Giáo trình May áo vest nữ 1 lớp - Nghề: May thời trang - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ

pdf 41 trang Gia Huy 2610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình May áo vest nữ 1 lớp - Nghề: May thời trang - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_may_ao_vest_nu_1_lop_nghe_may_thoi_trang_truong_c.pdf

Nội dung text: Giáo trình May áo vest nữ 1 lớp - Nghề: May thời trang - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ

  1. BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỔNG CỤC DẠY NGHỀ GIÁO TRÌNH Môn học: May áo vest nữ 1 lớp NGHỀ: MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ- ngày tháng năm của ) Hà Nội, năm 2021
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam từ ngàn xưa đã có câu “ Người đẹp vì lụa”. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của con người cũng ngày một lớn, cái đẹp, sự hoàn mỹ là cái mà con người luôn vươn tới và muốn đạt được. Khi nền kinh tế còn thấp thì nhu cầu ăn mặc của con người vươn tới chỉ là “ăn no mặc ấm”, nhưng ngày đất nước ngày càng phát triển, kéo theo đó nhu cầu về ăn mặc của con người cũng đòi hỏi sự đáp ứng ở mức cao hơn. Không còn là “ăn no mặc ấm” nữa mà hơn thế nhu cầu ấy phải là “ăn ngon mặc đẹp”. Điều đó một lần nữa khẳng định cho chúng ta thấy rằng việc chúng ta mặc như thế nào cho đẹp là rất quan trọng. Ban biên soạn giáo trình Khoa Công nghệ May thời trang - Trường Cao đẳng nghề Bắc Nam đã tiến hành biên soạn giáo trình May áo vest nữ 1 lớp với thời lượng 90 giờ. Giáo trình gồm bốn bài: Bài mở đầu - Giới thiệu mô đun May áo vest nữ 1 lớp, bài 1 - May túi lộn boong, bài 2 – May cổ áo vest nữ 1 lớp, bài 3 - May áo vest nữ 1 lớp. Tuy nhiên, thời trang áo vest nữ vô cùng phong phú, đa dạng theo mùa, theo lứa tuổi, do vậy mặc dù ban biên soạn đã hết sức cố gắng để hoàn thành giáo trình với chất lượng cao, song giáo trình sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các độc giả. Ban biên soạn giáo trình xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tinh thần cộng tác khoa học có hiệu quả của các đơn vị thuộc Tổng cục Dạy nghề và các giảng viên có kinh nghiệm đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình biên soạn và hoàn thiện giáo trình này. Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Trần Thị Ngọc Huế 2. Biên soạn : Đào Thị Thủy Phùng Thị Nụ
  4. 3 MỤC LỤC BÀI MỞ ĐẦU 7 GIỚI THIỆU MÔ ĐUN MAY ÁO VEST NỮ 1 LỚP 7 1. Khái niệm chức năng của quần áo 7 1.1. Khái niệm 7 1.2. Chức năng 7 2. Phân loại quần áo, xu hướng nguyên phụ liệu cho vest nữ 1 lớp 8 2.1. Phân loại quần áo 8 2.2. Xu hướng nguyên phụ liệu 8 BÀI 1. MAY TÚI LỘN BOONG 10 1. Đặc điểm 10 2 . Cấu tạo 11 3. Quy cách và yêu cầu kỹ thuật 11 3.1. Quy cách 11 3.2. Yêu cầu kỹ thuật 11 4. Phương pháp may 12 5. Mặt cắt tổng hợp 15 6. Các dạng sai hỏng - Nguyên nhân - biện pháp phòng ngừa. 16 BÀI 2. MAY CỔ ÁO VESTON NỮ 1 LỚP 17 1. Đặc điểm 17 2 . Cấu tạo 18 3. Quy cách và yêu cầu kỹ thuật 18 3.1. Quy cách 18 3.2. Yêu cầu kỹ thuật 18 4. Phương pháp may cổ 18 5. Vẽ mặt cắt tổng hợp 20 6. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa 21 BÀI 3.PHƯƠNG PHÁP MAY ÁO VEST NỮ 1 LỚP 23 1. Đặc điểm 23 2. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật 24 3. Bảng thống kê số lượng các chi tiết 24 4. Cấu tạo 25 5. Quy trình lắp ráp 26 5.1. Chuẩn bị 26 5.2. Trình tự may 27 6. Sơ đồ 35 6.1. Sơ đồ khối gia công sản phẩm: 36 6.2. Sơ đồ lắp ráp sản phẩm áo vest nữ 1 lớp 37 7- Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
  5. 4 MÔN ĐUN: MAY ÁO VEST NỮ 1 LỚP Tên mô đun: May áo vest nữ 1 lớp Mã số mô đun: MĐMTT 24 Thời gian mô đun: 75 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 54 giờ; Kiểm tra: 6 giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun May áo vest nữ 1 lớp được bố trí học sau mô đun Thiết kế trang phục 3 - Tính chất: Mô đun May áo vest nữ 1 lớp là một mô đun chuyên môn nghề trong danh mục các môn học, mô đun mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. II. Mục tiêu mô đun: Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng - Kiến thức: + Phân tích được quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may túi lộn boong, cổ áo Vest nữ 1 lớp - Kỹ năng: + Xây dựng được quy trình lắp ráp và vẽ được mặt cắt của các bộ phận áo Vest nữ 1 lớp + May hoàn chỉnh áo Vest nữ 1 lớp đảm bảo quy cách, yêu cầu kỹ thuật và định mức thời gian - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Bố trí chỗ làm việc khoa học, hợp lý và đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong quá trình thực hành + Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, chính xác, tác phong công nghiệp và ý thức tiết kiệm nguyên liệu trong quá trình học tập
  6. 5 III. Nội dung mô đun: Thời gian(giờ) Kiểm Thực hành, tra, thi Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý thí nghiệm, kết TT số thuyết thảo luận, thúc luyện tập mô đun 1 Bài mở đầu: Giới thiệu mô đun 1 1 May áo vest nữ 1 lớp 1. Ý nghĩa của mô đun May áo vest nữ 1 lớp 2. Giới thiệu nội dung mô đun Bài 1: May túi lộn bong 8 2 6 1. Đặc điểm 0,25 0,25 2. Cấu tạo 0,25 0,25 2 3. Yêu cầu kỹ thuật 0,25 0,25 4. Quy trình may 2,5 0,5 2 5. Vẽ mặt cắt tổng hợp 0,5 0,5 6. Các dạng sai hỏng khi may, 0,25 0,25 nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa 7. Thực hành 4 4 3 Bài 2: May cổ áo vest nữ 1 lớp 12 3 7 2 1. Đặc điểm 0,25 0,25 2. Cấu tạo 0,25 0,25 3. Yêu cầu kỹ thuật 0,25 0,25 4. Quy trình may 2 1 1
  7. 6 5. Vẽ mặt cắt tổng hợp 1 1 6. Các dạng sai hỏng khi may, 0,25 0,25 nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa 7. Thực hành 6 6 Kiểm tra 2 2 4 Bài 3: May áo vest nữ 1 lớp 52 9 41 2 1. Đặc điểm hình dáng 0,5 0,5 2. Yêu cầu kỹ thuật 0,5 0,5 3. Bảng thống kê số lượng các 0,5 0,5 chi tiết 4. Quy trình lắp ráp 6 4 2 5. Sơ đồ 3 3 6. Các dạng sai hỏng khi may, 0,5 0,5 nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa 7. Thực hành 39 39 Kiểm tra 2 2 Thi kết thúc mô đun 2 2 Cộng 75 15 54 6
  8. 7 BÀI MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU MÔ ĐUN MAY ÁO VEST NỮ 1 LỚP Xuất phát từ nhu cầu để bảo vệ cơ thể, chống lại tác động của thiên nhiên, người xưa đã biết tìm kiếm những tấm phủ, những mảng da, những mảng lông, mảng vỏ cây để che cơ thể. Những tấm vải che ngực trở thành các kiểu áo, các mảnh che mông, che đùi trở thành các kiểu váy, quần. Thông tin đầu tiên về quần áo có từ các bức hoạ trên các vách hang trên núi Pyrênê, tại biên giới Pháp và Tây Ban Nha. Các nhà khảo cổ học xác định bức hoạ đã có từ 20.000 năm trước đây, trong thời kỳ băng hà Ban đầu, động lực phát triển quần áo là điều kiện tự nhiên. Bằng chứng là quần áo phát triển mạnh mẽ ở những nơi có không khí khắc nghiệt (đặc biệt là nơi có không khí lạnh) 1. Khái niệm chức năng của quần áo 1.1. Khái niệm Trang phục là những gì con người mang khoác trên cơ thể mình nhằm bảo vệ và làm đẹp cho cơ thể. Trang phục bao gồm: Quần áo, nón mũ, khăn, giày dép, găng tay thắt lưng, túi ví, đồ trang sức và nhiều đồ vặt khác, được kết hợp hài hoà với nhau trong một chỉnh thể thống nhất trên từng người mặc. Trong các phục trang đó, quần áo chiếm tỉ lệ lớn và quan trọng nhất. Quần áo là thuật ngữ dùng để chỉ các sản phẩm dệt may thành những vật phẩm để mặc trên người. + Áo: Là những sản phẩm mặc ở phần trên cơ thể, kể từ cổ vai trở xuống, tuỳ theo độ dài mà áo được chia thành: áo dài, áo lửng, áo ngắn + Quần: Là những sản phẩm để che phần dưới cơ thể, từ bụng trở xuống có 2 ống che chi dưới. Váy: Là những sản phẩm để che cả cơ thể hay chỉ phần dưới, được may quây liền. 1.2. Chức năng Quần áo có những chức năng sau: - Sử dụng: Giữ ấm, bảo vệ cơ thể tránh những tác động có hại của môi trường. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể trong sinh hoạt và lao động, không làm cản trở các hoạt động của cơ thể, tạo điều kiện tốt cho quá trình trao đổi chất trên bề mặt da cơ thể.
  9. 8 - Thông tin thẩm mỹ: + Chức năng thông tin xã hội: Quần áo luôn là một trong những yếu tố chính thể hiện mối quan hệ của con người với tự nhiên xã hội. Quần áo trở thành một bộ phận không thể tách rời của văn hoá loài người. Quần áo thể hiện trình độ văn hoá của người mặc và của cả dân tộc xã hội thời kỳ đó. + Chức năng thông tin cá nhân: Qua quần áo, người ta có thể biết tương đối một số thông tin cơ bản về người mặc như: sở thích, tính cách, nghề nghiệp, vị trí xã hội + Chức năng thẩm mỹ: Quần áo góp phần nâng cao vẻ đẹp bên ngoài của cơ thể nhờ sự lựa chọn phù hợp về màu sắc, hình dáng, cấu trúc và các chi tiết trang trí trên quần áo với cơ thể người mặc. Với mọi chủng loại, quần áo đều thể hiện đầy đủ cả hai nhóm chức năng cơ bản trên, tuy nhiên mức độ quan trọng của mỗi nhóm chức năng có thể khác nhau. 2. Phân loại quần áo, xu hướng nguyên phụ liệu cho vest nữ 1 lớp 2.1. Phân loại quần áo Quần áo được sử dụng hiện nay rất phong phú và đa dạng về chủng loại, đối tượng và điều kiện sử dụng, chức năng và đặc điểm kết cấu. Vì vậy, để thuận lợi cho quá trình sản xuất và sử dụng, quần áo được chia theo một số đặc trưng sau: - Theo đối tượng sử dụng: + Giới tính: Nam, nữ. + Lứa tuổi: Quần áo trẻ em (sơ sinh, mẫu giáo, thiếu nhi, thiếu niên), thanh niên trung niên + Điều kiện khí hậu: Bốn mùa đều có đặc điểm riêng về khí hậu nên quần áo cũng phải phù hợp. + Chức năng: Quần áo ngủ, thường phục, đồng phục, lễ hội + Kết cấu: Áo che phủ phần trên cơ thể. Quần che phủ phần dưới từ thắt lưng trở xuống. Váy che phủ cả hoặc nửa cơ thể từ thắt lưng trở xuống. + Theo ý nghĩa xã hội, dân tộc: Thể hiện bản sắc, đặc điểm riêng của từng đất nước, cộng đồng như: áo dài của Việt Nam, áo Kimono của Nhật Bản, áo Sari của Ấn Độ. 2.2. Xu hướng nguyên phụ liệu Nghiên cứu xu hướng nguyên phụ liệu là một trong những khâu không thể thiếu trong quá trình lựa chọn kiểu dáng, chất liệu sản phẩm nhất là đối với
  10. 9 sản phẩm. Lựa chọn đúng nguyên phụ liệu sẽ cho ta bộ trang phục đẹp về kiểu dáng, đạt yêu cầu về chất lượng, quá trình sản xuất diễn ra nhanh chóng, đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại vải may vay có thành phần, tính chất, chất liệu khác nhau như vải kaki xước, vải lanh, vải pha len, vải len Vải pha giữa len và poly sẽ làm cho bộ veston đứng hơn, đa số các nhà may thích loại vải này. Tuỳ theo tỉ lệ pha len và sợi len làm cho vải trở nên mềm mại hoặc trở nên cứng và thô ráp do quá nhiều poly. Vải 100% len mềm mại, tạo cảm giác mát khi mặc nhưng giá thành cao và phải giặt khô, không giặt bằng máy Vải kaki xước ít nhăn, có khả năng giữ dáng áo cao, mặc đứng áo, có vân đẹp và đem lại sự thoải mái khi sử dụng Cho đến nay, quần áo đã phát triển tới mức trở thành thước đo giá trị, văn hoá tự có của mỗi người. Bên cạnh chức năng bảo vệ cơ thể, trang phục còn mang nhiều ý nghĩa khác. Trang phục trở thành đối tượng của văn hoá nghệ thuật, phản ánh đặc tính dân tộc. Sự phát triển của trang phục phản ảnh trình độ phát triển của một dân tộc, một quốc gia. Với phạm giáo trình mô đun may áo vest nữ 1 lớp, giới thiệu đầy đủ kỹ thuật may áo vest nữ 1 lớp (từ bộ phận chủ yếu tới lắp ráp) giúp chúng ta có cái nhìn một cách tổng quan và thiết thực nhất.
  11. 10 BÀI 1 MAY TÚI LỘN BOONG Mã bài: MĐ MTT 24-01 Giới thiệu Có thể nói thời trang là phương tiện của giao tiếp. Con người không chỉ giao tiếp bằng lời nói hay cử chỉ mà bằng cả bề ngoài. Ở một chừng mực nào đó thời trang có tích cực thúc đẩy sự giao tiếp hoặc ngược lại. Chúng ta có thể lựa chọn và xây dựng cho mình một phong cách mới sao cho phù hợp với bản thân đồng thời lịch sự, hiện đại nhưng không mmaats đi vẻ đẹp truyền thống của dân tộc. Cái đẹp chính là sự biết kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp tự nhiên của cá nhân với vẻ đẹp của thời trang đồng thời che đi khuyết điểm của bản thân mình. Khi bước vào mùa đông cuối năm, những bộ trang phục công sở được may bằng chất liệu dạ, len hay kaki dày với gam màu trung tính như màu nude, kem, đen, ghi phối với các màu sống động như đỏ, xanh dương cùng những điểm nhấn tinh tế như cổ, túi áo tạo nên nét dịu dàng, nữ tính, không chỉ mang lại cho bạn gái vẻ đẹp sang trọng và tự tin trong mùa đông lạnh giá mà còn thực sự thích hợp mỗi khi tung tăng dạo phố. Mục tiêu của bài: - Phân tích được đặc điểm, cấu tạo, quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may túi lộn boong. - Vẽ được mặt cắt của túi lộn boong. - May được kiểu túi lộn boong đúng trình tự, thao tác đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Xử lý được các dạng sai hỏng trong quá trình may túi lộn boong. - Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập. - Rèn luyện tác phong công nghiệp và an toàn lao động trong quá trình luyện tập. Nội dung chính: 1. Đặc điểm
  12. 11 Là loại túi ốp ngoài, miệng túi liền thân túi, đáy tròn không nắp, túi sau khi may xong không lộ đường may trên thân túi, thường được sử dụng trong các mặt hàng cao cấp như các loại áo ký giả, áo khoác ngoài. 2 . Cấu tạo - Thân túi : 1 lá - Thân sản phẩm : 1 lá Hình 1. Thân áo, túi áo 3. Quy cách và yêu cầu kỹ thuật 3.1. Quy cách - Hình dáng vị trí túi theo mẫu D x R= 13,5 cm x 12 cm - Bản rộng viền miệng túi: 2,5cm - May mí xung quanh thân túi: 0,1cm - Mật độ mũi may: 4 – 5 mũi/cm 3.2. Yêu cầu kỹ thuật - Túi phải đúng vị trí, kích thước, hình dáng. - Túi phải đảm bảo sự cân đối, đối xứng (nếu có hai túi) - Túi phải êm phẳng, không cầm bai bùng, đáy túi tròn phải tròn đều - Các đường may đều đẹp, bền chắc, phải đúng quy cách và yêu cầu kỹ thuật. - VSCN.
  13. 12 4. Phương pháp may Bước 1: Sang dấu. - Sang dấu vị trí túi lên thân sản phẩm trên mặt phải thân áo, mẫu đậu để sang dấu trên thân áo hụt hơn mẫu chuẩn 0,1 cm (mẫu thành phẩm 1) Mặt phải thân sản phẩm kẻ các đường ngang và dọc tạo thành hình chữ nhật (để tạo thành các điểm chuẩn trong quá trình may) sao cho các đường kẻ trên thân túi và trên thân áo trùng với nhau. - Sang dấu túi trên mặt trái thân túi, mẫu đậu dùng để sang dấu trên thân túi lớn hơn mẫu chuẩn 0,1cm. (mẫu thành phẩm 2) Sang dấu lên mặt trái thân túi kẻ các đường ngang và dọc tạo thành hình chữ nhật (để tạo thành các điểm chuẩn trong quá trình may) sao cho các đường kẻ trên thân túi và trên thân áo trùng với nhau. Yêu cầu: Đường phấn sang dấu phải sắc nét, bám sát cạnh mẫu Hình 2. Sang dấu lên BTP Bước 2: May miệng túi - Cách 1: Bẻ miệng túi theo đường phấn đã sang dấu, gập hai lần về phía mặt trái, áp dụng đường may mí ngầm hoặc đường may viền cuốn kín.
  14. 13 1 Hình 3. a. May miệng túi (cách 1) - Cách 2: Gấp miệng túi hai lần về phía mặt trái áp dụng kiểu khâu luồn mũi. 1 Hình 3. b. May miệng túi (cách 2) - Cách 3: Là gấp miệng túi về phía mặt trái. Hình 3. C. May miệng túi (cách 3) Bước 3: May rút chun đáy túi và là thân túi. - May lược ở hai góc đáy túi cách đường phấn sang dấu 0,3cm.
  15. 14 - Đặt mẫu thành phẩm để sang dấu thân túi lên mặt trái thân túi rút chun hai góc đáy túi và là chết các cạnh xung quanh thân túi. * Yêu cầu: Hai góc đáy túi tròn đều, các cạnh thân túi chết nếp và ôm sát mẫu thành phẩm. Hình 4. May rút chun đáy túi và là thân túi Bước 4: May thân túi lên thân sản phẩm. - Đặt thân áo nằm dưới, thân túi để trên sao cho hai mặt phải úp vào nhau xắp cho miệng trùng với đường sang dấu miệng túi được sang dấu trên thân áo phải trùng nhau. Góc túi phía nẹp đặt sao cho dấu phấn trên thân túi trùng dấu phấn phía nẹp trên thân áo. Đường tra túi trên thân và trên t úi trùng nhau.Cắm kim may lộn từ góc miệng túi bên này sang góc miệng túi bên kia. Khi tra túi các điểm lấy dấu trên túi và trên thân phải trùng nhau, đầu v à cuối đường may lại mũi chỉ cho chăc chắn. Chú ý: Khi may giữ cạnh túi phải hơi bai thân áo đồng thời các điểm sang dấu trên vải trên thân túi và trên thân áo trùng nhau. Hình 5. May thân túi lên thân sản phẩm.
  16. 15 Bước 5: Kiểm tra và làm sạch sản phẩm - Kiểm tra hình dáng, kích thước, đường may theo quy cách và yêu cầu kỹ thuật. Vệ sinh công nghiệp. Hình 6. Kiểm tra và làm sạch sản phẩm 5. Mặt cắt tổng hợp 1. May miệng túi 2. May thân túi vào thân sản phẩm a. Thân sản phẩm b. Thân túi 1 a b 2 Hình 7. Mặt cắt tổng hợp
  17. 16 6. Các dạng sai hỏng - Nguyên nhân - biện pháp phòng ngừa. Dạng sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp phòng ngừa - Túi bị găng - Không đủ độ dư do tính - Căn cứ vào độ dày mỏng toán trừ độ dư cho vật liệu của vải để tính toán độ dư không chính xác 0,1 - Do là hoặc sang dấu không chính xác - Khi sang dấu và là phải chính xác theo mẫu - Góc túi gẫy - May lộn không may bám - Phải chỉnh cho đường không tròn đều theo đường phấn sang dấu phấn sang dấu trên thân túi và trên thân áo trùng nhau khi may CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Hãy nêu trình tự may tự may túi lộn boong theo hình vẽ mặt cắt sau: 1 a b 2 Hình.8. a. Thân áo b. Túi áo 2. Trình bày một số dạng sai hỏng trong quá trình may túi lộn boong. Đưa ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục các dạng sai hỏng đó.
  18. 17 GHI NHỚ - Yêu cầu kỹ thuật đối với túi lộn boong ở áo vest nữ - Quy trình may túi lộn boong ở vest nữ 1 lớp BÀI 2 MAY CỔ ÁO VESTON NỮ 1 LỚP Mã bài: MĐ MTT 24-02 Giới thiệu: Cổ áo cũng là một trong những điểm nhấn tương đối quan trọng tạo nên nét dịu dàng, nữ tính, không chỉ mang lại cho bạn gái vẻ đẹp sang trọng lịch thiệp mà còn mang lại sự tự tin trong cuộc sống. Mục tiêu của bài: - Phân tích được đặc điểm, cấu tạo, quy cách, yêu cầu kỹ thuật và ph- ương pháp may cổ áo Veston nữ 1 lớp. - Vẽ được mặt cắt của cổ áo Veston nữ 1 lớp. - May được cổ áo Veston nữ 1 lớp đúng trình tự, thao tác đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Xử lý được các dạng sai hỏng thường gặp trong quá trình may cổ áo Veston nữ 1 lớp. - Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập. Nội dung chính: 1. Đặc điểm - Cổ bẻ, hai ve xuôi, khi may xong không lộ đường may trên cổ, thường được sử dụng trong các mặt hàng cao cấp như các loại áo ký giả, áo khoác ngoài, áo veston.
  19. 18 2 . Cấu tạo - Thân sản phẩm đã lắp ráp decoupe, may chiết, may túi hoàn chỉnh, ráp vai con + là rẽ vai con. - Nẹp ve: 2 lá - Cổ chính: 1 lá 7.5c - Cổ lót: 1 lá - Mex lá cổ: 2 lá (kích thước bằng lá cổ) - Mex nẹp ve: 2 lá (kích thước bằng nẹ ve) 3. Quy cách và yêu cầu kỹ thuật Hình 9. Cấu tạo cổ 3.1. Quy cách - Hình dáng vị trí theo mẫu - May cổ với thân: 0,8cm - Mật độ mũi may: 4 – 5 mũi/cm 3.2. Yêu cầu kỹ thuật - Cổ phải đúng vị trí, kích thước, hình dáng. - Cổ phải đảm bảo sự cân đối, đối xứng - Cổ phải êm phẳng, không cầm bai bùng, hai đầu cổ phải thoát đều. - Các đường may đều đẹp, bền chắc, phải đúng quy cách và yêu cầu kỹ thuật. - VSCN 4. Phương pháp may cổ *Bước 1: Ép mex với lá cổ, nẹp áo, thân trước. Lấy dấu cổ áo (hình10). Chú ý: Các đường lấy dấu phải chính xác, sắc nét, đản bảo độ ăn khớp, đối xứng khi lắp ráp. - Ép mex lên mặt trái hai lớp lá cổ, nẹp ve. - Ép mex lên mặt trái thân trước (phần nẹp) được thực hiện trước khi đem thân trước lắp ráp. - Đặt mẫu thành phẩm lên mặt trái lá cổ.
  20. 19 - Sang dấu góc lá cổ ra mặt phải. - Vẽ lại đường tra cổ, đầu ve, chân ve, đường ráp ve lên mặt trái nẹp thân trước. - Sang dấu đường tra cổ, đầu ve ra mặt phải ve, thân trước. Hình 10. Ép mex và lấy dấu cổ * Bước 2: May lắp ráp lá cổ lót vào thân áo + là rẽ đường may ( hình 11) - Thân áo đặt dưới, lá cổ lót đặt lên trên, hai mặt phải úp vào nhau, đường may đầu góc lá cổ trùng với điểm đặt ve trên thân trước. - May lá cổ lót vào thân trước trái, may đến góc cổ thì bấm góc và may vòng qua cổ sau, đến vòng cổ thân trước phải, đến góc cổ thứ 2 bấm góc kết thúc ở điểm đặt đầu ve thân trước. Đầu và cuối đường may lại mũi chắc chắn. - Là rẽ mép vải đường may sang hai bên. *Bước 3: May lá cổ ngoài vào ve áo + là rẽ đường may
  21. 20 - Ve bên phải đặt dưới, lá cổ chính đặt trên, hai mặt phải úp vào nhau sao cho đường may trùng với diểm đặt ve áo. May lá cổ ngoài vào ve bên phải đến góc cổ bấm góc và may đến cuối đầu vai. Đầu và cuối đường may lại mũi chỉ. - Ve bên trái đặt dưới, lá cổ chính đặt trên, hai mặt phải úp vào nhau sao cho đường may trùng với diểm đặt ve áo. May lá cổ chính vào ve bên trái đến góc cổ bấm góc và may đến cuối đầu vai. Đầu và cuối đường may lại mũi chỉ chắc chắn. * Bước 4: May lộn ve áo. - Thân áo đặt dưới, ve áo đặt trên, hai mặt phải úp và nhau sao cho đường may tên thân áo và ve trùng nhau. May từ đầu ve đến điểm nhọn của ve đặt chỉ và tiếp tục may đến gấu áo theo đường thành phẩm, hai đầu đường may lại mũi chắc chắn. - Tương tự cho ve áo còn lại. * Bước 5: May lộn lá cổ. - Lật mép vải may ve xuống bên dưới. Gấp mép vải đầu lá cổ về bân trái, xếp cho hai mép vải bằng nhau và may lộn lá cổ theo đường thành phẩm. - Bấm góc đầu ve và lộn mặt phải lá cổ, lộn đầu ve ra bên ngoài. *Bước 6: Mí ve áo, mí lá cổ lót. - Lật mép vải qua ve áo và diễu 1mm lên ve áo, từ đầu gấu đến điểm bẻ ve 1 cm thì dừng lại. - Lật mép vải may lộn lá cổ qua lớp lót lá cổ và mí 1mm lên lá cổ trong, đầu và cuối đường may lại mũi chỉ. *Bước 7: Mí chân cổ, chặn ve. - Gấp mép vải chân cổ chính vào mặt trái che kín đường may tra cổ sau và tiến hành mí chân cổ. Đường mí cách mép gấp 1mm. - Để em phẳng ve áo nằm êm lên thân áo và tiến hành may chặn ve. 5. Vẽ mặt cắt tổng hợp b 3 a c 1 2
  22. 21 a: Thân áo b: Bản cổ chính c: bản cổ lót 1 - Chắp sống cổ 2 - May lộn sống cổ 3 - May chắp chân cổ 6. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa Các dạng sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp phòng ngừa -Tra cổ bị lệch họng - Lấy dấu vòng cổ, lá cổ - Lấy dấu vòng cổ, lá cổ không chính xác cổ chính xác và may theo đường thiết kế - Đầu lá cổ, độ hở ve - Tra cổ không đúng theo - Tra cổ chính xác không đối xứng đường thiết kế - Tra cổ không vuông - Tra cổ góc vuông không - Tra cổ góc vuông góc, góc cổ không đúng thao tác phải bấm đúng vị trí thoát êm góc cổ . - Khi tra lá cổ, nẹp ve - Lá cổ, nẹp ve không đúng - Lá cổ, nẹp ve phải bị vặn canh sợi đúng canh sợi - Tra tay không tròn - Lấy dấu tay không tròn, tra - Lấy dấu tra tay theo đều, tay bị lảng hoặc tay không theo đường thiết đường thiết kế quắp kế - Cổ sau bị bửa - Nâng đường vòng cổ thân sau lên phía trên
  23. 22 Vòng cổ thân sau khoét quá sâu. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Hãy nêu trình tự may cổ áo theo hình vẽ mặt cắt sau: b 3 a c 1 2 a: Thân áo b: Bản cổ chính c: bản cổ lót 2. Trình bày các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục trong quá trình may cổ áo vest một lớp. GHI NHỚ - Yêu cầu kỹ thuật đối với cổ áo ở áo vest nữ
  24. 23 - Quy trình may cổ áo ở vest nữ 1 lớp BÀI 3 PHƯƠNG PHÁP MAY ÁO VEST NỮ 1 LỚP Mã bài: MĐ MTT 24-03 Giới thiệu Nhắc tới thời trang công sở hẳn trang phục áo vest nữ được bạn quan tâm đầu tiên? Chính kiểu dáng thanh lịch đặc trưng, sự đa dạng về màu sắc và mẫu mã thiết kế đã giúp cho vest được nhiều nhiều người lựa chọn khi đi làm. 1. Đặc điểm
  25. 24 Là loại áo khoác ngoài, một lớp, cổ chữ K, có 2 túi ốp lộn bong ở thân trước, tay có hai mang, thân trước và thân sau có bổ thân Hình 12. Mặt trước của áo Hình 13. mặt sau của áo 2. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật a. Quy cách: - Thông số kích thước theo mẫu. - Mật độ mũi may: 4 – 5 mũi/cm b. Yêu cầu kỹ thuật: - Áo may song các chi tiết đúng kích thước và vị trí. - Áo may xong phải êm phẳng, đảm bảo hình dáng, kích thước. - Các chi tiết và bộ phận ở hai bên phải cân đối đối xứng và bằng nhau, tay áo mọng, tròn đều, không lãng hoặc quắp. - Các đường may đều đẹp, đúng quy cách - VSCN 3. Bảng thống kê số lượng các chi tiết
  26. 25 STT Tên chi tiết Số lượng STT Tên chi tiết Số lượng 1 Thân trước 2 8 Bản cổ chính 1 2 Thân sau 2 9 Bản cổ lót 1 3 Đề cúp thân trước 2 10 Thân túi 2 4 Đề cúp thân sau 2 11 Mex bản cổ 2 5 Nẹp ve 2 12 Mex nẹp ve 2 6 Mang tay to 2 13 Mọng vai 2 7 Mang tay nhỏ 2 14 Ken vai 1 đôi 2 x n 2 2 2 í l 2 x x x x y p T T a S Ñ t T T n T g n P n ê ¸ a ­ s § M p ó c Ò § 2 2 x x S L¸ cæ lãt x1 á T h n n ê y a ­ t 2 s x g p i n ó ó a c T Ò M § L¸ cæ chÝnh x1 4. Cấu tạo
  27. 26 a. Mặt trong của áo Mex chống bai 2c b. Mặt ngoài của áo Hình 14: Hình vẽ cấu tạo của sản phẩm áo vest nữ 1 lớp 5. Quy trình lắp ráp 5.1. Chuẩn bị a. Thiết bị: Máy may 1 kim, máy thùa khuy đầu tròn, hệ thống ép mex, là phom. b. Dụng cụ: Kéo, phấn, dùi chỉ, kim lược c. Bán thành phẩm: - Kiểm tra số lượng các chi tiết bán thành phẩm - Kiểm tra chất lượng : Mầu sắc, loang ố, sai màu, thủng rách, lỗi sợi
  28. 27 - C¾t söa cho c¸c chi tiÕt ®èi xøng b»ng nhau tõng ®«i mét - Kiểm tra kích thước bán thành phẩm, gọt sửa, sang dấu. - Vắt sổ: Thân trước, thân sau, mang tay to, mang tay nhỏ, nẹp ve. - Ép mex: Thân trước, nẹp ve, bản cổ chính. 5.2. Trình tự may 5.2.1. Sang dÊu, måi chØ, Ðp mex - Sang dÊu, måi chØ: Th©n sau, th©n tr­íc, tay ¸o - Ðp mex: D¸n mex vµo mÆt tr¸i toµn bé th©n tr­íc, phÇn cÇu vai th©n sau, nÑp ve, l¸ cæ ngoµi, l¸ cæ lãt, cöa tay 5.2.2. Gia công túi * Bước 1: Sang dấu túi Sang dấu vị trí túi lên thân sản phẩm trên mặt phải thân áo, mẫu đậu để sang dấu trên thân áo hụt hơn mẫu chuẩn 0,1cm (mẫu thành phẩm 1) Mặt phải thân sản phẩm kẻ các đường ngang và dọc tạo thành hình chữ nhật (để tạo thành các điểm chuẩn trong quá trình may) sao cho các đường kẻ trên thân túi và trên thân áo trùng với nhau. Sang dấu túi trên mặt trái thân túi, mẫu đậu dùng để sang dấu trên thân túi lớn hơn mẫu chuẩn 0,1cm (mẫu thành phẩm 2) Sang dấu lên mặt trái thân túi kẻ các đường ngang và dọc tạo thành hình chữ nhật (để tạo thành các điểm chuẩn trong quá trình may) sao cho các đường kẻ trên thân túi và trên thân áo trùng với nhau. * Bước 2: May miệng túi - Bẻ miệng túi theo đường phấn đã sang dấu, gập hai lần về phía mặt trái, áp dụng đường may mí ngầm hoặc đường may viền cuốn kín. - May rút chun đáy túi và là thân túi + May lược ở hai góc đáy túi cách đường phấn sang dấu 0,3cm. Đặt mẫu thành phẩm để sang dấu thân túi lên mặt trái thân túi rút chun hai góc đáy túi dùng tay cạo chết nếp các cạnh xung quanh thân túi hoặc là chết các cạnh xung quanh thân túi. 5.2.3. Gia công thân trước * Bước 1: May can chắp đề cúp thân trước - Úp hai mặt phải của thân trước và đề cúp vào nhau, may theo dấu phấn thiết kế hoặc theo độ dư đường may (từ 0,7cm đến 1,5cm) sau đó gạt các mép vải về thân trước và may diễu lên thân (diễu 0,5cm đến 0,7cm).
  29. 28 * Bước 2: May thân túi lên thân sản phẩm Thân áo để dưới, thân túi để trên, mặt phải úp vào nhau xắp cho hai đường miệng trùng nhau. Cắm kim may lộn từ góc miệng túi bên này sang góc miệng túi bên kia (chú ý: khi may các đường sang dấu trên thân túi và thân áo trùng nhau) 5.2.4. Gia công thân sau - Úp hai mặt phải của thân sau và đề cúp vào nhau, may theo dấu phấn thiết kế hoặc theo độ dư đường may (từ 0,7cm đến 1,5cm) sau đó gạt các mép vải về thân sau và may diễu lên thân (diễu 0,5cm đến 0,7cm) - May chắp sống lưng, may theo đường thiết kế hoặc theo độ dư đường may (từ 1cm đến 2,5cm), là rẽ đường sống lưng (hình 15) Hình 15. May sống lưng thân sau 5.2.5. Gia công vai con - Thân sau đặt dưới, thân trước đặt trên, hai mặt phải úp vào nhau, may chắp vai con, may theo dấu phấn thiết kế hoặc theo độ dư đường may (từ 0,7cm đến 1,5cm)
  30. 29 Hình 16. May vai con 5.2.6. Gia công cổ - May cạnh cổ ngoài vào nẹp ve, là rẽ đường may - May lá cổ lót lên thân áo(từ vòng cổ bên này sang vòng cổ bên kia ), là rẽ đường cạnh cổ Chú ý: Khi may đến góc cổ phải bấm nhả góc cổ ở thân áo. - May lộn nẹp ve và thân áo: hai mặt phải của nẹp ve và thân áo úp vào nhau may một đường từ nẹp ve lên sống cổ sang hết nẹp ve phía bên kia (chú ý may đến đầu góc cổ ta đặt chỉ mồi ), sau đó gọt sửa đầu góc nẹp ve, đầu góc chân cổ còn 0,2cm, bấm nhả từ vai con về phía thân trước 1,5cm, đẩy lộn mặt phải ra ngoài, gạt tấy cả mép vải về phía trong cổ, bẻ gấp chân cổ lót về phía mặt trái bằng độ dư đường may. May mí chân cổ lót lên vòng cổ thân áo. - May chắp đường sườn áo + úp hai mặt phải vào nhau, may chắp đường sườn áo là rẽ đường may sườn áo, may theo dấu phấn thiết kế hoặc theo độ dư đường may (từ 0,7cm đến 1,5cm). 5.2.7. Gia công tay và tra tay Trường hợp may thép tay giả: Bước 1: Sang dấu, mồi chỉ * Mang tay lớn: - Sắp 2 mặt phải vải vào nhau, vuốt cho 2 tay áo thẳng và đều nhau. Đặt mẫu lên tay áo bên phải, dùng phấn vạch xung quanh mẫu và sang dấu, mồi chỉ giữa đầu tay, cửa tay, xẻ thép tay giả. - Sang dấu phần đường may sống tay, bụng tay và cửa tay. * Mang tay nhỏ: - Sang dấu mồi chỉ ở đường gấp cửa tay. Bước 2: May tay áo - Là bai đoạn giữa bụng tay mang lớn để khi may xong bụng tay không găng
  31. 1 - May đường bụng tay: Sắp 2 mặt phải tay áp vào nhau, mang tay nhỏ để dưới, mang tay lớn để trên, may đường bụng tay to đều 0,7cm, khi may giữa bụng tay mang lớn hơi bai (hình 17a) - Là rẽ đường bụng tay, là dán mex vào cửa tay và bên thép tay mang lớn – mang nhỏ, là gấp cửa tay theo đường chỉ mồi dấu (hình 17b) - May đường sống tay: (hình 17c) + Sắp 2 mặt phải tay áo áp nhau, đường sống tay trùng nhau, mang tay nhỏ để trên + Dùng thước đo rộng bắp tay và rộng cửa tay theo quy cách, vạch phấn đường may sống tay và xẻ cửa tay, may theo 2 đường vạch phấn sống tay và xẻ thép tay, khi may giữ cho 2 lớp vải êm. Dùng kim chỉ lược đường xẻ thép tay theo đường vạch phấn + Là sống tay lần ngoài lật về mang lớn, lộn tay áo ra mặt phải, là rẽ sống tay mang nhỏ vào trong, là đầu bụng tay phía trên cửa tay lên 20cm a b c Hình 17: May tay áo Bước 4: Lược cửa tay - Lộn mặt trái ra ngoài, bẻ gấp gấu tay - Vạch đường kề cửa tay cách cửa tay 2,5cm - Dùng kim chỉ lược cửa tay vào đường kề cửa tay - May cửa tay vắt ziczac đường may cửa tay thấm vào tay lần ngoài (hình 18) Bước 5: Vắt đầu xẻ thép tay
  32. 32 - Đầu sống tay mang lớn vắt vào cửa tay mang lớn, đầu sống tay để xoả vắt ziczăc, mũi chỉ đỉnh nọ cách đỉnh kia 0,5cm Bước 6: Là tay Lộn lần tay áo ra ngoài, là đường sống tay lé về phía mang tay nhỏ 0,1cm, là từ cửa tay lên bụng tay 20cm, là toàn bộ tay cho phẳng (hình 19) Hình 18: Lược cửa tay Hình 19: Là tay Bước 7: Tra tay áo - Vạch vòng nách: Căn cứ vào dấu mồi gác vòng nách, vạch nối cho tròn đều, sau đó lược theo đường vạch làm cơ sở để tra tay - Là xung quanh vòng nách thân áo, là vai áo - Kiểm tra vòng nách và đầu tay: chu vi đầu tay lớn hơn chu vi vòng nách từ 2 - 4 cm - Lược chun đầu tay cách mép vải 0,4cm từ điểm đầu đường sống tay, qua đầu tay đến điểm nằm ngang đầu đường sống tay. Lược xong rút chỉ đều và đủ độ cầm đầu tay - Lược đường kề vai áo: Kiểm tra chiều rộng ngang vai và vai con theo số đo, dùng phấn vạch đường may + đường may kề 0,7cm. Dùng thước dây, kề vòng nách vào đầu gối, tựa vào đường mồi điều chỉnh thước dây cho tròn đều đầu vai. Dùng kéo sửa vòng nách tròn đều, lấy kim chỉ lược lùi theo đường kề, mũi chỉ lược dài: 1,2cm. - Xác định điểm tra tay: Điểm tra đầu vai lui về vai sau từ: 0,5 - 1cm, độ lui nhiều hay ít phụ thuộc vào độ chồm vai sau nhiều hay ít.
  33. 33 - Khớp đầu tay vào vòng nách thân áo. Sắp cho điểm mồi dấu đầu tay trùng điểm đầu vai. Dùng kim chỉ lược từ đầu vai vòng qua vai xuống gầm nách. Khi lược điều chỉnh mép vải đầu tay kề sát đường kề tra tay. - Điều chỉnh độ cầm đầu tay, từ điểm tra tay đầu vai về phía trước 2cm, độ cầm tròn đều. Chuyển độ cầm đều sang đúng cầm (cầm ít) đến đường ngang ngực lược êm xuống gầm nách, lược đầu tay phía sau từ đầu vai xuống 4cm, độ cầm tròn đều. Chuyển độ cầm tròn đều sang đúng cầm đến đầu sống tay, từ sống tay đến gầm nách để êm. Đường lượt tra tay sát và kín hết đường lược chun đầu tay. - Kiểm tra độ lảng, quắp: Treo áo lên cốt, đưa đệm vai vào đầu vai, đầu đệm vai cách đường may lược 1,5cm. Sắp cho đệm vai cân đối trước và sau, xốc áo ngay ngắn, nẹp áo gài giao khuy, tay áo buông xuống, bụng tay thẳng đường ngang ngực là tay áo được. * Chú ý: Đối với người gù lưng đường bụng tay hơi đưa về phía trước. Đối với người ưỡn bụng thì đường bụng tay hơi đưa về phía sau. - Tay áo lảng: + Là tay áo có đường bụng tay hơi đưa về phía sau đường ngang ngực. + Điều chỉnh: Tháo đường lược, tra tay lui về phía sau nhiều hay ít phụ thuộc vào độ lảng nhiều hay ít. - Tay áo quắp: + Là tay áo có đường bụng tay hơi đưa về phía trước đường ngang ngực. + Điều chỉnh: Tháo đường lược tra tay và đưa đầu tay lui về phía trước nhiều hay ít phụ thuộc vào tay quắp nhiều hay ít. - Điểm tra tay đúng, độ cầm nhiều hay ít cũng ảnh hưởng đến tay lảng hay quắp của tay áo. - Lược tra tay lần 2: Sau khi kiểm tra tay áo được, đầu tay tròn đều, độ cầm đủ mọng, họng nách khép kín, đầu sống tay mang con thoát sau, gầm nách êm. Dùng kim lược lại đường tra tay lần hai vào chân mũi chỉ lược tra tay lần một (gần như đường may thưa). - Xác định hai điểm tra tay: Gầm nách và đầu vai của tay áo đã tra để tra tay còn lại. - May vòng nách: May theo đường lược tra tay không may vào dựng, đường may tròn đều, may sát và kín hết đường lược tra tay. - Lược đệm vào đầu vai: Xác định đầu đệm vai; phía trước hơi tròn, đầu vai phía sau tròn ít hơn, giữa đệm vai đưa ra ngoài đường may tra tay 1,5cm.
  34. 34 Hai đầu đệm vai đặt bằng đường may tra tay, đầu đệm vai phía trước ngắn hơn đầu đệm vai phía sau 2cm. Đặt đệm vai xuôi chiều với thân áo; dùng chỉ đôi lược ghim bên trong, đầu đệm vai sát với đường may tra tay mũi chỉ lược cách nhau 1,5cm. Rút chỉ nhẹ tay vừa đủ để không lừm mũi chỉ, hai đầu đệm vai có lại mũi. Lược ghim nhân tự đệm vai đằng trước. - Tay áo tra xong đầu tay tròn đều, tay buông xuống đường bụng tay thẳng đường ngang ngực, độ cầm đủ mọng, họng nách khép kín, đầu sống tay mang con thoát sau, gầm nách êm, tay áo không vặn. - Là tay áo đạt yêu cầu kỹ thuật, hai mang tay giống nhau và đối nhau Bước 8: Kiểm tra và làm sạch sản phẩm - Kiểm tra vị trí, hình dáng, kích thước tay áo theo quy cách và yêu cầu kỹ thuật - Làm sạch sản phẩm. 5.2.8. Hoàn thiện sản phẩm * Đột nẹp, thua khuy và đính bọ: a) Đột nẹp: Đột nẹp bên trong từ chân ve xuống hết gót nẹp, mũi chỉ thấm dựng (không thấm ra ngoài thân áo); 1cm có 3 mũi chỉ. Mũi đột cách nẹp 0,5cm. Vắt xong không lộ mũi chỉ phía trong. Nẹp hai bên đột giống nhau. b) Thùa khuy: - Thùa khuy chỉ 3, khuy nẹp thùa dóng bằng máy, dài khuy bằng đường kính của cúc + 0,2cm. Đầu khuy cách mép nẹp 0,5cm, đầu khuy tròn, chân rết đều sát nhau, khuy thùa khép miệng không xổ tuột bên trong. Khuyết đuôi, khuyết 3 lần không giữ, lại mũi trong cho chắc. c) Đính cúc nẹp: Cúc đính theo khuy nẹp, từ mép nẹp vào chân cúc 1,8cm. Cúc đính chắc, gọn chân, đủ lượt lên xuống 6 lần, quấn chân cúc chặt, chân cúc cao 0,3cm (tuỳ độ dày nẹp áo) lại mũi phía trong 3 lần. d) Đính cúc tay: Cúc tay áo đính theo sống tay, mỗi tay có 3 cúc, từ cửa tay lên tâm cúc =3cm, từ mép sống tay vào giữa tâm cúc = 1,2cm. Đính 3 cúc liền sát nhau. 5.2.9. Là hoàn chỉnh sản phẩm Dùng bàn là, là đủ nhiệt của từng loại vải, dung bàn là hơi là phẳng toàn bộ áo bên trong và bên ngoài. Khi là phải có vải phủ. - Áo là xong không vàng cháy, không bóng và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. 5.2.10. Phương pháp thử - sửa áo vest
  35. 35 1. Sự tồn tại của thử, sửa: - Bộ phận áo Vest khi may xong khách hàng có thể thỏa mãn tương đối về kỹ thuật cắt may, áo mặc vừa vặn, thoải mái không vướng, tức - Áo mặc vừa vặn, kiểu mode đạt yêu cầu, áo mặc không nhăn nhúm. Vì khi đo ta lấy được số đo chính xác và đã được nhận xét đầy đủ đặc điểm người khách được đo. - Khi cắt đã dựng hình đúng số đo và đã có gia giảm những đặc điểm hình thể dị dạng của khách hàng, đồng thời phải chú ý cả lý tính của vải. - Như vậy khách hàng đã được thoả mãn về kỹ thuật của bộ quần áo Vest thì không phải thử sửa. - Nhưng cho đến nay việc thử sửa còn tồn tại vì nó còn giải quyết những thiết sót xảy ra khi đo cắt hay nhận xét dị dạng của người khách mình đo chưa được đầy đủ chính xác, hay không chú ý đến lý tính của vải. - Trong khâu may chưa giải quyết tốt việc canh sợi mộng mẹo hay đường kim mũi chỉ còn sơ sài, thiếu sót. - Để giải quyết những khuyết tật trên nên vẫn còn tồn tại việc thử sửa. 2. Phương pháp thử áo Vest b. Thử áo: - Trước khi lược thử chú ý những chỗ ghi chú của người cắt. Ví dụ: Người khách gù lưng, lệch vai để sử lý trước khi thử. - Thử áo lần thử nhất, lược đơn giản nhưng cần phải sang dấu cho hai thân đều nhau những đường cần thiết như: đường gát sườn, đường gát vai, đường ngang eo, đường gấp gấu và những đường chiết của thân áo. - Thử áo yêu cầu người khách mặc áo sơ mi. - Thử áo sơ bộ nắm được chiều dài rộng hẹp và nhận xét những đặc điểm hình thể để làm cơ sở sửa lại cho phù hợp đến khi thử áo lần thử hai đỡ sai hỏng. - Người khách thử áo đứng ngay ngắn, bỏ xuôi tay một cách tự nhiên, người thợ sắp lại áo ngay ngắn cho người khách và hướng dẫn cho khách nhìn vào gương để quan sát áo. Đề nghị khách cử động bình thường xem chỗ nào vướng tức, cọ sát vào người để làm dấu sửa chữa. - Sau khi tiếp nhận ý kiến khách hàng, về phần chuyên môn của người thợ phải đứng xa người khách để quan sát toàn diện phía sau - trước để nhận biết điểm sai hỏng và giải quyết từng điểm cụ thể 6. Sơ đồ
  36. 36 6.1. Sơ đồ khối gia công sản phẩm: Gia công túi Gia công May TT vai con Gia Tra cổ công lần TS chính May May Gia lộn May công nẹp ve sườn cổ áo Tra cổ vào Tra
  37. 37 6.2. Sơ đồ lắp ráp sản phẩm áo vest nữ 1 lớp Hình 20. Sơ đồ lắp ráp sản phẩm áo vest nữ 1 lớp
  38. 38 7- Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa Các dạng sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp phòng ngừa -Tra cổ bị lệch họng cổ. - Lấy dấu vòng cổ, lá cổ - Lấy dấu vòng cổ, lá cổ không chính xác. chính xác và may theo đường thiết kế. - Đầu lá cổ, độ hở ve - Tra cổ không đúng - Tra cổ chính xác không đối xứng. theo đường thiết kế. - Tra cổ không vuông - Tra cổ góc vuông - Tra cổ góc vuông phải góc, góc cổ không thoát không đúng thao tác. bấm đúng vị trí góc cổ . êm. - Khi tra lá cổ, nẹp ve bị - Lá cổ, nẹp ve không - Lá cổ, nẹp ve phải vặn đúng canh sợi đúng canh sợi. - Tra tay không tròn - Lấy dấu tay không - Lấy dấu tra tay theo đều, tay bị lảng hoặc tròn, tra tay không theo đường thiết kế. quắp. đường thiết kế. - Thân túi không tròn - Thao tác khi may - Thao tác khi may phải đều, không êm phẳng. không đúng. đúng. - Các đường lấy dấu trên - Các đường lấy dấu thân áo và trên thân túi trên thân áo và trên thân không trùng nhau. túi phải trùng nhau. - Hai đầu gấu áo không - Lấy dấu thành phẩm - Lấy dấu thành phẩm bằng nhau. không chính xác. phải chính xác. - Áo táa v¹t - H¹ n¸ch tr­íc dµi - Th¸o tay, cæ vµ vai. §­a h¹ n¸ch tr­íc lªn møc cÇn thiÕt. L­îc vai, mÆc thö ¸o kh«ng to¶ v¹t lµ ®­îc. - H¹ xu«i vai s©u - §é vai Ýt, th¸o tay vµ vai, söa ®Çu vai cho phï hîp ®é xu«i vai, söa l¹i gÇm tay cho phï hîp víi n¸ch ¸o NÕu ¸o thõa h¹ n¸ch tr­íc söa bít ®Ønh vai c¹nh cæ. Söa ®Ønh
  39. 39 vai sau c¹nh cæ cho ®ñ ®é xu«i vai, söa vßng cæ sau xuèng theo ®é söa ®Ønh vai sau CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1: Hãy nêu trình tự may áo vest nữ 1 lớp theo hình vẽ kỹ thuật sau: A. Trình tự may áo vest nữ 1 lớp theo hình vẽ kỹ thuật (hình 1) B. Trình tự may áo vest nữ 1 lớp theo hình vẽ kỹ thuật (hình 2) M ặt trước Mặt sau Hình 1: Hình vẽ mô tả mẫu kỹ thuật áo vest nữ 1 lớp Mặt trước Mặt sau Hình 2: Hình vẽ mô tả mẫu kỹ thuật áo vest nữ 1 lớp Câu 2: Trình bày các bước gia công tay và tra tay áo vest nữ 1 lớp.
  40. 40 Câu 3: Trình bày các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục trong quá trình may áo vest một lớp. GHI NHỚ - Yêu cầu kỹ thuật đối với áo vest nữ - Quy trình may áo ở vest nữ 1 lớp
  41. 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thủy Bình (2005), Giáo trình thiết kế quần áo, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Trần Thủy Bình (2005), Giáo trình công nghệ may, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Cao Hữu Nghị (2008), Hướng dẫn phương pháp kỹ thuật cắt may, NXB Hà Nội. 4. Cao Bích Thuỷ (2008), Giáo trình thiết kế quần âu, sơmi, váy, đầm liền thân, veston, áo dài, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.