Giáo trình Đồ họa ứng dụng (Phần 1) - Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Long

pdf 104 trang Gia Huy 4321
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Đồ họa ứng dụng (Phần 1) - Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_do_hoa_ung_dung_truong_cao_dang_nghe_vinh_long.pdf

Nội dung text: Giáo trình Đồ họa ứng dụng (Phần 1) - Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Long

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VĨNH LONG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: ĐỒ HỌA ỨNG DỤNG NGHỀ: KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành theo Quyết định số 171 /QĐ - CĐNVL ngày 14 tháng 8 năm 2017 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Vĩnh Long (Lưu hành nội bộ) NĂM 2017
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VĨNH LONG Tác giả biên soạn: ThS. Nguyễn Hồng Thắm GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: ĐỒ HỌA ỨNG DỤNG NGHỀ: KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NĂM 2017
  3. LỜI MỞ ĐẦU  Hiện nay đồ hoạ ứng dụng là một trong những chương trình thông dụng nhất, nó đã góp phần quan trọng làm cho giao tiếp giữa con người và máy tính trở nên thân thiện hơn. Thật vậy, giao diện kiểu văn bản (text) đã được thay thế hoàn toàn bằng giao diện đồ hoạ, cùng với công nghệ đa phương tiện (multimedia) đã đưa ngành các Công Nghệ Thông Tin sang một phiên bản mới. Cuốn tài liệu giảng dạy này, tôi muốn mang lại cho bạn đọc các cơ sở lý thuyết, kỹ năng thực hành về đồ hoạ ứng dụng từ đơn giản nhất như các thuật toán vẽ đường thẳng, đường tròn, đa giác, ký tự Tiếp đến các kỹ thuật xén tỉa, các phép biến đổi đồ hoạ Chúng ta lần lượt làm quen với thế giới màu sắc thông qua các hệ màu: RGB, CMYK, Tài liệu gồm hai phần, trong đó phần một giới thiệu và hướng dẫn sử dụng cơ bản phần mềm CorelDraw (đồ hoạ Vector). Phần tiếp theo, một giới thiệu và hướng dẫn sử dụng cơ bản phần mềm Photoshop (đồ hoạ Raster), trong mỗi phần sẽ có các bài hướng dẫn từ đơn giản đến phức tạp. Cuối mỗi bài đều có phần bài tập cho chúng ta kiểm tra lại kiến thức vừa đọc được. Bố cục rõ ràng, hình ảnh phong phú, đa dạng. Dù cho bạn chưa từng biết về đồ hoạ ứng dụng hay bạn đã nhiều năm làm việc trong lĩnh vực này, bạn đều có thể nhận thấy rằng cuốn sách này là một bộ tham khảo đầy đủ các thông tin hữu ích và có tính chất thực tiễn cao. Các nội dung chính được trình bày trong giáo trình này bao gồm hai phần được giới thiệu như dưới đây. Phần 1: Corel Draw Bài 1: Làm quen với môi trường làm việc của Corel Draw Bài 2: Công cụ hiệu chỉnh và lệnh biến đổi Bài 3: Công cụ tô màu – Tạo văn bản Bài 4: Tạo hiệu ứng trong Corel Draw Bài 5: Kết xuất hình ảnh trong Corel Draw Phần 2: Photoshop CS Bài 1: Làm quen với môi trường làm việc của Photoshop CS Bài 2: Làm việc với vùng chọn Bài 3: Làm việc với Layer Bài 4: Văn bản trên Photoshop Bài 5: Các kỹ thuật vẽ cuẩ công cụ Pen Bài 6: Chỉnh sửa ảnh Bài 7: Tạo các ảnh hoạt hình cho Web
  4. Mục tiêu cần đạt được về kiến thức và kỹ năng sau khi học: - Về kiến thức: Được đánh giá qua bài kiểm tra viết, kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành đạt các yêu cầu sau: + Trình bày được khả ứng dụng của Corel Draw và Photoshop CS; + Nêu được cách làm với các công cụ và đối tượng trong Corel Draw; + Nêu được cách làm việc với các đối tượng trong Photoshop CS; - Về kỹ năng: Đánh giá kỹ năng thực hành của học sinh trong các bài thực hành đạt được các yêu cầu sau: + Sử dụng được các công cụ cơ bản trong phần mềm ứng dụng Corel Draw để vẽ và tạo hình đối tượng. + Sử dụng các công cụ công cụ Freehand và Bezier hình chữ nhật, Ellipse, đa giác, hình sao để vẽ và tạo hình đối tượng trong Corel Draw. + Sử dụng được các công cụ cơ bản trong phần mềm ứng dụng Photoshop để chỉnh sửa và xử lý đối tượng. + Điều chỉnh màu, sử dụng lệnh Hue/Saturation, áp dụng các hiệu ứng màu trong Photoshop. - Về thái độ: + Cẩn thận, kiên trì, chính xác trong thiết kế. Mặc dù đã rất cố gắng nhiều trong quá trình biên soạn lại giáo trình nhưng chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu học sinh và đọc giả để giáo trình này ngày càng một hoàn thiện hơn. Tác giả biên soạn
  5. MỤC LỤC  Trang BÀI 1. LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CỦA COREL DRAW 1 1. Khái niệm Corel Draw 1 1.1. Khái niệm 1 1.2. Đặc điểm Corel Draw 1 2. Giới thiệu màn hình thiết kế 2 2.1. Màn hình giao diện của Corel Draw 2 2.2. Các thành phần trên cửa sổ giao diện 3 3. Các thao tác thường sử dụng trên tập tin 4 3.1. Mở mới tập tin 4 3.2. Mở tập tin có sẵn 4 3.3. Lưu tập tin 4 4. Nhóm công cụ tạo hình cơ bản 4 4.1. Giới thiệu thanh công cụ Corel Draw 4 4.2. Giới thiệu nhóm công cụ vẽ đường 5 4.3. Tô màu nhanh cho đối tượng kín bằng thanh màu 7 4.4. Công cụ Rectangle tool 8 4.5. Công cụ Ellipse Tool 8 4.6. Công cụ Ploygon 9 4.7. Công cụ Basic Shape 10 4.8. Công cụ Smart Fill Tool 10 4.9. Chèn ký hiệu đặc biệt 11 5. Nhóm công cụ hỗ trợ vẽ chính xác 11 5.1. Xác lập giấy vẽ 11 5.2. Lưới điểm – Grid 11 5.3. Công cụ Zoom Tool 12 5.4. Công cụ Hand Tool 13 5.5. Đường chỉ dẫn – GuideLine 13 5.6. Thước – Ruler 14 BÀI TẬP THỰC HÀNH 15
  6. BÀI 2. CÔNG CỤ HIỆU CHỈNH VÀ BIẾN ĐỐI 17 1. Công cụ Pick Tool 17 2. Lệnh Group, Ungroup, Ungroup All 18 2.1. Lệnh Group 18 2.2. Lệnh Ungroup 19 2.3. Lệnh Ungroup All 19 3. Lệnh Combine, Break Apart, Convert to Curve 19 3.1. Lệnh Combine 19 3.2. Lệnh Break Apart 19 3.3. Lệnh Covert to Curve 20 4. Lệnh Order, Align and Distrubute 20 4.1. Lệnh Order 20 4.2. Lệnh Align and Distrubute 20 5. Công cụ Outline Tool, Shape Tool 21 5.1. Công cụ Outline Tool 21 5.2. Công cụ Shape Tool 21 6. Nhóm lệnh Shaping 24 6.1. Lệnh Trim 24 6.2. Lệnh Weld 24 6.3. Lệnh Intersect 25 7. Nhóm lệnh Tranformation 25 7.1. Lệnh Rotate 25 7.2. Lệnh Position 26 BÀI TẬP THỰC HÀNH 28 BÀI 3: CÔNG CỤ TÔ MÀU – TẠO VĂN BẢN 30 1. Sơ lược về mô hình màu 30 1.1. Mô hình màu RGB 30 1.2. Mô hình màu CMYK 30 2. Các phương pháp tô màu 30 2.1. Giới thiệu công cụ Fill Tool 30 2.2. Tô màu bằng công cụ Fill Color Dialog 31 2.3. Tô màu bẳng công cụ Fountain Dialog 31
  7. 2.4. Tô màu bẳng công cụ Pattern Fill Dialog 33 2.5. Tô màu bằng công cụ Texture Fill Dialog 33 2.6. Tô màu bẳng công cụ Interactive Fill Tool 34 2.7. Tô màu bằng công cụ Interactive Mesh Tool 34 2.8. Sao chép thuộc tính màu cho đối tượng 34 3. Tạo văn bản trong Corel Draw 35 3.1. Giới thiệu văn bản trong Corel Draw 35 3.2. Đối tượng văn bản – Aristic Text 35 3.3. Đối tượng đoạn văn bản 38 BÀI TẬP THỰC HÀNH 44 BÀI 4: TẠO HIỆU ỨNG TRONG COREL DRAW 48 1. Các phương pháp tạo hiệu ứng 48 2. Hiệu ứng Drop Shadow 48 3. Hiệu ứng Extrude 49 4. Hiệu ứng Add Perspective 50 5. Hiệu ứng Blend 51 6. Hiệu ứng Envelope 52 7. Hiệu ứng Distortion 53 8. Hiệu ứng Contour 54 9. Hiệu Lens 55 10. Hiệu ứng Transparency 55 11. Hiệu ứng Power Clip 56 BÀI TẬP THỰC HÀNH 57 BÀI 5: KẾT XUẤT HÌNH ẢNH TRONG COREL DRAW 59 1. Thao tác Import 59 2. Thao tác Export 60 3. Chuyển đổi ảnh Vector sang Bitmap 61 4. In ấn 62 5. Xuất file sang dạng tách màu 63 BÀI TẬP TỔNG HỢP 65 BÀI 1. LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CỦA PHOTOSHOP 69 1. Các khái niệm trong Photoshop 69
  8. 1.1. Giới thiệu về Photoshop 69 1.2. Điểm ảnh (pixcel) 69 1.3. Độ phân giải (Resolution) 69 1.4. Vùng chọn (Selection) 69 1.5. Lớp ảnh (Layer) 69 2. Phần mềm Photoshop CS 69 2.1. Hướng dẫn cài đặt 70 2.2. Giao diện chương trình 72 3. Các thao tác với file ảnh 74 3.1. Mở file ảnh 74 3.2. Tạo file mới 74 3.3. Lưu file ảnh 75 3.4. Bảng màu 75 3.5. Các thao tác cơ bản 75 4. Các công cụ thường dùng 76 4.1. Bộ công cụ Marquee 76 4.2. Bộ công cụ Lasso Tool 76 4.3. Công cụ Magic Wand 76 4.4. Công cụ Crop 77 4.5. Các thao tác xoay ảnh 77 4.6. Lệnh Free Transform 77 4.7. Các lệnh Transform khác 77 BÀI TẬP THỰC HÀNH 78 BÀI 2. LÀM VIỆC VỚI VÙNG CHỌN 79 1. Lệnh thao tác vùng chọn 79 1.1. Vẽ thêm vùng chọn 79 1.2. Loại trừ bớt vùng chọn 79 79 1.3. Giữ lại phần giao nhau của hai vùng chọn 79 1.4. Lệnh Select All 79 1.5. Lệnh đảo ngược 80 1.6. Lệnh huỷ chọn 80
  9. 2. Sao chép và di chuyển vùng chọn 80 2.1. Sao chép vùng chọn 80 2.2. Di chuyển vùng chọn 80 2.3. Quản lý vùng chọn 80 3. Tô màu 82 3.1. Lệnh tô màu tiền cảnh 82 3.2. Lệnh tô màu hậu cảnh 82 3.3. Lệnh Fill 82 3.4. Lệnh Stroke 83 3.5. Điều chỉnh màu sắc 83 BÀI TẬP THỰC HÀNH 90 BÀI 3. LÀM VIỆC VỚI LAYER 92 1. Cách hiển thị hộp Layer 92 1.1. Cơ bản về Layer 92 1.2. Chọn Layer làm việc 92 2. Tạo Layer ảnh và Copy Layer ảnh 92 2.1. Tạo lớp mới 92 2.2. Copy Layer ảnh 93 2.3. Xoá bỏ lớp 93 3. Sắp xếp các Layer 93 4. Liên kết các Layer 93 5. Cách phối trộn màu của Layer 93 5.1. Blending Mode (chế độ hoà trộn) 93 5.2. Opacity 98 5.3. Các công cụ tô vẽ 98 5.4. Bộ công cụ tô sửa 100 5.5. Bộ công cụ Stamp 100 5.6. Bộ công cụ History 100 5.7. Bộ công cụ tẩy (Eraser) 100 5.8. Bộ công cụ Gradient/ Pain Bucket 101 5.9. Bộ công cụ Blur/Sharpen/Smudge 101 5.10. Bộ công cụ Dodge/Burn/Sponge 101
  10. 5.11. Công cụ Eyedroper 101 6. Tô màu chuyển sắc cho Layer 102 6.1. Layer Công cụ Gradient 102 6.2. Sử dụng các hiệu ứng nổi Style 103 3.3. Menu Window/ Style 103 BÀI TẬP THỰC HÀNH 105 BÀI 4. VĂN BẢN TRÊN PHOTOSHOP 106 1. Tạo văn bản 106 2. Công cụ Type 106 3. Bộ công cụ Pen 106 3.1.Thao tác với công cụ Pen/Freeform Pen 107 3.2. Vẽ một đường thẳng 108 4. Văn bản với công cụ Path 109 5. Bộ công cụ path Componet Select/ Derect Selection 109 6. Bộ công cụ Shape Tool 109 BÀI TẬP THỰC HÀNH 110 BÀI 5. CÁC KỸ THUẬT VẼ CỦA CÔNG CỤ PEN 112 1. Vẽ Path thẳng 112 2. Di chuyển và hiệu chỉnh Path 113 3. Tạo một Path đóng 113 4. Tô màu cho Path 113 5. Tô phần trong cho Path đóng 114 6. Vẽ một path cong 114 7. Vẽ Path xung quanh ảnh 114 8. Sử dụng công cụ Freeform Pen 115 9. Các thông số của Manectic Pen 115 BÀI TẬP THỰC HÀNH 117 Bài 6. CHỈNH SỬA ẢNH 118 1. Các chế độ màu 118 1.2. Chế độ CMYK 118 1.3. Chế độ Bitmap 118 1.4. Chế độ GrayScale 118
  11. 1.5. Chế độ Dautone 118 1.6. Chế độ Indexed Color 118 1.7. Chế độ Lab Color 119 2. Điều chỉnh hình ảnh 119 2.1. Lệnh Duplicate 119 2.2. Lệnh Image size 119 2.4. Lệnh Rotate Canvas 122 2.5. Lệnh Extract 123 3. Các bộ lọc 123 3.1. Lệnh Liquify 124 3.2. Bộ lọc Artistic 124 3.3. Bộ lọc Blur 129 3.4. Bộ lọc Brush Stroke 130 3.5. Bộ lọc Distort 132 3.6. Bộ lọc Noise 134 3.7. Bộ lọc render 136 3.8. Bộ lọc Sharpen 137 3.9 Bộ lọc Stylize 139 3.10. Bộ lọc Texture 142 BÀI TẬP THỰC HÀNH 145 Bài 7. TẠO CÁC ẢNH HOẠT HÌNH CHO WEB 148 1. Thiết kế trang 148 2. Công cụ Sclies 148 3. Tạo và xem các Slices 148 4. Các loại Slices 149 4.1. Tạo một Slice từ đường dẫn 149 4.2. Tạo một Slice từ vùng chọn 149 4.3. Tạo Slice từ các lớp 149 5. Tạo hoạt hình dựa trên layer 150 5.1. Làm việc với các table trong Image Ready 151 5.2. Tạo các table 151 5.3. Ðể tạo một Table 151
  12. 5.4. Tạo các thư viện ảnh Web (Photoshop) 151 5.5. Tạo một thư viện ảnh Web 151 BÀI TẬP THỰC HÀNH 153 TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
  13. PHẦN I CORELDRAW
  14. BÀI 1. LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CỦA COREL DRAW MỤC TIÊU: − Trình bày được khái niệm về lĩnh vực ứng dụng của Corel Draw; − Trình bày được các thao tác trên tập tin trong chương trình Corel Draw; − Nêu được các công cụ vẽ cơ bản và công hỗ trợ vẽ chính xác trong Corel Draw; − Thao tác được trên tập tin trong chương trình Corel Draw; − Sử dụng được công cụ vẽ cơ bản và công hỗ trợ vẽ chính xác trong Corel Draw; − Rèn luyện tính chăm chỉ, sáng tạo trong học tập. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Khái niệm Corel Draw 1.1. Khái niệm CorelDRAW là chương trình đồ họa ứng dụng trên Hệ điều hành Windows chuyên dùng để thiết kế ảnh Vector. khi sử dụng CorelDRAW, chúng ta có thể thực hiện được các công việc sau: Thiết kế Logo – Logo là những hình ảnh hay biểu tượng đặc trưng cho một cơ quan, tổ chức, hay một đơn vị. Nó nói lên được vị trí địa lí, lĩnh vực hoạt động, quy mô hoạt động và tính chất hoạt động của đơn vị, cơ quan đó. Thiết kế Poster – Poster là những trang quảng cáo dùng hình ảnh để biểu trưng còn văn bản thường để chú giải. Ngày nay với sự hỗ trợ của máy in kỹ thuật số khổ rộng, thì kích thước của Poster không còn bị giới hạn. Thiết kế Brochule – Brochule là một tập các trang quảng cáo trong đó văn bản đóng vai trò chủ yếu còn hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Thường Brochule được trình bày theo dạng gấp hoặc tập sách mỏng. Thiết kế Catalogues – Catalogues là một bộ sưu tập về mẫu sản phẩm thuộc một lĩnh vực nào đó. Thiết kế mẫu sản phẩm như: Các sản phẩm gia dụng, các sản phẩm điện tử, vật dụng thường dùng, văn hóa phẩm. Thiết kế nhãn hiệu, bao bì, vỏ hộp. Vẽ quảng cáo, bảng hiệu hộp đèn, cắt dán Decan. Trình bày trang sách, báo, tạp chí. Thiết kế bìa sách báo, bìa tạp chí, bìa tập. Thiết kế thời trang như: Quần áo, cặp da, túi xách Thiết kế các danh thiếp, thiệp cưới, thực đơn. Thiết kế phối cảnh và trang trí nội thất. Thiết kế các bản đồ chỉ dẫn. Hay vẽ các bản vẽ phức tạp, mẫu nhân vật. 1.2. Đặc điểm Corel Draw CorelDRAW cho phép chúng ta vẽ nên các hình dạng nhằm minh họa các ý tưởng, dựa trên nền tảng đối tượng đồ họa hình ảnh và đối tượng đồ họa chữ viết. CorelDRAW có một khả năng tuyệt vời mà giới hạn của nó chỉ phụ thuộc vào khả năng của người dùng. 1
  15. Ngoài chương trình vẽ Vector truyền thống, bộ sưu tập của CorelDRAW Graphics Suite còn có các công cụ khác như: − Corel PHOTO_PAINT: Xử lí ảnh Bitmap. − Corel R.A.V.E: Tạo ảnh động dùng trong thiết kế trang Web. − Corel CAPTURE: Chương trình Chụp ảnh màn hình. − Corel TRACE: Chuyển đổi ảnh Bitmap sang ảnh Vector. KHỞI ĐỘNG CORELDRAW Để khởi động CorelDRAW, chúng ta thực hiện theo các bước sau: − Bước 1: Nhấp đúp chuột trái lên biểu tượng shortcut của chương trình CorelDraw ngoài màn hình nền, hoặc nhấp chuột chọn lệnh đơn Start, tiếp tục chọn Program, tiếp tục chọn Corel Graphics Suilte, và tiếp tục chọn CorelDRAW. Hình 1.1: Màn hình khởi động vào CorelDraw − Bước 2: Màn hình Welcom to CorelDRAW xuất hiện. Chọn New Graphics: Mở mới file CorelDRAW. Chọn Open: Mở file CorelDRAW có sẵn. Chọn Recently Used: Mở file CorelDRAW đã tạo và đã lưu gần đây nhất. 2. Giới thiệu màn hình thiết kế 2.1. Màn hình giao diện của Corel Draw Hình 1.2. Giao diện khởi động Corel Draw 2
  16. 2.2. Các thành phần trên cửa sổ giao diện 2.2.1. Thanh tiêu đề - Title Bar Thanh tiêu đề cho biết: - Tên cửa sổ chương trình ứng dụng Corel Draw - Tên cửa sổ tài liệu tập tin đang mở - Ba Button chức năng: thu nhỏ, phóng to, đóng cửa sổ 2.2.2. Thanh Menu – Menu Bar Thanh Menu chứa đựng các Menu chức năng, các thao tác thường dùng liên quan đến các lệnh thực hiện tạo đối tượng và biến đổi đối tượng trong chương trình. Trên thanh Menu chứa đựng các Menu chức năng như sau: Menu chức năng File: Chứa đựng các chức năng liên quan đến thao tác tạo mới tập tin New, mở tập tin Open, lưu tập tin Save. Menu chức năng Edit: Chứa đựng các chức năng liên quan đến các thao tác chỉnh sửa Undo/ Redo,sao chép tập tin Copy/ Cut. Menu chức năng Layout: Chứa đựng các chức năng thao tác trên trang giấy vẽ như: Thêm trang Insert Page, xoá trang Delete Page, đổi tên trang Rename page, xác lập trang giấy vẽ Menu chức năng Arrange: Chứa đựng các chức năng thực hiện hiệu chỉnh và biến đổi đối tượng như: Hàn đối tượng Weld, cắt đối tượng Trim, kết hợp đối tượng Combine. Menu chức năng Effect: Chứa đựng các chức năng đặc biệt thực hiện biến đổi đối tượng như quan sát qua thấu kính Lens, phối cảnh – Add perspective Menu chức năng Bitmap: Chứa đựng các chức năng cho phép thực hiện chuyển đổi ảnh Vector sang ảnh Bitmap – Convert to Bitmap, các hiệu ứng biến đổi trên ảnh Bitmap. Menu chức năng Text: Chứa đựng các chức năng liên quan đến các thao tác tạovăn bản và hiệu chỉnh văn bản trong CorelDRAW. Menu chức năng Tool: Chứa đựng các chức năng liên quan đến việc chỉnh sửa các thông số hệ thống. Menu chức năng Windows: Chứa đựng các chức năng liên quan đến việc sắp xếp lại các cửa sổ làm việc, cho phép chuyển đổi qua lại giữa các cửa sổ tài liệu làm việc đang được mở. Menu chức năng Help: Chứa các chức năng trợ giúp. 2.2.3. Thanh tiêu chuẩn – Standard Bar Thanh Standard: Chứa đựng các biểu tượng thao tác nhanh trên tập tin thay vì thực hiện trong Menu lệnh. 3
  17. 3. Các thao tác thường sử dụng trên tập tin 3.1. Mở mới tập tin Để mở mới một tập tin CorelDRAW chúng ta có thể thực hiện theo các cách: - Chọn Menu File, chọn New, - Chọn chức năng New trên thanh Standard - Nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + N 3.2. Mở tập tin có sẵn Để mở tập tin CorelDRAW có sẵn chúng ta thực hiện theo các bước như sau: − Bước 1: Chọn Menu File, chọn Open hoặc chọn Open trên thanh Standard, hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + O. − Bước 2: Hộp thoại Open Drawing xuất hiện. Xác lập các thuộc tính sau: Hộp Look in: Chỉ ra đường dẫn chứa tập tin cần mở. Mục Files of type: Chọn kiểu định dạng file là *.cdr Nhấp chọn tên tập tin hoặc gõ tên tập tin tại mục Files name. − Bước 3: Chọn Open. 3.3. Lưu tập tin 3.3.1. Lưu tập tin lần đầu Để lưu tập tin CorelDRAW chúng ta thực hiện theo các bước sau: − Bước 1: Chọn Menu File, chọn Save hoặc chọn Save as, hoặc chọn Save trên thanh Standard, hoặc nhấn Ctrl + S. − Bước 2: Hộp thoại Save Drawing xuất hiện, xác lập các chức năng − Bước 3: Chọn Save 3.3.2. Lưu tiếp theo nội dung cũ Để lưu nội dung tiếp theo lên tập tin cũ ta thực hiện theo các cách: − Chọn Menu File, chọn Save. − Chọn Save trên thanh Standard. − Nhấn tổ hợp phím Alt + F + S. 3.3.3. Lưu dự phòng tập tin Để lưu dự phòng tập tin chúng ta thực hiện theo các bước sau: − Bước 1: Chọn File, chọn Save As − Bước 2: Thực hiện tương tự như cách lưu tập tin lần đầu. Lưu ý: - Mở tập tin có sẵn: Ctrl + O - Lưu tập tin: Ctrl +S(Save)/Shift + Ctrl +S (Save as) 4. Nhóm công cụ tạo hình cơ bản 4.1. Giới thiệu thanh công cụ Corel Draw 4
  18. Hình 1.3. Thanh Toolbox 4.2. Giới thiệu nhóm công cụ vẽ đường 4.2.1. Công cụ Freehand Tool Công cụ Freehand Tool cho phép chúng ta vẽ các đối tượngnhư: Vẽ đường cong tự do dạng bút chì; Hay vẽ các đoạn thẳng; Hay vẽ các đoạn gấp khúc. Công cụ có vị trí số 1 trong hộp công cụ số 5 trên thanh công cụ. Phím tắt F5. Cách vẽ nét tự do − Chọn công cụ FreeHand Tool trên hộp công cụ. − Nhấp chuột lên vùng vẽ tại điểm bắt đầu đồng thời nhấn giữ chuột trái drag chuột qua các điểm mà đường cong đi qua. Cách vẽ đoạn thẳng − Chọn công cụ FreeHand Tool trên hộp công cụ. − Nhấp chuột lên vùng vẽ tại điểm bắt đầu. 5
  19. − Nhấp chuột chọn điểm tiếp theo. Cách vẽ đoạn thẳng − Thực hiện vẽ giống như vẽ đoạn thẳng, nhưng tại điểm tiếp theo nhấp đúp chuột trái hoặc nhấp chuột trái 2 lần. Chú ý: Để vẽ thẳng đứng hoặc thẳng ngang ngang trong lúc vẽ nhấn giữ phím Ctrl. 4.2.2. Công Cụ Bezier Công cụ Bezier cho phép chúng ta vẽ các đối tượng như: Vẽ đường cong Bezier; Hay vẽ các đoạn thẳng; Hay vẽ các đoạn gấp khúc; Hay vẽ đa tuyến khép kín; Công cụ có vị trí số 2 trong hộp công cụ số 5. Cách vẽ đường cong Bezier − Chọn công cụ Bezier trên thanh công cụ. − Nhấp chuột chọn điểm bắt đầu trên vùng vẽ. − Nhấp chuột chọn điểm tiếp theo đồng thời nhấn giữ chuột trái trượt con chuột để điều khiển đường cong. Cách vẽ đoạn thẳng − Chọn công cụ Bezier trên thanh công cụ. − Nhấp chuột chọn điểm bắt đầu. − Nhấp chuột chọn điểm tiếp theo. − Gõ Enter để kết thúc. Cách vẽ đoạn gấp khúc − Chọn công cụ Bezier trên thanh công cụ. − Nhấp chuột chọn điểm bắt đầu. − Nhấp chuột chọn điểm tiếp theo. − Nhấp chuột chọn điểm tiếp theo. − Gõ Enter để kết thúc Cách vẽ đa tuyến − Chọn công cụ Bezier trên thanh công cụ. − Nhấp chuột chọn điểm bắt đầu. − Nhấp chuột chọn điểm tiếp theo. − Nhấp chuột chọn điểm tiếp theo. − Nhấp chuột chọn đúng toạ độ điểm ban đầu (chấm vuông tại điểm ban đầu). Ví dụ: Dùng công cụ Bezier kết hợp chức năng bắt điểm vẽ chữ. Cách vẽ Mũi tên − Vẽ đoạn thẳng bằng công cụ Freehand Tool hay Bezier Tool. 6
  20. − Chọn lại kiểu trên thanh đặc tính 4.2.3. Công cụ Artistic Media Cho phép chúng ta vẽ các mẫu hình đã tạo sẵn trong thư viện của Corel. Như các bút vẽ, cọ vẽ, các loại mẫu cỏ cây, hoa lá. Công cụ có vị trí số 3 trong hộp công cụ số 5 trên thanh công cụ. Cách thực hiện vẽ đối tượng − Chọn công cụ Artistic Media trên hộp công cụ. − Chọn lại một loại cọ vẽ trên thanh đặc tính. − Chọn lại các đặc tính bên cạnh trên thanh đặc tính. − Thực hiện drag chuột vẽ đối tượng. Ví dụ: Dùng công cụ Artistic Media với cọ Sprayer, chọn mẫu Grass và Goldfish. 4.3. Tô màu nhanh cho đối tượng kín bằng thanh màu Thanh màu nằm ở bên phải màn hình thiết kế. Thanh màu chứa các màu đã phối sẵn dùng để tô màu nhanh cho đối tượng, Giới thiệu thanh màu: Mở tắt thanh màu Nhấp chuột chọn Menu Window, chọn Color Palettes, chọn Default RGB Palette hoặc Default CMYK Tô màu nền – Fill và đường viền – Outline − Chọn đối tượng bẳng công cụ Pick – Công cụ số 1. − Nhấp chuột trái chọn một ô màu trên thanh màu là tô màu nền cho đối tượng − Nhấp chuột phái lên một ô màu trên thanh màu là tô màu nền cho đối tượng − Nhấp chuột phải lên một ô màu trên thanh màu là tô màu viền cho đối tượng 7
  21. Bỏ tô màu nền và bỏ chế độ đườn viền − Nhấp chuột chọn đối tượng bẳng công cụ Pick. − Nhấp chuột trái lên ô No Fill trên thanh màu là thôi tô màu nền cho đối tượng. − Nhấp chuột phải lên ô No Fill trên thah màu là bỏ đường viền cho đổi tượng. 4.4. Công cụ Rectangle tool Công cụ Rectangle Tool cho phép chúng ta vẽ hình chữ nhật; hay vẽ hình vuông. Công cụ có vị trí số 1 trong hộp công cụ số 7 trên thanh công cụ. Phím tắt của công cụ là F6. Cách thực hiện vẽ hình chữ nhật − Chọn công cụ Rectangle trên thanh công cụ. − Nhấp chuột lên vùng vẽ chọn điểm đầu tiên đồng thời drag chuột sang góc đối diện. − Nhập lại kích thước đối tượng trên thanh đặc tính. Nếu như trong lúc vẽ chúng ta dùng chức năng truy bắt điểm đối tượng thì không cần nhập lại kích thước mà lúc vẽ ta đã xác định kích thước. Cách thực hiện vẽ hình vuông − Để vẽ hình vuông ta thực hiện tương tự như vẽ hình chữ nhật, nhưng trong lúc vẽ nhấn giữ thêm phím Ctrl, vẽ xong thả chuột rồi thả phím Ctrl. - Cách thực hiện vẽ hình chữ nhật hay hình vuông từ tâm Thực hiện vẽ tương tự như vẽ hình chữ nhật hay vẽ hình vuông nhưng trong lúc vẽ nhấn giữ thêm phím Shift. 4.5. Công cụ Ellipse Tool Công cụ Ellipse Tool cho phép chúng ta : Vẽ hình Ellipse; Hay vẽ hình tròn – Circle; Hay vẽ hình bánh – Pie; Hay vẽ cung tròn – Arc; Công cụ có vị trí số 1 trong hộp công cụ 8. Phím tắt F7. Cách thực hiện vẽ hình Ellipse − Chọn công cụ Ellipse Tool trên hộp công cụ. 8
  22. − Chọn chức năng Ellipse trên thanh đặc tính. − Nhấp chuột lên vùng vẽ chọn điểm đầu tiên đồng thời drag chuột sang góc đối diện. − Nhập lại kích thước đối tượng trên thanh đặc tính. Nếu như trong lúc vẽ chúng ta dùng chức năng truy bắt điểm đối tượng thì không cần nhập lại kích thước mà trong lúc vẽ ta đã xác định được kích thước. Cách thực hiện vẽ hình Tròn Thực hiện tương tự như vẽ hình Ellipse nhưng trong lúc vẽ nhấn giữ thêm phím Ctrl. Cách thực hiện vẽ hình Pie − Chọn công cụ Ellipse Tool trên hộp công cụ. − Chọn Pie trên thanh đặc tính − Nhập lại số đo cung trên thanh đặc tính. Mặc định 2700. − Thực hiện vẽ như hình Ellipse. Cách thực hiện vẽ cung tròn − Chọn công cụ Ellipse Tool trên hộp công cụ − Chọn Pie trên thanh đặc tính − Nhập lại số đo cung trên thanh đặc tính. Mặc định 2700. − Thực hiện vẽ như hình Ellipse. Cách thực hiện vẽ hình xuất phát từ tâm Thực hiện vẽ tương tự như các hình nhưng trong lúc vẽ nhấn giữ thêm phím Shift. 4.6. Công cụ Ploygon Công cụ Polgon cho phép chúng ta vẽ đa giác; Vẽ đa giác dạng hình sao; Vẽ hình sao. Công cụ có vị trí số 1, 2, 3 trong hộp công cụ số 9. Phím tắt của công cụ là Y Cách thực hiện vẽ đa giác: − Chọn công cụ Polygon Tool trên hộp công cụ. ✓ Chọn công cụ số 1: Vẽ đa giác ✓ Chọn công cụ số 2: Vẽ hình sao ✓ Chọn công cụ số 3: Vẽ đa giác dạng hình sao − Nhập lại số cạnh trên thanh đặc tính. − Nhấp chuột lên vùng chọn điểm đầu đồng thời drag chuột sang góc đối diện 9
  23. − Nhập lại kích thước đối tượng trên thanh đặc tính. Nếu như trong lúc vẽ chúng ta dùng chức năng bắt điểm đối tượng thì không thể nhập lại kích thước mà trong lúc vẽ ta đã xác định được kích thước. − Trong lúc vẽ nhấn giữ phím Ctrl để vẽ đa giác đều − Trong lúc vẽ có thể nhấn giữ phím Shift để vẽ đa giác xuất phát từ tâm 4.7. Công cụ Basic Shape Công cụ Basic Shapes là một trong 5 công cụ thuộc nhóm công cụ Basic Shapes, cho phép chúng ta vẽ các mẫu hình cơ bản đã tạo sẵn trong thư viện của Corel. Trong phần này chúng ta sẽ khảo sát 1 công cụ, 4 công cụ còn lại như: Arrow shapes, Flowchart shapes, Banner shapes, Callout shape có tính năng và cách vẽ tương tự. Công cụ Basic Shapes có vị trí số 1 trong hộp công cụ số 10 trên thanh công cụ. Cách thực hiện vẽ đối tượng: − Chọn công cụ Basic Shapes trên hộp công cụ. − Chọn lại mẫu hình trên thanh đặc tính. − Nhấp chuột lên vùng vẽ chọn điểm đầu, đồng thời drag chuột sang góc đối diện. − Nhập lại kích thước trên thanh đặc tính. 4.8. Công cụ Smart Fill Tool Đây là một trong những công cụ mới được bổ sung của CorelDRAW trong phiên bản X3. Smart Fill Tool có chức năng tô màu nhanh các vùng ảnh được tạo bởi các đường rời rạc. Nếu ở các phiên bản thấp hơn thì chỉ có những vùng hình ảnh khép kín mới tô màu được. Công cụ có vị trí số 1 trong hộp công cụ số 6. Cách thực hiện tô màu cho vùng: − Chọn công cụ Smart Fill Tool − Nhấp chuật vào vùng ảnh cần tô màu Ví dụ: 10
  24. 4.9. Chèn ký hiệu đặc biệt Ký hiệu đặc biệt là những ký tự hay hình ảnh ký tự mà bàn phím không thể cung cấp được, chúng ta có thể chèn vào trong văn bản hoặc sử dụng để làm hình ảnh. Để chèn kí tự đặc biệt chúng ta thực hiện như sau: − Nhấp chuột chọn Menu Text. Chọn chức năng Insert Symbol Character. Phím tắt là F11. − Hộp thoại xuất hiện, xác lập các thuộc tính sau: ✓ Hộp Font: Chọn một Font chữ: Các Font thường chọn là Symbol, Webding, ✓ Nhấp chuột chọn kí tự ✓ Chọn lại kích thước cho kí tự. ✓ Chèn kí tự chọn Insert. ✓ Ngược lại để chèn kí tự làm hình ảnh, drag kí tự nhìn thấy ra vùng vẽ. Thay đồi kích thước đối tượng 5. Nhóm công cụ hỗ trợ vẽ chính xác 5.1. Xác lập giấy vẽ Xác lập giấy vẽ là thao tác đầu tiên góp phân hoàn chỉnh bản vẽ. Xuất phát từ nhu cầu in ấn trên khổ giấy nào, tỉ lệ bản vẽ là bao nhiêu, sử dụng đơn vị nào để đo lường trong khi vẽ. Để xác lập giấy vẽ chúng ta thực hiện theo các bước sau: − Mở mới bản vẽ: File/ New. Hoặc nhần Ctrl + N. − Chọn lại khổ giấy vẽ trên thanh đặc tính thường chuyển từ Letter sang khổ giấy A4 để chọn đơn vị vẽ Milimet. − Chọn lại hướng giấy vẽ trên thanh đặc tính, nếu là hướng giấy đứng chọn Portrait ngược lại chọn Landscape. − Chọn lại đơn vị vẽ trên thanh đặc tính thường là Milimet. − Sử dụng công cụ Zoom để phóng to bản vẽ nếu cần. − Mở tắt các chức năng bắt điểm khi cần thiết. 5.2. Lưới điểm – Grid Lưới là một công cụ hỗ trợ cho chúng ta thiết kế các bản vẽ có độ chính xác cao như các lưu đồ, các mẫu thiết kế nhanh các đường chỉ dẫn, các bản vẽ thiết kế xây dựng, các hình dạng đồng nhất hay vẽ các đối tượng các tính chất giống hàng. Đặc biệt các chấm điểm chỉ có tác dụng hỗ trợ vẽ mà thôi. Khi in ấn chúng sẽ không xuất hiện trên giấy in. Lưới điểm thì rất dễ sử dụng cũng như dễ thiết lập Mở tắt lưới điểm Chọn Menu View, Chọn Grid. Xác lập lưới điểm 11
  25. Để xác lập lưới điểm ta thực hiện các bước sau: − Chọn Menu View, Chọn Grid and Ruler Setup hoặc nhấp chuột phải lên một thước, chọn Grid Setup. − Hộp thoại xuất hiện, nếu chọn chức năng Frenquency: − Xác lập số chấm điểm xuất hiện trong một đơn vị. ✓ Ô Horizontal: Nhập số điểm trong một đơn vị đo theo phương ngang. ✓ Ô Vertical: Nhập số chấm điểm trong một đơn vị đo theo phương đứng. − Hộp thoại xuất hiện, nếu chọn chức năng Spacing: − Xác lập khoảng cách giữa hai chấm điểm theo phương đứng và phương ngang. ✓ Ô Horizontal: Nhập khoảng cách giữa hai chấm điểm theo phương ngang. ✓ Ô Vertical: Nhập khoảng cách giữa hai chấm điểm theo phương đứng. − Nhấp chọn hộp kiểm tra Show grid để mở lưới. − Nhấp chọn hộp Snap to Grid để mở chế độ bắt điểm lưới. − Chọn OK. Mở tắt truy bắt lưới điểm Để mở hoặc tắt chức năng truy bắt lưới điểm, ta chọn Menu View, chọn Snap to Grid. Hoặc nhấn phím tắt là Ctrl + Y. Ví dụ: Sử dụng lưới để vẽ chính xác các chữ cái thông thường 5.3. Công cụ Zoom Tool Công cụ Zoom Tool cho phép phóng to, thu nhỏ một phần hoặc toàn bộ đối tượn. Công cụ Zoom Tool có vị trí số 1 trong hộp công cụ số trên 4 thanh công cụ. Cách thực hiện phóng to thu nhỏ bản vẽ − Chọn công cụ Zoom – Công cụ số 1 trong hộp số 4. 12
  26. − Chọn một trong các chức năng trên thanh đặc tính: Từ trái tính sang: − Zoom Level: − Zoom In: Phóng to bản vẽ − Zoom Out: Thu nhỏ bản vẽ − Zoom To Selected: Phóng to các đối tượng được chọn. − Zoom Select All Objects: Phóng to tất cả các đối tượng có trên bản vẽ. − Zoom To Page: Phóng to trang giấy - Zoom To Page Width: Phóng to theo chiều rộng khổ giấy. - Zoom To Page: Height: Phóng to theo chiều cao khổ giấy. - Thường chọn chức năng Zoom To Selected khi không tìm thấy được đối tượng trên bản vẽ. Còn những chức năng khác không dùng do phóng to một lúc chúng ta không quản lý được đối tượng. Cách thực hiện phóng to bản vẽ chính xác - Chọn công cụ Zoom Tool. - Drag chuột tạo thành vùng chọn bao quanh một phần đối tượng hoặc toàn bộ đối tượng cần phóng to. Cách thực hiện thu nhỏ bản vẽ chính xác - Chọn công cụ Zoom Tool - Nhấp chuột phải lên đối tượng cần thu nhỏ. 5.4. Công cụ Hand Tool Công cụ Hand Tool cho phép chúng ta dời bản vẽ mà không làm thay đổi vị trí của đối tượng trên bản vẽ. Công cụ có vị trí số 2 trong hộp công cụ số 4 trên thanh công cụ. Dời bản vẽ - Để dời bản vẽ ta chọn công cụ Hand Tool. - Nhấp chuột lên vùng vẽ đồng thời Drag chuột dời bản vẽ. 5.5. Đường chỉ dẫn – GuideLine Đường chỉ dẫn cho phép chúng ta vẽ phác khung của các đối tượng hoặc dùng để kẽ các đường giống. Mở tắt đường chỉ dẫn: Để mở tắt đường chỉ dẫn, ta chọn Menu View, Chọn GuideLine. Kẻ đường chỉ dẫn: Để kẽ đường chỉ dẫn ta thực hiện như sau: Để kẽ đường chỉ dẫn đứng hoặc ngang chúng ta nhấp chuột lên thước đứng hoặc ngang đồng thời drag chuột ra vùng vẽ thả chuột tại vị trí cần đặt đường dẫn. Mở tắt chức năng đường chỉ dẫn: Để mở chức năng truy bắt đường chỉ dẫn ta thực hiện như sau: Chọn Menu View, Chọn Snap to GuideLine. Quay đường chỉ dẫn: Để quay đường chỉ dẫn ta thực hiện: - Chọn công cụ số 1. Kích chuột lên đường chỉ dẫn 2 lần. 13
  27. - Đưa con trỏ chuột lại mấu quay đồng thời drag quay đối tượng theo hướng quay cần thiết Ví dụ: Sử dụng đường chỉ dẫn để vẽ các sơ đồ địa chỉ Xóa đường chỉ dẫn: Để xóa các đường chỉ dẫn ta thực hiện - Chọn công cụ Pick. Kích chuột lên đường chỉ dẫn - Nhấn phím Delete. 5.6. Thước – Ruler Thước cho phép chúng ta sử dụng để đo kích thước của các đổi tượng, tuy nhiên nó cũng không tạo nên sự chính xác tuyệt đối cho đối tượng, bởi thước thường cố định bất tiện khi đo. Mở tắt thước Để mở tắt thước ta thực hiện như sau: Chọn Menu View. Chọn Ruler. Di chuyển thước: Để di chuyển thước ta thực hiện: - Chọn công cụ Pick Tool – Công cụ số 1. - Nhấn giữ phím Shift đồng thời kích chuột lên thước drag chuột dời thước. Trả thước về vị trí mặc định: Ta thực hiện: - Chọn công cụ 1 – Công cụ Pick Tool - Nhấn giữ phím Shift đồng thời nhấp chuột trái lên thước Dời tọa độ (0,0) của thước Nhấp chuột vào vị trí giao của 2 thước đồng thời drag chuột ra vùng vẽ thả chuột tại vị trí nào thì tọa độ (0,0) của thước đặt ngay điểm đó. 5.7. Chức năng Snap to Object – Truy bắt đối tượng Cho phép chúng ta truy bắt một điểm bất kỳ trên đối tượng có sẵn làm cho đối tượng vẽ sau bắt dính vào đối tượng vẽ trước Mở tắt chức năng Snao to Object: Để mở tắt chức năng Snap to Objct ta chọn Menu View, Chọn Snap to Object trước khi thực hiện vẽ đối tượng. 14
  28. BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài 1: Sử dụng chức năng Insert Characer chèn các mẫu hình, sau đó tô màu mẫu hình kín bằng palette màu. 15
  29. Bài 2: Sử dụng công cụ tạo hình cơ bản kết hợp chức năng bắt điểm lưới vẽ các mẫu hình, sau đó tô màu mẫu hình kín bằng palette màu. 16
  30. BÀI 2. CÔNG CỤ HIỆU CHỈNH VÀ BIẾN ĐỐI Việc kết hợp giữa công cụ tạo đối tượng với công cụ biến đổi và lệnh hiệu chỉnh đối tượng là một trong những thao tác quan trọng để tạo nên những tác phẩm có giá trị. Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu tính năng của những công cụ sau: − Công cụ Pick Tool. − Lệnh Group và Lệnh Ungruop và Lệnh Ungruop All. − Lệnh Combine và Lệnh Break Apart. − Lệnh Convert To Curve. − Công cụ OutLine. − Lệnh Order. − Lệnh Align And Distribute. − Công cụ Shape. − Nhóm Shapping: Lệnh Trim, Lệnh Weld, Lệnh Intersect. − Nhóm lệnh Tranformation: Lệnh Rotate, Lệnh Scale and Mirror, Lệnh Size, Lệnh Skew. MỤC TIÊU: − Nêu được các nhóm lệnh thường sử dụng trong Corel Draw như: Group, Ungroup, Combine, ; − Biết được các công cụ như: Pick Tool, Shape Tool, trong Corel Draw; − Sử dụng được công cụ biến đổi và các lệnh Group, Ungroup, Combine, để hiệu chỉnh đối tượng trong Corel Draw; − Rèn luyện tính chính xác, sáng tạo, linh hoạt. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Công cụ Pick Tool Công cụ Pick Tool cho phép chúng ta chọn nhanh đối tượng đồng thời thực hiện các thao tác biến đổi nhanh đối tượng. Công cụ có vị trí số 1 trong thanh công cụ. Thao tác chọn đối tượng đơn: − Chọn công cụ Pick. − Kích chuột lên biên đối tượng. Thao tác chọn nhiều đối tượng: − Chọn công cụ Pick. − Kích chuột lên biên đối tượng, đồng thời nhấn giữ phím Shift kích chuột lên đối tượng tiếp theo − Hoặc drag chuột tạo thành vùng chọn bao quanh các đối tượng. Thao tác thôi chọn đối tượng: − Chọn công cụ Pick. 17
  31. − Nhấn giữ phím Shift kích chuột lên đối tượng đã chọn để bỏ đối tượng vừa chọn. − Hoặc nhấp chuột lên vị trí bất kì trên vùng vẽ để thôi chọn toàn bộ các đối tượng. − Hoặc nhấn phím Esc. Thao tác xóa đối tượng: − Chọn công cụ Pick. − Chọn đối tượng. − Nhấn phím Delete. Hoặc nhấp phải chuột, chọn Delete Thao tác di chuyển đối tượng: − Chọn công cụ Pick. − Kích chuột lên biên đối tượng hoặc tại tâm x của đối tượng, đồng thời drag chuột dời đối tượng. − Thả chuột tại vị trí cần đặt đối tượng. Thao tác sao chép đối tượng: Cách 1: Trong lúc di chuyển đối tượng nhấn chuột phải trước khi thả chuột trái. Cách 2: Chọn đối tượng bằng công cụ Pick, sau đó nhấn dấu cộng trên vùng phím số. Cách 3: Nhấp chuột chọn đối tượng, đưa con trỏ về một trong 4 handle ở góc, đồng thời nhấn giữ phím Shift drag chuột vào trong hay ra ngoài sau đó nhấn chuột phải để sao chép đối tượng. Xem hình: Thao tác quay và kéo xiêng đối tượng: − Chọn đối tượng 2 lần bằng công cụ Pick. − Để quay đối tượng thao tác chuột trên 4 mấu quay ở góc. − Để kéo xuyên đối tượng thao tác chuột trên mấu kéo xuyên ở giữa. Thao tác lấy đối xứng đối tượng: − Vẽ trục đối xứng. − Chọn trục đối xứng và đối tượng bằng công cụ Pick. − Đưa con trỏ chuột về Handle ở giữa đối diện với phía lấy đối xứng đồng thời nhấn giữ phím Ctrl đến khi con trỏ xuất hiện mũi tên hai chiều drag chuột sang phía lấy đối xứng đến khi khung đối tượng xuất hiện, thả chuột rồi thả phím Ctrl. Thao tác sao chép đối xứng đối tượng: − Thực hiện tương tự như lấy đối xứng nhưng nhấp chuột phải trước khi thả chuột trái rồi thả phím Ctrl. 2. Lệnh Group, Ungroup, Ungroup All 2.1. Lệnh Group Lệnh Group cho phép chúng ta nhóm hai hay nhiều tượng lại thành một nhóm. 18
  32. Hoặc nhóm các nhóm lại với nhau đồng thời giữ nguyên thuộc tính của các đối tượng. Thao tác thực hiện nhóm các đối tượng: − Chọn các đối tượng bằng công cụ Pick. − Chọn Menu Arrange, chọn Group. − Hoặc chọn chức năng Group trên thanh đặc tính. − Hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + G. 2.2. Lệnh Ungroup Lệnh Ungroup cho phép chúng ta hủy bỏ nhóm đã được Group sau nhất. Thao tác thực hiện phân rã nhóm đối tượng: − Chọn nhóm đã Group bằng công cụ Pick. − Chọn Menu Arrange, chọn Ungroup. − Hoặc chọn chức năng Ungroup trên thanh đặc tính. − Hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + U. 2.3. Lệnh Ungroup All Lệnh Ungroup All cho phép chúng ta huỷ bỏ tất cả các nhóm đã Group lại. Thao tác thực hiện phân rã nhóm đối tượng: − Chọn nhóm đã Group bằng công cụ Pick. − Chọn Menu Arrange, chọn Ungroup All. − Hoặc chọn chức năng Ungroup All trên thanh đặc tính. − Hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + U. 3. Lệnh Combine, Break Apart, Convert to Curve 3.1. Lệnh Combine Cho phép chúng ta kết hợp hai hay nhiều đối tượng với nhau thành một đối tượng duy nhất có cùng một thuộc tính. Màu sắc và thuột tính của đối tượng kết quả là màu sắc và thuộc tính của đối tượng được chọn sau cùng. Thao tác thực hiện kết hợp đối tượng: − Chọn các đối tượng bằng công cụ Pick. − Chọn Menu Arrange, chọn Combine. − Hoặc chọn chức năng Combine trên thanh đặc tính. − Hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + L. Ví dụ: Combine hai đường tròng chúng ta có một vòng tròn. 3.2. Lệnh Break Apart Lệnh Break Apart cho phép chúng ta tách đối tượng đã được Combine ra thành các đối tượng rời rạc hay tách các phần trong đối tượng bị Trim. Thao tác thực hiện tách rời đối tượng: − Chọn các đối tượng đã Combine bằng công cụ Pick. 19
  33. − Chọn Menu Arrange, chọn Break Apart. − Hoặc chọn chức năng Break Apart trên thanh đặc tính. − Hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + K. 3.3. Lệnh Covert to Curve Lệnh Convert to Curve cho phép chúng ta chuyển biên các đối tượng được vẽ bằng các công cụ như Rectangle, Ellipse Tool về dạng biên cong để biến đổi nhanh bằng công cụ Pick. Thao tác thực hiện convert đối tượng: − Chọn các đối tượng bằng công cụ Pick. − Chọn Menu Arrange, chọn Convert to Curve. − Hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + Q. 4. Lệnh Order, Align and Distrubute 4.1. Lệnh Order Lệnh Order cho phép chúng ta thay đổi vị trí xếp lớp giữa các đối tượng với nhau. Thao tác thực hiện thay đổi vị trí xếp lớp giữa các đối tượng: − Chọn đối tượng cần thay đổi vị trí. − Chọn Menu Arrange, chọn Order, Chọn một trong các chức năng tại hộp thọai nhìn thấy. − To Front: Trên cùng. Nhấn tổ hợp phím Shift + PgUp. − To Back: Dưới cùng. Nhấn tổ hợp phím Shift + PgDown. 4.2. Lệnh Align and Distrubute Lệnh Align and Distribute cho phép chúng ta giống hàng đối tượng A theo đối tượng B. Thao tác thực hiện: − Chọn đối tượng A bằng công cụ Pick, đồng thời nhấn giữ phím Shift chọn tiếp đối tượng B. − Chọn Menu Arrange, chọn Align And Distribute. − Hộp thọai xuất hiện: Xem hình: − Chọn chức năng canh lề rồi chọn Ok. 20
  34. − Theo phương ngang có: ✓ Left: phím tắt là L. ✓ Center: phím tắt là C. ✓ Right: phím tắt là R. − Theo phương đứng có: ✓ Top: phím tắt là T. ✓Center: phím tắt là E. ✓ Bottom: phím tắt là B Ví dụ: Align hai Circle C1, C2 theo C0. − Vẽ Co − Vẽ C1 và C2 nhỏ hơn Co 2 lần − Với C1, Co: Top – Center. − Với C2, Co: Bottom – Center. 5. Công cụ Outline Tool, Shape Tool 5.1. Công cụ Outline Tool Công cụ OutLine cho phép chúng ta thực hiện các thao tác biến đổi thuộc tính đường viền của đối tượng. Thao tác thực hiện thay đổi thuộc tính đường viền: Chọn các đối tượng bằng công cụ Pick. − Chọn công cụ Outline tool trên hộp công cụ. − Chọn một trong các chức năng trên thanh Menu sổ ngang. − Để chọn lại Style ta phải chọn hộp Pen trên Menu ngang, chọn lại Style trong hộp thọai. 5.2. Công cụ Shape Tool Công cụ Shape - có thể được coi như là một trái tim của chương trình CorelDRAW. Shape tham gia vào hầu hết các thao tác từ việc biến đổi tạo hình ảnh đơn giản đến việc tạo các hiệu ứng biến đổi phức tạp chúng ta cũng thấy bóng dáng của Shape. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chức năng và các thao tác biến đổi của công cụ Shape. Công cụ có vị trí số 1 trong hộp công cụ 2. 5.2.1. Chức năng bo tròn góc Thao tác thực hiện bo tròn góc tự do: - Chọn công cụ Shape trên thanh công cụ. 21
  35. - Nhấp chuột vào một trong 4 góc của đối tượng đồng thời drag vào bên trong đến khi vừa ý thả chuột. Thao tác thực hiện bo tròn góc với bán kính chính xác: - Chọn công cụ Shape trên thanh công cụ. - Nhấp chuột lên đối tượng. - Quan sát thanh đặc tính: - Nhấp chuột mở khóa trên thanh đặc tính để bo ròi rạc. - Nhập bán kính góc bo góc cần bo. - Nếu muốn bo đều cho tất cả các góc không cần mở khóa và chỉ cần nhập bán kính cho bất kỳ một góc. Ví dụ: Vẽ cái ca - Khởi tạo bản vẽ: Khổ giấy A4, mở lưới, xác lập lưới 10x10 mở bắt điểm lưới Snap to grip. - Vẽ tự do một hình chữ nhật đứng. - Chọn công cụ Shape bo tròn hai góc dưới: R = 50. - Vẽ 2 hình Elipse tự do rồi Combine lại. - Đặt vòng ellipse lên hình chữ nhật. - Nhóm tất cả chúng lại. - Tô màu cho nhóm đối tượng. Màu to cùng màu đường viền. 5.2.2. Chức năng biến đối đường biên Khái niệm Node Node là điểm điều khiển trên biên đối tượng. Node còn gọi là điểm neo. Node là điểm chuyển tiếp giữa hai đoạn biên hay là điểm cuối của một đoạn biên. Node có 2 loại − Node gãy: Cusp Node Node trơn: Smooth Node Thao tác thêm Node: − Chọn công cụ Shape trên thanh công cụ. − Nhấp đúp chuột trái lên biên đối tựơng tại vị trí thêm node. − Hoặc nhấp trái chuột lên biên đối tượng tại vị trí cần thêm. − Chọn chức năng Add Node trên thanh đặc tính hặc nhấn dấu “+” trên vùng phím số. Ví dụ: Tạo logo Catex - Khởi tạo bản vẽ: Khổ giấy A4, mở lưới, xác lập lưới 10x10 mở bắt điểm lưới Snap to grip. - Vẽ hình tròn 80mm. - Chọn công cụ Shape Tool vẽ hình sao 5 cánh kích thước 60 x 60 mm. - Align and Distribute hình sao theo hình tròn. Center. - Combine hai hình lại - Thêm nide trên cạnh và dời Node. Xem hình: 22
  36. Thao tác hủy Node: - Chọn công cụ Shape. - Chọn Node cần hủy. - Chọn chức năng Delete node trên thanh đặc tính. - Hoặc nhấn phím Delete. Hoặc nhấn dấu trừ “ - ”. Thao tác biến đổi đoạn thẳng thành đường cong - Chọn công cụ Shape. - Nhấp chuột chọn đoạn thẳng cần uốn cong. - Chọn Convert Line to Curve trên thanh đặc tính - Drag chuột uốn cong đoạn thẳng hoặc có thể kéo dời hai cần điều khiển ở hai đâu. Thao tác biến đoạn cong thành đoạn thẳng: - Chọn công cụ Shape. - Nhấp chuột chọn đoạn cong cần biến đổi. - Chọn Conver Curve to Line trên thanh đặc tính Thao tác nối hai Node thành một Node: - Chọn công cụ Shape. - Nhấp chuột hai node cần nối. Nếu hai Node nằm trên hai đoanạ biên rời nhau, phải Combine chúng lại trước. - Chọn chức năng Join Two Node ở thanh đặc tính. Ví dụ: Vẽ trái tim - Chọn công cụ Freehand Tool. - Nhấp chuột vẽ ½ trái tim. Chỉnh sửa. - Sao chép đối xứng ½ trái tim còn lại - Combine hai nữa trái tim. - Chọn công cụ Shape lần lượt drag chuột chọn hai Node trên và hai Node dưới để nối chúng lại. Thao tác bẽ gãy Node − Chọn công cụ Shape. − Nhấp chuột chọn node cần bẽ gãy. − Chọn Make Node a Cusp trên thanh đặc tính. Thao tác chuyển Node gãy thành Node trơn − Chọn công Shape. − Chọn Node cần chuyển đổi. − Chọn chức năng Smooth Node ở thanh đặc tính. Thao tác tách một Node thành hai Node: − Chọn công cụ Shape. 23
  37. − Chọn Node cần tách. − Chọn chức năng Break Node ở thanh đặc tính. 6. Nhóm lệnh Shaping 6.1. Lệnh Trim Cho phép chúng ta cắt xén phần thừa của đối tượng hay cắt đối tượng ra thành nhiều phần. Thao tác thực hiện Trim: − Chọn đối tượng làm công cụ Trim. Đối tượng này gọi là Source Objects. Nếu như có nhiều đối tượng cùng làm công cụ Trim chúng ta phải Combine lại. − Chọn Menu Arrange, Shaping, Shaping. Hộp thọai xuất hiện: − Hộp lựa chọn: Chọn Trim. − Đánh dấu Source Objects nếu muốn giữ lại đối tượng làm công cụ Trim. − Đánh dấu Target Objects nếu giữ đối tượng bị Trim. − Chọn Trim. − Kích chuột vào đối tựơng bị Trim – Còn gọi là Target Objects. Nếu có nhiều đối tượng bị trim ta phải Combine lại. Chú ý: - Nếu đối tượng công cụ Trim cắt đối tượng bị Trim ra thành nhiều phần. Để tách các phần ra thực hiện như sau: - Chọn đối tượng đã Trim bằng công cụ Pick. - Chọn Menu Arrange, chọn Break curve Apart. - Hoặc chọn chức năng Break Apart trên thanh đặc tính. - Hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + K. Ví dụ: Vẽ chìa khóa. 6.2. Lệnh Weld Cho phép chúng ta hàn dính các đối tượng lại với nhau thành một đối tượng duy nhất. Hình dáng của đối tượng kết quả là hình bao của tất cả các đối tựơng than gia hàn. 24
  38. Thao tác thực hiện hàn dính các đối tượng − Chọn tất cả các đối tượng tham gia hàn dính. − Chọn Menu Arrange, Shapping, Chọn Shaping. − Hộp thoại xuất hiện, xác lập các thuộc tính: Xem hình: − Hộp lựa chọn: Chọn Weld. − Đánh dấu Source Objects/ Target Objects nếu muốn giữ lại đối tượng làm công cụ hàn và bị hàn. − Chọn Weld. Kích chuột vào bất kỳ đối tượng nào tham gia hàn. Ví dụ: Hàn dính lại các thành phần của chìa khóa 6.3. Lệnh Intersect Cho phép chúng ta lấy phần giao giữa các đối tượng với nhau. Thao tác thực hiện: − Chọn đối tượng làm công cụ giao. Đối tượng này gọi là Source objects. Nếu có nhiều đối tượng cùng làm công cụ giao chúng ta phải Group lại. − Chọn Menu Arrange, Shapping, Chọn Shaping. − Hộp thoại xuất hiện, xác lập các thuộc tính: Xem hình: − Hộp chọn: Chọn Intersect. − Đánh dấu Source Objects nếu giữ đối tượng giao. − Đánh dấu Target Objects nếu giữ đối tượng bị giao. − Chọn Intersect With. − Kích chuột vào đối tượng bị. 7. Nhóm lệnh Tranformation 7.1. Lệnh Rotate Cho phép chúng ta quay hoặc sao chép đối tượng thành một dãy tròn theo tâm và góc quay. Thao tác thực hiện: − Chọn công cụ Pick. 25
  39. − Chọn đối tượng cần quay hay sao chép. Nếu muốn dời tâm tự do theo tâm của một đường tròn khác ta chọn đối tượng 2 lần rồi dời tâm trong trường hợp này thường dựa vào chức năng truy bắt điểm lưới để dời tâm chính xác. − Chọn Menu Arrange, Tranformation, Chọn Rotate. − Hộp thoại xuất hiện, xác lập các thuộc tính: Xem hình: − Hộp lựa chọn: Chọn Rotate. − Hộp Angle: Nhập góc quay. − Đánh dấu tâm quay nếu như không bước trên không dời tâm theo tâm đường tròn khác. − Chọn Apply để quay. − Chọn Apply to Duplicate để sao chép thành dãy tròn. Ví dụ: - Vẽ một Ellipse. - Tô màu Ellipse ✓ Fill: Yellow. ✓ Outline Color: Red. - Tâm quay dời tại góc dưới ở giữa các đối tượng. - Góc quay: 300. - Chọn lệnh Rotate để sao chép. - Combine các hình vừa sao chép lại. 7.2. Lệnh Position Cho phép di chuyển hoặc sao chép đối tượng theo phương đứng hoặc phương ngang hoặc đồng thời theo cả hai phương. Thao tác thực hiện: − Chọn công cụ pick. − Chọn đối tượng cần di chuyển hay sao chép song song. − Chọn Menu Arrange, Tranformation, Chọn Position. − Hộp thọai xuất hiện, xác lập các thuộc tính: Xem hình: − Đánh dấu hướng di chuyển tại mục Relative Position. − Hộp Position: ✓ Hộp H: khoảng cách di chuyển theo phương ngang. ✓ Hộp V: khoảng cách di chuyển theo phương đứng. − Chọn Apply: Để di chuyển. 26
  40. − Chọn Apply to Duplicate: Sao chép theo dãy song song. Chú ý: − Giá trị theo phương ngang là dương “+” theo chiều từ trái sang phải. Chiều âm “–“ ngược lại. − Giá trị theo phương đứng là dương “+” theo chiều từ dưới lên. Chiều âm “-” ngược lại. Ví dụ: − Vẽ một hình chữ nhật đứng. Kích thước 5 x 30. − Tô màu hình chữ nhật: Fill - Blue. Outline Color: Blue. − Hướng di chuyển ở giữa bên phải. − Khoảng cách di chuyển: +10. 27
  41. BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài 1: Sử dụng công cụ cơ bản vẽ các mẫu hình, sau đó tô màu mẫu hình kín bằng palette màu. 28
  42. Bài 2: Sử dụng công cụ vẽ cơ bản kết hợp với chức năng bắt điểm lưới, công cụ hiểu chỉnh đồng thời sử dụng công cụ Shape vẽ lại các mẫu hình sau: 29
  43. BÀI 3: CÔNG CỤ TÔ MÀU – TẠO VĂN BẢN MỤC TIÊU: − Biết được mô hình màu; − Nêu được các công cụ tô màu; − Trình bày được các tạo văn bản và các thao tác biến đổi và hiệu chỉnh văn bản; − Sử dụng được các cụ tô màu; − Tạo được văn bản và thao hiệu chỉnh được văn bản trong Corel Draw; − Có được tính cẩn thận, linh hoạt, sáng tạo, óc thẩm mỹ. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Sơ lược về mô hình màu Một mô hình màu là hệ thống hay cấu trúc dùng để tổ chức và xác định các màu phù hợp với một tổ hợp các tính chất cơ bản. Các tính chất đó có thể là cộng, trừ. Có nhiều mô hình màu khác nhau, nhằm xác định màu, chẳng hạn: Mô hình màu HSB, mô hình màu RGB, mô hình màu CMYK, các mô hình này thực chất chỉ xuất phát từ hai mô hình chuẩn, được phát triển để phù hợp với các thiết kế đa dạng và chương trình ứng dụng. 1.1. Mô hình màu RGB - R: Thể hiện màu Red. - G: Thể hiện màu Green. - B: Thể hiện màu Blue. 1.2. Mô hình màu CMYK - C: Thể hiện màu Cyan. - M: Thể hiện màu Magenta. - Y: Thể hiện màu Yellow. - K: Thể hiện màu Black. (do tính trùng lắp của màu Blue) Chú ý: - Để tô màu thành công: Đối tượng được tô màu phải kín. - Khi tô mà phải để ý tính tương phản màu sắc, nhất là khi in sản phẩm trên máy in trắng đen. - Tính so khớp mà giữa thiết bị nhập màn hình và thiết bị xuất máy in. 2. Các phương pháp tô màu 2.1. Giới thiệu công cụ Fill Tool Từ trên xuống ta có: 30
  44. 2.2. Tô màu bằng công cụ Fill Color Dialog Đây là công cụ cho phép chúng ta thực hiện tô màu đồng nhất cho đối tượng. Công cụ có vị trí số 1 trong hộp công cụ số 15. Cách thực hiện tô màu: − Nhấp chuột chọn đối tượng bằng công cụ Pick. − Chọn công cụ Fill Tool, chọn chức năng Fill Color Dialog. − Hộp thọai xuất hiện, xác lập các thuộc tính: Xem hình: − Hộp Model: Chọn một mô hình màu. − Nhập giá trị cho các màu cơ bản. − Chọn Ok. 2.3. Tô màu bẳng công cụ Fountain Dialog Công cụ Fountain Fill Dialog cho phép ta tô màu chuyển sắc đối tượng. Công cụ có vị trí số 2 trong hộp công cụ số 15. Cách thực hiện tô màu: − Nhấp chuột chọn đối tượng bằng công cụ Pick. − Chọn công cụ Fill Tool, chọn Fountain Fill Color Dialog. − Hộp thọai xuất hiện, xác lập các thuộc tính: Xem hình: 31
  45. − Chọn kiểu tô tại ô Type: ✓ Linear: Chuyển theo phương thẳng. ✓ Radial: Chuyển theo hình tròn. ✓ Conical: Chuyển theo hình chớp nón. ✓ Square: Chuyển theo hình vuông. − Chọn số màu chuyển sắc: Two Color: Chuyển sắc theo hai màu ✓ Ô From: Chọn màu đầu. ✓ Ô To: Chọn màu cuối. Custom: Chuyển sắc với số màu tự thiết lập. ✓ Mặc định ta có hai điểm chuyển màu trắng đen tại hai vị trí biên 0 và 100. ta có thể thêm mới các điểm chuyển trong đoạn từ 1 đến 99, giá trị là một số nguyên. ✓ Thêm mới điểm chuyển màu bằng cách nhấp đúp chuột trái lên vùng custom, rồi kéo dời điểm về đúng vị trí. ✓ Thêm mới màu chuyển tại vị trí điểm chuyển: Nhấp chuột chọn điểm chuyển, rồi chọn một màu tại vùng màu nhìn thấy. − Hộp Angle: Nhập góc quay. − Chọn Ok. Ví dụ: Tô màu cho hình chữ nhật có 4 thanh màu. 32
  46. 2.4. Tô màu bẳng công cụ Pattern Fill Dialog Công cụ Pattern Fill Dialog cho phép chúng ta thực hiện tô màu theo mẫu tô có sẵn cho đối tượng. Công cụ có vị trí số 3 trong hộp công cụ số 15. Cách Thực hiện tô màu cho đối tượng: − Nhấp chuột chọn đối tượng bằng công cụ Pick. − Chọn công cụ Fill Tool, chọn Pattern Fill Color Dialog. − Hộp thọai xuất hiện, xác lập các thuộc tính: Xem hình: − Chọn Mẫu tô: − Two color: Chọn màu tiền cảnh và hậu cảnh tại ô Front và Back. Full Color. Bitmap: Load về một ảnh Bitmap. − Chọn Ok. Chú ý: − Kích thước File ảnh tăng lên đang kể do mẫu tô là một File ảnh Bitmap. 2.5. Tô màu bằng công cụ Texture Fill Dialog Công Cụ Texture Fill Dialog cho phép chúng ta tô màu cho đối tượng theo chất liệu. Công cụ có vị trí số 4 trong hộp công cụ số 15. Cách thực hiện tô màu cho đối tượng: − Nhấp chuột chọn đối tượng bằng công cụ Pick. − Chọn công cụ Fill Tool, chọn Texture Color Dialog. − Hộp thọai xuất hiện, xác lập thuộc tính: Xem hình: − Hộp Texture Library: Chọn một mẫu trong thư viện. − Hộp Texture List: Chọn một kiểu áp dụng. − Chọn Ok. 33
  47. 2.6. Tô màu bẳng công cụ Interactive Fill Tool Công cụ Interactive Fill Tool cho phép chúng ta tô nhanh màu chuyển sắc hai màu cho đối tượng. Công cụ có vị trí số 1 trong hộp công cụ số 16. Thao tác thực hiện tô màu đối tượng: − Có thể tô màu nhanh cho đối tượng bằng một màu nào đó. − Chọn công cụ Interactive Fill Tool. − Nhấp chuột lên đối tượng tại vị trí bắt đầu đồng thời drag chuột sang vị trí cuối. − Có thể chỉnh sữa lại màu đầu và màu cuối bằng cách click chuột vào đúng ô màu trên thanh trượt kéo màu. Rồi chọn một màu trên thanh Properties bar. Ví dụ: Tô màu cho hình chữ nhật. Xem hình: 2.7. Tô màu bằng công cụ Interactive Mesh Tool Công cụ Interactive Mesh Tool cho phép chúng ta tô màu cho đối tượng theo lưới màu. Công cụ có vị trí số 2 trong hộp công cụ số 16. Thao tác thực hiện tô màu cho đối tượng: − Có thể tô màu nhanh cho đối tượng bằng một màu nào đó. − Chọn công cụ Interactive Mesh Tool. − Lưới màu sẽ xuất hiện đề trên đối tượng. − Nhấp chuột chọn một ô trên lưới màu sau đó nhấp chuột chọn màu tô. − Để thêm một mắc lưới màu ta nhấp đúp chuột trái lên lưới tại điểm cần thêm. − Xoá bỏ tô màu theo mắt lưới: Chọn lại công cụ Shape Tool nhấp chọn chức năng Clear Mesh Tool trên thanh đặc tính. 2.8. Sao chép thuộc tính màu cho đối tượng Để sao chép thuộc tính màu của một đối tượng cho một đối tượng ta thực hiện theo cac bước sau: − Chọn đối tượng cần được sao chép thuộc tính bằng công cụ Pick tool – Công cụ số 1. − Chọn Menu Edit, chọn chức năng Copy Properties From − Hộp thọai xuất hiện, đánh dấu thuộc tính: Xem hình: 34
  48. ✓ Outline Pen: Độ dày và kiểu đường viền. ✓ Outline Color: Màu sắc đường viền. ✓ Fill: Màu tô. ✓ Text Properties: Áp dụng cho văn bản. − Chọn OK. − Kích chuột và đối tượng chứa thuộc tính sao chép. 3. Tạo văn bản trong Corel Draw 3.1. Giới thiệu văn bản trong Corel Draw Khi nói đến soạn thảo văn bản người ta thường nghĩ ngay tới Microsoft Word. Thật vậy với Microsoft Word đó là một chương trình soạn thảo văn bản tuyệt vời mà hiện tại chưa có chương trình nào có thể thay thế. Tuy nhiên với CorelDRAW văn bản là một đối tượng không thể thiếu và có tầm quan trọng rất lớn trong việc hoàn thiện một sản phẩm. Trong CorelDRAW, văn bản gồm có hai loại. Đó là dòng văn bản - Artistic Text, loại văn bản này thường dùng cho các dòng văn bản đơn như các tiêu đề hay hay các kí tự rời rạc, hay cần đưa một dòng văn bản lên đường dẫn. Còn loại thứ hai là đọan văn bản - Paragrap Text được dùng cho các đề tài có nhiều dòng văn bản như các tập sách nhỏ, các tờ bướm quảng cáo hay các bản tin, các mẫu danh thiếp Tuy vậy cho dù là dòng văn bản hay đoạn văn bản chúng đều cấu thành nên một đối tượng văn bản và được xem là một đối tượng hình học. 3.2. Đối tượng văn bản – Aristic Text 3.2.1. Các tạo dòng văn bản Để tạo dòng văn bản chúng ta thực hiện theo các bước sau: − Chọn công cụ Text trên thanh công cụ hay nhấn phím tắt F8. − Nhấp trái chuột vào vị trí tạo dòng văn bản trên vùng vẽ. − Xác lập Font chữ, Font style và Font size trên thanh đặc tính. − Nhập văn bản. Nhập xong chọn lại công cụ Pick. − Chúng ta cũng có thể gõ phím Enter để viết trên nhiều dòng. 3.2.2. Hiệu chỉnh dòng văn bản Để tạo hiệu chỉnh dòng văn bản nghệ thuật chúng ta thực hiện một trong hai cách sau: Cách 1: − Nhấp chuột chọn công cụ Text. − Nhấp chuột chen con trỏ vào dòng văn bản. − Thực hiện hiệu chỉnh dòng văn bản: Thêm, xoá, sửa. Cách 2: − Nhấp chuột chọn dòng văn bản bằng công cụ Pick. − Chọn Menu text, chọn Edit text. − Hộp thoại Edit text xuất hiện, chỉnh văn bản. − Chọn Ok. 35
  49. 3.2.3. Thay đổi ký tự hoa thường Để thay đổi kí tự hoa thường trong dòng văn bản chúng ta thực hiện một trong hai cách sau: Cách 1: − Chọn dòng văn bản bằng công cụ Pick. − Chọn Menu Text, chọn Change case. − Hộp thoại xuất hiện, Chọn 1 kiểu. − Chọn OK. Cách 2: − Chọn công cụ Text. − Kích chuột chen con trỏ vào dòng văn bản. − Nhấn tổ hợp phím tắt Shift + F3. − Chọn chức năng trong hộp thoại Change case, Chọn OK. 3.2.4. Tách rời ký tự trong dòng văn bản Để tạo tách rời các kí tự trong dòng văn bản nghệ thuật chúng ta thực hiện theo các bước sau: − Chọn dòng văn bản bằng công cụ Pick. − Chọn Menu Arrange, chọn chức năng Break Artistic “Font/ style/ size” Group Apart. Chú ý: − Nếu đối tượng dòng văn bản có nhiều dòng văn bản thì lần tách đầu tiên sẽ tách rời các dòng. − Nếu đối tượng dòng văn bản gồm một dòng nhiều từ thì lần tách đầu tiên sẽ tách rời các từ. Ví dụ: Tạo bảng hiệu − Mở bản vẽ, chọn khổ giấy A4, đơn vị Milimet. mở lưới, xác lập lưới 5x5. − Mở Snap to Grid. − Bước 1: vẽ 1 hình chữ nhật: 45x100 mm. Tô màu xanh Blue, chuyển sắc hướng lên. − Tạo chữ đặc sản: Font: VNI – Brush, Size: 24, Style; Underline. Đặt tại góc trên bên trái hình chữ nhật. − Tạo chữ: 1 BÀN CỜ – QUẬN 3: Font: VNI – Aptima, Size:24, Style: Bold. Đặt tại góc dưới bên khung. − Sao chép thêm một dòng chữ từ chữ 1 BÀN CỜ – QUẬN 3 và đổi thành DT: 08. 246357. − Tạo chữ: SAO BIỂN Font: VNI – Revue, Sizeue, Style: none. Đặt canh giữa với hình chữ nhật. − Tách rời hình dòng chữ SAO BIỂN. Tách rời từ SAO. 36
  50. − Chọn công cụ Polygon vẽ một hình Polygon 5 cánh kích thước khoảng 15x15. Canh giữa với chữ A. − Chọn công cụ Shape tool đưa con trỏ về trung điểm một cạnh đồng thời nhấn phím Ctrl drag chuột dời điểm vào trong ta được hình sao. Xoá chữ A. − Combine tất cả các đối tượng trong nhóm lại cả ngôi sao vừa vẽ. Tô các dòng chữ màu trắng. − Nhóm tất cả chúng lại ta được sản phẩm hoàn chỉnh. 3.2.5. Đưa dòng văn bản lên đường dẫn Để đưa dòng văn bản lên đường dẫn chúng ta thực hiện như sau: − Tạo đường dẫn. Đường dẫn có thể kín hoặc hở. − Chọn đường dẫn bằng công cụ Pick. − Chọn Menu Text, chọn Fit Text To Path. − Xác lập lại Font, Font Size, Font Stype trên thanh đặc tính. − Nhập văn bản. Nhập xong chọn lại công cụ Pick. − Chọn chấm vuông màu đỏ để mở thanh đặc tính: − Xác lập các chức năng sau (Version 11): − Với Version 13: Mọi thao tác, Drag chuột trực tiếp lên dòng văn bản. Chọn Mirror Horizontal để lật theo phương ngang. Chọn Mirror Vertical để lật theo phương đứng. − Chỉnh sửa xong chọn công cụ Pick 37
  51. Chú ý: − Đối với đường dẫn không được xoá mà chỉ đặt chế độ không đường viền. − Đối tượng đoạn văn bản không đưa lên đường dẫn được. Để thực hiện được ta phải chuyển đổi chúng sang dòng văn bản. 3.3. Đối tượng đoạn văn bản 3.3.1. Cách tạo đối tượng đoạn văn bản Để tạo đoạn văn bản chúng ta thực hiện theo các bước sau: − Chọn công cụ Text trên thanh công cụ hay nhấn phím tắt F8. − Nhấp trái chuột vào vị trí đầu đoạn văn bản đồng thời drag chuột sang góc đối diện tạo thành khung hình chữ nhật. Khung này chính là giới hạn đoạn văn bản. − Xác lập Font chữ Font style và Font size trên thanh đặc tính. − Nhập văn bản. Nhập xong chọn lại công cụ Pick. 3.3.2. Thao tác soạn thảo lại đoạn văn bản Để soạn thảo lại đoạn văn bản chúng ta thực hiện một trong hai cách sau: Cách 1: − Nhấp chuột chọn công cụ Text. − Nhấp chuột vào dòng văn bản trong đoạn văn bản. − Thực hiện hiệu chỉnh đoạn văn bản: Thêm, xoá, sửa. − Chọn lại công cụ pick. Cách 2: − Nhấp chuột chọn đoạn văn bản bằng công cụ Pick. − Chọn Menu text, chọn chức năng Edit text − Hộp thọai Edit text xuất hiện, chọn lại thuộc tính. − Chọn Ok. 3.3.3. Xác lập lại các kiểu của Font chữ - Chọn công cụ Text. - Chọn văn bản - Chọn Menu Text, chọn Character Formatting. - Hộp thoại xuất hiện: ✓ Ô Font Style: Chọn kiểu chữ ✓ Ô Size: Chọn kích cỡ chữ - Chọn thêm vùng Kerning 3.3.4. Canh lề đoạn văn bản 38
  52. Để canh lề đoạn văn bản chúng ta thực hiện theo các bước sau: − Nhấp chuột chọn công cụ Text. − Nhấp chuột vào dòng văn bản trong đoạn văn bản. Quét khối chọn đoạn văn bản. − Chọn chức năng canh lề trên thanh đặc tính. 3.3.5. Định sạng đoạn văn bản bằng Menu Để định dạng đoạn văn bản chúng ta thực hiện theo các bước sau: − Chọn công cụ Text. Nhấp chuột chèn con trỏ vào đoạn văn bản. Quét khối chọn đoạn văn bản. − Chọn Menu text, chọn Paragraph Formatting. Hộp thoại: − Alingment: Canh lề đoạn văn bản. − Spacing: Khoảng cách giữa các đoạn văn bản trên và dưới. − Indents: Vị trí của các thành phần trong đoạn văn bản. 3.3.6. Đổ đoạn văn bản vào hình bao Cách 1: Khi đã có đoạn văn bản − Chọn đoạn văn bản bằng công cụ Pick. Lúc này xung quanh đoạn văn bản xuất hiện 6 nút điều khiển và 2 nút điều khiển văn bản. − Nhấp chuột chọn Nút điều khiển Text ở giữa phía dưới. − Con trỏ màu đen to xuất hiện, kích chuột vào biên. − Nhấp chuột vào đoạn Text ban đầu, nhấn phím. Cách 2: Tạo mới đoạn văn bản − Tạo hình bao. Hình bao phải kín. − Nhấp chuột chọn công cụ Text. Đưa con trỏ lại gần hình bao, đến khi con trỏ xuất hiện biểu tượng: − Nhấp chuột trái. − Xác lập lại các thuộc tính: Font, Font Size, Font Style trên thanh đặc tính. − Nhập văn bản. Nhập xong chọn lại công cụ Pick. Ví dụ: Đổ văn bản vào hình bao 3.3.7. Thiết lập Bulettes Để thiết lập Bulets cho đoạn văn bản ta thực hiện theo các bước: − Chọn đoạn văn bản bằng công cụ Text. − Đưa con trỏ về đầu dòng. − Chọn Menu Text, chọn Bullets. − Hộp thọai xuất hiện. Xem hình: 39
  53. − Đánh dấu vào mục Use Bullets − Xác lập các thuộc tính sau: − Mục Font: Chọn 1 Font chữ. Font thường chọn Symbol; Wingding; Webding. − Mục Symbol: Chọn một ký tự. − Mục Size: Chọn kích thước kí tự. − Mục Baseline shift: Vị trí của kí tự so với đường chuẩn. − Text frame tobullet: Vị trí từ khung văn bản tới Bullets. − Bullets to text: khoảng cách từ Bulltes tới văn bản. Ví dụ: Xem hình 3.3.8. Thôi thiết lập Bulettes Thôi thiết lập Bulets cho đoạn văn bản ta thực hiện theo các bước: − Chọn đoạn văn bản bằng công cụ Text. − Nhấp chuột chọn biểu tượng Bullet Style trên thanh đặc tính. 3.3.9. Thiết lập Tab Để thiết lập Tab cho đoạn văn bản ta thực hiện theo các bước sau: − Chọn đoạn văn bản bằng công cụ Text. Đưa con trỏ về đầu dòng văn bản. − Chọn Menu Text, chọn Tab. Xem hình: − Xác lập các thuộc tính sau: ✓ Nhấn Nút Remove All để xoá toàn bộ Tab. ✓ Chọn Nút Add để thêm 1 Tab. 40
  54. ✓ Nhập lại giá trị tại cột Tabs − Chọn loại tab tại cột Alignment. − Đánh dấu kí tự gạch nối 2 Tab tại cột Leadered. − Chọn kí tự gạch nối giữa hai tab tại hộp Leader Options. − Định lại khoảng cách giữa hai kí tự tại hộp Spacing. − Chọn OK. 3.3.10. Thôi thiết lập Tab Thôi thiết lập Tab cho đoạn văn bản chúng ta thực hiện như sau: − Chọn đoạn văn bản bằng công cụ Text. Drag Tab ra vùng vẽ. − Hoặc chọn Menu Text, chọn Format Text, chọn lại thẻ Tab, nhấn mở khoá và chọn chức năng “-“ Delete tab để xoá tab. 3.3.11. Thiết lập Drop Cap Để thiết lập Drop Cap cho đoạn văn bản thực hiện như sau: − Chọn đoạn văn bản bằng công cụ Text. Chọn kí tự cần tạo. − Chọn Menu Text, Drop cap. − Space after Drop cap: Khoảng cách từ văn bản tới Drop Cap 41
  55. − Number of Lines to Dropped: Số dòng chữ mà kí tự rơi. Ví dụ: Thiết lập Drop Cap 3.3.12. Chia cột báo Để chia cột báo ta thực hiện: − Chọn công cụ Text. Nhấp chuột quét khối tất cả văn bản trong đoạn văn bản. − Chọn Menu Text, chọn Colunm. − Hộp thọai xuất hiện. Xem hình: − Xác lập các chức năng sau: ✓ Number of Column: Nhập số cột cần chia. ✓ Width: Độ rộng cột đang chọn. ✓ Gutter: Khoảng cánh so với cột bên phải của cột được chọn. ✓ Hộp Equal column Width: Đánh dấu độ rộng của các cột bằng nhau. Ví dụ: 42
  56. 3.3.13. Các thao tác khác Bỏ chức năng kiểm tra lỗi chính tả: − Chọn Menu Tool, chọn Option, chọn Text, chọn Spelling. − Bỏ đánh dấu mục Perform automatic spell checking Chuyển văn bản dòng sang văn bản đoạn: − Chọn dòng văn bản bằng công cụ Text. − Chọn chức năng Convert To Paragraph Text trên Menu Text. − Nhấn phím tắt: Ctrl + F8. Chuyển văn bản đoạn sang văn bản dòng: − Chọn dòng văn bản bằng công cụ Text. − Chọn chức năng Convert To Artistic Text trên Menu Text. − Nhấn phím tắt: Ctrl + F8. Bỏ khung text cho đoạn văn bản: − Chọn Menu tool, chọn Option, chọn Text, chọn Paragraph. − Bỏ đánh dấu mục Show Text Frame. 43
  57. BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài 1: Sử dụng công cụ vẽ cơ bản kết hợp các chức năng cơ bản tạo các hình. Sau đó sử dụng chức năng cơ bản tô màu cho các mẫu vừa tạo. 44
  58. Bài 2: Sử dụng công cụ Text kết hợp các chức năng đã học tạo các mẫu sản phẩm sau: Bài 3: Sử dụng công cụ tạo hình cơ bản kết hợp với công cụ hiệu chỉnh tượng và công cụ tạo hình cơ bản vẽ các mẫu hình sau: 45
  59. Bài 4: Sử dụng công cụ Text kết hợp các chức năng đã học tạo các mấu sản phẩm sau: 46
  60. BÀI 4: TẠO HIỆU ỨNG TRONG COREL DRAW MỤC TIÊU: − Nêu được các phương pháp tạo hiệu ứng; − Biết các hiệu ứng trong Corel Draw; − Sử dụng được các hiệu ứng trong Corel Draw; − Có được tính cẩn thận, linh hoạt, sáng tạo, óc thẩm mỹ. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Các phương pháp tạo hiệu ứng Có hai cách để tạo hiệu ứng đó là: - Sử dụng chức năng trong hộp công cụ Interactive. - Sử dụng chức năng trong Menu Effect. Chú ý: - Khi chúng ta sử dụng các công cụ Interactive trong hộp công cụ để áp dụng hiệu ứng cho các đối tượng. Hãy nhớ quan tâm đến các tùy chọn trên thanh đặc tính để làm thay đổi hiệu ứng. - Mỗi công cụ tạo hiệu ứng sẽ có một thanh đặc tính tương ứng cho công cụ đó. Giới thiệu hộp công cụ Interactive Từ trên xuống ta có các công cụ sau: 2. Hiệu ứng Drop Shadow Áp dụng cùng lúc cho một hoặc nhiều đối tượng. Khi áp dụng hiệu ứng Drop Shadow cho một hoặc một nhóm đối tượng chúng ta có thể tạo ra được các biến đổi như: − Tạo bóng đổ cho một hoặc một nhóm đối tượng. − Tạo hiệu ứng toả sáng. Cách tạo hiệu ứng Drop Shadow − Nhấp chuột chọn đối tượng cần áp dụng hiệu ứng bằng công cụ Pick tool. − Chọn công cụ Interactive Drop Shadow Tool. − Nhấp chuột lên tâm đối tượng đồng thời drag chuột ra biên. − Xác lập lại các thuộc tính trên thanh đặc tính: 48
  61. Xóa hiệu ứng Drop Shadow: Để xoá bóng đổ ta thực hiện như sau: − Chọn lại công cụ Interactive Drop Shadow Tool. − Kích chuột vào đối tượng đã áp dụng hiệu ứng. − Chọn chức năng Clear Drop Shadow trên thanh đặc tính. Xem hình: Chú ý: − Khi tạo hiệu ứng bóng đổ, CorelDRAW lấy hình thể của đối tượng ban đầu tạo ra một ảnh Bitmap có độ trong suốt đặt bên dưới đối tượng ban đầu để làm cái bóng của nó. Do đó khi thực hiện tạo bóng đổ cho nhiều đối tượng ta phải nhóm chúng lại để kết quả chỉ có một bóng đổ. − Đặc tính của đối tượng ban đầu vẫn giữ nguyên. − Đối tượng bóng đổ sẽ bị phụ thuộc vào đối tượng ban đầu. 3. Hiệu ứng Extrude Hiệu ứng Extrude dùng để tạo ấn tượng về chiều sâu và bề rộng của vật thể. Với Extrude chúng ta có thể dể dàng chọn bất kỳ đối tượng nào để biến nó thành đối tượng ba chiều. Chúng ta cũng có thể áp dụng độ lệch cho một đối tượng và nhân bản các thuộc tính Extrude của một đối tượng sang đối tượng khác. Cách tạo hiệu ứng Extrude: − Chọn đối tượng bằng công cụ Pick. − Chọn công cụ Interactive Extrude Tool. − Click chuột lên đối tượng đồng thời drag chuột ra biên đối tượng về phía cần tạo khối nổi. 49
  62. − Xác lập lại các chức năng Extrude trên thanh đặc tính. − Chọn kiểu tạo khối nổi. ✓ Small back: Tạo hình khối nhỏ dần về phía sau. ✓ Small Front: Tạo hình khối nhỏ dần về phía trước. ✓ Big Back: Tạo hình khối lớn dần về phía sau. ✓ Big Front: Tạo hình khối lớn dần về phía trước. ✓ Back Parallel: Cạnh bên hình khối song song đổ về phía sau của vật. ✓ Front Parallel: Cạnh bên hình khối song song đổ phía trước của vật. − Depth: Giá trị xác định độ sâu của hình khối. − Chọn điểm quan sát: Xem hình: - Phép quay hình khối cho một đối tượng. - Thực hiện chiếu sáng cho đối tượng. - Thay đổi màu sắc của hình khối bằng Color. Để xoá bỏ hiệu ứng Extrude ta thực hiện các bước sau: − Chọn đối tượng được tạo hiệu ứng Extrude. − Chọn chức năng Clear Extrude trong Menu Effect. − Hoặc chọn nút Clear Extrude trên thanh thuộc tính. Ví dụ: Tạo chữ nỗi Extrude. Xem hình: 4. Hiệu ứng Add Perspective Hiệu ứng Add Pespective là một hiệu ứng quang học nó làm cho hình ảnh của đối tượng nhỏ dần khi khoảng cách từ điểm quan sát đến vị trí mắt nhìn tăng dần. Vật thể nào càng gần mắt thì trông càng lớn. Vật ở xa trông nhỏ dần. Hiệu ứng Add Perspective tạo ra cảm giác về chiều xâu và hình khối. Giúp chúng ta giả lập tính không gian ba chiều, nhưng thực tế chỉ có hai chiều. Hiệu ứng Add Perspective còn gọi là hiệu ứng phối cảnh. Cách tạo hiệu ứng Add Perspective, chúng ta thực hiện các bước sau: − Tạo các bề mặt giả lập không gian ba chiều. − Tạo ra đối tượng mà bạn muốn áp dụng hiệu ứng Add Perspective. − Chọn đối tượng bằng công cụ Pick. − Chọn chức năng Add Perspective trong Menu Effect. 50
  63. − Khung bao đối tượng sẽ chia thành lưới 8 hàng 8 cột, và con trỏ biến thành con trỏ của công cụ Shape. − Dùng con trỏ của công cụ Shape rê 4 Node trên 4 đỉnh của lưới để chỉnh sữa hình dáng cho đối tượng. Chú ý 4 điểm điều khiển này sẽ quy tụ về điểm tụ (có thể ở xa bạn sẽ không thấy hãy dùng phím tắt F3 để quan sát). − Để điều chỉnh điểm tụ, chọn nó và rê đến vị trí thích hợp (điểm tụ có hình chữ x). − Sau khi kết thúc công việc tạo hiệu ứng hãy chọn công cụ Pick tool. Hiệu chỉnh màu sắc cho hiệu ứng Add Perspective − Sau khi áp dụng hiệu ứng Perapective cho đối tượng chúng ta có thể tô màu cho chúng bằng các phương pháp tô: − Sử dụng Palette màu bên phải màn hình. − Công cụ tô màu Fill Tool. − Công cụ Interactive Fill Tool. Di chuyển các điểm điều khiển − Chọn các điểm điều khiển trên lưới bằng công cụ Shape. − Trong quá trình di chuyển nếu giữ phím Ctrl sẽ là cho hai điểm điều khiển di chuyển theo phương ngang. − Trong quá trình di chuyển nếu giử phím Ctrl + Shift sẽ là cho hai điểm điều khiển di chuyển cùng phương nhưng ngược hướng. Xóa hiệu ứng Add Perspective − Để xoá bỏ hẳn hiệu ứng Add Perspective ta chọn chức năng Clear Perspective trong Menu Effect. − Để xoá bỏ hiệu ứng Perspective nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng của đối tượng. Ta thực hiện như sau: ✓ Chọn đối tượng bằng công cụ Pick. ✓ Sử cụng lệnh Convert to curve trong Menu Arrange. Ví dụ: Tạo phối cảnh. 5. Hiệu ứng Blend Khi thực hiện hiệu ứng Blend chúng ta có thể tạo một số biến đổi trên đối tượng như sau: − Nhân bản các các đối tượng trung gian giữa hai đối tượng. − Chúng ta có thể sử dụng hiệu ứng Blend để hòa trộn nhanh chóng nhiều bản sao của cùng một đối tượng. − Tạo hiệu ứng tỏa sáng. Tạo hiệu ứng Blend: 51
  64. Để tạo hiệu ứng Blend ta sử dụng công cụ Interactive Blend Tool kết hộp với các tùy chọn trên thanh đặc tính của nó. Hay tạo hiệu ứng Blend sử dụng chức năng Blend trong Menu Effect. − Tạo hai đối tượng đầu và cuối để tạo hiệu ứng Blend và đặt tại hai vị trí cần thiết. − Chọn công cụ Intneractive Blend Tool trên hộp công cụ. − Đặt con trỏ chuột lên đối tượng thứ nhất. Nhấn và rê chuột đến đến đối tượng thứ hai. − Xác lập các thuộc tính trên thanh đặc tính. ✓ Hộp Number Of Blend Steps: Nhập số bước chuyển tiếp: Phạm vi số bước có thể chuyển đổi từ 1-999. ✓ Hộp Offset Between Blend shape: Khoảng cách giữa hai đối tượng. chỉ thay đổi được khi hiệu ứng Blend đã đưa lên đường dẫn. − Đưa hiệu ứng Blend theo đường dẫn: Sau khi thực hiện tạo hiệu ứng Blend cho đối tượng, ta làm như sau: ✓ Chọn nhóm đối tượng Blend bằng công cụ Blend. ✓ Chọn chức năng Path Properties , chọn New Path. ✓ Kích chuột vào đường dẫn. − Quay Đối tượng trong hiệu ứng Blend: Chúng ta có thể quay các đối tượng trung gian trong hiệu ứng Blend bằng cách nhập giá trị vào hộp nhập Blend Direction trên thanh thuộc tính. Xem hình: − Thay đổi màu sắc: Mặc định màu sắc trong hiệu ứng Blend chuyển từ màu này sang màu kế cận, ta có thể thay đổi dựa vào tuỳ chọn. − Xem hình, từ trái sang: ✓ Direct Blend: Chuyển thẳng ✓ Clockwise Blend: Chuyển cùng chiều kim đồng hồ ✓ Counter ClockWise Blend: Ngược chiểu kim đồng hồ. Xóa bỏ hiệu ứng Blend: Để xoá bỏ hiệu ứng Blend ta thực hiện các bước sau: − Chọn đối tượng tạo hiệu ứng bằng cộng cụ Blend Tool. − Chọn chức năng Clear Blend trong Menu Effect. − Hoặc chọn nút Clear Blend trên thanh thuộc tính. 6. Hiệu ứng Envelope Hiệu ứng Envelope có tác dụng làm biến dạng đối tượng theo hình bao ngoài. Khi chúng ta làm thay đối hình bao của hiệu ứng Envelope áp dụng cho đối tượng, 52
  65. thì hình dáng của đối tượng cũng bị thay đổi theo. Hiệu ứng Envelope chỉ có tác dụng thay đổi hình dáng của đối tượng nhưng không làm thay đổi các thuộc tính ban đầu của đối tượng. Cách tạo hiệu ứng Envelope − Chọn đối tượng áp dụng Envelope bằng công cụ Pick Tool. − Chọn công cụ Interactive Envelope. − Trên thanh đặc tính hãy chọn một trong bốn Mode: Xem hình từ bên trái. − Một hình bao hình chữ nhật xuất hiện hãy Click chuột vào các Node kéo dời biên hình bao chữ nhật sẽ làm thay đổi hình dáng của đối tượng. Hiệu chỉnh lại hiệu ứng Envelope: Để hiệu chỉnh lại hiệu ứng Envelope ta làm như sau: − Chọn công cụ Shape. − Nhấp chuột lên đối tượng đã áp dụng hiệu ứng. − Thực hiện hiệu chỉnh. Xóa bỏ hiệu ứng Envelope − Chọn chức năng Clear Envelope trên thanh đặc tính Ví dụ: Xem hình: 7. Hiệu ứng Distortion Hiệu ứng Distortion cũng cho phép chúng ta thay đổi hình dáng của đối tượng. Với các phương pháp và các tuỳ chọn của hiệu ứng này sẽ cho ta các kiểu biến dạng phong phú. Hiệu ứng này cũng chỉ có tác dụng làm biến đổi hình dáng của đối tượng tính chất của đối tượng không bị thay đổi. Cách tạo hiệu ứng Distortion ta thực hiện như sau: − Chọn đối tượng bằng công cụ Pick Tool. − Chọn công cụ Distortion trong hộp công cụ. Xem hình: − Nhấp chọn một trong ba kiểu hiệu ứng Distortion đặc trưng trên thanh thuộc tính. − Xem hình từ trái sang: ✓ Kiểu Push and Pull Distortion: Tạo hiệu ứng lồi hay lõm. ✓ Kiểu Ziper Distortion: Kiểu hiệu ứng răng cưa. ✓ Kiểu Tswiter Distortion: Kiểu hiệu ứng xoắn. − Nhấp chuột lên tâm đối tượng đồng thời rê chuột để tạo hiệu ứng. hay thay đổi các thông số dựa vào thanh đặc tính Hiệu chỉnh lại hiệu ứng Distortion ta làm như sau: − Chọn công cụ Shape. 53
  66. − Nhấp chuột lên đối tượng đã áp dụng hiệu ứng. − Thực hiện hiệu chỉnh. Xóa bỏ Hiệu chỉnh hiệu ứng Distortion Để xoá hiệu ứng Distortion ta làm như sau: − Chọn chức năng Clear Distortion trên thanh đặc tính. 8. Hiệu ứng Contour Hiệu ứng Contour có tác dụng tạo ra các đối tượng chuyển tiếp đồng tâm. Với các tuỳ chọn trên thanh đặc tính cho phép chúng ta thay đổi các kiểu tương ứng. Cách tạo hiệu ứng Contour − Chọn đối tượng bằng công cụ Pick Tool. − Chọn công cụ Interactive Contour trong hộp công cụ. − Nhấp chuột trái lên đối tượng, kéo rê chuột ra ngoài hay vào trong đối tượng để thay đổi hiệu ứng. Hay chọn các tuỳ chọn trên thanh đặc tính, để chỉnh sữa hiệu ứng. Chỉnh sữa hiệu ứng Contour − Thay đổi hướng viền của Contour: Xem hình từ trái sang. ✓ To center: Tạo các đường viền về phía tâm ✓ Inside: Tạo các đường viền về phía trong đối tượng. ✓ Outside: Tạo các đường viền ra ngoài đối tượng. − Contour Steps: Số đối tượng trung gian. Xem hình: − Contour Offset: Khoảng cách giữa hai đối tượng. Xem hình: − Chọn hướng chuyển đổi màu, xem hình: − Chọn màu đường viền, xem hình: − Chọn màu nền, xem hình: Chú ý: − Nên nhớ đối tượng cần áp dụng hiệu ứng phải tô màu mới thấy được rõ hiệu ứng. − Ta nên tô màu lại cho đối tượng và đường biên của đối tượng Contour ở bước sau cùng để nó kết hợp với màu của đối tượng ban đầu tạo nên dãy màu. Xóa bỏ hiệu ứng Contour − Để xoá bỏ hiệu ứng Contour ta thực hiện các bước sau: − Chọn đối tượng được tạo hiệu ứng Contour. − Chọn chức năng Clear Contour trong Menu Effect. − Hoặc chọn nút Clear Contour trên thanh đặc tính. 54
  67. 9. Hiệu Lens Hiệu ứng Lens cho phép chúng ta tạo nhiều hình thể hấp dẫn, kỳ lạ và giàu tính trừu tượng. Hiệu ứng Lens được hiểu như là áp dụng các kính lọc cho đối tựơng. Qua từng loại kính lọc đó đối tượng sẽ bị thay đổi màu sắc của hính dáng đối tượng tượng ứng. Thao tác thực hiện tạo hiệu ứng Lens − Tạo hai đối tượng và xếp chồng lên nhau, nhằm tạo một đối tượng phía dưới làm đối tượng bị hiệu ứng, còn đối tượng nằm trên tạo thấu kính. − Chọn đối tượng phía trên bằng công cụ Pick. − Chọn chức năng Lend trong Menu Effect. − Chọn loại thấu kính tương ứng trong hộp thọai và chỉnh sữa các thông số tương ứng. Xóa hiệu ứng Lens − Chọn đối tượng được tạo kính lọc. − Chọn chức năng No Lend effect trong hộp thọai. − Thực hiện chức năng Apply. 10. Hiệu ứng Transparency Hiệu ứng Transparency dùng để tạo sự trong suốt cho đối tượng được quan sát. Thao tác thực hiện tạo hiệu ứng Transparency: − Tạo hai đối tượng và đặt chúng xếp chồng lên nhau. − Nhớ tô màu đối tượng. − Chọn công cụ Interactive Transpancy Tool. − Nhấp chọn đối tượng phía trước. − Chọn lại kiểu hiệu ứng trên thanh đặc tính. − Kiểu Uniform: ✓ Áp dụng độ trong suốt đều trên toàn đối tượng. ✓ Mức độ trong suốt sẽ được xác định bởi con trượt và hộp nhập Starting Transparency. ✓ Giá trị độ trong suốt sẽ thay đổi từ 0% đến 100% Lưu ý: Để lưu lại kết quả của hiệu ứng, chọn tuỳ chọn Freeze. ✓Chọn kiểu trong suốt ở hộp Transparency Type. ✓Thay đổi giá trị Starting Transparency. Xóa hiệu ứng Transparency: − Để xoá hiệu ứng Trasparency ta chọn chức năng Clear Trasparency trên thanh đặc tính. 55
  68. 11. Hiệu ứng Power Clip Cho phép giới hạn sự thể hiện của các đối tượng trong trong phạm vi đường biên của vật chứa, gọi là đối tượng Contain. Các đối tượng được giới hạn bởi các đối tượng chứa này gọi là Đối tượng Container. Hay cắt xén các ảnh thay thế lệnh Trim. Thao tác tạo hiệu ứng Power Clip − Tạo đối tượng tham gia tạo hiệu ứng hay Import ảnh Bitmap - Container. Nếu có nhiều đối tượng, phải Group chúng lại. − Tạo ra đối tượng làm vật chứa - Contain và đặt nó lên đối tượng Container. − Chọn đối tượng Container bằng công cụ Pick. − Nhấp chọn chức năng Power Clip trong Menu Effect chọn chức năng Place Inside Container (con trỏ chuyển dạng to hơn). − Kích chuột chọn đối tượng Container. Xem hình: Một số hạn chế của hiệu ứng Power Clip − Đối tượng Bitmap không làm đối tượng Contain. Các đuôi mở rộng như: PNG, JPEC, GIF, BMP, TIF, TGA, BMP. − Đối tượng đã khoá bằng lệnh Lock Object trong Menu Arrange không thực hiện được. − Đối tượng văn bản dạng Paragraph text. Đối tượng Internet. Đối tượng hoạt hình Rollovers không tạo được hiệu ứng. Chú Ý: − Để tạo hiệu ứng Power Clip thành công ta phải vào Menu Tool, chọn Option, chọn Edit. − Thôi đánh dấu chức năng Auto Cent ter New Power Clip Contens: Chức năng tự tạo vật chứa tại tâm của hình ảnh. 56
  69. BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài 1: Vẽ vòng tròn Olympic Hướng dẫn: - Vẽ hình tròn, copy thêm 1 hình tròn nhỏ hơn đồng tâm, tô màu đơn sắc, Combie hai hình tròn vừa vẽ - Copy thêm hình tròn và sắp xếp theo mẫu. - Để hai hình tròn cắt nhau theo mẫu, ta vẽ hình chữ nhật cắt vị trí giao nhau giữa hai hình tròn, chọn hình chữ nhật và nhấn Shift chọn hình tròn cần nổi lên, chọn Intersect trên thanh công cụ Shapping. - Để có bóng màu trắng, ta chọn cung vừa cắt được, chọn Effect/ Contour, chọn Outside, tại mục offset tăng kích cỡ lên, chọn Apply. - Chọn Arrange, chọn - Chọn cung vừa Contour và nhấn Shift chọn hình tròn phía dưới, chọn Back Minus Front. - Thực hiện tương tự cho các điểm giao nhau còn lại. Bài 2: Dùng công cụ Blend vẽ trái banh Hướng dẫn: - Vẽ hình lục giác, vào Arrange/ Transformation/ Position tiến hành copy thêm hình nhiều hình trên một hàng. - Tô màu đơn sắc, tô một hình bỏ hai hình. - Copy thêm nhiều dòng theo đường xéo. - Vẽ hình tròn, vào Effect/ Lens, chọn mục Fish Eye, điều chỉnh vị trí phù hợp, chọn Apply, kéo hình tròn ra bên ngoài ta được hình trái bóng. - Để tạo bóng mờ cho quả bóng, ta chọn Drop Shadow trên thanh công cụ, kéo vị trí bóng mờ từ hình quả bóng, điều chỉnh cho phù hợp. Bài 3: Dùng công cụ Blend Vẽ quả cầu Disco Hướng dẫn: - Chọn công cụ , vẽ bảng gồm 40x40, tô màu vàng, đường viền màu trắng. - Chọn một số ô tô màu đơn sắc khác nhau. 57
  70. - Vẽ hình tròn, vào Effect/ Lens, chọn mục Fish Eye, điều chỉnh vị trí phù hợp, chọn Apply, kéo hình tròn ra bên ngoài ta được hình trái bóng. - Vẽ hình chữ nhật, tô màu đen. - Vẽ hình sao 4 cánh, thu nhỏ cánh lại, copy thêm một hình sao đồng tâm và thu nhỏ hơn, xoay 45 độ. - Đặt quả cầu và ngôi sao vào vị trí thích hợp vào hình chữ nhật màu đen. Bài 4: Làm chữ Led Hướng dẫn: - Gõ chữ Led - Vẽ hình tròn nhỏ và Blend nhiều hình tròn nhỏ lại. - Chọn Path Properties/ New Path, trên thanh công cụ Blend, xuất hiện biểu tượng , nhấp chuột vào chữ Led. - Chọn , chọn , để các hình tròn bố trí đều lên các kí tự. - Tăng số lượng hình tròn lên các kí tự đến khi phù hợp. - Vẽ hình chữ nhật và tô màu đơn sắc, đặt chữ Led lên hình chữ nhật. Bài 5: Làm chữ Design Hướng dẫn: - Gõ chữ Design, copy thêm hai chữ đặt hai vị trí khác nhau - Chữ Design đầu, chọn đường outline chữ 24pt. - Chữ Design thứ 2, chọn đường outline chữ 16pt, tô màu trắng đơn sắc và đặt lên chữ Design đầu - Chữ Design thứ 3, chọn đường outline chữ 4pt, tô màu đen đơn sắc và đặt lên chữ Design thứ 2. Bài 6: Tạo bóng cho chữ Hướng dẫn: - Gõ chữ Thiết kế, tô màu đỏ đơn sắc. - Chọn Drop Shadow Tool. - Kéo rê bóng từ chữ Thiết kế. - Điều chỉnh bóng phù hợp trên thanh công cụ Drop Shadow. 58
  71. BÀI 5: KẾT XUẤT HÌNH ẢNH TRONG COREL DRAW MỤC TIÊU: − Biết những khái niệm cơ bản trong Photoshop; − Biết môi trường làm việc và các thanh công cụ của Photoshop; − Sử dụng được các công cụ thông dụng trong Photoshop; − Làm biến dạng hình ảnh tùy ý; − Rèn luyện tính chính xác, sáng tạo, linh hoạt. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Thao tác Import Thao tác Import cho phép chúng ta nhập một tập tin khác của chương trình CorelDRAW hay một tập tin từ chương trình đồ họa khác sang chương trình CorelDRAW. Thao tác thực hiện lệnh Import: Để nhập một tập tin ta thực hiện theo các bước sau: − Tại cửa sổ tập tin CorelDRAW hiện hành đang mở. Chọn Menu File, chọn Import. Hay nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + I. − Hộp thọai Import xuất hiện, xác lập thuộc tính: Xem hình: − Hộp Look in: Chỉ ra đường dẫn chứa tập tin. − Hộp Files of type: Chỉ ra kiểu định dạng tập tin. − Hộp File name: Gõ vào tên tập tin hoặc kích chuột chon tập tin tại vùng nhìn thấy. − Mục Sort type: Chọn Default. − Có thể chọn chức năng Preview để quan xác tập tin. − Chọn Import. − Kích chuột vào vị trí đặt đối tượng trên bản vẽ. − Thay đổi lại kích thước nếu cần. 59
  72. 2. Thao tác Export Thao tác Export cho phép chúng ta xuất một tập tin từ chương trình CorelDRAW sang tập tin chương trình đồ họa khác hay xuất sang dạng File ảnh Bitmap, dạng thức trang Web mà CorelDRAW hỗ trợ. Thao tác thực hiện lệnh Export: Để xuất một tập tin ta thực hiện theo các bước sau: − Tại cửa sổ tập tin CorelDRAW hiện hành đang mở. Chọn Menu File, chọn Export. Hay nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + E. − Hộp thọai Export xuất hiện, xác lập thuộc tính: Xem hình: − Hộp Save in: Chỉ ra đường dẫn lưu tập tin. − Hộp Save as type: Chỉ ra kiểu định dạng cần chuyển. − Hộp File name: Gõ vào tên tập tin cần lưu. − Mục Sort type: Chọn Default. − Chọn Export. − Màn hình chuyển đổi xuất hiện: − Tuỳ vào kiểu tập tin xuất mà có tên màn hình chuyển đổi khác nhau: Giả xử Export ra File ảnh *. Jpg − Màn hình Convert to Bitmap xuất hiện: Xem hình: − Mục Image Size: − Width: Chiều rộng hình ảnh. − Height: Chiều cao hình ảnh − Units: Đơn vị tính. − Mục Resolution: Độ phân giải tập tin. − Mục Color Mode: Chế độ màu. − Mục File Size: − Tuỳ chọn Anti – Aliasing: Khử răng cưa đường viền − Apply ICC Profile: Bảo toàn thuộc tính màu. 60
  73. − Chọn OK. − Hộp thoại xuất hiện 3. Chuyển đổi ảnh Vector sang Bitmap Chức năng Convert to BitMap cho phép chúng ta chuyển đổi hình ảnh Vector trong chương trình CorelDRAW sang hình ảnh Bitmap: − Nhằm mục đích áp dụng đựơc các hiệu ứng Bitmap. − Có tác dụng in nhanh in nhanh. − Kết xuất văn bản bảo toàn Font. Thao tác thực hiện lệnh Convert to Bitmap: Để chuyển đổi ảnh Vector sang ảnh Bitmap ta thực hiện như sau: − Bước 1: Nhóm tất cả các đối tượng và chọn. − Bước 2: Chọn Menu Bitmap, Convert to Bitmap: Xem hình: - Bước 3: Hộp thoại xuất hiện, xác lập các chức năng sau: ✓ Mục Color: Chọn chế độ màu. ✓ Mục Resolution: Chọn độ phân giải. ✓ Hộp Anti – aliasing: Khử răng cưa đường viền. ✓ Hộp Transparent background: Chế độ trong suốt nền. ✓ Hộp Apply ICC Profile: Bảo toàn thuộc tính màu. − Chọn OK. Các hiệu ứng Bitmap thường dùng Sau khi chuyển ảnh từ Vector sang Bitmap chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các chức năng hiệu chỉnh trên ảnh Bitmap: - 3D Effect: page curl: Lật góc; Blur: Làm mờ. - Creatiave: Frame/ Vignatte: Kẽ khung tạo vùng chọn. - Noise: Làm rồ rề, nổi hạt; Sharpen: Biến đổi độ sắc nét. - Distort: Biến cong, kéo giãn. Ví dụ: Hiệu ứng lật góc ảnh: 61
  74. 4. In ấn Để in một sản phẩm trong chương trình CorelDRAW chúng ta thực hiện theo các bước sau: − Bước 1: Di chuyển các đối tượng cần in lên trang giấy in. − Bước 2: Sắp xếp các đối tượng lại theo trang giấy. − Bước 3: Nhóm tất cả các đối tượng lại để in nhanh. − Bước 4: Chọn Menu File, chọn Print, hoặc nhấn Ctrl + P. − Bước 5: Hộp thọai xuất hiện, xác lập các chức năng: ✓ Hộp Name: Chọn tên máy in. ✓ Vùng Print Range: Current Document: In trang tài liệu hiện hành; Curent page: In trang hiện hành. ✓ Page: Chọn trang in: 1, 2, 3: In trang 1, trang 2, trang 3; 1 – 10: In từ trang 1 tới trang 10. ✓ Hộp Number of Copies: Số bản cần in. ✓ Print stype: Chọn Mặc định. 62
  75. ✓ Chọn Properties: Layout: Chọn lại hướng giấy; Resolution: Chọn độ phân giải; Graphic: Chọn chế độ màu: Fine. ✓ Chọn Print Preview: Nếu chưa được có thể chỉnh dời trực tiếp hình ảnh trên trang in. − Chọn Apply. Chọn Print để in. 5. Xuất file sang dạng tách màu Sau khi chế bản xong, công đoạn tiếp của người chế bản là phải xuất file ảnh sang dạng file tách màu, file này thể hiển 4 màu riêng biệt của hình ảnh, bao gồm: Cyan, Magenta,Yellow, Black. Đây là công việc đầu tiên và cũng không kém phần quan trọng của quá trình in tách màu. Để thực hiện xuất file sang dạng tách màu chúng ta làm như sau: Yêu Cầu: Trên máy tính của bạn phải có cài máy in dùng để xuất file tách màu, cụ thể là máy in xuất được file PDF. Các chương trình này có thể là Adobe Acrobat 6.0 Professional Thao tác thực hiện kết xuất file PDF: − Bước 1: Chọn Menu File, chọn Print − Bước 2: Hộp thoại xuất hiện, quan sát hình: ✓ Hộp Name: Chọn máy in xuất file PDF − Bước 3: Thẻ Layout: ✓ Thiết Lập Image Position and size ✓ Thiết lập Bleed − Bước 4: Thẻ Separations: Thiết lập các thông số: ✓Print Separations 63
  76. ✓ Check vào các màu hiển thị ✓ Thiết lập tùy chọn mở rộng trong chức năng Advanced. − Bước 5: Thẻ Prepress: ✓ Thiết lập các tùy chọn về đường TrimLines ✓ Thiết lập các tùy chọn về Registration marks. ✓ Thiết lập thông tin cá nhân liên quan đến ảnh in. ✓ Thiết lập thông tin liên quan Calibration bars − Bước 6: Thiết lập xong chọn Print ✓ Chỉ ra nơi lưu tập tin. ✓ Chọn Ok. 64
  77. BÀI TẬP TỔNG HỢP Bài 1: Thiết kế Logo hoa cúc Bài 2: Thiết kế đài sen Bài 3: Thiết kế lá cờ bay Bài 4: Thiết kế mẫu sau: 65
  78. PHẦN II PHOTOSHOP CS 68
  79. BÀI 1. LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CỦA PHOTOSHOP MỤC TIÊU: − Hiểu các công cụ xử lý vùng chọn; − Chọn được vùng tùy ý; − Sử dụng thành thạo các thao tác trên vùng chọn; − Rèn luyện tính chính xác, cẩn thận, linh hoạt, sáng tạo. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Các khái niệm trong Photoshop 1.1. Giới thiệu về Photoshop Photoshop là phần mềm chuyên để cắt ghép, chỉnh sửa ảnh. Ngoài chức năng chính đó thì photoshop còn dùng để thiết kế website, thiết kế mô hình 3D, vẽ tranh, tạo 1 số hiệu ứng kỹ xảo trong phim, vẽ texture Trong đời sống thì photoshop cũng được sử dụng rất nhiều như: thiết kế áo thun, chỉnh sửa – resize kích thước ảnh để đưa lên website, tạo album ảnh cưới, tạo sản phẩm trong lĩnh vực in ấn. 1.2. Điểm ảnh (pixcel) - Là những hình vuông cấu tạo nên file ảnh. Số lượng và độ lớn của điểm ảnh trong 1 file phụ thuộc vào độ phân giải của nó. 1.3. Độ phân giải (Resolution) - Là lượng điểm ảnh trên cùng một đơn vị dài. Nếu nói độ phân giải của ảnh bằng 72, tức là có 72 điểm ảnh trên một inch dài. 1.4. Vùng chọn (Selection) - Là miền được giới hàn bằng đường biên nét đứt (đường kiến bò), mọi thao tác xử lý chỉ có tác dụng bên trong vùng chọn. 1.5. Lớp ảnh (Layer) Trong một layer có chứa các vùng chọn có điểm ảnh và không có điểm ảnh + Màu hậu cảnh: Background. + Màu tiền cảnh: Là màu được tô vào ảnh. + Màu hậu cảnh: Là màu được tô vào giấy. 2. Phần mềm Photoshop CS Adobe Photoshop (thường được gọi là Photoshop) là một phần mềm chỉnh sửa đồ họa được phát triển và phát hành bởi hãng Adobe Systems ra đời vào năm 1988 trên hệ máy Macintosh. Photoshop được đánh giá là phần mềm dẫn đầu thị trường về sửa ảnh bitmap và được coi là chuẩn cho các ngành liên quan tới chỉnh sửa ảnh. Từ phiên 69
  80. bản Photoshop 7.0 ra đời năm 2002, Photoshop đã làm lên một cuộc cách mạng về ảnh bitmap. Phiên bản mới nhất hiện nay là Adobe Photoshop CC. Ngoài khả năng chính là chỉnh sửa ảnh cho các ấn phẩm, Photoshop còn được sử dụng trong các hoạt động như thiết kế trang web, vẽ các loại tranh (matte painting và nhiều thể loại khác), vẽ texture cho các chương trình 3D gần như là mọi hoạt động liên quan đến ảnh bitmap. Adobe Photoshop có khả năng tương thích với hầu hết các chương trình đồ họa khác của Adobe như Adobe Illustrator, Adobe Premiere, After After Effects và Adobe Encore. Adobe photoshop CS6 không phải là phiên bản mới hiện nay. Nhưng vẫn được đông đảo mọi người sử dụng bởi vì có đầy đủ tính năng mà vẫn đảm bảo hoạt động ổn định trên nền tảng windows 32 bit 64 bit. Không đòi hỏi máy tính có cấu hình quá cao. Ta có thể download phần mềm photoshop CS6 miễn phí tại web, nhanh chóng, với link tải tốc độ cao. 2.1. Hướng dẫn cài đặt 2.1.1. Thông tin phần mềm − Phiên bản tải về : Đây là bản Trial 32 bit và 64 bit. − Dung lượng: 1.32 Gb. − Hãng cung cấp : Adobe. − Hệ điều hành tương thích: Windows XP SP3/ Vista/ 7 SP1/ 8/ 10 2.1.2. Cấu hình tối thiểu − Ram của máy tối thiểu 1 GB. − Chíp xử lý: Từ Intel Pentium 4, AMD Athlon 64 trở lên. − Ổ cứng để cài đặt trống ít nhất 1 GB. − Độ phân giải màn hình 1024 x 768 hoặc cao hơn 2.1.3. Hướng dẫn cài đặt − Bước 1: Giải nén phần mềm và mở file Set-up.exe để cài đặt, chọn Try để tiếp tục Bước 2: Chọn ngôn ngữ English, ngắt kết nối Internet và chọn Accept để tiếp tục 70
  81. Bước 3: Chọn Connect Later Bước 4: Chọn 1 trong 2 phiên bản 32 hoặc 64 bit tùy vào phiên bản hệ điều hành ta đang dùng, chọn ngôn ngữ và nhấn Install để bắt đầu cài đặt. 71
  82. Tiến trình cài đặt sẽ như hình bên dưới, chờ một lát là xong, giờ thì ta đã có thể kết nối Internet được rồi đấy. Bước 5: Chọn Close 2.2. Giao diện chương trình Cửa sổ giao diện của Photoshop bao gồm 6 thành phần cơ bản: 72
  83. Thanh tiêu đề, Thanh trình đơn (menu bar), thanh option, thanh trạng thái, hộp công cụ và các Palettes. Thanh trình đơn (menu bar): Chứa toàn bộ các lệnh của Photoshop, được bố trí vào trong các trình đơn chính sau: File: chứa các lệnh về đóng mở, tạo ảnh mới Edit: chứa lệnh về copy, cut, paste, tô màu hay xoay ảnh Image: Chứa các lệnh để thay đổi thuộc tính hay chỉnh sửa Layer: chứa các lệnh thao tác với layer Select: tao tác với vùng chọn, lưu, hủy chọn Filter: chứa các nhóm bộ lọc của Photoshop View: Chứa các lệnh xem ảnh Window: Bật/tắt các Paletter - Thanh tùy chọn công cụ (Option bar): Chứa các lệnh tùy chỉnh phục vụ cho thao tác ứng với công cụ đang chọn. Tùy vào công cụ được chọn mà các lệnh trên thanh này sẽ thay đổi tương ứng. - Cửa sổ thiết kế - Các bảng (Palettes): Giúp cho việc giám sát và chỉnh sửa dễ dàng hơn - Hộp công cụ (Tools box/ Tools bar): Chứa các công cụ thường được sử dụng trong Photoshop .Thông thường các phiên bản càng mới thì hộp công cụ gồm nhiều công cụ hơn. 73
  84. 3. Các thao tác với file ảnh 3.1. Mở file ảnh - Chọn File/ Open và tìm đến file cần mở - Chọn file cần mở và nhấn Open 3.2. Tạo file mới - Chọn File/ New (Ctrl – N) - Khai báo hộp thoại New 74
  85. Name: Nhập tên file ảnh Preset: Thiết lập các thông số bức ảnh Width: Nhập kích thước chiều rộng ảnh Height: Nhập kích thước chiều cao ảnh Resolution: Chọn độ phân giải của ảnh Color Mode: Chọn chế độ màu của ảnh Background Contents: Chọn nền cho ảnh White: Nền trắng Transparency: Nền trong suốt Color: Ấn định màu trong bảng màu cho nền Chọn OK 3.3. Lưu file ảnh - Chọn menu File/ Save, khai báo hộp thoại Save: File name: Nhập tên file ảnh cần lưu Format: Chọn định dạng ảnh cần lưu Chọn nút Save Các định dạng thường sử dụng: .Psd: dạng phân lớp, dung lượng lớn (mặc định) .Jpg: dạng file nén, nhẹ, xuất hiện hộp thoại, điều chỉnh .Gif: lọc nền, định hướng dùng cho web (đưa vào web không nền) 3.4. Bảng màu - Fore ground color: Mặc định là màu đen (Alt + Delete) - Background color: Mặc định là màu trắng (Ctrl + Delete) - Default color (D): Lấy màu mặc định (đen) cho Foreground và trắng cho Background. - Switch color (X): Biến đổi qua lại giữa Foreground và Background 3.5. Các thao tác cơ bản - Ctrl +: Phóng lớn - Ctrl - : Thu nhỏ - Ctrl - D: Bỏ vùng chọn - Ctrl + T: Thay đổi kích thướt/ xoay đối tượng - Alt + Shift: Tạo vùng chọn cách đều tâm - Phóng to 1 vùng ta nhìn được: Dùng công cụ Zom tool drap mouse quanh phạm vi cần phóng lớn. - Hand tool (H): di chuyển vùng nhìn nếu hình ảnh lớn hơn của cửa sổ làm việc. 75
  86. 4. Các công cụ thường dùng 4.1. Bộ công cụ Marquee Nhóm công cụ Marquee tool dùng để tạo vùng chọn hình chữ nhật, hình ellipe, một đường ngang và một đường đứng. - Rectangular Marquee: Tạo một vùng chọn là hình chữ nhất trên ảnh - Eliptical Marquee: Tạo vùng chọn là Elip hoặc hình tròn - Signle Row Marquee và Single column Marquee: Tạo vùng chọn là một dòng cao 1 px hoặc rộng 1px 4.2. Bộ công cụ Lasso Tool Nhóm công cụ Lasso tool dùng để tạo vùng chọn có hình dạng bất kỳ - Lasso : đưa một vùng chọn tự do,điểm cuối cùng trùng điểm đầu tiên để tạo nên một vùng chọn khép kín - Polygon lasso: Nối các đoạn thẳng để tạo nên một vùng chọn - Magnetic Lasso: công cụ chọn có tính chất bắt dính vào biên của ảnh có sắc độ tương đồng 4.3. Công cụ Magic Wand Dùng để tạo vùng chọn là các điểm ảnh tương tự như điểm ảnh tại nơi click chuột. 76
  87. 4.4. Công cụ Crop Dùng để cắt xén hình ảnh 4.5. Các thao tác xoay ảnh Thực hiện: - Tạo vùng chọn hoặc chọn lớp ảnh cần thao tác - Chọn Edit → Transform → Rotate Nhập góc cần xoay ảnh hoặc Drag góc của các handle xung quanh ảnh để xoay theo hướng cần thao tác (hoặc chọn một trong những kiểu xoay ảnh đặc biệt: quay 1800, 900 CW (cùng chiều kim đồng hồ) hoặc 900 ngược chiều kim đồng hồ) 4.6. Lệnh Free Transform Dùng để xoay, thay đổi kích thước ảnh, xô nghiêng, lật ảnh tự do Thực hiện: - Tạo vùng chọn hoặc chọn lớp ảnh cần thao tác - Chọn Edit/ Free Transform - Thao tác với các handle xung quanh ảnh để thực hiện chỉnh sửa ảnh - Nhấn Enter để kết thúc việc chỉnh sửa. 4.7. Các lệnh Transform khác Thực hiện: Chọn Edit / Transform ( Ctrl+T) − Scale: Co giãn vùng ảnh chọn hoặc đối tượng ảnh trên layer − Skew: Làm nghiêng vùng chọn hoặc đối tượng ảnh trên layer. − Distort: Hiệu chỉnh biến đổi dạng hình ảnh. − Perspective: Thay đổi phối cảnh của vùng chọn. − Rotate: Xoay vùng ảnh hoặc đối tượng ảnh trên layer. − Number: Tính chính xác theo điểm ảnh. − Elip horizonta: Lật theo phương dọc. − Elip Vertical: Lật đối xứng theo phương ngang. 77
  88. BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài 1: Ghép hình theo mẫu Mẫu ban đầu Mẫu đã hoàn thành Bài 2: Ghép hình theo mẫu Mẫu ban đầu Mẫu đã hoàn thành Bài 3: Ghép hình theo mẫu Mẫu ban đầu Mẫu đã hoàn thành 78
  89. BÀI 2. LÀM VIỆC VỚI VÙNG CHỌN MỤC TIÊU − Hiều về khái niệm lớp trong Photoshop; − Biết được các chế độ hòa trộn thường dùng; − Biết bộ công cụ tô vẽ; − Thao tác được trên lớp; − Sử dụng được các chế độ hòa trộn; − Sử dụng được bộ công cụ tô vẽ; − Sử dụng được bảng màu; − Có được tính cẩn thận, linh hoạt, sáng tạo, óc thẩm mỹ. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Lệnh thao tác vùng chọn 1.1. Vẽ thêm vùng chọn Nhấn giữ Shift drag mouse để thêm vùng chọn hoặc chọn nút lệnh Add to selection trên thanh tùy chọn công cụ. 1.2. Loại trừ bớt vùng chọn Nhấn giữ Alt drag mouse vào vùng chọn có sẵn trừ bớt vùng chọn hoặc chọn nút lệnh Subtract from selection trên thanh tùy chọn công cụ. 1.3. Giữ lại phần giao nhau của hai vùng chọn Chọn nút lệnh Intersect with selection trên thanh tùy chọn công cụ. 1.4. Lệnh Select All Chọn toàn bộ bức ảnh 79
  90. 1.5. Lệnh đảo ngược Có tác dụng đảo ngược vùng chọn Thực hiện: Chọn Select → Invert (Ctrl +Shift + I) 1.6. Lệnh huỷ chọn Thực hiện: Chọn Select → Deselect (Ctrl +D) 1.7. Lệnh Reselect Chọn lại vùng đã chọn trước đó Thực hiện: Chọn Select/ Reselect 1.8. Xoá toàn bộ điểm ảnh trên vùng chọn Nhấn phím Delete 2. Sao chép và di chuyển vùng chọn 2.1. Sao chép vùng chọn - Tạo vùng chọn - Chọn Edit → Copy (Ctrl + C) - Chọn lớp ảnh hoặc file ảnh cần sao chép tới nhấn Chọn Edit→Paste (Ctrl +V) 2.2. Di chuyển vùng chọn - Tạo vùng chọn - Chọn Edit/ Cut (Ctrl + X) - Chọn lớp ảnh hoặc file ảnh cần di chuyển tới nhấn chọn Edit → Paste (Ctrl+V) 2.3. Quản lý vùng chọn 2.3.1. Lệnh Color range Công dụng: - Tạo vùng chọn phức tạp hoặc các vùng chọn có cùng tông màu - Tách hình ảnh với vùng chọn phức tạp - Chỉnh sửa, thay màu cho hình ảnh Thao tác: - Chọn men Select → Color range - Khai báo hộp thoại Color range 80
  91. + Select: chọn mẫu màu (phạm vi tông màu) để lấy mẫu cho vùng chọn + Thanh Fuzziness: Điều chỉnh phạm vi (giá trị từ 0 đến 100) + Tùy chọn Selection: Tạo vùng chọn bằng lệnh Color range + Tùy chọn Image: Chọn ảnh (Chỉnh sửa ảnh như tách nền, thay màu, ) + Nút lệnh Reset: Thiết lập lại các thông số + Nút lệnh Save: Lưu vùng chọn/ảnh + Invert: Đảo ngược vùng chọn + Nút lệnh OK: Đồng ý và thoát khỏi hộp thoại 2.3.2. Các lệnh Modify Công dụng: - Hiệu chỉnh vùng chọn Thao tác: - Tạo vùng chọn - Chọn menu Select → Modify: Chọn lệnh điều chỉnh vùng chọn tương ứng + Border: Hiệu chỉnh biên vùng chọn + Smooth: Làm trơn đường biên chọn + Expand: Mở rộng vùng chọn + Contract: Thu hẹp vùng chọn 2.3.3. Lệnh Grow Mở rộng vùng chọn ra những vùng có màu tương đồng với màu của vùng chọn hiện hành 2.3.4. Lệnh Similar Tương tự như lệnh Grow nhưng rộng hơn 2.3.5. Lệnh Transform Selection Thay đổi hình dạng của vùng chọn, khác với lệnh Free Transform(Ctrl+T), lệnh Transform Selection không làm ảnh hưởng tới các điểm ảnh bên trong vùng chọn. 2.3.6. Lệnh Save Selection 81
  92. - Chon lệnh Select/ Save Selection - Chọn tên file hiện hành ở mục Document - Chọn New ở mục Channel - Ở mục Name, đặt tên cho vùng chọn Vùng chọn được lưu trữ và được quản lý bởi bảng Channel. Các thao tác với vùng chọn Select/all (Ctrl + A): Chọn toàn bộ của sổ hình ảnh Select/Deselect(Ctrl +D): Tắt vùng chọn Select/Reselect(Ctrl + Shift + D): Lấy lại vùng chọn sau cùng đã bỏ. Select/Inverse (Ctrl + Shift + I): Nghịch đảo vùng chọn Select/Feather(Alt + Ctrl + D): Mở đường biên của vùng chọn Select/Transfrom Selection: Biến dạng vùng chọn Select/Save Selection: Lưu vùng chọn Select/Load Selection: gọi lại vùng chọn đã lưu 3. Tô màu 3.1. Lệnh tô màu tiền cảnh Tô bằng màu Foreground 3.2. Lệnh tô màu hậu cảnh Tô bằng màu Background 3.3. Lệnh Fill Tô màu vùng chọn Thực hiện: - Tạo vùng chọn cần tô màu - Chọn Edit → Fill (Shift + F5) - Ấn định màu cần tô trong hộp thoại Fill Use: Chọn tô bằng màu gì là Foreground Color hay Background Color hay Color Mode: Chọn chế độ màu tô Opacity : Chọn độ mờ đục - Chọn nút lệnh OK 82
  93. 3.4. Lệnh Stroke Tô màu biên vùng chọn Thực hiện: - Tạo vùng chọn cần tô màu - Chọn Edit / Stroke (Shift + F5) - Khai báo hộp thoại Stroke Width: chọn độ rộng của biên cần tô màu Color: Chọn màu tô: Location Inside: Tô từ trong ra (của biên) Center: Tô từ tâm ra (của biên) Outsite: Tô từ ngoài vào (của biên) Opacity: Chọn độ mờ đục - Chọn nút lệnh OK 3.5. Điều chỉnh màu sắc 3.5.1. Lệnh Level Công dụng: Dùng để chỉnh sửa khoảng tông và độ cân bằng màu của hình ảnh bằng cách điều chỉnh các mức cường độ của vùng tối, vùng giữa tông và vùng sáng trong ảnh. Thực hiện: - Menu Image → Adjustments → Levels Nút tam giác màu đen: đại diện cho tông màu tối Shadow. Nút tam giác màu trắng: đại diện cho tông màu sáng Highlight. Nút tam giác màu xám: đại diện cho tông màu trung bình Midtone. - Thao tác thực hiện: Chọn lệnh Levels, hộp thoại xuất hiện. Kích và di chuyển nốt tam giác nằm ở giữa trong ba nốt trong biểu đồ Input Levels. Nếu di chuyển về phía bên phải hình ảnh sẽ tối hơn. Ngược lại nếu di chuyển về phía bên trái của hộp thoại, hình ảnh sẽ sáng hơn. - Kích vào nút OK. 83
  94. Lưu ý: Thông thường dùng công cụ Eyedropper để thiết lập các điểm đen và điểm trắng tuyệt đối để cải thiện độ tông màu cho hình ảnh. 3.5.2. Lệnh Auto Contrast Tự động hiệu chỉnh cường dộ tương phản trong hình ảnh 3.5.3. Lệnh Curves Hiệu chỉnh đồng bộ các mức sáng – tối – trung bình. Thao tác thực hiện: • Chọn lệnh Curves • Di chuyển con trỏ và kích lên đường đồ thị (đường xiên từ góc dưới trái đến góc trái phải), sẽ xuất hiện một nốt vuông trên đường đồ thị đó. • Kích vào nốt vuông và rê chuột theo hướng trên trái là tăng sắc độ sáng. Ngược lại, kích vào một nốt vuông và chuột theo hướng dưới phải là tăng sắc độ tối – OK 3.5.4. Lệnh Color Balance Dùng để cân bằng màu sắc. Thao tác thực hiện: - Kiểm nhận một trong ba giá trị ở khu vực Tone Balance. Shadows: tập trung thay đổi những vùng hình ảnh có sắc độ tối. Midtones: tập trung thay đổi những vùng hình ảnh có sắc độ trung bình 84