Giáo trình Đồ họa ứng dụng (Phần 2) - Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Long

pdf 63 trang Gia Huy 16/05/2022 3291
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Đồ họa ứng dụng (Phần 2) - Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_do_hoa_ung_dung_phan_2_truong_cao_dang_nghe_vinh.pdf

Nội dung text: Giáo trình Đồ họa ứng dụng (Phần 2) - Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Long

  1. BÀI 3. LÀM VIỆC VỚI LAYER Mỗi file của Photoshop chứa một hoặc nhiều Layer riêng biệt. Một file mới thường là một Background chứa màu hoặc ảnh nền mà có thể nhìn thấy được thông qua phần trong suốt của các Layer tạo thêm sau. Ta có thể quản lý các Layer bằng bảng hiển thị lớp. MỤC TIÊU: − Hiều về khái niệm lớp trong Photoshop; − Biết được các chế độ hòa trộn thường dùng; − Biết bộ công cụ tô vẽ; − Thao tác được trên lớp; − Sử dụng được các chế độ hòa trộn; − Sử dụng được bộ công cụ tô vẽ; − Sử dụng được bảng màu; − Có được tính cẩn thận, linh hoạt, sáng tạo, óc thẩm mỹ. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Cách hiển thị hộp Layer 1.1. Cơ bản về Layer - Mở cửa sổ Layer: Chọn menu Window/ Layer - Tất cả các Layer trừ nền Background luôn luôn trong suốt, phần bên ngoài của một ảnh trên Layer cũng là một phần trong suốt có thể nhìn thấy được các lớp bên dưới nó. - Các Layer trong suốt tương tự như tấm phim có vẽ hình, chồng lên nhau thành nhiều lớp, ta có thể chỉnh sửa, thay đổi kích thước vị trí, xóa trên từng lớp mà không hề ảnh hưởng tới các hình vẽ khác trên Layer khác. - Khi kết hợp các lớp xếp chồng lên nhau để tạo nên 1 bức ảnh hoàn hảo. 1.2. Chọn Layer làm việc Nhấp vào tên lớp hoặc hình ảnh thu nhỏ của (Thumbnai) trong Layer Palette. 2. Tạo Layer ảnh và Copy Layer ảnh 2.1. Tạo lớp mới Chọn Layer/ New hoặc chọn nút Create new Layer trên bảng lớp (Layer Palette) 92
  2. 2.2. Copy Layer ảnh R_click tại lớp cần sao chép, chọn Duplicate Layer, nhập tên layer sao chép rồi nhấn OK. 2.3. Xoá bỏ lớp Chọn lớp cần xóa, R_click chọn Delete Layer (hoặc chọn lệnh Delete Layer) ở menu con của bảng lớp. Hoặc Drag lớp thả vào biểu tượng thùng rác trên bảng lớp. 3. Sắp xếp các Layer Drag lớp cần di chuyển rồi thả tới nơi cần thay đổi trên bảng lớp. Ẩn, hiện các lớp Click vào biểu tượng con mắt trước biểu tượng của lớp để Ẩn hoặc hiển thị lớp (khi có biểu tượng con mắt là đang hiển thị lớp, khi không có biểu tượng con mắt là ngược lại) 4. Liên kết các Layer Nối các lớp: Chọn các lớp cần nối (chọn nhiều lớp ta nhấn giữ phím Shift rồi click vào lớp cần chọn), click chọn biểu tượng móc xích (liên kết) hoặc chọn lệnh Link trong menu lệnh Layer hoặc menu con của bảng lớp. Tương tự để mở nối ta cũng thực hiện như thao tác nối nhưng lúc này trước tên lớp không có hình sợi xích nữa. 5. Cách phối trộn màu của Layer Thực chất chế độ hòa trộn là cách thức kết hợp với các pixel phông nền và pixel hòa trộn để tạo ra hiệu quả đặc biệt nhằm làm cho ảnh trở nên sáng hơn, tối hơn hay thay đổi về màu sắc cũng như kết cấu tùy thuộc vào từng chế độ hòa trộn. Normal: Chế độ mặc định, màu hòa trộn thay thế màu nền Dissole: Tạo hiệu ứng “cọ vẽ khô” trong đó số lượng pixels ngẫu nhiên được hòa trộn, nếu đường biên có dùng fether thì hiệu ứng sẽ vỡ hạt ở đường biên. 5.1. Blending Mode (chế độ hoà trộn) Thực hiện trộn màu giữa các layer với nhau, các mode trộn cho ta cảm giác ảnh trên Layer này được hòa nhập vào ảnh trên layer khác. Các Blending mode được bố trí ở ngay phía trên cửa sổ Layers 93
  3. Để sử dụng Blending mode, ta cần chọn 1 hoặc nhiều hơn Layer khác nhau rồi lựa chọn Blending mode tùy ý. Các Blending mode được chia thành 5 loại chính: Darken (làm tối), Lighten (làm sáng lên), Saturation (độ đậm/nhạt màu), Subtraction (Lọc bỏ một số phần) và Color (màu sắc). Ta nên hiểu những khái niệm sau đây về màu sắc khi thấy những hiệu ứng của chế độ hoà trộn. - Màu cơ bản - là màu ban đầu của file ảnh - Màu hoà trộn - là màu được thiết lập bởi các công cụ vẽ hoặc những công cụ chỉnh sửa - Màu kết quả - là kết quả từ những chế độ hoà trộn được sử dụng ❖ Khái quát về các chế độ hoà trộn: (Những chế độ này là của những phiên bản mới nhất của Photoshop, nhưng những hiệu ứng của nó thì như nhau trong tất cả các phiên bản) 1. Normal Đây là chế độ mặc định của Photoshop. Không có một hiệu ứng hoà trộn nào được thiết lập khi ở chế độ Normal. 2. Dissolve 94
  4. Chỉnh sửa hoặc vẽ trên từng pixel để tạo ra màu kết quả. Tuy nhiên, màu kết quả là sự thay đổi ngẫu nhiên của các giá trị pixel với màu cơ bản hoặc với màu hoà trộn, phụ thuộc vào mức Opacity tại bất cứ vị trí nào của pixel. Chế độ hoà trộn này kết hợp tốt với các công cụ Paintbrush hoặc Airbrush và với kích cỡ lớn. 3. Behind Chỉnh sửa hoặc vẽ chỉ trên những phần trong suốt của layer. Chế độ này chỉ làm việc duy nhất với chức năng Preserve Transparency được tắt và tương tự để vẽ vào phần sau của những vùng trong suốt. 4. Clear Chỉnh sửa hoặc vẽ trên từng pixel để tạo ra trong suốt. Chế độ này chỉ làm việc với Line tool, Paint bucket tool, các lệnh Fill và lệnh stroke. Ta phải tắt chế độ Preserve Transparency để làm việc với chế độ này. 5. Multiply Nó sẽ tìm những thông tin về màu trên từng kênh và nhân đôi màu cơ bản và màu hoà trộn. Màu kết quả luôn luôn là một màu tối hơn. Nhân đôi bất cứ màu nào với màu đen sẽ cho kết quả là đen, với màu trắng thì kết quả không đổi. Khi ta vẽ với một màu nào đó mà không phải là hai màu trắng và đen, với những nét vẽ liên tục với công cụ Painting sẽ tạo ra một màu tối hơn. Hiệu ứng tương tự như khi vẽ trên một file ảnh với chiếc bút thần kỳ đa chức năng. 6. Screen Với Screen nó sẽ tìm từng kênh thông tin màu và nhân với màu ngược lại của màu hoà trộn và màu cơ bản. Màu kết quả sẽ luôn luôn là một màu sáng hơn. Nếu ta thiết lập chế độ Screen với màu đen thì màu sẽ không thay đổi, ngược lại, hoà trộn với màu trắng sẽ cho ra màu trắng. Hiệu ứng này giống như kiểu chiếu sáng những tấm phim ảnh chồng lên nhau. 7. Overlay 95
  5. Nhân đôi hoặc che chắn màu phụ thuộc vào màu gốc. Khi được thiết lập nó sẽ lấy làm mẫu hoặc che phủ những giá trị pixel của ảnh nhưng lại bảo tồn những vùng bóng sáng và bóng đen của màu gốc. Màu gốc sẽ không bị thay đổi nhưng được trộn lẫn với màu hoà trộn để phản xạ những vùng sáng hoặc vùng tối của màu ban đầu. 8. Soft Light Làm sáng hoặc làm tối màu phụ thuộc vào màu hoà trộn. Hiệu ứng này tương tự như khi ta chiếu sáng bằng một cái đèn rọi tán sắc lên một bức ảnh. Nếu màu trộn (ánh sáng nguồn) nhạt hơn 50% xám, file ảnh sẽ được làm sáng, như khi nó được Dodge. Nếu màu trộn tối hơn 50% xám, file ảnh sẽ bì làm tối đi như khi nó được Burn. Vẽ với màu trắng hoặc đen tuyệt đối sẽ tạo ra một vùng tối hoặc sáng khác biệt nhưng kết quả lại không phải là màu đen hoặc trắng tuyệt đối. 9. Hard Light Hiệu ứng này sẽ nhân đôi hoặc che chắn màu, phụ thuộc vào màu hoà trộn. Hiệu ứng này tương tự như khi ta dùng một đèn rọi cực sáng chiếu vào hình ảnh. Nếu màu hoà trộn (ánh sáng nguồn) nhạt hơn 50% xám, hình ảnh sẽ được làm sáng như khi nó được áp dụng hiệu ứng Screen.Điều này rất có ích khi ta muốn tạo những vùng phản chiếu cho một file ảnh. Nếu màu hoà trộn đậm hơn 50% xám, nó sẽ có hiệu ứng như Multiplied. Điều này có ích khi ta muốn thêm những vùng phủ bóng cho một file ảnh. Tô vẽ với màu đen và trắng tuyệt đối sẽ cho kết quả là đen và trắng tuyệt đối. 10. Color Dodge Hiệu ứng này sẽ tìm những thông tin màu trên mỗi kênh và làm sáng màu gốc để phản xạ màu hoà trộn. Nếu hoà trộn với màu đen sẽ không tạo ra thay đổi gì. 11. Color Burn 96
  6. Hiệu ứng này sẽ tìm những thông tin màu trên mỗi kênh và làm tối màu gốc để phản xạ màu hoà trộn. Nếu hoà trộn với màu trắng sẽ không tạo ra thay đổi gì. 12. Darken Hiệu ứng này tìm những thông tin màu trên mỗi kênh và chọn màu gốc và màu hoà trộn (nó sẽ so sánh màu nào nào đậm hơn) để làm ra màu kết quả. Những pixel nào nhạt hơn màu hoà trộn sẽ bị thay thế và những pixel nào đậm hơn màu hoà trộn sẽ không bị thay đổi. 13. Lighten Hiệu ứng này tìm những thông tin màu trên mỗi kênh và chọn màu gốc và màu hoà trộn (nó sẽ so sánh màu nào nhạt hơn) để làm ra màu kết quả. Những pixel nào đậm hơn màu hoà trộn sẽ bị thay thế và những pixel nào nhạt hơn màu hoà trộn sẽ không bị thay đổi. 14. Difference Nó tìm những thông tin màu trên từng kênh và nó sẽ hoặc là bớt đi ở màu hoà trộn từ màu gốc hoặc là bớt đi ở màu gốc từ màu hoà trộn, phụ thuộc vào màu nào có giá trị sáng hơn. Trộn với màu trắng sẽ đảo ngược giá trị màu gốc; trộn với màu đen sẽ không tao ra thay đổi gì. 15. Exclusion Tạo ra hiệu ứng tương tự như Difference nhưng có độ tương phản thấp hơn chế độ Difference. Trộn với màu trắng sẽ đảo ngược giá trị của màu gốc. Trộn với màu đen sẽ không tạo ra thay đổi gì. 97
  7. 16. Hue Tạo ra màu kết quả với độ chói và độ đậm của màu gốc và màu sắc của màu hoà trộn. 17. Saturation Tạo ra màu kết quả với độ chói và màu sắc của Màu Gốc và độ đậm của màu Hoà Trộn. Tô vẽ với chế độ này trong vùng với độ đậm bằng 0 sẽ không tạo ra thay đổi gì. 18. Color Tạo ra màu kết quả với độ chói của Màu Gốc, màu và độ đậm của màu Hoà Trộn. Hiệu ứng này bảo tồn mức độ xám của hình ảnh và hữu ích để tô màu cho những hình ảnh có tính kim loại (Chrome) và dùng để tô màu cho hình ảnh. 19. Luminosity Tạo ra kết quả với màu và độ đậm của Màu Gốc, độ chói của màu Hoà Trộn. Hiệu ứng này tạo ra tác động ngược lại với hiệu ứng Color. Ta có thể dùng Blending Mode để tạo ra các hiệu ứng một cách đơn giản hơn so với các công cụ khác. 5.2. Opacity Độ mờ đục của lớp ảnh, tối đa là 100%, tối thiểu là 0% 5.3. Các công cụ tô vẽ 98
  8. - Brush Tool: công cụ cọ vẽ - Pencil Tool: công cụ vẽ nét chì - Gradient Tool: công cụ tô màu chuyển sắc - Paint Bucket Tool: công cụ tô màu (đổ màu) - Rectangle Tool: công cụ vẽ hình chữ nhật (nhấn giữ Shift để vẽ hình vuông) - Rounded Rectangle Tool: công cụ vẽ hình chữ nhật bo góc - Ellipse Tool: công cụ vẽ hình elip (nhấn giữ Shift để vẽ hình tròn) - Polygon Tool: công cụ vẽ hình đa giác - Line Tool: công cụ vẽ đường - Custom Shape Tool: công cụ vẽ các hình dạng cơ bản của thư viện Shape - Các công cụ tạo văn bản: - Kích vào nút bung của công cụ Text sẽ xuất hiện nhóm như sau: Công cụ Horizontal Type Tool tạo dòng text theo chiều ngang và Vertical Type Tool tạo dòng text theo chiều dọc. Chọn công cụ, chọn “định dạng” cho text (font, size, style ) trên thanh tùy chọn,xong kích chuột vào file ảnh để bắt đầu nhập text.Khi tạo text sẽ tự động tạo ra một layer chứa text đó. Để kết thúc lệnh các ta bấm Ctrl-Enter hoặc kích chọn một công cụ khác trên thanh công cụ. Để chỉnh sửa Text, ta chọn công cụ và kích chuột ngay dòng text cần chỉnh sửa. Công cụ Horizontal Type Mask Tool sẽ tạo text theo chiều ngang và Vertical Type Mask Tool sẽ tạo Text theo chiều dọc, nhưng khi kết thúc lệnh thì dòng Text sẽ biến thành “vùng chọn dạng text”. Khi kích chuột vào file ảnh để nhập Text, một mặt nạ màu đỏ nhạt sẽ xuật hiện, các ta cứ nhập text bình thường,khi kết thúc lệnh thì mặt nạ biến mất và text sẽ là “vùng chọn”. Để di chuyển “vùng chọn” này ta phải sử dụng một công cụ tạo vùng chọn. 99
  9. Trên thanh tùy chọn còn một vài “nút” dùng “trang điểm” thêm cho text, các ta tự tìm hiểu thêm về một số chức năng đó. 5.4. Bộ công cụ tô sửa - Healing Brush Tool (J): Sửa chữa các vùng hỏng hay thừa trên ảnh. Ta chỉ cần chọn kích thước con trỏ giữ phím Alt rồi di con trỏ tới 1 khu vực có thể thay thế cho vùng hỏng kia rồi buông phím Alt và thực hiện thao tác tô lên các vết hỏng (Chú ý nó sẽ có 1 chút chế độ hoà trộn ở điểm cuối cùng khi ta ngừng click chuột). - Brush Tool (B): Cọ vẽ, là công cụ tuyệt vời của Photoshop giúp ta có thể vẽ với nhiều loại hình dáng khác nhau, màu sắc, kích cỡ tùy chỉnh, các brush có sẵn và ta cũng có thể tìm nạp thêm vào để sử dụng. - History Brush Tool (H): Brush dùng để lấy lại hình dạng ảnh ban đầu của vùng quét. - Eraser Tool (E): Xóa các vùng mà nó quét qua, giống như 1 cục tẩy để xóa mực. - Blur Tool (R): Giúp làm mờ, nhòa đi vùng được quét qua. - Dodge Tool (O): Làm sáng các vùng được quét qua, trừ vùng màu đen. - Path Selection Tool (A): Công cụ quản lí, lựa chọn các đường kẻ khi ta vẽ 1 hình dạng bất kì, chủ yếu qua công cụ Pen Tool - Finger Painting: Di nhòe có cộng thêm màu tiền cảnh 5.5. Bộ công cụ Stamp Clone Stamp Tool (S): Tương tự công cụ Healing Brush Tool nhưng nó không hòa trộn mà lấy hẳn phần được chọn để thay thế vào vùng ảnh hỏng. 5.6. Bộ công cụ History - Công cụ History Brush dùng để tô vẽ file ảnh nhằm phục hồi trở lại một state hay snapshot nào đó. - Art History Brush: Làm nhòe các điểm ảnh theo một phương nhất định nào đó + Styde: Lựa chọn các phương thức làm nhòe + Fidelity: Mức độ trung thực sau khi làm nhòe 5.7. Bộ công cụ tẩy (Eraser) - Eraser: Tẩy ảnh Mode : Lựa chọn kiều công cụ. 100
  10. Erase to History: Xóa bỏ các thao tác đã làm việc với file ảnh - Background Eraser: Tẩy nền ảnh - Magic Eraser: Xóa những điểm ảnh có màu tương đồng với điểm ảnh tại nơi click chuột 5.8. Bộ công cụ Gradient/ Pain Bucket - Gradiant Tool (G): Giúp tạo ta 1 vùng có màu hòa trộn - Paint Bucket Tool thay vì hòa trộn màu thì nó chỉ tô 1 màu. 5.9. Bộ công cụ Blur/Sharpen/Smudge - Blur: Làm lu mờ hình ảnh ( Giảm độ sắc nét) - Sharpen: Làm tăng độ sắc nét của hình ảnh - Smudge: Di nhòe màu sắc 5.10. Bộ công cụ Dodge/Burn/Sponge - Công cụ Dodge: Làm sáng ảnh Range: Lựa chọn tông màu để điều chỉnh Shadows: Tông màu tối Midtones: Tông màu trung bình Hightlight: Tông màu sáng Exposure: Tương tự opacity của công cụ tô vẽ khác. - Công cụ Burn: Làm tối ảnh - Công cụ Sponge: Thay đổi mức bão hòa màu Desaturale: Giảm độ bão hòa màu Sturate: Tăng độ bão hòa màu. 5.11. Công cụ Eyedroper ❖ Công cụ Eyedropper (I): Dùng để “hút” một mẫu màu tại vị trí nào đó trên file ảnh hay bất kỳ một vị trí nào trên màn hình làm việc để tạo màu mới cho Foreground hoặc Background. - Chọn công cụ Trên thanh tùy chọn, chọn một “giá trị” trong Sample size: Point sample: Lấy chính xác một pixel màu tại vị trí kích chuột. 101
  11. 3 by 3 hoặc 5 by 5 Average: Lấy giá trị trung bình trong phạm vi 3×3 hay 5×5 pixels tại vị trí kích chuột. Để tạo mới màu Foreground: kích chuột trên file ảnh tại vị trí cần lấy màu. Để tạo màu Background: Alt + kích chuột. ❖ Công cụ Color Sampler Tool (I): Dùng xác định vị trí lấy mẫu màu. ❖ Công cụ Measure Tool (I) : Dùng đo kích thước đối tượng. 6. Tô màu chuyển sắc cho Layer 6.1. Layer Công cụ Gradient Ta có thể tạo một Layer mới hoặc tạo một vùng chọn lựa tuỳ ý để đặt màu tô chuyển sắc tuỳ ý. - Chọn công cụ Gradient trong hộp công cụ. - Chọn công cụ Gradient, Click chọn nút Linear Gradient (chuyển màu theo phương thẳng) Click vào nút có mũi tên tam giác bên phải thanh chuyển màu (Menu con) để mở Menu chọn. Ô thứ nhất: Màu tô từ màu Foreground to Background Ô thứ hai trái đếm qua: Màu tô trong suốt Foreground to Transparency Các ô màu còn lại ta có thể tuỳ chọn. Muốn thay đổi dãy màu khác, Double Click vào ô dãy màu tuỳ ý. Ta có thể thêm hoặc thay đổi màu của dãy màu trong mục 102
  12. 6.2. Sử dụng các hiệu ứng nổi Style Đây là các hiệu ứng nổi, ta có thể thực hiện từng mục với các tuỳ chọn thông số riêng biệt cho hiệu ứng muốn gán cho layer đang hiện hành Tuỳ chọn các thuộc tính tương ứng theo ý thích. Tam giác nhỏ cho phép ta chọn lựa thêm về độ bóng, màu sắc, độ nghiêng, khoảng cách 3.3. Menu Window/ Style Áp dụng các ô làm nổi này cho Layer bằng các hiệu ứng có sẵn như Shadow (bóng đổ), Glow (phát sáng), Bevel (vát cạnh), Emboss (nổi) và các hiệu ứng đặt biệt khác. Các Layer Style rất dễ sử dụng và chúng liên kết trực tiếp với Layer. Style bao gồm một hoặc nhiều hiệu ứng. 103
  13. ▪ Dropshadow: tạo bóng đỗ bên dưới phần ảnh của Layer ▪ Inner shadow: Tạo một bóng đỗ ở phía trong phần ảnh trên Layer tạo cảm giác lõm. ▪ Grow và Inner Glow: Tạo sự phát sáng ra bên ngoài hoặc vào bên trong phần ảnh của Layer. ▪ Bevel and Embos: Áp dụng kết hợp giữa phần sáng và bóng tối cho Layer. ▪ Satin: Tạo bóng phía bên trong phần ảnh của Layer để loại bỏ sự sắc nét trong Layer ▪ Color, Gradient và Pattern Overlay: Che phủ bằng một màu, Gradient (tô chuyển) hoặc một Pattern (mẫu tô) cho Layer. ▪ Stroke: Tạo đường viền bao quanh phần ảnh của Layer với màu đơn sắc, Gradient hoặc Pattern. Rất hữu dụng cho văn bản khi cần có đường biên rõ nét. Ngoài ra trong danh sách thả của hộp tạo hiệu ứng nổi (Styles) ta còn có thể chọn thêm các dạng hiệu ứng khác rất ấn tượng thay vì ta phải dùng rất nhiều thời gian để thực hiện với bộ lọc. Chọn một trong các mục để có bảng hộp nổi tương ứng Khi thực hiện chọn một ô nổi nào đó trong bảng để gán cho Layer, hộp Layer sẽ được hiển thị ngay các hiệu ứng đã hiện để hoàn thành mẫu nổi cho chữ. 104
  14. BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài 1: Sắp xếp Layer – Các kiểu tô màu – thuộc tính Layer Mẫu ban đầu Mẫu đã hoàn thành Bài 2: Sắp xếp Layer – Các kiểu tô màu – thuộc tính Layer Mẫu ban đầu Mẫu đã hoàn thành Bài 3: Sắp xếp Layer – Các kiểu tô màu – thuộc tính Layer Mẫu ban đầu Mẫu đã hoàn thành 105
  15. BÀI 4. VĂN BẢN TRÊN PHOTOSHOP MỤC TIÊU: − Biết cách tạo văn bản trong Photoshop; − Nêu được các bộ công cụ xử lý văn bản trong Photoshop; − Gõ được chữ tiếng Việt có trên Photoshop; − Chỉnh sửa chữ với hình dạng và kích thước bất kỳ; − Tạo chữ với đường dẫn tùy ý − Rèn luyện tính sáng tạo, thẩm mỹ. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Tạo văn bản Để tạo văn bản trong Photoshop ta thực hiện như sau: - Chọn công cụ Type (T) - Thiết lập hộp tùy chọn công cụ Type Chọn font, Style (dáng chữ), Size (kích thước chữ), thiết lập chế độ chống răng cưa cho chữ (Set anti – alilasing) , chọn kiểu căn lề cho chữ, chọn màu chữ - Nhập văn bản - Nhấn Enter. 2. Công cụ Type Công cụ Horizontal Type Tool tạo dòng text theo chiều ngang và Vertical Type Tool tạo dòng text theo chiều dọc.Chọn công cụ,chọn “định dạng” cho text (font, size, style ) trên thanh tùy chọn, xong kích chuột vào file ảnh để bắt đầu nhập text. Khi tạo text sẽ tự động tạo ra một layer chứa text đó. Để kết thúc lệnh các ta bấm Ctrl-Enter hoặc kích chọn một công cụ khác trên thanh công cụ. Để chỉnh sửa Text, ta chọn công cụ và kích chuột ngay dòng text cần chỉnh sửa. Công cụ Horizontal Type Mask Tool sẽ tạo text theo chiều ngang và Vertical Type Mask Tool sẽ tạo Text theo chiều dọc, nhưng khi kết thúc lệnh thì dòng Text sẽ biến thành “vùng chọn dạng text”.Khi kích chuột vào file ảnh để nhập Text, một mặt nạ màu đỏ nhạt sẽ xuật hiện, các ta cứ nhập text bình thường, khi kết thúc lệnh thì mặt nạ biến mất và text sẽ là “vùng chọn”. Để di chuyển “vùng chọn” này ta phải sử dụng một công cụ tạo vùng chọn 3. Bộ công cụ Pen Công cụ Pen dùng để vẽ những đường thẳng hoặc những đường cong gọi là Path. Ta có thể sử dụng công cụ Pen như là một công cụ tô vẽ hoặc nhu một công cụ 106
  16. lựa chọn. Khi được sử dụng như là công cụ lựa chọn, công cụ Pen luôn luôn tạo được một đường mềm mại, Anti-alias. Những đường tạo ra bởi Pen là một sự lựa chọn tuyệt vời để sử dụng những công cụ lựa chọn chuẩn cho việc tạo ra những vùng lựa chọn phức tạp. Lưu ý: Công cụ Pen vẽ một đường thẳng và cong được gọi là Path. Path là dạng đường nét hoặc hình dạng mà ta vẽ ra nó bằng công cụ Pen, Magnetic Pen hoặc FreeForm Pen. Trong những công cụ này, công cụ Pen vẽ đường thẳng chính xác nhất, công cụ Magnetic Pen và Freeform dùng để vẽ những đường gần giống như ta vẽ nháp bằng cây bút chì trên giấy vậy. 3.1.Thao tác với công cụ Pen/Freeform Pen Nhấn chữ P trên bàn phím để chọn công cụ Pen. Nhấn Shift+P để thay đổi lần lượt giữa công cụ Pen, Freeform. Trong bài này ta chỉ học cách sử dụng Pen. Path có thể được đóng hoặc mở. Một Path mở là nó có hai điểm bắt đầu và kết thúc không trùng nhau. Path đóng là điểm bắt đầu và kết thúc gặp nhau tại một điểm. Ví dụ vòng tròn là Path đóng. Những loại Path mà ta vẽ tác động đến nó sẽ được chọn và điều chỉnh như thế nào. Những Path mà chưa được tô hoặc Stroke sẽ không được in ra khi ta in hình ảnh của mình. Bởi vì Path là dạng đối tượng Vector và nó không chứa những px, nó không giống như những hình bitmap được vẽ bởi Pencil và những công cụ vẽ khác. Trước khi bắt đầu, ta nên tìm hiểu những tuỳ biến của công cụ Pen và môi trường làm việc của ta để chuẩn bị cho công cụ này. - Trong hộp công cụ chọn công cụ Pen ( ) - Trên thanh tuỳ biến công cụ, chọn hoặc thiết lập những thông số sau: A. Paths option B. Geometry Options menu C. Add to Path Area option - Nhấp vào Path Palette để mở rộng palette đó ra ngoài nhóm layer palette. Path palette hiển thị hình xem trước của path mà ta vẽ. Hiện tại Palette đang không có gì bởi vì ta chưa bắt đầu. 107
  17. 3.2. Vẽ một đường thẳng Đường thẳng được tạo ra bằng cách nhấp chuột. Lần đầu tiên ta nhấp chuột, ta sẽ đặt điểm bắt đầu cho Path. Mỗi lần nhấp chuột tiếp theo, một đường thẳng sẽ xuất hiện giữa điểm trước đó và điểm vừa nhấp chuột. Sử dụng công cụ Pen, đặt con trỏ vào điểm A trong template và nhấp chuột. Sau đó nhấp vào điểm B để tạo một đường thẳng. Khi ta vẽ path, một vùng lưu trữ tạm thời có tên là Work Path xuất hiện trong Path Palette để đi theo từng nét vẽ. - Kết thúc Path bằng cách nhấp vào công cụ Pen ( ) trong hộp công cụ. Những điểm nối Path lại với nhau gọi là Anchor Point. Ta có thể kéo những điểm riêng lẻ để sửa chữa từng phần của Path, hoặc ta có thể chọn tất cả những điểm Anchor để chọn cả path. - Trong Path Palette, nhấp đúp vào Work Path để mở hộp thoại Save Path. Đặt tên cho nó là Straight Lines và nhấn OK để đặt tên cho Path. Path vẫn được chọn trong path palette. Điều cần biết về Anchor Point, đường định hướng, điểm định hướng và những thành tố khác: Path bao gồm một hoặc nhiều đường thẳng và cong. Anchor Point đánh dấu những điểm kết thúc của Path. Ở vùng path cong, mỗi một điểm Anchor point được chọn hiển thị một hoặc hai đường định hướng, kết thúc ở điểm định hướng. Vị trí của đường định hướng và Point xác định kích thước và hình dạng của những vùng Path cong. Di chuyển những thành phần này sẽ định dạng lại những đường cong của Path. Một path có thể là path đóng mà không có cả điểm đầu và kết thúc ví dụ như hình tròn, hoặc là Path mở với điểm đầu và điểm kết thúc không trùng nhau ví dụ là đường gợn sóng. Một đường cong mềm mại được nối với nhau bởi những điểm Anchor Point và gọi là những Smooth Point. Những đường cong sắc nhọn được nối với nhau bởi những Corner Point. Khi ta di chuyển đường định hướng trên một Smooth Point, vùng cong 108
  18. hai bên của điểm đó tự động điều chỉnh đồng thời. Ngược lại, khi ta di chuyển đường định hướng trên một Corner Point, chỉ duy nhất vùng con ở trên cùng một bên của điểm tại đúng vị trí đường định hướng được điều chỉnh. Một path không nhất thiết phải là một loạt những phần nhỏ nối tiếp với nhau. Nó có thể bao gồm nhiều hơn một những thành phần path riêng lẻ. Mỗi hình dạng trong Shape Layer là một thành phần của path, được miêu tả là Clipping Path của layer. 4. Văn bản với công cụ Path Ta có thể kế kết hợp giữa văn bản với path để tạo hiệu ứng cho hình ảnh 5. Bộ công cụ path Componet Select/ Derect Selection - Path componet Select: Chọn và dịch chuyển đường path. - Derect Selection: Chọn và điều chỉnh các điểm neo. 6. Bộ công cụ Shape Tool Vẽ ra những hình ảnh có sẵn - Shape Layers: Tạo ra 1 lớp mới với đường path mới và đường path là hình vừa vẽ, đồng thời tô màu tiền cảnh cho nó. Tuỳ chọn: + Path: Tạo ra đường path bằng hình vẽ. + Fill pixels: Vẽ và tô màu cho hình vừa vẽ ra lệnh Layer hiện hành. Lưu ý: Các tuỳ chọn này dùng cho tất cả các công cụ Shape và chỉ xuất hiện khi không có đường path nào trên file ảnh. - Công cụ Rectangle: Vẽ hính chữ nhật. - Công cụ Rounded Rectangle: Vẽ hính chữ nhật có góc tròn. Tuỳ chọn: Radius: Nhập bán kính của góc tròn. - Công cụ Elipse: Vẽ hình Elip. - Công cụ Polygon: Vẽ hình đa giác. Tuỳ chọn: Sides: Nhập số cạnh cho hình đa giác. - Công cụ Line: Vẽ đường thẳng Tuỳ chọn: Weight: Nhập độ dày cho đường Line - Công cụ Custom shape: Vẽ hình tự do khác Tuỳ chọn: Shape: Lựa chọn những mẫu hình có sẵn. Thao tác vẽ hình: + Chọn công cụ + Thiết lập tùy chọn + Drag để vẽ hình 109
  19. BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài 1: Thêm văn bản lên hình sau: Hình ban đầu Hình kết thúc 1 Hình kết thúc 2 Bài 2: Sử dụng công cụ Create Clipping Mask và Blend Option của Layer để tạo các mẫu văn bản sau : Các mẫu ban đầu Mẫu đã hoàn thành Bài 25: Sử dụng công cụ Create Clipping Mask và Blend Option của Layer để tạo các mẫu văn bản sau : 110
  20. Các mẫu ban đầu Mẫu đã hoàn thành Bài 3: Sử dụng các kỹ thuật đã học tạo mẫu Album như sau: Mẫu ban đầu Mẫu hoàn thành Bài 4: Sử dụng các bộ lọc đã học, tạo các mẫu chữ sau : Chữ 2 lớp Chữ phát sáng Chữ bảy màu Chữ lửa 111
  21. BÀI 5. CÁC KỸ THUẬT VẼ CỦA CÔNG CỤ PEN Bảng Path có thể hiện các ô ảnh nhỏ (Thubnail) để thể hiện các path mà ta sẽ vẽ. Trong hộp Tab Path, phía dưới cùng của bảng path có các tuỳ chọn dùng để tô màu viền, ta click vào nút để chọn. - Nút Fills Path With Foreground Color: Tô phần bên trong của Path bằng màu Foreground. - Nút Strokes Path With Foreground Color: Tô nét của Path với màu Foreground. - Nút Loads Path As a Selection: Path được tạo sẽ trở thành vùng chọn. - Nút Make Work Path From Selection: Tạo một Path từ vùng chọn. - Nút Create New Path: Tạo một Path mới - Nút Delete Current Path: Xoá Path hiện hành MỤC TIÊU − Hiểu được các cách tạo Path bằng công cụ Pen; − Nêu được cách di chuyển và hiệu chỉnh Path; − Tạo được Path bằng công cụ Pen; − Di chuyển và hiệu chỉnh được Path bằng công cụ Pen; − Có được tính cẩn thận, linh hoạt, sáng tạo, óc thẩm mỹ. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Vẽ Path thẳng Các Path thẳng được tạo ra khi ta click chuột bằng công cụ Pen. Lần click đầu sẽ tạo được 1 điểm (point) đầu tiên cho Path, các lần click sau sẽ tạo các đường path thẳng nối giữa điểm trước và điểm vừa click. Khi ta vẽ các Path, trên bảng Path sẽ hiển thị tạm thời một Path có tên Work Path. ▪ Khi ta sử dụng công cụ Pen, thanh tuỳ chọn cũng có các thay đổi. Tuỳ chọn Add to Shape (+ ): Tiếp tục thêm các Path trên, Path đã tạo bằng Pen 112
  22. Để kết thúc việc vẽ 1 Path, ta click lại công cụ Pen. Các điểm nối trên các Path được gọi là điểm neo (anchor point) Có thể drag các điểm neo để chỉnh sửa các đoạn (Segment) trên Path có thể chọn tất cả các điểm neo để chọn tiàn bộ Path. ▪ Trong bảng Path, double click vào tên Work Path để mở hộp thoại Save Path. Ta có thể thay đổi tên để dễ nhớ khi làm việc với nhiều Path trong một file ảnh click nút Ok việc lưu Path thành tên khác để tránh làm mất nội dung của nó. Nếu bỏ chọn một Work Path mà không lưu nó lại, khi ta bắt đầu vẽ Path mới thì một Work Path mới sẽ thay thế cho Work Path trước đó. ▪ Về các điểm neo (anchor point) điểm điều khiển (direction point) đường điều khiển (drection line). Một Path gồm có một hoặc nhiều, đoạn thẳng, đoạn cong. Các điểm neo đánh dấu điểm cuối của mỗi đoạn trên Path. Trên các đoạn cong, mỗi điểm neo được chọn sẽ thể hiện một hoặc hai đường điều khiển, cuối đường điều khiển là các điểm điều khiển vị trí của đường điều khiển và điểm điều khiển sẽ xác định hình dáng và kích cỡ của đoạn. ▪ Một Path khép kín (Path đóng) không có điểm bắt đầu và kết thúc (hình tròn). Các đường cong trơn Smooth Curve được kết nối bởi các điểm neon trơn (Smooth Poin Các đường cong gãy (Sharp Curve) được kết nối bằng các điểm neo gãy (Correr Point) ▪ Khi ta di chuyển một điểm điều khiển tại một điểm neo trơn các đoạn cong ở hai bên điểm neo sẽ thay đổi. Khi di chuyển một điểm điều khiển tại một điểm neo gãy thì chỉ có đoạn cong ở cùng bên với điểm điều khiển mới thay đổi. 2. Di chuyển và hiệu chỉnh Path Chọn công cụ Direction Selection để chọn và điều khiển điểm neo, đoạn trên Path hoặc toàn bộ Path. Nhấn phím A chọn công cụ Direct Selection, click trỏ vào Path đã tạo để chọn Path. Để điều chỉnh góc và chiều dài của path ta drag một trong các điểm neo bằng công cụ này. Muốn chọn toàn bộ các điểm neo cùng lúc, ta nhấn giữ Alt. Dùng công cụ Direct Selection click vào đoạn của Path, khi Path được chọn tất cả các điểm neo sẽ được tô đen. 3. Tạo một Path đóng Có thể chuyển các Path thành vùng chọn và kết hợp giữa vùng chọn này với vùng chọn khác. Ta cũng có thể chọn vùng chọn thành Path và hiệu chỉnh nó. Vẽ Path đóng bằng cách click điểm cuối cùng trùng vào điểm click ban đầu bằng công cụ Pen sau đó chỉnh đoạn cong hay hiệu chỉnh thành đối tượng nào ta muốn với các công cụ đã giới thiệu ở phần trước. 4. Tô màu cho Path Việc tô màu cho Path là đưa các pixel vào Path để Path vẽ được in ra. Ta tô được màu (Fill) hoặc tô bằng một mẫu hình ảnh (Pattern) cho phần trong của Path đóng hoặc có thể tô viền (Stroke) cho Path. - Chọn Path muốn tô màu. Click chọn màu tuỳ ý trong hộp Show Swatches để gán cho ô Foreground, màu Foreground này sẽ được tô cho Path 113
  23. - Chọn công cụ Direct Selection, click vào Path để chọn. Menu con (danh sách thả) của hộp Path ta chọn Stroke Subpath (tô viền Path). Chọn công cụ vẽ Airbrush từ Menu tool. - Ta có thể chọn công cụ khác trong danh sách sau khi đã gán thuộc tính cho công cụ đó. Màu tô viền dày hoặc mỏng tuỳ thuộc nét cọ Brush ta đã gán trước khi tô Stroke. 5. Tô phần trong cho Path đóng Menu con của bảng Paths, danh sách thả ta chọn fill Subpath (tô màu cho Path) Chọn màu Foreground khác từ hộp Swatches trước khi mở hộp Fill Subpath. Mục contents: use: Foreground Color. Cho ta tuỳ chọn màu tô cho path. Blending : Sự phối trộn màu tô bằng các mode màu. Opacity: Độ mờ đục của màu tô từ 0 → 100% độ Opacity giảm cho màu tô nhạt trong suốt. Feather Radius: Làm mềm biên màu tô. 6. Vẽ một path cong Các Path cong được tạo bằng cách click và drag, lần đầu Click và drag, ta đã xác lập một điểm neo khơỉ đầu cho path cong. Drag tại vị trí khác, một đường cong sẽ được tạo ra giữa điểm neo trước đó và điểm neo hiện hành. Khi ta drag con trỏ của công cụ Pen Photoshop sẽ tự động tạo các đường điều khiển (direction Line) và điểm điều khiển từ điểm neo. Đường và điểm điều khiển dùng để điều chỉnh hình dạng và hướng của đoạn cong. 7. Vẽ Path xung quanh ảnh Sử dụng công cụ Pen để tạo vùng chọn cho ảnh. Ta sẽ vẽ các Path dựa theo các phần trong ảnh. Khi các Path đã được tạo ta sẽ chuyển nó thành vùng chọn để thể hiện tiếp các công việc khác như tô màu, áp dụng bộ lọc. - Khi vẽ một Path bất kì bằng công cụ Pen ta dùng điểm neo hợp lý, số điểm neo ít thì hình càng trơn hơn. - Chuyển đổi Path thành vùng chọn Menu con của hộp Show Paths, chọn Make selection, trong danh sách thả. Để xử lý các đối tượng đồ họa trên phần mềm Photoshop, ta dùng công cụ Pen để vẽ và hiệu chỉnh một cách dễ dàng, tuy nhiên đối tượng vẽ dạng này chỉ là hình thể Vector nên không cho phép ta thực hiện, các hiệu ứng. Do đó việc chuyển đổi các Path thành vùng chọn cũng rất thuận tiện và không làm mất thời gian. Chuyển vùng chọn lựa thành Path: Đối với những hình thể dạng trơn tròn, thay vì dùng Path để tạo nên thì sẽ rất khó khăn, ta có thể dùng dạng vùng chọn lựa với các công cụ chọn có sẵn sau đó biến thành Path và hiệu chỉnh lại đôi chút về hình thể đó. Ta click chọn vào Menu con của hộp Path, chọn Make Work Path, hoặc click vào nút bên dưới của hộp. Dùng các công cụ Pen đã học để chỉnh sửa lại các điểm neo trên Path. Hộp tùy chọn của công cụ Pen một trong hai dạng: Create New Shape Layer: Tạo ra các hình thể Shape Layer riêng biệt. 114
  24. Create New Work Path: Các hình thể Shape trên cùng một Layer. 8. Sử dụng công cụ Freeform Pen Khi sử dụng công cụ Freeform Pen và tùy chọn Magnetic nó sẽ tạo ra Path tự động hút vào các phần biên có độ tương phản cao. Path sẽ hút vào điểm gần nhất có độ sáng tối hoặc màu phân biệt rõ nét tại vị trí biên mà contrỏ đang drag trên ảnh. Đặt trỏ tại vị trí biên bất kì và click mouse để tạo điểm đặt Gastening Point đầu tiên, tiếp tục drag (không cần giữ chuột) dọc theo biên ảnh. Nếu Path không hút vào vị trí biên mong muốn, ta có thể nhấn phím Delete để xóa từng điểm đặt Fastening Point (theo chiều ngược lại) và tiếp tục drag để tạo Path mong muốn. Trong trường hợp nếu do độ sáng tối hoặc màu tại vị trí nào đó khiến Path không thể hút đúng vào vùng ta muốn, ta có thể click chuột để tạo một điểm Fastening Point ép buộc cho vị trí này. Fastening Point là các điểm đạt, tự động tạo ra do quá trình di chuyển chuột quanh biên ảnh với công cụ Freeform Pen, nó không phải là các điểm neo (an chor Point) sau khi công cụ Freeform Pen tạo xong Path, chương trình sẽ tính toán và tự động tạo ra các điểm neo. Ta có thể vẽ các đoạn thẳng trong khi sử dụng công cụ Freeform Pen bằng cách nhấn giữ phím Alt (để tạm thời chuyển sang công cụ Pen) và click chuột thả phím Alt để trở lại công cụ Freeform Pen. 9. Các thông số của Manectic Pen Các thông số này có tác dụng khi chọn công cụ Freeform Pen với tùy chọn Magnetic. Các thông số này sẽ điều khiển việc con trỏ của công cụ Freeform Pen hút (snap) vào biên của vùng ảnh chọn. Click vào nút Magnetic Pen trên thanh tùy chọn đễ mở bảng Megnetic Option - Width: Có giá trị từ 1→ 40, là độ rộng của phạm vi ngay dưới con trỏ mà công cụ Freeform Pen sẽ xem xét khi đặt điểm Fastening Point. Width có giá trị lớn thường dùng cho ảnh có độ tương phản cao, giá trị nhỏ giúp cho việc chọn chính xác hơn. Giá trị mặc định là 10. Ta có thể tăng hoặc giảm giá trị Width bằng cách nhấn phím mở ngoặc vuông trên bàng phím để giảm và phím đóng ngoặc vuông trên bàn phím để tăng. - Contrast: Giá trị từ 1 → 100, là mức độ mặc định cần thiết của vùng ảnh để công cụ Freeform Pen nhận biết là đường biên. Giá trị mặc định là 10. - Frequency: Giá trị từ 5 → 40, điều khiển số điểm đặt Fastening Point được đặt khi vẽ Path. Giá trị Frequency thấp, số lượng Fastening Point sẽ rất nhiều và số điểm neo sẽ tăng lên. Công cụ Pen dùng để vẽ các đoạn thẳng hoặc đường cong còn gọi là Path. 115
  25. Công cụ Pen dùng như một công cụ vẽ hoặc công cụ chọn lựa bằng Pen sẽ tạo ra biên mềm mại, chính xác không bị răng cưa. Các Path sẽ thay thế cho các công cụ chọn lựa chuẩn, trong việc tạo các vùng chọn nhiều và phức tạp. Các Path có thể mở hoặc đóng kín. Path mở có hai điểm đầu cuối riêng biệt. Path đóng là Path liên tục điểm đầu và cuối trùng nhau. Kiểu Path do ta chọn ra sẽ ảnh hưởng đến việc chọn và chỉnh sửa chúng. Các Path không cho phép tô đầy màu trong Fill hoặc tô nét viền bằng Stroke. Path không được in thành file ảnh bởi Path là đối tượng Vector không chứa pixel nào cả, nó không giống như hình thể Bitmap được vẽ bằng công cụ Pencil or các công cụ vẽ khác. Nhấn phím P để chọn công cụ pen. Tiếp tục nhấn phím, Shift để chọn lần lược các công cụ trong nhóm. - Pen tool: Công cụ pen, dùng để click từng điểm, tạo nên các đường thẳng path. - Freefrom Pen tool: Vẽ path tự do, drag mouse để tạo đối tượng tuỳ ý. - Add Anchor Point Tool: Thêm điểm trên đoạn, click vào đoạn để tạo một điểm, ta tiếp tục drag mouse vào điểm vừa thêm để tạo nên đoạn cong. - Del Anchor Point Tool: Huỷ những điểm không cần thiết. - Convert Point Tool: Đoạn cong thành góc. Cách hiển thị bảng 116
  26. BÀI TẬP THỰC HÀNH Sử dụng công cụ Pen Tool để ghép hình theo mẫu như sau: Mẫu ban đầu Mẫu đã hoàn thành 117
  27. Bài 6. CHỈNH SỬA ẢNH MỤC TIÊU: − Biết các chế độ màu được sử dụng trong Photoshop; − Biết thay đổi hình dạng ảnh tùy ý; − Biết chức năng của các bộ lọc trong Photoshop; − Thay đổi được chế độ màu bất kỳ; − Tách, ghép được hình ảnh; − Sử dụng được các bộ lọc; − Rèn luyện tính sáng tạo, thẩm mỹ, linh hoạt, cách tổ chức khoa học. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Các chế độ màu 1.1. Chế độ RGB - Là chế độ màu tổng, là bộ màu gồm 03 màu cơ bản: Đỏ (Red) Xanh lá cây (Green) và Xanh da trời (Blue) - RGB là không gian màu dương tính thường được sử dụng phổ biến vì nó rất thuận lợi trong việc chỉnh sửa. 1.2. Chế độ CMYK - Là chế độ màu trừ hay còn gọi là chế độ màu xử lý, là sự phối hợp giữa các màu Cyan (da trời) Magenta (tím) Yellow (vàng) và blacK (đen) - CMYK là không gian màu âm tính thường được in ấn sử dụng. 1.3. Chế độ Bitmap Chế đô màu Bitmap là màu đen và màu trắng thật sự. Mỗi pixel hoặc có màu đen hoặc có màu trắng. sự sắp đặt của các pixel đen và trắng sẻ tạo ra bóng nhưng anh ko thật sự có bất kỳ pixel xám nào. ta có thễ sử dụng chế độ Bitmap để tạo các ảnh cho 1 thiết bị ko dây. sử dụng trên web, hay để in thương mại . 1.4. Chế độ GrayScale Khi mọi người nói đến 1 bức ảnh đen trắng. Họ thật sự đang đề cập đến ảnh thang độ xám (Grayscale). Ảnh này ko chỉ chứa các màu đen và trắng mà còn chứa 1 dãy các màu xám ở giữa. Ta có thể sử dụng chế độ Grayscale cho các ảnh trên web hoặc các bản in. 1.5. Chế độ Dautone Duotone (bao gồm cả triotone và quadtone) là một chế độ màu rất chuyên biệt. chỉ dành cho việc in thương mại, vốn sử dụng hai, 3 hay 4 màu mực trải rộng ra khắp ảnh. 1.6. Chế độ Indexed Color Bằng cách sử dụng một bảng màu (color table) hay một danh sách có đến 256 màu cụ thể, chế độ Indexed Color dành cho web. Ta lưu các ảnh GIF và PNG -8 trong Indexed 118
  28. Color, nhưng chỉ các dạng file đó là cần 1 số lượng màu như vậy. Những thứ như nút trên trang web (vốn chỉ cần vài màu) sẽ được ở dạng ảnh GIF nhờ sử dụng chế độ Indexed Color. Điều đó giúp giảm kích cở file, giảm lượng khoảng trống mà ảnh đòi hỏi trên web server của ta, đồng thời tăng nhanh thời gian tải xuống . 1.7. Chế độ Lab Color Còn được gọi là CIELAB, đây là một chế độ màu mà ta có thể sử dụng khi tạo các hiệu ứng đặc biệt sử dụng các kỹ thuật nhất định trong Photoshop. Nhưng không phải là chệ độ mà ta sẻ lưu artwork sau cùng trong chế độ đó. Sau đây là 3 kênh trong 1 ảnh LAB Linghtness, kênh này ghi độ sáng của mổi pixel A, kênh này ghi màu của pixel trên một trục Green - to - red ( xanh lục sang đỏ) B, Kênh này ghi giá trị màu của mổi pixel trên 1 trục blue - to - Yellow (xanh dưong sang vàng) ta không nên in các ảnh LAB trên một máy in phun mực hoặc gởi chúng lên web site của ta, ta nên chuyển đổi các ảnh RGB hay CMYK của ta sang chế độ LAB trứoc khi sử dụng một trong các bộ lọc Sharpen của Photoshop. Hãy áp dụng bộ lọc Unsharp Mask, sử dụng lệnh Edit → Fade Unsharp Mask, và thay đổi chế độ hòa trộn từ Normal sang Lunilosity. Cùng một kết quả, nhưng tác vụ được thực hiện ít hơn và khả năng làm giảm chất lượng ảnh củng thấp hơn. 1.8. Chế độ Multichannel Giống như Duotone, Multichannel là 1 chế độ màu chỉ dùng giới hạn trong các máy in thương mại bởi vì nó phụ thuộc vào các màu mực đã được pha trộn sẳn để áp lên giấy. Không giống như Duotone, trong đó các mực được trải qua khắp trang. Các ảnh Multichannel sử dụng các mực nhất định trong các vùng nhất định. Ta có thể cần chế độ Multichannel khi tạo 1 logo cho khách hàng. 2. Điều chỉnh hình ảnh 2.1. Lệnh Duplicate - Nhân đôi lớp file ảnh, lớp ảnh - Thực hiện: + Nhân đôi hình ảnh: R_click tại vùng trống trên thanh tiêu đề, chọn Duplicate. + Nhân đôi lớp ảnh: R_click tại lớp ảnh trên bảng lớp, chọn Duplicate. 2.2. Lệnh Image size - Lệnh này cho phép ta đặt lại kích thước cũng như độ phân giải của file ảnh. Nó không như lệnh Crop-cũng cho phép định lại size, độ phân giải và cắt xén gọn lại hình ảnh-lệnh Image size chỉ cho phép định lại size và độ phân giải mà thôi. - Bấm Ctrl+Alt+I hoặc chọn lệnh từ Menu: Image\Image size, một hộp thoại Image size sẽ hiện ra. 119
  29. Hình 6.1 Hộp thoại Image size Khu vực Pixels Dimentions: Nó cho biết kích thước ngang (width) và cao (height) của file ảnh hiện tại với đơn vị tính là pixels. Khu vực Document size: Width và height: cho biết kích thước rộng và cao của file ảnh theo đơn vị tính đang hiển thị. Khi chọn lại đơn vị tính trong khung này, kích thước ngang và cao sẽ được cập nhật lại cho phù hợp với đơn vị vừa chọn. Thông thường thì trong khung này hiển thị đơn vị mặc định của Photoshop. Để thay đổi đơn vị tính, ta cần phải vào Menu Edit \ Preferences\ Units & Rulers và chọn lại đơn vị trong khung Rulers, khi đó đơn vị tính này sẽ trở thành mặc định. Resolution: Nó cho biết độ phân giải của file ảnh hiện hành. Kiểm nhận Constrain Proportions tức là ta muốn thay đổi kích thước theo đúng tỉ lệ. Ta tăng hay giảm giá trị của một trong hai kích thước (rộng hoặc cao) thì kích thước kia sẽ tự động tăng hay giảm theo. Khi chọn tùy chọn này, một biểu tượng “mắt xích” sẽ xuất hiện cho biết kích thước đã được khống chế tỉ lệ. Nếu không chọn Constrain Proportions thì ta thay đổi kích thước tự do. Tuy nhiên, đối với hình người, ta thay đổi kích thước mà không theo tỉ lệ thì sẽ làm “méo mó” tấm hình ngoại trừ ta cố tình làm như vậy. Resample Image: Nó cho phép định lại độ phân giải khi thay đổi size hình. Thông thường khi tăng kích thước file ảnh lên gấp đôi thì độ phân giải sẽ giảm lại 1/2để không phải bù pixels. Ví dụ ta có file ảnh kích thước 4cm x 4cm độ phân giải là 72 pixels/inch, khi tăng kích thước lên 8cm x 8cm độ phân giải sẽ tự động giảm xuống còn 36 pixels/inch (nếu không kiểm nhận Resample Image), nếu kiểm nhận nút này thì khi tăng kích thước lên 8cm x 8cm, độ phân giải vẫn giữ nguyên 72 pixels/inch, khi đó photoshop phải tính toán nội suy để bù pixels. Khi tăng kích thước mà vẫn giữ nguyên độ phân giải thì chất lượng ảnh sẽ giảm, ngược lại khi giảm kích thước mà vẫn giữ nguyên độ phân giải thì chất lượng file ảnh vẫn bình thường. Tóm lại: Nếu chọn Constrain Proportions là bắt buộc thay đổi kích thước phải theo tỉ lệ, nếu chọn Resample Image là giữ nguyên độ phân giải khi thay đổi size. 120
  30. Hình dưới là thay đổi size không kiểm nhận Resample Image Có kiểm nhận Resample Image và Constrain Proportion Ngoài ra Photoshop còn hổ trợ chúng ta một công cụ để tăng kích thước file ảnh, ta vào menu Help chọn Resize Image và theo hướng dẫn trong đó để tăng kích thước cho file ảnh. Thực ra ta phải dự định trước bức ảnh của ta sau khi xử lý sẽ dùng vào việc gì? Xuất bản web, để xem hay để in ấn. Nếu để in ấn thì ta phải dự trù trước kích thước in ra sẽ là bao nhiêu để chọn ảnh “đầu vào” cho phù hợp. Nếu Photoshop cho phép chúng ta tăng kích thước file lên cỡ nào cũng được mà không có vấn đề gì về chất lượng ảnh thì chúng ta cứ chụp hình bằng điện thoại di động hay máy KTS “amatuer” rồi tăng kích thước lên thật lớn để làm hình quảng cáo chứ tội tình gì phải mua những thiết bị chuyên nghiệp đắt tiền Tuy nhiên, được cái này sẽ mất cái khác, và nó có nghĩa tăng kích thước sẽ giảm độ nét 2.3. Lệnh Canvas Size - Cho phép chúng ta mở rộng size hình nhưng vẫn giữ nguyên kích thước phần ảnh gốc. - Chọn lệnh từ Menu: Image\Canvas Size sẽ xuất hiện hộp thoại canvas. Hình 6.2 Hộp thoại Canvas Size A: kích thước của file ảnh hiện hành B: Bấm vào một trong 9 ô vuông nhỏ để chọn hướng Canvas. C: Chọn màu nền cho phần canvas Ví dụ: File ảnh kích thước 6cm x 9cm độ phân giải 72 pixel/inch như sau: 121
  31. Ta muốn Canvas size thành 8cm x 10cm, phần canvas sẽ nằm bên phải và phía dưới, chọn thông số như hình sau: Kết quả Cũng với hình như trên, nếu trong hộp thoại canvas ta kiểm nhận Relative khi đó giá trị trong khung Height và Width sẽ trả về 0, ta chỉ nhập kích thước cho phần canvas. 2.4. Lệnh Rotate Canvas - Lệnh Rotate Canvas cho phép quay hay lật toàn bộ ảnh. Các lệnh này không hoạt động trên các lớp hay các phần riêng của các lớp, các đường hoặc các đường viền được chọn. - Để quay hay lật toàn bộ ảnh: Chọn Image\Rotate Canvas và chọn một trong các lệnh sau đây từ menu con: +180 độ để quay ảnh đi nửa vòng. + 90 độ CW để quay ảnh theo chiều kim đồng hồ đi một phần tư vòng. + 90 độ CWW để quay ảnh ngược chiều kim đồng hồ đi một phần tư vòng. + Arbitrary để quay ảnh theo góc mà ta chỉ định. Nếu ta chọn tùy chọn này,hãy nhập một góc trong khoảng -155,99 và 359,99 vào hộp text angle và sau đó chọn CW hoặc CWW để quay theo chiều hay ngược chiều kim đồng hồ. Nhấp OK + Flip Canvas Vertical (Photoshop) hoặc Flip Horizonal (ImageReady) để lật ảnh theo chiều ngang, dọc theo trục dọc. + Flip Canvas Vertical (Photoshop) hoặc Flip Vertical (ImageReady) để lật ảnh theo chiều dọc, dọc theo trục ngang. 122
  32. 2.5. Lệnh Extract - Extract Filter là một công cụ hỗ trợ việc tách Mod trong Photoshop. Lưu ý: Các phiên bản sau này (Photoshop CS 5, 6)không hỗ trợ lệnh này nữa - Là công cụ cắt ghép ảnh rất hiệu quả, cho phép ta loại bỏ nền cho ảnh. Ứng dụng cho các ảnh có độ phân giải cao giữa nền và hình. - Thực hiện: + Mở file ảnh cần ghép. + Tạo Layer mới và tô màu chuyển sắc hoặc ghép nền ảnh bất kỳ. + Chuyển layer ảnh lên trên layer nền và chọn lệnh Filter → Extract. Trong Filter Extract thực hiện như sau: - Chọn công cụ Edge highlighter tool (B): để chọn vùng ảnh cần cắt tự động như hình trên (vùng chọn phải khép kính). Vùng chọn Highlighter càng chính xác thì hình ảnh được cắt càng đẹp. - Sử dụng cộng cụ Fill Tool (G): đổ màu vào vùng ảnh cần giữ lại (ở đây chính là vùng màu tím). Vùng này sẽ được giữ lại hoàn toàn. - Chọn Priview để xem trước kết quả. Nếu ảnh chư đẹp, ta hãy sử dụng công cụ Eraser tool (E) để điều chỉnh vùng Highlighter. - Nhấn chọn Ok để hoàn tất công việc. 3. Các bộ lọc Một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất tạo nên sức mạnh "thiên hạ vô địch" ở photoshop chính là bộ lọc (filter). Là công cụ đa năng và đầy quyền lực, bộ lọc cho phép người dùng chỉnh sửa hình ảnh với đủ các loại hiệu ứng: quẹt nhè - làm sắc nét, chạm nổi - khắc chìm, thêm nhiễu - khử vết, tạo quầng sáng - bóng đổ v.v Người dùng photoshop chuyên nghiệp, cũng như muốn trở thành chuyên nghiệp, nhất thiết phải nắm vững đặc điểm của từng bộ lọc và áp dụng chúng hiệu quả. Giới thiệu sơ lược về bộ lọc trong Photoshop "Tài sản riêng" của photoshop gồm 97 bộ lọc (nói là tài sản riêng vì nó là số bộ lọc do Adobe thiết kế và tích hợp vào chương trình, ngoài ra còn có vô số bộ lọc bên thứ ba, do nhiều nguồn khác cung cấp để sử dụng trong photoshop). Số bộ lọc riêng của Adobe Photoshop được xếp vào 13 hạng mục liệt kê trên menu Filter, và sẽ được trình bày chi tiết từng bộ lọc một. 123
  33. 3.1. Lệnh Liquify Là nhóm công cụ biến dạng hình ảnh rất hiệu quả, thường được sử dụng để tinh chỉnh các chi tiết hình ảnh hoặc sử dụng để biến dạng hình ảnh theo phong cách biếm họa. Đối với nhóm công cụ này, ta cần phải có tính kiên nhẫn và có bàn tay khéo léo thì mới có được những hình ảnh đẹp. Thực hiện: - Chọn hình ảnh cần biến dạng. - Chọn lệnh Filter → Liquify. - Chọn công cụ biến hình phù hợp và tác động vào hình vẽ một cách cẩn thận. Ứng dụng Liquify là một ứng dụng điều hướng của ảnh khá tốt, nó giúp nắn, hiệu chỉnh hình ảnh một cách nhanh chóng nhất. - Cách thức thực hiện: + Đầu tiên mở ảnh cần chỉnh sửa bằng photoshop. Nhấn tổ hợp phím Ctrl-J để nhân đôi layer ảnh. + Chọn menu Layer/liquify + Cách khác, nhấn tổ hợp phím Ctrl- Shift - X + Sử dụng công cụ Forward warp tool Phím tắt là W. Click chuột và di chuyển các điểm ảnh. Các điểm ảnh sẽ bị biến dạng theo đường cong, và từ đó ta có thể tùy điều chỉnh thành phần trên ảnh. + Tùy chỉnh kích thước của nút công cụ trong mục Tool option. Tùy chỉnh size đến khi nào phù hợp. + Chỉ cần tỉ mỉ chỉnh các góc độ và lưu giữ kết quả. ta sẽ được bức hình như mong muốn. 3.2. Bộ lọc Artistic Mười lăm bộ lọc thuộc nhóm Artistic được dùng để áp dụng một "Phong cách nghệ thuật" cụ thể cho hình ảnh. Tuy có thể được dùng kết hợp với các bộ lọc khác hoặc trên một vùng chọn, nhưng bản thân chúng đã là những lệnh mạnh đến mức khó có thể kết hợp được. Sử dụng các bộ lọc này trên toàn hình ảnh để đạt được kết quả "có chủ ý" tốt nhất. Các bộ lọc Artistic chỉ có thể lọc ảnh RGB hoặc Grayscale. Chúng không làm việc được với ảnh CMYK hoặc ảnh Lab. Ngoài ra chúng không hoạt động trên một lớp trắng. Tất cả đều là bộ lọc tham số - tức là chúng có các tham số (điều khiển) cụ thể ta có thể 124
  34. quy định để hình thành những kết quả khác nhau. Mọi bộ lọc thuộc loại này đều có ảnh xem trước dạng một phần (Small Filter Preview) trong hộp thoại bộ lọc, chứ không có khung xem trước hình ảnh toàn phần (Full Image Preview). Colored Pencil Bộ lọc Colored Pencil lấy một hình ảnh hoặc một vùng chọn và cách điệu hoá vùng đó theo các nét chì màu được cho là giống nhau trên giấy trung hoà (đen đến trắng).Thực tế bộ lọc này dùng các màu trội trong hình ảnh và loại bỏ những vùng nó sẽ biến đổi thành "màu giấy" tuỳ thuộc vào cách xác lập tham số. Bộ lọc để lại một kiểu vẽ gạch chéo khá hấp dẫn nhưng không giống nét bút chì cho lắm. Nếu có chăng nữa thì nó hầu như tương tự tranh sơn dầu đuợc dát bằng dao trộn sơn dầu và đường viền mờ. Ta hãy thử xem. Cutout Bộ lọc Cutout, được cải tiến từ lệnh Posterize, đơn giản hoá các màu trong hình ảnh thành một số cấp độ theo yêu cầu. Nhưng Cutout sử dụng màu từ ảnh gốc - thay vì các không gian màu "nguyên thuỷ" ( RGB hoặc CMYK ) như ở lệnh Posterize. Đó là bộ lọc "thông minh" theo ý nghĩa nó tìm kiếm các hình dạng để đơn giản hoá, và khử răng cưa ranh giới nơi các màu gặp nhau, bộ lọc Cutout thiên về tính toán nên ảnh xem trước hiển thị rất chậm. Bộ lọc này, tuy nhiên, tạo một vẻ bề ngoài thay đổi từ "trừu tượng đến mức ta không thể hình dung đó là cái gì" (với các xác lập levels là 2, Edges Simplicity là 0, Edges Fidelity là 1) cho đến vẻ bề ngoài "được vẽ bằng số" (ở levels 8, Edge Simplicity là 0, Edges Fidelity là 3). Ta nhận được kết quả chi tiết nhất bộ lọc này bằng cách dùng ảnh gốc có độ tương phản cao. Trong một số trường hợp hạn chế, bộ lọc Cutout có thể rất hữu dụng để làm một mặt nạ. Dry Brush Đây là một trong số các bộ lọc dường như cho kết quả tốt ở mọi xác lập. Mặc dầu hiệu ứng ta nhận được thay đổi trong phạm vi khá rộng. Nó mô phỏng kỹ thuật cọ vẽ khô truyền thống - rê một cọ vẽ (Paintbrush) cho đến khi hết sạch sơn dầu. Đường viền lúc dó sẽ bị đứt đoạn lem nhem từ đầu này đến đầu kia tấm vải vẽ (canvas). Đối với hình ảnh trong máy tính hiệu ứng này làm cho đường viền bị răng cưa và sắc nét, mặc dù việc che bóng bên trong vẫn duy trì các biến thể và bóng nhoè. Không có các xác lập nào trong bộ lọc này có thể tạo ra hình ảnh trắng. Với xác lập Brush Size bằng 0, Image Detail bằng 0 và Texture bằng 1, ta nhận được một hiệu ứng tựa như viền ren các mép trong hình ảnh. Định Image Detail là 10 ta sẽ có một bức tranh sơn dầu trừu tượng nhoè nhoẹt có chi tiết rất gần với ảnh gốc nhưng khác về "cảm giác" vì nó không còn là ảnh chụp nữa. Nếu xác lập Brush Size bằng 0, Image Detail bằng 10 và Texture bằng 3, ta nhận được bức tranh sơn dầu rất kì là, tựa như bị quệt bằng nhiều vệt màu khác nhau. Film Grain 125
  35. Bộ lọc Film Grain là bộ lọc Noise kết hợp với logic để làm ánh sáng và tăng cường các phần của hình ảnh. Bộ lọc Add Noise có thể làm biến dạng hình ảnh với nhiễu, trái lại Film Grain, ngay cả ở xác lập cao nhất cung không gây ra tai họa này. Hơn nữa bộ lọc Film Grain còn cho phép ta định rõ một vùng sáng và cường độ có thể thêm nhiễu cho vùng tối của hình ảnh nhiều hơn vùng sáng. Bộ lọc này cho hiệu ứng khá đẹp khi dược dùng cho các ký tự (trên hình ảnh) nhưng chúng ta không coi đây là bộ lọc tạo hiệu ứng đặc biệt hấp dẫn. Ở các xác lập thấp nhất, bộ lọc Film Grain không tạo bất cứ hiệu ứng gì. Bộ lọc dường như làm phẳng màu trong hình ảnh - Xác lập Grain càng cao, màu càng phẳng. Ta thử dùng bộ lọc này xem. Fresco Bộ lọc này rất giống bộ lọc Dry Brush, nhưng có tác dụng tăng cường độ tương phản và làm cho các vùng tối trở nên đậm hơn. Bộ lọc Fresco có cùng các điều khiển như bộ lọc Dry Brush. Mọi xác lập trong bộ lọc này đều tạo ra hình ảnh hữu dụng. Bộ lọc Fresco rất tốt để trừu tượng hoá một hình ảnh và làm sâu sắc thêm độ tương phản.Các màu trở nên rất chói Neon Glow Neon Glow là bộ lọc rất kì quặc. Nó tạo nên màu nhị tông (duotone) hoặc tam tông (tritone) lạ lùng từ hình ảnh, tuỳ thuộc vào các lựa chọn màu của ta. Trừ phi ta muốn một hình ảnh âm bản lạ hoặc ảnh có màu kì dị, còn chúng tôi không dám chắc bộ lọc này có công dụng đáng kể nào. Nếu chọn đúng màu, nó có thể cho ta cảm giác về một thé giới khác trên hình ảnh, và cũng có thể có hiệu quả khi được dùng trên một vùng con hoặc trên kí tự. Nếu có trắng lần lượt là màu Foreground đen và màu Background trắng, ta sẽ nhận được hình ảnh ở thang độ xám, với màu đã chọn ở xác lập "Color" là phần loé sáng. Tuy nhiên cung phải để kiểm tra vùng chọn có một số giá trị rất chói trong đó, nếu ta dùng giá đị dương cho Size. Bộ lọc này hoàn toàn phụ thuộc vào màu. Nó phản ứng lại các xác lập màu Foreground, màu Background và màu thứ ba được chọn trong chính bộ lọc đó. Chọn các màu tương phản để cho kết quả rõ rệt. Paint Daubs Nghe tên gọi, hẳn ta sẽ nghi rằng bộ lọc này tạo hiệu ứng nom như các vệt màu vẽ. Nhưng thật ra không phải vậy. Tuy nhiên,có nhiều xác lập đưa đến kết quả thú vị - mặc dù chúng không phù hợp với cái tên Paint Daubs (các vệt màu vẽ được quệt cẩu thả). Logic của bộ lọc này dường như là sự giao thoa giữa bộ lọc Dust & Scratches với Radius là 16 và Threshold là 0 (tức là các vùng nhoè màu) và bộ lọc Unsharp Mask. Tựa như ta có thể chọn một mức độ làm sắc nét tuỳ ý một sau khi hình ảnh đã được chia thành các vùng màu. Sẽ rất tuyệt nếu áp dụng bộ lọc cho toàn hình ảnh để cách điệu hoá và trừu tượng hoá hình ảnh đó. 126
  36. Khi Brush Size và Sharpness có giá trị ở khoảng giữa, cọ vẽ Sparkle dường như cho hiệu ứng tựa như ta đã dùng bộ lọc Gaussson Blur và bộ lọc Find Edges và sau đó làm sắc nét các đường viền mép. Đó là một vẻ ngoài thú vị. Các giá trị khoãng giữa của Brush Size và Sharpness dường như hữu dụng nhất. Nếu ta định cả Brush Size lẫn Sharpness quá thấp, ta sẽ thấy không có thay đổi gì trong hình ảnh. Palette Knife Bộ lọc Palette Knife tạo hiệu ứng như ta đã vẽ hình ảnh bằng dao trộn màu - nếu ta chọn đúng xác lập và muốn sử dụng dao trộn màu để lại màu vẽ hoàn toàn phẳng trên vãi vẻ. Độ phẳng là điều duy nhất không hay lắm về bộ lọc này. Đó là điều không tự nhiên cho tên của bộ lọc. Bộ lọc cho hiệu ứng tựa như ta đã quệt các vệt màu lên vãi vẻ đã được lót bằng màu đen. Vùng tối nhất trở nên đen tuyền và hình ảnh tựa như tăng thêm độ bão hoà. Bộ lọc có thể giúp cải thiện một ảnh nét trắng đen đon giản. Bộ lọc khá tốt cho toàn bộ hình ảnh hoặc bất kì nơi nào ta muốn dùng bộ lọc Crystallize. Đây còn là bộ lọc lý tưởng cho việc tạo hoạ tiết với cọ vẽ lớn. Nó cung kết hợp tốt với bộ lọc Emboss. Plastic Wrap Bà Maxime Masterfield, trong cuốn Painting the Spirit Of Nature (nhà xuất bản Watson Guptill, 1984) đã mô tả cách sử dụng chất dẻo để tạo hoa văn và độ bóng trong các hình ảnh trừu tượng của mình. Bà thường nghiền bột chất dẻo thành sơn ướt và quệt sơn theo các đường nét mà bà muốn. Thật không may, ta không thể làm thế trên phiên bản điện tử. Nó đi theo các đường viền trong hình ảnh hơn là ngược lại. Tuy nhiên,bó vẫn có thể dùng để tạo độ bóng cho một phần hình ảnh hoặc làm cho toàn hình ảnh có vẻ ngoài có chiều rõ rệt. Bộ lọc Plastic Wrap còn giúp tăng cường hiệu ứng nghệ thuật ở đường nét đơn giản. Bộ lọc này cho hiệu ứng rất tuyệt khi áp dụng cho các chữ. Nếu ta lọc một hình ảnh màu đậm theo các xác lập cao nhất,ta nhận được dạng ngôi sao. Lọc lại lần nữa tạo một đốm chất dẻo rất thú vị. Nếu lấy một phần của đốm này và tạo mẫu hoa văn không có đường nối, ta có thể được một bản đồ mấp mô hoặc bản đồ chuyển vị. Poster Edges Bộ lọc Poster Edges phân tích hình ảnh theo các màu riêng và bổ sung chi tiết đen xung quanh các mép.Mọi xác lập đều tạo thay đổi khả kiến trong hình ảnh. Bộ lọc này rất có ích khi ta muốn có một hiệu ứng tranh khắc gỗ. ta có thể nhận được kết quả tương tự bằng cách dùng bộ lọc HighPass ở xác lập 1.6 cùng với lệnh Thereshold và đặt hình ảnh chồng lên bản gốc trong chế độ Multiply. Rough Pastels Bộ lọc Rough Pastels, phản ứng với các kết cấu (Texture) cài sẵn bên trong bộ lọc, hoặc có thể dùng bộ lọc khác làm bộ lọc kết cấu. Muốn tạo hiệu ứng mới lạ, ta có thể áp dụng một bộ lọc bất kỳ cho bản sao hình ảnh. Sử dụng bản sao bộ lọc này đã làm kết 127
  37. cấu khi ta được hỏi muốn chọn kết cấu nào cho bộ lọc Rough Partels. Bộ lọc Rough Partels có thể giúp cải thiện một ảnh nét trắng đen đơn giản và tạo hiệu ứng đẹp mắt với chữ. Ngoài ra, nó rất hiệu quả khi cần tạo các kết cấu hoa văn trên một hình ảnh trắng được điền đầy với nhiễu từ nhẹ đến vừa. Đây là bộ lọc rất phức tạp với nhiều tham số ta có thể thay đổi. Tham số quan trọng nhất là Texture, có thể tạo một khác biệt lớn cho kết quả cuối cùng. Bộ lọc Rough Pastels cho hiệu ứng với kết cấu gạch (Brick) rất khác so với kết cấu hiệu ứng với kết cấu vải thô (Burlap). Ta có thể thay đổi kết cấu này bằng cách thay đổi các tham số Scaling, Amount Of Relief, Ligjjht Direction. Smudge Stick Bộ lọc Smudge Stick tạo hiệu ứng trông tựa như ta cầm miếng giẻ và bôi bẩn lên bản vẽ phấn màu. Với mọi xác lập ở các giá trị tối thiểu, hình ảnh chỉ hơi có vẻ bị nhoè và vấy bẩn. Các màu bị giảm và bị chà lẫn vào nhau. Bộ lọc Smudge Stick là loại bộ lọc tạo kết cấu rất tốt khi được dùng trên hình ảnh trắng đã có gan nhiễu. Sponge Bộ lọc Sponge tạo hiệu ứng trông tựa như ai đó chấm nhẹ sơn lên hình ảnh. Lượng sơn và kích cỡ miếng bọt xốp (sponge) có thể điều khiển được. Đây là một trong những bộ lọc cách điệu hoá thành công hơn cả. Chọn cọ vẽ cỡ nhỏ và một giá trị Smoothness thấp tạo hiệu ứng rất hấp dẫn - cả hai có hoặc không có giá trị xác lập Definition cao. Cỡ cọ vẽ lớn với giá trị Smoothness cao tạo hiệu ứng trông tựa như hiệu ứng lọc Median. Điều đó tạo nên hiệu ứng giấy nổi hạt tuyệt diệu khi được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần cho ảnh màu thuần nhất, hãy dùng bộ lọc Sponge theo cách thông thường hoặc sử dụng kết cấu trùng lặp hoặc kết cấu trong kênh làm "giấy", y như kiểu ta vẫn làm trong Painter. Underpainting Khó có thể nói hết về công dụng của bộ lọc Underpainting. Sử dụng kết cấu Canvas và cọ vẽ cỡ nhỏ với xác lập Texture Coverage cao nhất, ta nhận một ảnh thực đến mức ta nghi rằng sơn vẫn còn ướt. Hình ảnh hoàn toàn nom như thể ta đã phát thảo các chi tiết với lớp sơn mỏng trên vãi vẽ. Nó còn giúp cải tiến một ảnh nét trắng đen đơn giản. Ta có thể dùng bộ lọc này một cách chính xác như khi ta sơn lót theo kiểu truyền thống và thêm vào chi tiết lấy từ ảnh gốc. Watercolor Nếu căn cứ vào tên, ta có thể nghi rằng bộ lọc Watercolor làm cho hình ảnh trông tựa như được vẽ bằng màu nước, nhưng thật ra không phải như vậy. Các kết quả của bộ lọc Watercolor rất giống với kết quả của bộ lọc Fresco, nhưng bộ lọc Fresco thêm nhiều biên dạng xung quanh dường viền của hình dạng nào nó nhận diện được. 128
  38. Bộ lọc Watercolor tìm kiếm các hình dạng và đơn giản hoá màu sắc. Nó tạo một khoảng biến thiên giá trị và hình dạng rất lý tưởng trong tiến trình đơn giản hoá màu từ "nhiếp ảnh" sang "hội hoạ". Tuy nhiên, dấu hiệu của màu nước thường là cảm giác nhẹ nhõm, thanh thoát, trong khi hiệu ứng tạo thành từ bộ lọc Watercolor lại có màu quá mạnh. Bộ lọc Watercolor tăng cường độ vùng tối trong hình ảnh quá mức, và màu ở hiệu ứng cuối cùng cực kỳ mạnh và chói. Tuy vậy, bộ lọc này khá thông dụng, bởi lẽ nó giúp ta tạo một kiểu trông tựa như màu nước trong Photoshop theo cách dễ dàng nhất - nhưng nếu tô vẽ với tuỳ chọn Wet Edges trong Palette Brush,ta cung sẽ nhận được một hình ảnh rất gần với ảnh vẽ bằng màu nước. Một biến thể thú vị trên bộ lọc Watercolor là lọc hình ảnh với giá trị Texture bằng 1 và sau đó bản sao khác của ảnh gốc với Texture bằng 3 ( và nhớ chọn chế độ Blending là Difference ). 3.3. Bộ lọc Blur Nhóm bộ lọc Blur được dùng để làm giảm độ chênh lệch màu giữa các điểm ảnh kề nhau. Tuỳ vào từng bộ lọc cụ thể mà ta có thể chọn bán kính một điểm ảnh để làm nhoè. Nhóm bộ lọc Blur có thể được sử dụng trong linh vực tạo ảnh (production) hoặc tạo hiệu ứng đặc biệt, tuy có vài bộ lọc, chẳng hạn Radial Blur, có khuynh hướng hữu dụng hơn trong lĩnh vực tạo hiệu ứng đặc biệt. Blur More Bộ lọc Blur Mode áp dụng độ nhòe cao hơn đôi chút so với bộ lọc Blur. Sử dụng bộ lọc này để làm nhoè đường viền hình ảnh một cách tinh tế. Gaussion Blur Bộ lọc Gaussion Blur là một trong các bộ lọc cơ bản và hữu dụng nhất. Đây là bộ lọc chủ yếu được sử dụng để tạo bóng đổ lệch và cung rất hữu dụng khi ta cần khử răng cưa đường viền nơi chúng gặp nhau. Bộ lọc Gaussion Blur giảm độ chênh lệch màu giữa các điểm ảnh kề nhau và giúp loại bỏ hạt nổi trên bề mặt. Nó còn được dùng để làm nhoè vùng tối để tạo bóng đổ lệch. Ta có thể dùng bộ lọc Gaussion Blur sau khi áp dụng bộ lọc Add Noise để làm dịu bớt nhiễu của hình ảnh gốc để có hiệu ứng tương tự như vẽ trên màu ngà. Motion Blur Bộ lọc Motion Blur làm nhoè hình ảnh tựa như máy ảnh hoặc đối tượng chụp đã chuyển động khi ta bấm máy. Thật thú vị khi chúng ta cố thử tái tạo bằng kỹ thuật số một hình ảnh mà có thể chúng ta sẽ quẳng sang một bên nếu đó là ảnh chụp. Bộ lọc được dùng để bổ sung chuyển động cho hình ảnh. Nếu ta chỉ muốn tạo tính chuyển động cho một phần của hình ảnh hoặc đối tượng chính trên hình ảnh. Radial Blur 129
  39. Bộ lọc Radial Blur làm cho hình ảnh bị nhoè bằng cách vặn hoặc xoáy nhanh hình ảnh tựa như ta dang thực hiện một cú nhảy trong không gian. Đây rõ ràng là loại bộ lọc tạo hiệu ứng đặc biệt. Mô phỏng hiệu ứng xoáy trong không gian có lẽ là cách dùng nhiều nhất ở bộ lọc này. Tuy nhiên,ta hoàn toàn có thể áp dụng nó bất kỳ nơi nào ta muốn xoắn hoặc phóng to ảnh nhoè. Hãy thử dùng Radial Blur trên kết cấu đã tạo với bộ lọc Motion Blur. Nếu chọn Spin Blur với Amount hơi cao và đặt tâm vùng xoáy (bằng cách nhấp và kéo mouse trong hộp Blur) ở góc dưới bên phải hình ảnh ta sẽ nhận được hiệu ứng rất tinh tế có thể làm phông (nền) rất tốt. Cũng có thể dùng Gaussion Blur để gọt nhẵn hình ảnh đi đôi chút. Smart Blur Bộ lọc Smart Blur tìm đường viền trong hình ảnh và chỉ làm nhoè phần bên trong phạm vi một đường viền. Cách xác lập tham số quyết định nơi Photoshop "tìm thấy" đường viền. Đây là bộ lọc sản xuất tuyệt hảo giúp ta loại bỏ hạt (Grain) trong vùng có tông màu hồng nhạt (màu thịt tươi). Do các hiệu ứng lọc được cục bộ hoá, nên ta sẽ không nhận được hiệu ứng "vấy bùn" có thể tạo thành từ bộ lọc Gaussion Blur. Định Threshold ở giá trị thấp và Radius cũng hơi thấp (có thể cao hơn giá trị Threshold). Các tuỳ chọn Mode gồm: Normal, Edge only và Overlay Edge. Hiệu ứng Edge only và Overlay Edge với Threshold cao sẽ chỉ thấy ở các dạng hình chính trong hình ảnh. Điều này giúp biến hình ảnh thành đường nét (tức biên dạng – outline) hoặc có thể để làm mặt nạ. Ta còn có thể có được những bản phác thảo khá đẹp bằng công cụ Pencil từ hiệu ứng này. Trong chế độ Edge only bộ lọc Smart Blur hoạt động tương tự một bộ lọc Find Edge "thông minh". 3.4. Bộ lọc Brush Stroke Nhóm bộ lọc Brush Strokes, đặc tính mới trong photoshop, là một phần của tập hợp bộ lọc Gallery Effects. Không có bộ lọc nào trong nhóm này hoạt động trong chế độ CMYK hoặc Lab, và tất cả đều có khung ảnh xem trước nhỏ lồng trong hộp thoại bộ lọc. Công dụng tuyệt vời nhất của nhóm bộ lọc này là cách điệu hoá hình ảnh hoặc tạo kết cấu. Mọi thành viên trong nhóm đều làm việc tuyệt hảo trên hình ảnh trống có hiệu ứng lọc Add Noise. Hãy bắt đầu quá trình tạo nhiều mẫu kết cấu lý thú từ nhóm bộ lọc này. Accented Edges Accented Edges là một bộ lọc Edges khác, tương tự bộ lọc Find Edges. Nhưng nó có thể dùng để thêm kết cấu cho hình ảnh - do vậy nó được xếp vào nhóm Brush Strokes. Bộ lọc Accented Edges dường như tạo hiệu ứng đẹp nhất khi Edges Width có giá trị thấp - đường viền lớn sẽ huỷ hoại hình ảnh.Với Edges Width rất thấp còn Brightness và Smoothness ở giá trị cực tiểu, hình ảnh bị tối nhưng giàu vân kết cấu, nom gần như một 130
  40. bức tranh khắc gỗ. Khi Edges Width nhỏ,nhưng Brightness và Smoothness cực đại,ta hầu như có cảm giác như thể ta đang nhìn vào một lớp Chrome lỏng có màu. Angled Strokes Bộ lọc Angled Strokes làm cho hình ảnh trông giống như ta đã quệt cọ vẽ sơn dầu theo đường chéo trên vải vẽ. Hiệu ứng tạo ra rất đẹp, với vệt vẽ sắc nét và dài, mặc dù mọi xác lập trong bộ lọc này đều tạo ra kết quả.Angled Strokes là một trợ thủ đắc lực trong việc nhận diện những vùng chính trên hình ảnh. Crosshatch Bộ lọc Crosshatch là một trong các bộ lọc được ưa thích nhất. Nó có thể cho hiệu ứng rất hấp dẫn ở hầu hết các xác lập (đặc biệt là các giá trị trung bình) và tạo ra nhiều kết cấu đáng yêu. Bộ lọc Crosshatch làm cho hình ảnh trông tựa như cọ vẽ được quệt theo các góc chéo trên vải vẽ. Nó còn có thể tạo ấn tượng về một kiểu dệt ngẫu hứng. Dark Strokes Bộ lọc Dark Strokes tương tự bộ lọc Angled Strokes, nhưng không thấy rõ các vệt cọ vẽ. Các vệt cọ vẽ tương đối dịu dàng và tinh tế (đặc biệt với một giá trị White Intensity thấp). Bộ lọc Dark Strokes cho phép có nhiều khả năng chi phối màu hơn trong kết quả cuối cùng. Đây không phải là một trong số các bộ lọc được ưa chuộng do nó quá giống với các bộ lọc khác trong nhóm này mà không bổ sung thêm hiệu ứng đặc biệt nào Ink Outline Bộ lọc Ink Outline rất giống bộ lọc Dark Stroke, nhưng nó cho phép ta điều khiển chiều dài vệt cọ hơn là hướng vệt cọ. Bộ lọc Ink Outline luôn tạo hiệu ứng tô vẽ đan chéo nhau (cross - hatching) nhưng nếu chiều dài vệt vẽ ngắn, hiệu ứng này bất khả kiến. Spatter Bộ lọc Spatter có khả năng giúp cải tiến một ảnh nét trắng đen đơn giản. Bộ lọc này cho hiệu ứng đẹp mắt khi được dùng với văn bản. Ở các giá trị Smoothness thấp, hiệu ứng lọc Spatter trong tựa như ai đó ép hình ảnh qua cọ phun (Airbrush) và nhận được các điểm sơn nhỏ lấm tấm trên bề mặt. Với Smoothness cao hơn, sẽ rất tuyệt nếu dùng Spatter tạo ảnh phản chiếu từ mặt nước. Sprayed Strokes Bộ lọc Sprayed Strokes có thể giúp cải tiến một ảnh nét trắng đen đơn giản. Đó là một trong số ít các bộ lọc "phác vẽ" cho phép ta vẽ phác lên hình ảnh theo chiều ngang hoặc chiều thẳng đứng. Bộ lọc Sprayed Strokes hoạt động tốt ở hầu hết các xác lập với điều khiển Strokes Radius được duy trì ở một giá trị thấp, cũng tương tự bộ lọc Dark Strokes. Spatter và Ink Outline. Sumi-e 131
  41. Bộ lọc Sumi-e là bộ lọc tạo kiểu chữ đẹp, rất hiệu quả trong việc tạo hiệu ứng đặc biệt và hiệu ứng với ký tự. Ở đây Strokes Pressure là xác lập điều khiển chính. Nó làm cho sự khác biệt trong hiệu ứng lọc của bộ lọc này trở thành độc nhất và lặp lại phần lớn hiệu ứng của các bộ lọc khác thuộc nhóm này. 3.5. Bộ lọc Distort Nhóm bộ lọc Distort bao gồm một số bộ lọc có khả năng biến đổi hình ảnh của ta thành một cụm điểm ảnh rối rắm, lộn xộn. Chúng uốn lượn thành làn sóng, chạy theo đường Zigzag, tạo hình cầu, gợn sóng, xê dịch, và nói chung làm rối loạn nội dung của hình ảnh để tạo hiệu ứng đặc biệt. Diffuse Glow Bộ lọc Diffuse Glow thêm một quầng sáng tinh tế hoặc không quá tinh tế - cho các vùng của hình ảnh. Bộ lọc Diffuse Glow là một trong các bộ lọc gốc Gallery Effect, và việc nó được xếp vào nhóm "Distort" là một hiện tượng lạ, vì trên thực tế nó chẳng hề làm thay đổi cấu trúc hình học của hình ảnh, như hầu hết bộ lọc chung nhóm sẽ làm. Khi định cả ba xác lập điều khiển ở giá trị thấp nhất, hình ảnh sẽ biến mất - bộ lọc thay thế toàn bộ hình ảnh với màu Background. Chọn giá trị cao nhất cho cả ba xác lập điều khiển này có thể vẫn cho ta một hình ảnh hữu dụng. Bộ lọc Diffuse Glow có thể được áp dụng cho toàn hình ảnh hoặc cho các vùng chọn lọc và cho kết quả tốt, đồng thời cũng khá tốt khi dùng cho ký tự. Displace Displace là một bộ lọc rất phức tạp. Nói ngắn gọn,bộ lọc này đọc một hình ảnh thứ hai và dịch chuyển từng điểm ảnh trong hình ảnh được lọc tương ứng với giá trị trong bản đồ chuyển vị. Các điểm ảnh đen trắng trong bản đồ chuyển vị có hiệu ứng mạnh nhất. Chúng làm cho mọi điểm ảnh phải chuyển dịch với số lượng cực đại theo chiều ngược lại. Giá trị xám trung bình (128) trong Displacement Map không gây ra sự dịch chuyển. Bộ lọc Displace được dùng để tạo hiệu ứng đặc biệt. Ta có thể tạo ra kết quả hiện thực tựa như hình ảnh được hình qua gương hoặc qua nước. Ta còn có thể tạo hiệu ứng hoang dã, rối rắm bằng cách sử dụng một trong các bản đồ chuyển vị được tạo sẵn và được lưu giữ trong mục Plug-Ins/Filter. Sử dụng ảnh màu hoặc ảnh Grayscale làm bản đồ chuyển vị với điều kiện là ảnh còn được lưu theo dạng thức Photoshop. Tuy nhiên, không nên dùng hình ảnh có lớp làm bản đồ chuyển vị, bởi lẽ điều này sẽ đưa đến kết quả không mong đợi. Ta có thể nhận được các kết quả rất thú vị bằng cách sử dụng chính hình ảnh hoặc phiên bản được lọc ngược của hình ảnh làm bản đồ chuyển vị. Glass Là thành viên của tập hợp bộ lọc gốc Gallery Effect, Glass, về khái niệm tương tự bộ lọc Displace, thực hiện một tác động rất gần với tác động của bản đồ Displacement (chuyển vị). Tuy nhiên, bộ lọc Glass được thiết kế để mô phỏng hiệu ứng quan sát hình ảnh qua một tấm kính. Nó có thể được dùng để cải tiến ảnh nét trắng đen đơn giản, mặc 132
  42. dù trước tiên ta cần bổ sung them nhiễu hoặc bóng che cho hình ảnh. Bộ lọc Glass khá tốt khi dùng trên chữ tạo kết cấu. Ocean Ripple Bộ lọc Ocean Ripple thuộc nhóm Gallery Effects, thực hiện một chuyển vị trên hình ảnh. Nó được thiết kế để làm cho hình ảnh trông tựa như ở dưới nước. Cũng có thể nhận được hiệu ứng tương tự với bộ lọc Glass, nhưng với Glass, ta có nhiều khả năng chi phối kết quả lọc cuối cùng hơn. Bộ lọc Ocean Ripple không cho phép ta chọn bản đồ chuyển vị dùng cho hiệu ứng. Nó có thể giúp cải tiến ảnh nét trắng đen đơn giản và cho hiệu ứng đẹp mắt trên chữ. Pinch Bộ lọc "làm phồng và ép chặt", Pinch có thể thu nhỏ vùng được chọn bằng cách "siết lại" ở tâm hoặc làm cho lớn hơn bằng cách "bơm phồng" qua tâm vùng chọc. Có thể dùng bộ lọc này để chỉnh sửa hình ảnh chụp theo nhiều cách khác nhau nếu ta có đôi tay cẩn thận và tạo vùng chọn hợp lí. Ta có thể dùng bộ lọc Pinch để thu nhỏ kích cỡ mũi hoặc môi đối tượng được chụp ảnh, hoặc làm tăng kích thước đôi mắt. Tất nhiên, nó còn được dùng để tạo hiệu ứng đặc biệt. Polar Coordinates Polar Coordinates là bộ lọc chuyên tạo hiệu ứng đặc biệt có một số ứng dụng không rõ ràng. Nó sắp xếp lại các điểm ảnh trong hình ảnh tựa như chúng đang di chuyển từ kiểu bố trí hình chữ nhật sang kiểu bố trí cực (Rectangular to Polar) hoặc ngược lại (ta hãy hình dung sự khác biệt khi xem bản đồ thế giới với dạng mặt phẳng hình chữ nhật hoặc dạng quả địa cầu phẳng). Dùng bộ lọc này để tạo các hiệu ứng hoa dại đầy ấn tượng bằng cách tái tạo hình dạng hình ảnh. Hoặc dùng Polar Coordinates tạo đường tròn đồng tâm từ đường thẳng (Rectangular to Polar) hoặc tạo mẫu lợp ngói không có đường nối ở hai phía (Polar to Rectangular). Ta có thể nhận được các kết quả độc đáo, không kết quả nào giống kết quả nào. Nếu đang làm việc trong một không gian toạ độ, hãy chuyển sang không gian kia, vẽ thêm đôi chút và chuyển đổi Ripple Bộ lọc này rất giống bộ lọc Ocean Ripple. Tuy nhiên đây là một trong các bộ lọc riêng của Photoshop, còn bộ lọc Ocean Ripple thuộc nhóm Adobe Gallery Effects. Ứng dụng giống nhau, nhưng kết quả - tuy cả hai đều tạo dạng sóng - có hơi khác nhau. Bộ lọc Ripple rất thích hợp khi cần mô phỏng vân đá cẩm thạch. Shear Bộ lọc Shear làm cong méo hình ảnh theo chiều thẳng đứng học theo một lưới. Hộp thoại hơi dễ nhầm lẫn, nhưng với nó,ta có thể tạo ra nhiều đường cong đa dạng cũng như tạo hiệu ứng đường thẳng. Bộ lọc Shear rất hữu dụng cho việc tạo hoa văn nếp trên y phục. Nếu cần áp dụng bộ lọc theo chiều ngang, chỉ cần đổi hướng hình ảnh (Image - Rotate - Cloock wise), áp dụng bộ lọc này, sau đó quay hình ảnh lại vị trí ban đầu. 133
  43. Spherize Bộ lọc Spherize làm phồng vùng chọn hoặc tạo ra dạng hình cầu trên hình ảnh. Bộ lọc hoạt động theo chiều ngang, dọc, hoặc cả hai. Spherize chỉ hữu dụng cho các hiệu ứng đặc biệt. Nó không bổ sung ánh sáng cho hình cầu như các bộ lọc FPT Glass Lens, Spherize cũng rất hữu dụng để tạo giọt nước. Twirl Bộ lọc Twirl có thể làm cho hình ảnh hơi bị xoắn hoặc có thể đặt một vùng xoáy vào tâm hình ảnh. Twirl lấy các điểm ảnh trong hình ảnh và khuấy chúng tựa như khuấy chất lỏng. Kết quả tuỳ thuộc vào các xác lập được chọn, có thể nom tựa như ta khuấy sôcôla với bột làm bánh theo kiểu quay tròn. Bộ lọc này rất hữu dụng để tạo các hiệu ứng mẫu hoa văn không có đường nối khi được dùng để xoay tròn vùng nơi các vùng xoáy gặp nhau. Wave Bộ lọc Wave là phức tạp nhất trong số các bộ lọc riêng của Photoshop. Nó có nhiều tham số hơn hầu hết các bộ lọc khác. Wave rất hữu dụng để tạo mẫu kết cấu, nhưng có thể xoá toàn bộ nội dung của hình ảnh. Wave còn được dùng để mô phỏng vân đá cẩm thạch. Các xác lập của bộ lọc đều không có "logic" thực, ta cần thử nghiệm từng giá trị một cho đến khi có kết quả vừa ý. Zigzag Bộ lọc Zigzag là một cách khác để thêm các gợn sóng, hoặc sóng nhỏ, vào hình ảnh, cũng tương tự các bộ lọc tạo sóng khác, nhưng Zigzag hoạt động chủ yếu trên mọi loại đường tròn đồng tâm. Đây là bộ lọc lý tưởng để tạo hiệu ứng sóng gợn lăn tăn khi ném đá xuống dòng sông. 3.6. Bộ lọc Noise Nhóm bộ lọc Noise được dùng để chuẩn bị ảnh in ra và tạo hiệu ứng đặc biệt. Chúng thuộc nhóm bộ lọc có giá trị nhất và thông dụng nhất trong tập hợp bộ lọc riêng của Photoshop. Các bộ lọc này có thể thêm vào lẫn loại bớt nhiễu khỏi hình ảnh (Noise) được định nghĩa là các điểm ảnh dư vốn có nguồn gốc, hoặc là hạt trên phim, hoặc là các khuyết tật khác chẳng hạn bụi bẩn dính vào ảnh gốc. Add Noise – Bộ lọc Add Noise dùng để gán một kiểu kết cấu nào đó vào hình ảnh bằng cách phun bụi lấm chấm. Add Noise tạo những kết quả mà về cơ bản là giống nhau, bất kể nội dung hình ảnh là gì. Bộ lọc Add và một hình ảnh trắng thường là nền tảng cho nhiều mẫu kết cấu thú vị. Nó được dùng để che giấu những "tiếp xúc" của màu phẳng lên một hình ảnh, lên những vùng nơi hình ảnh cần phải được tạo hiệu ứng nổi hạt lại, và bên trong từng kênh riêng biệt để giữ không cho các Gradient kết hợp lại (bằng cách gán một lượng nhiễu nhỏ nhưng khác biệt cho mỗi kênh). 134
  44. Despeckle – Bộ lọc Despeckle được dùng để loại bỏ các bit nhiễu từ bên ngoài ra khỏi hình ảnh sau khi ảnh được quét - và thường trước khi chỉnh màu. Đây là bộ lọc kiểu một bước không có tham số. Tuy nhiên, Despeckle có thể được áp dụng nhiều lần. Nó gọt nhẵn những biểu đồ cột bị hư hại, và giúp hồi phục lại các giá trị bỏ sót. Dust & Scratches – Bộ lọc Dust & Scratches giúp loại bỏ các khiểm khuyết khỏi hình ảnh. Nó được dùng tốt nhất trong các vùng chọn nhỏ. Bởi lẽ nó thực hiện động tác làm nhoè trong một vùng chọn và cố làm màu trong vùng được chọn này hoà trộn (blend) vào vùng được chọn khác. Tuy nhiên, có thể dùng Dust & Scratches rất hiệu quả để tạo hiệu ứng đặc biệt, bằng cách định Radius đến 16 (cực đại) và Threshold (cực tiểu). Ở các xác lập này bộ lọc làm mờ hoàn toàn hình ảnh trong khi vẫn giữ lại vùng sáng của hình ảnh mà không quệt nhoè chúng theo cách thức như bộ lọc Gaussian Blur vẫn làm. Median – Là một trong các bộ lọc gốc Photoshop, Median là nguyên mẫu của của bộ lọc Watercolor. Nó chọn màu "trung bình" của vùng chọn cho khoảng cách Radius & Scratches, nhưng nó không có nhiều xác lập điều khiển, do đó Dust & Scratches tốt hơn khi dùng để chuẩn bị ảnh in. Nhóm bộ lọc PIXELATE Nhóm bộ lọc Pixelate làm việc bằng cách chia hình ảnh thành nhiều cụm điểm ảnh - các khối vuông (bộ lọc Mosaic), khối không đều (Crystallize), điểm ngẫu nhiên (Mezzotint), v.v Tất cả đều cách điệu hoá hình ảnh với những xác lập ở giá trị thấp, và có thể huỷ hoại nội dung hình ảnh khi có giá trị xác lập cao. Color Halftone – Bộ lọc Color Halftone thay đổi hình ảnh của ta thành ảnh màu in báo với chất lượng không cao. Ta có thể hỏi, tại sao? Cơ bản thì đây là một hiệu ứng đặc biệt. Nó không có giá trị như một công cụ sản xuất. Bộ lọc Color Halftone làm cho hình ảnh trông tựa như chuyện tranh hài hước, ta có thể chọn kích cỡ và góc độ cho các điểm nửa tông. Lời đề nghị của chúng tôi là không nên thay đổi góc nghiêng mành (Screen Angle) mặc định trừ khi ta có lý do hợp lí để làm điều đó. Crystallize – Bộ lọc Crystallize biến đổi hình ảnh thành các ô màu hoặc dạng tổ ong dựa trên màu hình ảnh. Đây là bộ lọc tạo hiệu ứng đặc biệt có thể khiến cho hình ảnh của ta trong rất khác. Crystallize là bộ lọc rất hữu dụng để tạo các phiên bản cách điệu hoá của hình ảnh, hoặc để sử dụng trong một kênh sau đó dùng kênh này làm mặt nạ để áp dụng bộ lọc khá. Những bóng xám được tạo thành sẽ làm thay đổi kết quả bộ lọc theo cách dường như rất ngẫu nhiên. 135
  45. Facet – Bộ lọc Facet loại bỏ một phần sự sắc nét ở đường viền của các phần tử ảnh. Đây là bộ lọc one-Step (một bước) có thể phải áp dụng vài lần cho đến khi ta thấy kết quả. Bộ lọc Facet là loại tạo hiệu ứng đặc biệt. Fragment – Bộ lọc Fragment là kiểu bộ lọc một bước (One-Step) tạo hiệu ứng như thể hình ảnh của ta đã qua một trận động đất 4.2 độ Richter (rung lắc mạnh nhưng chưa đủ để huỷ hoại). Mezzotint – Bộ lọc Mezzotint là một cố gắng không mấy thành công trong việc sao chép quy trình truyền thống tạo ra bản in bằng phương pháp khắc nạo (Mezzotint). Có thể dùng Mezzotint trong lĩnh vực tạo hiệu ứng đặc biệt nhưng hình ảnh nhận được lại quá thô nên không thể dùng như một mezzotint. Kết quả có thể tốt hơn nếu ta dùng tuỳ chọn Deffusion Dither trên chế độ chuyển đổi Bitmap và tạo một mezzotint thang độ xám. Nếu ta cần bản in mezzotint màu, cần chia tập tin của ta thành nhiều kênh thành phần (chọn Split Channels trong palette Channels - tất cả các lớp cần được trộn (merge) hoặc ép phẳng trước, nếu ta muốn làm việc với chúng). Đổi từng kênh sang chế độ Bitmap sau đó trở về chế độ Grayscale, và tái kết hợp chúng bằng cách chọn Merge Channels trong palette Channels. Mosaic – Bộ lọc Mosaic biến đổi hình ảnh của ta thành những điểm ảnh lớn - các khối màu thuần. Nó tìm màu trung bình trong khối kích cỡ ta chọn và dùng màu này để tạo khối. Kết quả tạo thành từ bộ lọc Mosaic là một phiên bản trừu tượng của hình ảnh, cung tương tự hiệu ứng Crystallize tạo ô hình đa giác. Bộ lọc Mosaic rất hữu dụng để đơn giản hoá một hình ảnh hoặc phông (nền). Pointillize – Bộ lọc Pointillize biến hình ảnh thành các chấm nhỏ - tựa như tranh vẽ theo kỹ thuật pointillism (tranh cẽ bằng những chấm li ti màu sắc khác nhau và mắt thường thấy như một sự pha trộn màu) xủa Georges Seurat. Điều đó có thể tạo một hiệu ứng cách điệu đáng yêu. Đây là kiểu bộ lọc tạo hiệu ứng đặc biệt, và cung có thể dùng để tạo kết cấu. 3.7. Bộ lọc render Nhóm bộ lọc Render hiệu ứng đặc biệt với ánh sáng. Chúng thêm các đám mây, ánh loé từ thấu kính, và các hiệu ứng chiếu sáng. Đây là loại bộ lọc có cường độ tính toán mạnh nhất trong Photoshop. Clouds – Clouds là bộ lọc duy nhất làm việc trong một lớp trắng hoàn toàn trong suốt. Bộ lọc này thay thế bất kỳ dữ liệu hình ảnh nào đang hiện diện và tuyệt đối không lấy dữ liệu hình ảnh để tính toán. Ta có thể dùng Clouds tạo ra môi trường có mây, chẳng hạn bầu trời, khói, sương mù. Kỹ thuật tốt nhất là áp dụng Clouds cho một lớp trắng, sau đó đưa lớp này vào hình ảnh. 136
  46. Difference Clouds – Bộ lọc Difference Clouds lấy bộ lọc Clouds sử dụng màu Background và màu Foreground để áp dụng tính toán Difference cho hình ảnh hiện hữu. Khi bộ lọc tạo các đám mây, thay vì nhìn thấy màu mây, ta chỉ nhìn thấy được sự khác nhau giữa màu mây và điểm ảnh trong hình ảnh. Điều đó có thể đưa đến nhiều kết quả rất đẹp, nhưng Difference Clouds chỉ là kiểu bộ lọc tạo hiệu ứng đặc biệt. Chú ý : Bộ lọc này không làm việc với hình ảnh thuộc chế độ Lab Lens Flare – Bộ lọc Lens Flare mô phỏng hiệu ứng tia sáng mặt trời chiếu phải thấu kính máy ảnh khi chụp ảnh. Đó là loại "hiệu ứng thực" mà có lẽ ta sẽ vất bỏ phim âm bản nếu gặp phải, nhưng trong kỹ thuật số ta lại tạo hiệu ứng này. Thực ra, bộ lọc Lens Flare tạo ra hiệu ứng rất gọn và hữu hiệu. Ta có thể giữ hiệu ứng này ở trạng thái luôn biến đổi bằng cách áp dụng Lens Flare trong một lớp chỉ được điền với màu xám trung hoà và chế độ Blending là Overlay, Soft hoặc Hard Light. Bằng cách đó ta có thể điều khiển cách thức Lens Flare kết hợp với phần hình ảnh còn lại. Lighting Effects – Bộ lọc Lighting Effects, cùng với bộ lọc Wave, là loại phức tạp nhất trong tập hợp bộ lọc gốc Photoshop. Bộ lọc này cho phép ta thay đổi ánh sáng chiếu trong hình ảnh, bổ sung vân kết cấu và hiệu ứng chạm nổi. Lighting Effects có thể mô phỏng các hiệu ứng của một nguồn sáng hoặc nhiều nguồn sáng tác dụng lên màu sắc trong hình ảnh. Nó còn được dùng làm bộ lọc sản xuất để hiệu chỉnh ánh sáng hoặc hiệu chỉnh các ảnh phức hợp để chúng ăn khớp với nhau hơn. Ta cung có thể dùng bộ lọc này để chạm nổi chữ trên hình ảnh.Photoshop có cài cài sẵn rất nhiều kiểu chiếu sáng,tuy thế ta có thể lưu và tải kiểu chiếu sáng của riêng ta.Đây là bộ lọc gốc gần gũi nhất với một ứng dụng nhỏ trong phạm vi chương trình. Texture Fill – Texture Fill là bộ lọc "hỗ trợ" cho bộ lọc Lighting Effects. Nó mở một hình ảnh thang độ xám (và chỉ thang độ xám) đã lưu theo dạng thức Photoshop, dùng tập tin này làm mẫu tô và tô đầy vào hình ảnh. Bộ lọc Texture Fill được thiết kế để dùng trên một kênh mà sau đó sẽ trở thành kenh chứa kết cấu cho bộ lọc Lighting Effects. 3.8. Bộ lọc Sharpen Nhóm bộ lọc Sharpen là loại định hướng sản xuất giúp nâng cao tiêu điểm của hình ảnh để cải thiện chất lượng ảnh và giúp xử lý hiện tượng hơi lệch khỏi tiêu điểm (bị nhoè) xảy ra khi ảnh biến đổi thành ảnh nửa tông trước khi in ra. Bộ lọc duy nhất ta cần sử dụng là bộ lọc Unsharp Mask. Sharpen – Bộ lọc Sharpen là kiểu bộ lọc một bước áp dụng độ sắc nét không đáng kể, mắt thường khó có thể nhìn thấy được. Sharpen More – Bộ lọc Sharpen More chỉ hơi mạnh hơn bộ lọc Sharpen đôi chút. 137
  47. Sharpen Edges – Về cơ bản đây cung là bộ lọc vô dụng trong nhóm Sharpen. Sharpen Edges là kiểu bộ lọc một bước cho hiệu ứng hầu như không nhìn thấy trừ khi ta có thể xem được từng điểm ảnh riêng rẽ. Unsharp Mask – Unsharp Mask là bộ lọc loại pre-press (chuẩn bị ảnh để in) có ý nghĩa nhất trong tập hợp bộ lọc gốc. Bộ lọc sản xuất này đuợc dùng để thay thế tiêu điểm ảnh bị mất khi ảnh được quét và làm sắc nét hình ảnh trước khi đổi thành ảnh nửa tông. Hầu hết hình ảnh đều đòi hỏi phải làm sắc nét hai "vòng". Thứ nhất,ngay sau khi hình ảnh được quét (hoặc trong quá trình quét) để phục hồi lại tiêu điểm bị mất, và thứ hai là bước cuối cùn trong quy trình hiệu chỉnh màu trước khi chuyển sang chế đội CMYK. Mức độ làm sắc nét ở bước cuối cùng tuỳ thuộc vào sự sử dụng hình ảnh kết quả. Một hình ảnh sắp được biến thành ảnh nửa tông phải sắc nét hơn rất nhiều so với hình anhnh sẽ dùng làm ảnh chiếu phim. Do sự làm nhoè không phải là nghịch đảo của sự làm sắc nét, nên điều quan trọng là không được làm sắc nét quá mức bởi lẽ ta sẽ không còn nhận ra ảnh của mình. Nếu muốn bàn về cách dùng bộ lọc Unsharp Mask một cách đúng đắn chắc phải mất cả một chương. Ở đây chúng tôi chỉ đưa ra một số hướng dẫn chung: 9. Plastic Wrap: làm cho ảnh được vẽ trên một tấm Plastic và những ô gồ gềnh, làm cho ảnh có vẻ ba chiều, nổi trên ảnh. - Highlight Strength : 0-20: phản ánh những gì nhận được (0: không phản ánh) từ Filter Plastic Wrap. - Detail: 1-15: quyết định những phần tử nổi trên ảnh. - Smoothness: độ dày của tấm Plastic. 10. Poster Edges: sẽ tạo cho ảnh bằng màu của chính nó và đưa thêm những chi tiết đen quanh viền. - Edge thickness: 0-10: quản lý màu đen quanh viền của ảnh. - Intersity: quản lý số lượng những viền, (0: chỉ quản lý các vùng màu sậm chính yếu) - Posterization: 0-6 : Quản lý những vùng sẽ tạo Posterization. 0: sẽ tạo những viền của Poster khá lớn 6: ảnh sẽ tạo ít vùng này. 11. Rough Pastele: tác động lên ảnh những mẫu Tenture tạo sẵn giúp làm tăng cường những đường kẻ đơn giản khi dùng trên Tent. - Stroke length: 0-40 - Stroke detail: 0-20 : chỉ định mức tối đa tạo nét cọ kéo theo đường chéo từ góc này đến góc kia với nhiều màu sắc . 0: đường chéo sẽ biến đứt đoạn những màu sắc giữ nguyên. - Stroke detail: 1 (lengh :40) màu sậm trên ảnh di chuyển theo đường ngang. 138
  48. - Tenture: tạo nền tenture - Scaling: 100%; 50%-200%; 100% kích thước gốc. -Relief: 0-50: ảnh hưởng chế độ ba chiều của tenxture. 12. Smudge stick: giống như dùng một miếng vải chùi lên ảnh làm mờ nét phấn hay nét vẽ chì. Khi chỉ định tối thiểu ảnh sẽ như bị nhoè và bụi bặm, những màu sắc như trộn vào màu sắc khác. - Stroke lingth: 1-10 : quyết định chiều dài vệt nhoè, trị nhỏ tạo vùng bóng của ảnh nhiều hơn. - Intensity 1-10: Quyết định mức độ quan sát cho những vùng sáng, trị càng cao sẽ làm cho nhưng vùng sáng càng sáng hơn. 13. Sponge: sẽ thực hiện như dùng một miếng bọt biển (sponge). Vỗ nhẹ vào ảnh, nó làm như có những vệt sơn được vẫy đều lên ảnh. - Brushsize 1-10: quản lý bề rộng của sponge. - Pefinition 1-2: trị càng cao sẽ tạo những vệt màu sậm hơn màu gốc trên ảnh - Smoothness 1-15: tạo nhiều nét gẫy khúc như đường viền, trị thấp nhiều nét gãy, trị lớn giảm nét gãy. 14. Underpainting: tạo hình ảnh thật diệu kỳ. Nhận một bức ảnh mới vẽ xong nước sơn còn ướt . - Tạo Brush Size: 0-40: sử dụng cỡ lớn - Tecture Converage: 0-40: nếu Brush size - Converage thấp, texture xuất hiện như gơn sóng. - Relief:1-50: 15. Water color: sẽ tìm những hình và màu đơn giản, nó sẽ tạo một dãy trị cho những đối tượng theo phương pháp giảm các màu từ một ảnh chụp thành ảnh vẽ. - Brush Detail: 1-14: nhân double ảnh gốc hay chỉ chọn và tạo thành ảnh như ảnh vẽ. Trị 14 giữ nhiều chi tiết. - Shadow Intensity: 1-10, nên chỉ dịnh 1, hoàn toàm mau đen nếu chỉ định cao . 3.9 Bộ lọc Stylize Nhóm bộ lọc Stylize là một trong những nhóm bộ lọc tạo hiệu ứng đặc biệt thông dụng nhất.Chúng trừu tượng hoá hình ảnh được lọc bằng cách thay đổi các màu,tìm kiếm đường viền, hoặc dịch chuyển các điểm ảnh Diffuse – Bộ lọc Diffuse Glow thêm một quầng sáng tinh tế hoặc không quá tinh tế - cho các vùng của hình ảnh. Bộ lọc Diffuse Glow là một trong các bộ lọc gốc Gallery Effect, và việc nó được xếp vào nhóm "Distort" là một hiện tượng lạ, vì trên thực tế nó chẳng hề làm thay đổi cấu trúc hình học của hình ảnh, như hầu hết bộ lọc chung nhóm sẽ làm. Khi định cả ba xác lập điều khiển ở giá trị thấp nhất, hình ảnh sẽ biến mất - bộ lọc thay thế toàn bộ hình ảnh với màu Background. Chọn giá trị cao nhất cho cả ba xác lập điều khiển này có thể vẫn cho ta một hình ảnh hữu dụng. Bộ lọc Diffuse Glow có thể được 139
  49. áp dụng cho toàn hình ảnh hoặc cho các vùng chọn lọc và cho kết quả tốt, đồng thời cũng khá tốt khi dùng ho ký tự. Emboss – Bộ lọc Emboss được dùng để tạo hiệu ứng 3 chiều cho hình ảnh, như thể hình ảnh nổi lên từ phông nền (hoặc được khắc vào đó). Bộ lọc Emboss biến toàn bộ hình ảnh thành xám, ngoại trừ khi ta chọn các giá trị xác lập cao, nó sẽ truy nguyên màu nào xuất hiện. Nếu ta cần trả lại màu cho hình ảnh, ta có thể lọc lớp phông và đặt bản sao hình ảnh màu lên lớp trên cùng để phức hợp trong chế độ Color (hoặc một chế độ nào khác có hiệu lực). Bộ lọc Emboss thường khởi đầu cho việc tạo nhiều hiệu ứng cấu trúc kênh Extrude – Extrude là một bộ lọc hơi kỳ lạ. Nó có thể huỷ hoại rõ rệt nội dung hình ảnh của ta, hoặc có thể trừu tượng hoá hình ảnh ở mức độ tối thiểu. Bộ lọc Extrude tạo nền tảng thích hợp để xử lý ảnh chụp tác phẩm thủ công,chẳng hạn đan hoặc thêu. Nó còn có thể gắn vết rạn nứt vào hình ảnh. Bộ lọc Extrude có khả năng làm cho hình ảnh nom như thể vươn lên trên không với dạng chuỗi hình khối hoặc hình tháp Find Edges – Bộ lọc Find Edges là một trong những bộ lọc hữu dụng nhất của Photoshop, mặc dầu đây là bộ lọc tạo hiệu ứng đặc biệt. Bộ lọc này tham gia tích cực vào nhiều quy trình tạo kết cấu, và có thể tạo những đường viền rất lý thú trong hình ảnh khi được áp dụng ở chế độ Multiply hoặc Screen trong một lớp trên hình ảnh gốc. Tuy nhiên, vì là một lọc một bước nên Find Edges không cung cấp cho ta khả năng chi phối kết quả.Cách duy nhất để tác động đến sự đồng dạng của "đường viền" là trước tiên phải chạy bộ lọc High Pass trên hình ảnh.Sau đó, ta dùng lệnh Threshold trên đường viền để thay đổi có chọn lọc các đường viền để thay đổi có chọn lọc các đường viền này sang màu đen. Xem đường viền trong hình ảnh nổi bật trên nền đen có thể sẽ rất hấp dẫn.Để tái tạo hiệu ứng,ta cần chọn lệnh Insert sau khi đã áp dụng Find Edges Glowing Edges – Glowing Edges là một bộ lọc "cấp trên" của bộ lọc Find Edges. Nó tự động "tìm kiếm đường viền và nghịch đảo". Hơn nữa ta có thể chọn kích cỡ và số lượng đường viền được tìm thấy. Bộ lọc này cho hiệu ứng đẹp mắt khi dùng trên ký tự Solarize – Bộ lọc Solarize làm thay đổi màu cho hình ảnh, tạo hiệu ứng như thể một thế giới khác, bằng cách thay đổi các đường cong của hình ảnh sao cho các giá rị nào sáng hơn 50% sẽ bị nghịch đảo thành đen. Hiệu ứng là tái tạo kỹ thuật nhiếp ảnh có cùng tên bằng kỹ thuật số, hoà trộn hình ảnh dương bản và ảnh âm bản Tiles – Bộ lọc Tiles là bà con họ hàng với bộ lọc Extrude. Có thể coi bộ lọc Tiles là người em hộ hau chiều của bộ lọc Extrude. Tiles làm rạn hình ảnh thành những khối nhỏ với số lượng do người dùng định. Mỗi vùng đen chứa một phần ảnh gốc, lệch khỏi vị trí 140
  50. ban đầu một khoảng cực đại ngẫu nhiên. Ta có thể chọn cách thức ta muốn hình ảnh ở giữa các khối này hiển thị. Nếu chọn hình ảnh không thay đổi, ta thấy hiệu ứng lọc chỉ là những mảng hình ảnh bị xê dịch khỏi vị trí ban đầu. Tiles rõ ràng là bộ lọc tạo hiệu ứng đặc biệt Trace Contour – Bộ lọc Trace Contour có thể dùng để tìm các hình dạng trên hình ảnh. Về khái niêm,nó tương tự bộ lọc Find Edges, nhưng nó chỉ tìm vùng tương phản và gởi chúng đến từng kênh. Ta có thể nhận được các hiệu ứng phức hợp thú vị bằng cách trộn đường viền với hình ảnh gốc. Kỹ thuật này phát huy được hiệu quả trên hình ảnh đơn giản hơn là ảnh chụp Wind – Bộ lọc Wind "thổi" một luồng không khí đến các điểm ảnh trong hình ảnh và quét chúng khỏi vị trí ban đầu theo chiều ngang (nếu ta muốn hình ảnh được lọc theo chiều dọc,hãy xoay hình ảnh trước khi áp dụng bộ lọc ). Bộ lọc Wind thuộc loại tạo hiệu ứng đặc biệt, nhưng cung rất hữu dụng để giúp tạo kết cấu hoặc dùng trên bóng dổ phía sau ký tự. Đây là bộ lọc phải được áp dụng nhiều lần do ta không thể điều khiển lượng hiệu ứng được áp dụng Nhóm bộ lọc gốc SKETCH Nhóm bộ lọc Sketch đều có nguồn gốc từ tập hợp Adobe Gallery Effects. Chúng tượng trưng cho nhiều phong cách nghệ thuật đa dạng, tương tự một hình ảnh vẽ tay sử dụng các bảng pha màu giới hạn. Trong hầu hết các trường hợp, màu Background đã chọn ở hộp công cụ trở thành màu chính trong hình ảnh. Nhóm bộ lọc này có xu hướng đơn giản hoá các hình dạng trong hình ảnh.Nhóm bộ lọc Sketch thường dùng logic của lệnh Find Edges hoặc lệnh Threshold để làm việc.Chúng chỉ áp dụng được cho ảnh Grayscale hoặc RGB. Bas Relief – Bộ lọc Bas Relief giusp đơn giản hoá hình ảnh phức tạp và giúp cải tiến ảnh nét trắng đen đơn giản. Bộ lọc này tạo hiệu ứng đẹp mắt khi được dùng trên các ký tự và là một bộ lọc đáng yêu nếu ta chọn đúng màu cho hình ảnh. Bas Relief tạo hiệu ứng chạm nổi trên hình ảnh - như thể nó đắp nổi hình dạng bên trong nó. Nó dùng màu Foreground cho vùng sáng và màu Background cho vùng tối. Do đó nếu chọn màu quá đậm hoặc các giá trị không tự nhiên cho vùng sáng tối sẽ tạo một hình ảnh không rõ ràng và làm cho hình ảnh bị nhoè nhoẹt. Bộ lọc Bas Relief có thể tạo kết quả tốt ở cả hai đầu thang tỉ lệ Smoothness và Detail. Các xác lập trong ví dụ dưới đây tạo ra hình ảnh tựa như được đúc vào cát.Tuy nhiên.ta cũng nên thử thay đổi Detail đến giá trị thấp nhất thay vì giá trị cao nhất. Nom khá giả tạo, nhưng hiệu ứng thật tuyệt diệu. Charcoal – 141
  51. Bộ lọc Charcoal mô phỏng bản vẽ than trên giấy. Sử dụng màu đen và trắng, ta có thể nhận được một phác thảo rất thuyết phục khi chọn đúng giá trị cho xác lập điều khiển. Bộ lọc này giúp đơn giản hoá những hình ảnh phức tạp. Nó khai thác các vùng có độ tương phản lớn nhất - khác với nhóm bộ lọc "tìm đường viền" Brush Strokes. Bộ lọc Charcoal là một bộ lọc cách điệu hoá/phác thảo tốt nhất. Chalk & Charcoal – Bộ lọc Chalk & Charcoal tạo hiệu ứng vẽ bởi phấn lẫn với than. Chalk (phấn) dùng màu Background và Charcoal (than củi) dùng màu Foreground. Bộ lọc này tìm kiếm những vùng tương phản trong hình ảnh. Ta có thể định hai xác lập Chalk và Charcoal một cách riêng rẽ. Một lần nữa, sự lựa chọn màu lại hỗ trợ cho sự thành công của bộ lọc Charlk & Charcoal, trắng và đen là hai màu tốt hơn hết thảy. 3.10. Bộ lọc Texture Các bộ lọc Texture cung cấp cho hình ảnh dáng vẻ của độ sâu hay tình trạng của vật chất trong thực tế, hoặc bổ sung một dáng vẻ hữu cơ. Craquelure Tạo hiệu ứng trông như ảnh được vẽ trên một bề mặt trát vữa sần sùi, hình thành một mạng lưới rỗ chằng chịt theo các cạnh nền màu. Grain Bổ sung dạng kết cấu vào hình ảnh bằng cách giả lập các loại hạt khác nhau. Mosaic Tiles Làm cho hình ảnh trông như được ghép thành từ nhiều mảnh nhỏ hoặc ghép lặp, đồng thời bổ sung các kẽ hở giữa các mảnh. 142
  52. Patch Work Phá vỡ hình ảnh thành các mảnh vuông được tô bằng màu trội trong khu vực. Stained Glass Chức năng Stained Glass vẽ lại hình ảnh ban đầu bằng các hình đa giác không đều liên kết với nhau. Mỗi hình đa giác có một màu đơn. Texturizer Áp lên hình ảnh một dạng kết cấu do ta chọn hoặc tự tạo. Kết luận: Việc sử dụng các bộ lọc (Filter) phải áp dụng đúng cho từng loại hình ảnh, để các hiệu ứng bộ lọc đạt hiệu quả cao. 143
  53. Filter trong Photoshop Filter là bộ lọc với nhiều hiệu ứng đặc biệt, với filter công việc sử lý ảnh sẽ trở nên đơn giản và tiết kiệm nhiều thời giản hơn. Ngoài các filter cơ bản, Photoshop còn có rất nhiều bộ Filter kèm theo mà các ta có thể cài thêm vào máy tính của ta bất cứ lúc nào. Các Filter này được gọi là Plug-ins Photoshop. Với các filter này đã giúp cho phạm vi sử dụng của Photoshop là không giới hạn. Làm việc với Filter Để sử dụng bộ lọc, ta sẽ chọn nó ở trong menu filter. Những hướng dẫn sau đây sẽ giúp ta chọn các bộ lọc: Các filter sẽ áp dụng cho layer đang được chọn và đang hiển thị. Bộ lọc ta chọn cuối cùng sẽ xuất hiện trên đỉnh trong các mục của menu filter và có thể sử dụng phím Ctrl+F để lặp lại một hiệu ứng vừa Thực hiện. Các bộ lọc không áp dụng được cho ảnh bitmap-mode, indexed – color hoặc các ảnh có kênh 16 bit. Một vài bộ lọc chỉ làm việc trên các ảnh ở chế độ màu RGB. Một vài bộ lọc xử lý trên bộ nhớ RAM. Các bộ lọc Gaussian Blur, Add Noise, Median, Unsharp mask, High Pass, Dust & Scratches và Gradient Map có thể dùng cho các ảnh có kênh 16 bit. Trong các loại filter của Photoshop, mỗi loại sẽ tạo ra một ảnh hưởng khác nhau. Một vài loại filter làm việc theo chế độ photoshop phân tích những pixel trên ảnh hay trên vùng chọn và chuyển đổi nó bằng cách tính toán và tạo ra những sự ngẫu nhiên hoặc theo những khuôn mẫu định sẵn. Đối với Photoshop CS, CS2 thì việc sử dụng các Filter đã trở nên trực quan hơn các phiên bản trước. Các ta có nhìn thấy các hiệu ứng trước khi quyết định chọn chúng. 144
  54. BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài 1: Sử dụng công cụ Eraser Tool để ghép theo hình Mẫu ban đầu Mẫu đã hoàn thành Bài 2: Sử dụng công cụ Eraser Tool để ghép theo hình Mẫu ban đầu Mẫu đã hoàn thành Bài 3: Sử dụng công cụ Eraser Tool để ghép theo hình Các mẫu ban đầu Mẫu đã hoàn thành Bài 4: Sử dụng công cụ Spot Healing Brush, Path Tool, Clone Stamp để xoá các đối tượng được gợi ý như các hình sau: Xoá con thỏ Xoá thuyền- Xoá rác buồm 145
  55. Bài 5: Sử dụng công cụ Spot Healing Brush, Path Tool, Clone Stamp để xoá các đối tượng được gợi ý như các hình sau: Mẫu ban đầu Mẫu hoàn thành Bài 6: Sử dụng công cụ Spot Healing Brush, Path Tool, Clone Stamp để xoá các đối tượng được gợi ý như các hình sau: Xoá nốt ruồi Xoá mụn Xoá mụn Bài 7: Tạo bóng đỗ Mẫu ban đầu Mẫu hoàn thành Bài 8: Ghép các người mẫu lên cầu theo mẫu bằng kỹ thuật mặt nạ (Layer mask): 146
  56. Mẫu ban đầu Mẫu hoàn thành Bài 9: Ghép các người mẫu vào xe theo mẫu bằng kỹ thuật mặt nạ (Layer mask): Mẫu ban đầu Mẫu hoàn thành Bài 10: Sử dụng kỹ thuật mặt nạ (Layer mask) ghép các hình sau theo mẫu: Các mẫu ban đầu Mẫu đã hoàn thành 147
  57. Bài 7. TẠO CÁC ẢNH HOẠT HÌNH CHO WEB Khi thiết kế trang Web với chương trình Photoshop và ImageReady hãy ghi nhớ các công cụ và các tính năng có sẵn trong mỗi trình ứng dụng. ImageReady được thiết kế cho cách trình bày các trang Web. Ta có thể làm việc với các lớp như thể là đối tượng độc lập: lựa chọn, gom nhóm, canh chỉnh và sắp xếp chúng. Ngoài ra đường viền còn có các công cụ và các palette dành cho việc xử lý Web cao cấp và tạo ra các ảnh Web động như hoạt hình. MỤC TIÊU − Trình bày đượcc cách thiết kế trang; − Nêu được cách tạo và phân loại các Slices; − Nêu được các bước tạo hoạt hình dựa trên Layer; − Phân loại các Slices − Tạo được hoạt hình dựa trên Layer − Rèn luyện tính sáng tạo, thẩm mỹ, linh hoạt, cách tổ chức khoa học. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Thiết kế trang Trong ImageReady các kích cỡ tài liệu được xác lập sẵn cho trang và các biểu ngữ, các lưới, các đường hướng dẫn, và các smart guides đơn giản hoá việc trình bày trang. Cả Photoshop và ImageReady cho phép ta đưa nội dung vào trong các kiểu trình bày bằng cách sử dụng Text, công cụ vẽ và công cụ tô. Trong ImageReady, ta có thể sắp xếp và canh chỉnh nội dung bằng cách sử dụng các lớp, các tập hợp layer và các lớp được gom nhóm. 2. Công cụ Sclies Khi bố cục trang của ta đã sẵn sàng để xuất sang web, cả photoshop và ImageReady đều cung cấp công cụ Slice để cho phép phân chia kiểu trình bày trang hoặc các ảnh phức tạp thành các vùng và xác định các xuất hiện xác lập nén độc lập và kích cỡ file nhỏ hơn. 3. Tạo và xem các Slices Một Slice là một hình chữ nhật của một ảnh mà ta có thể sử dụng để tạo ra các liên kết, các hiệu ứng Rollover, và các hoạt hình trong trang Web. Việc phân chia các Slice sẽ cho phép ta điều khiển và tối ưu hoá kích cỡ file cuả ảnh. 148
  58. Ta có thể sử dụng các slice để chia một ảnh nguồn thành các vùng hoạt động. Khi ta đồng thời lưu ảnh và một file HTML, mỗi Slice được lưu dưới dạng file độc lập cùng với các xác lập riêng và bảng màu, các liên kết thích hợp, các hiệu ứng Rollover, và các hiệu ứng động được duy trì. Các slice cũng rất có ích trong khi làm việc với các ảnh vốn chứa các loại dữ liệu khác nhau. Chẳng hạn như một vùng của một ảnh cần được tối ưu hoá dạng GIF để hỗ trợ ảnh động, như phần còn lại cuả bức ảnh được tối ưu hoá tốt hơn ở dạng JPEG, ta có thể tách một ảnh động bằng việc sử dụng một Slice. 4. Các loại Slices 4.1. Tạo một Slice từ đường dẫn Thêm các đường dẫn vào một ảnh Thực hiện một trong các điều sau: - Trong photoshop, chọn công cụ Slice, và nhấp vào Slice From Giuders trong thanh Option. - Trong ImageReady chọn công cụ Slice, và nhấp vào Create From Giuders trong thanh menu. 4.2. Tạo một Slice từ vùng chọn - Chọn một phần cuả ảnh - Chọn menu Select / Chọn Creat Slice from Selection. Image Ready tạo một User slice dựa trên một vùng chọn Marquee. Nếu vùng chọn được làm mịn Feather thì Slice sẽ bao phủ hết vùng chọn kể cả đường mép làm mịn. Nếu vùng chọn không có dạng hình chữ nhật, thì Slice bao phủ lên một vùng hình chữ nhật đủ lớn để bao quanh toàn bộ vùng chọn. 4.3. Tạo Slice từ các lớp Khi ta tạo một Slice từ Layer, thì vùng Slice bao bọc tất cả những dữ liệu pixel trong layer. Nếu ta di chuyển layer hoặc hiệu chỉnh nội dung của layer thì vùng slice tự động điều chỉnh để bao quanh các pixel mới. Các layer based slice thật sự hữu ích khi làm việc với các hiệu ứng Rollove. Nếu ta ứng dụng một kiểu hiệu ứng vào layer chẳng hạn như bóng đổ hay hiệu ứng sáng rực 149
  59. – để tạo ra một trạng thái hiệu ứng Rollover, Slice tự động điều chỉnh để chứa các pixel mới. Tuy nhiên không sử dụng một Slice based khi ta dự định di chuyển Layer trên một vùng lớn của ảnh trong quá trình tạo ra một ảnh động, bởi kích thước của slice có thể vượt quá một kích cỡ hữu ích. Chọn một Layer. Chọn menu Layer / New layer Based Slice. Để tạo sự hấp dẫn cho trang WEB của mình, bạn có thể dùng Adobe Image Ready để tạo các ảnh GIF hoạt hình từ một ảnh đơn giản. Do dung lượng file được nén nhỏ hơn nên các ảnh hoạt hình GIF được thể hiện và hoạt động trên hầu hết các chương trình duyệt WEB. Image Ready giúp ta tạo các đoạn hoạt hình một cách dễ dàng và tiện lợi. 5. Tạo hoạt hình dựa trên layer Làm việc với layer là một giải pháp để tạo hoạt hình trong Image Ready. Mỗi Frame mới bắt đầu từ một bản sao của Frame trước đó, ta sẽ chỉnh sửa Frame bằng cách điều chỉnh các Layer. Ta áp dụng sự thay đổi trong các layer cho một Frame đơn, một nhóm Frame hay cả đoạn hoạt hình. - Khi làm việc với các Layer mới trong một Frame, ta có thể tạo hay sao chép các vùng chọn trong layer, điều chỉnh màu và tông màu, thay đổi dộ mờ đục (Opacity), phương pháp phối trơn màu và vị trí của layer, thực hiện các công việc chỉnh sửa, như ta đã làm với layer trong một ảnh bất kỳ. - Sử dụng các thuộc tính của Layer để tạo hiệu ứng hoạt hình rất dễ dàng nó cho phép ta lưu file hoạt hình theo định dạng Photoshop để chỉnh sửa lại sao này. Chú ý: Một vài thay đổi trên Layer chỉ có tác động cho 1 Frame hiện hành, trong khi một số thay đổi khác sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ Frame như: Các Frame thay đổi riêng biệt: - Chỉ có tác động cho các frame đang chọn trong bản Animation. - Các thay đổi ta làm cho Layer bằng các lệnh và các tùy chọn của bảng - Layer bao gồm độ mờ đục, phương pháp trơn màu, sự hiển thị, vị trí và hiệu ứng Layer sẽ được áp dụng cho Frame đang chọn. Các thay đổi toàn cục (Global) - Tác động với tất cả các Frame trong đoạn hoạt hình. Sử dụng công cụ tô vẽ và chỉnh sửa, các lệnh điều chỉnh sửa ảnh khác sẽ tác động lên tất cả các Frame mà Layer đó thể hiện. - Khi làm việc với Mask, thay đổi vị trí, trạng thái và liên kết, các trạng thái sẽ được áp dụng cho Frame chỉ định, trong khi thay đổi nội dung của Pixel hay Vector sẽ tác động lên tất cả các Frame. 150