Giáo trình Khuyến ngư và phát triển nông thôn - Trình độ: Cao đẳng

pdf 62 trang Gia Huy 20/05/2022 3470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Khuyến ngư và phát triển nông thôn - Trình độ: Cao đẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_khuyen_ngu_va_phat_trien_nong_thon_trinh_do_cao_d.pdf

Nội dung text: Giáo trình Khuyến ngư và phát triển nông thôn - Trình độ: Cao đẳng

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỦY SẢN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: KHUYẾN NGƢ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKTTS ngày tháng năm 2020 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản) Bắc Ninh, tháng 9 năm 2020 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Giáo trình “Khuyến ngƣ và phát triển nông thôn” là tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu, tham khảo tại Trƣờng Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh đều bị nghiêm cấm. 2
  3. MỤC LỤC CHƢƠNG 1. KHUYẾN NGƢ TRONG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 1 Mục tiêu: 8 Nội dung chính: 8 1. KHÁI NIỆM KHUYẾN NGƢ 8 2. MỤC TIÊU CỦA KHUYẾN NGƢ 9 2.1. Các yếu tố của mục tiêu 10 2.2. Mức độ của mục tiêu 10 2.3. Thiết lập các mục tiêu 11 3. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC KHUYẾN NGƢ 11 3.1. Hệ thống tổ chức của nhà nƣớc 11 3.2. Tổ chức khuyến ngƣ tự nguyện 12 4. THÔNG TIN LIÊN LẠC TRONG KHUYẾN NGƢ 14 CHƢƠNG 2. CHỨC NĂNG VÀ CÔNG TÁC KHUYẾN NGƢ 1. ĐỐI TƢỢNG KHUYẾN NGƢ 15 1.1. Khái quát các đặc điểm kinh tế xã hội ở nông thôn hiện nay 15 1.2. Đặc điểm tâm lý ngƣời nông dân Việt Nam 17 1.3. Giải pháp tiếp cận với nông dân 21 1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp nhận khoa học kỹ thuật của nông ngƣ dân 21 2. CHỨC NĂNG CỦA KHUYẾN NGƢ 23 2.1. Nhiệm vụ bắt buộc 23 2.2. Nhiệm vụ tự nguyện 24 2.3. Nhiệm vụ cản trở 24 3
  4. 3. PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KHUYẾN NGƢ 24 3.1. Phân biệt các phƣơng pháp giảng dạy 24 3.2. Phƣơng pháp dạy 25 CHƢƠNG 3: CÁN BỘ KHUYẾN NGƢ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ KHUYẾN NGƢ Mục tiêu: 32 Nội dung chính: 32 1. CÁN BỘ KHUYẾN NGƢ 32 2. VAI TRÒ VÀ PHẨM CHẤT CỦA CÁN BỘ KHUYẾN NGƢ 33 2.1. Vai trò của cán bộ khuyến ngƣ là 33 2.2. Phẩm chất của cán bộ khuyến ngƣ 35 2.3. Nhiệm vụ của cán bộ khuyến ngƣ 37 2.4. Nguyên tắc cơ bản của khuyến ngƣ viên 38 2.4.1. Phối hợp với ngƣ dân chứ không thay thế họ 39 2.4.2. Công tác khuyến ngƣ có tính chất hoàn toàn dân chủ và tự nguyện 39 2.4.3. Công tác khuyến ngƣ mang tính chất toàn diện 39 2.4.4. Công tác khuyến ngƣ nhằm mục tiêu kèm luyện 39 2.4.5. Công tác khuyến ngƣ lấy sự thích ứng cho từng địa phƣơng làm nguyên tắc 40 2.4.6. Công tác khuyến ngƣ dựa trên nguyên tắc bình đẳng 40 2.4.7. Công tác khuyến ngƣ mang tính liên hệ 40 2.4.8. Công tác khuyến ngƣ là một phong trào vận động 40 2.4.9. Công tác khuyến ngƣ cần phải hợp tác chặt chẽ với các tổ chức phát triển nông thôn khác 40 2.4.10. Khuyến ngƣ và việc phân loại các nhóm ngƣ dân 42 2.4.11. Khuyến ngƣ có tính cách trao đổi hai chiều 42 CHƢƠNG 4: PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN KHUYẾN NGƢ 4
  5. Mục tiêu: 44 Nội dung chính: 44 1. PHƢƠNG PHÁP KHUYẾN NGƢ 44 1.1. Phƣơng pháp tiếp xúc cá nhân 44 1.2. Phƣơng pháp tiếp xúc tập thể 49 1.3. Phƣơng pháp thông tin đại chúng 54 2. PHƢƠNG TIỆN GIẢNG DẠY KHUYẾN NGƢ 56 2.1. Chuẩn bị chƣơng giảng khuyến ngƣ 57 2.2. Viết chƣơng giảng 57 2.3. Khuyến ngƣ bằng phƣơng pháp nghe nhìn (phƣơng tiện thông tin đại chúng) 57 2.4. Phƣơng pháp thực hiện 58 2.5.1. Khái quát 59 2.5.2. Các bƣớc lập kế hoạch 59 2.4. Đánh giá một chƣơng trình khuyến ngƣ 61 5
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên môn học/mô đun: Khuyến ngƣ và phát triển nông thôn Mã môn học/mô đun: MH 25 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Môn học Khuyến ngƣ và phát triển nông thôn là môn học thuộc CHƢƠNG trình giảng dạy Cao đẳng, đƣợc giảng dạy sau các mô - đun, môn học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản. - Tính chất: Môn học Khuyến ngƣ và phát triển nông thôn là môn học cơ sở ngành giúp ngƣời học thực hiện đƣợc các kỹ năng: Phân tích đặc điểm đối tƣợng thuỷ sản, khả năng thuyết trình và xây dựng, tổ chức các mô hình nuôi trồng thuỷ sản. Môn học đƣợc giảng dạy ở lớp học và các cơ sở sản xuất giống, nuôi thƣơng phẩm các đối tƣợng thuỷ sản nƣớc ngọt. Mục tiêu của môn học/mô đun: - Kiến thức: + Hiểu đƣợc vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công tác khuyến ngƣ. + Hiểu và trình bày đƣợc đặc điểm của đối tƣợng khuyến ngƣ, các phƣơng pháp khuyến nông, khuyến ngƣ. - Kỹ năng: + Phân tích đƣợc đặc điểm của từng đối tƣợng nuôi + Thuyết trình đƣợc các chƣơng tập huấn trong công tác khuến ngƣ + Tổ chức hƣớng dẫn thăm quan các mô hình chăn nuôi - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: 6
  7. + Có tinh thần nhiệt tình, tâm huyết với nghề 7
  8. CHƯƠNG 1: KHUYẾN NGƯ TRONG PHÁT TRIỂN NTTS Mục tiêu: Hiểu đƣợc các khái niệm và vai trò, các hình thức của khuyến ngƣ trong NTTS. Vận dụng đƣợc trong thực tiến hoạt động nghề nghiệp. Nội dung chính: 1. KHÁI NIỆM KHUYẾN NGƢ 1.1. Định nghĩa: “Khuyến ngƣ” là một thuật ngữ khó định nghĩa một cách chính xác. Vì khuyến ngƣ đƣợc tổ chức bằng nhiều cách, nhằm phục vụ nhiều mục đích có tầm hẹp hay rộng khác nhau. Theo từ nguyên, Khuyến có nghĩa là khuyên ngƣời ta nên gắng sức, ngƣ có nghĩa là ngƣ dân. Vậy có thể hiểu khuyến ngƣ là những khuyến cáo ngƣ dân phát triển ngƣ nghiệp. Tuy nhiên, thuật ngữ khuyến ngƣ có rất nhiều định nghĩa khác nhau: 1.2. Vai trò của khuyến ngƣ Dựa vào các đặc điểm của khuyến ngƣ, ngƣời ta có thể phát biểu theo những cách sau: - Khuyến ngƣ (KN) là một từ tổng quát để chỉ tất cả các công việc có liên quan đến việc phát triển ngƣ nghiệp. Đó là một hệ thống giáo dục ngoài nhà trƣờng, trong đó các ngƣời già và trẻ học bằng cách thực hành. Tất cả những kết quả đạt đƣợc của khuyến ngƣ là giúp cho gia đình ngƣ dân có đƣợc một cuộc sống tốt hơn. - KN là chƣơng trình giáo dục cho ngƣ dân dựa trên nhu cầu của họ, giúp họ giải quyết các vấn đề trên cơ sở tự lực. 8
  9. - KN là những hoạt động nhằm giúp đỡ ngƣ dân và gia đình họ cải thiện cuộc sống. Khuyến ngƣ viên ( KNV ) có nhiệm vụ chuyển giao đến cho ngƣ dân những kiến thức về khoa học tự nhiên để họ có khả năng điều hành trang trại, cơ sở sản xuất một cách có hiệu quả hơn. - KN không phải là một tổ chức cứng nhắc, mà là một quá trình giáo dục có mục đích để chuyển những thông tin có ích đến ngƣời ngƣ dân, nhằm giúp họ học cách sử dụng chúng để xây dựng một đời sống tốt hơn cho mình, cho gia đình và cho xã hội. - KN là một quá trình đặc biệt giúp cho ngƣời ta học bằng cách thực hành và phát triển lòng tin để đáp ứng mục tiêu làm tăng thu nhập và chất lƣợng đời sống của họ. - KN là một kiểu đào tạo đặc biệt, dành cho những ngƣời dân sống ở nông thôn, ven biển nhằm đem lại cho họ những lời khuyên và những thông tin cần thiết giúp họ giải quyết những vấn đề của họ. - KN luôn đi sát với công việc của ngƣời sản xuất nhằm cải thiện điều kiện sống và làm việc của họ. Điều này bao gồm sự giúp đỡ những ngƣời ngƣ dân tăng hiệu quả sản xuất và qua đó làm cho họ tự tin trong tƣơng lai phát triển của mình. - KN là phƣơng tiện để giúp ngƣ dân cải thiện kỹ thuật khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản, cải thiện thu nhập và mức sống, bằng cách sử dụng những tài nguyên có sẵn của họ nhƣ đồng vốn, nhân lực, dụng cụ với sự giúp đỡ tối thiểu của nhà nƣớc. Những định nghĩa trên cho chúng ta một điểm giống nhau: Tất cả đều nhấn mạnh KN là một quá trình kéo dài trong một giai đoạn, chứ không phải là một hành động duy nhất, thực hiện một lần rồi thôi. 2. MỤC TIÊU CỦA KHUYẾN NGƢ 9
  10. Mục tiêu của KN là “ hƣớng hoạt động” là cái hƣớng mà nỗ lực của chúng ta sẽ hƣớng tới. Nhƣ vậy, mục tiêu có thể định nghĩa nhƣ là sản phẩm cuối cùng đã đƣợc định trƣớc. Để giải quyết vấn đề này, KNV cần phải giúp xác định hƣớng đi mà dân chúng muốn và cần, sau đó phải giúp đỡ họ trong quá trình đi theo hƣớng đó. Đó là cái lõi của công tác KN, từ đó nội dung phải đƣợc soạn ra. 2.1. Các yếu tố của mục tiêu Để một chƣơng trình KN đạt đƣợc mục tiêu cần phải có ít nhất là 3 yếu tố: - Sự tham gia của quần chúng - Sự thay đổi các tập quán theo ƣớc muốn - Lĩnh vực bàn luận - Trong bối cảnh phát triển thủy sản, KN có mục đích giúp đỡ ngƣ dân tự giải quyết vấn đề của họ thông qua con đƣờng giáo dục, giúp ngƣ dân cải thiện cuộc sống thông qua cải thiện năng suất lao động, phát triển sản xuất. - KN là những hoạt động phối hợp nhịp nhàng với cộng đồng ngƣ dân chứ không phải thay thế họ. Chỉ những ngƣời ngƣ dân mới có thể chọn lựa cho họ phƣơng thức sản xuất và cách sống thích hợp với họ. KNV làm việc bên cạnh họ nhƣng không thể thay họ làm những việc đó. KNV thƣờng xuyên trao đổi thảo luận các vấn đề với ngƣ dân, giúp họ đánh giá tốt hơn các dữ kiện và tìm ra cách giải quyết. 2.2. Mức độ của mục tiêu Mục tiêu cơ bản: Phổ biến tri thức khoa học ngƣ nghiệp, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của ngƣ dân hơn trƣớc, cải thiện phƣơng pháp sản xuất ngƣ nghiệp. Cải thiện tổ chức ngƣ dân và sinh hoạt của ngƣ dân. 10
  11. Mục tiêu tổng quát: Làm cho việc sản xuất của ngƣ dân, của trang trại đƣợc tốt hơn, cho việc thu nhập và nghĩa vụ của công dân tốt hơn. Mục tiêu hoạt động: Thiết kế và quản lý việc triển khai “Thí điểm” trình diễn các mô hình hoạt động sản xuất ngƣ nghiệp thông qua từng công việc cụ thể. 2.3. Thiết lập các mục tiêu Một trong những vấn đề chính mà khuyến ngƣ trong chƣơng trình phát triển nông thôn gặp phải là việc thiết lập, tái thiết lập hay chấp nhận các mục tiêu hữu hiệu. Để giải quyết vấn đề này, khuyến ngƣ viên cần phải giúp để xác định hƣớng đi mà dân chúng muốn và cần, sau đó phải giúp đỡ họ suốt trong quá trình đi theo hƣớng đó. Trong khuyến ngƣ, điều quan trọng là cần phải quan tâm đến những gì mà ngƣ dân cảm thấy cần và KN nghĩ là mình cần phải có. Điều lý tƣởng nhất là có sự phù hợp hoàn hảo giữa 2 điều kiện trên. Tuy nhiên trong thực tế khó đạt kết quả tốt khi một bên nào đó chiếm ƣu thế trong việc sắp đặt các mục tiêu. Những gì mà ngƣ dân muốn chƣa chắc là cái mà họ cần nhất. Những gì mà KNV nghĩ chƣa chắc là cái mà ngƣ dân cần. Những KNV có kinh nghiệm họ luôn nghĩ rằng những chƣơng trình KN thành công là những chƣơng trình đã đƣợc xây dựng trên những tình huống thực tiễn. Họ cố tìm ra những mong muốn, những nhu cầu, những khó khăn của ngƣ dân trƣớc khi bắt tay vào việc xây dựng mục tiêu cho chƣơng trình khuyến ngƣ. 3. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC KHUYẾN NGƢ 3.1. Hệ thống tổ chức của nhà nƣớc 11
  12. Hệ thống tổ chức của nhà nƣớc đƣợc tổ chức từ trung ƣơng đến cơ sở ở trung ƣơng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thƣờng trực về công tác khuyến ngƣ của Chính Phủ. Ở Bộ NN-PTNT có Trung tâm Khuyến ngƣ Quốc gia. Ở mỗi tỉnh có tổ chức thành lập 2 hoặc 3 Sở riêng biệt và Trung tâm Khuyến ngƣ thuộc Sở Nông nghiệp ( hoặc Thuỷ sản) đảm nhiệm. Trung tâm khuyến ngƣ tỉnh đƣợc tổ chức các Trạm khuyến ngƣ theo huyện, liên huyện hoặc cụm xã. Ở cơ sở gồm có mạng lƣới khuyến ngƣ xã, hợp tác xã, tổ liên kết, hội ngƣ dân, xây dựng mạng lƣới cán bộ khuyến ngƣ cơ sở hay chỉ đạo viên và khuyến ngƣ viên ở địa phƣơng. 3.2. Tổ chức khuyến ngƣ tự nguyện Tổ chức khuyến ngƣ tự nguyện là tổ chức khuyến ngƣ của các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy đào tạo, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội, các cá nhân trong và ngoài nƣớc lập ra để thực hiện nội dung của công tác Khuyến ngƣ và đƣợc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động. Các tổ chức Khuyến ngƣ tự nguyện đƣợc tham gia hoạt động các chƣơng trình dự án Khuyến ngƣ Quốc gia, đƣợc tham gia các chƣơng trình đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ. Thông qua các hợp đồng với các tổ chức Khuyến ngƣ Quốc gia. 12
  13. Tổ chức khuyến ngƣ Chính phủ Phi chính phủ Bộ NN & PTNT Dự án nƣớc ngoài Viện nghiên cứu Trung tâm KNQG Hiệp hội Trung tâm Trung tâm KN sở NN KN sở TS Trƣờng đào tạo Trạm KN Huyện Phòng KN Xã Hợp tác xã Ngƣời nông dân Sơ đồ hệ thống tổ chức của khuyến ngƣ 13
  14. 4. THÔNG TIN LIÊN LẠC TRONG KHUYẾN NGƢ Các đoàn thể chính trị và lãnh đạo địa phƣơng: Sự ủng hộ tích cực của họ sẽ giúp cho mối liên hệ giữa khuyến ngƣ viên và ngƣ dân đƣợc thuận lợi hơn. Các cơ sở dịch vụ: Cung cấp vật liệu cho phục vụ sản xuất ngƣ nghiệp hay các lãnh vực khác, cho vay vốn hay các dịch vụ thƣơng mại. Những dịch vụ nhƣ vậy sẽ giúp cho ngƣ dân thoả mãn nhiều hơn trong công việc sản xuất. Các dịch vụ về sức khoẻ: Qua các dịch vụ này, khuyến ngƣ viên sẽ nắm đƣợc tình trang sức khoẻ của ngƣời dân trong vùng, đặc biệt là tình trạng về dinh dƣỡng vì rằng có mối tƣơng quan chặt chẽ giữa phát triển ngƣ nghiệp và chế độ dinh dƣỡng. Do đó, khuyến ngƣ viên phải theo dõi chặt chẽ các chƣơng trình, đề án liên quan và nắm bắt cho đƣợc các nhu cầu của địa phƣơng trong lĩnh vực này. Thông tin trong khuyến ngƣ còn thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ loa, internet, điện thoại để thu thập thông tin từ ngƣời ngƣ dân cũng nhƣ hƣớng dẫn ngƣ dân những kiến thức kĩ thuật tiến bộ cũng nhƣ định hƣớng vùng nuôi, đối tƣợng nuôi cho hợp lí 14
  15. CHƯƠNG 2: CHỨC NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NGƯ Mục tiêu: - Hiểu đƣợc chức năng, đối tƣợng và phƣơng pháp khuyến ngƣ. - Vận dụng đƣợc các phƣơng pháp khuyến ngƣ trong lĩnh vực NTTS. Nội dung chính: 1. ĐỐI TƢỢNG KHUYẾN NGƢ Đối tƣợng của công tác khuyến ngƣ là những ngƣời nông dân ngƣ dân nam và nữ tham gia vào sản xuất cá giống, đánh cá ở những thuỷ vực lớn và ven biển, chế biến, vận chuyển và bán cá 1.1. Khái quát các đặc điểm kinh tế xã hội ở nông thôn hiện nay Cùng với sự phát triển của xã hội, nền kinh tế ở khu vực nông thôn đang chuyển từ tự cung tự cấp sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần dẫn đến những biến đổi trong xã hội nông thôn. Các chính sách Nhà nƣớc về đất, tín dụng, phát triển nông thôn đã có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Các chính sách này giúp cho nông ngƣ dân đƣợc vay vốn để sản xuất, đƣợc hỗ trợ phần nào kinh phí để ứng dụng kỹ thuật mới vào ngành nghề của mình. Đƣợc sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhà nƣớc về kỹ thuật nuôi trồng, khai thác và bảo quản sau thu hoạch. Vai trò và tầng lớp trung nông ngày càng tăng trong sự phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là ở miền Nam Việt Nam. Vì tầng lớp này về mặt kinh tế cũng là tƣơng đối ổn định, họ có vốn để phát triển sản xuất. Hơn nữa trình độ của họ cũng cao hơn so với những nông dân nghèo vì họ có cơ hội học tập. 15
  16. Sự khẳng định về kinh tế của các hộ nông nghiệp ở nông thôn. Bây giờ không còn khái niệm rằng làm nông nghiệp thì chỉ đủ ăn, không thể giàu lên đƣợc. Ở nông thôn những hộ làm giàu từ trang trại chăn nuôi, trồng trọt và kết hợp từ mô hình VAC ngày càng nhiều. Tuy nhiên muốn làm đƣợc nhƣ vậy thì họ phải có đất rộng và sự cần cù của bản thân. Còn những hộ không có nhiều đất để mở trang trại thì tận dụng số đất đó để chăn nuôi nhƣ là nuôi gà, nuôi lợn, nuôi vịt Ở nông thôn đến nay vẫn còn rất nhiều làng nghề, các nông ngƣ dân đã biết kết hợp làng nghề của mình với nghề nông cho hiệu quả rất cao. Ví dụ nhƣ ở làng Bá thuộc huyện Đan Phƣợng có làng nghề truyền thống là làm rƣợu và làm đậu phụ. Trƣớc kia nền kinh tế nƣớc ta còn bao cấp nên sản phẩm làm ra cũng rất khó tiêu thụ. Kể từ khi nền kinh tế mở cửa ngƣời dân nơi đây biết kết hợp từ việc làm rƣợu, làm đậu phụ với nuôi lợn thịt. Rƣợu nấu lấy nƣớc còn lại bã rƣợu cho đun chung với rau lợn, bột ngô làm cám cho lợn ăn. Tƣơng tự nhƣ vậy, làm đậu phụ để lấy đậu đem đi bán còn bã đậu cũng đem nấu chung với rau lợn và bột ngô cho lợn ăn rất chóng lớn. Chỉ từ 3 - 4 tháng kể từ khi bắt lợn giống về nuôi là đƣợc một lứa lợn xuất chuồng với khối lƣợng trung bình của một con là 60 – 70 kg. Mỗi nhà nhƣ vậy nuôi tới 10 đến 30 con lợn, thậm chí có nhà nuôi tới 50 con. Tuy nhiên làm nhƣ thế vẫn chƣa tận dụng đƣợc hết những sản phẩm của mình và còn gây ô nhiễm môi trƣờng do phân lợn quá nhiều. Gần đây một số hộ nông dân đã xây dựng hầm Bioga để chuyển phân thành khí ga. Song nếu những ngƣời dân ở đây có thể kết hợp thêm làm vƣờn và thả cá thì hiệu quả kinh tế sẽ còn lớn hơn nhiều. Sự phát triển nhanh chóng các hệ thống khuyến nông, khuyến ngƣ cũng góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống khuyến nông, khuyến ngƣ giúp đỡ cho các nông ngƣ dân các kỹ thuật mới để thay đổi 16
  17. cách làm ăn ít có sự tính toán của họ làm cho công việc của họ thu lại kết quả cao hơn. Xã hội nông thôn Việt Nam đang đứng trƣớc những thử thách: Nghèo nàn và lạc hậu vẫn còn mặc dù đã có chƣơng trình 135, 120 của Nhà nƣớc hỗ trợ. Trong các văn kiện trọng yếu của chính phủ, nuôi trồng thuỷ sản đƣợc coi là phƣơng tiện giúp nhiều ngƣời thoát nghèo nhƣng hiện nay vẫn có khoảng 20% ngƣời dân sống ở nông thôn là ngƣời nghèo. Hầu hết các chƣơng trình khuyến ngƣ nhằm vào việc đạt đƣợc mục tiêu sản lƣợng hơn là các mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Kết quả là các nông ngƣ dân giàu hơn sẽ đƣợc hƣởng lợi nhiều hơn từ các hoạt động khuyến ngƣ. Cơ sở vật chất quá lạc hậu, hạ tầng xã hội càng ở mức thấp. Nó không những không đáp ứng và không hỗ trợ mà còn cản trở sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Đây cũng là những cản trở lớn đến việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất ở nông thôn. Sự phân cách giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo đang ngày càng lớn. Ngƣời giàu có vốn làm ăn, có đầu óc tính toán thì lại càng giàu. Ngƣợc lại ngƣời nghèo vừa không có vốn lại bị cản trở việc nâng cao kiến thức trong làm ăn. Để giảm hố sâu ngăn cách này thì Nhà nƣớc phải tích cực hơn nữa trong việc hỗ trợ và giúp đỡ ngƣời nghèo. 1.2. Đặc điểm tâm lý ngƣời nông dân Việt Nam 1.2.1. Một số đặc điểm chung của người nông dân Việt Nam Quan niệm không rõ ràng về thời gian. Cũng do tính chất công việc của ngƣời nông dân là không có giờ giấc cố định khi làm việc, thích là làm mà không thích là nghỉ, hôm nay không làm có thể để đến ngày mai. 17
  18. Quan niệm về con số, đơn vị đo lƣờng không chính xác: Ví dụ nhƣ cũng gọi là một chục nhƣng với ngƣời dân ở miền Bắc tính một chục bằng mƣời, ngƣời dân miền Trung hay miền Nam lại cho là 12 nếu là chục bắp (ngô), 14 nếu là chục đậu bắp Hay là để đo lƣờng một đơn vị nào đó họ dùng nhiều đơn vị khác nhau nhƣ: Ca, bát, giạ, thúng Sống tản mát và cô lập trong phạm vi làng xã, xóm ấp, ít giao lƣu. Điều này dẫn đến các đặc điểm khác nhƣ: + Tính bảo thủ, cục bộ trong phạm vi làng xã, không giao lƣu với các làng xã bên. Nhiều làng xã xóm giềng chỉ vì một vài xích mích của vài cá nhân dẫn đến bất hoà thậm chí cả hận thù với cả làng. Có nhiều làng xã thanh niên trong làng vì không muốn con gái làng mình lấy chồng làng khác dẫn đến cấm thanh niên làng khác đến làng mình. Đã có những vụ án mạng chỉ vì những cái lệ tự đặt rất không hợp lý của ngƣời nông dân. + Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, tuỳ tiện, thiếu khoa học, thiếu tổ chức, thích thì làm không thích thì thôi. Những điều này cản trở rất nhiều tới việc tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm cho nền kinh tế ở nông thôn kém phát triển. + Trình độ văn hoá còn thấp nên còn mê tín dị đoan. Đặc điểm của những ngƣời tham gia sản xuất nông nghiệp là trình độ văn hoá của họ thấp do nghèo nên ít đƣợc đến trƣờng. Trình độ văn hoá thấp kéo theo nhiều tƣ tƣởng không đúng trong đó có mê tín dị đoan. Ngƣời dân thƣờng cầu xin may mắn ở cúng bái chứ không tự tin bản thân mình sẽ tạo ra đƣợc may mắn cho mình. + Lãng phí thời gian và tiền bạc vào những việc không cần thiết nhƣ ma chay, cƣới xin, cúng bái trong khi tiền làm ra không xứng cho việc chi tiêu nhƣ thế. 18
  19. Hiện nay, trong tình hình đất nƣớc đang có nhiều biến chuyển về kinh tế, nông dân Việt Nam cũng đã có biến đổi tâm lý, tính cách phù hợp với cuộc sống hiện đại. Cụ thể là: Họ luôn mong muốn có cuộc sống tốt hơn. Muốn có cuộc sống tốt hơn thì phải biết tính toán trong làm ăn, tiếp thu khoa học công nghệ trong sản xuất. Họ chủ động tìm hiểu nhiều hơn về kỹ thuật sản xuất qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng để làm ăn có hiệu quả hơn. Ảnh hƣởng của văn minh đô thị cũng phần nào làm xáo động nếp sống tạo nên những phong trào, trào lƣu trong đời sống của nông dân. Mặc dù sống sau luỹ tre làng và tính bảo thủ cao nhƣng những ngƣời nông dân ngƣ dân đều ít nhiều chịu ảnh hƣởng của văn minh đô thị. Có điều này bởi vì trong tƣ tƣởng của họ có mong muốn cuộc sống tốt hơn, muốn vậy phải tiếp thu phƣơng cách làm ăn mới. 1.2.2. Đặc điểm tâm lý riêng của người nông dân nghèo Cam chịu số phận: Trong tâm lý của mỗi ngƣời dân nghèo đều mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn và họ cố hết sức để làm việc. Nhƣng trong công việc thì họ thƣờng không biết tính toán, họ cũng không biết phải làm một việc gì khác để thay đổi cuộc sống của mình ngoài đồng ruộng và chăn nuôi nhỏ lẻ. Cuộc sống nghèo vẫn hoàn nghèo và họ cũng không than vãn số phận. Sống buông thả, không nghĩ đến ngày mai: Sống buông thả ở đây không có nghĩa là sống dễ dãi nhƣ mọi ngƣời vẫn thƣờng dùng khi nói về một bộ phận thanh niên sống không đúng mực. Sống buông thả ở đây nghĩa là không tính toán kế hoạch cho tƣơng lai, thích gì làm nấy không 19
  20. cần để ý xem việc mình làm có hậu quả gì không. Lấy ví dụ nhƣ một gia đình nông dân nghèo chỉ đủ lúa gạo để ăn trong một năm không dƣ dật, nhƣng nếu gia đình ấy có con cái cƣới xin hay ma chay thì cỗ bàn rất linh đình mặc cho việc tổ chức ấy dẫn đến hậu quả là nợ nần khó trả. Mặc cảm với xã hội: Do họ nghèo, không có tiền để tham gia các hoạt động xã hội, không có tiền để bằng bạn bằng bè nên thƣờng sinh ra tâm lý mặc cảm và tự ti với xã hội. Không quan tâm tới tiến bộ xã hội; trình độ học vấn kém: Đối với ngƣời nông dân nghèo thì mất mùa, đói kém là cái họ quan tâm nhất. Họ không quan tâm tới tiến bộ xã hội, họ cũng không hiểu nhiều về tình hình thế giới cũng nhƣ trong nƣớc. Họ biết gia đình họ, bà con làng xóm của họ rất rõ còn những cái ở xa họ mà không thể hình dung nổi thì hầu nhƣ họ không biết và không quan tâm tới. Cần cù chịu khó: Đây là một trong những đức tính tốt đẹp nhất của ngƣời nông dân. Nó giúp ngƣời nông dân làm ra lúa gạo, rau màu, chịu đựng đƣợc những gian nan vất vả của cuộc sống. Đoàn kết trong tầng lớp mình: Ngƣời nông dân sống sau luỹ tre làng nên tình làng nghĩa xóm của họ rất cao, họ đoàn kết với nhau rất chặt chẽ trong cuộc sống. 1.2.3. Tâm lý riêng của tầng lớp trung nông Tính tƣ hữu cao: Tầng lớp trung nông là những ngƣời làm nông ngƣ nghiệp nhƣng biết tính toán và có vốn làm ăn nên họ có của ăn của để. Cũng chính vì vậy mà họ có tính tƣ hữu cao khác hẳn với tầng lớp nông dân nghèo. Tự khẳng định cuộc sống, thích chủ nghĩa cá nhân. 20
  21. Trọng chữ tín: Vì họ làm ăn cũng coi là có tính toán nên họ phải trọng chữ tín. Cần cù, ham mê học hỏi cái mới: Điều này khác hẳn với những ngƣời nông dân nghèo. Nó sẽ giúp cho tầng lớp trung nông giàu lên một khi biết áp dụng cái mới vào trong sản xuất. Giàu tình làng nghĩa xóm: Tuy là giàu hơn ngƣời nông dân nghèo nhƣng xua nay họ vẫn sống ở nông thôn nên tình làng nghĩa xóm đã ăn sâu vào máu thịt họ. Họ vẫn là những ngƣời dân giàu tình cảm. 1.2.4. Tâm lý riêng của tầng lớp người giàu ở nông thôn Thích làm giàu: Ngƣời giàu thì lại muốn giàu hơn nên tâm lý thích làm giàu của những ngƣời này rất mạnh. Họ có mong muốn vƣơn lên ngang tầm với dân đô thị. Những ngƣời này có suy nghĩ tiến bộ, họ luôn mong muốn tìm hiểu cái mới để làm giàu. 1.3. Giải pháp tiếp cận với nông dân Muốn tiếp cận với ngƣời nông dân trƣớc hết phải hiểu họ, điều thứ hai là thân thiện và nhiệt tình với họ. Ở lần tiếp xúc đầu tiên cán bộ khuyến ngƣ nên tự giới thiệu nhƣng không phải giới thiệu một cách khiêm tốn hay tự cao quá. Sau đó hỏi những câu hỏi mang tính chất thăm hỏi làm quen, tránh hỏi những câu hỏi khiến họ khó trả lời. Rồi sau đó giới thiệu cái mục đích làm quen tỏ ý muốn giúp đỡ họ và đề nghị sự ủng hộ của bà con. Ở các lần tiếp xúc tiếp theo nên chào hỏi xã giao, nêu mục đích và nội dung chuyến viếng tham rồi trao đổi với bà con. 1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp nhận khoa học kỹ thuật của nông ngƣ dân 21
  22. 1.4.1. Nhân tố tích cực Nhờ có sự quan tâm của đảng và Nhà nƣớc với các chính sách giúp đỡ bà con nông ngƣ dân sẽ giúp bà con áp dung khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao đời sống. Sự ham học hỏi, ham làm giàu của bà con sẽ là nguồn động lực giúp cho sự tiếp thu khoa học kỹ thuật của bà con. 1.4.2. Nhân tố cản trở đến việc tiếp nhận kiến thức khoa học kỹ thuật Trình độ văn hoá của nông ngƣ dân thấp nên sẽ hạn chế trong nhận thức. Trình độ văn hoá không đồng đều nên rất khó để tổ chức những lớp tập huấn, huấn luyện Ngƣời nông dân cùng một lúc hoàn thành rất nhiều công việc, đặc biệt là công việc đồng áng nên họ khó có thể tập trung đƣợc vào một công việc nào. Tƣ tƣởng bảo thủ, chần chừ, do dự không quyết đoán để áp dụng cái mới vào sản xuất. Một số nông dân nghèo còn tự ti, mặc cho số phận, không chịu tiếp thu khoa học kỹ thuật để làm cho cuộc sống tốt hơn. *Yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến quá trình tiếp nhận: Lực lƣợng cán bộ khuyến ngƣ còn quá mỏng, nhất là cán bộ khuyến ngƣ cấp cơ sở. Kinh nghiệm hoạt động của cán bộ khuyến ngƣ chƣa nhiều do khuyến ngƣ là một ngành mới ra đời, cán bộ chƣa đƣợc chú trọng lắm. 22
  23. Các chính sách về khuyến ngƣ chƣa ổn định, chƣa có nhiều chính sách phù hợp thu hút sự quan tâm của bà con. Kinh nghiệm giảng dạy khuyến ngƣ thấp, chƣa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. 2. CHỨC NĂNG CỦA KHUYẾN NGƢ 2.1. Nhiệm vụ bắt buộc Điều khiển. Giáo dục ngƣời lớn: Những ngƣời ngƣ dân và gia đình họ cần đƣợc trang bị những hiểu biết và thực hành để cải thiện các phƣơng pháp sản xuất và năng suất lao động. KNV có nhiệm vụ chỉ dẫn cho ngƣ dân cách phân tích và cập nhật hoá tình hình phát triển ngƣ nghiệp. Trong phạm vi đào tạo của mình KNV cần nắm một số nguyên tắc đào tạo cơ bản: o Ngƣời giảng viên cũng cần phải học o Kích thích sự tự nguyện o Trao đổi và thực hành là những yếu tố quan trọng trong việc thu thập kiến thức. o Tập huấn và áp dụng thực tế. Chuyển giao thông tin ( thông tin về kỹ thuật, thông tin giá cả thị trƣờng, nguồn vốn có thể vay mƣợn, những yếu tố phát triển sản xuất ) Giúp đỡ ngƣ dân giải quyết vấn đề ( cố vấn kỹ thuật cho ngƣ dân). Phần lớn những kỹ thuật dựa vào kết quả nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên trong trƣờng hợp ngƣ dân có thể tự thông tin và góp ý cho nhau. Cán bộ KN phải luôn luôn tạo cơ hội để những ngƣời sản xuất quan hệ trực tiếp với nhau. Phát triển đề tài và phƣơng pháp khuyến ngƣ 23
  24. Lập trình kế hoạch khuyến ngƣ Đánh giá 2.2. Nhiệm vụ tự nguyện Cung cấp vật tƣ Giúp tồn trữ thủy sản và mua bán Tham gia công tác nghiên cứu Cải thiện cơ sở hạ tầng 2.3. Nhiệm vụ cản trở Nhiệm vụ kiểm soát Theo dõi chƣơng trình tín dụng và thu hồi Thu thập số liệu thông tin 3. PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KHUYẾN NGƢ Là một chuỗi các quan hệ giữa hoạt động học và hoạt động dạy Hoạt động học là gì? Hoạt động học là sự nghe, quan sát, đặt câu hỏi, thí nghiệm, làm thử, đọc tài liệu , thảo luận Hoạt động dạy là gì ? Hoạt động dạy là hoạt động của giảng viên nhƣ: giảng chƣơng, trình diễn, viết bảng, giám sát thảo luận, cho chƣơng tập. 3.1. Phân biệt các phƣơng pháp giảng dạy 3.1.1. Phương pháp chương giảng Giảng viên giảng chƣơng, kể chuyện, trình diễn. Học viên nghe, ghi lại, quan sát 24
  25. 3.1.2. Phương pháp thảo luận, báo cáo chuyên đề Giảng viên Giảng viên cùng với học viên, và các học viên nói với nhau, cùng làm việc với nhau, HV Học HV thảo luận giữa họ. viên 3.1.3. Phương pháp quan sát Giảng viên cho chƣơng tập và hành động nhƣ một giám sát viên, học viên thực tập, đọc tài liệu, tham khảo chuyên đề hoặc viết luận án. 3.2. Phƣơng pháp dạy Có nhiều phƣơng pháp giảng dạy: Phƣơng pháp chƣơng giảng: là phƣơng pháp lấy giáo viên làm trọng tâm Phƣơng pháp thảo luận: lấy học viên làm trọng tâm. Phƣơng pháp tham gia: lấy nhóm làm trọng tâm Để lớp học sinh động và hấp dẫn, tạo mọi điều kiện cho học viên hoạt động một cách tích cực, hạn chế tối đa lấy giáo viên là trọng tâm, cần xen kẽ các phƣơng pháp giảng dạy để cho buổi học đạt hiệu quả. 3.2.1. Phương pháp chương giảng Đây là một trong phƣơng pháp hết sức cơ bản và quan trọng không thể thiếu đƣợc trong quá trình giảng dạy. Mà đòi hỏi ngƣời giảng viên cần phải thực hiện: Giới thiệu chủ đề mới Giải thích những khái niệm khó Biết phân biệt giữa những ý chính và ý phụ. 25
  26. Kết hợp những chủ đề khác nhau. + Ƣu điểm: Có thể sử dụng trong một nhóm lớn các học viên. Dễ tổ chức thực hiện so với các phƣơng pháp khác. Có thể truyền tải đƣợc nhiều nội dung trong thời gian ngắn. Có thể áp dụng đƣợc mọi nơi. + Khuyết điểm: Sự tiếp xúc giữa giảng viên và học viên bị giới hạn, thiếu sự phản hồi. Học viên thụ động hơn so với các phƣơng pháp học năng động khác. Không đạt đƣợc hiệu quả và mục tiêu ở mức độ cao. Khi áp dụng phƣơng pháp này giảng viên cần chú ý những điểm sau đây: Nói lớn, rõ, không nói lẩm bẩm, nên thay đổi âm sắc. Vui vẻ, hoà nhã và cƣ xử một cách khéo léo Nhiệt tình kích thích ngƣời khác nhiệt tình tham gia. Phán đoán và nắm bắt đƣợc những phản ứng của học viên. Nhìn thẳng vào học viên, không nói khi viết bảng. Quan sát học viên để nắm bắt đƣợc mức độ hiểu chƣơng của học viên. Khuyến khích học viên phản ứng và phản hồi, yêu cầu học viên đặt câu hỏi và cố gắng tìm câu trả lời. Kích thích học viên trình bày những kinh nghiệm của mình và cho những ví dụ để minh hoạ. Phối hợp sử dụng trợ huấn cụ khác nhau cho chƣơng giảng thêm phong phú. 26
  27. Nên có thí dụ và câu hỏi xen vào chƣơng giảng và tránh giọng nói đều đều. 3.2.2. Phương pháp đặt câu hỏi Giảng dạy bằng phƣơng pháp này nhằm: Lôi cuốn sự tham gia các thành viên trong lớp Khuyến khích những ngƣời rụt rè và những ngƣời ít nói Giúp cho học viên trong lớp luôn tỉnh táo và động não. Chấm dứt những cuộc nói chuyện hoặc tránh những trƣờng hợp lấn át ngƣời khác. Khuyến kích chia sẻ kinh nghiệm của các thành viên trong lớp. Kiểm tra sự hiểu vấn đề đó với học viên. 3.2.3. Phương pháp thảo luận Giảng dạy theo phƣơng pháp này nhằm: Giúp học viên suy nghĩ và phán xét vấn đề có logic. Giúp học viên hiểu rõ và giải thích đƣợc vấn đề. Dạy học viên biết cách nghe và nói với nhau. Kích thích học viên tham gia vào việc tranh luận. Cung cấp cơ hội cho học viên đặt câu hỏi làm sáng tỏ và giải thích chủ đề. Gia tăng sự tiếp xúc lẫn nhau giữa giáo viên và học viên, giữa học viên với nhau. Phƣơng pháp này giúp học viên chủ động hơn, học viên có căn bản về xã hội và kỹ năng giao tiếp. Khi áp dụng phƣơng pháp này giảng viên cần chuẩn bị nội dung kỹ hơn, phải lƣờng trƣớc những phản ứng của học viên. Tuy nhiên phƣơng pháp này giúp cho học viên thoả mãn hơn, cảm thấy có trách nhiệm học hơn, ngoài 27
  28. ra còn giúp cho học viên và giảng viên không cảm thấy quá căng thẳng trong buổi học mà chỉ có nghe giảng không. Tạo sự gần gũi hơn giữa giáo viên và học viên. Có 2 phƣơng pháp dạy bằng thảo luận: Giáo viên là trọng tâm Học viên là trọng tâm - Thảo luận đƣợc kiểm soát - Thảo luận tự do - Thảo luận từng bƣớc - Thảo luận giữa 2 ngƣời hoặc trong một nhóm nhỏ. - Thảo luận đƣợc định hƣớng theo vấn - Công việc đƣợc giao hoặc chƣơng đề hoặc nhiệm vụ tập. - Thảo luận toàn bộ các kết luận, tóm tắt Thí dụ: chƣơng thực hành chung Một số điểm cần chú ý khi dạy bằng phƣơng pháp thảo luận: Khuyến khích cho học viên tham gia phát biểu Tạo không khí cởi mở, nhẹ nhàng Cho chƣơng tập rõ ràng giới thiệu những vấn đề đƣợc định nghĩa rõ. Giúp đỡ học viên có căn bản về kỹ năng giao tiếp với nhau. Kế hoạch chƣơng giảng nên dựa vào vài kiến thức sẵn có của học viên để họ có thể tham gia thảo luận dễ dàng. Sử dụng những kinh nghiệm sẵn có của học viên. Mục đích cần rõ ràng Số học viên nên giới hạn khoảng 15 đến 25 học viên là vừa. 28
  29. 3.2.4. Phương pháp tham quan Đây là phƣơng pháp phổ biến hiện nay, một trong những lợi ích của việc tham quan là nó giúp cho học viên có những ý nghĩ trực giác mà họ không thể có đƣợc nếu họ chỉ dự lớp học trong phòng. Những cảm nghĩ trực quan này có tầm quan trọng riêng của nó và mang đặc tính của môi trƣờng. Tham quan cơ sở (khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản) là tiến trình khái quát hóa, kết quả có thể áp dụng ra trong những điều kiện tƣơng tự. Tục ngữ Việt Nam có câu “ trăm nghe không bằng một thấy”, điều này cho thấy ích lợi của việc tham quan, có thể thúc đẩy tiến trình áp dụng những kỹ thuật mới. Tóm lại: Tham quan nhƣ là một phƣơng pháp giảng dạy cũng có những ƣu điểm và nhƣợc điểm. + Ƣu điểm: Cách hữu hiệu để truyền đạt kiến thức Làm cho việc học trở nên dễ dàng Có thể dẫn đến những địa điểm khác lý thú hơn cho việc khảo sát tới Kích thích tình bạn giữa các thành viên của nhóm Các thành viên học cách khảo sát hoặc làm việc theo nhóm Gia tăng sự làm quen với những ngƣời ngoài nhóm Tạo sự phổ biến; nâng đỡ địa vị xã hội cũng nhƣ khuynh hƣớng hợp tác của ngƣời đƣợc thăm viếng. + Khuyết điểm: Có thể không thích hợp cho mọi chủ đề Tốn kém ( thời gian, tiền bạc, sức lực) nếu địa điểm thăm quan ở xa 29
  30. Đòi hỏi chuẩn bị nhiều Liên quan đến nhiều ngƣời. Một số điểm cần chú ý khi dạy bằng phƣơng pháp tham quan: Vui vẻ, hoà nhã và cƣ xử một cách khéo léo Nhiệt tình kích thích ngƣời khác nhiệt tình tham gia. Khuyến khích học viên phản ứng và phản hồi, yêu cầu học viên đặt câu hỏi Kích thích học viên trình bày những kinh nghiệm của mình Kế hoạch chƣơng giảng nên dựa vào vài kiến thức sẵn có của học viên Sử dụng những kinh nghiệm sẵn có của học viên. 3.2.5. Phương pháp hỏi và đáp Trong buổi hỏi - đáp, giảng viên nêu ra một chủ đề thuộc lĩnh vực hiểu biết của mình, và lĩnh vực đó học viên cũng nhƣ ngƣời dân trong vùng quan tâm và gặp phải khó khăn. Yêu cầu học viên phát biểu những vấn đề có liên quan đến chủ đề trên mà họ quan tâm, để họ có dịp bộc lộ những khó khăn của họ hoặc mục tiêu cá nhân của khoá tập huấn. Giảng viên nên ghi lại các câu hỏi của học viên, sau khi phân tích các câu hỏi này, giảng viên sẽ sắp xếp các câu hỏi theo các chủ đề khác nhau để trả lời trƣớc lớp, nên giải quyết trƣớc những câu hỏi mà mọi ngƣời quan tâm nhiều nhất. Việc này cũng có thể làm để chuẩn bị cho buổi thảo luận tới. Khi bắt đầu buổi thảo luận, giảng viên yêu cầu học viên đặt câu hỏi. Câu trả lời có thể đến từng nhóm học viên hoặc giảng viên . Điều này chứng tỏ ngƣời trả lời có sự hiểu biết 30
  31. nhiều, câu trả lời cũng có thể cho từ nhóm đƣợc mời đến dự nhƣng phát triển khả năng của học viên bị hạn chế. 31
  32. CHƯƠNG 3: CÁN BỘ KHUYẾN NGƯ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ KHUYẾN NGƯ Mục tiêu: - Hiểu đƣợc các hoạt động của cán bộ khuyến ngƣ. - Thực hiện đúng trách nhiệm, nhiệm vụ của cán bộ khuyến ngƣ. Nội dung chính: 1. CÁN BỘ KHUYẾN NGƢ Sản xuất phải đƣợc phát triển không ngừng, để giúp đỡ sản xuất phát triển, các trung tâm nghiên cứu cần tạo ra những vấn đề đổi mới. Tuy nhiên kể cả khi những vấn đề đổi mới này đã đƣợc tạo ra cho những ngƣời nông dân, ngƣ dân thì phần lớn trong số họ văn hoá thấp và nghèo nên việc phát triển sản xuất nhƣ mong muốn không thể thực hiện đƣợc. Mục đích của công tác khuyến ngƣ là đƣa những vấn đề kỹ thuật mới từ các trung tâm nghiên cứu đến với ngƣời nông dân và ngƣ dân, những vấn đề mà họ đang yêu cầu. Vì thế nhiệm vụ cơ bản của công tác khuyến ngƣ là quá trình thuyết phục ngƣời dân về những giải pháp kỹ thuật và thực hành tốt hơn và vận động họ tiếp thu những giá trị đó. Ngƣời cán bộ khuyến ngƣ chính là ngƣời thực hiện nhiệm vụ của công tác khuyến ngƣ. Cán bộ khuyến ngƣ có vai trò rất lớn trong việc thực hiện các nhiệm vụ tổ chức, chuyên môn của công tác khuyến ngƣ. Công tác khuyến ngƣ là công tác khó vì đối tƣợng nghiên cứu của nó là con ngƣời (nông dân và ngƣ dân) và xã hội nông thôn có rất nhiều vấn đề phức tạp. Công tác khuyến ngƣ là cầu nối giữa nghiên cứu và sản xuất; đồng thời cán bộ 32
  33. khuyến ngƣ còn có nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ ngƣời dân trong sản xuất cũng nhƣ phổ biến tuyên truyền các đƣờng lối, chính sách, chế độ của Nhà nƣớc đối với ngƣời sản xuất thuỷ sản. Đặc biệt làm cho ngƣời dân hiểu các chính sách, nghị quyết, luật và pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, khuyến khích nuôi trồng thuỷ sản, khai thác cá xa bờ, chế biến thuỷ sản xuất khẩu Những ngƣời làm cán bộ khuyến ngƣ bao gồm những ngƣời mà nhà nƣớc phân công làm công tác khuyến ngƣ. Đó là các nhân viên nhà nƣớc học công nhân kỹ thuật, trung cấp, cao đẳng, đại học thuộc ngành thuỷ sản: Nuôi trồng, khai thác, chế biến, đặc biệt là nuôi trồng và khai thác. Bên cạnh đó còn có những ngƣời nông dân, ngƣ dân ƣu tú có kinh nghiệm sản xuất làm công tác khuyến ngƣ. 2. VAI TRÒ VÀ PHẨM CHẤT CỦA CÁN BỘ KHUYẾN NGƢ 2.1. Vai trò của cán bộ khuyến ngƣ là Ngƣời bạn: Cán bộ khuyến ngƣ muốn làm tốt nhiệm vụ của mình phải luôn gần gũi ngƣời dân lắng nghe tâm sự xem họ cần gì, muốn gì ở mình để mình giúp đỡ họ. Vì vậy cán bộ khuyến ngƣ là một ngƣời bạn gần gũi của nông ngƣ dân. Ngƣời thầy: Truyền tải thông tin khoa học kỹ thuật từ các nhà khoa học đến ngƣời dân, cung cấp những thông tin mà bà con đang cần. Dạy cho bà con kỹ thuật nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ sản Ngƣời học: Cán bộ khuyến ngƣ phải không ngừng học tập ở trƣờng, ở Trung tâm cấp huyện, cấp tỉnh, học ở Nhà nƣớc, sách báo những cái mới, kỹ thuật mới để truyền đạt đến ngƣời dân. 33
  34. Ngƣời nghe: Nghe những ý kiến, nguyện vọng của nông ngƣ dân để giúp đỡ họ cải thiện tình hình. Nghe những chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, của cấp trên để phổ biến cho các nông ngƣ dân để không đi chệch hƣớng. Ngƣời lãnh đạo: Cán bộ khuyến ngƣ có vai trò nhƣ một ngƣời lãnh đạo, tổ chức, chỉ đạo thực hiện nông dân, ngƣ dân trong việc nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ sản. Lãnh đạo các cuộc họp nhóm, câu lạc bộ khuyến ngƣ Nhà tổ chức, quản lý: Cán bộ khuyến ngƣ tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động khuyến ngƣ nơi mình công tác nhƣ: Tổ chức các buổi họp nhóm, tổ chức các đợt đi tham quan, tổ chức các mô hình trình diễn. Nhà trạng sƣ: Cán bộ khuyến ngƣ giúp đỡ ngƣời dân trong việc kiện tụng, tranh chấp và tranh luận về các vấn đề liên quan đến nuôi trồng, chế biến và khai thác thuỷ sản. Ngƣời môi giới - Ngƣời xúc tác: Cán bộ khuyến ngƣ có thể là ngƣời môi giới để giới thiệu sản phẩm của ngƣời nông dân, ngƣ dân đến những nhà tiêu thụ sản phẩm, giúp cho họ bán đƣợc sản phẩm của mình. Ngƣời thông tin: Cán bộ khuyến ngƣ phải luôn luôn đƣa cho nông ngƣ dân những thông tin mới nhất về kỹ thuật nuôi, chế biến và khai thác thuỷ sản. Những chủ chƣơng, chính sách của các cơ quan nhà nƣớc có liên quan đến nông ngƣ dân. Nhà cố vấn: Cán bộ khuyến ngƣ cố vấn về kỹ thuật cho nông ngƣ dân. Ngƣời cung cấp: Cán bộ khuyến ngƣ cung cấp thông tin, kỹ thuật, con giống, phƣơng tiện cho đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản. 34
  35. 2.2. Phẩm chất của cán bộ khuyến ngƣ Phẩm chất của cán bộ khuyến ngƣ cần có để có thể thực hiện tốt công tác khuyến ngƣ là: – Tự nguyện yêu mến nghề mình làm: Không có niềm say mê thì không thể làm đƣợc việc gì cả. Vì đối tƣợng của công tác khuyến ngƣ là nông ngƣ dân, trình độ của họ thƣờng thấp, tâm lý bảo thủ, lạc hậu nên khi làm việc với họ nhiều khi sẽ gặp khó khăn. Phải say mê với công việc thì ngƣời cán bộ khuyến ngƣ mới có thể thông cảm đƣợc với nông ngƣ dân, có hứng thú và nhiệt tình làm việc, nhƣ vậy công việc mới đạt đƣợc kết quả tốt. – Có kiến thức toàn diện về nghề cá và nông dân tức là phải có đầy đủ kiến thức về công việc khuyến ngƣ mà mình đang làm. Ví dụ khuyến ngƣ về kỹ thuật khai thác thì cán bộ khuyến ngƣ phải có kiến thức đầy đủ về khai thác. Khuyến ngƣ về kỹ thuật nuôi trồng thì cán bộ khuyến ngƣ phải có kiến thức về kỹ thuật nuôi trồng Và ngoài ra phải hiểu đƣợc tâm lý ngƣời nông dân, ngƣ dân, hiểu đƣợc những suy nghĩ và mong muốn của họ để giúp đỡ họ có hiệu quả hơn. – Có kỹ năng và kỹ xảo cá nhân để làm việc đạt hiệu quả tốt. + Có khả năng giao tiếp khéo léo và khả năng nói chuyện trƣớc đám đông. + Biết cách sáng tạo, biết cách truyền bá thông tin. + Biết tổ chức và lập kế hoạch. + Biết phân tích tình huống để thực hiện kế hoạch đề ra. 35
  36. Có đức tính nhiệt tình, có tầm nhìn xa trông rộng, tự tin, can đảm trong công việc, điều chính là phải chính trực kiên quyết, kiên trì, nhẫn nại trong công việc. Nắm vững các phƣơng phƣơng pháp khuyến ngƣ. Nắm vững từng phƣơng pháp và biết cách phối hợp các phƣơng pháp với nhau nhằm đạt đƣợc mục tiêu khuyến ngƣ đề ra. Ngoài ra cán bộ khuyến ngƣ cần biết những điều khi tiếp cận với ngƣời dân: 1. Hãy trân trọng thái độ đúng đắn. Hãy tỏ ra khiêm tốn. Đừng tỏ ra bạn là những ngƣời hiểu biết hơn các thành viên khác trong cộng đồng. Hãy nhớ rằng họ cũng có rất nhiều kiến thức hiểu biết. Không nên kiêu ngạo. Có ý thức về cử chỉ của bạn vì có thể để lộ cảm giác của bạn. Hãy tỏ ra thân thiện. Luôn luôn quan sát và thích ứng. 2. Tạo điều kiện cho việc học hỏi. Cộng đồng tự thu thập thông tin, lập kế hoạch thực thi giám sát và ra quyết định. Ý kiến và ý tƣởng của họ nhất là các quyết định của họ phải đƣợc ƣu tiên so với các ngƣời khác, đặc biệt là những ngƣời từ ngoài vào. Hƣớng dẫn nhƣng không áp đặt. 3. Hãy hoà mình vào cộng đồng và thiết lập các mối quan hệ. Theo cách ăn mặc của ngƣời dân địa phƣơng (ví dụ: nghi lễ tôn giáo, các vấn đề riêng của cộng đồng). Hãy để cho mọi ngƣời đƣợc thoải mái và đừng tách bạn ra khỏi mọi ngƣời hoặc hành động trịnh thƣợng. 4. Cán bộ khuyến ngƣ phải là ngƣời có trách nhiệm, ham thích kỹ thuật mới và đƣợc đào tạo nghiệp vụ chuyên môn hoặc kỹ thuật nuôi thuỷ sản. Phải rèn luyện kỹ năng đàm thoại giao tiếp. Có nhƣ thế mới tạo đƣợc sự gần gũi với ngƣ dân, hiểu đƣợc họ, xác định đƣợc những gì họ muốn, 36
  37. họ cần. Giúp cho cán bộ khuyến ngƣ và ngƣ dân làm việc tích cực với nhau, cùng trao đổi đạt đƣợc sự đồng thuận thì công tác khuyến ngƣ trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng đạt đƣợc hiệu quả. 2.3. Nhiệm vụ của cán bộ khuyến ngƣ Nhiệm vụ của cán bộ khuyến ngƣ rất đa dạng và phức tạp, tuỳ theo vị trí và vai trò mà họ đảm trách, tuỳ theo cấp quản lý mà có nhiệm vụ khác nhau. Ở đây chỉ nhấn mạnh 2 cấp: Bộ - Trung tâm khuyến ngƣ tỉnh và nhiệm vụ của cán bộ khuyến ngƣ ở địa phƣơng. 2.3.1. Nhiệm vụ của cán bộ khuyến ngư Trung ương Vận dụng các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc vào các hoạt động khuyến ngƣ. Vạch chiến lƣợc và lập kế hoạch khuyến ngƣ. Tổ chức các hội nghị tổng kết và triển khai công tác khuyến ngƣ của các địa phƣơng. Tổ chức tập huấn bồi dƣỡng nghiệp vụ khuyến ngƣ cho cán bộ khuyến ngƣ cấp tỉnh và cấp cơ sở. Điều phối, sử dụng kinh phí khuyến ngƣ thích hợp tuỳ theo mục đích. Kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến ngƣ của các cấp. 2.3.2. Nhiệm vụ của cán bộ khuyến ngư cấp tỉnh Thiết lập các chƣơng trình khuyến ngƣ ở địa phƣơng. Tổ chức thực hiện và giám sát hoạt động các chƣơng trình khuyến ngƣ đã đề ra. Tổ chức lớp huấn luyện, nâng cao trình độ cán bộ khuyến ngƣ cơ sở. 37
  38. Thu thập thông tin, các tiến bộ khoa học công nghệ từ nƣớc ngoài, từ các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học và trang bị cho cán bộ khuyến ngƣ. 2.3.3. Nhiệm vụ của cán bộ khuyến ngư cấp cơ sở Cán bộ khuyến ngƣ cấp cơ sở là những ngƣời phải làm việc rất tích cực bởi vì họ là những ngƣời trực tiếp tiếp xúc với ngƣời dân, trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật cho nông ngƣ dân. hiện nay cán bộ khuyến ngƣ cấp cơ sở ở nƣớc ta còn thiếu rất nhiều nên việc triển khai các hoạt động khuyến ngƣ từ trên đƣa xuông chƣa thực sự có nhiều hiệu quả. Nhiệm vụ của cán bộ khuyến ngƣ cấp cơ sở là: Tìm hiểu yêu cầu của địa phƣơng và nông ngƣ dân xem họ cần gì và đề đạt lên cấp trên để giải quyết giúp họ. Thu thập và phân tích số liệu về các quá trình, quy trình nuôi trồng, chế biến, đánh bắt thuỷ sản của nông ngƣ dân. Xác định mục tiêu chƣơng trình khuyến ngƣ cho từng vùng, từng hộ. Lập kế hoạch thực hiện. Chọn các phƣơng pháp khuyến ngƣ phù hợp để thực hiện kế hoạch. Vận động lôi cuốn ngƣời dân tham gia khuyến ngƣ. Thực hiện các kế hoạch khuyến ngƣ trong vùng phụ trách: Cung cấp thông tin, tổ chức và thực hiện cá lớp huấn luyện, các điểm trình diễn Đánh giá chƣơng trình. Viết báo cáo gửi lên cán bộ cấp trên. 2.4. Nguyên tắc cơ bản của khuyến ngƣ viên 38
  39. Sau đây là các nguyên tắc cơ bản đã đƣợc tổng hợp và coi đó là những tiêu chuẩn để hoạch định các nội dung của công tác khuyến ngƣ. 2.4.1. Phối hợp với ngƣ dân chứ không thay thế họ Giúp đỡ ngƣ dân để họ có thể tự giúp họ “ help them to help themselves” đó là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong công tác khuyến ngƣ. Chỉ có ngƣời ngƣ dân mới chọn lựa cho họ phƣơng thức sản xuất và cách sống thích hợp với họ, khuyến ngƣ viên sống và làm việc bên cạnh họ, nhƣng không thay thế họ làm những việc đó. Khi giải quyết một vấn đề, nếu ngƣ dân đƣợc cung cấp đầy đủ những thông tƣ cần thiết của vấn đề, thì họ có những quyết định sáng suốt. Khi thực hiện một quyết định của chính mình, ngƣ dân sẽ trở nên tự tin hơn. Công tác khuyến ngƣ có tính cách hợp tác, tức phối hợp công tác với ngƣ dân, là giúp đỡ ngƣ dân để họ tự giải quyết lấy những vấn đề vƣớng mắc của họ. 2.4.2. Công tác khuyến ngƣ có tính chất hoàn toàn dân chủ và tự nguyện Khuyến ngƣ viên nhất thiết không mệnh lệnh cho các ngƣ dân tham gia chƣơng trình, không ép buộc họ tham gia vào một kế hoạch nào, chỉ có khuyến khích hay thuyết phục thay vì cƣỡng bức họ. 2.4.3. Công tác khuyến ngƣ mang tính chất toàn diện Công tác khuyến ngƣ không phải chỉ để giáo dục ngƣ dân những kỹ thuật mới về khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản mà còn có mục đích huấn luyện ngƣ dân thành những công dân tốt. Khuyến ngƣ viên lấy việc xây dựng hạnh phúc cho ngƣ dân làm mục tiêu tối hậu. 2.4.4. Công tác khuyến ngƣ nhằm mục tiêu kèm luyện 39
  40. Công tác khuyến ngƣ nhằm mục tiêu kèm luyện cho ngƣ dân có đầy đủ năng lực giải quyết vấn đề của họ, gây lòng tự tin cho họ. Vì vậy, mục đích “giáo dục ngƣ dân” mà công tác chứ không phải vì thuần tuý cải thiện ngƣ nghiệp mà công tác. 2.4.5. Công tác khuyến ngƣ lấy sự thích ứng cho từng địa phƣơng làm nguyên tắc Một kế hoạch khuyến ngƣ rất thích hợp với vùng A nhƣng nếu đem áp dụng cho vùng B có thể bị thất bại. Vì thế nên xem xét các tình huống thực tế của địa phƣơng mà áp dụng các kế hoạch khuyến ngƣ khác nhau. 2.4.6. Công tác khuyến ngƣ dựa trên nguyên tắc bình đẳng Sự phối hợp công tác giữa khuyến ngƣ viên và ngƣ dân là bình đẳng, không phân biệt giai cấp giàu nghèo. Phƣơng châm giáo dục khuyến ngƣ là “hữu giáo vô loại”: dạy tất cả mọi ngƣời không phân biệt hạng ngƣời nào. 2.4.7. Công tác khuyến ngƣ mang tính liên hệ Công tác khuyến ngƣ không mong mỏi ngƣ dân biết ơn và vì có tính cách cộng đồng công tác, nên khuyến ngƣ viên không thể nhận kết quả của một công tác là riêng mình. 2.4.8. Công tác khuyến ngƣ là một phong trào vận động Muốn tham gia vào cuộc vận động trƣớc hết phải thông suốt bản chất của công tác, phải tin tƣởng vào công tác vì nếu chính mình không tin tƣởng thì làm sao làm cho ngƣời khác tin tƣởng mình đƣợc. Do đó khuyến ngƣ viên không chỉ vì lƣơng bổng vì danh lợi mà công tác, mà họ công tác với một niềm tin mãnh liệt, một lý tƣởng thiêng liêng là đem lại hạnh phúc cho ngƣời dân. 2.4.9. Công tác khuyến ngƣ cần phải hợp tác chặt chẽ với các tổ chức phát triển nông thôn khác 40
  41. Khuyến ngƣ chỉ là một trong rất nhiều hoạt động (kinh tế, xã hội, chính trị), phục vụ cho việc phát triển xã hội nông thôn. Vì các tổ chức khác cũng đóng vai trò quan trọng đối với ngƣ dân và gia đình của họ, do đó để công tác khuyến ngƣ đƣợc dễ dàng và hiệu quả hơn thì khuyến ngƣ cần phải sẵn sàng để hợp tác với các tổ chức của chính phủ cũng nhƣ tƣ nhân có uy tín trong vùng. Thƣờng thì các tổ chức sau đƣợc chú trọng: Các đoàn thể chính trị và lãnh đạo địa phƣơng: Sự ủng hộ tích cực của họ sẽ giúp cho mối liên hệ giữa khuyến ngƣ viên và ngƣ dân đƣợc thuận lợi hơn. Các cơ sở dịch vụ: Cung cấp vật liệu cho phục vụ sản xuất ngƣ nghiệp hay các lãnh vực khác, cho vay vốn hay các dịch vụ thƣơng mại. Những dịch vụ nhƣ vậy sẽ giúp cho ngƣ dân thoả mãn nhiều hơn trong công việc sản xuất. Các dịch vụ về sức khoẻ: Qua các dịch vụ này, khuyến ngƣ viên sẽ nắm đƣợc tình trang sức khoẻ của ngƣời dân trong vùng, đặc biệt là tình trạng về dinh dƣỡng vì rằng có mối tƣơng quan chặt chẽ giữa phát triển ngƣ nghiệp và chế độ dinh dƣỡng. Do đó, khuyến ngƣ viên phải theo dõi chặt chẽ các chƣơng trình, đề án liên quan và nắm bắt cho đƣợc các nhu cầu của địa phƣơng trong lĩnh vực này. Các trƣờng học ở địa phƣơng: Đây là nơi khuyến ngƣ viên nắm bắt đƣợc những nhà sản xuất ngƣ nghiệp tƣơng lai và bắt đầu chỉ dẫn cho họ những kiến thức và tập cho họ làm quen với các công việc của ngƣ dân. Các dịch vụ phát triển cộng đồng: Mục đích của các dịch vụ này rất gần với mục đích của khuyến ngƣ. Khuyến ngƣ viên cần có mối giao tiếp thƣờng xuyên và chặt chẽ với các cán bộ lãnh đạo của cộng đồng để cùng nhau xác định những vƣớng mắc trở ngại mang tính chất xã hội hoặc văn hoá, ảnh 41
  42. hƣởng đến sự tiến bộ, đồng thời khuyến khích tập thể dân trong vùng thực hiện những chƣơng trình đã đề ra. 2.4.10. Khuyến ngƣ và việc phân loại các nhóm ngƣ dân Những mối quan tâm của những ngƣ dân trong một vùng không nhất thiết phải giống nhau. Số ngƣ dân giàu (có nhiều tàu bè, đầm ao, cơ sở chế biến thủy sản) sẽ dễ dàng chấp nhận áp dụng những khuyến cáo mới. Số ngƣ dân nghèo sẽ dè dặt hơn. Nhƣ vậy, khuyến ngƣ không phải cho tất cả ngƣ dân những lời khuyên giống nhau, mà cần phải phân loại họ ra thành từng nhóm và thảo ra chƣơng trình thích hợp cho từng nhóm đã phân loại. Công tác khuyến ngƣ (hay khuyến ngƣ viên) phải luôn nhớ rằng là họ làm việc với những nhóm ngƣ dân khác nhau và vì vậy phải thảo ra họ những chƣơng trình thích hợp. Những ngƣời nghèo đặc biệt cần đến sự giúp đỡ. Bởi vì sử dụng đồng vốn ít ỏi của họ vào hoạt động khuyến ngƣ là đã trực tiếp tác động đến sự sống còn của họ và gia đình họ. Cần phải nhấn mạnh rằng những ngƣời ngƣ dân trong cùng một làng có thể thuộc vào những nhóm phân loại khác nhau, có nguồn lợi và khả năng khác nhau nên họ cần phải đƣợc quan tâm ở những khía cạnh khác nhau. 2.4.11. Khuyến ngƣ có tính cách trao đổi hai chiều Khuyến ngƣ không phải là một quá trình truyền đạt kiến thức và ý tƣởng một chiều từ khuyến ngƣ viên đến ngƣ dân. Những kết quả của các cơ quan ngƣ nghiệp mà khuyến ngƣ viên đƣa đến cho ngƣ dân là một vốn quí. Song những thông tin của khuyến ngƣ viên và các nhà nghiên cứu nhận đƣợc từ ngƣ dân là một vấn đề quan trọng. Ngƣời ngƣ dân rất thông thạo môi trƣờng và hệ thống sản xuất của họ, cho nên khi họ có ý kiến, nhận xét thì khuyến ngƣ viên phải biết tiếp thu những ý kiến đó cũng nhƣ biết đƣa ra những ý kiến đóng góp của mình. Những trao đổi nhƣ vậy có thể xảy ra ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình làm việc với ngƣ dân. Khi một vấn đề đã đƣợc đặt ra, nhờ có mối liên hệ chặt chẽ với ngƣ dân, 42
  43. khuyến ngƣ viên có thể giúp cho các nhà nghiên cứu hiểu rõ thêm tình hình sản xuất địa phƣơng và những khó khăn thƣờng gặp trong quá trình sản xuất. Tốt hơn nữa nên tạo điều kiện để các nhà nghiên cứu liên hệ trực tiếp với ngƣời sản xuất, nhƣ vậy những khuyến cáo của họ sẽ phù hợp với đòi hỏi của ngƣ dân hơn. Ví dụ: Khi áp dụng một kỹ thuật mới hay một giống mới có thể cho ra những kết quả tốt ở trại thí nghiệm nhƣng lại không ổn định ngoài đầm ao sản xuất, những thử nghiệm trên đầm ao cho phép chúng ta kiểm nghiệm những khuyến cáo của các nhà khoa học và qua đó định hƣớng những nghiên cứu trong tƣơng lai. Muốn cho công tác khuyến ngƣ đạt hiệu quả cao thì việc trao đổi giữa các nhà nghiên cứu, khuyến ngƣ viên và ngƣ dân là rất cần thiết và đây là một nguyên tắc cơ bản của khuyến ngƣ. 43
  44. CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN KHUYẾN NGƯ Mục tiêu: - Hiểu và biết đƣợc các phƣơng pháp, phƣơng tiện khuyến ngƣ. - Vận dụng đƣợc vào trong thực tiễn. Nội dung chính: 1. PHƢƠNG PHÁP KHUYẾN NGƢ Một KNV luôn luôn phải tạo ra những tình huống để giúp đỡ học viên phát triển giáo dục, bởi vì việc học là một tiến trình hoạt động. Nếu mối quan tâm của học viên không cao sẽ không thúc đẩy họ nỗ lực về thể chất và tinh thần để đạt đƣợc kiến thức, thì việc giảng dạy sẽ không đạt đƣợc mục đích. Do đó một KNV cần phải: Tạo ra cơ hội để mọi ngƣời đƣợc học. Kích thích sự ham học của học viên để đạt đƣợc kết quả mong muốn. Các nghiên cứu cho thấy rằng mọi ngƣời học bằng nhiều cách khác nhau: có ngƣời học tốt hơn bằng cách nghe, học bằng cách nhìn ngƣời khác làm, học bằng cách tự thực hiện để rút kinh nghiệm, ngƣời học bằng cách tham gia các cuộc thảo luận. Càng có nhiều phƣơng pháp khuyến ngƣ khác nhau, càng có nhiều ngƣời tiếp thu tốt, càng tập hợp ngƣ dân làm quen với kỹ thuật mới, họ càng có nhiều cơ hội tìm thấy phƣơng pháp học tốt hơn. Các phƣơng pháp khuyến ngƣ có thể đƣợc chia ra làm 3 nhóm: 1.1. Phƣơng pháp tiếp xúc cá nhân Trong phƣơng pháp này, việc tiếp xúc cá nhân cho phép đạt đƣợc một số lớn những mục tiêu đặc biệt. 44
  45. Ảnh hƣởng cá nhân của KNV rất quan trọng để đạt đƣợc sự hợp tác và tham gia của ngƣ dân vào những hoạt động của KN và để giúp cho việc chấp nhận những kỹ thuật mới. Ngƣ dân dễ lắng nghe những KNV mà họ quen biết và đánh giá cao, và tôn trọng những kiến thức của những ngƣời này. Tính thật thà của khuyến ngƣ viên rất cần thiết. Nếu bạn không biết trả lời một câu hỏi của ngƣ dân, hãy nói với họ là bạn không thể trả lời ngay, nhƣng bạn ghi nhận và tìm thông tin để lần gặp tới sẽ giải đáp. Nhớ giữ lời hứa! Các hình thức tiếp xúc cá nhân gồm có: 1.1.1. Tiếp xúc với ngư dân tại nhà hay ngoài đầm ao, cơ sở: Đây là phƣơng pháp giảng dạy đặc biệt trong khuyến ngƣ, nhằm tạo điều kiện để đối thoại trực tiếp với gia đình ngƣ dân và những KNV trong một nơi mà họ có thể thảo luận những vấn đề liên quan. Các cuộc tiếp xúc này nhằm mục đích: Giải đáp những thắc mắc của ngƣ dân một cách chính xác Giúp KNV làm quen với ngƣ dân Hiểu rõ các vấn đề ở địa phƣơng mà ngƣ dân gặp phải. Giải thích kỹ một vần đề đƣợc đề nghị. Theo dõi và quan - sát thành - quả và sinh hoạt gia đình. Mời ngƣ dân tham gia các hoạt động khuyến ngƣ. Tổ chức hoạt động, trình diễn, hội họp Thảo luận với ngƣ dân về phƣơng pháp và những chƣơng trình hợp tác. Cũng nhƣ tất cả những phƣơng pháp khuyến ngƣ khác, sự thành công của cuộc thăm viếng tuỳ vào sự chuẩn bị. Phƣơng pháp này tốn nhiều chi phí do phí di chuyển và tốn thời gian. Hãy xác định vai trò của bạn là ngƣời đào tạo! Ngƣ dân chờ đợi ở bạn những thông tin kỹ thuật có liên quan đến các vấn đề sản xuất của họ mà bạn sẽ cung cấp cho họ trong những cuộc thảo luận không chính thức. Hãy để 45
  46. cho ngƣ dân nói nhƣng phải định hƣớng cuộc đối thoại đi vào chủ đề cần giải quyết, thêm vào mục đích đã đƣợc định trƣớc ở cuộc thăm viếng. Đây có thể là dịp gợi mối quan tâm của gia đình ngƣ dân để giúp cho chƣơng trình khuyến ngƣ khác đƣợc triển khai dễ dàng. Thời gian của cuộc thăm viếng tuỳ thuộc vào thái độ và sự quan tâm của ngƣ dân. Nếu ngƣ dân quá bận, thì thực hiện cuộc thăm viếng nhanh và chấm dứt cuộc nói chuyện khi mục đích đạt đƣợc. Cuối cùng nên có một hồ sơ về cuộc thăm viếng. Hồ sơ này nó giúp cho bạn nhớ lại những gì bạn đã khuyến cáo cũng nhƣ tình trạng của nông hộ ở lần trƣớc, để có sự chuẩn bị cho lần viếng thăm tiếp theo. + Ƣu điểm: Nhân viên khuyến ngƣ có thể trực tiếp thu thập mọi thông tin về nông hộ và trao đổi ý kiến ngay với ngƣ dân. Trong quá trình tiếp xúc, KNV có thể giới thiệu những kiến thức mới và giải quyết riêng biệt những vấn đề đặc biệt cho ngƣ dân. Khi phỏng vấn, có thể lƣu ý tuyển chọn những chỉ đạo viên tình nguyện hoặc trình diễn viên ƣu tú. Gây sự tin tƣởng của ngƣ dân đối với các nhân viên khuyến ngƣ Có dịp tiếp xúc thƣờng xuyên với những ngƣ dân chƣa hề tham dự các công tác khuyến ngƣ. Tìm hiểu hiệu quả và phản ứng của ngƣ dân đối với các phƣơng pháp giáo dục khuyến ngƣ để căn cứ vào đó mà cải thiện phƣơng pháp giáo dục. + Khuyết điểm: Mất thời gian 46
  47. Tốn tiền xe cộ đi lại Thời gian tiếp xúc thƣờng hay bất lợi đối với ngƣ dân. Bỏ sót hoặc không đến những ngƣ dân nơi xa xôi hẻo lánh. 1.1.2. Ngƣ dân tiếp xúc với KNV tại cơ quan: Đối với phƣơng pháp này, KNV ít tốn thời gian và chi phí di chuyển. Tuy nhiên, đa số ngƣ dân khi đến cơ quan họ rất e ngại. Nhiều ngƣời có vẻ nhút nhát, hoặc họ khó khăn trong việc giải thích những khó khăn mà họ gặp phải, hoặc những yêu cầu cho cán bộ KN. Luôn tạo không khí dễ chịu, một cuộc nói chuyện thân thiện và đặc những câu hỏi để giúp họ xác định đƣợc vấn đề hoặc những yêu cầu họ mong muốn. + Ƣu điểm: Nhân viên khuyến ngƣ tiết kiệm đƣợc nhiều thì giờ Có thể ƣớc đoán đƣợc ngành giáo dục khuyến ngƣ tại địa phƣơng. Ngƣ dân sẵn sàng chấp nhận mọi sự chỉ đạo của nhân viên khuyến ngƣ, do đó hiệu quả học tập tốt hơn. + Khuyết điểm: Nhiều khi không thể phản ánh đƣợc thực trạng địa phƣơng Chỉ có những ngƣời đã tham gia công tác khuyến ngƣ mới thƣờng lui tới cơ quan hỏi thăm. 1.1.3. Ngƣ dân tiếp xúc với KNV bằng điện thoại: Mặc dù ở cách này không có những chỉ dẫn trực tiếp nhƣng nó cần thiết trong những trƣờng hợp đặc biệt nhƣ hƣớng dẫn cách xử lý một loại bệnh quen thuộc, cách sử dụng một loại hóa chất, phụ gia, hỏi thêm chi tiết về một chƣơng phát biểu trên ti vi Tuy nhiên, trong điều kiện nông thôn Việt Nam, mạng lƣới 47
  48. điện thoại chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi, giá cao nên rất ít ngƣ dân sử dụng dịch vụ này. + Ƣu điểm: Truyền đạt thông tin nhanh chóng tới ngƣ dân Dễ gây cảm tình giữa ngƣ dân với chỉ đạo viên Giải quyết kịp thời trƣớc các tình hình khẩn cấp + Khuyết điểm: Chí phi cho một cuộc gặp cao Một số vùng, ngƣ dân không thể sử dụng hình thức này Nhiều khi thông tin trao đổi thiếu sự chính xác Thông tin giải thích khó tƣờng tận và thiếu sự hấp dẫn. 1.1.4. Liên lạc bằng thƣ tín: Loại hình này tiện lợi để giải đáp các vấn đề mà ngƣ dân gặp phải trong sản xuất, nhất là đối với những ngƣ dân ở xa. Tuy nhiên có điều kiện bất lợi là: đối với những vấn đề khẩn cấp, hình thức này do tốn nhiều thời gian, nên có nhiều hạn chế, nhất là đối với những vùng nông thôn sâu, dịch vụ bƣu điện chƣa phát triển lắm, thêm vào đó còn nhiều ngƣ dân trình độ viết còn kém, họ không thể trình bày điều họ muốn hỏi. + Các ƣu điểm: Chúng ta thấy có bốn ƣu điểm trong phƣơng pháp này : Đây là một cách rất tốt để cung cấp các thông tin cần thiết cho việc giải quyết một vấn đề đơn lẻ nào đó, nhƣ một sự đầu tƣ chính chẳng hạn. Cuộc thảo luận tay đôi làm cho ngƣời làm khuyến ngƣ có cơ hội để hiểu biết ngƣời 48
  49. ngƣ dân một cách tƣờng tận nhất. Ngƣời làm khuyến ngƣ có thể quan sát cơ sở, vật nuôi và trang trại một cách chung nhất, đặc biệt ở các cuộc thăm hỏi gia đình và trang trại, nhƣ thế sẽ thu đƣợc thông tin ban đầu về các vấn đề và các nguyên nhân có thể có. Có thể tổng hợp các thông tin từ ngƣời ngƣ dân với các thông tin của ngƣời làm khuyến ngƣ. Ngƣời làm khuyến ngƣ có thể giúp ngƣ dân làm rõ các cảm nhận và lựa chọn khi có các mục tiêu trái ngƣợc nhau. Ngƣời làm khuyến ngƣ có thể chiếm đƣợc lòng tin của ngƣ dân bằng việc quan tâm đến ngƣ dân, đến tình cảm và quan điểm của họ. + Các nhƣợc điểm: Chi phí thời gian và đi lại cao. Một cán bộ khuyến ngƣ chỉ tiếp cận đƣợc một tỉ lệ nhỏ của nhóm mục tiêu. Ngƣời làm khuyến ngƣ có thể đƣa ra các thông tin chủ quan và thiếu chính xác. Ngƣ dân sẽ không tìm kiếm sự giúp đỡ và cũng không xác nhận các thông tin về họ là đáng tin cậy nếu thiếu lòng tin vào khuyến ngƣ. Cuộc thảo luận tay đôi thƣờng bắt đầu bằng việc ngƣời ngƣ dân cảm thấy anh ta có một vấn đề nào đó, thƣờng là các vấn đề đã có từ trƣớc và đang là nguyên nhân của một số khó khăn gặp phải. Một cuộc thảo luận tay đôi có thể giúp cho việc giải quyết một vấn đề cụ thể của ngƣời ngƣ dân. Phƣơng pháp khuyến ngƣ này ít khi là một giải pháp cho việc động viên các lợi ích tập thể, nhƣ tổ chức một hợp tác xã chẳng hạn. 1.2. Phƣơng pháp tiếp xúc tập thể 49
  50. Phƣơng pháp tiếp xúc nhóm cho phép một KNV có thể gặp nhiều ngƣ dân, nhiều đại biểu nông hộ là phƣơng pháp cá biệt. Nó tạo điều kiện cho việc trao đổi kinh nghiệm, thảo luận về những vấn đề quan trọng hoặc chƣa nhất trí. KNV triển khai công tác với nhóm với nhiều hình thức: 1.2.1. Hội họp: Là một trong nhƣng phƣơng pháp xƣa nhất và quan trọng nhất trong việc đào tạo KN. Sự thành công của phƣơng pháp họp nhóm tuỳ vào cách mà nó đƣợc quan tâm đến: Cuộc họp này là của ngƣ dân hay KN ? Theo Kelsey có 4 loại hội họp về KN: Họp tổ chức: Những cuộc họp để phổ biến những chỉ thị về hành chính, câu lạc bộ thanh niên, Tổng quát, những tổ chức này họp định kỳ, thƣờng dễ lấy quyết định để thực hiện nhiệm vụ nào đó. Họp để lập kế hoạch: Đòi hỏi một sự chuẩn bị chu đáo các tƣ liệu cho tình huống làm kế hoạch. Công việc này là công việc chủ yếu của KNV, có nhiều trƣờng hợp sự có mặt của lãnh đạo địa phƣơng rất cần thiết. Họp của những nhóm cùng sở thích: đƣợc tổ chức để thoả mãn những nhu cầu giáo dục của những nhóm ngƣ dân có liên quan đến những vấn đề chung(thí dụ về cây ăn trái, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi, kinh tế hộ gia đình, ) Dạng hình này chỉ có thể chỉ diễn ra một lần hoặc gồm một chuỗi những cuộc họp. Họp cộng đồng: cuộc họp nhắm vào những cƣ dân trong một vùng gồm toàn đàn ông, phụ nữ hoặc thanh niên họ có những mối quan tâm khác nhau. Nhiều ngƣời đến vì sự tò mò, hoặc để giải trí, những ngƣời khác có động cơ nghiêm túc hơn. Những yếu tố có liên quan đến việc tổ chức các cuộc họp: 50
  51. Phân tách rõ đối tƣợng cuộc họp thuộc thành phần nào. Ấn định thời gian thích hợp nhất cho cuộc họp. Cân nhắc khoảng cách giữa địa điểm họp và nơi cƣ trú của ngƣ dân để việc đi đến cuộc họp dễ dàng hơn. Quyết định thời gian thuyết trình cho nhân viên KN, chuyên viên kỹ thuật và các thành phần khác trong cuộc họp. Tìm địa điểm thích hợp với mục đích giáo dục của cuộc họp. Phòng họp phải sáng sủa, thoáng gió để tạo điều kiện thoải mái cho buổi họp. Dùng mọi phƣơng tiện thông tin để truyền tải giấy mời đến tận tay ngƣ dân trƣớc ngày họp. Cần có những trang bị gì ? Ví dụ nhƣ máy chiếu phim, máy phóng thanh, Cần tìm ngƣời nào tại địa phƣơng đảm trách lo liệu việc tổ chức? Ai sẽ chủ toạ cuộc họp ? Ý kiến của nhân viên kỹ thuật đối với cuộc họp? Các tài liệu cần thiết về kỹ thuật có những loại nào? Cần phải chuẩn bị những gì ? Cần ghi chép những gì trong cuộc họp. Làm thế nào để cung cấp tài liệu tin tức cho báo chí và đài phát thanh về thành quả của cuộc họp. 1.2.2. Tập huấn: Là một phƣơng pháp tiếp cận mới, phƣơng pháp này giúp cho học viện có năng lực giải quyết vấn đề, phƣơng pháp xử lý tình huống - hành động sẽ khắc phục đƣợc tính nhàm chán của phƣơng pháp giáo dục truyền thống, tính thụ động 51
  52. của ngƣời nghe là học viên ngƣ dân. Nó đòi hỏi sự chuẩn bị rất công phu, đòi hỏi ở giảng viên một số khả năng và đức tính cần phải có. 1.2.3. Tham quan mô hình, cơ sở: Phƣơng pháp này giúp cho ngƣ dân đi đến những nơi làm ăn tốt, tiếp cận với những điển hình, quan sát trực tiếp những kết quả đạt đƣợc trên ao đầm, tại gia đình, trang trại, hợp tác xã, những tiến bộ kỹ thuật, những phƣơng pháp đã áp dụng. Tham quan là một phƣơng pháp hữu hiệu để tạo sự chấp nhận những kỹ thuật cải tiến. Ngƣ dân đƣợc dịp học hỏi những kinh nghiệm của nhau, trao đổi ý kiến và quyết định những gì mà họ sẽ muốn làm tại gia đình họ, trên đồng ruộng họ. 1.2.4. Trình diễn: Là một công tác giáo dục khuyến ngƣ cụ thể, có thực tiễn chứng minh, có hiệu quả cao. " Vì trăm nghe không bằng một thấy, mƣơi thấy không bằng một thực nghiệm" . Qua nhiều kết quả kinh nghiệm này đã đƣợc tổng kết đánh giá nhƣ sau: Ngƣ dân chỉ nhớ 25% những gì họ nghe đƣợc Nhớ khoảng 40% những gì mà họ vừa nghe, vừa thấy. Nhớ khoảng 60% những gì mà họ vừa nghe , vừa thấy, vừa lập lại. Nhớ khoảng 80% những gì mà họ vừa nghe, thấy, lập lại và thực hành. Thƣờng có hai loại hình trình diễn: Trình diễn kết quả: Khi thực hiện phƣơng pháp trình diễn này cần chú ý một số điểm sau đây: o Phân tích tình huống địa phƣơng xem có thể đƣa phƣơng pháp mới ra bằng cách áp dụng lối trình diễn kết quả hay không ? o Chọn ngƣời trình diễn là ngƣời có uy tín 52
  53. o Cách làm có hiệu quả thƣờng dùng là cùng một trình diễn nhƣng phải đƣợc lập lại cho nhiều ngƣời khác nhau và bố trí cho nhiều lô so sánh o Phải lập kế hoạch trình diễn kết quả, xác định rõ các việc phải làm từng bƣớc. o Tổ chức hội hợp tại điểm trình diễn với các phƣơng tiện thông tin nghe nhìn, chụp ảnh o Sự khác biệt giữa điểm thí nghiệm và trình diễn kết quả. Trình diễn theo phương pháp: Thực hiện phƣơng pháp trình diễn này cần chú ý một số điểm sau đây: o Chọn lựa đề tài, dựa trên nhu cầu của dân chúng địa phƣơng. o Trình diễn viên phải quen thuộc với phƣơng pháp o Diễn tập trình diễn o Thực hiện trình diễn o Công việc sau khi trình diễn 1.2.5. Các buổi học tổng quát: Thuật ngữ này bao gồm các hình thức lớp học, do KNV tổ chức, mà khác với các buổi trình diễn phƣơng pháp các lớp huấn luyện, các buổi tham quan cơ sở. Nó bao gồm các hình thức nhƣ thảo luận, diễn đàn, hội nghị, hội thảo 1.2.6. Các trƣờng lớp ngắn hạn: Khi nhu cầu huấn luyện gia tăng cho vài nhóm ngƣ dân thì có thể tổ chức các trƣờng lớp ngắn hạn. Những lớp nhƣ vậy kéo dài từ 1 đến 6 tuần tuỳ thuộc vào chủ đề. Ở đây đòi hỏi sự ghi danh và sự tham gia đều đặn. Trƣờng hợp này hầu nhƣ là không chính qui nhƣng các chƣơng học phải đƣợc tổ chức tốt, theo trình tự hợp lý. 53
  54. VD: Các loại hình huấn luyện cho trƣờng hợp này nhƣ: Cách lái chế biến thức ăn tƣơi cho đối tƣợng nuôi Quản lý nuôi trồng thủy sản Phòng trị dịch bệnh trong nuôi thủy sản Kỹ thuật chế biến các sản phẩm truyền thống Lớp này thƣờng ngắn hơn những lớp thƣờng xuyên. Nó đòi hỏi thời gian và sự tập trung vào sự phát triển kỹ xảo hay kỹ thuật hơn là để hoàn thành một lớp học hay là một hội nghị. Khi chọn học viên điều quan trọng là phải đảm bảo đƣợc các điều sau: Họ sử dụng thông tin về kỹ xảo ngay khi họ học đƣợc Trình độ giáo dục, kinh nghiệm và kiến thức cơ bản của họ gần giống nhau. Họ có khả năng hiểu đƣợc những tƣ liệu đã trình bày. Khi các lớp này đƣợc mở ra ở các vùng và các điều kiện khác nhau, thì các chuyên gia có thể đƣợc mời đến dạy. Tuy nhiên việc dạy này có thể do KNV địa phƣơng đảm nhiệm nếu anh ta cảm thấy rất cần và có đủ khả năng và sắp xếp đƣợc thời gian. 1.3. Phƣơng pháp thông tin đại chúng Việc sử dụng các phƣơng tiện thông tin đại chúng trong khuyến ngƣ, chúng ta sẽ đề cập đến vai trò của nó trong một chƣơng trình khuyến ngƣ và làm thế nào sử dụng có hiệu quả chúng để làm rõ ý nghĩa của các thông điệp cần truyền tải thông qua các hình thức: 1.3.1. Các ấn phẩm: Các ấn phẩm là tài liệu in thƣờng đƣợc trình bày ở dạng chi tiết để tăng cƣờng các phƣơng pháp giảng dạy khác và tác động dân chúng. Các cơ quan thông 54
  55. tin có liên hệ trong công tác phát triển nông thôn, thì thƣờng cho ra hai loại ấn phẩm cho ngƣời nông thôn. Hai loại này là các tập chí và các tài liệu bƣớm. 1.3.2. Truyền thanh: Hơn bất cứ một phƣơng tiện nào khác, sự truyền thanh có khả năng làm lan rộng thông tin đến một số ngƣời trong thời gian ngắn nhất. Ngày nay, truyền thanh là một trong những phƣơng tiện đại chúng dễ gần gũi nhất. Truyền thanh là một phƣơng tiện tuyệt hảo để phổ biến các tin tức về nông nghiệp. Những việc xảy ra ở địa phƣơng, về dân chúng trong làng, thì có sự lôi cuốn mạnh thính giả. 1.3.3. Truyền hình: Truyền hình trong khuyến ngƣ một phần nào đó cũng tƣơng tự nhƣ là hình thức truyền thanh, tuy nhiên có một số điểm khác biệt sau đây: . Có hình ảnh minh hoạ nên tin tức có một sức mạnh tâm lý lớn, dễ hiểu đối với ngƣời ngƣ dân hơn. Có thể truyền đi những tin tức kỹ thuật tƣơng đối phức tạp, cần minh hoạ bằng hình ảnh, biểu đồ . Dễ gây sự quan tâm, thích thú hơn. 1.3.4. Video Cassette: Hiện nay việc sử dụng video cassette trong khuyến ngƣ khá phổ biến. Ở nhiều điểm hình thức này giống nhƣ truyền hình, tuy nhiên cũng có một vài điểm khác biệt: . Có thể lƣu giữ tin tức qua băng và phát lại bất cứ lúc nào theo yêu cầu. . Có thể kết hợp đƣa tin về kỹ thuật với các hình thức giải trí để tăng tính hấp dẫn. 55
  56. . Dùng minh hoạ hỗ trợ cho các hình thức giảng dạy khác, là phƣơng tiện phổ biến trong các buổi họp, học, hội thảo 1.3.5. Các thiết bị, phƣơng tiện nghe nhìn khác Over head, máy chiếu phim Slide, loa phóng thanh, ) là những phƣơng tiện dùng để minh hoạ cho các buổi học, buổi họp và trở thành các phƣơng tiện có ích không thể thiếu đƣợc. 1.3.6. Các phƣơng tiện khác: o Hình lật o Biểu bảng o Ảnh chụp o Tranh dán tƣờng o Cải lƣơng, kích nói, múa rối 1.3.7. Chiến dịch khuyến ngƣ: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của khuyến ngƣ là tổ chức tiến hành một chiến dịch khuyến ngƣ(CDKN), nó giúp KNV có thể làm tốt công tác chuyển giao kỹ thuật và dễ tạo sự chấp nhận của ngƣ dân. Một chiến dịch khuyến ngƣ là sự kết hợp của các phƣơng pháp khuyến ngƣ khác nhau trong một thời gian nhất định, nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định. Trong chiến dịch sẽ phối hợp sử dụng nhiều phƣơng tiện thông tin, kỹ thuật hỗ trợ nhau để tạo sự chú ý, quan tâm của ngƣ dân đến một vấn đề nào đó để họ dễ dàng chấp nhận và áp dụng tốt hơn. 2. PHƢƠNG TIỆN GIẢNG DẠY KHUYẾN NGƢ 56
  57. Mục đích của việc sử dụng trang thiết bị giảng dạy khuyến ngƣ nhằm giúp cho việc truyền tin có hiêu quả hơn. Hai phƣơng tiện thƣờng dùng là nghe và nhìn. Tuy nhiên chƣơng giảng của cán bộ khuyến ngƣ vẫn là nguồn thông tin chính.Việc sử dụng thiết bị nghe và nhìn càng tăng thêm khả năng thuyết phục để ngƣời học thu đƣợc kết quả cao nhất. 2.1. Chuẩn bị chƣơng giảng khuyến ngƣ Phƣơng pháp chuẩn bị chƣơng giảng khuyến ngƣ bao gồm các phần chính sau: + Xác định tên chƣơng giảng dựa vào nội dung của chƣơng giảng. + Xác định nội dung chƣơng giảng. + Xác định phƣơng pháp giảng dạy: Đọc giảng hoặc nghe nhìn. + Chuẩn bị tài liệu tham khảo và hình ảnh minh hoạ để viết chƣơng giảng (sách giáo khoa, tạp chí, ảnh chụp ) 2.2. Viết chƣơng giảng Mở đầu: Giới thiệu tổng quát về chủ đề chƣơng giảng. Nội dung chƣơng giảng: Trình bày nội dung cần giảng (quy trình thực hiện). Trình bày theo cách vừa viết vừa có tranh ảnh minh hoạ. Những điều cần ghi nhớ lúc giảng. Chuẩn bị tài liệu tham khảo cho khuyến ngƣ. 2.3. Khuyến ngƣ bằng phƣơng pháp nghe nhìn (phƣơng tiện thông tin đại chúng) Phƣơng pháp này cung cấp những hiểu biết, quan niệm mới về thực tiễn trong ngành thuỷ sản cho nhiều ngƣời biết trong thời gian ngắn. 57
  58. Thông tin này truyền đi những thông tin trong phạm vi nhất định nhằm tạo ra sự say mê, hiểu biết và kích thích mọi ngƣời. Phƣơng pháp này phục vụ đƣợc nhiều ngƣời với một nguồn thông tin trong cùng một thời gian nên phƣơng pháp này là phƣơng pháp truyền tải nhanh và chi phí thấp. Tuy nhiên phƣơng pháp này còn hạn chế: Không thể đƣa lời khuyên đến từng cá nhân, dạy những kỹ xảo chuyên môn và đề ra cách giải quyết khó khăn cấp bách. Phƣơng pháp truyền thông đại chúng thông thƣờng truyền tải những nội dung cơ bản sau: + Đƣa ra những thông báo định kỳ và biện pháp phòng tránh về thời tiết, dịch bệnh và các phƣơng pháp xử lý. + Công bố hiệu quả khuyến ngƣ bằng cách dẫn ra kết quả thực nghiệm. + Chia sẻ những kinh nghiệm của các hoạt động thủy sản kể cả những thành công, thất bại, những khó khăn và cách giải quyết. + Thông báo về khả năng dịch vụ khuyến ngƣ, vốn vay, chính sách và kế hoạch nhà nƣớc 2.4. Phƣơng pháp thực hiện Biên soạn và phát hành sách khuyến ngƣ giống thuỷ sản: Kỹ thuật nuôi, kỹ thuật sinh sản nhân tạo, giới thiệu một số đối tƣợng thuỷ sản mới. Kỹ thuật khai thác thuỷ sản, kỹ thuật sơ chế và quản lý sản phẩm sau thu hoạch Xây dựng phim kỹ thuật, phóng sự: Cùng nông dân bàn cách làm giàu. Ban hành các tờ gấp, tờ rơi về thuỷ sản. 58
  59. Phối hợp với các báo, tạp chí để đăng tải các chƣơng báo, phóng sự, kỹ thuật: Báo Nông nghiệp Việt Nam, bản tin Con Tôm, tạp chí thuỷ sản, bản tin khoa học và kinh tế thuỷ sản. 2.5. Lập kế hoạch của chƣơng trình khuyến ngƣ 2.5.1. Khái quát Việc lập kế hoạch đòi hỏi những chuyên viên về kế hoạch, các nhà xã hội học, các chuyên viên về thông tin, các chuyên viên về khuyến ngƣ thƣờng cơ quan khuyến ngƣ chỉ mời các ngƣời có liên quan đến trong ban lập kế hoạch, nêu mục đích yêu cầu của kế hoạch nhờ sự cố vấn của họ để lập kế hoạch nó giúp rất nhiều cho cán bộ khuyến ngƣ trong công việc. Nhƣng sự thành công của một chƣơng trình khuyến ngƣ cần chú ý các yếu tố sau: Mục tiêu xác thực, rõ ràng, phù hợp với ngƣ dân và điều kiện, hoàn cảnh địa phƣơng. Có một kế hoạch thích hợp Đƣợc sự ủng hộ nhiệt tình của lãnh đạo địa phƣơng Có biện pháp cụ thể thực hiện kế hoạch đề ra Có đủ kinh phí Có đội ngũ khuyến ngƣ mạnh, nhiệt tình, có năng lực. 2.5.2. Các bƣớc lập kế hoạch 2.1. Điều tra nghiên cứu và phân tích tình hình: Điều tra các điều kiện tự nhiên - Kinh tế - Xã hội văn hoá tín ngƣỡng nắm đƣợc các thế mạnh, các ƣu điểm, thuận lợi và khó khăn còn tồn tại cần giải quyết . 59
  60. Nắm đƣợc yêu cầu bức xúc của ngƣ dân, nhu cầu của họ, khó khăn của họ để thoát ra khỏi cuộc sống nghèo nàn đang đeo đuổi họ. 2.2. Xác định mục tiêu Từ các kết quả điều tra kết hợp với các tài liệu khác ta có thể xác định mục tiêu mà công tác khuyến ngƣ cần phải tiến hành. Mục tiêu là điểm đến của chƣơng trình khuyến ngƣ mà chúng ta cần đề ra các biện pháp thực hiện để đạt đƣợc mục tiêu đó Mục tiêu đề ra cần lƣu ý đến việc khai thác tốt các điều kiện, tiềm năng sẵn có, tranh thủ sự hỗ trợ từ bên ngoài để phát triển sản xuất nâng cao đời sống vật chất tinh thần của ngƣ dân. 2.3. Kế hoạch thực hiện Phải thực sự cụ thể từ đầu đến cuối, có trọng tâm, từng công việc và biện pháp đi kèm để thực hiện. Sự phối hợp với các tổ chức khác: o Cần phải biết tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức khác, nhất là các ban ngành, đoàn thể địa phƣơng. o Kế hoạch phải chú ý đến việc tuyên truyền rộng rãi nội dung cũng nhƣ mục tiêu của chiến dịch. Cần có kế hoạch đánh giá và tổng kết rút kinh nghiệm: Nói chung: Cần lƣu ý kế hoạch đề ra phải phù hợp với chủ trƣơng chính sách chung của Đảng và Nhà nƣớc, của các tổ chức đoàn thể khác và tránh đụng đến những quan niệm về tôn giáo nếu không thật cần thiết. Nên cho thảo luận và lấy ý kiến thảo luận của ngƣ dân để tham khảo khi xác định mục tiêu. 60
  61. 2.4. Đánh giá một chƣơng trình khuyến ngƣ Đánh giá một chƣơng trình khuyến ngƣ nhằm mục đích chứng tỏ vai trò hoạt động của cơ quan khuyến ngƣ, hiệu quả của hoạt động khuyến ngƣ, biết đƣợc sự đầu tƣ của nhà nƣớc cho ngƣ dân sử dụng ra sao? Có hiệu quả không ? Mức độ đánh giá có thể căn cứ vào: Hiệu quả chung của sản xuất, mức tăng thu nhập về đời sống. Việc thực hiện của chƣơng trình khuyến ngƣ, cơ quan khuyến ngƣ và của từng cán bộ khuyến ngƣ. Căn cứ vào chất lƣợng của buổi tập huấn, hội thảo, các điểm trình diễn, số lƣợng ngƣ dân tham gia vào chƣơng trình. Mục tiêu của chƣơng trình có phù hợp với kế hoạch đề ra không? Kế hoạch tiến hành có phù hợp với kế hoạch đề ra. Thu thập dữ kiện, số liệu để tìm hiểu hiệu quả của các chƣơng trình khuyến ngƣ hoặc so sánh tình hình trƣớc và sau khi thực hiện chƣơng trình. So sánh kết quả này với kết quả dự đoán sắp tới. Có nhiều cách thu thập thông tin để đánh giá: Từ báo cáo của ngƣời làm công tác khuyến ngƣ Từ ý kiến của ngƣời làm công tác giám sát cơ quan khuyến ngƣ. Thảo luận trao đổi trực tiếp với ngƣ dân để lấy ý kiến đánh giá của chính họ. Quan sát những thay đổi của địa phƣơng sau khi tiến hành chiến dịch. 61
  62. TÀI LIỆU THAM KHẢO - D.Kumar - Phạm Mạnh Tƣởng. Lê Thanh Lựu - Công tác khuyến ngƣ -Nhà xuất bản nông nghiệp. 1995. - Phạm Văm Trang và Đỗ Hoàng Hiệp- Công tác khuyến ngƣ - 2000. - Phạm Văn Trang - Phƣơng pháp khuyến ngƣ ở cơ sở (Nxb nông nghiệp. 2002). - Trần Văn Vỹ - Phƣơng pháp khuyến ngƣ - Nxb nông nghiệp . 2001). - Chƣơng trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1999 - 2010. - Chƣơng trình khuyến ngƣ của ngành thuỷ sản thời kỳ 2001 - 2005. - Khuyến ngƣ Việt nam 10 năm hoạt động và trƣờng thành - Nxb nông nghiệp 2003. 62