Giáo trình bài giảng Văn minh văn hóa thế giới (Phần 2) - Vũ Tiến Thành

pdf 41 trang Hùng Dũng 05/01/2024 830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình bài giảng Văn minh văn hóa thế giới (Phần 2) - Vũ Tiến Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_bai_giang_van_minh_van_hoa_the_gioi_phan_2_vu_tie.pdf

Nội dung text: Giáo trình bài giảng Văn minh văn hóa thế giới (Phần 2) - Vũ Tiến Thành

  1. ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ, song không phải là sự ”rập khuôn”. Trên nền chung của kiến trúc Ấn Độ, mỗi dân tộc, mỗi khu vực, thậm chí mỗi di tích kiến trúc lại có những nét riêng độc đáo của mình. Khi nói tới những di tích kiến trúc nổi tiếng ở Đông Nam Á giai đoạn trước thế kỉ VIII không thể không nói tới khu di tích Mỹ Sơn của người Chăm và tổng thể kiến trúc Bôrôbuđua ở Inđônêxia. Từ thế kỉ X - XIII di tích kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng nhất ở Đông Nam Á là khu đền Ăngco Vát ở Campuchia. Ăngco Vát đuợc xây dựng vào đầu thế kỉ XII. Cả khu đền rất rộng, riêng khu thiêng có kích thuớc 1500m x 1300m và đuợc ngăn bằng hồ nuớc rộng 200m. Ở Mianma, chỉ riêng khu di tích Pagan hiện nay người ta còn thấy hơn 5000 ngôi chùa lớn nhỏ nằm rải rác dọc theo hai bờ sông Iraoađi. Những pho tuợng có niên đại khá sớm là những pho tuợng Phật thuộc thời kì Phù Nam. Ở An Giang (Việt Nam) đã tìm thấy hai pho tuợng Phật thuộc phong cách Amaravati là phong cách có niên đại khoảng thế kỉ II. Ở Phù Nam nguời ta còn tìm thấy 20 pho tuợng Phật đứng theo phong cách Gupta (thế kỉ IV), trong đó hơn một nửa là bằng đá, còn lại là bằng gỗ đuớc. Đến cuối thiên niên kỉ I, nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á có phần chững lại. Từ đầu thiên niên kỉ II trở đi người ta lại chứng kiến một sự phát triển mới của loại hình nghệ thuật này với một tầm vóc, quy mô lớn hơn, chất lượng cao hơn, với những trung tâm kiến trúc và điêu khắc kì vĩ như khu đền Ăngco Vát ở Campuchia, Pagan ở Mianma, Xukhôthay, Ayuthaya ở Thái Lan, Thạt Luổng ở Lào v.v CHƯƠNG V – VĂN MINH KHU VỰC TRUNG – NAM MĨ I – CÁC NỀN VĂN MINH TRUNG MĨ 1. Văn minh Olmec (khoảng 1500 TCN – 300 SCN) a) Hoàn cảnh lịch sử Nền Văn minh Olmec được thiết lập với sự phát triển ủa người Olmec trong thời kì tiền sơ khai (khoảng từ 1500 TCN đến năm 300) ở miền duyên hải vịnh Mexico. Tên gọi Olmec tươngPTIT ứng với tên của một làng ở Trung Mĩ tồn tại trong khoảng thiên niên kỷ I TCN. Đây được xem là một trong những nền văn minh đầu tiên hình thành sớm nhất ở Châu Mĩ. Về mặt nhân chủng, người Olmec có thân hình thấp và chắc nịch, hơi mập, đầu tròn, mặt bầu bĩnh, mắt xếch và híp, rất rõ là có nguồn gốc Mông Cổ. Mũi của họ ngắn và tẹt, môi dày, mép sâu và có quai hàm chắc khỏe. Đây là nền văn minh Châu Mỹ đầu tiên có sự phân chia giai cấp và có sự phân công xã hội khá rõ rệt: chuyên chế tác, chuyên xây dựng, chuyên buôn bán Nền văn minh Olmec có một thiết chế chính trị khá hoàn chỉnh và đạt trình độ phát triển cao mà những nền văn minh sau đó phải ngưỡng vọng và học hỏi. Người Olmec đã để lại một nền văn minh rưc rõ, chiếm lĩnh một địa bàn rộng lớn. Họ phát minh ra chữ viết, cách tính lịch và phép toán dùng số không, đây được xem là những đóng góp quan trọng đối với lịch sử văn minh nhân loại. b) Thành tựu văn minh Olmec 39
  2. - Kiến túc – điêu khắc: xuất hiện từ rất sớm và nhanh chóng đạt tới sự hoàn hảo về cả kỹ thuật lẫn mĩ thuật mà ở Trung Mĩ chưa ai có thể vượt qua. Họ tạc nên những đầu người khổng lồ, bàn thờ Có tượng đầu người cao tới 3m. - Tôn giáo: người Olmec đã sớm có những ý niệm về tôn giáo. Hình tượng con báo hình người nhận được sự sùng kính của người dân. - Khoa học tự nhiên: người Olmec đã đạt được những thành tự khá sớm về toán học và lịch pháp mà cho đến nay còn nhiều vấn đề cần được làm rõ để đánh giá những đóng góp của họ. 2. Teotihuacan – nền văn hóa đô thị (khoảng thế kỉ I – X) Trên nền tảng của nền văn minh Olmec, khắp khu vực Trung Mĩ đã bắt đầu xuất hiện một loạt những nền văn hóa có quan hệ thân thuộc với nhau. Giai đoạn này kéo dài từ Công nguyên cho đến những năm 900. Tiêu biểu là nền văn hóa Teotihuacan ở Mexico. Khu đô thị Teotihuacan có diện tích chừng 20 km vuông, dân số khoảng 50.000 người. Xã hội Teotihuacan được hợp thành bởi các tần lớp cư dân khác nhau và phia chia thành 3 cấp theo hình tháp. Xã hội đế chế giữ vai trò cao nhất – thương gia, chiến binh, tăng lữ. Công trình kiến trúc nổi bật là Kim tự tháp Mặt Trời và Kim tự tháp Mặt Trăng. Người Teotihuacan có một hệ thống tôn giáo khá phát triển và hoàn chỉnh. Tầng lớp tăng lữ có vị trí và uy tin rất lớn. 3. Nền văn minh của người Maya (khoảng thế kỉ III – XVI) a) Hoàn cảnh lịch sử Người Maya là một bộ tộc thổ dân châu Mĩ có mặt từ rất sớm ở bán đảo Yucatan của Trung Mĩ. Vào khoảng thế kỉ V TCN, người Maya đã đạt tới một nền văn minh phát triển cao, đến thế kỉ I sau CN các quốc gia cổ đại của người Maya được thành lập. Thể chế chính trị của người Maya theo hình thức các vương quốc nhỏ với truyền thống cha truyền con nối. Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong nền văn minh Maya. Nền kinh tế Maya chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi nên phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên như đất đai, nguồn nước và thời tiệt. Họ trồng ngô, đậu, cà chua, bí đỏ, cacao và nuôi chó, gà, hươu,PTIT nai, chim, ong mật Đặc biệt họ còn biết làm muối. Văn minh Maya đạt trình độ cao không những lĩnh vực xây dựng nhà nước mà còn phát triển rực rỡ trong lĩnh vực kiến trúc, toán học, chữ viết, thiên văn và lịch pháp. b) Thành tựu của nền văn minh Maya - Tôn giáo: tin tưởng vào một chu kì tự nhiên của thời gian. Tin rằng vũ trụ có ba mặt phẳng chính: địa ngục, thiên đường và trần gian. Thần của người Maya là hợp nhất của tất cả các lực lượng sức mạnh siêu nhiên. Không phải lúc nào cũng “tốt” tuyệt đối hoặc “xấu” tuyệt đối. Tôn giáo Maya đặc biệt coi trọng thần mưa và thần gió. - Chữ viết: xuất hiện khá muộn so với các quốc gia cổ đại khác. HÌnh thành trên cơ sở hệ thống chữ viết của người Olmec trước đó. Chữ viết của người Maya có hơn 1000 ký hiệu khác nhau. Hầu hết đều là tượng hình. Họ làm các loại giấy và sách từ vỏ cây hay từ thớ của cây xương rồng. - Nghệ thuật: người Maya sáng tạo ra những tuyệt tác nghệ thuật độc đáo và hiếm có về kiến trúc và điêu khắc. Là những công trình được trang hoàng tỉ mỉ: đền, đài, tháp, 40
  3. cung điện Đinh cao nhất là Kim tự tháp. - Toán học: Trong lĩnh vực toán học người Maya có những cống hiến rất quan trọng. Họ đã tìm ra chữ số 0 vào thế kỉ IV TCN. - Thiên văn và lịch pháp: họ đã sáng tạo ra lịch vào khoản thời gian từ năm 400 đến 200 TCN. Một năm co 365 ngày. - Khoa học kĩ thuật: văn minh Maya đạt được nhiều thành tựu độc đáo trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Họ đã biết chế tạo và sử dụng thành thạo các công cụ cắt gọt từ đá núi lửa. Họ đã biết làm những đôi giày cao su, làm muối 4. Nền văn minh của người Aztec (khoảng thế kỉ XIII – XVI) Văn minh Aztec được hình thành chủ yếu trên phần lãnh thổ Mexico ngày nay, gần như vào giai đoạn cuối của nền văn minh bản địa trước khi thực dân Tây Ban Nha đặt chân đến vùng đất này. Đây là một trong những nền văn minh phát triển rực rỡ nhất chau Mĩ. Người Aztec vốn là những hổ dân da đỏ thuộc bộ tộc Nahuatl. Người Aztec sử dụng những chữ viết tượng hình và đặc biệt phát triển trong lĩnh vực y học. Văn minh Aztec mang tính chất là một nền văn minh đô thị phát triển ở trình độ cao. Thủ đô của người Aztec là thành phố Tenochtitlan. Ngoài quy mô hoành tráng của thành phố, người Aztec còn xây dựng nhiều kim tự tháp đồ sộ, kim tự tháp cao nhất dành để thờ thần Tiáloc và Huitzilopochtli. Người Aztec tôn thờ những vị thần quan trọng: thần Quetzalcoatl, thần Huitzilopochtli, thần Tlaloc, thần Mưa Trong đó, thần Quetzalcoatl là vị thần quan trọng nhất. Thần Huitzilopochtli – thần Chiến tranh và thần Mặt Trời được xem là vị thần quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của người Aztec và cả đế chế của họ. II – NỀN VĂN MINH ANDES Ở NAM MĨ 1. Vương quốc của người Inca Chủ nhân của nền văn minh Andes là người Inca – một trong những tộc người da đỏ ở Nam Mĩ. Inca cũng là danh hiệu của người thống tị vương quốc tồn tại từ khoảng thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI. Theo truyền thuyết, trPTITị vì vương quốc Inca có 13 vị vua. 2. Thành tựu của nền văn minh Inca - Sự phát triển các ngành kinh tế Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu. Ngô và khoai tây là lương thực chính. Người Inca đã xây dựng được một hệ thống ruộng bậc thang men theo ác sườn đồi, hệ thống thủy lợi với kênh mương dày đặc hàng ngàn dặm. Họ đã biết sử dụng phân chim làm phân bón. Bên cạnh việc trồng trọt, người Inca đã biết chế biến và bảo quản thực phẩm như ướp lạnh thịt khô Thủ công nghiệp của người Inca rất phát triển. Đã khám phá và áp dụng kĩ thuật dệt đến mức độ cao. Chế tác được vàng, bạc, kim loại, đá quý. Nghề dệt vải và thảm của người Inca đạt đến trình độ cao so với thời bấy giờ với 41
  4. những hoa văn sặc sỡ và chất liệu tân tiến. Xây dựng được hệ thống cầu được rất lớn và độc đáo. Cầu treo dài 60m, đường dọc bờ biển dài 4.000 km toàn bộ mạng lưới đường sá có chiều dài 40.000 km. - Những thành tựu văn hóa Người Inca tự sáng tạo ra hệ thống chữ viết của mình với 2 hệ thống chữ viết: Văn tự thắt nút – Kipu và chữ tượng hình. Về khoa học và thiên văn học, người Inca đã đạt được sự hiểu biết đáng kể. Họ biết quan sát sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh khác trong vũ trụ để dự đoán thời tiết hoặc tiên đoán về số phận nhà vua, vụ mùa Người Inca có nhiều kiến thức trong Y khoa. Họ đã có thể mổ thành công trên đầu. Về tôn giáo, người Inca đặc biệt tôn thờ thần Mặt Trời và dùng người để làm vật hiến tế thần khi vua lên ngôi. Như vậy, nền văn minh cổ đại Andes trong thời kì Inca đã đạt đến trình độ phát triển khá cao. Xét về mặt thời gian, nền văn minh Andes tương đương với nền văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà, văn minh sông Ấn. Nhưng từ sau năm 1533, đế quốc Inca bắt đầu suy yếu, người Tây Ban Nha đã biến xử sở này thành thuộc địa và tàn phá nền văn minh của người dân bản địa. CHƯƠNG VI – VĂN MINH HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI I – TỔNG QUAN VỀ HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI 1. Địa lý dân cư và sơ lược về Hy Lạp cổ đại Ngày xưa, các bộ lạc Hy Lạp gọi bộ lạc của mình bằng những tên riêng. Đến khoảng thế kỉ thứ VIII - VII TCN, người Hy Lạp mới gọi mình là Helen (Hellenes) và gọi đất nước mình là Hêla (Hellas) tức Hy Lạp. Lãnh thổ của Hy Lạp cổ đại rộng hơn nước Hy Lạp ngày nay rất nhiều, bao gồm: miền Nam bán đảo Ban Căng, các đảo trên biển Êgiê và miền ven biên phía Tây Tiêu A, trong đó quan trọng nhất là miền Nam bán đảo Ban Căng tức là vùng lục địa Hy Lạp. Miền lục địa Hy Lạp về mặt địa hình chia làm 3 khu vực: Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ. Từ Bắc bộ xuống Trung bộ phải qua một cái đèo hẹp nằm gần sát bờ biên phía Đông gọi là đèo Técmôpin. Trung bộ tuy là vùng có nhiều dãy núi ngang dọc nhưng cũng có những đồng bằng trù phú PTITnhư đồng bằng Áttích và đồng bằng Bêôxi. Đồng thời ở đây còn có nhiều thành phố quan trọng mà nổi tiếng nhất là Aten. Ranh giới giữa Trung bộ và Nam bộ là eo đất Coranh. Nam bộ là một bán đảo hình bàn tay 4 ngón gọi là bán đảo Pêlôpônedơ. Ở đây có nhiều đồng bằng rộng và phì nhiêu, rất thuận lợi cho việc trồng trọt. Vùng bờ biên phía Đông của bán đảo Ban Căng khúc khủy tạo nên nhiều vịnh và nhiều hải cảng, rất thuận lợi cho việc phát triên hàng hải. Các đảo trên bờ biên Êgiê trở thành những trạm nghỉ chân cho các thuyền đi lại từ Hy Lạp đến Tiêu Á và Bắc Phi, trong đó lớn nhất là đảo Crét ở phía Nam bán đảo. Trong khi đó, biên Êgiê lại như một cái hồ lớn êm ả sóng im gió nhẹ nên càng tạo điều kiện thuận lợi cho nghề đi biển trong điều kiện kĩ thuật chế tạo tàu thuyền còn thô sơ. Còn Tiểu Á là một vùng giàu có và là chiếc cầu nối liền Hy Lạp với các nuớc phuơng Đông cổ đại có nền văn minh phát triển sớm. Điều kiện địa lí đó đã giúp cho Hy Lạp cổ đại trở thành nuớc có nền công thuơng nghiệp phát triển, đồng thời có thể tiếp thu ảnh huởng của nền văn minh cổ đại của phuơng 42
  5. Đông. b) Sơ lược lịch sử Hy Lạp cổ đại Lịch sử Hy Lạp cổ đại có thể chia thành các thời kì sau đây: Thời kì văn hóa Crét – Myxen: Văn hoá Crét và Myxen Các nhà khảo cổ đã tìm thấy nền văn minh Crét – Myxen phát triển rực rỡ trên đảo (Crét – Pêlôpônedơ) Văn minh Crét tồn tại đầu thiên kỉ III tCN – thế kỉ XII tCN, chủ nhân của văn minh Crét là người Akêăng. Thời kì huy hòang nhất của văn minh Myxen là từ thế kỉ XVI – XII tCN. Từ 1194 – 1184 tCN, My xen đã xâm chiếm thành Tơroa ở vùng Tiểu Á. Đến thế kỉ XII tCN, thì bị người Đôniêng ở phía Bắc tràn xuống kết thúc thời kì Crét- Myxen. Thời kì Hôme (XI – IX tCN) Tòan bộ lịch sử giai đọan này được phản ánh trong hai bộ sử thi của nhà thơ Hôme (Ilíat – Ôđixê). Nội dung: phản ánh cuộc chiến tranh giữa người Hy Lạp và người Tơ roa. Thời kì các thành bang (VIII – IV tCN) Thời kì quan trọng nhất trong lịch sử Hylạp cổ đại, ở thời kì này Hy Lạp xuất hiện những nước nhỏ lấy thành bang làm trung tâm, gọi là thời kì các thành bang. Quan trọng nhất là thành bang Xpác – Aten. + Xpác nằm ở phía nam bán đảo Pelôpônedơ, đây là thành bang bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế, nhưng rất mạnh về quan sự. + Aten ở miền trung Hy Lạp, vùng có nhiều khóang sản, có hải cảng thuận lợi cho việc phát triển công thương. Thế kỉ VtCN, Hy Lạp bị đế quốc Ba Tư xâm lược, mà trong lịch sử gọi là cuộc chiến tranh Hy – Ba. Hy Lạp giành được thắng lợi và bước vào thời kì phát triển chế độ chiếm nô, từ đó trở thành trungPTIT tâm kinh tế, văn hóa của phương Tây. Thời kì Makêđônia Nước Ma-kê-đô-nia ở phía bắc bán đảo Ban kăng mạnh lên, và đưa quân vào Hy Lạp, Hy Lạp phải thuần phục. Năm 168 tCN , Ma-kê-đô-nia bị La Mã tấn công tiêu diệt. Năm 149TCN - 146 tCN, Hy Lạp bị sát nhập vào đế quốc La Mã. Các quốc gia do người Makêđônia lập lên ở phương đông đã bị người La Mã thôn tính. Các quốc gia này đến thời cận đại được gọi chung là những nước bị Hy Lạp hóa. c) Sự thành lập đế quốc La Mã Khi mới thành lập, La Mã chỉ là một thành bang nhỏ ở miền Trung bán đảo Ý. Từ 43
  6. thế kỉ IV TCN, La Mã không ngừng xâm lược ra bên ngoài, và hơn một thế kỉ sau, La Mã đã chinh phục được toàn bộ bán đảo Ý. Tiếp đó La Mã muốn phát triển thế lực sang phía Tây Địa Trung Hải, nhưng ở đây La Mã đã gặp phải một đối thủ hùng mạnh, đó là Cáctagiơ. Cáctagiơ là một đế quốc rộng lớn bao gồm vùng bờ biển Bắc Phi, miền Đông Tây Ban Nha, miền Nam xứ Gôlơ, bán đảo Xácđenhơ, đảo Coócxơ (ở gần Tuyrít, thủ đô nước Tuynidi ngày nay). Do mâu thuẫn với nhau trong mưu đồ bành chướng thế lực mà đầu tiên là cuộc đụng độ ở đảo Xixin, từ năm 264 - 146 TCN, trong vòng gần 120 năm, giữa La Mã và Cactagiơ đã xảy ra ba lần chiến tranh rất ác liệt, người La Mã gọi là cuộc chiến tranh Puních. Kết quả, đến năm 146 TCN, La Mã đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Toàn bộ đất đai của Cáctagiơ trở thành lãnh thổ của La Mã. Trong quá trình ấy, để giành quyền bá chủ ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải, La Mã đã nhiều lần tấn công Makêđônia, Xiri. Kết quả, đến giữa thế kỉ II TCN, Makêđônia bị biến thành một tỉnh của La Mã. Sang thế kỉ I TCN, cả vùng đất đai ở bờ Đông Địa Trung Hải cũng bị La Mã chiếm. Cuối cùng, đến năm 30 TCN, Ai Cập cũng bị nhập vào bản đồ La Mã. Thế là La Mã đã trở thành đế quốc rộng mênh mông, Địa Trung Hải thành một cái hồ nằm gọn trong lãnh thổ của đế quốc. II – NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN MINH HY LẠP – LA MÃ CỔ ĐẠI 1. Văn học a) Thần thoại: Người Hy lạp có cả một kho tàng về sự tích các thần, của con người và vũ trụ, sau đó được người La mã kế thừa sâu sắc. Đó chính là một các giải thích độc đáo về thế giới và con người. Thần thoại Hy – La sắp xếp theo một trật tự hợp lý từ cao xuống thấp: cao nhất là thần Dớt, các thần có quan hệ ruột thịt với Dớt: vợ( Hê ra), con gái ( Ác tê mít: thần săn bắn, Athen na: thần thông thái, An phrôdid: thần sắc đẹp), con trai( Héc quyn, Apôlông), Em trai( Nep tuyn, Ha1det/thần địa ngục), Em gái( Đêmêtê/thần đất). Thế giới các thần khôngPTIT khác gì thế giới của con người: ở trên núi Ôlimpơ cao ngất, quan năm rực rỡ nắng vàng với những cỗ xe mây trắng lao như bay suốt ngày đêm từ trên núi xuống chở các thần chu du thiên hạ, các thần cũng yêu cũng ghét cũng giận hờn, cũng đánh nhau. Thần thoại Hy- La được hư cấu cao độ trên cơ sở các yếu tố hiện thực(Eo Bôxpho, quần đảo Iônia, dải Ngân hà, cây nguyệt quế ), trong đó các yếu tố tôn giáo, khoa học, nghệ thuật quyện chặt vào nhau . Chính vì vậy đã trở thành nguồn chất liệu sinh động và nguồn cảm hứng vô tận cho các loại hình nghệ thuật Thần thoại Hy- La vừa có yếu tố dân gian vừa có yếu tố bác học, phản ánh đậm nét xã hội chiếm nô điển hình. b) Thơ ca 44
  7. Trường ca : Iliát ( 15863) và Ôđixê( 12440) của nhà thơ mù Hôme mở đầu cho nền thi ca cổ đại, là người đầu tiên đưa nghệ thuật kể chuyện bằng thơ lên đến đỉnh cao hoàn thiện, trở thành kiểu mẫu không thể bắt chước được. Iliat là trường ca về dũng tướng I li ông, về khát khao chiến thắng của các dũng sị thành Tơ roa, với nhiều chi tiết hấp dẫn: con ngựa thành Tơ roa, gót chân Asin, cuộc quyết chiến của Héc to và A sin Ô đi xê là trường ca về các tráng sĩ sau khi thắng trận trở về, nhưng lại bị phiêu dạt lưu lạc đến 10 năm, trong thời gian đó họ trải qua không biết bao nhiêu tai ương, đương đầu với vô vàn gian khổ, khi trở về thật hạnh phúc vì những người vợ thân yêu vẫn chung thủy đợi chờ. Chuyện thơ có nhiều chi tiết thú vị trong không gian Hy lạp hóa: đảo người một mắt, người lùn, khổng lồ, mụ phù thủy, nàng Pê nê lốp chờ chồng c) Kịch: Người Hy lạp thích vũ hội hóa trang, hát múa nên thể loại kịch rất phát triển,với các loại Bi, hài kich và các nhà soan kịch tiêu biếu: Ét sin, Sô phốc cùng hàng trăm vở kịch có giá trị hiện thực và nghệ thuật cao cho đến nay vẫn được diễn trên các sân khấu ở nhiều nước châu Âu: Prô tê mê bị xiềng, Ê đíp làm vua, Chiến tranh Hy- Ba Truyện ngụ ngôn cũng rất đặc sắc: Con cáo và chùm nho . 2. Sử học a) Sử học Hy Lạp Trước kia người ta biết được lịch sử xa xưa của Hy Lạp chủ yếu nhờ truyền thuyết và sử thi. Đến thế kỉ V TCN, Hy Lạp mới chính thức có lịch sử thành văn. Những nhà sử học nổi tiếng của Hy Lạp là Hêrôđốt, Tuxiđít, Xênôphôn. Hêrôđốt (484 - 425 TCN) là nhà sử học đầu tiên của Hy Lạp, là người được gọi là ’’người cha của nền sử học phương Tây” b) Sử học La Mã Từ khoảng giữa thế kỉ V TCN, ở La Mã đã có những tài liệu tương tự như lịch sử biên niên gọi là Niên đại kí (Annales), nhưng nền sử học thật sự của La Mã đến cuối thế kỉ III TCN mới xuất hiện, và ngưPTITời được coi là nhà sử học đầu tiên của La Mã cũng là nhà soạn kịch Nơviút. Ông đã tham gia cuộc chiến tranh Puních lần thứ nhất, nhờ đó ông đã viết tập sử thi Cuộc chiến tranh Puních, nhưng tác phẩm này chỉ còn một số đoạn mà thôi. Người đầu tiên viết lịch sử La Mã bằng văn xuôi là Phabiút (sinh năm 254 TCN). Ông viết lịch sử La Mã từ thời thần thoại cho đến thời kì của ông. Người đầu tiên dùng văn xuôi Latinh để viết sử là Catông (234 - 149 TCN). Tác phẩm của ông nhan đề là Nguồn gốc, gồm 7 chương, trong đó 3 chương đầu ghi chép các truyền thuyết của Hy Lạp và các địa phương khác nói về La Mã Từ Catông về sau, La Mã có nhiều nhà sử học xuất sắc, Pôlibiút, Titút Liviút, Taxitút, Plutác. 3. Nghệ thuật 45
  8. a) Hội họa: những bức tranh cổ Hy- La chủ yếu là bích họa, hay những hình ảnh trang trí trên đồ gốm về những sinh hoạt trong cuộc sống đời thường hoặc về các nhân vật nổi tiếng. b) Kiến trúc và điêu khắc thường kết hợp với nhau và thấm đẫm chất thần thoại. Kiến trúc Hy Lạp chủ yếu là các đền thờ với trình độ kỹ thuật cao, thể hiện sức mạnh, sự phồn vinh của xã hội, tỷ lệ cân đối, mềm mại, trang nhã với những hàng cột tròn khía hình múi khế, trên đầu cột có trang trí diềm mũ. Kiến trúc La Mã tiếp thu của Hy Lạp có sự sáng tạo hơn với vòm cuốn bán nguyệt,kết cấu hoàn hảo, và vẫn giữ được vẻ đồ sộ, tráng lệ. Kiến trúc La Mã đậm chất thế tục hơn với những công trình công cộng vĩ đại: sân vận động, đấu trường, chung cư, nhà tắm công cộng c) Điêu khắc Hy Lạp - La Mã được sáng tạo theo nguyên tắc: Thiên nhân đồng hình”, tập trung mô tả vẻ đẹp cả thần linh và con người với những chuẩn mực khó có thể bắt chước được. Điêu khắc Hy Lạp có thế mạnh ở những bức tượng toàn thân: Thần Vệ nữ, người ném đĩa, lực sĩ vác giáo Điêu khắc La Mã lại có thế mạnh về tượng bán thân đặc tả chân dung, tính cách rất đặc sắc: tượng Xê da, Augusta 4. Khoa học tự nhiên Về khoa học tự nhiên, Hy Lạp cổ đại có những cống hiên quan trọng về các mặt Toán học, Thiên văn học, Vật lí học, Y học v.v Những thành tựu ấy gắn liền với tên tuổi nhiều nhà khoa học nổi tiêng như Talét, Pitago, Ơclít, Ácsimét, Arixtác, Êratôxten a) Talét (Thales, thế kỉ VII - VI TCN) quê ở Milô, một thành bang Hy Lạp ở Tiêu Á. Ông đã du lịch nhiều nơi, do đó đã tiêp thu được các thành tựu của Babilon và Ai Cập. Phát minh quan trọng nhất của Talét là tỉ lệ thức. Dựa vào công thức ấy ông đã tính được chiều cao của Kim tự tháp băng cách đo bóng của nó. Talét còn là một nhà thiên văn học. Ông đã tính trước được ngày nhật thực, năm 585 TCN, ông tuyên bố với mọi người đên ngày 28-5-558 sẽ có nhật thực, quả nhiên đúng như vậy. Tuy nhiên, ông đã nhận thức sai về trái đất vì ông cho răng trái đất nổi trên nước, vòm trời hình bán cầu úp trên mặt đất. b) Pitago (Pythagoras, khoảng 580 - 500 TCN) quê ở đảo Xamốt trên biên Êgiê, ông cũng đã đi du lịch ở nhiều nước phương Đông, đã tiêp thu được nhiều thành tựu Toán học của những nước này. Trên cơ sở đó ông đã phát triên thành định lí mang tên ông về quan hệ giữa ba cạnh của tamPTIT giác vuông. Ông còn phân biệt các loại số chăn, số lẻ và số không chia hêt. Về thiên văn học, Pitago tiến bộ hơn Talét. Ông đã nhận thức được quả đất hình cầu và chuyển động theo quỹ đạo nhất định. c) Ơclít (Euclid, khoảng 330 - 275 TCN) là người đứng đầu các nhà Toán học ở Alếchxăngđri. Trên cơ sở tổng kết các thành tựu nghiên cứu của người trước, ông soạn thành sách Toán học sơ đẳng, đó là cơ sở của môn Hình học, trong đó chứa đựng định đề Ơclít nổi tiếng. d) Acsimét (Archimede, 287 - 212 TCN) quê ở Xiraquydơ, một thành bang Hy Lạp ở đảo Xirin. Về Toán học, ông đã tính được số pi bằng một trị số nằm giữa hai số 3— và 3—. Đó là số pi chính xác sớm nhất trong lịch sử phương Tây. Ông còn tìm được cách tính thể tích và diện tích toàn phần của nhiều hình khối. Về vật lí học, phát minh quan trọng nhất của Acsimét là về mặt lực học, trong đó 46
  9. đặc biệt nhất là nguyên lí đòn bẩy. Ngoài ra, ông còn có nhiều phát minh khác như đường xoắn ốc, ròng rọc, bánh xe răng cưa Ông cũng đã phát minh ra một nguyên lí quan trọng về thủy lực học. Đó là tất cả mọi vật thả xuống nước đều phải chịu một lực đẩy từ dưới lên trên bằng trọng lượng nước phải chuyển đi. Dựa vào các phát minh trên, Acsimét đã chế ra máy ném đá để đánh quân La Mã, máy phóng gỗ để bắn thuyền quân địch. Ông còn biết sử dụng gương 6 mặt để đốt thuyền địch. Hệ thống đòn bẩy được sử dụng để hạ thủy những chiếc thuyền lớn ba tầng. Acsimét còn phát minh ra máy bơm nước để hút nước ra khỏi thuyền khi thuyền bị thủng. e) Arixtác (Aristarque, 310 - 230 TCN) quê ở đảo Xamốt. Ông là người đầu tiên nêu ra thuyết hệ thống mặt trời. Ông đã tính toán khá chính xác thể tích của mặt trời, quả đất, mặt trăng và khoảng cách giữa các thiên thể ấy. Ý kiến quan trọng nhất của ông là không phải mặt trời quay xung quanh trái đất mà là trái đất tự quay xung quanh trục của nó và quay xung quanh mặt trời. Nhưng bấy giờ ý kiến của ông không những không được công nhận mà còn bị buộc tội là đã quấy rầy sự nghỉ ngơi của các thiên thần. Eratôxten (Eratosthene, 284 - 192) quê ở Xiren, thành bang thuộc địa của Hy Lạp ở phía Tây Ai Cập, châu Phi. Ông là một nhà khoa học giỏi về nhiều lĩnh vực: Thiên văn học, Toán học, Vật lí học, Địa lí học, Ngôn ngữ học, Sử học. Ông phụ trách thư viện Alếchxăngđri. Thành tích khoa học nổi bật của ông là ông đã tính được độ dài của vòng kinh tuyến trái đất là 39.700 km, và tính được góc tạo nên bởi hoàng đạo và xích đạo. Đến thời La Mã, về các lĩnh vực này tuy không phát triển bằng Hy Lạp nhưng cũng có những thành tựu quan trọng và một số nhà khoa học tiêu biểu. Nhà khoa học nổi tiếng nhất của La Mã là Pliniút (Plinius, 23 - 79). Tác phẩm đầu tiên của ông là Lịch sử tự nhiên gồm 37 chương. Đó là bản tập hợp các tri thức của các ngành khoa học như Thiên văn học, Vật lí học, Địa lí học, Nhân loại học, Động vật học, Thực vật học, Nông học, Y học, Luyện kim học, Hội họa, Điêu khắc thời bấy giờ. Do vậy, đây là một tác phẩm tương tự như bộ Bách khoa toàn thư của La Mã cổ đại. Năm 79, núi lửa Vêduyvơ lại hoạt động. Ông đến gần để nghiên cứu hiện tượng phun lửa và bị phún thạch thiêu chết. Clốt Ptôlêmê (Claude Ptôlémée), là một nhà Thiên văn học, Toán học, Địa lí học người Hy Lạp sinh trưởng ở AiPTIT Cập, sống vào thế kỉ II. Trên cơ sở đúc kết các kiến thức về thiên văn học của Ai Cập, Babilon và Hy Lạp, ông đã soạn bộ sách Tổng hợp - Kết cấu toán học (Composition mathématique), trong đó, ông cũng cho rằng quả đất hình cầu, nhưng so với Pitago và Acsimét thì quan điểm của ông thụt lùi một bước vì ông cho rằng quả đất là trung tâm của vũ trụ. Quan điểm này của Ptôlêmê đã chi phối nền thiên văn học châu Âu trong suốt 14 thế kỉ, mãi đến thời Phục hưng, thuyết này mới bị thuyết hệ thống mặt trời của Côpécních đánh đổ. Ptôlêmê còn soạn sách Địa lí học (Géographie) gồm 8 chương. Trong sách này Ptôlêmê đã vẽ một bản đồ thế giới: Vùng Bắc cực là Xcăngđinavi, vùng Nam cực là lưu vực sông Nin, phía Tây là Tây Ban Nha, phía Đông là Trung Quốc, thời bấy giờ bản đồ này được xem là rất chính xác. Về y học, người được suy tôn là thủy tổ của y học phương Tây là Hipôcrát (Hippocrate, 469 - 377 TCN), một thầy thuốc Hy Lạp quê ở đảo Cốt trên biển Êgiê. Ông đã giải phóng y học ra khỏi mê tín dị đoan, cho rằng bệnh tật do ngoại cảnh gây nên, vì vậy 47
  10. phải dùng các biện pháp như cho uống thuốc hoặc mổ xẻ để chữa trị. Ông nói: ’’Thuốc không chữa được thì dùng sắt mà chữa, sắt không chữa được thì dùng lửa mà chữa, lửa không chữa được thì không thể nào chữa được nữa”. Thời Hy Lạp hóa, vua Philađenphơ (309 - 246 TCN) thuộc vương triều Plôtêmê ở Ai Cập là một người hay đau ốm, muốn tìm thuốc trường sinh bất lão nên đã tích cực thi hành chính sách khuyến khích sự phát triển của y học. Ông không những đã giúp đỡ các thầy thuốc về vật chất mà còn cho phép mổ tử thi của phạm nhân để nghiên cứu, do đó y học đã có những thành tựu mới. Đầu thế kỉ III TCN, nhà giải phẫu học Hêcrôpin (Hécropile) đã chứng minh rằng não là khí quan tư duy, cảm giác do hệ thần kinh truyền đạt, xem mạch mạnh yếu nhanh chậm có thể biết được tình hình sức khỏe. Nhà phẫu thuật Hêraclit (Héraclide) ở thành Tarentum (Ý) đã biết dùng thuốc mê khi mổ bệnh nhân. Phát minh này sau đó bị bỏ quên đến mãi năm 1860 mới được áp dụng lại. Đến thời La Mã, đại biểu xuất sắc nhất về y học là Claođiút Galênút (131 - đầu thế kỉ III) quê ở Pécgam (Tiểu Á), trên cơ sở tiếp thu các thành tựu y học trước đó, nhất là của Hipôcrát, ông đã viết nhiều tác phẩm để lại tới sau này, trong đó có một số đến thời trung đại được dịch thành tiếng Arập, Do thái, Latinh. Điều đó chứng tỏ các tác phẩm của ông đến thời trung đại vẫn có uy tín rất lớn, ví dụ sách Phương pháp chữa bệnh được dùng làm sách giáo khoa trong thời gian dài. Tóm lại, cách đây trên dưới 2.000 năm, nền khoa học của Hy Lạp, La Mã cổ đại đã có những thành tựu rất lớn. Những thành tựu ấy đã đặt cơ sở cho sự phát triển huy hoàng của nền khoa học thời cận hiện đại; đồng thời là một tiền đề quan trọng của sự phát triển của nền triết học Hy-La. 5. Triết học a) Triết học duy vật Nếu Ấn Độ là quê hương của triết học phương Đông, thì Hy Lạp – La Mã là quê hương của triết học phương Tây. Hy Lạp và La Mã cổ đại đã có rất nhiều nhà triết học nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho nền triết học của nhân loại. + Talét là nhà triết học duy vật đầu tiên của Hy Lạp cổ đại, Ông vừa là nhà tóan học xuất sắc. (định lí Talét). ÔngPTIT cho rằng nước là yếu tố cơ bản đầu tiên của vũ trụ. + Anaximăngđrơ (611-547), ông là nhà triết học duy vật, Ông cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là vô cực (chia thanh hai mặt đối lập: khô-ướt; nóng - lạnh và từ sự kết hợp đó mà sinh ra mọi vật; nước, lửa ) + Anaximen (585-525), Ông cho rằng nguồn gốc vũ trụ là không khí (vạn vật bắt đầu từ không khí và ttrở về với không khí) (triết học biện chứng) + Hêraclít (540 – 480), Ông là nhà triết học duy vật lớn nhất của Hy Lạp cổ đại. Ông cho rằng nguồn gốc của vũ trụ bắt nguồn từ lửa. Đặc biệt là Ông cho rằng mọi sự vật trong tự nhiên, trong xã hội luôn luôn vận động và biến đổi, sự đấu tranh và chuyển hóa giữa hai mặt đối lập. Đây là quan điếm biện chứng đúng đắn và rất tiến bộ. + Empêđôlơ (490 -430), Ông cho rằng nguồn gốc vũ trụ không phải là một yếu tố mà là do 4 yếu tố vật chất tạo thành: đất, nước, lửa và không khí. 48
  11. ( người Trung Quốc thì cho là 8 yếu tố) + Anaxago (500 – 428), Ông là thầy của Pêliclét, người đứng đầu nhà nước Aten (433-429). Ông cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là do nhiều yếu tố tạo thành. Ngòai ra Ông còn là nhà tóan học, nhà thiên văn học, Ông cho rằng ánh sáng của mặt trăng được nhận từ mặt trời. (Trương Hàng nhà thiên văn học Trung Quốc cổ đại đầu công nguyên cũng biết đến ) + Đêmôcrít (460 – 370), Ông là nhà triết học duy vật lớn nhất của Hy Lạp cổ đại (được coi là bộ bách khoa). Ông cho rằng nguyên tố đầu tiên tạo thành vạn vật là nguyên tử. Các nguyên tử đều trong chân không và kết hợp với nhau sinh ra sự vật, thế giới không phải là thần linh. Ngoài ra ông còn giỏi về nhiều lĩnh vực khoa học khác như: tóan, lý, thiên văn, y học + Êpyquya (341 -270), Ông cho rằng vũ trụ là do vật chất tạo thành mà phần tử nhỏ nhất là nguyên tử. Nhưng ông hòan tòan không phủ nhận thần (thần không quan tâm đến đời sống con người) Trong nhận thức thì cảm tính là nguồn gốc sự thật, của sự nhận thức, do đó bản thân cảm giác không có sai lầm, sai lầm là do sự giải thích, phán đóan của con người đối với cảm giác. b) Triết học duy tâm Về triết học duy tâm thì: Hy Lạp – La Mã cũng có nhiều đại biểu triết học duy tâm nổi tiếng, có tài hùng biện tiêu biểu như: + Protagôrát (485-410), đại biểu tiêu biểu đầu tiên cho trường phái triết học ngụy biện. Ông cho rằng nhận thức có tình chất chủ quan. Nhận thức của mỗi con người khác nhau, do đó cài gì mà con người nhận thấy hợp lí thì sự thực nó là hợp lí, đồng thời mỗi sự vật đều có hai mặt, có thể có hai cách phán đóan hợp lí: (ví dụ, người bệnh thì xấu đối với mình nhưng lại tốt đối với thầy thuốc) + Gióocgiát (487-380), Ông cho rằng “tồn tại và không tồn tại”. Vì nếu cái gì tồn tại chăng nữa thì cũng không thể dùng ngôn ngữ để diễn tả được, vì ngôn ngữ không đủ để diễn tả tư tưởng. PTIT + Xôcát (469-399), là nhà triết học ngụy biện lớn nhất của Hy Lạp cổ đại trong phương pháp luận của ông đã phản đối việc học lí thuyết. Về chính trị, ông đã có chủ trương trái với chế độ dân chủ ở Aten cho nên ông bị xử tử. +Platông (427-327), là nhà triết học duy tâm lớn nhất của Hy Lạp cổ đại. Nổi bật trong quan điểm triết học của ông là ý niệm và linh hồn bất diệt. + Arixtốt (384 -322), là nhà triết học vĩ đại nhất của Hy Lạp cổ đại, Ông uyên bác về nhiều lĩnh vực, được coi là bộ bách khoa tòan thư của Hy Lạp và công lao to lớn khác đó là sáng tạo ra môn Lo-gic học Về triết học ông ảnh hưởng nhiều của tư tưởng triết học Đêmôcrít và Platông, cho nên tư tưởng triết học của ông vừa có tính duy vật vừa có tính duy tâm. (nhà triết học nhị nguyên) 49
  12. Ngòai ra ông còn có nhiều đóng góp cho nhiều lĩnh vực khác. + Thời kì Hy Lạp hóa, La Mã cũng có các nhà triết học tiêu biểu: Xênéc, Êphích têtút, Maccútôrêliút 6. Luật pháp a) Luật pháp của Hy lạp Hệ thống pháp luật của Hy Lạp được xây dựng có hệ thống, qui củ, chẽ. Tiêu biểu là luật Đracông, bộ luật được coi là rất nghiêm khắc Sau khi sọan thảo, bộ luật được khắc lên bia đá và đặt ở những nơi công cộng, đây là bước tiến đáng kể của bộ luật Aten, hạn chế sự độc đóan của tòa án của quí tộc, thể hiện quyền bình đẳng của con người trước pháp luật. b) Luật pháp của La Mã Trước thế kỉ V tCN, La Mã đã xây dựng bộ luật nổi tiếng đó là luật 12 bảng, là một bộ luật thành văn, nội dung đề cập đến mọi mặt của đời sống xã hội. Luật chống lại chế độ xét xử vô nguyên tắc của tòa án quí tộc lúc đó. 7. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO KI TÔ Ở (LA MÃ CỔ ĐẠI) a) Sự ra đời của đạo Ki -Tô Theo truyền thuyết, đạo Kitô ra đời ở đế quốc Đông La Mã, vùng Plextin, do Giêsu Crít là người sáng lập. (Giêsu: đấng cứu thế; Crít: sứ giả). Giêsu là con của đức chúa trời đầu thai vào người con gái đồng trinh Maria, sinh ra ở Bétlêem, vùng Plextin. Năm 30 tuổi, tự nhận là thiên sứ bắt đầu truyền đạo ở vùng Giêzudalem. Ông tuyên truyền sự bình đẳng và lên án sự tàn ác của chính quyền La Mã, nên ông bị bắt và bị xử tội. Mùa xuân năm 29, vào ngày thứ năm của tuần lễ, Giêsu bị đóng đinh trên cây thánh giá, ông chết lúc 33 tuổi. Theo truyền thuyết, sau khi chết được ba ngày, ông sống lại và truyền giáo được 40 ngày sau đó bay lên trời. Các tín đồ của ông tiếp tục truyền đạo khắp nơi. b) Sự phát triển của đạo KiPTIT -Tô Do có thái độ chống lại chính quyền La Mã, lúc đầu đạo Ki -Tô bị đàn áp, nhưng vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển (vì giáo lí của Ki Tô). Về sau đạo Ki -Tô có sự thay đổi. Năm 311, các Hoàng đế của La Mã ra lệnh ngưng sát hại tín đồ Ki -Tô. Năm 313, công nhận địa vị hợp pháp của Ki -Tô. Cuối IV, đạo Ki -Tô chính thức được thừa nhận là quốc giáo của La Mã. Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn một tỷ người đi theo tín đồ Ki -Tô. CHƯƠNG VII – VĂN MINH TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠI I – HOÀN CẢNH RA ĐỜI 1. Sự thành lập các quốc gia mới ở Tây Âu 50
  13. Việc kinh thành La Mã bị thất thủ vào năm 476 được coi là mốc đánh dấu sự sụp đổ của đế quốc Tây La Mã. Trên đống hoang tàn của đế quốc La Mã, hàng loạt các quốc gia mới ra đời như vương quốc Tây Gốt, Văngđan, Buôcgônhơ, Đông Gốt, Lômbad, Phrăng Trong các vương quốc mới ra đời đó, sự hình thành và phát triển của vương quốc Phrăng có ảnh hưởng tới lịch sử Tây Âu lớn hơn cả. Lãnh thổ của vương quốc Phrăng lúc đầu chỉ tương đương miền bắc nước Pháp ngày nay. Nhưng dưới thời của hoàng đế Saclơman, bằng những cuộc chiến tranh để mở rộng lãnh thổ, ông đã làm cho đất đai của quốc gia Phrăng lớn gần tương đương vùng tây của đế quốc La Mã trước kia. Năm 814 Saclơman chết, con là Louis “mộ đạo” lên kế vị. Năm 840 Louis “mộ đạo” chết thì trong các con của Louis xảy ra sự tranh giành ngôi báu tới mức nội chiến. Cuộc nội chiến đã dẫn tới một hoà ước kí ở Vecđoong năm 843. Theo hoà ước Vecđoong, đế quốc Saclơman bị chia ra làm 3, đó là nước Pháp, Đức, Ý ngày nay. Còn ở nước Anh ngày nay, từ thế kỉ V đã hình thành nên nhiều tiểu quốc. Tới thế kỉ IX, Ecbe đã thống nhất các nước nhỏ lập nên vương quốc Anh. Tây Ban Nha ra đời trên cơ sở hợp nhất Cxtila và Aragôn, Bồ Đào Nha thì đã được ra đời trước đó. Các vương quốc mới không đi theo con đường chế độ nô lệ mà đi vào con đường phong kiến hoá. Vua Phrăng từ thế kỉ V đã đem nhiều ruộng đất cướp được của các quí tộc La Mã cũ phân chia cho các tướng lĩnh, bà con dòng họ và những người có công. Cùng với ruộng đất, những người này còn được phong tước. Đất đai và tước hiệu được phân phong có quyền cha truyền con nối, điều này đã tạo ra tầng lớp quí tộc lãnh chúa phong kiến với những lãnh địa rộng lớn. Những người lính và nô lệ có công trong chiến tranh cũng được chia một ít ruộng và họ trở thành những người nông dân tự do. Nhưng cùng với thời gian, số lượng nông dân tự do càng ít dần. Do nhiều nguyên nhân như thiên tai, mất mùa, bệnh dịch nhiều nông dân bị phá sản phải bán ruộng đất. Khi không còn ruộng đất thì đương nhiên họ phải xin được nhận ruộng đất của lãnh chúa, cày cấy và nộp tô. Họ cũng ở nhờ trên đất của lãnh chúa và lệ thuộc vào lãnh chúa. Đến đời con cháu của họ thì sự lệ thuộc càng nặng hơn, không được tuỳ tiện bỏ đi nơi khác nếu không được lãnh chúa cho phép. Vậy là con cháu họ còn mất một phần tự do thân thể, một loại người nửa nô lệ, nửa nôngPTIT dân, người ta gọi họ là nông nô. Nông nô cũng có gia đình riêng, có một túp lều, và một ít tài sản. Lãnh chúa không thể bán họ. Nhưng nông nô không được tự tiện bỏ trốn khỏi vùng đất của lãnh chúa . Sau này, muốn bỏ đi ra thành thị làm ăn, họ phải chuộc một số tiền. 2. Sự hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Từ thế kỉ XI, kinh tế nông nghiệp ở Tây Âu phát triển hẳn lên. Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện cho thủ công nghiệp p.triển. Nhiều thợ thủ công khéo tay và các thương nhân đã tìm tới ngã ba đường, ngã ba sông để mở quán làm ăn. Những nơi thuận lợi, các cửa hàng, công xưởng ngày càng phát triển, dần dần hình thành nên các thành thị trung đại. Sự ra đời của các thành thị trung đại, là biểu hiện cụ thể của nền kinh tế hàng hoá, nó báo nền kinh tế tự nhiên đang bị tấn công. Nền kinh tế hàng hoá ngày càng đòi hỏi một thị trường rộng lớn, nó tạo ra sự giao lưu thường xuyên giữa các địa phương. Chế độ 51
  14. phong kiến phân tán được tạo ra bởi nền kinh tế tự nhiên sắp bị thay thế bởi một chế độ trung ương tập quyền do đòi hỏi của nền kinh tế hàng hoá. 3. Vai trò và thế lực của giáo hội La Mã Đạo Kitô ra đời ở Giêrudalem vào khoảng đầu Công nguyên. Ban đầu đạo Kitô là một tôn giáo của những người nghèo khổ. Sau này giới quí tộc ở đế quốc La Mã lợi dụng, đã công nhận đạo Kitô được truyền bá công khai, và các hoàng đế La Mã còn ủng hộ đạo Kitô. Đến thế kỉ IV, ở đế quốc La Mã đã có 5 trung tâm giáo hội. Do bất đồng trong sự giải thích thuyết “tam vị nhất thể” và cả việc đụng chạm nhau về khu vực truyền đạo nên đến năm 1054, giáo hội Kitô ở La Mã đã bị chia làm hai : giáo hội Thiên chúa ( giáo hội ở phương Tây, giáo hội La Mã) và giáo hội Chính thống ( giáo hội ở phương Đông, giáo hội Hy Lạp). Giáo hội Thiên chúa có thế lực rất lớn về cả kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng ở Tây Âu trong thời kì trung đại. II – VĂN HÓA TÂY ÂU TỪ THẾ KỶ V ĐẾN THỂ KỶ X 1. Tình hình chung về văn hóa, giáo dục và tư tưởng Từ thế kỉ V đến thế kỉ X, cùng với sự suy sụp của nền kinh tế, văn hoá Tây Âu một thời huy hoàng cũng bị suy giảm, nghèo nàn theo. Những cuộc xâm nhập của các bộ tộc Giecman cũng đã làm huỷ hoại khá nhiều những di sản của nền văn minh cổ đại ở Tây Âu. Chỉ có nhà thờ và các tu viện của đạo Kitô là không bị xâm phạm. Các vương quốc mới thành lập chưa có đủ điều kiện để chú trọng tới văn hoá, giáo dục. Hơn thế nữa, chế độ phong kiến cát cứ, tản quyền, với nền kinh tế tự cung tự cấp cũng bất lợi cho sự giao lưu văn hoá. Nông nô thì hầu hết là mù chữ. Quí tộc lãnh chúa thì nhiều kẻ cũng không thèm biết chữ. Trong các vương quốc, chỉ có mỗi trung tâm văn hoá là các trường học thuộc hệ thống nhà thờ. Nội dung giảng dạy ở các trường học tôn giáo này chủ yếu là thần học. Ngoài thần học, sinh viên còn được học “bảy môn nghệ thuật tự do” gồm: âm nhạc, thiên văn học, ngữ pháp, tu từ học, logic học, số học, hình học. Việc giảng dạy cũng bị giáo hội chi phối, quản lí chặt chẽ. Ngôn ngữ dạy trong các trường là chữ Latin. Môn logicPTIT học được coi là “đầy tớ của thần học”, cùng với môn tu từ học, dạy người học cách hùng biện để sau này đi truyền đạo. Môn thiên văn học thì lấy học thuyết của Ptôlêmê ( Ptolemy) để giảng dạy, thuyết này coi Trái đất là trung tâm của vũ trụ. Chủ nghĩa khổ hạnh, cấm dục cũng được tuyên truyền rộng rãi. 2. Cái gọi là văn hóa phục hưng thời Carôlanhgiêng Phong trào này ra đời dưới thời Saclơman nhằm đào tạo quan lại, giáo sĩ để quản lí công việc của nhà nước và truyền đạo ở những vùng mới chinh phục. Sáclơman rất chú trọng mở những trường học ở cung đình, khuyến khích con em quí tộc vào học. Các trường này do được sự tài trợ của triều đình nên mời được nhiều thầy giỏi ở Tây Âu, nhờ đó văn hoá có phần nào được tạo điều kiện phát triển. 52
  15. Thực chất phong trào này vẫn lấy thần học làm nội dung giảng dạy chính, lấy việc phục vụ cung đình, nhà thờ làm mục đích trung tâm. Vì vậy giai đoạn văn hoá phục hưng Carolingien tồn tại rất ngắn ngủi, sau cái chết của Saclơman không lâu nó liền bị suy sụp. III – VĂN HÓA TÂY ÂU TỪ THẾ KỶ XI ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XIV Từ thế kỉ X, nông nghiệp ở Tây Âu đã bắt đầu phát triển. Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện cho thủ công nghiệp phát triển. Nhiều thợ thủ công, thương nhân tìm đến ngã ba đường, ngã ba sông để mở quán làm ăn. Lâu ngày, những nơi này dần hình thành ra các thành thị trung đại. Ở thành thị trung đại, các thị dân có điều kiện kinh tế hơn các nông nô. Họ cũng thấy giá trị phi vật chất của văn hoá. Điều đó dẫn tới những trường học xuất hiện, những biểu hiện mới về văn học, kiến trúc. 1. Sự thành lập các trường đại học Nhu cầu tri thức của thị dân ngày càng cao, họ đã thấy giá trị của những tài sản vô hình là văn hoá. Trường học của nhà thờ không đáp ứng được nhu cầu về văn hoá đa dạng, thiết thực của tầng lớp thị dân, điều đó đã dẫn tới sự xuất hiện các trường đại học ở Tây Âu vào thế kỉ XII - XIII. Tiêu biểu cho các trường đại học xuất hiện giai đoạn này là trường Xoocbon, Tuludo, Oocleang, ở Pháp ; Oxford, Cambridge, ở Anh ; Napoli, Palecmơ, ở Ý Đến cuối thế kỉ XIV, ở Tây Âu đã có tất cả khoảng 40 trường đại học. Ngôn ngữ sử dụng trong các trường đại học vẫn là tiếng Latin. Phương pháp giảng dạy là giảng thuật. Sinh viên lên lớp nghe giảng, ghi chép và thảo luận. Kết thúc khoá học, sinh viên cũng làm luận văn và bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Các học vị như cử nhân, tiến sĩ cũng được sử dụng trong các trường đại học. Về mặt tổ chức, các trường thường gồm có hiệu trưởng, khoa trưởng của 4 khoa: Nghệ thuật ( gồm cả văn chương và khoa học ), Thần học, Y học và Luật học. Ngoài thần học, sinh viên còn được học các môn học khác. Giáo sư là những người thế tục chứ không phải chỉ là các giáo sĩ như trường học của nhà thờ. Như vậy, các trường đại học muốn tìm cách thoátPTIT khỏi sự kiểm soát của giáo hội và hoạt động độc lập. Các trường đại học đã trở thành trung tâm văn hoá, khoa học, nơi truyền bá những tư tưởng tiến bộ. Vì vậy sau này, giáo hội lại tìm mọi cách để kiểm soát hoạt động của các trường đại học. 2. Văn học Văn học Tây Âu giai đoạn này cũng có những biểu hiện mới. Bên cạnh văn học dân gian và văn học Latin của nhà thờ, thời kì này còn xuất hiện hai dòng văn học mới là: văn học kị sĩ và văn học thành thị. Văn học kị sĩ thường bắt nguồn từ những câu chuyện lưu truyền trong nhân dân, mà nhân vật trung tâm thường có những tính cách được ca ngợi như thượng võ, trọng danh dự, kính chúa, trung thành với chủ và một tính cách không thể thiếu là tôn sùng người đẹp. Văn học kị sĩ gồm hai thể loại chủ yếu là anh hùng ca và thơ trữ tình. Bản anh hùng ca tiêu 53
  16. biểu thời đó là Bài ca Roland, Bài ca Cid. Tác phẩm Tơrixtăng và Idơ là một tác phẩm ca ngợi tình yêu lãng mạn kiểu kị sĩ. Văn học thành thị cũng xuất hiện để đáp ứng nhu cầu của tầng lớp thị dân ngày càng đông đảo và đang lớn mạnh. Từ thế kỉ XII đã xuất hiện nhiều tác phẩm thuộc văn học thành thị mang tính hài hước, đả kích chế độ phong kiến, giáo sĩ, và ca ngợi những người bình dân. Tiêu biểu giai đoạn này là các tác phẩm: Di chúc của con lừa, Thầy lang vườn 3. Triết học kinh viện Triết học kinh viện ( scholasticism ) là một thuật ngữ bắt nguồn từ chữ schola trong chữ Latin để chỉ triết học trong nhà trường. Đây là một môn học rất quan trọng trong nhà trường lúc bấy giờ. Triết học kinh viện được coi là triết học chính thức của giai cấp thống trị lúc đó. Đặc điểm nổi bật của triết học kinh viện là rất trọng lôgic hình thức, với những phương pháp biện luận cực kì rắc rối. Nói chung, các nhà triết học kinh viện cho rằng, đối với các hiện tượng tự nhiên chỉ cần dùng phương pháp tư duy trừu tượng cũng có thể đi tới chân lí, không cần đến những quan sát, thí nghiệm mất công sức. Khi nghiên cứu những khái niệm chung, các nhà triết học kinh viện đã chia làm hai phái, duy thực và duy danh. Phái duy danh cho rằng khái niệm chung hình thành trong tư duy con người có sau sự vật ; còn phái duy thực thì cho rằng trước khi có một vật thể nào đó, thì khái niệm về sự vật đó đã có trong tư duy con người. Như vậy phái duy thực thuộc trường phái duy tâm, còn phái duy danh mang nhân tố duy vật. Chính vì vậy, tuy vẫn tin chúa nhưng các nhà duy danh vẫn thường bị nghi ngờ. Các nhà triết học kinh viện tiêu biểu thời kì đó là Anxenme, Guyom de Sampo, Roger Bacon, Thomas Aquinas. Tới thế kỉ XIV, triết học kinh viện bắt đầu suy thoái. Các nhà triết học kinh viện trở thành công cụ của nhà thờ, chống lại những tư tưởng mới của giai cấp tư sản đang lên. 4. Nghệ thuật kiến trúc Nền kinh tế hàng hoá ở các thành thị đang lên còn làm thay đổi cả bộ mặt kiến trúc ở các thành thị. Khoảng nửa sau thế kỉ XII đến thế kỉ XIII, phong cách kiến trúc Roman dần dần được thay thế bởi phongPTIT cách kiến trúc Gôtích. Kiến trúc Roman là kiến trúc chịu ảnh hưởng từ những công trình kiến trúc Roma. Kiến trúc Gôtích là kiến trúc của người Gốt. Buổi đầu thời trung đại, các công trinh kiến trúc Tây Âu đều bị suy giảm, nghèo nàn theo sự suy giảm chung của văn hoá. Đến cuối thế kỉ VIII, kiểu kiến trúc Roman có được khôi phục, nhưng về nghệ thuật thì nó thô kệch, nặng nề chứ không được đẹp như các công trình kiến trúc thời cổ đại. Kiến trúc Roman thời kì này thường được xây bằng đá, cột thấp, tường dày, ít cửa sổ, mặt trước để phẳng, hầu như không có trang trí gì. Bên trong các nhà thờ chỉ được trang trí một số bức tranh tô màu loè loẹt. Đến nửa sau thế kỉ XII, ở miền Bắc nước Pháp xuất hiện một kiểu kiến trúc mới được gọi là kiến trúc Gôtích. Đặc điểm của kiến trúc Gôtích là vòm cửa nhọn, nóc nhà 54
  17. nhọn, cột cao, tường mỏng, nhiều cửa sổ và được trang trí bằng nhiều loại kính màu. Mặt tiền của các công trình lại được trang trí bằng những bức phù điêu rất sinh động. Lối kiến trúc này làm tăng thêm vẻ uy nghiêm của tôn giáo nên trước hết được áp dụng xây các giáo đường, ngoài ra phong cách kiến trúc này còn được áp dụng để xây các công sở, dinh thự. Với những tháp chuông cao vút xấp xỉ 100 mét, với tầm cỡ bề thế, lại tinh xảo của toàn bộ công trình, các công trình mang phong cách Gôtích không những thể hiện sự giàu có của tầng lớp thị dân mà còn thể hiện bước tiến của kĩ thuật xây dựng lúc bấy giờ. Do vậy, kiểu kiến trúc Gôtích nhanh chóng ảnh hưởng sang Anh, Đức, Tây Ban Nha và cả Tiệp Khắc. Công trình tiêu biểu cho kiến trúc Gôtích thời đó là nhà thờ Buôcgiơ được xây dựng vào cuối thế kỉ XII và nhà thờ Đức Bà Pari được xây dựng vào thế kỉ XIII ở miền Bắc nước Pháp. IV – VĂN HÓA TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG 1. Điều kiện lịch sử Văn hoá Tây Âu thế kỉ V - X dựa trên nền tảng nền kinh tế tự cung tự cấp, sự giao lưu trao đổi rất hạn chế, văn hoá vì vậy cũng phát triển không đáng kể. Tới thế kỉ XIV, với sự phát triển kinh tế công thương ở các thành thị, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần dần hình thành và ngày càng lớn mạnh. Các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản không còn chịu chấp nhận những giáo lí phong kiến lỗi thời, họ vận động khôi phục lại sự huy hoàng của văn hoá Tây Âu thời cổ đại. Họ tìm thấy trong nền văn hoá cổ đại những yếu tố phù hợp với mình, có lợi cho mình để đấu tranh chống lại những trói buộc của nền văn hoá trung cổ . Phong trào Văn hoá Phục hưng xuất hiện đầu tiên ở Ý, vì ở đây thế kỉ XIV đã xuất hiện các thành thị tự do như những quốc gia nhỏ. Quan hệ sản xuất tư bản đã chiếm địa vị chi phối đời sống văn hoá. Ý lại là trung tâm của đế quốc Rôma cổ đại, vì vậy ở đây còn giữ lại nhiều di sản văn hoá cổ đại của Hy Lạp - Rôma. Hơn ai hết, các nhà văn hoá Ý có điều kiện khôi phục lại nền văn hoá trước tiên khi có điều kiện. Từ Ý, phong trào lan sang Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức Tầng lớp giàu có ở các thành thị muốn thể hiện sự giàu sang của mình qua các dinh thự và các tác phẩm nghệ thuật, điều đó cũng tạo điều kiện cho các nhà văn hoá thể hiện tài năng. PTIT 2. Những thành tựu chính a) Về văn học Cả ba thể loại, thơ, kịch, tiểu thuyết trong nền văn học Phục hưng đều có những thành tựu quan trọng. Về thơ, có hai đại biểu là Đantê ( 1265-1324 ) và Pêtracca ( 1304 - 1374 ). Đantê là người mở đầu phong trào Văn hoá Phục hưng ở Ý. Ông xuất thân trong một gia đình kị sĩ suy tàn ở Plorencia. Ông đả kích các thầy tu lúc đó và cổ vũ cho sự thống nhất của đất nước Ý. Tác phẩm tiêu biểu của ông là Thần khúc và Cuộc đời mới. Pêtracca là một nhà thơ trữ tình Ý. Trong tác phẩm của mình, ông ca ngợi tình yêu lí tưởng, ca ngợi sắc đẹp, ca ngợi sự tự do tư tưởng và chống lại sự gò bó kinh điển. 55
  18. Về tiểu thuyết, có hai nhà văn nổi bật là Bôcaxiô ( Boccacio ), Rabơle ( F. Rabelais ) và Xecvantec (Cervantes). Boccacio là một nhà văn Ý, tác phẩm nổi tiếng của ông là tập truyện Mười ngày. Qua tác phẩm Mười ngày, ông chế diễu thói đạo đức giả, công kích cuộc sống khổ hạnh, cấm dục vì cho đó là trái tự nhiên. Ông cổ vũ cho cuộc sống vui vẻ, biết tận hưởng mọi lạc thú của cuộc sống. F. Rabơle là một nhà văn Pháp, ông có hiểu biết rộng rãi cả về khoa học tự nhiên, văn học, triết học và luật pháp. Tác phẩm trào phúng nổi tiếng của ông là cuộc đời không giá trị của Gargantua và Pantagruen. Migel de Cervantes là một nhà văn lớn của Tây Ban Nha. Tác phẩm nổi tiếng của ông là Don Quyjote. Thông qua hình ảnh chàng hiệp sĩ lỗi thời Don Quyjote, Cervantes ám chỉ tấng lớp quí tộc Tây Ban Nha với những quan niệm danh dự cổ hủ và vẽ nên bức tranh một nước Tây Ban Nha quân chủ đang bị chìm đắm trong vũng lầy phong kiến lạc hậu. b) Về kịch Nhà viết kịch vĩ đại thời phục hưng là một người Anh có tên là W. Sếchpia. (William Shakespeare ). Ông đã viết tới 36 vở bi, hài kịch. Những vở kịch nổi tiếng ảnh hưởng tới nhiều nước trên thế giới như Rômêô và Giuyliet, Hamlet, Vua Lia, Ôtenlô c) Hội hoạ, điêu khắc Nhà danh hoạ khổng lồ thời Phục hưng là Lêôna đơ Vanhxi ( Leonardo da Vinci), ông là một người Ý. Ông không những là một hoạ sĩ thiên tài mà còn là một con người thông thái trên nhiều lĩnh vực. Ông đã để lại những bức hoạ nổi tiếng như Bữa tiệc cuối cùng , Nàng Giôcôngđơ ( La Joconde ), Đức mẹ đồng trinh trong hang đá. Từ thế kỉ XV, ông đã đưa ra ý tưởng sử dụng cánh quạt đẩy nước cho thuyền thay mái chèo; vẽ ra nguyên tắc hoạt động của máy bay trực thăng, dù thoát hiểm nhưng những kĩ thuật hồi đó không cho phép ông thực hiện những ý tưởng của mình. Mikenlăngiơ (Michelangelo) ra đời ở Ý(1475-1564). Ông là một danh hoạ, một nhà điêu khắc nổi tiếng, đồng thời còn là một kiến trúc sư, một thi sĩ. Tác phẩm tiêu biểu của ông là bức hoạ Sáng tạo thế giới vẽ trên trần nhà thờ Xixtin gồm có 343 nhân vật. Còn bức Cuộc phán xét cuối cùng thì được vẽ trên tường nhà thờ Xixtin. Về điêu khắc, ông để lại nhiều bức tượng tiêu biểu như pho tượng Môidơ, Ngưòi nô lệ bị trói, đặc biệt là pho tượng Đavid. Pho tượng Đavid củaPTIT Mikenlăngiơ được tạc trên đá cẩm thạch cao tới 5,3 mét. Đavid ở đây không phải là một chú bé chăn cừu mà là một chàng thanh niên đang độ tuổi mười tám đôi mươi, đang độ tuổi sung sức, với cơ bắp khoẻ mạnh, vầng trán thông minh, ánh mắt tự tin, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn thử thách. Mượn hình tượng Đavid, Mikenlăngiơ thể hiện sức sống đang lên của một lớp người đại diện cho một thời đại mới, thời đại cần những con người khổng lồ và đã sản sinh ra những con người khổng lồ . Nghệ thuật thời Phục hưng còn có sự đóng góp của những nghệ sĩ nổi tiếng khác như Raphaen ( Raffaello ), Giôtô (Giotto ), Bôtixeli ( Botticelli ) 2. Khoa học tự nhiên Thời Phục hưng còn có sự đóng góp của nhiều nhà khoa học dũng cảm, dám chống lại những suy nghĩ sai lầm nghìn đời đã được giới quyền lực đảm bảo, thừa nhận. 56
  19. N. Côpecnic ( Nikolai Kopernik - 1473 - 1543 ) là một giáo sĩ người Ba Lan. Qua nhiều năm nghiên cứu, ông đã đi tới một kết luận đáng sợ hồi đó là: Trái đất quay xung quanh Mặt trời chứ không phải là Mặt trời quay xung quanh Trái đất. Thuyết Mặt trời là trung tâm đó của ông vậy là trái hẳn với thuyết Trái đất là trung tâm đã được nhà thờ công nhận hàng nghìn năm. Điều phát hiện này được ông trình bày trong tác phẩm Bàn về sự vận hành của các thiên thể. Nhưng sợ bị kết tội, ông chưa dám công bố. Mãi tới khi cảm thấy sắp từ giã cõi đời ông mới công bố. Gioocđanô Brunô ( Giordano Bruno - 1548-1600 ), là một giáo sĩ trẻ người Ý. Ông tích cực hưởng ứng học thuyết của Côpecnic khi giáo hội cấm lưu hành. Không những thế, ông còn phát triển thêm tư tưởng của Côpecnic. Ông cho rằng Mặt trời không phải là trung tâm của vũ trụ mà chỉ là trung tâm của Thái dương hệ. Trong vũ trụ, bên cạnh Mặt trời còn có nhiều hệ mặt trời khác. Đương nhiên thời đó, ông bị đưa ra toà án tôn giáo. Toà án hồi đó buộc ông phải công bố lại là đã bị quỉ ám thì sẽ tha tội chết nhưng ông thà chết chứ không chịu nói trái với niềm tin của mình. Cuối cùng, ông đã bị thiêu trên dàn lửa. Một nhà thiên văn học người Ý khác là Galilê ( Gallileo Gallilei - 1564-1642 ) tiếp tục phát triển quan điểm của Côpecnic và Brunô. Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng phóng to gấp 30 lần để quan sát bầu trời. Ông đã chững minh là Mặt trăng có bề mặt gồ ghề chứ không phải là nhẵn bóng; Thiên hà là do vô số vì sao tạo thành. Ông đã giải thích hiện tượng sao chổi. Ông là cha đẻ của khoa học thực nghiêm, phát hiện ra định luật rơi tự do và dao động con lắc. Tiến xa hơn, nhà thiên văn học người Đức là Kêplơ ( Kepler - 1571-1630 ) đã phát minh ra ba qui luật quan trọng về sự vận hành của các hành tinh xung quanh Mặt trời. Ông đã chứng minh rằng quĩ đạo chuyển động của các hành tinh không phải là hình tròn mà là hình elíp, càng đến gần Mặt trời, vận tốc chuyển động càng tăng lên và càng xa Mặt trời thì vận tốc chuyển động càng chậm lại. Triết học cũng có những bước phát triển mới. Người mở đầu cho trường phái triết học duy vật thời Phục hưng là một người Anh, F. Baicơn ( Francis Bacon - 1561- 1626 ). Ông đề cao triết học duy vật Hy Lạp cổ đại, phê phán triết học duy tâm và triết học kinh viện. 3. Nội dung tư tưởng và ý nghPTITĩa Phong trào Văn hoá Phục hưng tuy danh nghĩa là phục hưng lại sự huy hoàng của văn hoá Hy-La cổ đại, nó có tiếp thu những yếu tố từ nền văn hoá Hy-La cổ đại, nhưng thực chất đây là một nền văn hoá hoàn toàn mới, dựa trên nền tảng kinh tế-xã hội mới và hệ tư tưởng của giai cấp tư sản đang lên. Qua các tác phẩm của mình, các nhà văn hoá thời Phục hưng đã thể hiện những tư tưởng chính sau: • Phong trào văn hoá Phục hưng chống lại những quan niệm không hợp thời của giáo hội lúc bấy giờ cùng tầng lớp quí tộc phong kiến. Nhiều tác phẩm văn hoá đã công khai đả kích, châm biếm thói đạo đức giả, dốt nát của tầng lớp quí tộc, phong kiến. Các nhà văn hoá thời Phục hưng đấu tranh đòi văn hoá phải không bị kiểm soát bởi nhà thờ. • Nhiều tác phẩm công khai ca ngợi quyền được sống tự do phóng 57
  20. khoáng, quyền được hưởng thụ. Họ chủ trương văn hoá phát triển phải lấy mục đích vì hạnh phúc con người; đối tượng ca ngợi phải là con người Có thể nói tư tưởng chủ đạo là chủ nghĩa nhân văn (humannisme). • Phong trào Văn hoá Phục hưng còn ca ngợi tình yêu tổ quốc, tinh thần dân tộc và ý thức các tác phẩm văn hoá phải hướng về phục vụ tầng lớp bình dân. Vì vậy các tác phẩm văn hoá giai đoạn này phần nhiều không còn sử dụng chữ Latin mà sử dụng chữ viết riêng của mỗi dân tộc. • Nhiều nhà văn hoá thời Phục hưng đã dũng cảm chống lại những quan điểm phản khoa học của những thế lực cầm quyền đương thời, bất chấp sự đe doạ của những hình phạt, kể cả dàn thiêu. Các tác phẩm của họ đã giáng những đòn quyết liệt vào triết học kinh viện và chủ nghĩa duy tâm đương thời, làm lung lay quyền uy của các tăng lữ. • Phong trào Văn hoá Phục hưng là tấm gương phản chiếu sức sống mãnh liệt của xã hội phương Tây lúc đó và đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Phong trào Văn hoá Phục hưng là một cuộc cách mạng trên mặt trận văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản đang lên chống lại xã hội phong kiến, để chuẩn bị mở đường cho một cuộc cách mạng xã hội. Phong trào này đã đặt cơ sở, mở đường cho văn hoá Tây Âu phát triển trong những thế kỉ tiếp theo sau. Phong trào Văn hoá Phục hưng còn có nhiều đóng góp quan trọng vào kho tàng văn hoá nhân loại. V – SỰ TIẾN BỘ VỀ KỸ THUẬT Trải qua một quá trình tích luỹ kinh nghiệm lâu dài, tới thế kỉ XIV - XVI về mặt kĩ thuật ở Tây Âu đã có những tiến bộ đáng kể, cụ thể trong lĩnh vực khai khoáng, luyện kim, hàng hải và chế tạo vũ khí. 1. Cải tiến guồng nước Thời trung đại, hầu như mọi việc đều làm bằng tay, năng lượng con người sử dụng lúc đó chỉ có sức gió và sức nước. Vì vậy, việc cải tiến nguồn nước thế kỉ XIV đóng một vai trò rất quan trọng. Lúc đầu, người ta đặt guồng nước cạnh sông để lợi dụng sức nước chảy quay guồng. Đương nhiênPTIT nhà máy cũng phải xây kề mép nước. Đến thế kỉ XIV, khi để quay guồng nước người ta đã biết làm những con kênh dẫn nước từ trên cao đổ vào các máng đặt trên guồng nước. Điều đó tạo ra năng lượng lớn hơn và nhà máy không nhất thiết phải kề các con sông tự nhiên và cũng sẽ an toàn hơn. 2. Những cải tiến trong nghề khai mỏ và luyện kim Trong nghề khai khoáng, người ta cũng đã biết dùng máy bơm chuyển động do các guồng nước để hút nước từ các hầm lò lên. Các công đoạn rửa quặng, nghiền quặng cũng được cơ giới hoá. Nghề luyện kim cũng bắt đầu được cơ giới hoá nhờ sức nước. Nhiều lò nấu quặng cao tới 2 mét, 3 mét được thông gió nhờ quạt chạy bằng guồng nước, thay thế cho những lò nhỏ quạt tay hay lợi dụng gió tự nhiên trước kia. Búa máy sử dụng sức nước cũng bắt đầu được sử dụng. Máy khoan, máy mài cũng lần lượt ra đời. 58
  21. 3. Cải tiến kỹ thuật trong ngành dệt Ngành dệt cũng có những cải tiến. Một số xa kéo sợi được cải tiến, đạp bằng chân chứ không quay bằng tay như trước kia. Khung cửi nằm ngang cũng đã thay thế cho khung cửi đứng trước kia. Chủng loại, màu sắc hàng dệt cũng phong phú hơn. 4. Những tiến bộ về kỹ thuật quân sự Kĩ thuật quân sự cũng có những bước tiến lớn nhờ kĩ thuật luyện kim. Nòng đại bác được đúc bằng thép dày hơn, lớn hơn. Đạn bằng gang đã thay thế đạn bằng đồng, bằng đá trước kia và còn nổ lần nữa khi chạm mục tiêu vì vậy có sức công phá lớn hơn. Tới thế kỉ XVI, súng bộ binh đã có qui lát thay thế cho dây dẫn lửa. Áo giáp, mũ trụ của kị sĩ trở nên mất tác dụng trước những vũ khí mới này. Điều này tất yếu dẫn tới những thay đổi trong chiến thuật quân sự. Trong ngành hàng hải, người ta cũng đã đóng được những con tàu đáy nhọn có khả năng vượt đại dương, mỗi tàu đều có trang bị la bàn, thước phương vị để xác định vị trí trên biển. Giai đoạn này nghề làm đồng hồ cơ khí và nghề in cũng xuất hiện. Những tiến bộ về mặt kĩ thuật đã làm năng suất lao động tăng hẳn lên, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển. VI – SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẠO TIN LÀNH 1. Vài nét về giáo hội Thiên chúa trước cuộc cải cách tôn giáo Thời trung đại, giáo hội Thiên chúa là một thế lực phong kiến lớn ở Tây Âu. Giáo hội Thiên chúa có hệ thống tổ chức rất chặt chẽ. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của giáo hội là Tòa thánh La Mã do giáo hoàng đứng đầu. Ở các nước đều có giáo hội quốc gia trực thuộc Tòa thánh La Mã. Trong hàng giáo phẩm có hệ thống cấp bậc rất rõ rệt: cao nhất là giáo hoàng, tiếp đến là Hồng y giáo chủ, Tổng giám mục, Giám mục, Linh mục. Trừ chức Giáo hoàng do Hội đồng Hồng y bầu ra, các giáo phẩm khác đều do bổ nhiệm. Giáo hội có thế lực kinh tế rất hùng hậu. Giáo hội có rất nhiều ruộng đất ở các nước. Trên cơ sở ấy, các nhà thờ và tu viện cũng bóc lột nông dân như những lãnh chúa phong kiến thế tục. Bên cạnh địa tô, nông dân còn phải nộp thuế 1/10 cho giáo hội. Ngoài ra, giáo hội còn bán ảnh thánhPTIT và các thánh tích kì lạ, bán giấy miễn tội, tổ chức các lễ hội, khuyến khích tín đồ đến La Mã hành hương để tăng thêm thu nhập. Nhờ có nguồn tài chính dồi dào, giáo hội đã xây dựng nhiều nhà thờ đồ sộ nguy nga và được trang hoàng lộng lẫy. Các giáo sĩ, nhất là các giáo sĩ cấp cao thường sống rất giàu sang, hơn thế nữa, họ thường không giữ đúng quy chế cấm dục của giáo hội. Dựa vào uy tín tôn giáo khi mà các quốc vương của các nước Tây Âu cũng là những tín đồ, giáo hội Thiên chúa đã chỉ huy được chính quyền thế tục của nhiều nước phương Tây. Từ cuối thế kỉ XI, giáo hoàng Grêgôriut VII (1073-1085) đã nêu ra nguyên tắc giáo hội La Mã do chúa trời sáng lập nên tuyệt đối không có sai lầm, quyền uy của giáo hoàng bao trùm cả thế giới, vị trí của giáo hoàng không những cao hơn chính quyền của các vua mà giáo hoàng còn có quyền phế truất các vua. Do vậy, một số quốc vương Tây Âu đã phải khuất phục trước thế lực của giáo hoàng. 59
  22. Giáo hội còn là một thế lực lũng đoạn về tư tưởng, ngăn cản sự phát triển của văn hóa, nhất là của khoa học tự nhiên. Mọi biểu hiện của tư tưởng tiến bộ nhưng trái với kinh thánh đều bị cấm đoán. Tóm lại, đến đầu thế kỉ XVI, khi chủ nghĩa tư bản đã ra đời, giai cấp tư sản đã xuất hiện ở Tây Âu, giáo hội Thiên chúa van là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến và là lực lượng cản trở sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. 2. Các phong trào cải cách tôn giáo và sự ra đời của đạo Tin lành Từ thế kỉ XIV, Uyclip (Wyclip, 1320-1384), một giáo sĩ và là giáo sư trường Đại học Oxphớt (Oxford) ở Anh đã từng đề xướng cải cách tôn giáo, phủ nhận vai trò của Giáo hoàng, đề nghị chính phủ quốc hữu hóa ruộng đất của giáo hội. Đầu thế kỉ XV, Ian Hút (1369-1415), Hiệu trưởng trường Đại học Praha (Séc) cũng vận động cải cách giáo hội. Tư tưởng của ông cũng tương tự như Uyclíp nhưng có phần mạnh dạn hơn như cực lực chống việc bán giấy miễn tội, vạch trần sự phóng đãng của các giáo sĩ cấp cao Vì vậy, năm 1415, ông bị Hội nghị tôn giáo ở Cônxtanxơ (Đức) xử thiêu. Cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI, ở Đức cũng có một số người như Fraxmơ (1467- 1536), Hútthen (1488-1523) v.v viết nhiều tác phẩm để vạch trần sự giả dối, tham lam, ngu dốt của các giáo sĩ. Đến đầu thế kỉ XVI, phong trào cải cách tôn giáo chính thức diễn ra ở 3 nơi: Đức, Thụy Sĩ và Anh. a) Phong trào cải cách tôn giáo ở Đức Người đề xướng cải cách tôn giáo ở Đức là Máctin Luthơ (Martin Luther) giáo sư thần học ở trường Đại học Vitenbe (Witten Berg). Năm 1517, với lí do cần tiền để chữa nhà thờ Xanh Pie ở La Mã, giáo hoàng Lêô X (1513-1521) đã cử các giáo sĩ đi bán giấy miễn tội khắp mọi nơi ở Đức. Một giáo sĩ đã rêu rao rằng: ”Ai muốn cứu linh hồn người nào đó ở địa ngục thì hãy bỏ tiền vào hòm bạc. Khi tiếng những đồng tiền vừa kêu leng keng dưới đáy hòm thì linh hồn người đó lập tức bay lên thiên đường". Nhân khi quần chúng nhân dân đang căm ghét việc bán giấy miễn tội, ngày 31-10- 1517, Luthơ dán bản ”Luận cương 95 điều” ở trước cửa nhà thờ của trường Đại học Vitenbe. Bản luận cương nàyPTIT cùng những tác phẩm khác sau đó đã thể hiện quan điểm cải cách tôn giáo của Luthơ với những nội dung chủ yếu sau đây: Chỉ có lòng tin vào Chúa mới cứu vớt được linh hồn, cho con người càng tồi tệ vì họ đã được bảo đảm không bị trừng phạt. Căn cứ của lòng tin vào Chúa là kinh Phúc âm. Còn các sắc lệnh của Giáo hoàng, các quyết nghị của các cuộc Hội nghị tôn giáo đều không phải là cơ sở thật sự của lòng tin. Chủ trương thành lập ”giáo hội rẻ tiền” tức là giáo hội đơn giản, không chiếm hữu nhiều ruộng đất, không có hệ thống cấp bậc phức tạp, không có các nghi lễ xa hoa phiền phức, không thờ các thánh, không thờ ảnh tượng, không quỳ lạy và làm dấu v.v Về mặt chính trị, Luthơ chủ trương dựa vào hoàng đế Đức và các vương hầu, khuyên các tín đồ phải phục tùng chính quyền của giai cấp phong kiến. Sau khi Luthơ phát động cải cách tôn giáo, ở Đức đã diễn ra cuộc đấu tranh quyết 60
  23. liệt giữa nông dân với phong kiến thế tục và giáo hội, giữa tôn giáo với cựu giáo, mãi đến năm 1555, địa vị hợp pháp của tôn giáo Luthơ mới được công nhận. Tân giáo Luthơ được truyền bá ở Bắc Đức, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển. Ở các nước châu Âu khác như Ba Lan, Hunggari, Anh, Pháp, tân giáo Luthơ cũng có khá nhiêu tín đồ. b) Cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ. Cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ đầu tiên do Unrích Dvingli (Ulrich Zwingli, 1484- 1531), một giáo sĩ ở châu Durích lãnh đạo từ năm 1518. Tư tưởng tôn giáo của Dvingli cũng tương tự như Luthơ nhưng về mặt chính trị, ông tán thành chế độ cộng hòa. Năm 1529 giữa châu Durích và các châu rừng núi (các châu chống cải cách tôn giáo) đã diễn ra một cuộc chiến tranh năm 1531, Durích bị thất bại, bản thân Dvingli cũng bị tử trận. Màn thứ nhất của cuộc cải cách tôn giáo tạm thời kết thúc. Sau khi Durích thất bại, Giơnevơ trở thành trung tâm mới của phong trào cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ. Người lãnh đạo cuộc cải cách tôn giáo lần này là Giăng Canvanh (Jean Calvin, 15191564), một người Pháp đến Giơnevơ năm 1536 và đến năm 1541 thì trở thành người đứng đầu về tôn giáo và chính trị ở Giơnevơ. Hạt nhân của học thuyết Canvanh là thuyết định mệnh. Canvanh cho rằng số phận của mỗi người hoàn toàn do chúa Trời quyết định. Sở dĩ số phận con người được định sẵn như vậy là vì khi sáng tạo thế giới, chúa Trời đã chia loài người thành hai loại là ”dân chọn lọc” và ”dân vứt bỏ”. Dân chọn lọc được sống sung sướng và sau khi chết thì được cứu vớt tức là được lên thiên đường, còn dân vứt bỏ thì phải chịu cảnh khổ cực và sẽ bị đày đọa ở địa ngục. Như vậy, Canvanh đã phủ nhận các hình thức miễn tội của giáo hội Thiên chúa, phủ nhận vai trò của tầng lớp giáo sĩ và tác dụng của các nghi thức lễ bái phiền phức của đạo Thiên chúa. Giáo hội Canvanh được tổ chức theo nguyên tắc dân chủ. Đơn vị cơ sở của giáo hội là các công xã tân giáo. Những người phụ trách mọi công việc trong công xã là mục sư và các trưởng lão. Giáo hội trung ương do Hội nghị đại biểu tôn giáo cả nước được triệu tập định kì bầu ra gồm 5 mục sư và 12 trưởng lão. Thế là dưới sự lãnh đPTITạo của Canvanh, cuộc cải cách tôn giáo ở Giơnevơ đã thành công và Giơnevơ trở thành trung tâm của phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu. Tại đây đã thành lập một học viện Tân giáo để đào tạo các nhà truyền đạo, rồi từ đó họ được phái đến tất cả các nước châu Âu để hoạt động. Vì vậy lúc bấy giờ, Giơnevơ được gọi là ”La Mã của tân giáo”. Kết quả, từ Thụy Sĩ, tân giáo Canvanh đã nhanh chóng truyền bá ở nhiều nước, nhất là những nơi có nền công thương nghiệp phát triển như Pháp, Anh đặc biệt là Nêđeclan (tức Hà Lan, Bỉ sau này). c) Cải cách tôn giáo ở Anh Đầu thế kỉ thứ XVI, chủ nghĩa tư bản ở Anh đã phát triển khá mạnh, mà giáo hội Thiên chúa thì trở thành lực lượng cản trở của sự phát triển đó. Trong các tầng lớp xã hội, tầng lớp quý tộc rất thèm muốn đất đai của giáo hội, giai cấp tư sản thì muốn có một giáo hội rẻ tiền để đỡ phải cống nạp tốn kém cho tòa thánh La Mã. Trong khi đó, vua Anh là Henri VIII (1509-1547) muốn li hôn với vợ là Catơrin, công chúa Tây Ban Nha nhưng 61
  24. Giáo hoàng không đồng ý. Dựa vào sự ủng hộ của các tầng lớp có thế lực ở Anh, năm 1534, Henri VIII ra ”sắc luật về quyền tối cao”, qua đó Henri VIII được quyền li hôn không cần sự chấp thuận của Giáo hoàng. Tiếp đó, Henri VIII tuyên bố cắt đứt quan hệ về tôn giáo với La Mã, thành lập giáo hội riêng của Anh do ông đứng đầu gọi là Anh giáo. Giáo lí, lễ nghi, và các giáo phẩm của Anh giáo vẫn giống như đạo Thiên chúa, nhưng các giáo phẩm do vua Anh bổ nhiệm, ruộng đất và tài sản của giáo hội Thiên chúa bị tịch thu. Như vậy, Anh giáo chỉ là một hình thức trung gian giữa tân giáo và đạo Thiên chúa. Những biện pháp cải cách tôn giáo nửa vời của Henri VIII không làm cho giai cấp tư sản thỏa mãn, trong khi đó tân giáo Canvanh, một loại tôn giáo cải cách triệt để hơn nhiều đang truyền bá ở Tây Âu, vì vậy giai cấp tư sản Anh đã tiếp thu Tân giáo Canvanh và gọi tôn giáo mới này là Thanh giáo, nghĩa là tôn giáo trong sạch (Puritanisme). Tín đồ Thanh giáo xóa bỏ hết những tàn dư của đạo Thiên chúa, đơn giản hóa các nghi lễ, đồng thời họ cắt đứt các quan hệ với Anh giáo, thành lập giáo hội riêng đứng đầu là các trưởng lão do các tín đồ bầu ra. Tóm lại, trong nửa đầu thế kỉ thứ XVI, ở Tây Âu đã xuất hiện nhiều loại tôn giáo cải cách. Các loại tôn giáo này có những chỗ khác nhau nhưng đều giống nhau ở những điểm chính sau đây: - Chỉ tin vào kinh thánh, trong đó chủ yếu là kinh Phúc âm. - Đơn giản hóa các nghi lễ, không thờ ảnh tượng, không thờ mẹ Maria. - Không lệ thuộc giáo hoàng và tòa thánh La Mã. - Bỏ chế độ độc thân cho các mục sư. Tín đồ được tham gia quản lí giáo hội. Do các tôn giáo này chủ yếu tin vào kinh Phúc âm nên được gọi chung là tôn giáo Phúc âm. Chữ Phúc âm có nghĩa là tin mừng, tin lành nên người ta gọi loại tôn giáo này là đạo Tin lành. Tóm lại, từ đầu thế kPTITỉ V đến đầu thế kỉ XIV, nền văn minh phuơng Tây bị thụt lùi rất nhiều so với văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại, nhung từ thế kỉ XIV về sau, cùng với sự ra đời của chủ nghĩa tu bản, ở phuơng Tây đã có sự đổi mới về tu tuởng, trên cơ sở đó, các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật đã phát triển nhảy vọt, làm đà cho các nuớc châu Âu vuơn tới nền văn minh cận hiện đại. VII – SỰ TIẾP XÚC GIỮA CÁC NỀN VĂN MINH 1. Thời cổ đại Thời cổ đại ở phương Đông và phương Tây đã xuất hiện những nền văn minh rất rực rỡ và ngay từ thời bấy giờ, đã diễn ra sự tiếp xúc văn minh giữa hai khu vực. Từ khoảng thế kỉ XI TCN, người Phênixi đã đi lại buôn bán khắp vùng Địa Trung Hải, đã chiếm được nhiều đất đai ở đây làm thuộc địa. Do sự tiếp xúc đó, vào khoảng thế kỉ IX, VIII TCN, người Hy Lạp đã học tập hệ thống chữ cái của Phênixi để đặt ra chữ Hy 62
  25. Lạp và về sau từ chữ Hy Lạp đã phát triển thành chữ Xlavơ và chữ Latinh. Thế kỉ VI TCN, một số nhà khoa học Hy Lạp cổ đại như Talét, Pitago đã đi du lịch Lưỡng Hà, Ai Cập, do đó đã tiếp thu được nhiều thành tựu toán học của những nước này, trên cơ sở đó đã phát triển thành định lí về quan hệ giữa ba cạnh của tam giác vuông. Thế kỉ V TCN, nhà sử học Hy Lạp Hêrôđốt cũng từng đi du lịch nhiều nơi ở phương Đông, do vậy đã biên soạn được một số tác phẩm về lịch sử của Atxiri, Babilon, Ai Cập. Những tư liệu lịch sử mà Hêrôđốt ghi lại được như việc xây dựng Kim tự tháp ở Ai Cập cổ đại là vô cùng quý giá. Cuối thế kỉ IV TCN, Alếchxăngđrơ Makêđônia chinh phục phương Đông đến tận miền Tây Bắc Ấn Độ. Sự việc này đã để lại một hậu quả khách quan là đã thúc đẩy sự giao lưu về kinh tế văn hóa giữa hai khu vực. Sau khi đế quốc Makêđônia tan rã, trên đất đai mà Alếchxăngđrơ chinh phục được ở Tây Á và Đông Bắc châu Phi đã hình thành các quốc gia như Ai Cập của vương triều Ptôlêmê, Xini của vương triều Xêlơcút, Pécgammum, Páctia, Bắctơria mà lịch sử gọi là những nước Hy Lạp hóa và giai đoạn lịch sử từ khi Alếchxăngđrơ bắt đầu chinh phục phương Đông (năm 334 TCN) đến khi Ai Cập bị biến thành một tỉnh của La Mã (năm 30 TCN) gọi là thời kì Hy Lạp hóa. Trong thời kì này, quan hệ buôn bán giữa phương Đông và phương Tây càng được đẩy mạnh. Trong quá trình chinh phục, Alếchxăngđrơ đã lập nhiều cứ điểm quân sự. Về sau, một số trong đó đã phát triển thành những thành thị mà trước hết phải kể đến thành phố Alếchxăngđrơ ở Ai Cập. Ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp đối với phương Đông còn thể hiện rõ rệt ở mặt nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. Thậm chí tại nước Ấn Độ xa xôi, các tượng Phật được tạo nên trong thời kì muộn hơn một ít cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt của nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp. Ngược lại, phương Tây đã tiếp thu nhiều kiến thức về toán học và thiên văn học của phương Đông, đặc biệt là phép làm lịch. Ngoài khu vực Tây Á và Bắc Phi, phương Tây còn tiếp xúc với văn minh Trung Quốc. Từ sớm, Trung Quốc đã dệt được nhiều loại lụa đẹp, được cư dân nhiều nước ưa chuộng, do vậy khoảng thế kỉ II TCN, đã hình thành một con đường thông thương xuất phát từ vùng Trường An, kinh đô của Trung Quốc, đi qua Trung Á và Tây Á rồi đến bờ Đông Địa Trung Hải, gọi là con đường tơ lụa. Từ đó, hàng hóa được tiếp tục chuyển sang phía Tây. Xêda thường mặc áoPTIT dài bằng lụa Trung Quốc và được coi là hết sức sang trọng. 2. Thời Trung Đại Trong thời kì này, qua các hoạt động như buôn bán, du lịch, chiến tranh, đặc biệt là do phát triển địa lí, sự tiếp xúc văn minh giữa phương Đông và phương Tây càng phát triển. - Vai trò của người Arập Nước Arập bắt đầu thành lập từ thế kỉ VII, nhưng đến thế kỉ VIII, Arập trở thành một đế quốc rộng lớn có lãnh thổ bao gồm đất đai của ba châu Á, Phi, Âu trải dài từ lưu vực sông Ấu đến Tây Ban Nha. Vị trí địa lí đó đã có vai trò quan trọng trong việc làm cho Arập trở thành một trung tâm văn minh quan trọng của thế giới thời trung đại, đồng thời làm cho Arập trở thành cái cầu nối liền giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Tây Âu. Chính lái buôn 63
  26. Arập đã giữ vai trò chủ yếu trong việc đưa sang Tây Âu nhiều sản phẩm quý giá của phương Đông như vải, lụa, hương liệu v.v Đặc biệt, người Arập cũng là kẻ đã truyền sang Tây Âu chữ số Ấn Độ và các phát minh về giấy, nghề in, thuốc súng và la bàn của Trung Quốc. Ngoài ra, lúc đầu, qua việc phiên dịch nhiều tác phẩm của các học giả Hy - La cổ đại, người Arập đã học tập được nhiều thành tựu của văn minh phương Tây, nhưng về sau, Tây Âu đã tiếp thu nhiều kiến thức về đại số học, hóa học, sinh học, vật lí học, y học v.v của người Arập. Đến đầu thế kỉ XVIII tác phẩm Nghìn lẻ một đêm cũng được giới thiệu rộng rãi ở Tây Âu. - Sự tiếp xúc văn minh qua phong trào viễn chinh của quân Thập tự. Do sự hô hào của giáo hoàng La Mã, từ đầu thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XIII, các đoàn kị sĩ một số nước Tây Âu, với hình cây thánh giá khâu trên áo, đã tiến hành 8 cuộc viễn chinh sang phương Đông, lịch sử gọi là phong trào viễn chinh của quân Thập tự hoặc nói tắt là phong trào Thập tự chinh. Những cuộc chiến tranh này đã đem lại rất nhiều thảm họa cho cư dân khu vực phía Đông Địa Trung Hải, nhưng cũng góp phần thúc đẩy sự tiếp xúc văn minh giữa hai bộ phận quan trọng của thế giới lúc bấy giờ. Vào thời kì này, do sự suy thoái về văn hóa, phương Tây đang lạc hậu hơn phương Đông rất nhiều. Qua phong trào viễn chinh, người Tây Âu đã học tập được một số nghề mới như làm giấy, làm thủy tinh, làm thuốc súng, kĩ thuật tiên tiến trong nghề dệt, nghề luyện kim; học tập được cách trồng một số giống cây mới như lúa, kiều mạch, chanh, dưa hấu v.v Việc truyền bá các thứ đó sang phương Tây một phần là do người Arập truyền qua Tây Ban Nha, một phần do quân Thập tự trực tiếp học kinh nghiệm và đưa từ phương Đông về. Ngoài ra, qua tiếp xúc với phương Đông, giai cấp phong kiến Tây Âu đã học tập được nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống hàng ngày như các nghi thức ở cung đình, những cử chỉ tao nhã, cách giáo tiếp lịch sự, cách để tóc để râu, cách tắm rửa v.v Do vậy, đời sống văn hóa trong xã hội Tây Âu đã có một bước tiến rõ rệt. - Sự tiếp xúc văn minhPTIT qua cuộc hành trình của Máccô Pôlô (Marco Polo). Máccô Pôlô (1254-1324) là con của một nhà buôn lớn ở Vênêxia. Năm 1275, ông đến Trung Quốc, được Hốt Tất Liệt phong làm quan 16 năm. Khi đi, ông đi bằng đường bộ xuyên qua đất đai của đế quốc Mông Cổ, khi về ông đi đường biển qua Xumatơra. Sau khi về nước, ông gia nhập quân đội, bị bắt làm tù binh 2 năm. Trong thời gian này, ông đã kể lại cuộc hành trình của mình cho một người bạn tù ghi chép, về sau tác phẩm ấy được công bố dưới nhan đề Du kỉ của Máccô Pôlô. Tuy có phần khoác lác, nhưng tác phẩm này đã cung cấp cho người Tây Âu một số hiểu biết về địa lí, con người, sản phẩm, của cải v.v của các nước phương Đông. Những cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI mở ra khả năng rộng lớn cho sự tiếp xúc văn hóa giữa các châu lục, hình thành thị trường thế giới và thúc đẩy sự phát triển công thương nghiệp. 64
  27. CHƯƠNG VII – SỰ XUẤT HIỆN VĂN MINH CÔNG NGHIỆP I – ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CỦA NỀN VĂN MINH CÔNG NGHIỆP 1. Những kết quả của công cuộc phát kiến địa lý Do nhu cầu mở rộng hoạt động thương mại và nhờ vào những tiến bộ kĩ thuật của ngành hàng hải, từ cuối thế kỉ XV, nhiều nhà thám hiểm Âu châu đã tìm ra những con đường biển đi sang phương Đông - nơi họ hi vọng sẽ kiếm được nhiều vàng bạc và của cải. Do có sự tiến bộ về khoa học, kĩ thuật, đặc biệt là sự phát minh ra la bàn. a) Các cuộc phát kiến địa lí lớn Cuộc phát kiến lớn thứ nhất: do Vaxcôđơgama thực hiện, chuyến đi đã đến bờ biển của Châu Phi, đi qua mũi Hảo Vọng, qua Ấn Độ Dương và đến Caliút của Ấn Độ vào năm 1498. Khi đoàn thuyền về trở đầy vàng bạc và hương liệu. (một con đường mới sang phương Đông được khai thông). Cuộc phát kiến lớn thứ hai: là của Crixptốpcôlông, đã phát hiện ra Châu Mĩ, (tưởng nhầm là Ấn Độ) và được gọi là Tân lục địa (1492) Cuộc phát kiến lớn thứ ba là: của Magienlan, chuyến đi vòng quanh trái đất đầu tiên trong lịch sử lòai người bắt đầu vào năm (1519). Đòan thám hiểm đã vượt qua một eo biển cực nam của Châu Mĩ nằm giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương , và eo biển Magienlan được ra đời. Qua một đại dương mênh mông hiền hòa lặng sóng, cái tên Thái Bình Dương đã cũng ra đời vào năm (1520). Sau đó đòan thám hiểm đã đến Philippin, bị đụng độ với thổ dân, Magienlan phải bỏ mạng tại đây, và đoàn thuyền của ông đã trở về đầy áp vàng bạc và hương liệu. b) Hệ quả của cuộc phát kiến địa lí: - Tìm ra một châu lục mới (Châu Mĩ) - Một đại dương mới (Thái bình dương) - Các con đường biển đi qua các châu lục, đẩy mạnh giao lưu, buôn bán giữa các châu lục. - Ngành địa lí, thiên văn được phát triển mạnh. - Các cuộc di dân lớn diễnPTIT ra. - Nạn buôn bán nô lệ da đen diễn ra trên một qui mô lớn, món lợi nhuận khổng lồ cho CNTD. - Các cuộc xâm lược và truyền giáo diễn ra ở nhiều châu lục, cùng đó là các cuộc cướp bóc và khai thác diễn ra. - Cuộc phát kiến góp phần làm giàu và thúc đẩy nhanh quá trình tích lũy tư bản, tạo điều kiện cho CNTB ra đời và phát triển. 2. THẮNG LỢI CỦA PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TƯ SẢN THẾ KỈ XVI-XVIII - Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai nước đi đầu trong cuộc phát kiến địa lí và đã trở thành những nước hưng thịnh, nhờ giáo lưu và chiếm đất, khai thác thuộc địa, buôn bán nô lệ - Về sau, Hà Lan và Anh đã vương lên đuổi kịp và phát triển vượt hơn. 65
  28. + Hà Lan nhờ có những chuyến thuyền mạnh trên biển, cùng vời những mặt hàng cổ truyền len, dạ có gia trị xuất khẩu thu nhiều lợi nhuận. Thị dân Hà Lan đã tiến hành cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị của Tây Ban Nha và giành được độc lập vào 1581. Nhà nước Cộng hòa Hà Lan được thành lập có tính chất là nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới. + Ở nước Anh, cuộc cách mạng tư sản Anh cũng diễn ra do Crômôen lãnh đạo giữa thế kỉ XVII, nền thống trị của giai cấp tư sản đã được thiết lập. Sau đó, việc di dân để tìm kiến và xâm chiếm thị trường ở Ấn Độ, và Châu Úc mở cho Anh một địa bàn họat động rộng lớn, làm cho Anh ngày càng mạnh. Một làn sóng nhập cư qua châu Mĩ đã biến vùng đất ở đây thành 13 xứ thuộc địa của Anh. Quá trình khai khẩn vùng đất của ba cộng đồng dân cư đến từ châu Âu, châu Phi và thổ dân (thường gọi là Inđian) trong gần hai thế kỉ (VII-XVIII) tạo thành một dân tộc có lãnh thổ, có ngôn ngữ, kinh tế, văn hóa chung muốn tách ra khỏi sự thống trị của Anh. Đến giữa thế kỉ XVIII, cuộc đấu tranh giải phóng do Oasinhtơn lãnh đạo đã giành thắng lợi cho nhân dân bắc Mĩ. Tuyên ngôn độc lập 1776 được ra đời, nêu được nguyên tắc cơ bản về quyền của con người và công dân. + Cuộc cách mạng pháp thế kỉ XVIII thắng lợi ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nước ở châu Âu, lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho CNTB phát triển nhanh, mở rộng thị trường và thuộc địa trở thành kẻ kình địch về thị trường thuộc địa với Anh. Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1789 được ra đời. Như vậy, sự ra đời của CNTB và cuộc chạy đua cạnh tranh thị trường đã thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa, năng xuất và chất lượng ngày một cao. Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản đã góp phần làm cho nền văn minh nhân lọai bước sang một thời kì mới. 3. NHỮNG THÀNH TỰU VỀ CẢI TIẾN KĨ THUẬT TRONG NGÀNH DỆT Ở ANH Cùng với sự bóc lột, các doanh nghiệp tìm cách cải tiến kĩ thuật để tăng năng xuất lao động, tiêu biểu trong ngành dệt ở Anh. - Năm 1783, một côngPTIT nhân Anh là Giôn Cây phát minh ra con thoi bay, năng xuất lao động tăng gấp đôi, từ đó dẫn đến nạn thiếu sợi. - Năm 1764, một người thợ dệt Giêm Hacgrivơ phát minh ra máy kéo sợi, ông đặt tên là Jenny (con gái ông). Lượng sợi tăng lên gấp 8 lần, đáp ứng nhu cầu sợi và thúc ngành diệt phát triển nhanh. - Vào năm 1769, Risớt Accraitơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức mước, làm giảm bớt rất nhiều sức lao động của con người. Ông được coi như là ông tổ của ngành dệt vải bông trong nhà máy. - Chính nhờ những kinh nghiệm của Jenny, của Accritơ Crơmtơn cải tiến chiếc máy làm cho sợi dệt vừa nhỏ vừa chắc. - Năm 1785, kĩ sư Étmơn Cacraitơ, sáng chế ra máy dệt đưa năng xuất lao động lên 39 lần. Các khâu tẩy trắng nhuộm màu, in hoa cũng được cải tiến. 66
  29. - Từ 1769 đến 1784, Giêm Oát (James watt) đã phát minh ra máy hơi nước, việc sử dụng máy hơi nước vào sản xuất gây nên một chuyển biến mới trong ngành dệt nói riêng chung và công nghiệp nói chung. Đây là một phát minh quan trọng và vĩ đại của lòai người, đóng góp rất lớn cho nền văn minh nhân lọai. Mác nhận xét: “Thiên tài vĩ đại của Oát biểu hiện ở chỗ trong bằng phát minh nhằm những mục tiêu đặc biệt mà nó là động cơ vạn năng của nền công nghiệp lớn” Để tường nhó đến Ông, khi qua đời, người ta đã dựng một bức tượng kỉ niệm tại Oetxmintơ với dòng chữ “Người đã nhân lên sức mạnh gấp bội của con người”. Như vậy, tư sản Anh là kẻ đi đầu trong việc tranh bị máy hơi nước vào sản xuất, đầu tiên là các xưởng dệt, sau đó là các ngành khác: luyện kim, đóng tàu II – CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 1. BƯỚC KHỞI ĐẦU CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP CUỐI XVIII ĐẦU XIX Máy hơi nước ra đời đã làm giảm sức lao động của con người, từ lao động thủ công con người chuyển dần sang lao động bằng may móc, đây là yếu tố cơ bản của cách mạng công nghiệp, bước nhảy vọt từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp. Máy hơi nước đã biến tổ chức sản xuất công trường thủ công nhỏ sang công trường thủ công lớn, sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng và mẫu mã chung (ISO) Máy hơi nước làm cho ngành giao thông vận tải có chuyển biến: Tàu hỏa, tàu thủy, ô tô chạy bằng máy hơi nước ra đời, giao thông đường sắt phát triển. Năm 1807, tàu thủy đầu tiên chạy bằng hơi nước ở Anh xuất hiện do Phuntơn chế tạo. Cách mạng công nghiệp không chỉ chuyển biến về sức sản xuất mà tạo nên sự chuyển biến quan trọng về quan hệ sản xuất. Giai cấp tư sản ra đời và ngày một giàu có, lực lượng đi đầu trong công cuộc chống phong kiến và giào hội, xác lập quyền thống trị của mình. Giai cấp công nhân cũng ra đời, đây là giai cấp bị áp bức, bóc lột năng nề, từ đó mâu thuẫn xã hội giữa: giai cấpPTIT tư sản và vô sản ngày càng sâu sắc. Cùng với nhân dân lao động bị áp bức, giai cấp vô sản đã đứng lên lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. 2. NHỮNG QUI TẮC CƠ BẢN CỦA NỀN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi hẳn về mặt tổ chức, quản lí lao động, đề ra những qui tắc mới khác với thời kì của nền sản xuất nông nghiệp. Thời đại công nghiệp là thời đại lao động máy móc dần dần được thay thế cho lao động thủ công bằng chân tay đơn giản. Sản phẩm là ra khác với thợ thủ công làm nhỏ lẻ đơn chiếc, sản phẩm công nghiệp làm theo một dây chuyền công nghệ, mỗi công nhân chỉ một vài động tác nhất định theo trình tự bắt buộc (không phải là công nhân làm ra sản phảm từ A đến Z, và không thể làm theo ý thích của mình, mà phải tuân theo những đòi hỏi nghiêm ngặt. 67
  30. Do đó, tiêu chuẩn hóa được coi là qui tắc thứ nhất đối với tất cả các khâu (thời gian, máy móc, nguyên liệu và con người) Trong quá trình lao động, họ phải đứng ở vị trí xác định, phải được chuyên mon hóa ở trình độ cao, thành thạo các thao tác. Do đó, chuyên môn hóa được coi là qui tắc thứ hai (sự phân công lao động rõ ràng giữa các thợ trong các nhà may xí nghiệp). Mỗi một động tác của công nhân cần phải ăn khớp với nhịp độ chung, phải tuân theo những nghiêm ngặt về kĩ thuật mà tự ý sửa đổi hay rời bỏ vị trí. Do đó, đồng bộ hóa được coi là qui tắc thứ ba. Điều kiện lao động sản suất mới không cho phép họ làm việc một cách phân tán như người nông dân trong sản xuất nông nghiệp, mà phải tập trung nguyên liệu, máy móc, tập trung thợ trong một cơ cấu sản xuất, từ đó quản lí tốt hơn, giảm chi phí vận chuyển, lợi nhuận cao. Do đó, tập trung hóa được coi là qui tắc thứ tư của nền sản xuất nông nghiệp. 3. HỆ QUẢ CỦA SỰ RA ĐỜI CỦA NỀN VĂN MINH CÔNG NGHIỆP - Sự xuất hiện của hai giai cấp đối kháng đó là vô sản và tư sản - Khả năng lao động sáng tạo của con người ngày được phát huy, khối lượng sản phẩm làm ra tốt về chất lượng và mẫu mã. - Máy móc được áp dụng cho cả nền sản xuất nông nghiệp. - Giáo dục cũng phải theo một chương trình thống nhất, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp. - Giao thông vận tải cũng phải theo tiêu chuẩn chung, đáp ứng yêu cầu mới. - Sự gia tăng dân số, do đó kéo theo những nhu cầu khác như: nhu cầu học hành, thuốc men, hàng hóa tiêu dùng và vui chơi giải trí - Sản xuất công nghiệp ra đời xâm nhập vào nông thôn, kéo theo sự phá vỡ nền tảng của gia đình lớn trong nông thôn. - Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, đồng tiền làm rối lọan xã hội, băng hoại nền đạo đức xã hội. - Qui luật cạnh tranhPTIT lạnh lùng không tình nghĩa làm phá vỡ nhiều doanh nghiệp. - Cách mạng công nghiệp đã tạo sức mạnh cho chủ nghĩa tư bản thắng thế trước xã hội phong kiến lạc hậu, một chế độ xã hội tiên tiến được thiết lập. III - PHÁT MINH KHOA HỌC - KĨ THUẬT VÀ NHỮNG HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ THỜI CẬN ĐẠI 1. Những phát minh khoa học và trào lưu tư tưởng triết học khai sáng thế kỉ XVIII a) Thành tựu khoa học-kĩ thuật 68
  31. Ở thế kỉ XVIII, được sự kế thừa thành tựu khoa học kĩ thuật thời kì trước, khoa học kĩ thuật thời kì này có những bước tiến xa hơn. - Về lĩnh vực vật lý: đã đạt rất nhiều thành tựu và nhiều nhà khoa học xuất sắc như: + Vôn te và Ganvani đã có nhiều đóng góp nghiên cứu về điện, tìm ra điện âm và điện dương. + Franklin, giải thích các hiện tượng sấm, sét, phát minh cột thu lôi. + Anh em nhà Môgônfie, chế tạo ra kinh khí cầu. - Về hóa học: + Lavoadiê, đã phân tích thành phần của không khí, của nước, tìm ra phương pháp nghiên cứu tổng hợp. - Về sinh học: + Linê, đưa ra cách phân lọai động thực vật. + Buyphông, xây dựng vườn bách thảo để làm trung tâm nghiên cứu. b) Về triết học khai sáng: Có nhiều đại diện tiêu biểu: - Môngtexkiơ, nổi tiếng về tư pháp, ông là người đưa ra nguyên tắc tách biệt giữa ba quyền lực (lập pháp, hành pháp và tư pháp) - Vônte, nhà khoa học thiên tài, ông hiểu biết về nhiều lĩnh vực như: triết học, văn học, vật lý, lịch sử ) - Rút xô, với tác phẩm nổi tiếng “luận về nguồn gốc của sự bất bình đẳng trong xã hội) Ngòai ra còn có trào lưu tư tưởng mới của Mêliê, Mabli, chủ trương xóa bỏ chế độ tư hữu, lập chế độ công hữu. 2. NHỮNG PHÁT MINH KHOA HỌC VÀ NHỮNG TIẾN BỘ KĨ THUẬT THẾ KỈ XIX Về sinh học: PTIT - Học thuyết ĐacUyn ra đời ở thế kỉ XIX, tác phẩm nổi tiếng là nguồn gốc các giống lòai, từ đó dẫn đến bùng nổ cuộc cách mạng trong sinh học, gây ảnh hưởng sang lĩnh vực khoa học xã hội khác. - Men đen, được coi là cha đẻ của môn Di truyền học. Về y học: - Paxtơ người Pháp, đã phát hiện ra vác xin chống bệnh dại. (Vào năm 1885, sau khi chế ra vác xin chống bệnh dại thì Paxtơ quyết định lấy thân mình để thí nghiệm. Chưa kịp thí nghiệm, thì có một em bé chăn cừu 9 tuổi bị chó dại căn 14 nhát trên cơ thể. Paxtơ đã quyết định dung vác xin tiêm cho em bé, sau đó thì em bé được cứu sống. Ngày 26/10/1885, ông đã đọc bản báo cáo của mình trước viện Hàn lâm y học của Pháp nahn đề “Phương pháp phòng bệnh dại sau khi đã bị cắn”. Năm 1888, viện 69
  32. Paxtơ của Pháp được khánh thành, lời phát biểu của ông nhân ngày khánh thành viện.“khoa học không có tổ quốc, nhưng nhà khoa học phải có tổ quốc”. - Kốk người Đức, đã phát hiện ra vi trùnh Kốk.(lao) Về vật lí học: - Giônđăntơn, sáng lập ra thuyết nguyên tử trong hóa học - Niutơn người Anh, tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn (quả táo rơi) - Farađây người Anh, nêu nguyên lí cảm ứng điện từ. - Lobasepxky nhà tóan học người nga đã cho khai sinh môn hình học Phiơclít vào năm 1826. Những phát minh kĩ thuật thế kỉ XIX Về kĩ thuật nổi bật nhất là những phát minh về điện. - Năm 1871, Grammơ đã chế tạo được động cơ điện. - Năm 1878 điện thọai ra đời (ở Mĩ) - Năm 1882, máy phát điện xoay chiều đầu tiên được chế tạo - Mo-xơ người Mĩ, đã sáng chế ra bảng chữ cái cho điện tín (tít tít ) - Ê-đi-xơn người Mĩ, phát minh ra bóng đèn điện 1879-1880, và cho xây dựng nhà máy điện đầu tiên vào năm 1884. - Rơn-ghen người Đức, đã phát minh ra điện thọai, vô tuyến truyền thanh, rađiô, tia Rơnghen, tia X. - Trong những năm 80 của thế kỉ XIX, con người đã phát minh ra tuốc bin phát điện chạy bằng sức nước. - Những phát hiện về dầu mỏ của Nga và Mĩ đem lại nguồn nguyên liệu mới cho con người, được sử dụng rộng rãi vào trong các ngành công nghiệp 3. NHỮNG HỌC THUYẾT XÃ HỘI a) HỌC THUYẾT VỀ QUYỀN TỰ DO CÁ NHÂN VÀ QUỐC GIA DÂN TỘC - Học thuyết về quyềnPTIT tự do cá nhân và quốc gia dân tộc. - Đáng chú ý là bản tuyên ngôn độc lập của Mĩ 1776, và bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp 1789. - Quyền về con người, quyền về tự do, dân chủ, và sự hình thành các quốc gia dân tộc. b) CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG - Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng nhận thức được sức mạnh của công nghiệp, chủ trương xóa bỏ chế độ tư bản, xóa bỏ tư hữu, xây dựng một xã hội không có áp bức bóc lột. - Các đại biểu tiêu biểu như: Xanhximông, Phuariê. Hạn chế: Không đưa ra một biện pháp cụ thể. Không biết dựa vào lực lượng giai cấp công nhân. 70
  33. Ưu điểm: những tư tưởng của các nhà xã hội không tưởng có ảnh hưởng quan trọng đến sự ra đời của học thuyết Mác về CNXH khoa học. c) CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC - Mác và Ăngghen đã sáng lập ra CNXH khoa học - Lênin là người kế thừa và phát triển, đã vận dụng sáng tạo vào nước Nga. IV. THÀNH TỰU VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT a) THÀNH TỰU VỀ VĂN HỌC Đáng chú ý là văn học Pháp và văn học Nga. - Văn học Pháp: Văn học lãng mạn có hai thể loại: Văn học lãng mạn bảo thủ và văn học lãng mạn tiến bộ. Đại diện văn học lãng mạn bảo thủ là Satôbriăng. Đại diện văn học lãng mạn tiến bộ là Víchtohygô. - Văn học Nga: Tác phẩm nồi tiếng: Chiến tranh và hòa bình” của Léptônxtôi, là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến của nhân dân Nga chống lại sự xâm lược của Napôlêon. b) NGHỆ THUẬT 6.4. 2.1. Âm nhạc và hội họa - Xu hướng lãng mạn (nội dung chủ yếu phản ánh tự do về tư tưởng, ước mơ, ) - Danh họa (Pháp) Đơlácroa được coi là đại diện tiêu biểu 6.4. 2.2. Điêu khắc - kiến trúc - Điêu khắc: không có nhiều tác phẩm xuất sắc: Báctônđi người (Pháp) hoàn thành tượng nữ thần tự do và gởi tặng nước Mĩ (đặt tại NiuYóoc) - Kiến trúc: thời kì này phải nói là nền kiến trúc hỗn loạn (theo nhiều dạng khác nhau, ảnh hưởng từ Trung Quốc, Ai Cập, Hy Lạp ) CHƯƠNG IX – VĂN MINH THẾ GIỚI THẾ KỶ XX. BƯỚC ĐẦU CHUYỂN SANG NỀN VĂN MINH THÔNG PTITTIN I - VĂN MINH THẾ GIỚI NỬA ĐẦU XX 1. Tiến bộ của khoa học - kỹ thuật Đầu XX, con người có bước phát triển mới về KH-KT - Từ 3 phát minh vĩ đại cuối XIX: điện tử, tính phóng xạ và thuyết tương đối, đã gây ra một cuộc khủng hoảng trong KH. - Bêcơnren người Pháp, tìm ra tính phóng xạ của Uranium - Năm 1902, vợ chống Quiri tìm ra chất phóng xạ thiên nhiên, đặt cơ sở cho lí thuyết về hạt nhân. - Năm 1905, Anhxtanh người Đức tìm ra thuyết tương đối, đánh dấu bước phát triển quan trọng ngành vật lý hiện đại. Ông còn được coi là một nhà khoa học lớn nhất của thời cận đại. 71
  34. - Năm 1909, M.Bo người Thụy Điển, đã tìm ra cấu tạo của nguyên tử. - 1911, Êrơdơphơ (người Anh) đã chứng minh nguyên tử không phải là đặc mà là rỗng. - Ninxơ (học trò của ông) đã phát triển quan điểm của ông, ngưyên tử ở giữa có hạt nhân – chung quanh có các điện tử (prôtôn – nơtrôn). - Năm 1912, Phrítclát (người Đức) tìm ra chất Pôly. - Năm 1915, Phunke (anh) chế tạo ra máy bay kim lọai đầu tiên. - Năm1942 Enricô phecmi, xây dựng lò phản ứng nguyên tử đầu tiên trên thế giới tại khán đài sân vận động trường Đại Học Sicagô. - Năm1952, phát minh máy đọc mã vạch. - Nhiều phát minh KH-KT cuối XIX đầu XX được đưa vào sử dụng trong cuộc chiến tranh thế giới như: điện tín, điện thoại, ra đa, hàng không, phim ảnh 2. Cách mạng Tháng Mười năm 1917 ở Nga và công cuộc công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. - Tháng 2- 1917, cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng lợi, chế độ Nga Hòang đã bị lật đổ, nước Nga trở thành một nước công hòa tư sản. - Ngày 25-10-1917, nhân dân Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn Xô Vích và Lênin đã làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, thiết lập một chế độ xã hội mới, từng bước tiến hành xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. - Mục tiêu của Liên Xô là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, xây dựng và phát triển đất nước, tiến hành xây dựng một nền kinh tế XHCN trên cơ sở công nghiệp hóa đất nước. - Giai đọan từ 1921-đến 1925: khôi phục nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. - Từ năm 1926, Liên Xô bắt tay vào công nghiệp hóa XHCN, liên tiếp thực hiện thắng lợi các kế họach 5 năm, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, chuẩn bị về cơ sở vật chất cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, và công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ cuộc chiến tranh thế giới mới. - Sau chiến tranh thế PTITgiới thứ hai, Liên Xô bắt tay vào hàn gắn vết thương chiến tranh, và tiếp tục xây dựng đất nước. - Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu về khoa học kĩ thuật. Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử để đối trọng với Mĩ, bảo vệ nền hòa bình cho nhân lọai. - Thành tựu nổi bật của nền khoa học của Liên Xô là công trình nghiên cứu khỏang không vũ trụ và công cuộc chinh phục vũ trụ, vì lợi ích hòa bình và phát triển của văn minh thế giới. 3. Chiến tranh thế giới và tác hại đối với văn minh nhân loại a) Những cuộc chiến tranh trên thế giới - Chiến tranh cướp đi sinh mạng của hàng tỉ người trên thế giới. 72
  35. - Theo sự tính toán của GiăngGiắc Baben (Thụy sĩ), trong 5550 năm, thế giới có 14.513 cuộc chiến tranh, làm chết 3.6 tỉ người. - Thế kỉ XX, thiệt hại do chiến tranh gây ra ngày càng nhiều (chiến tranh quy mô mở rộng + vũ khí và phương tiện chiến tranh ngày một hiện đại) - Trên thế giới có hai cuộc chiến tranh thế giới lớn nhất trong lịch sử: + Chiến tranh thế giới lần 1: 1914-1918 (do mâu thuẫn quyền lợi đế quốc), hai tập đoàn đế quốc (Đức-Áo-Hung: là khối liên minh và Anh-Pháp-Nga: là khối hiệp ước) + Chiến tranh thế giới lần 2: 1939-1945 quy mô, cường độ lớn hơn, do mâu thuẫn giữa CNTB-CNXH, đế quốc - đế quốc: 1 bên là Anh-Pháp-Mĩ, một bên là Đức-Ý- Nhật. (1941 mới có sự tham chiến của Liên Xô). b) Sự phá hoại khủng khiếp của chiến tranh - Do con người sử dụng thành tựu khoa học, kĩ thuật mới nhất, hiện đại nhất, tập trung cao độ sức người và sức của cho cuộc chiến nên chiến tranh để lại hậu quả nặng nề về (vũ khí hủy diệt: hạt nhân nguyên tử) người-của. - Chiến tranh thế giới lần 1: có khoảng 8 triệu người chết, 7 triệu người tàn phế, 15 triệu người bị thương, hàng triệu người khác phải chịu hậu quả chiến tranh). - Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã có 50 triệu người chết (Liên Xô hơn 20 triệu, Trung Quốc: 10 triệu, Ba Lan: 6 triệu ) nhiều quốc gia phải gánh chịu hậu quả do chiến tranh. - Mỹ bỏ hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật: Hirôshima – Nagashaki làm 270 ngàn người chết. - Các công trình văn hóa và văn minh do con người tạo ra cũng bị tàn phá (kẻ phá hoại là chủ nghĩa đế quốc và phát xít). II - VĂN MINH THẾ GIỚI NỬA SAU THẾ KỈ XX 1. Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật Ở nửa sau thế kỉ XX, thế giới trải qua cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lớn lần thứ hai, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai diễn ra từ những năm 40, với qui mô lớn, sâu sắc và tòan diện. NềnPTIT văn minh nhân loại có những bước nhảy vọt chưa từng thấy trong lịch sử. Khác với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần trước (lần thứ nhất), đặc điểm lớn nhất của của cuộc khoa học kĩ thuật lần thứ hai là: khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thụât, khoa học đã mở đường cho sản xuất. Một đặc điểm khác đó là: thời gian phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn, và hiệu quả kinh tế ngày càng cao của việc nghiên cứu khoa học. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thụât lần thứ hai trải qua hai giai đọan: - Giai đọan 1: đầu những năm 40 đến đầu những năm 70, bao gồm các đặc trưng cơ bản: 73
  36. + Sự phát triển của các ngành năng lượng mới + Cách mạng sinh học. + Máy tính ngày càng hiện đại - Giai đọan thứ hai: từ khỏang giữa những năm 70. + Cuộc cách mạng chủ yếu là công nghệ với sự ra đời của các máy tính thế hệ mới. + Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học-kĩ thuật và đã đạt được những thành tựu kì diệu. 2. Những thành tự khoa học công nghệ Cuộc cách mạng công nghệ đã đưa lại sự phát triển phi thường trong sản xuất và trong đời sống con người. a) Máy tính điện tử và công nghệ thông tin Chiếc máy tính điện tử đầu tiên ra đời vào năm 1946 ở nước Mĩ, (chiếc máy tính đầu tiên nặng 30 tấn, diện tích là 170m2). Cho đến nay có rất nhiều thế hệ máy tính đã được ra đời ngày càng hiện đại, đã đáp ứng nhu cầu của con người về nhiều lĩnh vực. Đến năm 1991, thế giới có khỏang 100 triệu máy tính. Đến nay con người đã chế tạo hàng tỷ máy tính. Một thành tựu rực rỡ của công nghệ điện tử là sự ra đời của người máy rô bốt vào năm 1961, (tại Mĩ), rô bốt đã thực hiện được những động tác phức tạp, làm việc trong môi trường nguy hiểm, nặng nhọc thay cho con người, (trong chân không, trong vùng có độ phóng xạ cao, trong hầm mỏ ) Thập niên 80, con người biết ứng dựng công nghệ lade được ứng dụng vào rất nhiều ngành sản xuất: giải phẫu trong y học, cắt tiện kim lọai, trắc địa Lade kết hợp với vật liệu sợi thủy tinh gọi là sợi thủy tinh quang dẫn, mở ra một chân trời mới cho ngành viễn thông (nó không bị khuyếch tán ra môi trường xung quanh, tổn hoại thấp, tín hiệu truyền được xa mà không cần trạm tiếp vận, trọng lượng nhẹ, thay thế hàng trăm sợi dâyPTIT đồng). Lần đầu tiên trên thế giới, ngày 14-12-1988, đường cáp quang khổng lồ xuyên đáy Đại tây dương nối liền nước Mĩ với chấu Âu cùng lúc đã tải được 40 ngàn cuộc đàm thọai. Vào tháng 9-1989, tuyến cáp quang lớn thứ hai dài 16000 km, nối liền giữa Mĩ với Nhật Bản. Ngày nay, dưới các đại dương có hàng triệu km cáp quang được nối liền với nhiều nước, nhiều châu lục trên thế giới. b) Công nghệ sinh học: Vào năm 1973, công nghệ di truyền được ra đời, công nghệ gien đem lại lợi ích cho con người về mọi mặt: khả năng tăng cường và ổn định về lương thức, sức khỏe của con người ngày càng tốt hơn 74
  37. Công nghệ gien đồng nghĩa với công nghệ di truyền, nhờ công nghệ gien, nhiều chất vácxin mà đã chữa được những bệnh hiểm nghèo. Ngoài ra, trong sinh học còn có công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào Công nghệ sinh Sinh học mang lại nhiều hi vọng cho con người nhưng nó cũng chứa đựng những lo ngại về sinh thái, đạo đức, nhân văn và pháp luật, vấn đề này đòi hỏi con người phải giải quyết. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật làm tăng của cải xã hội, làm cho cuộc sống của con người ngày càng văn minh hơn. 3. Công cuộc chinh phục vũ trụ Từ xa xưa con người đã từng mơ ước: cho đến khi nào mới đến được mặt trăng, mói bay vào vũ trụ! Cùng với những ước mơ đó, con người đã không ngừng phát triển vươn lên về mọi mặt để biến những ước mơ đó thành sự thật. Vào nửa sau của thế kỉ XX, con người bắt đầu công cuộc chinh phục, cái khó khăn lớn nhất là sức hút của trái đất, làm thế nào để thóat khỏi sức hút đó? Nhà bác học người Nga Côngxtăngtin Xiônkốpxki (1857-1935), ông tổ của khoa học vũ trụ Liên Xô và thế giới, là người đầu tiên có ý niệm bay vào vũ trụ bằng tên lửa nhiều tầng. (nhằm để thắng lực hút của trái đất) Tháng 8.1933, Liên Xô đã thực hiện phóng tên lửa đầu tiên (nặng 19kg, dài 2,4m sức đẩy 25-30kg, lên cao được 400m trong 18 giây). Sau đó thì tiếp tục được cải tiến. Tháng 10.1957, Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên mang tên Xpút nhích (đường kính 58 cm, nặng 83,5 kg) mở ra một kỉ nguyên vũ trụ. Vào tháng 2.1958, Mĩ phóng vệ tinh đầu tiên nặng 13,5 kg. Năm 12.4.1961, Liên Xô phóng tàu vũ trụ Phương Đông (vostok) chở Gagarin, nhà du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới, bay vòng quanh trái đất trong vòng 108 phút. Chuyến bay thứ hai bay 17 vòng,PTIT mất 25 giờ 8 phút của Giecmen Titốp. Vào thàng 2.1962, Mĩ phóng tàu vũ trụ đầu tiên mang tên Sao Thủy, chở Giôn Grin, nhà du hành vũ trụ đầu tiên của mĩ bay vào vũ trụ. Tháng 6.1963, tàu Phương Đông 5, chở V. Bưcốpxki và phương Đông 6 chở Valentia Têrescôva, nữ du hành vũ trụ đầu tiên của thế giới. Từ 1965, Liên Xô và mĩ phóng một loạt các tàu vũ trụ vào không trung, mở ra một kỉ nguyên chinh phục vũ trụ, và cũng từ đó Liên Xô và Mĩ đã đưa ra kế họach chinh phục vũ trụ. Ngày 1-3-1966, Liên Xô đã phóng trạm tự động lên thám hiểm sao kim (Trạm sao kim 3), lần đầu tiên đặt quốc huy của Liên Xô lên bề mặt của sao kim. Ngày 29-7-1969, Mĩ đã phóng tàu Apôlô 11, lần đầu tiên đưa con người lên mặt trăng, lấy mẫu đất đá và trở về trái đất an toàn. 75