Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại trong bối cảnh thực hiện hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tại Việt Nam

pdf 9 trang Gia Huy 3240
Bạn đang xem tài liệu "Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại trong bối cảnh thực hiện hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiai_quyet_tranh_chap_bang_trong_tai_thuong_mai_trong_boi_ca.pdf

Nội dung text: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại trong bối cảnh thực hiện hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tại Việt Nam

  1. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI TẠI VIỆT NAM Ths. Hoàng Thanh Giang Trƣờng Đại học Thƣơng mại Tóm lược: Việt Nam đã tích cực thực hiện các chủ trương đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, theo đó các hoạt động đàm phán và ký kết FTA di n ra sôi nổi. Tuy nhiên, phần lớn các FTA mà Việt Nam ký kết và tham gia tập trung ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tính đến hết ngày 31/12/2018, Việt Nam đã ký kết 12 FTA, ngày 30/6/2019 đã kết thúc đàm phán và ký kết hai hiệu định và đang đàm phán 3 hiệp định. Trong số này, có một số hiệp định được đánh giá là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Gọi là thế hệ mới vì chúng có phạm vi điều chỉnh rộng lớn hơn những FTA truyền thống ở chỗ các quốc gia tham gia không chỉ cam kết về các nội dung thương mại mà còn cả những nội dung như đầu tư, cạnh tranh, thương mại điện tử, lao động Khi ký kết các cam kết thương mại thế hệ mới này c ng đặt ra cho Việt nam nhiều vấn đề khi thực hiện các nghĩa vụ theo cam kết của mình. Trong đó, có vấn đề về cơ chế tài phán giải quyết các tranh chấp thương mại tương ứng mà giải quyết tranh chấp b ng trọng tài luôn được các bên ưa chuộng lựa chọn. Từ khóa: Giải quyết tranh chấp, trọng tài thương mại, hiệp định thương mại tự do thế hệ mới 1. Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thƣơng mại 1.1. Trọng tài thương mại - hình thức giải quyết tranh chấp thương mại Xét về mặt ngữ nghĩa, trọng tài được hiểu là sự tài phán trung lập, là người thứ ba (không phải hai bên tranh chấp) được các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn để phân xử sự bất đồng giữa các bên. Với ý nghĩa này, Trọng tài có lịch sử hình thành từ rất lâu đời, là hình thức giải quyết tranh chấp xuất hiện trước khi xuất hiện Tòa án, "là hình thức tư pháp đầu tiên được con người sử dụng nhằm mục đích xác lập chân lý và hòa bình4". Khi thương mại phát triển thì tranh chấp xảy ra là không thể tránh khỏi và các thương gia thường cố gắng tìm ra phương pháp thích hợp để giải quyết những tranh chấp đó. Trường hợp các bên không thể tự giải quyết được với nhau, vụ việc sẽ được đưa ra một bên thứ ba trung lập, thường là người có kinh nghiệm để giải quyết. Trong giai đoạn đầu, việc giải quyết của người thứ ba chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu nội dung vụ việc, giải thích những vấn đề các bên đang quan tâm và đưa ra ý kiến để họ tham khảo (mang tính chất tham vấn). Về sau, xuất phát từ nhu cầu giải quyết tranh chấp phải dứt điểm, nhanh chóng, các bên đều thỏa thuận 1. Đỗ Văn Đại - Trần Hoàng Hải (2011), Pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 17. 955
  2. rằng quyết định của bên thứ ba giải quyết tranh chấp là quyết định cuối cùng. Đó là tiền thân của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày nay5. Cùng với sự phát triển của kinh tế, trọng tài thương mại ngày nay mang tính toàn cầu và đã trở thành hình thức giải quyết tranh chấp phổ biến và được các nhà kinh doanh ưa chuộng. Hình thức giải quyết tranh chấp này ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của mình trên thương trường quốc tế. Ưu điểm giải quyết bằng phương thức trọng tài thương mại là đảm bảo sự khách quan của phương thức giải quyết tranh chấp, tính bí mật của hoạt động sản xuất kinh doanh và sự giải quyết nhanh chóng, dứt điểm linh hoạt và tự chủ. Định nghĩa về trọng tài, Từ điển Kinh tế thị trường giải thích trọng tài với tư cách là một hình thức giải quyết tranh chấp: Trọng tài là một phương pháp giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, là chỉ đôi bên đương sự tự nguyện đem những sự việc, những vấn đề tranh chấp giao cho người thứ ba có tư cách công bằng chính trực xét xử, lời phán quyết do người này đưa ra có hiệu lực ràng buộc với cả hai bên. Người thứ ba này là người trọng tài do hai bên chọn hoặc là cơ quan trọng tài6. Theo Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ: "Trọng tài là cách thức giải quyết tranh chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một hoặc một số người khách quan xem xét giải quyết và họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải thi hành7". Theo Giáo sư Philipe Fouchar: Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp, theo đó các bên thỏa thuận giao cho một cá nhân (Trọng tài viên) thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ với nhau8". Cùng quan điểm coi trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp, cuốn Đạo đức và kỹ năng hành nghề của luật sư trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã định nghĩa về trọng tài như sau: Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp, theo đó, hai hoặc nhiều bên đưa vụ tranh chấp của họ ra trước bên thứ ba trung lập để chủ thể này tiến hành giải quyết tranh chấp theo những thủ tục đặc trưng của quá trình đó9". Giáo trình Luật kinh tế (dùng cho hệ trung cấp) của Trường Đại học Luật Hà Nội đưa ra định nghĩa: Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập, nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra một phán quyết trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên tranh chấp và có hiệu lực bắt buộc đối với mỗi bên10". 5 Trần Hữu Huỳnh (2001), "Các hình thức tổ chức trọng tài với việc xây dựng Pháp lệnh Trọng tài tại Việt Nam", Nhà nước và pháp luật, (2). tr. 3-4. 6 Viện Nghiên cứu và Phổ biến tri thức Bách khoa Hà Nội (1998), Đại từ điển kinh tế thị trường, Hà Nội, tr. 34. 7 Phạm Thị Phương Thủy (2004), Pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại b ng hình thức trọng tài, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr. 34. 8 Philip Fouchard (1995), "Trọng tài Quốc tế", Kỷ yếu Hội thảo: Trọng tài Quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội., tr. 23. 9 Lê Hồng Hạnh (2002) (chủ biên), Đạo đức và kỹ năng của luật sư trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, tr. 183. 10 Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật kinh tế (Dùng cho hệ trung cấp), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 343. 956
  3. Điều 2 Luật Mẫu UNCITRAL quy định: "Trọng tài nghĩa là mọi hình thức trọng tài có hoặc không có sự giám sát của một tổ chức thường trực11". Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định tại Điều 3: "Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này12". Như vậy, các quan điểm khoa học và luật thực định coi trọng tài thương mại là một phương thức để giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại thiên về bản chất của trọng tài thương mại, thống nhất xác định phương thức tài phán tư này được hình thành trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện, bình đẳng của các bên tranh chấp, được tiến hành theo thủ tục tố tụng đặc trưng, phán quyết trọng tài có hiệu lực ràng buộc với các bên tranh chấp. Trong lịch sử, khi kinh tế thị trường với những quy luật cơ bản như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế nói chung và thương mại nói riêng, thì trọng tài chủ yếu được sử dụng trong giải quyết các tranh chấp thương mại. Trong lĩnh vực này, trọng tài tỏ ra phù hợp và có ưu thế hơn các hình thức giải quyết tranh chấp khác. Phạm vi các vụ việc tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thương mại rộng hay hẹp tùy thuộc vào quy định pháp luật của mỗi quốc gia, trong đó quan niệm về thương mại" có ảnh hưởng rất quan trọng. Trên thế giới, pháp luật của hầu hết các nước đều quan niệm thương mại theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các hoạt động của thương nhân liên quan đến các mối quan hệ có bản chất thương mại. Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam quy định khái niệm hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Khái niệm "hoạt động thương mại được quy định trong Luật Thương mại năm 2005 đã tiếp cận được với pháp luật quốc tế và pháp luật của các nước trên thế giới, cho phép mở rộng phạm vi các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại ở nước ta. Qua phân tích trên, có thể đưa ra định nghĩa Trọng tài thương mại như sau: Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp, theo đó các bên th a thuận đưa vụ việc ra trước một bên thứ ba trung lập (Trọng tài viên hoặc Hội đồng trọng tài) để xem xét và ra phán quyết. Phán quyết của bên thứ ba có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên. 1.2. Trọng tài thương mại - cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại Xuất phát từ quan điểm coi trọng tài là một thiết chế tài phán, một số quan điểm khoa học đã đưa ra định nghĩa về trọng tài thương mại: 1. Trọng tài bao gồm những cá nhân được các bên lựa chọn để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các vụ việc dân sự của họ; 2. Trọng tài thương mại là cơ quan trung gian được các bên đương sự giao tranh chấp cho để xét xử13. 11 Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (2000), Luật Mẫu của Uncitral về trọng tài thương mại quốc tế 1985, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội. 12 Quốc hội (2010), Luật Trọng tài thương mại, Hà Nội. 957
  4. Ngoài ra, Từ điển Luật học Anh - Mỹ của Black đã đưa ra khái niệm về trọng tài dưới góc độ tố tụng, theo đó, trọng tài được nhìn nhận như một quá trình: "Trọng tài là quá trình giải quyết tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn, trong đó bên thứ ba trung lập (Trọng tài viên) sau khi nghe các bên trình bày, sẽ ra quyết định có tính chất bắt buộc đối với các bên trong tranh chấp ấy14". Qua các định nghĩa về trọng tài nêu trên, có thể thấy rằng, quan điểm coi trọng tài là một cơ quan để giải quyết tranh chấp thiên về mặt hình thức nhiều hơn, nhìn nhận sự tồn tại thực tế của tổ chức trọng tài dưới dạng các Trung tâm trọng tài - cơ quan tài phán độc lập, tồn tại song song với Tòa án. Các định nghĩa về trọng tài nêu trên đều có cơ sở lý luận và thực tiễn, chỉ khác ở góc độ xem xét và mức độ khái quát vấn đề. Tuy nhiên, Tất cả đều có một điểm chung rằng trọng tài là một công cụ mà người ta sử dụng để giải quyết các tranh chấp theo thủ tục đặc trưng của nó: do các bên thỏa thuận, vai trò trung lập, đưa ra quyết định có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành Những đặc trưng này thể hiện bản chất của trọng tài là một hình thức tài phán tư, kết hợp được hai mặt: thỏa thuận và tài phán15. Với bản chất của một cơ quan giải quyết tranh chấp, một thực thể pháp lý, cơ quan giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại có những đặc trưng riêng khác với thiết chế Tòa án. Trọng tài là tổ chức xã hội - nghề nghiệp do các trọng tài viên tự thành lập nên để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Trọng tài không phải là cơ quan xét xử của Nhà nước, không hoạt động bằng ngân sách Nhà nước. Các trọng tài viên không phải là các viên chức Nhà nước. Khi xét xử, trọng tài không nhân danh Nhà nước để ra các phán quyết. Quyền lực của trọng tài không tự nhiên mà có mà xuất phát từ sự thỏa thuận của các chủ thể tranh chấp với trọng tài. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhân danh ý chí tối cao của các chủ thể tranh chấp mà không nhân danh quyền lực nhà nước. Phán quyết trọng tài không mang tính quyền lực nhà nước. Phán quyết trọng tài vừa là sự kết hợp giữa ý chí, sự thỏa thuận của các bên, vừa mang tính tài phán của cơ quan có thẩm quyền xét xử. Cơ quan tài phán trọng tài được tổ chức dưới các dạng khác nhau, chủ yếu tồn tại dưới hai hình thức là trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực. Trọng tài vụ việc tồn tại có tính chất lâm thời, không có trụ sở và bộ máy cố định, trọng tài viên do các đương sự thỏa thuận lựa chọn. Do việc thành lập dễ dàng, quy chế hoạt động đơn giản nên trọng tài vụ việc có khả năng giải quyết nhanh chóng, ít tốn kém các tranh chấp. Trọng tài thường trực là trung tâm trọng tài, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có trụ sở cố định, có danh sách trọng tài viên và hoạt động theo điều lệ riêng. Trọng tài thường trực tồn tại 13 Trường Đại học Luật Hà Nội (1998), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội., tr. 348. 14 Black's Law Dictionnary (1990), tr. 105. 15 Huỳnh Thị Thanh Thảo (2003), Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 - cơ sở pháp lý mới cho sự thành lập và hoạt động có hiệu quả của Trọng tài thương mại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 958
  5. dưới hình thức các trung tâm trọng tài, có trước khi giải quyết tranh chấp xảy ra, tồn tại độc lập, hoạt động một cách thường xuyên, sắn sàng giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại khi các đương sự yêu cầu. Trọng tài thường trực được tổ chức với mô hình đa dạng, có thể là các trung tâm trọng tài đặt bên cạnh một cơ quan, tổ chức khác hoặc có thể là các trung tâm trọng tài độc lập, thành lập dưới hình thức công ty hoặc hiệp hội có đăng ký. Mỗi trung tâm trọng tài đều xây dựng một bản điều lệ hoạt động và quy tắc tố tụng riêng trên cơ sở những quy định của pháp luật trọng tài. Tóm lại, với tư cách là một cơ quan tài phán, trọng tài tồn tại độc lập, song song với Tòa án và có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp khi được các bên đương sự lựa chọn. 2. Hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới và giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thƣơng mại Trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế, tất yếu dẫn đến nhu cầu dỡ bỏ các dào cản thương mại của các quốc gia, từ đó dẫn đến sự ra đời cảu các hiệp định thương mại tự do (FTA). Đây là hình thức phổ biến nhất trong liên kết kinh tế giữa các quốc gia hiện nay. Bên cạnh các FTA khu vực thì các FTA song phương xuất hiện ngày càng nhiều giữa các quốc gia với các mức độ khác nhau. FTA song phương đến FTA khu vực sau nữa là FTA toàn cầu là các bước thử nghiệm cần thiết cho một con đường tự do hóa thương mại mang tính toàn cầu. Việt Nam đã tích cực thực hiện các chủ trương đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, theo đó các hoạt động đàm phán và ký kết FTA diễn ra sôi nổi. Tuy nhiên, phần lớn các FTA mà Việt Nam ký kết và tham gia tập trung ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tính đến hết ngày 31/12/2018, Việt Nam đã ký kết 12 FTA, ngày 30/6/2019 đã kết thúc đàm phán và ký kết hai hiệu định và đang đàm phán 3 hiệp định. Trong số này, có một số hiệp định được đánh giá là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Gọi là thế hệ mới vì chúng có phạm vi điều chỉnh rộng lớn hơn những FTA truyền thống ở chỗ các quốc gia tham gia không chỉ cam kết về các nội dung thương mại mà còn cả những nội dung như đầu tư, cạnh tranh, thương mại điện tử, lao động Khi ký kết các cam kết thương mại thế hệ mới này cũng đặt ra cho Việt nam nhiều vấn đề khi thực hiện các nghĩa vụ theo cam kết của mình. Trong đó, có vấn đề về cơ chế tài phán giải quyết các tranh chấp thương mại tương ứng mà giải quyết tranh chấp bằng trọng tài luôn được các bên ưa chuộng lựa chọn. Có thể kể đến một số quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài khi thực hiện hiệp định tự do thương mại thế hệ mới như: Thứ nhất, lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp. Hầu hết các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết đều quy định cơ chế giải quyết một cách thân thiện thông qua tham vấn, thương lượng giữa các bên trong một thời hạn nhất định. Sau đó, nếu tham vấn, thương lượng không thành công, các bên tranh chấp có thể khởi kiện tại cơ quan tài phán trong nước hoặc trọng tài. Các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc đã ký kết có quy định phương thức giải quyết tranh chấp trọng tài: 959
  6. - Cơ quan tài phán của quốc gia nhận đầu tư (Tòa án, Trọng tài hay cơ quan hành chính có thẩm quyền). - Trọng tài theo vụ việc (ad hoc) được thành lập theo các Quy tắc trọng tài của UNCITRAL - Một số hiệu định còn mở ra cho các bên tranh chấp lựa chọn bất kỳ tổ chức trọng tài hoặc quy tắc trọng tài nào được thỏa thuận bởi các bên. - Một số hiệp định chỉ cho phép giải quyết tranh chấp tại Tòa trọng tài được thành lập theo hiệp định. Nhìn chung các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký không đưa ra một phương thức giải quyết tranh chấp duy nhất mà đưa ra một trong các phương thức để các bên lựa chọn. Đối với phương thức trọng tài thì các bên không thể tự do lựa chọn loại hình trọng tài mà bị giới hạn bởi quy định của điều ước. Thứ hai, pháp luật nội dung áp dụng cho giải quyết tranh chấp. Đối với giải quyết tranh chấp tại trọng tài, theo thông lệ chung, pháp luật nội dung giải quyết tranh chấp sẽ do hội đồng trọng tài quyết định, các bên thương nhất trước khi đưa ra giải quyết. Tuy nhiên, một số điều ước dẫn chiếu cả nguồn luật áp dụng cho giải quyết tranh chấp. Theo đó, cơ sở pháp luật cho việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể là: - Pháp luật quốc gia của bên ký kết có liên quan đến tranh chấp mà sự đầu tư diễn ra trên lãnh thổ quốc gia đó. - Các quy định về xung đột pháp luật. - Các quy định tại Hiệp định. - Những quy định của thỏa thuận đặc biệt về đầu tư (nếu có). - Nguyên tắc của pháp luật quốc tế. - Các quy định liên quan của pháp luật quốc tế áp dụng trọng mối quan hệ giữa các bên ký kết và bất kỳ quy định nào có liên quan của các bên ký kết có thể áp dụng Thứ ba, hiệu lực của phán quyết trọng tài. Phán quyết trọng tài quốc tế và trọng tài quốc gia là chugn thẩm bắt buộc đối với các bên tranh chấp. Đối với phán quyết của trọng tài quốc tế, các quy định của UNCITRAL đều có quy định ngoại lệ về kháng cáo phán quyết trọng tài nhưng chỉ đối với trường hợp dặc biệt. Đặc biệt một số hiệp định tự do thế hệ mới có quy định cơ chế phúc thẩm phán quyết trọng tài (Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và liên minh Châu âu - EVIPA). Về nguyên tắc, phán quyết trọng tài quốc tế (nước ngoài) muốn có hiệu lực tại một quốc gia cũng phải thông qua cơ chế công nhận, cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại quốc gia đó, trừ một số công ước quy định thủ tục thi hành ngay tại các nước thành viên công ước. Thứ tư, một số quy định giải quyết tranh chấp b ng trọng tài trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên. Ví dụ: Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và liên minh Châu âu – EVIPA áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo cơ chế tòa trọng tài thường trực với việc sử dụng Quy 960
  7. tắc trọng tài của ICSID, quy tắc trọng tài của UNCITRAL hoặc bất kỳ quy tắc tố tụng trọng tài khác do các bên lựa chọn; đồng thời, việc giải quyết tranh chấp phải được thực hiện bằng cơ chế trọng tài đầu tư thành lập theo Hiệp định. Trọng tài thường trực được thành lập hai cấp để giải quyết tranh chấp bao gồm Hội đồng giải quyết tranh chấp và hội đồng phúc thẩm. Cấp phúc thẩm xem xét lại các quyết định mà cấp sơ thẩm đã đưa ra. Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại: Thứ nhất, quy định trong pháp luật nội dung. Luật Thương mại 2005, sửa đổi, bổ sung 2017 chỉ có quy định mang tính nguyên tắc tại Điều 317 về việc giải quyết tranh chấp thương mại được giải quyết bằng các phương thức: Thương lượng giữa các bên; hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải và giải quyết tại trọng tài hoặc tòa án. Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài được tiến hành theo các thủ tục của tố tụng trọng tài. Theo quy định Điều 317, trọng tài có thẩm quyền giải quyết là trọng tài trong nước, trừ các tranh chấp theo cam kết tại các điều ước quốc tế, thảo thuận quốc tế được giải quyết ở cơ quan tài phán nước ngoài hoặc trọng tài quốc tế. Tuy nhiên, theo Luật Điều ước quốc tế năm 2016 thì có thể áp dụng trực tiếp các quy định của điều ước quốc tế để giải quyết tranh chấp thương mại. Thứ hai, quy định pháp luật tố tụng trọng tài giải quyết tranh chấp. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại bằng cơ ché trọng tài được quy định trong Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và các văn bản quy định chi tiết. Tương tự pháp luật nội dung, thẩm quyết của trọng tài nước ngoài, trọng tài quốc tế hiện pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể mà được áp dụng trực tiếp theo quy định của Luật Điều ước quốc tế năm 2016. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp tại trọng tài quốc tế tùy thuộc vào quy tắc tố tụng trọng tài quốc tế hay thủ tục tố tụng quốc tế được áp dụng để giải quyết vụ việc. 3. Các giải pháp hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thƣơng mại tại Việt Nam 3.1. Một số tồn tại, hạn chế của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại Thứ nhất, thời hạn ban hành phán quyết trọng tài ngắn. Luật Trọng tài thương mại quy định Hội đồng trọng tài có 30 ngày sau khi tổ chức phiên họp cuối cùng để ban hành pháp quyết trọng tài đối với mọi loại tranh chấp. Thời hạn này đặt ra cho Hội đồng trọng tài áp lực rất lớn về thời gian khi giải quyết các vụ việc có tính chấp phức tạp. Thứ hai, thiếu các quy định hướng dẫn điều kiện áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Luật Trọng tài thương mại chỉ quy định hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi cần thiết, tuy nhiên không có hướng dẫn cụ thể về thế nào là cần thiết, do đó có thể dẫn đến việc áp dụng một cách chủ quan, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. 961
  8. Thứ ba, hiện nay vẫn chưa có cơ chế xem lại quyết định hủy phán quyết trọng tài của tòa án cấp sơ thẩm. Theo Luật Tố tụng dân sự, thì việc công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài được thực hiện bởi một cấp Tòa án. Quyết định của tòa án có hiệu lực và không có kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm. Như vậy, nếu tòa án cấp sơ thẩm mắc sai sót dẫn đến hủy phán quyết trọng tài thì sẽ không có cơ chế để khắc phục. Thứ tư, pháp luật Việt Nam không quy định trực tiếp quyền khởi kiện của nhà đầu tư nước ngoài mà quyền này được ghi nhận trên cơ sở các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Bên cạnh đó, hiện nay pháp luật Việt Nam chỉ quy định về phối hợp trong giải quyết tranh chấp giữa nhà nước Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài tại trọng tài nước ngoài nhưng quy định này còn chưa chi tiết, nhất là trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức. 3.2. Giải pháp hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý giải quyết tranh chấp thương mại b ng trọng tài đáp ứng các yêu cầu của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Luật Trọng tài thương mại năm 2010 có những bất cập nêu trên, do đó, việc sửa đổi, bổ sung, cũng như hướng dẫn thi hành cần tiếp tục được nghiên cứu để thực hiện. Trong thời gian qua, Luật cơ bản đã tạo ra sự ổn định trên thực tiễn và sự thay đổi liên tục pháp luật sẽ làm mất tính ổn định này. Do đó, ưu tiên trước hết của Việt Nam vẫn là bảo đảm thực hiện thống nhất Luật Trọng tài thương mại năm 2010, có cơ chế phối hợp giữa các cá nhân, tổ chức để kịp thời phát hiện và khắc phục những tồn tại hay phát sinh trong việc áp dụng văn bản pháp luật thay vì đưa ra những cải cách mạnh mẽ về thể chế. Trước mắt, đề xuất Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sớm ban hành văn bản hướng dẫn chung về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời làm cơ sở để Hội đồng trọng tài áp dụng đúng đắn, chính xác. Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao có giải pháp tăng cường giám đốc việc xét xử các vụ việc công nhân và cho thi hành phán quyết trọng tài để kịp thời kháng nghị, hủy các quyết định sơ thẩm có sai lầm trong việc công nhận hay hủy bỏ các phán quyết trọng tài không đúng. Đối với giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế theo phương thức trọng tài quốc tế khi các quy định pháp luật Việt Nam về cơ chế phối hợp của các cơ quan, tổ chức còn sơ sài thì cần tiếp tục cụ thể hóa bằng việc ban hành thông tư hướng dẫn các quy định còn chưa rõ, chi tiết của Quyết định 04/2014/QĐ-TTg. Về lâu dài cần nghiên cứu để nâng cấp Quyết định này ở hình thức pháp lý cao hơn nhằm xử lý các vấn đề còn vướng mắc. Thứ hai, nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. - Tăng cường hợp tấc quốc tế: Việt Nam đã là thành viên của PCA do vậy cần phát huy lợi thế này để hợp tác trên nhiều cấp độ. Ví dụ: các trung tâm trọng tài Việt Nam có thể hợp tác PCA để học hỏi kinh nghiệm tổ chức, điều hành vụ kiện trọng tài thương mại quốc tế. Chính phủ Việt Nam nên tích cực cử đại diện cũng như tạo đều kiện cho các trung tâm trọng tài trong nước cử trọng tài viên tham gia các nhóm làm việc của UNCITRAL 962
  9. - Thành lập Hiệp hội trọng tài để tạo diễn đàn cho các trọng tài viên Việt Nam trao đổi, học hỏi kinh nghiệm đồng thời ban hành những hướng dẫn, quy tắc ứng xử phù hợp cho trọng tài viên. - Xây dựng chương trình đào tạo chuyên sâu về trọng tài quốc tế ở bậc đại học và trong các cơ sở đào tạo nghề để xây dựng đội ngũ chuyên gia có chất lượng giải quyết các tranh chấp ở tầm quốc tế. - Để đảm bảo xem xét chính xác các yêu cầu liên quan đến hoạt động trọng tài cũng như áp dụng pháp luật ổn định và thống nhất, việc đào tạo và xây dựng đội ngũ thẩm phán chuyên trách về trọng tài cũng cần được triển khai thực hiện. - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của trọng tài Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Văn Đại - Trần Hoàng Hải (2011), Pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Trần Hữu Huỳnh (2001), "Các hình thức tổ chức trọng tài với việc xây dựng Pháp lệnh Trọng tài tại Việt Nam", Nhà nước và pháp luật, (2). tr. 3-4. 3. Viện Nghiên cứu và Phổ biến tri thức Bách khoa Hà Nội (1998), Đại từ điển kinh tế thị trường, Hà Nội. 4. Phạm Thị Phương Thủy (2004), Pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại b ng hình thức trọng tài, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 5. Philip Fouchard (1995), "Trọng tài Quốc tế", Kỷ yếu Hội thảo: Trọng tài Quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Lê Hồng Hạnh (2002) (chủ biên), Đạo đức và kỹ năng của luật sư trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 7. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật kinh tế (Dùng cho hệ trung cấp), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 8. Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (2000), Luật Mẫu của Uncitral về trọng tài thương mại quốc tế 1985, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội. 9. Quốc hội (2010), Luật Trọng tài thương mại, Hà Nội. 10. Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Luật học Việt Nam những vấn đề đương đại (sách chuyên khảo), NXb Tư pháp, Hà Nội. 11. Nguyễn Hữu Chí, Nguyễn Quang Tuyến, Nguyễn Thị Dung (đồng chủ biên), Pháp luật kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb CTQGST, 2019, Hà Nội. 963