Giáo trình Thiết kế đồ họa bằng phần mềm Photoshop - Trường Cao đẳng Lào Cai

pdf 87 trang Gia Huy 16/05/2022 3190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thiết kế đồ họa bằng phần mềm Photoshop - Trường Cao đẳng Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thiet_ke_do_hoa_bang_phan_mem_photoshop_truong_ca.pdf

Nội dung text: Giáo trình Thiết kế đồ họa bằng phần mềm Photoshop - Trường Cao đẳng Lào Cai

  1. UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔN HỌC/MÔ ĐUN: THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ BẰNG PHẦN MỀM PHOTOSHOP NGÀNH: HỘI HỌA Lưu hành nội bộ Năm 2019 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Với mong muốn mang sự hiểu biết của mình góp phần tạo thêm cơ hội việc làm cho tất cả mọi người đang có nhu cầu. Bộ giáo trình Photoshop CS được xây dựng với mục đích giúp người học hình dung được những điều cốt lõi nhất trong quá trình học tập Photoshop để xây dựng các sản phẩm phù hợp với công việc của mình. Do là cuốn giáo trình hỗ trợ nên nó chỉ mang tính chất đại cương, ý chính, còn cụ thể người học sẽ được truyền thụ trực tiếp thông qua quá trình giảng dạy của tác giả. Giáo trình là sự tích lũy thông qua lao động trực tiếp của tác giả và qua quá trình nghiên cứu, làm việc với phần mềm. Ngôn ngữ trong giáo trình được tác giả cố gắng thể hiện một cách ngắn gọn, gần gũi và dễ hiểu nhất với người học để giúp học viên có thể dễ dàng nắm bắt. Giáo trình này được biên soạn từng bài tách rời, từ đơn giản đến phức tạp. Mong rằng Giáo trình này sẽ giúp cho các học viên những kiến thức cơ bản về lí thuyết âm nhạc để sau này có thể nghiên cứu sâu hơn trong các lĩnh vực khác của âm nhạc. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng để hoàn thiện giáo trình một cách tốt nhất nhưng không thể tránh được những sai sót, vì vậy tác giả mong nhận được sự hồi âm, đóng góp của độc giả, học viên và bạn bè gần xa để chương trình học tập ngày càng hoàn thiện hơn. Lào Cai, năm 2019 Người biên soạn Phạm Công Hùng 3
  4. MỤC LỤC Contents BÀI 1: LÝ THUYẾT PHOTOSHOP NÂNG CAO 5 1.1.NÂNG CẤP HÌNH ẢNH (GHÉP ẢNH) 5 1.2.HIỆU CHỈNH MẦU, ĐỘ SÁNG TỐI CHO ẢNH 14 1.2.1.Hiệu chỉnh mầu (blend mầu) 14 1.2.2.Chỉnh độ sáng tối cho ảnh 23 1.3.TẠO ẢNH NỀN, ĐƯỜNG VIỀN, NỀN SAU – THIẾT KẾ GIAO DIỆN 31 1.3.1.Đổi mầu nền và thay đổi nền ảnh trong Photoshop 31 1.3.2.Tạo viền trong Photoshop 43 1.3.3.Thiết kế giao diện Web bằng Photoshop 49 1.4.XUẤT BẢN VÀ IN ẤN TRONG PHOTOSHOP 54 1.5.THIẾT KẾ MĨ THUẬT VÀ PHÍM TẮT TRONG PHOTOSHOP 5 BÀI 2: THỰC HÀNH VẬN DỤNG PHOTOSHOP NÂNG CAO 9 2.1.CÁC BÀI TẬP NÂNG CAO 9 2.2.THIẾT KẾ THIỆP MỪNG 9 2.3.PHỤC CHẾ ẢNH CŨ 15 4
  5. BÀI 1: LÝ THUYẾT PHOTOSHOP NÂNG CAO 1.1.NÂNG CẤP HÌNH ẢNH (GHÉP ẢNH) Ghép ảnh bằng Photoshop là một trong những kỹ năng rất quan trọng của người làm chỉnh sửa ảnh hay thiết kế. Bởi vì hầu hết các tác phẩm Photoshop đều được cắt và ghép từ những đối tượng khác nhau. Có rất nhiều cách để hoà trộn 2 bức hình, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà ta sẽ phải sử dụng những phương pháp khác nhau. Nếu bạn mới tập tành trải nghiệm với công cụ chỉnh sửa này và chưa biết cách cắt ghép ảnh trong Photoshop cs6 thì bài viết sau đây mình sẽ hướng dẫn một vài kỹ thuật cắt ghép cơ bản nhất để các bạn tập làm quen dần với thủ thuật tuyệt vời này. Cách ghép ảnh bằng Photoshop Trước khi nấu ăn bạn phải chuẩn bị nguyên liệu và cũng giống như vậy, trước khi đi vào phần nội dung chính làm thế nào để ghép 2 ảnh trong Photoshop trông tự nhiên và chân thật nhất thì đầu tiên các bạn phải chuẩn bị cho mình 2 bức ảnh để ghép với nhau. Bài hướng dẫn này mình sẽ chỉ các bạn cách ghép mây trời vào một bức ảnh khác nên để dễ dàng thực hiện theo hướng dẫn của mình, các bạn chuẩn bị một hình bầu trời và một hình cần ghép bầu trời trời nhé. Lưu ý: + Nếu các bạn chỉ mới tập tành học cách ghép ảnh bằng Photoshop thì tốt nhất nên lựa chọn một tấm hình có mức độ tương phản cao để dễ tách riêng đối tượng cần ghép. + Cách ghép hình trong Photoshop mà mình sẽ hướng dẫn dưới đây chỉ là một thủ thuật đơn giản về cắt ghép ảnh nên ai cũng có thể thực hiện được, chỉ cần làm theo các bước sau đây. Nếu đã chuẩn bị xong thì chúng ta sử dụng Photoshop ghép ảnh thôi nào. Bước 1: Các bạn mở 2 hình cần ghép với nhau trong Photoshop lên nhé 5
  6. Vào File trên thanh Menu chọn Open hoặc bạn có thể nhấn phím tắt Ctrl + O để mở cửa sổ chọn đường dẫn tìm đến thư mục lưu 2 file ảnh cần ghép. Sau đó click chọn cả hai và nhấn Open để mở. Bước 2: Tại hình cần ghép mây trời, bạn nhấn giữ vào biểu tượng cây cọ trong hộp công cụ bên trái màn hình thao tác và lựa chọn “Magic Wand Tool”. 6
  7. Lưu ý: Đối với những ảnh có đối tượng cần tách tương phản cao với nền như hình của mình, các bạn có thể sử dụng Quick Selection Tool hoặc Magic Wand Tool đều được. Nhưng với những hình phức tạp hơn, nền và đối tượng không có sự tương phản rõ ràng thì tốt nhất các bạn nên tích hợp nhiều công cụ với nhau hoặc dùng Pen tool để cắt đối tượng cho chính xác nhé. Bước 3: Sau khi chọn Magic Wand Tool, các bạn click chuột vào phần mây trời trên tấm hình cần ghép để lấy vùng chọn. Đối với những chi tiết bầu trời bên trong như hình dưới đây Bạn nhấn giữ đồng thời phím Shift và click chuột vào vùng đó để thêm vùng chọn cần lấy. 7
  8. Bước 4: Sau khi đã chọn xong vùng bầu trời cần loại bỏ ở tấm hình cần ghép, bạn click vào nút “Select and Mask” trên thanh Option. Bước 5: Tại đây, bạn hãy sử dụng công cụ Refine Edge Brush Tool để lọc chi tiết thừa ở vùng cây phía dưới bức ảnh như hình dưới đây. 8
  9. Bên cạnh đó, bạn có thể điều chỉnh các thông số trong phần Global Refinements để biên vùng chọn được mượt mà hơn. Nhấn OK Bước 6: Sau đó bạn mở sang tấm hình bầu trời dùng để ghép, nhấn Ctrl + J để nhân đôi layer 9
  10. Sau đó kéo layer vừa copy sang file ảnh gốc Lưu ý: 2 bức ảnh nên có kích thước tương đương nhau để tránh tình trạng bầu trời cần ghép quá nhỏ so với ảnh gốc, gây khó khăn trong việc căn chỉnh kích thước. Bước 7: Nhấn vào Mask ở khung quản lý layer làm việc để xoá đi những vùng không được chọn 10
  11. Bước 8: Bạn click vào biểu tượng ở giữa để xoá bỏ liên kết giữa mask và ảnh bầu trời. Đến đây thì việc cắt ghép ảnh photoshop đã tương đối hoàn thành nhưng để tác phẩm đẹp mắt hơn bạn nên cân chỉnh sắc độ ảnh nền một chút. Bước 9: Click chọn vào layer của bức ảnh bầu trời và điều chỉnh thanh Opacity (làm mờ ảnh) cũng như Fill để 2 bức ảnh trông tự nhiên hơn. 11
  12. Lưu ý: Nếu cảm thấy đường biên giữa 2 bức ảnh có nhiều điểm răng cưa và điểm thừa, bạn có thể sử dụng công cụ Blur Tool bôi quanh vùng biên đó để làm mềm mại sự liên kết giữa 2 bức hình. Ghép ảnh bằng photoshop thành công! 12
  13. Bước 10: Cắt ghép xong, bạn nhấn vào File, chọn Save as để lưu thành quả của mình. Bạn đặt tên cho file, chọn định dạng xuất là PNG hoặc các định dạng file thông thường khác như JPG, JPEG, xong nhấn OK. Sau đó chọn chất lượng ảnh cao nhất và tiếp tục nhấn OK là xong. Kết luận Như vậy mình đã hướng dẫn xong cách cắt ghép ảnh bằng Photoshop. Tuy nhiên 2 bức ảnh này tương đối dễ do có đối tượng khá tương phản với phông nền. Đối với những bức ảnh có độ phức tạp cao hơn, bạn cần có kỹ năng phù hợp mới có thể xử lý nhanh chóng được. Mình sẽ hướng dẫn ghép ảnh bằng Photoshop với các kỹ thuật nâng cao trong một bài viết khác, bây giờ các bạn là người mới nên tập trung vào những kỹ năng đơn giản như vậy thôi, rồi dần dần tích luỹ kinh nghiệm, bạn sẽ làm được những bức hình phức tạp hơn. 13
  14. 1.2.HIỆU CHỈNH MẦU, ĐỘ SÁNG TỐI CHO ẢNH 1.2.1.Hiệu chỉnh mầu (blend mầu) I. Blend màu là gì ? Cũng hơi khó để giải thích chi tiết, nhưng bạn có thể hiểu đơn giản Blend màu có nghĩa là sự pha trộn cả 2 hay nhiều màu sắc khác nhau trong một bức ảnh. Blend màu ảnh hay nói cách khác là thay đổi tông màu,Gam màu hiện nay là một xu thế mới trong giới làm đồ hoạ. Việc tạo hiệu ứng sắc màu, làm nổi bật và thay đổi sắc diện cho nhận vật, hoặc là thay đổi bối cảnh sẽ khiến bức ảnh của bạn có sức sống và dễ dàng truyền tải nội dung đến người xem hơn. Và trong chuyên mục ngày hôm nay mình xin được giới thiệu đến các bạn cách Blend màu, thay đổi tông màu ảnh nhanh chóng, và dể dàng nhất. Với các bạn mới học và tiếp cận Photoshop qua hai công cụ Photo Filter và Gradient. II. Thay đổi tông màu, Blend màu ảnh bằng Photo Filter + Bước 1: Đầu tiên, bạn cần mở ứng dụng Photoshop lên => sau đó nhấn tổ hợp CTRL + O để thêm bức ảnh mà bạn muốn Blend màu. + Bước 2: Sau đó click vào Image => chọn Adjustments => chọn tiếp Photo Filter 14
  15. + Bước 3: Tại hộp thoại Photo Filter, bạn kéo thanh trượt và đặt lại chỉ số Density ở mức vừa phải, theo cường độ ảnh hưởng lên ảnh. Ngoài ra bạn có thể click vào Color để thay đổi tông màu, ảnh hưởng lên hình. Hộp thoại Color Picke xuất hiện, bạn chọn tông màu lạnh hoặc nóng => và click OK để thiết lập. 15
  16. + Bước 4: Tiếp theo, bạn thay đổi chỉ số Density trước khi nhấn OK để thiết lập. + Bước 5: Với cách dùng Photo Filter, bạn có thể Blend nhiều tông màu theo giá trị màu ở ô Color lên ảnh như cách Blend màu ảnh Hàn Quốc. Ngoài ra, bạn có thể chọn màu đen tại Color Picke. 16
  17. Và giảm Density để tạo hoạt cảnh nhá nhem tối cho bức hình. III. Thay đổi tông màu Blend ảnh bằng công cụ Gradient + Bước 1: Với Gradient thì bạn hãy click vào biểu tượng Create a new Layer để tạo thêm một Layer mới => sau đó click chọn công cụ Gradient Tool. Và chọn màu sắc ở thanh menu Gradient như hình. 17
  18. + Bước 2: Tại hộp thoại Gradient Editor, bạn click chọn màu sắc mình muốn tạo hiệu ứng. Ở đây mình chọn màu vàng, nên dùng chuột kéo bỏ hai sắc da cam trên thanh tạo màu. Sau đó click OK để chọn. 18
  19. Và kéo Gradient qua ảnh => rồi giảm sắc vàng bằng hiệu ứng Overlay. + Bước 3: Tiếp tục giảm độ Fill của hiệu ứng xuống mức hợp lý để tạo Blend màu như ý muốn. 19
  20. Hoặc là bạn có thể chọn click vào thanh sắc màu ở menu Gradient để tạo nhiều kiểu màu sắc khác nhau. Ngoài ra, với Gradient bạn có thể tạo thêm hiệu ứng ánh sáng mặt trời. Bằng cách chọn màu sắc tại Gradient Editor chọn màu vàng cạm. 20
  21. Rồi bạn hãy giảm giả trị Opacity ở thanh công cụ tạo màu Da cam bằng 0 để tạo khoảng rổng cho Layer. 21
  22. + Bước 4: Sau đó, bạn click vào menu Gradient chọn hình tròn => và kéo xuống chéo qua bức hình. Tiếp theo, click tạo hiệu ứng Overlay lên Layer Gradient để làm mờ bớt độ nhám vàng đi. 22
  23. Trước khi giảm Fill cho Layer xuống mức hợp lý => và bạn Save lại nhé. Bạn có thể xem hình Demo mà mình vừa thực hiện xong  Lời kết Okay vậy là xong rồi đấy Như vậy là mình vừa hướng dẫn rất chi tiết cho các bạn cách sử dụng công cụ Photo Filter và Gradient để Blend màu trong Photoshop, thay đổi Gam màu cho ảnh trong Photoshop rồi nha. 1.2.2.Chỉnh độ sáng tối cho ảnh 1. Chỉnh sáng tối với Blending Mode Bước 1: Bạn click chuột phải vào layer Background (1) => Duplicate Layer (2). 23
  24. Tiếp theo, bạn đặt tên cho Layer mới (3) => OK (4). 24
  25. Bước 2: Bạn click vào phần Blend mode (1) và chọn kiểu blend màu (2) phù hợp. Tuỳ theo màu sắc của ảnh để bạn chọn kiểu blend màu phù hợp. Như ví dụ bên dưới thì kiểu blend màu Screen sẽ sáng đẹp hơn còn kiểu blend màu Soft Light, Hard Light sẽ làm ảnh tối đi. Sau khi blend màu xong thì bạn hãy Save lại ảnh là xong. 2. Chỉnh sáng tối với Brightness/Contrast Bước 1: Bạn click vào menu Image (1) => Adjustments (2) => Brightness/Contrast (3). 25
  26. Bước 2: Bạn chỉnh thông số Brightness (1) để điều chỉnh độ sáng và Contrast (2) để chỉnh độ tương phản. Chỉ số Brightness + sẽ làm tăng độ sáng và ngược lại, chỉ số - sẽ giảm độ sáng. Với Contrast (độ tương phản) thì ngược lại: chỉ số + sẽ làm tối ảnh và chỉ số - làm sáng ảnh. Sau khi chỉnh sửa xong, bạn click vào OK (3) và lưu lại ảnh. 26
  27. 3. Chỉnh sáng tối với Levels Bước 1: Bạn click vào menu Image (1) => Adjustments (2) => Levels (3). Bước 2: Bạn thiết lập Input Levels (1) và Output Levels (2) cho phù hợp và có thể xem ảnh mẫu ở bên trong trình làm việc của Photoshop khi đang chỉnh sửa trên hộp thoại. Sau khi chỉnh xong, bạn click vào OK. 27
  28. 4. Chỉnh sáng tối với Curves Bước 1: Bạn click vào menu Image (1) => Adjustments (2) => Curves (3). Bước 2: Bạn điều chỉnh đường biên đồ thị (1) cong lên trên để chỉnh sáng cho ảnh hoặc cong xuống dưới để làm tối ảnh. Sau khi chỉnh ảnh xong, bạn hãy bấm OK (2) để hoàn tất. 28
  29. 5. Chỉnh sáng tối với Exposure Bước 1: Bạn click vào menu Image (1) => Adjustments (2) => Exposure (3). Bước 2: Bạn điều chỉnh cần gạt Exposure (1) sang trái để làm tối ảnh hoặc sang phải để làm sáng ảnh. Sau khi hoàn tất, bạn hãy bấm OK (2) để lưu. 29
  30. Với những hướng dẫn trong bài viết, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh độ sáng cho ảnh trên Photoshop. Chúc các bạn thành công! 30
  31. 1.3.TẠO ẢNH NỀN, ĐƯỜNG VIỀN, NỀN SAU – THIẾT KẾ GIAO DIỆN 1.3.1.Đổi mầu nền và thay đổi nền ảnh trong Photoshop 1. Nguyên lý của đổi màu nền trong photoshop Có rất nhiều cách đổi màu nền trong photoshop. Tuy nhiên bằng cách nào đi chăng nữa thì việc để đổi được màu nền đối tượng; bạn cần giúp phần mềm xác định được khu vực cần đổi màu. Vì vậy bằng cách nào đó bạn phải chia tách bức ảnh của mình thành 2 phần, phần cần đổi màu; và phần khôi đổi màu. Có 2 cách phổ biến giúp bạn thực hiện việc đổi màu bao gồm: Tạo vùng chọn xung quanh khu vực cần đổi màu; Đổi màu theo lớp (layer); và đổi màu bằng chế độ hoà trộn. 2. Thực hiện đổi màu nền ảnh trong Ps Như đã nói ở trên, nguyên tắc đầu tiên của đổi màu là bạn cần tạo được vùng chọn xung quanh phần cần đổi màu. Chính vì điều này ở cả 3 phương pháp đổi màu bạn đều cần thực hiện bước 1, bước 2 giống nhau.  Đổi màu nền trong photoshop bằng Phương pháp trực tiếp Nguyên tắc của phương pháp này là sử dụng các công cụ tạo vùng chọn. Chọn và tạo ra các khu vực vùng chọn bao quanh lấy phần cần đổi màu. Sau đó bạn sử dụng các công cụ đổi màu như color balance (ctrl+B); hue/saturation (ctr+U); Selective color để đổi màu. Người ta còn gọi phương pháp đổi màu này là phương pháp đổi màu trực tiếp. Ưu điểm: Ưu điểm của phương pháp đổi màu nều trực tiếp là dễ thực hiện; cho ra kết quả ngay lập tức. Nhược điểm: Phương pháp này có nhược điểm là bạn áp dụng trực tiếp việc đổi màu lên bức ảnh. vì vậy khi có lỗi sảy ra bạn thường găp khó khăn khi chỉnh sửa. Vì vậy bạn nên nhân đôi layer (ctrl+J) để giữ lại bức ảnh gốc. Bước 1: Thêm ảnh vào photoshop 31
  32. Trước tiên bạn cần chèn ảnh mà bạn cần sửa vào photoshop: Từ menu file -> open (ctrl+O) - > thư mục chứa ảnh -> chọn ảnh -> click open. Lúc này bạn sẽ mở được ảnh trong photoshop. Tiếp theo bạn thực hiện ấn tổ hợp phím Ctrl +J Để nhân đôi đối tượng. Lưu ý: Việc nhân đôi đối tượng này nhằm mục đích giữ lại layer background để giữ lại bức ảnh gốc. Trong trường hợp muốn chỉnh sửa lại từ đầu chúng ta sẽ không gặp phải khó khăn. Bước 2: Tạo vùng chọn Tiếp theo bạn cần tạo vùng chọn bao quanh phần đối tượng không muốn đổi màu. Bạn có thể lựa chọn các công cụ tạo vùng chọn như: Pen tool, Qick selection tool, hay lasso tool hay bất kì công cụ tạo vùng chọn nào khác để tạo thành vùng chọn bao quanh lấy đối tượng. Ở đây tôi sử dụng Pen tool để tạo thành vùng chọn bao quanh đối tượng. Sau khi tạo vùng chọn bạn ấn tổ hợp phím Shift + F6 ( menu select -> modify -> feather). Việc này giúp làm nhoè phần biên của nền và đối tượng. Từ đó tạo ra độ mượt khi đổi màu nền. Tiếp theo bạn ấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + I để đảo ngược vùng chọn. Ban đầu chúng ta đang tạo vùng chọn cho đối tượng. Nhưng vì chúng ta cần đổi màu cho nền, chúng ta cần chọn nền chứ không phải đối tượng. Vì vậy chúng ta lựa chọn lệnh đảo ngược vùng chọn (từ chọn đối tượng thành chọn nền). 32
  33. Bước 3: Đổi màu nền trong photoshop. Bây giờ sau khi chúng ta đã tạo được vùng chọn bao quanh phần nền; chúng ta sẽ tiến hành đổi màu nền. Có rất nhiều cách để có thể đổi màu cho đối tượng. Bạn có thể sử dụng color balance, hue/saturation, selective color, chanel mixer Ở đây tôi sẽ lấy ví dụ cho các bạn về sử dụng color balance, và hue/ saturation. Đôi khi bạn cần kết hợp nhiều lệnh, và thực hiện nhiều lần để đạt kết quả tốt. Sử dụng color balance: Bạn thực hiện như sau từ menu image -> Adjustment -> Color balance (Ctrl +B). Từ bảng color balance hiện ra bạn điều chỉnh các thông số bằng cách nhập số trực tiếp tại Color lever (1). Hoặc bạn có thể kéo thanh trượt (2) Cyan – Red, Magenta – green; Yellow – Blue. Tới khi nào bạn đạt được kết quả như ý Sử dụng Hue/saturation: Bạn cũng thực hiện tương tự từ menu image -> Adjustment - > Hue/saturation (Ctrl +U). Từ bảng Hue/saturation hiện ra bạn điều chỉnh các thông số trên thanh trượt Hue, Saturation, hoặc ligthness 33
  34. Bước 4: Lưu file ảnh Sau khi đã hoàn tất quá trình chỉnh sửa ảnh của mình bạn cần xuất file ảnh để sử dụng. Từ menu file -> save as (ctrl + shift +s) -> Chọn thư mục cần lưu -> Đặt tên file -> Chọn định dạng phù hợp -> Save.  2.2 Đổi màu nền ảnh bằng lớp (layer) trong photoshop Đổi màu nền bằng phương pháp lớp hay còn gọi là phương pháp layer. Đây là phương pháp sử dụng các công cụ đổi màu như phương pháp đổi màu trực tiếp. Tuy nhiên chúng ta sẽ không tiến hành đổi màu trực tiếp trên layer chứ đối tượng. Người ta sẽ tạo riêng cho phần nền 1 layer bằng phương pháp layer mask. Hoặc tạo cho đối tượng 1 lớp layer màu (Adjustment layer). Ưu điểm: Với phương pháp đổi màu nền ảnh bằng lớp layer; bạn sẽ dễ dàng quản lý phần màu nền mà không làm ảnh hưởng đến ảnh gốc. Khi cần điều chỉnh lại màu nền cho ảnh, bạn chỉ cần điều chỉnh trên layer vừa tạo. Nhược điểm: Phương pháp này tương đối khó thực hiện với các bạn mới học. Để có thể làm được điều này các bạn cần cập nhật vô số các kiến thức khác nhau. Đồi thời bạn cần xem thêm video hướng dẫn để có thể hiểu được bản chất vấn đề. Bước 1: Thêm ảnh vào photoshop Bước thực hiện này giống với phương pháp đổi màu trực tiếp. Trước tiên bạn cũng cần cần chèn ảnh mà bạn cần sửa vào photoshop: Từ menu file -> open (ctrl+O) -> thư mục chứa ảnh -> chọn ảnh -> click open. Lưu ý: Bạn cần nhân đôi layer bằng lệnh ctrl + J. Chúng ta sẽ đổi màu nền trên layer này. 34
  35. Bước 2: Tạo vùng chọn cho phần nền. Tương tự như phương pháp đổi màu trực tiếp. Bạn cần sử dụng các công cụ hỗ trợ để tạo vùng chọn bao quanh phần nền cần đổi màu. Bước 3: Đổi màu nền trong photoshop Ở bước này chúng ta có 2 cách như đã nêu là layer mask và Adjustment layer. Hai phương pháp này đều có chung đặc điểm là tạo ra layer mask. Tuy nhiên chúng rất khác nhau về cách thức sử dụng. Đổi màu nền bằng layer mask: Từ cạnh dưới của hộp thoại layer -> Bạn chọn layer mask (có hình máy ảnh ). -> Lúc này bên cạnh layer thumbnail (1) sẽ xuất hiện 1 layer mask (2). Sau đó bạn click chọn sang layer thumbnail và tiến hành đổi màu như thực hiện với phương pháp đổi màu trực tiếp Lúc này phần layer vừa nhân lên của bạn sẽ bị đục thủng một lỗ bằng với kích thước của đối tượng không cần đổi màu ở layer bên dưới. Có nghĩa là chúng ta vẫn đổi màu cả bức ảnh. Tuy nhiên phần chứa đối tượng không cần đổi màu bị đục 1 lỗ để hiển thị ảnh của nó ở layer ảnh gốc. 35
  36. Đổi màu nền bằng Adjustment layer: Từ cạnh dưới của hộp thoại layer -> Bạn chọn Adjustment layer (Hình âm dương ). -> Chọn lệnh đổi màu phù hợp: color balance; selective color hay hue/ saturation. Lúc này 1 layer mới hiện ra -> Bạn chọn vào click to clip to layer (Hình mũi tên trỏ xuống ). -> lúc này bạn đổi màu nền cho ảnh một cách bình thường. Khi cần thay đổi màu bạn chỉ cần click dup vào các layer này để đổi lại màu nền cho đối tượng  Đổi màu nền trong photoshop bằng chế độ hoà trộn Phương pháp đổi màu đối tượng bằng phương pháp hoà trộn tương đối phức tạp. Để làm được điều này bạn cần hiểu rất rõ về nguyên tắc phối trộn màu sắc và quản lý layer. Tôi sẽ không hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện phương pháp này. Bạn vẫn tạo vùng chọn xung quanh đối tượng. Sau đó bạn tạo ra 1 layer mới -> đổ phần màu phù hợp vào layer này. Cuối cùng là bạn chọn 1 chế độ hoà trộn trong photoshop phù hợp. 3. Đổi nền trong Photoshop 36
  37. Ở phần 2 chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cách đổi màu nền trong photoshop. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng nahu học cách đổi nền trong Photoshop là một ứng dụng khá hay thường được sử dụng. Thay đổi nền của bức ảnh bằng đơn giản Bước 1: Chọn nền ưng ý Chọn được một background đẹp vừa có kích thước phù hợp vừa có màu sắc tương đồng sẽ làm tăng hiệu quả của tấm ảnh. Sau khi đã chọn được một nền ưng ý chuyển layer nền xuống dưới layer cần đổi nền. Ở đây có 2 layer là nền và cô gái. Chuyển layer cô gái lên trên layer nền Bước 2: Tách bỏ nền cũ – Chọn vào layer cô gái. – Chọn công cụ Rectangular Maquee Tool (M). Sau đó chọn select and mask. Hiện ra bảng tùy chỉnh – Trong phần View chọn Onion Skin – Điều chỉnh thông số Transparency (mức độ hiện rõ của layer nền bên dưới) về khoảng 50% 37
  38. – Chọn công cụ Quick Selection Tool, tô lên vùng cần hiện B3: Refine lại phần tóc của hình cần đổi nền trong photoshop Đối với hình người hoặc con vật có tóc hoặc có lông sau khi tách hình phần tóc sẽ trở nên cứng không chân thật. Vì thế cần sử dụng Refine Edge Brush Tool tô quanh vùng tóc để lấy lại nét. -với vùng tóc sau khi đã Refine vẫn còn màu xám chỉnh sửa bằng cách 38
  39. – Giữ Alt + Click vào layer mask. Hiện ra chế độ ảnh đen trắng – Sử dụng Brush. Chỉnh sửa mode (chế độ hòa trộn về Color Burn: làm tổi những điểm màu xám) – Để foureground/background là đen/trắng.Điều chỉnh Opacity phù hợp – Tô Brush lên những vùng màu xám Thay đổi nền bức ảnh trong photoshop ví dụ 2. Một ví dụ khác về việc đổi nền bức ảnh bằng photoshop. Trong trường hợp này tôi sẽ sử dụng phương pháp cắt ghép một bức ảnh vào nền phong cảnh. Lưu ý rằng khi bạn sử dụng phương pháp ghép người bạn cần lưu ý đến hướng sáng; góc chụp của cả chủ thể và bức ảnh nền Bước 1: Kiểm tra kích thước bức ảnh. Trước khi bạn tiến hành, bạn có thể thay đổi kích thước hình ảnh trong Photoshop để phù hợp với nền của hình ghép. Sau đó, mũi tên thay đổi kích thước của Photoshop khá đơn giản, ở đây bạn có thể thay đổi kích thước hình ảnh trong Photoshop. Bạn cũng có thể chọn một nền để xóa thay vì chọn một đối tượng lưu giữ vì nó dễ dàng chọn hình nền hơn là chọn đối tượng cần giữ lại. Bạn sử dụng phím tắt Shift + Ctrl + I trên Windows hoặc Shift + Cmd + I trên máy Mac để đảo ngược toàn bộ khu vực. 39
  40. Cuối cùng, bạn sẽ thấy lựa chọn, nhưng có thể có các khu vực chi tiết mà bạn không muốn chọn nhưng vẫn được chọn. Điều này là bình thường vì Photoshop chỉ có thể dự đoán được, chúng tôi sẽ chỉnh sửa chi tiết trong bước thứ hai. Bước 2: Cắt ảnh ra khỏi nền cũ Có rất nhiều cách khác nhau giúp bạn có thể cắt một bức ảnh ra khỏi nền. Thường thì chúng ta sẽ được hướng dẫn dùng pen tool trong photoshop. Thế nhưng cộng cụ này thực sự không dễ sử dụng, vì vậy trong bài chúng ta sẽ sử dụng Quick Selection Tool. Các bạn làm như sau: Trên thanh công cụ -> Chọn Quick Selection Tool (W). Bạn nhấn chuột và di chuyển để chọn vùng bạn muốn giữ. Photoshop sẽ tự động dự đoán vùng bạn đang có. Muốn giữ dựa trên độ tương phản của hình ảnh. Trong ví dụ này, chúng tôi sẽ giữ cho cô gái trong bức tranh. Bước 3: Điều chỉnh vùng chọn Tiếp theo bạn cần điều chỉnh tùy chọn cho vùng chọn của mình. Việc này được thực hiện sao cho vùng chọn của bạn đi sát vào bức ảnh. Bạ có thể thu phóng phần cọ của mình bằng cách giữ ấn Ctrl +[ hoặc ctrl + ]. Bây giờ bạn có thể lựa chọn và điều chỉnh vùng được lựa chọn chi tiết hơn hoặc chọn để loại bỏ các lựa chọn không mong muốn bằng cách giữ phím ALT và nhấp vào. Bước 4 cắt ảnh bằng Select and Mask Mục đích của việc sử dụng công cụ Select and Mask là hiển thị rõ khu vực bạn đã chọn, do đó bạn có thể tinh chỉnh lựa chọn một cách chính xác nhất. Bạn sẽ tìm thấy công cụ Chọn và Mặt nạ ngay phía trên màn hình. Kết quả là hình ảnh đã chọn được chọn, phần được chọn sẽ được chuyển thành “mặt nạ” với màu hoàn toàn khác và tương phản với phần đã chọn. 40
  41. Bên trái là hộp thoại Properties, phần view mod sẽ cho phép bạn chọn kiểu mask. Bạn chọn bên mà bạn có thể nhìn thấy dễ dàng nhất. Đối với tôi, White có thể là lựa chọn lý tưởng cho bạn, bạn có thể nhấn nút F để chuyển đổi giữa các loại mặt nạ khác nhau trong quá trình tinh chế. Bước 5: Điều chỉnh cài đặt Trong công cụ Select and Mask. Một mục khác có thể được sử dụng để điều chỉnh vùng lựa chọn là Global Refinements. Một số tính năng chính của phần này là: – Smooth: lề mịn của vùng chọn, loại bỏ các đường ngoằn ngoèo. Tốt để lựa chọn với biên giới sạch sẽ. – Feather: làm mềm lề của vùng chọn. – Contrast: Tăng độ tương phản của vùng chọn, chỉ áp dụng hiệu quả cao khi kết hợp với thanh Feather. – Shift Edge: Mở rộng hoặc thu gọn các lựa chọn. Khi kéo thanh sang trái, lựa chọn sẽ thu hẹp, và khi kéo đúng, lựa chọn sẽ được mở rộng. Bước 6: Chỉnh sửa trong Photoshop – Xóa nền Sau khi hoàn tất sàng lọc, chọn Decontaminate Colors trong phần Output Settings. Tùy chọn Output to Normal được chọn tự động là New Layer với Layer Mask. Nếu không tự động chọn offline. Cuối cùng, chỉ cần nhấp vào Ok là xong Bước 7: Chỉnh sửa trong Photoshop – Dán hình nền mới Tiếp theo bạn dán hình nền mới cho ảnh. Đặt nó vào cuối hình ảnh có chứa các đối tượng giữ chúng tôi lên Bạn có thể sử dụng Công cụ Move Tool (phím tắt V) để di chuyển hình nền hoặc đối tượng mới sao cho phù hợp với nhau. Bạn cũng có thể sử dụng công cụ Free Transform (phím tắt Ctrl + T hoặc Cmd + T). Giữ phím Shift để giữ tỷ lệ điều chỉnh ngay cả. Bước 8: Chỉnh sửa trong Photoshop – Sửa màu Bước cuối cùng là sửa đổi màu sắc của đối tượng và nền để phù hợp với nhau. Chọn layer chứa đối tượng và chọn mục trình đơn Image => Adjustments => Match Color 41
  42. Trong hộp thoại Kết hợp màu, điều hướng đến Source và chọn hình ảnh có chứa nền mới. Chọn Neutralize để loại bỏ tất cả các màu từ lớp được chọn. Điều chỉnh hai Luminace và cường độ màu để đối tượng và màu nền cùng màu là. Bạn có thể giảm hiệu ứng màu sắc bằng cách sử dụng Fade nếu cần. Cuối cùng nhấn OK để hoàn tất. Sau khi thay thế hình ảnh trong Photoshop, bạn có thể làm sắc nét hình ảnh của bạn 4. Kết luận. Như vậy các bạn vừa đi tìm cách Đổi màu nền trong photoshop. Đồng thời chúng ta cũng đã điểm qua cách thay nền cho bức ảnh trong photoshop. Với 3 phương pháp đổi màu cơ bản là: Đổi màu trực tiếp, đổi màu gián tiếp (đổi màu layer); và đổi màu bằng chế độ hoà trộn. Mong rằng với những kiến thức như vậy sẽ giúp các bạn hoàn thiện hơn về kỹ năng của mình. 42
  43. 1.3.2.Tạo viền trong Photoshop Tạo viền hay tạo stroke cho ảnh là công việc thường xuyên. Theo đó photoshop cũng cung cấp cho các bạn rất nhiều những cách khác nhau. Mỗi một cách tạo viền ảnh có một ứng dụng riêng. đồng thời bạn cũng cần vận dụng sáng tạo các kiến thức mà mình được học Để có thể cập nhật tốt nhất các hướng dẫn các bạn lưu ý sử dụng các phiên bản photoshop mới nhất ở thời điểm hiện tại. Các phiên bản có chữ Cs ở trước ví dụ Cs6, cs5 là các phiên bản đã quá cũ. Thông thường chúng ta có 3 cách để tạo ra viền cho bức ảnh bao gồm. Tạo viền ảnh bằng vùng chọn. Tạo bằng hiệu ứng troke; và tạo viền bằng layer ảnh. Nó được ứng dụng cho cả ảnh và văn bản. 1. Các thông số cần lưu ý khi tạo viền trong photoshop. Vì các phương pháp tạo vùng chọn sắp được chia sẻ đều có một số bước làm việc giống nhau. Vì vậy để tránh việc lặp đi lặp lại nội dung chúng tôi sẽ note trước các vấn đề các bạn cần lưu ý bao gồm. Tạo ra 1 file làm việc mới Có nhiều cách khác nhau giúp bạn tạo 1 file làm việc mới trong photoshop. Bạn thực hiện như sau. Từ thanh menu -> file -> open -> tìm đến thư mục chứa ảnh -> chọn ảnh -> Ok Nếu bạn muốn có 1 file làm việc với kích thước định trước bạn làm như sau: Từ thanh menu -> chọn file -> new (ctrl + N) -> nhập kích thước file làm việc -> Ok. Thiết lập các thuộc tính của bảng Stroke Trong khi áp dụng các phương pháp tạo viền bạn cần chú ý đến thuộc tính của bảng stroke như sau: width: Độ dày của đường viền hay stroke, mà bạn chuẩn bị tạo. Color: Màu của đường viền sau khi các bạn sẽ tạo. inside: là đường viền sẽ đi vào phía trong của vùng chọn. Center: Lúc này đường viền sẽ lấy đường viền của vùng chọn làm tâm. Outside: Là lựa chọn giúp tạo ra đường viền ở phía ngoài của của vùng chọn. Mode: Trong chế độ blending -> mode đây là việc lựa chọn các chế độ hoà trộn cho riêng phần stroke của bức ảnh. Opacity: Độ đậm nhạt của đường viền so với nền. 43
  44. 2. Tạo viền bằng vùng chọn trong photoshop. Ở đây tôi đang mặc định là các bạn xử lý được dữ liệu đầu vào. Có nghĩa là bạn có khả năng cắt ảnh trong photoshop hoặc tạo ra các đoạn văn bản. Trường hợp này áp dụng cho các layer trống, và bạn muốn tạo ra các dải màu tự do. Bước 1 : Tạo 1 layer làm việc mới Sau khi bạn đã tạo ra file làm việc mới ở phần 1.1 bạn tiếp theo bạn cần tạo ra một layer mới trong photoshop trước. Từ hộp thoại layer ( F7 hoặc Window -> layer). -> Bạn chọn new layer (ctrl + shift + N) Bước 2: Tạo vùng chọn trong photoshop Tiếp theo bạn cần sử dụng các công cụ tạo vùng chọn trong photoshop để tạo hình cho đường viền. Ở đây tôi sử dụng rectanglar marquee tool để tạo ra vùng chọn hình chữ nhật. Bạn có thể sử dụng các công cụ khác như pen tool, elip tool để tạo các vùng chọn theo ý. Bước 3: Tạo đường viền bằng photoshop. Sau khi đã tạo vùng chọn bạn sẽ tạo viền trực tiếp bằng cách như sau. Từ màn hình làm việc - > click chuột phải -> stroke. Trong bản stroke bạn tiến hành thiết lập các thông số phù hợp cho đường viền của mình Ưu nhược điểm của cách tạo viền bằng vùng chọn Việc tạo Đừng viền cho vùng chọn áp dụng cho các trường hợp bạn làm thiết kế. Bạn có thể ứng dụng nó cho các đường màu trong bàn thiết kế của mình 44
  45. 3.Tạo Viền ảnh trực tiếp trong photoshop. Bước 1: Thêm ảnh vào file làm việc Ở bước này bạn cần thêm bức ảnh của mình vào photoshop như hướng dẫn ở phần 1.1 Bước 2: Cắt riêng phần ảnh cần tạo viền Sau khi thêm bức ảnh vào photoshop, bạn cần sử dụng các cộng cụ cắt ảnh để cắt riêng phần ảnh mà bạn muốn tạo stroke ra 1 layer riêng. Sử dụng công cụ tạo vùng chọn -> Tạo vùng chọn bao quanh đối tượng -> nhân đôi đối tượng bằng Ctrl + J Bước 4 tạo đường viền bằng photoshop. Sau khi bạn đã có 1 layer mới chứa phần ảnh cần tạo đường viền bạn làm như sau: Từ thanh menu -> edit -> stroke -> Thiết lập thông số cho bảng stroke. Ưu nhược điểm của cách tạo viền trực tếp: Khi bạn tạo stroke trực tiếp cho đối tượng của mình bạn không thể nào chỉnh sửa lại stroke. Viền mà ảnh bạn tạo ra có độ dày và màu sắc như bạn đã thiết lập từ bước 4 4.Tạo viền ảnh bằng việc tạo đối tượng mới 45
  46. Sử dụng nguyên lý tạo ra một đối tượng (layer) màu độc lập với layer chứa bức ảnh. Về nguyên tắc bạn sẽ tạo ra 2 đối tượng riêng biệt và xếp chồng đối tượng. Bước 1: Thêm ảnh vào file làm việc Vẫn luôn là như vậy bạn cần thêm một bức ảnh vào photoshop trước. Hoặc bạn cần sạo thảo một văn bản trước khi áp dụng các bước tiếp theo Bước 2: Cắt riêng phần ảnh cần tạo viền Tương tự như việc tạo viền trực tiếp cho bức ảnh. Bạn cần phải cắt riêng phần đối tượng cần tạo viền ra 1 layer mới. Việc này giúp bạn dễ dàng quản lý đối tượng và viền sau này. Bước 4: Tạo vùng chọn và layer mới Ở bước này bạn tạo 1 layer mới bằng cách ấn tổ hợp phím ctrl +shift + N. Đồng thời giữ chuột trái vào layer mới kéo và di chuyển layer mới xuống dưới layer ảnh đã cắt. Sau khi đã tạo layer mới. Bạn Giữ phím ctrl + click chuột trái vào layer thumbnail của layer ảnh. Việc này giúp bạn lấy lại vùng chọn cho đối tượng. Bước 5: Tạo viền cho bức ảnh Sau khi đã có vùng chọn bạn thực hiện như sau: Từ thanh menu -> select -> modify -> expand. Nhập thông số đường viền mà bạn muốn tạo (mở rộng vùng chọn). Tiếp theo từ bảng màu color bạn chọn màu sắc mà mình muốn tạo viền -> Ấn tổ hợp phím alt +delete để đổ màu vào layer đã tạo 46
  47. Ưu nhược điểm: Việc tạo stroke bằng việc tạo đối tượng trực tiếp rất phổ biến. Việc này giúp bạn dễ dàng quản lý các đối tượng và stroke. Tuy nhiên việc để các layer một cách rời rạc đôi khi sẽ làm bạn khó kiểm soát. 5. Stroke trong photoshop. Tôi muốn tách riêng phần nội dung stroke trong photoshop riêng so với việc tạo viền trong photoshop. Nguyên nhân ở đây là kết quả cuối cùng là như nhau. Nhưng cách mà bạn tạo và quản lý stroke thì hoàn toàn khác. Có nghĩa là với 3 cách làm trên bạn đang tạo đối tượng. Còn trong trường hợp stroke trong photoshop thì sử dụng hiệu ứng. Trong trường hợp này tôi sẽ sử dụng văn bản thay vì hình ảnh. Việc sử dụng hình ảnh cũng tương tự như văn bản Các bước được thực hiện như sau: Bước 1: Tạo văn bản trong photoshop. Trước hết bạn cần viết chữ lên ảnh trong photoshop. Bạn chọn công cụ type tool click lên màn hình làm việc -> Soạn thảo văn bản -> chỉnh sửa thuộc tính văn bản -> Ok Bước 2: Áp dụng hiệu ứng tạo viền trong photoshop. Từ hộp thoại layer (F7) -> fx (add a layer style) -> Stroke. Lúc này một bản stroke hiện ra bạn quan tâm đến các thuộc tính như sau: Size: Thuộc tính cho phép bạn lựa chọn độ dày của viền trong photoshop. Bạn có thể điền số hoặc kéo trực tiếp trên thanh trượt Position: Lựa chọn các thuộc tính cho viền của bạn. Bạn có 3 lựa chọn bao gồm inside, center, outside. blend mode: Chế độ hoà trộn của đường viền với nền. Opacity: Độ trong suốt của đường viền trong photoshop với phần nền của bức ảnh. 47
  48. Fill type: Loại màu của stroke mà bạn sẽ áp dụng bao gồm: Fill (màu đơn sắc), Gradient (màu chuyển sắc) pattem( các hiệu ứng màu nổi) ColorL: Là phần màu sắc của viền Bước 3: Quản lý stroke trong photoshop. Bạn sẽ thiết lập và thay đổi các hiệu ứng về viền cho các đối tượng trong photoshop. Trong layer áp dụng hiệu ứng bạn sẽ lấy có biểu tượng effect và stroke. Để bật tắt hiệu ứng bạn chỉ cần bật tắt vào hình con mắt. Muốn thay đổi màu sắc và hiệu ứng bạn click đúp chuột vào Stroke để tiến hành thay đổi. Kết luận. Như vậy các bạn hoàn thành tạo viền trong Photoshop. Hay còn gọi là tạo stroke ảnh là một trong những yêu cầu không thể thiếu. Có những cách nào để tạo đường viền cho bức ảnh Mong rằng với những gì chúng tôi chia sẻ sẽ giúp các bạn trong quá trình học tập và làm việc của mình. 48
  49. 1.3.3.Thiết kế giao diện Web bằng Photoshop Trong các thành phần tạo nên một website thì giao diện là một yếu tố rất quan trọng. Giao diện ảnh hưởng trực tiếp và đầu tiên quyết định người dùng có tiếp tục dừng chân lại để xem tiếp các nội dung trong website của bạn hay không. Một website có giao diện bắt mắt khiến khách ghé thăm hấp dẫn và dừng lại lâu hơn. Điều này làm tăng khả năng tiếp cận các nội dung của website hay thậm chí các sản phẩm tới người dùng. Đó cũng là một phần tạo ra cú click mua hàng. Thiết kế giao diện web bằng Photoshop Một bản vẽ trên photoshop cũng giống như một bản thiết kế kiến trúc. Bạn muốn xây một ngôi nhà đẹp và đúng ý muốn, bạn cần một bản thiết kế. Đối với thiết kế website cũng như vậy, một bản vẽ trên photoshop giúp coder định hướng trước các thành phần cần thiết để thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Sau đây là nội dung Phần 1: Các thông số cơ bản và Bootstrap Grid trong chuyên mục Thiết kế giao diện web bằng Photoshop  Các cài đặt cơ bản Đơn vị Đầu tiên, bạn cần chuyển đơn vị sang dạng pixel. Để làm điều này, chọn Edit > Preferences > Units & Rulers hoặc nhấn Ctrl + K và chọn mục Units & Rulers. Chọn đơn vị pixel như trong hình Workspace Trong Photoshop có một môi trường làm việc thích hợp cho web design. Chọn Workspace Graphic and Web tại góc trên cùng bên phải, workspace này ưu tiên sắp xếp các công cụ thường dùng cho thiết kế giao diện web. 49
  50. Proof Setup Chọn Internet Standard RGB (sRGB)  Các thông số của file PSD Kích thước Chọn File > New để tạo một file mới. Chọn Web và thiết lập các tùy chọn như trong hình. Ở đây có các kích thước màn hình phổ thông của các loại máy tính, mình chọn kích thước phổ biến nhất 1366×768. Nhấn Create để tạo file. 50
  51. Lưới Bootstrap (Bootstrap Grid) Các template website hiện nay có rất nhiều là sử dụng hệ thống lưới của Bootstrap Framework. Ở đây mình sẽ hướng dẫn tạo lưới Bootstrap và lưu thành Preset để sử dụng cho các lần sau. Chọn View > New Guide Layout Thiết lập các thông số như trong hình 51
  52. Chọn Save Preset để lưu lại lưới Bootstrap cho lần sử dụng sau. Sau đó nhấn OK, ta được một layout như hình 52
  53. Lời kết Như vậy qua bài này chúng ta đã có một số thiết lập cơ bản để thiết kế một giao diện cho website bằng Photoshop. Bài tiếp theo sẽ tiếp tục với việc sử dụng các công cụ để tạo ra các thành phần trên web 53
  54. 1.4.XUẤT BẢN VÀ IN ẤN TRONG PHOTOSHOP Để tạo ra màu sắc phù hợp, bạn xác định khoảng màu để chỉnh sửa và hiện thì hình dưới dạng RGB tiếp sau đó là chỉnh sửa, hiển thị và in hình dưới dạng CMYK. Với cách làm này bạn có thể chắc chắn hình được in ra sẽ có màu giống như khi nó hiện trên máy tính vậy. Chương sẽ giúp các bạn thiết lập màu sắc giữa hai hệ màu RGB (cho việc hiển thị) và CMYK (cho in ấn) Trong bài này chúng ta sẽ học những phần sau Tái tạo màu Màu sắc hiển thị trên màn hình được kết hợp bởi màu đỏ, xanh lá cây và xanh dương(hay được gọi là RGB), trong khi những màu được in ra lại được tạo bởi bốn màu lam,đỏ tươi (cánh sen), vàng và đen(hay được gọi là CMYK). Đây là bốn màu chuẩn trong quá trong in màu. Bởi vì RGB và CMYK sử dụng các phương thức hiển thị khác nhau, chúng có những phương thức tái tạo các gam màu hay mảng màu khác nhau. Ví dụ, RGB sử dụng các gam sáng để tạo màu, gam màu của nó bao gồm những màu neon (neon colors). Ngược lại, màu của mực in lại vượt trội trong việc tái tạo những màu mực có thể ngoài phạm vi gam màu của RGB như là màu nhạt và màu thuần đen. Để rõ sự khác biệt giữa gam màu RGB và CMYK xem hình 18- 3,18-4 và 18-5. Nhưng không phải tất cả các gam màu RGB và CMYK là giống nhau. Đối với mỗi một kiểu màn hình hay máy in, chúng đều hiển thị các gam màu có đôi chút khác nhau. Ví dụ như màn 54
  55. hình của nhà sản xuất này có thể hiển thị màu xanh dương hơi sáng hơn so với màu của nhà sản xuất khác. Màu sắc cho hình vẽ được quyết định bởi các gam màu mà nó có thể tái tạo Chúng ta sẽ xem xét qua một chút về hai hệ màu RGB và CYMK Hệ thống màu RGB Hầu hết các màu đều có thể thể hiện được qua ba màu là Đỏ (Red), Lục (Green), Lam (Blue) với cường độ sáng rất cao. Khi phối hợp lại chúng cũng có thể tạo được các màu CYM và W (trắng), nên chúng cũng được gọi là hệ màu Cộng. Tất cả các màu được phối hợp với cường độ sáng cao nhất sẽ tạo ra màu trắng, vì tất cả các ánh sáng sẽ được ánh xạ ngược trở lại mắt và tạo nên màu trắng. Hệ màu cộng được sử dung trong màn hình, video, ánh sáng. Hệ thống màu CYMK Là việc tạo màu dựa theo sự hấp thụ ánh sáng của mực in lên giấy. Khi ánh sáng đập vào mực in, một số bước sóng được hấp thụ trên giấy, một số khác được phản xạ vào mắt. Theo lý thuyết, màu Xanh lục (Cyan), màu Vàng (Yellow) và màu Cánh sen (Magenta) kết hợp với nhau hấp thu ánh sáng tạo nên màu Đen và chúng được gọi là hệ màu Trừ. Tuy nhiên do trong thực tế, các hạt mực in kết hợp với nhau tạo thành một màu đen không thuần khiết, nên người ta cho thêm một lớp màu đen nữa để tạo nên màu đen thuần khiết, vì để tránh lầm lẫn với màu xanh nên được viết tắt là K. Việc kết hợp những màu mực in này được gọi là tiến trình in bốn màu. ICC ( International Color Consortium) : Một tổ chức định ra tiêu chuẩn màu sắc giúp cho các phần mềm và các thiết bị có thể hiểu được nhau (ND). ICC profile là một tập hợp những thông số nhằm đặc tả không gian màu của một thiết bị, ví dụ : không gian màu CYMK nhằm sử dụng cho các thiết bị in ấn. Trong bài này ta sẽ học cách sử dụng các tập màu RGB và CMYK. Photoshop (hay các ứng dụng có thể sử dụng định nghĩa màu theo chuẩn ICC) sẽ sử dụng những thông số theo chuẩn ICC để quản lý màu cho các file hình ảnh của mình. Ta có thể tham khảo thêm về việc quản lý màu và chuẩn bị những xác lập cho màn hình trong bài 19. Trước khi vào bài chúng ta cần xác lập mặc định cho Adobe photoshop trong phần “Khôi phục những tham chiếu mặc định”. Chỉ định những xác lập quản lý màu Trong phần đầu bài này chúng ta đã được biết làm thế nào để xác lập một tiến trình quản lý màu. Để hỗ trợ việc xác lập này, Photoshop tự động hiển thị một hộp hội thoại cho việc xác lập màu ngay khi khởi động Photoshop. Ví dụ, Photoshop sẽ xác lập màu RGB là mặc định cho quá trình hỗ trợ web. Tuy nhiên ta cũng có thể thay đổi xác lập nhằm phù hợp cho việc in ra những bức ảnh đẹp hơn là hiển thị chúng trên màn hình. Để bắt đầu cho việc xác lập màu này, chúng ta hãy khởi động Photoshop, và bắt tay cho việc tùy biến màu sắc theo ý của mình. Khởi động Photoshop 55
  56. Nếu ta sử dụng những ứng dụng khác để thay đổi những xác lập trong file định nghĩa màu mặc định, một hộp hội thoại xuất hiện nhắc nhở ta đồng hóa màu sắc theo những xác lập bình thường hoặc mở lại hộp xác lập màu sắc của Photoshop. Việc đồng hóa những xác lập màu nhằm đảm bảo cho việc Photoshop sử dụng màu của minh được đồng nhất với các ứng dụng khác của Adobe cũng sử dụng hộp thoại Color Setting. Bạn cũng có thể chia sẻ những thông số thiết lập màu của bạn cho người khác bằng cách lưu lại xác lập màu vào một tập tin của ứng dụng mà bạn muốn và dùng để tái sử dụng cho các ứng dụng, hay chia sẻ với những người khác. Trên thanh menu, chọn Edit > Color Setting để mở hộp hội thoại “Color Settings” Ở dưới cùng của hộp thoại chứa thông tin về nhiều lựa chọn quản lý màu sắc mà bạn sẽ học ở phần dưới đây. Di chuyển con trỏ qua từng phần của hộp thoại, bao gồm cả tên của từng vùng (như là Working Spaces) và những lựa chọn bạn có thể chọn (như là những menu lựa chọn khác nhau), trả lại giá trị mặc định của nó khi bạn làm xong. Khi bạn di chuyển con trỏ, để ý đến dòng thông tin xuất hiện ở phần dưới của hộp thoại. Hãy chọn một tập hợp lựa chọn chung và nó sẽ chỉ cụ thể cho bạn từng lựa chọn một. Trong trường hợp này, bạn sẽ chọn một lựa chọn được thiết kế để in ấn hơn là những sản phẩm đồ hoạ cho web. Chúng ta sẽ sử dụng xác lập “U.S. prepress Default” và nhấn vào nút “OK” In thử một tấm hình 56
  57. Trong phần này của bài học, bạn sẽ làm việc với dạng tài liệu đặc trưng mà bạn có thể có được nhờ scan vào từ ảnh gốc. Bạn sẽ mở nó ra, biến đổi thông số màu của nó, và thiết lập đó để khi bạn in ra thì kết quả của nó cũng giống như khi bạn nhìn nó trên màn hình. Điều này cho phép bạn có một bản in thử trên màn hình của tài liệu bạn muốn in ra giấy. Bạn sẽ bắt đầu bằng việc mở tài liệu đó. Trên thanh menu, chọn File > Open, mở file 20start.tif từ thư mục lesson20. Vì 20start.tif đã bao gồm lược đồ màu cho bức ảnh được định nghĩa cho một không gian màu sắc khác với xác lập trên Photoshop, vì vậy sẽ xuất hiện hộp hội thoại “Embedded Profile Mismatch”, yêu cầu bạn phải thay đổi xác lập màu. Có ba lựa chọn trong hộp hội thoại này: Lựa chọn “Use the embedded profile” thay đổi những xác lập màu mà đã được định nghĩa từ những phiên làm việc trước theo những xác lập màu được sử dụng đi theo tập file ảnh. Lựa chọn “Discard the Embedded Profile” hiển thị theo chế độ không có thông số màu đi theo và có thể sẽ gây ra việc màu sắc sẽ không được hiển thị chính xác. Nói chung, nếu không vì những lý do đặc biệt, thì ta nên sử dụng lựa chọn thứ 2 “Convert Document’s Colors to the Working Space”. Lựa chọn “Convert Document’s Colors to the Working Space” và nhấn OK. Hình ảnh scan của tấm bưu tiếp sẽ hiện ra ở chế độ màu RGB Lựa chọn Convert Document’s Color to the Working Space yêu cầu Photoshop so sánh thông số màu của tập tin ảnh với thông số màu mà bạn đã xác định trước đây trong hộp thoại Color Setting, và Photoshop sẽ chọn ra màu đúng nhất cho tập tin ảnh để hiển thị lên màn hình. 57
  58. Chú ý: Dựa vào những thông số đã được xác lập trong phần xác lập màu của Photoshop, nếu như tập tin ảnh không có phần định nghĩa xác lập màu đi theo, một cửa số xác nhận việc mất Thông số màu sẽ xuất hiện, cửa sổ này sẽ giúp bạn có cần xác lập một tập thông số màu cho tập tin ảnh hay không. Cửa sổ này giúp ta lựa chọn việc sử dụng những thông số màu hiện hành hay chon từ những danh sách thông số có trong sẵn trong các tập thông số. Nói chung, ta nên lựa chọn xác lập màu hiện hành. Trước khi thực hiện việc sử lý màu sắc (trên màn hình) tức là việc chuẩn bị màu sắc trước khi in ấn, ta nên thiết lập trước các thông số (cũng còn được gọi là phần “proof setup”). Những thông số xác lập này nhằm mục đích chuẩn bị cho tập tin ảnh được in ra chính xác như những gì thể hiện trên màn hình. Photoshop có rất nhiều những xác lập giành cho từng trường hợp hiển thị màu sắc như in ấn, web hay màn hình. Trước khi "in thử" là dạng tạo một bản in trên mànhình hoặc thực sự in tấm hình, bạn phải thiết lập thông số màu in thử. Thông số màu in thử (hay còn được gọi là Thiết lập in thử) xác định tài liệu này sẽ được in như thế nào, và sẽ thêm những tính năng thị giác đó vào phiên bản hiển thị trên màn hình để cung cấp cho bạn một mẫu in thử chính xác hơn. Photoshop cung cấp một số lượng đa dạng những thiết lập mà có thể giúp bạn in thử một tấm hình cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, bào gồm cả in ra giấy và hiển thị trên màn hình. Trong bài học này bạn sẽ học cách tạo một tuỳ biến thiết lập màu in thử. Bạn có thể lưu lại những thiết lập này để sử dụng cho những bức hình khác và có cùng một kết quả đầu ra. Trên menu bar chọn View > Proof Setup > Custom. Đặt dấu kiểm trên lựa chọn Preview. Tại phần Profile trong hộp hội thoại Proof Setup, lựa chọn một xác lập phù hợp với nguồn nhận tập tin ảnh (ví dụ như máy in), trong trường hợp này, vì ta không đưa ra máy in, nên nói chung “Working CMYK - U.S. Web Coated (SWOP) v2” là một lựa chọn tốt. Phải đảm bảo rằng “Preserve Color Numbers” là không được lựa chọn. Việc gỡ lựa chọn này sẽ đảm bảo rằng, tập tin ảnh sẽ hiển thị được màu sắc gần nhất với thông số màu được thiết lập. Chú ý: Lựa chọn này không có sẵn trên tất cả các hệ điều hảnh. Tiếp tục bước tiếp theo Từ menu Intent, chọn một loại Rendering bất kỳ cho việc biến đổi (tôi chọn Relative Colorimetric, một lựa chon tốt cho việc bảo trì mối quan hệ của tập màu mà không làm mất tính chính xác của hệ màu đã xác lập) 58
  59. Nếu thống sô màu của bạn cho phép, Chọn Ink Black và sau đó chọn Paper White. Bạn sẽ nhận ra độ tương phản của tấm hình bị mất đi nhiều. Lựa chọn này sẽ giả lập được màu đen thuần chứ không phải là màu đen nhợt), sau đó chọn Paper White (sẽ giả lập được màu trắng nhờ giống màu giấy thực. Điều đó cho thấy phần màu trắng ở tấm hình dưới là bắt chước màu trắng của giấy. Nhấn OK Để thay đổi xác lập màu, vào View-> Proof Colors Xác định những gam màu nằm ngoài khả năng hiển thị của hệ màu Hầu như những bức ảnh được quét bao gồm hệ màu RGB, đều có phổ màu nằm trong hệ màu CMYK, việc chuyển đổi tập tin ảnh có hệ màu RGB sang hệ màu CMYK (thao tác mà ta sẽ làm trước khi in ra) hầu như không có mấy khác biệt. Mặc dầu vậy, những tập tin ảnh được tgạo bởi công nghệ số có hệ màu RGB đều có phổ màu nằm ngoài hệ màu CMYK, ví dụ màu của ánh sang đèn nê-ông. Chú ý: Những gam màu nào không xác định được sẽ thể hiện một dấu chấm than trong cửa sổ màu (Color pallete) hay cửa sổ thông số màu (Info pallete). Trước khi ta muốn chuyển từ hệ màu RGB sang hệ màu CMYK, ta cần xem những giá trị màu CMYK khi tập tin ảnh vẫn còn trong hệ màu RGB. Chọn View -> Gammut Warning để xem những gam màu nằm ngoài hệ màu CMYK. Adobe photoshop xây dựng một bảng chuyển đổi và sử dụng màu xám trung tính để thể hiện những gam màu nằm ngoài hệ màu cần chuyển đổi. Bởi vì màu xám là màu rất khó nhận biết nên ta cần chuyển đổi nó tới màu dễ nhận biết hơn. Chọn Edit >Preferences > Transparency & Gamut, sau đó lựa chọn mẫu màu tại đáy của hộp hội thoại. Chọn một màu thật nổi hoặc thuần nhất như màu hồng hoặc màu xanh đậm. 59
  60. Nhấn vào OK và đóng cửa sổ Transparency & Gamut lại. Màu xám sẽ được thay thế bởi màu ta đã chọn. Chọn View > Gamut Warning để gỡ bỏ chế độ xem các gam màu ngoài phổ màu. Photoshop sẽ tự động sửa những màu này khi ta lưu tập tin dưới dạng Photoshop EPS cuối chương này.Photoshop EPS sẽ chuyển đổi màu RGB tới màu CMYK, điều chỉnh những phổ màu trong RGB sao cho phù hợp với những phổ màu có trong CMYK. Điều chỉnh màu và chuẩn bị cho việc in ấn Bước tiếp theo là điều chỉnh màu cho tập tin ảnh được in ra. Trong chương này, chúng ta sẽ học cách thêm và điều chỉnh màu trên bức ảnh đã được quét. Để cho việc so sánh được chính xác, ta sẽ tạo một bản copy. Chọn Image > Duplicate, rồi chọn OK Đặt 2 bức ảnh trên màn hình sao cho có thể tiện so sánh nhất. Ở đây chúng ta sẽ điều chỉnh màu sắc và độ bão hòa màu. Có rất nhiều cách để điều chỉnh màu, đó là việc sử dụng Levels và Curves. Trong chương này chúng ta sẽ dung Hue/Saturation để điều chỉnh màu trong vùng làm việc Lựa chọn tập tin ảnh 20start.tif, rồi chọn Image > Adjustments > Hue/Saturation Chuyển vị trí cửa sổ hộp thoại sao cho có thể nhìn thấy ảnh trên màn hình. Kéo thanh trượt trong phần Hue, sao cho đến lúc nhìn ảnh trông có vẻ tự nhiên hơn. Kéo thanh trượt trên Saturation, sao cho cường độ màu trở về trạng thái bình thường. Kéo thanh trượt thể hiện thuộc tính sang (Lightness) về vị trí 0 60
  61. Vẫn với ảnh được lựa chọn, ta chọn File > Print With Preview Trong hộp hội thoại Print, cần đảm bảp rằng “Show More Options” được kiểm. Sau đó lựa chọn theo những bước dưới đây: Ngay khi chọn “Show more Options” sẽ xuất hiện một trình đơn, chọn “Color Management”. Trong phần “Source Space” chọn “Proof Setup”. Trong phần “Print Space”, lựa chọn trong trình đơn “Profile” và “Intent” để có những thông số cho việc in ra máy in màu mà ta có ý định in ra. Nếu ta chưa có một máy in mặc định nào thì chọn “Working CMYK” Sau đó chọn “Done” Chọn File –> Save để lưu tập tin. In ra một bản để so sánh với hình trên màn hình 61
  62. Lưu ảnh thành một tập tin riêng biệt Trong phần này ta sẽ học cách lưu ảnh thành tập tin riêng biệt, để có thể in ra phiên bản Cyan, Magneta, Yellow, Black riêng biệt. Chọn File > save as (Tất nhiên đối với tập tin 20start.tif). Trong họp hội thoại “save as”, lựa chọn những thuộc tính sau: Tại trình đơn Format , chọn “Photo EPS”. Trong phần lựa chọn của “Save as”, với phần “Color” chọn “Use Proof Setup: Working CMYK”. Chú ý: Những lựa chọn này sẽ giúp cho tập tin ảnh tự động chuyển từ hệ màu RGB sang CMYK khi nó được lưu dưới dạng Photoshop Encasulated PostScrip (EPS) Đặt tên tập tin rồi lưu lại. Nhấn vào nút OK, hộp hội thọai “EPS Options” sẽ xuất hiện. Chọn File > Open, rồi mở tập tin 20start.eps. Lưu ý rằng đây là tập tin CMYK. Sao lưu lại tập tin 20start.tif, bây giờ chỉ còn tập tin 20start.eps đang được mở. Lựa chọn cho in ấn 62
  63. - Để xác lập những thông tin cho việc in ấn, ta có thể chỉ định trong phần “File info” và “Print Preview”, sau đó xác lập từ phần “Options” từ cửa sổ hội thoại “Print”. Đăng nhập thông tin File Photoshop hỗ trợ chuẩn từ Hiệp hội báo chí Hoa kỳ và Hội đồng xuất bản Viễn thông quốc tế để xác định cơ chế truyền văn bản và hình ảnh. Trong tập tin ảnh 18start.eps, chọn File -> File Info. Cửa sổ hội thoại “File Info” sẽ xuấ hiện với tham số “General” trong phần “Section”. 63
  64. Nhập những thông tin như : tiêu đề , tác giả, phụ đề . Chú ý: Để in phần phụ đề cho tập tin ảnh, chọn File -> Print With Preview và chọn Description Option. Nhập từ khóa (Ví dụ : Skate hay winter) rồi nhấn vào nút Add. Ta có thể nhập bất kỳ một từ khóa nào ta thích. Trong List Menu chọn Origin. Nhấn vào “today” để lấy ngày hiện hành, hoặc có thể nhập vào bất kỳ ngày nào ta muốn, cũng tương tự đối với các thông tin khác. Nhấn vào OK để đóng cửa sổ hội thoại “File Info”, rồi chọn File > Save 1
  65. Chú ý: Ngoài 2 lựa chọn trên của phần “Section”, nó còn có những lựa chọn khác mà ta có thể nhập thêm. In ấn Để đạt được kết quả tốt nhất cho việc in ra, ta nên theo những theo một số quy tắc sau: Thiết lập các tham số cho màn hình bán sắc (halftone screen). Nên in một bản in màu phối hợp (hay còn được gọi là color comp). Một bản in màu phối hợp nghĩa là bản in phối hợp các màu Đỏ, Xanh và Xanh dương (RGB) hoặc CMYK. Việc này sẽ làm cho bản in ra giống với cái ta đã nhìn thấy trên màn hình. In tách dời để tấm hình được tách dời đúng cách. In ra film In tráng ảnh bán sắc Để chỉ định một màn hình bán sắc khi in một tập tin ảnh, ta sử dụng lựa chọn Screen trong cửa sổ hội thoại Print With Preview. Kết quả của sử dụng màn hình bán sắc chỉ có trong bản sao được in, ta không thể xem được màn hình bán sắc trên màn hình. Ta sử dụng màn hình bán sắc để in ra một bức ảnh màu xám. Ta sử dụng bốn màn hình bán sắc (một cho mỗi tiến trình màu) để in ra những màu riêng biệt. Trong ví dụ này, chúng ta sử dụng việc điều chỉnh tần số màn hình và chấm điểm để tạo ra màn hình đơn sắc cho bức ảnh có gam màu xám. Tần số màn hình kiểm soát mật độ các điểm trên màn hình. Các điểm được sắp xếp theo dòng trên màn hình, đơn vị đo lường thong thường cho tấn số trên màn hình là dòng trên inch (lpi). Nếu tần số màn hình càng cao, thì ảnh càng đẹp (lệ thuộc vào khả năng quét dòng màn hình của máy in). Những tạp chí thường sử dụng những màn hình có tần số quét dòng tốt như 133 lpi hoặc cao hơn, vì họ in ấn trên các loại giấy được tráng phủ hoặc những ấn bản có chất lượng cao.Báo chí thì lại được in với chất lượng thấp hơn lên chỉ cần những màn hình có tần số quét dòng khoảng 85 lpi. Góc màn hình được sử dụng để tạo bán sắc cho ảnh màu xám khoảng 45độ. Để đạt được kết quả tốt nhất cho các màu riêng biệt là sử dụng lựa chọn Auto trong cửa sổ hội thoại Halftone (chọn Page Setup -> Screens ->Halftone Screens). Ta cũng có thể chỉ định góc cho từng màu. Nên thiêt lập các màn hình với các góc khác nhau để đảm bảo rằng các chấm điểm đặt trên bốn màn hình có vẻ là có màu liên tục và không tạo ra việc nhiễu màu. Những chấm điểm dạng hình thoi thường được sử dụng trong màn hình bán sắc, tuy nhiên Photoshop cũng cho phép ta sử dụng các dạng hình khác như : tròn, e líp, gạch nối, đường kẻ. Chú ý: Mặc định một ảnh sẽ sử dụng những xác lập màn hình bán sắc của thiết bị hoặc phần mềm nơi mà ta xuất tập tin ảnh, như chương trình dàn trang. Ta không cần phải chỉ 2
  66. định những xác lập màn hình đơn sắc như dưới đây trừ trường hợp ta muốn chèn đè lên những xác lập mặc định. Đảm bào rằng cửa sổ của tập tin ảnh đã được kích hoạt. Chọn Image > Mode > Grayscale sau đó chọn Ok để hủy bỏ thong tin màu. Chọn File > Print With Preview để đảm bảo Show More Options được lựa chọn. Lập tức cửa sổ Show More Options sẽ xuất hiện, lựa chọn “output” từ trình đơn bên dưới Nhấn vào Screen để mở cửa sổ hội thoại “Halftone Screen” và lựa chọn những thông tin dưới đây: Gỡ bỏ lựa chọn “Use Printer’s Default Screen”. Phần Frequency nhập số 133, và đảm bảoLines/Inch được lựa chọn. Phần Angle chọn góc 45độ. Phần Shape chọn Elipse. Nhấn Ok để đóng cửa sổ Halftone Screen 3
  67. Nhấn vào “Done” để đóng cửa sổ “Print With Preview” Để in ảnh, chọn File -> Print Chọn File > Close để đóng tập tin ảnh (không lưu giữ những gì đã thay đổi) In ấn những bản riêng biệt Mặc định, ảnh hệ màu CMYK được in ra như một tập tin ảnh duy nhất, và là một tập tin ảnh hợp thành của bốn màu. Để in ra thành bốn tập tin ảnh riêng biệt, ta cần lựa chọn phần Separations trong cửa sổ hội thoại “Print With Preview”. Để in ảnh hiện thời theo gam màu, ta làm như sau : Chọn File > Open và mở tập tin 18start.eps. Chọn File > Print With Preview. Trong cửa sổ hội thoại “Print”, đảm bảo rằng đã lựa chọn “Show More Options”, và xác lập theo như những thông tin dưới đây Trong trình đơn pop-up ngay bên dưới “Show more Options”, chọn “Color Management”. Trong phần “Source Space” chọn Document. Trong trình đơn pop-up Profile, chọn “Separations”. 4
  68. Nhấn vào Print (Nếu ta không muốn in ra, có thể bỏ qua bước này). Chọn File > Close để đóng tập tin (Nhớ không lưu). Tới đây chúng ta đã hoàn tất việc sử dụng màu riêng biệt va in ấn cho một tập tin ảnh trong Adobe Photoshop. 1.5.THIẾT KẾ MĨ THUẬT VÀ PHÍM TẮT TRONG PHOTOSHOP Các bạn thân mến! Để học tốt và xử lý nhanh các thao tác trong Photoshop, Adobe đã thiết kế các phím tắt cho các thao tác ấy. Tuy nhiên mỗi chúng ta không phải ai cũng nhớ hết hay biết hết các phím tắt ấy. Trong bài viết này, tôi sẽ lần lượt giới thiệu tới các bạn những phím tắt đặc biệt khi dùng Photoshop. Có thể sau khi đọc bài viết này, các bạn sẽ thao tác trên Photoshop nhanh hơn. Trước tiên, để có thể nắm bao quát được, tôi chia thành các nhóm phím tắt. Nhóm các phím F. F1 >> mở trình giúp đỡ. Khi nhấn phím F1 PTS sẽ mở phần Help lên cho bạn. F2 >> cắt. Khi bạn tạo ra một vùng chọn, nhấn phím F2 sẽ cho phép bạn cắt vùng mà bạn vừa chọn lựa. F3 >> copy. Tương tự F2, nhưng phím F3 sẽ cho bạn copy thay vì cắt đi một vùng chọn. F4 >> paste. Tất nhiên sau khi Cắt hoặc Copy bạn sẽ cần Paste vào chỗ nào đó, và phím F4 sẽ giúp bạn. F5 >> mở pallete brush. F6 >> mở pallete màu. F7 >> mở pallete layer. F8 >> mở pallete info. F9 >> mở pallete action. 5
  69. Nhóm các phím chức năng TAB >> tắt/mở các pallete. Khi nhấn phím TAB bạn có thể tối ưu hoá giao diện màn hình mà bạn đang sử dụng. Màn hình được mở tối đa, các palette được ẩn hoàn toàn. Để mở lại bạn nhấn phím TAB một lần nữa. 2. SHIFT + TAB >> tắt/mở các pallete trừ pallete tool. Khi bạn nhấn Shift + Tab, các palette được ẩn đi trừ Palette tool. Để mở lại, bạn nhấn lại Shift + Tab. 3. CTRL + SPACEBAR >> phóng to. Giữ tổ hợp phím Ctrl + Spacebar đồng thời kích chuột trái lên file hình ảnh để phóng to. 4. ALT + SPACEBAR >> thu nhỏ. Ngược lại với việc phóng to, bạn giữ tổ hợp phím Alt + Spacebar đồng thời kích chuột trái lên file hình ảnh để thu nhỏ nó lại. 5. ALT + DELETE >> tô màu foreground. Khi nhấn phím Alt + Delete, bạn đã tô màu trước ( màu tô ) cho layer hoặc vùng chọn. 6. CTRL + DELETE >> tô màu background. Khi nhấn phím Ctrl + Delete, bạn đã tô màu sau ( màu nền ) cho layer hoặc vùng chọn. 7. CTRL + SHIFT + N >> tạo layer mới hiện hộp thoại. Khi bạn nhấn tổ hợp phím này, một cửa sổ sẽ xuất hiện, cho phép bạn đặt các thuộc tính cho Layer mà bạn vừa tạo. 8. CTRL + SHIFT + ALT + N >> tạo layer mới không hiện hộp thoại. Tổ hợp phím này cho phép bạn tạo một Layer mới với những thuộc tính đã được dùng cho layer trước đó ( mặc định ). 9. CTRL + Click vào layer trong bảng layer >> tạo vùng chọn xung quanh layer. Khi bạn nhấn phím Ctrl và kích chuột vào Layer trong bảng Layer palette, Photoshop sẽ tự động tạo ra một vùng chọn bao quanh các đối tượng có trong Layer. 10. CTRL + ALT + D hoặc SHIFT + F6 >> tạo Feather. Nhấn tổ hợp phím này, một cửa sổ mới sẽ hiện lên, cho phép bạn đặt độ mờ biên cho một vùng chọn bằng cách nhập giá trị mà bạn muốn vào ô. 11. CTRL + I >> nghịch đảo màu. Tổ hợp phím này sẽ giúp bạn đảo ngược các màu hiện hành, chuyển về dạng film âm bản. 12. CTRL + L >> mở bảng Level. 13. CTRL + M >> mở bảng Curver. 14. CTRL + B >> mở bảng Color balance. 15. SHIFT + F7 hoặc CTRL + SHIFT + I >> nghịch đảo vùng chọn. Khi bạn tạo một vùng chọn bao quanh đối tượng, muốn xoá phần nền của hình, bạn có thể nhấn tổ hợp phím này. Vùng chọn sẽ được đảo ngược lại và mọi tác động của bạn lên hình bây giờ nằm ngoài phần đối tượng đã chọn ban đầu. 16. ALT + I + I >> xem thông số file hiện hành: Tổ hợp phím này cho phép bạn mở phần Image Size của một file, kiểm tra, thay đổi kích thước, độ phân giải 17. / >> khóa layer 18. SPACEBAR + rê chuột >> di chuyển vùng ảnh qua lại: Khi bạn giữ phím Spacerbar ( Phím cách) và kích chuột lên màn hình làm việc, kéo đi, bạn có thể thay đổi vùng làm việc giống như khi bạn sử dụng Navigator Palette. 19. F (nhấn nhiều lần) >> hiện thị khung làm việc ở các chế độ khác nhau: Nhấn phím F 6
  70. sẽ giúp bạn mở file của mình trên nhiều chế độ khác nhau. Nhỏ, toàn bộ màn hình làm việc, và toàn bộ màn với nền màu đen. 20. CTRL + J >> sao chép layer: Tổ hợp phím này giúp bạn nhân đôi 1 Layer hoặc 1 vùng chọn thay vì phải thực hiện các thao tác tạo New Layer, copy, paste 21. CTRL + E >> merge layer: Khi bạn nhấn Ctrl + E, Layer mà bạn đang làm việc sẽ được ép lại với Layer ở ngay phía dưới nó trên Layer Palette. Việc ép các Layer lại với nhau sẽ giúp bạn tránh được tính trạng xô lệch các thao tác đã hoàn thiện của mình. 22. CTRL + SHIFT + E >> merge all layer: Tất cả các Layer trên 1file mà bạn đang làm việc sẽ được ép gộp lại thành 1 Layer duy nhất khi bạn nhấn tổ hợp phím này. 23. CTRL + ] >> đẩy layer hiện hành lên một cấp: Trên Layer Palette, khi bạn muốn đưa 1 Layer lên trên 1 Layer khác. 24. CTRL + [ >> đẩy layer hiện hành xuống một cấp: Khi bạn muốn đưa 1 Layer xuống dưới 1 Layer khác trên Layer Palette. 25. ALT + ] >> chọn layer hiện hành lần lượt từ dưới lên trên: Thay vì phải kích chuột vào Layer mà bạn muốn làm việc trên Layer Palette, bạn có thể nhấn tổ hợp phím này để chọn lựa các Layer. 26. ALT + [ >> chọn layer hiện hành lần lượt từ trên xuống dưới: Tương tự như ( Atl + ] ), tuy nhiên thứ tự chọn lựa thì ngược lại. 27. SHIFT + dấu cộng ( + ) >> chọn chế độ Blend mode lần lượt từ trên xuống dưới: Trên Layer Palette bạn có thể thấy được các chế độ Blend Mode ngay phía dưới tên Palette Layer. Các chế độ Blend khác nhau sẽ đem lại các hiệu quả khác nhau về hình ảnh và màu sắc. Với tổ hợp phím này bạn có thể chọn nhanh các chế độ Blend theo thứ tự từ trên xuống dưới, ( Từ Normal đến Luminosity). 28. SHIFT + dấu trừ ( - ) >> chọn chế độ Blend mode lần lượt từ dưới lên trên: Tương tự Shift + ( +) nhưng thứ tự chọn lựa thì ngược lại, từ dưới lên trên ( Từ Luminosity đến Normal). 29. ALT + double click vào layer background >> đổi layer background thành layer 0. Bạn cũng có thể chuyển Layer Background thành Layer 0 bằng cách kích đúp vào Layer BG, sẽ có một cửa sổ hiện lên cho bạn đặt các thuộc tính. 30. Double click vào vùng trống >> mở 1 file có sẵn: Mở Brow đến file muốn lựa chọn, ( trong máy hoặc các nguồn ). 31. CTRL + double click vào vùng trống ( Hoặc Nhấn phím CTRL + N) >> tạo 1 fle mới: Mở cửa sổ để bạn thiết lập thông số cho 1 file mới. Trong cửa sổ này bạn có thể thiết lập các thông số cho file. 32. Nhập số bất kỳ >> thay đổi chế độ mờ đục Opacity: Bên cạnh Blend Mode trên Palette Layer chính là Opacity. Nó sẽ làm mờ đi các chi tiết trên 1 Layer nếu bạn giảm % của nó xuống. Dao động của Opacity từ 0 -> 100%. 33. D >> trở lại màu mặc định đen/trắng: Khi bạn đang sử dụng một màu bất kỳ, muốn nhanh chóng trở về màu mặc định là Trắng và Đen, bạn có thể sử dụng phím này. 34. X >> nghịch đảo 2 màu background và foreground: Chuyến màu nền thành màu tô và ngược lại. 35. CTRL + F >> thực hiện hiệu ứng thêm một lần nữa: Khi bạn vừa thực hiện xong 1 7
  71. hiệu ứng trong Filter, bạn có thể nhấn Ctrl + F để lặp lại thao t ác vừa thực hiện. 36. Ctrl + Shift +L >> Tự động điều chỉnh Levels: Thay vì nhấn Ctrl + L và tự thiết lập thông số trong bảng, bạn có thể nhấn tổ hợp phím này để có một kết quả do Photoshop tự động điều chỉnh. 37. CTRL + R >> mở thước đo: Khi nhấn tổ hợp phím này, trên màn hình làm việc của bạn sẽ xuất hiện 2 thanh dóng ở phía trên và bên trái của màn hình. Kích chuột vào đó và kéo ra, bạn sẽ có các thanh thước để căn chỉnh cho chính xác Layout của mình. 38. CTRL + ALT + F >> thực hiện lại hiệu ứng một lần nữa nhưng hiện thị hộp thoại để thay đổi thông số: Khi nhấn Ctrl + F thì mặc định hiệu ứng mà bạn vừa thực hiện sẽ được thực hiện lại thêm 1 lần nữa với chính xác các thông số đã chọn. Nhưng với Ctrl + Alt + F, cửa sổ của hiệu ứng sẽ được hiển thị để bạn có thể đặt lại các giá trị. 39. CTRL + > (dấu lớn hơn) >> tăng size chữ (đã chọn toàn bộ nội dung text bằng công cụ text), chỉ có thể áp dụng cho PTS bản CS trở lên. 40. CTRL + > giảm size chữ (đã chọn toàn bộ nội dung text bằng công cụ text) . 41. Các dấu mũi tên >> di chuyển vùng chọn sang 1 pixel: Khi bạn chọn 1 vùng chọn hoặc di chuyển một đối tượng, các phím mũi tên sẽ cho phép bạn dịch chuyển đúng 1 pixel. 42. SHIFT + Các dấu mũi tên >> di chuyển vùng chọn sang 10 pixel: Nhấn thêm phím Shift, đối tượng bạn di chuyển sẽ được di chuyển 10 Px. 43. CTRL + Z >> undo duy nhất 1 lần: Tổ hợp phím này cho phép bạn quay trở lại thao tác mà bạn vừa thực hiện. 44. CTRL + ALT + Z >> undo nhiều lần: Khi nhấn thêm phím Atl, bạn có thể quay trở lại với các thao tác xa hơn, 10 hoặc 20 tuỳ theo bạn đặt.( chỉ có tác dụng cho PTS phiên bản 8 – CS trở lên). 45. CTRL + SHIFT + Z >> redo nhiêu lần: Sau khi đã undo. nếu muốn quay lại nhanh hơn, bạn có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Z để redo lại. 46. CTRL + U >> mở bảng Hue/Saturation: 47. CTRL + SHIFT + U >> đổi thành màu trắng đen: Bạn sẽ chuyển được bức hình của mình về dạng Trắng – Đen mà vẫn giữ nó ở chế độ RGB thay vì phải vào Image chọn mode Grayscate và chọn lại RGB. 48. CTRL + ENTER >> biến 1 đường path thành vùng chọn: Sau khi dùng Pentool hoặc các Shape tạo thành các đường path, bạn có thể nhấn Ctrl+ Enter để chuyển nó thành 1 vùng chọn thay vì phải kích chuột phải vào đường path và chọn make Selections. 49. CTRL + T >> thay đổi kích thước layer ở những chế độ khác nhau: Phím tắt của công cụ Transform. Bạn nhấn Ctrl + T rồi đặt chuột vào 1 trong các điểm ở các góc hoặc trung điểm của một cạnh. dùng chuột kéo theo kích thước mà bạn muốn. 50. ALT+ S + T >> thay đổi kích thước vùng chọn ở các chế độ khác nhau: Khi đã có 1 vùng chọn, muốn thay đổi kích thước của nó, bạn có thể nhấn tổ hợp phím này và thay đổi bằng cách dùng chuột kích vào các điểm và kéo. 51. Dấu ] >> tăng size các công cụ tô: Khi bạn sử dụng các công cụ tô như Brush, Clone stamp, eraser bạn có thể dùng phím này để tăng nhanh kích thước của chúng. 8
  72. 52. Dấu [ >> giảm size các công cụ tô: Tương tự phím ] nhưng là giảm kích thước công cụ tô. BÀI 2: THỰC HÀNH VẬN DỤNG PHOTOSHOP NÂNG CAO 2.1.CÁC BÀI TẬP NÂNG CAO 2.2.THIẾT KẾ THIỆP MỪNG Tạo một tấm thiệp chúc mừng cực đẹp bằng Photoshop trong những ngày lễ quan trọng là việc mà ai cũng muốn làm để tỏ lòng yêu thương và trận trọng đến người mình muốn gửi, làm theo các bước bên dưới đây là bạn đã có thể tự tay thiết kế một tấm thiệp cực đẹp và ý nghĩa. File ảnh các bạn có thể download về để thiết kế theo như hướng dẫn bên dưới. Chỉ cần làm đúng theo như các bước, các bạn sẽ có thể tạo ra một tấm thiệp cực kì đẹp mắt. Ảnh thiết kế trong bài hướng dẫn: Bước 1: Đầu tiên bạn download ảnh bên trên về sau đó mở file đó lên trên phần mềm Photoshop. 9
  73. Bước 2: Bạn tìm đến biểu tượng chữ T trên thanh công cụ hoặc ấn phím tắt T trên phần mềm Photoshop sau đó chọn đến dòng Horizontal Type Tool . Bước 3: Tiếp đến bạn nhìn lên thanh ngang chọn vào ô hình chữ nhật như hình bên dưới để chọn font chữ. Bạn tìm chọn đến font có tên Mistral . 10
  74. Bước 4: Tiến hành tạo lời chúc của bạn ở trên thiệp và căn chỉnh sao cho hợp lý nhất. Bước 5: Ấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + N để tạo 1 layer mới. Sau đó chọn vào biểu tượng hình chữ nhật như bên dưới đây hoặc ấn phím tắt G sau đó chọn vào dòng Gradient Tool . Sau đó click vào ô màu trên thanh công cụ ngang. 11
  75. Bước 6: Bạn chọn vào ô vuông thứ 2. Tiếp đến click chọn vào biểu tượng có hình đầu bút chì . Bước 7: Bạn tiến hành ghi mã màu fb218e vào ô trống như hình bên dưới đây. 12
  76. Bước 8: Tiếp tục chuyển sang hình biểu tượng đầu bút chì phía bên phải và click chọn vào đó. Bước 9: Bạn ghi mã màu f911f6 vào ô trống để chọn màu. 13
  77. Bước 10: Ấn phím tắt M trên bàn phím sau đó chọn vùng toàn bộ ảnh. Tiếp đến bạn ấn G đặt con trỏ chuột từ điểm 1 kéo đến điểm 2 rồi thả ra. Bước 11: Trên thanh layer màu vừa chỉnh, bạn giảm Opacity xuống còn 50%, Fill xuống còn 60%. 14
  78. Bước 12: Sau khi thành công các bước làm trên, giờ đây bạn đã hoàn thành xong công việc tạo thiệp chúc mừng. Bạn ấn tổ hợp phím Shift + Ctrl + Alt + S để tiến hành lưu. Ở mục Preset bạn lựa chọn định dạng ảnh để xuất ra. Ở đây mình chọn JPEG High. Mục phía dưới JPEG là mục để bạn lựa chọn chất lượng ảnh. Ở đây mình chọn là Hight. Cuối cùng ấn Save để lưu ảnh. Như vậy chỉ với 12 bước làm bên trên, giờ đây bạn đã có thể tự tạo một tấm thiệp chúc mừng cực đẹp để gửi trong các ngày lễ đặc biệt rồi phải không nào 2.3.PHỤC CHẾ ẢNH CŨ Trong mỗi chúng ta không ai là không từng chụp ảnh cả. Khi bức ảnh nào để lâu rồi cũng sẽ bị hư hỏng và không còn giữ được màu sắc và vẻ đẹp như xưa nữa. Muốn khắc phục những 15
  79. bức ảnh đó thì lại rất khó khăn. Nhưng bây giờ có một công cụ rất hữu ích để chúc ta khôi phục lại những bức ảnh đó. Đó chính là photoshop. Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách phục chế ảnh cũ thành ảnh mới trong photoshop. Đầu tiên bạn cần mở 1 file ảnh mà bạn muốn phục chế lại trong photoshop.Ví dụ như bức ảnh sau: Bước 2: Dùng công cụ Patch Tool (phím tắt J), bạn vẽ một vùng chọn xung quanh vùng muốn sửa chữa. Sau đó giữ chuột và kéo vùng lựa chọn đó đến một vị trí tương đương trong hình và thả chuột ra. Hãy chắc chắn vùng bạn muốn thay thế trước khi nhả chuột. 16
  80. Xem sự tương đồng của sắc thái ở background phía sau. Công cụ này cho hiệu quả không lớn lắm, nhưng nó giúp tiết kiệm thời gian và là một cách tốt để bắt đầu công việc phục hồi bức ảnh của bạn. Bước 3: Ngoài Patch Tool, các bạn cũng nên sử dụng thêm các công cụ như Healing Brush Tool (tương ứng với màu đỏ trong hình dưới đây), Clone Stamp Tool, Spot Healing Brush Tool. Nó sẽ mang lại hiệu quả lớn hơn rất nhiều với việc bạn chỉ tập trung vào Stamp Tool hay Patch Tool. 17
  81. Chúng ta đã hoàn thành bước đầu của việc phục chế bức ảnh này. 18
  82. Bước 4: Và bây giờ chúng ta sẽ khắc phục phần hư hỏng nặng nhất của bức ảnh. Chúng ts sẽ sử dụng mắt phải của người đàn ông để thay thế con mắt trái đã bị mất. Vẽ một vùng lựa chọn (phím tắt M) xung quanh mắt phải của ông. Và sau đó nhấn Ctrl + J để sao chép các lựa chọn tạo ra một lớp layer mới. 19
  83. Sau đó nhấn Ctrl + T để chọn Free Transform Tool. Click chuột phải vào vùng lựa chọn và nhấn Flip Horizontal để lật vùng chọn bên trái sang bên phải. 20
  84. Lúc này, khi bạn kéo vùng lựa chọn đến mắt trái nơi cần phục chế, bạn nên giảm Opacity và và căn chỉnh sao cho phù hợp với vùng mắt bị mất nhất. Khi đã căn chỉnh ưng ý, nhấn Enter hoặc nhấn vào biểu tượng dấu tick V mà tôi đã đánh dấu bằng vòng tròn màu xanh lá cây (hiển thị phía trên) để việc thay đổi được Photoshop xác nhận. Sau đó tăng Opacity đến 100% . Bước 5: Tạo 1 lớp layer mask bằng cách ấn vào biểu tượng như hình trên. Bây giờ chúng ta dung Brush Tool (B) để tẩy các khu vực chúng ta không cần hoặc không muốn nhìn thấy. Khi sử dụng mặt nạ quy tắc là: màu trắng là tẩy đi và màu đen là hiện ra. Nếu bạn cần sự chuyển tiếp mượt, sử dụng màu xám. Cách tốt nhất để thực hiện công việc này là để giảm opacity của Brush. Sau đó tẩy qua khu vực bạn muốn loại bỏ cho đến khi bạn có kết quả chuyển đổi giữa hai lớp phù hợp nhất. 21
  85. Sau khi gần hoàn thành công việc, chúng ta sẽ sử dụng công cụ Clone Tool để hoàn thành nốt. Bạn nên giảm Opacity trên Công cụ Clone Tool để có thể kiểm soát tốt hơn về việc “nhân bản”. Và chú ý sử dụng phím tắt Ctrl + Z (undo) trong khi dùng Clone Tool. Bước 6: Sau khi hoàn thành bước phục chế các chi tiết hỏng trên ảnh, chúng ta bắt đầu công đoạn cuối cùng là hoàn thiện bức ảnh bằng cách khử nhiễu (noise) và tăng cường độ sắc nét cũng như độ tương phản để bức ảnh trông thật hơn. Sử dụng công cụ Noise Reduce sẵn có trong Photoshop để khử nhiễu. 22
  86. Sử dụng filter High Pass hoặc Unsharp Mask để tăng cường độ sắc nét cho ảnh. Sau khi hoàn thành các bước trên, các bạn sẽ được một bức ảnh đã phục chế thành công. 23
  87. Thật đơn giản phải không các bạn. 24