Giáo trình Điều tra thủy văn và môi trường - Lê Văn Nghinh

pdf 109 trang cucquyet12 3310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Điều tra thủy văn và môi trường - Lê Văn Nghinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dieu_tra_thuy_van_va_moi_truong_le_van_nghinh.pdf

Nội dung text: Giáo trình Điều tra thủy văn và môi trường - Lê Văn Nghinh

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI KHOA THỦY VĂN - MƠI TRƯỜNG Õ PGS.TS LÊ VĂN NGHINH PGS.TS LÊ ĐÌNH THÀNH GIÁO TRÌNH ĐIỀU TRA THỦY VĂN VÀ MƠI TRƯỜNG HÀ NỘI 2002 1
  2. MỤC LỤC Chương I. MỞ ĐẦU 5 I.1 Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ MƠN HỌC 5 I.2 NỘI DUNG MƠN HỌC 5 I.3 PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA 6 I.4 NGUYÊN TẮC VÀ CÁC BƯỚC ĐIỀU TRA 7 I.4-1 Nguyên tắc điều tra thủy văn mơi trường 7 I.4-2 Các bước tiến hành điều tra 8 I.5 CƠNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC ĐỊA 9 1.5-1 Thu thập, nghiên cứu và xử lý các tài liệu đã cĩ. 9 1.5-2 Lập kế hoạch khảo sát điều tra 10 1.5-3 Biên chế tổ chức 11 1.5-4 Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ và các vật dụng 11 Câu hỏi chương 1: 12 Chương II. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU THỦY VĂN MƠI TRƯƠNG 13 2.1 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA ĐỊA HÌNH ĐỊA MẠO 13 2.1-1 Xác định khoảng cách 13 2.2 PHƯƠNG PHÁP ĐO SÂU TRONG SƠNG HỒ 19 2.2-1 Dụng cụ và máy do sâu 19 2.2-3 Chỉnh lý số liệu đo sâu 23 2.3 LẬP TRẠM QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MƠI TRƯỜNG 24 2.3-1 Đặt lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn - mơi trường 24 2.3-2. Quan trắc các yếu tố khí tượng. 24 2.3-3. Quan trắc mực nước 25 2.3-4. Quan trắc độ dốc mặt nước. 25 2.3-5. Xác định lưu lượng và thiết lập quan hệ mực nước lưu lượng. 25 2.3-6. Nghiên cứu dịng chảy bùn cát và biến hình lịng sơng. 26 2.3-7. Quan trắc các yếu tố mơi trường 26 2.4 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA DỊ HỎI TRONG NHÂN DÂN 26 2.5 PHƯƠNG PHÁP HIỆU CHỈNH BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VÀ GHI NHẬT KÝ THỰC ĐỊA 27 2.5-1. Hiệu chỉnh bản đồ địa hình 27 2.5-2. Ghi nhật ký thực địa 27 2.6 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MƠI TRƯỜNG 28 2-6.1 Các tài liệu nghiên cứu thu thập. 28 2-6.2 Các thơng tin cần khảo sát, nghiên cứu lấy mẫu mơi trường ngồi thực địa 28 2-6.3 Phương pháp điều tra khảo sát mơi trường 29 2.7 PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MƠI TRƯỜNG 36 2.7-1 Phương pháp lấy mẫu nước. 36 2.7-2 Phương pháp lấy mẫu đất 37 2.8 ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ TTĐL TRONG ĐIỀU TRA TV VÀ MT. 37 2.8-1 Khái niệm chung 37 2.8-2 Ứng dụng Viễn thám và hệ thơng tin địa lý trong điều tra tài nguyên thiên nhiên và mơi trường 38 2.9 KỸ THUẬT AN TỒN TRONG ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA. 39 Câu hỏi chương 2: 41 Chương III. ĐIỀU TRA TV PHỤC VỤ QH SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC MỘT KHU VỰC, LVS 42 3.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 42 3.2. ĐIỀU TRA KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 42 3.2-1 Vị trí địa lý địa hình 42 3.2-2 Mạng lưới sơng ngịi kênh rạch 43 3.2-3 Điều tra địa chất thổ nhưỡng 43 3.2-4 Điều tra thảm phủ thực vật 43 3.2-5 Điều tra sự ảnh hưởng của điều kiện địa lý tự nhiên tới chế độ dịng chảy 44 3.2-6 Điều tra khảo sát thung lũng sơng và vùng phụ cận. 44 2
  3. 3.2-7 Điều tra lịng sơng 46 3.2-8 Điều tra hoạt động kinh tế của con người 48 1. Các hoạt động nơng - lâm nghiệp 48 2. Các hoạt động thuỷ lợi 48 3.2-9 Tình hình nghiên cứu đo đạc khí tượng thuỷ văn lưu vực 49 3.3 ĐIỀU TRA KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU, KHÍ TƯỢNG 49 3.3-1 Yếu tố mưa 50 3.3-2 Yếu bốc hơi 50 3.3-3 Các yếu tố khí tượng khác. 50 3.4 ĐIỀU TRA KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN THỦY VĂN 51 3.4-1 Chế độ mực nước 51 3.4-2 Chế độ dịng chảy năm 51 3.4-3 Dịng chảy nhỏ nhất 51 3.4-4 Khảo sát chế độ bùn cát. 52 3.5 ĐIỀU TRA KHẢO SÁT CHẾ ĐỘ LŨ, TÌNH HÌNH ÚNG NGẬP 52 3.5-1 Khảo sát chế độ lũ 52 3.5-2 Điều tra lũ lịch sử 53 3.5-3 Điều tra tình hình úng ngập. 57 3.5-4 Điều tra lũ quét. 58 3.6 ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MT CỦA LŨ, LŨ QUÉT VÀ ÚNG NGẬP 59 3.6-1. Điều tra các vị trí xĩi lở nghiêm trọng 59 3.6-2 Điều tra diễn biến vùng cửa sơng. 60 3.6-3. Điều tra thiệt hại các cơng trình thủy lợi. 60 3.6-4 Điều tra đánh giá mơi trường 61 3.7 TÍNH TỐN LƯU LƯỢNG NƯỚC LŨ ĐIỀU TRA 61 3.7-1 Xác định lưu lượng đỉnh lũ theo quan hệ (H ~ Q) 61 3.7-2 Tính lưu lượng đỉnh lũ theo phương pháp độ dốc 62 3.7-3 Tính lưu lượng đỉnh lũ điều tra theo phương pháp đường cong mặt nước 64 3.7-4 Lợi dụng địa hình đặc biệt hay cơng trình 66 3.8 ĐIỀU TRA NƯỚC NGẦM 68 1. Tìm kiếm 68 2. Điều tra sơ bộ 68 3. Điều tra tỷ mỉ 69 4. Đo vẽ địa chất thuỷ văn 69 3.9 ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC 70 1. Thơng số vật lý 70 2. Thơng số hố học. 70 3. Thơng số sinh học. 71 3.10 ĐIỀU TRA PHỤC VỤ QH MƠI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LƯU VỰC. 71 3.10-1 Các thơng tin về điều kiện tự nhiên và tài nguyên lưu vực 71 3.10-2. Các thơng tin về kinh tế xã hội 72 3.10-3 Các thơng tin về mơi trường. 72 3.11 ĐÁNH GIÁ NGUỒN NƯỚC VÀ KIẾN NGHỊ SỬ DỤNG 73 3.11-1 Đánh giá mức độ tin cậy của số liệu điều tra 73 3.11-2 Đánh giá trữ lượng các nguồn nước (nước mặt và nước ngầm) của tồn bộ khu vực. 73 3.11-3 Đánh giá chất lượng nguồn nước 73 Câu hỏi chương 3: 73 Chương IV. ĐIỀU TRA TV - MT PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ VÀ XÃY DỰNG HỒ CHỨA 75 4.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 75 4.2 ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ KHO NƯỚC ĐÃ XÂY DỰNG 75 4.2-1 Điều tra thực trạng các kho nước 75 4.2-2 Điều tra đánh giá cân bằng nước 76 4.2-3 Điều tra đánh giá tác động mơi trường của kho nước 78 4.2-4 Kiến nghị sử dụng các kho nước đã xây dựng 79 4.3 ĐIỀU TRA PHỤC VỤ LẬP DỰ ÁN THIẾT KẾ KHO NƯỚC 79 3
  4. 4.3-1 Khảo sát chế độ thuỷ văn khí tượng 79 4.3-2 Điều tra khảo sát chọn vị trí kho nước 80 4.3-3 Điều tra khảo sát địa chất khu lịng hồ 81 4.3-4 Điều tra khảo sát địa hình lịng hồ. 81 4.3-5 Điều tra khảo sát vị trí đường tràn lũ 83 4.3-6 Điều tra khảo sát mạng lưới sơng ngịi đổ vào kho nước. 83 4.4 ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC ĐỊA TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MT. 84 4.4-1 Thu thập nghiên cứu tổng quan của dự án 84 4.4-2 Điều tra về tài nguyên mơi trường khu vực dự án. 84 4.5 ĐIỀU TRA TV MT PHỤC VỤ KHAI THÁC KHO NƯỚC SAU KHI XÂY DỰNG. 86 Câu hỏi chương 4: 86 Chương V. ĐIỀU TRA THỦY VĂN VÙNG SƠNG ẢNH HƯỞNG THỦY TRIỀU 88 5.1 ĐIỀU TRA GIỚI HẠN KHU VỰC ẢNH HƯỞNG THỦY TRIỀU. 88 5.2 ĐIỀU TRA CHẾ ĐỘ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN 89 5.2-1 Chế độ khí tượng. 89 5.2-2 Chế độ thủy văn. 89 5.3 ĐIỀU TRA TC HỐ HỌC CỦA NƯỚC VÀ SỰ THÂM NHẬP MẶN THEO DỌC SƠNG 91 5.3-1 Tính chất hố học 91 5.3-2 Sự thâm nhập nước mặn. 92 5.4 ĐIỀU TRA KHU GIÁP NƯỚC 92 Câu hỏi và thảo luận: 93 Chương VI. ĐIỀU TRA TV MƠI TRƯỜNG PHỤC VỤ CÁC NGÀNH KINH TẾ KHÁC 95 6.1 ĐIỀU TRA TV PHỤC VỤ XD CÁC CƠNG TRÌNH TƯỚI TIÊU VÀ CẤP NƯỚC 95 6.1-1 Điều tra thủy văn mơi trường phục vụ tưới tiêu nơng nghiệp 95 6.1-2 Điều tra thủy văn mơi trường phục vụ cấp nước. 96 6.2 ĐIỀU TRA THỦY VĂN MƠI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAO THƠNG ĐƯỜNG THỦY. 97 6.3 ĐIỀU TRA THỦY VĂN MƠI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAO THƠNG SẮT BỘ 97 Câu hỏi và thảo luận: 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC 102 4
  5. Chương I. MỞ ĐẦU I.1 Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ MƠN HỌC. Ngày nay ở nước ra cũng như nhiều nước trên thế giới, sự phát triển nhanh chĩng về thủy lợi và các ngành kinh tế quốc dân khác địi hỏi phải quy hoạch sử dụng nguồn nước một cách hợp lý và cĩ hiệu quả trong sự phát triển bền vững. Để đạt được mục đích đĩ cần phải cĩ số liệu về nguồn nước và các yếu tố chi phối nguồn nước, song thực tế khơng phải ở đâu cũng cĩ đầy đủ các số liệu. Để cĩ số liệu cho quy hoạch, sử dụng và bảo vệ nguồn nước ta cần phải tiến hành điều tra thủy văn mơi trường. Với những số liệu điều tra thu thập được các nhà hoạch định kinh tế, các cơ quan quy hoạch, thiết kế và xây dựng các cơng trình sử dụng nguồn nước sẽ giải quyết một cách hợp lý và cĩ hiệu quả nhất những vấn đề chủ yếu đã đề ra. Như vậy thực hiện cơng tác điều tra thủy văn mơi trường thúc đẩy việc giải quyết nhanh chĩng và cĩ hiệu quả nhiều nhiệm vụ phát triển kinh tế quốc dân cĩ quan hệ mật thiết với việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước thiên nhiên hoặc nghiên cứu các biện pháp cĩ hiệu quả để đối phĩ và hạn chế tới mức thấp nhất tác hại của thiên tai như lũ lụt, hạn hán Xuất phát từ ý nghĩa nêu trên nhiệm vụ của mơn học là nghiên cứu các phương pháp tiến hành điều tra thủy văn mơi trường, nắm được nội dung và các bước tiến hành điều tra khảo sát, thu thập, đánh giá và tính tốn số liệu thủy văn mơi trường cho từng đối tượng nghiên cứu vào từng bài tốn cụ thể. I.2 NỘI DUNG MƠN HỌC Mục đích của điều tra thủy văn mơi trường là thu thập được số liệu của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho thủy điện, tưới tiêu, giao thơng thủy bộ, cấp nước sinh hoạt và cơng nghiệp, cho bài tốn sử dụng tổng hợp nguồn nước, bảo vệ nguồn nước và phịng chống thiên tai. Để sử dụng tổng hợp nguồn nước và xây dựng các cơng trình thủy lợi một cách hợp lý và cĩ hiệu quả cao cần nghiên cứu hiện trạng khu vực và đối tượng nghiên cứu về chế độ thủy văn, khí tượng, địa chất thủy văn, về mơi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến chúng, dự đốn được khả năng biến đổi của chúng trong tương lai. Trong thực tế giải quyết vấn đề khả năng sử dụng nguồn nước vào các mục đích kinh tế khác nhau, cần phải cĩ tài liệu mơ tả quy luật biến đổi khí tượng thủy văn, về địa chất và địa chất thủy văn, thổ nhưỡng, địa hình địa mạo, thảm phủ thực vật, về hiện trạng mơi trường tự nhiên, mơi trường đất, nước, Các tài liệu này cĩ thể thu thập được ở các cơ quan cĩ liên quan và cĩ thể tiến hành điều tra khảo sát thực địa để thu thập. Nội dung điều tra thủy văn mơi trường gồm các vấn đề sau: 1. Điều tra khảo sát đặc điểm địa lý tự nhiên của khu vực, lưu vực nghiên cứu bao gồm: địa hình địa mạo, địa chất thổ nhưỡng, thảm phủ thực vật, địa lý thủy văn. 5
  6. Phân tích đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện địa lý tự nhiên và hoạt động kinh tế của con ngươì tới chế độ khí tượng thủy văn. 2. Điều tra đặc điểm khí tượng thủy văn, bao gồm: Chế độ mực nước và lưu lượng trong sơng, chế độ lũ và tình hình úng ngập, chế độ dịng chảy kiệt và tình hình khơ hạn, chế độ bùn cát và bồi lắng, chế độ phân phối dịng chảy trong năm, về chất lượng các nguồn nước, chế độ mưa, giĩ, bốc hơi, chế độ nhiệt, chế độ ẩm và các hình thái thời tiết bất lợi như: giơng, bão, mưa đá, sương muối v.v 3. Điều tra các nguồn nước của khu vực, ảnh hưởng của các cơng trình thủy lợi đã xây dựng hoặc sẽ xây dựng tới chế độ khí tượng thủy văn của khu vực. Điều tra các nguyên nhân gây ơ nhiễm nguồn nước các biện pháp phịng chống nhiễm bẩn các nguồn nước. 4. Điều tra về hiện trạng mơi trường tự nhiên, đất, nước, khơng khí, về hiện trạng kinh tế xã hội. 5. Đề xuất các kiến nghị sử dụng nguồn nước hợp lý trên cơ sở phân tích quy luật biến đổi của khí tượng thủy văn dựa vào số liệu đã điều tra được và trên cơ sở phát triển kinh tế xã hội của khu vực hay lưu vực nghiên cứu. I.3 PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA Việc điều tra thủy văn mơi trường sơng suối, kho nước, hồ ao đầm lầy hay điều tra thủy văn mơi trường tổng hợp cho một khu vực được tiến hành với các mục đích khác nhau như: để mơ tả điều kiện địa lý thủy văn, quy luật biến đổi các đặc trưng thủy văn, để nghiên cứu cảnh quan địa lý sơng ngịi, hồ ao đầm lầy, để quy hoạch sử dụng nguồn nước một cách hợp lý và cĩ hiệu quả. Thường phân biệt điều tra thủy văn mơi trường phục vụ cho sử dụng tổng hợp nguồn nước hay sử dụng cho từng ngành kinh tế riêng biệt. Để phân biệt các mục đích khác nhau cĩ thể phân ra các loại điều tra sau: 1. Điều tra thủy văn mơi trường phục vụ xây dựng các hồ chứa; 2. Điều tra thủy văn mơi trường phục vụ tưới tiêu nơng nghiêp; 3. Điều tra thủy văn mơi trường phục vụ giao thơng thủy bộ; 4. Điều tra thủy văn mơi trường phục vụ xây dựng các tuyến đường dây tải điện, điện thoại, đặt đường ống, xây dựng cầu cống phục vụ giao thơng đường sắt và đường bộ; 5. Điều tra thủy văn mơi trường phục vụ nuơi trồng thủy sản; 6. Điều tra thủy văn mơi trường phục vụ phịng chống sạt lở; 7. Điều tra thủy văn mơi trường phục vụ cấp nước sinh hoạt và cơng nghiệp; 8. Điều tra thủy văn mơi trường phục vụ du lịch và dịch vụ như: các khu nghỉ mát, tham quan du lịch và các cơng trình thể thao. Thơng thường điều tra thủy văn mơi trường phục vụ xây dựng thủy điện thường kết hợp với các mục đích khác như: tưới cho nơng nghiệp, phịng chống lũ lụt cho vùng hạ du, giao thơng đường thủy, nuơi trồng thủy sản và du lịch dịch vụ. Nếu phân chia theo đối tượng thủy văn cần điều tra cĩ thể phân chia: 1. Điều tra thủy văn mơi trường một khu vực; 6
  7. 2. Điều tra thủy văn mơi trường một lưu vực sơng; 3. Điều tra thủy văn mơi trường các hồ chứa; 4. Điều tra thủy văn mơi trường vùng sơng ảnh hưởng thủy triều. Theo giai đoạn cơng tác các cơng trình cĩ thể chia ra: 1. Điều tra thủy văn mơi trường giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi; 2. Điều tra thủy văn mơi trường giai đoạn nghiên cứu khả thi; 3. Điều tra thủy văn mơi trường giai đoạn thi cơng; 4. Điều tra thủy văn mơi trường phục vụ giai đoạn quản lý và sử dụng cơng trình. I.4 NGUYÊN TẮC VÀ CÁC BƯỚC ĐIỀU TRA I.4-1 Nguyên tắc điều tra thủy văn mơi trường Trong cơng tác điều tra thủy văn mơi trường cần đảm bảo các nguyên tắc sau: 1- Lập đề cương điều tra. Việc lập đề cương điều tra càng cụ thể chi tiết càng giúp cho việc hồn thành nhiệm vụ tốt. Nội dung điều tra thủy văn mơi trường rất đa dạng và nhiều vấn đề, mỗi đối tượng điều tra nhằm phục vụ cho một nhiệm vụ nhất định và tài liệu điều tra phải nhằm phục vụ được cho nhiệm vụ đĩ. Trong cơng tác điều tra phải xác định được nội dung nào là chính, nội dung nào là thứ yếu. Tuy nhiên việc sử dụng nguồn nước ngày càng tăng và đa dạng do vậy lúc điều tra cần phải chú ý đến yêu cầu của các ngành khác nhau một cách hợp lý, làm thế nào để giúp cho việc lợi dụng tổng hợp nguồn nước được nhanh chĩng và cĩ hiệu quả nhất. Mặt khác cơng tác điều tra bao giờ cũng đi trước cơng tác quy hoạch thiết kế nên phải dự kiến được tất cả các điêù kiện và tài liệu khi cần thiết. 2. Tài liệu điều tra phải đảm bảo độ chính xác. Tài liệu điều tra thu thập được sẽ làm cơ sở cho việc quy hoạch, thiết kế sử dụng nguồn nước do đĩ tài liệu phải đảm bảo độ chính xác, phải đánh giá được mức độ tin cậy của số liệu. Bản thân tài liệu phải phản ánh đúng quy luật thay đổi của các đặc trưng khí tượng thủy văn điêù tra, đồng thời phản ánh đúng mối quan hệ của chúng với các nhân tố khác. Mức độ chính xác của tài liệu tuỳ theo yêu cầu sử dụng các tài liệu đĩ. Các tài liệu sau khi điều tra khảo sát cần phải phân tích tính chất hợp lý một cách đầy đủ và tỷ mỉ trong báo cáo điều tra để các cơ quan sử dụng tài liệu chính xác, tránh sai sĩt. 3. Đảm bảo nhanh, đầy đủ và kịp thời. Tài liệu điều tra phải đảm bảo độ chính xác đồng thời cũng phải nhanh chĩng, đầy đủ, kịp thời để phục vụ cho quy hoạch và thiết kế sử dụng nguồn nước. Thường việc điều tra thực địa rất tốn kém nên trong quá trình điều tra phải hết sức tiết kiệm chi phí, cố gắng giảm nhẹ chi phí về thiết bị và các phí tổn khác. 4. Khơng ngừng nâng cao kỹ thuật và kinh nghiệm điều tra. Nĩi chung yêu cầu về tài liệu thủy văn khí tượng của các ngành kinh tế quốc dân ngày càng bức xúc và đa dạng. Để đáp ứng kịp thời các yêu cầu đĩ phải ra sức khơng ngừng nâng cao và cải tiến kỹ thuật điều tra, cần đúc rút kinh nghiệm sau mỗi 7
  8. lần đi thực địa. Trước hết cần cải tiến phương pháp , bỏ bớt các bước thừa khơng cần thiết, cố gắng vận dụng những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật vào cơng tác điều tra khảo sát. Ví dụ như ứng dụng trắc lượng hàng khơng vũ trũ và viễn thám vào khảo sát địa hình địa mạo, vào sự biến đổi dịng sơng, tình hình lũ lụt, úng ngập, các trận lũ lịch sử cực lớn, như ứng dụng siêu âm trong đo sâu Để nâng cao kỹ thuật điều tra sau mỗi đợt cần tiến hành đề xuất, hội thảo các phương pháp mới được ứng dụng. 5. Dựa vào nhân dân địa phương. Cần phải nắm vững nguyên tắc dựa vào nhân dân địa phương trong quá trình điều tra khảo sát thủy văn mơi trường vì nhân dân địa phương là người trực tiếp nắm được tình hình diễn biến thủy văn khí tượng tại địa phương mình một cách đầy đủ và tỷ mỉ. Cần phải biết dựa vào họ để triển khai cơng việc điều tra thu thập tài liệu được nhanh chĩng, đầy đủ, chính xác và cĩ cơ sở thực tế. Khi điều tra dị hỏi trong nhân dân cần phải thu thập từ nhiều nguồn tin, phải cân nhắc, so sánh và phân tích tính chất hợp lý của số liệu điều tra. Ngồi các vấn đề trên chúng ta cần dựa vào nhân dân để họ tạo mọi điều kiện cho chúng ta hồn thành nhiệm vụ. I.4-2 Các bước tiến hành điều tra. Tất cả các cơng việc nhiên cứu điều tra thủy văn mơi trường được tiến hành tuần tự theo ba bước sau: 1/ cơng việc chuẩn bị, 2/ cơng tác điều tra khảo sát trên thực địa và 3/ cơng tác nội nghiệp, tính tốn, phân tích và viết báo cáo. 1. Cơng tác chuẩn bị Bao gồm cơng tác tổ chức và cơng tác nội nghiệp trước khi đi khảo sát điều tra trên thực địa. Trong cơng tác tổ chức cần xác định được khối lượng cơng tác để thành lập các đồn, đội hoặc nhĩm, lập kế hoạch và lịch trình điều tra, mức độ hồn thành từng phần cơng việc, chuẩn bị trang thiết bị, máy mĩc, vật dụng cần thiết cho cơng việc điều tra và sinh hoạt. Cơng tác nội nghiệp trước khi đi khảo sát điều tra thực địa là tập hợp một cách cĩ hệ thống các tài liệu đã nghiên cứu, điều tra và phân tích trước đâyđể phục vụ cho nhiệm vụ điều tra. 2. Cơng tác khảo sát điều tra thực địa. Nhằm hồn thành tốt kế hoạch đề ra trong bước chuẩn bị ở trên thực địa. Trong bước này cần chỉnh lý số liệu quan trắc đo đạc nhằm mục đích phát hiện những sai sĩt cĩ thể xẩy ra trong quan trắc đo đạc để cĩ thể tiến hành quan trắc đo đạc lại ngay. Trong giai đoạn này cĩ thể tiến hành các thí nghiệm, phân tích như phân tích các thành phần hố học, lượng phù sa của nước để đánh giá sơ bộ chất lượng nước. Cĩ thể tiến hành xác định tính chất cơ lý và cường độ thấm của các loại đất 3.Cơng tác nội nghiệp. Cơng tác này nhằm tập hợp tính tốn, phân tích và viết báo cáo, là giai đoạn hồn chỉnh kết quả nghiên cứu điều tra thủy văn mơi trường. 8
  9. I.5 CƠNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC ĐỊA Cơng tác chuẩn bị bao giờ cũng đĩng một vai trị rất quan trọng, nếu cơng tác chuẩn bị tốt thì cơng việc điều tra sẽ tiến hành tốt, hồn thành đúng thời gian và cĩ chất lượng cao, tránh được những sai sĩt cĩ thể xẩy ra trong quá trình điều tra khảo sát thu thập tài liệu. Cơng tác chuẩn bị bao gồm các cơng việc sau: 1.5-1 Thu thập, nghiên cứu và xử lý các tài liệu đã cĩ. Trước khi đi thực địa cần sưu tập một cách cĩ hệ thống các báo cáo, các tài liệu nghiên cứu, ghi chép cĩ liên quan đến đối tượng điều tra và các vấn đề đặt ra trong đề cương đã cĩ sẵn từ trước được lưu giữ trong các cơ quan. Cần thu thập các tài liệu đã cĩ về trắc đạc, khí tượng thủy văn, địa chất thổ nhưỡng, địa chất thủy văn, thảm phủ thực vật và những tài liệu khác sẽ giúp ta lập được chương trình kế họach điều tra đúng đắn, cụ thể, đồng thời nĩ sẽ làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá kết quả điều tra đo đạc trên thực địa và trong khi viết báo cáo tổng kết. Việc nghiên cứu thu thập những tài liệu trên cịn cĩ thể giúp ta đánh giá, giải thích hợp lý các hiện tượng đặc biệt quan trắc được trong quá trình điều tra khảo sát thực địa. Trong quá trình nghiên cứu thu thập các tài liệu đã cĩ chúng ta sẽ nắm được những vấn đề trước kia đã điều tra khảo sát, mức độ tiến hành các vấn đề đĩ đến đâu, cịn những vấn đề gì chưa giải quyết được, lý do tại sao?. Từ việc nghiên cứu này chúng ta cĩ thể cắt bỏ bớt trong phần lập kế hoạch điều tra và đồng thời xác định những phương hướng khảo sát, nắm được những vấn đề nào là trọng tâm cần chú ý, vị trí nào trên thực địa là quan trọng cần tập trung khảo sát điều tra thu thập số liệu và nên khảo sát như thế nào để kết thúc nhanh chĩng và cĩ hiệu quả. Để cĩ khái niệm rõ ràng về mức độ nghiên cứu các vấn đề khí tượng thủy văn, về đặc điểm địa lý tự nhiên và mức độ khai thác nguồn nước của các khu vực trong giai đoạn cơng tác này, theo các tài liệu đã cĩ cần lập được các biểu bảng, các sơ đồ, hình vẽ, các phần mơ tả chi tiết các vấn đề sau: 1. Về địa hình. Cần thu thập được bản đồ địa hình, hành chính, giao thơng, các bình đồ khu vực với các tỷ lệ khác nhau và các phần mơ tả phân tích địa hình. 2. Về địa lý thủy văn. Bản đồ hệ thống sơng ngịi, kênh rạch của khu vực. Mạng lưới đo đạc khí tượng thủy văn. Lập được bảng thời gian quan trắc các yếu tố khí tượng thủy văn của từng trạm, các tập atlat về địa lý thủy văn đã cĩ. 3. Tài liệu về địa chất thổ nhưỡng. Gồm các bản đồ và các báo cáo mơ tả địa chất thổ nhưỡng kèm theo của khu vực. 4. Thảm phủ thực vật. Gồm bản đồ phân bố rừng, loại rừng, độ tuổi, các vùng canh tác nơng nghiệp, các loại cây trồng ngắn ngày, dài ngày. 9
  10. 5. Các số liệu về đặc trưng khí tượng thủy văn. Cần thu thập các tài liệu đã đo đạc chỉnh biên, tính tốn từ trước của các trạm thủy văn khí tượng ở trong khu vực điều tra bao gồm: số liệu về nắng, giĩ, nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi, mưa, các hiện tượng thời tiết đặc biệt như: sương muối, mưa đá, lốc. Các đặc trưng dịng chảy như: dịng chảy năm, dịng chảy lũ, dịng chảy nhỏ nhất và dịng chảy bùn cát. 6. Các hệ thống mốc cao độ trên khu vực. Những tài liệu về vị trí và cao độ của các mốc hiện cĩ ở khu vực điều tra. Chọn tài liệu của các mốc gần khu vực điều tra, mốc cĩ vật chuẩn dễ phát hiện ngồi thực địa, tốt nhất là tìm được các mốc cĩ hệ thống cao độ Quốc gia. Nếu mốc cĩ hệ thống cao độ khác thì phải tìm hiểu chênh lệch với mốc cao độ Quốc gia là bao nhiêu để sau này hiệu chỉnh về một hệ thống cao độ thống nhất. 7. Các tài liệu về dân sinh, hoạt động kinh tế: Cần thu thập về tình hình dân sinh kinh tế, văn hố, giao thơng, thơng tin liên lạc, y tế cộng đồng trên khu vực. Cần thu thập về hoạt động kinh tế, khai thác nguồn nước của khu vực điều tra, thu thập các bản đồ về hệ thống các hồ chứa nước, các trạm bơm tưới tiêu, hệ thống cầu cống mương máng. Các tài liệu trên cĩ thể thu thập ở các kho lưu trữ hồ sơ trung ương, địa phương, các cơ quan hữu quan như: các sở, phịng thủy lợi, các cơng ty, các trạm khí tượng thủy văn, hay trong các hồ sơ lưu trử ở uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan quân sự. Việc thu thập cần cĩ kế hoạch chi tiết, dựa vào yêu cầu của cơng tác điều tra. 1.5-2 Lập kế hoạch khảo sát điều tra. Căn cứ vào các số liệu đã thu thập được, tiến hành lập chương trình kế hoạch cụ thể. Nội dung của kế hoạch gồm các phần: 1. Những vấn đề cần khảo sát điều tra thực địa Nêu rõ tuần tự từng vấn đề cần điều tra khảo sát, mức độ khảo sát (sơ bộ hay tỷ mỉ) yêu cầu về phạm vi và thời gian khảo sát từng vấn đề. 2. Tiến độ khảo sát. Vạch ra nội dung cơng tác trong thời gian nhất định, trình tự và thời gian khảo sát từng vấn đề đã nêu. Kế hoạch, tiến độ thời gian lập theo chương trình nghiên cứu và theo định mức đã quy định chung. Trong bước này cần lưu ý thêm về đặc điểm địa lý địa hình, kinh nghiệm khảo sát ở đội điều tra, về những trường hợp bất trắc cĩ thể xẩy ra do thời tiết, do phương tiện vận chuyển đi lại. 3. Tuyến khảo sát. Tuyến khảo sát vạch ra phải hợp lý và tối ưu nhất. Cần nắm vững tuyến khảo sát sẽ đi qua những địa phương nào, vị trí nào cần lưu ý khảo sát tỷ mỉ, chỗ nào cần cả đồn tập trung khảo sát dứt điểm, chỗ nào chỉ cần một bộ phận nhỏ. Cần cĩ kế hoạch bố trí khảo sát để phối hợp giữa các tuyến, các nhĩm được nhịp nhàng ăn khớp. 4. Kỹ thuật khảo sát. Để đảm bảo tính chính xác và thống nhất số liệu cần phải thống nhất kỹ thuật khảo sát. Nếu cĩ quy phạm đã ban hành thì cần đưa vào vận dụng. Nếu chưa cĩ cần 10
  11. thảo luận thống nhất ý kiến giữa các bộ phận trước khi tiến hành đo đạc khảo sát thực địa. Việc lập kế hoạch khảo sát phải do cán bộ phụ trách và một số cán bộ cĩ kinh nghiệm thảo luận bàn bạc chung để vạch ra. Cần lưu ý ý kiến các cơng nhân lành nghề và các cán bộ địa phương khu vực tiến hành điều tra khảo sát. 1.5-3 Biên chế tổ chức. Việc điều tra thủy văn mơi trường do Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập và giao nhiệm vụ. Việc phân chia thành các đội, tổ, nhĩm và số thành viên do nội dung cơng việc quyết định. Đội trưởng các đội khảo sát thường là kỹ sư, người trực tiếp tham gia vạch kế hoạch và lựu chọn cán bộ, cơng nhân của đội. Người phụ trách các đội phải nắm vững các quy phạm điều tra, thơng thạo cơng việc ngồi thực địa, cơng việc chỉnh lý, tính tốn số liệu điều tra và biết tổng hợp báo cáo. Trong thành phần của đội gồm cĩ các nhân viên kỹ thuật và cơng nhân. Nếu khu vực khảo sát điều tra lớn thì cĩ thể thành lập đồn gồm nhiều đội hợp lại, đứng đầu là trưởng đồn và các nhân viên giúp việc. Phụ thuộc vào thành phần và khối lượng cơng việc của đội mà cĩ thể chia ra thành nhiều nhĩm nhỏ để hồn thành các cơng việc riêng. Ví dụ như nhĩm trắc đạc, nhĩm đo lưu lượng, nhĩm xác định độ dốc mặt nước, Phụ trách các nhĩm trưởng là các nhân viên kỹ thuật. Khi thành lập nhĩm khơng những lưu ý các nhân viên kỹ thuật mà cần lưu ý các cơng nhân cĩ kinh nghiệm, làm thế nào để trong những trường hợp cần thiết cĩ thể thay thế nhĩm trưởng. Số lượng người trong các đội khảo sát thực địa tuỳ theo kế hoạch, khối lượng và lịch trình cơng tác để phân bố. Nếu đội khảo sát cĩ trên 5-6 người thì cần cĩ một người cấp dưỡng phụ trách ăn uống sinh hoạt của đội. Trong các đội điều tra cĩ thể tuyển dụng thêm những người dân địa phương để làm người dẫn đường hoặc làm các cơng việc sự vụ khơng mang tính chất kỹ thuật. Trong trường hợp cần thiết cĩ thể tổ chức tập huấn kỹ thuật ngắn ngày cho cơng nhân. Việc huấn luyện phải tổ chức sao cho anh em dễ hiểu, tiếp thu nhanh chĩng, thành thạo và đạt hiệu quả cao. 1.5-4 Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ và các vật dụng. Để hồn thành khối lượng cơng tác đã vạch ra cần chuẩn bị trang thiết bị, máy mĩc và mọi vật dụng chu đáo, đầy đủ. Đối chiếu với nhiệm vụ điều tra khảo sát cần thống kê các vật dụng máy mĩc phục vụ cho cơng tác điều tra thực địa. Cĩ thể thống kê theo các loại sau: 1. Dụng cụ đo đạc địa hình gồm: Máy kinh vĩ, máy ni vơ, bàn đạc, mia, máy đo khí áp, thước dây, địa bàn, ống nhịm, máy đo xa cơng binh. 2. Dụng cụ đo lưu lượng, lưu tốc và độ sâu, gồm: Thuyền, dây cáp, máy đo lưu tốc, đồng hồ bấm giây, phao đo tốc độ chảy của nước, thước đo sâu và máy hồi âm đo sâu. 3. Trang thiết bị để phân tích tính chất cơ lý của đất gồm: Dụng cụ để tiến hành đo cường độ thấm của đất, xác định độ pH, các chỉ tiêu lý hố của nước. 11
  12. 4. Dụng cụ để xác định chất lượng nước, gồm: Dụng cụ lấy mẫu nước, lấy mẫu đất, các loại hố chất, dụng cụ xác định chất lượng nước. 5. Bản đồ tác nghiệp: Tức là sơ đồ tuyến khảo sát được chuẩn bị trên giấy can hoặc trên bản đồ Copy dùng để đánh dấu kết quả khảo sát từng ngày và lập phương hướng kế hoạch các ngày khảo sát kế tiếp theo. Bản đồ này được can hoặc copy theo tỷ lệ 1:100.000 hay 1:50.000 cho các khu vực, lưu vực sơng trung bình và tỷ lệ 1:50.000 hay 1:25.000 cho các khu vực hay lưu vực nhỏ. 6. Các loại văn phịng phẩm. Gồm: giấy bút, sổ ghi chép, sổ nhật ký, thước kẻ, bút chì, tẩy, 7. Các dụng cụ làm ảnh: Máy chụp ảnh, phim, dụng cụ rửa in tráng phĩng ảnh, nếu cĩ vidio thì cĩ thể mang theo để quay. 8. Các dụng cụ phục vụ đời sống sinh hoạt, gồm: Các loại quần áo dày ủng phịng hộ lao động, các dụng cụ phục vụ sinh hoạt ăn uống, 9. Các loại dụng cụ y tế thuốc men phục vụ sức khoẻ. Các máy mĩc trang thiết bị trước khi đi thực địa cần chuấn bị đầy đủ, kiểm nghiệm, kiểm tra chu đáo, tránh mang máy mĩc thiết bị đã hư hỏng khơng sử dụng được. Về phương tiện đi lại vận chuyển phải hợp đồng cụ thể, đưa đĩn tồn đội đi về an tồn. Câu hỏi chương 1: 1. Nguyên tắc điều tra thủy văn và mơi trường. 2. Các bước tiến hành điều tra thủy văn và mơi trường 3. Trình bày nội dung thu thập, nghiên cứu các tài liệu đã cĩ trong bước chuẩn bị trước khi đi điều tra khảo sát thực địa. 4. Trình bày nội dung vạch kế hoạh khảo sát điều tra trong bước chuẩn bị trước khi đi điều tra khảo sát thực địa. 5. Tại sao trước khi di khảo sát thực địa phải chuẩn bị các máy mĩc, trang thiết bị và vật dụng? Đĩ là những thứ gỡ? 12
  13. Chương II. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU THỦY VĂN MƠI TRƯƠNG Trong cơng tác khảo sát điều tra thực địa chúng ta cần đo đạc xác định độ cao, độ dốc, khoảng cách của địa hình, độ sâu của sơng ngịi, hồ ao, vận tốc của dịng chảy trong sơng. Trong nhiều trường hợp phải tiến hành lập trạm quan trắc các đặc trưng khí tượng thủy văn tạm thời, các yếu tố mơi trường, tiến hành thí nghiệm trên thực địa để xác định thấm của các loại đất, lấy mẫu nước, mẫu đất và xác định các thành phần hố học để đánh giá chất lượng nước. Việc vận dụng phương pháp này hay phương pháp kia để đo đạc xác định các đặc trưng trên tuỳ thuộc vào đặc điểm địa lý tự nhiên của khu vực, vào đối tượng điều tra khảo sát. Song mục đích cuối cùng là thu thập được số liệu đầy đủ, tin cậy và chi phí ít tốn kém nhất. 2.1 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA ĐỊA HÌNH ĐỊA MẠO Trước khi đi khảo sát địa hình cần nghiên cứu xem bản đồ địa hình nào đã cĩ, mức độ chi tiết của nĩ như thế nào để đưa ra bổ sung những gì, những vùng nào cần khảo sát kỹ. Trong cơng tác khảo sát đo đạc địa hình địa mạo cĩ thể sử dụng một trong những phương pháp đo đạc đã học trong mơn học trắc địa như: ước lượng bằng mắt, dùng la bàn, bàn đạc, các loại máy kinh vĩ, máy thăng bằng, dùng phương pháp chụp ảnh lập thể ở mặt đất hay dùng phương pháp chụp ảnh hàng khơng, ảnh vệ tinh. Việc ứng dụng các phương pháp trên địi hỏi phải cĩ kỹ thuật cao, cĩ kinh nghiệm khảo sát thực địa và làm cơng tác nội nghiệp thành thạo. Sau đây chúng ta cĩ thể làm quen với các phương pháp đơn giản xác định khoảng cách, độ cao, độ dốc trên thực địa. 2.1-1 Xác định khoảng cách. Để xác định khoảng cách cĩ thể dùng máy đo xa cơng binh, ống nhịm nhìn xa, bằng đồ thị, bằng thước đo gĩc và la bàn, bằng thiết bị đo độ dài, trong những trường hợp riêng cĩ thể dùng bước chân hoặc ước lượng bằng mắt. 1/ Dùng máy đo xa cơng binh Máy cầm tay, hướng ống kính đến vật thể nào đĩ và khi vật thể được thấy rõ nét trong thị trường thị kính, lúc đĩ, qua kính lúp theo thang khoảng cách ta đọc số đo. Số đo đĩ chính là khoảng cách từ vị trí quan trắc đến vật ngắm. Viêc xác định khoảng cách đạt được kết quả tốt nhất khi vật ngắm cĩ đường viền rõ nét thẳng (như cột điện, cây thẳng, ống khĩi, khung cửa sổ, ). Máy đo xa cơng binh dùng để đo khoảng cách từ 30 mét đến 1000 mét. Độ chính xác đo đạc khi khoảng cách dưới 200 mét là 1%, từ 200-500 là 2% và trên 500 mét là 5%. Dùng thấu kinh đặc biệt cĩ ơ che cĩ thể xác định được khoảng cách từ 15 mết đến 30 mét với độ chính xác 5-10cm. 13
  14. a/ b/ Hình 2.1 Ảnh vật thể trong thị trường thị kính máy đo xa cơng binh ( a - ảnh lệch, b - ảnh trung hợp). Thị trường của máy đo xa trong thị kính của ống nhịm được chia thành hai phần bằng nhau bởi đường kính ngang. Tất cả các vật thể thấy ở nửa phần trên hình như bị cắt bởi đường phân chia và nửa dưới bị lệch phải hoặc lệch trái. Khi xác định khoảng cách phải điều chỉnh ống kính ở phân trên và phân dưới phải trùng khớp nhau (hình 2-1). 2/ Dùng ống nhịm đo xa. Nguyên tắc của ống nhịm đo xa là mối quan hệ giữa gĩc và dây cung. Nếu đường trịn chia ra 6000 phần bằng nhau và lấy độ dài 1/6000 vịng trịn làm số đo cơ bản để đo gĩc thì đại lượng của nĩ tính theo bán kính sẽ gần bằng 1/6000 bán kính vịng trịn. Trong thị kính ống nhịm cĩ lưới đo xa (hình 2-2) nằm ngang và thẳng đứng với độ chia lớn và nhỏ. Độ chia lớn bằng 5 phần nghìn và độ chia nhỏ bằng 10 phần nghìn. Để xác định khoảng cách cĩ thể dùng hai cách sau: 14
  15. - Xác định khoảng cách bằng ống nhịm theo phương pháp quan trắc 2 lần. Người ta đánh dấu trên thực địa 2 vật A và B (hình 3-3), hướng ống nhịm vào hai vật và lấy số đo lần thứ nhất theo thị trường là m. Tiếp đĩ lùi một khoảng cách là D mét và cố gắng giữ nguyên tuyến nhìn. Ngắm lại hai vật A và B và lấy số đọc là n. Khoảng cách cần tìm được xác định theo cơng thức sau: n X = ⎯⎯⎯ . D (2 - 1) m - n Phương pháp cho kết quả tốt nếu D = X. - Cĩ thể xác định khoảng cách bằng ống nhịm theo phương pháp quan trắc 1 lần nếu ta biết được kích thước của một vật nào đĩ (ví dụ như tầm vĩc của con người, chiều cao của cột điện, điện thoại, chiều dài của chiếc xe, toa xe lửa, ). Để xác định khoảng cách, từ điểm ngắm hướng về vật cĩ kích thước đã biết và lấy số đọc. Khoảng cách cần tìm được xác định theo cơng thức sau: h X = ⎯⎯ . 1000 m (2 - 2) n Ở đây: h - Kích thước của vật; n - Số đọc theo ống nhịm Thí dụ ta ngắm một cột điện thoại cĩ độ cao là h=6 mét, số đọc theo ống nhịm là 12 phần nghìn, lúc đĩ khoảng cách sẽ là: h 6 X = ⎯⎯ . 1000 = ⎯⎯ . 1000 = 500 mét n 12 3/ Dùng thước đo. Phương pháp dựa trên nguyên tắc tam giác đồng dạng (hình 4). Thước cĩ độ chia là mm được giơ thẳng hướng trên khoảng cách a tính từ mắt. Tính số đo mm. 15
  16. Hình 2.4 Xác định khoảng cách bằng thước đo Biết được độ cao của đối tượng ta cĩ thể tính được khoảng cách theo cơng thức: L X = ⎯⎯ a (2 - 3) l Trong đĩ: L - độ cao cột điện; l - số đọc thước đo; a - khoảng cách tính từ mắt đến thước đo. 4/ Xác định khoảng cách qua sơng bằng đồ thị. Phương pháp dựa theo nguyên tắc đường giao nhau hoặc thước đo gĩc vuơng. A L C B D Hình 2.5 Xác định chiều rộng sơng A L B C D E Hình 2.6 Xác khoảng cách bằng thước đo gĩc vuơng - Để xác định khoảng cách giữa hai điểm A và B ở hai bờ sơng (hình 2-5) ta đứng ở điểm C trên thực địa và đánh dấu lên bảng xách tay ở điểm C. Từ điểm C ta ngắm điểm A và D, vẽ các hướng CA và CD lên bảng. Tiếp theo ta chuyển sang điểm D, đo khoảng cách CD trên thực địa và vẽ nĩ theo tỷ lệ thích hợp lên bảng. Từ điểm D ngắm theo hướng A và C. Khi các hướng CA và DA giao nhau ta được điểm A trên 16
  17. bảng, nĩ ứng với điểm A trên thực địa. Đường vuơng gĩc từ A xuống CD theo tỷ lệ là khoảng cách cần xác định. - Dùng thước đo gĩc vuơng ta xác định khoảng cách như sau: Từ điểm B đối diện với điểm A (hình 6) ta đi vuơng gĩc với tuyến AB một khoảng cách BC, ví dụ 100 mét và cắm cọc tiêu C, sau đĩ đi tiếp theo hướng này một đoạn CD, ví dụ khoảng 40 mét và cắm cọc tiêu D. Từ D đi theo gĩc vuơng 90O so với BD và dừng ở điểm E trên tuyến AC. Khoảng cách DE đo được 20 mét. Từ hai tam giác đồng dạng ABC và EDC ta xác định được AB (biết BC, CD và DE) theo tỷ lệ đã chọn để vẽ. - Dùng thước đo gĩc ta cĩ thể xác định được khoảng cách AB bằng cách từ điểm B ta chọn gĩc vuơng ABC. Đo khoảng cách BC và gĩc BCA = α. Trong tam giác vuơng ABC ta cĩ: AB = BC × tg α (2 - 4) 5/ Xác định khoảng cách bằng bước chân hoặc ước lượng bằng mắt. - Dùng bước chân để xác định khoảng cách trong trường hợp mặt bằng tương đối bằng phẳng. Khi dùng phương pháp này cần phải biết được độ dài trung bình của mỗi cặp bước chân. Để đếm được thuận lợi, tránh nhầm lẫn cĩ thể dùng thiết bị đếm bước chân, nĩ được gắn vào chân người bước. Xác định khoảng cách bằng bước chân sai số khoảng 2%. - Về cơ bản con người cĩ khả năng phân biệt các chi tiết của vật từ địa điểm quan trắc. Phương pháp xác định khoảng cách bằng mắt ít chính xác. Khi khoảng cách trên 1000 mét cĩ thể cho sai số tới 50%, với khống cách bé hơn cĩ thể 10%. Nhân tố ảnh hưởng tới độ chính xác khi xác định bằng mắt là độ chiếu sáng, màu sắc, kích thước vật thể, địa hình và hướng nhìn. 2.1-2 Xác định độ cao trên thực địa Độ cao được xác định chính xác nhất là dùng máy đo thăng bằng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp ta cĩ thể dùng các phương pháp đơn giản hơn. 1. Bằng ống thủy và mia. Đánh thăng bằng đơn giản để xác định độ cao cĩ thể nhờ hai mia và ống thủy. Cách tiến hành như sau: Đặt Mia và ống thủy tuần tự từ A đến B (hình 2-7), mỗi lần đặt ta xác định được chênh lệch độ cao h i. Tổng chênh lệch độ cao các lần chính là độ cao từ A đến B. Hình 2.7 Xác định độ cao bằng ống thủy và mia. 17
  18. 2. Xác định độ cao bằng thước đo gĩc nghiêng. Phương pháp tiến hành như sau: Đứng tại điểm A (hình 2 - 8 với thước đo gĩc nghiêng và nhìn ngang vào điểm nào đĩ trên thực địa ở độ cao ngang tầm mắt và ghi nhớ điểm đĩ, tiếp theo là di chuyển đến điểm đĩ và nhìn ngang ngắm vào điểm cao hơn. Cứ tiếp tục như vậy cho tới điểm trên cùng. Biết cao độ từ chân đến mắt người ngắm và số lần ngắm ta sẽ xác định được độ cao cần tìm. 3. Xác định độ cao bằng áp kế Phương pháp được áp dụng cho vùng núi, nơi mà chêng lệch độ cao trên 100 mét và trong điều kiện thời tiết ổn định. Chênh lệch độ cao giữa hai điểm được tính theo cơng thức: H = Δ h (B1 - B2) (2 - 5) Ở đây: B1 và B2 - Áp suất khơng khí ở các điểm đo (tính bằng mm thủy ngân) Δ h - Độ chênh áp kế, là giá trị độ cao cần thiết nâng lên hoặc giảm xuống để thay đổi một milimét áp suất thủy ngân. Giá trị này khơng ổn định mà phụ thuộc vào áp suất và nhiệt độ khơng khí. Thường trung bình lấy bằng 11 mm. Hình 2.8 Xác định độ cao bằng thước đo gọc nghiêng 4. Xác định độ cao bằng phương pháp xây dựng hình học. Trường hợp này áp dụng cho vùng địa hình cao, phức tạp. Để xác định độ cao trên thực địa ta chọn khoảng đất phẳng và lấy hai điểm B và C cùng nằm trên một mặt phẳng với điểm A mà độ cao tới đĩ ta cần tìm (hình 2-9). Đo đoạn thẳng gốc BC và xác định các gĩc ACD và ABD. Trên giấy ta lấy đoạn BC theo tỷ lệ thích hợp sau đĩ dựng hai gĩc ACD và ABD. Từ giao điểm của các đường AB và AC vẽ đường vuơng gĩc xuống BC. Độ cao cần tìm chính là đoạn AD tương ứng theo tỷ lệ. 18
  19. Hình 2.9 Xác định độ cao bằng phương pháp hình học. 2.1-3 Xác định độ dốc mặt nghiêng trên thực địa Để xác định độ dốc sườn dốc ta cĩ thể dùng thước đo gĩc. Trên thực địa chọn một điểm nằm ngang tầm mắt quan trắc viên, từ đĩ dọc theo hướng đo gĩc nhìn một vật nào đĩ ngang tầm đứng, sau đĩ theo vị trí thẳng đứng trên thang độ của thước ta đọc số đo. Đĩ chính là độ nghiêng tương đối của sườn dốc. Cách này cĩ thể thực hiện xác định cho từng phần của sườn dốc khi các phần đĩ cĩ độ dốc khác nhau. 2.2 PHƯƠNG PHÁP ĐO SÂU TRONG SƠNG HỒ. Việc đo độ sâu mực nước nhằm điều tra xác định địa hình đáy sơng, hồ, kho nước, đặc biệt là điều tra các trở ngại cho giao thơng đường thủy trên sơng như các đoạn sơng nơng, các bãi doi cát đáy ngầm. Ngồi ra việc đo sâu cịn giúp ta vẽ được địa hình đáy sơng phục vụ cho việc xây dựng các cơng trình thuỷ cơng, các cầu cảng, các kè, mỏ hàn bảo vệ bờ. Mức độ chính xác và tỷ mỉ khi đo độ sâu tuỳ thuộc vào yêu cầu đối tượng phục vụ. Ví dụ để phục vụ cho thuyền bè đi lại phải khảo sát đo đạc tỷ mỉ các doi cát, các dãy đá ngầm, bãi cạn cục bộ trong lịng sơng. Thơng thường việc đo sâu nên tiến hành trong mùa cạn để giảm bớt khối lượng đo dạc, song đến mùa lũ cũng phải đo lại sơ bộ để đối chiếu kiểm tra sự biến hình lịng sơng. Khi đo độ sâu cần tiến hành hai việc đồng thời, đĩ là xác định độ sâu, cao trình mực nước tương ứng và xác định vị trí điểm đo. Thơng thường cĩ thể kết hợp lấy mẫu đất ở đáy sơng. 2.2-1 Dụng cụ và máy do sâu. 1. Sào đo. Sào đo làm bằng gỗ, đường kính khoảng 5-6 cm (vừa tầm tay cầm) và dài 4-5 mét. Dưới chân sào thường là một tấm thép nặng chừng 0.5-1 kg để dễ chìm và đặt một ống lấy mẫu đất đáy sơng. Nếu đáy sơng nhiều bùn thì cĩ thể thay tấm thép bằng một vuơng gỗ cĩ nhiều lỗ nhỏ. Sào thường dùng để đo ở những vùng nước sơng chảy chậm, độ chính xác thường độ 5 cm trở lại. 2. Dây đo cĩ quả chùy. 19
  20. Dùng dây thừng một đầu buộc quả chùy nặng từ 3 đến 6 kg, dây thừng dùng loại cĩ đường kính 5-6 mm. Thường dùng đo ở những chỗ cĩ độ sâu khơng quá 6 mét và tốc độ chảy nhỏ hơn 1 m/s. Để tránh sự co dãn, dây phải ngâm trong nước 2-3 ngày sau đĩ quấn vào trục kéo căng bằng quả tạ từ 60-80 kg, trên dây cố định các ký hiệu khác nhau để đọc số. 3. Dây cáp cĩ cá sắt. Dưới dây cáp cĩ buộc một cá sắt nặng khoảng 15-30 kg hay hơn nữa. Dây cáp được quấn trong một bản tời đặt sau thuyền. Chiều sâu cĩ thể căn cứ vào bản tời để tính. Thường dây thả xuống sẽ bị nghiêng một gĩc nhỏ so với phương thẳng đứng do đĩ cần xác định gĩc nghiêng để hiệu chỉnh độ sâu. Để biết cá sắt chạm đất hay chưa trên cá cần gắn một thiết bị báo hiệu. Dùng dây cáp cĩ cá sắt cĩ thể đo sâu ở các vùng cĩ độ sâu trên 6 mét, tốc độ chảy trên 1 m/s. 4. Máy hồi âm đo sâu. Ngày nay việc ứng dụng máy hồi âm đo sâu rất phổ biến. Nguyên tắc làm việc của máy như sau: Trên thuyền hoặc ca nơ đặt một máy phát sĩng hồi âm, các sĩng được truyền qua nước, khi gặp đất ở đáy sơng sĩng sẽ phản xạ lại về máy thu. Căn cứ vào thời gian từ khi phát sĩng đến khi thu được sĩng và tốc độ truyền sĩng trong nước người ta sẽ tìm được độ sâu. Từ hình vẽ (2 - 10) ta cĩ: c. Δ t l h = ⎯⎯⎯ - ⎯ + d (2 - 6) 2 2 Ở đây: c - Tốc độ truyền sĩng trong nước, tính bằng m/s. l - khoảng cách giữa bộ phận phát và thu sĩng; Δ t - Thời gian từ lúc phát tín hiệu tới lúc nhận tín hiệu, tính bằng giây; d - Độ sâu đặt bộ phân phát tín hiệu, tính bằng mét. Tốc độ truyền sĩng hồi âm phụ thuộc vào nhiệt độ và nồng độ muối trong nước. l d 1 2 Hình 2.10 Sơ đồ nguyên lý máy hồi âm h 1 - Máy phát 2 - Máy thu Đáy sơng 20
  21. Ưu điểm của máy đo hồi âm là đo chiều sâu liên tục, độ chính xác cao và tốc độ làm việc nhanh gấp nhiều lần so với các phương pháp đo sâu thơng thường khác. Song lưu ý ở đây là việc xác định thời gian Δt đối với vùng nước nơng rất khĩ khăn vì nĩ quá nhỏ sẽ gây sai số lớn. Ví dụ với độ sâu 5 mét, với tốc độ truyền sĩng là c = 1462 m/s và d khơng đáng kể thì thời gian truyền sĩng sẽ là: 2 h 10 Δ t = ⎯⎯ = ⎯⎯ ≈ 0.007 s. c 1462 Vì vậy với vùng cĩ độ sâu nơng khơng nên sử dụng. Hiện nay ở Việt Nam thường sử dụng máy đo sâu hồi âm của hãng FURUNO Nhật Bản. Đĩ là các Model FE - 400, FE - 600, FE - 4300, FE -6300 và nhiều model khác. Các mày này rất gọn nhẹ (2-3 kg), bộ nguồn sử dụng 12v. Mỗi Model cĩ ưu nhược điểm riêng. Model FE - 400, FE - 4300 sử dụng băng giấy rộng 10cm, cịn Model FE - 600, FE - 6300 sử dụng băng giấy 15 cm. Khi sử dụng máy đo hồi âm, để xác định vị trí máy đặt trên thuyền cĩ thể dùng máy kinh vị để giao hộ từng điểm hoặc cĩ thể dùng máy xác định vị trí điểm đầu và điểm cuối khi thuyền đo chạy thẳng và tốc độ thuyền khơng thay đổi. Ngồi việc dùng máy hồi âm để đo sâu ta cĩ thể dùng máy đo hiện đại hơn bao gồm vừa đo sâu, vẽ mặt cắt, đo trường lưu tốc vừa tính lưu lượng đơn vị. Hiện nay ở Việt Nam đã sử dụng Model ADP và ADCP do Mỹ sản xuất. 2.2-2 Cách đo sâu. 1. Căng dây qua sơng. Đối với sơng rộng dưới 50 mét cĩ thể căng dây ngang sơng bằng dây cáp kéo thẳng, thuyền sẽ men theo dây cáp theo cự ly định trước để đo chiều sâu và lấy mẫu đất đáy sơng. Lúc căng dây cĩ thể dùng bàn tời để kéo, nếu sơng rộng phải kéo dây thật căng, dùng máy ngắm để xác định vị trí các điểm đo và để kiểm tra chiều dài đánh dấu dây, sai số khơng quá 2%. 2. Dùng nơi treo. Khi nước chảy xiết và lịng sơng cĩ đá ngầm, thuyền khơng đi lại được thì căng dây cáp lớn trên cĩ gắn nơi treo di động, người ngồi trong nơi để đo. Thơng thường cách này dùng cho các sơng miền núi, dốc, chảy xiết và sơng khơng rộng. Trong trường hợp này cần phải chọn hai cây to đối diện nhau ở hai bờ để căng nơi treo, trong trường hợp này cần hết sức chú ý đến vấn đề an tồn lao động. 3. Dùng máy ngắm trên bờ để xác định vị trí đo trên sơng bằng thuyền. Để xác định vị trí điểm đo trên sơng trong trường hợp đo sâu ta cĩ thể dùng máy đo king vĩ đặt trên bờ để xác định . Cách tiến hành như sau: 21
  22. - Với sơng rộng trên 50 - 200 mét và tốc độ chảy trên 1.5m/s cĩ thể dùng thuyền máy để đo, trên bờ đặt máy kinh vĩ để xác định vị trí thuyền. Nếu sơng rộng cĩ thể đặt hai máy (hình 2-11). - Vị trí điểm đo cĩ thể xác định bằng máy ngắm cầm tay đặt ở trên thuyền. Nếu đo sâu tiến hành theo mặt cắt ngang sơng, trên bờ cắm các cọc tiêu thì máy sẽ xác định gĩc tuyến đo và tuyến hướng về cọc tiêu (hình 2-12). Hỡnh 2-11 Mỏy ngắm cầm tay. a). Trong trường hợp khơng đo theo tuyến ngang mà theo chiều xuơi dịng nước thì ta dùng máy ngắm hai lần để đo hai gĩc, sau đĩ dùng các gĩc đĩ để vẽ lên sơ đồ (hình 2-12b). a) Z b) Z Thuyền đo Ư Thuyền đo Ư Z Z Hình 2.12 Sơ đồ xác định vị trí điểm đo a) Hai máy kinh vĩ, b) Một máy kinh vĩ - Vị trí đặt máy; Z - Cọc tiêu 22
  23. Hình 2-12 Sử dụng máy ngắm cầm tay. a) b) Z Thuyền đo Ư Thuyền đo Ư Z Z Z Z Z Z Hình 2.13 Sơ đồ xác định vị trí điểm đo bằng máy ngắm cầm tay. 4. Trắc đồ dọc Khi sơng rất rộng để xác định địa hình đáy sơng cĩ thể tiến hành đo trắc đồ dọc phối hợp với trắc đồ ngang và đo theo chữ chi xuơi theo dịng nước. Nếu yêu cầu đồng thời xác định cả hướng nước chảy cĩ thể tiến hành như sau: Dùng một thuyền chạy dọc theo dịng nước để đo và dùng máy ngắm để xác định vị trí. Sau khi thuyền đi qua khu vực đo ta lại quay thuyền lên thượng lưu ở mặt cắt xuất phát để đo mặt cắt dọc khác. 2.2-3 Chỉnh lý số liệu đo sâu. Việc chỉnh lý số liệu đo sâu phải tiến hành ở trên thực địa trong thời gian đo đạc. Theo tài liệu đo đạc được cần phải vẽ trắc ngang, trắc dọc và bình đồ độ sâu. 23
  24. Để vẽ trắc dọc, trắc ngang ta dùng số liệu đo tại các tuyến chuyển về cao độ quốc gia hoặc cao độ giả định thống nhất. Nếu dùng máy đo hồi âm thì phải tính tốn chỉnh lý số liệu độ sâu thực tế về cao độ quốc gia hoặc cao độ của một hệ thống nhất. Để vẽ bình đồ độ sâu lịng sơng ta phải dùng số liệu xác định vị trí điểm đo để đưa lên bản đồ, sau đĩ ghi độ sâu tương ứng của từng điểm đo lên và vẽ đường đồng mức. 2.3 LẬP TRẠM QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MƠI TRƯỜNG. Vấn đề được đặt ra đối với các con sơng, nhánh sơng, đoạn sơng, các hồ đập chưa được nghiên cứu đo đạc, song cần phải điều tra thu thập số liệu khí tượng thủy văn, mơi trường để phục vụ cho quy hoạch sử dụng nguồn nước, xây dựng các cơng trình thủy lợi. Việc đo đạc cĩ thể là mực nước, lưu lượng, dịng chảy bùn cát trong năm, trong mùa hay một vài trận lũ, cũng cĩ thể là chất lượng nước, độ mặn hoặc theo dõi sự biến hình lịng sơng, chế độ khí tượng. Vấn đề đo đạc thu thập số liệu khí tượng thủy văn cĩ thể thực hiện trong thời gian tiến hành xây dựng các cơng trình thủy lợi trên sơng, trong thời kỳ đầu hoạt động của kho nước mới xây dựng, 2.3-1 Đặt lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn - mơi trường. Để phục vụ cho các mục đích trên trong thời gian điều tra thủy văn mơi trường cĩ thể thành lập trạm quan trắc đo đạc các đặc trưng khí tượng thủy văn tạm thời. Trên các trạm đĩ cĩ thể quan trắc các yếu tố khí tượng, đo mực nước, lưu lượng, độ dốc mặt nước, lấy mẫu để xác định chất lượng nước, xác định độ mặn. Số lượng và vị trí trạm đo tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Ví dụ để phục vụ giao thơng đường thủy cĩ thể đặt trạm đo ở các vị trí nước nơng, ở các doi cát; với mục đích phát điện cĩ thể đặt trạm ở dọc tuyến sơng; để xây dựng tuyến đập ngăn sơng cĩ thể đặt trạm ở trên hay dưới tuyến cơng trình dự kiến. Khi đặt trạm cần lưu ý các điểm sau: 1) Khơng nên đặt trạm ở đoạn sơng rộng và thẳng cĩ hướng giĩ thịnh hành, vì trong trường hợp này mực nước sẽ bị dồn ứ do ảnh hưởng của giĩ; 2) Khơng nên đặt trạm ở đoạn sơng cong, nơi cĩ độ dốc ngang sơng hay ở vùng cửa sơng của sơng nhánh sẽ bị ảnh hưởng của nước vật; 3) Khơng nên đặt trạm ở vùng ảnh hưởng của nước vật nhân tạo hoặc tự nhiên; 4) Khơng nên đặt trạm ở chỗ bờ quá dốc hoặc quá thoải sẽ gây khĩ khăn cho đo đạc trong mùa lũ; 5) Cần chọn nơi cĩ lịng sơng ổn định để đặt trạm, cĩ thể lợi dụng các cơng trình trên sơng để đặt. Ngồi ra cần chú ý đặt trạm ở vùng cĩ dân cư ở. 2.3-2. Quan trắc các yếu tố khí tượng. Tuỳ theo yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra mà các yếu tố khí tượng như: mưa, giĩ, nhiệt độ, độ ẩm được quan trắc theo quy phạm của ngành khí tượng đã ban hành. 24
  25. 2.3-3. Quan trắc mực nước. Việc quan trắc mực nước tiến hành ở trạm thành lập tạm thời căn cứ vào yêu cầu của nhiệm vụ đề ra theo chế độ được quy định trong quy phạm đã ban hành. Trên sơng nếu mực nước dao động nhiều thì cĩ thể đặt máy tự ghi. Phụ thuộc vào nhiệm vụ nghiên cứu chế độ thủy văn, quan trắc mực nước cĩ thể tiến hành với hai mục đích: a) Quan trắc đồng thời với trạm thủy văn cĩ số liệu lâu năm để so sánh chế độ mực nước của hai trạm; b) Để nghiên cứu sự dao động mực nước trên một đoạn sơng riêng biệt, nơi cĩ đặc điểm nào đĩ cần quan tâm. 2.3-4. Quan trắc độ dốc mặt nước. Độ dốc mặt nước được xác định bằng máy đo thăng bằng như đã trình bày trong mơn học đo đạc thủy văn. Nếu tiến hành đo nhiều lần thì tiến hành lập trạm đo để xác định độ dốc mặt nước ở các thời kỳ mực nước dao động lên xuống khác nhau. Để tiến hành xác định độ dốc mặt nước ta tiến hành đo mực nước ở hai trạm trên và dưới trong cùng một thời điểm. Độ dốc mặt nước chính là tỷ số giữa chênh lệch độ cao mực nước ở hai trạm và khoảng cách giữa chúng. Quan trắc độ dốc mặt nước cĩ hệ thống nhằm chính xác hố đường quan hệ mực nước và lưu lượng. 2.3-5. Xác định lưu lượng và thiết lập quan hệ mực nước lưu lượng. Việc đo lưu lượng ở trạm đo tạm thời cĩ thể tiến hành một cách cĩ hệ thống hoặc tiến hành trong từng lần riêng biệt ở những nhánh sơng, đoạn sơng cần thiết. Việc xác định lưu lượng ở trạm thủy văn tạm thời nhằm nghiên cứu dịng chảy n ăm, dịng chảy lũ, dịng chảy kiệt và phân phối dịng chảy trong năm. Thơng thường trong những trường hợp này tiến hành đo đạc các yếu tố khí tượng đồng thời để xác định sơ bộ mối quan hệ giữa chúng (Ví dụ để xây dựng hồ Yuanhạ ở Kon Tum người ta đã lập trạm quan trắc mưa, dịng chảy trong 2 năm để thu thập số liệu). Việc xác định lưu lượng ở những đoạn sơng, nhánh sơng riêng biệt nhằm xác định lưu lượng của dịng chính, dịng phụ, của các nhánh sơng đổ vào sơng chính để xác định tỷ lệ đĩng gĩp của chúng và một số trường hợp khác. Việc đo lưu lượng phải bố trí sao cho cĩ thể đo được lưu lượng ứng với các cấp mực nước khác nhau, từ nhỏ nhất đến lớn nhất. Mỗi một trận lũ ở phần nước lên cĩ thể đo 1-2 lần, phần nước xuống 2-3 lần. Việc đo lưu lượng cĩ thể dùng các phương pháp đo thơng dụng đã học trong mơn đo đạc thủy văn. Theo kết quả đo đạc lưu lượng, tiến hành xây dựng quan hệ lưu lượng và mực nước Q = f(H). Trên cùng bản vẽ tiến hành xây dựng quan hệ mực nước với diện tích mặt cắt ướt và tốc độ chảy trung bình mặt cắt. Đối với phần ngoại suy cần kết hợp với việc tính tốn lưu lượng dịng chảy lớn nhất theo kết quả điều tra vết lũ (trình bày ở chương III). 25
  26. 2.3-6. Nghiên cứu dịng chảy bùn cát và biến hình lịng sơng. Việc nghiên cứu chuyển động của dịng chảy bùn cát và kích thước hạt địi hỏi phải cĩ thời gian dài. Việc xác dịnh bùn cát trong sơng dựa vào việc đo đạc trực tiếp lưu lượng của chúng thường xuyên để qua đĩ cĩ thể nhận được chính xác tài liệu về bùn cát trong các thời kỳ khác nhau trong năm. Lưu lượng bùn cát phần lớn đo đồng thời với việc đo đạc xác định lưu lượng và quan trắc mực nước của trạm. 2.3-7. Quan trắc các yếu tố mơi trường. Tại trạm quan trắc khí tượng thủy văn - mơi trường ngồi các yếu tố khí tượng thủy văn cần quan trắc nêu trên, cần tiến hành lấy mẫu và quan trắc các yếu tố mơi trường. Việc quan trắc mơi trường nước tiến hành tại thủy trực ở chủ lưu trên sơng, mẫu lấy ở độ sâu 0.5 m kể từ mặt nước. Nếu độ sâu < 0.5 m thì lấy mẫu ở gần mặt nước. Mỗi năm quan trắc và lấy mẫu 14 lần. Thời gian lấy mẫu phải thống nhất vào một thời điểm cố định. Ví dụ thống nhất lấy mẫu nước vào lúc 7h 00 ngày 15 hàng tháng. Mùa lũ quan trắc và lấy thêm một mẫu vào thời điểm đỉnh lũ giữa mùa lũ. Mùa kiệt lấy thêm một mẫu vào thời gian mực nước thấp nhất. Phương tiện và dụng cụ lấy mẫu như trong mục II.6-3. Ngồi việc lấy mẫu đồng thời phải quan sát hiện tượng mơi trường trên sơng kèm theo (như thời gian xuất hiện tượng rong rêu, mùi, vị, độ đục, ). 2.4 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA DỊ HỎI TRONG NHÂN DÂN Đây là một phương pháp rất cần thiết khi điều tra thực địa, nhất là các hiện tượng xẩy ra đã lâu ít để lại vết tích như các trận lũ lớn, lũ lịch sử gây nhiều thiệt hại to lớn về người và của cải vật chất, như các đợt hạn hán kéo dài như các đoạn sơng cĩ sự bồi lắng xĩi lở nhiều. Ngồi ra nhân dân địa phương cũng nắm chắc điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nơi mình sinh sống, biết được rõ ràng các biến động của địa phương mình về các mặt trên. Trong khi điều tra dị hỏi trong nhân dân cần lưu ý các vấn đề sau: 1) Dựa vào chính quyền địa phương để họ tạo điều kiện cho mình đi lại, tiếp xúc với quần chúng nhân dân. Phải lưu ý tới các cụ già ở địa phương để họ giúp mình điều tra các trường hợp như lũ, hạn hán lịch sử. 2) Khi điều tra thời gian xuất hiện và duy trì các hiện tượng như lũ lịch sử, hạn hán cần gợi ý để nhân dân liên hệ với các hiện tượng lịch sử, xã hội, gia đình (như hội hè, đình đám, tế lễ của các dịng họ, các sự kiện gia đình như cưới xin, sinh đẻ, ) để điều tra thời gian xuất hiện cho chính xác. 3) Khi điều tra dị hỏi cần kết hợp với việc đi thực địa xem xét đánh giá các dấu vết để lại. Nếu cĩ điều kiện thì tập hợp các cụ già nhiều tuổi để họ bàn bạc xác định đúng thời điểm, thời gian và vị trí. Trong điều tra lũ lịch sử cần tránh sự lầm lẫn giữa dấu tích vết lũ của các trận khác nhau. 26
  27. 4) Tài liệu điều tra thu thập được trong nhân dân xuất phát từ nhiều nguồn tin, nhiều người, cĩ khi các nguồn tin mâu thuẫn hoặc trái ngược nhau, do vậy cần phải tiến hành phân tích đánh giá mức độ tin cậy, tính hợp lý của các nguồn tin và kết hợp với việc khảo sát trên thực địa để khẳng định. 2.5 PHƯƠNG PHÁP HIỆU CHỈNH BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VÀ GHI NHẬT KÝ THỰC ĐỊA. 2.5-1. Hiệu chỉnh bản đồ địa hình. Khi đi điều tra khảo sát thực địa cần phải hiệu chỉnh bản đồ địa hình ngay ở ngồi hiện trường. Thơng thường các bản đồ xuất bản đã cũ khơng phù hợp với hiện trạng mới nên cần phải tiến hành hiệu chỉnh để cho phù hợp. Hiệu chỉnh bản đồ bao gồm sửa chữa số liệu khơng phù hợp như tên gọi, vị trí, hình dạng, hình ảnh, những biến đổi về địa hình, địa vật theo thời gian và đồng thời bổ sung vào bản đồ những số liệu mới, những địa vật mới đã thu thập được khi đi điều tra khảo sát. Tất cả những số liệu khơng đúng của bản đồ cần được sửa chữa lại, những đối tượng khơng cịn tồn tại thì gạch bỏ, những đối tượng mới thiết lập thì đưa vào với những dấu hiệu quy ước, nếu cĩ thể thì giữ nguyên tỷ lệ. Những sửa chữa bổ sung cần được ghi chép tỷ mỉ và giải thích trên bản đồ ngồi thực địa. Những thay đổi trên thực địa cần được ghi chép đầy đủ trong nhật ký để sau này tổng hợp viết báo cáo. 2.5-2. Ghi nhật ký thực địa. Mỗi một cán bộ đi khảo sát thực địa phải cĩ nhật ký ghi rõ họ tên, vị trí và thời gian đi điều tra khảo sát thực địa. Trong nhật ký hàng ngày phải ghi chép tỷ mỷ các cơng việc tiến hành trong ngày, các phương pháp và kỹ thuật vận dụng trong đo đạc. Nhật ký phải cĩ hình vẽ minh họa. Nhật ký được ghi bằng bút chì rõ ràng, sạch sẽ, khơng tẩy xố, các lời thuyết minh, chú giải các biểu bảng, các hình vẽ, sơ hoạ phải đánh số thứ tự, phải gắn với thực địa và bản đồ địa hình kèm theo. Cuối nhật ký phải cĩ chữ ký của người ghi và cĩ xác nhận của người phụ trách. Nhật ký phải đánh số trang, nếu nhiều cuốn thì phải đánh số thứ tự. Tốt nhất là trong nhật ký kèm theo một số ảnh chụp thực địa, nhất là các bức ảnh chụp các kiểu thung lũng sơng, những vị trí thung lũng co hẹp hoặc mở rộng, những khu vực thác ghềnh, vị trí các vết lũ điều tra và những chỗ cĩ thay đổi về địa hình địa vật. Khi kết thúc thực địa, nhật ký phải nộp lại làm tài liệu lưu trữ và người ghi nhật ký phải chịu trách nhiệm về số liệu và những giải thích, minh hoạ trong nhật ký. 27
  28. 2.6 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MƠI TRƯỜNG Các tài liệu thực địa về mơi trường cĩ thể phục vụ cho cơng việc đánh giá tác động mơi trường của các hoạt động phát triển, mặt khác các tài liệu này cĩ thể phục vụ cho quy hoạch mơi trường. Yêu cầu về thơng tin tư liệu phục vụ cho Quy hoạch mơi trường rất rộng, nhiều vấn đề. Để thu thập tài liệu phục vụ quy hoạch và đánh giá tác động mơi trường cần thực hiện trong hai lĩnh vực lớn gồm: 2-6.1 Các tài liệu nghiên cứu thu thập. Các tài liệu này cần thu thập theo số liệu thống kê ở địa phương, theo các cơ quan quản lý của ngành ở địa phương, trong đĩ: - Các thơng tin về đặc điểm điều kiện địa lý tự nhiên; - Các thơng tin về chuỗi số liệu tình hình phát triển kinh tế xã hội nhân văn trong vùng nghiên cưú; - Các thơng tin về tình hình khai thác tài nguyên khống sản, đất, nước, sinh vật, du lịch; - Các thơng tin về phát triển cơ sở hạ tầng và các ngành phục vụ khác; - Các thơng tin về cơ chế chính sách, pháp luật, các phương hướng phát triển, quy hoạch tổng thể chung của khu vực và các ngành. - Các thơng tin về đặc điểm khí tượng thủy văn và các thiên tai do mưa bão, lốc xốy và hạn hán gây ra; - Các thơng tin về hiện trạng mơi trường và các hoạt động hiện tại, trong tương lai về quản lý mơi trường. Các thơng tin về sự cố mơi trường đã xẩy ra , các thơng tin về hiện trạng mơi trường và các tai biến tự nhiên trong khu vực. 2-6.2 Các thơng tin cần khảo sát, nghiên cứu lấy mẫu mơi trường ngồi thực địa. Trong các thơng tin này cần điều tra thu thập bằng 4 phương pháp sau: - Khảo sát mơ tả ngồi thực địa; - Lấy mẫu ngồi thực địa; - Kết hợp cả khảo sát điều tra và lấy mẫu; - Kết hợp cả khảo sát điều tra với thu thập số liệu thống kê; Khảo sát điều tra ngồi thực địa tiến hành theo các vấn đề: + Khảo sát điều tra điều kiện địa lý tự nhiên (địa hình địa mạo, địa chất, thổ nhưỡng, thảm phủ thực vật, khí tượng thủy văn, ); + Khảo sát điều tra về hiện trạng kinh tế xã hội, nhân văn; + Khảo sát điều tra về các vùng mẫu làm khố giải đốn cho tư liệu viễn thám, cả về lĩnh vực tự nhiên, kinh tế và mơi trường; + Khảo sát điều tra về hiện tượng ơ nhiễm mơi trường do các hoạt động phát triển kinh tế tạo nên và hiện trạng quản lý mơi trường trong vùng nghiên cứu, hiện trạng về vệ sinh mơi trường và sức khoẻ cộng đồng. 28
  29. + Khảo sát điều tra đánh giá tác động mơi trường các thảm hoạ mơi trường tự nhiên và nhân tạo. Các thơng tin mẫu cần thu thập ngồi hiện trường: + Thu thập mẫu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên, gồm: - Mẫu đất đá; - Mẫu nước (nước mặt, nước ngầm các tầng, nước giếng). + Thu thập mẫu về điều kiện mơi trường, gồm: - Mẫu nước thải (đơ thị, cơng nghiêp, nơng thơn, bệnh viện, mỏ); - Mẫu rác thải (đơ thị, cơng nghiệp); - Mẫu đất (trầm tích mỏ, nơng nghiệp, cơng nghiệp , đơ thị). 2-6.3 Phương pháp điều tra khảo sát mơi trường. Điều tra khảo sát mơi trường là một trong các bước tiến hành đánh giá tác động mơi trường. Điêù tra khảo sát mơi trường tiến hành theo các phần việc sau: 1- Nhận định chung về tính chất cơng việc, 2- Kế hoạch điều tra khảo sát, 3- Thống nhất tiến độ điều tra khảo sát, lấy mẫu thực địa, 4- Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát mơi trường. 1/ Nhận định chung về tính chất cơng việc. a/ Đối tượng, quy mơ và các vấn đề cần khảo sát. + Đối tượng điều tra khảo sát: hồ chứa, khu dân cư, sơng ngịi, khu cơng nghiệp. + Quy mơ, vị trí điều tra khảo sát: loại hồ hay sơng suối lớn nhỏ, khu dân cư sầm uất hay tiểu khu, cả khu cơng nghiệp hay từng xí nghiệp nhà máy riêng lẻ + Những vấn đề cần điều tra khảo sát thu thập tài liệu: nước thải, nước sinh hoạt, nguồn nước tự nhiên, khơng khí, hệ sịnh thái. b/ Cơng việc cần tiến hành. + Phân định rõ phạm vi điều tra khảo sát, gồm khu vực nào, đối tượng điều tra khảo sát, điểm xuất phát và kết thúc; + Thứ tự ưu tiên khi tiến hành điều tra: nước, đất, khơng khí, + Cơng việc được tiến hành theo thứ tự nào? Ví dụ như nước bắt đầu từ nước thải, nước sinh hoạt, nước ngầm, nước sơng Khơng khí: khơng khí chung quanh, bụi lắng, khí thải cơng nghiệp, khĩi đen 2/ Kế hoạch điều tra khảo sát, a/ Phân định chu kỳ quan sát, quan trắc: - Chu kỳ quan trắc cĩ thể theo năm, mùa, tháng, theo ca, theo tính năng hoạt động của xí nghiệp, nhà máy. Ví dụ quy định ngày 15 hàng tháng lấy mẫu nước để phân tích. - Lấy mẫu vào thời điểm xả của nhà máy thủy điện, - Lấy mẫu vào mùa mưa, mùa khơ - Chu kỳ của việc quan trắc cố định và quan trắc di động, quan trắc tăng cường, 29
  30. Chú ý: Thường trạm cố định cĩ thể đặt trên hệ thống sơng hoặc hồ đầm. Với các trạm cố định cần quan trắc: Thứ nhất các yếu tố khí tượng, thủy văn, mơi trường theo tuyến, thủy trực cố định và thống nhất phương pháp, thời gian lấy mẫu cũng như phương pháp xử lý mẫu. Thứ hai quan sát các hiện tượng mơi trường xẩy ra theo thời gian như rong rêu, mùi vị, - Chu kỳ quan trắc các yếu tố, các đặc trưng cĩ thể là khác nhau. b/ Bố trí nhân lực . Tuỳ theo cơng việc, khối lượng mà bố trí nhân cơng hợp lý khơng để xẩy ra tình trạng lảng phí nhưng đảm bảo đo đạc, quan trắc thu thập được các chỉ tiêu đề ra. c/ Lên mạng lưới, sơ đồ quan trắc . + Mạng lưới quan trắc các yếu tố, bao nhiêu điểm, vị trí từng điểm trên sơ đồ. + Bao nhiêu tuyến khảo sát, tuyến đi qua những đâu. Mặt cắt dọc ngang tuyến. Cần lưu ý là các trạm đo, điểm đo cố định phải là nơi đặc trưng các yếu tố cần xác định. Ví dụ điểm đo nước thải phải là nơi tập trung nước thải của xí nghiệp nhà máy thải ra; điểm đo vết khĩi - khí thải phải theo hướng giĩ đặc trưng. Việc bố trí điểm đo phải đồng đều, cĩ tính đại biểu. Ví dụ khi lấy mẫu đất phải đại diện cho đất nơng nghiệp, đất lâm nghiệp, đất hoang hố hay đất bị ơ nhiễm nặng, vừa, ơ nhiễm nhẹ. Khi lấy mẫu hố nước hay mẫu vi sinh ở sơng, hồ cĩ độ sâu lớn thì các điểm lấy mẫu phải đại diện cho các tầng nước khác nhau. Các tuyến, mặt cắt dọc, ngang phải xác định đúng để bố trí điểm đo, điểm lấy mẫu theo hướng đã xác định. d/ Chuẩn bị dụng cụ khảo sát lấy mẫu. - Tuỳ theo nhiệm vụ điều tra khảo sát mà chuẩn bị dụng cụ cho phù hợp như: + Chai lọ đựng mẫu; + Hố chất cố định mẫu, thùng đựng mẫu; + Túi Polietylen; + Máy đo các yếu tố hiện trường (thí dụ máy FOX, máy TOA với các dụng cụ đi kèm để cĩ thể xác định được nhiều chỉ tiêu trên hiện trường); + Nhãm ghi các loại mẫu; + Biểu mẫu, sổ sách; + Thiết bị để lấy mẫu; + Phương tiện lấy mẫu như thuyền, thước đo, la bàn và các dụng cụ cần thiết khác. - Bình chứa mẫu. Bình chứa mẫu cần đảm bảo các yêu cầu sau: + Thường dùng các loại bằng polyetylen và thủy tinh để cho các mẫu thơng thường. Các bình làm bằng vật liệu trơ về mặt hố học là tốt nhất; + Bình chứa mẫu phải được rửa sạch bằng nước cất; + Bình chứa mẫu phải giữ cho thành phần mẫu khơng bị mất do hấp thụ, bay hơi hoặc bị nhiễm bẩn bởi các chất lạ; 30
  31. + Bình lấy mẫu cần được chọn lựa trên cơ sở như độ bền nhiệt, khĩ vỡ, dễ đĩng mở, cĩ kích thước, dạng và khối lượng thích hợp; + Bình bằng thủy tinh thích hợp cho các mẫu cần phân tích các chỉ tiêu về chất hữu cơ và sinh học; + Bình bằng chất dẻo thích hợp cho các mẫu phĩng xạ và các chỉ tiêu ít biến động; + Các chỉ tiêu cĩ độ nhạy với ánh sáng cao cần dùng loại bình cản ánh sáng; + Bình bằng thép khơng rỉ dùng cho những mẫu cĩ nhiệt độ và áp suất cao; + Đặc biệt khi phân tích mẫu cĩ các chất cĩ khả năng hấp thụ bình phái trơ về hĩa học và sinh học để tránh sai số, chẳng hạn như thuốc trừ sâu cĩ thể hấp thụ lên thành các loại bình thơng thường. - Thiết bị lấy mẫu. Thiết bị lấy mẫu cần đảm bảo các chỉ tiêu sau: + Thời gian tiếp xúc giữa mẫu và thiết bị là tối thiểu; + Thiết bị được làm bằng vật liệu khơng gây ơ nhiễm mẫu; + Cấu tạo đơn giản, dễ làm sạch; + Phù hợp với mẫu cần lấy: mẫu nước, mẫu trầm tích, mẫu hố học, mẫu sinh học, - Các nhãn, biểu, sổ sách. Những thơng tin này cần được tiến hành vào thời gian lấy mẫu. Các nhãn, biểu, sổ sách ghi kết quả lấy mẫu phân tích tại chỗ ít nhất phải cĩ những thơng tin sau: + Địa điểm lấy mẫu (toạ độ, địa danh); + Mơ tả chi tiết về điểm lấy mẫu; + Ngày tháng lấy mẫu; + Phương pháp lấy mẫu; + Thời gian lấy mẫu, bắt đầu và kết thúc; + Người lấy mẫu; + Cách xử lý trước (như độ đục, độ pH, mazê lắng đọng, như cho thêm chất cloruafocs để tránh bối mùi hơi thối, ); + Điều kiện thời tiết lúc lấy mẫu; + Chất bảo quản hoặc chất ổn định đã được đưa thêm vào mẫu; + Các dự liệu khác thu thập tại hiện trường. 3/ Thống nhất phương pháp điều tra khảo sát và lấy mẫu. a/ Thống nhất kế hoạch lấy mẫu. - Thống nhất thời gian quan trắc lấy mẫu. + Các yếu tố cần đo đạc quan trắc được tiến hành thống nhất vào cùng mội thời điểm nhất định tại các trạm, các điểm trong khu vực điều tra. Ví dụ các yếu tố khí tượng thủy văn được đo theo các ốp 7h, 10h, 13h,16h, + Khoảng cách giữa các lần đo, lấy mẫu được chọn tối thiểu nhưng đánh giá được bản chất quy luật thay đổi của các yếu tố; + Tần số và thời gian lấy mẫu phụ thuộc vào sự thay đổi theo chu kỳ hay theo đặc tính ngẫu nhiên của yếu tố điều tra. 31
  32. - Lượng mẫu cần thiết phải lấy. + Tuỳ theo yêu cầu phân tích các chỉ tiêu mà mẫu được lấy với số lượng nhiều hay ít; + Dựa vào nồng độ các chất cĩ trong mơi trường điều tra mà định ra lượng mẫu cần lấy. Ví dụ khi lấy mẫu xác định phù sa lơ lửng thì lượng mẫu lấy về sao cho lượng chất rắn thu được khơng nhỏ hơn 1000mg. - Những chỉ tiêu yếu tố cần lấy mẫu. Những chỉ tiêu cần lấy mẫu phụ thuộc vào hai điều kiện sau: + Tuỳ thuộc vào đối tượng mơi trường điều tra như nước, đất, khơng khí, +Tuỳ thuộc yêu cầu của tính chất cơng việc mà ấn định số chỉ tiêu cần lấy mẫu. Ví dụ khi điều tra mơi trường nước hồ chứa ta cần lấy các mẫu sau: * Mẫu dầu (lấy tầng mặt); * Mẫu vi sinh (lấy phân tầng); * Mẫu trầm tích đáy; * Mẫu nước (phân tầng); * Mẫu khí hồ tan. - Những chỉ tiêu yếu tố cần đo đạc xác định tại hiện trường. + Khi lấy mẫu cần phải ghi chép, đo đạc một số thơng tin cần thiết. Ví dụ khi lấy mẫu nước biển cần ghi chép đầy đủ các thơng tin sau: * Địa điểm lấy mẫu; * Thời gian; * Toạ độ địa lý (kinh, vĩ độ); * Điều kiện thủy văn về thủy triều: hướng, cường độ, thời gian triều lên, triều xuống, triều cường, triều kém; * Điều kiện thời tiết: nhiệt độ, nắng, mây, mưa, hướng và tốc độ giĩ; * Trạng thái biển ở thời điểm lấy mẫu: độ sâu, nhiệt độ nước biển, nồng độ muối, ơxy hồ tan; * Số hiệu mẫu; * Phương pháp lấy mẫu; * Yêu cầu phân tích; * Người lấy mẫu; * Ghi chú. + Những chỉ tiêu yếu tố dễ thay đổi theo thời gian cần tiến hành đo đạc xác định tại hiện trường. Vú dụ như: Đơ pH, Nhiệt độ, độ dẫn điện, độ khống hố, oxy hồ tan, mùi, vị, màu sắc v.v - Chọn thiết bị máy mĩc và dụng cụ đựng mẫu. + Thiết bị lấy mẫu tuỳ theo các chỉ tiêu phân tích của mẫu. Ví dụ khi lấy mẫu trầm tích đáy ta chọn thiết bị gàu ngoạm làm bằng vật liệu thép khơng gỉ; khi lấy mẫu phân tích hố nước ta chọn thiết bị là patomet làm bằng nhựa trơ về hố học. + Máy mĩc, thiết bị chọn để xác định các chỉ tiêu là loại cĩ độ nhạy cao, thuận tiện cho việc điều tra khảo sát. Ví dụ như bút đo độ pH, độ dẫn điện, khống hố, TOA 20A. 32
  33. + Bình đựng mẫu được chọn theo việc phân tích các chỉ tiêu, đảm bảo khơng ảnh hưởng đến các chất cĩ trong mẫu. - Chọn phương pháp lấy mẫu. Khi lấy mẫu cĩ thể chọn các phương pháp sau: + Phương pháp lấy mẫu tổng hợp; + Phương pháp lấy mẫu đơn; + Phương pháp lấy mẫu tích phân; + Phương pháp lấy mẫu tích điểm; Ví dụ : Khi lấy mẫu nước thải ta chọn một trong các phương pháp sau: - Lấy mẫu đơn khi xác định thành phần nước thải ở một thời điểm nhất định. - Mẫu tổ hợp (hỗn hợp) cĩ hai loại * Mẫu tổ hợp theo thời gian: là mẫu chứa các mẫu đơn cĩ thể tích bằng nhau và được lấy ở những thời điểm khác nhau trong chu kỳ lấy mẫu; * Mẫu tổ hợp theo dịng chảy: là mẫu chứa những mẫu đơn được lấy và tra trộn với nhau sao cho thể tích của mẫu tỷ lệ với tốc độ hoặc thể tích dịng chảy trong suốt thời gian lấy mẫu. Lấy mẫu nước ngầm ta cĩ thể chọn các phương pháp: - Lấy bằng phương pháp bơm (từ các giếng khoan); - Lấy mẫu theo chiều sâu (cho thiết bị lấy mẫu xuống giếng theo độ sâu đã định, nạp đầy mẫu rồi kéo lên) b/ Tiến hành điều tra khảo sát. Bên cạnh việc lấy mẫu cần tiến hành điều tra khảo sát mơi trường với nhiều khía cạnh khác nhau tuỳ theo đối tượng và mục đích yêu cầu. Tuy nhiên về mặt tổng thể cĩ thể điều tra khảo sát các vấn đề sau: - Điều tra điều kiện kinh tế xã hội + Tình hình phân bố dân cư, mật độ, dân tộc, tơn giáo, + Tình hình cơ sở vật chất: giao thơng, cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, chợ, + Tình hình khai thác sử dụng nguồn nước: Thuỷ lợi, giao thơng, cấp nước sinh hoạt, cấp nước cơng nghiệp. + Các tập quán sản xuất (nơng cơng nghiệp), xã hội. - Điều kiện khí tượng thủy văn. + Nắng, mây; + Chế độ nhiệt; + Chế độ bức xạ; + Chế độ giĩ (tốc độ, hướng giĩ thịnh hành); + Chế độ mưa; + Chế độ bốc hơi; + Chế độ dịng chảy; + Đặc điểm địa chất thủy văn. - Các nguồn thải gây ơ nhiễm. + Nguồn thải do giao thơng (số lượng, phân loại phương tiện, mật độ qua lại); 33
  34. + Nguồn thải cơng nghiệp (tổng số lượng nguyên liệu, nhiên liệu đốt cháy của các nhà máy, xí nghiệp), cơng nghệ sản xuất, nguyên liệu chính tham gia vào quá trình sản xuất, sản lượng của xí nghiệp nhà máy. Các tổ hợp sản xuất nhỏ cĩ chất thải vào mơi trường. + Nguồn thải sinh hoạt. lượng rác thải từ khu dân cư (lượng chất thải rắn, nước, khơng khí). + Nguồn thải từ nơng nghiệp. Tình hình sử dụng phân bĩn, thuốc trừ sâu, diệt cỏ. + Các nguồn thải khác. * Ơ nhiễm do phĩng xạ; * Ơ nhiễm do khai thác mỏ; * Ơ nhiễm do xĩi lở, rừng bị ngập; * Ơ nhiễm do các sự cố như đắm tàu, do chiến tranh. 4/ Tổng hợp số liệu, nhận định kết quả. Báo cáo nhận định kết quả từng đội, tổ, nhĩm làm việc gồm: + Nhận xét tổng quát quá trình điều tra, mức độ hồn thành, các vấn đề phát sinh trong quá trình điều tra. + Báo cáo chi tiết về hiện trạng mơi trường trong thời kỳ điều tra khảo sát đối tượng; + Tổng hợp số liệu thống kê thu thập được; + Tổng hợp số liệu quan trắc; + Tổng hợp số liệu đo đạc; + Tổng hợp số liệu các mẫu, các ghi chép kèm theo từng mẫu. - Tổng hợp chung tồn đợt + Tổng hợp số liệu của tất cả các đội, tổ, nhĩm, các trạm, điểm đo, tuyến đo. + Tổng hợp tồn bộ số liệu từ phịng thí nghiệm (hố nước, Vi sinh, hồ sơ đất, chất thải rắn, ). + Lập báo cảo tổng hợp tồn bộ kết quả đợt điều tra khảo sát. 5/ Chú ý. Các mẫu mẫu về mơi trường gửi về phịng thí nghiệm tuỳ theo tính chất cơng việc, mục đích yêu cầu của đợt điều tra mà tiến hành phân tích các chỉ tiêu khác nhau. Tuy nhiên ở những đối tượng chủ yếu như nước thải, nước sinh hoạt, đất , khí thải thường được phân tích theo các chỉ tiêu chất lượng mơi trường trong tiêu chuẩn mơi trượng Việt Nam ban hành năm 1995 như sau: a/ Khí thải cơng nghiệp: 1- Bụi do nấu kim loại; 2- Bụi do bê tơng nhựa; 3- Bụi do xi măng; 4- Bụi tổng (lơ lửng, bụi lắng); 5- Bụi chứa silíc; 6- Bụi chứa amiăng; 7- Bụi chứa antimon; 34
  35. 8- Bụi chứa asen; 9- Bụi chứa cadimi; 10- Bụi chứa chì; 11- Bụi chứa đồng; 12- Bụi chứa kẽm; 13- Bụi chứa clo; 14- Bụi chứa HHl; 15- Bụi chứa Flo, axít HF; 16- Hàm lượng khí H2S; 17- Hàm lượng khí CO; 18- Hàm lượng khí NOX; 19- Bụi chứa H2SO4: 20- Bụi chứa NHO3; 21- Bụi chứa amoniắc. b/ Mơi trường đất: 1- Độ mịn (%); 2- Tổng độ rỗng; 3- Hàm lượng mùn; 4- Hàm lượng nitơ;. 5- Tỷ lệ các bon nitơ (C:Ni); 6- Độ pH; 7- Dung lượng trao đổi Cation (mol/kg); 8- Độ bảo hồ bazơ (%); 9- Hàm lượng CaCO3 (%); 10- Đơ dẫn điện (μs/cm mikro cemen); 11- Hàm lượng natri trao đổi (mg/kg); 12- Hàm lượng phốt pho di động (mg/kg); 13- Hàm lượng kali di động (mg/kg); 14- Tổng hàm lượng muối; 15- Nhiệt độ; 16- Độ ẩm; 17- Dư lượng các chất độc như DDT, 666, c/ Mơi trường nước: Các chỉ tiêu thường phân tích đối với các mẫu nước thải: 1- Nhiệt độ; 2- Độ pH; O 3-Nồng độ BODS (ở 20 C); 4- Nồng độ COD; 5- Chất rắn lơ lửng; 6-Nồng độ asen; 7- Nồng độ cadini; 8- Nồng độ chì; 35
  36. 9- Nồng độ Clo; 10- Nồng độ Crom; 11- Dầu mỡ khống; 12- Dầu mỡ động thực vật; 13- Đồng (CU); 14- Kẽm (ZN); 15- Mangan (Mn); 16- Niken (Ni); 17- Phốt pho hữu cơ (PH.cơ); 18- Phốt pho tổng số (PT.số); 19- Sắt Fe ; 20- Tetracloetylen; 21- Thiếc; 22- Thuỷ ngân; 23- Tổng Nitơ; 24- Tricloetylen; 25- Amơniắc; 26- Florua; 27- Phenala; 28- Sunfua 29- Xiamua; 30- Coli va, Coliform; 31-Tổng hoạt độ phĩng xạ α; 32- Tổng hoạt độ phĩng xạ β. Tổng hoạt độ phĩng xạ; 33- Nồng độ áen trong nước (hiện nay nồng độ áen trong nước ngầm ở Hà Nội khu vực Thượng Đỉnhất cao, vượt quátiêu chuẩn cho phép). 2.7 PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MƠI TRƯỜNG 2.7-1 Phương pháp lấy mẫu nước. - Phương tiện, dụng cụ quan trắc, lấy mẫu gồm: Phương tiện ra sơng, thiết bị lấy mẫu nước, nhiệt biểu nước, xơ và can nhựa đựng mẫu, thiết bị xác định chất lượng nước nhiều yếu tố hoặc máy đo độ pH, máy đo độ dẫn điện (EC). - Trong trường hợp cĩ thiết bị lấy mẫu nước chuyên dùng thực hiện theo hướng dẫn của thiết bị. Trường hợp chưa cĩ, sử dụng dụng cụ lấy mẫu phù sa kiểu chai để lấy. Chú ý chai lấy mẫu phải bằng thủy tinh hoặc nhựa, vịi cắm ở nút cao su phải bằng nhựa cứng (trường hợp chưa cĩ vịi nhựa cĩ thể tạm thời sử dụng vịi kim loại lấy mẫu phù sa để lấy mẫu). Chai, vịi được tráng rửa kỹ ba lần bằng nước ở nơi lấy mẫu. Chai đưa đến vị trí lấy mẫu, chờ dụng cụ ổn định, dật nút vịi lấy mẫu, theo dõi bọt khí nổi lên mặt nước, khi hết bọt khí nổi lên là chai đã đầy, nếu khơng theo dõi bọt khí thì để hai phút mới lấy lên. 36
  37. - Nếu khơng cĩ thiết bị lấy mẫu, thực hiện lấy mẫu trực tiếp như sau: dùng xơ nhựa sạch, đã được tráng kỹ ba lần bằng nước ở nơi lấy mẫu, dịch chuyển xơ qua lại vài lần để nước vào trong xơ rồi kéo lên. - Đo một số yếu tố mơi trường trên thực địa: + Lấy 0.5 lít nước mẫu để xác định mùi vị (6 mùi: mùi thơm, khơng mùi, mùi bùn, mùi tanh, mùi thối, mùi khai, 6 vị: khơng vị, vị mặn, vị ngọt, vị chua, vị đắng, vị chát). + Lấy 1 lít nước mẫu để đo một số yếu tố mơi trường. Tuỳ theo máy được trang bị mà xác định các yếu tố pH, ơxy hồ tan (DO), độ dẫn điện (EC), độ đục, độ mặn, độ khống hố, nhiệt độ. Riêng độ pH nếu khơng cĩ máy thì xác định bằng phương pháp so sánh mẫu. + Lượng mẫu lấy để xác định thành phần vi sinh, thành phần kim loại nặng, các thành phần hố học khác khi lấy phải căn cứ vào số lượng thành phần chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước. 2.7-2 Phương pháp lấy mẫu đất. Đối với mẫu đất cĩ thể lấy bằng hai cách: - Nếu cĩ thiết bị khoan ta tiến hành khoan vào đất và sắp xếp mẫu theo thứ tự từ trên xuống. Căn cứ vào các lớp đất khoan ta lấy mẫu theo từng lớp khác nhau với lượng mẫu nhất định căn cứ vào yêu cầu phân tích mẫu. - Nếu khơng cĩ thiết bị khoan ta cĩ thể đào hố. Độ sâu của hố đào phụ thuộc vào phẫu diện đất. Khi nhìn rõ các lớp ta tiến hành lấy mẫu từng lớp. Chý ý khi lấy mẫu nếu cĩ máy ảnh ta chụp lại phẫu diện đất để sau này đưa vào báo cáo phân tích mẫu 2.8 ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ THƠNG TIN ĐỊA LÝ TRONG ĐIỀU TRA THỦY VĂN VÀ MƠI TRƯỜNG. 2.8-1 Khái niệm chung. Ngày nay mọi người đều nhận thức được rằng hậu quả của việc tăng dân số và phát triển kinh tế dẫn đến những địi hỏi ngày càng bức bách hơn đối với tài nguyên trên trái đất vốn dĩ đã tồn tại rất cĩ giới hạn và dẫn đến những tác động sâu sắc tới mơi trường. Ví dụ như: - Khai thác một cách quá mức các tài nguyên như nước, dầu mỏ, khí đốt, các khống sản, - Từ các hoạt động kinh tế đã làm tăng ơ nhiễm mơi trường đất liền, biển và khơng khí. - Các loại hình sử dụng đất bị thay đổi dưới tác động của quá trình đơ thị hố, phá rừng trên diện rộng. - Khả năng biến đổi khí hậu tồn cầu do hoạt động kinh tế của con người ngày càng cao và khơng chú ý đến vấn đề mơi trường. Mặt khác con người cũng ý thức được rằng tính khơng ổn định của hệ thống trái đất với những hiện tượng thiên tai cực đoan ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Ví dụ như lũ lụt, hạn hán, động đất, Bất chấp sự gia tăng cũng như tính nghiêm trọng của 37
  38. các hiện tượng đĩ, chúng ta vẫn phải phát triển, nhưng phát triển sao cho bền vững và khơng gây các tác động nghiêm trọng đến mơi trường đến tương lai phát triển chung của tồn cầu. Để cĩ thể kịp thời đánh giá được các trạng thái phát triển chúng ta cần thu thập được những tư liệu mơi trường trái đất trên các quy mơ tồn cầu cũng như các khu vực. Các tự liệu này bao gồm các tham số địa lý, thơng tin về khí quyển, thảm phủ thực vật, tình hình sử dụng đất, Trong những năm gần đây các hệ thơng quan trắc trái đất từ vệ tinh đã nâng tầm hiểu biết về trái đất ngày càng nhiều hơn, sâu rộng hơn và cĩ bức tranh tổng quát hơn. Ngày nay khoa học đã phát triển tới trình độ rất cao, nhiều thành tựu khoa học được ứng dụng nhanh chĩng trong kinh tế và đã thu được nhiều kết quả to lớn, rộng khắp và kịp thời. Đặc biệt trong vài chục năm gần đây kỹ thuật viễn thám và hệ thơng tin địa lý được ứng dụng rất thành cơng trong nhiều lĩnh vực, trong đĩ cĩ lĩnh vực thủy văn và mơi trường. Cĩ thể nĩi Viễn thám là phương pháp thu thập và phân tích thơng tin về các đối tượng tự nhiên mà khơng trực tiếp tiếp xúc với đối tượng. Các thơng tin viễn thám vừa cĩ tính bao quát, vừa cĩ đa dạng, khách quan. Trong viễn thám sử dụng một số cơng cụ để thu thập thơng tin đĩ là vệ tinh, máy bay, tàu vũ trũ và một số thiết bị thu nhận và xử lý thơng tin ở mặt đất. Nguyên lý của phương pháp là thơng qua tính chất ánh sáng, vừa là sĩng, vừa là năng lượng điện từ, từ đĩ thơng tin thu nhận được sẽ là ảnh (chụp bằng vệ tinh, máy bay hay từ tàu vũ trụ), là băng từ và số liệu phổ. Từ các tài liệu ảnh, băng từ và phổ người ta sử dụng các phương pháp xử lý thơng tin viễn thám khác nhau phục vụ cho các lĩnh vực chuyên mơn khác nhau. 2.8-2 Ứng dụng Viễn thám và hệ thơng tin địa lý trong điều tra tài nguyên thiên nhiên và mơi trường. Thực tế cho thấy rằng nếu chỉ sử dụng tư liệu viễn thám thì kết quả thu được sẽ rất hạn chế. Ví dụ bản thân bản đồ biến động lớp phủ thực vật được thành lập từ tư liệu viễn thám qua các thời gian sẽ khơng cĩ đủ thơng tin để trả lời câu hỏi vì sao lại biến động như thế, tại sao thảm phủ thực vật lại ít đi hay lại nhiều lên. Để trả lời câu hỏi đĩ ta phải chồng xếp các bản đồ về lớp phủ thực vật, bản đồ giao thơng, dân cư hay hiện trạng sử dụng đất các thời kỳ khác nhau để phân tích đánh giá. Hơn nữa trong một bài tốn phân loại tư liệu viễn thám chúng ta sẽ đạt được kết quả chính xác hơn nếu cĩ được các thơng tin địa lý bổ trợ. Để việc liên kết dữ liệu trong viễn thám và hệ thơng tin địa lý được thuận lợi các dữ liệu thơng tin địa lý cần được lưu giữ dưới dạng số và được đưa về cùng một hệ toạ độ đồng nhất về mặt hình học như raster với raster chứ khơng thể xử lý trực tiếp dữ liệu vecter với raster. Như vậy việc liên kết dữ liệu được thực hiện thơng qua hai dạng, đĩ là phân tích tổng hợp và chồng phủ dữ liệu. Đối với tài nguyên thiên nhiên, mơi trường viễn thám và hệ thơng tin địa lý được ứng dụng rộng rãi và rất cĩ hiệu quả, tiết kiệm được khá nhiều thời gian, cụ thể nĩ được ứng dụng vào các vấn đề sau: 38
  39. - Nghiên cứu điều tra địa hình địa mạo lưu vực sơng, đường phân thủy của lưu vực, địa hình địa mạo lịng sơng, sự biến hình lịng sơng, cửa sơng qua các thời kỳ khác nhau; - Nghiên cứu dự báo mưa, bão, khoanh vùng cĩ khả năng mưa thơng qua ảnh các đám mây, thơng qua tư liệu ra đa; - Điều tra khảo sát dịng chảy mặt của sơng ngịi, hồ ao, kho nước, trữ lượng băng tuyết, đánh giá được tồn bộ trữ lượng nước trên bề mặt đất. - Ứng dụng tư liệu viễn thám và hệ thơng tin địa lý khảo sát được diễn biến lũ lụt, úng ngập của các trận lũ lớn, lũ lịch sử, đánh giá mức độ ngập lụt và tác động mơi trường của nĩ. Thí dụ trong trận lũ tháng XI năm 1999 ở Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng người ta đã thu được ảnh tồn cảnh ngập lụt khu vực đĩ. Từ ảnh vệ tinh đĩ kết hợp với điều tra khảo sát thực địa tiến hành phân tích tình trạng ngập lụt và cĩ biện pháp quy hoạch phịng chống lũ lụt cho các trận lũ xẩy ra sau này. - Nghiên cứu điều tra dịng chảy ngầm, phát hiện các bồn nước ngầm, trữ lượng và chất lượng của chúng. Lập bản đồ địa chất thủy văn. - Điều tra đánh giá diễn biến thảm phủ thực vật trên lưu vực. - Ứng dụng tư liệu viễn thám và hệ thơng tin địa lý để nghiên cứu diễn biến độ mặn vùng cửa sơng gia tăng do tình hình khơ hạn, nghiên cứu các vùng đất bị thối hố, sa mạc hố. - Điều tra diễn biến độ ẩm trên cơ sở phân tích tư liệu viễn thám và hệ thơng tin địa lý để phục vụ cho tưới trong nơng nghiệp. - Ứng dụng tư liệu viễn thám và hệ thơng tin địa lý để xác định các thảm hoạ như cháy rừng, sạt lở đất. - Ứng dụng tư liệu viễn thám và hệ thơng tin địa lý xác định diễn biến mơi trường bề mặt trên biển như diễn biến các vết dầu loang do sự cố khai thác và vận chuyển dầu. Nghiên cứu các dịng nước thải cơng nghiệp làm ảnh hưởng tới mơi trường nước biển. 2.9 KỸ THUẬT AN TỒN TRONG ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA. Trong cơng tác điều tra thực địa khơng những cần chú ý về mặt hồn thành khối lượng và thời gian đúng tiến độ mà cịn cần phải chú ý tới cơng tác kỹ thuật và tổ chức an tồn lao động, cĩ như vậy mới đảm bảo khơng xẩy ra tai nạn trong quá trình thực hiện cơng việc. Các vấn đề về kỹ thuật an tồn trong lao động rất đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như điều kiện và địa bàn làm việc, kỹ thuật và phương pháp tiến hành cơng việc, các biện pháp an tồn được áp dụng, việc học tập, tập huấn về an tồn lao động, Trong tất cả các biện pháp bảo hộ an tồn lao động thì biện pháp phịng ngừa là quan trọng nhất. Người chịu trách nhiệm về an tồn lao động trong cơng tác điều tra khảo sát thực địa là đồn trưởng, đội trưởng và các nhĩm trưởng. 39
  40. Những cá nhân vi phạm quy tắc bảo hộ lao động và kỹ thuật an tồn dẫn tới hậu quả chết người hoặc gây thương tích nặng nhiều người đều phải đưa ra truy tố trước pháp luật. Trước khi bắt tay vào cơng việc phải mở lớp huấn luyện về kỹ thuật an tồn lao động. Tất cả các thành viên trong đồn đều phải tham gia dự lớp huấn luyện này. Các kỹ thuật viên, cơng nhân viên chỉ được phép tiến hành cơng việc khi đã được kiểm tra về kỹ thuật an tồn và phịng hộ lao động. Nội dung chủ yếu của kỹ thuật an tồn là nắm vững bản hướng dẫn đại cương cách tiến hành cơng việc, các biện pháp phịng ngừa tai nạn lao động. Nội dung này đặc biệt cĩ ý nghĩa đối với các cơng nhân lần đầu tiên tham gia cơng việc. Nĩ bao gồm các vấn đề sau: 1) Điều kiện địa lý tự nhiên khu vực điều tra khảo sát; 2) Những quy tắc về vấn đề bảo hộ lao động; 3) Nội quy sinh hoạt và làm việc; 4) Quy phạm về kỹ thuật an tồn; 5) Những thời điểm nguy hiểm trong cơng việc và các biện pháp đặc biệt bảo vệ an tồn trong các trường hợp đĩ; 6) Quy tắc phịng cháy, chữa cháy. Nội dung trên do người phụ trách về vấn đề kỹ thuật an tồn trình bày, thời gian khoảng từ 6 - 10 tiếng. Ngồi ra trước khi làm việc cụ thể cần hướng dẫn thêm cho các nhân viên trực tiếp làm việc ở các bộ phận các vấn đề như: 1) Tư thế lúc làm việc; 2) Quy trình cơng nghệ và vị trí của người cơng nhân làm việc trong quy trình đĩ; 3) Vị trí các thiết bị, máy mĩc kỹ thuật và quy tắc làm việc với chúng; 4) Quy tắc phịng tránh tai nạn về điện, về các chất phĩng xạ và các thiết bị nguy hiểm; 5) Các thời điể m nguy hiểm trong quá trình làm việc và quy tắc phịng tránh các trường hợp đĩ. Để kiểm tra đánh giá kiến thức về kỹ thuật an tồn lao động phải thành lập ban kiểm tra do đồn trưởng hay đội trưởng chỉ định. Kết quả kiểm tra được ghi vào biên bản. Ngồi những vấn đề nêu trên các trường hợp thay đổi phương pháp làm việc, sử dụng máy mĩc thiết bị mới và khi chuyển sang cơng việc khác cần phải cĩ sự hướng dẫn bổ sung. Đối với các cơng việc điều tra trên sơng, hồ, kho nước, đầm lầy cần tránh các tai nạn do bão, sĩng, vận tốc chảy quá lớn. Các nhân viên làm việc trên sơng nước cần biết cách cấp cứu khi bị tai nạn. Đối với việc điều tra khảo sát vùng rừng núi, đầm lây xa dân cư cần đặc biệt lưu ý các biện pháp phịng ngừa đến điều kiện thời tiết xấu, phịng ngừa cơn trùng sâu bọ, rắn độc nguy hiểm. 40
  41. Nhân viên, cơng nhân đã được kiểm tra về kỹ thuật an tồn lao động lần đầu tiên tham gia cơng việc nhất thiết phải bố trí với những nhân viên, cơng nhân cĩ kinh nghiệm. Trong điều kiện cần thiết cĩ thể lấy một số người địa phương nắm được vùng điều tra khảo sát vào đội để làm người dẫn đường và giúp việc. Câu hỏi chương 2: 1. Cách xác định vị trí đo sâu trong sơng, hồ. 2. Các yêu cầu trong việc đặt trạm thủy văn tạm thời. Nhiệm vụ của trạm thủy văn tạm thời. 3. Nguyên tắc ghi nhật ký thực địa. Tại sao phải hiệu chỉnh bản đồ ngồi thực địa? Đĩ là những vấn đề gì? Ví dụ. 4. Trình bày nội dung điều tra đánh giá chất lượng nước. 5. Kỹ thuật an tồn trong điều tra thực địa. 41
  42. Chương III. ĐIỀU TRA THUỶ VĂN PHỤC VỤ QUY HOẠCH SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC MỘT KHU VỰC, LƯU VỰC SƠNG 3.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay việc xây dựng và phát triển các ngành kinh tế địa phương được đặt ra một cách cấp bách và tồn diện. Mỗi một địa phương ngồi các nhà máy, cơng trường, xí nghiệp trung ương đĩng trên địa phận mình cần phải cĩ quy hoạch phát triển các ngành kinh tế của địa phương mình một cách hợp lý. Tuỳ theo tình hình đặc điểm địa lý tự nhiên và tài nguyên của địa phương, mỗi một tỉnh, một huyện xây dựng cho mình một tổ hợp các ngành kinh tế kết hợp như cơng - nơng - ngư nghiệp, cơng - nơng - lâm nghiệp, du lịch - , dịch vụ v.v Như chúng ta đã biết mỗi một ngành kinh tế đều địi hỏi sử dụng một lượng nước nhất định. Để đảm bảo cung cấp nước cho các ngành kinh tế chúng ta cần phải điều tra đánh giá nguồn nước của địa phương mình. Như vậy điều tra thuỷ văn đánh giá nguồn nước cĩ thể tiến hành cho một tỉnh, một huyện, một vùng liên huyện hay liên xã hoặc cho một lưu vực sơng riêng biệt. Nội dung điều tra thủy văn phục vụ quy hoạch khai thác nguồn nước một cách hợp lý và cĩ hiệu quả như đã trình bày ở chương I, ở đây chúng ta đi vào vấn đề cụ thể cho một vùng hay một lưu vực sơng riêng biệt. 3.2. ĐIỀU TRA KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 3.2-1 Vị trí địa lý địa hình Cần nêu rõ giới hạn địa lý của khu vực hay lưu vực sơng. Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng đồng bằng, miền núi hay bán sơn địa hoặc nằm trong cả ba vùng. Về phần địa hình địa mạo cần sưu tập các tài liệu phân tích về địa hình địa mạo của vùng. Sự phân chia các khu vực trong lưu vực theo độ cao, chỉ rõ sự phân bố cao nguyên, núi đồi, bình nguyên, đồng bằng, hồ đầm, vùng đất trũng, bãi cát. Những khu vực nào cịn chưa rõ cần phải đánh dấu để tiến hành điều tra khảo sát thực địa. Trong điều kiện cần tiến hành điều tra khảo sát địa hình địa mạo chúng ta cĩ thể sử dụng các phương pháp trình bày trong mơn trắc đạc và ở hai chương trên. Ở đây cần lưu ý các vấn đề : 1) Tuỳ theo điều kiện địa lý tự nhiên của khu vực ta cĩ thể chọn phương pháp này hay phương pháp kia để khảo sát địa hình, song phải đảm bảo được kỹ thuật, số liệu thu thập được phải chính xác và tiết kiệm được kinh phí. 2) Phải biết sử dụng các tài liệu trắc đạc đã cĩ của địa phương và quy các tài liệu đĩ (cao độ, kinh vị độ) về hệ thống mốc cao độ quốc gia. 3) Trong quá trình đi thực địa cần đánh dấu rõ ràng, cĩ sơ hoạ những điểm mốc để sau này cĩ thể cần kiểm tra lại số liệu đã thu thập được, hoặc cần điều tra tỷ mỷ thêm để cĩ tài liệu cho thiết kế, quy hoạch và thi cơng các cơng trình sử dụng nguồn nước. 42
  43. 4) Trong khi khảo sát các dãy núi cần xác định độ cao, hướng đĩn giĩ và khuất giĩ để đánh giá ảnh hưởng của nĩ tới chế độ mưa, chế độ dịng chảy. Cần xác định độ dốc các sườn núi, các vùng đồi kết hợp với nghiên cứu sự xĩi mịn của sườn núi, của lưu vực. 5) Khảo sát vùng địa hình đầm lầy và hồ ao cần chú ý vị trí của nĩ so với tồn bộ lưu vực. Xác định được hệ thống sơng suối chảy vào hồ, đầm lầy. Hiện nay trong phần khảo sát địa hình địa mạo người ta cĩ thể dùng phương pháp trắc lượng bằng máy bay hay vệ tinh. Việc dùng phương pháp này cĩ nhiều thuận lợi, nhất là vùng địa hình đồi núi cao đân cư thưa thớt, nĩ cho ta hình ảnh bao quát cả khu vực, dạng thung lũng sơng, sự phân bố các bãi, đồi cát dọc sơng, sự biến dạng lịng sơng v.v Tuy nhiên, việc ứng dụng phương pháp này địi hỏi kỹ thuật cao, cĩ kinh nghiệm. 3.2-2 Mạng lưới sơng ngịi kênh rạch Mạng lưới sơng ngịi kênh rạch cần được xác định rõ ràng trên bản đồ và thuyết minh đầy đủ trong phần mơ tả. Cần chỉ rõ vị trí các sơng chảy vào và chảy ra trên khu vực, phải xác định được chiều dài, chiều rộng bình quân các sơng lớn chảy qua, xác định mật độ lưới sơng trên lưu vực và mật độ lưới sơng đĩ thuộc loại nào trong phân cấp mật độ lưới sơng. Cần nắm được các hệ thống kênh chính, kênh phụ, loại kênh (tưới, tiêu), mối quan hệ giữa hệ thống sơng ngịi và kênh rạch. Trong việc thu thập số liệu về sơng ngịi kênh rạch cĩ thể dùng tài liệu trắc lượng hàng khơng, ảnh viễn thám để xác định mơ tả. 3.2-3 Điều tra địa chất thổ nhưỡng Thơng thường tài liệu về địa chất thổ nhưỡng được thu thập theo các báo cáo của các đồn khảo sát địa chất. Để phục vụ cho việc phân tích đánh giá nguồn nước cần thu thập được tài liệu về sự phân bố các loại đất đá theo lãnh thổ. Đặc biệt cần lưu ý sự phân bố bề dày các lớp đất đá vì nĩ sẽ cĩ ý nghĩa trong việc phân tích đánh giá nguồn nước ngầm của khu vực, mặt khác nĩ sẽ là cơ sở để phân tích chất lượng và thành phần hố học của nước, phù sa của sơng suối. Cĩ thể tiến hành lấy mẫu đất để phân tích tính chất cơ lý của đất. 3.2-4 Điều tra thảm phủ thực vật Trong phần này cần thu thập được sự phân bố các loại rừng trên khu vực, lưu vực sơng. Tỷ lệ diện tích từng loại rừng so với tồn bộ diện tích khu vực. Phải nắm được các vùng đất canh tác, các loại cây trồng và thời vụ của chúng. Cần lưu ý thực vật của lưu vực được đặc trưng theo các nhĩm sau đây : rừng, bụi rậm, đồng cỏ, thảo nguyên, đồng lầy, vùng đất canh tác. Khi mơ tả thực địa cần nêu các vấn đề : - Đối với rừng: thành phần cây, loại thịnh hành, độ cao bình quân, độ tuổi, mức độ khép tán; - Đối với bụi rậm: loại thịnh hành, độ cao và độ dày; 43
  44. - Đối với đồng cỏ: thung lũng khơ, đồng lầy cĩ nhiều loại cĩi với những bụi rậm riêng biệt; - Đối với vùng đất canh tác: Cần phân biệt loại cây trồng lâu năm như chè, cà phê, dứa, hồ tiêu, cao su và các loại trồng theo thời vụ như lúa, ngơ, đậu, mía v.v Đối với thảm phủ thực vật cĩ thể sử dụng tư liệu ảnh hàng khơng, ảnh viễn thám để nghiên cứu kết hợp với điều tra thực địa. 3.2-5 Điều tra sự ảnh hưởng của điều kiện địa lý tự nhiên tới chế độ dịng chảy Cần thu thập đánh giá được ảnh hưởng của địa hình tới chế độ mưa và dịng chảy. Sườn đĩn giĩ đơng nam, tây nam mang hơi ẩm khơng khí phong phú bao giờ cũng cho lượng mưa nhiều nên lượng dịng chảy cũng dồi dào hơn so với sườn khuất giĩ. Cần đánh giá được ảnh hưởng của độ dốc và độ dài sườn dốc tới quá trình tập trung nước, tập trung dịng chảy lũ và các hiện tượng xĩi lở. Cần thu thập phân tích ảnh hưởng của mạng lưới sơng ngịi, kênh rạch, thảm phủ thực vật, hồ ao, đầm lầy, hiện tượng kastơ tới sự điều tiết dịng chảy năm nĩi chung và dịng chảy lũ nĩi riêng. Ở đây cần lưu ý tới vấn đề chặt phá rừng, khai khẩn đất đai, các dự án trồng và bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc cĩ ý nghĩa như thế nào đối với dịng chảy. 3.2-6 Điều tra khảo sát thung lũng sơng và vùng phụ cận. Việc khảo sát thung lũng sơng và vùng phụ cận cĩ ý nghĩa to lớn trong vấn đề khảo sát lưu vực sơng, vì cấu tạo và hình dạng thung lũng sơng cĩ ảnh hưởng rất lớn tới chế độ dịng chảy trong sơng và cĩ ý nghĩa tới vị trí xây dựng các cơng trình trên sơng, nhất là đối với các hồ chứa nước. Khảo sát thung lũng sơng bao gồm mặt cắt ngang, mặt cắt dọc và hình dạng bề mặt lưu vực sơng. Khảo sát thung lũng sơng bằng cách xem xét khi đi dọc theo sơng và cả trên sườn dốc, trong đĩ cĩ tiến hành đo đạc theo các yêu cầu đề ra. Trong thời gian khảo sát cần thực hiện đo đạc hồn chỉnh các mặt cắt ngang thung lũng sơng ở những chỗ cĩ thể phản ánh được dạng điển hình và biến đổi đột ngột nhất. Những mặt cắt đĩ đặt vuơng gĩc với thung lũng sơng (khơng phải với lịng sơng). Số lượng mặt cắt nhiều hay ít phụ thuộc mức độ thay đổi của thung lũng sơng, nhưng với mỗi khúc sơng phải cĩ ít nhất ba mặt cắt, chỉ khi khúc sơng cấu tạo tương đối đồng nhất thì cĩ thể điều tra đo đạc một hoặc hai mặt cắt ngang. Trước khi đi điều tra các mặt cắt thung lũng sơng được sơ bộ vạch trên bản đồ. Trong quá trình đi cơng tác giã ngoại những vị trí đĩ sẽ được chính xác hố. Các mặt cắt cần được bố trí trong vùng cĩ dân cư nhưng phải hết sức tuân thủ những yêu cầu đã chỉ dẫn. Trong quá trình điều tra thực địa cần thu thập được những tài liệu sau: 1) Loại thung lũng sơng: Hình dáng theo bình đồ và chiều rộng, 44
  45. 2) Sườn thung lũng: Độ cao, hình giáng bề ngồi, độ dốc, độ chia cắt, thực vật và đất đai, 3) Bậc thềm: Số lượng, độ cao, độ dốc của sườn, độ dốc của bề mặt (theo chiều dọc và ngang) chiều rộng, mức độ chia cắt thực vật và đất đai, 4) Đáy thung lũng (bãi bồi): Độ rộng, vị trí đối với sơng (theo bình đồ và theo độ cao), đặc điểm trên bề mặt, mức độ chia cắt, thực vật, đất đai và mức độ ngập nước. Trong quá trình khảo sát cần chú ý tới những vị trí đất trượt, đá lở, nĩn phĩng vật và nơi nước ngầm xuất lộ, những con đường lớn nhỏ, đường mịn đi qua sườn và đáy thung lũng, cần xác định khả năng đi lại trên sườn dốc và đáy thung lũng sơng khơng kể đường sá. Tất cả những vấn đề đĩ cần được ghi đầy đủ vào sổ nhật ký thực địa, cĩ sơ hoạ kèm theo và cĩ ghi rõ các vật định hướng (tên làng, xã, nhánh sơng, cầu giao thơng, cơng trình thủy lợi, ) cĩ trên khu vực và cĩ trên bản đồ. Khi khảo sát cần ghi chú những chỗ thung lũng đặc biệt (ví dụ như co hẹp hay mở rộng, vì nĩ sẽ cĩ ý nghĩa thực tế đối với các cơng trình thủy cơng). Đối với các vị trí đĩ cần vẽ mặt cắt ngang thung lũng và lịng sơng, lập bản mơ tả tỷ mỷ thực địa theo những vấn đề ghi trong đề cương. Trong quá trình khảo sát thung lũng sơng cần kết hợp khảo sát vùng phụ cận của nĩ. Mục đích việc khảo sát này nhằm thu thập tài liệu đặc trưng về địa hình, thảm thực vật, đất đai, hệ thống đường sá (dẫn đến thung lũng và dọc thung lũng) và những khĩ khăn chính về đi lại khi khơng theo đường đã cĩ trên khu vực. Việc khảo sát tiến hành ở khu vưc từ ranh giới thung lũng sơng trong phạm vi cĩ thể thấy được. Nếu bị che khuất (do rừng) Thì cĩ thể quan sát theo tuyến ngang, trong những trường hợp riêng thì theo tuyến dọc (theo đường ơ tơ, đường mịn xuyên rừng) nằm trong giải dọc theo hai bên đường viền thung lũng với mỗi bên rộng khoảng bằng hay hơn 0.5 km. Tài liệu thu được ngồi thực địa cần phải đảm bảo đặc trưng, điểm hình của cảnh quan mà trong đĩ con sơng chảy qua. Trong trường hợp khu vực bên tả và bên hữu khác nhau rõ rệt thì việc mơ tả làm riêng cho mỗi bên. Về địa hình, tài liệu thu thập được phải phản ánh rõ đặc trưng chung, ngồi ra phải nêu chi tiết sự cấu tạo trên bề mặt khu vực bằng cách khảo sát về mức độ phổ biến hình dạng, kích thước và sự bố trí các dạng địa hình. Đối với vùng đồng bằng nêu rõ cao độ, độ nghiêng, độ lõm, độ lượn sĩng, từng loại vùng trũng (miền lịng đĩa, vùng trũng nơng, mương xĩi, ) và các chỗ cao (đồi, dãy đồi, ) độ sâu hoặc độ cao của chúng so với chỗ bằng phẳng, độ dài, độ rỗng, sự phân bố so với dịng sơng (hướng vuơng gĩc, song song, hướng đa dạng). Đối với vùng đồi cần nêu lên được đặc điểm của đồi (đồi nhỏ, trung bình, lớn), sự bố trí các dãy đồi, quả đồi, độ cao, hình dáng dạng sườn dốc. Mơ tả vùng trũng giữa các quả đồi, chú ý sự xuất hiện của hồ ao đầm lầy. Đối với vùng núi ghi rõ đặc điểm dãy núi và mạch núi, hướng nui, độ cao, hình dạng, độ dốc của sườn núi, độ chia cắt. 45
  46. 3.2-7 Điều tra lịng sơng. Khi khảo sát lịng sơng dùng thuyền đi xuơi dịng nước. Những dịng sơng nơng và bé cĩ thể đi trên bờ. Mục đích của khảo sát là xác định những đặc trưng cơ bản của lịng sơng như : độ rộng, độ sâu, đáy sơng, bờ sơng, đường viền bờ, độ cao của bờ, độ rộng của lịng sơng, độ uốn khúc và diễn biến của dịng sơng. Khi khảo sát nguồn sơng cần xác định ví trí của nĩ. Thường lấy chỗ lầy mà từ đĩ dịng chảy được hình thành làm nguồn sơng. Với những sơng ở thượng lưu bị khơ trong mùa cạn thì lấy vị trí mà lịng sơng xuất hiện rõ rệt làm nguồn sơng. Khi xác định cửa sơng do hai nhánh sơng cùng chảy vào một sơng, hồ hoặc biển thì lấy nguồn sơng của nhánh lớn. Trong nhật ký thực địa cần mơ tả tỷ mỷ nguồn sơng và cửa sơng. Đặc trưng đoạn cửa sơng chịu ảnh hưởng của biển hoặc hồ lớn cần đặc biệt mơ tả tỷ mỷ khu vực sơng chảy qua, sự phân dịng ra các nhánh, sự chảy và chế độ nước, đồng thời nêu những tài liệu về cồn ngầm (sự phân bố và kích thước). Khi khảo sát sự cấu thành của lịng sơng tiến hành quan sát trực tiếp kết hợp tiến hành đo đạc. Đối với chỗ sâu, chỗ nơng, chỗ ghềnh thác phải thu thập tài liệu về đặc điểm sự phân bố của chúng theo dọc sơng. Khi thu thập cần phải nêu tên chỗ nơng, sâu, ghềnh, thác vị trí tương đối của chúng so với các vật định hướng. Phải xác định độ dài, rộng (nhỏ nhất trên suốt chỗ nơng ghềnh), tốc độ chảy lớn nhất, chất đất đáy sơng, đồng thời chỗ nơng phải ghi độ dốc mặt nước, chỗ ghềnh phải ghi độ hạ (khi cĩ đánh thăng bằng). Đối với tất cả các thác trên sơng đều phải ghi độ cao nước hạ xuống. Đối với các bãi cát, bãi cát nơng và doi đất, bãi cát dọc bờ phải ghi số liệu về sự phân bố của chúng. Đối với loại lớn thì nêu những đặc trưng tỷ mỉ về kích thước. Ở những vị trí của mặt cắt ngang thung lũng ta tiến hành đo sâu lịng sơng theo chiều ngang. Khoảng cách giữa các điểm đo sâu phải tương ứng với độ rộng sơng. Nếu độ rộng sơng dưới 10, 20, 50, 100, 200 và 500 mét thì lấy khoảng cách giữa các điểm đo tương ứng là 1, 2 , 5, 10, 20 và 50 mét. Đối với đoạn sơng khơ kiệt cần thu thập tài liệu về độ rộng lịng sơng, tức là khoảng cách giữa các mép bờ. Đối với các sơng miền núi, khi nước thấp, nếu chúng do nhiều lịng nhỏ riêng biệt chảy giữa đáy bằng phẳng thì chiều rộng sơng là khoảng cách giữa các mép nước của dịng nước ngồi cùng. Đối với khúc sơng chảy theo đầm lầy, nước tràn và mất hình dạng lịng sơng (nước chảy rất yếu) độ rộng sơng khơng được xác định, chỉ ghi kích thước đoạn bị ngập (độ rộng, độ dài). Bằng cách quan trắc trực tiếp và điều tra trong nhân dân địa phương khi khảo sát sơng ngịi phải nêu rõ hiện tượng nước dâng do sơng nhánh, cơng trình và cả hiện tượng nước dâng do ảnh hưởng của giĩ và triều biển, xác định ranh giới, phạm vi nước dâng. 46
  47. Khi quan trắc lịng sơng phải thu thập tài liệu về hiện tượng cỏ mọc, rong rêu và rác bẩn. Khi khảo sát địa hình đáy sơng cần phải ghi chép rõ ràng. Mặt đáy sơng được đánh giá là bằng phẳng khi độ sâu thay đổi đều; khơng bằng phẳng khi thường cĩ hố sâu, bãi nơng, đống đá, bãi đá. Những trường hợp đáy sơng biến dạng nghiêm trọng ( xĩi lở hoặc tích tụ phù sa) xẩy ra trong mùa lũ thì phải dặc biệt chú ý khảo sát và ghi chép tỷ mỉ bằng cách điều tra trong nhân dân địa phương. Cần thu thập tài liệu về những đoạn sơng và vị trí cĩ những hiện tượng đĩ xẩy ra nhiều và thường xuyên. Về đất đáy sơng khi khảo sát cần lưu ý theo phân loại sau: bùn, bùn cát, sét, cát, cát - cuội, cát - đá dăm, đá dăm, đá dăm - đá, đá (đá cĩ kích thước trung bình đường kính 0,2m) đá hoặc đá tảng (kích thước từng hịn trên 1 mét). Khi khảo sát bờ sơng cần nêu được các đặc trưng độ cao, độ dốc, chất đất thực vật và sự phá hoại bờ sơng. Độ uốn khúc của sơng ( mức độ thay đổi hướng của nĩ) và sự phân dịng ( sự tách ra các nhánh sơng và dịng phụ) được xác định trên bản đồ, theo tài liệu trắc lượng hàng khơng kết hợp với khảo sát thực địa để xác minh. Đối với sơng uốn khúc thì hình dáng trên mặt bằng thường thay đổi. Theo đặc điểm uốn khúc cĩ thể phân ra 3 loại: a) Uốn khúc vừa phải - Uốn khúc vừa phải là khúc sơng cong cĩ hình dáng dịu dàng và tương đối ít cong. b) Uốn khúc - Uốn khúc thường cĩ các khúc sơng cong nhưng chúng khơng ngược lại đối với hướng dịng sơng. c) Uốn khúc mạnh - Uốn khúc mạnh là các khúc cong liên tiếp nhau và nhiều khúc cĩ hướng ngược lại, eo đất giữa các khúc cong ngắn, cĩ lịng sơng chết (ở chỗ gián đoạn của khúc cong). Lúc nước cạn lịng sơng chết khơng thơng với dịng sơng chính. Đối với hiện tượng phân dịng, lịng sơng chia ra: a) Khơng phân dịng - Sơng khơng phân dịng là sơng khơng cĩ hoặc rất ít đảo và kích thước của nĩ khơng đáng kể so với độ rộng của sơng. b) Phân dịng vừa phải - Sơng phân dịng là sơng cĩ các đảo khá nhiều nhưng độ dài của chúng khơng vượt quá 3-5 lần độ rộng của sơng. Lịng sơng trong mùa nước lớn tách ra thành dịng phụ và nhánh, những nhánh đĩ thường ngắn và khơng tạo nên hệ thống nước phức tạp. Khi cắt đáy thung lũng theo một mặt cắt ngang bất kỳ sẽ gặp 2-3 hoặc hơn nữa các sịng phụ hoặc nhánh. c) Phân dịng mạnh - Sơng phân dịng mạnh là sơng cĩ hệ thống nhánh và dịng phụ phức tạp, cĩ độ dài, độ rộng và độ sâu rất đa dạng, một vài nhánh khá dài và tách ra xa lịng sơng chính. Đảo và các bãi cát nhiều, theo bình đồ thì kích thước và hình dạng rất khác nhau. Khi khảo sát sự phân dịng, ngồi sự đánh giá chung cần thu thập tài liệu về các đảo, chi lưu, dịng phụ, lịng sơng cũ, xác định vị trí và kích thước của chúng (dài, rộng) bờ sơng. Đối với đảo cần nêu thêm về độ cao, địa hình trên bề mặt, đất cấu 47
  48. thành, thực vật và sự ngập nước. Đối với các thành tạo khác thì thêm về độ sâu, tốc độ chảy, sự khơ cạn, chất đất đáy sơng, hiện tượng rong rêu cỏ mọc và rác rưởi. 3.2-8 Điều tra hoạt động kinh tế của con người Điều tra hoạt động kinh tế của con người trong việc sử dụng nguồn nước giúp cho chúng ta đánh giá được hiệu quả sử dụng nguồn nước, đánh giá được ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế tới điều kiện địa lý tự nhiên, chế độ thuỷ văn khí tượng và cán cân nước trên khu vực, mặt khác tạo điều kiện cho việc quy hoạch sử dụng nguồn nước trong tương lai cĩ hiệu quả và hợp lý hơn. Việc điều tra hoạt động kinh tế của con người tiến hành ở hai ngành chính là các hoạt động nơng - lâm nghiệp và các hoạt động về thuỷ lợi. 1. Các hoạt động nơng - lâm nghiệp Điều tra thu thập tài liệu về diện tích các khu trồng trọt, các cánh đồng trồng lúa, trồng màu, các nơng trường quốc doanh, trồng cây cơng nghiệp như cà phê, cam, chè, dứa v.v Tỷ lệ diện tích của chúng so với tồn bộ khu vực nghiên cứu. Thu thập các loại giống cây trồng trên khu vực, chế độ canh tác, thời vụ và các giai đoạn sinh trưởng của chúng. Thu thập chế độ tưới, lượng nước cần tưới cho một đơn vị diện tích và diện tích tứơi cho từng loại cây trồng trên khu vực. Đánh giá ảnh hưởng của chế độ trồng trọt tới quá trình thấm, quá trình xĩi mịn và bốc hơi trên lưu vực. Trong ngành lâm nghiệp cần điều tra thu thập sự phân bố các khu rừng đã trồng được, loại cây trồng, độ tuổi, độ cao trung bình. Tỷ lệ diện tích của chúng so với tồn bộ lưu vực. Thu thập về tài liệu quá trình trồng cây gây rừng phủ xanh đồi trọc từ trước tới nay và kế hoạch phát triển của ngành lâm nghiệp trong tương lai. Thu thập về tài liệu diện tích, mức độ rừng tự nhiên, rừng trồng bị tàn phá ở địa phương. Cần thu thập vai trị của việc phá rừng, trồng cây gây rừng tới chế độ phân phối dịng chảy trong năm, tới chế độ lũ, chế độ xĩi mịn đất, tới bốc hơi, tới chế độ ẩm và quá trình thấm của đất. 2. Các hoạt động thuỷ lợi Một trong những hoạt động thủy lợi quan trọng cĩ ảnh hưởng tới chế độ thủy văn khí tượng là việc xây dựng các kho nước lợi dụng tổng hợp hoặc cho các mục đích riêng. Việc điều tra thu thập tài liệu về kho nước được giới thiệu trong chương IV. Vấn đề thứ hai cần thu thập điều tra số liệu trong phần này là hệ thống các cơng trình tưới tiêu. Cần thu thập được sơ đồ hệ thống cống lấy nước tưới, cống tiêu nước, các trạm bơm tưới, tiêu, khả năng tưới, tiêu của từng cống, từng trạm bơm. Trong thơì gian hoạt động hệ thống đã phát huy được khả năng chưa. Cĩ phần nào chưa hợp lý cần quy hoạch, thiết kế xây dựng lại. 48