Giáo trình môn học Kinh tế phát triển - Trình độ: Cao đẳng - Nghề: Kế toán doanh nghiệp

pdf 44 trang Gia Huy 18/05/2022 2590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn học Kinh tế phát triển - Trình độ: Cao đẳng - Nghề: Kế toán doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_hoc_kinh_te_phat_trien_trinh_do_cao_dang_nghe.pdf

Nội dung text: Giáo trình môn học Kinh tế phát triển - Trình độ: Cao đẳng - Nghề: Kế toán doanh nghiệp

  1. BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG I GIÁO TRÌNH MÔN HỌC KINH TẾ PHÁT TRIỂN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP Ban hành theo Quyết định số 1661/QĐ-CĐGTVTTWI ngày 31/10/2017 của Hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng GTVT Trung ƣơng I 1 Hà Nội, 2017
  2. BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƢỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƢƠNG I GIÁO TRÌNH Môn học: kinh tế phát triển NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Hà Nội – 2017 2
  3. MỤC LỤC Lời nói đầu 3 Bài mở đầu: Các nƣớc đang phát triển và sự lựa chọn con đƣờng phát triển 4 1. Sự phân chia các nƣớc theo trình độ phát triển .4 2. Những đặc trƣng cơ bản của các nƣớc đang phát triển .5 Chƣơng 1: Tổng quan về tăng trƣởng và phát triển kinh tế - xã hội 7 1. Bản chất của tăng trƣởng kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội .10 2. Nhân tố tác động đến tăng trƣởng kinh tế .13 3. Các vấn đề cơ bản trong phát triển kinh tế 19 Chƣơng 2: Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 19 1. Khái niệm và các loại cơ cấu kinh tế .19 2. Cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành 20 Chƣơng 3: Các nguồn lực với phát triển kinh tế 26 1. Nguồn lực lao động với phát triển kinh tế .26 2. Tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng với phát triển kinh tế 28 3. Vốn với sự phát triển kinh tế .29 4. Khoa học công nghệ với phát triển kinh tế 30 Chƣơng 4: Phát triển các ngành kinh tế 34 1. Phát triển kinh tế nông nghiệp 34 2. Phát triển kinh tế công nghiệp 35 3. Phát triển kinh tế dịch vụ 37 Chƣơng 5: Đƣờng lối và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc .38 1. Đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam qua các giai đoạn 38 2. Chiến lƣợc và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam 40 Tài liệu tham khảo 40 3
  4. Lời nói đầu Kinh tế phát triển là môn học cơ sở, làm nền tảng để sinh viên nhận thức và phát triển kỹ năng học các môn chuyên môn nghề.Với mục tiêu trang bị cho học viên những vấn đề về lý luận về bản chất, nội dung của tăng trƣởng kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội; nguồn lực và sự phát triển của nó đến nền kinh tế, đồng thời hình thành kỹ năng tính toán và đánh giá đƣợc các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trƣởng kinh tế và phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, ngành và nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu về giáo trình giảng dạy học tập và nghiên cứu của sinh viên đồng thời đáp ứng đƣợc chƣơng trình khung của Bộ Lao động – Thƣơng binh và xã hội. Giáo trình kinh tế phát triển ngoài bài mở đầu ra thì giáo trình gồm 5 chƣơng. Bài mở đầu: Các nƣớc đang phát triển và sự lựa chọn con đƣờng phát triển Chƣơng 1: Tổng quan về tăng trƣởng và phát triển kinh tế - xã hội Chƣơng 2: Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chƣơng 3: Các nguồn lực với phát triển kinh tế Chƣơng 4: Phát triển các ngành kinh tế Chƣơng 5: Đƣờng lối và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc 4
  5. Bài Mở Đầu CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ SỰ LỰA CHỌN CON ĐƢỜNG PHÁT TRIỂN 1. Sự phân chia các nƣớc theo trình độ phát triển 1.1. Sự xuất hiện thế giới thứ 3 Cho tới 1945, nhiều nƣớc ở Tây Âu, nhất là Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, còn kiểm soát những thuộc địa rộng lớn. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nƣớc ở Châu Á châu Phi, Mỹ La tinh giành đƣợc độc lập dân tộc, có những cố gắng trong phát triển kinh tế, với đƣờng lối “độc lập tự chủ” nhằm giảm bớt sức ép từ các nƣớc phát triển vốn đã từng là “chính quốc” của họ. Các nƣớc này đƣợc gọi là “thế giới thứ ba”. Cách gọi này nhằm phân biệt với “thế giới thứ nhất” là các nƣớc có nền kinh tế phát triển, phần lớn là các nƣớc ở Tây Âu, “thế giới thứ hai” là các nƣớc có nền kinh tế tƣơng đối phát triển, tập trung ở Đông Âu đi theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa. Để tránh rơi vào vòng ảnh hƣởng của khối này hay khối kia, nhiều nƣớc trong thế giới thứ ba đã liên kết lại với nhau dƣới nhiều hình thức. Tháng 4-1955, tại Indonexia đã diễn ra Hội nghị Bandung, thành lập Phong trào ” Không liên kết”. Những ngƣời tham gia Hội nghị khẳng định quyết tâm xây dựng quan hệ quốc tế mới, ƣu tiên giúp đỡ cho các quốc gia nghèo, xây dựng trật tự kinh tế bình đẳng. Năm 1964 lần đầu tiên đã diễn ra hội nghị liên hợp quốc về thƣơng mại và phát triển với mục tiêu đƣa thƣơng mại quốc tế thúc đẩy các quốc gia nghèo phát triển. Việt Nam là một trong số các nƣớc sáng lập Phong trào Không liên kết. Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đã tham gia Hội nghị Bandung. Phong trào này những nắm 1970 hoạt động rất sôi nổi, tạo những áp lực với các nƣớc phát triển trong việc xây dựng trật tự mới của kinh tế Thế giới, 1.2. Phân chia các nước theo trình độ phát triển kinh tế Có 4 nhóm nƣớc trên thế giới đƣợc phân loại theo mức thu nhập bình quân đầu ngƣời (GNI/ ngƣời), trình độ cơ cấu kinh tế và mức độ thoả mãn nhu cầu của con ngƣời - Nhóm 1 : Các nƣớc công nghiệp phát triển, có khoảng trên 40 nƣớc gồm 7 nƣớc công nghiệp đứng đầu thế giới (nhóm G7và các nƣớc công nghiệp phát triển khác). Có mức thu nhập GNI/ngƣời trên 15000 USD/ngƣời - Nhóm 2: Các nƣớc công nghiệp mới NIC Có khoảng trên 10 nƣớc có mức thu nhập BQ đầu ngƣời đạt trên 6000 USD/ngƣời. Trong đó có “4 con rồng” châu Á gồm Hồng kông, Đài Loan, Singapo, Hàn quốc - Nhóm 3: Các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ - Nhóm 4: Các nƣớc đang phát triển, đây là những nƣớc đi lên từ Thế giới thứ 3, các nƣớc có nền công nghiệp lạc hậu hoặc các nƣớc nông công nghiệp đang từ sản xuất nhỏ tiền lên con đƣờng công nghiệp hoá. Các nƣớc này đƣợc chia làm 3 loại: Những nƣớc có thu nhập trung bình trên 2000 USD/ ngƣời, 600 USD/ngƣời và dƣời 600 USD/ngƣời. Bảng 1: Phân loại các nƣớc theo trình độ phát triển 5
  6. Các chỉ tiêu, Các nƣớc công Các nƣớc mới công Các nƣớc đang phát thông số để phân nghiệp phát triển nghiệp hóa NICs triển LDCs loại DCs 1- Giai đoạn kinh - Đã công nghiệp hóa, - Đã công nghiệp hóa - Đang hoặc chƣa công tế đi vào giai đoạn trƣởng trongthời kỳ đặc biệt nghiệp hòa, đang ở giai thành những nắm1960-1980, đoạn cất cánh hoặc đang ở giai đầu của trƣớc cất cánh trƣởng thành về kinh tế 2-Thu nhập bình - Trên 10.000USD - Trên 6.000USD - Bao gồm ba nhóm: quân/ngƣời/năm * Thu nhập bình quân trong khoảng 2.000- 6.000USD *Thu nhập bình quân từ 600-2000USD *Thu nhập bình quân dƣới 600USD 3-Về cơ cấu kinh - Định hình và chuyển - Định hình và chuyển - Đang trong quá trình tế kỹ thuật dịch nhanh theo các lợi dịch nhanh theo các lợi điều chỉnh cơ cấu kinh thế. thế. tế kỹ thuật. - Kỹ thuật hiện đại. - Kỹ thuật hiện đại, có - Độ chuyển dịch nhỏ - Cơ cấu ngành chuyển sự kết hợp thích dụng - Cơ cấu ngành đang dịch theo hƣớng dịch các loại hình kỹ thuật. trong thời kỳ nông vụ-công nghiệp-nông - Cơ cấu ngành chuyển nghiệp- công nghiệp- nghiệp. dịch theo hƣớng công dịch vụ. -Tỷ trọng xuất khẩu nghiệp- dịch vụ-nông chiếm ƣu thế trong nghiệp GDP 4-Về mặt thể chế - Các truyền thống, tập - Các truyền thống, tập - Nhiều truyền thống tục lạc hậu suy giảm tục lạc hậu suy giảm tập tục lạc hậu đang đè nhanh. nhanh. nặng, thậm chí quyết định sự phát triển. - Hệ thống quản lý - Đã và đang tìm cách - Đang tìm cách nối kết hoàn thiện theo sự tiến nối kết các quan hệ kinh các quan hệ kinh tế-thể bộ của môi trƣờng tế-thể chế với các nƣớc chế với các nƣớc phát kinh tế phát triển và đang phát triển và đang phát triển - Đã thiết lập mạng các triển -Đang trong quá trình quan hệ kinh tế-thể chế xây dựng, hoàn thiện hệ với bên ngoài, hoạt thống các công cụ quản động có hiệu quả lý. 2. Những đặc trƣng cơ bản của các nƣớc đang phát triển 2.1. Sự khác biệt giữa các nước đang phát triển - Quy mô của đất nƣớc: Quy mô về diện tích và dân số. - Bối cảnh lịch sử: Nguồn gốc lịch sử khác nhau của các nƣớc đang phát triển cũng tác động đến những xu hƣớng khác nhau trong quá trình phát triển. Cơ cấu kinh tế cũng nhƣ nền tảng giáo dục và xã hội thông thƣờng đều dựa vào mô hình của những nƣớc đã từng cai trị họ trƣớc đây. - Vai trò của khu vực nhà nƣớc và khu vực tƣ nhân: ở hầu hết các nƣớc đang PT đều song song tồn tại khu vực kinh tế nhà nƣớc và tƣ nhân. tuy vậy xác định tầm quan trọng tƣơng đối giữa hai khu vực này tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế chính trị của mỗi nƣớc. 2.2. Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển 6
  7. - Mức sống thấp : Mức sống thấp đƣợc biểu thị cả về số lƣợng và chất lƣợng dƣời dạng thu nhập thấp, thiếu nhà ở, sức khoẻ kém không đƣợc hoặc ít đƣợc học hành, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị tử vong cao, tuổi thọ và thâm niên lao động không cao. - Năng suất thấp: Thiếu vật chất và đội ngũ quản lý có kinh nghiệm. - Tốc độ tăng dân số cao và gánh nặng ngƣời ăn theo. - Mức thất nghiệp và bán thất nghiệp cao - Phụ thuộc đáng kể vào SX nông nghiệp và xuất khẩu hàng sơ chế. - Ngoài ra các nƣớc đang PT còn có một điểm chung về sự thống trị sự phụ thuộc và tính dễ bị tổn thƣơng. Thu nhập thấp Năng suất thấp Tỷ lệ tích lũy nhỏ Trình độ kỹ thuật lạc hậu Hình 1: Vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ 2.3. Sự cần thiết lựa chọn con đường phát triển Những đặc trƣng cơ bản của các nƣớc đang phát triển chính là những trở ngại đối với sự phát triển chúng có liên quan chặt chẽ với nhau tạo ra vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ, làm cho khoảng cách giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển ngày càng gia tăng. Đứng trƣớc tình hình đó đòi hỏi các nƣớc đang phát triển phải có biện pháp để phá vỡ vòng luẩn quẩn. Tuy vậy, trong quá trình tìm kiếm con đƣờng phát triển, các nƣớc đã sử dụng nhiều cách đi khác nhau, nội dung trọng tâm của quá trình lựa chọn và hình thành mô hình phát triển của mỗi nƣớc là quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa mặt kinh tế (tăng trƣởng) và mặt xã hội (tiến bộ và công bằng xã hội) trong quá trình phát triển. Nhiều nƣớc, quá trình lựa chọn con đƣờng phát triển đã đồng nhất một cách ngây thơ giữa phát triển kinh tể với tăng trƣởng kinh tể, và tìm mọi cách để giải quyết bài toán tăng trƣởng kinh tế nhanh. Có những nƣớc thì lại qua nhấn mạnh đen giải quyết công băng xã hội và xem đó là tất cả những gì gọi là phát triển v.v Các nghiên cứu thực nghiệm cũng đã đúc kết thành ba mô hình cụ thể, mỗi mô hình có những đặc trung riêng, và có những kết cục tất yếu của nó. Chƣơng 1 7
  8. TỔNG QUAN VỀ SỰ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 1. Bản chất của tăng trƣởng kinh tế và phát triển kinh tế XH 1.1. Khái niệm về tăng trưởng phát triển kinh tế và phát triển bền vững a. Tăng trưởng kinh tế Tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong khoảng thời gian nhất định (thƣờng là 1 năm). Sự gia tăng đó đƣợc thể hiện cả quy mô và tốc độ. - Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dƣới dạng vật chất hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP, GNI và đƣợc tính cho toàn bộ nền kinh tế hoặc tính bình quân đầu ngƣời. GDP tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị thị trƣờng của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng đƣợc sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thƣờng là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thƣờng là một năm). GNI Thu nhập quốc dân (Gross national income – GNI) là chỉ số kinh tế xác định tổng thu nhập của một quốc gia trong một thời gian, thƣờng là một năm. Đây là chỉ tiêu đo thực lực của quốc gia. Thu nhập quốc dân tƣơng tự nhƣ Tổng sản lƣợng quốc gia – GNP, chỉ khác biệt ở chỗ GNP không trừ đi thuế gián thu và khấu hao. Ví dụ, lợi nhuận của một công ty Mỹ hoạt động tại Anh sẽ đƣợc tính vào GNI của Mỹ và GDP của Anh, không tính vào GNI của Anh hay GDP của Mỹ. - Nhƣ vậy bản chất của tăng trƣởng là phản ánh sự thay đổi về lƣợng của nền kinh tế. Ngày nay yêu cầu tăng trƣởng kinh tế đƣợc gắn liền với tính bền vững hay việc bảo đảm chất lƣợng tăng trƣởng ngày càng cao. b. Phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời gian nhất định. Phát triển kinh tế bao hàm các sự tăng trƣởng kinh tế tức là tăng về quy mô sản lƣợng, sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế và sự tiến bộ về xã hội. Trong khái niệm phát triển bao hàm 3 vấn đề cơ bản sau: - Thứ nhất là mức độ gia tăng mở rộng sản lƣợng quốc gia và sự tăng trƣởng mức sản xuất, mức sống của quốc gia trong một thời gian nhất định. - Thứ hai là mức độ biến đổi cơ cấu kinh tế của quốc gia. Trong đó quan trọng nhất là tỷ lệ ngành công nghiệp trong tổng sản lƣợng quốc dân. Mức độ tỷ lệ ngành công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân càng cao thể hiện mức phát triển càng cao. - Thứ ba là sự tiến bộ về cơ cấu xã hội, đời sống xã hội, mức độ gia tăng thu nhập thực tế của ngƣời dân, mức độ công bằng xã hội của quốc gia. c. Phát triển bền vững “ Phát triển bền vững là đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hƣởng đến các thế hệ sau do những vấn đề của thế hệ này” Hội nghị Rio de Janeiro, 1992 Hội nghị thƣợng đỉnh về Phát triển bền vững, Johannesburg, Nam Phi, 2002 đã xác định: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển trong đó có sự kết hợp hài hoà, hợp lý, chặt chẽ 3 mặt của sự phát triển bao gồm : tăng trƣởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trƣờng” 8
  9. 1.2. Đánh giá sự phát triển kinh tế a. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế - Tổng giá trị sản xuất (GO) – Gross Output: là tổng giá trị sản phẩm vật chất dịch vụ đƣợc tạo ra trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời nhất định (thƣờng là 1 năm). Cách 1 GO = C + V + M Trong đó: C: Chi phí về lao động quá khứ V: Chi phí về lao động sống M: Giá trị thặng dƣ Cách 2: GO = VAi + ICi Trong đó: - VAi : Là giá trị gia tăng ngành i - ICi : Là chi phí trung gian của ngành i - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) – Gross Domestic Product : Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định. Có 3 cách tính GDP: Cách 1: Theo phƣơng diện tiêu dùng GDP = C + I + G + X- M Trong đó: C: Là các khoản tiêu dùng của các hộ gia đình I : Là tổng đầu tƣ cho sản xuất của các doanh nghiệp G: Là chi tiêu của chính phủ X-M: Là phần xuất nhập khẩu ròng trong năm Cách 2 : Theo phƣơng diện thu nhập GDP = Cp + Ip + T Trong đó: Cp: Các khoản các hộ gia đình đƣợc quyền tiêu dùng Ip: Các khoản doanh nghiệp tiết kiệm dùng để đầu tƣ T: Chi tiêu của nhà nƣớc từ nguồn thuế Cách 3: GDP = W + In + R + PR + Dp + TI Trong đó : W : Là thu nhập của ngƣời lao động dƣới hình thức tiền công và tiền lƣơng. In: Là thu nhập của ngƣời có tiền cho vay R: Là thu nhập của ngƣời có đất cho thuê PR: Là Thu nhập của ngƣời có vốn DP: Là khấu hao vốn cố định TI: Là thuế kinh doanh Cách 3: Theo phƣơng diện sản xuất GDP = GOi – ICi Trong đó : GOi : Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ 9
  10. ICi : Là chi phí trung gian của - Tổng thu nhập quốc dân (GNI): Chỉ tiêu này thay cho chỉ tiêu GNP. GNI là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân một nƣớc tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này bao gồm các khoản hình thành thu nhập và phân phối lại thu nhập lần đầu có tính đến cả các khoản nhận từ nƣớc ngoài về và chuyển ra nƣớc ngoài. - Thu nhập quốc dân (NI) Là phần giá trị SP vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. NI chính là tổng thu nhập quốc dân sau khi đã loại trừ khấu hao vốn cố định của nền kinh tế (Dp) NI = GNI - Dp - Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI) Là phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích luỹ thuần trong một thời kỳ nhất định. NDI = NI + Chênh lệch về chuyển nhƣợng hiện hành với nƣớc ngoài Chênh lệch về chuyển nhƣợng hiện hành với nƣớc ngoài = Thu chuyển nhƣợng hiện hành từ nƣớc ngoài vào – chi chuyển nhƣợng hiện hành ra nƣớc ngoài. - Thu nhập bình quân đầu ngƣời Chỉ tiêu GDP và GNI còn sử dụng để đánh giá mức thu nhập bình quân trên đầu ngƣời của mỗi quốc gia (GDP/ ngƣời, GNI/ ngƣời) b. Đánh giá cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế phản ánh sự tƣơng quan giữa các bộ phận trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lƣợng giữa các bộ phận với nhau. - Cơ cấu ngành kinh tế Chỉ số cơ cấu ngành là chỉ số phản ánh tỷ lệ của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong GDP. Tỷ lệ sản lƣợng ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP càng cao thể hiện nền kinh tế càng phát triển. Quy luật của sự phát triển là tỷ lệ ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP ngày càng tăng và tỷ lệ ngành nông nghiệp ngày càng giảm. - Cơ cấu kinh tế vùng Là cơ cấu kinh tế mà mỗi bộ phận hợp thành là một vùng kinh tế lãnh thổ. Nghiên cứu cơ cấu kinh tế vùng có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác các tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế của vùng lãnh thổ, trong việc định hƣớng phát triển KTXH vùng cũng nhƣ xác định vai trò của từng vùng trong phát triển kinh tế đất nƣớc. - Cơ cấu thành phần kinh tế : Là dạng cơ cấu phản ánh tính chất xã hội hoá về tƣ liệu sản xuất và tài sản trong nền kinh tế. Xét về nguồn gốc thì có 2 loại hình sở hữu là : Sở hữu công cộng và sở hữu tƣ nhân. Một nền kinh tế phát triển thƣờng có xu hƣớng khu vực kinh tế tƣ nhân chiếm tỷ trọng cao và nền kinh tế phát triển theo con đƣờng tƣ nhân hoá. VN có 6 thành phần kinh tế: TPKT Nhà nƣớc, TPKT tập thể, TPKT cá thể tiểu chủ, TPKT tƣ bản tƣ nhân, TPKT tƣ bản nhà nƣớc, TPKT có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. 1.3. Đánh giá sự phát triển xã hội 10
  11. a. Một số chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con người - Các chỉ tiêu phản ánh mức sống: Số calo bình quân đầu ngƣời (calo/ngƣời/ngày) Số calo bình quân đầu ngƣời là chỉ tiêu biểu hiện mức sống, mức nhu cầu về lƣơng thực, thực phẩm của con ngƣời đƣợc quy đổi thành đơn vị năng lƣợng cần thiết cho con ngƣời là calo. Với các nƣớc đang phát triển mức thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng thì số calo bình quân trên đầu ngƣời cũng tăng lên. Chỉ tiêu calo bình quân đầu ngƣời chỉ có ý nghĩa đối với các nƣớc đang phát triển, thể hiện một nền kinh tế giải quyết đƣợc nhu cầu cơ bản về lƣơng thực, thực phẩm ở mức nào? Còn đối với các nƣớc phát triển vì ở mức sống cao nên chỉ tiêu này không có ý nghĩa nữa. Ngoài ra còn một số chỉ tiêu khác nhƣ mức lƣơng thực bình quân đầu ngƣời, tỷ lệ phụ thuộc lƣơng thực nhập khẩu - Nhóm chỉ tiêu phản ánh giáo dục và trình độ dân trí: Tỷ lệ ngƣời lớn biết chữ, tỷ lệ nhập học các cấp, số năm đi học trung bình, tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục - Nhóm chỉ tiêu về tuổi thọ bình quân và chăm sóc sức khỏe: Tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng, tỷ lệ bà mẹ sinh sản bị tử vong, tỷ lệ trẻ em tiêm phòng - Nhóm chỉ tiêu về dân số và việc làm: tốc độ tăng trƣởng dân số tự nhiên, tỷ lệ thất nghiệp b. Các chỉ tiêu xã hội - Chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) – Human Development Index Đây là chỉ tiêu kết hợp 3 yếu tố đó là tuổi thọ, giáo dục (Bao gồm tỷ lệ ngƣời biết chữ và số năm đi học trung bình) và GDP đầu ngƣời (theo PPP). Chỉ số HDI đƣợc tính toán nhƣ sau: CT T29 SGT nghề Ý nghĩa của chỉ số HDI + HDI biến động từ 0 -1, nƣớc nào có giá trị HDI lớn hơn có nghĩa là sự phát triển con ngƣời cao hơn. + HDI cao 0,8 – 1; trung bình 0,5 – 0,8; thấp < 0,5 - Chỉ số nghèo khổ (HPI) HPI sử dụng các chỉ số phản ánh các khía cạnh cơ bản nhất của sự bần cùng đó là tuổi thọ thấp, thiếu giáo dục cơ sở, khả năng tiếp cận các nguồn lực tƣ nhân và công cộng - Chỉ số phát triển theo giới (GDI) Chỉ số này có tính đến sự bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Nếu sự phân biệt về giới càng lớn thì chỉ số GDI càng thấp so với HDI của nó. - Chỉ số quyền lực theo giới (GEM) Chỉ số này đánh giá các tiến bộ trong việc nâng cao vị thế của ngƣời phụ nữ về kinh tế và chính trị. 2. Nhân tố tác động tới tăng trƣởng kinh tế 2.1. Các nhân tố kinh tế a. Các nhân tố tác động đến tổng cung Các yếu tố tác động đến tổng cung chính là 4 nguồn lực chủ yếu: vốn (K), lao động (L), tài nguyên, đất đai (R), công nghệ (T) theo một hàm sản xuất: Y = f(K, L, R, T) 11
  12. - Vốn (K): là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động đến tăng trƣởng kinh tế. Vốn sản xuất đứng trên góc độ vĩ mô có liên quan trực tiếp đến tăng trƣởng kinh tế đƣợc đặt ra ở khía cạnh vật chất chứ không phải dƣới dạng tiền (giá trị), nó là toàn bộ tƣ liệu vật chất đƣợc tích luỹ của nền kinh tế và bao gồm: nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà xƣởng và các trang thiết bị, máy móc, nhà xƣởng và các thiết bị đƣợc sử dụng nhƣ những yếu tố đầu vào trong sản xuất. Ở các nƣớc đang phát triển sự góp của vốn sản xuất vào tăng trƣởng kinh tế thƣờng chiếm tỷ trọng cao nhất. Đó là sự biểu hiện của tính chất tăng trƣởng tăng trƣởng theo chiều rộng. Tuy vậy tác động của yếu tố này đang có xu hƣớng giảm dần và đƣợc thay thế bằng các yếu tố khác. - Lao động (L): là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Trƣớc đây ta chỉ quan niệm lao động là yếu tố vật chất đầu vào giống nhƣ yếu tố vốn và đƣợc xác định bằng số lƣợng nguồn lao động của mỗi quốc gia (có thể tính bằng đầu ngƣời hoặc thời gian lao động). Những mô hình tăng trƣởng kinh tế gần đây đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động gọi là vốn nhân lực (thuật ngữ này dùng để chỉ kiến thức, kỹ năng của ngƣời công nhân thu đƣợc thông qua giáo dục, đào tạo và tích luỹ kinh nghiệm. Vốn nhân lực bao gồm những kỹ năng tích luỹ đƣợc từ thời kỳ đi học phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, đại học và các chƣơng trình đào tạo nghề nghiệp dành cho lực lƣợng lao động). Đó là các lao động có kỹ năng sản xuất, lao động có thể vận hành đƣợc máy móc thiết bị phức tạp, những lao động có sáng kiến và phƣơng pháp mới trong hoạt động kinh tế. Hiện nay tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc đang phát triển đƣợc đóng góp bởi quy mô, số lƣợng lao động, yếu tốt vốn nhân lực còn có vị trí chƣa cao do trình độ và chất lƣợng lao động ở các nƣớc này còn thấp. - Tài nguyên, đất đai (R): tài nguyên là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất do thiên nhiên mang lại, nhƣ đất đai, sông ngòi và khoáng sản. Có hai loại tài nguyên thiên nhiên: loại tái tạo đƣợc và loại không tái tạo đƣợc. Các nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú đƣợc khai thác tạo điều kiện tăng sản lƣợng đầu ra một cách nhanh chóng, nhất là đối với các nƣớc đang phát triển; Một số tài nguyên quý hiếm là những đầu vào cần thiết cho sản xuất song lại có hạn không thay thế và không tái tạo đƣợc hoặc nếu có thể tái tạo đƣợc thì phải có thời gian và phải có chi phí tƣơng đƣơng với quá trình tạo sản phẩm mới. Từ những tính chất đó, các tài nguyên đƣợc đánh giá về mặt kinh tế và đƣợc tính giá trị nhƣ các đầu vào khác trong quá trình sử dụng. Mặc dù nguồn tài nguyên có ý nghĩa quan trọng, nhƣng đó không nhất thiết phải là nguyên nhân làm cho nền kinh tế có năng suất cao trong việc sản xuất hàng hoá dịch vụ. Ví dụ, Nhật là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới mặc dù không có mấy tài nguyên.Thƣơng mại quốc tế là nguyên nhân thành công của nƣớc Nhật, Nhật nhập khẩu nhiều tài nguyên cần thiết, chẳng hạn dầu mỏ, rồi xuất khẩu hàng công nghiệp sang các nƣớc có nhiều tài nguyên. Tài nguyên thiên nhiên vẫn là nhân tố không thể thiếu đƣợc của nhiều quá trình sản xuất, nhất là các nƣớc đang phát triển. - Công nghệ kỹ thuật (T): đƣợc quan niệm là nhân tố ngày càng tác động mạnh đến tăng trƣởng trong điều kiện hiện đại.Yếu tố công nghệ kỹ thuật đƣợc hiểu đầy đủ theo hai dạng: + Là những thành tựu kiến thức, tức là nắm bắt những kiến thức khoa học, nghiên cứu đƣa ra những nguyên lý, thử nghiệm để cải tiến sản phẩm, quy trình công nghệ hay thiết bị kỹ thuật. + Là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất. b. Các nhân tố tác động đến tổng cầu (AD) 12
  13. Có 4 yếu tố trực tiếp cấu thành tổng cầu bao gồm : - Chi cho tiêu dùng cá nhân (C) : bao gồm các khoản chi cố định, chi thƣờng xuyên và các khoản chi tiêu khác ngoài dự kiến phát sinh. Chi cho tiêu dùng cá nhân phụ thuộc vào tổng thu nhập khả dụng (DI) và xu hƣớng tiêu dùng biên ( MPC) đƣợc xác định tuỳ theo từng giai đoạn phát triển nhất định của nền kinh tế. - Chi tiêu của Chính phủ (G) : bao gồm các khoản mục chi mua hàng hoá và dịch vụ của chính phủ. Nguồn chi tiêu của Chính phủ phụ thuộc vào khả năng thu ngân sách bao gồm chủ yếu là các khoản thu từ thuế và lệ phí. - Chi cho đầu tƣ (I) : đây thực chất là các khoản chi tiêu cho nhu cầu đầu tƣ của các DN và các đơn vị kinh tế, bao gồm đầu tƣ vốn cố định và đầu tƣ vốn lƣu động. Nguồn chi cho đầu tƣ đƣợc lấy từ khả năng tiết kiệm từ các khu vực của nền KT, trong đó đầu tƣ khôi phục tức là đầu tƣ bù đắp giá trị hao mòn đƣợc lấy từ quỹ khấu hao còn đầu tƣ thuần tuý đƣợc lấy từ các khoản tiết kiệm của khu vực NN, các hộ gia đình và DN - Chi tiêu qua hoạt động xuất nhập khẩu (NX = X-M). Thực tế, giá trị hàng hoá xuất khẩu là các khoản phải chi tiêu cho các yếu tốt nguồn lực trong nƣớc, còn giá trị nhập khẩu là giá trị của các loại hàng hoá sử dụng trong nƣớc nhƣng lại không phải bỏ ra các khoản chi phí cho các yếu tố nguồn lực trong nƣớc nên chênh lệch giữa kim ngạch xuất và nhập khẩu (NX) chính là khoản chi phí chênh lệch giữa kim ngạch xuất và nhập khẩu (NX) chính là khoản chi phí ròng phải bỏ ra cho quan hệ thƣơng mại quốc tế. 2.2. Các nhân tố phi kinh tế a) Đặc điểm văn hoá – xã hội - Nhân tố văn hoá – xã hội bao trùm nhiều mặt: + Các tri thức phổ thông + Các tích luỹ tinh hoa văn hoá của nhân loại về khoa học, công nghệ, văn học, lối sống. + Cách ứng xử trong quan hệ giao tiếp + Những phong tục tập quán. - Trình độ văn hoá của mỗi dân tộc là một nhân tố cơ bản tạo ra các yếu tố về chất lƣợng lao động, của kỹ thuật, của trình độ quản lý kinh tế - xã hội. - Đầu tƣ cho sự nghiệp phát triển văn hoá đƣợc coi là những đầu tƣ cần thiết nhất và đi trƣớc một bƣớc so với đầu tƣ sản xuất. b) Nhân tố thể chế chính trị - kinh tế - xã hội - Nhân tố này tác động đến quá trình phát triển của một quốc gia theo khía cạnh tạo dựng hành lang pháp lý và môi trƣờng xã hội cho các nhà đầu tƣ. - Thể chế thể hiện thông qua các dự kiến mục tiêu phát triển, các nguyên tắc tổ chức quản lý kinh tế xã hội, hệ thống luật pháp, các chế độ chính sách, các công cụ và bộ máy tổ chức thực hiện. + Một thể chế chính trị - xã hội ổn định và mềm dẻo sẽ tạo điều kiện để đổi mới liên tục cơ cấu và công nghệ sản xuất phù hợp với những điều kiện thực tế, tạo ra tốc độ tăng trƣởng và phát triển nhanh chóng. 13
  14. + Ngƣợc lại một thể chế không phù hợp sẽ gây cản trở, mất ổn định, thậm chí đi đến phá vỡ những quan hệ cơ bản là cho nền kinh tế đi vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng trầm trọng hoặc gây ra những xung đột chính trị, xã hội. + Một thể chế phù hợp với sự phát triển hiện đại có những đặc trƣng sau: 1. Có tính năng động, nhạy cảm và mềm dẻo, luôn thích nghi đƣợc với những biến đổi phức tạp do tình hình trong nƣớc và quốc tế xảy ra. 2. Bảo đảm sự ổn định của đất nƣớc, khắc phục đƣợc những mâu thuẫn và xung đột có thể xảy ra trong quá trình phát triển. 3. Tạo điều kiện cho nền kinh tế mở một sự hoạt động có hiệu quả, nhằm tranh thủ vốn đầu tƣ và công nghệ tiên tiến của thế giới. 4. Tạo đƣợc đội ngũ đông đảo những ngƣời có năng lực quản lý, có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến đủ sức lựa chọn và áp dụng thành công các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất trong nƣớc, cũng nhƣ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. 5. Tạo đƣợc sự kích thích manh mẽ mọi nguồn lực vật chất trong nƣớc hƣớng vào đầu tƣ cho sản xuất và xuất khẩu. c) Cơ cấu dân tộc - Sự phát triển của tổng thể kinh tế có thể đem đến biến đổi cơ lợi cho dân tộc này, nhƣng bất lợi cho những dân tộc kia. Đó chính là những nguyên nhân nảy sinh xung đột giữa các dân tộc ảnh hƣởng không nhỏ đến phát triển kinh tế đất nƣớc. - Do vậy cần lấy tiêu chuẩn bình đẳng, cùng có lợi cho tất cả các dân tộc, nhƣng lại bảo tồn đƣợc bản sắc riêng và các truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc, khắc phục đƣợc các xung đột và mất ổn định chung của cộng đồng. Ví dụ: Mâu thuẫn sắc tộc ở một số nƣớc Trung Đông gây bất ổn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. d. Cơ cấu tôn giáo e. Sự tham gia của cộng đồng - Sự tham gia của cộng đồng là một nhân tố đảm bảo tính chất bền vững và tính động lực nội tại cho phát triển kinh tế, xã hội. - Các nhóm cộng đồng dân cƣ tham gia trong việc xác định các mục tiêu của chƣơng trình, dự án phát triển quốc gia, nhất là mục tiêu phát triển các địa phƣơng của họ, tham gia trong việc tổ chức cung cấp nguồn lực cần thiết, tham gia trong quá trình tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát các hoạt động phát triển tại cộng đồng và tự quản lý các thành quả của quá trình phát triển. - Đó chính là những yếu tố cần thiết cho một xã hội phát triển nhằm tạo dựng sự nhất trí cao, tính hiệu quả và sự thích ứng, ổn định trong thực hiện mục tiêu phát triển, đồng thời khích lệ đƣợc tiềm năng của mọi cá nhân và cả cộng đồng vào quá trình phát triển kinh tế, giảm thiểu hiện tƣợng tham nhũng trong xã hội. 2.3. Vai trò của chính phủ trong tăng trưởng kinh tế Trong nền kinh tế hỗn hợp hiện đại chính phủ có 4 chức năng cơ bản nhất: - Thiết lập khuôn khổ pháp luật - Xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô 14
  15. - Tác động vào việc phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế - Tác động tới phân phối lại thu nhập và các CSách biện pháp nhằm giảm ô nhiễm MT 3. Các vấn đề cơ bản trong phát triển kinh tế 3.1. Phát triển con người và phát triển kinh tế Con ngƣời là tài sản thực sự của mọi quốc gia và mục đích của phát triển là tạo môi trƣờng cho phép ngƣời dân đƣợc hƣởng một cuộc sống trƣờng thọ, mạnh khoẻ và sáng tạo. Phát triển con ngƣời gồm hai mặt: Một mặt là sự hình thành các năng lực của con ngƣời và mặt khác là việc sử dụng các năng lực đã tích luỹ của con ngƣời cho các hoạt động kinh tế chính trị. Do đó mục đích của phát triển là mở rộng mọi sự lựa chọn của con ngƣời chứ không phải chỉ có thu nhập. 3.2. Vấn dề bất bình đẳng và phát triển kinh tế * Đường cong Lorenz - KN: Đƣờng cong Lorenz là đƣờng thể hiện mối quan hệ giữa các nhóm dân số và phần trăm thu nhập tƣơng ứng của họ trong tổng thu nhập quốc dân - Vẽ đồ thị : T39 GGT nghề - Ý nghĩa của đƣờng Lorenz: + Trục hoành biểu thị phần trăm cộng dồn của dân số và đƣợc sắp xếp theo thứ tự thu nhập tăng dần (ví dụ điểm 20% trong hình cho biết 20% nghèo khổ nhất trong dân số). + Trục tung là tỷ lệ trong tổng thu nhập mà mỗi phần trăm trong số dân nhận đƣợc (trong hình vẽ, điểm I phản ánh 20% nghèo nhất trong dân số chỉ đƣợc nhận 10% trong thu nhập). + Đƣờng kẻ chéo (đƣờng 45o) trong hình cho thấy ở bất kỳ điểm nào trên đƣờng này đều phản ánh tỷ lệ phần trăm thu nhập nhận đƣợc đúng bằng tỷ lệ phần trăm của số ngƣời có thu nhập. Ví dụ: điểm giữa của đƣờng chéo cho thấy 50% thu nhập đƣợc phân phối cho đúng 50% dân số. Ở điểm ¾ của đƣờng chéo, 75% thu nhập sẽ phân phối cho 75% dân số. Đƣờng chéo là đại diện của sự phân phối thu nhập “hoàn toàn công bằng”. + Đƣờng Lorenz cho thấy mối quan hệ định lƣợng thực sự giữa tỷ lệ phần trăm của dân số có thu nhập và tỷ lệ phần trăm trong tổng thu nhập nhận đƣợc trong một khoảng thời gian nhất định (thƣờng là một năm). + Khoảng cách giữa đƣờng chéo (đƣờng 45o) và đƣờng Lorenz là một dấu hiệu cho biết mức độ bất bình đẳng. Đƣờng Lorenz càng cách xa đƣờng 45o thì mức độ bất bình đẳng càng lớn. Điều đó cũng có nghĩa là phần trăm thu nhập ngƣời nghèo nhận đƣợc sẽ giảm đi. Lưu ý: Đƣờng Lorez sử dụng đo lƣờng mức độ bình đẳng đƣợc biểu thị qua hình vẽ. Tuy nhiên, hạn chế của đƣờng Lorez là không lƣợng hoá đƣợc mức độ bất bình đẳng và trong trƣờng hợp so sánh 2 phân phối thu nhập, nếu đƣờng Lorez tƣơng ứng với hai phần khối cắt nhau (không đƣờng nào hoàn toàn nằm về bên phải của đƣờng kia) thì không thể xếp hạng sự bất bình đẳng đƣợc. * Hệ số Gini Hệ số Gini là thƣớc đo đƣợc sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm. Dựa vào đƣờng Lorez có thể tính toán đƣợc hệ số Gini. Hệ số Gini chính là tỷ số giữa diện tích đƣợc giới hạn bởi đƣờng Lorez và đƣờng 45o với diện tích tam giác nằm bên dƣới đƣờng 45o 15
  16. - Công thức tính: Diện tích (A) Hệ số Gini (G) = Diện tích (A+B) Hệ số Gini nhận giá trị trong khoản lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1 (0< G < 1). Nhƣng trên thực tế Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng hệ số Gini thay đổi trong phạm vi hep hơn: từ 0,2 đến 0,6. + Những nƣớc thu nhập thấp hệ số Gini biến động từ 0,3 đến 0,6. + Những nƣớc thu nhập cao hệ số Gini biến động từ 0,2 đến 0,4. Lưu ý: Hệ số Gini tuy đã lƣợng hoá đƣợc mức độ bất bình đẳng về phân phối thu nhập, nhƣng trên thực tế hệ số Gini mới chỉ phản ánh đƣợc mặt tổng quát nhất của sự phân phối, trong một số trƣờng hợp chƣa đánh giá đƣợc những vấn đề cụ thể. 3.3. Vấn đề nghèo khổ và phát triển kinh tế KN: Nghèo đói (nghèo khổ) là tình trạng một bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản cho cuộc sống con ngƣời, nhu cầu này đƣợc xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển xã hội của mỗi nƣớc. Nghèo đói thể hiện sự không thoả mãn nhu cầu cơ bản của con ngƣời nhƣ: ăn, ở, giáo dục, văn hoá, y tế, đi lại, giao tiếp. Thƣớc đo định lƣợng về nhu cầu cơ bản tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng khu vực, từng quốc gia, từng địa phƣơng trong từng thời kỳ nhất định. - Về thu nhập :Ngƣời đƣợc coi là nghèo có sự khác nhau giữa các khu vực trên thế giới cụ thể nhƣ sau: + Các nƣớc LDCs: thu nhập < 1 $/ngƣời/ngày + Các nƣớc châu Mỹ và vùng Cariber: thu nhập < 2 $/ngƣời/ngày + Các nƣớc Đông Âu: thu nhập < 4 $/ngƣời/ngày + Các nƣớc công nghiệp phát triển: thu nhập < 14,4 $/ngƣời/ngày - Về các nhu cầu cơ bản :Nghèo đói( nghèo khổ) có nghĩa là không đảm bảo đƣợc các nhu cầu tối thiểu về lƣơng thực, thực phẩm, các dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ. - Về phƣơng diện tri thức Nghèo đói (nghèo khổ) có nghĩa là không đƣợc hƣởng đầy đủ về giáo dục, các thông tin khoa học, kỹ thuật. Tóm lại: Ngƣời nghèo là những ngƣời bị thiệt thòi về phƣơng diện sức khoẻ, thu nhập, tri thức về cuộc sống bền vững. Mở rộng: Đo lƣờng nghèo đói - Về thu nhập + Theo Liên hiệp quốc: Ngƣời đƣợc coi là nghèo nếu thu nhập trung bình < 2 $/ngƣời/ngày Ngƣời đƣợc coi là cực nghèo nếu thu nhập trung bình < 1 $/ngƣời/ngày + Ở Việt Nam giai đoạn 2001 -2005 Khu vực miền núi & hải đảo, ngƣời đƣợc coi là nghèo nếu TNTB < 80000đ/tháng Khu vực nông thôn đồng bằng,ngƣời đƣợc coi là nghèo nếu TNTB < 100000đ/tháng Khu vực thành thị, ngƣời đƣợc coi là nghèo nếu thu nhập TB < 150 000đ/tháng 16
  17. Ngoài ra ngƣời ta còn chia nghèo đói thành 02 ngƣỡng: + Ngƣỡng nghèo 1: Số tiền tối thiểu cho hàng hoá lƣơng thực + Ngƣỡng nghèo 2: Số tiền tối thiểu cho hàng hóa lƣơng thực và hàng hoá phi lƣơng thực Bất bình đẳng và nghèo đói trên thế giới thƣờng do 4 nguyên nhân cơ bản sau: sự biệt lập; thiếu hụt nguồn tạo thu nhập; sự rủi ro; cuộc sống thiếu bền vững. 3.3.1. Người nghèo nông thôn - Sự biệt lập + Về địa lý: hầu hết ngƣời nghèo ở nông thôn đều không tiếp cận đƣợc với đƣờng giao thông, đi lại khó khăn, nhất là trong mùa mƣa lũ, bão lụt Ví dụ: ở Băng-la-đét : mùa mƣa bão ═> cƣ dân nông thôn gặp nhiều khó khăn trong đi lại ═> chi phí sản xuất tăng ═> lợi nhuận giảm ═> nghèo đói. + Về thông tin đại chúng: hầu hết ngƣời nghèo sống trong các khu vực ngoài vùng phủ sóng của đài phát thanh, truyền hình, viễn thông ═> họ thiếu hụt các thông tin nhƣ: thông tin về thị trƣờng, các tiến bộ khoa học trong sản xuất ( thông tin về trồng trọt, chăn nuôi, các mô hình sản xuất tiên tiến ) + Ngoài ra ngƣời nghèo ở nông thôn còn thiếu hụt các thông tin về chăm sóc sức khoẻ ═> chất lƣợng cuộc sống rất thấp ═> khi bị bệnh tật ngƣời nghèo dễ rơi vào bần cùng hoá. - Thiếu hụt nguồn tạo thu nhập + Về đất sản xuất . Do quy mô dân số ngày một đông ═> mật độ dân số cao nên diện tích đất canh tác bình quân đầu ngƣời tại khu vực nông thôn thấp. . Một số nơi sau khi thực hiện khoán ruộng đất, ngƣời nông dân nghèo nợ HTX nhiều nên đƣợc chia ruộng đất ít hoặc đất xấu. . Vì những lý do cấp bách ngƣời nghèo nông thôn phải bán đất ═> mất hết đất sản xuất ═> nghèo đói. + Về lao động: Ngƣời nghèo nông thôn thƣờng trình độ lao động thấp ═>thƣờng di chuyển sang khu vực lao động ngoài nông thôn ═> gia đình thƣờng đông ngƣời, nhiều phụ nữ và trẻ em ═> sản xuất nông nghiệp thiếu hụt lao động ═> nghèo đói. + Về vốn trong đầu tƣ sản xuất: đa số ngƣời nghèo nông thôn thƣờng thiếu vốn trong sản xuất do các nguyên nhân chính sau: do không có tài sản thế chấp; ngần ngại khi đi vay; có thể vay đƣợc vốn nhƣng với số vốn rất ít không đủ đầu tƣ trong quá trình sản xuất nông nghiệp ═> họ thƣờng phải vay vốn ở thị trƣờng tài chính không chính thống với lãi suất cao ═> luôn trong tình trạng nợ nần ═> nghèo đói. + Về công nghệ sản xuất: công nghệ sản xuất của ngƣời nghèo nông thôn thƣờng thô sơ, lạc hậu ═> năng suất lao động thấp ═> thu nhập thấp ═> nghèo đói. - Sự rủi ro + Do thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu + Bệnh tật: do sức khoẻ ngƣời nông dân nghèo rất kém ═> bệnh tật nhiều + Các biến cố bất ngờ: đám ma, đám cƣới, hỏi, giỗ chạp + Biến động giá cả trên thị trƣờng: các sản phẩm trong nông nghiệp có biến động rất mạnh, thƣờng bị chi phối bởi các yếu tố đầu vào (phân bón, điện, nƣớc, xăng dầu ), giá bán sản 17
  18. phẩm nông nghiệp thƣờng không ổn định phụ thuộc rất nhiều vào biến động của thị trƣờng thế giới ═> nghèo đói. - Cuộc sống thiếu bền vững Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thời tiết và điều kiện tự nhiên, đối với ngƣời nghèo nông thôn mức độ phụ thuộc còn cao hơn rất nhiều vì họ thiếu hụt về vốn, lao động. Khi nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt họ sẽ rơi vào hoàn cảnh cùng quẫn ═> nghèo đói. 3.3.2. Người nghèo đô thị - Sự biệt lập + Về dịch vụ công cộng: biệt lập về một số hàng hoá công cộng nhƣ: nhà ở, nƣớc sạch, điện sinh hoạt, môi trƣờng trong sạch Họ thƣờng phải sống chui rúc trong những khu nhà ổ chuột, khu nhà tạm, xây dựng bất hợp pháp ═> không điện, không nƣớc sạch, không hệ thống thoát nƣớc, môi trƣờng sống ô nhiễm nghiêm trọng. + Về giáo dục: do không có đủ tiền đóng góp các khoản phí và lệ phí trong giáo dục ═> trẻ em thành thị nghèo thƣờng thất học và thay vào đó là làm các công việc nặng nhọc để kiếm sống ═> gây ra nhiều bất ổn xã hội cho khu vực đô thị. + Về việc làm: do không có trình độ học vấn, kỹ năng làm việc, không có hộ khẩu thành phố ═> ngƣời nghèo thành thị không kiếm đƣợc việc làm ở khu vực thị trƣờng lao động chính thức với mức lƣơng cao ═> thu nhập thấp ═> mức sống thấp ═> nghèo đói. - Thiếu hụt nguồn tạo thu nhập + Về lao động: ngƣời nghèo thành thị thƣờng sống trong gia đình đông ngƣời có ngƣời gia, trẻ em và phụ thuộc nhiều vào lao động chính ═> khi lao động chính sức khoẻ kém ═> họ sẽ rơi vào hoàn cảnh khó khăn. + Về vốn: ngƣời nghèo thành thị thƣờng sản xuất và kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún ═> họ cũng thƣờng vay vốn tại khu vực không chính thống với lãi suất cao ═> chi phí sản xuất cao ═> thu nhập thấp. + Họ cũng thƣờng xuyên chơi họ, hụi, chơi phƣờng ═> nếu xảy ra tình trạng vỡ hụi thì họ rơi vào cảnh trắng tay. - Rủi ro + Mất nhà: do thành phố có chính sách xoá nhà tạm, xoá các khu ổ chuột + Do bệnh tật, ô nhiễm môi trƣờng: họ thƣờng mắc các bệnh lây truyền, bệnh về đƣờng hô hấp, một số bệnh xuất hiện do môi trƣờng sống ô nhiễm. + Do mắc bệnh HIV: do tiếp cận ít với thông tin, không có khả năng phòng chống HIV hoặc làm việc trong các khu vực dễ bị phơi nhiễm bệnh + Do bạo lực thƣờng xuyên xảy ra ở khu vực thành thị. - Cuộc sống thiếu bền vững: ngƣời nghèo thành thị với trình độ lao động thấp thƣờng làm việc ở nơi có công nghệ sản xuất giản đơn ═> khi công nghệ thay đổi (do xã hội ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật thay đổi nhanh chóng) ═> ngƣời ghèo thành thị có nhiều khả năng mất việc làm. 3.3.3.Người nghèo dân tộc thiểu số, phụ nữ và trẻ em nghèo - Ngƣời nghèo dân tộc thiểu số Nguyên nhân nghèo đói và bất bình đẳng của ngƣời nghèo dân tộc thiểu số gần giống với ngƣời nghèo ở nông thôn, tuy nhiên có một vài điểm khác biệt đó là: ngƣời nghèo dân tộc thiểu số 18
  19. thƣờng sống ở những vùng núi cao, điều kiện sản xuất gặp nhiều khó khăn, xa cách về địa lý, biệt lập về thông tin, thiếu hiểu biết, dân trí thấp, tƣ tƣởng lạc hậu, tâm lý bảo thủ, ít chịu tiếp thu cái mới. - Phụ nữ nghèo: Phụ nữ thƣờng nghèo hơn nam giới vì: họ thƣờng làm việc ở những vị trí đƣợc trả lƣơng thấp nhất; Trong cùng một công việc nhƣ nhau ngƣời phụ nữ thƣờng đƣợc trả lƣơng thấp hơn với lý do phụ nữ có con nhỏ hoặc khả năng sáng tạo kém hơn; trong gia đình phụ nữ thƣờng phải làm những công việc thấp kém hơn ═> Chính những quan niệm của xã hội nên phụ nữ thƣờng chịu những thiệt thòi trong cuộc sống ═> Phụ nữ thƣờng nghèo hơn nam giới. Ở các nƣớc đang PT tình trạng này khá phổ biến, bất bình đẳng giới trầm trọng hơn các nƣớc phát triển. - Trẻ em nghèo: Có tới 40% dân số nghèo là trẻ em. Trẻ em nghèo thƣờng ít đƣợc học hành, không đƣợc chăm sóc về giáo dục, sức khoẻ ═> tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở trẻ em nghèo rất cao, thất học, thƣờng phải đi làm từ khi còn nhỏ ═> chất lƣợng cuộc sống thấp Câu hỏi 1. Hãy phân biệt tăng trƣởng kinh tế và phát triển kinh tế 2. Phát triển bền vững là gì? Theo em để tăng trƣởng bền vững mỗi quốc gia cần ƣu tiên phát triển vấn đề nào là quan trọng? 3. Nêu công thức tính toán các chỉ tiêu đánh giá tăng trƣởng kinh tế? 4. Đánh giá phát triển xã hội sử dụng những chỉ tiêu nào? 5. Hãy trình bày Nhân tố tác động đến tăng trƣởng kinh tế ? 6. Nêu các vẫn đề cơ bản trong phát triển kinh tế? theo em ở Việt nam hiện nay vấn đề nào cần tập trung giải quyết nhất? 19
  20. Chƣơng 2 CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1. Khái niệm và các loại cơ cấu kinh tế 1.1. Khái niệm về cơ cấu kinh tế Phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững là mục tiêu phấn đấu của tất cả các nƣớc. Để thực hiện đƣợc mục tiêu đó cần thiết phải xây dựng 1 cơ cấu kinh tế hợp lý. Trong đó cần phải xác vai trò, tỷ trọng và mối quan hệ hợp thành giƣã các ngành kinh tế quốc dân, giữa các vùng, lãnh thổ và giữa các thành phần kinh tế. Các yếu tố hợp thành cơ cấu kinh tế phải đƣợc thể hiện cả về mặt số lƣợng cũng nhƣ về mặt chất lƣợng và đƣợc xác định trong những giai đoạn nhất định, phù hợp với những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội cụ thể của mỗi quốc gia qua từng thời kỳ. Có thể hiểu cơ cấu kinh tế là một tổng thể các bộ phận hợp thành kết cấu (hay cấu trúc) của nền kinh tế trong quá trình tăng trƣởng sản xuất xã hội. Các bộ phận đó gắn bó với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và biểu hiện ở các quan hệ tỷ lệ về số lƣợng, tƣơng quan về chất lƣợng trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế xã hội nhất định nhằm đạt đƣợc hiệu quả kinh tế xã hội cao. Cơ cấu kinh tế không phải là một hệ thống tĩnh bất biến mà luôn ở trạng thái vận động, biến đổi không ngừng. Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu các qui luật khách quan, thấy đƣợc sự vận động phát triển của lực lƣợng sản xuất xã hội để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với những mục tiêu chiến lƣợc kinh tế xã hội của từng thời kỳ lịch sử nhất định. Một cơ cấu kinh tế hợp lý phải có các bộ phận kết hợp một cách hài hoà, cho phép khai thác tối đa các nguồn lực của đất nƣớc một cách có hiệu quả, đảm bảo nền kinh tế tăng trƣởng với nhịp độ cao và phát triển ổn định, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của ngƣời dân. Nƣớc ta trong thời gian tƣơng đối dài, nền kinh tế tồn tại theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, sau 15 năm nền kinh tế nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu có ý nghĩa to lớn. Đại hội VI đảng ta chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng phát triển 3 chƣơng trình kinh tế lớn. Sản xuất lƣơng thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng vào 3 chƣơng trình và thực hiện luật đầu tƣ nƣớc ngoài. Đến Đại hội VII, VIII, IX khi công cuộc đổi mới bắt đầu đi vào chiều sâu, đảng ta tiếp tục khẳng định xây dựng cơ cấu kinh tế hợ lý là một nội dung quan trọng của CNH – HĐH, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa xã hội. 20
  21. 1.2. Các loại cơ cấu kinh tế ( Xem lại chương 1) - Cơ cấu kinh tế ngành Ngành nông nghiệp: Là tổ hợp các ngành gắn liền với các quá trình sinh học gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp và ngƣ nghiệp. Do sự phát triển của phân công lao động xã hội, các ngành này hình thành và phát triển tƣơng đối độc lập, nhƣng lại gắn bó mật thiết với nhau. Nông nghiệp là một ngành cơ bản của nền kinh tế cả nƣớc, vừa chịu sự chi phối chung của nền kinh tế quốc dân, vừa gắn bó mật thiết với các ngành khác trên địa bàn nông thôn, đồng thời lại phản ánh những nét riêng biệt mang tính đặc thù của 1 ngành mà đối tƣợng sản xuất là những cơ thể sống. Theo nghĩa hẹp: nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, theo nghĩa rộng thì nông nghiệp còn bao gồm cả lâm nghiệp và thuỷ sản. Ngành công nghiệp: Là một ngành quan trọng của nền kinh tế bao gồm ngành công nghiệp nhẹ: Chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, da – giầy, điện tử – tin học, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng. Công nghiệp nặng: Dầu khí, luyện kim, cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng . Ngành dịch vụ: Đây là một ngành kinh tế ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Dịch vụ bao gồm rất nhiều loại: Thƣơng mại, dịch vụ vận tải hàng hoá, hành khách, dịch vụ bƣu chính – viễn thông, dịch vụ tài chính tiền tệ nhƣ tín dụng, bảo hiểm, kiểm toán, chứng khoán dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tƣ vấn, dịch vụ phục vụ đời sống. Đối với Việt Nam hiện nay, du lịch đang thực sự trở thành 1 ngành kinh tế mũi nhọn. - Cơ cấu kinh tế vùng – lãnh thổ Trong từng Quốc gia do những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau nên trong quá trình phát triển đã hình thành các vùng kinh tế sinh thái khác nhau. Cơ cấu vùng – lãnh thổ kinh tế là sự phân công lao động xã hội theo lãnh thổ trên phạm vi cả nƣớc. Cơ cấu vùng – lãnh thổ đƣợc coi là nhân tố hàng đầu để tăng trƣởng và phát triển bền vững các ngành kinh tế đƣợc phân bố ở vùng. Việc xác lập cơ cấu kinh tế vùng – Lãnh thổ 1 cách hợp lý nhằm phân bố trí các ngành sản xuất trên vùng – lãnh thổ sao cho thích hợp để triển khai có hiệu quả mọi tiềm năng và lợi thế của từng vùng. Việc bố trí sản xuất ở mỗi vùng không khép kín mà có sự liên kết với các vùng khác có liên quan để gắn với cơ cấu kinh tế của cả nƣớc: ở nƣớc ta có thể chia ra các vùng kinh tế nhƣ sau: + Trung du và miền núi bắc bộ + Tây Nguyên + Đồng bằng sông cửu long + Vùng KTTĐ Bắc bộ + Vùng KTTĐ Miền trung + Vùng KTTĐ Phía Nam - Cơ cấu thành phần kinh tế: bao gồm: Kinh tế nhà nước: Phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lƣợng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nƣớc định hƣớng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. 21
  22. Kinh tế tập thể: Phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt. Kinh tế cá thể, tiểu chủ: Cả ở nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài. Kinh tế tư nhân. Kinh tế hỗn hợp: Dƣới các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nƣớc với kinh tế tƣ nhân trong và ngoài nƣớc. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam đƣợc khuyến khích phát triển, hƣớng mạch vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ có công nghệ cao, xây dựng kết cấu hạ tầng. 2. Cơ cấu nghành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu nghành 2.1. Cơ cấu nghành kinh tế và ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ cấu nghành kinh tế Cơ cấu nghành KT là tƣơng quan giữa các nghành trong tổng thể KT thể hiện mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại cả về số lƣợng và chất lƣợng giữa các nghành với nhau. Các mối quan hệ này đƣợc hình thành trong những đìều kiện KTXH nhất định luôn luôn vận động và hƣớng vào những mục tiêu cụ thể. 2.2. Tính quy luật của xu hướng chuyển dịch cơ cấu nghành KT Quy luật chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nghành đối với các nƣớc từ nền kinh tế nông nghiệp đi lên là chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Trong quá trình này các nghành công nghiệp và dịch vụ có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao hơn nông nghiệp. Do đó tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu của nền kinh tế giảm dần, tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Đối với các nƣớc đã công nghiệp hoá thành công thì xu hƣớng chung của chuyển dịch cơ cấu KTế là phát triển mạnh các nghành dịch vụ. Cụ thể: - Đối với cơ cấu kinh tế ngành Có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đẩy nhanh CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn tiếp tục phát triển và đƣa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhất là công nghệ sinh học. Công nghiệp: Vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, vừa đi nhanh vào một số ngành lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, may mặc .Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng. Sản xuất tƣ liệu sản xuất cần thiết để trang bị cho các ngành kinh tế và quốc phòng, khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Phát triển mạnh và nâng cao chất lƣợng các ngành dịch vụ, thƣơng mại, kể cả thƣơng mại điện tử, các loại hình vận tải, bƣu chính – viễn thông, du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm . - Đối với cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ Phát huy vai trò của vùng kinh tế trọng điểm có mức tăng trƣởng cao, tích luỹ lớn, đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng vùng, liên kết với vùng trọng điểm tạo mức tăng trƣởng khá,. Quan tâm phát triển kinh tế- xã hội gắn với tăng cƣờng quốc phòng- an ninh ở các vùng miền núi, đồng bào các dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo chú trọng các vùng tây nguyên, tây bắc, tây nam. Có chính sách hỗ trợ nhiều hơn cho các vùng khó khăn để phát triển cơ cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo, đƣa các vùng này vƣợt qua tình trạng kém phát triển. - Đối với cơ cấu thành phần kinh tế 22
  23. Chú trọng phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh đan xen, hỗn hợp nhiều hình thức sở hữu, giữa các thành phần kinh tế khác nhau, giữa trong nƣớc và nƣớc ngoài. Phát triển mạnh hình thức tổ chức kinh tế cổ phần nhằm huy động và sử dụng rộng rãi vốn đầu tƣ xã hội. 2.3. Các mô hình chuyển dịch cơ cấu nghành kinh tế 2.3.1. Lý thuyết các giai đoạn phát triển KT của Rostow * Nội dung mô hình Walt Whitman Rostow (năm 1960) trong tác phẩm nổi tiếng của mình “ The Stages of Economic Growth” - Những giai đoạn tăng trƣởng kinh tế đã phân các giai đoạn tăng trƣởng phát triển kinh tế thành 5 giai đoạn: Giai đoạn 1: Giai đoạn xã hội truyền thống - Giai đoạn này sản xuất nông nghiệp là chủ yếu do trình độ phát triển còn mang tích chất sơ khai, năng suất lao động còn rất thấp, cuộc sống vật chất thiếu thốn chƣa đủ để đáp ứng mức sống tối thiểu của con ngƣời. - Quan hệ xã hội và sinh hoạt hoạt xã hội còn giản đơn. Giai đoạn 2: Giai đoạn tiền cất cánh - Đây là giai đoạn chuẩn bị cho giai đoạn cất cánh - Ở giai đoạn này hai khu vực kinh tế nông nghiệp truyền thống và kinh tế tƣ bản chủ nghĩa tồn tại song song với nhau. Ngoài ra còn nhiều nhân tố từ bên ngoài tác động có tính thúc đẩy nền kinh tế. - Lực lƣợng lao động đƣợc phân bố lại và có sự chuyển thặng dƣ từ địa chủ sang các chủ tƣ bản trực tiếp đầu tƣ vào sản xuất, thị trƣờng phát triển và mở rộng cả trong nƣớc lẫn ngoài nƣớc. Giai đoạn 3: Giai đoạn cất cánh - Giai đoạn này phát triển mạnh trong cơ cấu hạ tầng. Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc phát triển. - Tầng lớp chủ các xí nghiệp có vai trò quan trọng trong việc thực hiện đổi mới nền KT. - Trong xã hội xuất hiện nhiều nhân tố có tác dụng thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển KT Giai đoạn 4: Giai đoạn trƣởng thành - Giai đoạn này có sự phát triển cơ cấu xã hội. - Mức đầu tƣ trong sản phẩm quốc dân ròng (NNP) chiếm từ 10-20%. - Ngành công nghiệp đã bƣớc sang giai đoạn “trƣởng thành” hiện đại. - Đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao. - Các chủ tƣ bản tham gia vào công việc quản lý kinh tế Nhà nƣớc, điều khiển,giám sát phát triển kinh tế, xã hội đất nƣớc. Giai đoạn 5: Giai đoạn tiêu dùng cao - Giai đoạn này công nghiệp đã phát triển cao, kinh tế xã hội đã đạt đến mức phát triển. - Các nhu cầu về vật chất cũng nhƣ văn hoá tinh thần đã đáp ứng đầy đủ đối với cuộc sống con ngƣời. - Con ngƣời là việc hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện, lao động trở thành nhu cầu của con ngƣời. * Phân tích về mô hình: 23
  24. - Trong mô hình của Rostow giai đoạn cất cánh là trong tâm, là then chốt nhất tạo nên bƣớc ngoặt cho sự phát triển. - Giai đoạn tiền cất cánh tuỳ theo từng quốc gia có thể dài ngắn khác nhau, giai đoạn này có khi phải kéo dài hàng trăm năm mới chuyển đƣợc sang giai đoạn cất cánh, giai đoạn tiền cất cánh là giai đoạn chuẩn bị cho sự cất cánh. Nền kinh tế của một quốc gia chỉ có thể bƣớc vào giai đoạn phát triển cất cánh khi các giai đoạn trƣớc đặc biệt là giai đoạn tiền cất cánh đã cung cấp một cơ sở nhất định - Giai đoạn tiền cất cánh tồn tại lớn sự bất bình đẳng trong phân phối và thu nhập. Sự tích luỹ của nền kinh tế đƣợc hình thành và phát triển. Nền kinh tế đƣợc thúc đẩy bởi những mũi nhọn của quốc gia. Thị trƣờng xuất, nhập khẩu phát triển nhanh, công nghiệp phát triển. - Giai đoạn cất cánh chỉ xảy ra với 3 điều kiện: + Tỷ lệ đầu tƣ mới đạt đƣợc trên 10% thu nhập quốc dân. + Phát triển đƣợc tốc độ cao một vài ngành công nghiệp chế biến nông sản hoặc khoáng sản dẫn đầu và đẩy mạnh kinh tế đối ngoại. + Phải xây dựng một cơ cấu xã hội, một thể chế chính trị phù hợp để khai thác tiềm năng của đất nƣớc cho sự phát triển các khu vực KT hiện đại, bảo đảm sự tăng trƣởng liên tục. - Khi khu vực công nghiệp phát triển, quá trình tăng trƣởng ngày càng cao. Nền kinh tế bắt đầu cất cánh. Tăng trƣởng mang lại lợi nhuận, lợi nhuận đƣợc tái đầu tƣ. Tƣ bản, năng suất và thu nhập tăng vọt lên. Diễn ra sự phát triển kinh tế. - Qua giai đoạn cất cánh xã hội bắt đầu chuyển sang giai đoạn đi đến quá trình hoàn chỉnh, cải thiện cơ cấu kinh tế, đồng thời áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật – công nghệ tiên tiến. Ở giai đoạn này nền kinh tế chuyển sang một bƣớc mới, một số ngành công nghiệp nặng và các ngành giao thông vận, nông nghiệp hiện đại, công nghiệp nhẹ, dịch vụ phát triển trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật – công nghệ mới hiện đại. * Ƣu điểm: - Giúp cho các nƣớc đang phát triển rút ra đƣợc những vấn đề quan trọng cần làm trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của mình nhƣ những tiêu chuẩn để cất cánh là: đầu tƣ cơ sở hạ tầng (giao thông), tỷ lệ S(I): 5-10% GNI; năng suất nông nghiệp tăng mạnh; khả năng nhập MMTB; công nghệ chế tạo phát triển mạnh; phát triển thể chế và khu vực sản xuất hiện đại. (ví dụ: để đến giai đoạn cất cánh các nƣớc phát triển đã mất số năm nhƣ sau: Anh (1783-1802), Pháp (1830-1860), Mỹ (1843-1860), Nhật (1878-1900), Canada (1896- 1914). - Lý thuyết của Rostow có nhiều ảnh hƣởng và làm cơ sở cho nhiều lý thuyết kinh tế khác. * Hạn chế của mô hình - Khó phân biệt đƣợc từng giai đoạn - Chỉ nhấn mạnh tăng trƣởng kinh tế mà chƣa đề cập tới vấn đề phát triển - Đề cao viện trợ và đầu tƣ nƣớc ngoài - Phụ thuộc quan hệ chính trị - kinh tế nƣớc phát triển - chậm phát triển - Thể chế và quan hệ quốc tế vƣợt khỏi tầm kiểm soát của nƣớc đang phát triển 2.3.2. Mô hình hai khu vực của Lewis 24
  25. Lý thuyết phát triển của Lewis là một trong những lý thuyết nổi tiếng về sự thay đổi cơ cấu – Lý thuyết này đƣợc đƣa ra vào những năm 1950, đƣợc giải thƣởng Nobel vào năm 1979 sau đó đƣợc Johr Fei và Gustay Rainis bổ sung. Mô hình hai khu vực của Lewis là một lý thuyết tổng quát. Về quá trình vận động của lao động thặng dƣ từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và sự tăng trƣởng sản lƣợng trong khu vực công nghiệp hiện đại của các nƣớc đang phát triển trong những năm 1960 -1970. * Nội dung mô hình Theo Lewis nền kinh tế đang phát triển có hai khu vực: - Khu vực thứ nhất là khu vực nông thôn truyền thống. Nền kinh tế khu vực này mang tính tự cung, tự cấp. Dân số các nƣớc kém phát triển phần lớn tập trung ở khu vực này. Năng suất lao động cận biên khu vực này bằng không cho nên lao động đó là “thặng dƣ”, có nghĩa là số lao động đó rút ra khỏi khu vực nông thôn truyền thống thì sản lƣợng nông nghiệp vẫn không giảm. - Khu vực thứ hai là khu vực thành thị công nghiệp hiện đại – khu vực này có năng suất lao động cao hơn nhiều so với khu vực nông nghiệp truyền thống. Lao động khu vực này từ khu vực nông thôn truyền thống chuyển sang. Mô hình thể hiện cả sự dịch chuyển lao động, tự tăng trƣởng sản lƣợng và lao động đƣợc sử dụng trong khu vực. - Mô hình cho thấy tỷ số số đầu tƣ công nghiệp và tích luỹ tƣ bản trong khu vực hiện đại có tính chất quyết định sự mở rộng sản xuất trong khu vực. - Khả năng đầu tƣ thực hiện trên cơ sở lợi nhuận thu đƣợc đem đi tái đầu tƣ. - Mức tiền lƣơng trong khu vực thành thị công nghiệp đƣợc giả định không đổi và đƣợc xác định bằng mức tiền lƣơng trung bình cố định của khu vực nông thôn truyền thống công thêm khoản phụ trội. Mức phụ trội giả định là 30%. Do tiền công khu vực thành thị công nghiệp cao hơn nên lao động ở khu vực nông thôn truyền thống mới rời khu vực của họ chuyển sang khu vực thành thị công nghiệp. * Phân tích mô hình * Ƣu điểm: Mô hình hai khu vực của Lewis có giá trị đối với kinh tế học phát triển – Là công trình đầu tiên về tiến trình phát triển, sự chuyển đổi từ khu vực nông nghiệp truyền thống sang khu vực công nghiệp hiện đại và sự thay đổi cơ cấu kinh tế. Mô hình mang tính chất tổng quát đơn giản và sự phát triển tƣơng đồng với lịch sử tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc phía Tây. * Hạn chế: - Tuy nhiên, những giả định chủ yếu của Lewis không gắn đƣợc với thực tế phát triển kinh tế và thể chế của hầu hết các nƣớc đang phát triển hiện nay. + Mô hình thể hiện sự gia tăng số lao động chuyển dịch từ khu vực nông thôn truyền thống sang khu vực công nghiệp hiện đại và số công việc tạo ra ở khu vực hiện đại tăng tỷ lệ thuận với sự tích luỹ tƣ bản. Có nghĩa là tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế của khu công nghiệp hiện đại càng cao thì dẫn đến tỷ lệ công ăn việc làm mới càng nhiều. Điều này chỉ đúng với trƣờng hợp kỹ thuật công nghệ không thay đổi. Song thực tế thì kỹ thuật công nghệ không ngừng thay đổi. Xu hƣớng chung ở các nƣớc đang phát triển ngày càng đƣa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Lợi nhuận của các tƣ bản đƣợc tái đầu tƣ vào việc mua sắm trang thiết bị tiết kiệm lao động. Việc trang bị kỹ thuật tiết kiệm lao động sẽ dẫn đến tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế trong khu vực 25
  26. công nghiệp hiện đại tăng, nhƣng số lao động đƣợc sử dụng lại giảm, tỷ lệ công ăn việc làm sẽ giảm 2.3.3. Mô hình hai khu vực của trường phái tân cổ điển a) Nội dung cơ bản của mô hình tân cổ điển về phát triển kinh tế Cuối thể kỷ XIX là thời kỳ đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật. Hàng loạt các phát minh khoa học- kỹ thuật. Hàng loạt các phát minh khoa học và hàng loạt các nguồn tài nguyên đƣợc khai thác phục vụ cho quá trình sản xuất. Sự chuyển biến này đã có những ảnh hƣởng rõ rệt trong các trào lƣu chính của tƣ tƣởng kinh tế. Sự phát triển của trào lƣu này hình thành một trƣờng phái kinh tế mới, đứng đầu là Alfred Marshall (1842 – 1924), tác phẩm chính của ông là “Các nguyên lý của kinh tế học” xuất bản năm 1890, do đó thời gian này đƣợc coi là điểm mốc đánh dấu sự ra đời của trƣờng phải tân cổ điển. Những tƣ tƣởng cơ bản của trƣờng phái này có những điểm mới so với các nhà kinh tế học cổ điểm nhƣng cũng có những quan điểm thống nhất với họ. - Trong mô hình tân cổ điển, các nhà kinh tế học bác bỏ quan điểm cổ điển cho rằng sản xuất trong một tình trạng nhất định đòi hỏi những tỷ lệ nhất định về lao động và vốn, họ cho rằng vốn có thể thay thế đƣợc nhân công, trong quá trình sản xuất có thể có nhiều cách khác nhau trong việc kết hợp các yếu tố đầu vào. Ví dụ: cần 10 tỷ VND và 100 lao động để sản xuất 100 nghìn tấn xi măng, nếu xí nghiệp muốn tăng sản lƣợng lên gấp đôi, tức là 200 nghìn tấn thì có thể lựa chọn các phƣơng án khác nhau với cách kết hợp các yếu tố đầu vào khác nhau. Từ quan điểm trên đây các nhà kinh tế học tân cổ điển cũng đƣa ra khái niệm “Sự phát triển kinh tế theo chiều sâu”, có nghĩa là gia tăng số lƣợng vốn cho một đơn vị lao động trong sản xuất, còn sự gia tăng vốn phù hợp với sự gia tăng về lao động đƣợc gọi là “phát triển kinh tế theo chiều rộng”. Các nhà kinh tế tân cổ điển còn cho rằng, tiến bộ kỹ thuật là yếu tố cơ bản để thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Ví dụ: bằng cải tiến trong phƣơng pháp sản xuất sẽ gia tăng khối lƣợng sản phẩm. Một khía cạnh khác đáng lƣu ý của các nhà kinh tế tân cổ điển về xu hƣớng thay đổi trong kỹ thuật là đa số các sáng chế đếu có khuynh hƣớng dùng vốn để tiết kiệm nhân công. b) Những quan điểm giống mô hình cổ điển Các nhà kinh tế tân cổ điển cho rằng nền kinh tế có hai đƣờng tổng cung: AS – LR phản ánh sản lƣợng tiềm năng của nền kinh tế, còn AS – SR phản ánh khả năng thực tế. Mặc dù vậy, các nhà kinh tế vẫn cho rằng nền kinh tế luôn luôn đạt đƣợc sự cân bằng ở mức sản lƣợng tiềm năng. Cũng giống nhƣ các nhà kinh tế cổ điển, các nhà kinh tế tân cổ điển cũng cho rằng trong điều kiện thị trƣờng cạnh tranh, khi nền kinh tế có biến động thì sự linh hoạt về giá cả và tiền công là nhân tố cơ bản khôi phục nền kinh tế về vị trí sản lƣợng tiềm năng với việc sử dụng hết nguồn lao động. Họ cho rằng chính sách kinh tế của Chính phủ không thể tác động vào sản lƣợng, nó chỉ có thể ảnh hƣởng đến mức giá của nền kinh tế, do đó vai trò của Chính phủ là mờ nhạt trong phát triển kinh tế. 26
  27. Chƣơng 3 CÁC NGUỒN LỰC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1. Nguồn lực lao động với phát triển kinh tế 1.1. Nguồn lao động và các nhân tố ảnh hưởng * KN :Lao động là một loại hàng hoá đặc biệt, dịch vụ lao động cũng nhƣ những hàng hoá và dịch vụ khác đƣợc mua bán trên thị trƣờng lao động. Nguồn nhân lực: là một bộ phận dân số nằm trong độ tuổi lao động, theo quy định của pháp luật có khả năng lao động. Nguồn lao động: là bộ phận dân số trong độ tuổi LĐ theo quy định của của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những ngƣời ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành KT quốc dân. Ví dụ: ở Việt Nam, theo quy định của Bộ luật Lao động (2002), độ tuổi lao động đối với nam từ 15- 60 tuổi; nữ là từ 15- 55 tuổi. * Các nhân tố ảnh hƣởng đến nguồn lao động: + Nhân tố ảnh hƣởng đến số lƣợng lao động: quy mô dân số, tốc độ tăng dân số, cơ cấu dân số, độ tuổi; Quy định của pháp luật về khoảng độ tuổi lao động; Số ngƣời thuộc độ tuổi lao động, thời gian lao động. + Nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn lao động: Sức khoẻ và trình độ chuyên môn. Trình độ chuyên môn do hệ thống giáo dục – đào tạo hình thành nên tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, văn hoá nghề nghiệp - Số lƣợng lao động phụ thuộc vào dân số, quy mô và cơ cấu của nguồn lao động do quy mô và cơ cấu dân số quyết định. Hiện nay ¾ dân số thế giới sống ở các nƣớc đang phát triển. Do dân số các nƣớc đang phát triển tăng nhanh, trong khi đó phát triển kinh tế tăng chậm làm cho mức thu nhập trên đầu ngƣời thấp và lao động không có việc làm dƣ thừa nhiều. - Lực lƣợng lao động là khái niệm để đánh giá nguồn lao động ở các nƣớc đang phát triển. Lực lƣợng lao động bao gồm những ngƣời có việc làm hoặc đang tìm việc làm. Những ngƣời đang tích cực tìm việc làm đƣợc coi là những ngƣời thất nghiệp, là nguồn lao động chƣa sử dụng hết. Để biểu hiện tình trạng chƣa sử dụng hết lao động ngoài khái niệm thất nghiệp ngƣời ta còn sử dụng khái niệm bán thấtn nghiệp và thất nghiệp vô hình. 27
  28. Dạng thất nghiệp vô hình là biểu hiện chính của tình trạng chƣa sử dụng hết lao động ở các nƣớc kém phát triển. Những nguồn lao động này có việc làm đầy đủ ở khu vực nông thôn hoặc khu vực thành thị không chính thức, nhƣng làm việc với năng suất thấp, những ngƣời buôn thúng, bán mẹt, hàng rong, đánh giầy, bán vé xổ số. Họ đóng góp rất ít hoặc không đóng góp gì cho sản xuất – Họ là những ngƣời thất nghiệp. Lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Để tạo ra đƣợc nhiều của cải vật chất cho xã hội cần số lƣợng lao động và chất lƣợng lao động. Số lƣợng lao động phản ánh sự đóng góp của lao động vào phát triển kinh tế. Chất lƣợng lao động là yếu tố làm cho lao động có năng suất cao hơn. Chất lƣợng lao động có thể nâng cao bằng giáo dục, đào tạo và rèn luyện sức khoẻ. Ngƣời lao động có trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, trình độ tay nghề cao và sức khoẻ tốt sẽ làm việc có năng suất cao, mang lại lợi ích kinh tế nhiều cho xã hội cũng nhƣ của bản thân họ. Tóm lại: Đối với các nƣớc đang phát triển, việc phát triển giáo dục- đạo tạo về văn hoá, chuyên môn, tay nghề và thể dục thể thao, y tế để tạo nguồn lao động có số lƣợng, chất lƣợng cao là vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế quốc gia. 1.2. Cơ cấu việc làm và thị trƣờng lao động Thị trƣờng lao động là một loại thị trƣờng là một loại thị trƣờng chƣa hoàn hảo, nhất là ở các nƣớc chậm phát triển. Vì vậy, tiền lƣơng hay nói cách khác là giá lao động không hoàn toàn do các lực lƣợng cạnh tranh quyết định. Ở các nƣớc chậm phát triển có đặc trƣng cơ cấu việc làm ba bậc trong đó bao gồm khu vực thành thị chính thức, khu vực thị trƣờng thành thị không chính thức và khu vực nông thôn. a) Thị trƣờng lao động khu vực thành thị chính thức Khu vực thành thị là nơi tập trung đông dân cƣ, là trung tâm chính trị, văn hoá và khoa học kỹ thuật – Các cơ quan Nhà nƣớc, các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, thƣơng mại, các tổ chức kinh doanh lớn của Chính phủ nhƣ ngân hàng đều tập trung ở khu vực này. Trong cơ chế thị trƣờng, đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển, những ngƣời lao động ở khu thành thị do từ mọi miền của quốc gia tập trung, lại làm việc ở khu vực này, nhiều ngƣời chờ đón cơ hội đƣợc làm việc trong một cơ sở hiện đại. Sức hấp dẫn chính từ khu vực thành thị chính thức này đối với ngƣời lao động là họ đƣợc trả lƣơng cao nhất và cung cấp việc làm ổn định nhất. Lƣơng ở khu vực này cao là do công nhân, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ cao và họ làm việc năng suất cao hơn khu vực khác. Mặt khác cũng còn do sự cạnh tranh và sức ép của chính phủ bởi những quy định trong hệ thống luật pháp nên có mức lƣơng cao. Nhƣ vậy ở khu vực thành trị chính thức thƣờng xuyên có một dòng ngƣời lao động. EF ->LF chờ việc làm của các cơ sở sản xuất kinh doanh tuyển mộ công nhân thu hút ngƣời lao động xin việc ở khu vực thành thị chính thức, ngoài ra còn có những ngƣời lao động nƣớc ngoài đến với tƣ cách là cán bộ ngoại giao, chuyên gia các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật. b) Thị trƣờng lao động thành thị không chính thức Cơ cấu việc làm ba bậc W1 ở khu vực thành thị không chính thức đƣợc xác định ở điểm cân bằng. Mức tiền công này cao hơn khu vực nông thôn nhƣng lại thấp hơn khu vực thành thị chính thức WF ( hình 3.6) 28
  29. Ở thành thị ngoài thị trƣờng lao động chính thức đã trình bày ở phần trên còn có một thị trƣờng lao động không chính thức. Đó là thị trƣờng lao động sản xuất và buôn bán nhỏ không có tính chất chính thức ổn định.Tuy nhiên ở các cơ sở sản xuất và buôn bán nhỏ này đã tạo ra một khối lƣợng việc làm lớn cũng nhƣ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của nó đã tạo ra một giá trị sản lƣợng lớn, có sức cạnh tranh lớn với cả các cơ sở sản xuất chính ở thành thị. Số lao động làm việc trong thị trƣờng thành thị không chính thức này là những ngƣời lao động không có vốn, vốn nhỏ hoặc những ngƣời lao động không có trình độ chuyên môn, tay nghề. Những ngƣời lao động từ khu vực nông thôn không có vốn, không có nghề nghiệp dịch chuyển đến thành thị với hy vọng có cơ hội việc làm và mức sống cao hơn nơi cƣ trú cũ của mình. Mức thu nhập ở khu vực thành thị không chính thức này thấp hơn so với khu vực khu vực thành thị chính thức nhƣng cao hơn thu nhập của khu vực nông thôn. c) Thị trƣờng lao động khu vực nông thôn Đối với các nƣớc đang phát triển, lao động ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ lớn. Tỷ lệ lao động trong khu vực nông thôn thƣờng chiếm từ 50 – 80 % tổng số lao động của quốc gia. Lao động trong khu vực nông nghiệp truyền thống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp theo các thời vụ và làm công việc gia đình chăm lo vƣờn tƣợc, chăn nuôi gia cầm, gia súc. Bên cạnh việc sản xuất chăn nuôi chủ yếu để phục vụ cho kinh tế gia đình. Ở khu vực nông thôn truyền thống vẫn tồn tại một thị trƣờng lao động làm thuê theo thời vụ và ngoài thời vụ canh tác nông nghiệp. Tiền công ở khu vực nông thôn đƣợc xác định tại điểm cân bằng WR thấp hơn khu vực thành thị không chính thức (hình 3.6). Những ngƣời làm thuê là những ngƣời không có ruộng đất canh tác, những ngƣời có đất canh tác nhƣng với diện tích quá nhỏ không đủ cho họ canh tác. Cho nên họ phải đi làm thuê cho ngƣời có ruộng đất nhiều, làm thuê những công việc từ cày cấy, trồng trọt, chăn nuôi đến cả những công việc sửa nhà, sửa cửa, đào ao và các việc phụ trong gia đình giàu. Đội quân lao động làm thuê này bao gồm cả lao động thất nghiệp (do không có ruộng đất) cả bán thất nghiệp, thất nghiệp trá. Tiền công cho lao động này thƣờng đƣợc trả bằng hiện vật nhƣ thóc lúa hoặc bằng tiền. Tiền công lao động khu vực nông thôn bao giờ cũng nhỏ hơn tiền công ở khu vực thành thị công nghiệp. Điều này trong mô hình hai khu vực của Lewis đã thể hiện rõ. 1.3. Vai trò của lao động đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Vai trò của lao động đối với tăng trƣởng và phát triển thể hiện hai mặt: - Thứ nhất: với tƣ cách là ngƣời lao động đã tạo ra sản phẩm bằng sự lao động trí óc sáng tạo và tay nghề lao động của mình. - Thứ hai: con ngƣời với tƣ cách là ngƣời tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ và tiếp thu kho tàng văn hoá, lịch sử của nhân loại và của dân tộc. Để tồn tại và phát triển con ngƣời phải đáp ứng nhu cầu vật chất cho cuộc sống. Sự tiêu dùng của con ngƣời chính là nguồn gốc của động lực phát triển xã hội. Để thoả mãn không ngừng những nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng cao, con ngƣời phải phát huy khả năng trí tuệ và thế lực cho việc phát triển không ngừng cả về vật chất và tinh thần. Mục đích của sản xuất là để tiêu dùng. Khối lƣợng tiêu dùng và cơ cấu tiêu dùng là một yếu tố quyết định về quy mô và cơ cấu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Với tƣ cách là ngƣời sản xuất con ngƣời có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển, con ngƣời với khả năng trí tuệ và thể lực của mình là yếu tố cơ bản nhất, quyết định nhất của sự phát triển sản xuất xã 29
  30. hội. Trong bất kỳ giai đoạn lịch sử, trình độ sản xuất nào, lao động của con ngƣời đều đóng vai trò quyết định. Cùng với sự phát triển tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất sẽ dẫn tới sự thay đổi của vị trí lao động giản đơn và lao động kỹ thuật, lao động trí tuệ. Lao động kỹ thuật, lao động trí tuệ ngày càng đóng vai trò quyết định. Có thể nói vai trò hai mặt của con ngƣời trong dân số và lao động luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau và nó là một trong những nhân tố quyết định của sự phát triển. 2. Tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng với phát triển kinh tế 2.1. Đặc điểm và phân loại tài nguyên thiên nhiên a. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên - Khái niệm Tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố của tự nhiên mà con ngƣời có thể sử dụng, khai thác và chế biến tạo ra sản phẩm vật chất phục vụ cho đời sống của con ngƣời. - Đặc điểm + Đặc điểm cơ bản của nguồn tài nguyên thiên nhiên là chúng đƣợc hình thành do những quy luật tự nhiên của thiên nhiên và phải trải qua một quá trình lâu dài. Ví dụ: để hình thành một khu rừng cần một thời gian từ 10 năm đến 100 năm; Để hình thành dầu mỏ và khí đốt phải cần thời gian trải qua từ 10 triệu năm đến 100 triệu năm. Quy mô nguồn tài nguyên thiên nhiên đƣợc xác định bằng trữ lƣợng. (ví dụ rừng trữ lƣợng đƣợc tính bằng m3 , các mỏ kim loại trữ lƣợng tính bằng tấn) + Phân bố TNTN không đồng đều giữa các vùng khác nhau tạo ra sự ƣu đãi của tự nhiên với từng vùng lãnh thổ. b. Phân loại Tài nguyên thiên nhiên thƣờng đƣợc phân thành hai loại chính đó là tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tao. - Tài nguyên tái tạo: Là những tài nguyên có khả năng tái sinh, tái tạo. Ví dụ: + Tài nguyên thực vật rừng thông qua sự tái sinh rừng, sinh trƣởng của cây rừng hàng năm có hàng loạt cây tái sinh và sự sinh trƣởng của cây rừng đã tạo nên sự gia tăng của một lƣợng sinh khối nhất định. + Tài nguyên hải sản - một trong những tài nguyên có khả năng tái sinh điển hình là cá, lƣợng cá đƣợc sinh sản ra hàng năm rất lớn. - Tài nguyên không tái tạo: Là những tài nguyên không có khả năng tái sinh, không có sự gia tăng về số lƣợng hàng năm. Ví dụ: các loại quặng mỏ sắt, thép, dầu khí - những loại TN này thƣờng cạn kiệt theo thời gian khai thác, sử dụng của con ngƣời; đất đai- tài nguyên có quy mô không tăng. 2.2 Tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế Tăng trƣởng và phát triển kinh tế gắn liền với việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên cũng nhƣ bảo vệ môi trƣờng. Vì vậy vai trò của tài nguyên và môi trƣờng đối với phát triển kinh tế bao gồm: - Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng quyết định đến cơ cấu sản xuất, mức độ chuyên môn hoá và sự phân bố lại lực lƣợng sản xuất. 30
  31. Mức độ chuyên môn hoá phụ thuộc vào trữ lƣợng và khả năng khai thác các nguồn tài nguyên. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào đất đai, khí hậu. - Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng cho quá trình tích luỹ vốn ban đầu và phát triển ổn định. Một quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn đa dạng có thể tích luỹ vốn ban đầu bằng việc khai thác, sử dụng tài nguyên sẵn có của mình nhƣ xuất khẩu các sản phẩm thô, sử dụng nguồn tài nguyên làm nguyên liệu cho phát triển sản xuất công nghiệp tạo cho sản xuất ổn định, không phụ thuộc những nguyên liệu phải nhập từ nƣớc ngoài. 2.3. Khai thác sử dụng TNTN và bảo vệ môi trường sinh thái Tài nguyên thiên nhiên là tài sản quốc gia. Bởi vậy, khai thác và sử dụng TNTN gắn với bảo vệ môi trƣờng là vấn đề mà mọi quốc gia đều quan tâm. Phải sử dụng tiết kiệm tránh nguy cơ cạn kiệt tài nguyên đảm bảo cho tăng trƣởng kinh tế bền vững. 3. Vốn với sự phát triển kinh tế 3.1. Vốn sản xuất và vốn đầu tư - Vốn sản xuất là giá trị của những tài sản đƣợc sử dụng làm phƣơng tiện trực tiếp phục vụ cho quá trình phát triển SX và dịch vụ. - Vốn đầu tƣ là yếu tố quan trọng đầu tiên cần thiết cho công cuộc phát triển kinh tế. Muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế đầu tiên phải có vốn đầu tƣ. Đối với một quốc gia tổng số vốn vật chất tích luỹ đƣợc gọi là tài sản quốc gia .Tài sản quốc gia bao gồm hai bộ phận - Bộ phận đƣợc sử dụng trực tiếp vào quá trình SX đƣợc gọi là vốn SX. Bộ phận không đƣợc sử dụng trực tiếp vào quá trình SX đƣợc gọi là tài sản quốc gia phi SX. Ví dụ : Vốn sản xuất bao gồm vốn cố định và vốn tồn kho. + Vốn cố định bao gồm: Các nhà máy, công xƣởng, các máy móc trang thiết bị, các phƣơng tiện vận tải, nhà cửa, trụ sở cơ quan, trang bị văn phòng, cơ sở hạ tầng. + Vốn tồn kho bao gồm: nguyên vật liệu, hàng sơ chế, hàng thành phẩm chờ tiêu thụ. 3.2. Vai trò của vốn đầu tư đối với phát triển kinh tế Nhƣ đã trình bày mô hình tăng trƣởng Harrod – Domar la mô hình đƣợc các nƣớc đang phát triển áp dụng rộng rãi nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trƣởng và nhu cầu tƣ bản, để xác định khả năng phát triển kinh tế. Để tăng trƣởng và phát triển kinh tế luôn cần có những đầu tƣ mới và tổng đầu tƣ mới ở đây đƣợc xác định bằng tổng tiết kiệm. Công thức ∆Y/Y = s/k là công thức Harrod – Domar đƣợc diễn tả đơn giản hoá trong lý thuyết tăng trƣởng kinh tế. Công thức trên cho thấy tỷ suất tăng trƣởng GNP (DY/Y) đƣợc xác đinh bởi tỷ lệ tiết kiệm qua s và tỷ lệ vốn/sản lƣợng k. Hay nói cách khác tỷ suất tăng trƣởng thu nhập quốc gia có liên quan trực tiếp với tỷ lệ tiết kiệm. Nền kinh tế có khả năng tiết kiệm và đầu tƣ càng cao thì tăng trƣởng của GNP càng lớn. 3.3. Các yếu tố tác động đến cầu vốn đầu tư - Lãi suất tiền vay: Các nhà SX cần nhu cầu vốn để đầu tƣ trang thiết bị máy móc phƣơng tiên tuy nhiên khi vay vốn để đầu tƣ cần tính toán lợi ích tăng thêm khi đầu tƣ và chi phí lãi vay để đầu tƣ. 31
  32. - Các nhân tố ngoài lãi suất tiền vay: Nhƣ chu kỳ kinh doanh, thuế thu nhập của DN và môi trƣờng đầu tƣ 3.4. Những giải pháp chủ yếu huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển KT - tạo môi trƣờng khuyến khích và nâng cao hiệu quả của đầu tƣ - Phát triển thị trƣờng tài chính - Tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính tiền tệ - Nâng cao hiệu quả các nguồn vốn đầu tƣ 4. Khoa học và công nghệ với phát triển KT 4.1. Bản chất và vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển * Khoa học: KH là một hệ thống trí thức của con ngƣời về thế giới khách quan, là tổng hợp nhận thức của con ngƣời về bản chất và quy luật của thế giới khách quan đó. Khoa học đƣợc thể hiện bằng những phát minh dƣới các dạng lý thuyết, định luật, định lý, nguyên tắc. Đặc điểm cơ bản của của khoa học là: - Tất cả những thể hiện của khoa học tồn tại một cách khách quan. Việc phát hiện ra nó làm thay đổi nhận thức của con ngƣời và ứng dụng nó để phục vụ cho nhu cầu phát triển của con ngƣời. - Khoa học đƣợc chia thành hai loại cơ bản đó là khoa học tự nhiên và khoa học XH. + Khoa học tự nhiên nghiên cứu những quy luật tự nhiên bao quanh môi trƣờng sống của con ngƣời. + Khoa học xã hội nghiên cứu những quy luật của xã hội con ngƣời để phục vụ cho sự phát triển đi lên của con ngƣời. * Công nghệ : Công nghệ là tập hợp những hiểu biết để tạo ra các giải pháp kỹ thuật. Công nghệ đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. - Theo nghĩa hẹp công nghệ là phƣơng pháp, là quy trình sản xuất, là cách mà theo đó con ngƣời tiến hành các hoạt động nhằm lợi dụng thế giới khách quan và việc đáp ứng cho nhu cầu của con ngƣời. - Theo nghĩa rộng công nghệ đƣợc hiểu nhƣ một tổng hợp lực lƣợng mà con ngƣời có thế khai thác, lợi dụng tự nhiên để làm chủ, buộc chúng phục vụ cho cuộc sống con ngƣời và tồn tại dƣới dạng tri thức, trí tuệ. + Gọi công nghệ là tổng hợp lực lƣợng mà con ngƣời có đƣợc có nghĩa là nắm đƣợc, biết đƣợc ở dạng tri thức, trí tuệ. Nó thể hiện khả năng trí tuệ ngự trị thiên nhiên của con ngƣời. + Nói đến công nghệ là nói đến tổng thể các yếu tố, phƣơng pháp công nghệ và các yếu tố vật chất để thực hiện phƣơng pháp công nghệ đó. CN có hai phần cơ bản: _Phần cứng bao gồm các trang thiết bị máy móc _ Phần mềm là tri thức, trí tuệ. * Quan hệ giữa khoa học và công nghệ Khoa học và công nghệ luôn có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình phát triển. Tuỳ theo những giai đoạn lịch sử của sự phát triển, mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ có những nét đặc thù khác nhau. 32
  33. - Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII khoa học, công nghệ đƣợc nghiên cứu và thực hiện theo những con đƣờng khác nhau, tách rời nhau. Có lĩnh vực khoa học đi trƣớc, song cũng có những lĩnh vực công nghệ đi trƣớc khoa học. - Đầu thế kỷ XIX trình độ khoa học và công nghệ phát triển ngày càng cao, khoa học và công nghệ dần dần tiếp cận với nhau. Khoa học đƣợc nghiên cứu để áp dụng cho thực hiện sản xuất phục vụ cho công nghệ ngày càng phát triển. Mặt khác trong quá trình phát triển, những vƣớng mắc của công nghệ là đề tài cho khoa học nghiên cứu giúp hoàn thiện công nghệ. * Vai trò của khoa học công nghệ với tăng trƣởng và phát triển kinh tế - Khoa học và công nghệ giúp con ngƣời thực hiện cuộc cải tạo và chinh phục thế giới tự nhiên nhằm phục vụ cho cuộc sống con ngƣời. - Khoa học và công nghệ là giải pháp thực hiện tăng năng suất lao động và tiết kiệm lao động trong quá trình sản phẩm vật chất cho xã hội. Hai nhân tố cơ bản nhất làm tăng năng suất lao động đó là: - Hợp lý hoá khoa học về tổ chức lao động. - Hiện đại hoá khoa học – công nghệ. Hiện đại hoá năng suất lao động bằng con đƣờng hiện đại hoá khoa học công nghệ là một bƣớc tiến của con ngƣời đã dùng sức mạnh của tự nhiên để cải tạo chinh phục tự nhiên và con đƣờng này có khả năng vô tận. - Khoa học và công nghệ là một quá trình thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Trong thời kỳ đầu của sự phát triển ngƣời ta cho rằng tăng trƣởng kinh tế phụ thuộc vào tài nguyên và lao động. Có nghĩa là muốn tăng năng suất, phát triển sản xuất cần phải tăng số lƣợng lao động, trang thiết bị lao động và đất đai. Thực tế củasự phát triển đã chứng minh ngoài các nhân tố tài nguyên và lao động thì khoa học - công nghệ giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Nhờ có cách mạng khoa học kỹ thuật, nhờ có khoa học - công nghệ đã tạo nên một sự nhảy vọt trong nhận thức của con ngƣời đối với thiên nhiên và sử dụng các quy luật tự nhiên vào phát triển sản xuất phục vụ cho cuộc sống của con ngƣời, làm biến đổi cơ bản lực lƣợng sản xuất. - Khoa học - công nghệ còn là động lực thúc đẩy nhiều quá trình phát triển xã hội khác nhƣ: + Nâng cao dân trí, tạo động lực cho sự phát triển. + Tạo nên sự đổi mới căn bản của lực lƣợng sản xuất xã hội. + Tạo tiền đề căn bản để xoá bỏ sự cách biệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Xoá dần khoảng cách, cách biệt giữa nông thôn, miền núi với thành thị. - Khoa học công nghệ là cơ sở để nâng cao hiệu quả trong quản lý kinh tế. Bằng tiến bộ của khoa học – công nghệ trong quản lý, năng suất lao động trong quản lý sẽ tăng lên, giảm chi phí trong quản lý, tăng hiệu quả của quản lý. - Nhờ có cách mạng khoa học kỹ thuật, nhờ có khoa học - công nghệ đã tạo nên một sự nhảy vọt trong nhận thức của con ngƣời đối với thiên nhiên và sử dụng các quy luật tự nhiên vào phát triển sản xuất phục vụ cho cuộc sống của con ngƣời, làm biến đổi cơ bản lực lƣợng sản xuất. - Khoa học - công nghệ còn là động lực thúc đẩy nhiều quá trình phát triển xã hội khác nhƣ: + Nâng cao dân trí, tạo động lực cho sự phát triển. + Tạo nên sự đổi mới căn bản của lực lƣợng sản xuất xã hội. 33
  34. + Tạo tiền đề căn bản để xoá bỏ sự cách biệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Xoá dần khoảng cách, cách biệt giữa nông thôn, miền núi với thành thị. - Khoa học công nghệ là cơ sở để nâng cao hiệu quả trong quản lý kinh tế. Bằng tiến bộ của khoa học – công nghệ trong quản lý, năng suất lao động trong quản lý sẽ tăng lên, giảm chi phí trong quản lý, tăng hiệu quả của quản lý. 4.2. Phương hướng cơ bản phát triển khoa học công nghệ Các nƣớc đang phát triển trình độ về khoa học công nghệ hầu hết còn thấp hơn rất nhiều so với các nƣớc phát triển. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế các nƣớc đangphát triển tập trung một số lĩnh vực khoa học, công nghệ chủ yếu có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển kinh tế xã hội bao gồm: - Điện tử và tin học - Vật liệu - Năng lƣợng - Công nghệ sinh học Để thực hiện đƣợc việc phát triển khoa học, công nghệ các nƣớc đang phát triển cần tiến hành. - Đổi mới cơ chế quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ. + Việc đổi mới này nhằm phục vụ cho sự phát triển sản xuất hàng hoá, công + Xác định và ƣu tiên phát triển khoa học, công nghệ mũi nhọn. + Đổi mới cơ cấu tổ chức trong hoạt động khoa học, công nghệ. - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật khoa học và công nghệ. Hệ thống pháp luật công nghệ phải đáp ứng các yêu cầu : - Có chế độ kinh tế thích đáng cho những ngƣời làm công tác khoa học trên cơ sở kết quả và hiệu quả mang lại để khuyến khích sự sáng tạo trong khoa học. - Nâng cao quyền tự chủ của các tổ chức KHCN. Ứng dụng nhanh chóng các thành tự khoa học và công nghệ phục vụ cho sản xuất và đời sống con ngƣời. - Tăng cƣờng tiềm lực khoa học và công nghệ. Hai vấn đề quan trọng mang tính quyết định đối với sự phát triển khoa học công nghệ là phát triển nguồn nhân lực và nguồn tài chính. - Hợp tác khoa học công nghệ với nƣớc ngoài: Hợp tác khoa học công nghệ với nƣớc ngoài là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nền khoa học – công nghệ của các nƣớc đang phát triển. Qua sự hợp tác đầu tƣ đó dẫn đến: + Sự trƣởng thành của đội ngũ cán bộ khoa học. + Cơ sở vật chất kỹ thuật các cơ quan nghiên cứu khoa học đƣợc tăng cƣờng. + Thông qua sự hợp tác quốc tế giúp các nƣớc đang phát triển giải quyết đƣợc nhiều vấn đề trong thực tiễn sản xuất. 4.3. Đổi mới công nghệ với phát triển kinh tế Sự đổi mới CN thƣờng đƣợc thể hiện qua hai hoạt động cơ bản là đổi mới SP và đổi mới quy trình SX - Đổi mới sản phẩm: Là việc tạo ra một SP hoàn toàn mới hoặc cải tiến các SP hiện có của công ty mình hoặc công ty khác. Việc tạo ra một sản phẩm mới hoàn toàn là rất khó khăn, vì 34
  35. vậy, các công ty thƣờng đổi mới sản phẩm bằng việc cải tiến sản phẩm, cải tiến sản phẩm thƣờng theo xu hƣớng hoàn thiện sản phẩm hiện có bằng việc cải tiến các thông số kỹ thuật, thay đổi kiểu dáng, mầu sắc, nguyên liệu sản xuất. Cải tiến sản phẩm cho phép tiết kiệm đƣợc nguồn tài nguyên đồng thời tăng độ hấp dẫn của sản phẩm. Ảnh hƣởng của việc cải tiến sản phẩm thể hiện chủ yếu ở tăng phúc lợi xã hội qua việc tăng lên về doanh thu của donah nghiệp. - Đổi mới quy trình SX: Là việc cải tiến qui trình sản xuất cho phép nâng cao năng suất lao động, các nƣớc đang phát triển hiện nay thƣờng chú trọng vào thay đổi trình độ sản xuất nhằm hƣớng tới tăng đƣợc phúc lợi xã hội do sự tăng lên về sản lƣợng đồng thời tiết kiệm tài nguyên. Chƣơng 4 PHÁT TRIỂN CÁC NGHÀNH KINH TẾ 1. Phát triển kinh tế nông nghiệp 1.1. Vai trò của nông nghiệp và nôn g thôn trong phát triển kinh tế a. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp - Nông nghiệp là nghành có lịch sử phát triển lâu đời, nền kinh tế nông nghiệp đƣợc coi nhƣ là nền kinh tế truyền thống. - Nông nghiệp là nghành tạo ra SP thiết yếu nhất của con ngƣời. Do đó bất kỳ nƣớc nào cũng phải SX hoặc NK lƣơng thực. - Hoạt động SX nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách quan: Thời tiết khí hậu, độ màu mỡ phì nhiêu của đất đai - Tỷ trọng lao động và sản phẩm của nông nghiệp trong nền kinh tế có xu hƣớng giảm dần b. Vai trò của nông nghiệp nông thôn trong phát triển KT - Nông nghiệp là nghành SX quan trọng trong phát triển kinh tế đặc biệt là đối với các nƣớc đang phát triển, đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia là một mục tiêu có tính chiến lƣợc. - Nông nghiệp cung cấp nguyên vật liệu cho nhiều nghành công nghiệp nhất là CN chế biến. - Nông nghiệp là khu vực góp phần quan trọng trong kim nghạch xuất khẩu, tạo điều kiện để mở rộng phân công và hợp tác quốc tế. - Khu vực nông nghiệp nông thôn đóng góp to lớn vào giải quyết công ăn việc làm, hạn chế đƣợc tình trạng di dân từ nông thôn ra thành thị. - Nông nghiệp nông thôn là thi trƣờng rộng lớn ổn định để tiêu thụ SP của các nghành phi nông nghiệp 1.2. Phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Một là :Đẩy nhanh CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn theo hƣớng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và điều kiện sinh thái của từng vùng, 35
  36. chuyển dịch cơ cấu các nghành nghề, cơ cấu lao động tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn. - Đẩy nhanh tiến bộ KH – CN vào SX nông nghiệp, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ nông sản trong và ngoài nƣớc. - Chú trọng điện khí hoá, cơ giới hoá ở nông thôn. Phát triển mạnh CN chế biến gắn với vùng nguyên liệu. - Tăng đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn Hai là, xây dựng hợp lý cơ cấu SX nông nghiệp - Điều chỉnh quy hoạch SX lƣơng thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ, tăng năng suất đi đôi với năng suất chất lƣợng. - Phát triển theo quy hoạch và chú trọng đầu tƣ thâm canh các vùng cây CN nhƣ chè, cafe, cao su - Phát triển và nâng cao chất lƣợng hiệu quả chăn nuôi gia súc gia cầm, mở rộng phƣơng pháp nuôi công nghiệp gắn với chế biến SP. - Phát huy lợi thế về thuỷ sản, tạo thành một nền kinh tế mũi nhọn vƣơn lên hàng đầu trong khu vực - Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Ba là, tăng cƣờng tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp nhất là công nghệ sinh học kết hợp với công nghệ thông tin Bốn là, tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ bản hệ thống thuỷ lợi ngăn mặn, giữ ngọt kiểm soát lũ bảo đảm tƣới tiêu an toàn chủ động cho SX nông nghiệp và đời sống nông dân. Năm là, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn - Hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp ở nông thôn , các làng nghề gắn với thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. - Mở rộng quy mô SX, tăng việc làm và thu nhập cho ngƣời dân. 1.3. Những giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp - Hoàn thiện quy hoạch tổng thể về SX nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản làm cơ sở cho KHH và đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. - Giải quyết tốt vấn đề thị trƣờng tiêu thụ nông sản - Tăng cƣờng vốn đầu tƣ cho nông nghiệp - ứng dụng KH – CN tiên tiến hiện đại vào SX nông nghiệp. - Sử dụng và bồi dƣỡng nguồn nhân lực trong nông nghiệp - Tăng cƣờng công tác khuyến nông nhằm đƣa nhanh tiến bộ KH và CN vào nông nghiệp. - Tiếp tục chính sách bảo trợ SX nông nghiệp 2. Phát triển kinh tế công nghiệp 2.1. Đặc điểm và vai trò của CN trong phát triển kinh tế a. Khái niệm công nghiệp CN là một nghành KT thuộc lĩnh vực SX vật chất của nền kinh tế bao gồm 3 hoạt động chủ yếu: khai thác tài nguyên thiên nhiên, SX và chế biến SP của công nghiệp khai thác và nông nghiêp, khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm đƣợc tiêu dùng trong quá trình SX và trong sinh hoạt 36
  37. b. Vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân - Công nghiệp góp phần gia tăng thu nhập quốc dân và là ngành quan trọng nhất trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển Công nghiệp tạo ra: năng suất lao động cao; máy móc thay thế sức lao động của con ngƣời; tạo ra khối lƣợng sản phẩm lớn; giá bán sản phẩm ổn định và có xu hƣớng giảm - Công nghiệp góp phần củng cố, ổn định thu nhập đặc biệt là thu nhập từ hàng hoá xuất khẩu. Phân tích: Với các quốc gia đang phát triển khi xuất khẩu sản phẩm nông sản, nguồn cung thƣờng không ổn định: khi đƣợc mùa thì giá bán thấp, khi mất mùa giá bán cao dẫn đến thu nhập bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên ═> Thu nhập thấp. Do vậy, cần phát triển công nghiệp nhƣ một giải pháp để bù đắp sự biến động về thu nhập từ việc xuất khẩu hàng nông sản ═> Cân bằng cán cân thanh toán quốc gia. - Công nghiệp phát triển sẽ trang bị cơ sở hạ tầng cho tất cả các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân nhƣ: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. - Công nghiệp sẽ giải quyết công ăn việc làm cho các quốc gia đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp dệt may, da giày - Công nghiệp giúp phát triển thị trƣờng trong nƣớc, tạo mối liên hệ ngƣợc (công nghiệp phát triển ═>đòi hỏi nhiều nguyên liệu ═>thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Công nghiệp phát triển thúc đẩy thị trƣờng các nguyên liệu thô trong nông nghiệp phát triển). - Công nghiệp cung cấp đại bộ phận các sản phẩm tiêu dùng cho xã hội. 2.2. Phương hướng phát triển công nghiệp Theo “Chiến lƣợc đẩy mạnh NCH – HĐH theo định hƣớng XHCN, xây dựng nền tảng đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp” của Đại hội Đảng IX (4/2001) thì phƣơng hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Việt Nam đến năm 2010 là: - Đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn: ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học vào sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp. Đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí khoá ở nông thôn. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu. Đƣa nhanh công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng tăng giá trị thu đƣợc trên một đơn vị diện tích. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và cơ cấu lao động nông thôn theo hƣớng chuyển dịch lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống dân cƣ nông thôn. - Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh. Chiếm lĩnh thị trƣờng trong nƣớc và đẩy mạnh xuất khẩu nhƣ chế biến nông – lâm - thuỷ sản, may mặc, da giày, điện tử - tin học, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng. - Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp hàng sản xuất tƣ liệu sản xuất cần thiết để trang bị cho các ngành kinh tế và quốc phòng: dầu khí, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất cơ 37
  38. bản, phân bón, vật liệu xây dựng việc phát triển các ngành này cần chú ý tính toán các bƣớc đi hợp lý, phù hợp với điều kiện vốn, công nghệ của đất nƣớc. - Phát triển mạnh các ngành công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, tự động hoá. Chú trọng sản xuất phần mềm tin học thành phần kinh tế có tốc độ tăng trƣởng cao. - Phát triển mạnh và nâng cao chất lƣợng các ngành dịch vụ. Thƣơng mại, vận tải, bƣu chính viễn thông, bảo hiểm du lịch, tài chính, ngân hàng. Sớm phổ cập sử dụng tin học và mạng thông tin quốc tế (internet) vào hoạt động kinh tế và đời sống xã hội. - Chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng một số doanh nghiệp lớn đi đầu trong cạnh tranh và hiện đại. 2.3.Những giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp - Xác định sơ đồ phân bổ lực lƣợng công nghiệp theo các vùng lãnh thổ một cách hợp lý - Phát triển các thành phần kinh tế - Đổi mới KHCN với tốc độ nhanh - Đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý vĩ mô của nhà nƣớc đối với công nghiệp. 3. Phát triển kinh tế dịch vụ 3.1. Đặc điểm và vai trò của dịch vụ trong phát triển kinh tế a. Đặc điểm: - Sản phẩm dịch vụ không tồn tại dƣới dạng vật thể - Việc SX và tiêu dùng SP dịch vụ diễn ra đồng thời - Chất lƣợng dịch vụ không ổn định - SP của nghành dịch vụ có độ co giãn cung cầu không ổn định b. Vai trò: - Phát trỉên kinh tế liên quan chặt chẽ tới sự tăng trƣởng nhanh của khu vực dịch vụ - Dịch vụ là cầu nối giữa yếu tố đầu vào và đầu ra trong quá trình SX, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá - Phát triển dịch vụ tạo ra đƣợc nhiều việc làm mới, thu hút một phần lớn lực lƣợng lao động xã hội giảm tỷ lệ thất nghiệp. - DV góp phần quan trọng trong xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững. - DV có khả năng nhân rộng các lợi ích phát triển kinh tế trên toàn bộ nền KT. 3.2. Phương hướng phát triển kinh tế dịch vụ. - Phát triển kinh tế dịch vụ nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng và trên cả nƣớc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH. - Đa dạng hoá các nghành dịch vụ nhƣ hình thức công ty, nhóm hộ, quốc doanh ngoài quốc doanh, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống XH. - Phát triển dịch vụ luôn gắn với yêu cầu chính trị của đất nƣớc kết hợp giữa chính trịvà kinh tế một cách hài hoà. 3.3. Những giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế dịch vụ 38
  39. - Quy hoạch tổng thể các tiềm năng hoặt động kinh doanh DV phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế XH của đất nƣớc. - Phát triển quản lý dịch vụ - Đổi mới và vận dụng tốt chính sách phát triển kinh tế dịch vụ - Kiện toàn đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ Chƣơng 5 ĐƢỜNG LỐI VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NHÀ NƢỚC 1. Đƣờng lối phát triên kinh tế XH VN qua các giai đoạn 1.1. Đường lối phát triên kinh tế XH VN giai đoạn 1976 – 1985 a. Thời kỳ 1976 – 1980 Đại hội Đảng lần thứ 4 đã quyết định đƣờng lối xây dựng nền kinh tế XHCNVN thời kỳ mới và kế hoạch 5 năm lần thứ 2. Mục đích của kế hoạch là hƣớng vào giải quyết những hậu quả nặng nề của 20 năm chiến tranh và triển khai bƣớc đầu CNH, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH. b. Thời kỳ 1981 – 1985 - Chỉ thị 100 – CT/TW ngày 13/1/1981 với nội dung cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán SP đến nhóm lao động và ngƣời lao động trong hợp tác xã nông nghiệp. - Quyết định số 25/CP đã đƣa ra một số chủ trƣơng biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động SXKD và quyền tự chủ tài chính của xí nghiệp quốc doanh - Đại hội Đảng lần thứ V tháng 3 – 1982 thông qua kế hoạch năm năm lần thứ III( 1981 - 1986). Tập trung phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức đẩy mạnh CNSX hàng tiêu dùng phát triển kinh tế nhiều thành phần. 1.2. Đường lối phát triên kinh tế XH VN giai đoạn 1986 – 2000 a. Thời kỳ 1986 – 1990 - Đại hội Đảng lần thứ VI tháng 12 – 1986 đã quyết định xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hƣớng XHCN 39
  40. - Đại hội thông qua kế hoạch năm năm lần thứ IV với các mục tiêu cơ bản: XD và hoàn thiện một bƣớc quan hệ SX phù hợp với LLSX, XD cơ cấu kinh tế hợp lý ƣu tiên 3 chƣơng trình kinh tế: Lƣơng thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. b. Thời kỳ 1991 – 1995 - Đại hội Đảng lần thứ VII tháng 6 – 1991 thông qua chiến lƣợc phát triển KTXH dầu tiên của VN đồng thời đề ra phƣơng hƣớng cho kế hoạch 5 năm 1991 – 1995 c. Thời kỳ 1996 – 2000 Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII tháng 7 – 1996 về kế hoạch 5 năm đã chỉ rõ: phải đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tập trung phát triển nông nghiệp và nông thôn, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Để tiếp tục đổi mới, nhiếu chính sách liên quan đến môi trƣờng đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đƣợc ban hành nhƣ luật thuế GTGT và thuế TNDN, luật DN mới 1.3. Đánh giá kết quả hoạt động kinh tế thời kỳ đổi mới a. Những thành tựu đạt được - Sau mấy năm đầu thực hiện đất nƣớc đã thoát khỏi khủng hoảng KT – XH. - QHSX đã có bƣớc đổi mới phù hợp hơn với trình độ phát triển của lực lƣợng SX và thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHXN - Từ chỗ bị bao vây cấm vận nƣớc ta đã phát triển quan hệ kinh tế với hầu khắp các nƣớc trên thế giới, gia nhập và có vai trò tích cực trong nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, chủ động từng bƣớc hội nhập có hiệu quả với kinh tế thế giới. - Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt. - Tăng cƣờng tiềm lực cũng cố thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. b. Những hạn chế - Nền kinh tế kém hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu - Quan hệ SX có mặt chƣa phù hợp, hạn chế việc giải phóng và phát triển lực lƣợng SX - Kinh tế vĩ mô còn những yếu tố thiếu vững chắc - Giáo dục đào tạo còn yếu về chất lƣợng, cơ cấu đào tạo chƣa phù hợp, khoa học và CN chƣa thực sự trở thành động lực phát triển KTXH. - Đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn nhất là ở vùng núi vùng sâu, vùng thƣờng bị thiên tai, nhiều tệ nạn xã hội chƣa đƣợc đẩy lùi, tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, ô nhiềm môi trƣờng càng nhiều. 2. Chiến lƣợc và kế hoạch phát triển KTXH ở VN 2.1. Chiến lược phát trỉên và các quan điểm chiền lược. Chiến lƣợc phát trỉên KTXH đƣợc hiểu là một bản luận cứ có cơ sở khoa học xác định đƣờng hƣớng phát triển cơ bản của đất nƣớc trong khoảng thời gian dài. Chiến lƣợc xác định tầm nhìn của một quá trình quá trình phát triển mong muốn và sự nhất quán về con đƣờng cũng nhƣ các giải pháp cơ bản để thực hiện 2.2. Nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. - Xác định những căn cứ của chiến lƣợc - Xác định các quan điểm phát triển cơ bản của chiến lƣợc 40
  41. - Xác định các mục tiêu phát triển kinh tế - Xây dựng hệ thống các giải pháp chiến lƣợc - Xác định các biện pháp tổ chức thực hiện 2.3. Kế hoạch phát triển kinh tế XH thời kỳ 2006 – 2000 a. Những căn cứ chủ yếu của kế hoạch - Những kết quả đạt đƣợc của kế hoạch 5 năm 2001 -2005 - Bên cạnh những kết quả tích cực, tình hình kinh tế XH còn nhiều yếu kém tồn tại Tài liệu cần tham khảo: - Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Lao động xã hội Hà Nội, 2006 - Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2002. 41
  42. TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG I : Thụy An, Ba Vì, Hà Nội : (024) 33.863.050 : http:// gtvttw1.edu.vn : info@gtvttw1.edu.vn