Giáo trình May váy, áo váy - Nghề: May thời trang - Trình độ: Trung cấp - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình May váy, áo váy - Nghề: May thời trang - Trình độ: Trung cấp - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_may_vay_ao_vay_nghe_may_thoi_trang_trinh_do_trung.pdf
Nội dung text: Giáo trình May váy, áo váy - Nghề: May thời trang - Trình độ: Trung cấp - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ
- BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ GIÁO TRÌNH Mô đun: May váy, áo váy NGHỀ: MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: 248b ngày 17 tháng 9 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ) Hà Nội, năm 2019
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nội bộ nên các nguồn thông tin có thể được dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các công việc cùng mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- 2 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình May váy, áo váy được xây dựng và biên soạn dựa trên cơ sở chương trình khung đào tạo nghề May thời trang và được học sau mô đun thiết kế trang phục 4. Trang phục váy vô cùng đa dạng và phong phú, được sử dụng rộng rãi cũng như không thể thiếu trong trang phục hàng ngày của nữ giới. Trang phục váy có thể xuất hiện nơi công sở, các buổi dạ tiệc, dạo phố, v.v Trang phục váy đa dạng và phong phú với các kiểu khác nhau nên các phương pháp may cũng khác nhau nhưng nói chung đều dựa trên nền tảng cơ bản phương pháp may các kiểu váy cơ bản mà chúng tôi sẽ giứi thiệu trong mô đun này. Mặc dù đã có cố gắng trong việc nghiên cứu khi biên soạn giáo trình, tuy nhiên không tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong sự đóng góp ý kiến của người đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Phùng Thị Nụ 2. Biên soạn : Đào Thị Thủy Trần Thị Ngọc Huế
- 3 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 2 BÀI MỞ ĐẦU 8 1. Khái quát trọng tâm nội dung của môđun : 8 2. Phương pháp học tập của môđun 8 3. Giới thiệu tài liệu học tập và tham khảo 8 BÀI 1: CÔNG NGHỆ MAY CÁC KIỂU CỔ 9 1. May cổ không lá cổ. 9 1.1. Đặc điểm. 10 1.2. Cấu tạo: 10 1.3.Quy cách- Yêu cầu kỹ thuật. 10 1.4. Phương pháp may . 10 1.5.Vẽ mặt cắt tổng hợp 11 1.6. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa. 12 1.7. Thực hành. 12 2. May cổ đức không chân 13 1.1. Đặc điểm 13 1.2. Cấu tạo 14 1.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật 14 1.4. Phương pháp may 15 1.5. Vẽ mặt cắt tổng hợp 16 1.6. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa 17 1.7. Thực hành 17 BÀI 2: CÔNG NGHỆ MAY CÁC KIỂU KHÓA KÉO 21 1. May khóa kéo 21 1.1. Đặc điểm 22 1.2. Cấu tạo 22 1.3. Qui cách, yêu cầu kỹ thuật : 22 1.4.Phương pháp may. 23 1.5. Mặt cắt tổng hợp. 24 1.6. Một số dạng sai hỏng và cách khắc phục. 24
- 4 1.7. Thực hành. 25 2. Phương pháp may khoá trần. 26 2.1. Đặc điểm, hình dáng. 26 2.2. Cấu tạo: 26 2.3. Qui cách, yêu cầu kỹ thuật 27 2.4. Phương pháp may: 27 2.5. Vẽ mặt cắt tổng hợp 28 2.6. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục 28 2.7. Thực hành 29 BÀI 3: CÔNG NGHỆ MAY CÁC KIỂU CẠP 32 1. May cạp liền 32 1.1. Đặc điểm: 32 1.2. Cấu tạo: 32 1.3. Qui cách, yêu cầu kỹ thuật : 33 1.4. Phương pháp may 33 1.5. Mặt cắt tổng hợp: 34 1.6. Các dạng sai hỏng : 35 1.7. Thực hành 36 2. May cạp rời. Error! Bookmark not defined. 2.1. Đặc điểm: Error! Bookmark not defined. 2.2. Cấu tạo: Error! Bookmark not defined. 2.3.Qui cách yêu cầu kỹ thuật Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Qui cách: Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Yêu cầu kỹ thuât: Error! Bookmark not defined. 2.4. Phương pháp may Error! Bookmark not defined. 2.5. Mặt cắt: Error! Bookmark not defined. 2.6. Các dạng sai hỏng : Error! Bookmark not defined. 2.7. Thực hành. Error! Bookmark not defined. BÀI 4: CÔNG NGHỆ MAY VÁY 42 1. Đặc điểm hình dáng 43 2. Quy cách- Yêu cầu kỹ thuật 44 3. Cấu tạo và bảng thống kê các chi tiết 45 3.1. Cấu tạo các chi tiết của sản phẩm 45
- 5 3.2. Bảng thống kê các chi tiết 46 4. Quy trình lắp ráp 47 4.1. Chuẩn bị 47 4.2. Trình tự may 48 5. Sơ đồ lắp ráp, sơ đồ khối gia công sản phẩm chân váy 54 6. Một số sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi may chân váy 55 7. Thực hành. 56 BÀI 5: CÔNG NGHỆ MAY ÁO VÁY 64 1. Đặc điểm hình dáng của áo liền váy 65 2. Qui cách, yêu cầu kỹ thuật 65 3. Cấu tạo và bảng thống kê các chi tiết 66 3.1. Cấu tạo các chi tiết của sản phẩm 66 3.2. Bảng thống kê các chi tiết 67 4. Quy trình lắp ráp 67 4.1. Chuẩn bị 68 4.2. Phương pháp may áo liền váy 68 5. Sơ đố lắp ráp, sơ đồ khối gia công áo váy 72 6. Một số sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi may áo liền váy 73 7. Tóm tắt trình tự thực hiện 73 TÀI LIỆU CẦN THAM KHẢO: 79
- 6 MÔĐUN MAY VÁY, ÁO VÁY Mã số của mô đun: MĐMTT 21 Vị trí, tính chất, ý nghĩa, vai trò của môđun : - Vị trí + Môđun May váy, áo váy là môđun chuyên môn nghề May thời trang hệ cao đẳng và được bố trí học sau môđun Thiết kế trang phục 4. Môđun May váy, áo váy bao gồm các bài học về may các bộ phận của váy, áo váy và may váy, áo váy cơ bản. - Tính chất + Môđun May váy, áo váy là môđun mang 1 là mô đun chuyên môn nghề trong danh mục các môn học, mô đun đào của hệ Cao đẳng nghề May thời trang, học lý thuyết kết hợp với thực hành nhằm tiền đề cho các mô đun may tiếp theo. - Ý nghĩa + Qua môđun này nhằm trang bị cho người học những kỷ năng cơ bản về vẽ mặt cắt một số chi tiết cũng như các cụm chi tiết may, và may hoàn chỉnh được váy, áo váy cơ bản từ đó làm tiền đề cho các môn học may tiếp theo. - Vai trò: + Mô đun may áo váy là mô đun bắt buộc mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Mục tiêu của môđun : - Mô tả được đặc điểm của sản phẩm váy, áo váy; - Trình bày được quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may các bộ phận váy, áo váy; - Xây dựng được quy trình lắp ráp và vẽ được mặt cắt của các bộ phận váy, áo váy; - May hoàn chỉnh váy, áo váy đảm bảo quy cách, yêu cầu kỹ thuật và định mức thời gian; - Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và bố trí chỗ làm việc khoa học trong quá trình may; - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong công nghiệp và ý thức tiết kiệm nguyên liệu trong quá trình học tập.
- 7 Nội dung của môđun : Thời gian Số Tên các bài trong mô Tổng Lý Thực Kiểm TT đun số thuyết hành tra* 1 Bài mở đầu : Giới thiệu môđun 1 1 may váy, áo váy 2 Công nghệ may các kiểu cổ 11 3 7 1 3 Công nghệ may các kiểu khoá 6 2 4 kéo 4 Công nghệ may các kiểu cạp 6 2 2 2 5 May váy 17 3 14 6 May áo váy 18 4 12 2 Thi kêt thúc modun 1 1 Cộng 60 15 39 6
- 8 BÀI MỞ ĐẦU 1. Khái quát trọng tâm nội dung của môđun : - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may của các cụm chi tiết : váy, áo váy; - Quy trình và sơ đồ lắp ráp sản phẩm : váy, áo váy; - Vẽ mặt cắt chi tiết và các cụm chi tiết của sản phẩm váy, áo váy; - May hoàn chỉnh váy, áo váy đúng yêu cầu kỹ thuật; 2. Phương pháp học tập của môđun - Học trên lớp với sự hướng dẫn và làm mẫu của thầy : + Lý thuyết : - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may của các cụm chi tiết : váy, áo váy; - Quy trình và sơ đồ lắp ráp sản phẩm : váy, áo váy; - Các dạng sai hỏng nguyên nhânvà cách khắc phục; + Thực hành : - Xem trình diễn mẫu và quan sát thao tác mẫu của giáo viên. - Sinh viên làm thử nhận xét, đánh giá qua quá trình thao tác. - Vẽ mặt cắt chi tiết và các cụm chi tiết của sản phẩm; - May hoàn chỉnh váy, áo váy đúng yêu cầu kỹ thuật; + Học theo nhóm, thảo luận, tự trao đổi - Ứng dụng phương pháp may, qui trình may sao cho đạt hiệu quả nhất. - Cách phòng tránh, khắc phục những sai hỏng khi may. + Học ở nhà, tự học luyện tập các kỹ năng, nghiên cứu tìm hiểu tài liệu Các kiến thức liên quan đến bài học, vẽ mặt cắt chi tiết, các cụm chi tiết phương pháp may, qui trình may, may hoàn chỉnh sản phẩm váy, áo váy với thông số khác. 3. Giới thiệu tài liệu học tập và tham khảo + Giáo trình công nghệ may - Trường CĐ nghề KT-KT VINATEX 2009; + TS. Trần Thủy Bình - Giáo trình cụng nghệ may- Nhà xuất bản giáo dục 2005; + TS. Võ Phước Tấn, KS. Bùi Thị Cẩm Loan, KS, Trần Thị Kim Phượng - Giáo trình cụng nghệ may- Trường đại học cụng nghiệp thành phố Hồ Chớ Minh- Nhà xuất bản thống kê 2006; + Nguyễn Duy Cẩm Vân- Bài học cắt may- Nhà xuất bản trẻ 2007.
- 9 BÀI 1 CÔNG NGHỆ MAY CÁC KIỂU CỔ Mã bài : MĐMTT 21-01 Giới thiệu : Với một sản phẩm là áo váy hay các loại áo khác thì bộ phận cổ áo là rất quan trọng đối với người mặc. Có rất nhiều loại cổ áo cơ bản và dựa vào nó người ta phát triển thành vô số các kiểu cổ áo thời trang.Nhưng đối với cổ áo váy nói riêng thì người ta thường có hai phương pháp may chung dành cho các loại cổ đó là cổ không có lá cổ (cổ tim, cổ vuông, cổ thuyền, cổ UV, cổ tròn) và cổ có lá cổ (cổ lá sen, cổ đức không chân, cổ sam, cổ đức có chân vv ). Đối với các loại cổ có lá cổ như cổ lá sen, cổ đức có chân sinh viên đã được học ở môđun May áo sơ mi nam, nữ vì vậy ở môđun sẽ tiếp tục nghiên cứu tới phương pháp may cổ đức không chân và cổ không có lá cổ là một loại trong những loại cổ thường dùng nhiều cho các sản phẩm áo váy. Mục tiêu của bài - Trình bày được quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may kiểu cổ có lá cổ (cổ đức không chân), cổ không có lá cổ (cổ tim, cổ chữ V, cổ chữ U vv ) - Vẽ được mặt cắt tổng hợp của kiểu cổ không có lá cổ, cổ có lá cổ; - May được các kiểu cổ không có lá cổ, cổ có lá cổ đúng trình tự, thao tác đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Xác định nguyên nhân gây sai hỏng sản phẩm và biện pháp sửa chữa các dạng sai hỏng thường gặp; - Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập. Nội dung chính: 1. May cổ không lá cổ. Mục tiêu : - Trình bày được quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may kiểu cổ không có lá cổ (cổ tim, cổ chữ V, cổ chữ U vv ) - Vẽ được mặt cắt tổng hợp của kiểu cổ không có lá cổ; - May được các kiểu cổ không có lá cổ, đúng trình tự, thao tác đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Xác định nguyên nhân gây sai hỏng sản phẩm và biện pháp sửa chữa các dạng sai hỏng thường gặp;
- 10 - Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập. 1.1. Đặc điểm. - Là kiểu cổ không có phần bẻ lật ra bên ngoài mà chỉ dùng đáp cổ may lộn với thân áo váy để tạo thành vòng cổ của váy.Bao gồm các loại không có lá cổ thường gặp như ( cổ tim, cổ vuông, cổ thuyền, cổ UV, cổ tròn). 1.2. Cấu tạo: - Sợi viền : 02 - Thân váy đã ráp vai con : 01 Hình 1.1. Cấu tạo các chi tiết may cổ áo không có lá cổ 1.3.Quy cách- Yêu cầu kỹ thuật. 1.3.1.Quy cách. - Hình dáng vị trí cổ theo mẫu. - Đường may chắp đáp cổ vào thân 0,5cm. - Đường may mí lên đáp cổ 0,1cm - Mật độ mũi may 4-5 mũi/cm. 1.3.2.Yêu cầu kỹ thuật. - Cổ đúng kích thước, đúng hình mẫu. - Cổ bảo đảm cân đối, đối xứng : tròn đều, tra cổ phải chính xác, không bai thân lệch họng cổ. - Cổ may xong phải êm, đều. - Các đường may phải đều đẹp, bền chắc, không nhăn, rút chỉ. - Vệ sinh công nghiệp. 1.4. Phương pháp may . Bước 1 : Kiểm tra các chi tiết
- 11 - Kiểm tra các chi tiết : Thân áo đã may vai con, sợi viền đúng chiều canh sợi, theo yêu cầu của sản phẩm, đúng kích thước bán thành phẩm, không loang màu, lỗi sợi. Bước 2 : May can đáp cổ : - Là dán dựng vào đáp cổ. - Úp hai mặt phải đáp cổ thân trước và thân sau vào nhau, sắp bằng mép, may to 1 cm, sau đó là rẽ. Bước 3 : May lộn đáp cổ. - Đặt mặt phải đáp cổ úp vào mặt phải thân áo, sắp đường can đáp cổ trùng đường can vai con thân áo. May lộn đáp cổ cách đều vòng cổ 0,5 cm. - Bấm nhả xung quanh đáp cổ cách đường may lộn 0,2cm ( đối với cổ tròn). Bấm nhả tại điểm góc cổ ( đối với cổ vuông). Bước 4 : May chặn đáp cổ - Cạo lật đáp cổ sát đường may, may chặn đáp cổ sát mí. Bước 5 : Vắt chân đáp cổ - Dùng kim tay vắt nhân tự chân đáp cổ vào thân áo, mật độ mũi vắt là 2 mũi/ 1cm. 1.5.Vẽ mặt cắt tổng hợp Hình 1.2. Mặt cắt tổng hợp của cổ áo không có lá cổ 1. Đường may chắp thân váy với sợi viền 2. Đường may mí đè lên sợi viền
- 12 1.6. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa. Cách khắc phục, STT Các dạng sai hỏng Nguyên nhân ngăn ngừa 1 Cổ áo bị bai, vặn Khi may kéo thân nhiều, Khi may để êm thân nhăn dúm hoặc không bai sợi viền váy, hơi kéo bai sợi viền 2 Hai bên họng cổ Khi may cầm thân không Cầm đều thân khi may không bằng nhau đều, 3 Cổ áo không đúng Đường may chắp sợi May đúng qui cách, hình dáng ban đầu viền vào thân áo váy đúng yêu cấu kỹ thuật không đúng qui cách, không đều 4 Vắt nhân tự để lộ Khi vắt nhân tự để kim Chỉ lấy một sợi vải ở chỉ ra ngoài qua mặt phải của vải mặt trái khi vắt nhân tự 1.7. Thực hành. STT Bước Thiết bị, Quy cách, yêu cầu kỹ Những điểm cần lưu ý công việc dụng cụ thuật 1 Kiểm tra Mẫu, - Thân áo đã may vai - Kiểm tra sau mỗi công các chi tiết thước, con, sợi viền đúng chiều đoạn kéo canh sợi theo yêu cầu của sản phẩm, đúng kích thước bán thành phẩm, không loang màu, lỗi sợi. - Xác định đúng vị trí và mặt vải 2 May can Máy 1 - Úp hai mặt phải đáp cổ - Mặt phải của đáp cổ đáp cổ : kim thân trước và thân sau úp vào mặt phải của vào nhau, sắp bằng mép, thân áo váy may to 1 cm, sau đó là - Khi may hơi bai lá nẹp rẽ. theo chiều ngang vải. 3 May lộn Máy 1 - Đặt mặt phải đáp cổ úp - Bấm nhả xung quanh đáp cổ. kim vào mặt phải thân áo, sắp đáp cổ cách đường may đường can đáp cổ trùng lộn 0,2cm ( đối với cổ đường can vai con thân tròn). Bấm nhả tại điểm áo. May lộn đáp cổ cách góc cổ ( đối với cổ đều vòng cổ 0,5 cm. vuông).
- 13 4 May chặn Máy 1 May chặn đáp cổ - Bấm cách mũi may từ đáp cổ kim - Cạo lật đáp cổ sát 1 – 2 sợi vải đường may, may chặn đáp cổ sát mí. 5 Vắt chân Kim tay - Dùng kim tay vắt nhân - Khi vắt không được để đáp cổ tự chân đáp cổ vào thân lộ chỉ ra mặt ngoài áo, mật độ mũi vắt là 2 mũi/ 1cm. 6 Kiểm tra Dựa vào thông số và quy cách 2. May cổ đức không chân Mục tiêu - Trình bày được quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may kiểu cổ đức không chân - Vẽ được mặt cắt tổng hợp của kiểu cổ đức không chân; - May được các kiểu cổ đức không chân, đúng trình tự, thao tác đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Xác định nguyên nhân gây sai hỏng sản phẩm và biện pháp sửa chữa các dạng sai hỏng thường gặp; - Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập. 1.1. Đặc điểm Là loại cổ cài, có phần bản cổ bẻ lật ra ngoài thân áo váy, đầu bản cổ nhọn chân cổ được may kín nhờ sợi viền.Thường dùng để may cho các loại áo váy mở cúc ở thân trước.
- 14 1.2. Cấu tạo - Bản cổ : 02 chi tiết - Sợi viền : 01 chi tiết - Áo đã may vai con Lá cổ Sợi viền Hình 2.1.cấu tạo các chi tiết may cổ đức không chân 1.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật 1.3.1. Quy cách - Hình dáng vị trí cổ theo mẫu - Bản rộng giữa cổ: 4,5 cm - Chiều dài vòng cổ: 38 cm - Đường may tra cổ vào vòng cổ thân áo 0,5 cm - May mí sợi viền lên thân áo 0,1 cm - Bản to sợi viền 0,6 cm - Mật độ mũi may 4-5 mũi/cm. 1.3.2. Yêu cầu kỹ thuật
- 15 - Cổ đúng vị trí, kích thước, đúng hình mẫu. - Cổ bảo đảm cân đối, đối xứng: đầu bản cổ nhọn đều, tròn thì tròn đều, tra cổ phải chính xác, không bai thân lệch họng cổ. - Cổ và sợi viền phải êm phẳng, viền chân cổ đều, không bị vặn, sống cổ và hai bên bản cổ cạo lé về phía nẹp 0,1cm, sợi viền phải to đều. - Các đường may phải đều đẹp, bền chắc, không nhăn, rút chỉ. - Vệ sinh công nghiệp. 1.4. Phương pháp may Bước 1: Kiểm tra bán thành phẩm và sang dấu. - Kiểm tra các chi tiết: Thân áo đã may vai con, bản cổ, sợi viền đúng chiều canh sợi, theo yêu cầu của sản phẩm, đúng kích thước bán thành phẩm, không loang màu, lỗi sợi. - Đặt mẫu thành phẩm lên mặt trái lá nẹp cổ áo, sau đó sang dấu * Yêu cầu: Đường sang dấu chính xác, sắc nét và bám sát mẫu, ép Mex cổ phải chắc chắn, không bị bong, rộp Bước 2 : May lộn bản cổ. Lá ngoài để dưới, lá nẹp để trên, hai mặt phải vải úp vào nhau, sắp các mép vải bằng nhau. May lộn bản cổ áo theo đường phấn hoặc theo mẫu. Đầu và cuối đường may lại mũi. *Chú ý: Khi may phải kéo căng lần cổ nẹp để lần cổ ngoài có đủ một lượng dư cần thiết để khi lộn cổ được mo úp, không vênh lệch, đến điểm đầu cổ còn một mủi chỉ thì cắm kim dừng lại rồi lòn một đoạn chỉ qua để khi lộn đầu cổ được nhọn và thoát êm. Sau đó sửa lộn bản cổ: sửa dư đường may xung quanh ( 0,5 - 0,7) cm, riêng góc tròn hai đầu bản cổ dùng vạch chun đường may hoặc lược hơi chun cầm lại. Cạo sát đường may lộn về phía lá nẹp, may mí lé cổ vào lá nẹp và đè lên đường may lộn. Dùng bàn là có nhiệt độ thích hợp với nguyên liệu may, là ép bản cổ êm phẳng đủ độ mo lé. Đặt mẫu kiểm tra dáng cổ và làm dấu đường 2 3 2 3 may tra cổ lên lá ngoài. Sửa đường may tra cổ ( 0,5 - 0,7) cm. Hình 2.2. May lộn bản cổ
- 16 Bước 3. Tra cổ vào vòng cổ thân áo váy: Trước khi tra cổ cần kiểm tra dài bản cổ với vòng cổ thân áo xem có bằng nhau không. Đánh dấu điểm giữa thân áo và hai điểm đầu họng cổ lên lá ngoài bản cổ. Thân áo để dưới cổ để trên mặt phải lá nẹp cổ úp vào mặt phải thân áo. Đặt đầu chân cổ đúng đường giao khuy, bẻ lật nẹp về mặt phải thân áo, mép nẹp chờm lên trên cổ áo. May từ mép gập nẹp thân bên trái vào cách mép nẹp 1cm, đặt sợi viền lên trên cùng (sợi viền để xoả hoặc gấp đôi), may tiếp đến nẹp thân bên phải đường may cách các mép vải 0,5 cm. Bấm nhả đường tra cổ cách đường chỉ may 0,2cm để khi may mí viền chân cổ khỏi găng và vặn. Lộn đầu nẹp lật về phía mặt trái thân áo, cạo mép nẹp cho chết nếp, hai bên đầu nẹp phải cân đối và vuông góc. Cạo lớp viền lật xuống đường tra cổ, bẻ gấp sợi viền to đều 0,6 cm hoặc tuỳ theo quy định đối với viền để xoả. May mí sợi viền lên thân áo. 3 Hình 2.3. Tra bản cổ vào thân váy Bước 4: Kiểm tra và vệ sinh công nghiệp - Kiểm tra kích thước, hình dáng, vị trí cổ theo quy cách và yêu cầu kỹ thuật. - Làm sạch sản phẩm 1.5. Vẽ mặt cắt tổng hợp
- 17 1 2 c 3 d 4 b a Hình 2.4. Mặt cắt tổng hợp a. Thân sau b. Thân trước c. Bản cổ d. Sợi viền 1. May lộn cổ 2. Tra cổ vào vòng cổ thân áo 3. May mí sợi viền lên thân áo. 1.6. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa Các dạng sai Cách khắc phục, ngăn STT Nguyên nhân hỏng ngừa 1 Hai đầu cổ Khi may may không đúng qui Khi may đúng qui cách, khi không bằng cách, hoặc khi tra cổ áo vào tra cổ vào thân phải lấy dấu nhau thân không lấy dấu chính xác 2 Diễu mí cổ May không đúng kỹ thuật Khi may mí diễu phải vút không đều, bị cho êm phẳng, diễu mí đều sểnh mí đúng theo yêu cầu kỹ thuật 3 Sợi viền không May không đúng kỹ thuật May đúng qui cách, đúng đều yêu cấu kỹ thuật 1.7. Thực hành STT Bước Thiết bị, Quy cách, yêu cầu kỹ thuật Những điểm cần công dụng cụ lưu ý việc 1 Kiểm tra Mẫu, - Kiểm tra các chi tiết: Thân - Kiểm tra sau mỗi bán thước, kéo áo đã may vai con, bản cổ, sợi công đoạn
- 18 thành viền đúng chiều canh sợi, theo phẩm và yêu cầu của sản phẩm, đúng - Xác định đúng vị trí sang dấu. kích thước bán thành phẩm, và mặt vải không loang màu, lỗi sợi. - Đặt mẫu thành phẩm lên mặt trái lá nẹp cổ áo, sau đó sang dấu * Yêu cầu: Đường sang dấu chính xác, sắc nét và bám sát mẫu, ép Mex cổ phải chắc chắn, không bị bong, rộp 2 May lộn Máy 1 - Lá ngoài để dưới, lá nẹp để Khi may phải kéo bản cổ. kim trên, hai mặt phải vải úp vào căng lần cổ nẹp. nhau, sắp các mép vải bằng nhau. May lộn bản cổ áo theo đường phấn hoặc theo mẫu. Đầu và cuối đường may lại mũi. 3 Tra cổ Máy 1 - Trước khi tra cổ cần kiểm Bấm nhả đường tra vào vòng kim, tra dài bản cổ với vòng cổ cổ cách đường chỉ cổ thân kéo thân áo xem có bằng nhau may 0,2cm để khi áo váy: không. Đánh dấu điểm giữa may mí viền chân cổ thân áo và hai điểm đầu họng khỏi găng và vặn. cổ lên lá ngoài bản cổ. Lộn đầu nẹp lật về Thân áo để dưới cổ để trên phía mặt trái thân áo, mặt phải lá nẹp cổ úp vào mặt cạo mép nẹp cho chết phải thân áo. Đặt đầu chân cổ nếp, hai bên đầu nẹp đúng đường giao khuy, bẻ lật phải cân đối và nẹp về mặt phải thân áo, mép vuông góc. Cạo lớp nẹp chờm lên trên cổ áo. May viền lật xuống đường từ mép gập nẹp thân bên trái tra cổ, bẻ gấp sợi vào cách mép nẹp 1cm, đặt viền to đều 0,6 cm sợi viền lên trên cùng (sợi hoặc tuỳ theo quy viền để xoả hoặc gấp đôi), định đối với viền để may tiếp đến nẹp thân bên xoả. May mí sợi viền phải lên thân áo. đường may cách các mép vải
- 19 0,5 cm. 4 Kiểm tra Dựa vào thông số và quy cách
- 20 GHI NHỚ - Yêu cầu kỹ thuật đối với cổ không có lá cổ, cổ đức không chân - Mặt cắt tổng hợp của cổ không có lá cổ, cổ đức không chân - Phương pháp may cổ không có lá cổ, cổ đức không chân CÂU HỎI 1. Nêu phương pháp may cổ không có lá cổ, cổ đức không chân 2. Vẽ mặt cắt tổng hợp khi may cổ không có lá cổ, cổ đức không chân 3. Nêu những sai hỏng, nguyên nhân và cách khác phục khi may cổ không có lá cổ, cổ đức không chân.
- 21 BÀI 2 CÔNG NGHỆ MAY CÁC KIỂU KHÓA KÉO Mã bài : MĐMTT 21 - 02 Giới thiệu : Với một sản phẩm là váy, hay áo váy thì khóa cũng là bộ phận quan trọng đối với người mặc. Có rất nhiều kiểu khóa với các phương pháp may khác nhau nhưng thông thường với các loại váy thì thường có hai phương pháp may đó là may theo khóa trần và may khóa dấu.Khóa đôi khi khóa còn là bộ phận trang trí, điểm nhấn cho trang phục váy, áo váy cũng như các trang phục khác. Mục tiêu của bài - Trình bày được cấu tạo, quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may khóa kéo, khóa dấu; - Vẽ được mặt cắt tổng hợp của các kiểu khóa kéo;khóa dấu - May được các kiểu khóa kéo đúng trình tự, thao tác đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Xác định nguyên nhân và biện pháp sửa chữa các dạng sai hỏng thường gặp trong quá trình may; - Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập. Nội dung chính: 1. May khóa kéo Mục tiêu : - Trình bày được cấu tạo, quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may khóa kéo; - Vẽ được mặt cắt tổng hợp của các kiểu khóa kéo; - May được các kiểu khóa kéo đúng trình tự, thao tác đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Xác định nguyên nhân và biện pháp sửa chữa các dạng sai hỏng thường gặp trong quá trình may; - Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập.
- 22 1.1. Đặc điểm Là loại khóa được tra vào với thân sản phẩm , khóa không lộ thân lên bề mặt sản phẩm. Thân khóa có răng là loại răng cước mặt trên không lộ răng.Tay kéo được làm băng sắt có hình giọt nước nhỏ, dài khoảng 1cm. Ứng dụng may để mở thân váy,áo quần nữ, quần áo dài. Thường được may ở thân sau của váy hoặc phía cạnh sườn 1.2. Cấu tạo - Thân sau váy : 0`2 - Khóa : 01 Hình 2.1. Cấu tạo các chi tiết may khá giọt lệ . 1.3. Qui cách, yêu cầu kỹ thuật : 1.3.1.Quy cách - Hình dáng vị trí khóa đúng thông số - Đường may chắp sống lưng thân sau 3cm - Mật độ mũi may 4-5 mũi/cm. 1.3.2.Yêu cầu kỹ thuật:
- 23 - Khóa may xong phải kín khóa tra khít không lộ thân khóa ra bên ngoài sản phẩm không bị nhăn, bị dợn sóng, thân váy không bị nhăn, bị bai . - Khóa tra xong phải có hình dạng kích thước đúng yêu cầu - Các đường may phải đều đẹp, bền chắc, không nhăn, rút chỉ. - Vệ sinh công nghiệp 1.4.Phương pháp may. Bước 1: May nối sống lưng thân sau, là phẳng thân áo, là thân khóa trước khi may. Khi là khóa phải chú ý để nhiệt độ nhỏ và là cẩn thận không làm hỏng răng khóa. Đánh dấu vị trí tra khóa. Bước 2: Dùng chân vịt nửa hoặc chân vịt chuyên dùng để tra khóa. Đặt thân nằm dưới, mặt trái ngửa lên. Đặt khóa lên trên mặt phải úp xuống ( Kéo khóa xuống) sao cho cạnh trong cùng của răng khóa trùng với đường thiết kế. May lược khóa lên thân sau, đường may lược cách răng khóa 0,5cm. Khi may lược khóa hơi kéo khóa để tránh trường hợp khóa may xong bị dợn sóng. Bước 3: Trải một bên thân áo nằm êm trên mặt bàn, mặt trái của khóa ngửa lên. Đè răng khóa sát xuống mặt bàn và tra khóa theo đường rãnh của răng khóa. May từ đầu cổ tới vị trí cuối chiều dài đường xẻ, lại mủi cuối đường may. Sau khi đã tra xong 1 bên khóa ta khéo khóa lên đánh dấu vị trí tra trên thân khóa, tra tiếp bên khóa còn lại vào thân sản phẩm còn lại, may cạnh còn lại tương tự nhưng may từ dưới từ lên, lại mủi ở đầu đường may. Lưu ý đường may không được trùng lên răng khóa, và phải thẳng hàng với đường nối sống lưng. Bước 4: Kiểm tra, hoàn thiện sản phẩm. Sau khi may xong kiểm tra xem đường may đạt yêu cầu hay chưa rồi mới kéo khóa lên.
- 24 1.5. Mặt cắt tổng hợp. Hình 2.2. Mặt trong thân sau áo váy Thân vays váyváy Váy Khóa Đường mayvvvváyv tra khóa vào áy thân Hình 1.2 Mặt cắt tổng hợp tra khóa giọt lệ 1.6. Mộ t số dạng sai hỏng và cách khắc phục. STT Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục 1 Khóa bị dợn Do các lớp vải bị bai giãn, Cầm thân khi may sóng. không kéo dây khóa khi lược dây kéo, hơi kéo may. dây khóa khi tra. 2 Khóa tra không Do sang dấu vị trí khóa sai. Sang dấu lại vị trí đều. khóa.
- 25 3 Thân sản phẩm Do không bai giãn sản Tra lại khóa, khi tra nhăn nhúm. phẩm khi may. khóa phải bai giãn nhẹ thân áo cho êm phẳng. 4 Khóa tra xong Không sang dấu trước khi Tra lại khóa, tra sát không khít. may, may không sát răng chân răng khóa. của khóa. 1.7. Thực hành. STT Bước Thiết bị, Quy cách, yêu cầu kỹ Những điểm cần công việc dụng cụ thuật lưu ý 1 May nối Mẫu, - Úp hai mặt phải thân sau - Khi là khóa phải sống thước, vào nhau may nối sống chú ý để nhiệt độ lưng, là phấn lưng thân sau nhỏ và là cẩn thận thân khóa không làm hỏng trước khi răng khóa. Đánh may. dấu vị trí tra khóa. 2 May lược Máy 1 kim, - Đặt thân nằm dưới, mặt Khi may lược khóa khóa vào chân vịt trái ngửa lên. Đặt khóa lên hơi kéo khóa để thân áo nửa hoặc trên mặt phải úp xuống ( tránh trường hợp chân vịt Kéo khóa xuống) sao cho khóa may xong bị chuyên cạnh trong cùng của răng dợn sóng. dùng khóa trùng với đường thiết kế. May lược khóa lên thân sau, đường may lược cách răng khóa 0,5cm. 3 Tra khóa Máy 1 kim Trải một bên thân áo nằm Lưu ý đường may vào thân êm trên mặt bàn, mặt trái không được trùng sản phẩm của khóa ngửa lên. Đè lên răng khóa, và răng khóa sát xuống mặt phải thẳng hàng với bàn và tra khóa theo đường nối sống đường rãnh của răng khóa. lưng. May từ đầu cổ tới vị trí cuối chiều dài đường xẻ, lại mủi cuối đường may. Sau khi đã tra xong 1 bên khóa ta khéo khóa lên
- 26 đánh dấu vị trí tra trên thân khóa, tra tiếp bên khóa còn lại vào thân sản phẩm còn lại, may cạnh còn lại tương tự nhưng may từ dưới từ lên, lại mủi ở đầu đường may. 4 Kiểm tra Dựa vào thông số và quy cách và yêu cầu kỹ thuật 2. Phương pháp may khoá trần. Mục tiêu : - Trình bày được cấu tạo, quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may khóa trần; - Vẽ được mặt cắt tổng hợp của các kiểu khóa trần; - May được các kiểu khóa trần đúng trình tự, thao tác đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Xác định nguyên nhân và biện pháp sửa chữa các dạng sai hỏng thường gặp trong quá trình may; - Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập. 2.1. Đặc điểm, hình dáng. Là kiểu khoá thường được may ở nẹp thân trước của áo váy hoặc các loại váy có chất liệu dày như dạ, kaki, bò v v. May xong răng khóa để lộ ra ngoài thường để trang trí thêm cho sản phẩm. 2.2. Cấu tạo: - Thân trước áo váy : 0`2 - Đáp thân (nẹp áo váy) : 02 - Khóa : 01
- 27 ThânThâ váyn váy KhóaKhóa NNẹp?p vváyáy Hình 2.1. Các chi tiết may khóa trần 2.3. Qui cách, yêu cầu kỹ thuật 2.3.1. Qui cách, yêu cầu kỹ thuật - Hình dáng vị trí khóa đúng thông số - Dài khoá 30cm - Độ rộng của răng khoá 1,5cm - Mật độ mũi may 4-5 mũi/cm. 2.3.2. Yêu cầu kỹ thuật - Khoá phải êm phẳng không lượn sóng - Thân áo phẳng, không xếp ly, không nhăn - Các vị trí đối xứng nhau (đường đầu cổ, chân đường bổ) - Nẹp cân đối, tâm khoá trùng tâm nẹp - Các đường mí diễu phải cách đều răng khoá - Giữa nẹp áo và thân chính phải êm, phẳng - Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh công nghiệp 2.4. Phương pháp may:
- 28 Bước 1: Kiểm tra chi tiết ,sửa, sang dấu. Kiểm tra độ dài của khoá nẹp, xác định đúng vị trí và mặt vải. Bước 2: May khoá vào lần chính bên phải . Đặt mặt phải của khoá với mặt phải của lần chính May đúng đường sang dấu, đường may 1cm - Đặt mặt phải của khoá với mặt phải của lần chính Bước 3: Kéo khoá và sang dấu các vị trí chân khoá, họng cổ, ‘kbjtrước Bước 4: Kiểm tra, hoàn thiện sản phẩm. Sau khi may xong kiểm tra xem đường may đạt yêu cầu hay chưa rồi mới kéo khóa lên. 2.5. Vẽ mặt cắt tổng hợp Thân váy Khóa 1 3 2 4 Đáp nẹp Hình 2.2. Hình vẽ mặt cắt tổng hợp may khóa trần. 2.6. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục STT Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục 1 Khoá không thẳng, -Không kếo căng khoá - Đặt khoá chính xác bị vặn khi tra vào thân và kéo căng khi tra vào lần chính -Khi tra khoá với lần - May chính xác nẹp không may trùng 2 Đường mí bị sểnh khít, chính xác theo đường may của lần chính -Đầu khoá cổ lệch - Gập đầu khoá không - Gập đầu khoá theo 3 nhau không vuuông chính xác đúng yêu cầu của sản
- 29 góc với cạnh cổ và phẩm. đường khoá 4 Các vị trí hai bên _Sang dấu không chính - Kéo khoá tỏăng và thân: cổ, đề cúp, đai xác sang dấu các vị trí áo không đối xứng chính xác trên cạnh khoá 2.7. Thực hành TT Bước công việc Dụng Yêu cầu kỹ thuật Những điểm cần lưu cụ ý 1 - Kiểm tra chi Kéo, - Kiểm tra độ dài của - Kiểm tra sau mỗi tiết. thước, khoá nẹp. công đoạn. - Sửa, sang dấu. phấn - Xác định đúng vị trí và mặt vải. - May khoá vào Máy 1 - May đúng đường - Đặt mặt phải của lần chính bên kim sang dấu. Đường may khoá với mặt phải của 2 phải. 1 cm. lần chính. - Đặt chân khoá sát với đai áo. - Kéo khoá và Phấn -Sang dấu vị trí cân - Khi sang dấu để khoá sang dấu các vị sang đối, chính xác. phẳng, không vặn. 3 trí đai, họng cổ, dấu đề cúp thân trước. - May khoá vào Máy 1 - Đường may êm - 2 mặt phải úp vào lần chính bên kim phẳng 1cm. nhau và may vào cạnh trái. của khoá. 4 - Đảm bảo chính xác các vị trí đã sang dấu đối xứng nhau. 5 - Lộn trái thân Máy 1 - Đường may phải - Trước khi may gấp áo và may lần kim đều, trùng khít với đầu khoá trên vuông nẹp với cạnh đường may với lần góc với cạnh cổ theo khoá. chính. đúng yêu cầu. - Đường may đều 1cm. - Mí diễu khoá. Máy 1 - Đường may mí cặp Đường may êm phẳng, 6 kim chì cả lần chính và chính xác.
- 30 nẹp 0.1cm. - Đường may diễu 0.6cm. 7 Kiểm tra Kiểm tra về thống số, quy cách.
- 31 GHI NHỚ - Yêu cầu kỹ thuật đối với khóa trần, khóa kéo - Mặt cắt tổng hợp của khóa trần, khóa kéo - Phương pháp may khóa trần, khóa kéo CÂU HỎI 1. Nêu phương pháp may khóa trần, khóa kéo 2. Vẽ mặt cắt tổng hợp khi may khóa trần, khóa kéo 3. Nêu những sai hỏng, nguyên nhân và cách khác phục khi may khóa trần, khóa kéo.
- 32 BÀI 3 CÔNG NGHỆ MAY CÁC KIỂU CẠP Mã bài : MĐMTT 21 - 03 Giới thiệu : Với một sản phẩm là váy, hay áo váy thì khóa cũng là bộ phận quan trọng đối với người mặc. Có rất nhiều kiểu khóa với các phương pháp may khác nhau nhưng thông thường với các loại váy thì thường có hai phương pháp may đó là may theo khóa trần và may khóa dấu.Khóa đôi khi khóa còn là bộ phận trang trí, điểm nhấn cho trang phục váy, áo váy cũng như các trang phục khác. Mục tiêu của bài: - Trình bày được cấu tạo, quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may cạp liền, cạp rời; - Vẽ được mặt cắt tổng hợp của các kiểu cạp; - May được các kiểu cạp đúng trình tự, thao tác đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Xác định nguyên nhân và biện pháp sửa chữa các dạng sai hỏng thường gặp trong quá trình may; - Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập. Nội dung chính: 1. May cạp liền Mục tiêu : - Trình bày được cấu tạo, quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may cạp liền ; - Vẽ được mặt cắt tổng hợp của các kiểu cạp liền; - May được các kiểu cạp liền đúng trình tự, thao tác đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Xác định nguyên nhân và biện pháp sửa chữa các dạng sai hỏng thường gặp trong quá trình may; - Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập. 1.1. Đặc điểm: - Là kiểu cạp được may liền vào thân sản phẩm khi may áo dụng cho các sản phẩm chân váy và 1.2. Cấu tạo:
- 33 - Thân trước váy : 01 - Thân sau vay : 02 - Cạp lót trước : 01 - Cạp lót sau: 02 Hình 3.1. Cấu tạo các chi tiết may cạp liền của váy. 1.3. Qui cách, yêu cầu kỹ thuật : 1.3.1.Quy cách - Hình dáng cạp đúng thông số - Đường tra cạp 0,8cm - Đường luợc giữ lé đều 0.2cm - Mật độ mũi may 4-5 mũi/cm. 1.3.2.Yêu cầu kỹ thuật: - Cạp may xong to đều - Đường may đều không cầm bai, không tụt sổ - Đường lược giữ lé đều mũi kim không bị lộ ra ngoài thân váy 1.4. Phương pháp may Bước 1: Là dán dựng lót cạp
- 34 - Cắt dựng : Dựng cắt cong theo lót cạp và chiều dài kích thước đã cho. - Là dán dựng : lót cạp để dưới, dựng để sao cho mặt dưới dính của dựng tiếp xúc với mặt trái lót cạp. Dùng bàn là với nhiệt độ thích hợp là dán lần dụng cạp với lót cạp. Buớc 2: May ráp lót cạp vào thân quần - Thân váy để dưới, lót cạp để trên. Mặt phải lót cạp úp vào mặt phải thân váy. Sắp đầu lót cạp dư hơn mép thân váy chỗ xẻ 1 cm và bằng mép chân cạp. May cách đều 1 cm. Bước 3: May diễu đè lót cạp - Sau khi may ráp lót cạp xong, cạo lật lót cạp về phía trên . Cạo sát đường may, May diễu đè lót cạp 0,4 cm. Bước 4: May giữ lót cạp - Bẻ gấp hai đầu lót cạp, sau đó bẻ gấp lót cạp về phía dưới thân váy, lược giữ mép thành cạp lé đều 0,2 cm về phía lót cạp. - Là ép chết nếp thành cạp váy. - May giữ lót cạp với thân váy tại vị trí may ly và chiết. 1.5. Mặt cắt tổng hợp: 1. Đường may tra cạp lót vào thân váy 2. Đường may mí diễu đè lên cạp lót 3. Đường may lược mép cạp duới vào thân váy a. Thân váy b. Cạp váy Hình 3.2. Mặt cắt tổng hợp
- 35 1.6. Các dạng sai hỏng : STT Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục 1 Cạp bị vặn Do khi tra cạp vào thân Khi may cạp vào thân không kéo bai cạp hơi kéo bai cạp 2 Cạp to không Do đường tra cạp không Khi tra cạp vào thân đều đều. váy đường may tra đều. 3 Thân sản phẩm Do bai cạp quá nhiều khi Để êm thân váy khi nhăn nhúm. tra cạp hoặc cầm thân váy tra cạp vào thân, nhiều không kéo bai nhiều cạp 4 Cạp may xong Đường lược cạp không đều Tra lại cạp không êm
- 36 1.7. Thực hành STT Bước Thiết bị, Quy cách, yêu cầu kỹ Những điểm cần công việc dụng cụ thuật lưu ý 1 Cắt dựng Mẫu, - Dựng cắt cong theo lót - Dựng phải cắt thước, kéo, cạp và chiều dài kích chính xác bàn là thước đã cho - Lót cạp để dưới, dựng để Là dán sao cho mặt dưới dính của - Khi là dựng chú ý dựng dựng tiếp xúc với mặt trái để nhiệt độ phù hợp lót cạp. Dùng bàn là với nhiệt độ thích hợp là dán lần dụng cạp với lót cạp 2 May ráp Máy 1 kim, - Thân váy để dưới, lót cạp - Khi may hơi bai lót cạp chân vịt để trên. Mặt phải lót cạp cạp vào thân nửa hoặc úp vào mặt phải thân váy. sản phẩm chân vịt Sắp đầu lót cạp dư hơn chuyên mép thân váy chỗ xẻ 1 cm dùng và bằng mép chân cạp. May cách đều 1 cm. 3 May diễu Máy 1 kim Sau khi may ráp lót cạp đè lót cạp xong, cạo lật lót cạp về phía trên . Cạo sát đường may, May diễu đè lót cạp 0,4 cm. 4 May giữ Máy 1 kim - Bẻ gấp hai đầu lót cạp, - Để êm cạp với lót cạp sau đó bẻ gấp lót cạp về thân váy khi may phía dưới thân váy, lược giữu lót cạp giữ mép thành cạp lé đều 0,2 cm về phía lót cạp. - Là ép chết nếp thành cạp váy. - May giữ lót cạp với thân váy tại vị trí may ly và chiết. 4 Kiểm tra Dựa vào thông số và quy cách và yêu cầu kỹ thuật
- 37 2. May cạp rời. Mục tiêu : - Trình bày được cấu tạo, quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may cạp rời ; - Vẽ được mặt cắt tổng hợp của các kiểu cạp rời; - May được các kiểu cạp rời đúng trình tự, thao tác đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Xác định nguyên nhân và biện pháp sửa chữa các dạng sai hỏng thường gặp trong quá trình may; - Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập. 2.1. Đặc điểm: - Là kiểu cạp được may rời với thân sản phẩm khi may áp dụng cho các sản phẩm chân váy và quần. 2.2. Cấu tạo: - Thân trước váy : 01 - Thân sau vay : 02 - Cạp lót trước : 01 - Cạp lót sau: 02 - Cạp chính trước: 01 - Cạp chính sau: 02
- 38 2.3.Qui cách yêu cầu kỹ thuật 2.3.1. Qui cách: - Đường may chắp cạp 0,8cm - Đường may diễu cạnh trên lá cạp trong 0,15cm - Đường may tra cạp 0,8 cm 2.3.2. Yêu cầu kỹ thuât: - Bản cạp to đều, đúng qui cách, đầu cạp phải vuông thành sắc cạnh - Cạp ngoài phải êm phẳng, đường may mí lọt khe không để lộ đường chỉ ra ngoài, thẳng đều - Cạp trong không vặn, đường mí lọt khe không bị sượt mí - Đảm bảo vệ sinh công nghiệp 2.4. Phương pháp may - Bước 1: - Kiểm tra bán thành phẩm - Ép mex 3 lá cạp chính. - Ép mex lên mặt trái của cạp, kiểm tra độ kết dính của mex. - Bước 2: - May chắp cạp chính với cạp lót - Diễu lé cạnh trên của cạp - May cách mex 0,2cm đường may êm phẳng, thẳng đều - Lật cạp trong và cạp ngoài sang hai bên, mép vải lật về cạp trong, mặt phải ngửa lên , mí diễu lên cạp trong một đường 0,15cm - Bước 3: - Là gấp cạnh dưới của cạp - Lật cạp lót xuống sao cho hai mặt trái úp vào nhau.Là phẳng cạnh trên của cạp - Sau đó là gấp mép vải cạnh dưới của cạp chính ôm sát mép keo về bên trong, là tiếp mép vải cạnh dưới của cạp lót ôm sát với cạp chính - Bước 4:- Tra cạp vào thân váy. - Đặt thân váy nằm dưới, cạp nằm trên.Mặt phải của cạp chính úp lên mặt phải thân váy. May một đường cách mép keo 0,1cm
- 39 2.5. Mặt cắt: a. Cạp chính b. Cạp lót c. Thân sản phẩm 1. Đường may chắp hai lá cạp với nhau 2. Đường may diễu đè lá cạp trong 3. Đường may tra cạp vào thân 4. Đường may ghim lá cạp lót vào thân 2.6. Các dạng sai hỏng : STT Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục 1 Cạp bị vặn Do khi tra cạp vào thân Khi may cạp vào thân không kéo bai cạp hơi kéo bai cạp 2 Cạp to không Do đường tra cạp không Khi tra cạp vào thân đều đều. váy đường may tra đều. 3 Thân sản phẩm Do bai cạp quá nhiều khi Để êm thân váy khi nhăn nhúm. tra cạp hoặc cầm thân váy tra cạp vào thân, nhiều không kéo bai nhiều cạp 4 Cạp may xong Đường lược cạp không đều Tra lại cạp không êm 2.7. Thực hành. Thiết Bước bị – Quy cách – yêu cầu Những điểm công việc dụng kỹ thuật cần lưu ý TT cụ 1 - Kiểm tra Kéo, - Đầy đủ số lượng các chi - Kiểm tra sau mỗi
- 40 bán thành dưỡng, tiết : công đoạn phẩm thước, bàn là - Ép mex 3 - Ép mex lên mặt trái của - Xác định đúng vị lá cạp chính cạp, kiểm tra độ kết dính trí đặt mex và mặt của mex vải - May chắp - May cách mex 0,2cm - Khi may 2 mặt cạp chính đường may êm phẳng, phải úp vào nhau. với cạp lót thẳng đều - Đặt cạp lót ở dưới cạp chính ở trên 2 - Diễu lé - Lật cạp trong và cạp cạnh trên của ngoài sang hai bên, mép cạp vải lật về cạp trong, mặt phải ngửa lên , mí diễu lên cạp trong một đường 0,15cm - Là gấp Bàn là - Lật cạp lót xuống sao cạnh dưới cho hai mặt trái úp vào của cạp nhau.Là phẳng cạnh trên của cạp 3 - Sau đó là gấp mép vải cạnh dưới của cạp - Đường gấp chính ôm sát mép keo về mép vải của cạp lót bên trong, là tiếp mép vải sẽ loe ra so với cạp cạnh dưới của cạp lót ôm chính 0,15cm sát với cạp chính - Tra cạp vào Máy 1 - Đặt thân váy nằm -Khi tra để êm thân váy. kim dưới, cạp nằm trên.Mặt thân váy. phải của cạp chính úp lên 4 mặt phải thân váy. May một đường cách mép keo 0,1cm 5 Kiểm tra Dựa vào thông số và quy cách và yêu cầu kỹ thuật
- 41 GHI NHỚ - Yêu cầu kỹ thuật đối với kiểu cạp liền, kiểu cạp rời - Mặt cắt tổng hợp của kiểu cạp liền, kiểu cạp rời - Phương pháp may kiểu cạp liền, kiểu cạp rời CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nêu phương pháp may kiểu cạp liền, may kiểu cạp rời 2. Vẽ mặt cắt tổng hợp khi may kiểu cạp liền, may kiểu cạp rời 3. Nêu những sai hỏng, nguyên nhân và cách khác phục khi may kiểu cạp liền, may kiểu cạp rời.
- 42 BÀI 4 CÔNG NGHỆ MAY VÁY Mã bài : MĐMTT 21 - 04 Giới thiệu : Váy là một trong những sản phẩm thời trang được sử dụng nhiều trong các trang phục của nữ giới, thông thường có 3 loại váy cơ bản là váy xòe, váy bó, váy chữ A cả 3 loại váy này có đặc điểm hình dáng là bao gồm phần cạp và phần chân váy chính vì thế mà công nghệ may chúng là giống nhau. Trong bài học này chúng ta nghiên cứu 1 sản phẩm váy cơ bản đó là váy bó. Từ đó người học có thể dựa vào để may các kiểu váy thời trang., Mục tiêu của bài - Mô tả đúng đặc điểm hình dáng của sản phẩm váy cơ bản; - Trình bày được qui cách, yêu cầu kỹ thuật khi may váy; - Lập được quy trình và sơ đồ lắp ráp váy; - Lắp ráp hoàn chỉnh váy đảm bảo quy cách và tiêu chuẩn kỹ thuật; - Xác định đúng dạng sai hỏng, tìm ra nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa; - Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập; - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong công nghiệp và có ý thức tiết kiệm nguyên liệu trong quá trình luyện tập. Nội dung chính : 1. Đặc điểm hình dáng 2. Quy cách- Yêu cầu kỹ thuật 2.1. Qui cách 2.2. Yêu cầu kỹ thuật 3. Bảng thống kê số lượng các chi tiết 4. Quy trình lắp ráp 4.1. Chuẩn bị 4.2. Trình tự may 5. Sơ đồ 6. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừ
- 43 1. Đặc điểm hình dáng + Là kiểu váy chân váy rời, có 3 mảnh + Có chiết eo thân trước và thân sau + Thân trước có túi hàm ếch + Chân váy được thiết kế dáng ôm hông, dài ngang đầu gối + Có khóa giữu thân sau Hình 4.1. Bản vẽ phác họa mô tả sản phẩm
- 44 Hình 4.2. Bản vẽ mô tả mặt trước, mặt sau 2. Quy cách- Yêu cầu kỹ thuật 2.1. Qui cách 2.2. Yêu cầu kỹ thuật 3. Bảng thống kê số lượng các chi tiết 4. Quy trình lắp ráp 2. Quy cách- Yêu cầu kỹ thuật 2.1. Qui cách + Đường may mí : 0,1 cm + Đường may diễu : 0,6 cm + Đường may chắp : 1 cm + Đường may gấu : 3 cm + Mật độ mũi may : 4 mũi chỉ/cm 2.2. Yêu cầu kỹ thuật - Các bộ phận đúng vị trí, kích thước, đúng hình mẫu quy định. - Các bộ phận đảm bảo cân đối, đối xứng
- 45 - Đường cổ, đường nách phải tròn đều - Tra dây khóa êm, khóa khép kín, phẳng, không bị sóng - Thân không bị nhăn - Đường may êm phẳng, bền chắc, đúng quy cách : - Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ. 3. Cấu tạo và bảng thống kê các chi tiết 3.1. Cấu tạo các chi tiết của sản phẩm * Túi hàm ếch - Túi hàm ếch sau khi may xong phải êm phẳng , đường diễu miệng túi phải đều, không vặn. * Khoá : - Chiều dài dây kéo = Chiều dài đường xẻ + 3 4cm. - Dây kéo sau khi may xong phải kín, không dợn sóng, thân không bị nhăn
- 46 3.2. Bảng thống kê các chi tiết Hình 4.3. Bản vẽ thống kê số lượng các chi tiết
- 47 Stt Tên chi tiết Số lượng Ghi chú 1 Các chi tiết sử dụng bằng vải chính 1.1 Thân trước 01 1.2 Thân sau 02 1.3 Cạp thân trước 02 1.4 Cạp thân sau 04 1.5 Đáp trước hàm ếch 02 1.6 Đáp sau túi hàm ếch 02 2 Phụ liệu 2.1 Chỉ 01 Phù hợp với sản phẩm 2.2 Khóa 01 4. Quy trình lắp ráp 4.1. Chuẩn bị 4.2. Trình tự may 5. Sơ đồ 6. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừ 4. Quy trình lắp ráp 4.1. Chuẩn bị a. Thiết bị : TT Loại thiết bị Đặc điểm Số lượng Ghi chú 1 Máy may Loại 1 kim 1/1 học viên 2 Máy vắt sổ Loại 2 kim 5 chỉ 1 (Cho 01 xưởng thực hành) 3 Máy ép mex Khổ rộng băng 2 (Cho 01 xưởng Tuỳ theo điều kiện ép thực hành) của từng trường 60 x 120 cm 4 Bàn là hơi 2 (Cho 01 xưởng Tuỳ theo điều kiện nhiệt , mặt nạ thực hành) của từng trường chống bóng
- 48 5 Manơcanh 1 (Cho 01 xưởng Tuỳ theo điều kiện (bán thân) thực hành) của từng trường b. Dụng cụ, vật tư : TT Loại dụng cụ Đặc điểm Số lượng Ghi chú 1 Đệm là Dạng 1/1 học viên Tuỳ theo điều kiện phẳng của từng trường 2 Kim máy 1 kim DB x 14 1 gói/2 học viên 3 Kim máy vắt sổ DC x 5 1 gói/10 học viên 4 Đệm là 5 Kéo cắt giấy bìa 6 Kéo cắt vải 7 Kéo bấm 8 Dụng cụ tháo chỉ 9 Thoi, suốt 10 Kim khâu tay 11 Ghim đính 12 Giấy, bút, thước cây, phấn may 4.2. Trình tự may a. Trình tự lắp ráp váy B1 : Chuẩn bị bán thành phẩm B2 : May các bộ phận - May chiết thân sau - Tra khóa thân sau - May tùi hàm ếch thân trước - May cạp B3 :May ráp các bộ phận - May sườn - Tra cạp
- 49 - May gấu B4 : Cắt chỉ, là sản phẩm b. Quy trình may váy Nội dung bước công Thiết Quy cách, yêu Những điểm cần STT việc bị cầu kỹ thuật lưu ý 1 Kiểm tra : Phấn - Số lượng các chi - Kiểm tra các chi - Chi tiết – bán thành tiết tiết đối xứng phẩm - Sang dấu các vị - Sang dấu trí chiết 2 May chiết Máy 1 - May chiết thân - Ủi chiết về phía kim, trước và thân sau đường sườn bàn là - ủi chiết 3 May dây kéo dấu thân sau - May nối thân sau, Máy 1 - Úp hai mặt phải ủi rẽ kim của thân sau vào nhau, xếp cho mép vải bằng nhau và may nối thân sau bắt đầu từ vị trí cuối cùng của đường xẻ đến lai. Lại mũi chỉ ở hai đầu đường may - Ủi rẽ đường chắp thân sau từ lai đến vị trí đường xẻ dây kéo, phần còn lại ủi gấp nẹp theo dấu phấn thiết kế - May lược cạnh Máy 1 - Đặt thân nằm - Khi lược hơi kéo ngoài dây kéo kim dưới ,mặt trái dây kéo để tránh ngửa lên. Đặt dây trường hợp dây kéo kéo lên trên mặt bị gợn sóng sau khi phải úp xuống may xong. (kéo dây kéo xuống) sao cho cạnh trong cùng
- 50 của răng dây kéo trùng với đường thiết kế. - May lược dây kéo lên thân sau, đường lược cách răng dây kéo 5mm - Tra dây kéo Máy 1 - Trải 2 bên thân - Đường may không kim sau nằm êm trên được chồng lên mặt bàn, mặt trái răng dây kéo , của răng dây kéo nhưng phải thẳng ngửa lên. Đè răng hàng với đường nối dây kéo sát xuống sống lưng mặt vải và tra dây kéo theo đường rãnh của răng dây kéo. May từ cạp đến điểm cuối chiều dài đường xẻ, lại mũi ở cuối đường may. - May cạnh còn lại tương tự nhưng may từ dưới lên, lại mũi ở đầu đường may. - Kiểm tra + kéo đầu Máy 1 Kiểm tra lại một dây kéo lên kim lần nữa đường tra dây kéo xem đã đạt yêu cầu hay chưa rồi mới tiến hành kéo đầu dây kéo lên. 4 May túi hàm ếch - Sang dấu - Sang dấu lại hình dáng miệng túi theo hình vẽ thiết kế lên đáp túi, nẹp
- 51 túi. - Vắt sổ - Vắt sổ cạnh dưới đáp túi, nẹp túi - May nẹp túi và nẹp - Úp mặt trái của - May sát cạnh túi trước,may đáp túi đáp túi lên mặt trái trong của đường vắt vào nẹp túi sau của nẹp túi sau sao sổ cho trùng với mép lưng và cạnh bên sườn túi . May đáp túi lên nẹp túi - úp mặt trái của nẹp túi lên mặt trái của nẹp túi trước sao co trùng với mép lưng và cạnh bên sườn túi. May nẹp túi lên nẹp túi. - Túi bên kia đặt - Phương pháp may và may đối chiều hai túi giống nhau - May định hình - Đặt thân trước - Mặt phải ngửa lên miệng túi quần xuống dưới mặt bàn, đặt nẹp túi đã may đáp và nẹp lên trên sao cho mặt có may đáp úp xuống dưới, miệng túi trên thân quần và trên nẹp trùng nhau, mép vảI bên sườn và trên lưng của thân quần và nẹp túi trùng nhau. - Cắm kim từ góc miệng túi dưới may theo đường cong miệng túi đến lưng quần. Đường may cách
- 52 mép vải 0,5cm. - Túi bên kia may đối lại - Mí nẹp + diễu - Gọt sơ mép vải miệng túi theo đường cong miệng túi , cách đường may định hình túi khoảng 0,4 0,5 cm. - Kéo nẹp túi và thân quần sang hai bên , mép vải về bên nẹp túi và may diễu 1mm lên nẹp - Lật nẹp túi vào bên trong thân quần (mép vải bên thân loe vào bên trong 1mm), vuốt cho miệng túi êm phẳng . Diễu ngoài miệng túi ,đường may cách mép gấp miệng túi 0,6 0,7 cm - Túi bên kia may tương tự - May chặn miệng túi - Gấp đôi nẹp túi theo chiều dọc, theo đường giữa nẹp túi sao cho cạnh ngoài nẹp túi trùng với đường sườn thân trước , cạnh trên trùng với lưng quần. - Vuốt cho miệng túi nằm êm,cắm
- 53 kim từ đầu lưng quần thân trước may xuống 2 3cm theo đường diễu miệng túi,chặn ngang miệng túi đến cách mép vải 1mm – cắm kim và may ngược chiều lên đầu lưng - May hoàn chỉnh - Lật thân quần - Có thể vắt sổ nẹp nẹp túi sang mặt trái ,vuốt túi trước cho nẹp túi nằm - Đáy túi có thể êm. Cắm kim từ may lộn cách mép góc dưới đáy túi, vải 0,5 cm – sau đó may đáy túi từ 0,5 gọt sơ mép vải và cm từ góc đáy túi diễu đáy túi bên này sang góc đáy túi bên kia. Sau đó vắt sổ nẹp túi - May chặn nẹp túi - Vuốt cho miệng - Có thể chặn miệng vào sườn thân trước túi và nẹp túi nằm túi bằng cách đính êm, phẳng ta tiến bọ ở hai đầu miệng hình may chặn túi miệng túi dưới theo đường sườn thân trước . 5 Ráp sườn váy Máy 1 Ráp sườn 1cm kim 6 May gập gấu Máy 1 - Gấu gấp bản to - May lên mặt phải kim 3cm 7 Cắt chỉ ủi thành Kéo, phẩm bàn là 8 Kiểm tra hoàn thiện Kiểm tra sản phẩm về thông số , quy cách, chất lượng đường may
- 54 5. Sơ đồ lắp ráp, sơ đồ khối gia công sản phẩm chân váy Mex Cạp chính Cạp lót Hình 4.3.Sơ đồ lắp ráp chân váy
- 55 Gia công thân trước Gia công thân sau Gia công Sản phẩm Gia công hoàn chỉnh cạp gấu Gia công lót Chun Hình 4.4. .Sơ đồ khối gia công chân váy 6. Một số sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi may chân váy Các dạng sai Nguyên nhân Biện pháp khắc phục ngăn hỏng ngừa Dây kéo bị dợn Do các lớp vải bị bai Cầm thân khi may lược dây kéo, sóng giãn,không kéo dây kéo hơi kéo dây kéo khi tra. khi tra Dây kéo bị hở Không sang dấu trước khi May đường tra dây kéo( tra bằng may, may không sát răng chân vịt một bên) phải thẳng và dây kéo sát với đường răng đây kéo.
- 56 Bị nhíu ở điểm Đường tra dây kéo không Đường tra dây kéo phải thẳng, cuối đường xẻ thẳng, không sát với sát với đường nối thân sau, mép đường nối thân sau, mép vải hai bên kéo phải đều tay vải hai bên kéo không đều tay Vị trí , kích Sang dấu không chính Sang dấu vị trí miệng túi chính thước miệng túi xác,không đúng đường xác ,may định hình miệng túi hàm ếch sai sang dấu,không sang dấu phải đúng đường sang dấu,phải miệng túi lên đáp túi . sang dấu miệng túi lên đáp túi trước khi may. Miệng túi hàm Khi diễu miệng túi không Cạo mép vải sát đường may khi ếch bị vặn, cạo mép vải sát đường diễu miệng túi ,không kéo miệng Nẹp túi bị loe mí may,miệng túi bị giãn. túi. Trước khi diễu miệng túi ra bên ngoài Nẹp túi bị loe mí ra bên vuốt cho nẹp túi vuốt cho nẹp túi ngoài trước khi diễu loe mí vào bên trong 1mm miệng túi Hai túi hàm ếch Lấy dấu miệng túi không Lấy dấu miệng túi chính xác ở không đối xứng chính xác, may không hai bên,may đúng phương pháp đúng phương pháp cho cả hai bên túi Nẹp túi và đáp May không đúng phương Giữ êm các lớp vải khi may, túi hàm ếch pháp vuốt cho nẹp túi và đáp túi êm không êm phẳng trước khi may. 7. Thực hành. Các chú ý về Nội dung Dụng cụ STT Yêu cầu kỹ thuật an toàn lao công việc Thiết bị động 1 - Nắm được các đặc điểm Đọc bản cơ bản của sản phẩm vẽ sản - Phân tích được các đặc phẩm điểm hình dáng của sản phẩm
- 57 2 Đọc các - Nắm được các yêu cầu yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. kỹ thuật - Nắm được thông số kích của sản thước của của sản phẩm. phẩm 3 Xem cấu - Nắm được cấu tạo các tạo và chi tiết của sản phẩm bảng - Thống kê được các chi thống kê tiết của sản phẩm các chi tiết của sản phẩm 4 Chuẩn bị - Máy may, - Các thiết bị may vẫn sử - Khi sử dụng dụng cụ, máy vắt sổ, dụng tốt, không bị hư các thiết bị thiết bị, bàn là hỏng may phải mặc vật tư - Kim máy, - Kim máy, thoi suốt phải bảo hộ lao thoi suốt, phù hợp với thiết bị may động. kéo cắt vải, - Vải phải phù hợp với sản kéo cắt chỉ, phẩm phấn - Vải, giấy 5 Tiến hành - Máy may 1 - Dư đường may phù hợp Trong quá trình may sản kim với nguyên liệu may người thợ phẩm - Máy vắt sổ - Đường may êm phẳng, may phải trang bị đầy đủ bảo - Bàn là bền chắc, đúng quy cách : hộ lao động. - Kéo + Đường may mí : 0,1 cm - Phấn + Đường may diễu : 0,6 cm + Đường may chắp : 1 cm + Đường may gấu tay, gâu áo : 2 cm + Mật độ mũi may : 4 mũi chỉ/cm 6 Kiểm tra - Thước - Phát hiện được các sai Khi kiểm tra sản phẩm - Tài kiệu kỹ hỏng của sản phẩm sản phẩm
- 58 có bị sai thuật - Tìm được nguyên nhân người thợ may hỏng, tìm dẫn đến sai hỏng phải trang bị nguyên đầy đủ bảo hộ - Khắc phục, sửa chữa nhân và lao động. được các sai hỏng biện pháp khắc phục CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Nêu phương pháp may chân váy 2. Vẽ mặt cắt tổng hợp khi may chân váy 3. Nêu những sai hỏng, nguyên nhân và cách khác phục khi may chân váy. 4. Dựa vào qui trình may của chân váy bó đã học ở trên hãy lập qui trình may cho các kiểu chân váy theo hình vẽ mô tả sản phẩm hình 3.4.5
- 63 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP * Phương pháp đánh giá: - Vấn đáp, viết: Sử dụng các câu hỏi về đặc điểm cấu tạo, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp may chân váy để kiểm tra mức độ tiếp thu bài học của sinh viên; - Thực hành: Sử dụng các bài tập chân váy trong chương trình mô đun đã học. * Nội dung đánh giá: Sau khi học xong bài may chân váy sinh viên phải nắm được: - Kiến thức: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may chân váy ; Mặt cắt tổng hợp của chân váy . - Kỹ năng: May hoàn chỉnh kiểu cạp liền, kiểu cạp rời như nội dung bài học theo đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật. * Tài liệu cần tham khảo: - TS. Trần Thủy Bình - Giáo trình công nghệ may - Nhà xuất bản giáo dục 2005. - TS. Võ Phước Tấn, KS. Bùi Thị Cẩm Loan, KS. Trần Thị Kim Phượng - Giáo trình công nghệ may - Trường Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh - Nhà xuất bản thống kê 2006. - Nguyễn Duy Cẩm Vân - Bài học cắt may - Nhà xuất bản trẻ 2007. GHI NHỚ - Yêu cầu kỹ thuật đối với kiểu chân váy - Mặt cắt tổng hợp của kiểu chân váy - Phương pháp may chân váy
- 64 BÀI 5 CÔNG NGHỆ MAY ÁO VÁY Mã bài : MĐMTT 21 - 05 Giới thiệu : Giống như váy thì áo váy cũng là một trong những sản phẩm thời trang được sử dụng nhiều trong các trang phục của nữ giới, và có vô số các kiểu áo váy khác nhau nhưng thông thường các loại áo váy cơ bản là áo váy xòe, áo váy bó, áo váy chữ A, áo váy có tay, áo váy sát nát các loại áo váy này có đặc điểm hình dáng là bao gồm phần thân váy và chân váy hay phần áo váy và phần chân váy chính vì thế mà công nghệ may chúng tương tự như nhau. Trong bài học này chúng ta nghiên cứu 1 sản phẩm áo váy cơ bản đó là áo váy chữ A, sát nách. Từ đó người học có thể dựa vào để may các kiểu áo váy thời trang., Mục tiêu : Học xong bài này người học có khả năng : - Mô tả đúng đặc điểm hình dáng của sản phẩm áo váy; - Trình bày được qui cách, yêu cầu kỹ thuật khi may áo váy; - Lập được quy trình và sơ đồ lắp ráp áo váy; - Lắp ráp hoàn chỉnh áo váy đảm bảo quy cách và tiêu chuẩn kỹ thuật; - Xác định đúng dạng sai hỏng, tìm ra nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa; - Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập; - Rèn luyện tác phong công nghiệp và có ý thức tiết kiệm nguyên liệu trong quá trình luyện tập. Nội dung chính : 1. Đặc điểm hình dáng 2. Quy cách- Yêu cầu kỹ thuật 2.1. Qui cách 2.2. Yêu cầu kỹ thuật 3. Bảng thống kê số lượng các chi tiết 4. Quy trình lắp ráp 4.1. Chuẩn bị 4.2. Trình tự may 5. Sơ đồ 6. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa
- 65 1. Đặc điểm hình dáng của áo liền váy + Là kiểu váy liền áo + Có chiết eo và chiết sườn + Cổ tròn rộng + Không có tay + Cài khóa sau lưng Hình 5.1.Bản vẽ phác họa sản phẩm 2. Qui cách, yêu cầu kỹ thuật 2.1. Qui cách: + Đường may mí : 0,1 cm + Đường may diễu : 0,6 cm + Đường may chắp : 1 cm + Đường may gấu : 3 cm + Mật độ mũi may : 4 mũi chỉ/cm 2.2. Yêu cầu kỹ thuật - Các bộ phận đúng vị trí, kích thước, đúng hình mẫu quy định. - Các bộ phận đảm bảo cân đối, đối xứng
- 66 - Đường cổ, đường nách phải tròn đều - Tra dây khóa êm, khóa khép kín, phẳng, không bị sóng - Thân không bị nhăn - Đường may êm phẳng, bền chắc, đúng quy cách : - Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ. *. Bảng thông số kích thước sản phẩm TT Vị trí đo Số đo Dung sai 1 Dài váy 92 ± 0.5 2 Vai con 8.5 ± 0.2 3 Rộng gấu 56 ± 1 4 Dài x rộng chiết eo thân trước 33x 3 ± 0.2 5 Dài x rộng chiết eo thân sau 33x 2 ± 0.2 6 Dài x rộng chiết sườn thân trước 15x 3 ± 0.2 3. Cấu tạo và bảng thống kê các chi tiết 3.1. Cấu tạo các chi tiết của sản phẩm - Chiều dài dây kéo = Chiều dài đường xẻ + 3 4cm. - Dây kéo sau khi may xong phải kín, không dợn sóng, thân không bị nhăn
- 67 3.2. Bảng thống kê các chi tiết Hình 5.2 Hình vẽ thống kê số lượng chi tiết của sản phẩm chân váy Stt Tên chi tiết Số lượng Ghi chú 1 Các chi tiết sử dụng bằng vải chính 1.1 Thân trước 01 1.2 Thân sau 02 1.3 Nẹp thân trước 01 1.4 Nẹp thân sau 02 2 Phụ liệu 2.1 Chỉ 01 Phù hợp với sản phẩm 2.2 Khóa 01 4. Quy trình lắp ráp
- 68 4.1. Chuẩn bị a. Thiết bị : TT Loại thiết bị Đặc điểm Số lượng Ghi chú 1 Máy may Loại 1 kim 1/1 học viên 2 Máy vắt sổ Loại 2 kim 5 chỉ 1 (Cho 01 xưởng thực hành) 3 Máy ép mex Khổ rộng băng 2 (Cho 01 xưởng Tuỳ theo điều kiện ép 60 x 120 cm thực hành) của từng trường 4 Bàn là hơi 2 (Cho 01 xưởng Tuỳ theo điều kiện nhiệt , mặt nạ thực hành) của từng trường chống bóng 5 Manơcanh 1 (Cho 01 xưởng Tuỳ theo điều kiện (bán thân) thực hành) của từng trường b. Dụng cụ, vật tư : TT Loại dụng cụ Đặc điểm Số lượng Ghi chú 1 Đệm là Dạng phẳng 1/1 học viên Tuỳ theo điều kiện của từng trường 2 Kim máy 1 kim DB x 14 1 gói/2 học viên 3 Kim máy vắt sổ DC x 5 1 gói/10 học viên 4 Đệm là 5 Kéo cắt giấy bìa 6 Kéo cắt vải 7 Kéo bấm 8 Dụng cụ tháo chỉ 9 Thoi, suốt 10 Kim khâu tay 11 Ghim đính 12 Giấy, bút, thước cây, phấn may 4.2. Phương pháp may áo liền váy a. Trình tự lắp ráp áo liền váy
- 69 B1 : Chuẩn bị bán thành phẩm B2 : May sản phẩm - May chiết thân sau - Tra khóa thân sau - May chiết thân trước - May chắp vai con - May nẹp cổ - May nẹp nách - May sườn - May gấu B3 : Cắt chỉ, là sản phẩm b. Quy trình may áo liền váy Nội dung bước Thiết bị Quy cách, yêu cầu Những điểm cần STT công việc kỹ thuật lưu ý 1 Kiểm tra : Phấn - Số lượng các chi - Kiểm tra các chi - Chi tiết, bán tiết. tiết đối xứng. thành phẩm. - Sang dấu các vị trí - Sang dấu. chiết. 2 May chiết. Máy 1 - May chiết thân - Ủi chiết về phía kim, bàn trước và thân sau. đường sườn. là. - ủi chiết. 3 May dây kéo dấu sống lưng thân sau. - May nối sống Máy 1 - Úp hai mặt phải của lưng , ủi rẽ. kim. thân sau vào nhau, xếp cho mép vải bằng nhau và may nối sống lưng bắt đầu từ vị trí cuối cùng của đường xẻ đến lai. Lại mũi chỉ ở hai đầu đường may
- 70 - Ủi rẽ đường sống lưng từ lai đến vị trí đường xẻ dây kéo, phần còn lại ủi gấp nẹp theo dấu phấn thiết kế. - May lược cạnh Máy 1 - Đặt thân nằm dưới - Đầu chặn dây ngoài dây kéo. kim ,mặt trái ngửa lên. kéo phía trên phải Đặt dây kéo lên trên đặt cách đường tra mặt phải úp xuống cổ 3mm và khi (kéo dây kéo xuống) lược hơi kéo dây sao cho cạnh trong kéo để tránh cùng của răng dây trường hợp dây kéo trùng với đường kéo bị gợn sóng thiết kế. sau khi may xong. - May lược dây kéo lên thân sau, đường lược cách răng dây kéo 5mm. - Tra dây kéo Máy 1 - Trải một bên thân - Đường may kim áo và nẹp áo nằm êm không được chồng trên mặt bàn, mặt trái lên răng dây kéo , của răng dây kéo nhưng phải thẳng ngửa lên. Đè răng dây hàng với đường kéo sát xuống mặt vải nối sống lưng và tra dây kéo theo đường rãnh của răng dây kéo. May từ đầu cổ đến điểm cuối chiều dài đường xẻ, lại mũi ở cuối đường may. - May cạnh còn lại tương tự nhưng may từ dưới lên, lại mũi ở đầu đường may.
- 71 - Kiểm tra + kéo Máy 1 Kiểm tra lại một lần đầu dây kéo lên kim nữa đường tra dây kéo xem đã đạt yêu cầu hay chưa rồi mới tiến hành kéo đầu dây kéo lên. 4 Chắp vai con Máy 1 Ráp vai con trên thân kim và trên nẹp, ủi rẽ vai con. 5 May nẹp cổ áo Máy 1 - Ráp nẹp cổ áo vào kim thân áo - Mí nẹp cổ - Khoá đầu dây kéo - Lược nẹp cổ cho nằm êm trên thân 6 May nẹp nách áo Máy 1 - Ráp nẹp nách kim - Mí nẹp nách - Lược nẹp nách nằm êm 7 Ráp sườn áo Máy 1 Ráp sườn áo 1cm kim 9 - May gập gấu Máy 1 - Gấu gấp bản to 3cm - May lên mặt phải kim 10 Cắt chỉ ủi thành Kéo, bàn phẩm là 11 Kiểm tra hoàn Kiểm tra sản phẩm về thông số , quy cách, chất lượng thiện đường may
- 72 5. Sơ đố lắp ráp, sơ đồ khối gia công áo váy
- 73 6. Một số sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi may áo liền váy Các dạng sai Nguyên nhân Biện pháp khắc phục ngăn hỏng ngừa Dây kéo bị dợn Do các lớp vải bị bai Cầm thân khi may lược dây kéo, sóng giãn,không kéo dây kéo hơi kéo dây kéo khi tra. khi tra Dây kéo bị hở Không sang dấu trước khi May đường tra dây kéo( tra bằng may, may không sát răng chân vịt một bên) phải thẳng và dây kéo sát với đường răng đây kéo. Bị nhíu ở điểm Đường tra dây kéo không Đường tra dây kéo phải thẳng, cuối đường xẻ thẳng, không sát với sát với đường nối sống lưng, đường nối sống lưng, mép mép vải hai bên kéo phải đều tay vải hai bên kéo không đều tay 7. Tóm tắt trình tự thực hiện Các chú ý về Nội dung Dụng cụ STT Yêu cầu kỹ thuật an toàn lao công việc Thiết bị động 1 - Nắm được các đặc điểm Đọc bản vẽ cơ bản của sản phẩm sản phẩm - Phân tích được các đặc điểm hình dáng của sản phẩm 2 Đọc các - Nắm được các yêu cầu yêu cầu kỹ kỹ thuật của sản phẩm. thuật của - Nắm được thông số kích sản phẩm thước của của sản phẩm. 3 Xem cấu - Nắm được cấu tạo các tạo và bảng chi tiết của sản phẩm thống kê - Thống kê được các chi các chi tiết tiết của sản phẩm của sản phẩm
- 74 GHI NHỚ - Yêu cầu kỹ thuật đối với kiểu áo váy - Mặt cắt tổng hợp của kiểu áo váy - Phương pháp may áo váy
- 75 BÀI TẬP Câu hỏi : Dựa vào qui trình may của chân váy bó đã học ở trên hãy lập qui trình may cho các kiểu chân váy theo hình vẽ mô tả sản phẩm hình 6.7, 8
- 78 HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI BÀI TẬP Dựa vào nội dung bài học nêu tóm tắt phương pháp may, mặt cắt, các dạng sai hỏng nguyên nhân và cách khắc phục của các chi tiết cũng như các sản phẩm được học trong mô đun May áo váy này dựa vào đó lập trình tự cho các sản phẩm tương tự như ở bài 4, bài 5.
- 79 TÀI LIỆU CẦN THAM KHẢO - TS. Trần Thủy Bình (2005) - Giáo trình công nghệ may - Nhà xuất bản giáo dục. - TS. Võ Phước Tấn, KS. Bùi Thị Cẩm Loan, KS. Trần Thị Kim Phượng (2006) - Giáo trình công nghệ may - Trường Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh - Nhà xuất bản thống kê. - Nguyễn Duy Cẩm Vân (2007) - Bài học cắt may - Nhà xuất bản trẻ. - Cao Hữu Nghị (2008), Hướng dẫn phương pháp kỹ thuật cắt may, NXB Hà Nội. - Giáo trình công nghệ may - Trường CĐ nghề KT- KT VINATEX 2009.