu thứ cấp, thông qua các tài liệu từ các sách bảo, tạp chí, công trình nghiên cứu, tư liệu có liên quan; các báo cáo của UBND huyện Lục Ngạn về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang về kết quả sản xuất và tiêu thụ Vải thiều trên địa bàn tỉnh; Kế thừa kết quả các công trình khoa học đã được công bố. Phạm vi nghiên cứu V ề không gian: Bài viết thống kê số liệu vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang. Về nội dung: Nghiên cứu tình hình tiêu thụ vải thiều thông qua sản lượng tiêu thụ, doanh thu, các chính sách hỗ trợ từ phía cơ quan Nhà nước trong việc thúc đẩy tiêu thụ vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang. Về thời gian: Bài viết thu thập số liệu, thông tin từ năm 2013 đến năm 2018. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Tổng quan về thị trường tiêu thụ vải Thiều Lục Ngạn - Bắc Giang 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển cây vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang Lục Ngạn là huyện miền núi tỉnh Bắc Giang với diện tích tự nhiên là 101.223,72 ha, trong đó đất nông nghiệp xấp xỉ 28.144 ha (chiếm 27,8% tổng diện tích đất tự nhiên) có tiểu vùng khí hậu, đất đai thích hợp với nhiều loại cây ăn quả Á nhiệt đới như: vải, nhãn, hồng, xoài, đào, mơ, mận trong đó vải thiều chiếm vị trí quan trọng. Lịch sử phát triển cây vải thiều ở Lục Ngạn phát triển qua ba giai đoạn chính: Giai đoạn từ năm 1960-1982; Giai đoạn từ năm 1982-1998; Giai đoạn từ 1998 - nay. Từ đầu năm 60 có một số hộ gia đình như cụ Trịnh, cụ Chiểu (thị trấn Chũ) trồng từ 30-60 cây vải, sau 10-15 năm đã cho năng suất ổn định. Người ta nhận thấy vải thiều trồng tại Lục Ngạn phát triển tốt, chất lượng cao không kém vải Thanh Hà, sản phẩm sản xuất ra được thị trường chấp nhận. Từ những năm 1980 các nhà máy đồ hộp ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Sơn Tây đã đến Lục Ngạn mua vải thiều để đóng hộp xuất khẩu. Ngoài ra vải thiều tươi còn được tiêu thụ tại các Thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Qua đó người dân nhận thấy trồng cây vải thiều đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây trồng khác, từ đó phong trào vải thiều trong nhân dân bắt đầu một cách tự phát. Đến năm 1982 toàn huyện đã trồng được 42 ha vải thiều, sản lượng thu hoạch ước đạt 100 tấn. Như vậy có thể coi đây làm một giai đoạn nghiên cứu thực nghiệm, bước đầu xác định được cây vải thiều là cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu và đất đai của huyện Lục Ngạn. Giai đoạn 1982-1998: Là thời kỳ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng nhanh diện tích cây vải thiều, giảm dần diện tích cây màu lương thực, cây lâm nghiệp. Để làm được điều đó UBND huyện đã thực hiện tốt chính sách giao quyền sử dụng đất lâu dài đến hộ nông dân, trong thời gian này đã giao được 23.000 ha đất trồng đồi núi trọc cho các hộ. Đồng thời chính sách tín dụng cũng được hướng mạnh vào việc đầu tư cho các hộ vay vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp. Vì vậy đến cuối năm 1998, toàn huyện đã trồng được 10.800 ha cây ăn quả, trong đó có 8.000 ha cây vải thiều, sản lượng đạt hơn 10 nghìn tấn. Giai đoạn từ 1998 đến nay: Là giai đoạn phát triển cây vải theo hướng thâm canh, diện tích, sản lượng vải tăng nhanh trong giai đoạn này. Cây vải được xác định là cây trồng mũi nhọn trong phát triển ngành nông nghiệp ở huyện Lục Ngạn. Đồng thời tích cực đưa các giống vải chín sớm vào trồng nhằm mục đích giải vụ, kéo dài thời gian thu hoạch. Vì vậy đến nay, toàn huyện đã trồng được 30.000 ha, sản lượng đạt 100.000 tấn. 3.1.2. Các kênh tiêu thụ sản phẩm vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang Hiện tại chưa có nghiên cứu nào về tiêu thụ vải thiều trên địa bàn huyện, vì thế qua khảo sát thực tế tại địa bàn Huyện, tác giả có thể mô phỏng kênh tiêu thụ vải theo các kênh sau: 573
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Người thu gom: Chủ yếu là người địa phương, họ có thể là trong một gia đình hoặc một số người liên kết với nhau thu mua sản phẩm vải của người sản xuất sau đó đóng hộp, giao hàng cho các chủ buôn lớn ở ngoại tỉnh đến mua buôn. Tùy thuộc vào quy mô hoạt động, điều kiện vốn của từng người, có nhóm thu mua lên đến 70 tấn vải quả/ngày nhưng cũng có nhóm chỉ thu mua đến 10-12 tấn vải quả/ngày. Người bán buôn: Thực tế hiện nay, những người có vốn, có điều kiện họ tìm đủ mọi cách để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình để tăng thêm thu nhập. Khác với đối tượng thu gom, những chủ buôn có thể là người địa phương hoặc người nơi khác. Địa bàn hoạt động của họ tương đối rộng, không những ở trong nước mà còn cả ở nước ngoài (Trung Quốc, Lào, Camphuchia, Thái Lan ). Người bán lẻ: Là người trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng, hoạt động của người bán lẻ, vải tươi chủ yếu theo thời vụ thu hoạch vải. Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ vải thiều ở Lục Ngạn - Bắc Giang Người thu Người gom bán lẻ Người Người sản tiêu xuất vải Người bán Ngườidùng buôn bán lẻ Người bán lẻ Nguồn: Tổng hợp từ tác giả 3.1.3. Tình hình tiêu thụ vải thiểu Lục Ngạn - Bắc Giang Tỉnh Bắc Giang luôn coi trọng việc phát triển, mở rộng và đa dạng hóa các thị trường tiêu thụ; với phương châm thị trường nào cũng có vai trò quan trọng, cần được kết nối, khơi thông, có hướng đi riêng với mục tiêu là tạo điều kiện tốt nhất hỗ trợ tiêu thụ vải thiều. Do đó, tỉnh chú trọng phát triển thị trường truyền thống cả nội địa và xuất khẩu; khai thông các thị trường tiềm năng, có giá trị kinh tế cao. Kết quả, thị trường tiêu thụ vải thiều có sự dịch chuyển theo từng năm, thị trường nội địa chiếm ưu thế khoảng 60%, thị trường xuất khẩu chiếm 40% tổng sản lượng, hiện nay, mục tiêu tỉnh đang hướng tới thị trường nội địa 50%, thị trường xuất khẩu 50%. Thị trường nội địa: Được xác định là thị trường trọng điểm, tập trung, cần khai thác hết tiềm năng sẵn có. Trong đó xác định thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận là thị trường quan trọng. Đã phối hợp với các tỉnh, thành phố. Các sản phẩm tổ chức các chương trình kết nối sản xuất, tiêu thụ, xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp và hiệu quả nhằm tạo tính ổn định, bền vững trong việc chế biến, tiêu thụ vải thiều. Đến nay, vải thiều Lục Ngạn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap đã được tiêu thụ ổn định trong hệ thống phân phối bán lẻ tại các siêu thị: Metro, Co.opmart, Big C, các chợ đầu mối hoa quả ở thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh. 574
  7. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Thị trường xuất khẩu: Sản lượng vải thiều xuất khẩu hàng năm chiếm khoảng 40%. Trong đó, thị trường Trung Quốc vẫn được xác định là thị trường truyền thống, được quan tâm hàng đầu, với phần lớn sản lượng vải thiều xuất khẩu của tỉnh, chiếm trên 70% tổng sản lượng xuất khẩu (qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn, của khẩu Lào Cai, một lượng nhỏ qua cửa khẩu Thanh Thủy – Hà Giang). Ngoài ra, đã mở rộng xuất khẩu vải thiều đến 30 quốc gia như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Malaysia . Tiêu thụ vải quả đóng vai trò hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người sản xuất. Theo thống kê của huyện Lục Ngạn thì hàng năm có khoảng 48% tiêu thụ ở dạng quả tươi, còn lại 52% tiêu thụ ở dạng chế biến như sấy khô, đóng hộp, rượu vang Thị trường tiêu thụ sản phẩm bao gồm thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Hình 1: Tình hình tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang giai đoạn 2013- 2018 Nguồn:[1] Giá vải là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế ở cây vải. Ở mỗi thời điểm khác nhau thì giá vải cũng biến động lên xuống cũng khác nhau và mỗi loại vải thì giá cũng khác nhau, năm 2013 đến nay giá vải dao động từ 17.000đ- 30.000đ/kg tùy từng loại. Cụ thể: Loại I: giá 25.000 – 30.000 đ/kg, loại II: 20.000-24.000đ//kg, loại III: từ 17.000 – 18.000đ/kg. Doanh thu từ hoạt động sản xuất, tiêu thụ vải thiều hàng năm đạt trên 4.000 tỷ đồng. Năm 2017, giá trị sản xuất từ vải thiều toàn tỉnh đạt 3.800 tỷ đồng, doanh thu từ hoạt động dịch vụ phụ trợ đạt 1.500 tỷ đồng, nâng tổng doanh thu từ vải thiều đạt 5.300 tỷ đồng, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 90 triệu USD. Năm 2018, giá trị sản xuất từ vải thiều toàn tỉnh đạt 4.500 tỷ đồng, doanh thu từ hoạt động dịch vụ phụ trợ đạt 1.700 tỷ đồng, nâng tổng doanh thu từ vải thiều đạt 5.800 tỷ đồng, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 90 triệu USD. 3.1.4. Tình hình công tác hỗ trợ tiêu thụ Vải thiều Lục Ngạn – Bắc Giang 3.1.4.1. Công tác xúc tiến tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang Công tác xúc tiến tiêu thụ vải thiều được chủ động và triển khai liên tục qua các năm theo hướng nâng tầm về quy mô, sáng tạo và đạt hiệu quả rất tích cực. Hàng năm tỉnh Bắc Giang đều tổ chức thành công hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại tỉnh, đặc biệt trong vòng 2 năm qua, năm 2017 và 2018 Tỉnh đã tổ chức thành công hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại Quảng Tây - Trung Quốc, với sự tham gia của trên 300 doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc. Năm 2018, tỉnh đã tổ chức thành công diễn đàn kinh tế về sản xuất, tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực nhận được sự chia sẻ, cam kết mạnh mẽ tạo điều kiện cho tiêu thụ vải thiểu của Chính phủ, 575
  8. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 các cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố trong cả nước và phía bạn Trung Quốc; các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc, cơ cơ quan truyền thông đã rất quan tâm, với khối lượng thông tin lớn. Đây có thể coi là một hoạt động xúc tiến thương mại lớn nhất từ trước đến nay. Tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả kế hoạch, phối hợp tạo chuỗi liên kết trong tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa chủ lực giữa thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016- 2020. Sở Công thương Bắc Giang phối hợp với Sở công Thương thành phố Hà Nội, Trung tâm thương mại Big C tổ chức “Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn – Bắc Giang” nhằm hỗ trợ sản xuất, mở rộng thị trường, đa dạng các kênh phân phối, tiêu thụ vải thiều. 3.1.4.2. Công tác truyền thông, quảng bá giới thiệu sản phẩm Xác định truyền thông có vai trò quan trọng trong việc thông tin, quảng bá, giới thiệu vải thiều Bắc Giang đến các thị trường trong và ngoài nước, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Công Thương, UBND huyện Lục Ngạn chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông để cung cấp thông tin về tình hình sản xuất, tình hình thị trường đảm bảo chính xác, kịp thời. Tỉnh chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông thường xuyên theo dõi thông tin trên các trang mạng điện tử, mạng xã hội và các kênh thông tin để kịp thời cập nhật, xử lý những thông tin thất thiệt, không đúng bản chất ảnh hướng đến công tác thu hoạch và tiêu thụ vải thiều. Phân công đồng chí Giám đốc Sở Công thương là người phát ngôn, chủ trì thông cáo báo chí, chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông trong việc cung cấp thông tin tuyên truyền đảm bảo kịp thời, chính xác về sản lượng, tình hình thu hoạch, diễn biến thị trường. Báo Bắc Giang và các cơ quan truyền thông thường trú trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thường xuyên tuyên truyền, quảng bá, tăng cường thời lượng, bài viết, chuyên đề về mùa vụ vải thiều năm 2018. Phối hợp triển khai các thông cáo báo chí, phản ánh khách quan, định hướng dư luận về nhưng thông tin toàn diện, tích cực. Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng chuyên trang, chuyên mục, hàng ngày cung cấp thông tin về tình hình mùa vụ vải thiều. Thường xuyên cung cấp thông tin, hình ảnh cho các cơ quan truyền thông của Trung ương, các tỉnh thành phố bạn để phối hợp tuyên truyền. Ngoài ra, tỉnh còn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của nhiều cơ quan truyền thông từ Trung ương tới địa phương như: Đài truyền hình Việt Nam (VTV1, VTV2, VTV5, VTV6); Truyền hình Quốc hội, Đài tiếng nói Việt Nam, VTC16, VTC14, HTV, Kênh truyền hình Quân đội nhân dân, Kênh truyền hình công an nhân dân, Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội; các báo Công thương, Nông nghiệp, Việt Nam, Kinh tế nông thôn, Thông tấn xã Việt Nam, Thanh niên, Pháp luật, Dân trí, Tài nguyên môi trường, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tuổi trẻ, Hà nội mới, Bắc Giang, Lạng Sơn, Lào Cai và các cơ quan truyền thông của Trung Quốc đã làm rất tốt vai trò của mình trong việc định hướng dư luận, thông tin một cách đầy đủ, khách quan, kịp thời, thường xuyên về tình hình sản lượng, chất lượng, thị trường tiêu thụ hỗ trợ nông dân, thương nhân và doanh nghiệp tiêu thụ vải thiều thuận lợi, cơ quan truyền thông có trên 600 bài viết, phóng sự quảng bá vải thiều. Tỉnh đã in và cấp trên 60.000 nhãn đề can hàng hóa vải thiều Lục Ngạn có tem truy xuất nguồn gốc cho 6 doanh nghiệp, HTX sản xuất và tiêu thụ vải thiều trên địa bàn huyện; 1.600 tờ catalog quảng cáo, giới thiệu sản phẩm vải thiều, 500kg túi nilong loại 3kg, 488 kg túi lưới loại 53 cm cấp cho Hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn, Hợp tác xã Hồng Xuân, Công ty Hùng Thảo. 3.1.4.3. Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông và các điều kiện khác hỗ trợ công tác tiêu thụ vải thiều UBND tỉnh đã đề nghị và nhận được sự quan tâm của Bộ Công an trong việc chỉ đạo tạo điều kiện, giúp đỡ giải quyết thủ tục hành chính cho thương nhân nước ngoài vào mua vải thiều. 576
  9. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Chỉ đạo Công an tỉnh phối hợp với Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện triển khai thực hiện các biện pháp phân luồng, đảm bảo giao thông an toàn và thông suốt, tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự cho người dân, thương nhân, doanh nghiệp thu mua vải thiều tại địa phương, tạo điều kiện tối đa về các thủ tục hành chính cho thương nhân nước ngoài sang thu mua, tiêu thụ vải thiều. Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tăng cường công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các khu vực tập trung đông các thương nhân, doanh nghiệp về thu mua vải thiều trên địa bàn. Sở Ngoại vụ đã thực hiện tốt công tác đối ngoại, tổ chức nghi lễ đón tiếp và tổ chức các buổi làm việc với các đoàn khách Trung Quốc và một số nước đến hợp tác, tìm hiểu về vải thiều Bắc Giang. Công ty Điện lực Bắc Giang chuẩn bị tốt công tác phương án, kế hoạch cung cấp điện cho mùa vụ thu hoạch vải thiều, ưu tiên cung cấp điện, không cắt điện theo kế hoạch, đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện trong suốt mùa vụ. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã chỉ đạo các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh chuẩn bị đủ nguồn vốn và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân vay vốn, bảo lãnh, giải ngân trong quá trình sản xuất, tiêu thụ vải thiều. UBND các huyện bố trí đủ nhân lực, phương tiện tổ chức thực hiện thu gom, xử lý rác thải kịp thời, đảm bảo vệ sinh môi trường. Thường xuyên kiểm tra, nắm bắt thông tin thị trường, làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông. 3.2. Đánh giá tình hình tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang 3.2.1. Thuận Lợi Vải thiều Bắc Giang nói chung và vải thiều Lục Ngạn nói riêng luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là Bộ công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ; sự chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang; sự hỗ trợ tích cực, trách nhiệm của Sở Thương mại tỉnh Quảng Tây, chính quyền nhân dân và các cơ quan chức năng của thị Bằng Tường, huyện Hà Khẩu, Trung Quốc. Các tỉnh, thành phố bạn hỗ trợ tích cực, trách nhiệm, đồng hành cùng tỉnh Bắc Giang trong suốt mùa vụ tiêu thụ vải thiều, đặc biệt là: Tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Lào Cai tạo điều kiện liên kết nối với các cơ quan chức năng của Trung Quốc; tạo điều kiện đảm bảo an toàn giao thông, thủ tục kiểm dịch, bố trí cán bộ làm thêm giờ, kéo dài thời gian thông quan, mở lối đi riêng cho vải thiều, hỗ trợ bến bãi, vận chuyển, an ninh trật tự Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ kết nối tiêu thụ vải thiều tại các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, ưu tiên cho xe vận chuyển vải thiều tại một số tuyến đường ở những khung giờ thích hợp, tổ chức thành công tuần lễ vải thiều và các chương trình kết nối tiêu thụ vải thiều. Công tác xúc tiến thương mại trong tỉnh đặc biệt được chú trọng, quan tâm, có đổi mới, do đó thị trường tiêu thụ được mở rộng, cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Vị thế và uy tín của vải thiều Bắc Giang ngày càng được nâng lên. Do đó, việc tiêu thụ thuận lợi hơn. Sự vào cuộc chủ động, tích cực và trách nhiệm của các cơ quan thông tin truyền thông trong việc thông tin khách quan, kịp thời, cập nhật tin tức, quảng bá vải thiều, giúp cho việc tiêu thụ vải thiều được thuận lợi. Trên 30 kênh thông tin, báo đài, trang báo điện tử, cơ quan truyền thông, quảng bá hình ảnh quả vải thiều sâu rộng trong và ngoài nước. Bước đầu vải thiều Bắc Giang nói chung và vải thiều Lục Ngạn nói riêng đã được đóng túi, đóng hộp có tem nhãn mác truy xuất nguồn gốc rõ ràng, giúp cho người tiêu dùng phân biệt được vải thiều Bắc Giang, không bị trà trộn bởi những nhãn hiệu khác. 577
  10. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 3.2.2. Khó khăn Cây vải thiều rất nhạy cảm với thời tiết, nhất là khi giao mùa, dễ phát lộc hoặc xen lẫn phát lộc và ra hoa. Thời tiết không thuận lợi thì việc chăm sóc vải thiều gặp rất nhiều khó khăn trong suốt quá trình sinh trưởng, ra hoa, đậu quả đến thu hoạch. Vải thiều có tính mùa vụ cao, thời gian thu hoạch ngắn, chỉ trong vòng hơn 1,5 tháng, song đến nay vẫn chưa có giải pháp tối ưu bảo quản trong thời gian dài, công nghệ bảo quản chủ yếu là ướp lạnh tạm thời. Triển khai mô hình hợp tác xã sản xuất tập trung còn manh mún, thiếu tính liên kết giữa doanh nghiệp với hộ dân trồng vải thiều, dẫn đến việc bị động về giá cả và hiện tượng tranh mua, tranh bán khi có biến động của thị trường. Trên địa bàn Tỉnh Bắc Giang còn thiếu các doanh nghiệp có tiềm lực, khả năng xuất khẩu vải thiều tươi đến các thị trường xa, khó tính; cơ sở hạ tầng giao thông ở xã, huyện chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Công tác xúc tiến thương mại phụ thuộc nhiều vào các cơ quan quản lý nhà nước, chưa có các hiệp hội, doanh nghiệp tự tổ chức xúc tiến, kết nối tiêu thụ vải thiều. 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ vải thiểu Lục Ngạn - Bắc Giang 3.3.1. Phương hướng đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang Duy trì phát triển thương hiệu vải thiểu Lục Ngạn đến các quốc gia trên thế giới, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá thương hiệu vải thiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chủ động phối kết hợp với chính quyền các tỉnh, thành phố trong cả nước để tổ chức triển khai các hoạt động kết nối cung - cầu, kết nối giữa vùng sản xuất với các doanh nghiệp, thương nhân và hệ thống phân phối, xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp, hiệu quả, kết nối với các đối tác lớn, tiêu thụ lâu dài và ổn định cho vải thiểu Bắc Giang. Tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ vải thiều. Xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tạo mối liên kết bền vững trong sản xuất - chế biến – tiêu thụ - xuất khẩu, nhất là khai thông xâm nhập các thị trường mới, tiềm năng. Tiếp tục tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, Ngành, sự phối hợp chặt chẽ giữa các tỉnh, thành phố để tạo điều kiện thuận lợi nhất hỗ trợ tiêu thụ vải thiều. Về cơ cấu thị trường tiêu thụ, Tăng thị phần tiêu thụ tại thị trường nội địa. Ngoài các thị trường truyền thống có sức tiêu thụ mạnh, chú trọng khai thông các thị trường mới tiềm năng như các tỉnh miền Trung, miền Trung Tây Nguyên. Thị trường xuất khẩu, tiếp tục giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống, nhất là Trung Quốc, bên cạnh đó triển khai các giải pháp đồng bộ trong công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều sang các thị trường mới, khó tính khác, xây dựng, củng cố các doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều Bên cạnh đó, chú trọng vào xuất khẩu vải thiều chế biến có giá trị tăng cao. 3.3.2. Quan điểm của tỉnh Bắc Giang về hỗ trợ tiêu thụ vải thiều trong giai đoạn tới Chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố để đảm bảo các điều kiện thuận lợi nhất cho tiêu thụ vải thiều. Chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường hướng dẫn, khuyến cáo tới người dân quan tâm đến khâu chăm sóc để có được chất lượng quả vải tốt nhất, thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, không có sâu bệnh khi quả vải bắt đầu thu hoạch, tạo sự yên tâm, tin tưởng của người tiêu dùng đối với sản phẩm vải thiều của tỉnh. Chỉ đạo khắc phục tình trạng người bán vải chủ yếu tập trung tại các điểm cân ở dọc các trục đường giao thông, gây ách tắc giao thông cục bộ, thường xuyên kiểm tra, tuyên truyền vận động các cơ 578
  11. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 sở sản xuất, buôn bán các loại vật tư phục vụ tiêu thụ vải thiều như đá lạnh, thùng xốp bán đúng giá, không găm hàng, tăng giá trục lợi bất chính. Chỉ đạo hình thành các hội, hiệp hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều ở các địa phương, hình thành hệ thống các doanh nghiệp, thương nhân đầu mối thu mua, tiêu thụ vải thiều trên địa bàn. Chỉ đạo các Ngân hàng đảm bảo về lượng vốn, ưu đãi về lãi suất, các thủ tục giải ngân, thanh toán, chuyển tiền thông thoáng, rút ngắn thời gian. Có kế hoạch ưu tiên cung cấp điện cho các huyện trong mùa vải thiều, đảm bảo cung cấp điện thường xuyên và liên tục. Chỉ đạo đảm bảo an ninh trật tự trên tất cả các địa bàn, không được xảy ra vấn đề mất an ninh trật tự, xử lý kịp thời các vấn đề tiêu cực, gây cản trở cho việc tiêu thụ vải thiều, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, chủ động phát hiện và xử lý các hiện tượng tranh mua, tranh bán, ép giá. Chỉ đạo thiết lập đường giây nóng để tiếp nhận các thông tin phản ánh và kịp thời có chỉ đạo giải quyết, xử lý các tiêu cực, khó khăn vướng mắc phát sinh. Chỉ đạo các Sở ngành, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc tiếp đón, làm việc, mua bán, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thương nhân, doanh nghiệp đến thu mua vải thiều, không để mất an ninh trật tự gây phức tạp tình hình. Về trình tự thủ tục hành chính, yêu cầu các cơ quan chức năng giải quyết các thủ tục đúng quy định của pháp luật, rút ngắn thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân, doanh nghiệp. 3.3.3. Một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn – Bắc Giang 3.3.3.1. Những giải pháp cụ thể Thứ nhất, quan tâm đến công tác quy hoạch sản xuất, hiện nay duy trì diện tích khoảng 30 ngàn ha vải thiều là phù hợp với cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt quan tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công tác tổ chức sản xuất vải thiểu chất lượng cao, nhất là sản xuất vải thiều theo các tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap và phải đảm bảo thực chất. Hai là, đổi mới tổ chức sản xuất, chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, sản xuất theo hộ gia đình sang sản xuất hàng tập trung. Phát triển các nhóm hộ sản xuất, các hợp tác xã để đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hình thành chuỗi liên kết bền vững giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ. Ba là, đẩy mạnh công tác xây dựng và bảo vệ thương hiệu, bao bì, tem nhãn để nhận biết, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ. Luôn xác định đây là khâu quan trọng tạo nên thương hiệu và nâng cao giá trị quả vải thiều. Bốn là, làm tốt công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, linh hoạt trong từng thời điểm cụ thể để tăng cường hiệu quả truyền thông cả ở trong và ngoài nước. Nâng cao chất lượng dự báo, chủ động thông tin về thị trường, tổ chức triển khai các hoạt động kết nối cung - cầu. Coi trọng tất cả các thị trường, phát triển các kênh phân phối nội địa, chú trọng thị trường xuất khẩu truyền thống (Trung Quốc và các nước ASEAN), cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu Mỹ, Úc, EU, Nhật Bản. Đối với thị trường Trung Quốc, cần sớm xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan chức năng nước bạn, để được giới thiệu, gặp gỡ, kết nối với các hiệp hội, doanh nghiệp, thương nhân, kinh doanh hoa quả, thông qua đó truyền thông tải thông điệp của tỉnh một cách đầy đủ, kinh doanh hoa quả. Đồng thời, các cơ quan chức năng cửa khẩu hai bên bàn bạc tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, kiểm dịch, thông quan, lưu trữ hàng hóa Thường xuyên giữ mối liên hệ để kịp thời thông tin cho mỗi bên về những thay đổi của chính sách biên mậu. 579
  12. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 3.3.3.2. Một số kiến nghị đối với các cơ quan chức năng Nhằm cho công tác sản xuất và tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang trong thời gian tới được thuận lợi, bền vững thì các cơ quan chức năng cần thực hiện những nhiệm vụ sau: Đối với các Bộ Bộ Công thương nên tục chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố tích cực hỗ trợ kết nối cung cầu tiêu thụ vải thiều, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác thu mua, tiêu thụ vải thiều, hỗ trợ tỉnh và các doanh nghiệp đưa vải thiều vào bán tại các siêu thị, hệ thống phân phối lớn trên toàn quốc. Thu nhập thông tin, dự báo nhu cầu tiêu thụ vải thiều tại thị trường nước ngoài, tuyên truyền rộng rãi các yêu cầu kỹ thuật, các tiêu chuẩn nhập khẩu của từng thị trường. Trên cơ sở đó có khuyến cáo, định hướng sản xuất và sản lượng vải thiều xuất khẩu. Tiếp tục hỗ tợ tỉnh kết nối với các doanh nghiệp có năng lực xuất khẩu để xuất khẩu vải thiều của tỉnh vào thị trường mới, hỗ trợ tỉnh công tác quảng bá, xúc tiến xuất khẩu vải thiều tại các quốc gia trên thế giới. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Tiếp tục hỗ trợ tỉnh thực hiện các quy trình kỹ thuật trong chăm sóc, thu hoạch để quả vải tỉnh Bắc Giang đạt chất lượng cao nhất, lai tạo giống vải mới góp phần nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả và kéo dài thời gian thu hoạch, hỗ trợ tỉnh các điều kiện cần thiết trong tổ chức sản xuất để tiếp tục mở rộng diện tích vải VietGap, GlobalGap, chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện các thủ tục như kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm, đảm bảo thông thoáng và thuận lợi nhất, tiếp tục đàm phán mở rộng thị trường xuất khẩu quả vải thiều tươi mới với một số thị trường khác như Nga, Ấn độ, Nhật, Hàn . Tiếp tục đàm phán với các nước Hoa Kỳ, Úc đơn giản hóa các thủ tục nhập khẩu đối với hoa qua Việt Nam. Bộ Khoa học và Công nghệ sớm hoàn thành cơ sở chiếu xạ đủ điều kiện tại khu vực phía Bắc, phục vụ xuất khẩu trái cây (vải thiều), xem xét, hỗ trợ đầu tư cho tỉnh Bắc Giang công nghệ cao bảo quản vải thiều tươi Jural (Isreal) và hỗ trợ công nghệ tươi nhỏ giọt của Isreal; tiếp tục hỗ trợ tỉnh và các doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ CAS và các công nghệ khác trong bảo quản, chế biến vải thiều. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an xem xét và cho phép áp dụng các biện pháp phù hợp để ưu tiên đối với vận chuyển quả vải thiều, tránh tình trạng ùn tắc, gây bất lợi tới giá cả và chất lượng sản phẩm. Đối với Tỉnh Bắc Giang Hoàn thiện công tác thông tin, truyền thông trong công tác thông tin xúc tiến, quảng bá tiêu thụ vải thiểu trên báo đài và các phương tiện truyền thông của địa phương, không đưa những thông tin thất thiệt gây khó khăn cho quá trình vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ vải thiểu. Thông tin, tuyên truyền về thông điệp của tỉnh Bắc Giang đến với các doanh nghiệp, thương nhân kinh doanh, tiêu thụ vải thiều về: Chính quyền các cấp của Bắc Giang, cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi, đảm bảo an ninh, an toàn cho các doanh nghiệp, thương nhân đến Bắc Giang đầu tư, kinh doanh, thu mua, tiêu thụ vải thiều. Công tác xúc tiến thương mại; Phối hợp thu thập và cung cấp các thông tin cho tỉnh Bắc Giang về diễn biến thị trường, về số lượng hàng giá bán, giá cả, các thuận lợi, khó khăn, khuyến cáo, dự báo nhu cầu sản lượng tiêu thụ cho từng thị trường, từng thời điểm để chủ động trong việc điều tiết sản lượng, là cầu nối giới thiệu các đối tác tiềm năng thu mua, tiêu thụ vải thiều cho tỉnh, nhất là các khách hàng tiêu thụ lớn, ổn định, có uy tín. Tổ chức tuyên truyền, quảng bá sản phẩm vải thiều trong các cuộc xúc tiến thương mại tại thị trường nội địa, gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện đưa sản phẩm vải thiều vào các siêu thị, chợ đầu mối nông sản lớn. 580
  13. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Ngoài ra, tổ chức thêm các hội nghị kết nối khách hàng, kết nối với các đối tác tiêu thụ vải thiều lớn, có uy tín trong và ngoài nước, kết nối thị trường. Về An ninh, trật tự; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân trong công tác an ninh, trật tự, bến đỗ, vệ sinh môi trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân trong việc vận chuyển, bảo quản, tìm đối tác và tiêu thụ vải thiều. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo kết quả công tác sản xuất và tiêu thụ vải thiều tỉnh Bắc Giang năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018. 2. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018. 3. [Truy cập ngày 1/10/2018] 4. vai-thieu.html [Truy cập ngày 1/10/2018] 581