Giáo trình Đồ họa ứng dụng - Trình độ: Cao đẳng - Trường CĐCN Hải Phòng

pdf 102 trang Gia Huy 5074
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Đồ họa ứng dụng - Trình độ: Cao đẳng - Trường CĐCN Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_do_hoa_ung_dung_trinh_do_cao_dang_truong_cdcn_hai.pdf

Nội dung text: Giáo trình Đồ họa ứng dụng - Trình độ: Cao đẳng - Trường CĐCN Hải Phòng

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI PHÒNG TRƯỜNG CĐCN HẢI PHÒNG GIÁO TRÌNH Tên môn học: Đồ họa ứng dụng TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG HẢI PHÒNG
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU “Đồ họa ứng dụng” là môn học bắt buộc trong các trường nghề. Tùy thuộc vào đối tượng người học và cấp bậc học mà trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức cơ bản nhất. Để thống nhất chương trình và nội dung giảng dạy trong các nhà trường chúng tôi biên soạn cuốn giáo trình: “Đồ họa ứng dụng”. Giáo trình được biên soạn phù hợp với các nghề trong các trường đào tạo nghề phục vụ theo yêu cầu của thực tế xã hội hiện nay. Tài liệu tham khảo biên soạn gồm: - Tự học Adobe Illustrator CS6 trong thiết kế đồ họa – Nhà xuất bản Hồng Đức - 2013 - Photoshop dành cho người bắt đầu 1 và 2 – Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa – 2013 - Giáo trình thực hành Công nghệ thông tin 1 – Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật - 2014 Kết hợp với kiến thức mới có liên quan môn học và những vấn đề thực tế thường gặp trong sản xuất, đời sống để giáo trình có tính thực tế cao, giúp người học dễ hiểu, dễ dàng lĩnh hội được kiến thức môn học. Trong quá trình biên soạn giáo trình kinh nghiệm còn hạn chế, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để lần hiệu đính sau được hoàn chỉnh hơn. Tổ bộ môn Ứng dụng máy tính
  3. MỤC LỤC Phần 1: Illustrator 7 Bài 1: Tổng quan về illustrator và các công cụ tạo đối tượng 7 1.1 tổng quan về illustrator 7 1.2 các công cụ tạo đối tượng trong illustrator 11 Bài 2: Các công cụ hiệu chỉnh và lệnh biến đổi đối tượng 23 2.1 các công cụ chọn đối tượng 23 2.2 nhóm và rã nhóm đối tượng 25 2.3 khóa và ẩn các đối tượng 25 2.4 thay đổi thứ tự trên dưới của các đối tượng 25 2.5 canh hàng, sắp xếp vị trí các đối tượng 26 2.6 các công cụ biến đổi hình vẽ 26 2.7 palette pathfinder 29 Bài 3: Tô màu cho đối tượng và tạo văn bản trong illustrator 33 3.1 tô màu cho đối tượng 33 3.2 tạo văn bản trong illustrator 36 Bài 4: Tác lệnh trên menu bar và các nhóm hiệu ứng trong illustrator 42 4.1 palette symbols 42 4.2 công cụ blend 43 4.3 hiệu ứng nhóm illustrator effect trong illustrator 44 Phần 2: Adobe photoshop 51 Bài 1: Làm quen với photoshop và cơ bản về chỉnh sưa ảnh 51 1.1 làm quen với photoshop 51 1.2 cơ bản về chỉnh sửa ảnh 54 Bài 2: Làm việc với vùng chọn 61 2.1 khái niệm về vùng chọn 61 2.2 một số công cụ tạo vùng chọn 61 2.3 hiệu chỉnh vùng chọn 66 2.4 tạo vùng chọn với color range 67 2.5 tạo vùng chọn với kênh và mặt nạ 68 Bài 3 : Làm việc với layer 72 3.1 cơ bản về layer 72 3.2 các thành phần trong bảng layer 74
  4. 3.3 một số tính năng đặc biệt của layer 75 Bài 4: Xử lý ảnh 91 4.1 tách phông nền phức tạp với refine egde 91 4.2 hiệu chỉnh hình dáng đối tượng với liquify 91 4.3 một số công cụ chấm sửa ảnh 92 Bài 5: Một số công cụ dành cho thiết kế và filter 95 5.1 một số công cụ dành cho thiết kế 95 5.2 filter và ứng dụng 99
  5. ĐỒ HỌA ỨNG DỤNG Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: Mô đun “Đồ họa ứng dụng” được bố trí sau khi sinh viên học xong mô đun Thiết kế đồ họa với Corel Draw - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề. Mục tiêu môn học - Trình bày được các kiến thức cơ bản chương trình đồ họa ứng dụng phần mềm Adobe Illustrator và Adobe Photoshop; - Phân tích được cách tạo, hiệu chỉnh và đặt hiệu ứng cho các đối tượng vector bằng phần mềm Illustrator và vận dụng được vào yêu cầu bài tập; - Nêu và thực hiện được các phương pháp xử lý ảnh qua các nhóm công cụ của phần mềm Photoshop; - Phân tích được quy trình và yêu cầu để thực hiện các công việc liên quan đến thiết kế đồ họa, chỉnh sửa và xử lý hình ảnh nhằm tạo ra các sản phẩm có tính thẩm mỹ và sáng tạo; - Rèn luyện sinh viên thêm yêu nghề thông qua việc xây dựng và rèn luyện các bài tập thực hành trên lớp với yêu cầu tỉ mỉ, cẩn thận, kiên trì và phát huy tính sáng tạo trong công việc. Đánh giá được sản phẩm sau khi hoàn thành. Nội dung môn học I Phần 1: Adobe Illustrator Bài 1: Tổng quan về Illustrator và các công cụ tạo đối tượng 1.1 Tổng quan về Adobe Illustrator 1.2 Các công cụ tạo đối tượng trong Illustrator Thực hành bài tập II Bài 2: Các công cụ hiệu chỉnh và lệnh biến đổi đối tượng trong Illustrator 2.1 Các công cụ chọn đối tượng 2.2 Nhóm và rã nhóm các đối tượng 2.3 Khóa và ẩn các đối tượng 2.4 Thay đổi thứ tự trên dưới của đối tượng 2.5 Canh hàng các đối tượng 2.6 Các công cụ biến đổi hình vẽ 2.7 Palette Pathfinder III Bài 3: Tô màu cho đối tượng và tạo văn bản trong Illustrator 3.1 Tô màu cho đối tượng 3.2 Tạo văn bản trong Illustrator
  6. IV Bài 4: Các lệnh trên Menu Bar và các nhóm hiệu ứng trong Illustrator 4.1 Palette Symbols 4.2 Công cụ Blend 4.3 Hiệu ứng nhóm Illustrator Effect trong Illustrator 4.4 Hiệu ứng nhóm photoshop Effect trong Illustrator V Phần 2: Adobe Photoshop Bài 1: Làm quen với Photoshop và cơ bản về chỉnh sửa ảnh 1.1 Làm quen với Photoshop 1.2 Cơ bản về chỉnh sửa ảnh VI Bài 2: Làm việc với vùng chọn 2.1 Khái niệm về vùng chọn 2.2 Một số công cụ tạo vùng chọn 2.3 Hiệu chỉnh vùng chọn 2.4 Tạo vùng chọn với Color Range 2.5 Tạo vùng chọn với kênh và mặt nạ VII Bài 3: Làm việc với Layer 3.1 Cơ bản về Layer 3.2 Các thành phần trong bảng Layer 3.3 Một số tính năng đặc biệt của Layer VIII Bài 4: Xử lý ảnh 4.1 Tách phông nền phức tạp với Refine Edge 4.2 Hiệu chỉnh hình dáng đối tượng với Liquify 4.3 Một số công cụ chấm sửa ảnh IX Bài 5: Một số công cụ dành cho thiết kế và Filter 5.1 Một số công cụ dành cho thiết kế 5.2 Filter và ứng dụng
  7. PHẦN 1: ILLUSTRATOR BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ ILLUSTRATOR VÀ CÁC CÔNG CỤ TẠO ĐỐI TƯỢNG 1.1 Tổng quan về Illustrator 1.1.1 Ilustrator là gì? Adobe Illustrator là một phần mềm được áp dụng trong công nghệ thiết kế quảng cáo, tạo mẫu và thiết kế ảnh cho web. Adobe Illustrator có độ chính xác và uyển chuyển cao, dễ dàng áp dụng từ các mẫu thiết kế nhỏ cho đến dự án lớn và phức tạp. Ngoài ra Adobe Illustrator còn phối hợp rất tốt các phần mềm khác của Adobe như Adobe Photoshop và Adobe Indesign. 1.1.2 Khởi động và thoát khỏi Illustrator Khởi động Cách 1: Double click chuột vào biểu tượng AI Cách 2: Start → Programs → Adobe Illustrator CS Thoát Cách 1: di chuột đến File → Exit Cách 2: Nhấp chuột vào nút “X” góc trái màn hình Cách 3: Nhấp tổ hợp phím ALT+F 1.1.3 Giao diện làm việc của Illustrator
  8. Trong đó: - 1: Thanh tiêu đề: Chứa biểu tượng chương trình, tên tài liệu hiện hành, tỷ lệ thu phóng, hệ màu và các chức năng phóng to thu nhỏ hay đóng chương trình. - 2: Thanh trình đơn: Chứa các Menu lệnh làm việc của chương trình - 3: Thanh đặc tính (thanh property): Chứa các tính chất, các tùy chọn của đối tượng hay công cụ được chọn - 4: hộp công cụ: Chứa các công cụ làm việc trực tiếp của chương trình. - 5: Các Palette lệnh: mỗi Palette lệnh sẽ chứa một nhóm lệnh tùy theo từng mục đích cụ thể trong quá trình thao tác. - 6: Vùng làm việc, vùng nháp, thanh trượt và các thành phần hỗ trợ khác. 1.1.4 Các thao tác với tập tin 1.1.4.1 Mở, thiết lập và lưu tập tin Mở tập tin * Để mở một file Illustrator có sẵn thực hiện theo 2 cách sau: Cách 1: File → Open Cách 2: Double click File cần mở * Để mở một File Illustrator mới và thiết lập tập tin ta thực hiện theo các bước sau: File → New (CTRL + N). Lúc này trên màn hình xuất hiện (hình dưới): Xác lập các tùy chọn trong hộp thoại: - Name: Tên file - Profile: Loại áp dụng cho Print, Web, Flash Builder . - Size: Kích thước khổ giấy chuẩn thiết kế được xác lập sẵn - Unit: Đơn vị đo lường - Width and Heigh: Chiều cao và chiều rộng - Orientation: Hướng giấy đứng hoặc ngang
  9. - Color Mode: Chế độ màu - Raster Effect: Độ phân giải: High 300ppi (áp dụng cho in ấn), medium 150ppi (thường dùng cho trình chiếu màn hình), Screen 72ppi (thường dùng cho hình ảnh trên web) Nhấp chọn OK * Để mở theo tài liệu định dạng có sẵn: Chọn lệnh File →New From Template (Ctrl + Shift + N) Lưu tập tin Chọn lệnh File → Save hoặc Save As tùy trường hợp muốn lưu chồng lên file cũ hiện hành hoặc lưu thành File mới. 1.1.4.2 Nhập , xuất tập tin Nhập các File Để nhập File vào một tài liệu Illustrator hiện hành thao tác như sau: File → Place. Place (import) ảnh từ một File khác vào một tài liệu Illutrator mở khác với việc dán ảnh được sao chép vào một File. Illutrator hỗ trợ việc import nhiều kiểu File khác nhau xuất hiện trong menu xổ xuống Files of Type trong hộp thoại Place. Xuất các File Khi bạn cần một bản sao của một File Illustrator riêng ở một định dạng chung, sử dụng lệnh File | Export. Menu đổ xuống trong hộp thoại export liệt kê tất cả kiểu File được xuất. 1.1.5 Các chế độ hiển thị Illustrator Công cụ Zoom * Biểu tượng: * Phím tắt: Z * Chức năng: phóng to và thu nhỏ ( có thể phóng to 6400% và thu nhỏ 3,13 %) * Khi đang sử dụng công cụ khác, muốn phóng to: Ctrl + Spacebar hoặc thu nhỏ: Ctrl + Alt + Spacebar. Phóng to: Ctrl ++ Thu nhỏ: Ctrl Trở lại kích thước thật: Double Click vào công cụ Zoom hoặc nhấn Ctrl+1; Xem Fit: Double Click công cụ Hand hoặc ấn phím Ctrl + 0 Trong khi Zoom, bấm Spacebar để tạm chuyển thành Hand để xem. Công cụ Hand * Khi đang sử dụng công cụ khác muốn chuyển thành công cụ Hand nhấn phím Spacebar tiếp tục nhấp và rê chuột. * Thao tác trên không có tác dụng với công cụ Text. Ta phải chuyển thành tổ hợp phím Ctrl + Spacebar
  10. Lệnh View View/ Zoom in: Phóng to View/ Zoom out: thu nhỏ View/ Fit in Window: hiển thị toàn bộ View/ Actual Size: hiển thị kích thước thật * Hiển thị tác phẩm: View/ outline: Chỉ hiển thị nét viền của đối tượng View/ preview: hiển thị như khi in ra View/ Overprint: hiển thị các hình hay các đường đã được in đè View/ Pixel Preview: hiển thị như nó đã được in ảnh hóa Các chế độ xem Chế độ xem Panel Navigator Panel navigator cho phép bạn xem nhanh một ảnh thu nhỏ (thumbnail) của tài liệu và điều chỉnh mức phóng đại của Artboard trong Workspace. Một hộp màu trong khung xem thumbnail cho thấy vị trí của bạn trên ảnh. Panel cũng có một thanh trượt zoom, các nút zoom và mức zoom hiện hành. (hình dưới) Chế độ xem Panel Info Panel info hiển thị thông tin về các đối tượng được chọn cũng như bất kỳ vùng trong Workspace ngay bên dưới vị trí của con trỏ. Khi một đối tượng được chọn, Panel sẽ hiển thị các tọa độ x và y của đối tượng đó, chiều rộng (w) và chiều cao (H) và màu (CMYK hoặc RGB và hexadecimal) cho các nét (Stroke) và vùng tô (fill). Panel, Type, Gradient, zoom, reflect, rotate, scale, shear, và painbrush. Các chế độ hiển thị toàn màn hình Nút Standard Screen Mode: Chế độ hiển thị chuẩn
  11. Nút Screen Mode with Menu Bar: Chế độ hiển thị toàn màn hình có thanh thực đơn. Nút Full Screen Mode: Chế độ hiển thị toàn màn hình ( không có thanh thực đơn) Để chuyển đổi giữa 3 chế độ nhấn phím F. 1.1.6 Các công cụ hỗ trợ 1.1.6.1 Thước, lưới, đường gióng Thước Bật/ tắt sự hiển thị của thước: View → Show/Hide Rulers Để định đơn vị cho thước: Edit → Preference / Units & Undo Lưới và đường gióng Định dạng các đường gióng và lưới: Edit → Preference / Guide & Grid Tạo các đường gióng (Guide): Kéo các đường Guide từ cây thước ngang và cây thước dọc vào trong trang bản vẽ. Bật/Tắt chế độ bắt dính đường gióng (Guide): Snap to Point hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl+Alt+“: Sau đó dùng công cụ Selection để di chuyển đối tượng đến gần Guides cho đến khi Cursor màu đen biến thành cursor màu trắng. Khóa/ Mở khóa đường gióng: View → Guides → Lock Guides hoặc Ctrl + Alt+; Hiện/ Tắt Guides: Hiện đường gióng: View → Guides → Show Guides hoặc Ctrl+; Ẩn đường gióng: View → Guides → Hide Guides hoặc Ctrl+; Để hít các đường gióng: View → Guides → Smart Guides hoặc Ctrl+U Xóa đường gióng: Dùng công cụ Selection kéo các đường gióng trở lại cây thước hoặc chọn đường gióng rồi nhấn phím Delete. Xóa tất cả các đường gióng: View → Clear Guide 1.1.6.2 Hiển thị khung bao đối tượng Khung bao có chức năng để điều chỉnh kích cỡ của đối tượng. Để hiển thị khung bao của đối tượng View → Show/ Hide Boxding Box hoặc Ctrl + Shift + B 1.2 Các công cụ tạo đối tượng trong Illustrator 1.2.1Công cụ Rectangle * Biểu tượng, vị trí:
  12. * Chức năng: vẽ một hình chữ nhật và hình vuông có các góc mép cứng. * Thao tác thực hiện : Cách 1: Chọn công cụ Rectangle Tool trên hộp công cụ Nhấp và rê Cursor theo đường chéo trên Artboard để tạo hình chữ nhật mà bạn muốn. Để vẽ hình vuông ta nhấn giữ thêm phím Ctrl + Shift. Nhả chuột để thêm đối tượng vào ảnh Artboard. Lưu ý: Để vẽ hình chữ nhật, hình vuông từ tâm trong khi thao tác nhấn giữ thêm phím Alt Cách 2: Chọn công cụ Rectangle Tool trên hộp công cụ Kích chuột vào màn hình. Nhập giá trị thông số của hình chữ nhật hoặc hình vuông vào hộp thoại. Nhấp chọn OK. 1.2.2 Công cụ Rounded Rectange * Biểu tượng, vị trí: * Chức năng: Công cụ Rounded Rectangle tạo các hình dạng chữ nhật, hình vuông có các góc bo tròn. * Thao tác thực hiện : Cách 1: Chọn công cụ Rounded Rectangle Tool trên hộp công cụ Nhấp và rê Cursor theo đường chéo trên Artboard để tạo hình chữ nhật bo góc mà bạn muốn. Để vẽ hình vuông bo góc ta nhấn giữ thêm phím Ctrl + Shift. Trước khi bạn nhả chuột, điều chỉnh bán kính góc của hình dạng nếu muốn bằng cách nhấn các phím mũi tên trên bàn phím: UP tăng bán kính góc, DOWN giảm bán kính góc, LEFT loại bỏ bán
  13. kính góc để tạo các góc vuông và RIGHT thêm lượng độ phóng tối đa để tạo các góc siêu bo tròn. Nhả chuột để thêm đối tượng vào ảnh Artboard. Lưu ý: Để vẽ hình chữ nhật, hình vuông bo góc từ tâm trong khi thao tác nhấn giữ thêm phím Alt Cách 2: Chọn công cụ Rounded Rectangle Tool trên hộp công cụ Kích chuột vào màn hình. Nhập giá trị thông số của hình chữ nhật hoặc hình vuông bo góc vào hộp thoại. Nhấp chọn OK. 1.2.3 Công cụ Ellipse * Biểu tượng, vị trí: * Chức năng: Công cụ Ellipse Tool có chức năng tạo ra các hình dạng Elip, hình tròn * Thao tác thực hiện : Cách 1: Chọn công cụ Ellipse Tool trên hộp công cụ Nhấp và rê Cursor theo đường chéo trên Artboard để tạo hình elip mà bạn muốn. Để vẽ hình tròn ta nhấn giữ thêm phím Ctrl + Shift. Nhả chuột để thêm đối tượng vào ảnh Artboard. Lưu ý: Để vẽ hình elip, hình tròn từ tâm trong khi thao tác nhấn giữ thêm phím Alt Cách 2: Chọn công cụ Ellipse Tool trên hộp công cụ Kích chuột vào màn hình. Xuất hiện hộp thoại nhập giá trị thông số của elip, hình tròn vào hộp thoại. Nhấp chọn OK. 1.2.4 Công cụ Polygon * Biểu tượng, vị trí:
  14. * Chức năng: Để vẽ các hình đa giác có ba hoặc nhiều cạnh * Thao tác thực hiện : Cách 1: Chọn công cụ Polygon trên hộp công cụ Nhấp và rê Cursor theo đường chéo trên Artboard để tạo hình đa giác. Trước khi nhả chuột, bạn có thể thêm hoặc bớt đi các cạnh ra khỏi hình đa giác bằng cách nhấn các mũi tên UP và DOWN trên bàn phím. Khi hình đa dạng đáp ứng nhu cầu của bạn, nhả chuột để thêm hình đa giác vào Artboard. Nhả chuột để thêm đối tượng vào ảnh Artboard. Lưu ý: Để vẽ hình đa giác từ tâm trong khi thao tác nhấn giữ thêm phím Alt Cách 2: Chọn công cụ Polygon Tool trên hộp công cụ Kích chuột vào màn hình. Nhập giá trị thông số của hình đa giác vào hộp thoại Nhấp chọn OK. 1.2.5 Công cụ Star * Biểu tượng, vị trí: * Chức năng: Để vẽ các hình sao có từ ba cạnh trở lên. * Thao tác thực hiện : Cách 1: Chọn công cụ Star Tool trên hộp công cụ Nhấp và rê Cursor theo đường chéo trên Artboard để tạo hình elip mà bạn muốn. Trước khi nhả chuột, sử dụng các phím tắt sau đây để thêm hoặc bớt đi các điểm cũng như tăng hoặc giảm chiều dài của các điểm và tâm của hình sao:
  15. - Để thêm hoặc bớt các điểm: Nhấp mũi tên up hoặc down. - Để tăng bán kính trong của hình sao: Nhấn giữ phím ALT trên bàn phím khi bạn rê và sau khi bạn nhả chuột. - Để tăng bán kính ngoài của sao: Nhấn giữ phím CTRL khi bạn rê, sau đó nhả khi bạn nhả chuột. Nhả chuột để thêm đối tượng vào ảnh Artboard. Lưu ý: Để vẽ hình sao cân nhấn giữ phím Shift Cách 2: Chọn công cụ Star Tool trên hộp công cụ Kích chuột vào màn hình. Nhập giá trị thông số của hình sao vào hộp thoại Nhấp chọn OK. 1.2.6 Công cụ Flare * Biểu tượng, vị trí: * Chức năng: Công cụ tạo một ánh sáng lóe của ống kính. Khi đối tượng ánh sáng lóe được đặt lên trên một đối tượng khác, ánh sáng lóe mang một số thuộc tính của đối tượng bên dưới * Thao tác thực hiện : Cách 1: Chọn công cụ Flare trên hộp công cụ Nhấp và rê Cursor theo đường chéo trên Artboard thấy một đường biên (outline) của hình dạng ánh sáng lóe trên Artboard khi bạn rê. Nhả chuột để thêm đối tượng vào ảnh Artboard. Cách 2: Chọn công cụ Flare trên hộp công cụ Kích chuột vào màn hình. Xuất hiện hộp thoại nhập giá trị thông số của hình đa giác vào hộp thoại. Nhấp chọn OK Cách 3 Chọn công cụ Flare trên hộp công cụ Kích vào điểm đầu và điểm cuối để tạo đối tượng lóe sáng. 1.2.7 Công cụ Line Segment * Biểu tượng, vị trí:
  16. * Chức năng: Để tạo một đường thẳng nằm ngang, thẳng đứng hoặc chéo * Thao tác thực hiện : Cách 1: Chọn công cụ Line Segment trên hộp công cụ Nhấp và rê trên Artboard, sau đó nhả chuột để thêm đoạn đường có các kích thước chính xác. Nhả chuột để thêm đối tượng vào ảnh Artboard. Cách 2: Chọn công cụ Line Segment trên hộp công cụ Nhấp Artboard để đặt điểm gốc cho đường và mở hộp thoại line Segment tool Option. Nhập chiếu dài và góc mong muốn cho đường. Nhấp chọn OK để thêm đối tượng vào ảnh Artboard. 1.2.8 Công cụ Arc * Biểu tượng, vị trí: * Chức năng: để vẽ các đường cong. * Thao tác thực hiện : Cách 1: Chọn công cụ Arc Tool trên hộp công cụ Nhấp Artboard, và rê sang chiều dài mong muốn.trước khi bạn nhả chuột, bạn có thể điều khiển góc và hướng của cung bằng cách nhấn các mũi tên UP và DOWN trên bàn phím. Sau khi bạn nhả chuột, cung sẽ được thêm vào Artboard. Cách 2: Chọn công cụ Arc Tool trên hộp công cụ Nhấp mà không rê trên Artboard để mở hộp thoại của công cụ. Nhấp các thuộc tính cung mong muốn (hình dưới). Trong đó:
  17. Length X-Axis: Nhấp một số để xác lập chiều dài cung. Length Y-Axis: Nhấp một số để xác lập chiều cao cung. Reference point: Nhấp một hình vuông góc trong bộ định vi điểm tham chiếu để xác lập điểm góc cho cung. Type: Chọn Open hoặc closed để tạo một hìn dạng cung mở hoặc một hình dạng cung đóng. Base along: Xác lập hướng của cung dọc theo trục nằm ngang (x) hoặc trục thẳng đứng (y). Slope: Xác lập độ dốc của cung bằng cách điều chỉnh thanh trượt cho một cung lồi hoặc một cung lõm. Fill arc: Tô đầy cung (cho dù Opened hoặc closed) bằng màu tô hiện hành. Nhấp chọn OK để thêm đối tượng vào ảnh Artboard. 1.2.9 Công cụ Spiral * Biểu tượng, vị trí: * Chức năng: Để tạo các đường xoắn ốc * Thao tác thực hiện : Cách 1: Chọn công cụ Spiral Tool trên hộp công cụ Nhấp và rê trên Artboard để vẽ và xoay đường xoắn ốc: Trước khi bạn nhả chuột, sử dụng các phím mũi tên UP và DOWN trên bàn phím để tăng hoặc giảm số đoạn đường xoắn ốc. Để điều khiển khi bạn rê, nhấn giữ phím CTRL. Nhả chuột để thêm đường xoắn ốc vào Artboard. Cách 2: Chọn công cụ Spiral Tool trên hộp công cụ Nhấp mà không rê để đặt điểm gốc cho đường xoắn ốc trong khi mở hộp thoại Spiral: Nhấp các tùy chọn đường xoắn ốc mong muốn (hình dưới):
  18. Radius: Xác lập khoảng cách giữa tâm và điểm ngoài của đường xoắn ốc. Decay: Xác lập sự giảm khoảng cách giữa một đường xoắn ốc kế tiếp. Segments: Xác lập số đoạn đường xoắn ốc, mỗi vòng xoắn ốc gồm 4 đoạn. Style: Xác lập đường xoắn ốc theo chiều kim đồng hồ hoặc chiều kim đồng hồ. Nhấp chọn OK để thêm đối tượng vào ảnh Artboard. 1.2.10 Công cụ Rectangular Grid * Biểu tượng, vị trí: * Chức năng: tạo các lưới nằm ngang và thẳng đứng với bất kỳ số hàng và số cột * Thao tác thực hiện : Cách 1: Chọn công cụ Rectangular Grid Tool trên hộp công cụ Nhấp Artboard, và rê ra hình dạng lưới mong muốn. Trước khi nhả chuột, điều chỉnh số hàng và số cột sử dụng các phím mũi tên. Nhấn UP hoặc DOWN để thêm hoặc bớt đi các hàng. Nhấn các phím mũi tên DIGHT hoặc LEFT để thêm hoặc bớt đi các cột. Nhấp Ok để thêm lưới vào Artboard Cách 2: Chọn công cụ Rectangular Grid Tool trên hộp công cụ
  19. Nhấp Artboard để đặt điểm gốc cho lưới và mở hộp thoại Rectangular Gdid tool Option. Nhấp các xác lập Grid mong muốn (hình dưới): Trong đó: Default: Nhấp chiều rộng (wich) và chiều cao (beight), chẳng hạn như 2.5 in hoặc 72pt. Reference point: Nhấp một hình vuông để đặt điểm gốc cho lưới. Hodizontal dividers: Xác lập số vạch chia nằm ngang để tạo các bảng, nhấp một số skew để làm nghiêng các vạch chia hướng sang trái hoặc phải lưới. Use outside Rectangle as frame: Tùy chọn này vẽ khung lưới với một hình dạng chữ nhật riêng biệt thay vì với các đường phân chia riêng lẻ. Fill Gdid: Tô đầy lưới bằng màu tô hiện hành, hủy chọn để không sử dụng màu tô. Nhấp chọn OK để thêm đối tượng vào ảnh Artboard. 1.2.11 Công cụ Polar Grid *Biểu tượng, vị trí: * Chức năng: tạo các lưới hình elip * Thao tác thực hiện : Cách 1: Chọn công cụ Polar Grid Tool trên hộp công cụ Nhấp và rê trên Artboard. Trước khi nhả chuột, điều chỉnh số vạch chia hình tròn và vạch chia đã chọn trên lưới sử dụng các phím mũi tên của bàn phím. Nhấn up hoặc down để thêm hoặc bớt đi các vạch chia đồng tâm (concentrc dividers). Nhấn RIGHT hoặc LEFT để thêm hoặc bớt đi các vạch chia tỏa tròn (radial dividers).
  20. Cách 2: Chọn công cụ Line Segment trên hộp công cụ Nhấp Artboard để đặt điểm gốc cho lưới và để hộp thoại Polar Gdid tool Option. Nhấp các xác lập Grid mong muốn. Trong đó: - Default size: Xác lập width và height của lưới cực. - Reference point: Xác lập điểm gốc của lưới. - Concentdic dividers: Nhập số vạch chia hình tròn đồng tâm của lưới. Biên tập skew để làm cho các vạch chia nghiêng về phía mép trong hoặc mép ngoài của lưới. - Radial divides: Nhập một số cho các vạch chia phải chọn của lưới từ tâm đế các mép. Biên tập skew để làm nghiêng các vạch chia theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ. - Create compound Path from Ellipses: Tùy chọn này vẽ mỗi hình tròn với đường Path phức hợp của nó và tô đầy mỗi hình tròn khác bằng màu fill xác định. - Fill Gdid: Tô đầy lưới bằng màu tô hiện hành. Hủy chọn để không sử dụng màu tô. Nhấp chọn OK để thêm đối tượng vào ảnh Artboard. 1.2.12 Công cụ Pen Biểu tượng, vị trí: Chức năng: Vẽ đường Path thẳng, cong *Vẽ những đường line thẳng (hình bên) Click Chọn Pentool , click một lần để tạo ra một điểm neo đầu tiên. Di chuyển chuột đến vị trí tiếp theo, click tiếp để tạo ra điểm thứ hai. 2 điểm neo sẽ kết nối với nhau. Tiếp tục làm vậy để tạo ra hình W như minh họa phía dưới. Để vẽ một đường line mới, click vào Selection Tool (biểu tượng mũi tên đen) sau đó click lại lên Pentool một lần nữa.
  21. Khép kín đường Path: di chuột tới điểm bắt đầu đến khi con trỏ xuất hiện biểu tượng .Click vào điểm bắt đầu để khép kín đường path *Vẽ một đường Line cong Click và rê, đưa ra các cần điều khiển để tạo ra một điểm neo mềm. (hình bên) Thay đổi hướng của đường Path: Click và rê để tạo ra một điểm neo mềm. Trong khi chưa nhả chuột, nhấn giữ phím Atl/Option và rê cần điều khiển để thay đổi hướng của đường Path. (hình dưới) *Thêm điểm neo Với Pen Tool đang được chọn, di chuyển đến đường Path chỗ bạn muốn thêm một điểm neo mới. Một biểu tượng dấu cộng (+) hiện lên cạnh cây bút, click lên đường Path để tạo một điểm mới. *Xóa điểm neo Để bỏ điểm neo, di chuyển Pen Tool đến gần một điểm neo. Một biểu tượng dấu trừ (-) xuất hiện cạnh cây bút. Click lên điểm neo đó để bỏ nó đi. *Chuyển đổi điểm neo Để chuyển đổi một điểm neo mềm thành một điểm neo nhọn, di chuyển Pen Tool đến gần điểm neo và giữ phím Alt/Option, Pen Tool sẽ thay đổi thành hình mũi tên nhỏ. Click lên điểm neo mềm để chuyển đổi nó thành một điểm neo nhọn. Click và rê lên điểm neo một lần nữa để thay đổi nó về thành một điểm neo mềm. (hình bên)
  22. *Di chuyển điểm neo Chọn Direct Selection Tool và click lên điểm neo bạn muốn di chuyển. Click và rê để thay đổi vị trí. (hình dưới) *Thay đổi hướng của điểm neo Giữ Ctrl/Command để chuyển nhanh Pen Tool thành Direct Selection Tool. Chọn điểm neo mà bạn muốn chỉnh sửa. Cần điều khiển sẽ xuất hiện. Bây giờ, nhả phím Ctrl/Command và nhấn giữ phím Alt/Option để chuyển nó thành Convert Anchor Tool. Click và rê cần điều khiển để thay đổi hướng. (hình bên)
  23. BÀI 2: CÁC CÔNG CỤ HIỆU CHỈNH VÀ LỆNH BIẾN ĐỔI ĐỐI TƯỢNG 2.1 Các công cụ chọn đối tượng 2.1.1 Công cụ Selection tool Biểu tượng: Chức năng: Dùng để chọn toàn bộ một path hoặc toàn bộ một nhóm (group) - Để chọn nhiều đối tượng cùng một lúc: - Chọn đối tượng thứ nhất, nhấn giữ Shift để chọn các đối tượng tiếp theo. - Hoặc vẽ một bao hình (marquee) bao lấy các đối tượng cần chọn. - Dùng công cụ để di chuyển đối tượng đến một vị trí khác trên bảng vẽ. - Trong khi di chuyển, nhấn giữ phím Alt để giữ lại đối tượng cũ và sao chép thêm một đối tượng mới - Dùng để co giãn (scale) hoặc đối tượng: dùng chuột kéo các handles. Trong khi scale nhấn giữ phím Shift để giữ đúng tỷ lệ. - Dùng để quay (rotate) đối tượng. 2.1.2 Công cụ Direct Selection Tool (A) Biểu tượng: Chức năng: Dùng để chọn điểm node và dời điểm node Thao tác: Dùng công cụ để vẽ 1 bao hình (marquee) bao lấy các điểm neo để chọn nhiều điểm neo cùng một lúc - Dùng công cụ A để chọn và để di chuyển đoạn cong/ thẳng - Dùng công cụ A để thu ngắn/ kéo dài tiếp tuyến và quay tiếp tuyến - Có thể dùng công cụ A để chọn từng phần tử của nhóm 2.1.3 Công cụ Group Selection Biểu tượng: Chức năng: Dùng để chọn đối tượng trong một hoặc tổ hợp nhóm Thao tác: Click một lần chọn đối tượng. Nếu click một lần nữa vào đối tượng đã được chọn ta sẽ chọn được nhóm của đối tượng đó. Lưu ý: Trong khi sử dụng một công cụ bất kỳ, nhấn giữ phím CTRL cho phép tạm thời quay lại công cụ chọn đã sử dụng gần nhất. 2.1.4 Công cụ Magic Wand Tool Biểu tượng: Chức năng: Cho phép chọn các công cụ có cùng thuộc tính tương tự: Màu tô (fill), Stroke color ( màu viền), Stroke Weight (độ dày đường viền), opacity (độ mờ đục) và blending mode (chế độ hòa trộn)
  24. Thao tác: Chọn công cụ, click con trỏ vào đối tượng bất kỳ. Lúc này tất cả những đối tượng có thuộc tính tương tự được chọn. Hoặc ta nhấp đúp chuột vào biểu tượng công cụ, một hộp thoại sẽ hiện ra như sau: Để chọn bấm chuột vào đối tượng chứa các thuộc tính mà ta muốn chọn. Để chọn thêm, ta nhấn giữ phím Shift rồi bấm chuột vào đối tượng mà ta muốn chọn thêm. Để bỏ chọn đối tượng đã chọn, ta nhấn giữ phím Alt vào đối tượng cần bỏ. 2.1.5 Công cụ Lasso Tool Biểu tượng: Chức năng: Công cụ này cho phép chọn các điểm neo hoặc các đoạn của đường path Thao tác: Vẽ một vùng bao quanh xung quanh các điểm hoặc các đoạn cần chọn 2.1.6 Chọn đối tượng bằng Menu Select Select / All (Ctrl+A): chọn tất cả các đối tượng của bản vẽ Select / Deselect (Ctrl+Shift+A): không chọn bất kỳ đối tượng nào cả Select / Reselect (Ctrl+6): lập lại kiểu chọn vừa thực hiện Select / Inverse: đảo chọn Select / Next Object Above (Ctrl+Alt+]): chọn đối tượng kề bên phải Select / Next Object Below (Ctrl+Alt+[): chọn đối tượng kề bên dưới trái Select > Same: - Blending mode: chọn các đối tượng có cùng chế độ phối hợp - Fill & stroke: chọn các đối tượng có cùng màu fill, màu và độ dầy stroke - Fill color: chọn các đối tượng có cùng màu fill - Opacity: chọn các đối tượng có cùng độ mờ đục - Stroke color: chọn các đối tượng có cùng màu stroke - Stroke Weight: chọn các đối tượng có cùng độ dầy stroke - Style: chọn các đối tượng có cùng style - Symbol Instance: chọn các đối tượng là instance của cùng một symbol - Link Block Series:
  25. Select > Save Selection: cho phép lưu các đối tượng được chọn thành các tên Selection 1, Selection 2, .Sau đó nếu cần chọn lại các đối tượng này, ta chỉ việc chọn Select> Selection 1 hoặc Select > Selection 2 Select > Edit Selection: cho phép xoá bớt các chọn lựa đã được lưu trước đó 2.2 Nhóm và rã nhóm đối tượng Nhóm các đối tượng: Chọn các đối tượng cần nhóm. Menu Select → Group (Ctrl + G). Các nhóm có thể được lồng vào nhau, có nghĩa là nhóm này có thể là phần tử của nhóm khác. Tách nhóm đối tượng: Để tách nhóm thành các phần tử riêng lẻ. Chọn nhóm đối tượng cần tách. Menu Select → Ungruop (Ctrl + Shift + G). 2.3 Khóa và ẩn các đối tượng Khóa đối tượng: Việc khóa đối tượng giúp hạn chế khả năng đối tượng bị dịch chuyển ngoài ý muốn. Khoá các đối tượng đang được chọn: Object /Lock / Seclection hoặc Ctrl+2 Khoá tất cả các đối tượng nằm bên trên đối tượng được chọn: Object / Lock / All Artwork Above Khoá các đối tượng của các layer khác : Object / Lock / Other Layers Mở khoá tất cả các đối tượng : Object / Unclock All hoặc Ctrl+Alt+2 Ẩn đối tượng: Đối với bản vẽ phức tạp ta có thể tạm thời ẩn hoặc dấu các đối tượng không cần thiết để tăng tốc độ xử lý. Dấu các đối tượng đang được chọn : Object / Hide / Selection hoặc Ctrl+3 Dấu các đối tượng nằm chồng bên trên đối tượng được chọn : Object / Hide / All Artword Above Dấu các đối tượng của các layers khác : Object / Hide / Other Layers Hiện tất cả các đối tượng đã bị dấu : Object / Show All hoặc Ưtrl+Alt+3 2.4 Thay đổi thứ tự trên dưới của các đối tượng Để thay đổi thứ tự trên dưới của các đối tượng, ta chọn đối tượng cần thay đổi, sau đó chọn Object / Arrange: Object / Arrange / Bring to Front (Ctrl +Shift + ]): Đưa đối tượng lên trên cùng. Object / Arrange / Bring Forward (Ctrl + ]): Đưa đối tượng lên trên một vị trí. Object / Arrange / Bring Backward (Ctrl + [): Đưa đối tượng xuống dưới một vị trí
  26. Object / Arrange / Send to Back (Ctrl +Shift + ]): Đưa đối tượng xuống dưới cùng. 2.5 Canh hàng, sắp xếp vị trí các đối tượng Chọn đối tượng cần sắp xếp vị trí Chọn Window / Align (Shift + F7) để hiển thị khung Align (hình bên): 2.6 Các công cụ biến đổi hình vẽ 2.6.1 Rotate Tool Biểu tượng: Chức năng: Dùng để xoay đối tượng * Quay tự do xung quanh tâm đối tượng: Chọn đối tượng cần quay Chọn công cụ Rotate Tool Nhấn giữ và rê chuột theo chuyển động tròn để quay đối tượng xung quanh tâm của nó. Trong khi quay, nhấn giữ phím Alt nếu muốn giữ lại đối tượng cũ. Nhấn giữ phím Shift để quay đối tượng đi 1 bội số 45o Để xác định góc quay xung quanh tâm đối tượng. Ta nhấp đúp vào biểu tượng công cụ Rotate Tool hoặc chọn Object / Transform / Rotate. Một hộp thoại sẽ hiện ra (hình bên), nhập giá trị cần xoay trong ô nhập liệu. *Quay tự do xung quanh một tâm xác định Chọn đối tượng cần quay Chọn công cụ Rotate Tool Bấm chuột vào vị trí tâm xoay Nhấn giữ và rê chuột theo chuyển động tròn để quay đối tượng xung quanh tâm đã định Trong khi quay, nhấn giữ phím Alt nếu muốn giữ lại đối tượng cũ. Nhấn giữ phím Shift để quay đối tượng đi 1 bội số 45o. Xác định góc quay xung quanh một tâm xác định ta nhấp chọn công cụ Rotate tool. Nhấn giữ phím Alt,rồi nhấp chuột vào vị trí tâm quay. Xuất hiện hộp thoại tương tự như trên và nhập giá trị góc quay.
  27. 2.6.2 Công cụ Scale Tool Biểu tượng: Chức năng: Dùng để co dãn đối tượng * Co dãn theo tâm của đối tượng Chọn đối tượng cần co dãn Chọn công cụ Scale Tool (S) Giữ Shift và rê chuột: - Theo chiều ngang đối tượng được co dãn theo chiều ngang - Theo chiều dọc đối tượng co dãn theo chiều dọc - Theo góc chéo đối tượng co dãn theo cả chiều ngang và chiều dọc. Trong khi co dãn, nhấn giữ phím Alt nếu muốn giữ lại đối tượng cũ. Để co dãn theo tâm của đối tượng bằng cách xác định tỷ lệ co dãn: Nhấp đúp vào công cụ Scale Tool hoặc chọn Object / Transform / Scale. Xuất hiện hộp thoại (hình bên), nhập giá trị vào ô nhập liệu. *Co dãn theo một tâm xác định Chọn đối tượng cần co dãn Chọn công cụ Scale Tool Bấm chuột xác định vị trí tâm co dãn Nhấn giữ Shift và rê chuột: - Theo chiều ngang đối tượng được co dãn theo chiều ngang - Theo chiều dọc đối tượng co dãn theo chiều dọc - Theo góc chéo đối tượng co dãn theo cả chiều ngang và chiều dọc. Co dãn theo 1 tâm xác định bằng cách định tỷ lệ co dãn: Giữ phím Alt bấm chuột xác định vị trí tâm co dãn. Xuất hiện hộp thoại Scale như trên, nhâp giá trị xoay vào ô nhập liệu. 2.6.3 Công cụ Reflect Tool Biểu tượng: Chức năng: đối xứng đối tượng theo trục, lật đối tượng * Thao tác thực hiện công cụ
  28. Chọn đối tượng cần đối xứng Chọn công cụ Reflect Tool Bấm chuột vào một điểm trên một trục tưởng tượng. Nhấn giữ và lật đối tượng. Để lật đối tượng được chính xác, nhấp đúp vào biểu tượng công cụ và nhập giá trị vào ô nhập liệu hay click vào câu lệnh có biểu tượng mô tả trên hộp thoại Reflect (hình bên) 2.6.4 Công cụ Shear Biểu tượng: Chức năng: Dùng để làm nghiêng đối tượng * Thao tác thực hiện công cụ: Chọn đối tượng cần làm nghiêng Chọn công cụ Shear Tool trên thanh công cụ Giữ Shift và rê chuột theo chiều ngang và chiều dọc đối tượng như hình minh họa dưới đây: Nhấn giữ phím Alt để giữ lại đối tượng gốc ban đầu Để làm nghiêng chính xác, ta nhấp đúp vào biểu tượng công cụ Shear, xuất hiện hộp thoại ,nhập giá trị góc nghiêng (hình bên) 2.6.5 Công cụ Reshape Tool
  29. Biểu tượng: Chức năng: Dùng để biến đường thẳng thành đường cong *Thao tác thực hiện: Chọn đường thẳng Chọn công cụ Reshape trên thanh công cụ Click vào một điểm trên đường thẳng và kéo thành đường cong theo ý muốn. Nhấn giữ phím Alt nếu muốn giữ lại đối tượng cũ. 2.6.6 Công cụ Free Transform Biểu tượng: Chức năng: Công cụ này cho phép thực hiện cùng lúc các phép biến đổi, di chuyển, quay và làm nghiêng đối tượng Công cụ này chỉ có thể biến đổi tự do mà không thể dùng hộp thoại để biến đổi chính xác được. (hình dưới) 2.7 Palette Pathfinder Paletes Patfinder chứa các lệnh cho phép biến đổi từ hai hay nhiều đối tượng đơn thành một đối tượng phức hợp tùy trường hợp và mục đích cụ thể. Để mở Palette Patfinder: Window/ Pathfinder (shift + F9) ,Palette bao gồm 2 nhóm lệnh là Shape Modes và Pathfinders. 2.7.1 Shape Modes Unite : Kết nối các đối tượng chồng lấp lên nhau thành một đối tượng (hàn / kết dính đối tượng). Màu của đối tượng nằm dưới sẽ phụ thuộc vào màu của đối tượng nằm trên cùng. (hình dưới)
  30. Minus Front : Loại bỏ phần giao giữa các đối tượng (đối tượng trên cắt đối tượng dưới), chỉ giữ lại phần còn thừa duy nhất của đối tượng nằm dưới cùng. (hình dưới) Intersect : Giữ lại phần giao nhau giữa các đối tượng được chọn. Màu sắc của đối tượng sau lệnh này phụ thuộc vào màu của đối tượng nằm trên cùng. (hình dưới) Exclude : Giữ lại phần không trùng lấp giữa các đối tượng. Nếu số các đối tượng trùng lấp là một sô chẵn thì phần trùng lấp sẽ tạo rỗng, nếu là số lẻ thì phần trùng lấp sẽ được tô màu. Đương nhiên màu của đối tượng sau lệnh này sẽ là màu của đối tượng nằm trên cùng. (hình dưới) Sau khi dùng những lệnh trên xong, bấm tổ hợp phím Ctrl + Shift + G hoặc Click chuột phải, chọn Ungroup để tách rời các mảng của đối tượng. 2.7.2 Pathfinder
  31. Devide : Phân chia các đối tượng thành nhiều đối tượng bởi các đường thẳng cắt ngang tạo thành những đối tượng độc lập nhau. Có thể di chuyển hoặc tô màu mỗi phần riêng lẻ. Trim : Loại bỏ phần bị che khuất của đối tượng được chọn. Sau khi thực hiện lệnh đối tượng sẽ bị mất đường viền. Merge : Dùng để loại bỏ những phần bị che khuất của các đối tượng (giống như lệnh Trim) tuy nhiên sau đó các phần trùng lấp có màu giống nhau sẽ kết nối lại với nhau. Crop : Thực hiện phân chia các đối tượng của bản vẽ thành các thành phần được tô màu bên trong, sau đó loại bỏ những phần của bản vẽ nằm bên ngoài phạm vi của đối tượng trên cùng. Tất cả các đường viền cũng sẽ bị mất trong quá trình thực hiện lệnh Crop. Outline : Các đối tượng được chọn sẽ chuyển thành viền. Màu viền của các đối tượng này sẽ lấy theo màu nền ban đầu của các đối tượng đó.
  32. Minus Back : lấy đối tượng phía trên cắt bỏ phần giao với đối tượng phía dưới, bỏ luôn phần còn thừa của các đối tượng phía dưới.
  33. BÀI 3: TÔ MÀU CHO ĐỐI TƯỢNG VÀ TẠO VĂN BẢN TRONG ILLUSTRATOR 3.1 Tô màu cho đối tượng 3.1.1 Các Palette màu Appearrance Palette: Là nơi có thể sửa đổi, xóa các thuộc tính Fill, Stroke của đối tượng được chọn cũng như lưu chúng thành các Styles và áp dụng chúng cho các đối tượng (objects), lớp (Layers), và các nhóm (Group) khác. (hình dưới) Transparency Palette: Nơi hiển thị độ mờ đục (opacity), và các chế độ hòa sắc (blending mode) của các đối tượng được chọn. (hình dưới) Color Palette: Cũng hiển thị Fill và Stroke của đối tượng đang được chọn bằng tỷ lệ % của Cyan, Magenta, Yellow và Black. Dưới đáy Palette là Color Bar dùng để chọn màu cho Fill và Stroke. (hình dưới) Swatches Palete : Là nơi lưu giữ các ô màu (color), các mẫu tô( Pattern), và các dải tô chuyển sắc (Gradient). (hình dưới)
  34. 3.1.2 Tô màu Fill Để tô màu cho đối tượng ta có thể tô màu theo những cách sau: Cách 1: Chọn Window / Color (F6) Click vào màu trên Color Bar của Color Palette hoặc nhập giá trị màu vào các ô trong Color Palette. Cách 2: Chọn đối tượng, rồi chọn một mẫu màu trong Swatches Palette Cách 3: Chọn đối tượng Dùng công cụ Eyedroper (I), nhấp chọn một màu của một đối tượng tùy ý. Nhấn giữ Alt để tạm thời chọn Paint Bucket Tool, nhấp vào một khu vực khác của hình. Cách 4: Chọn Windows / Swatch Libraries (Spot color) để mở thư viện màu khác. Màu pha thường được chọn trong Swatch Libraries (Spot Color) Cách 5: Chọn Windows / Appearance. Chọn đối tượng mà ta muốn lấy mẫu màu. Dùng chuột kéo Appearance Thumnail từ Appearance Palette vào đối tượng cần tô màu. 3.1.3 Tô màu chuyển sắc Chọn Windows / Gradient (F9) xuất hiện palette: (hình dưới)
  35. Chọn kiểu tô và xác định góc tô. Xác lập màu cho bình mực trên thanh hiển thị màu (có thể thêm bớt bình mực hay di chuyển bình mực tùy ý trên thanh hiển thị màu) hình dưới Illustrator hỗ trợ 2 kiểu tô (Type) là: tô dạng thẳng (Linear) và dạng tỏa tròn (Radial) Sau khi áp dụng mẫu tô cho đối tượng có thể thay đổi hướng và tâm mẫu tô bằng cách sử dụng công cụ Gradient Tool Lưu ý: Nếu bạn muốn tô chuyển sắc cho màu nền của đối tượng thì chọn Fill nằm trên. Ngược lại, muốn tô chuyển sắc cho viền thì chọn Stroke nằm trên. Như vậy thì bạn mới có thể kéo thả Gradient tool để điều chỉnh hướng màu được. Ở kiểu tô Radial, bạn còn có thể “bóp” hướng tô tỏa tròn thành elip, mở rộng/ thu hẹp phạm vi lan tỏa màu, và di chuyển tâm cũng như hướng tô một cách dễ dàng. 3.1.4 Tạo một Palettes màu Nhấp hộp Fill trong ToolBox Chọn đối tượng Kéo các con trượt để chọn màu Nắm kéo màu vừa chọn từ hộp Fill thả vào trong Swatches Palette để lưu màu.
  36. Chọn lại đối tượng. Lúc này hộp Fill đang được chọn. Nhấp New Swatch để đặt tên và lưu màu. 3.1.5 Tô màu lưới Tô màu lưới cho một đối tượng tức là chia phần nền của đối tượng đó thành nhiều mảng lưới gồm nhiều hàng (Row) và nhiều cột (Column). Các hàng và cột giao nhau tạo nên các mắt lưới (giao điểm của 2 đường lưới) và các mảng lưới (hạn chế bởi 4 mắt lưới). Mỗi mắt lưới sẽ được ấn định một màu và các màu sẽ chuyển nhẹ nhàng từ điểm này sang điểm khác khi điều khiển lưới. Để tô màu lưới cho đối tượng chọn, thực hiện các thao tác : Chọn lệnh Object > Create Gradient Mesh. Xác lập các thông số cho lưới tô vào hộp thoại. hình dưới Xác lập số hàng và số cột trong hộp thoại. Hiệu chỉnh đối tượng Mesh: - Thêm 1 Mesh Point: Chọn Mesh Tool / Click 1 điểm bất kỳ trên đối tượng. - Xóa 1 Mesh point: Nhấn giữ Alt + Click vào Mesh Point cần xóa với công cụ Mesh Tool. - Di chuyển một Mesh Point: Chọn mesh point cần di chuyển bằng công cụ Direct Selection Tool(A) và di chuyển Mesh point đó đến vị trí mong muốn. Giữ Shift để di chuyển theo phương thẳng. - Đổi màu cho từng điểm lưới hoặc đổi màu cho cả mảng lưới bằng cách chọn màu trong Color Palette, Swatches Palette hoặc sử dụng công cụ Paint Bucket để tô màu. Chức năng View / Smart Guides (Ctrl +U): Hiện các đường lưới của đối tượng khi ta đưa con trỏ vào đối tượng mà không cần phải chọn đối tượng. 3.2 Tạo văn bản trong Illustrator 3.2.1 Các công cụ tạo văn bản
  37. Type Tool (T): Tạo ra các ký tự, chuỗi ký tự, đoạn văn bản C1: Chọn công cụ Type và click vào vị trí bắt đầu của văn bản và nhập văn bản C2: Chọn công cụ Type, nhấn giữ và kéo rê chuột để tạo khung bao sau đó nhập văn bản vào khung vừa tạo. Area Type Tool: Nhập văn bản vào vùng giới hạn trong một đối tượng nào đó và có hình dạng bất kỳ. Tạo đối tượng có hình dạng bất kỳ Chọn công cụ Area Type Tool. Click chuột vào trong hình dạng và nhập văn bản. Type on a Path Tool: Nhập văn bản chạy trên đường Path Tạo một đường Path (đường dẫn) Nhấp chọn công cụ Type on a Path Tool Click chuột vào đường Path, nhập văn bản. Vertical Type Tool: Tạo văn bản chay theo chiều dọc Vertical Area Type Tool: Nhập văn bản chạy trên đường Path và từng ký tự chạy ngay trên đường Path
  38. 3.2.2 Palette Character: Window / Type / Character (Ctr + T) Chứa các tùy chọn cho phép hiệu chỉnh ký tự. Chú ý các tùy chọn: Tùy chọn Font: Chọn Font chữ Tùy chọn Style: Kiểu chữ (nghiêng, thường, đậm, đậm và nghiêng) Tùy chọn Font Size: kích thước chữ Tùy chọn Leading: Khoảng cách giữa các dòng ký tự. Tùy chọn Kerning: Điều chỉnh khoảng cách giữa các ký tự làm cho các ký tự đều nhau hơn (tùy chọn này có thể sẽ gây ra hiện tượng đặt dấu sai khi dùng font VNI) Tùy chọn Tracking; Cho phép tăng hay giảm toàn bộ khoảng cách giữa các ký tự thông qua một dây ký tự. Tùy chọn Baseline Shift: Cho phép thay đổi khoảng cách giữa các văn bản và các đường gióng cố định trên và dưới. Ngoài ra có thể vào Pop-up Menu của bảng Character palette chọn các tùy chọn như: - All Caps: Thay đổi ký tự thành kiểu in hoa - Small Caps: Thay đổi ký tự thành kiểu in hoa nhỏ - Superscript: Đưa ký tự lên trên một đoạn (0oC) - Đưa ký tự xuống dưới 1 đoạn (H20)
  39. 3.2.3 Palette Paragraph : Window / Type / Paragraph Align: Canh lề Justify: Canh đều: Indent: Thụt lề: Space : Khoảng cách: 3.2.4 Chỉnh sửa ký tự trên đường Path Di chuyển: Dùng công cụ Selection di chuyển chuột vào đối tượng cho đến khi xuất hiện gạch góc vuông. Kéo rê gạch góc vuông ngang qua đường Path thì chuỗi ký tự sẽ đổi chiều. Lật chuỗi ký tự trên đường Path: Chọn đường Path có chứa ký tự Type / Type on a Path / Type on a Path (hình bên) trong đó: - Rainbow: Text chạy trên Path - Skew: Text nghiêng và cong theo Path - 3D Ribbon: Biến Text ở những đoạn cong thành các ký tự 3 chiều uốn cong theo đường Path - Stair Step: Từng ký tự kế cận sắp xếp nhau trên đường Path - Gravity: Hút Text về một hướng nào đó. (hình dưới) 3.2.5 Nhập , xuất văn bản Nhập văn bản:
  40. C1: File / Open, chọn file muốn mở, click Open C2: Nhập vào trong bản vẽ đang mở: File / Place Click vào Place Xuất văn bản: Sử dụng công cụ Type Tool. Chọn Text muốn Export Chọn File / Export Trong hộp thoại Export, chọn định dạng 3.2.6 Tạo hàng và cột cho văn bản Chọn đoạn văn bản Type / Area Type Options. Xác lập thông số trong hộp thoại (hình dưới). Bấm OK 3.2.7 Dồn văn bản dư sang một Shape Boundary khác Chọn biểu tượng trong đối tượng văn bản Overflow Text. Lúc này con trỏ biến thành dạng Click vào đường biên Shape Boundary khác. Các phần Text còn lại sẽ tự động nhảy sang Boundary mới. Và được liên kết với nhau. Ứng dụng này sử dụng trong dàn trang báo chí (hình dưới) Để khử việc dồn văn bản dư: Chọn VB cần chuyển, Type / Threded Text / Release Selection. Để tách liên kết giữa các đối tương văn bản: Type/ Threded Text / Remove Selection.
  41. 3.2.8 Tạo văn bản phủ xung quanh một đối tượng Điều kiện để thực hiện là đối tượng có trước phải nằm trên khối văn bản và Offset là khoảng cách giữa văn bản và đối tượng khi thực hiện. Chọn đối tượng muốn Text to Wrap Trong Layer Palette đưa đối tượng cần được phủ văn bản lên trên van bản đó. Object / Text Wrap / Make. Di chuyển đối tượng vào trong văn bản. Lúc này văn bản sẽ phủ quanh đối tượng Text Wrap Option: - Offset: Khoảng lề giữa văn bản và đối tượng - Invert Wrap: Hướng phủ trong/ ngoài giữa văn bản và đối tượng Khử văn bản phủ xung quanh đối tượng: Chọn đối tượng được phủ, Object / Text Wrap / Release. 3.2.9 Một số hiệu chỉnh khác cho văn bản Kiểm tra chính tả: Edit/ Check Spelling. Xem/ ẩn ký tự không in: Type/ Show Hiden Character Tìm và thay thế văn bản: Edit / Fine and Replace Thay đổi chữ hoa/ thường: Type / Change Case Chuyển đổi giữa đối tượng văn bản và đường Curves: Chọn VB, Type/ Create Outlines. Lúc này VB biến thành đường Compound Path Chèn các ký tự đặc biệt: Window / Type / Glyphs (chọn những font có biểu tượng thông dụng như Symbols, webding, Wingding, Wingding 2 .) Đặt Tabs trong khung Text: Window / Type / Tab
  42. BÀI 4: CÁC LỆNH TRÊN MENU BAR VÀ CÁC NHÓM HIỆU ỨNG TRONG ILLUSTRATOR 4.1 Palette Symbols Symbol là một đối tượng nghệ thuật mà ta có thể lưu vào Symbols Palette và tái sử dụng trong bản vẽ. Nó là một tập hợp gồm nhiều đối tượng con Instances. Việc sử dụng Symbols và Instances làm giảm độ phức tạp và dung lượng của bản vẽ. Ngoài ra khi định nghĩa lại Symbols (Redefine Symbols) thì các Instances trên trang bản vẽ cũng sẽ thay đổi theo. Để hiển thị Symbols Palette: Window / Symbols (Ctrl + Shift + F11) (hình bên) * Các thao tác với Symbols: Đặt một Instances lên trang bản vẽ – C1: Chọn symbol trong Symbol Palette, rồi chọn biểu tượng Place Symbol Instances trên Symbol Palette. – C2: Kéo symbol từ trong Symbol Palette ra vị trí mong muốn trên trang bản vẽ. Xóa symbol: chọn symbol cần xóa, rồi nhấp chuột vào biểu tượng xóa trên Symbol Palette. Chỉnh sửa lại symbol: – Chọn một Instances nào đó trên trang bản vẽ của symbol cần chỉnh sửa lại. – Chọn biểu tượng Break Link to Symbol trên Symbol Palette. – Hiệu chỉnh lại Instances như mong muốn. – Chọn Redefine Symbol. Thay thế Instances với 1 symbol khác: – Chọn Instances cần thay thế. – Chọn một symbol khác trong Symbol Palette. – Nhấp chuột vào biểu tượng của Symbol Palette (hoặc chọn Replace Symbol). Tạo một symbol mới: – Chọn đối tượng mà ta muốn tạo thành symbol.
  43. – Nhấp chuột vào biểu tượng của Symbol Palette (hoặc chọn New Symbol). * Các công cụ symbol: (hình bên) – Symbol Sprayer (Shift + S): công cụ này dùng để tạo ra một tập hợp các instance hoặc để thêm instance vào một tập hợp có sẵn. – Symbol Shifter: công cụ này dùng để di chuyển và thay đổi thứ tự trên dưới của các instance. – Symbol Scruncher: công cụ này dùng để thay đổi khoáng cách giữa các instance. – Symbol Sizer: công cụ này dùng để thay đổi kích thước của các instance. – Symbol Spinner: công cụ này dùng để quay các instance. – Symbol Stainer: công cụ này dùng để tô màu các instance. – Symbol Screener: công cụ này dùng để tăng hay giảm độ mờ đục (Opacity) cho các instance. – Symbol Styler: công cụ này dùng để gán style được chọn cho các instance. 4.2 Công cụ Blend Chức năng: Dùng để tạo ra một loạt các đối tượng trung gian thừa hưởng hình dáng và đối tượng ban đầu Biểu tượng: Thao tác: - Cách 1: Chọn công cụ Blend. Click 1 lần vào đối tượng thứ nhất, click lần 2 vào đối tượng thứ 2. - Cách 2: Chọn các đối tượng muốn Blend. Object / Blend / Make. Hiệu chỉnh các đối tượng Blend: Double Click vào biểu tượng Blend, hoặc Object / Blend / Blend options. Trong đó: - Smooth Color: Độ hòa màu - Specified Steps: Các bước trung gian - Specified distance: Xác định khoảng cách giữa các bước trung gian.
  44. - Orientation: Xác lập hướng của các đối tượng trung gian. - Preview: Xem trước kết quả Khử hiệu ứng Blend giữa các đối tượng: - C1: Chọn Object / Blend/ Release - C2: Chọn Object / Blend / Expand . Đảo hiệu ứng Blend giữa các đối tượng: Object / Blend / Reverse Front To Back Đảo vị trí trên dưới của các đối tượng ban đầu: Object / Blend / Reverse Spine Đưa khối Blend chạy theo một đường dẫn: Object / Blend / Replace Spin 4.3 Hiệu ứng nhóm Illustrator Effect trong Illustrator 4.3.1 Nhóm 3D * Extrude & Bevel Chức năng: Tạo đối tượng 3D từ đối tượng 2D Thao tác: Chọn đối tượng, Effect / 3D / Extrude & Bevel. Xuất hiện hộp thoại: - Position: Định vị trí quan sát đối tượng trong phối cảnh vát - Bevel: Các dạng vát cạnh - Surface: Chọn các dạng bề mặt - Lighting: Tạo hoặc thêm các nguồn sáng, màu sáng - Map Art: Chọn các dạng vật liệu để gắn lên trên bề mặt đối tượng - Có thể click vào More Option vào để thêm các tùy chọn. (hình dưới)
  45. * Revolve: Chức năng: Tạo đối tượng 3D tròn xoay từ đối tượng 2D Thao tác: Chọn đối tượng , Effect / 3D / Revolve. Xuất hiện hộp thoại: - Position: Định vị trí quan sát đối tượng trong phối cảnh vát - Revolve: Mức độ tròn xoay - Surface: Chọn các dạng bề mặt - Lighting: Tạo hoặc thêm các nguồn sáng, màu sáng - Map Art: Chọn các dạng vật liệu để gắn lên trên bề mặt đối tượng - Có thể click vào More Option vào để thêm các tùy chọn. (hình dưới)
  46. - Có thể chỉnh sửa hình dáng của đối tượng đã thực hiện hiệu ứng tròn xoay bằng cách sử dụng công cụ Direction Selection Tool (A) để chỉnh sửa đối tượng 2D. *Rotate Chức năng: Quay đối tượng 3D theo 3 chiều Thao tác: - Chọn đối tượng 2D hoặc 3D - Chọn Effect / 3D / Rotate - Chọn More Option nếu muốn chọn chức năng mở rộng. 4.3.2 Nhóm Convert to Shape Rectangle: hiệu ứng chuyển đổi đối tượng bất kỳ về dạng hình chữ nhật. Rounded Rectangle: hiệu ứng chuyển đổi tượng bất kỳ về hình chữ nhật bo góc. Ellipse: hiệu ứng chuyển đổi tượng bất kỳ về dạng hình elip. Thao tác: Chọn đối tượng cần chuyển đổi, Effect / Convert to shape / Rectangle; Round rectangle: Ellipse. Xác lập thông số trong hộp thoại. Chọn OK 4.3.4 Nhóm Distort and Transform *Free Distor: Chức năng: Dùng để biến dạng tự do một đối tượng hình học. Hình bên Thao tác: Chọn đối tượng, Effect / Distort and Transform / Free Distort. Hiệu chỉnh hình dạng trong hộp thoại .
  47. *Pucket and Bloat: Chức năng: Nén ép hoặc thổi phồng một đối tượng. (hình bên) Thao tác: Chọn đối tượng, Effect / Distort and Transform / Pucket and Bloat. Hiệu chỉnh thông số hộp thoại. *Roughen: Chức năng: Làm cho các đường cong trở nên “gồ ghề” hoặc cách đối tượng bị “rách” từ viền trở vào, theo cách ngẫu nhiên. Thao tác: Chọn đối tượng, Effect / Distort and Transform / Roughen. Hiệu chỉnh thông số trong hộp thoại. *Transform: Chức năng: Thu/phóng, di chuyển, xoay đối tượng theo những thông số nhất định. Thao tác: Chọn đối tượng, Effect / Distort and Transform / Transform. Hiệu chỉnh thông số trong hộp thoại. *Tweak: Chức năng: Cũng dùng để làm biến dạng đối tượng một cách ngẫu nhiên. Thao tác: Chọn đối tượng, Effect / Distort and Transform / Tweak. Hiệu chỉnh thông số trong hộp thoại. *Twist: Chức năng: Dùng để vặn xoắn đối tượng. Thao tác: Chọn đối tượng, Effect / Distort
  48. and Transform / Twist. Hiệu chỉnh thông số trong hộp thoại. *ZigZag: Chức năng:Có tác dụng gần giống lệnh Roughen nhưng làm cho các điểm neo dịch chuyển những đoạn bằng nhau, chứ không biến dạng ngẫu nhiên như lệnh Roughen. Thao tác: Chọn đối tượng, Effect / Distort and Transform / Twist. Hiệu chỉnh thông số trong hộp thoại. 4.3.4 Nhóm Stylize Drop Shadow: Tạo bóng cho đối tượng. Feather: Làm mờ từ viền vào trong Inner Glow: Tạo phát sáng phía trong (bị chiếu sáng). Outer Glow: Tạo phát sáng phía ngoài (tự phát sáng). Round Corners: Dùng để bo tròn các đỉnh nhọn của đối tượng thành đỉnh tròn tùy theo xác định bán kính góc bo tròn. Scribble: Biến dạng bề mặt như bức vẽ nguệch ngoạc. hình dưới 4.4 Hiệu ứng nhóm Photoshop Effect trong Illustrator
  49. * Nhóm Artistic: Các lệnh trong nhóm Artistic dùng để tạo các hiệu ứng cọ nghệ thuật cho hình ảnh. (một số mẫu hình dưới) *Nhóm Blur: Các lệnh trong nhóm Blur dùng để tạo các hiệu ứng mờ cho hình ảnh. (hình dưới). *Nhóm Brush Strokes: Các lệnh trong nhóm Brush Strokes dùng để cách điệu hình ảnh bằng cách sử dụng hiệu ứng cọ vẽ và nét vẽ mực khác nhau. *Nhóm Distort: Các lệnh trong nhóm Distort làm biến dạng hình học của hình ảnh, tạo hiệu ứng 3D hoặc tái tạo hình dạng khác.
  50. *Nhóm Pixelate: Các lệnh trong nhóm Pixelate xác định rõ ràng bằng cách chụm các điểm ảnh có giá trị màu tương tự nhau vào trong các ô. * Nhóm Sketch: Các lệnh trong nhóm Stretch bổ sung họa đồ cấu trúc vào ảnh, thường dùng cho hiệu ứng 3D. Chúng cũng hữu dụng trong việc tạo nét vẽ theo hội họa (hoặc vẽ tay). * Nhóm Stylize: Các lệnh trong nhóm bộ lọc Stylize tạo nên những hiệu ứng hội họa hoặc thuộc trường phái ấn tượng hình ảnh bằng cách thay thế các điểm ảnh và bằng cách tìm và nâng cao độ tương phản trong ảnh. * Nhóm Texture: Các lệnh trong nhóm bộ lọc Texture cung cấp cho hình ảnh dáng vẻ của độ sâu hay tình trạng của các chất liệu trong thực tế. * Gỡ bỏ Effect ra khỏi Illustrator menu Window > chọn Appearance (Shift + F6). Muốn bỏ hiệu ứng nào thì cứ nhấn giữ chột trái và kéo hiệu ứng đó vào biểu tượng thùng rác ở góc phải bên dưới là được.
  51. PHẦN 2: ADOBE PHOTOSHOP BÀI 1: LÀM QUEN VỚI PHOTOSHOP VÀ CƠ BẢN VỀ CHỈNH SƯA ẢNH 1.1 Làm quen với Photoshop Adobe Photoshop (thường được gọi là Photoshop) là một phần mềm chỉnh sửa đồ họa được phát triển và phát hành bởi hãng Adobe Systems ra đời vào năm 1988 trên hệ máy Macintosh. Photoshop được đánh giá là phần mềm dẫn đầu thị trường về sửa ảnh bitmap và được coi là chuẩn cho các ngành liên quan tới chỉnh sửa ảnh. Từ phiên bản Photoshop 7.0 ra đời năm 2002, Photoshop đã làm lên một cuộc cách mạng về ảnh bitmap. Phiên bản mới nhất hiện nay là Adobe Photoshop CC. Ngoài khả năng chính là chỉnh sửa ảnh cho các ấn phẩm, Photoshop còn được sử dụng trong các hoạt động như thiết kế trang web, vẽ các loại tranh (matte painting và nhiều thể loại khác), vẽ texture cho các chương trình 3D gần như là mọi hoạt động liên quan đến ảnh bitmap. Adobe Photoshop có khả năng tương thích với hầu hết các chương trình đồ họa khác của Adobe như Adobe Illustrator, Adobe Premiere, After After Effects và Adobe Encore. 1.1.1 Tổng quan về giao diện Photoshop và các chế độ xem *Tổng quan giao diện Photoshop Trong đó: 1- Thanh Menu: Chứa các Menu lệnh làm việc của chương trình.
  52. 2- Thanh đặc tính: Chứa các tính chất, các tùy chọn của đối tượng hay công cụ được chọn. 3- Thanh tiêu đề: chứa tên tài liệu hiện hành, tỷ lệ thu phóng, hệ màu và chức năng phóng to, thu nhỏ, đóng chương trình. 4- Hộp công cụ: chứa các công cụ làm việc trực tiếp của chương trình. Được chia làm 3 nhóm: Nhóm công cụ tạo vùng chọn và di chuyển; nhóm công cụ tô vẽ; nhóm công cụ tạo Path, chỉnh sửa Path và công cụ gõ Text. Ngoài các công cụ kể trên hộp Toolbox còn chứa các phím chuyển đổi qua lại giữa các chế độ làm việc và 2 màu Foreground và background. 5- Các palette lệnh: Mỗi Palette lệnh sẽ chứa một nhóm lệnh tùy theo từng mục đích cụ thể trong quá trình thao tác. - Bảng Navigator quản lý việc xem ảnh - Bảng Info thông tin về màu sắc và tọa độ của điểm mà con trỏ đặt tới. - Bảng Histogam biểu đồ đo điểm ảnh 6- Hộp quản lý các lớp (layer) của File đang thao tác. Ngoài ra, còn có Vùng làm việc, thanh trượt, thước và các thành phần hỗ trợ khác 1.1.2 Làm việc với File *Mở File ảnh - Mở file ảnh có sẵn: C1: Click đúp vào File có định dạng Psd C2: Đối với file ảnh cần chỉnh sửa ta có thể kéo trực tiếp File ảnh đó vào màn hình làm việc của Photoshop. C3: File / Open . Xuất hiện hộp thoại Open (hình bên). Nhấp chuột vào File cần mở rồi nhấp chọn Open - Mở File mới: File / New. Xuất hiện hộp thoại (hình dưới). Xác lập các thông số trong hộp thoại.
  53. *Lưu File ảnh - Lưu chèn lên File gốc: Ctrl + S Hoặc File / Save - Lưu với tên khác: Ctrl + Shift + S hoặc File / Save as sau đó chọn định dạng muốn lưu. - Lưu ảnh với định dạng dùng cho Web : File > Save for Web 1.1.3 Chế độ xem - Photoshop cho phép xem ảnh từ 0,67% đến 3200% - Để phóng to: Ctrl + phím (+) - Để thu nhỏ: Ctrl + phím (-) - Để phóng to, thu nhỏ hình ảnh cả trang và cả trang chứa hình ảnh đó nhấn giữ Ctrl + Alt + phím (+ hoặc -) - Để đưa hình ảnh về tỷ lệ 100% nhấn giữ Ctrl + Alt + phím 0 - Để xác định chính xác phần hình ảnh cần phóng to hay thu nhỏ: C1: Sử dụng công cụ Zoom Tool (Z) sau đó rê chuột đến phần hình ảnh cần phóng to đó và nhấp chuột. C2: Giữ Ctrl + Space bar và rê chuột để phóng to 1 khu vực. - Có thể phóng to, thu nhỏ hình ảnh bằng Menu View / Zoom in / Zoom Out - Chế độ xem Navigator: Menu Window / Navigator . Bấm kéo thanh trượt qua trái/phải hoặc nhập thông số cụ thể trong ô giá trị. Dùng chuột kéo rê ô màu đỏ trên Palette Navigator để di chuyển đến vùng hình ảnh muốn phóng to.(hình dưới)
  54. - Chế độ cuộn hình ảnh: Để cuộn xem hình ảnh mà kích thước của nó lớn hơn của sổ hiển thị thì công cụ Hand (H), xuất hiện biểu tượng bàn tay nhấp và rê chuột. Hoặc nhấn giữ phím Space Bar + rê chuột 1.2 Cơ bản về chỉnh sửa ảnh 1.2.1 Một số thao tác về chỉnh sửa ảnh *Crop một tấm hình để có kích cỡ thích hợp Chọn công cụ Crop Tool (C) Thiết đặt thông số và kéo chuột *Xoay bức hình trong môi trường làm việc Image / Image Rotation (180oC, 90oC ) Trong đó: Flip Canvas Horizontal (lật chiều ngang), Flip Canvas Vertical (lật theo chiều dọc). *Điều chỉnh lại kích cỡ cho một bức ảnh: Image / Image Size / Thiết đặt thông số *Sao chép File ảnh gốc: Image / Duplicate. Xác lập tên file mới trong hộp thoại *Thay đổi chế độ màu cho một bức ảnh: Image / Mode > Gray Scale: ảnh đen trắng > RGB Color: Chế độ hòa trộn màu (Red , Green, Blue) > CMYK color: Mô hình màu loại trừ
  55. 1.2.2 Tinh chỉnh màu sắc với nhóm lệnh Adjustment 1.2.2.1 Tinh chỉnh sáng tối bằng Levels (Ctrl + L) Image / Adjustment / Levels (Ctrl + L). Hoặc từ Menu Layer chọn New Adjusment Layer / Level. Cách này Xuất hiện hộp thoại (hình bên). Có thể chỉnh sửa kết hợp cả 3 kênh màu cùng một lúc hoặc trên từng kênh riêng rẽ. Trong đó: Khung Preset có chứa một số mặc định có sẵn cho chúng ta sử dụng như Darker, lighter, Increase Contrast 1 Nếu không ta có thể chọn Default. Các kênh màu trong khung Chanel. Trong khung này ta có thể chỉnh sửa trên kênh tổng hợp RGB hoặc trên từng kênh riêng lẻ Red, Green, Blue. Nếu chọn RGB thì việc chỉnh sửa sẽ có hiệu lực đồng loạt. Nếu chọn Red, Green, Blue thì sẽ chỉ có hiệu lực trên kênh đó. Khung làm việc Input Levels: Khung này cho biết sự phân bố ánh sáng, màu sắc trong File ảnh hiện đang xử lý. Ngay bên dưới biểu đồ là 3 con trượt (hình tam giác) tương ứng với 3 hộp giá trị số của nó. Con trượt bên trái có màu đen đại diện cho vùng tối trên file ảnh; Con trượt ở giữa có vùng xám đậm đại diện cho khu vực trung bình của file ảnh; Con trượt có màu xám nhạt đại diện cho vùng sáng trên file ảnh. Nếu kéo con trượt màu đen về phía bên phải làm tăng độ tối cho file ảnh (vùng tối trở nên tối hơn), kéo con trượt màu xám nhạt về phía bên trái làm tăng độ sáng cho file ảnh (vùng sáng trwor nên sáng hơn); Nếu kéo con trượt ở giữa sang phải thì làm tối, kéo sang trái thì làm sáng Khung Output Level: Khung này có hai con trượt tương ứng với 2 hộp số, con trượt trái có giá trị và trượt phải có giá trị 255. Kéo con trượt trắng về
  56. phía trái làm cho toàn bộ file ảnh trở nên đen giống như đưa thêm màu đen vào file ảnh và ngược lại. Lưu ý: Trong khi thay đổi con trượt mà chưa bấm nút OK, muốn hủy bỏ các thay đổi trở về thông số ban đầu thay vì bấm Cancel rồi mở lại cửa sổ Level thay vào đó để làm lại từ đầu ta bấm kèm phím ALT, khi đó nút Cancel sẽ trở thành Reset, và bấm chọn nút Reset này. 1.2.2.2 Tinh chỉnh sáng tối bằng Curves (Ctrl + M) Image / Adjusment / Curves (Ctrl + M) Xuất hiện hộp thoại: Trong đó: - Khung Preset: Chứa các Preset có sẵn - Khung Chanel: Nếu muốn tăng giảm độ sáng cho file ảnh thì chọn kênh tổng hợp RGB, nếu muốn chỉnh màu sắc thì chọn kênh riêng lẻ Red, Green, Blue. - Bên dưới kênh Chanel có biểu tượng dấu ngã (1) đó là nút “Edit point to modify the curve” (chỉnh sửa bằng cách hiệu chỉnh các điểm). Và biểu tượng giống cây bút chì (2) đó là nút “Draw to modify the curve” (chỉnh sửa bằng cách vẽ) - Chỉnh sửa độ sáng tối bằng cách kéo đường chéo Curves để thay đối hình dáng của nó. Vùng sáng là vùng Highlight, vùng trung tính là midtone, vùng tối là Shadow. Kéo theo hướng A như hình minh họa để làm sáng, kéo theo hướng B để làm tối. - Khi đưa con trỏ chuột đến đường chéo thì biểu tượng chuột sẽ biến thành hình dấu cộng, nhấp chuột lên đường chéo thì một nút (point) sẽ được tạo ra, mỗi lần nhấp chuột sẽ tạo ra một nút. Khi đưa trỏ chuột đến ngay nút vừa tạo thì chuột sẽ biến thành “dấu cộng mũi tên” cho phép kéo nút đó đi theo hướng tùy ý.
  57. - Khi hộp thoại của lệnh Curves đang mở, nếu muốn biết một vị trí nào đó trên file ảnh tương ứng với điểm nào trên đường chéo thì ta đưa chuột lên file ảnh nhấp giữ chuột, khi đó một nút sẽ xuất hiện trên đường Curve, nhả chuột nút đó sẽ biến mất. - Khi ta tạo ra được một nút trên đường chéo thì ta cũng có thể xóa nó đi, xóa nó bằng cách nhấp chuột vào nút cần xóa và kéo nó ra khỏi vùng đồ thị. - Ta cũng có thể chỉnh sửa vùng đồ thị bằng cách chọn nút “Click and drag on image to modify the curve” có biểu tượng hình bàn tay (3) rồi nhấp giữ chuột rê lên phía trên hay xuống dưới trên file ảnh. - Phía dưới vùng đồ thị có 2 con trượt, một màu đen bên trái và một màu xám nhạt. Kéo con trượt màu đen sang phải để chuyển các pixel thành màu đen, nếu kéo hết sẽ thành màu đen. Kéo con trượt màu xám sang bên trái để làm sáng file ảnh, nếu kéo hết sẽ thành trắng tinh. 1.2.2.3 Chỉnh màu sắc, độ rực cho bức ảnh Image > Adjustment > Hue/ Saturation (Ctrl + U) Hoặc từ Menu Layer chọn lớp điều chỉnh từ menu Layer / New Layer Adjustment / Hue / Saturation . Xuất hiện hộp thoại, trong đó: - Trong khung Edit: Chọn Master để đồng thời điều chỉnh tất cả các màu hoặc chọn một thành phần nào đó để hiệu chỉnh chỉ trên thành phần này. - Rê con chuột trên thanh HUE sang phải hay trái để thay đổi màu sắc cho thành phần màu đã chọn. - Rê con chuột trên thanh Saturation sang phải để tăng độ bão hòa màu và rê sang trái giảm độ bão hòa màu cho thành phần màu đã chọn. - Rê con chuột sang thanh Lightness sang phải để tăng độ sáng (tức là thêm màu trắng) và rê sang trái để giảm độ sáng (thêm màu đen) cho thành phần màu đã chọn. 1.2.2.4 Chỉnh độ sáng chói, tương phản
  58. Image > Adjustment > Brightness/Contrast Hoặc từ menu Layer chọn lớp điều chỉnh từ menu Layer > Brightness and Contrast. Xuất hiện hộp thoại, trong đó: Kéo con trượt Brightness sang phải sẽ làm tăng sáng và kéo sang trái sẽ làm giảm sáng. Kéo con trượt Contrast sang phải sẽ làm tăng và kéo sang trái sẽ làm giảm độ tương phản . 1.2.2.5 Thay đổi Tone màu ảnh và cân bằng màu sắc Image / Adjustment / Color Blance (Ctrl + B) Hoặc từ menu Layer chọn lớp điều chỉnh từ menu Layer > Color Blance. Xuất hiện hộp thoại, trong đó: Trong hộp Color Balance: Các dải màu cần hiệu chỉnh Trong hộp Tone Balance có 3 tone là Shadows, Midtones, Highlights sẽ tác động lên những vùng tối, trung bình và sáng tương ứng trên ảnh cần chỉnh. Do đó, để độ cân bằng được tốt hơn nên điều chỉnh cả 3 tone. Nút “ Preserve Luminosity” - bảo toàn độ sáng để các điều chỉnh không làm thay đổi độ sáng ban đầu của ảnh. Nếu ko chọn nút này, hình ảnh sẽ trông như được phủ thêm một lớp sáng mờ hoặc tối đậm 1.2.2.6 Chỉnh màu sắc bằng chế độ chọn lọc màu sắc Lệnh Selective Color trong Photoshop có tác dụng thay đổi số màu trong mỗi thành phần màu của bức ảnh. Lệnh chỉ làm việc trên kênh màu tổng hợp, không có hiệu lực từng kênh riêng lẻ trong Chanel Palette. Image / Adjustment / Selective Color Hoặc từ menu Layer > Selective Color để mở hộp thoại:
  59. Chọn một thành phần màu muốn điều chỉnh trong khung Color. Rê con trượt để thay đổi các giá trị Cyan, Magenta, Yellow, Black sẽ thấy sự thay đổi màu trên file ảnh. 1.2.2.7 Chỉnh màu bằng chế độ màu thay thế Lệnh này cho phép tạo một mặt nạ để chọn màu hay vùng màu trong một file ảnh sau đó thay đổi những màu này thành màu mong muốn. Để thay đổi bằng cách đặt lại giá trị Hue, Saturation và Brightness của vùng màu đã chọn thông qua việc di chuyển các con trượt. Hoặc có thể dùng Color Picker để chọn màu. Nhưng công cụ Eyedropper vẫn là công cụ trực quan nhất để lựa chọn. Image / Adjustment / Replace Color . Xuất hiện hộp thoại như sau: - Chọn nút Eyedropper , Click vào vùng màu muốn thay đổi trên file ảnh. Click vào nút để thêm màu và nút để bớt màu. - Kéo con trượt trên thanh Fuzziness để thay đổi giá trị dung sai khi chọn màu và nút lựa chọn Selection. - Khi đã chọn được màu cần thay thế, trên hộp Preview, màu trắng sẽ đại diện cho vùng màu đã được chọn và màu đen đại diện cho vùng màu không được chọn. - Sau khi chọn xong rê thanh trượt trên thanh Hue để thay đổi màu. Thanh Saturation để thay đổi độ bão hòa hay độ rực màu. Thanh Lightness để thay đổi độ sáng tối. Nhấp chọn Ok 1.2.2.8 Đưa bức ảnh về dạng màu đơn giản (đen, trắng) Image / Adjustment / Threshold Hoặc từ menu layer > Threshold để mở hộp
  60. thoại (hình bên): - Kéo thanh trượt sang trái giảm bớt màu đen, kéo sang phải giảm bớt màu trắng. 1.2.2.10 Đưa bức ảnh về dạng âm bản Image / Adjustment / Invent Hoặc từ menu Layer > Invent để chuyển bức ảnh về dạng âm bản
  61. BÀI 2: LÀM VIỆC VỚI VÙNG CHỌN 2.1 Khái niệm về vùng chọn Là tập hợp các điểm ảnh (pixels) chịu tác động của các thao tác bạn đang thực hiện. Khi tạo một vùng chọn (biểu diễn bằng các nét đứt nhấp nháy, chỉ có vùng bên trong mới bị tác động khi chỉnh sửa, phần ngoài được bảo vệ không bị ảnh hưởng 2.2 Một số công cụ tạo vùng chọn 2.2.1 Nhóm công cụ Marque Tool Để mở bảng công cụ, trên thanh công cụ nhấp chuột phải vào biểu tượng Rectangle Marquee Tool.(hình bên). Trong biểu tượng xuất hiện các vùng chọn: - Rectangle Marquee Tool: Tạo vùng chọn hình chữ nhật - Elliptical Marquee Tool: Tạo vùng chọn hình Elip - Single Row Marquee Tool: Hàng 1 pixel - Single Column Marquee Tool: Cột 1 pixel Để thiết lập cho thanh thuộc tính: Nhấp phải vào biểu tượng tam giác nhỏ Click to open the Tool Preset picker sau đó chọn Reset Tool.(hình dưới) Thao tác thực hiện lệnh: Nhấp chọn Rectangular Marquee Tool hoặc nhấn phím M để tạo vùng chọn hình chữ nhật. Lúc này trên thanh thuộc tính: (hình dưới) Trong đó: New Selection: tạo vùng chọn mới, nhấp chuột góc trái cửa sổ kéo xuống bên phải tạo thành hình chữ nhật. Add to Selection: thêm vùng chọn vào vùng chọn hiện hành. Để tạo vùng chọn như hình minh họa, vẽ một vùng chọn hình chữ nhật làm vùng chọn ban đầu, sau đó nhấn Add to Selection , vẽ thêm vùng chọn mới trên vùng chọn ban đầu, khi đó con trỏ có thêm ký tự dấu cộng. Sau khi thêm vùng chọn ta có kết quả như hình bên dưới
  62. Subtract from Selection: trừ bớt vùng chọn hiện hành. Vẽ một vùng chọn hình chữ nhật, nhấp rồi rê chuột từ trái sang phải tạo vùng chọn ban đầu. Sau đó nhấn Subtract from Selection, vẽ thêm vùng chọn đè lên vùng ban đầu, con trỏ hiển thị kí hiệu dấu trừ. (hình dưới) Intersect with Selection: lấy phần giao nhau giữa 2 vùng chọn. Sau khi tạo vùng chọn ban đầu, nhấn Intersect with Selection vẽ thêm một vùng chọn nữa đè lên vùng chọn ban đầu, con trỏ hiển thị ký tự dấu chéo, thả chuột ra ta có kết quả như hình dưới. Tạo vùng chọn có kích thước tỷ lệ với nhau, nhấp chọn biểu tượng tam giác nhỏ Sets how marquee tool draws ở mục Style, chọn Fixed Ratio, sau đó nhập các giá trị cần thiết (có thể nhập cả số thập phân). Kéo chuột từ trái qua phải ta có được vùng chọn với tỷ lệ mong muốn. Muốn tạo vùng chọn có chiều dài và chiều rộng định sẵn, nhấp vào tam giác nhỏ Sets how marquee tool draws ở mục Style, chọn Fixed Size.Các giá trị nhập vào và phải là số nguyên. Giá trị Feather: làm mờ đường viền bằng cách: thiết lập ranh giới chuyển tiếp giữa vùng chọn và các điểm ảnh (pixels) xung quanh. Phương pháp này làm nhòe vùng biên của vùng chọn nên làm mất chi tiết của các pixels (điểm ảnh) gần biên tạo sự hòa trộn với các layer khác. Giá trị của Feather thây đổi từ 0 – 250 px.
  63. Với 2 công cụ còn lại là Rectangular marquee và Elliptical marquee Tool khi đang ở chế độ Normal muốn tạo vùng chọn hình vuông hay hình tròn, nhấn kèm phím Shift và rê chuột. Refine Egde: Sau khi tạo vùng chọn có thể click vào ô Refine Egde trên thanh công cụ để mở của sổ để chọn chế độ hiển thị nào dễ nhìn nhất trong ô View Mode. Hoặc các thiết lập khác như: - Radius: Cải biên phần vùng chọn - Smooth: Bo tròn các góc nhọn - Feather: Tạo độ nhòe biên - Contrast: Độ tương phản ( độ sắc nét) tại biên vùng chọn - Shift Egde: Thu hẹp/ nới rộng vùng chọn. - Mục Output cho phép tùy chọn xuất ra thành vùng chọn (selection), new layer, layer mask, document 2.2.2 Nhóm công cụ Lasso Tool Để mở bảng công cụ, trên thanh công cụ nhấp chuột phải vào biểu tượng Lasso Tool.(hình bên). Trong biểu tượng xuất hiện các công cụ tạo vùng chọn: - Lasso Tool: Chọn vùng chọn tự do - Polygon Lasso Tool: Tạo vùng chọn qua các đường thẳng liên tục - Magnetic Tool: Tạo vùng chọn luôn bám vào biên của hình ảnh, thích hợp với những hình ảnh có độ tương phản cao về màu sắc giữa biên của đối tượng với nền. *Thao tác thực hiện các công cụ Lasso Tool: - Chọn công cụ Lasso Tool trong hộp Tool Box - Nhấn giữ và kéo rê chuột sao cho đường viền chọn chạy theo chu vi của một đối tượng. Để kết thúc thao tác chọn, chỉ cần thả chuột. - Đường viền chọn bao quanh đối tượng theo đường chu vi. Polygon Tool: - Chọn công cụ Polygon Tool
  64. - Click vào từng điểm để tạo khung viền chọn - Click lại điểm đầu tiên hoặc Click kép để kết thúc - Xóa từng điểm chọn sai bằng phím Delete Magnetic Tool: - Click xác định điểm đầu tiên, nhả chuột, di chuyển chuột dọc biên đối tượng, click lại điểm đầu tiên hoặc click kép để kết thúc. - Trong quá trình di chuyển chuột quanh chu vi đối tượng, có thể click để cưỡng chế vùng chọn đi đúng hướng (nếu chế độ tự động không chính xác) - Xóa từng điểm chọn sai bằng phím Delete Lúc này trên thanh thuộc tính: - Tolerance: Dung sai của vùng chọn, dung sai càng lớn thì vùng chọn càng rộng. - Anti – Alias: Khử răng cưa 2.2.3 Nhóm công cụ Magic Wand Tool Để mở bảng công cụ trên hộp công cụ nhấp chuột phải vào biểu tượng Magic Wand Tool. Xuất hiện các công cụ (hình dưới) - Magic Wand Tool (W): Chọn vùng theo màu tương đồng - Quick Selection Tool: Tạo vùng chọn thông minh *Thao tác thực hiện các công cụ Magic Wand Tool - Chọn công cụ Magic Wand Tool - Click vào một màu trên hình ảnh, một vùng màu tương ứng được chọn. Độ rộng của vùng chọn tùy thuộc vào giá trị Tolerance trên thanh Options. Quick Selection Tool: - Chọn công cụ Quick Selection Tool
  65. - Click liên tục vào vùng mình cần chọn. 2.2.4 Nhóm công cụ Pen Nhấp chuột phải lên biểu tượng công cụ Pen để mở hộp công cụ Pen. Xuất hiện các biểu tượng trong nhóm công cụ Pen (hình dưới). Trong đó: - Pen tool: Công cụ tạo đường Path - Freeform Pen Tool: Vẽ đường Path bằng cách rê chuột tự do - Add Anchor point Tool: Thêm Node - Delete Anchor point Tool: Xóa Node - Convert Point Tool: Hiệu chỉnh tay nắm, biến Node gãy nhọn thành node trơn. *Thao tác thực hiện các công cụ: Pen Tool - Nhấp chọn công cụ Pen Tool - Trên thanh thuộc tính chọn chức năng Paths - Để vẽ đoạn thẳng click một lần vào điểm đầu, click 1 lần vào các điểm của đoạn thẳng hay đường gấp khúc còn lại - Để vẽ đường cong click vào điểm đầu, giữ chuột và kéo con trỏ để tạo đường cong. Đường định vị dài sẽ tạo đường cong lớn, đường định vị ngắn sẽ tạo đường cong nhỏ hơn. Bấm vào điểm node gần nhất để xóa điểm Node. Giữ phím Alt và Click vào điểm cuối của đường cong để cắt bỏ phần định vị ko sử dụng, khi cắt đi phần Path phía trước sẽ không bị ảnh hưởng gì khi vẽ phần tiếp theo. Freeform Pen Tool - Nhấp chọn công cụ Freeform pen tool - Nhấp giữ và rê chuột lên vùng cần vẽ Add Anchor point Tool: Kích chuột lên đường Path để thêm Node Delete Anchor Point Tool: Dùng công cụ click vào node cần xóa Convert Point tool
  66. - Nhấp chọn node cần hiệu chỉnh - Giữ Ctrl + giữ chuột trái để di chuyển vị trí Node - Giữ phím Atl và click vào Node để biến góc cong thành nhọn. *Một số thao tác khác: Chuyển Path thành vùng chọn: Path phải là đường khép kín. Bấm Ctrl + Enter hoặc click chuột phải chọn Make Selection Vẽ tiếp một đường Path có sẵn dùng Pen Tool click chính xác vào Node cuối cùng (gốc hay ngọn thì tùy) rồi tiếp tục vẽ. Bấm Ctrl + Click Pen Tool để bắt đầu vẽ một đường Path khác ngoài đường có sẵn trong cũng 1 Layer. 2.3 Hiệu chỉnh vùng chọn Lệnh Select All (Ctrl + A): Tạo vùng chọn bao kín toàn bộ hình ảnh Lệnh Deselect (Ctrl + D): Hủy vùng chọn. Lệnh Reselect (Ctrl + Shift + D): Lấy lại vùng chọn đã hủy. Lệnh Inverse (Ctrl + Shift + I): Nghịch đảo vùng chọn. Lệnh Refine Edge (Alt + Ctrl + R): (Đã gặp nhiều trong bài trước khi nói đến bộ công cụ Marquee, Lasso) Dùng để tinh chỉnh đường biên của vùng chọn. Lệnh Modify: Điều chỉnh vùng chọn – Border: Tạo khung biên vùng chọn – Width: Độ rộng của biên – Smooth: Bo góc vùng chọn – Sample Radius: Góc bo – Expand: Mở rộng đều chu vi vùng chọn – Expand By: Số pixel được nới rộng đều các bên của vùng chọn. – Contract: Thu hẹp đều chu vi vùng chọn – Contract By: Số pixel bị thu hẹp đều các bên của vùng chọn. – Feather (Shift + F6; Phiên bản CS3 phím tắt là Ctrl + Alt + D): Làm mờ biên vùng chọn, tùy thuộc vào giá trị Feather Radius. - Lưu ý: một khi đã chọn, những lần áp dụng tiếp theo chỉ có tăng chứ không giảm. Ví dụ lần đầu bạn chọn độ nhòe biên là 10, từ lần thứ 2, dù bạn không gõ lại Feather thì máy tính cũng tự động gấp đôi lên cho bạn, là 20, lần 3 là 40 Nếu bạn gõ lại số Radius mới thì nó sẽ cộng lên theo
  67. số mới đó. Để hủy lệnh này bạn chỉ có thể save lại file đang làm dở dang rồi khởi động lại chương trình Photoshop thôi. Do đó, nếu muốn chọn độ nhòe biên thì vào trong Refine Edge.Ÿ Lệnh Grow: Nới rộng vùng chọn có vùng màu gần nhất (chọn màu cục bộ). Lệnh Similar: Dò tìm trên toàn file tất cả các mẫu màu trùng với màu đã chọn ban đầu và chọn hết toàn file theo tông màu đã chọn. Lệnh Transform Selection: Phóng to, thu nhỏ, xoay, vùng chọn. Giữ Shift bấm vào một trong bốn nút vuông vùng chọn sẽ đều hơn (hoặc ta có thể click phải chuột vào bên trong vùng chọn để chọn chế độ Transform Selection). Lệnh Edit in Quick Mask Mode: Sau khi kiểm chọn lệnh này, dùng Pen Tool vẽ trực tiếp lên vùng bạn muốn chọn trên đối tượng, khu vực chọn lúc này có màu đỏ. Sau khi vẽ vùng chọn xong, vào Select > Load selection. Lệnh Load Selection: Tải vùng chọn đã lưu trữ. – New selection: Vùng chọn mới. – Add to selection: Vùng chọn mới sẽ là sự kết hợp của vùng chọn vừa vẽ với vùng chọn có sẵn trong kênh đã chọn. – Subtract from selection: Vùng chọn mới sẽ là phần còn lại sau khi vùng chọn vừa vẽ cắt vùng chọn có sẵn trong kênh được chọn. – Intersect with selection: Vùng chọn mới sẽ là phần giao nhau của vùng chọn vừa vẽ với vùng chọn có sẵn trong kênh được chọn. – Có kiểm nhận Invert để nghịch đảo vùng chọn. Lệnh Save Selection: Lưu vùng chọn, vùng chọn được lưu sẽ hiển thị trong kênh Alpha, và đặt tên cho vùng chọn đó. 2.4 Tạo vùng chọn với Color Range Công dụng tương tự như Magic Wand nhưng có ưu điểm hơn nhờ có chức năng Fuzziness để tăng giảm lượng màu tương ứng. (hình bên) - Trong hộp Select: Nếu ta chọn Sample Color khi di chuột lên trên File ảnh sẽ tự động chuyển sang công cụ Eyedropper , để chọn thêm các vùng màu khác dùng công cụ , muốn loại trừ vùng màu chọn công cụ .
  68. - Rê con trượt trong ô Fuzziness để thay đổi giá trị trong hộp số, giá trị Fuzziness nhỏ thì dung sai màu được chọn sẽ nhỏ, giá trị Fuzziness lớn dung sai màu được chọn sẽ lớn. - Tại ô Range khi rê con trượt sang trái để giảm thông số này sẽ làm giảm khoảng cách bị tác động. Khi thay đổi giá trị, nhìn vào hình Preview trên hộp thoại sẽ thấy phần màu trắng là khu vực sẽ được khoanh vùng, phần màu đen không được khoanh vùng. - Selection: Ô preview chỉ hiển thị hình ảnh dưới dạng màu trắng, đen. Vùng có có màu trắng là vùng được chọn, vùng màu đen là vùng không được chọn. - Image: Ô preview hiển thị dạng ảnh màu. 2.5 Tạo vùng chọn với kênh và mặt nạ * Kênh (channel) là gì? Kênh là ảnh chế độ hiển thị màu đen trắng lưu trữ các thông tin màu khác nhau. Kênh thông tin màu sẽ tự đông được tạo khi mở một file ảnh mới, chế độ màu của ảnh sẽ quyết định số kênh màu được tạo. - VD: Ảnh màu RGB có 4 kênh màu mặc định: Đầu tiên là kênh RGB tổng hợp dùng để hiệu chỉnh ảnh, tiếp theo là kênh Red, green, blue Việc tạo kênh Alpha nhằm lưu vùng chọn ở dạng ảnh Grayscale 8bit. Kênh Alpha còn được dùng để tạo và lưu mặt nạ giúp chúng ta thao tác, cô lập và bảo vệ các phần ảnh cụ thể Để tạo kênh Alpha, nhấp chọn vào biểu tượng Create new chanel ở cuối bảng Channels. (hình dưới) *Sử dụng bảng Channels Bảng Channel cho phép tạo và quản lý kênh, cũng như quan sát kết quả hiệu chỉnh. Bảng này liệt kê tất cả các kênh trong ảnh, trước tiên là kênh tổng hợp Tiếp đến là kênh màu sắc, kênh màu vết và cuối cùng là kênh Alpha
  69. *Xem kênh Dùng bảng Channels có thể xem bất kỳ của các kênh cá thể. Chọn một kênh Alpha với kênh tổng hợp để xem sự thay đổi thực hiện trong kênh Alpha tác động ra sao đến toàn cảnh. Theo mặc định, các kênh cá thể hiển thị chế độ Grayscale Hiển thị trong bảng Channel: Window / Channels hoặc có thể nhấp chọn bảng channels nằm phía sau bảng Layers. *Ẩn, hiện kênh Nhấp chọn biểu tượng con mắt phía bên trái cạnh các kênh để ẩn hoặc hiển thị các kênh. Nhấp lên kênh RGB để xem tất cả các kênh màu. Kênh RGB chỉ hiển thị khi mỗi kênh màu red, green blue đều hiển thị. *Chọn và hiệu chỉnh kênh Khi muốn chọn hay xóa nhiều kênh, nhấn giữ phím SHIFT hay nhấp chuột vào kênh cần chọn hay xóa Sử dụng các công cụ vẽ để hiêu chỉnh ảnh. Tô vẽ bằng màu trắng để thêm vào kênh, tô vẽ bằng mau đen để loại bỏ khỏi kênh, tô vẽ với độ mờ đục thấp hoặc với màu để bổ sung vào kênh với tỷ lệ mờ đục thấp. Nhấn phím D để hộp màu Set foreground color trở về dạng mặc định đen trắng. *Tạo kênh Alpha Chọn công cụ tạo vùng chọn để tạo vùng chọn Trong bảng Channel nhấp chọn biểu tượng Save Selection As Channel, kênh Alpha 1 được tạo để lưu vùng chọn dưới dạng kênh Alpha Trong kênh Alpha những Pixel được chọn sẽ xuất hiện với màu trắng, ngược lại những Pixel không được chọn sẽ xuất hiện màu đen, đây là tùy chọn kênh mặc định. Nếu hiển thị kênh cùng lúc với các kênh màu, kênh Alpha sẽ có dạng lớp phủ màu trong suốt. *lệnh New Spot Channel Nhấp vào biểu tượng tam giác góc phải bảng, chọn New Spot Channel
  70. Hộp thoại New Spot Channel xuất hiện, giữ nguyên các thiết lập mặc định trong khung, chọn OK. Trên bảng channel lúc này xuất hiện thêm kênh màu tên là Spot Color 1. Quan sát trên giao diện làm việc, đối tượng bên trong vùng chọn tạo trước đó đã được phủ một lớp màu như hình. *Lệnh Duplicate Channels C1: Nhấp chọn vào biểu tượng tam giác đen bên góc phải bảng Channel, chọn lệnh Duplicate Channel hoặc nhấp phải vào kênh chọn Duplicate Channel. - Hộp thoại Duplicate Channel xuất hiện, nếu muốn đặt tên cho kênh ta điền vào mục As. Nhấp nút Ok. C2: Ngoài cách sao chép bằng cách chọn lệnh Duplicate Channel, ta có thể nhấp chọn vào kênh muốn sao chép, giữ chuột kéo xuống biểu tượng Creat New Channel ở cuối bảng, sau đó thả chuột, kênh muốn copy sẽ hiển thị trên bảng Channel *Quản lý kênh Ta có thể tổ chức lại kênh, sao chép kênh trong cùng một file ảnh hoặc giữa các file ảnh, tách kênh thành những ảnh riêng biệt, trộn kênh từ nhiều ảnh riêng lẻ thành một ảnh mới và loại bỏ kênh Alpha khi chúng không còn cần thiết.
  71. Kênh màu mặc định thường xuất hiện trên đầu của bảng Channels, kênh mặc định không thể di chuyển, nhưng được sắp xếp lại các kênh màu và kênh Alpha sao cho phù hợp với công việc thao tác Màu vệt được in chồng theo đúng thứ tự nó xuất hiện trên bảng Channels . Lưu ý: Chỉ di chuyển được các kênh vệt lên trên kênh màu mặc định khi trường hợp ảnh đang ở chế độ Multichannel. *Delete Channel C1: Nhấp chuột phải trên kênh muốn xóa, chọn Delete Channel C2: Hoặc nhấp vào kênh muốn xóa, sau đó nhấp chọn biểu tượng Delete Curent Channel ở cuối bảng channnel. Chương trình sẽ hỏi lại một lần nữa, có chắc chắn muốn xóa kênh hay không ta chọn Yes để đồng ý và ngược lại. *Tách kênh thành những ảnh riêng biệt Trên bảng Channels, nhấp chọn vào biểu tượng hình tam giác bên góc phải, chọn Split Channels Quan sát trên màn hình làm việc của Photoshop ta thấy xuất hiện nhiều File ảnh với các kênh hiện có trong bảng Channels của file gốc.
  72. BÀI 3 : LÀM VIỆC VỚI LAYER 3.1 Cơ bản về Layer 3.1.1 Khái niệm về Layer Khái niệm: layer thực chất là một lớp ảnh cho phép xử lý một phần ảnh mà không ảnh hưởng đến phần còn lại. Các layer cũng được phân cấp theo thứ tự và được hiển thị chồng lên nhau. Layer nào ở trên thì được hiển thị bên trên các chi tiết Layer bên dưới. Ngoài ra, ở những nơi không chứa ảnh ta có thể nhìn thấy các lớp dưới xuyên qua nó. Để mở palette Layer: Window > Layer (F7) 3.1.2 Tạo layer mới và xóa, đổi tên Layer Tạo Layer mới: - C1: Click vào biểu tượng “Creat a new Layer” phía dưới Palette Layer. - C2: Menu Layer > New > layer (Ctrl + Shift + N) Xóa layer: Chọn layer > Bấm Delete hoặc kéo Layer vào biểu tượng thùng rác Đổi tên Layer: C1: Click đúp chuột vào tên Layer hiện tại của Layer trong Palette Layer > Nhập tên mới cho Layer C2: Click chuột phải vào Layer trong Palette Layer > Layer Properties > Nhập tên mới cho Layer. Ẩn Layer: Menu Layer > Hide Layers 3.1.3 Chọn Layer C1: Click chuột trực tiếp lên Layer C2: Click chuột phải trực tiếp lên màn hình ảnh > Chọn tên Layer C3: Click chọn chế độ “Auto Select” trên thanh Menu Để chọn cùng lúc nhiều Layer: Click chọn 1 Layer trong Palette Layer > Bấm giữ Ctrl và tiếp tục Click chọn những Layer khác, hoặc chọn 1 Layer > Bấm giữ Shift và Click chọn Layer cuối cùng của nhóm muốn chọn.
  73. 3.1.4 Sắp xếp Layer Chọn Layer muốn di chuyển thứ tự lớp > Menu Layer > Arrange: - Bring Forward (Ctrl + ] ) : Đưa Layer được chọn lên trên một lớp. - Send Backward (Ctrl + [ ) : Đưa Layer xuống dưới một lớp. - Bring to Front (Ctrl + Shift + ] ) : Đưa Layer lên lớp trên cùng. - Send to Back (Ctrl + Shift + [ ) : Đưa Layer xuống lớp trên cùng. - Reverse: đảo ngược layer Chọn Layer > Kéo thả trực tiếp trên Palette Layer 3.1.5 Định vị hình ảnh Muốn so hàng các đối tượng, ta chọn Layer chứa đối tượng đó. Nhấp nút link layers để liên kết các Layer lại với nhau, trên các Layer được link xuất hiện mắt xích liên kết. Dùng công cụ Move Tool chọn một trong các kiểu so hàng trên thanh thuộc tính. (hình dưới): Trong đó: - Align top egde: Canh thẳng hàng đối tượng so với cạnh trên của đối tượng được làm chuẩn. - Align Vertical Centers: Canh giữa đối tượng thẳng hàng dọc so với đối tượng được làm chuẩn - Align Bottom edge: Canh thẳng hàng đối tượng so với cạnh dưới đối tượng. - Align left edges: Canh thẳng hàng đối tượng so với cạnh trái đối tượng được làm chuẩn. - Align horizontal center: Canh giữa đối tượng thẳng hàng theo chiều ngang so với đối tượng được làm chuẩn. Sau khi canh hàng các đối tượng xong, nhấn vào biểu tượng link layer, lúc này mắt xích không còn xuất hiện trên các Layer nữa. 3.1.6 Sao chép, cắt, nhân bản Layer Sao chép:Layer > New > Layer Via Copy ( Ctrl + J) Cắt đối tượng trong vùng chọn thành một Layer mới: Layer > New > layer via cut (Ctrl + Shift + J)
  74. Nhân đôi Layer: - Chọn Layer > Ctrl + J - Chọn Layer > Chọn công cụ Move > Bấm giữ Alt + Drag mouse - Click chuột phải vào Layer > Duplicate layer 3.1.7 Gộp Layer Sau khi xử lý hoàn chỉnh, ta có thể gộp các layer lại thành 1 layer để file ảnh nhẹ hơn. Trước khi làm việc này nên cân nhắc, vì sau khi đã gộp layer rồi thì việc tách các Layer là hoàn toàn không thể. Gộp các Layer được chọn : Layer > Merge layer (Ctrl + E) Gộp tất cả các Layer: layer > Merge Visible (Ctrl + Shift + E) Flatten Image : Làm phẳng lớp (gộp tất cả các lớp lại thành một lớp background). 3.1.8 Nhóm Layer 3.2 Các thành phần trong bảng Layer A: Các chế độ hòa trộn layer (hình bên) B: Lock: Các chế độ khóa. Trong đó: - Lock transparent pixel: Khóa nền trong suốt (không cho thao tác trên vùng trong suốt của Layer nhưng có thể xử lý ngay trên đối tượng) - Lock image pixel: Khóa điểm ảnh (không cho xử lý trên layer, tuy nhiên có thể di chuyển đối tượng) - Lock Position: Khóa vị trí (không cho di chuyển nhưng cho phép xử lý đối tượng) - Lock All: Khóa tất cả C: Tên và vị trí của layer
  75. D: Các nhóm lệnh cơ bản của Layer E: Các chế độ hiển thị Layer F: Độ mờ Layer G: Độ che phủ Layer 3.3 Một số tính năng đặc biệt của Layer 3.3.1 Layer Style * Truy cập bảng Layer Style Cách 1: Click chuột phải lên Layer muốn tạo hiệu ứng > Blending Option Cách 2: Click biểu tượng ở góc dưới trái của palette Layer (icon có hình chữ fx) > chọn kiểu hiệu ứng Bảng Layer Style xuất hiện (hình dưới) Trong đó, dáy lệnh bên trái từ trên xuống: Bevel and Emboss: Tạo hiệu ứng chạm nổi và vát xiên Phần Structure: - Mục Style có 5 dạng: + Outer Bevel : Hiệu ứng vát cạnh bên ngoài. + Inner Bevel : Hiệu ứng vát cạnh bên trong. + Emboss : Hiệu ứng chạm nổi. + Pillow Emboss : Hiệu ứng chạm nổi dạng khắc chìm. + Stroke Emboss : Chạm nổi cho đường viền (chỉ tác dụng khi sử
  76. dụng hiệu ứng đường viền Stroke). - Mục Technique cũng có 3 tùy chọn: + Smooth: vát cạnh mềm mại (tùy chọn này thường đi kèm theo độ size nhỏ nếu nét chữ mảnh) + Chisel Hard: vát cạnh cứng (sắc cạnh) + Chisel Soft: vát cạnh mềm (cạnh trơn) – Depth: Độ sâu (sắc cạnh) của khối nổi. – Direction: hướng nhìn thấy khối nổi (hoặc là hướng ánh sáng chụp lên khối nổi): Up (tạo cảm giác nhìn từ trên xuống khối nổi), Down (nhìn từ dưới lên khối nổi). Thấy rõ hơn khi kết hợp với độ Angle. – Size: độ (cao) ghồ lên của khối nổi. – Soften: độ mềm của cạnh khối nổi. – Angle: hướng để thấy khối nổi (hướng sáng sẽ ngược lại để thấy được mặt có khối nổi lên ^ ^) – Altitude: độ rõ của khối nổi (càng gần tâm thì nguồn sáng càng lớn, khối nổi thấy được càng rõ). Mức thể hiện đi kèm với hướng Angle. – Use Global Light : Sử dụng một nguồn ánh sáng chung. – Anti-aliased: chế độ khử răng cưa – Highlight Mode: độ pha trộn màu cho phần khối nổi đối diện nguồn sáng. – Shadow Mode: độ pha trộn màu cho phần khối nổi khuất so với nguồn sáng (phần tối). – Opacity: độ trong suốt / mờ đục. – Gloss Contour : Kiểu khối nổi. - Mục Bevel & Emboss còn ưu đãi thêm 2 hiệu ứng con: + Contour: hiệu ứng làm dày/ vát mỏng đường viền quanh khối nổi. + Texture: hiệu ứng áp chất liệu cho bề mặt toàn khối. Drop shadow : Tạo hiệu ứng bóng đổ bên ngoài. Những chức năng nhìn chung tương tự như trên, chỉ có vài lưu ý: – Distance : Khoảng cách của hiệu ứng đối với đối tượng. – Spread : Độ trải (căng) của bóng. – Size : Độ lớn của bóng, bóng càng lớn thì càng nhòe ra và có độ chuyển mềm. – Noise : Tạo nhiễu hạt. Stroke: Tạo hiệu ứng cho đường viền bao quanh toàn đối tượng. Inner shadow : Tạo hiệu ứng bóng góc bên trong đối tượng. Inner Glow : Tạo hiệu ứng phát sáng hướng vào phía trong đối tượng.
  77. Outer Glow : Tạo hiệu ứng tỏa sáng bên ngoài đối tượng. Satin : Tạo độ trơn láng, bóng nước. Color Overlay : Phủ một lớp màu lên đối tượng. Gradient Overlay : Phủ một lớp Gradient lên đối tượng. Pattern Overlay : Phủ một lớp họa tiết lên đối tượng. *Copy và Paste hiệu ứng Copy hiệu ứng : Click phải chuột vào Layer đang có hiệu ứng > chọn lệnh “Copy Layer Style”. Paste hiệu ứng : Chọn các Layer cần dán hiệu ứng, click phải chuột vào một trong các Layer đang chọn > Chọn lệnh “Paste Layer Style”. *Xóa hiệu ứng Cách 1 : Rê chuột thả Layer chứa hiệu ứng vào biểu tượng sọt rác (Delete Layer). Cách 2 : Click phải chuột lên Layer chứa hiệu ứng > Clear Layer Style. Cách 3 : Menu Layer > Layer Style > Clear Layer Style. *Tách hiệu ứng Cách 1 : Click phải chuột vào Layer chứa hiệu ứng cần tách (lớp hiệu ứng effect) > Chọn lệnh Create Layer. Cách 2 : - Chọn Layer chứa hiệu ứng cần tách > Menu Layer > Layer Style > Create Layer. - Khi click lệnh Create Layer > Sẽ xuất hiện câu thông báo > OK. Lệnh này sẽ tách mỗi hiệu ứng thành 1 layer riêng biệt nhưng vẫn trỏ về layer ban đầu. 3.3.2 Layer Mask Layer mask dùng để tạo mặt nạ cho layer, đây là tính năng rất hữu ích với người xử lý ảnh chuyên nghiệp. Ứng dụng: - Layer Mask cho phép tạo ra mặt nạ để che khuất hoặc hiển thị những hình ảnh trong một layer nào đó.
  78. - Layer mask tạo ra những vùng chọn có thể chỉnh sửa và cho phép lưu những vùng chọn đó. - Điểm linh hoạt của Layer Mask là ta có thể hoàn toàn xử lý chúng như một bức ảnh. Vì thế, Layer Mask cho phép sử dụng những Filter, công cụ vùng chọn, công cụ điều chỉnh . - Tính linh hoạt Layer Mask còn thể hiện ở việc chúng là một phần của những Vector Mask, adjusment layer *Vị trí của Layer Mask Chọn Layer > Layer Mask > Reveal all / Hide all - Reveal all: hiển thị tất cả đối tượng trong layer - Hide all: Ẩn tất cả đối tượng trong Layer * Tạo một Layer Mask Nhấp chọn vào biểu tượng mặt nạ cuối bảng Layers - Nhấp vào biểu tượng sẽ tạo mặt nạ Reveal all (mặt nạ màu trắng và không có pixel nào của Layer chịu tác động, ảnh được giữ nguyên) - Nhấn giữ Alt và nhấp vào biểu tượng sẽ tạo mặt nạ Hide All (mặt nạ màu đen và tất cả các Pixel trong Layer bị che khuất hoàn toàn trên file ảnh chỉ còn thấy layer bên dưới) (hình dưới) Thay đổi Mask từ trắng sang đen bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + I
  79. *Sử dụng cọ Brush tool để tô vẽ trên Layer Mask Để lấy lại phần hình ảnh bị che khuất, ta dùng cọ Brush (B), màu foreground chọn màu trắng, trên bảng layer nhấp chọn phần mask của layer tô màu trắng như hình bên - Mask nằm ngay cạnh Layer như 1 thumnail đôi khi quá nhỏ để xem. Muốn hiển thị Mask, giữ phím Alt + Click đúp vào mask *Layer Mask không liên kết Theo mặc định, Layer Mask của nó được liên kết, có nghĩa là khi di chuyển Layer cũng sẽ làm cho mặt nạ di chuyển hoặc khi di chuyển mặt nạ cũng di chuyển Layer. Ta có thể không liên kết (unlink) layer và mặt nạ bằng cách nhấp vào biểu tượng Link cuối bảng Layer *Vô hiệu hóa một Layer mask Để vô hiệu hóa một Layer Mask bằng cách nhấn giữ phím Shift trong khi nhấp vào mặt nạ. Lúc này Layer mask sẽ được đánh dấu bằng một dấu gạch chéo lớn màu đỏ *Xóa một Layer Mask Nhấp chọn vào mặt nạ rồi kéo rê con trỏ vào mặt nạ vào biểu tượng tượng thùng rác. *Chỉnh sửa một Layer Mask trong cửa sổ tài liệu Nếu muốn thực hiện điều chỉnh cho mặt nạ, nhấn giữ phím Alt trong khi nhấp vào mặt nạ. Lúc này file ảnh sẽ tạm thời ẩn hình ảnh và hiển thị mặt nạ trên giao diện. Sau đó, ta có thể chỉnh sửa mặt nạ trong cửa sổ tài liệu bằng cách xử lý nó giống như một hình ảnh bình thường miễn là khéo léo sử dụng màu đen màu trắng và màu xám. * Trình đơn Layer Mask Nhấp vào mặt nạ (mask) để mở trình đơn của Layer Mask Trong trình đơn chứa các tùy chọn xử lý vùng chọn như sau:
  80. - Disable Layer Mask: Vô hiệu hóa mặt nạ - Delete Layer Mask: Xóa mặt nạ - Apply Layer Mask : áp mặt nạ vào hình (những vùng trắng trong mặt nạ sẽ giữu lại vùng ảnh, những vùng đen sẽ loại bỏ vùng ảnh) - Add mask to selection: Thêm vùng chọn từ mặt nạ. - Subtract Mask From Selection: Trừ bớt vùng chọn từ mặt nạ. - Intersect Mask From Selection: Lấy vùng giao làm vùng chọn - Refine mask: Chỉnh sửa vùng chọn bằng bảng Refine - Mask Option: Thay đổi màu sắc của mặt nạ *Layer mask với màu xám Một layer mask không nhất thiết phải là màu đen hay màu trắng nhưng nó có thể là một ảnh với thang độ xám bất kỳ. Màu trắng sẽ làm cho ảnh trong layer trở nên xuất hiện rõ ràng và màu đen làm cho mọi vật trở nên vô hình. Nên khi sử dụng màu xám, hình ảnh mờ đục và không rõ ràng. Điều này giống như khi chúng ta thay đổi độ trong suốt của một layer * Layer mask và những chuyển sắc (gradient) Khi tô chuyển sắc trên mặt nạ, chương trình sẽ tự động chuyển sắc từ đen sang trắng để tô kín mặt nạ (hình dưới)
  81. *Layer style phối hợp với Layer Mask Có thể bổ sung Layer Style vào một Layer bất kỳ có chứa mặt nạ. Layer Style sẽ tác động đến mặt nạ *Sử dụng vùng chọn để tạo mặt nạ Layer Khi nhấp nút Add Layer Mask thì Psd tạo một mặt nạ trống hoàn toàn màu trắng, nhưng khi đã tạo vùng chọn trên ảnh và sau đó nhấp nút Add Layer Mask, Psd hiểu rằng vùng chọn là vùng mà ta muốn nhìn thấy. (hình dưới) 3.3.3 Adjustment Layer Là phần phối màu theo ý thích mà không tác động trực tiếp lên file ảnh gốc. Hoạt động dưới dạng như một Layer Chọn Layer > Click vào biểu tượng Adjustment Layer , hoặc Layer > New Adjustment layer. Sau đó tùy chỉnh các thanh trượt. 3.3.4 Smart object Smart object được hiểu là một đối tượng thông minh, nó chứa bên trong các nội dung gốc (các nội dung đó chính là Layer, hình ảnh, vector) Smart Object cho phép các bạn tác động lên nó như sử dụng các công cụ Transform, filter Tuy nhiên nó không làm thay đổi các thuộc tính của layer, hình ảnh hay vector gốc. * Tính năng đặc biệt của Smart Object: Bảo toàn đối tượng gốc Thay đổi kích cỡ mà không bị vỡ hình Tự động cập nhật cho Layer thông minh *Chuyển Smart object thành Layer thường: Click chuột phải, chọn Rasterize layer
  82. *Chuyển Layer từ Layer thường sang Layer thông minh: Layer > Smart object > Convert to Smart Object. 3.3.5 Blending modes *Khái niệm: Blending Modes là các chế độ hòa trộn trong Photoshop. Blending Modes có tác dụng làm cho Layer đó sáng hơn, tối hơn, tăng cường độ tương phản hơn so với Layer gốc kết hợp với blend mode, opacity và màu sắc, chúng ta sẽ được bức ảnh theo hiệu ứng mà chúng ta mong muốn. Kích chuột vào menu xổ, sẽ thấy chức năng hòa trộn (hình dưới) *Các nhóm Blending Mode Các chế độ hòa trộn màu sắc của Photoshop được chia làm 5 nhóm: Nhóm Darkening: làm tối hình ảnh hoặc dùng để chỉnh sửa những bức ảnh bị chói sáng Nhóm Lighting : Làm sáng hình ảnh hoặc dùng để sửa những bức ảnh bị thiếu sáng Contrasting: Kết hợp cả Darkening và Lighting để hiệu chỉnh độ tương phản của bức hình Nhóm Compare: So sánh (để căn chỉnh và so sánh sự khác nhau giữa 2 bức hình trước và sau) Coloring: Để sửa sắc độ và độ bão hòa màu sắc Trong đó: - Normal: chế độ mặc định - Disolve: Chỉ hoạt động khi Layer có những pixel hoạt động bán trong suốt tức là pixel đó vẫn có màu nhưng vẫn có thể nhìn xuyên qua đó (hình dưới) - Darken: So sánh từng Pixel của Layer áp dụng Mode này với Layer bên dưới, Pixel nào tối hơn sẽ được giữ lại (hình dưới)
  83. - Multiply: phối hợp các layer có mode này với cái bên dưới theo dạng là Multiply (nhân màu). Nhân đôi Layer của ảnh bị chói rồi sử dụng chế độ Multiply kết quả như hình dưới - Color Burn: Photoshop sẽ lấy thông tin về độ sáng tối của layer áp dụng mode này này để tăng tương phản và làm tối màu của các layer bên dưới. Màu càng tối thì độ tương phản càng cao. -> màu trắng không có tác dụng gì cả. - Linear Burn: Lấy thông tin về độ sáng tối của layer áp dụng mode này để làm tối các layer ở bên dưới. -> màu trắng không có tác dụng. - Darken Color: tương tự như Darken, nhưng có khác ở chỗ : nó hoạt động trên tất cả các channel màu, chứ không như darken, hoạt động trên cơ sở từng channel.
  84. Có thể hiểu là : với darken, nó xét từng channel màu, ví dụ channel RED, nó xét xem layer nào ít màu đỏ hơn – tức là “tối” hơn, nó sẽ giữ lại phần tối hơn của channel đó. Còn darker color là xét tổng thể. Bạn có thể tự vẽ 1 hình thế này và xem xét. - - Lighten: trái ngược với Darken, chọn ra pixel sáng hơn và giữ lại pixel đó. –> áp dụng nó cho layer màu đen là vô dụng - Screen – trái ngược với Multiply, nhưng kết quả luôn là một hình SÁNG hơn –> áp dụng sửa ảnh thiếu sáng khá tốt. Cách làm cũng là nhân đôi layer lên và áp dụng mode screen.
  85. - Color dodge : trái ngược với Color burn : Dùng thông tin độ sáng tối của layer áp dụng mode này để tăng độ tương phản và làm sáng màu layer dưới nó -> màu đen vô dụng. - Linear dodge: trái ngược với Linear burn: dùng thông tin độ sáng tối của layer áp dụng mode này để tăng độ sáng cho layer bên dưới nó -> màu đen cũng vô dụng. - Lighter color : ngược với Darken color: hoạt động trên tổng thể các channel chứ không phải từng channel như Lighten. - Overlay : kết hợp của Multiply và Screen. Khi sử dụng overlay khi muốn tăng độ tương phản cho bức hình là hãy chọn màu gray 50% rồi nhẹ nhàng di chuyển lên xuống trong
  86. bảng chọn màu để được hiệu quả tốt. Đừng chọn bừa màu khi sử dụng cái này. - Soft Light : Kết hợp giữa Darken và lighten, nói chung là cho hiệu ứng nhẹ hơn so với Overlay - Hard light: kết hợp giữa linear Dogde và Linear Burn - Vivid light – Kết hợp giữa Color Burn và Color Dodge
  87. - Linear Light : kết hợp của Linear Burn và Linear Dodge - Pin Light : mode này sẽ chọn giữ lại màu dựa trên giá trị sáng/tối của layer áp dụng mode này và các layer bên dưới. Nếu màu của layer có mode này sáng hơn 50% gray thì tất cả những pixel nào tối hơn sẽ bị thay thế, còn nếu màu của layer tối hơn gray 50% thì ngược lại.
  88. - Hard mix : Nó sẽ trả về các màu Red, Green, Blue, Cyan, Yellow, Magenta, White hoặc Black cho bạn thấy, Nếu pixel màu a có red = 100, green = 250, blue = 0 + màu b có R = 50, G=100, blue = 0 thì kết quả trả về là 1 màu R=0, G=255 và B=0, tức là nếu Red (a) + Red (b) =255 thì red(hard mix) =255 - Difference : Mode này dùng để so sánh sự khác nhau giữa 2 bức hình, nếu chỗ nào giống thì nó sẽ có màu đen. - Exclusion: Mode này giữ lại màu đen, và invert (đảo ngược) màu khác màu đen, tuỳ vào độ sáng của màu khác màu đen thì mức độ invert nhiều hay ít.
  89. - Hue : đổi sắc thái màu trên tấm hình mà không đụng chạm đến độ sáng tối trên hình - Saturation:Lấy thông tin độ bão hoà màu sắc của layer áp dụng mode này cho các layer bên dưới. Nếu layer áp dụng mode có nhiều màu khác nhau thì kết quả không bị ảnh hưởng vì nó chỉ lấy thông tin Saturation trong màu mà thôi. -
  90. - Color : thay thế màu sắc, nếu thay bằng màu đen hoặc trắng thì hình sẽ mất màu. - Luminosity: sử dụng thông tin sáng – tối của layer này áp dụng cho các layer bên dưới nó.
  91. BÀI 4: XỬ LÝ ẢNH 4.1 Tách phông nền phức tạp với Refine Egde Công cụ này chuyên để tách các đối tượng có đường viền phức tạp như lông động vật, tóc, hoa lá Thao tác thực hiện như sau: - Tạo vùng chọn bao quanh đối tượng tách phông nền - Menu Select > Refine Egde Lúc này trên bảng Refine Egde chứa các tùy chọn (hình bên): - View: - Radius: Bán kính bắt cạnh - Smooth: Làm mềm đường biên bắt cạnh - Feather: Làm mờ đường biên - Contrast: Tương phản - Shift Egde: - Decontaminate Color: Khử màu - Output to: + Selection: Vùng chọn + Layer Mask: mặt nạ + New Layer: Layer mới. 4.2 Hiệu chỉnh hình dáng đối tượng với Liquify Lệnh Liquify có thể tác động tạo ra các hiệu ứng đẩy, kéo dãn, xoay tròn, làm phản chiếu, và làm phồng lên bất kỳ vùng nào trên ảnh. Đây là một trong những công cụ rất mạnh để chỉnh sửa ảnh và tạo hiệu ứng hội họa. Ta có thể sử dụng công cụ hoặc các Alpha Chanel để giới hạn các vùng hiển thị của ảnh và bảo vệ chúng không bị thay đổi hoặc có thể bỏ các vùng giới hạn. * Thao tác thực hiện Filter > Liquify (Ctrl + Shift + X) . Lúc này cửa sổ làm việc với lệnh xuất hiện (hình dưới):