Giáo trình Hình họa cơ bản - Trình độ: Trung cấp - Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

pdf 50 trang Gia Huy 2410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hình họa cơ bản - Trình độ: Trung cấp - Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_hinh_hoa_co_ban_trinh_do_trung_cap_truong_cao_dan.pdf

Nội dung text: Giáo trình Hình họa cơ bản - Trình độ: Trung cấp - Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: HÌNH HỌA CƠ BẢN NGÀNH: MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ: Trung cấp (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKT ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: HÌNH HỌA CƠ BẢN NGÀNH: MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên: Lê Huỳnh Như Ý Học vị: Cử nhân Đơn vị: Khoa May - TKTT Email: lhnhuy81@gmail.com TRƯỞNG KHOA CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI HIỆU TRƯỞNG DUYỆT Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  4. BM31/QT02/NCKH&HTQT LỜI GIỚI THIỆU Hình họa là một môn học cơ bản không thể thiếu trong quá trình hình thành kỹ năng, nhận thức về nghệ thuật hội họa của mỗi người. Bộ môn hình họa rất quan trọng đối với người làm nghệ thuật, đặc biệt là đối với sinh viên mỹ thuật và các ngành liên quan. Giáo trình HÌNH HỌA CƠ BẢN cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cách nhìn, cách vẽ có căn cứ khoa học và có phương pháp để dần hướng tới phối hợp một cách thống nhất nhịp nhàng giữa con mắt và bàn tay, nhằm diễn tả được đối tượng lên mặt giấy một cách chân thực và đạt giá trị thẩm mỹ. Với 2 chương Lý thuyết chung về hình họa và Khối cơ bản - Thực hành vẽ khối cơ bản, giáo trình này được biên soạn nhằm mục đích phục vụ công tác giảng dạy, học tập cho sinh viên hệ cao đẳng, trung cấp và có giá trị tham khảo cho học viên các ngành mỹ thuật có liên quan cũng như cho các bạn bước đầu học vẽ. Quá trình biên soạn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong quý thầy cô, quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tp.HCM, ngày tháng năm 2020 Chủ biên Lê Huỳnh Như Ý KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 1
  5. BM31/QT02/NCKH&HTQT MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 1 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HÌNH HỌA 4 1.1 Lý thuyết chung về hình họa 4 1.2 Phương pháp vẽ hình họa 8 CHƯƠNG 2: KHỐI CƠ BẢN VÀ THỰC HÀNH VẼ KHỐI CƠ BẢN 16 2.1 Vẽ khối vuông 17 2.2 Vẽ khối tam giác 21 2.3 Vẽ khối trụ 25 2.4 Vẽ khối chóp 29 2.5 Vẽ khối cầu 32 CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG VẼ KHỐI CƠ BẢN TRONG 38 THIẾT KẾ TRANG PHỤC 38 3.1 Mô tả nếp xếp vải 38 3.2 Mô tả sáng tối trên trang phục 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 PHỤ LỤC HÌNH 45 KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 2
  6. BM31/QT02/NCKH&HTQT GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: HÌNH HỌA CƠ BẢN Mã mô đun: MĐ2106248 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun - Vị trí: Mô đun nghề bổ sung, bố trí ở HK1(THCS) - Tính chất: Mô đun bắt buộc - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Mô đun giúp sinh viên nhận định những kiến thức cơ bản về hình, nét và đậm nhạt trong không gian, hiểu được vẻ đẹp của hình khối, đường nét, đậm nhạt trong tự nhiên và liên hệ được trong thiết kế trang phục đồng thời giúp phát triển khả năng quan sát, nhận xét, phân tích và kỹ thuật thể hiện, nghiên cứu mẫu thật; giúp người học rèn luyện khả năng cảm thụ, cảm xúc và thị hiếu thẩm mỹ. Mục tiêu của mô đun - Về kiến thức: + Nhận định những kiến thức cơ bản về nét, hình, đậm nhạt trong không gian. Phân tích được đặc điểm, hình dáng các hình khối, vật thể trong ứng dụng luật xa gần. + Nhận thức vị trí quan trọng của khối cơ bản trong môn hình họa đồng thời hiểu được vẻ đẹp của hình khối, đường nét, đậm nhạt trong tự nhiên và mối quan hệ giữa chúng với nhau. - Về kỹ năng: + Thực hiện vẽ chì diễn tả hình khối, không gian, ánh sáng. + Rèn luyện kỹ năng vẽ chì, khả năng quan sát, vẽ lại đối tượng nhìn thấy. + Phối hợp sử dụng sắc độ để tạo không gian. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tính cần cù, tỉ mỉ, ý thức được mục đích của môn học để lập kế hoạch học tập cho phù hợp KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 3
  7. Chương 1: Lý thuyết chung về hình họa BM31/QT02/NCKH&HTQT CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HÌNH HỌA Giới thiệu: Hình họa là môn học cơ bản không thể thiếu trong quá trình hình thành kỹ năng, nhận thức về nghệ thuật. Môn hình họa là môn học dùng hình vẽ mô tả lại đối tượng khách quan có thực nhằm rèn luyện khả năng quan sát, vẽ lại đối tượng nhìn thấy được qua đó rèn luyện khả năng cảm thụ, cảm xúc và thị hiếu thẩm mỹ về hình, đồng thời giúp người vẽ hiểu được vẻ đẹp của hình khối, đường nét, đậm nhạt trong tự nhiên và mối quan hệ giữa chúng với nhau. Có nhiều cách gọi khác nhau về hình họa như: vẽ hình họa, vẽ theo mẫu, vẽ tả thực Chương 1 cung cấp lý thuyết về vai trò của môn hình họa cũng như một số khái niệm về hình khối, tỷ lệ, đậm nhạt, cách thức chuẩn bị thực hiện bài vẽ hình họa. Mục tiêu: - Nhận định những kiến thức cơ bản về nét, hình, đậm nhạt trong không gian. - Phân tích được đặc điểm, hình dáng các hình khối, vật thể trong ứng dụng luật xa gần. - Nhận thức vị trí quan trọng của khối cơ bản trong môn hình họa đồng thời hiểu được vẻ đẹp của hình khối, đường nét, đậm nhạt trong tự nhiên và mối quan hệ giữa chúng với nhau. Nội dung chính: 1.1 Lý thuyết chung về hình họa 1.1.1 Khái niệm Hình họa là bộ môn nghệ thuật tạo hình dựa trên cơ sở nghiên cứu về luật xa gần và giải phẫu tạo hình dùng hình vẽ để mô tả đối tượng khách quan có thật mà mắt ta quan sát được bằng đường nét, hình mảng, khối, sáng tối, đậm nhạt nhằm phản ánh tính chân thật của sự vật hiện tượng dưới nhận thức thẩm mỹ của họa sĩ thông qua hoạt động nghiên cứu mẫu tự nhiên. Được gọi bằng nhiều tên khác nhau như: vẽ hình họa, vẽ theo mẫu, vẽ tả thực Đối tượng vẽ của hình họa là vật hoặc người được miêu tả tương đối kỹ và chính xác, được thể hiện bằng nhiều kỹ thuật và chất liệu khác nhau như chì đen, than, màu bột, sơn dầu tùy trình độ. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 4
  8. Chương 1: Lý thuyết chung về hình họa BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 1.1 Hình họa tĩnh vật (chì) Hình 1.2 Hình họa đầu tượng (chì) Hình 1.3 Hình họa chân dung (than) KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 5
  9. Chương 1: Lý thuyết chung về hình họa BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 1.4 Hình họa màu toàn thân (sơn dầu) 1.1.2 Nguồn gốc, vai trò của hình họa Lịch sử mỹ thuật đã chứng minh, các họa sĩ nổi tiếng trên thế giới ở thời đại nào cũng là những bậc thầy trong nghiên cứu hình họa. Như danh họa thiên tài Leonardo da Vinci có bức vẽ “Người Vitruvius” (1940) minh họa cho sự chuẩn mực trong tỷ lệ của cơ thể con người, là kết quả của sự nghiên cứu về khoa học hình học, giải phẫu học của nhà thiên tài toàn năng. Hình 1.5 Người Vitruvius (1490) – Leonard da Vinci KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 6
  10. Chương 1: Lý thuyết chung về hình họa BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình họa không chỉ có thể độc lập trong sáng tác nghệ thuật mà còn là môn học cơ bản của hội họa, có tác dụng bổ sung và hỗ trợ cho các môn học khác trong học mỹ thuật nói chung và lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng nói riêng như thiết kế nội thất, thiết kế thời trang, thiết kế đồ họa. Thông hiểu và nghiên cứu sâu về hình họa là cơ sở tạo nên thành công của tác phẩm, giúp họa sĩ và kỹ thuật viên tự tin hơn trong sáng tạo nghệ thuật. Hình 1.6 Giờ học hình họa vẽ người 1.1.3 Các yếu tố nghiên cứu của hình họa Các yếu tố nghiên cứu của hình hoạ: là nét, hình, mảng không gian sáng tối và khối. + Nét: Nét còn gọi là đường viền hay đường chu vi, là ranh giới giữa vật này với vật khác hay giữa một vật với không gian bao quanh; định nghĩa một cách khoa học thì đường nét là tập hợp của những điểm chuyển động. Trong hội hoạ, khái niệm “đường” và “nét” thường cùng song hành, muốn tạo nét phải có đường và đường làm nên nét. Sử dụng đường nét hợp lý, hiểu được vị trí vai trò của chúng trong học tập và sáng tác hội hoạ, đồ hoạ là yêu cầu cơ bản của dạy và học mỹ thuật. Vẽ hình họa thường dùng đến nét để vẽ khung hình, vẽ hình và vẽ đậm nhạt. Nét vẽ gồm có nét thẳng và nét cong. Nét thẳng của môn hình họa vẽ theo mẫu chỉ là tương đối, không thẳng băng, không ngay ngắn, hay đều đặn như nét vẽ kỹ thuật, nét vẽ cần tự nhiên mạch lạc theo cảm xúc. Nét thẳng có thể ở những thế khác nhau như nét thẳng ngang, nét thẳng đứng, nét thẳng nghiêng, nét gấp khúc. Tùy thuộc vào cấu trúc của mẫu vẽ mà sử dụng các nét thẳng cho hợp lý. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 7
  11. Chương 1: Lý thuyết chung về hình họa BM31/QT02/NCKH&HTQT Nét cong cũng chỉ tương đối, không đòi hỏi đều đặn. Nét cong dùng để diễn tả vật thể ở dạng tròn, mặt cong. + Hình: Khi vẽ cần chú ý đến đặc điểm hình dáng của mẫu, cần quan sát kỹ và nhận xét đúng để lột tả được hình dáng, những nét điển hình nhất của mẫu. Muốn thực hiện tốt điều này cần chú ý so sánh tỉ lệ các bộ phận của mẫu với nhau. + Mảng: là tên gọi một mặt phẳng có chu vi nhất định. Vẽ là nghệ thuật diễn tả trên mặt phẳng nhưng sử dụng các phương pháp khoa học về phép đo tỷ lệ, xa gần, tác động của sáng tối trong không gian theo qui luật của mắt nhìn, có nghĩa là tạo được không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều. Trong mỹ thuật, nhất là đối với bố cục tranh còn có mảng chính, mảng phụ, mảng nổi, mảng chìm, mảng đậm, mảng nhạt đó là cách gọi một lượng đậm nhạt màu nào đó chiếm diện tích nhất định trên mặt tranh hoặc mẫu vẽ, tạo thành một mảng riêng, khác biệt rõ ràng với các mảng xung quanh. Một bức tranh đẹp thường được nói đến bởi sự hài hoà chung của các hình mảng trong bố cục, một hình mẫu đẹp do có ánh sáng chiếu vào sẽ có nhiều mảng đậm nhạt khác nhau. + Hình khối: mọi vật đều có hình khối, nhờ hình khối mà ta nhìn mọi vật một cách rõ ràng có xa gần như trong không gian thật. Một vật thể được cấu tạo bởi nhiều hình khối khác nhau. 1.2 Phương pháp vẽ hình họa 1.2.1 Phần chuẩn bị Để thực hiện được một bài vẽ tốt trước tiên người học cần trang bị các dụng cụ cần thiết, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vẽ sẽ hỗ trợ tốt cho người vẽ trong quá trình thực hiện bài. Hình 1.7 Dụng cụ vẽ KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 8
  12. Chương 1: Lý thuyết chung về hình họa BM31/QT02/NCKH&HTQT - Bút chì: Nên dùng loại bút chì gỗ, ruột mềm 2B, 3B, 4B, lõi to vì dễ vẽ, dễ tẩy. Mỗi loại bút chì có tính chất khác nhau, khi sử dụng lâu bạn sẽ hiểu tính chất của chúng; theo kinh nghiệm cá nhân, đối với các bạn mới học, nên xài loại KOH để dễ tẩy và không bị “lì” khi vẽ bài. - Không nên dùng bút chì kim, ngay cả bút chì khi sử dụng cũng phải gọt bằng dao, không nên sử dụng đồ chuốt. H là viết tắt của Hard (cứng), B viết tắt cho từ Black, F là Fine có thể gọt rất nhọn mà không làm gãy đầu chì (loại bút này rất hiếm gặp). Cho nên phần lớn những cây bút chì thông dụng thường ở mức HB (hard = black) – nghĩa là trung bình về độ cứng và màu đen, không quá cứng và cũng không quá đậm. Trong vẽ mỹ thuật thường dùng chì B còn trong kiến trúc hoặc nghệ thuật viết chữ thì chì H được ưa chuộng. Hình 1.8 Các loại chì vẽ Hình 1.9 Độ đậm nhạt của chì vẽ - Giấy: trong quá trình học hình họa căn bản các bạn nên làm quen với loại giấy canson A3 mỏng. Giấy canson có rất nhiều loại, nên chọn giấy mỏng để vẽ. Giấy Canson có 2 mặt nhám và trơn, các bạn phải vẽ mặt nhám. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 9
  13. Chương 1: Lý thuyết chung về hình họa BM31/QT02/NCKH&HTQT Đối với các bài hình họa than, bút sắt hay màu nước thì cần các loại giấy phù hợp từng chất liệu. - Tẩy (gôm): Dùng loại gôm mềm 4B (2 loại: đen hoặc vàng) hoặc gôm trắng Pentel cho bài vẽ hình họa chì. Tính chất các loại gôm này cũng rất khác nhau, mỗi loại có ưu điểm riêng, tuy nhiên loại gôm chì Pentel là loại dùng cơ bản và hiệu quả. - Bảng vẽ khổ A3: là 1 tấm bảng cứng lót dưới giấy để làm bàn đệm trong quá trình vẽ. Bản vẽ nên to hơn khổ A3 một chút để giấy không bị nhàu trong quá trình vẽ. - Kẹp giấy: cần 2 hoặc 4 chiếc kẹp giấy để cố định giấy vào bảng tránh bị xô lệch trong lúc thực hiện bài vẽ. - Dao rọc giấy: dùng để gọt bút chì. Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vẽ thì người học phải tuân thủ một cách nghiêm túc các yêu cầu sau: - Cần có mẫu thật khi vẽ. - Phải quan sát mẫu thật kĩ để thuộc mẫu về hình dáng tỉ lệ, đậm nhạt và cảm thụ vẻ đẹp của nó. - Không vẽ từ chi tiết, bộ phận mà cần vẽ từ tổng thể bên ngoài rồi mới đến chi tiết bên trong. 1.2.2 Phương pháp tiến hành vẽ Hình 1.10 Bài vẽ hình họa khối cơ bản Để vẽ một bài hình họa theo mẫu dù đơn giản như vẽ hình khối đơn đến phức tạp như vẽ tổ hợp khối, vẽ đồ vật hay con người đều tiến hành theo trình tự chung như sau: quan sát mẫu vẽ, vẽ phác khung hình, vẽ nét chính, vẽ đậm nhạt và hoàn thành bài vẽ. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 10
  14. Chương 1: Lý thuyết chung về hình họa BM31/QT02/NCKH&HTQT 1.2.2.1 Quan sát mẫu vẽ Quan sát mẫu vẽ có vai trò rất quan trọng với vẽ theo mẫu. Cách quan sát như sau: - Quan sát từ bao quát đến chi tiết, không quá tập trung vào chi tiết nhằm phân tích được 4 yếu tố chính: Hình dáng bên ngoài của mẫu (chiều cao, chiều ngang và những nét cơ bản), đặc điểm chính của mẫu (cấu trúc và kích thước), vẻ đẹp của mẫu (tạo hứng thú cho người vẽ), các mảng đậm nhạt lớn. - Quan sát mẫu để suy nghĩ về bố cục: Vẽ hình trong tờ giấy theo chiều ngang hay chiều dọc là hợp lý; hình vẽ như thế nào là vừa, đặt ở giữa hay lệch sang phải - sang trái, bên trên- bên dưới trang giấy để có bố cục cân đối. 1.2.2.2 Tiến hành vẽ Bước 1: Vẽ phác khung hình - Khung hình là hình bao quanh, giới hạn của những chỗ cao, thấp, lồi lõm ở mẫu. Khung hình thường là hình tam giác (đối với lá trầu), hình tứ giác (đối với các đồ vật như cái bình, ly tách ), hình nhiều cạnh (đối với lá mướp, lá sắn, con vật phức tạp), hình tròn (đối với bông hoa, con gà ). - Tùy theo hình dáng bên ngoài của mẫu, ta phác họa khung hình cho phù hợp. Khung hình chỉ là hình do người vẽ hình dung ra chứ không có, không thể hiện ở mẫu. - Khi vẽ khung hình cần chú ý: ▪ Kích thước phải tương ứng tỷ lệ với kích thước của mẫu (chiều ngang, chiều cao hay những khoảng trống của khung hình). ▪ Vẽ phác khung hình cần nét mảnh, nhẹ để sau này có thể tẩy bỏ dễ dàng. ▪ Đối với mẫu cân đối (như cái chai, lá bàng ) cần vẽ trục đối xứng để vẽ hình cho đều. ▪ Đối với mẫu ghép (2-3 vật mẫu) cần quan sát và ước lượng tỉ lệ từng mẫu so sánh với nhau, sau đó vẽ khung hình riêng cho từng vật mẫu. Hình 1.10 Khung hình của mẫu vẽ tĩnh vật KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 11
  15. Chương 1: Lý thuyết chung về hình họa BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 1.11 Khung hình trong vẽ hình họa người Bước 2: Vẽ phác nét chính - Quan sát, ước lượng tỉ lệ các bộ phận và đánh dấu các điểm đặc trưng: cao-thấp, lồi-lõm theo chiều ngang, chiều cao mẫu. - Dựa vào các điểm đã đánh dấu, vẽ phác các nét mờ ta sẽ có hình dáng của mẫu. (Có thể vẽ phác nhiều nét để tìm nét đúng hơn, quan sát và điều chỉnh tỉ lệ nếu thấy cần thiết). Bước 3: Vẽ chi tiết - Dựa vào các nét chính đã ổn định, quan sát mẫu thật để vẽ nét các chi tiết cho đúng mẫu. - Nét vẽ chi tiết cần có đậm, nhạt theo quy luật gần rõ-xa mờ. Có thể vẽ nhiều nét rồi tẩy lọc nét để có nét đúng, đẹp hơn. Bước 4: Vẽ đậm nhạt (đánh bóng) - Quan sát mẫu để xác định độ đậm nhạt: gồm có độ đậm nhất, độ trung gian (đậm vừa), độ sáng. (Lưu ý nếu mẫu có nhiều chất liệu hay cấu trúc khác nhau thì độ đậm nhạt phức tạp hơn tùy cấu trúc chất liệu, cần quan sát kỹ hơn để thấy độ đậm nhạt chính). - Xác định vị trí và hình dáng các mảng đậm nhạt, vẽ phác bằng nét mờ. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 12
  16. Chương 1: Lý thuyết chung về hình họa BM31/QT02/NCKH&HTQT - Vẽ đậm nhạt theo mảng. Cần chú ý: ▪ Vẽ đậm nhạt bằng những nét đan xen dầy, thưa, đậm nhạt khác nhau theo cấu trúc của hình: mặt phẳng đứng, nghiêng, mặt chếch, cong Diễn tả chất liệu: chất thủy tinh, sứ, thạch cao diễn tả mềm mịn; chất gỗ hoặc vỏ trái cây thường xốp Muốn diễn tả được chất cần lưu ý độ bắt sáng của chất đó (vd thủy tinh hay sứ có độ bóng nên bắt sáng cao, tương phản đậm nhạt rõ hơn thạch cao hay gỗ). ▪ So sánh các độ đậm nhạt trong tương quan chung của bài vẽ (tránh độ đậm nhạt quá tương phản hay đồng đều, mờ nhạt). Lưu ý trong tối có nhiều độ đậm khác nhau, ngoài sáng cũng có nhiều độ đậm nhạt khác nhau; sau đó cần so sánh độ đậm-nhạt của toàn bố cục. Hình 1.12 Đánh bóng bằng cách đan nét Bước 5: Hoàn thành bài vẽ. Để có được bài vẽ hoàn chỉnh không nên bỏ qua bước này, đây là bước kiểm tra hoàn thiện để bài vẽ đạt được hiệu quả tốt nhất. - Cần đặt bài vẽ gần với mẫu, đồng thời lùi xa và nheo mắt quan sát để so sánh điều chỉnh độ đậm nhạt và tẩy bỏ những gì không cần thiết. 1.2.3 Yêu cầu của một bài vẽ tốt Bài vẽ hình họa tốt là bài vẽ đạt được các yêu cầu sau: - Bố cục bài vẽ trong giấy vẽ: sắp xếp hình vẽ trên giấy hợp lý, cân đối hài hòa giữa hình với nền, giữa hình với hình. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 13
  17. Chương 1: Lý thuyết chung về hình họa BM31/QT02/NCKH&HTQT - Đúng tỷ lệ: khái quát đc hình dáng, đặc điểm và tương quan chung của mẫu. Tỷ lệ của từng phần, từng vật mẫu phù hợp với tổng thể của mẫu không bị méo mó, xiêu vẹo. - Đánh bóng: diễn tả đậm nhạt đúng tương quan và không gian thật của mẫu; tạo được chiều sâu cho bài vẽ. Thông qua sự diễn tả có thể cảm nhận được chất và màu sắc của vật mẫu. - Tính bao quát chung: Nét vẽ mạch lạc, thoải mái; không gian sáng-tối, đậm- nhạt tốt, diễn tả được đặc tính của mẫu. - Giàu chất biểu cảm: là bài vẽ giàu cảm xúc, tính thẩm mỹ cao cho bài hình họa. Cần lưu ý các yêu cầu này không tách bạch riêng biệt mà bổ sung, hỗ trợ cho nhau. ➢ Bài tập 1. Vẽ thang 10 bậc từ nhạt đến đậm. 2. Vẽ thang chuyển êm từ nhạt đến đậm (các ranh giới chuyển êm không tách biệt). 3. Tập làm quen đánh bóng khối hộp, khối tròn cơ bản (theo hình mẫu). KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 14
  18. Chương 1: Lý thuyết chung về hình họa BM31/QT02/NCKH&HTQT 4. Luyện tập vẽ đậm nhạt theo bài mẫu sau Hình 1.13 Bài tập đánh bóng tạo khối ➢ Lưu ý - Quá trình vẽ nên chuẩn bị một lon nhỏ, có thể là lon sữa bò đã được bỏ phần nắp, dùng để chứa dăm bút chì đã được gọt, không vứt lung tung gây ô nhiễm môi trường. - Bút chì sau khi sử dụng còn lại ngắn sẽ khó khăn trong việc sử dụng, thay vì bỏ đi dùng bút khác thì các bạn nên tận dụng nó bằng cách gọt nhỏ phần đuôi và gắn vào vỏ bút bi đã hết sử dụng, bạn sẽ có được cây chì mới với độ dài phù hợp. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 15
  19. Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT CHƯƠNG 2: KHỐI CƠ BẢN VÀ THỰC HÀNH VẼ KHỐI CƠ BẢN Giới thiệu: Khối cơ bản là bài học đầu tiên của môn hình họa. Đó là những khối hình đơn giản, rõ ràng, độ sáng tối mạch lạc giúp người học bước đầu có thể quan sát, phân tích, nắm bắt một cách dễ dàng từ đó liên hệ được sự khái quát các hình thể trong tự nhiên dù là người hay vật đều xuất phát từ các hình khối này hoặc biến dạng của chúng. Nghiên cứu các hình khối cơ bản bằng chất liệu chì nhằm trang bị kiến thức chuyên sâu về cấu tạo hình khối trong tự nhiên, tác động của ánh sáng và quy luật của mắt nhìn để tạo không gian của vật thể trên mặt phẳng, giúp người vẽ nhận thức đúng vai trò và vị trí quan trọng của hình khối cơ bản trong học tập và sáng tạo nghệ thuật. Hình 2.1 Các hình khối cơ bản Hình 2.2 Bài vẽ hình khối cơ bản Mục tiêu: - Nhận thức vị trí quan trọng của khối cơ bản trong môn Hình họa đồng thời hiểu được vẻ đẹp của hình khối, đường nét, đậm nhạt trong tự nhiên và mối quan hệ giữa chúng với nhau. - Thực hiện vẽ chì diễn tả hình khối, không gian, ánh sáng. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 16
  20. Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT Nội dung chính: 2.1 Vẽ khối vuông 2.1.1 Phân tích mẫu Hình 2.3 Khối vuông (khối lập phương) Khi làm quen với hình họa cơ bản không thể không nhắc tới khối lập phương, đây là một trong các khối căn bản của hình họa trong suốt quá trình rèn luyện kỹ năng cơ bản Khối vuông (khối lập phương) là một hình khối cơ bản nhất, liên quan đến nhiều hình phức tạp khác. Nếu ta để ý có thể thấy khối vuông có ở khắp nơi xung quanh ta như cái bàn, cái ghế, cái hộp, cái tivi, tủ lạnh, ngôi nhà - Là khối góc cạnh, dễ nhìn ra được các mảng của chiều cao, chiều ngang. Dễ nhìn thấy giới hạn chiều dài của các cạnh. - Có thể nhìn rõ chiều sâu của các mặt phía trước và phía sau. - Có thể dễ dàng nhận ra các mặt sáng, mặt mờ, mặt tối, mặt đổ bóng, mặt phản quang. - Khối không có các chi tiết phức tạp cũng như không quá khó để dựng hình. Trong không gian hai chiều, khối lập phương còn được gọi là hình vuông; trong không gian ba chiều, ngoài chiều ngang và chiều cao, khối lập phương còn có chiều sâu. Để vẽ được khối vuông cần khả năng quan sát mẫu, kỹ năng so sánh tỷ lệ, hướng hình, phối cảnh. Đây là khối tiền đề của rất nhiều khối căn bản và phức tạp sau này. Khi đã tìm hiểu kỹ về khối lập phương, bạn có thể hình dung ra bất kỳ vật thể nào trong không gian này. 2.1.2 Phương pháp thực hiện. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 17
  21. Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 2.4 Các bước vẽ khối vuông Bước 1: Hình 2.5 Dựng hình khối lập phương - Canh bố cục nằm giữa giấy vẽ. Sử dụng que đo để đo tỉ lệ chiều cao tổng & chiều ngang tổng, so sánh chúng với nhau (ưu tiên lấy tỉ lệ nhỏ hơn làm chuẩn), rồi chấm ra bốn điểm tượng trưng cho chiều ngang tổng, chiều cao tổng của khối trên giấy. Kiểm tra lại thêm một lần nữa, nếu không có gì thay đổi ta phác nét ra. - Quan sát diện bên trái & bên phải, diện nào nhỏ hơn (ưu tiên lấy tỉ lệ nhỏ hơn làm chuẩn), so sánh chúng với nhau để phác ra tiếp cạnh giữa. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 18
  22. Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT - Khi đã có điểm cao nhất, điểm thấp nhất, cạnh trái, cạnh phải, cạnh giữa của khối lập phương, ta dễ dàng tìm được tỉ lệ chiều sâu của diện đỉnh bằng cách đo chiều sâu của diện đỉnh so sánh với bất kì diện trái hay phải của khối (ưu tiên so sánh diện đỉnh với diện nào nhỏ hơn). - Lúc đã có được những tỉ lệ cần thiết nhất, ta vẽ cấu trúc khối lập phương ra rõ ràng để xác định mặt đáy, từ mặt đáy ta có thể phác ra bóng đổ của khối. - Kẻ đường cạnh bàn nhằm phân chia rõ mặt phẳng nền đứng & nền nằm nhằm tạo điều kiện cho việc vẽ nền sau này. Bước 2: Hình 2.6 Vẽ đậm nhạt các diện của khối vuông - Các nét dựng hình ban đầu cần tẩy mờ đi để diễn tả đậm nhạt được chính xác. - Nheo mắt xác định độ đậm nhạt các diện của khối lập phương. Ở bước này cần phân biệt sự khác biệt sáng tối giữa các diện. Diện nào sáng nhất có thể để trắng, diện trung gian thì đánh từ 1-2 lớp, diện có độ tối nhất thì tăng đậm hơn bằng 3 lớp chì đan xen. - Sử dụng chì nhạt B để bắt đầu lên đậm nhạt cho khối. Ưu tiên lên sắc độ từ diện đậm nhất đến nhạt dần (nền > bóng đổ > đỉnh khối > diện tối > diện mờ > diện sáng). - Để ý chì luôn chuốt nhọn vừa phải thường xuyên, đan nét theo chiều của vật thể để tạo khối khỏe và mạnh hơn. - Có thể vẽ nền ngay từ đầu trước khi vẽ khối hoặc vẽ khối xong vẽ nền vào sau cũng được. Chú ý đánh nét đậm từ trong góc đánh ra. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 19
  23. Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT Bước 3: Hình 2.7 Phân tích và tăng độ đậm nhạt khối vuông - Bắt đầu tăng đậm các diện sáng tối. Lưu ý câu "gần rõ - xa mờ" để tăng đậm các diện sao cho đúng quy luật viễn cận. - Ở bước này bắt đầu sử dụng chì 3B để tăng độ trung gian và tối của các diện. - Cần nắm được độ sáng-tối-trung gian của các diện của khối lập phương, sau đó phân tích tiếp trong mỗi diện lại có độ sáng-tối-trung gian riêng tùy theo nguồn sáng. - Bắt đầu so sánh độ tối (đậm) giữa nền và vật (độ đậm của nền so với độ đậm của vật, độ sáng của nền so với độ sáng của vật). - Ở các mảng tối trong tối cần đánh bằng chì 4B hoặc 5B để tránh bài vẽ bị “lì”, tức là bề mặt bị nét chì làm bóng lên mất đi độ trong của bài vẽ. Bước 4: - Hoàn thiện khối. Ở bước này lưu ý phản quang của mặt tối không nên quá sáng mà chỉ chuyển độ nhè nhẹ. Độ đậm của nền & bóng đổ phải rõ ràng đồng thời tách hẳn ra khỏi mặt tối càng tốt. - Để đảm bảo sắc độ được tăng giảm - điều chỉnh đúng cách, nên tập thói quen để bài ra xa, đặt bài vẽ dưới mẫu nhằm so sánh trực tiếp. - Sắc độ của mặt nền nằm không nên để quá sáng mà phải hơi trầm xuống, nhằm tách mặt nền ra khỏi mặt sáng của mẫu. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 20
  24. Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 2.8 Hoàn thiện khối vuông - Lưu ý qui luật gần rõ xa mờ, tức là tương phản của nền ở xa sẽ mờ hơn (nhòe) tương phản trên vật mẫu ở gần. - Nhấn đậm bằng chì 7B cũng như có thể lấy sáng bằng gôm, khi lấy sáng cần dùng gôm có cạnh vát nhọn, sử dụng gôm như bút chì (tức là không chà láng mà gôm thành sợi như nét chì vậy). 2.2 Vẽ khối tam giác 2.2.1 Phân tích mẫu Hình 2.9 Khối tam giác - Khối tam giác là khối đơn giản được tạo thành từ bốn điểm (ba điểm nằm trên mặt phẳng tạo thành đáy, điểm còn lại nằm ngoài mặt phẳng đó), đây là số lượng điểm tối thiểu để tạo nên không gian ba chiều. - Trên thực tế 3 diểm đáy khối tam giác nằm trên một mặt phẳng nhưng khi thể hiện trên bài vẽ 3 điểm đáy sẽ có độ cao thấp khác nhau để tạo không gian. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 21
  25. Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT 2.2.2 Phương pháp thực hiện Hình 2.10 Các bước vẽ khối tam giác Bước 1: Hình 2.11 Xác định điểm và dựng hình khối tam giác - Xác định bố cục nằm cân đối trong giấy vẽ. Sử dụng que đo để đo tỉ lệ chiều cao tổng & chiều ngang tổng, so sánh chúng với nhau (ưu tiên lấy tỉ lệ nhỏ hơn làm chuẩn), rồi chấm ra bốn điểm tượng trưng cho chiều ngang tổng, chiều cao tổng của khối trên giấy. Kiểm tra lại thêm một lần nữa xác định các điểm số 1: đỉnh, số 2: cạnh đáy, số 3: đường trục từ đỉnh, số 4: điểm ngoài cùng cạnh trái, số 5: điểm ngoài cùng cạnh phải. - Khi dựng hình tam giác, cần xác định độ dài, ngắn và các góc chếch của hai của đáy để xác định đúng chiều cao của hình. - Quan sát diện bên trái & bên phải, diện nào nhỏ hơn (ưu tiên lấy tỉ lệ nhỏ hơn làm chuẩn), so sánh chúng với nhau để phác ra tiếp cạnh giữa. - Khi đã có điểm cao nhất, điểm thấp nhất, cạnh trái, cạnh phải, cạnh giữa của khối lập phương, ta dễ dàng tìm được tỉ lệ chiều sâu của diện đỉnh bằng cách đo chiều KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 22
  26. Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT sâu của diện đỉnh so sánh với bất kì diện trái hay phải của khối (ưu tiên so sánh diện đỉnh với diện nào nhỏ hơn). Bước 2: Hình 2.12 Vẽ đậm nhạt khối tam giác - Nheo mắt xác định độ đậm nhạt các diện. Diện nào sáng nhất có thể để trắng, diện trung gian thì đánh từ 1-2 lớp, diện có độ tối nhất thì tăng đậm hơn bằng 3 lớp chì đan xen. - Khi ánh sáng chiếu vào bề mặt nào đó của khối tam giác, bao giờ cũng phân chia thành hai mảng sáng tối có ranh giới rõ ràng, dứt khoát (do độ vát nhọn của mảng từ trên xuống nên rang giới này thường không rõ nét như khối hình hộp). - Sử dụng chì nhạt B để bắt đầu lên đậm nhạt cho khối. Ưu tiên lên sắc độ từ diện đậm nhất đến nhạt dần (nền > bóng đổ > đỉnh khối > diện tối > diện mờ > diện sáng). - Để ý chì luôn chuốt nhọn vừa phải thường xuyên, đan nét theo chiều của vật thể để tạo khối khỏe và mạnh hơn. - Có thể vẽ nền ngay từ đầu trước khi vẽ khối hoặc vẽ khối xong vẽ nền vào sau cũng được. Chú ý đánh nét đậm từ trong góc đánh ra. Nheo mắt để so sánh độ sáng của nền và của vật. - Độ đậm nhạt trên 1 cạnh của khối tam giác sẽ không giống nhau do độ xa gần khác nhau sẽ hứng nguồn ánh sáng khác nhau. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 23
  27. Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT Bước 3: Hình 2.13 Tăng đậm nhạt khối tam giác - Bắt đầu tăng đậm sắc độ các diện sáng tối. - Vì khối tam giác có 3 diện nên việc xác định đậm nhạt có phần đơn giản hơn khối lập phương, vì thế sau khi xác định dược các diện sáng-tối-trung gian thì cần phân tích luôn các sắc độ trong chính diện đó. Lưu ý độ sáng của phía trên và dưới cùng 1 cạnh sẽ không giống nhau. - Đánh bóng phần nền sau khi đánh xong phần khối của mẫu. Bước 4: Hình 2.14 Hoàn thiện khối tam giác - Tiếp tục so sánh đậm nhạt của các khối và tăng đậm cho những phần đậm nhất bằng chì 5B, 7B. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 24
  28. Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT - Dùng gôm lấy sáng cho phần sáng nhất. - Các bóng ngả, bóng phản quang phụ thuộc vào vị trí, độ tiếp nhận ánh sáng và không gian thật của mẫu. Nheo mắt lại để đánh bóng và phân tích độ đậm nhạt để bóng với hình tạo thành một thể thống nhất. 2.3 Vẽ khối trụ 2.3.1 Phân tích mẫu. Hình 2.15 Khối trụ Khối trụ là khối có hình ống tròn, mặt trên và dưới tròn nhưng tùy vào góc nhìn phối cảnh sẽ có dạng hình bầu dục khác nhau. Trong không gian có hai dạng khối, đó là khối tròn & khối phẳng. Khối trụ chính là dạng khối tròn của khối lục giác. Vì vậy cấu trúc của khối trụ cũng giống hệt khối lục giác, tính chất thì chỉ khác đi một chút. 2.3.2 Phương pháp thực hiện - Khối trụ là khối tròn đầu tiên sau các khối có góc cạnh, là khối hình biến thể của các khối cơ bản. - Là khối được cấu tạo bởi sự kết hợp của phần thân là biến thể của khối hình hộp, 2 đáy trên và dưới là khối hình cầu. Tâm điểm đường tròn của khối trụ nằm trên trục chính, chia thành 2 phần bằng nhau. Cấu trúc của khối trụ trong không gian cũng tương tự như cấu trúc khối hình hộp. - Khối trụ được vẽ theo các bước giống như các khối trước, tuy nhiên trong quá trình thực hiện cần quan sát do khối có độ cong nên khi vẽ hoặc đánh bóng cũng cần nối các nét tạo độ cong cho vật thể. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 25
  29. Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 2.16 Các bước vẽ khối trụ Bước 1: Hình 2.17 Dựng hình khối trụ KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 26
  30. Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT - Cách dựng hình khối trụ giống như khối lục giác, đầu tiên ta quan sát mẫu xem tỉ lệ của chiều nào nhỏ hơn chiều nào, ta ưu tiên lấy tỉ lệ nhỏ hơn làm chuẩn, sau đó so sánh qua tỉ lệ còn lại, từ đấy chấm ra 4 điểm dựa trên tỉ lệ mà ta vừa so sánh, phác ra khung hình chữ nhật thể hiện kích thước của khối trụ. - Do đang vẽ vật mẫu có tính chất đối xứng nên ta phải lưu ý vẽ trục dọc của khối trụ vào, trục dọc là trục thẳng đứng, vuông góc với mặt đất & chia khối trụ ra làm hai phần bằng nhau. - Sau đó ta lấy chiều sâu của mặt đỉnh so sánh với chiều ngang của khối trụ, phác ra chiều sâu của mặt đỉnh. Từ mặt đỉnh ta vẽ ra mặt đáy có kích thước lớn hơn mặt đỉnh một chút. - Có được các tỉ lệ cần thiết, ta phác ra cấu trúc khối trụ, vẽ mặt đỉnh & mặt đáy vào, từ đấy xác định được bóng đổ của khối. - Cần lưu ý tùy góc nhìn mà mặt trên khối trụ sẽ có dạng hình elip lớn hay nhỏ khác nhau, so sánh độ cong mặt đáy của hình với mẫu thật. - Phác đường cạnh bàn để phân chia không gian đứng & không gian nằm nhằm mục đích vẽ nền sau này. Bước 2: Hình 2.18 Phân tích sáng tối khối trụ Hình 2.19 Vẽ đậm nhạt khối trụ KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 27
  31. Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT - Tùy nguồn sáng mà ta phân diện cho khối trụ giống như khối lục giác, nheo mắt lại để phác ra chu vi của các diện sáng - mờ - tối theo vật mẫu. Sau khi phân diện đúng mẫu thì bắt đầu vẽ đậm nhạt. - Cần vờn khối để có sự chuyển nhẹ giữa các diện. - Sử dụng chì nhạt B để lên sáng tối cơ bản cho khối, ưu tiên lên sắc độ từ đậm nhất đến nhạt dần (nền > bóng đổ > đỉnh khối > diện tối > diện mờ > diện sáng). - Để ý chì luôn chuốt nhọn vừa phải thường xuyên, đan nét theo chiều của vật thể để tạo khối khỏe và mạnh hơn. - Có thể vẽ nền ngay từ đầu trước khi vẽ khối hoặc vẽ khối xong vẽ nền vào sau cũng được. Chú ý đánh nét đậm từ trong góc đánh ra. Bước 3: Hình 2.20 Tăng đậm nhạt khối trụ - Bắt đầu tăng đậm sắc độ các diện sáng tối. - Ở bước này để tạo độ cong cho khối khỏe hơn, nên phân tích & đưa khối về dạng vạt mảng, tức là khối lục giác, để đan nét cho đúng chiều của diện. - Khi khối cong đã bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên nếu vẫn còn hơi cứng, ta chuốt chì nhọn vừa phải, vờn nhẹ vùng đỉnh khối để giảm bớt độ gắt từ đỉnh khối chuyển dần qua diện mờ. - Sử dụng chì nhạt B để vờn khối tương tự từ diện mờ qua diện sáng. - Nheo mắt để so sánh độ đậm của vật với nền. - Cần quan sát kỹ để thể hiện phần sáng-tối của mặt trên khối trụ (mặt hình elip). KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 28
  32. Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT Bước 4: Hình 2.21 Hoàn thiện khối trụ - Hoàn thiện khối. Ở bước này lưu ý phản quang của mặt tối không nên quá sáng mà chỉ chuyển độ nhè nhẹ. Độ đậm của nền & bóng đổ phải rõ ràng đồng thời tách hẳn ra khỏi mặt tối càng tốt. - Cần nheo mắt so sánh độ sáng-trong sáng và độ tối-trong tối. Độ sáng-tối của vật phải rõ ràng hơn độ sáng-tối của phần nền. 2.4 Vẽ khối chóp 2.4.1 Phân tích mẫu Hình 2.22 Khối chóp Khối chóp nón hay còn có tên gọi là khối tròn xoay là một hình khối thu được bằng cách quay một đường cong phẳng xung quanh một đường thẳng (trục quay) nằm trên cùng mặt phẳng. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 29
  33. Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT 2.4.2 Phương pháp thực hiện. Hình 2.23 Các bước vẽ khối chóp Bước 1: Hình 2.24 Vẽ khung hình khối chóp - Cách dựng hình khối chóp nón gần giống khối tam giác, đầu tiên ta quan sát mẫu so sánh tỉ lệ của chiều cao với chiều ngang, từ đấy chấm ra 4 điểm dựa trên tỉ lệ mà ta vừa so sánh, vẽ phác cạnh bên của khối chóp. Cần kiểm tra độ xiên của cạnh để đảm bảo khối chóp gần giống mẫu nhất. - Do đang vẽ vật mẫu có tính chất đối xứng nên ta phải lưu ý vẽ trục dọc của khối trụ vào, trục dọc là trục thẳng đứng, vuông góc với mặt đất & chia khối chóp ra làm hai phần bằng nhau. - Sau đó ta lấy chiều sâu của mặt đỉnh so sánh với chiều ngang của khối trụ, phác ra chiều sâu của đáy. Từ đáy ta vẽ hình elip có chiều ngang bằng với chiều ngang khối chóp nón, khi vẽ phác lưu ý vẽ cả phần bị khuất của mặt đáy. - Có được các tỉ lệ cần thiết, ta phác ra cấu trúc khối chóp, vẽ cạnh bên & mặt đáy vào, sau đó xác định được bóng đổ của khối KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 30
  34. Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT - Phác đường cạnh bàn để phân chia không gian đứng & không gian nằm nhằm mục đích vẽ nền sau này. Bước 2: Hình 2.25 Vẽ đậm nhạt cho khối chóp - Khối chóp là sự kết hợp giữa khối tam giác và khối trụ, cần nheo mắt lại để phác ra chu vi của các diện sáng - mờ - tối theo vật mẫu. - Sử dụng chì nhạt B để lên sáng tối cơ bản cho khối, ưu tiên lên sắc độ từ đậm nhất đến nhạt dần (nền > bóng đổ > đỉnh khối > diện tối > diện mờ > diện sáng). - Đan nét theo chiều của vật thể để tạo khối khỏe và mạnh hơn. Bước 3 Hình 2.26 Tăng đậm nhạt cho khối chóp - Bắt đầu tăng đậm sắc độ các diện sáng tối. - Ở bước này để tạo độ cong cho khối khỏe hơn, nên phân tích & đưa khối về dạng vạt mảng, tức là khối tam giác, để đan nét cho đúng chiều của diện. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 31
  35. Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT - Khi khối cong đã bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên nếu vẫn còn hơi cứng, ta chuốt chì nhọn vừa phải, vờn nhẹ vùng đỉnh khối để giảm bớt độ gắt từ đỉnh khối chuyển dần qua diện mờ. - Sử dụng chì nhạt 3B để vờn khối tương tự từ diện mờ qua diện sáng. - Đan nét cho các khối bên tối bằng chì 4B để tránh bị “lì” bài vẽ. - So sánh độ tối của khối và bóng đổ. Bước 4 - Hoàn thiện khối. Ở bước này lưu ý phản quang của mặt tối không nên quá sáng mà chỉ chuyển độ nhè nhẹ. Độ đậm của nền & bóng đổ phải rõ ràng đồng thời tách hẳn Hình 2.27 Hoàn thiện khối chóp - Nheo mắt để xác định độ sáng của phần đỉnh và phần chân khối gần nhất phần nào sáng hơn. - Độ chênh lệch sáng-tối của phần mẫu gần sẽ rõ ràng hơn ở phần xa. 2.5 Vẽ khối cầu 2.5.1 Phân tích mẫu KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 32
  36. Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 2.28 Khối cầu - Khối cầu là một trong hai khối quan trọng nhất trong tất cả các khối kỷ hà, cùng với khối lục giác, khối cầu là cơ sở tạo hình cho rất nhiều vật thể phức tạp. Hiểu rõ cấu trúc cũng như cách phân tích nguyên lý sáng tối dựa vào cấu tạo vật thể sẽ giúp học viên dễ dàng hơn trong việc diễn tả khối tròn sau này 2.5.2 Phương pháp thực hiện. Hình 2.29 Các bước vẽ khối cầu KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 33
  37. Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT Bước 1: Hình 2.30 Dựng hình khối cầu - Đầu tiên ta canh bố cục trong tờ giấy vẽ cho cân đối, sau đó dựng khung hình vuông ra, trong đó khối cầu nằm vừa vặn trong khung hình ấy. Từ đấy ta dựng trục dọc & trục ngang chia khung hình thành bốn phần bằng nhau. - Từ khung hình vuông & trục dọc, trục ngang được xác định đầy đủ, ta vẽ đường cong dựa vào cạnh ngoài của từng ô vuông nhỏ. - Sau khi dựng hình xong hình tròn, ta xác định mặt elip với tâm là giao điểm của trục dọc & trục ngang để tạo độ sâu, hình thành nên khối cầu. - Lúc dựng hình được khối cầu hoàn chỉnh, tiếp tục ta xác định đường cạnh bàn chia không gian ra làm hai phần bao gồm không gian đứng & không gian nằm. Bước 2: - Khi có ánh sáng chiếu vào, dễ dàng nhận thấy khối cầu bị phân chia thành hai mảng sáng và tối. Tuy nhiên, khối cầu không có các đường ranh giới rõ ràng, vì thế sự chuyển động của bóng cũng đan xen hòa quyện vào nhau. Trong phần sáng có phần sáng nhất và sáng trung gian, trong phần tối có phần tối và phần phản quang (trong các khối thì phản quang của khối cầu là khó nhất vì nó nằm giữa phần sáng và tối chứ không nằm khuất trong phần tối, lại có hình cung tròn) KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 34
  38. Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 2.31 Vẽ đậm nhạt khối cầu - Sử dụng chì nhạt B để lên sáng tối cơ bản cho khối, ưu tiên lên sắc độ từ đậm nhất đến nhạt dần (nền > bóng đổ > đỉnh khối > diện tối > diện mờ > diện sáng). - Để ý chì luôn chuốt nhọn vừa phải thường xuyên, đan nét theo chiều của vật thể để tạo khối khỏe và mạnh hơn. - Có thể vẽ nền ngay từ đầu trước khi vẽ khối hoặc vẽ khối xong vẽ nền vào sau cũng được. Chú ý đánh nét đậm từ trong góc đánh ra. Bước 3: Hình 2.32 Tăng đậm nhạt khối cầu - Bắt đầu tăng đậm các diện sáng tối. Lưu ý câu "gần rõ - xa mờ" để tăng đậm các diện sao cho đúng quy luật viễn cận. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 35
  39. Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT - Cần lưu ý độ đậm của khối cầu đi theo đường vòng cung, bản thân độ sáng/hoặc tối của đường vòng cung này cũng không đều nhau (mặt trên hứng sáng thì sẽ sáng hơn, mặt dưới thường tối hơn) - Điểm đặc biệt của khối cầu là ánh sáng phản quang rất rõ và sáng nên khi vẽ cần lưu ý xác định đúng khu vực phản quang này. Bước 4: Hình 2.33 Hoàn thiện khối cầu - Hoàn thiện khối. Ở bước này lưu ý phản quang của mặt tối không nên quá sáng mà chỉ chuyển độ nhè nhẹ. Độ đậm của nền & bóng đổ phải rõ ràng đồng thời tách hẳn ra khỏi mặt tối càng tốt. Độ đậm của đỉnh khối qua mặt mờ & từ mặt mờ đến mặt sáng nên chuyển độ càng êm càng tốt, vẫn luôn phải thường xuyên đánh bóng theo chiều của khối nhằm đảm bảo vẫn giữa được độ cong của vật thể. - Để đảm bảo sắc độ được tăng giảm - điều chỉnh đúng cách, nên tập thói quen để bài ra xa, đặt bài vẽ dưới mẫu nhằm so sánh trực tiếp, như vậy ta sẽ dễ nhìn ra lỗi sai của mình hơn để chỉnh sửa kịp thời. - Sắc độ của mặt nền nằm không nên để quá sáng mà phải hơi trầm xuống, nhằm tách mặt nền ra khỏi mặt sáng của mẫu. - Không gian xung quanh khối cầu có thể hoàn toàn sáng hơn hoặc tối hơn để nổi bật khối cầu. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 36
  40. Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT ➢ Bài tập Phân tích và hiểu khối cơ thể người từ đó thể hiện được sáng-tối cho dáng mẫu. Hình 2.34 Cơ thể người quy theo hình khối KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 37
  41. Chương 3: Ứng dụng về khối cơ bản trong TKTP BM31/QT02/NCKH&HTQT CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG VẼ KHỐI CƠ BẢN TRONG THIẾT KẾ TRANG PHỤC Giới thiệu: Sau khi nghiên cứu các hình khối cơ bản bằng chất liệu chì nhằm trang bị kiến thức chuyên sâu về cấu tạo hình khối trong tự nhiên, tác động của ánh sáng và quy luật của mắt nhìn để tạo không gian của vật thể trên mặt phẳng, người học bước đầu có thể quan sát, phân tích, nắm bắt một cách dễ dàng từ đó liên hệ được sự khái quát các hình thể trong tự nhiên dù là người hay vật đều xuất phát từ các hình khối này hoặc biến dạng của chúng. Trong quá trình thiết kế và vẽ mẫu trang phục, người học cần nắm vững các khối và tác động của nguồn sáng vào khối để thể hiện trang phục được sinh động, rõ ràng hơn. Hình 3.1 Một số nếp xếp trên vải Mục tiêu: - Nhận thức vị trí quan trọng của ánh sáng thể hiện trên trang phục. - Thực hiện vẽ chì diễn tả hình khối, không gian, nếp gấp trên chi tiết và trang phục thời trang Nội dung chính: 3.1 Mô tả nếp xếp vải 3.1.1 Phân tích mẫu - Nếp xếp vải có được khi ta phủ vải quanh một diện tích nào đó một cách ngẫu nhiên hoặc có chủ dích. Tùy theo bế mặt tiếp xúc nhẵn hay gồ ghề, chất liệu vải mềm hay cứng sẽ tạo nên các nếp xếp có hình dạng khác nhau. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 38
  42. Chương 3: Ứng dụng về khối cơ bản trong TKTP BM31/QT02/NCKH&HTQT - Trong vẽ thời trang sinh viên sẽ gặp các dạng nếp xếp ngẫu nhiên hoặc được cố định tạo chi tiết cho trang phục. Hiểu rõ cấu trúc khối và ánh sáng thì người vẽ sẽ mô tả được trang phục một cách chính xác nhất. Hình 3.2 Mẫu nếp xếp vải 3.1.2 Phương pháp thực hiện Hình 3.3 Các bước thực hiện vẽ nếp xếp vải KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 39
  43. Chương 3: Ứng dụng về khối cơ bản trong TKTP BM31/QT02/NCKH&HTQT Phương pháp thực hiện vẽ nếp xếp vải cũng gồm các bước như ở phần vẽ khối: Bước 1: Dựng khung hình của mẫu Bước 2: Nheo mắt phân tích nguồn sáng, hướng sáng để xác định bóng của mẫu, bóng đổ, phân mảng đậm nhạt. Bước 3: Tăng đậm nhạt cho bài vẽ, cần nheo mắt để xác định nguồn sáng chiếu vào, xác định hình của bên tối. Bước 4: Phân tích và tăng đậm chỗ tối nhất, dùng gôm lấy sáng chỗ sáng nhất. Cần lưu ý quy luật viễn cận gần rõ xa mờ. ➢ Bài tập mở rộng Em hãy lựa chọn mô tả lại một trong các dạng nếp gấp vải sau. Hình 3.4 Một số nếp xếp vải dạng chóp Hình 3.5 Nếp xếp vải dạng tròn KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 40
  44. Chương 3: Ứng dụng về khối cơ bản trong TKTP BM31/QT02/NCKH&HTQT 3.2 Mô tả sáng tối trên trang phục 3.2.1 Phân tích mẫu - Váy tròn xòe là kiểu váy được phái nữ rất ưa chuộng bởi sự bồng bềnh lãng mạn và đậm chất nữ tính. - Do kỹ thuật cắt vải rộng về phía gấu váy nên khi mặc lên người váy sẽ buông dài xuống và tạo dáng xòe ra với các nếp gấp đều đặn và liên tiếp. Hình 3.6 Mẫu váy tròn xòe 3.2.2 Phương pháp thực hiện Bước 1: Dựng khung hình của mẫu. Đối với phần lai váy bước đầu xác định độ cong như phần chân hình khối trụ tròn, sau đó mới tạo độ lượn theo mẫu. Bước 2: Nheo mắt phân tích nguồn sáng, hướng sáng để xác định bóng của mẫu, bóng đổ, phân mảng đậm nhạt. Ở bước này mẫu có phần phức tạp tạo nhiều nếp hình trụ tròn nên cần xác định độ sáng và tối cơ bản trước. Bước 3: Tăng đậm nhạt cho bài vẽ, nheo mắt để xác định nguồn sáng chiếu vào, xác định hình của bên tối. - Các dải tối có độ đậm thay đổi khác nhau ở phần trên và dưới. Bước 4: Phân tích và tăng đậm chỗ tối nhất, dùng gôm lấy sáng chỗ sáng nhất. Cần lưu ý quy luật viễn cận gần rõ xa mờ, xác định tối-trong tối và sáng-trong sáng. ➢ Bài tập mở rộng 1. Em hãy mô tả nếp xếp vải ở tay áo có nếp gấp. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 41
  45. Chương 3: Ứng dụng về khối cơ bản trong TKTP BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 3.7 Hình tham khảo nếp xếp tay áo 2. Em hãy mô tả mẫu nơ trên trang phục. Hình 3.7 Mẫu nếp xếp trên nơ 3. Em hãy mô tả mẫu váy có biến kiểu. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 42
  46. Chương 3: Ứng dụng về khối cơ bản trong TKTP BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 3.8 Mẫu váy biến kiểu 4. Em hãy mô tả mẫu đầm bí sau. Hình 3.9 Mẫu đầm bí KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 43
  47. BM31/QT02/NCKH&HTQT TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Gia Bảo, Mỹ thuật căn bản và nâng cao; NXB Mỹ thuật, 2007 [2] Tuấn Nguyên Bình Võ Quốc Thạch Nguyễn Thị Ngọc Bích, Mỹ thuật và phương pháp dạy học tập 2, NXB GD, 1998 [3] Uyên Huy, Phương pháp tư duy & thực hành bố cục mỹ thuật, NXB Mỹ thuật 2013 [4] Vương Hoàng Lực, Nguyên lý hội họa đen trắng, NXB Tổng hợp TpHCM, 2006 KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 44
  48. BM31/QT02/NCKH&HTQT PHỤ LỤC HÌNH STT Nội dung Trang 1. Hình 1.1 Hình họa tĩnh vật (chì) 5 2. Hình 1.2 Hình họa đầu tượng (chì) 5 3. Hình 1.3 Hình họa chân dung (than) 5 4. Hình 1.4 Hình họa màu toàn thân 6 5. Hình 1.5 Người Vitruvius (1490) – Leonard da Vinci 6 6. Hình 1.6 Giờ học hình họa vẽ người 7 7. Hình 1.7 Dụng cụ vẽ 8 8. Hình 1.8 Các loại chì vẽ 9 9. Hình 1.9 Độ đậm nhạt của chì vẽ 9 10. Hình 1.10 Bài vẽ hình họa khối cơ bản 10 11. Hình 1.10 Khung hình của mẫu vẽ tĩnh vật 11 12. Hình 1.11 Khung hình trong vẽ hình họa người 12 13. Hình 1.12 Đánh bóng bằng cách đan nét 13 14. Hình 1.13 Bài tập đánh bóng tạo khối 15 15. Hình 2.1 Các hình khối cơ bản 16 16. Hình 2.2 Bài vẽ hình khối cơ bản 16 17. Hình 2.3 Khối vuông (khối lập phương) 17 18. Hình 2.4 Các bước vẽ khối vuông 18 19. Hình 2.5 Dựng hình khối lập phương 18 20. Hình 2.6 Vẽ đậm nhạt các diện của khối vuông 19 21. 20 Hình 2.7 Phân tích và tăng độ đậm nhạt khối vuông KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 45
  49. BM31/QT02/NCKH&HTQT 22. Hình 2.8 Hoàn thiện khối vuông 21 23. Hình 2.9 Khối tam giác 21 24. Hình 2.10 Các bước vẽ khối tam giác 22 25. Hình 2.11 Xác định điểm và dựng hình khối tam giác 22 26. Hình 2.12 Vẽ đậm nhạt khối tam giác 23 27. Hình 2.13 Tăng đậm nhạt khối tam giác 24 28. Hình 2.14 Hoàn thiện khối tam giác 24 29. Hình 2.15 Khối trụ 25 30. Hình 2.16 Các bước vẽ khối trụ 26 31. Hình 2.17 Dựng hình khối trụ 26 32. Hình 2.18 Phân tích sáng tối khối trụ 27 33. Hình 2.19 Vẽ đậm nhạt khối trụ 27 34. Hình 2.20 Tăng đậm nhạt khối trụ 28 35. Hình 2.21 Hoàn thiện khối trụ 29 36. Hình 2.22 Khối chóp 29 37. Hình 2.23 Các bước vẽ khối chóp 30 38. Hình 2.24 Vẽ khung hình khối chóp 30 39. Hình 2.25 Vẽ đậm nhạt cho khối chóp 31 40. Hình 2.26 Tăng đậm nhạt cho khối chóp 31 41. Hình 2.27 Hoàn thiện khối chóp 32 42. Hình 2.28 Khối cầu 33 43. Hình 2.29 Các bước vẽ khối cầu 33 44. Hình 2.30 Dựng hình khối cầu 34 KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 46
  50. BM31/QT02/NCKH&HTQT 45. Hình 2.31 Vẽ đậm nhạt khối cầu 35 46. Hình 2.32 Tăng đậm nhạt khối cầu 35 47. Hình 2.33 Hoàn thiện khối cầu 36 48. Hình 2.34 Cơ thể người quy theo hình khối 37 49. Hình 3.1 Một số nếp xếp trên vải 38 50. Hình 3.2 Mẫu nếp xếp vải 39 51. Hình 3.3 Các bước thực hiện vẽ nếp xếp vải 39 52. Hình 3.4 Một số nếp xếp vải dạng chóp 40 53. Hình 3.5 Nếp xếp vải dạng tròn 40 54. Hình 3.6 Mẫu váy tròn xòe 41 55. Hình 3.7 Hình tham khảo nếp xếp tay áo 42 56. Hình 3.7 Mẫu nếp xếp trên nơ 42 57. Hình 3.8 Mẫu váy biến kiểu 43 58. Hình 3.9 Mẫu đầm bí 43 KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 47