Giáo trình Mỹ thuật - Trình độ: Trung cấp - Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mỹ thuật - Trình độ: Trung cấp - Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_my_thuat_trinh_do_trung_cap_truong_cao_dang_kinh.pdf
Nội dung text: Giáo trình Mỹ thuật - Trình độ: Trung cấp - Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: MỸ THUẬT NGÀNH: THIẾT KẾ VÀ QUẢN LÝ WEBSITE TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKT ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: MỸ THUẬT NGÀNH: THIẾT KẾ VÀ QUẢN LÝ WEBSITE TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên: Diệp Xuân Yến Học vị: Thạc sỹ Đơn vị: Khoa Công nghệ thông tin Email: diepxuanyen@hotec.edu.vn TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐỀ TÀI HIỆU TRƯỞNG DUYỆT Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình này đề cập tới các kiến thức cơ bản về thường thức mỹ thuật, hình họa, vẽ màu và các bước vẽ một bức tranh đơn giản. Đây là bước đầu nền tảng, chuẩn bị các các nhà sáng tạo tương lai khi tiếp cận những kiến thức cơ bản về mỹ thuật để ngày càng hoàn thiện hơn về cảm nhận tính thẩm mỹ trong trong hội họa cũng như trong nghề design. Do thời gian hạn hẹp nên ngoài một số tác phẩm do tôi vẽ minh họa thì còn nhiều tác phẩm của nhiểu tác giả khác nhau. Tôi trân trọng cảm ơn những tác giả có tác phẩm in trong giáo trình này tuy đã ghi chú rõ nguồn gốc tác phẩm và tác giả, nhưng vì không có điều kiện gặp xin phép trực tiếp, nên chân thành xin được lượng thứ và chân thành cảm ơn các đồng nghiệp và học sinh sinh viên góp ý cho giáo trình TP.HCM, ngày 2 tháng 08 năm 2020 Tham gia biên soạn Chủ biên Diệp Xuân Yến
- MỤC LỤC BÀI 1. THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT 1 1.1. Giới thiệu môn học 1 1.1.1. Giới thiệu một số chất liệu trong hội họa 1 1.1.2. Họa cụ 5 1.2. Các trường phái trong hội họa 7 BÀI 2. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HÌNH HỌA 14 2.1. Khái niệm 14 2.2. Nguồn gốc của hình họa 14 2.3. Vai trò của hình họa 15 2.4. Các yếu tố nghiên cứu của hình họa 15 2.4.1. Nét, mảng và hình khối 15 2.4.2. Sáng tối và đậm nhạt 16 2.4.3. Tỷ lệ và cân đối 16 2.4.4. Phối cảnh 16 2.5. Phương pháp vẽ hình họa 16 BÀI 3: KHỐI CƠ BẢN VÀ THỰC HÀNH VẼ KHỐI CƠ BẢN 22 3.1. Khái niệm 22 3.2. Các khối hình cơ bản 22 3.2.1. Khối hình hộp 22 3.2.2. Khối hình cầu 23 3.2.3. Khối hình tam giác 23 3.2.4. Các khối hình biến thể 23 3.3. Vai trò của bóng 23 3.3.1. Các loại bóng 23 3.3.2. Các độ bóng 23 3.3.3. Yêu cầu vẽ bóng 24 3.3.4. Cách đánh bóng 24 3.4. Thực hành vẽ khối cơ bản 24 3.4.1. Vẽ khối vuông 24
- 3.4.2. Vẽ khối cầu 26 BÀI 4: VẼ TĨNH VẬT 28 4.1. Vai trò của vẽ tĩnh vật 28 4.2. Phân tích mẫu 28 4.3. Các lưu ý khi tiến hành vẽ 28 4.4. Hình vẽ minh họa các bước dựng hình 29 BÀI 5: VẼ MÀU 31 5.1. Nguyên lý màu sắc cơ bản 31 5.1.1. Ba yếu tố của màu sắc 31 5.1.2. Hệ màu 32 5.1.3. Vòng thuần sắc 33 BÀI 6: HÒA SẮC 35 6.1. Màu chủ đạo 35 6.2. Tính nóng lạnh của màu sắc 35 6.3. Màu trung tính 36 6.4. Phối màu tương phản 37 6.5. Phối màu tương đồng 37 6.6. Phối màu bổ túc xen kẽ 38 BÀI 7: VẼ TRANH ĐỀ TÀI TỰ DO 40 7.1. Kỹ thuật màu nước cơ bản 40 7.2. Hình khối và ánh sáng 42 7.3. Hình minh họa các bước lên bài hoàn thiện 44 BÀI 8: VẼ TRANH PHONG CẢNH 47 8.1. Luật xa gần 47 8.2. Nguyên tắc bố cục 47 8.3. Cần tránh trong bố cục tranh 48
- Bài 1. Thường thức mỹ thuật GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: MỸ THUẬT Mã môn học: MH 2101409 Đơn vị quản lý môn học: Khoa Công nghệ Thông tin Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Là môn học được bố trí ở học kỳ 1 - cơ sở. - Tính chất: Là môn học lý thuyết thuộc nhóm môn học bắt buộc Mục tiêu môn học: * Về kiến thức: Trình bày được các bước dựng hình, lên bóng, nguyên lý màu sắc cơ bản. Ứng dụng hình vẽ, màu sắc trong đời sống. * Về kỹ năng: Thực hiện thành thạo vẽ chì, vẽ màu Làm việc nhóm và cá nhân * Về thái độ: Làm việc nghiêm túc Thích thú, tìm tòi, sáng tạo sản phẩm cho riêng mình
- Bài 1. Thường thức mỹ thuật BÀI 1. THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT Giới thiệu: Trong bài học đầu tiên sẽ giới thiệu về chất liệu và các trường phái trong hội họa. Nó sẽ cung cấp cho các em một cái nhìn tổng quan về mỹ thuật, đồng thời các em sẽ biết mình cần trang bị những họa cụ nào phục vụ cho môn học mỹ thuật Mục tiêu: − Hiểu biết được một số chất liệu và các trường phái trong hội họa. − Trang bị được kiến thức về họa cụ phục vụ cho môn học mỹ thuật. 1.1. Giới thiệu môn học 1.1.1. Giới thiệu một số chất liệu trong hội họa Sơn dầu: Là một loại họa phẩm thường có dạng bột khô được nghiền kĩ với dầu lanh, dầu cù túc hay dầu óc chó. Sơn dầu có thể vẽ trên nền gỗ, kim loại, canvas (vải), Trong lịch sử mỹ thuật thế giới, từ thế kỷ 11, hội hoạ sơn dầu giữ địa vị rất quan trọng, là vinh quang của nhiều nền mỹ thuật. Khi bắt đầu biết vẽ, con người đã chú ý tìm kiếm những chất liệu tốt để vẽ và mong tranh có màu sắc đẹp bền vững. Trải qua thời gian, nhiều thế hệ họa sĩ đã dày công tìm tòi nguyên liệu, mày mò tự chế ra sơn vẽ. Nhưng phải đến thời anh em họa sĩ Jan van Ecyk (khoảng 1390- 1441) họ mới có thành công lớn trong việc hoàn thiện và phát triển kỹ thuật vẽ chất liệu sơn dầu. Màu sắc sơn dầu Hình 1.1 Bức tranh Nàng đến thời kỳ này đã trong trẻo tươi sáng hơn, có độ bóng Monalisa đẹp, không thấm nước, bền vững và chịu được thử thách Sơn dầu trên gỗ của thời gian. Một bức tranh sơn dầu có thể tồn tại tối Leonardo da Vinci thiểu 30 năm, trong điều kiện tốt được bảo quản thì lên Nguồn: wikipedia.org đến 80 - 100 năm. 1
- Bài 1. Thường thức mỹ thuật Tranh lụa: Là một trong những loại hình nghệ thuật có từ lâu đời của Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản. Nghệ thuật vẽ tranh lụa đã trải qua các giai đoạn thăng trầm, có lúc thoái trào tưởng chừng như biến mất. Nhưng khoảng 10 năm trở lại dây, tranh lụa bước vào giai đoạn hồi sinh và khẳng định sức sống mãnh liệt. Một trong những điểm mạnh kiến tranh lụa được giới chuyên môn đề cao và thu hút người yêu mỹ thuật chính là sự trong trẻo và êm diệu của màu sắc. Điểm khác biệt giữa tranh lụa và các chất liệu khác là tranh lụa được gọi tên theo đặc tính của chất liệu làm nền tranh chứ không theo chất liệu vẽ lên trên nền đó. Lụa là một chất liệu đặc biệt được làm từ tự nhiên, là tơ từ kén của con tằm. Và màu dùng để vẽ lụa thường là màu nước, phẩm hoặc mực nho. Khi vẽ lụa, người ta thường vẽ từ nhạt đến đậm, màu nhạt chồng lên nhau nhiều lần sẽ thành đậm nhưng vẫn nhìn thấy thớ lụa, tạo nên vẻ đẹp của chất lụa. Vẽ chồng lên nhau bằng các màu khác nhau cũng là một cách pha màu. Thỉnh thoảng, khi màu đã khô, họa sĩ phải rửa nhẹ cho sạch những chất bẩn nổi lên mặt lụa và để cho màu ngấm vào từng thớ lụa. Điểm khác biệt nhất giữa kỹ thuật vẽ tranh lụa cổ và tranh lụa hiện đại Việt Nam là ở chỗ: tranh lụa cổ thường được vẽ trực tiếp trên lụa khô, trong khi quá trình tranh lụa hiện đại giống như sự nhuộm đi nhuộm lại màu lên mặt lụa. Hình 1.2 Bức tranh Điều bí mật (Secret 1) – 2018 Màu nước trên lụa Tác giả: Họa sĩ Nguyễn Thị Hoàng Minh 2
- Bài 1. Thường thức mỹ thuật Màu nước: Là một chất liệu phổ biến dùng trong hội họa. Màu nước hình thành do các sắc tố, thường dưới dạng bột, được hòa tan vào nước tạo ra một dung dịch có màu sắc. Giấy là chất liệu biểu diễn truyền thống và phổ biến nhất đi cùng với màu nước, ngoài ra còn có giấy cói, nhựa, giấy da, da, vải và gỗ. Các thuộc tính cơ bản của màu nước là tính trong suốt và nhẹ nhàng, cũng như tính thuần khiết và tính cường độ của các chất màu. Do các lớp màu mỏng luôn được đặt lên giấy và vì thế các lớp màu đó trở nên trong suốt đối với những tia sáng xuyên qua. Hình 1.3 Phố Sydney Hình 1.4 Trái dừa Ký họa màu nước trên giấy Ký họa màu nước trên giấy Hình 1.5 Bài luyện tập màu nước trên giấy 3
- Bài 1. Thường thức mỹ thuật Sơn mài: Được coi là một trong các chất liệu truyền thống trong hội họa ở Việt Nam. Từ kỹ thuật của nghề sơn ta thủ công truyền thống của Việt Nam được sự tìm tòi và phát triển của họa sỹ thành kỹ thuật sơn mài. Đầu thập niên 1930, các họa sĩ Việt Nam tại trường Mỹ Thuật Đông Dương đã phát hiện ra các vật liệu màu từ: vỏ ốc, trứng, tre sau đó áp dụng kỹ thuật sơn mài vốn có để tạo thành những bức tranh sơn mài đúng nghĩa. Để tạo ra một bức tranh sơn mài hoàn chỉnh, các họa sĩ sơn mài truyền thống thường mất rất nhiều thời gian, trung bình khoảng 6 tháng. Một sản phẩm sơn mài sử dụng khá nhiều nguyên liệu: đó là sơn, màu và các nguyên liệu khác. Có thể kể ra đây một vài nguyên liệu phổ biến như: Sơn: khai thác từ cây sơn ta, ngoài ra còn dùng dầu trẩu, dầu trám, nhựa thông và nhựa dó Màu: sơn mài cổ truyền dùng 2 màu cơ bản là cánh gián đen và đỏ, loại màu chế từ khoáng chất vô cơ (ví dụ: son) nên không bị phân huỷ trước ánh sáng và thời gian. Các sản phẩm từ bạc như bạc thếp, bạc dán, bạc xay, bạc dầm Các sản phẩm từ vàng như vàng thếp Các vật liệu khác: vỏ trứng, vỏ trai, vỏ ốc, bột điệp Hình 1.6 Chùa Thầy ở Bắc Bộ, 1939, sơn mài trên gỗ, 100cm x 200cm, Phạm Hậu Nguồn: tiasang.com.vn 4
- Bài 1. Thường thức mỹ thuật 1.1.2. Họa cụ Bút chì 3B Gôm Cọ vẽ Que đo Bảng vẽ Giấy vẽ Màu nước Pallet pha màu Hũ rửa cọ Khăn lau Hình 1.7 Bút chì. Hình 1.8 Cọ vẽ Hình 1.9 Que đo. Hình 1.10 Gôm. 5
- Bài 1. Thường thức mỹ thuật Hình 1.11 Bảng vẽ A3. Hình 1.12 Giất vẽ A3 Canson. Hình 1.13 Màu nước. Hình 1.14 Pallet pha màu Hình 1.15 Hũ rửa cọ vẽ Hình 1.16 Khăn lau 6
- Bài 1. Thường thức mỹ thuật 1.2. Các trường phái trong hội họa Khi tìm hiểu về mỹ thuật, nhiều người có chung những câu hỏi: “Trường phái hội họa là gì ?”. Từ những nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật chúng ta có thể biết rằng hội họa xuất hiện từ rất lâu, khi chữ viết của con người còn chưa xuất hiện thì hội họa đã xuất hiện rồi. Hội họa là loại ngôn ngữ truyền đạt ý tưởng bằng các tác phẩm sử dụng kỹ thuật và các phương pháp của người nghệ sĩ. Trong hội họa, thuật ngữ “trường phái” dùng để chỉ một phong cách, trong đó phân loại một nhóm các họa sỹ có chung những kỹ thuật và phương pháp thể hiện. Các trường phái hội họa ở trên thế giới là vô cùng nhiều, các trường phái xuất hiện ở bất cứ quốc gia nào, và ở bất cứ khoảng thời gian nào. Các trường phái sau đây là những trường phái nổi bật nhất, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Chứ không phải là toàn bộ các trường phái mỹ thuật trên thế giới. Trường phái ấn tượng Các tên “ấn tượng” do nhà phê bình gọi theo bức tranh nổi tiếng Impression, soleil levant (Ấn tượng mặt trời mọc) của Claude Monet. Trong tiếng Pháp ấn tượng là Impressionnisme, trường phái ấn tượng là trào lưu nghệ thuật bắt đầu tại Pháp vào cuối thế kỷ XIX. Trường phái hội họa Ấn tượng đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của hội họa. Hình 1.17 Bức tranh Ấn tượng mặt trời mọc của danh họa Monet. (Nguồn destinasian) 7
- Bài 1. Thường thức mỹ thuật Thành phố Paris trong những thập niên 1850 vẫn là thành phố thời trung cổ với những con đường quanh co nhỏ hẹp, thiếu ánh sáng nhưng đầy chất thơ. Vào năm 1870, thành phố cũ đã bị phá bỏ thay vào đó là thủ đô hoàn toàn mới với những đại lộ dài, dãy tiệm cà phê, nhà hát, và đây được xem là thời kỳ hoàng kim của trường phái Ấn tượng. Những nét vẽ cọ có thể nhìn thấy kết hợp với sự pha trộn màu đặc sắc với nhau và nhấn mạnh đến sự thay đổi ánh sáng trong tranh được xem là đặc trưng của trường phái này. Các họa sĩ tiêu biểu của phong trào này có thể kể đến như Mary Cassatt, Paul Cezanne, Max Liebermann, Édouard Manet Trường phái hậu ấn tượng Ra đời sau trường phái ấn tượng là trường phái hậu ấn tượng. Bởi từ sau phong trào ấn tượng thì nhiều nghệ sĩ đã độc lập đi tìm những hướng sáng tác mới. Mặc dù ở giai đoạn này họ không có những phong cách giống nhau, nhưng vẫn được gọi chung là hậu ấn tượng. Thuật ngữ này cho nhà phê bình Anh Roger Fry đặt ra chỉ những họa sĩ như Paul Cézanne, Paul Gauguin, Vincent Van Gogh. Các nghệ sĩ của phong trào này từ chối rập khuôn theo chủ nghĩa ấn tượng và đi tìm những nét nổi bật cá tính của mình. Chính điều này đã tạo nên một nền nghệ thuật với tuyên ngôn thẩm mỹ khác nhau. Những tìm tòi của nghệ sĩ Hậu Ấn tượng là tiền đề quan trọng cho sự ra đời của hội họa đương đại sau này. Hình 1.18 A Sunday Afternoon on the Île de la Grande Jatte (Georges Seurat), 1884 (nguồn: designs.vn) 8
- Bài 1. Thường thức mỹ thuật Trường phái dã thú Nếu trường phái ấn tượng chỉ chú trọng ánh sáng mà quên đường nét cảnh vật nên trường phái Dã thú ra đời nhằm khắc phục nhược điểm trên. Trường phái Dã thú có sự chống đối mạnh mẽ với trường phái Ấn tượng, chống lại sự mất mát cho dùng quá nhiều ánh sáng, chống lại sự không theo quy luật không có dự tính trước. Tại triển lãm mùa thu ở Paris năm 1905 có một phòng tranh giới thiệu những tác phẩm mới, dữ dội về màu sắc. Người thưởng thức bức tranh đã có những phản ứng khác nhau. Phòng tranh đã được nhà phê bình LuisVauxcelles gọi là “Chuồng dã thú”, và cái tên Dã thú đã bắt đầu đi vào lịch sử hội họa Thế giới. Những màu sắc được trường phái này sử dụng dữ dội một cách cố tình. Khuynh hướng này ra đời đầu thế kỷ XX phát triển cao trào vào những năm 1905 – 1906 và chấm dứt trước thế chiến thứ Nhất. Hình 1.19 Woman with a Hat, 1905 (Henri Matisse) (Nguồn: henrimatisse.org) 9
- Bài 1. Thường thức mỹ thuật Trường phái biểu hiện Trường phái Biểu hiện xuất hiện và phát triển ở châu Âu vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, có đặc điểm nhấn mạnh trong thể hiện cảm tính, của chủ thế hoặc xúc cảm của người nghệ sĩ. Những cảm xúc này thường được gây ra bởi một sự kiện quan trọng nào đó, cũng có thể đó là sự giao lưu của nhiều người hoặc các xu hướng nghệ thuật khác nhau. Trường phái này biểu hiện trong nhiều dạng nghệ thuật từ hội họa, văn học, điện ảnh Hình 1.20 The Scream (Edvard Munch), 1893 Sơn dầu, màu keo, phấn tiên trên bảng (Nguồn: vi.wikipedia.org) 10
- Bài 1. Thường thức mỹ thuật Trường phái lập thể Chủ nghĩa lập thể hay còn gọi là trường phái lập thể là trường phái hội họa đã tạo ra cuộc cách mạng hội họa và điêu khắc châu Âu vào đầu thế kỷ XX. Trong các tác phẩm của họa sĩ lập thể, các đối tượng được mổ xẻ và phân tích trong một hình thức trừu tượng. Người nghệ sĩ không chỉ quan sát đối tượng ở một góc nhìn mà sẽ chia thành nhiều mặt khác nhau, nhiều khía cạnh tổng quan hơn. Và điều đặc biệt là các bề mặt này không theo quy tắc phối cảnh làm cho người xem khó nhận ra chiều sâu của bức tranh. Trường phái lập thể sinh ở Montmartre sau đó lan ra các họa sĩ khá và được nhà buôn tranh Henry Kahnweiler. Nó nhanh chóng được Hình 1.21 Weeping woman (Pablo Picasso) phố biến vào năm 1910 và được đặt (Nguồn: pablopicasso.org) tên là chủ nghĩa lập thể. Các họa sĩ lập thể nổi tiếng của trường phái này là: Juan Gris, Georges Braque, Marcel Duchamp, Pablo Picasso, Liubov Popova, Marie Vassilieff, Fritz Wotruba 11
- Bài 1. Thường thức mỹ thuật Trường phái siêu thực Còn được gọi là surrealissm đã phô bày những tác phẩm nghệ thuật bằng tranh và chữ. Trường phải này nhấn mạnh đến sức mạnh của trí tuệ khi tạo ra những tác phẩm có ý nghĩa. Chủ thể rất bình dị được đặt trong phông màn bí ẩn, hùng vĩ làm bức tranh có ý nghĩa mới, tồn trạng thái không thực. Hình 1.22 The Persistence of Memory (Dali) (Nguồn: en.wikipedia.org) Trường phái ấn tượng trừu tượng Đây là trường phái nghệ mới, hướng đến kiến trúc hiện đại. Chúng sử dụng những tài năng của các nghệ sĩ để thiết kế công trình, nhà cửa. Đây được xem là bước ngoặt trong kỳ nguyên lịch Mỹ. Xem các sản phẩm tranh trừu tượng Hình 1.23 She Wolf (1943) - J ackson (Nguồn: moma.org) 12
- Bài 1. Thường thức mỹ thuật Trường phái Pop Art Trào lưu này xuất hiện ở Anh vào những năm 50 của thế kỷ XX. Nhưng nơi phát triển rực rỡ nhất lại là Mỹ. Những bức của trường phái Pop Art lấy từ những để tài bình dân, phổ biến với tất cả mọi như như: phim ảnh, nhãn hàng, bao bì thậm chí cả đôi giày, tờ báo Nhiều tác phẩm của trường phải này được thể hiện bằng máy tính, in bằng máy Một số bức họa đắt giá được minh họa cho truyện tranh. Hình 1.24 Pop Art mang hơi hướng hiện đại với mảng màu sắc sống động (Nguồn: arena-multimedia.vn) Câu hỏi và bài tập: 1. Phân biệt các trường phái hội họa 2. Nêu một số tác giả tác phẩm tiêu biểu của trường phái Ấn tượng, dã thú, biểu hiện, lập thể, siêu thực, trừu tượng. 3. Nêu tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp họa sĩ Pablo Picasso 13
- Bài 2. Lý thuyết chung về hình họa BÀI 2. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HÌNH HỌA Giới thiệu: Hình họa là một môn học cơ bản không thể thiếu trong quá trình hình thành kỹ năng, nhận thức về nghệ thuật hội họa. Hình họa rất quan trọng đối với người làm về nghệ thuật. Trong bài học này chúng ta tìm hiểu khái niệm, nguồn gốc cũng như các yếu tố nghiên cứu của hình họa, đặc biệt là phương pháp vẽ hình họa. Mục tiêu: − Hiểu biết được khái niệm, nguồn gốc, vai trò, các yếu tồ nghiên cứu của hình họa. − Trang bị được kiến thức về phương pháp vẽ hình họa. − Vẽ được thang chuyển sắc độ 2.1. Khái niệm Hình họa là phương pháp dựng hình để mô tả đối tượng khách quan có thực mà mắt ta quan sát được bằng đường nét, mảng, hình khối, sáng tối để tạo không gian 3D trên mặt phẳng 2D. Không gian trong hình họa có thể là một màu hoặc nhiều màu. Có nhiều cách gọi khác nhau về hình họa: Hình họa, Vẽ theo mẫu, Vẽ tả thực, 2.2. Nguồn gốc của hình họa Nghệ thuật Tiền sử được phát hiện trong hang động Alta Mira (Tây Ban Nha) năm 1875 là những bức vẽ được diễn tả rất thực, sống động với việc vờn bóng khối, diễn tả ánh sáng rất công phu. Ngoài ra, nghệ thuật Tiền sử còn được tìm thấy ở các hang động ở Pháp, Đức, Nga và Châu Phi Ở nước ta cũng tìm thấy những hình vẽ được khắc trên vách đá ở động Người Xưa (Hòa Bình). Đặc biệt ở Việt Nam còn có phát hiện trống đồng Đông Sơn với các hoa văn tinh tế. Thế nên có thể nói, nghệ thuật ra đời là do nhu cầu của con người. Để bảo tồn và phát triển, người nguyên thủy đã sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật cho mình. Những tác phẩm nghệ thuật đầu tiên của loài người đều mang nặng dấu ấn của hình họa. Đó là hình vẽ con người, con vật với các động tác đa dạng và sống động. Qua nghiên cứu người ta thấy rằng hình vẽ có trước chữ viết. Những hình vẽ trên hang động của người nguyên thủy không chỉ để trang trí mà còn là ký hiệu thông tin để ghi nhớ và báo cho cộng đồng những con thú cần săn bắn. Trong đó, chữ tượng hình của người Ai Cập, 14
- Bài 2. Lý thuyết chung về hình họa Trung Quốc là minh chứng cho khả năng hình vẽ làm biểu tượng và là phương tiện truyền tải thông tin nhanh nhất, đơn giản nhất. 2.3. Vai trò của hình họa Hình họa là môn học cơ bản của hội họa và có tác động bổ sung, hỗ trợ cho các môn học khác trong học Mỹ Thuật: ký họa, vẽ bố cục, Trang trí, Điêu khắc và các Ngành Nghệ thuật khác (Kiến trúc, Điện ảnh, Sân khấu, Thiết kế Mỹ thuật công nghiệp) 2.4. Các yếu tố nghiên cứu của hình họa 2.4.1. Nét, mảng và hình khối Nét Đường nét được tạo từ hai điểm, nó là phương tiện cơ bản và đa năng giúp thể hiện vạn vật hữu hình, các ý tưởng vô hình hoặc ảo giác của con người. Đường nét với nhiều tính năng, khi được kết hợp về cảm quan về hình thức của mọi vật có thể tạo ra nhiều liên tưởng phong phú. Có nhiều loại đường nét như: thẳng, xiên, cong xoắn, gãy khúc, với nhiều tính chất biểu cảm thể hiện cứng, mềm, dày, mỏng, xốp, động, tĩnh Hình ảnh và mật độ của nét có thể gợi sự tưởng tượng về vận động nhanh, chậm hoặc một trạng thái xa, gần, đặc, rỗng, nặng, nhẹ, Nét còn gọi là đường viền hay đường chu vi, là ranh giới giữa vật này với vật khác hay giữa một vật với không gian xung quanh. Trong hội họa, khái niệm “đường” và “nét” thường cùng song hành, muốn tạo nét phải có đường và đường làm nên nét. Mảng Một mặt phẳng có chu vi nhất định gọi là mảng. Trong mỹ thuật, nhất là trong bố cục tranh có phân biệt mảng chính, mảng phụ, mảng nổi, mảng chìm, mảng đậm, mảng nhạt Đó là cách gọi một lượng đậm nhạt màu nào đó chiếm diện tích nhất định trên mặt tranh, tạo thành 1 mảng riêng, khác biệt rõ rệt với các mảng xung quanh. Một bức tranh đẹp đều có sự hài hoà chung của các hình mảng trong bố cục. Hình Mảng tạo nên hình nhất định, những hình khác nhau được sắp xếp tạo nên sự cân đối hay thăng bằng trong bố cục, hình vẽ. Hình luôn tồn tại ở hai dạng cụ thể và trừu tượng. Hình và mảng thường không tách rời nhau, mảng khái quát còn hình cụ thể hơn. 15
- Bài 2. Lý thuyết chung về hình họa Khối Một vật thể phải có hình dáng và chiếm chỗ nhất định trong không gian. Khối của một vật thể được nhận biết theo cách vật thể ấy đặt trong 1 không gian có giới hạn và xác định. Trong Hội họa nói chung và hình họa nói riêng, Khối và không gian là yếu tố ảo do đậm nhạt tạo ra trên mặt phẳng. Khối là một trong những yếu tố của cấu trúc tạo hình, cũng như đường nét, màu sắc để tạo nên hình tượng vật thể của bức tranh. 2.4.2. Sáng tối và đậm nhạt Con người nhận biết được thế giới khách quan thông qua con mắt và ánh sáng, ánh sáng chiếu rọi vào vật thể làm nổi hình khối, làm cho vật có màu sắc. Ánh sáng chiếu vào một hay hai chiều nào đó của vật thể tạo thành các độ đậm nhạt khác nhau làm cho vật thể đó nổi hình và khối lên, các chiều khác không nhận được ánh sáng sẽ chìm trong mảng tối. Tuỳ thuộc vào cấu tạo hình khối, màu sắc và chất của vật mẫu, tuỳ thuộc vào nguồn sáng mạnh hay yếu mà tương quan cụ thể của vật mẫu thay đổi khác nhau. 2.4.3. Tỷ lệ và cân đối Nói đến vẽ theo tự nhiên không thể không nói đến sự hài hoà của tỷ lệ và cân đối, bởi đó là phẩm chất cơ bản tạo nên vẻ đẹp của cuộc sống. Tỷ lệ và sự cân đối không tách rời nhau mà cùng hiện diện, liên kết, hỗ trợ nhau phù hợp với đặc điểm và quan niệm thẩm mỹ của dân tộc, thời đại. Để nắm bắt các quy luật chung của cấu tạo tự nhiên thông qua hình dáng, cấu tạo, tương quan tỷ lệ và sự cân đối. Cấu tạo hình thể con người là kỳ công nhất của tạo hoá về cái đẹp. 2.4.4. Phối cảnh Vẽ là một nghệ thuật diễn tả trên mặt phẳng 2 chiều như mặt giấy, mặt vải, mặt tường nhưng phải sử dụng các phương pháp khoa học về đo tỷ lệ, về diễn hình khối, về xa gần trong không gian để biểu hiện được chiều sâu của cảnh vật. Theo mắt nhìn, không gian hiện ra theo 3 chiều: dọc, ngang và chiều sâu. Có diễn tả nét đúng hình, đúng tỷ lệ, đúng chiều của mọi vật mới làm nổi rõ khối của vật đó. Trong môn hình hoạ, yêu cầu người vẽ nắm vưỡng các môn học về Giải phẫu tạo hình, Luật xa gần 2.5. Phương pháp vẽ hình họa PHẦN CHUẨN BỊ Điều kiện: 16
- Bài 2. Lý thuyết chung về hình họa - Phòng vẽ rộng và đủ ánh sáng - Nơi đặt mẫu có nguồn sáng chiếu vào từ một phía (cao chếch 45 độ) - Mẫu đặt ngang tầm mắt người vẽ. - Khoảng cách giữa mẫu vẽ và người vẽ sao cho người vẽ có thể nhìn được toàn bộ mẫu vẽ Dụng cụ và vật liệu vẽ: - Bục để bày mẫu - Mẫu vẽ - Vải nền - Giá vẽ (mỗi học sinh 01 giá vẽ) - Bảng vẽ (bằng gỗ dán, mica ) - Giấy vẽ - Bút chì mềm (2B, 3B, 4B ), chì than, Gôm - Que đo, dây dọi PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH VẼ Đặt mẫu: - Đặt mẫu nơi có ánh sáng tốt. Nơi đặt mẫu có nguồn sáng chiếu vào từ một phía (cao chếch 45 độ). - Mẫu đặt ngang tầm mắt người vẽ. - Khoảng cách giữa mẫu vẽ và người vẽ sao cho người vẽ có thể nhìn được toàn bộ mẫu vẽ Chọn chỗ vẽ: - Chỗ vẽ thoải mái, góc độ nhìn rõ ràng, bố cục mẫu đẹp - Đủ ánh sáng, không bị người đứng trước hoặc bảng vẽ che khuất tầm nhìn - Cách mẫu 3 lần so với chiều cao của mẫu để dễ quan sát và phân tích được toàn bộ mẫu (tránh ngồi quá gần mẫu vì chỉ thấy chi tiết mà không thấy được toàn bộ mẫu khiến hình dễ bị sai lệch về hình khối, tỷ lệ). 17
- Bài 2. Lý thuyết chung về hình họa - Giữ khoảng cách so với bảng vẽ đễ dễ so sánh và bảng vẽ có độ nghiêng vừa phải so với mắt nhìn. - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vẽ như bút chì đã được gọt vát, gôm, kẹp giấy lên bảng, que đo, dây dọi theo yêu cầu bài. Quan sát, nhận xét mẫu - Là công việc đầu tiên không thể thiếu khi tiến hành bài vẽ hình họa. - Vật mẫu cho dù là khối cơ bản hay tĩnh vật, con người cũng đều cần quan sát toàn bộ về cách sắp xếp, mối tương quan hình thể, đậm nhạt, màu sắc, đường nét qua đó so sánh, cân nhắc và hình thành ý tưởng bố cục bài vẽ. Xác định bố cục bài vẽ - Sau khi quan sát, so sánh mẫu vẽ, phải ước lượng và xác định bố cục hình vẽ trên tờ giấy sao cho hợp lý, cân đối và thuận mắt (tránh bố cục lệch, hình quá to hay quá nhỏ). - Sử dụng que đo để đo các tỷ lệ chính của mẫu (giữa chiều cao và chiều ngang của mẫu). Xác định đường tầm mắt bằng cách để que đo ngang mắt xem độ cách trên, dưới hay ngang tầm mắt để xác định các biến đổi về cấu trúc của mẫu trong không gian theo quy luật của mắt nhìn. Dựng hình - Sau khi có bố cục chung , bắt đầu vẽ dựng hình. - Cần đo và dọi lại các hình mẫu để thẩm định độ to nhỏ, dài ngắn và sự cân đối của mẫu, giúp cho khả năng ước lượng của mắt chính xác hơn. - Khi dựng hình cần chú ý đến hình dáng của mẫu và xác định các vị trí bộ phận, kết cấu cơ bản và đặc trưng hình thể chủ yếu của đối tượng. - Khi phác hình nên cầm bút cho thoải mái. Cách cầm bút tùy theo thói quen và tính cách từng người. Nét phác nên mảnh nhẹ và thoải mái. - Cần dựng hình theo những đường hướng lớn, nét tương đối dài, khái quát hình thể của đối tượng, tránh đi ngay vào những chi tiết vụn vặt để dễ nhận xét và quan sát toàn bộ bài vẽ. - Dần dần, mỗi lần phác lại, nét bút thu ngắn thêm để sát hình mẫu hơn, tránh cho hình vẽ bị méo mó, không đúng với tương quan và tỷ lệ thực. 18
- Bài 2. Lý thuyết chung về hình họa - Nên sử dụng nét thẳng để phác hình (cho dù là vẽ các đồ vật có dạng khối hình cầu). Kiểm tra hình vẽ - Sau khi dựng hình, chúng ta cần kiểm tra lại hình vẽ bằng que đo, dây dọi xem hình đã dựng chính xác chưa. Que đo: Là đoạn que tre nhỏ, thẳng; cũng có thể sử dụng căm xe đạp để làm que đo. - Đo là nguyên tắc rút ngắn vật thể theo nguyên lý đồng dạng. - Cách dùng que đo: người vẽ ngồi hoặc đứng tại chỗ, tay cầm que đo đưa thẳng ra trước mắt. Que đo vuông góc với mặt đất, ngón tay cái để lên que làm dấu, mắt nheo lại để đo các chiều ngang, chiều dọc của mẫu, đồng thời so sánh tỷ lệ của chúng với nhau rồi ghi lại trên que đo. - Cách đo tỷ lệ mẫu (sử dụng thân viết chì hoặc que đo) Phương pháp đo là dùng một chiều nào đó của vật thể được rút ngắn lại làm đơn vị so sánh để tìm ra độ dài, ngắn chung cho từng bộ phận và toàn bộ vật mẫu nhằm kiểm tra lại sự ước lượng bằng mắt của người vẽ có chính xác không. Qua đó, người vẽ có thể chỉnh sửa lại các sai sót về tỷ lệ để từng bước đẩy sâu bài vẽ. Dây dọi: là sợi chỉ nhỏ có một đầu buộc vào một vật nhỏ gọi là quả dọi. - Cách sử dụng dây dọi: người vẽ ngồi hoặc đứng tại chỗ, buông dây dọi qua các điểm cạnh, điểm góc của mẫu, nheo mắt lại xem các điểm đó nằm ở đâu, gần xa thế nào. Qua đó, ta biết được vị trí của các điểm đó trên hình vẽ thông qua đường dọc của dây dọi. - Đây là phương pháp kiểm tra các độ nghiêng, các cạnh, góc, điểm song song của hình và sự cân bằng của mẫu. Dây dọi giúp kiểm tra thế thăng bằng của hình vẽ với mẫu thực. Sử dụng que đo, dây dọi là yêu cầu cơ bản, quan trọng đối với người học vẽ nhưng không hoàn toàn thay thế được mắt nhìn. Đẩy sâu bài vẽ Sửa hình - Sau khi hình vẽ đã được kiểm tra kỹ về hình dáng, tỷ lệ so với mẫu thật, tiếp tục vẽ dựng lại bằng những nét nhẹ, thẳng. Lần này, sử dụng dây dọi để kiểm tra. 19
- Bài 2. Lý thuyết chung về hình họa - Bắt đầu nhấn đậm ở các nét hình bên tối và các điểm góc giao nhau của vật mẫu. đẩy sâu nét phác cho sát mẫu nhưng vẫn phải mềm mại (tránh khô cứng). Độ đậm nhạt khác nhau của nét vẽ tạo cho hình sự chắc chắn, sinh động hơn và phần nào gợi tả được không gian của mẫu. Phân mảng sáng tối lớn - Phương pháp nheo mắt là cách hạn chế không gian để nhìn được rõ khối nổi của mẫu. - Diễn tả sáng tối đúng tạo cho hình vẽ nổi trong không gian hai chiều. - Khi phân tích hệ thống sáng tối lớn, phải nheo một bên mắt lại cho nguồn sáng tập trung và làm nổi rõ phần chính, các chi tiết phụ sẽ chìm đi. Hoàn tất bài - Đây là giao đoạn cuối cùng và quyết định đến kết quả của toàn bộ bài vẽ hình họa. Vì vậy, người vẽ khi bài gần hoàn chỉnh, cần đứng lùi xa bài vẽ để quan sát, so sánh và phát hiện các điểm còn chưa chính xác của bài vẽ. - Sau đó, kiểm tra lại bằng que đo, dây dọi một lần nữa làm cơ sở cho việc sửa chữa hình, độ đậm nhạt lớn chính xác hơn. Đẩy dần các chi tiết để bài vẽ đạt tinh thần về bố cục, hình, tương quan tỷ lệ, đậm nhạt và nhất là không gian chung của mẫu. Một số điểm bổ sung Xác định đường tầm mắt khi vẽ mẫu Trong không gian thực tại có ba chiều, mỗi vị trí khác nhau, sẽ tạo ra những biến đổi hình thể khác nhau với đầy đủ chiều cao, chiều rộng và chiều sâu. Trong khi đó, không gian hình hoạ chỉ có chiều rộng và chiều cao, chiều sâu phải dực vào phép phối cảnh và bóng để tạo ra cảm giác về hình nổi. Phép phối cảnh tạo nên chiều sâu của hình lại không đồng nhất, phụ thuộc vào vị trí của đường tầm mắt, cao hay thấp, trên hay dưới Cách sử dụng bút chì và tẩy Cách cầm viết chì tuỳ theo thói quen sử dụng. Có nhiều kiểu và cách sử dụng bút chì khác nhau như: gạch chéo, gạch thẳng, gạch đan chồng nét lên nhau, nét nghiêng sang trái hay sang phải tuỳ thuộc khối hình mà cách đan nét thích hợp để tạo hiệu quả cho bài vẽ. Nét chì khi đánh cũng cần linh hoạt khi nét to, khi nét nhỏ; lúc nét đậm, lúc nét 20
- Bài 2. Lý thuyết chung về hình họa mờ; khi nét thưa, khi nét mau hợp lý trong diễn tả bóng sẽ tạo không gian cho bài vẽ thật sinh động và thể hiện được xúc cảm của người vẽ. Sử dụng gôm khi tẩy chì cũng cần sự linh hoạt, nét tẩy khi mạnh, khi nhẹ cùng với việc di tay ở một số điểm cần thiết sẽ tạo nhiều hiệu quả cao cho các độ chuyển và độ nhoè của bóng thêm mịn màng, phong phú. Ví dụ: khối hình hộp có các diện phẳng, có thể sử dụng các nét đan nghiêng chồng các nét nghiêng; còn khối cầu thì nét đan chạy vòng theo lồi cầu mới hiệu quả. YÊU CẦU CỦA MỘT BÀI VẼ TỐT Một bài vẽ tốt cần đạt được những yêu cầu sau: Bố cục hợp lý: sắp xếp hình vẽ trên tờ giấy hợp lý, thuận mắt, góc nhìn có bố cục đẹp. Đúng tỷ lệ: Tương quan tỷ lệ chung của mẫu đúng. Đồng thời, tỷ lệ của từng vật mẫu, từng bộ phận phù hợp với tổng thể của mẫu. Hình vẽ không bị méo mó, xiêu vẹo. Diễn tả tốt: Đậm nhạt đúng tương quan và không gian thực của mẫu. Diễn tả đậm nhạt tạo được chiều sâu (không gian ảo) của bài vẽ. Thông qua sự diễn tả bài vẽ có thể cảm nhận được chất và màu sắc của vật mẫu. Nét vẽ mạch lạc, thoải mái, mạch sáng tối, đậm nhạt tốt, diễn tả được đặc tính mẫu, có cảm xúc, tạo tính thẩm mỹ cho bài hình họa. Các yêu cầu trong bài vẽ, hoà quyện nhau, hỗ trợ cho nhau mà không tách bạch. Câu hỏi và bài tập: 1. Hãy nêu phương pháp vẽ hình họa. 2. Hãy nêu cách đo tỷ lệ mẫu. 3. Hãy nêu các bước đẩy sâu bài vẽ 4. Hãy nêu yêu cầu của một bài vẽ tốt 21
- Bài 3. Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BÀI 3: KHỐI CƠ BẢN VÀ THỰC HÀNH VẼ KHỐI CƠ BẢN Giới thiệu: Hình họa vẽ khối cơ bản là một môn học cơ bản nhằm rèn luyện nhận thức về thẩm mỹ và kỹ năng thể hiện các hình khối không gian. Chúng ta cùng tìm hiểu về khối cơ bản để hiểu thêm về bộ môn này nhé. Phần này, người học phải làm quen với cách đưa một không gian ba chiều lên một không gian hai chiều. Mục tiêu: − Hiểu biết được vẽ đẹp của hình khối, đường nét đậm nhạt trong tự nhiên và mối quan hệ giữa chúng với nhau. − Vẽ được một số khối cơ bản 3.1. Khái niệm Theo khái niệm Vật lý, khối hình nói lên sự chiếm chỗ trong không gian thể hiện ở hai mặt: thể tích và khối lượng. Tương quan giữa thể tích và khối lượng tạo ra khái niệm chung là khối. Khối hình do không gian ba chiều giới hạn và vật thể tạo nên (chiều cao, chiều rộng, chiều sâu), được ánh sáng phân rõ các chiều hướng và bề mặt. Khối hình trong vẽ hình họa được tạo nên bởi không gian hai chiều trên mặt phẳng. Đó là không gian ảo do các thủ pháp của nghệ thuật hội họa tạo thành. 3.2. Các khối hình cơ bản Mọi vật trong giới tự nhiên, dù đơn giản hay phức tạp, nếu phân tích kỹ đều nằm trong cấu trúc của những khối cơ bản hoặc các biến dạng của các khối hình đó. 3.2.1. Khối hình hộp Còn gọi là khối hình lập phương, khối hình vuông. Là một khối đơn giản. Đây là khối hình học tạo không gian ba chiều được cụ thể hóa một cách rõ nét nhất, gây cảm giác vững chãi. Khi có một nguồn sáng chiếu vào bề mặt nào đó của khối hình vuông thì sự phân chia thành các mảng sáng, trung gian và tối bao giờ cũng rõ ràng, có ranh giới dứt khoát. 22
- Bài 3. Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản 3.2.2. Khối hình cầu Còn gọi là khối hình tròn. Là một khối đơn giản. Đây là khối được tạo nên bởi vô vàn điểm trong không gian ba chiều, gây cảm giác hoàn hảo nhất vì không thể thêm bớt. Khi ánh sáng chiếu vào khối hình cầu thì bên sáng, bên tối không phân chia ranh giới thành một đường thẳng ngăn cách rõ ràng như ở khối hình hộp mà chuyển dần từ sáng sang tối, ở mép ngoài bên tối có một vệt sáng mờ gọi là bóng phản quang. 3.2.3. Khối hình tam giác Còn gọi là khối hình chóp, khối hình nón. Là một khối đơn giản. Đây là khối hình được tạo thành từ bốn điểm không đồng phẳng trong không gian, tạo cảm giác về sự định hướng và ổn định tương đối. Khi có nguồn sáng chiếu vào, có sự phân chia thành hai mảng sáng tối có ranh giớ dứt khoát, rõ rệt. 3.2.4. Các khối hình biến thể Các khối hình biến thể của các khối hình cơ bản là khối hình trụ, khối hình lục lăng, khối hình chữ nhật , khối hình nón, khối hình quả trứng Các khối hình này cũng chịu tác động của nguồn sáng tương tự như các khối hình cơ bản. 3.3. Vai trò của bóng 3.3.1. Các loại bóng Khi ánh sáng chiếu vào bề mặt của một hay hai chiều nào đó của vật mẫu làm nổi rõ hình khối và màu sắc và tạo ra ba loại bóng: Bóng chính (bóng bản thân): chịu tác động trực tiếp của ánh sáng chiếu vào. Bóng ngả (bóng đổ): là bóng của mẫu đó trải ra và in hình trên mặt phẳng cùng chiều với chiều của nguồn sáng. Bóng phản quang: là ánh sáng phản chiếu lại vào các cạnh bên tối của vật mẫu tạo nên. Tùy theo các dạng của khối hình, vị trí của nguồn sáng chiếu vào sẽ tạo nên sự rõ nét, đậm nhạt, dài ngắn khác nhau của các hình bóng. 3.3.2. Các độ bóng Bóng được chia thành các độ Sáng – Trung gian – Tối, thể hiện thông qua đậm nhạt của nét vẽ. Từ các độ sáng tối lớn lại chia ra thành các sắc độ nhỏ hơn. Sự phân chia này 23
- Bài 3. Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản góp phần quan trọng trong việc tạo không gian thực của bài. Các độ sáng tối được chia nhỏ là: Bên sáng : rất sáng – sáng – Trung gian Bên tối: rất đậm – đậm – trung gian 3.3.3. Yêu cầu vẽ bóng Thông qua các bài vẽ, học sinh nhận thức khối hình nổi được trong không gian ba chiều phải có ba độ đậm nhạt (sáng – trung gian – đậm). Biết cách sử dụng bút chì trong diễn tả những bóng cơ bản. Hiểu một cách khái quát về vị trí của bóng chính, bóng đổ và bóng phản quang. 3.3.4. Cách đánh bóng Thường xuyên luyện tập trên giấy trắng, gạch những mảng bóng đều nhau từ nhạt đến đậm bằng bút chì. Đồng thời, tập gạch theo những cách khác nhau như : gạch ngang, gạch chéo, gạch thẳng, gạch xiên, gạch chồng nét để không lúng túng khi đẩy sâu và hoàn chỉnh bài vẽ. Hình 3.1 Hình vẽ minh họa đánh bóng trên giấy (Nguồn: Tóm tắt bài giảng Hình Họa 1 – GV Hà Thị Thúy Hằng) 3.4. Thực hành vẽ khối cơ bản 3.4.1. Vẽ khối vuông Phân tích mẫu: 24
- Bài 3. Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản Là một dạng hình học cơ bản nhất bởi có 6 mặt vuông góc với nhau và các cạnh bên đều bằng nhau. Cần hiểu và nắm vững Luật xa gần sẽ giúp học sinh dễ dàng hơn trong thể hiện bài vẽ. Các lưu ý khi tiến hành vẽ: - Khi dựng hình, cần xác định vị trí, độ cao của khối hình hộp. Quy vào những khung hình theo tỷ lệ đã đo được, cần chú ý quy luật không gian để diễn tả chiều sâu của khối hình hộp. - Dùng các nét mảnh và nhẹ để thể hiện các mặt của khối hình (tránh vẽ hình chính diện, vì khi ấy khối hình chỉ còn là hình vuông, không diễn tả được chiều sâu của khối hình). Muốn diễn tả chiều sâu của khối, phải nhìn hình lệch sang bên cạnh. - Kết hợp quan sát và vẽ đúng quy luật của thấu thị sẽ tránh bị sai hình, hình vẽ méo mó, chắp vá. - Khi ánh sáng chiếu vào bề mặt nào đó của khối hình hộp, bao giờ cũng phân chia thành hai mảng sáng tối có ranh giới dứt khoát ( mặt phẳng của khối hình hộp càng rộng thì việc phân tích sự chuyển độ đậm nhạt của bóng càng khó khăn hơn). Hình vẽ minh họa các bước dựng hình Hình 3.2 Hình vẽ minh họa các bước dựng hình khối vuông (Nguồn: Tóm tắt bài giảng Hình Họa 1 – GV Hà Thị Thúy Hằng) 25
- Bài 3. Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản 3.4.2. Vẽ khối cầu Phân tích mẫu: Được cấu tạo từ việc lấy giao điểm các đường chéo của khối hình hộp làm tâm rồi xoay tròn. Trong không gian, khối hình cầu không có biến đổi cấu trúc hình thể dù người vẽ đứng ở góc độ, tầm nhìn nào cũng thế. Nó chỉ thay đổi độ to nhỏ do vị trí gần hay xa so với tầm nhìn của người vẽ. Các lưu ý khi tiến hành vẽ: - Để vẽ khối cầu, quy hình tròn vào trong một hình vuông theo tỷ lệ tương ứng của mẫu vào tờ giấy vẽ. Xác định tâm hình vuông, tìm 4 điểm trên các đường chéo góc với tâm điểm của hình vuông có độ dài bằng độ dài từ tâm điểm đến cạnh hình vuông. - Xác định được các vị trí đó thì bắt đầu vẽ phác bằng cách nối các điểm đó bằng các nét thẳng, nhẹ tay và linh hoạt (không dùng thước kẻ và compa mới đúng phương pháp và thể hiện được tình cảm của người vẽ). - Khi có ánh sáng chiếu vào, dễ dàng nhận thấy khối cầu bị phân chia thành hai mảng sáng và tối. Tuy nhiên, khối cầu không có các đường ranh giới rõ ràng, vì thế sự chuyển động của bóng cũng đan xen nhau. Trong phần sáng có phần cực sáng và sáng trung gian, trong phần tối có tối đậm và tối nhạt, phần phản quang là phần giao tiếp giữa mép ngoài cùng của bên tối với nền. Sắc độ của bóng phản quang luôn đậm hơn phần sáng trung gian. Hình vẽ minh họa các bước dựng hình Hình 3.3 Hình vẽ minh họa các bước dựng hình khối cầu (Nguồn: Tóm tắt bài giảng Hình Họa 1 – GV Hà Thị Thúy Hằng) 26
- Bài 3. Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản Câu hỏi và bài tập: 1. Hãy nêu phương pháp vẽ khối cơ bản. 2. Thực hành vẽ khối vuông và khối cầu 3. Thực hành vẽ khối tam giác 27
- Bài 4. Vẽ tĩnh vật BÀI 4: VẼ TĨNH VẬT Giới thiệu: Muốn có kỹ thuật vẽ điêu luyện, trước hết bạn hãy bắt đầu chăm chút cho những bức vẽ đơn giản nhất là tranh tĩnh vật đơn thể như các loại rau, củ, quả, các vật dụng thường ngày như ly cốc, bát, bình hoa Mục tiêu: − Hiểu biết được kiến thức về quan sát vẽ lại đối tượng nhìn thấy được. − Vẽ được quả táo và hộp màu hình trụ 4.1. Vai trò của vẽ tĩnh vật Tĩnh vật là loại tranh mô tả các vật thể không thể chuyển động, như hoa, quả, nhạc cụ hay bất cứ cái gì trong đời sống thường ngày mà người họa sĩ bắt gặp. Cho đến cuối thế kỉ 19, mục tiêu của hầu hết các bức tĩnh vật là nhìn càng giống thật càng tốt. Vẽ đồ dùng và hoa quả (còn gọi là vẽ tĩnh vật) là một phần quan trọng trong quá trình nghiên cứu hình hoạ. Một mặt, nó củng cố lại kiến thức đã học, mặt khác tạo điều kiện mở rộng, khắc sâu tri thức và kỹ năng thực hành. 4.2. Phân tích mẫu Các bước dựng hình cần phân tích về khối cơ bản trước khi vào chi tiết. Nhớ so sánh tương quan kích thước giữa ba khối. Cấu trúc, hình dáng mẫu không vuông vức, sắc cạnh hay rõ ràng như khi vẽ khối hình cơ bản. 4.3. Các lưu ý khi tiến hành vẽ Phương pháp và các bước tiến hành cũng như khi vẽ các khối đơn giản. Cần quy các đồ vật, hoa quả vào một dạng hình học cụ thể nào đó để dễ so sánh, phân tích. Ví dụ: bình nước có cấu trúc giống ở khối hình trụ, quả táo, quả bưởi về cơ bản nằm trong dạng khối hình cầu biến dạng Khi bắt đầu dựng hình, cần chú ý tới sự cân đối giữa bố cục và không gian thực của mẫu sao cho hợp lý, tránh công thức và tuỳ tiện. Bởi vì, ngoài yếu tố về hình thể, hình khối và màu sắc thì không gian đóng vai trò quan trọng trong sự tác động lẫn nhau giữa các vật mẫu. 28
- Bài 4. Vẽ tĩnh vật Phác khung hình chung, tiến hành đo tỷ lệ chiều rộng và chiều ngang của toàn bộ mẫu. Đo và xác định tỷ lệ của từng vật mẫu, sau đó nối các điểm với nhau sẽ có một lược đồ đơn giản về hình thể của từng vật mẫu. Kiểm tra bằng que đo và mắt nhìn xem các tỷ lệ đã chính xác chưa và tiến hành phân mảng sáng tối lớn. Sau khi dựng hình và phân mảng sáng tối lớn, bắt đầu đẩy sâu bài vẽ. Đây là giai đoạn quan trọng có tính quyết định đến chất lượng của bài. Ở các mẫu hoa quả và đồ vật không có đường ranh giới sáng tối rõ ràng, mỗi vật đều nhận ánh sáng trực tiếp và chịu tác động sáng tối của các vật bên cạnh và vị trí mẫu. Ánh sáng tạo nên các độ bóng, nhờ có bóng mà hình khối của vật thể nổi lên được. Cảm tính cá nhân có vai trò khá quan trọng trong cách vẽ , xử lý kỹ thuật và thể hiện (táo bạo, mạnh mẽ hay nhẹ nhàng, trau chuốt) nhưng cần phải đúng về cấu trúc hình dạng, tương quan tỷ lệ và tạo được không gian thực của bài vẽ. 4.4. Hình vẽ minh họa các bước dựng hình Hình 4.1 Hình vẽ minh họa các bước dựng hình (Nguồn: Tóm tắt bài giảng Hình Họa 1 – GV Hà Thị Thúy Hằng) 29
- Bài 4. Vẽ tĩnh vật Câu hỏi và bài tập: 1. Hãy nêu phương pháp vẽ khối cơ bản. 2. Thưc hành vẽ quả táo và hộp màu hình trụ 3. Thưc hành vẽ quả lê 30
- Bài 5. Vẽ màu BÀI 5: VẼ MÀU Giới thiệu: Lý thuyết về màu sắc là kiến thức cơ bản đầu tiên bạn cần phải nắm trước khi bắt đầu học vẽ màu. Có nhiều kiến thức về màu sắc phụ thuộc vào lĩnh vực và cách ứng dụng chúng, trong phạm vi bài này chúng ta sẽ đề cập đến lý thuyết màu sắc trong hội họa. Mục tiêu: − Hiểu biết được kiến thức về màu sắc trong hội họa. − Vẽ được vòng thuần sắc với màu bột 5.1. Nguyên lý màu sắc cơ bản 5.1.1. Ba yếu tố của màu sắc Sắc (Ton). Độ đậm hoặc nhạt của một màu nào đó khi pha trắng hoặc pha đen. Được dùng trong hội hoạ với nghĩa "loại". Có hai cách dùng: "tông đỏ" có nghĩa tương đương với "gam đỏ" chỉ chung các màu đỏ từ nhạt nhất đến đậm nhất. "Tông màu ấm" chỉ chung tất cả cả các màu mang lại cảm giác ấm (đỏ, vàng, cam, ). Tuy nhiên, cách dùng thứ hai chuẩn nghĩa hơn và được sử dụng phổ biến hơn. Quang độ: (Valuer). Độ sáng hoặc tối của một màu, là tác dụng liên kết giữa các độ đậm nhạt này với độ đậm nhạt kia. Ví dụ: trong vòng thuần sắc, vàng là màu có đỉnh quang độ sáng nhất, tím là màu có đỉnh quang độ tối nhất. Cường độ: (Intensity). Là mức độ mạnh hay yếu của một màu nào đó (thị giác cảm nhận được độ tươi thắm) do Sự kích thích thị giác. Ví dụ: Màu vàng có quang độ sáng hơn. Màu cam có cường độ mạnh hơn do độ tươi thắm của nó. 31
- Bài 5. Vẽ màu Hình 5.1 Màu càng pha trắng thì quang độ càng sáng nhưng cường độ càng yếu. (Nguồn: doart.com.vn) 5.1.2. Hệ màu Hệ màu RGB là viết tắt của 3 màu cơ bản là Red, Green và Blue là ba màu chính của ánh sáng trắng. Những màu này khi kết hợp theo tỉ lệ nhất định sẽ tạo ra rất nhiều màu khác nhau trong dải ảnh sáng nhìn thấy, và khi kết hợp cả 3 màu lại với nhau với tỉ lệ 1 : 1 : 1 sẽ được màu trắng. Bởi thế hầu hết các thiết bị điện tử sử dụng màu bằng cách phát quang như TV, màn hình máy tính, màn hình điện thoại đều sử dụng RGB làm hệ màu chính. Và đó cũng là lý do mà các ảnh kỹ thuật số hiển thị trên máy tính đều sử dụng hệ RGB làm chuẩn. CMYK là viết tắt của Cyan, Magenta, Yellow và Keyline. Khi 3 màu CMY kết hợp với nhau theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 lại cho ra màu đen. Thông thường chúng ta hay thấy hộp mực cho máy in hầu hết đều sử dụng hệ màu CMYK. Cyan, Magenta và Yellow được gọi là 3 màu cơ bản của máy in. Nếu với hệ màu RGB sử dụng cho các thiết bị phát sáng thì hệ CMYK sử dụng cho máy in với nền giấy trắng. 32
- Bài 5. Vẽ màu 5.1.3. Vòng thuần sắc Theo Color ME, thì vòng thuần sắc đơn giản là 1 vòng tròn khép kín với đầy màu sắc. Nó được tạo thành từ hơn 16 triệu màu khác nhau. Vòng thuần sắc còn được gọi đơn giản là bánh xe màu sắc. Vòng thuần sắc bao gồm 3 màu chính là Đỏ - Vàng - Xanh dương, đây được xem là 3 màu bậc 1, với sự kết hợp giữa các màu bậc 1 ta được 3 màu bậc 2, kết hợp các màu bậc 2 với màu bậc 1 ta được những màu bậc 3 Và cứ thế nó tạo ra 1 vòng tròn khép kín với vòng quang phổ vô hạn mà màu sắc chạy từ đỏ đến tím. Chúng ta vẫn thường thấy những màu này ở cầu vồng dưới dạng quang phổ. Hình 5.2 Bánh xe màu sắc. (Nguồn: doart.com.vn) 33
- Bài 5. Vẽ màu Câu hỏi và bài tập: 1. Hãy nêu ba yếu tố của màu cơ bản. 2. Trình bày về hệ màu 3. Thưc hành vẽ vòng màu, thanh sắc độ và ứng dụng màu vào bài vẽ tự do 34
- Bài 6. Hòa sắc BÀI 6: HÒA SẮC Giới thiệu: Học hoà sắc là học về các cách phối hợp màu sắc và bố cục màu sắc trong vẽ màu Mục tiêu: − Hiểu biết được kiến thức về màu sắc trong hội họa. − Nhận biết và phối hợp được màu sắc 6.1. Màu chủ đạo Màu chiếm diện tích trội nhất trong toàn bộ không gian, chi phối toàn bộ hoà sắc của không gian Một không gian trang trí có màu chủ đạo như một bản nhạc có chủ âm. Màu chủ đạo còn tuỳ thuộc vào đề tài, không gian, thời gian, vị trí sử dụng, tâm sinh lý người sử dụng, ý đồ, và tình cảm. 6.2. Tính nóng lạnh của màu sắc Màu nóng là sự tương quan các mảng màu có tính gợi nóng như vàng, đỏ, hồng, nâu Màu nóng tự mang trong nó sự lôi cuốn và gây chú ý, có tính phản chiếu cao. Vì vậy, với những nội dung muốn gây sự chú ý, các gam màu nóng luôn là sự ưu tiên hàng đầu. Nó có tác động mạnh mẽ đến không gian trong bố cục chung. Màu lạnh là các màu mang tính gợi lạnh : Xanh lam, xanh tím, xanh lục Nó cho bức hình cảm giác tươi tắn, toả sáng, gợi cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng. Điều này thể hiện rõ nhất khi bạn ngắm nhìn một cánh đồng xanh ngát hoặc một bãi biển yên bình. Màu lạnh có tính đối lập với màu nóng. Với tương quan màu nóng với màu lạnh thì màu lạnh luôn cho thụ cảm xa hơn màu nóng. Màu tươi thắm cho thụ cảm gần, màu mờ nhạt, bàng bạt cho thụ cảm ở xa. Tươi màu và bạt màu là do cường độ của màu. Màu nóng luôn được thị giác nhận biết nhanh hơn những màu lạnh 35
- Bài 6. Hòa sắc Hình 6.1 Màu nóng và màu lạnh (Nguồn: doart.com.vn) 6.3. Màu trung tính Màu trung tính do sự kết hợp giữa trắng và đen tạo ra. Đó chính là màu xám. Màu không thuộc nóng, không thuộc lạnh. Có nhiều gốc xám: xám do đen pha trắng, xám do pha 2 màu tương phản với nhau, xám do pha 3 màu chính với nhau Hình 6.2 Màu trung tính (Nguồn: doart.com.vn) 36
- Bài 6. Hòa sắc 6.4. Phối màu tương phản Đó là các màu đối kháng nhau, khi chúng đứng cạnh nhau sẽ cùng làm nổi bật nhau. Màu tương phản thường là những màu gốc hoặc có tính gốc cao. Bản thân các màu này có độ mạnh thị giác cao, nên khi đặt cạnh nhau trong một bố cục, các màu sẽ tạo nên thị cảm mạnh. Với những màu nóng và lạnh đứng cạnh nhau, sự tương phản sẽ dịu hơn nếu được thay đổi độ sáng tối. Ở vòng tròn màu đó là các màu đối xứng qua tâm vòng tròn. Các cặp màu tương phản chính đó là: Đỏ – Lục, Vàng – Tím, Lam – Cam Hình 6.3 Màu tương phản đối xứng qua tâm vòng tròn (Nguồn: doart.com.vn) 6.5. Phối màu tương đồng Một nhóm màu, đứng cạnh nhau trong vòng tròn màu (không cần phần biệt nóng - lạnh), khi chúng đứng gần nhau trông khá giống nhau. Nói cách khác, với những màu cùng Gam nóng hoặc lạnh có một sự tương quan nhất định, chúng được gọi là màu cùng tông, hoặc màu tương đồng. Trong thực tế, màu tương đồng vẫn có thể chứa một lượng màu tương phản hoặc ngược lại, vấn đề là phải xem xét lượng màu trên một diện tích và vai trò của nó đến quan hệ hoà sắc. Hoà sắc của những màu sô sắc sẽ cho ta cảm giác thuần khiết, tinh tế. 37
- Bài 6. Hòa sắc Hình 6. 4 Màu tương đồng (Nguồn: doart.com.vn) 6.6. Phối màu bổ túc xen kẽ Phối màu bổ túc xen kẽ là lựa chọn hoàn hảo nếu muốn tác phẩm trở nên cuốn hút và ấn tượng với người xem ngay từ cái nhìn đầu tiên. Kỹ thuật phối màu này sử dụng 3 màu ở 3 góc khác nhau trên vòng tròn màu tạo nên 1 đường chéo cân. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm 1 màu thứ tư với yêu cầu là màu này phải đối xứng với 1 trong 2 màu tạo nên đáy 2 của 2 đường chéo nhau. Hình 6.5 Màu bổ túc xen kẽ (Nguồn: hoasi-elumen.vn) 38
- Bài 6. Hòa sắc Câu hỏi và bài tập: 1. Hãy phân biệt màu nóng và màu lạnh. 2. Thế nào là màu chủ đạo. 3. Thực hành bài tập hòa sắc nóng 4. Thực hành bài tập hòa sắc lạnh 39
- Bài 7. Vẽ tranh đề tài tự do BÀI 7: VẼ TRANH ĐỀ TÀI TỰ DO Giới thiệu: Vẽ tranh đề tài tự do sẽ giúp người vẽ tự do sáng tạo, từ đó sẽ luôn có sự tươi mới ở trong mỗi bức tranh. Những ý tưởng đó có thể lấy từ các công việc hàng ngày những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta. Bên cạnh đó chúng ta sẽ cùng nhau làm quen với kỹ thuật màu nước cơ bản. Mục tiêu: − Hiểu biết được kiến thức về hình khối và ánh sáng − Trình bày được kỹ thuật màu nước cơ bản. − Vẽ hoàn thiện được một bức tranh đơn giản 7.1. Kỹ thuật màu nước cơ bản Ướt trên ướt: Là kỹ thuật đặc trưng nhất của màu nước, kỹ thật này cho hiệu ứng màu tan nhòe trên mặt giấy tạo cảm giác bông xốp, mờ ảo. Kỹ thật này được thực hiện trên một nền giấy ướt hoặc ẩm tùy theo người vẽ muốn màu loang nhiều hay ít. Khi vẽ, sử dụng bút đầu vuông để quét nhanh nước sạch trên giấy. Chú ý chỉ quét một chiều, không quét đi quét lại tránh làm sờn giấy. Khi quét màu người vẽ có thể nghiêng bảng để điều khiển hướng chảy của giọt màu, chú ý là không nên vẽ thêm màu loãng quá vì như thế chẳng khác nào thêm nước cho tờ giấy. Người vẽ có thể bung màu đặc trên nền giấy ướt vừa đủ, như thế sẽ tạo được những tia màu rất đẹp và ngẫu hứng, chỗ nào không muốn loang nữa có thể lấy khăn giấy thấm bớt nước đi. Tôi xin nhắc lại rằng thành hay bại với một bức họa màu nước đấy chính là việc kiểm soát lượng nước. Ướt trên khô: Kỹ thuật này cho phép bạn kiểm soát nhiều hơn nơi màu của bạn đi, và trong khi các cạnh của màu vẫn có thể mờ khi chạm vào một khu vực khác, nó không phai mờ hoặc chảy màu nhiều như kỹ thuật ướt trên ướt. Để tạo một lớp chuyển màu êm ái, bạn có thể bắt đầu với một lượng nước vừa phải và phủ toàn bộ bề mặt bằng cách sử dụng cọ bằng, đợi đến khi giấy rút hết nước. Sau đó, chuyển sang cọ tròn (kích cỡ 6) pha màu với nhiều nước và đi lượng màu thừa trên cọ bằng khăn giấy. Khi màu được đưa lên giấy, bạn sẽ nhận thấy rằng trong khi các cạnh hơi mờ, bạn vẫn có thể kiểm soát được màu và dòng chảy. Nếu bạn muốn giảm lượng màu chảy, bạn có thể đợi một lát để giấy khô hơi khô hoặc dùng cọ khô hút ra. Khô trên khô: Đây là kỹ thuật vẽ với một cây bút gần khô trên nền giấy khô để tạo những nét xước thô ráp. 40
- Bài 7. Vẽ tranh đề tài tự do Chồng màu: Kỹ thuật này là khá đơn giản. Các màu sắc đối lập được pha trộn với nhau. Sau khi tô các lớp đầu tiên, hãy để cho nó khô. Chỉ khi lớp đầu tiên khô hẳn, mới được đi lớp thứ hai. Chuyển màu: Kỹ thuật này có nhiều điểm tương đồng với kỹ thuật ướt trên ướt phía trên. Kỹ thuật tạo hiệu ứng chuyển màu cũng sử dụng cọ để quét một lớp nước mỏng lên bề mặt giấy rồi dùng cọ chấm màu rồi giảm sắc độ dần dần. Điểm khác biệt ở chỗ: trong khi ướt trên ướt tạo nên hiệu ứng màu loang bất kỳ. thậm chí khó kiểm soát thì kỹ thuật này tạo nên vệt chuyển màu êm ái và “có tổ chức” hơn. Chuyển sắc độ: Kỹ thuật này thường được dùng nhiều để vẽ lớp màu đầu tiên của tranh, hoặc để miêu tả lớp nước nhiều màu sắc. Cũng giống như kỹ thuật ướt trên ướt, giấy vẽ được làm ướt trước và sau đó mới tô màu. Lưu ý: Với màu nước nên vẽ từ sáng tới tối. Có thể tạo ra các hiệu ứng thú vị với màu nước với cồn, muối, khăn giấy, sáp, Cồn có thể tạo hiệu ứng bông xốp như những đám mây; Muối có thể tạo hiệu ứng lấm tấm như tuyết hoặc bề mặt bị ôxi hóa; Khăn giấy dùng để hút bớt màu trên giấy, có thể tạo hiệu ứng vân đá với một khăn giấy vò nhàu; Sáp dùng để chặn màu. Ướt trên ướt Ướt trên khô Khô trên khô 41
- Bài 7. Vẽ tranh đề tài tự do Chồng màu Chuyển màu Chuyển sắc độ Hình 7.1 Kỹ thuật màu nước cơ bản 7.2. Hình khối và ánh sáng Center light: Đốm sáng nhất, nơi nhận ánh sáng chiếu trực tiếp Highlight: Mảng sáng nhì, là mảng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ luồng ánh sáng Halftone: Nơi mà chất liệu của vật thể hiện rõ nhất với ánh sáng vừa đủ Terminator: Ranh giới giữa vùng sáng và tối Core of Shade (Hump of the shadow or Form Shadow Core ): Vùng tối ngay sau Terminator Occlusion shadow: Phần tối nhất, là vị trí chạm nhau giữa 2 vật. Đây thường là điểm tiếp xúc của vật với nền, hoặc vết nứt trên mặt đá. Reflected Light: Khoảng bị hắc sáng từ bề mặt khác (ví dụ như từ mặt nền hắc sáng lên) Cast Shadow: Bóng đổ của vật lên nền dưới một nguồn sáng chiếu xiên Form Shadow: Bóng tối trên vật 42
- Bài 7. Vẽ tranh đề tài tự do Hình 7.2 Hình khối và ánh sáng (Nguồn: Yoa Studio) 43
- Bài 7. Vẽ tranh đề tài tự do 7.3. Hình minh họa các bước lên bài hoàn thiện Hình 7.3 Hình minh họa các bước lên bài hoàn thiện Tác giả: Nguyễn Ngọc Quân Bước 1: Dựng hình nhẹ bằng chì ( chú ý chỉ dựng những hình lớn còn tiểu tiết sẽ vẽ bằng màu tránh làm nát bề mặt giấy), khái quát tổng thể bằng màu đơn tông, tùy thuộc vào hòa sắc tổng thể của bức tranh mà lựa chọn màu đơn tông cho hợp lí. Bước 2: Thường vẽ trên một bề mặt giấy ẩm ướt & lên lớp lang tổng thể màu bằng cọ dẹt ( chỉ quan tâm đến hòa sắc không cần vẽ trúng vào hình vì đây là lớp lót để tạo chân màu, không dùng những màu gốc phẩm cho lớp lót ) Bước 3: Lên màu của từng vùng chi tiết, áp dụng kỹ thuật ướt trên ướt để xử lý giáp ranh cho mềm mại, không nên vẽ quá sắc nét trong giai đoạn này. Tập trung đẩy sâu cụm chính theo qui luật gần tỏ xa mờ. Bước 4: Hoàn thiện phông nền, chú ý lên sắc độ nhẹ nhàng và kéo màu của vật thể phía trước vào những phần tiếp giáp với nền để tạo sự liên kết không gian. Câu hỏi và bài tập 1. Hãy nêu các kỹ thuật màu nước cơ bản 2. Thế nào là hình khối và ánh sáng 44
- Bài 7. Vẽ tranh đề tài tự do 3. Thực hành vẽ kí họa với màu nước 45
- Bài 7. Vẽ tranh đề tài tự do 4. Thưc hành vẽ tranh đề tài tự do 46
- Bài 8. Vẽ tranh phong cảnh BÀI 8: VẼ TRANH PHONG CẢNH Giới thiệu: Tranh phong cảnh từ lâu đã là đề tài bất tận, nguồn cảm hứng của đông đảo mọi người khi vẽ tranh. Những hình ảnh mộc mạc, bình dị và thân thuộc của thiên nhiên Việt Nam và thế giới luôn làm say đắm bạn khi nhìn thấy. Mục tiêu: − Hiểu biết được kiến thức về luật xa gần − Trình bày được nguyên tắc bố cục. − Vẽ hoàn thiện được một bức tranh phong cảnh đơn giản 8.1. Luật xa gần Bản chất đích thực của “luật xa gần” là tạo ảo giác không gian ba chiều trên mọi diện 2D bằng phương pháp cho mọi đường song song đều hội tụ tại một điểm. Luật xa gần với các đặc điểm: Gần to – xa nhỏ Gần rõ – xa mờ Gần nóng – xa lạnh 3 yếu tố tiền – trung – hậu 8.2. Nguyên tắc bố cục Có những quy định về sự sắp xếp hợp lý trong một bức tranh. Sự sắp đặt này tuy không bất biến nhưng lại tùy thuộc vào tâm trạng của họa sĩ. Đối với một số họa sĩ, đó là những luật lệ thiên kiến, vì những tác phẩm của họ được sáng tác theo cảm xúc riêng. Đối với những họa sĩ khác họ tuân thủ điều này một cách nghiêm ngặt. Một số nguyên tắt bố cục thường thấy: Chính phụ Thăng bằng Sắc độ Phối cảnh Hòa hợp Nhịp điệu - chuyển động 47
- Bài 8. Vẽ tranh phong cảnh Chất liệu Đường hướng Khoảng trắng Tương phản Hình 8.1 Qui tắc 1/3 8.3. Cần tránh trong bố cục tranh Bối cảnh tự nhiên rất rộng lớn nhưng người vẽ cần phải biết thiết lập bố cục cho hợp lí. Phương pháp căn bản nhất cho những người mới nhập môn là dạng bố cục chia ba. Người vẽ cần tránh các bốc cục sau: Đối xứng Chạm góc Tiếp xúc Đường dẫn ra ngoài tranh Chia đôi 48
- Bài 8. Vẽ tranh phong cảnh Câu hỏi và bài tập 1. Trình bày luật xa gần 2. Hay nêu nguyên tắc bố cục 3. Thực hành vẽ tranh phong cảnh 49
- MỘT SỐ BÀI LUYỆN TẬP VẼ CỦA HỌC SINH 50
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Họa sĩ Uyên Huy (Huỳnh Văn Mười), “Màu sắc & Phương pháp sử dụng”, Nhà xuất bản lao động – xã hội, 2009 2. Nguyễn Hồng Hưng, “Nguyên lí Design thị giác”, NXB ĐHQG TP.HCM, 2012 3. Lê Huy Văn, Trần Từ Thành, “Cơ sở tạo hình”, NXB Mỹ Thuật, 2010 Tiếng Anh: 1. Arena Design Team , “Concepts of graphics”, Arena – Multimedia, 2003 52
- MỤC LỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Bức tranh Nàng Monalisa 1 Hình 1.2 Bức tranh Điều bí mật (Secret 1) – 2018 2 Hình 1.3 Phố Sydney 3 Hình 1.4 Trái dừa 3 Hình 1.5 Bài luyện tập màu nước trên giấy 3 Hình 1.6 Chùa Thầy ở Bắc Bộ, 1939, sơn mài trên gỗ, 100cm x 200cm, Phạm Hậu 4 Hình 1.7 Bút chì. 5 Hình 1.8 Cọ vẽ 5 Hình 1.9 Que đo. 5 Hình 1.10 Gôm. 5 Hình 1.11 Bảng vẽ A3. 6 Hình 1.12 Giất vẽ A3 Canson. 6 Hình 1.13 Màu nước. 6 Hình 1.14 Pallet pha màu 6 Hình 1.15 Hũ rửa cọ vẽ 6 Hình 1.16 Khăn lau 6 Hình 1.17 Bức tranh Ấn tượng mặt trời mọc của danh họa Monet. 7 Hình 1.18 A Sunday Afternoon on the Île de la Grande Jatte (Georges Seurat), 1884 8 Hình 1.19 Woman with a Hat, 1905 (Henri Matisse) 9 Hình 1.20 The Scream (Edvard Munch), 1893 10 Hình 1.21 Weeping woman (Pablo Picasso) 11 Hình 1.22 The Persistence of Memory (Dali) 12 Hình 1.23 She Wolf (1943) - J ackson 12 Hình 1.24 Pop Art mang hơi hướng hiện đại với mảng màu sắc sống động 13 53
- Hình 3.1 Hình vẽ minh họa đánh bóng trên giấy 24 Hình 3.2 Hình vẽ minh họa các bước dựng hình khối vuông 25 Hình 3.3 Hình vẽ minh họa các bước dựng hình khối cầu 26 Hình 4.1 Hình vẽ minh họa các bước dựng hình 29 Hình 5.1 Màu càng pha trắng thì quang độ càng sáng nhưng cường độ càng yếu. 32 Hình 5.2 Bánh xe màu sắc. 33 Hình 6.1 Màu nóng và màu lạnh 36 Hình 6.2 Màu trung tính 36 Hình 6.3 Màu tương phản đối xứng qua tâm vòng tròn 37 Hình 6. 4 Màu tương đồng 38 Hình 6.5 Màu bổ túc xen kẽ 38 Hình 7.1 Kỹ thuật màu nước cơ bản 42 Hình 7.2 Hình khối và ánh sáng 43 Hình 7.3 Hình minh họa các bước lên bài hoàn thiện 44 Hình 8.1 Qui tắc 1/3 48 54