Giáo trình Nghệ thuật cắm hoa - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nghệ thuật cắm hoa - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_nghe_thuat_cam_hoa_truong_cao_dang_nghe_ky_thuat.pdf
Nội dung text: Giáo trình Nghệ thuật cắm hoa - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ
- BỘ LAO ĐỘNG- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ GIÁO TRÌNH NGHỆ THUẬT CẮM HOA NGHỀ : NGHIỆP VỤ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN (Ban hành kèm theo Quyết định số 245/QĐ-CĐNKTCN ngày 23 tháng 10 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Kỹ Thuật Công nghệ) Hà Nội - Năm 2020 1
- BỘ LAO ĐỘNG- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN : NGHỆ THUẬT CẮM HOA NGHỀ : NGHIỆP VỤ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TRÌNH ĐỘ : TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số 293A /QĐ - CĐNKTCN ngày 25 tháng 10 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Kỹ Thuật Công nghệ) Hà Nội - Năm 2020 2
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 3
- LỜI GIỚI THIỆU Đời sống kinh tế càng phát triển, sự phân công lao động xã hội càng sâu sắc thì sự phát triển của ngành kinh doanh sản xuất chế biến và dich vụ ăn uống ngày càng phát triển mạnh cả về quy mô lẫn trình độ. Để hiểu được, và quản lý tốt các quá trình sản xuất và dịch vụ các sản phẩm ăn uống, đòi hỏi người công nhân cũng như người quản lý tham gia vào quá trình đó không những cần có tay nghề cao, có phẩm chất cần thiết đặc thù của nghề, mà còn cần nắm vững vai trò của các yếu tố tham gia vào quá trình đó, để sao cho mọi sự hoạt động của mình tạo nên sự thống nhất của một chỉnh thể hoàn thiện. Làm được như vậy sẽ quyết định trực tiếp đến hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của mỗi cơ sở kinh doanh các sản phẩm ăn uống. Mô đun Nghệ thuật cắm hoa nhằm trang bị cho học sinh các thao tác kỹ thuật cắm hoa nghệ thuật để có thể có kiến thức vững chắc phục vụ cho công việc sau này. Nội dung: Toàn bộ giáo trình chia thành 3 bài: - Bài 1: Khái quát chung về kỹ thuật trang trí, cắm hoa - Bài 2: Kỹ thuật cắm hoa - Bài 3: Kỹ thuật trang trí Xin chân thành cảm ơn BGH Trường CĐN KTCN, đội ngũ CBGV Khoa Kinh tế và CTXH, giáo viên nghề KTCBMA đã tạo điều kiện giúp đỡ để xây dựng giáo trình này. Hà nội, ngày 10 tháng 9 năm 2020 BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NGHỀ: NGHIỆP VỤ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 4
- MỤC LỤC BÀI 1. KỸ THUẬT CHUNG VỀ KỸ THUẬT TRANG TRÍ, CẮM HOA 9 1. Sơ lược về sự hình thành phát triển của kỹ thuật trang trí cắm hoa 9 2. Các yếu tố ảnh hưởng và nguyên tắc cơ bản trong kỹ thuật trang trí cắm hoa 10 3.Trang thiết bị dụng cụ trong trang trí và cắm hoa 13 4.Vai trò của nghệ thuật trang trí, cắm hoa trong kinh doanh ăn uống 14 BÀI 2. KỸ THUẬT CẮM HOA 16 1.Khái quát về hoa 16 2. Ngôn ngữ trừu tượng của các loài hoa 18 Hoa nhài (Jasmine) 25 Hoa hồng (Rose) 26 Linh lan – tên đẹp như hoa 27 Ngọc lan tây 28 Hoa sứ 28 Hoa phong lữ (Geranium) 29 3. Cách giữ hoa tươi lâu 30 4. Khái quát về nghệ thuật căm hoa 33 4.1. Nguồn gốc của nghệ thuật cắm hoa 33 4.2. Đặc điểm của nghệ thuật cắm hoa 36 3. Định nghĩa về nghệ thuật cắm hoa 36 4. Một số kiểu dáng cơ bản 36 4.Kỹ thuật cắm hoa trên bình cao 45 1. Nghệ thuật cắm hoa bình cao kiểu rẻ quạt 45 2. Cách cắm hoa theo chiều dọc 45 BÀI 3. KỸ THUẬT TRANG TRÍ 57 1.Kỹ thuật trang trí phòng ăn và nội thất 57 2. Kỹ thuật trang trí quầy bar 57 Một số lưu ý quan trọng cần ghi nhớ trong thiết kế quầy bar 59 Các kiểu dáng quầy bar nhà hàng đẹp được ưa chuộng hiện nay 59 5
- 3. Kỹ thuật trang trí bàn ăn, bàn tiệc 62 4.Kỹ thuật trang trí không gian tổng thể 63 4.1. Lựa chọn phong cách thiết kế nhà hàng phù hợp 63 4.2. Lựa chọn màu sắc bắt mắt 63 5. Một số điểm cần lưu ý 69 6
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NGHỆ THUẬT CẮM HOA Tên MĐ: Nghệ thuật căm hoa Mã MĐ: NHKS 22 Vị trí, tính chất, ý nghĩa, vai trò của MH Vị trí: + Nghệ thuật căm hoa là MĐ tự chọn thuộc nhóm kiến thức chuyên môn nghề trong chương trình khung Trung cấp “Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn”. Tính chất: + Nghiệp vụ nhà hàng là MĐ lý thuyết kết hợp với thực hành đánh giá MH bằng hình thức thi hết môn Ý nghĩa, vai trò của MĐ + Nghiệp vụ nhà hàng là MĐ quan trọng trong chương trình Mục tiêu của mô đun: + Về kiến thức: Học xong MH này, người học sẽ có khả năng nắm được các thao tác kỹ thuật trong về trang trí, cắm hoa + Về Kỹ năng: Có thể thực hiện được các kỹ thuật cắm hoa và trang trí cơ bản + Về năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm: Có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp và thái độ phục vụ tốt. Tinh thần phục vụ khách hàng tận tâm, chu đáo làm cho khách hàng hài lòng + Thái độ lịch sự, tế nhị + Có lòng tự hào và hoài bão về nghề Chế biến món ăn Nội dung của MĐ Thời gian STT Tên các bài trong MH Lý Thực Kiểm tra Tổng số thuyết hành 1. Bài 1: Khái quát chung 5 2 1 về kỹ thuật trang trí, cắm 8 hoa 2. Bài 2: Kỹ thuật cắm hoa 19 3 15 1 7
- 3. Bài 3: Kỹ thuật trang trí 18 2 15 1 Cộng 45 10 32 3 8
- BÀI 1. KỸ THUẬT CHUNG VỀ KỸ THUẬT TRANG TRÍ, CẮM HOA Mã bài: NHKS 22.01 Giới thiệu: Trong bài học này, người học sẽ được trang bị các kiến thức về kỹ thuật trang trí căm hoa, các nguyên tắc, trang thiết bị dụng cụ trong trang trí và cắm hoa. Mục tiêu Học xong bài này, người học có khả năng nhận biết, thông hiểu và vận dụng được 1 số hiểu biết cơ bản về kỹ thuật trang trí căm hoa Nội dung 1. Sơ lược về sự hình thành phát triển của kỹ thuật trang trí cắm hoa Ngày nay chiêm ngưỡng những tác phẩm cắm hoa, tìm hiểu và nắm vững được nghệ thuật cắm hoa đã trở thành ước muốn của nhiều người, nhất là phái nữ. Tuy nhiên, nắm vững được nghệ thuật cắm hoa đã không là chuyện giản đơn. Nó đòi hỏi người cắm hoa phải thông qua quan sát trong thực tế, nắm bắt được "cái thần" của hoa lá, hiểu được quy Luật biến hóa của cây cỏ và sự hòa đồng của màu sắc. Từ trước, nghệ thuật cắm hoa có nhiều trường phái. Do có sự khác nhau về khu vực, môi trường, bối cảnh văn hoá, không gian phát triển, cho nên nghệ thuật cắm hoa cũng khác nhau. Nghệ thuật này bắt nguồn từ 3 nơi khác nhau: cắm hoa kiểu Nhật, cắm hoa kiểu Trung Quốc, cắm hoa kiểu Tây Phương. 9
- 2. Các yếu tố ảnh hưởng và nguyên tắc cơ bản trong kỹ thuật trang trí cắm hoa Khi cắm hoa bạn cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản như phong cách cắm, vị trí đặt bình hoa, bố cục khi cắm hoa, xử lý hoa trước khi cắm. 10
- Những nguyên tắc cơ bản khi cắm hoa bạn cần thuộc nằm lòng Phong cách cắm: Cắm hoa có hai phong cách cơ bản là phong cách cắm hoa theo phương Đông và phong cách cắm hoa theo phương Tây. Cắm hoa theo phương đông sẽ thiên về đường nét hơn là sự đa dạng, nét đẹp của phong cách này đó chính là toát lên trang nhã, thanh cao và đơn giản. Cắm hoa theo phương Đông đòi hỏi tỉ lệ giữa hoa và bình phải đạt được độ cao của cành chính bằng 1,5 lần độ cao của bình. Phong cách cắm hoa theo phương tây lại thiên về đối xứng và sự đa dạng, nên phong cách này thường lựa chọn những chiếc bình có miệng rộng để có thể cắm nhiều hoa. Vị trí đặt bình hoa: Nguyên tắc cơ bản khi cắm hoa mà người cắn cần phải lưu ý đó chính là vị trí đặt bình hoa. Bạn cần xem xét vị trí đặt bình hoa để có thể lựa chọn hình dạng của bình, màu sắc của Bình, loại hoa định cắm. Xem xét vị trí đặt bình hoa để hài hòa bình hoa với không gian cần chưng. 11
- Những nguyên tắc cơ bản khi cắm hoa bạn cần thuộc nằm lòng Bố cục khi cắm hoa: Khi cắm hoa bạn cần lưu ý chiều cao của các cành hoa không thể bằng nhau mà phải có sự chênh lệch để tạo nên sự hài hòa, thẩm mỹ. Hoa chính nên cao, hoa phụ thì thấp hơn nhưng phải lựa chọn hoa chính và hoa phụ đều phải tươi. Các đóa hoa phải phân bố đồng đều, cân xứng nhằm tạo vẻ đẹp cho tổng thể. Xử lý hoa trước khi cắm: Để hoa khi cắm giữ được vẻ đẹp bền lâu thì việc xử lý hoa trước khi tắm làm một việc làm rất cần thiết. Cần ngắt bỏ những cành thừa, lá quá dày, bỏ bớt cành nhỏ, không chừa rễ để hoa có thể hút nhanh nước trong bình. Nếu thấy cành hoa bị héo thì không nên cắm vào bình ngay mà phải để nơi thoáng mát dùng bình xịt để tưới giúp hoa hồi sức rồi mới tiến hành cắm hoa. 12
- 3.Trang thiết bị dụng cụ trong trang trí và cắm hoa Những dụng cụ thường được sử dụng để cắm hoa trang trí, cắm hoa nghệ thuật là: bình, chậu, bát, lẵng, giỏ cắm hoa, dao, kéo, kìm, bình xịt nước, băng dính Tác dụng của các dụng cụ đó là: Bình, chậu, bát, lẵng, giỏ dùng để trữ nước cung cấp nước cho hoa tươi lâu, tôn tạo vẻ đẹp của các cành hoa và thể hiện ý nghĩa của sản phẩm cắm hoa. Dao, kéo dùng để cắt cành, tỉa lá gọn gàng trước khi cắm hoa. Kìm dùng để cắt dây kẽm khi cần dùng dây kẽm để uốn cành, lá. Bình xịt nước dùng để phun nước cho hoa để hoach được tươi lâu. Băng dính dùng để cố định miếng mút xốp trong lẵng hoa. 13
- 4.Vai trò của nghệ thuật trang trí, cắm hoa trong kinh doanh ăn uống + Hoa tươi giúp cải thiện tâm trạng khách hàng Cắm hoa tươi trong nhà hàng sẽ giúp khách hàng hạnh phúc khi ngắm nhìn những bông hoa tươi tắn, nhiều màu sắc vào buổi sáng. Cắm hoa tươi trên bàn ăn giúp xua tan mọi buồn phiền. Không chỉ giúp KH vui vẻ hơn, cắm hoa tươi trong phòng còn giúp KH thư giãn và đồng cảm hơn với mọi người. Khi Kh của bạn vừa họp xong hay chuẩn bị có hội nghị quan trọng, những bông hoa màu nhẹ nhàng sẽ giúp họ giảm căng thẳng và cảm thấy thư thái hơn. Nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan cũng phát hiện ra rằng. Việc ngồi ăn ở bàn ăn có hoa tươi sẽ giúp KH có tâm trạng tốt hơn rất nhiều. Hoa tươi tiếp thêm năng lượng Ngắm nhìn và thưởng thức hương thơm dịu nhẹ của những bông hoa tươi trong phòng sẽ tiếp thêm năng lượng. Khiến bạn nhiệt tình và tích cực hơn trong cuộc sống. Nếu muốn có thêm năng lượng cho ngày mới, bạn hãy chọn những bông hoa có sắc màu rực rỡ với các gam màu như hồng, tím, đỏ, vàng, xanh 14
- Thu hút khách hàng, khách hàng đến ăn uống không chỉ để no, mà còn để ngắm, để chụp ảnh với bạn bè, chụp ảnh tự sướng nên khi trong nhà hàng cần trang trí thêm hoa, cây cảnh, veaw đẹp tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn cho khách hàng. Câu hỏi ôn tập: Câu 1. Trình bày các nguyên tắc khi cắm hoa? Câu 2. Vai trò của nghệ thuật trang trí, cắm hoa trong kinh doanh ăn uống? 15
- BÀI 2. KỸ THUẬT CẮM HOA Mã bài: NHKS 22.02 Giới thiệu: Trong bài học này, sẽ trang bị cho người học một số hiểu biết về hoa và nghệ thuật cắm hoa, người học cũng được cung cấp một số kỹ năng cắm hoa cơ bản. Mục tiêu: Nhằm trang bị cho người học một số hiểu biết về hoa và nghệ thuật cắm hoa, người học cũng được cung cấp một số kỹ năng cắm hoa cơ bản. Nội dung: 1.Khái quát về hoa 1.1. Hoa đối với đời sống con người Từ ngàn xưa, hoa được coi là thông điệp của tâm hồn. Mỗi chúng ta ai chẳng yêu hoa Ai chẳng có kỷ niệm đẹp về một loài hoa nào đó. Và cũng từ ngàn xưa, hoa được coi là biểu tượng của cái đẹp, là thông điệp của sự quyến rũ. Hoa là tặng vật của thiên nhiên ban tặng cho con người. Mỗi loài hoa với đủ sắc màu như: Trắng, đỏ, vàng, tím, hồng luôn là một thứ ngôn ngữ nói với chúng ta bao điều thầm kín. Thưởng thức hoa không phải chỉ người giầu sang, phú quí, mới có thể chiêm ngưỡng được, mà người bình thường cũng có quyền thưởng ngoạn vẻ đẹp huyền diệu của mỗi loài hoa. Mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng và tiếng nói riêng mà mấy ai chia sẻ và nắm bắt được. Người xưa ví hoa như là người bạn tình muôn thủa của con người. Chẳng thế mà Đỗ Phủ nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng thời Đường đã từng thốt lên rằng: “Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân” (một cánh hoa rơi cũng làm giảm đi vẻ đẹp của mùa xuân). Còn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh bông hoa Hồng tập thơ “Nhật ký trong tù” của Bác đã thông cảm và sẻ chia nỗi bất bình với người bạn tù, người chiến sĩ cộng sản, kiên cường bất khuất “Hương hoa bay thấu vào trong ngục/ Kể với tù nhân nỗi bất bình”. Vì Bác là người yêu đời, yêu hoa hơn ai hết, và bao giờ cũng nâng niu, trân trọng vẻ đẹp của các loài hoa. Người phương Đông có cái thú chơi hoa riêng, họ thưởng thức hoa trong sự tao nhã, tinh khiết mà trầm lắng. Trương Mãn Thúc đời Tống (Trung Quốc) đã từng say đắm hoa 16
- đến độ quanh năm, suốt tháng cứ ở nơi vườn hoa của mình, chia sẻ từng niềm vui, nỗi buồn đối với từng gốc Mai, khóm Hồng, chậu Cúc, đóa Trà Mi để rồi trong cái thế giới huyền diệu của sắc hoa ấy mới cảm nhận hết được sự tinh túy và huyền diệu của hoa. Bởi ở mỗi loại hoa đều mang bản sắc văn hoá của một thời đại, một dân tộc, một vùng miền Và có khi là của 1 con người. Ở miền Nam hoa mai thường nở vào ngày tết và được coi là cốt cách của người quân tử. Mai có rất nhiều loại: hồng mai, bạch mai, hoàng mai, mai tứ quí, mai chiếu thủy. Trong tất cả các loại hoa mai kể trên đều có màu vàng, riêng mai chiếu thủy là có màu trắng. Lạ lùng thay, trong cái mầu trắng nuột nà tinh khiết đó, lớp cánh trong cùng lại có mầu hồng như máu. Nó làm cho bông hoa không còn vẻ lạnh lẽo mà ngời lên sức sống kỳ diệu của loài hoa mai. Đồng hành cùng hoa mai ở phương Nam là hoa đào ở miền Bắc, hoa đào mang lại một niềm vui, niềm khát khao chờ đợi. Khi hoa đào nở lòng chúng ta bỗng dâng lên một cảm xúc bồi hồi khó tả, và bất giác thốt lên: “Ôi mùa xuân đã về! Mùa xuân sao mà đẹp thế”. Hoa đào mang về cho lòng người một không khí ấm áp của mùa xuân sau những ngày đông giá rét. Màu hồng thắm của hoa đào như sưởi ấm lòng người và tô đẹp thêm phong cảnh thiên nhiên. Những vườn hoa đào rực hồng bên những mầm non hoài thai từ kẽ lá phô bày sự tuyệt mỹ vô tận, tràn ngập sức xuân. Mùa xuân về không chỉ có hoa mai, hoa đào khoe sắc mà hàng trăm, hàng ngàn loài hoa khác từ hoang dã đến vườn hoa ươm trồng, đâu đâu cũng thấy hoa nở. Dân dã và phổ biến nhất vẫn là họ nhà hoa cúc. Hoa cúc có mặt khắp mọi miền đất nước, như: Cúc đại đoá, hồng tử kỳ, bạch khổng tước, cúc vạn thọ, cúc gấm, cúc áo, cúc ngũ sắc, cúc tóc tiên, đồng tiền, mâm xôi Trong muôn vàn các loài hoa thì hoa cúc được xếp vào hàng bốn loại hoa mà người đời quý trọng. (Đó là Tùng, Cúc, Trúc, Mai). Hoa cúc đẹp bởi sự giản dị khiêm nhường, có đức tính tốt đẹp của đấng quân tử. Phải chăng đó cũng là sự kiên cường chịu đựng của hoa cúc để vượt qua sương sa, tuyết lạnh, dâng cho đời vẻ đẹp kiêu sa của mình? Mỗi khi xuân về trong mỗi căn nhà, dù là ở nông thôn hay thành thị hoa cúc được trân trọng đặt trong những bình gốm rất bình dị nhưng lại tạo cho không gian thêm đằm thắm và lưu luyến đến khôn nguôi. Xuân về, cùng với quất, hồng, đào, mai khoe sắc đón chào những cánh én xôn xao từ phương xa 17
- bay về. Ta thoảng nghe trong gió tiếng khèn gọi bạn tình trên các rẻo núi cao, đến câu giao duyên đồng bằng Bắc bộ, lẫn với điệu hò sông Hương man mác, quyện cùng điệu hát đất phương Nam. Tất cả như hòa nhập vào nhau, tạo nên âm hưởng của mùa xuân dân tộc. Mùa xuân về càng làm cho con người gần gũi với thiên nhiên hơn. Chính cái không khí ấm áp cùng với muôn ngàn sắc hoa mà thiên nhiên ban tặng cho con người trong những ngày đầu xuân, càng làm cho mỗi chúng ta phải biết yêu quý thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên và có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống từng ngày. 2. Ngôn ngữ trừu tượng của các loài hoa Hoa là biểu tượng của cái đẹp, sự duyên dáng và mỗi bông hoa lại có một ý nghĩa, một ngôn ngữ riêng. Hiểu được ngôn ngữ của các loài hoa sẽ giúp bạn lựa chọn được loại hoa thích hợp dành tặng những người thân yêu của mình. Không chỉ đơn thuần là làm đẹp cho đời, những bông hoa tươi còn mang lại cho chủ nhân của nó sinh khí, sức khỏe, sự thịnh vượng, năng lượng sống hay những ý nghĩa rất riêng. Hoa sen Sen là biểu tượng tuyệt vời cho sự hoàn hảo và tinh khiết, những lớp bùn xung quanh không thể làm vấy bẩn sự tinh khiết của sen. Sen mang lại nhiều điều tốt đẹp cho con người như điều hòa khí vượng, tăng cường sức khỏe cho con người. Hoa sen còn đại diện của sự tôn kính và nhiệm màu, nhưng tuyệt đối trong tình yêu không nên tặng sen nó đoạn trừ sự ham muốn, dục vọng. 18
- Hoa hồng Là nữ hoàng của các loài hoa gắn với những yêu thương trong gia đình. Hoa hồng còn được coi như sứ giả của tình yêu trên toàn thế giới. Hoa hồng nhung đỏ thắm như màu máu được tượng trưng cho sự nồng nàn, son sắt trong tình yêu. Hoa hồng trắng biểu tượng cho tình yêu những ngày đầu mới yêu còn e ấp, bẽn lẽn. Hoa hồng vàng biểu tượng cho tình bạn bền chặt, gắn kết. Hoa hồng xanh thể hiện cho một tình yêu bất diệt 19
- Hoa lan Hoa lan mang vẻ đẹp thanh tao và tinh khiết là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở,hàn gắn sự đổ vỡ. Nó cũng là biểu tượng cho sự sang trọng và sung túc vì thế hoa lan rất được trân trọng trong hoàng gia ở các nước phương tây 20
- Hoa lay-ơn Lay-ơn còn mang một cái tên nữa là hoa kiếm lan. Loài hoa này mang ý nghĩa của sự hẹn hò nên thường được mang tặng cho người mình yêu với ngụ ý rằng mình rất mong nhớ được gặp mặt. Hoa Hướng Dương Hoa Hướng dương tượng trưng cho một tình yêu thủy chung, thể hiện niềm tin và hi vọng trong tình yêu, luôn hướng về điều tươi sáng nhất. Dù người bạn yêu ở bất cứ đâu, đi bất cứ nơi nào trong bầu trời này thì tình yêu của bạn dành cho họ cũng không thay đổi, người bạn yêu giống như mặt trời tỏa sáng và sươi ấm trái tim bạn. Khi người nhận được bó hoa hướng dương thì xin hãy hiểu người tặng muốn gửi tới bạn một thông điệp tình yêu. Hoa Forget me not Tiếng Việt gọi là lưu ly thảo gắn với truyền thuyết về một cuộc tình dang dở. Chuyện kể rằng có cặp tình nhân một hôm vào một ngày đẹp trời, họ dắt nhau đi dạo bên bờ sông, bỗng cô gái nhìn thấy một bông hoa thật đẹp. Trong lúc chàng trai say mê với non nước hữu tình, cô gái cố vươn mình ra hái những bông hoa li ti mọc dày đặc bên ven bờ sông thì chẳng may trượt chân ngã xuống dòng nước đang chảy xiết. Biết mình không thể lên 21
- bờ, cô gái nem bó hoa dại lên bờ cho chàng trai gọi với: đừng quên em nhé. Sau đó câu nói ấy trở thành tên của loài hoa kèm với thông điệp thể hiện tình yêu chân thành, một ký ức không thể nhạt phai. Hoa thủy tiên Hoa thủy tiên được xem là loài hoa thanh tao, quyền quý, thường được sử dụng như một phương thức hóa giải của phong thủy trong cung Quan Lộc, giúp cho gia chủ giữ được những của cải và được tưởng thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của họ. Bên cạnh, người ta còn cho rằng hoa thủy tiên có tác dụng khử tà, mang lại cát tường như ý cũng như tăng thêm tài khí cho gia đình. Hoa cúc Trong phương đông, hoa cúc nằm trong bộ tứ quý “ lan cúc trúc mai” mang lại cho gia chủ một cuộc sống bình dị, may mắn và hòa hợp. Hoa Cúc còn tượng tưng cho sự trung thực, lòng trung thành, quý mến và niềm vui hân hoan. 22
- Hoa lily Với mùi hương thơm mát và vẻ đẹp tinh khôi là biểu tượng sự trinh trắng, lòng chung thuỷ và cao thượng. Có lẽ vì lý do này mà lily trở thành một trong những loại hoa được ưa thích hơn hết trong đám cưới và được kết thành bó hoa cầm tay cho cô dâu. Là biểu tượng của sự giàu có, thịnh vượng. Mẫu đơn Được coi là loài hoa vương giả, sang trọng, là biểu tượng cho sự giàu có, sắc đẹp và sức hấp dẫn nồng nàn Nếu cắm một bình hoa mẫu đơn tươi thắm ở phòng khách sẽ làm cho căn phòng thêm rạng rỡ và đem lại sự suôn sẻ trong công việc cho gia chủ. Hoa mẫu còn được mệnh danh là bà chúa của các loài hoa, tượng trưng cho tình cảm chân thành, khăng khít của các thành viên trong gia đình. Trong các dịp khai trương, người ta hay tặng tượng hoặc tranh mẫu đơn để chúc nhau ngày càng phú quý, phát triển Hoa mai Hoa mai không những biểu trưng cho mùa xuân, cho tết đến, xuân về mà còn tượng trưng cho tình yêu trung thành, gắn bó. Hoa đào Cũng dịp tết đến xuân về, người ta thường mua đào, chơi đào bởi laoif hoa này mang sự may mắn và hạnh phúc cho mọi người trong một năm mới. Loài hoa này cũng thể hiện 23
- một tình banh thân thiết, găn kết lâu bền. Chính vì vậy mà hoa đào đã trở thành món quà tặng ý nghĩa mà mọi người thường tặng nhau vào dịp xuân sang. Hoa cẩm chướng Mỗi màu hoa cẩm chướng lại mang một đặc trưng một ý nghĩa khác nhau. Hoa cẩm chướng hồng tượng trưng cho ngày của mẹ, hoa cẩm chướng đỏ là biểu hiện của sự tôn kính, hoa cẩm chướng vàng tỏ ý khinh thường, khinh bỉ, cự tuyệt. Hoa cẩm chướng trắng thể hiện một tình yêu trong trắng, thanh cao Hoa đồng tiền hay có tên gọi khác là hoa kim tiền biểu thị cho sự hoan hỷ, mừng rỡ. Người ta quan niệm rằng nếu cắm một bình hoa đồng tiền trong nhà sẽ mang lại tài lộc và tiền của cho gia đình nhất là những ngày đầu năm mới. Hoa đồng tiền còn là biểu tượng cho niềm tin và mang lại cho người nhận sự lạc quan, yêu đời trong cuộc sống. Hoa Cát Tường Ý nghĩa của hoa Cát tường bắt nguồn từ một câu chuyện đẫm nước mắt về tình mẹ con. Ở một làng nọ, có hai mẹ con sống trong một căn nhà tranh rách nát. Ngày ngày người mẹ làm việc vất vả cũng chỉ mong con mình học hành đỗ đạt khôn lớn nên người thoát cảnh nghèo khổ. Người con trai cũng hiểu được tâm nguyện của mẹ nên chăm chỉ đèn sách ngày đêm. Bống dưng một hôm, người con trai tắt thở và rời xa người mẹ. Qua đau đớn, người mẹ đến gặp phật Như Lai xin cho còn mình sống lại. Phật thương cho tấm lòng thương con của người mẹ mà nói với bà rằng hãy đi tìm được một bông hoa mang tên Cát Tường, con bà sẽ trờ về. Người mẹ không để phí một giây phút nào, lên đường đi 24
- ngay, vượt qua bao núi cao hiểm trở và thời tiết khắc nhiệt nhưng bà vẫn không tìm thấy. Cho đến một ngày khi không còn đủ sức bước tiếp, bà gục ngay bên đường và không bao giờ đi tiếp nữa. Nơi bà chết mọc lên những khóm hoa nhỏ và sau này để tưởng nhớ đến tình yêu bao là của người mẹ này đối với con người ta đặt tên cho loài hoa ấy là Cát Tường. 3.Mùi hương của hoa Nếu nói về hương thơm của hoa thì có rất nhiều, không thể kể hết. Vậy nên chúng ta sẽ chỉ đề cập đến những loài hoa có hương thơm đặc biệt, quyến rũ. Hoa nhài (Jasmine) Hoa nhài từ lâu đã rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Ở nó có sự kết hợp của nét nhẹ nhàng, đằm thắm nhưng rất ngọt ngào tựa như cô gái mới lớn. Có nguồn gốc từ những vùng khí hậu nhiệt đới, hoa nhài nổi tiếng với màu sắc tinh tế cùng mùi hương dễ chịu. Nó được dùng nhiều trong mỹ phẩm, dược liệu và các nghi lễ tại một số quốc gia Châu Á và cả Châu Âu. 25
- Bởi hương thơm của mình, hoa nhài còn được sử dụng để làm tinh chất dầu thơm. Đây là nguyên liệu giúp thư giãn massage tại các spa chăm sóc sắc đẹp. Mùi thơm của nhài còn ứng dụng trong các sản phẩm chăm sóc da, chăm sóc tóc. Hoa hồng (Rose) Các loại hoa có hương thơm quyến rũ không thể không nhắc đến hoa người ta không thể nào không nhớ đến hoa hồng – biểu tượng của tình yêu. Hoa hồng mang một nét đẹp kiêu sa, nồng thắm kết hợp hài hòa với mùi hương quyến rũ nó làm bao thi sĩ sử dụng đến nó trong thơ văn. 26
- Hoa hồng thường được dùng trong nghi lễ quan trọng như đám cưới, đính hôn mang ý nghĩa chúc phúc. Rose còn góp mặt trong các sản phẩm dưỡng da làm chậm quá trình lão hóa. Bên cạnh đó tinh dầu hoa hồng nguyên chất được tin dùng nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da, làm chậm quá trình lão hóa. Linh lan – tên đẹp như hoa Hoa linh lan còn có tên gọi khác là hoa lan chuông, nó còn có tên gọi khác là May Lily và Our Lady’s Tears vì cho rằng nó mọc từ giọt nước mắt dưới chân Đức Mẹ. Cây có thân cao, lá dài, phần hoa màu trắng, quả trong màu đỏ mọng xinh đẹp. Hoa rất được ưa thích thường thấy trong vườn nhà, vì hoa có hương thơm quyến rũ, nhẹ nhàng, ngọt ngào. 27
- Ngọc lan tây Hoa ngọc lan còn được gọi là hoàng lan. Mang mùi hương thơm ngọt ngào kết hợp với màu vàng nổi bật, ngọc lan luôn là đối tượng được các loài côn trùng yêu thích. Vì thế ngọc lan tây thường nằm trong top 10 loài hoa có hương thơm nhất thế giới. Ngoài công dụng để trang trí, làm đẹp, hoa ngọc lan còn được dùng nhiều để chiết xuất tinh dầu nguyên chất. Mang hương thơm quyến rũ và tinh tế, tinh dầu ngọc lan góp mặt trong nước hoa Chanel N°5. Hoa sứ Giống như câu hát “đêm đêm ngửi mùi hương, mùi hoa sứ nhà nàng”, hoa sứ là loài hoa có mùi hương gây thương nhớ. Sự nhẹ dịu, thoang thoảng của nó gợi dậy bao suy tư cùng với khắc khoải. Được đưa vào thơ ca không chỉ bởi hương thơm, hoa sứ còn dùng để làm cây cảnh và cả ướp trà. Sứ thơm nhất là loại sứ có màu trắng hơi vàng. Khi phơi khô dùng để hãm trà tăng hiệu quả thư giãn, kích thích vị giác. 28
- Hoa phong lữ (Geranium) Các loại hoa có hương thơm quyến rũ bạn có thể bạn sẽ thấy hơi xa lạ vì phong lữ là một loại hoa tươi đẹp rất phổ biến ở vùng Địa Trung Hải. Chúng có nhiều màu sắc như: đỏ, cam, hồng . Hình dáng hoa khá đẹp, có hai tầng màu ở cánh hoa. Tầng màu chính mang màu sắc rực rỡ, viền lại mang màu trắng nhã nhặn. Với ý nghĩa mang đến tài lộc, may mắn cho cả gia đình, phong lữ thường được trồng làm cây cảnh trong vườn, được chưng vào dịp tết hoặc những ngày lễ quan trọng. Phong lữ là hoa mang hương thơm quyến rũ, tạo cảm giác sang trọng, chanh sả cho gia đình. Những loài hoa có hương thơm luôn thu hút côn trùng và cả con người. Chúng tạo cảm giác an nhiên, thư thái mang đến hiệu quả tốt cho cải thị giác và khứu giác. Tặng hoa có hương thơm cho người khác cũng là cách thể hiện sự quan tâm của bạn đến họ. Mỗi loài hoa chính là lời muốn nói mà người ta trao cho nhau. 29
- 4. Cách giữ hoa tươi lâu Khi chọn mua hoa, bạn nên quan sát thật kỹ toàn bộ cành hoa, nếu cành hoa còn thẳng, cứng cáp, lá còn giữ được màu xanh đậm và không bị héo úa hay ngả màu vàng thì đây là cành hoa còn mới, bạn nên lựa chọn những cành hoa này. Tiếp theo, bạn cũng nên quan sát vết cắt ở cành hoa. Nếu vết cắt còn mới thì gần như chắc chắn đó là cành hoa còn mới. Còn nếu vết cắt đã cũ và có dấu hiệu thâm đen thì bạn không nên chọn những cành hoa này. Tiếp đến là phần bông hoa, những bông hoa còn tươi sẽ có màu sắc tươi sáng, cánh hoa cứng cáp bạn có thể thử bằng cách dùng 2 ngón tay bóp nhẹ bông hoa, nếu cảm nhận được độ cứng và đàn hồi thì đó là hoa mới. Nếu là hoa cũ thì bông hoa sẽ mềm hơn do cánh hoa bị héo. Xử lý hoa Sau khi đã lựa chọn được những bông hoa tươi và mới nhất. Việc bạn cần làm lúc này đó là xử lý hoa trước khi cắm để giữ cho hoa tươi lâu hơn. Sau khi mua hoa, bạn nên loại bỏ hết những lá dập, lá có dấu hiệu bị héo, úa. Tiếp đến, bạn đem cành hoa ngâm vào trong nước hơi ấm. Sau khoảng 10-15 phút, bạn dùng kéo thật sắc cắt cành hoa theo một góc 45 độ để cành hoa có thể hút được nhiều nước nhất khi cắm trong bình. Vệ sinh lọ cắm hoa Vệ sinh bình cắm hoa cũng là cách giúp giữ cho hoa tươi lâu hơn. Dùng nước rửa chén rửa thật sạch bình hoa để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn trong bình hoa. Đây là 2 yếu tố 30
- chính khiến cho hoa nhanh bị héo. Bạn cũng cần chú ý tráng thật sạch để bình không còn nhớt xà bông trước khi cắm hoa. Pha nước cắm hoa Ở bước này, có rất nhiều bí quyết pha nước cắm hoa để giữ cho hoa tươi lâu không bị héo. Dưới đây là những cách đơn giản nhất mà bạn có thể dễ dàng thực hiện từ những nguyên liệu sẵn có. Pha nước cắm hoa giúp hoa tươi lâu hơn Sử dụng thuốc tẩy: cho một chút thuốc tẩy vào trong nước cắm hoa là cách giữ hoa tươi lâu đơn giản và hiệu quả nhất. Thuốc tẩy giúp loại bỏ các loại vi khuẩn gây thối gốc, giúp nước cắm hoa sạch hơn. Qua đó giúp hoa tươi lâu hơn. Nước súc miệng: nước súc miệng có khả năng diệt khuẩn, loại bỏ các mảng bám và làm sạch nước cắm hoa giúp hoa tươi lâu hơn. Thuốc Aspirin: mẹo giữ hoa tươi lâu thứ 3 đó chính là pha một viên thuốc aspirin đã nghiền nát vào trong nước cắm hoa. Thuốc Aspirin cũng làm tăng nồng độ acid trong nước giúp diệt vi khuẩn, đồng thời cũng cung cấp dưỡng chất để cành hoa sống lâu hơn. 31
- Sử dụng thuốc B1: nghiền nát một viên thuốc B1 sau đó hòa vào nước cắm hoa cũng sẽ giúp cho hoa tươi lâu hơn thông thường. Thuốc B1 giúp các cành hoa thút nước thanh và nhiều hơn. Nước cốt chanh: nước cốt chanh làm tăng nồng độ acid trong nước cắm hoa, giúp loại bỏ vi khuẩn trong nước cắm hoa để hoa tươi lâu hơn. Nếu hết chanh, bạn có thể dùng dấm táo hoặc dấm ăn cũng mang lại hiệu quả tương tự. nước cốt chanh cũng sẽ giúp hoa tươi lâu hơn Đường trắng: cho một thìa đường trắng vào trong nước cắm hoa cũng sẽ giúp giữ cho hoa tươi lâu hơn. Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cành hoa. Đường trắng còn giúp đẩy nhanh quá trình quang hợp giúp hoa tươi lâu hơn. Đồng xu: thả 1 đồng xu vào bình cắm hoa cũng là cách đơn giản để giữ cho hoa tươi lâu hơn và bền hơn. Điều này là bởi, các ion sắt của đồng xu khi tiếp xúc với nước sẽ tạo ra một chất kháng khuẩn tự nhiên giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại. 32
- Thay nước cắm hoa thường xuyên Cuối cùng, để giữ cho hoa tươi lâu hơn, bạn cần phải thay nước cắm hoa thường xuyên mỗi ngày. Nên thay nước cắm hoa vào buổi sáng sớm. Mỗi lần thay nước thì bạn cũng nên cắt bớt cành hoa một chút để tăng khả năng hút nước cho cành hoa. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đặt bình hoa ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng. Không nên để bình hoa ở nơi có ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, nơi nhiều gió hoặc gần tivi, quạt hay điều hòa cũng sẽ giúp cho hoa tươi lâu hơn. Ngoài ra, nếu có thể thì bạn cũng nên mang bình hoa ra phơi sương vào buổi tối để tăng thêm sức sống cho hoa. 2. Khái quát về nghệ thuật căm hoa 2.1. Nguồn gốc của nghệ thuật cắm hoa Nghệ thuật cắm hoa Trung Hoa Lịch sử trồng hoa của người Trung Quốc vốn có từ lâu đời. Bên cạnh việc trồng hoa, nghệ thuật cắm hoa ở đây cũng có lịch sử và truyền thống lâu đời. Ngoài việc coi trọng về hình dáng, màu sắc và mùi hương của hoa, nghệ thuật cắm hoa kiểu Trung Quốc còn chú trọng đến "hoa đức". Theo họ, hình dáng, màu sắc và mùi hương chỉ là "hữu hình"; còn "hoa đức" thì lại trừu tượng, thường mang ý nghĩa tượng trưng; chẳng hạn như lấy sự mềm mại của hoa để so sánh với vẻ đẹp yểu điệu của nữ giới; đồng thời, cũng cách chọn hoa những để mô tả đức độ của bậc chính nhân, quân tử. Điều này đã trở thành một đặc tính riêng của nghệ thuật cắm hoa Trung Quốc. Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản Hoa đạo Nhật Bản bắt nguồn từ Trung Quốc, vào nước này đồng thời với nghi thức dâng hoa cúng Phật. Người Nhật đã nhanh chóng biến thành nghệ thuật riêng nước mình, trở thành nghệ thuật truyền thống. Trong thời gian lâu dài, nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản dùng trong tế tự đền miếu, đàn tế, lưu hành trong giới tăng lữ. Đến thế kỷ VII, việc dâng hoa thờ được phổ biến trong lễ cúng dân gian, nhưng nghệ thuật về hoa cỏ vẫn chưa thịnh hành. Vào thế kỷ X, dùng hoa chẳng những trong lễ hội, mà còn để trang trí nhà cửa. Vào thế kỷ XIII, trong các đền miếu đã bắt đầu xuất hiện phương pháp cắm hoa và tạo hoa hình sen. Tới thế kỷ thứ XIV, giới quý tộc Nhật có những ngày lễ hội thưởng hoa hằng năm gọi là "Hoa ngự hội" (thi cắm hoa), coi cắm hoa như là một môn nghệ thuật tiêu khiển, nhàn dật; kể từ đó trở đi, cắm hoa đã thoát dần màu sắc tôn giáo thuần túy, bước vào 33
- cung đình và các gia đình võ sĩ, quý tộc, trở thành một sản phẩm nghệ thuật để trang trí và xuất hiện trong những lễ hội Cũng từ đó hình thức cắm hoa bắt đầu được quy phạm hóa, vừa coi trọng chủ đề tư tưởng, vừa tôn sùng thiên nhiên; họ thường dùng 7 - 9 cành hoa, kết hợp với một số lá: Hình thức “lập hoa” thời kỳ đầu tiên của Nhật. Vào thế kỷ XV - XVI, cắm hoa đã được phổ cập rộng rãi, nghệ thuật cắm hoa có những bước phát triển mạnh mẽ, phong cách nghệ thuật này cũng đã có những bước biến đổi tuơng đối lớn; ngoài hình thức "lập hoa" đã hoàn thiện, lại còn có hình thức "sinh hoa". Đây là hình thức cắm 3 cành hoa chính, tượng trưng cho Trời, Đất, Người. Tác phẩm thường đơn giản, trong sáng, thanh nhã, được phổ cập và phát triển mạnh mẽ. Như thế, triết lý và tư tưởng từng bước đi vào nghệ thuật cắm hoa. Vào cuối thế kỷ XVII, "Bình sử" xâm nhập Nhật Bản và được phát huy, tạo thành "trường phái Hoằng Ðạo". Sau thế kỷ XVIII, Nhật Bản tiếp tục xuất hiện trường phái cắm hoa "Tự do"; trường phái này không giống như "lập hoa" và "sinh hoa", mà dựa vào trực giác và cảm giác, kết hợp với nhau tùy ý niệm của mỗi người, không quá câu nệ vào hình thức nào. Đến thế kỷ XIX, nghệ thuật cắm hoa của Nhật vào giai đoạn thoái trào, do ảnh hưởng của xã hội và chính trị thời đó; mãi cho đến năm 1887, mới được hồi phục trở lại; tuy nhiên, trong giai đoạn này, với việc giao lưu cùng nhiều dòng nghệ thuật nước ngoài, nhất là ảnh hưởng của văn hoá Tây Phương cho nên phong trào cắm hoa của Nhật lại chuộng về kiểu “Thịnh hoa” Hoa đạo của Nhật từ đó cũng đã chuyển hướng, từ cắm hoa trong bình cao lại chuyển sang bình thấp và nông. Kiểu cắm hoa Moribana có thể được coi là bước đột phá trong lịch sử cắm hoa Nhật Bản; tuy nhiên bước đột phá này vẫn chưa làm cho giới thưởng thức hoa và nghiên cứu cắm hoa Nhật bản thoả mãn. Vào thế kỷ XX, hoa đạo Nhật Bản có chuyển hoá khác, mang tính chất lịch sử; đó là sự xuất hiện kiểu cắm hoa "Tự do" (Free style arrangement), hay còn gọi là kiểu cắm hoa "tiền vệ" (Avant - garde Ikebana). Ở một mức độ nào đó, kiểu cắm hoa này có những đường nét gần gủi với phong cách cắm hoa hiện đại của Tây Phương. Với người Nhật, chính lối này đã mang lại cho nghệ thuật cắm hoa Nhật trở nên rực rỡ, chói sáng. Người Nhật thường truyền tụng những giai thoại về nhìn hoa, thưởng hoa và vẽ hoa. Nói chung, người sành về hoa có thể nhìn suốt từ trước đến sau, từ nội tâm ra ngoại cảnh. 34
- Nghệ thuật cắm hoa Tây phương Nghệ thuật cây cảnh Tây Phương bắt nguồn từ khu vực ven Địa Trung Hải và phát triển đến ngày nay, đã trở thành một trong những trào lưu nghệ thuật cắm hoa chính - cắm hoa theo phong cách Tây Phương. Lịch sử cắm hoa ở đây vốn có từ lâu đời. Sách sử và di tích khảo cổ cho biết: Ngay từ những năm 2,000 trước Công nguyên, thời kỳ của nền "Văn minh sông Nil", tại Ai Cập đã có những bức họa trên tường đá, mô tả việc dùng hoa sen và hoa thủy tiên trong cách trang trí. Cũng có người dùng những loại hũ có miệng hẹp để cắm hoa. Trong Kim Tự Tháp của Ai Cập, người ta cũng đã phát hiện ra dấu tích của một loài hoa hoá thạch. Đó là loại tường vi, rất phổ biến trên đất nước này. Phương pháp cắm hoa trong giai đoạn này còn thô sơ: vừa không có vẻ đẹp về đường nét, lại vừa không có những kết hợp nhiều loại hoa bên cạnh nhau. Từ thời kỳ Cổ Hy Lạp cho đến thời Hậu Kỳ Cổ La Mã, người ta thường dùng hoa vàng để trang trí trong những lễ hội. Thiếu nữ cũng thường đội những vương miện được kết bằng hoa hồng. Kiểu dáng này biểu trưng cho lòng chung thủy trong thuật yêu đương. Trong nghệ thuật cắm hoa và kết hoa Tây Phương, kiểu này vẫn còn bảo lưu cho đến ngày nay với những thay đổi qua từng thời đại. Có hai kiểu cắm hoa trong giai đoạn này: cắm hoa ở lọ và cắm hoa trong lẵng. Vào thế kỷ XIX, hạng quý tộc, giới thượng lưu Tây Phương bắt đầu quan tâm và say mê nghệ thuật cắm hoa, từ việc xử lý nghệ thuật cắm hoa cho đến cách phối hợp màu sắc nhiều loại hoa. Ngoài ra, cũng có những nghệ nhân chế tác các bình hoa, chậu hoa đủ kiểu dáng; có người lại chuyên nghiên cứu về không gian cắm hoa. Họ đề ra những nguyên tắc về cắm hoa, với nhiều trường phái. Tính ra có 32 trường phái cắm hoa khác nhau. Cắm hoa đã trở thành một lối trang trí và thưởng ngoạn trong bất cứ hội họp, tiệc tùng, nhàn đàm. Vào đầu thế kỷ XX, nhà nghệ thuật học Gertrude Jekyll cho xuất bản cuốn "Flower decoration in the home" có tác dụng gợi mở rất lớn trong nghệ thuật cắm hoa sau này. Đây là nền tảng của nghệ thuật cắm hoa Tây Phương hiện đại. Những thập niên gần lại đây, nghệ thuật cắm hoa Tây Phương đã chịu ảnh hưởng của Hoa đạo Nhật cũng như Thiền Phái, do đó đã nẩy sinh những kiểu cắm hoa đa dạng, thiên về triết lý. Nghệ thuật cắm hoa cổ điển chỉ hạn chế ở chỗ cắm hoa vào bình. Người cắm hoa chỉ chọn một cành ít hoa, rồi tạo hình và chọn độ dài thích hợp. Hình thức cắm hoa trong thời đó còn đơn giản, thuần phác, thường chỉ giữ lại kiểu dáng của hoa chứ không gia 35
- công về mặt kỹ thuật và nghệ thuật. Lọ hoa đa phần bằng gốm. Ngoài ra, trong giới quý tộc, vương tước thì dùng những thứ lọ bằng ngọc thạch, thủy tinh. Trong những bức hoa cổ điển cho thấy màu sắc thiên về sự rực rỡ, chói chang. Nghệ thuật cắm hoa cổ điển Trung Quốc thường tạo ra những khoảng trống thích hợp giữa các cành hoa với nhau; nhờ thế tạo nét thanh nhã. Nghệ thuật cổ điển Nhật thường tận dụng cành lá đơn giản, thể hiện rõ đường nét của cành hoa. Cắm hoa cổ điển Tây Phương thích sự đàng bệ, dùng hoa nhiều, bình to. Nghệ thuật cắm hoa hiện đại không những được sáng tác dựa theo nguyên tắc cắm hoa cơ bản, cũng không đơn thuần thể hiện sự hoà hợp của thiên nhiên, mà chủ đích là để biểu đạt quan niệm và tư tưởng của cá nhân mỗi người. Trong nghệ thuật cắm hoa hiện đại, cần phải có trí tưởng tượng lựa chọn cành hoa nào, thiết kế ra sao, cách tạo hình theo chủ điểm gì? Với họ, chậu hoa là nguồn thơ, là nguồn tư tưởng, triết học. Mỗi công trình cắm hoa phải là một giá trị biểu cảm. Phải bỏ nhiều thì giờ suy nghiệm, cân nhắc, trước khi bắt tay vào. 3 khuynh hướng cắm hoa chính hiện nay là trường phái "cắm hoa tự do", "cắm hoa tiền vệ" và "cắm hoa trừu tượng". 2.2. Đặc điểm của nghệ thuật cắm hoa Nghệ thuật cắm hoa ngày càng phát triển, với nhiều phong cách cắm độc lạ, đặc sắc. Ngoài phong cách hiện đại, còn có phong cách cắm hoa tân cổ điển, cổ điển để tạo nên các lẵng hoa sinh động, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. 3. Định nghĩa về nghệ thuật cắm hoa Cắm hoa nghệ thuật cũng như vẽ 1 bức tranh, phải có chủ đề, nội dung, chọn vật liệu thích hợp và nơi đặt phù hợp. Vì vậy cám hoa nghệ thuật chính là sự sắp xếp các cành hoa, lá vào bình theo 1 ý tưởng nhất định, phù hợp với mục đích sử dụng và không gian đặt. 4. Một số kiểu dáng cơ bản Đối với mỗi người yêu hoa, việc chính tay mình tạo nên một bình hoa và một việc làm rất có ý nghĩa. Nhưng không phải mọi người đều có sự khéo léo và sáng tạo để làm nên một bình hoa đẹp. Hôm nay, Cây Cầu Vàng hướng dẫn bạn những mẫu cắm hoa đơn giản và dễ thực hiện để bạn tự cắm một bình hoa tươi cho riêng mình, tặng sinh nhật, bạn bè, người yêu hoặc gia đình. 36
- Ngoài những kiểu những cách cắm hoa đơn giản và cực kỳ phổ biến, trong nghệ thuật cắm hoa còn có rất nhiều cách cắm hoa khá cơ bản mà một người yêu cắm hoa nên biết. Cùng tìm hiểu 10 cách cắm hoa cơ bản và đơn giản với hoa tươi và các phụ liệu đơn giản mà bạn nên biết nhé! 4.1. Cắm hoa hình kim tự tháp (chóp nón) Đây là cách cắm hoa phổ biến nhất trong các kiểu cắm hoa để bàn. Khi cắm hoa theo hình chóp nóng, các bông hoa sẽ được sắp xếp theo hướng nhọn và rất cao, chúng sẽ được cắm theo độ cao từ cao xuống thấp dần. Trong quá trình cắm, các bông hoa chính sẽ được phân bổ đều, các hoa phụ sẽ được cắm xen thấp hơn và cắm sát ở phía dưới chân. 37
- 4.2. Hình mái vòm 38
- Nếu xét theo góc nhìn từ trên xuống, đây sẽ là cách cắm hoa kiểu tròn, nhìn trông khá đẹp mắt. Với cách cắm hoa này, phần lớn hoa được xếp theo hình tròn và chiều cao các bông hoa ở mức trung bình. Cắm hoa mái vòm có khá nhiều phong cách khác nhau và là cách cắm hoa được nhiều người yêu thích. 4.3. Hình lưỡi liềm Với cách cắm hoa này, hoa được xếp cong hình vòng cung, tỏa về hai phía ngược nhau như hình ông trăng lưỡi liềm. Các loài hoa được xếp đặt hài hòa để tạo sự cân bằng cho 39
- tổng thể mẫu cắm hoa. Để cách cắm hoa này thêm hoàn thiện hơn, người cắm sẽ phải sử dụng thêm nhiều loại phụ kiện, hoa bổ trợ. 4.4. Kiểu cắm hoa ngang Khi cắm hoa ngang, các bông hoa sẽ được sắp xếp theo chiều ngang cổ điển và đối xứng, chiều dài 2 bên là như nhau, thường gấp 2 lần chiều cao. Người cắm thường áp dụng cách cắm hoa này ở bàn tiệc, đám cưới, hoặc bàn ăn trong gia đình. 40
- 4.5. Kiểu cắm hình chữ T 41
- Với kiểu cắm hoa hình chữ T lộn ngược, hoa sẽ được phủ trên 3 mặt, chiều dài một mặt có đôi chút khác biệt so với 2 mặt kia. Cách cắm hoa kiểu cách này thường được sử dụng trong các dịp lễ tết quan trọng với các tông màu tươi sáng như màu đỏ, màu vàng, màu cam, 4.6. Hoa cắm theo hình chữ L Giống như tên gọi, kiểu cắm hoa này có hình dạng chữ L, vì nó không đối xứng nên khi cắm hoa phải sắp xếp khéo léo để tạo sự cân bằng. 42
- 4.7. Kiểu cắm hoa hình rẻ quạt Kiểu cắm hình rẻ quạt cần sử dụng hoa có thân dài và khỏe như hoa lay ơn, hoa lan, hoa hồng, khi cắm ta có thể tạo điểm nhấn sáng tạo tại khu vực trung tâm, hoặc tạo đường cong cho lẵng hoa nhưng vẫn đảm bảo hình dạng nan quạt. 43
- 8. Hình tam giác Khi cắm hoa theo hình tam giác cần chú ý vị trí của những bông hoa dung để hình thành hình dáng này, cần sắp xếp chiều cao nhiều hơn chiều rộng. 44
- 4.Kỹ thuật cắm hoa trên bình cao Cắm hoa bình cao không phải chuyện đơn giản. Nó cần sự sáng tạo và con mắt nghệ thuật. Vậy cắm hoa như thế nào để thu hút được người xem? Trồng hoa xin mách bạn 10 nghệ thuật cắm hoa bình cao cực kỳ sáng tạo, bắt mắt và dễ thực hiện giúp tô điểm cho không gian nhà bạn thêm lung linh. 1. Nghệ thuật cắm hoa bình cao kiểu rẻ quạt Đây là kiểu cắm hoa truyền thống và quen thuộc. Kiểu cắm rẻ quạt này thích hợp với nhiều không gian khác nhau trong nhà. Khi chọn kiểu cắm hoa này, bạn nên lựa những hoa có thân cao như lay ơn hoặc lan. Và hãy đảm bảo được độ tươi của hoa và thân hoa khỏe. Kiểu cắm này cần một lượng lớn cành hoa. Cắm hoa xòe đều thể hiện được độ cong cho bình hoa và tạo được hình nan quạt xòe đẹp. 2. Cách cắm hoa theo chiều dọc Kiểu cắm hoa theo chiều dọc mang phần hiện đại và sang trọng, phù hợp với không gian phòng khách, văn phòng. Thậm chí là các bàn tiệc. Đây là kiểu cắm sao cho phần hoa cao và kích thước bề ngang nhỏ gọn. 45
- 4. Bạn có thể áp dụng cách cắm này cho nhiều loại hoa khác nhau nhưng đẹp nhất vẫn là hoa hồng. Chỉ cần 3 bông hồng là bạn đã có một chậu hoa đẹp và tinh tế. Cắm hoa hình mái vòm Đây là một nghệ thuật cắm hoa bình cao truyền thống và đậm nét cổ điển cho các nàng tham khảo. Kiểu cắm này trước đây hay sử dụng cho loại hoa nở to. Nhưng theo thời gian, mọi loài hoa đều có thể cắm theo kiểu mái vòm này. Tùy theo gu thẩm mỹ mỗi người mà phối hợp các loại hoa lại với nhau. 46
- Khi nhìn theo góc từ trên xuống, chậu hoa tròn đều, cân xứng rất đẹp mắt. Sử dụng cách cắm hoa mái vòm, các bông hoa sẽ được cắm theo hình tròn, xòe đều ra các hướng. Và giữa các bông là hoa trang trí cùng lá dương xỉ. Chiều cao những bông hoa không nhô quá cao khỏi chậu. 47
- 10. Thả hoa vào lọ 6. Kỹ thuật thực hiện và quá trình 49
- Cắm một bó hoa xinh đẹp giúp căn nhà bạn sáng bừng với điểm nhấn trên bàn vô cùng bắt mắt. Rất nhiều cách cắm hoa mà bạn có thể biến tấu liên tục, giúp không gian thêm sáng tạo. Hướng dẫn này sẽ phá vỡ quy trình cắm hoa thông thường, mỗi bước đều có hình minh họa để bạn có được lẵng hoa xinh đẹp mà có thể để trong một thời gian dài thật dài. Đó chính là cắm hoa vào xốp. Nguyên liệu Xốp cắm hoa. Kéo cắt hoa. Băng dính. Lưỡi dao cạo sắc bén. Đĩa nông hoặc hộp đựng xốp cắm hoa. Dao có răng cưa. 50
- Hoa tươi. 51
- Chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng hai loại tán lá, hai hoặc ba loại hoa lớn hơn (mỗi loại 5-12 hoa) và hai loại hoa nhỏ hơn. Một số cành cây trở nên hữu ích cho việc cắm hoa của bạn. Ví dụ như những cành lá bạch đàn xinh xắn chia ra làm nhiều nhánh này. 52
- Bước 1: Bắt đầu cắm hoa bằng cách cắt xốp cắm hoa theo kích thước bằng dao răng cưa. Bạn có thể sử dụng một con dao bánh mì cũ hoặc cưa tường hoặc một cái gì đó tương tự. Cắt xốp cắm hoa khá dễ dàng. Sau đó đặt xốp cắm hoa vào trong nước. Khi xốp cắm hoa chuyển sang thẫm màu cũng là lúc chúng ngậm đủ nước. Bước 2: Bạn lật xốp cắm hoa, đổ thêm nước vào bình chứa nếu cần. Đợi đến khi mặt này cũng ngậm đủ nước, bạn bỏ xốp cắm hoa ra ngoài, tránh để lâu vì chúng sẽ có khả năng tan rã. Đặt xốp cắm hoa vào hộp hoặc đĩa nông, càng khít với kích cỡ xốp cắm hoa càng tốt. Sử dụng dao răng cưa để cắt các góc xung quanh tạo khối xốp cắm hoa có kích cỡ phù hợp với hộp đựng. Sau đó cắt các góc trên cùng của mỗi bên để tạo hình dáng khối xốp cắm hoa tùy ý bạn muốn. 53
- Bước 3: Cố định xốp cắm hoa bằng băng dính. Cắt băng của bạn dài khoảng gấp đôi chiều dài của cuộn băng treo trên cả hai mặt. Kéo băng hoa đều và căng ra trên bọt của bạn, sau đó chạy các đầu bên dưới đĩa nông để đầu băng dính ở phía bên kia. Quấn băng này kết thúc xung quanh băng hoa trên góc đó. Lặp lại 4 lần. Sau đó lấy tán lá lớn nhất của bạn và cắt dài khoảng 4 -16 -6. Đặt gần giữa dưới cùng của xốp cắm hoa tại mỗi góc. Với cùng một tán lá đó, đặt ba nhánh cây khác trên đỉnh xốp cắm hoa. Đặt thêm hai nhánh ở các mặt trên khác của xốp cắm hoa, để các nhánh trên cùng tạo thành một phần hình chữ X (hoặc T). 54
- Bước 4: Sử dụng thêm một loại lá, cắt cành khỏi thân cây để tối đa hóa tán lá trên bó hoa của bạn. Khi bạn nhét thân cây vào xốp cắm, bạn không muốn lá rơi vào đó. Cắt bỏ bất kỳ lá nào để thông thoáng hơn diện tích cắm hoa. Bước 5: Với tán lá loại 2 cần nhỏ hơn, đặt khoảng hai thân ở phía dưới của xốp cắm, sau đó thêm hai cành mỗi bên ở phía trên. Một nguyên tắc nhỏ trong việc tạo ra một bó hoa là hướng các cành thấp hơn xuống dưới (hoặc hướng ra ngoài) và hướng các cành trên lên cao. Bước 6: Xếp lên trên cùng xốp cắm bằng cách thêm khoảng 4 tán lá loại 2 xung quanh đầu. Xem lại những tán lá cắm lên, dặm thêm hoặc tỉa bớt, tránh quá dày đặc. Ngay cả sau khi thêm tất cả các tán lá, bạn vẫn muốn có thể nhìn thấy nhiều xốp cắm hơn. Bạn cần có khả năng đặt những bông hoa của mình chuẩn xác. Bây giờ là thời gian để bắt đầu cắm thêm hoa, chọn những bông hoa lớn nhất. Luôn cắt thân cây bằng kéo hoa sắc nét, sạch hoặc lưỡi dao cạo, và luôn cắt chúng theo một góc. Tùy thuộc vào số lượng hoa mà bạn có, trải đều các khoảng này xung quanh gốc và đỉnh của xốp cắm hoa. Sau đó di chuyển lên bông hoa lớn nhất tiếp theo của bạn và làm điều tương tự. Thỉnh thoảng tưới kiểu phun sương lên hoa và xốp cắm hoa. Đặt bông hoa chính vào bọt cắm hoa, sau đó cắm đan xen xung quanh. Hãy nhớ xem sự sắp xếp của bạn từ tất cả các góc độ có thể (thậm chí trên và dưới), hướng đến sự cân bằng và đối xứng chặt chẽ. Có lẽ 55
- bạn muốn nhấn mạnh những bông hoa xinh đẹp trong bó hoa của bạn. Điều này có thể có nghĩa là bạn phải tỉa bớt tán lá được phủ ban đầu đi. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn không nên sử dụng lại cùng một lỗ gốc trong xốp cắm hoa nhiều lần. Khi bạn đã cắm hoa trên xốp đẹp như mong đợi hãy luôn tưới nước kiểu tạo phun sương đầy đủ. Câu hỏi ôn tập: Câu 1. Trình bày các kiểu cắm hoa bình thấp? Câu 2. Trình bày các kiểu cắm hoa bình cao? 56
- BÀI 3. KỸ THUẬT TRANG TRÍ Mã bài: CBMA 23.03 Giới thiệu Trong bài 3, sẽ trang bị cho người học một số hiểu biết và kỹ năng trang trí cơ bản và những điểm cần lưu ý khi áp dụng trong kinh doanh ăn uống Mục tiêu Nhằm trang bị cho người học một số hiểu biết và kỹ năng trang trí cơ bản và những điểm cần lưu ý khi áp dụng trong kinh doanh ăn uống. Nội dung 1.Kỹ thuật trang trí phòng ăn và nội thất Ngày nay, xu hướng trang trí phòng ăn đang dần chuyển sang phong cách mang tính nghệ thuật. Ưu điểm của phong cách này là thể hiện được đầy đủ những nét cá tính và sở thích của các thành viên trong gia đình. Đôi khi chỉ là bức chân dung, tranh treo tường nghệ thuật mang tính minh họa cũng có thể phản ánh được xu hướng này. Những gam màu sắc như “trắng tinh khôi” hoặc “đen huyền bí” rất được chuộng trang trí tường phòng ăn và bếp. Bên cạnh đó, bạn hãy chọn khung tranh ảnh có màu tương phản với tường phòng ăn như: vàng, bạc hoặc màu gỗ nhạt để tạo điểm nhấn trên bức tường và không gian. Ngoài ra, kích thước, hình dáng và việc sắp xếp nơi đặt khung tranh ảnh sẽ tạo ra vẻ đẹp đặc trưng riêng cho phòng ăn của gia đình bạn. Và đây cũng là một trong những cách trang trí phòng ngủ được nhiều người yêu thích. 2. Kỹ thuật trang trí quầy bar Những nhà hàng sang trọng không thể thiếu được những quầy bar mang phong cách độc đáo, đẳng cấp. Quầy bar không chỉ là vật dụng nội thất tiện ích mà nó còn là điểm nhấn ấn tượng cho không gian nhà hàng của bạn. Cùng tham khảo các nguyên tắc cơ bản để có được một quầy bar nhà hàng đẹp và hợp phong thủy. Các nguyên tắc thiết kế quầy bar cho nhà hàng Để có một mẫu thiết kế quầy Bar cho nhà hàng đẹp, đạt tiêu chuẩn, chúng ta cần phải hiểu rõ những nguyên tắc thiết kế cơ bản sau: 57
- - Khi thiết kế quầy Bar cho nhà hàng bạn phải coi quầy Bar là một bộ phận trong tổng thể không gian nhà hàng, chứ không chỉ là một hình thức trang trí. Thiết kế quầy Bar tốt phải có tính hướng dẫn, thu hút ánh mắt của khách hàng tập trung vào quầy bar. - Về chiều dài của quầy bar cũng phải tính toán sao cho thuận tiện nhất khi di chuyển, chậu rửa nhỏ nhất phải dài 60cm, mặt bàn thao tác 60cm, còn lại căn cứ theo nhu cầu và mục đích kinh doanh của chủ thể. - Ngoài ra, bạn cũng phải chú ý đến chiều cao của tủ rượu, mỗi tầng ít nhất là 30 – 40cm, mặt quầy tốt nhất nên sử dụng vật liệu chịu mài mòn chống thấm nước. Bởi quầy bar là nơi chịu mài mòn lớn và thường xuyên tiếp xúc với rượu, cho nên khả năng chịu mài mòn, chống thấm nước là rất quan trọng. - Yếu tố phong thủy trong thiết kế quầy bar: thiết kế dựa trên sự tính toán cân bằng âm dương của các thầy địa lý. Các kỹ sư thiết kế quầy bar có nhiệm vụ dựa trên những lưu ý đó để tạo ra quầy bar vừa thẩm mỹ vừa đảm bảo yếu tố phong thủy. - Lựa chọn ghế quầy bar đồng bộ với không gian quầy bar. Một số mẫu quầy bar 58
- Một số lưu ý quan trọng cần ghi nhớ trong thiết kế quầy bar - Vị trí: Quầy bar cần phải có một điểm nhìn đẹp bởi chúng đòi hỏi rất cao về tính thẩm mỹ cũng như mức độ tiện nghi. - Chọn chất liệu làm quầy tốt: Có thể là gỗ, kính, kim loại hay đá tự nhiên. Hiện nay, rất nhiều nhà hàng sử dụng vật liệu inox 304 để làm quầy Bar vì độ bền cao, dễ dàng lắp đặt, an toàn và vệ sinh. - Xác định quy mô của quầy Bar: để bố trí số lượng các trạm pha chế phù hợp. Đối với Bar nhà hàng chủ yếu phục vụ đồ uống sẵn nên chỉ cần 1 trạm pha chế và 1 người pha chế là đủ. - Cấu tạo của các trạm pha chế: Mỗi khu vực pha chế thường có 1 thùng đá inox, xung quanh thùng đá sẽ được bố trí các Rack và Rail dùng để đặt chai rượu, và các khay để các loại trái cây, lá hoặc các vật liệu khác mà Bartender cần để pha chế. Các quầy bar nhà hàng được thiết kế chuyên nghiệp sẽ luôn luôn bố trí để đặt được được càng nhiều rượu và trái cây, nguyên liệu pha chế càng tốt. - Một phần không thể thiếu của khu vực pha chế nữa đó chính là chậu rửa quầy bar, được đặt ngay cạnh thùng đá. Chậu rửa quầy bar thường nhỏ, chỉ cần vừa đủ để rửa tay, tráng cốc và đổ thức uống còn dư là đủ. Bên dưới chậu rửa tích hợp thùng rác inox. Một số Bar hiện đại còn lắp đặt thêm thiết bị tráng ly dùng để nâng cao hiệu suất công việc vào những giờ cao điểm. >>>Xem thêm: Cách bảo quản ghế quầy bar bằng gỗ Các kiểu dáng quầy bar nhà hàng đẹp được ưa chuộng hiện nay a.Quầy bar lấp lánh như dát vàng Những thiết kế quý phái sử dụng những loại sơn nhũ vàng, nhũ bạc luôn là niềm đam mê của những kiến trúc sư lỡ “xiêu lòng” với phong cách sang trọng, lấp lánh và quý phái. Với mẫu thiết kế này, quầy bar sẽ được chia thành từng ô chạm khắc họa tiết tinh xảo như dát vàng, phản chiếu ánh sáng lấp lánh từ dàn đèn long lanh, mang đến phong cách sang chảnh và lãng mạn cho mọi thực khách. b.Quầy bar gỗ tròn khép kín 59
- Quầy bar gỗ khép kín giúp tiết kiệm diện tích Gỗ luôn là chất liệu quen thuộc nhất của các quầy bar. Thiết kế dạng tròn khép kín sẽ rất thích hợp cho những nhà hàng có đông nhân viên, đòi hỏi nhân viên pha chế cần di chuyển linh hoạt để tương tác với khách hàng và cần nhiều vị trí mặt quầy để phục vụ nhiều khách hơn. Ngoài ra, dáng tròn này cũng giúp bạn tiết kiệm rất nhiều không gian, đồng thời bố trí nhiều quầy bar trong cùng một diện tích quán. c.Quầy bar sát mặt tiền Đây là kiểu dáng gọn nhẹ, trẻ trung rất thích hợp cho những nhà hàng mang phong cách hiện đại. Dạng quầy bar nhà hàng đẹp này sẽ rất thuận tiện cho nhân viên thao tác và trao đổi với khách hàng, tận dụng được tối đa chiều dài mặt bằng. Với những nhà hàng hướng tới đối tượng khách là giới trẻ, những người yêu cầu thao tác công việc nhanh gọn thì thiết kế này rất đáng để bạn tham khảo. d.Thiết kế quầy bar tích hợp bàn trà Quầy bar kết hợp bàn trà là ý tưởng khá mới mẻ. Ngoài phần quầy cơ bản có 4 ngăn, loại quầy này còn được tích hợp thêm một bàn trà dáng bầu dục bên ngoài, có mặt bàn rộng và được trang trí các họa tiết nổi bật, bắt mắt. Phần phình ra này có thể chứa nhiều khách, thay vì từng khách ngồi song song nhau như ở các quầy bar truyền thống. 60
- d. Quầy bar lấy cảm hứng từ thùng hàng Nghe có vẻ không liên quan lắm, nhưng những chiếc quầy bar dáng chữ nhật đơn giản, được kéo dài với họa tiết từ thùng hàng gỗ trên thân quầy, cùng với chùm đèn phía trên sẽ tạo nên ấn tượng rất đặc biệt cho thực khách. Bạn có thấy những chi tiết tưởng như không thể kết hợp lại có thể trở nên hài hòa cùng nhau như vậy chưa? e. Quầy pha chế từ sắt tái chế Quầy bar nhà hàng đẹp độc đáo từ sắt tái chế Nếu bạn là người nguyên tắc, thích các chuẩn mực đơn giản thì những chiếc quầy từ sắt tái chế chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng. Mặt quầy là những tấm kim loại tái chế, được đánh nhám, loang lổ màu sơn gốc hoặc được sơn lại theo phong cách đơn giản, đặc biệt. Chính ánh lạnh của kim loại sẽ làm nổi bật những dụng cụ pha chế sáng loáng, khỏe khoắn và trẻ trung. Đây cũng là phong cách đang rất thịnh hành ở châu Âu. f. Quầy bar như bảng màu 3D Màu sắc luôn là điểm nhấn quan trọng nhất khiến cho chúng ta chú ý đến đồ vật. Các màu sắc đa dạng, sinh động lại được kết hợp cùng với hiệu ứng thị giác 3D sẽ khiến bạn có cảm giác như chiếc quầy bar này vừa được “hô biến” ra từ một phim hoạt hình. 61
- Những phần như thân quầy, tủ đồ đến mái che phía trên đều vô cùng nổi bật và thú vị. Hãy chú ý đến việc phối màu sao cho không quá rối rắm nhé. 3. Kỹ thuật trang trí bàn ăn, bàn tiệc Bàn tiệc theo kiểu châu Á thường sử dụng 3 loại bàn chính: bàn tròn, bàn vuông và bàn chữ nhật. Số lượng khách trong bàn tiệc châu Á khoảng 6-10 người nên bàn ăn thường có mặt kính xoay để khách có thể thưởng thức đa dạng các món ăn. Bàn ăn được trải khăn trắng để tạo sự sang trọng. Màu sắc của hoa và khăn trải bàn hài hòa, thống nhất. Với khăn ăn cần đặt ngay ngắn trong lòng bát ăn. Đặt dụng cụ gia vị, lọ tăm, lọ hoặc bát hoa, nến ngay ngắn ở vị trí giữa bàn. Ly, chén, bát, đĩa được đặt đúng vị trí sẽ đem lại cảm giác thật thoải mái, tự nhiên cho người sử dụng. Bát ăn được đặt trên đĩa định vị. Đặt gối đũa bên phải đĩa định vị, đũa đặt trên gối kê đũa tại điểm 1/3 chiều dài tính từ đầu đũa, cách mép đĩa định vị 2cm, đũa cách mép bàn từ 1-2cm, đặt ly cách đầu đũa trên 3 cm. Thìa sứ bày ngửa trên chén kê thìa sao cho chuôi thìa chếch về phía bên phải cách mép bàn từ 2 - 3cm. Đặt chén mắm cá nhân phía bên phải đũa, song song với 1/3 đầu đũa, cách đũa 2cm. 62
- Ghế phải sạch sẽ, nguyên vẹn, chắc chắn, đặt chính diện chỗ khách ngồi, ghế đặt cân đối so với bộ đồ ăn, mép ghế thẳng với bàn. Cự ly giữa hai ghế từ 50cm - 60cm (có thể lên tới 70cm), ghế cách mép bàn từ 15cm - 20cm. Các dụng cụ trong bàn tiệc phải được vệ sinh sạch sẽ, sáng bóng. Để bàn tiệc thêm ấm cúng, sang trọng cần đảm bảo về sự thống nhất giữa cấu trúc và màu sắc của các dụng cụ: ly, đĩa, khăn ăn, khăn trải bàn, lọ hoa, Cách trang trí đơn giản, tinh tế sẽ góp phần làm cho bữa ăn thêm ngon miệng, tạo không khí ấm áp, thân thiện giữa mọi người. 4.Kỹ thuật trang trí không gian tổng thể 4.1. Lựa chọn phong cách thiết kế nhà hàng phù hợp Có vô vàn các phong cách cho bạn chọn lựa như: phong cách Nhật, Trung Hoa, Hàn Quốc, dạng sân vườn, hiện đại, hoặc đơn giản, Bạn hãy định hướng phong cách mà mình muốn theo đuổi và có lựa chọn sáng suốt nhé. Tuy nhiên, bạn đừng chạy theo số đông, hãy cân nhắc lựa chọn một phong cách riêng biệt để tạo nên điểm độc lạ cho nhà hàng của mình. 4.2. Lựa chọn màu sắc bắt mắt Màu sắc là yếu tố nhỏ nhưng mang sức mạnh to lớn trong thiết kế nội thất nhà hàng. Bởi vì màu sắc sẽ cuốn hút và giúp cho thực khách cảm giác thèm ăn. Màu sắc chủ đạo trong thiết kế nhà hàng hay còn gọi là màu đặc trưng cho nhà hàng chiếm 60% ; 30% màu sắc còn lại (kể cả đồ nội thất) để bố trí vào những khoảng không 63
- gian nhỏ hơn, xen kẽ với màu chủ đạo. Màu nhấn mạnh thường dùng là 10% trong thiết kế nội thất nhà hàng, và nó là tông màu đặc biệt bởi tạo điểm nhấn về màu sắc cho chính nhà hàng của bạn. 4.3. Phối hợp ánh sáng hợp lý Nhiều người đến nhà hàng có thói quen mang theo một cuốn sách, giấy tờ làm việc, vì vậy hãy luôn đảm bảo đủ sáng để khách hàng có thể thoải mái làm việc mình thích hay chỉ đơn giản là đủ sáng để đọc được thực đơn. Bạn nên biết, cửa sổ là chi tiết đẹp nhất của một nhà hàng vì đó là điểm kết nối không gian bên trong và bên ngoài. Một nhà hàng có nhiều cửa sổ, tràn ngập ánh sáng tự nhiên, đặc biệt nếu có “view” đẹp thì sẽ luôn được khách hàng yêu thích. Vì vậy thời gian gần đây phong cách thiết kế nhà hàng sân vườn lại được ưa chuộng hơn cả vì tính gần gũi với thiên nhiên và được thừa hưởng ánh sáng tự nhiên. 64
- Phân bổ ánh sáng hợp lý khi thiết kế Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một điều trong khi thiết kế nhà hàng đó là ánh sáng không nên quá gắt, làm khách hàng cảm thấy khó chịu. Ánh sáng nên vừa đủ để che giấu những nhược điểm trên khuôn mặt với người đối diện. Nếu trời nắng bạn có thể đóng bớt một số cửa sổ hoặc sử dụng thiết bị chiếu sáng có độ sáng và nhiệt độ màu phù hợp. Bên cạnh đó, đèn là một vật thể phát sáng nên dễ gây sự chú ý, vì thế nên bản thân chiếc đèn cũng cần phải đẹp và sạch sẽ. Nhiều nhà hàng luôn giữ vệ sinh sạch sẽ nhưng lại quên mất chi tiết này khiến tổng thể mất điểm đi trông thấy. 4.4. Tạo không gian bằng âm thanh Để tránh lỗi trong tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng bạn hãy quan tâm đến âm nhạc. Bạn không cần đầu tư một hệ thống âm thanh quá “khủng” trừ khi bạn có ý định kinh doanh một quán bar. Điều bạn cần làm là lựa chọn thể loại âm nhạc phù hợp với phong cách của nhà hàng cũng như làm cho khách hàng cảm thấy thư thái, dễ chịu khi dùng bữa. 65
- Quan tâm tới âm nhạc khi thiết kế phong cách cho nhà hàng Âm lượng khi mở nhạc cũng là một vấn đề bạn cần lưu ý. Âm thanh không được quá to để khách hàng có thể vừa nói chuyện trong lúc ăn, nhưng cũng không được quá nhỏ tạo cảm giác mệt mỏi, nhàm chán. 4.5. Tạo mùi hương cho nhà hàng của bạn Nhà hàng là nơi tổng hợp rất nhiều mùi hôi khó chịu. Dù nhà hàng có tiện nghi, cao cấp, được dọn sạch sẽ đến mức nào thì việc xuất hiện các mùi khó chịu trong không gian cũng là điều không tránh khỏi. Nguyên nhân là do: Tác động của khí hậu ẩm tại Việt Nam Lượt khách đến nhà hàng đông đúc sẽ để lại nhiều mùi khác nhau trong phòng.: mùi mồ hôi, nước hoa, giày dép Mùi dầu mỡ, đồ ăn trong không gian 66
- Mùi khói thuốc lá của khách hàng Mùi máy điều hòa, nội thất căn phòng Mùi hôi từ nhà vệ sinh Mùi thơm tác động trực tiếp vào các giác quan, mang lại cảm xúc, và ảnh hưởng tới nhận thức của mỗi khách hàng. Do vậy chúng góp phần để lại ấn tượng tốt và giúp tăng cao doanh số. Đặc biệt nếu biết chọn mùi hương phù hợp sẽ khơi gợi được đúng cảm xúc của thực khách, góp phần tạo nên một bữa ăn trọn vẹn, hài lòng tuyệt đối. Thiết kế hương thơm dịu nhẹ cho nhà hàng 4.6. Nội thất chất lượng Một trong những sai lầm lớn nhất của chủ nhà hàng là sử dụng đồ nội thất rẻ tiền. Khi khách hàng đến dùng bữa, nếu như không gian, bàn ghế nhìn có vẻ tồi tàn, họ thậm chí còn không muốn bước vào chứ chưa nói đến việc họ sẽ ngồi xuống và thưởng thức món ăn. Tuy nhiên, có những nhà hàng đầu tư rất nhiều cho nội thất nhưng lại không biết cách sắp xếp, bố trí, không có con mắt thẩm mỹ cũng làm mất đi giá trị của chúng. Ngoài 67
- ra, còn một lý do nữa là nhà hàng đã được xây dựng từ lâu nên phong cách nghệ thuật, thiết kế nhà hàng bị lỗi thời. Trang bị nội thất chất lượng khi thiết kế thi công nhà hàng Để giải quyết vấn đề này, trước tiên bạn cần dành sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho nội thất nhà hàng. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính nghệ thuật cho không gian quán, bạn nên thuê thiết kế chuyên nghiệp thi công thay vì tự tay mày mò tô vẽ. Nếu như nhà hàng đã xây dựng từ quá lâu thì có thể lên phương án cải tạo hoặc xây mới ví dụ như: thay đổi bản vẽ thiết kế, thay đổi thiết thiết kế phòng VIP nhà hàng, hay thậm chí bạn có thể thay đổi cả thiết kế menu. 4.7. Tạo không gian riêng biệt cho khách hàng Không có không gian riêng biệt cũng là một lỗi thiết kế nhà hàng. Những phòng ăn riêng biệt là vô cùng cần thiết nếu bạn không muốn mất đi những đối tượng khách hàng đến nhà hàng để bàn chuyện làm ăn, họp mặt gia đình hay gặp gỡ riêng tư Vì vậy, bạn nên bố trí một số phòng riêng dành cho những khách hàng chuyên biệt nói trên, khách hàng sẽ đánh giá cao nhà hàng của bạn. Điều đó không chỉ giúp khách hàng có không gian riêng mà còn tránh làm phiền những thực khách khác vì tiếng ồn của trẻ em, chuông điện thoại hay tiếng đánh máy liên hồi. 68
- Thiết kế phòng vip nhà hàng sang trọng và yên tĩnh Các phòng này cũng có thể trang trí khác biệt so với không gian bên ngoài như bàn ghế lớn dành cho gia đình, bàn ghế dành cho 2 người hoặc có những trang thiết bị tiện ích như ổ cắm, mạng internet Ngoài ra, có rất nhiều khách hàng có thói quen hút thuốc. Bạn có thể treo biển cấm hút thuốc ở nhà hàng để tránh ảnh hưởng đến những người khác. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn phục vụ những “thượng đế” này thì có thể thiết kế một phòng VIP nhà hàng riêng dành cho người hút thuốc. Như vậy, cả những người hút thuốc lẫn người không hút đều cảm thấy thoải mái. 5. Một số điểm cần lưu ý Loại bỏ chi tiết thừa khi thiết kế nhà hàng Nhiều nhà hàng được trau chuốt trong thiết kế nhưng sẽ vẫn có những điểm không hoàn hảo, đó là luôn có một chiếc bàn ở vị trí xấu. Và đó là khu vực khách hàng không muốn lựa chọn nhất. Những vị trí xấu đó thường ở khu vực như: Bàn gần nhà vệ sinh, bàn gần lối ra vào, bàn gần sảnh trước khá bất tiện, bàn cạnh góc gần quầy thu ngân. Thậm chí những dãy bàn ở chính giữa cũng không phải lựa chọn tốt với khách hàng. Để khắc phục những vị trí xấu này, chủ kinh doanh nhà hàng có thể sử dụng các tấm vách ngăn (nếu nhà hàng đủ rộng) để phân chia các dãy bàn và tạo không gian riêng 69
- thoải mái cho khách. Còn nếu nhà hàng khá hẹp, bạn hãy chỉ kê hai dãy bàn, để lối đi lại rộng hơn, vừa tạo cảm không gian thoáng, vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Với những chiếc bàn kê ở những vị trí xấu nêu trên, quản lý nhà hàng hãy tận dụng làm khu trang trí hay để vật dụng. Ví dụ như bạn có thể bày biện một lọ hoa tươi vừa đẹp mắt, vừa mang đến một cảm giác đặc biệt khi khách bước chân vào nhà hàng của bạn. Hoặc bạn cũng có thể tận dụng những vị trí thừa đó làm khu vực chờ thức ăn thay vì đặt chúng trong phòng ăn. Cách để phát hiện ra những chi tiết thừa trong thiết kế nhà hàng chính là chủ nhà hàng hãy trực tiếp ngồi thử ở tất cả các vị trí để hiểu rõ khách hàng cảm nhận như thế nào về khu vực này, ngồi ở đây họ sẽ quan sát được những gì, lối đi lại có thuận tiện không, khoảng cách các bàn đã vừa đủ chưa, khách hàng có gặp bất tiện gì khi ngồi ăn tại vị trí này Cân bằng cảnh quan trong thiết kế nhà hàng Thiết kế nhà hàng thành công cần đạt được sự cân bằng giữa sức chứa của nhà hàng với môi trường rộng mở. Hay nói cụ thể, chủ kinh doanh nhà hàng muốn sắp xếp được nhiều bàn, nâng sức chứa của nhà hàng lên nhưng vẫn cần chú ý đến sự thoải mái của thực khách. Họ có hài lòng thì mới quay lại nhà hàng những lần tiếp sau. Điều này cũng cần phụ thuộc vào quy mô nhà hàng. Thông thường những nhà hàng nhỏ, quán ăn bình dân thường chú trọng vào sức chứa hơn, trong khi những nhà hàng sang trọng lại quan tâm rất kỹ đến thiết kế và nội thất. Ngoài ra những chi tiết nhỏ cũng cần lưu ý cho phù hợp với cảnh quan nhà hàng. Ví dụ, một nhà hàng bít tết theo phong cách món Âu cho người Việt có quy mô trung cấp, mọi chi tiết đều khá hài hòa chỉ duy nhất điểm trừ là họ sử dụng cốc nhựa, những chiếc khay đựng bằng nhựa tạo cảm giác không chuyên nghiệp. Quản lý nhà hàng hãy lưu ý đến những điểm nhỏ này. Vì khách hàng sẽ đánh giá và xếp hạng sao cho nhà hàng của bạn thông qua những chi tiết rất nhỏ này đấy. Âm nhạc dùng trong nhà hàng Âm nhạc cũng là một phần cần lưu ý trong thiết kế nhà hàng. Giống như những chi tiết trang trí trong nhà hàng (khăn trải bàn, ghế ngồi, lọ hoa, tranh treo tường) âm nhạc sẽ mang lại những hiệu ứng tương tự. Tất nhiên, việc lựa chọn âm nhạc cũng tùy vào phong cách thiết kế nhà hàng, quy mô và đối tượng khách hàng chính. 70
- Nếu nhà hàng của bạn chuyên phục vụ giới trẻ thì những bản nhạc hiện hành, những ca khúc nhạc pop trẻ trung sẽ rất hợp lý. Ngược lại những nhà hàng sang trọng thường chọn nhạc không lời hoặc nhạc spa mang đến cảm giác thư giãn cho khách hàng. Với những quán ăn bình dân, việc mở các kênh giải trí cũng là một lựa chọn hiệu quả. Nhạc sống là một thể loại âm nhạc màn lại hiệu ứng khá cao cho nhà hàng. Một nhóm nhạc hay có thể thu hút khách hàng hơn cả món ngon trên bàn. Nhà hàng bạn có thể tìm hiểu về hình thức này nếu đủ điều kiện kinh tế. Hệ thống làm lạnh và quạt thông gió trong nhà hàng Một trong những yếu tố quan trọng và tốn kém trong nhà hàng chính là hệ thống điều hòa và thông gió. Khu bếp là nơi tỏa ra nhiều nhiệt lượng và trộn đủ thứ mùi và khói. Bởi vậy, chủ kinh doanh nhà hàng cần quan tâm mạnh đến hệ thống thông gió, hút mùi để tránh mùi thức ăn bám vào các chi tiết vải trong nhà hàng, và thật không hay khi mùi khói ám vào quần áo, đầu tóc của khách hàng. Khi thiết kế nhà hàng, chủ kinh doanh cũng cần lưu ý đến việc lắp đặt hệ thống điều hòa, tốt nhất là loại điều hòa hai chiều thỏa mãn làm lạnh và làm ấm. Không một khách hàng nào muốn đến thưởng thức đồ ăn tại một nhà hàng quá nóng vào mùa hè và lạnh lẽo vào mùa đông. Họ sẽ không thấy thoải mái và đánh giá không tốt về nhà hàng bạn. Chủ kinh doanh nhà hàng có thể tiết kiệm khoản này nhưng cuối cùng việc mất doanh số bán hàng chỉ vì hệ thống điều hòa và thông gió kém hiệu quả có thể sẽ còn khiến chủ nhà hàng tốn kém hơn. Nhà vệ sinh trong nhà hàng Khi thiết kế không gian nhà hàng không thể thiếu việc xây dựng nhà vệ sinh. Rất nhiều khách hàng đánh giá và cho điểm nhà hàng phụ thuộc vào nhà vệ sinh của nhà hàng. Khách hàng sẽ có suy nghĩ nhà vệ sinh sạch sẽ đồng nghĩa với việc họ đã lựa chọn được một nhà hàng sạch cho bữa ăn của mình và thật không lãng phí số tiền bỏ ra. Với nhà vệ sinh bẩn họ sẽ có suy nghĩ ngược lại. Nhà vệ sinh cần phải được kiểm tra thường xuyên sau mỗi ca trực (hoặc thậm chí nhiều hơn nếu nhà hàng đông khách). Quản lý nên phân công một nhân viên phục vụ chuyên trách việc để giấy vào nhà vệ sinh, nước rửa tay, khăn lau tay cho khách hàng và đổ rác trong nhà vệ sinh thường xuyên. Nhà vệ sinh cũng nên đặt ở vị trí riêng biệt, tốt nhất nên tránh xa khu bếp và khu ăn uống. 71
- Câu hỏi ôn tập: Câu 1. Trình bày kỹ thuật trang trí phòng ăn và nội thất? Câu 2. Trình bày kỹ thuật trang trí không gian tổng thể trong nhà hàng? 72