Giáo trình nội bộ Bố cục cơ bản - Trường Cao đẳng Lào Cai

pdf 37 trang Gia Huy 3740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình nội bộ Bố cục cơ bản - Trường Cao đẳng Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_noi_bo_bo_cuc_co_ban_truong_cao_dang_lao_cai.pdf

Nội dung text: Giáo trình nội bộ Bố cục cơ bản - Trường Cao đẳng Lào Cai

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔN HỌC/MÔ ĐUN: BỐ CỤC CƠ BẢN NGÀNH: HỘI HỌA Lưu hành nội bộ Năm 2017 1 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Trong các ngành nghệ thuật tạo hình như hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc các nghệ sĩ thường áp dụng những nguyên tắc bố cục để sắp xếp chủ thể vào đúng vị trí “hợp nhãn” với người xem . Đây có thể gọi là nghệ thuật của thị giác. Vậy nên đấy chính là lý do tôi quyết định viết cuốn giáo trình này để mọi người có thể học và tham khảo. Trong quá trình viết giáo trình dưới sự chỉ đạo và quan tâm của ban giám hiệu cũng như sự góp ý giúp đỡ và cung cấp tư liệu của các đồng nghiệp để tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Xin chân thành cảm ơn! Lào Cai, tháng năm 2017 Người biên soạn Nguyễn Huy Hiệp 3 1
  4. MỤC LỤC Bố cục cơ bản 5 Bài 1: Những kiến thức chung về bố cục cơ bản 5 I. Lý thuyết về bố cục cơ bản 5 1. Bố cục trong hội họa 6 Bài 2: Bố cục các khối cơ bản và biến dạng 30 I. Lý thuyết về bố cục các khối cơ bản và biến dạng 30 1. Khái niệm về khối cơ bản 30 2. Khái niệm khối biến dạng 31 3. Bố cục khối cơ bản và biến dạng 31 II. Thực hành vẽ bố cục khối cơ bản và biến dạng 31 III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 32 Bài 3: Bố cục tranh tĩnh vật đơn giản. 33 I. Lý thuyết về bố cục trong tranh tĩnh vật đơn giản 33 II. Thực hành vẽ bố cục tranh tĩnh vật đơn giản (CL Bột màu) 34 III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 35 Bài 4: Vẽ bố cục tranh phong cảnh góc hẹp 36 I. Lý thuyết về bố cục tranh phong cảnh góc hẹp 36 II. Thực hành vẽ bố cục tranh phong cảnh góc hẹp (CL Bột màu) 36 III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 37 Tài liệu tham khảo 37 4 1
  5. Tên môn học: Bố cục cơ bản (Chất liệu Bột màu, KT 40x60cm) Mã môn học: MHT17 I. Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: Thực hiện tại kì I - Tính chất: là môn học chuyên ngành II. Mục tiêu môn học Kết thúc môn học người học đạt được - Về kiến thức + Người học trình bày được một số khái niệm chung về bố cục + Nêu được các bước xây dựng một bài bố cục khối cơ bản và khối biến dạng. - Về kỹ năng + Vẽ được bố cục các khối cơ bản khối và biến dạng. + Vẽ được bố cục tranh tĩnh vật đơn giãn - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Tham gia tích cực vào các giờ giảng + Thể hiện năng lực tự học thông qua các bài học có nội dung tương tự + Trân trọng những kiến thức của bộ môn bố cục. III. Nội dung môn học Bố cục cơ bản Bài 1: Những kiến thức chung về bố cục cơ bản (Chất liệu Bột màu, KT 40x60cm) A. Mục tiêu Kết thúc bài học người học đạt được - Về kiến thức + Người học trình bày được một số khái niệm cơ bản về bố cục + Trình bày được các bước xây dựng một bài bố cục - Về kỹ năng + Vẽ được các dạng bố cục khối cơ bản, khối biến dạng và tĩnh vật đơn giãn - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Tham gia tích cực vào các giờ giảng + Thể hiện năng lực tự học thông qua sách báo, internet + Thêm yêu quý các vật dụng xung quanh mình B. Nội dung bài I. Lý thuyết về bố cục cơ bản Chữ bố cục mô tả việc sắp xếp các đối tượng và thành phần liên quan trong một không gian, thời gian cụ thể, một đối tượng cụ thể để tạo nên sự thống nhất của chủ thể. 5 1
  6. Như vậy, bố cục là một khái niệm rất rộng nó bào trùm toàn bộ tổng thể đời sống tự nhiên và xã hội. Trong hội họa nói chung, bố cục được xem như là tổng thiết kế cấu tứ và sắp xếp các yếu tố thị giác. Bố cục bao hàm nhiều nhân tố đối lập cùng với những tác dụng tương hỗ, hình và nền, sáng và tối, mặt phẳng và hình khối, góc nhìn và dẫn hướng, động thái và tĩnh thái Để có được một bố cục hợp lý, việc tổ chức sắp xếp các mảng chính phụ, mảng trống, có ý nghĩa hết sức quan trọng 1. Bố cục trong hội họa Bố cục tạo hình là nghệ thuật sắp xếp các đường nét, hình, khối, màu sắc dưới sự tác động của ánh sáng tạo nên một tác phẩm nghệ thuật hấp dẫn và gây cảm xúc cho người xem. Những yếu tố quan trọng tạo nên tác phẩm có bố cục đẹp và hấp dẫn: - Đáp ứng yêu cầu của việc sử dụng. - Tính thẩm mỹ cao - Sự tương quan tỷ lệ giữa các thành phần và bố cục. - Sự tương quan và hòa hợp kể cả màu sắc. - Nhịp điệu và sự cân bằng thị giác. - Nhấn mạnh trọng tâm của tác phẩm. Yêu cầu của bố cục tạo hình Trong các trường đại học kiến trúc mỹ thuật, môn bố cục tạo hình rất quan trọng, là một môn nghệ thuật cơ sở giúp cho các sinh viên thiết kế nhà cửa, sáng tác các sản phẩm mỹ thuật công nghiệp. Bố cục tạo hình là môn nghệ thuật có cơ sở rất quan trọng, giúp các sinh viên kiến trúc căn bản vẽ, bố cục thiết kế công trình kiến trúc, quy hoạch đô thị, trang trí nội ốc, tạo dáng các sản phẩm mỹ thuật công nghiệp, vẽ kiểu thời trang, đồ họa - Thể hiện chính xác các nguyên tắc bố cục chặt chẽ giữa các bộ phận, gây được ấn tượng mạnh theo dự định từ trước. - Sự quan hệ hỗ tương hình học giữa các phần tử đảm bảo tạo dáng toàn hệ thống có hiệu quả cao. - Các thành tố của toàn hệ thống đủ bền vững (cả độ lớn hình học cũng xác định được) - Tính kinh tế khi chế tạo và sử dụng tốt. - Phù hợp với các tiêu chí phong cách của mỗi thời đại được thừa nhận. 1.1 Các dạng bố cục Tùy từng ý đồ khác nhau mà người họa sĩ sẽ lựa chọn cách sắp xếp bố cục cho phù hợp. a. Bố cục cân đối 6 1
  7. Theo toán học: Cân đối là hai đối xứng ở hai hình bằng nhau, cách đều nhau hai bên một điểm hoặc một cái trục nhất định. Nghệ Thuật : Về phương diện nghệ thuật, cân đối là sự phù hợp về kích thước, về tương xứng của những phần khác nhau của cơ thể và tương xứng của những phần ấy với toàn cục. Kết quả là một tổng hợp điều hòa tẻ nhạt về hình thức mà những tương xứng phối hợp lại một cách đều đặn. ( H1.1) H1.1 Sự cân đối là căn bản của kiến trúc. Những nghệ sĩ thời cổ thường dùng nó để khai diễn những đề tài tôn giáo, những hình thái khắt khe, cứng rắn một cách trang trọng. Người ta thường dùng nó cho những ảnh về lâu đài, nhà thờ v.v Đường dọc là đường chế ngự trong bố cục cân đối, và bố cục cân đối là một cách bố cục đầy đặc tính trang trọng. Nó có thể giảm đi. Nếu bố cục theo hình tam giác thì nó sẽ có sự linh động phần nào trong toàn thể. Bố cục cân đối đưa đến sự tẻ nhạt, ít gợi cảm, càng tránh được càng tốt. Tuy nhiên có khi người ta muốn tạo sự phá cách, dùng cách bố cục cân đối để nhạo cổ điển. b. Bố cục không cân đối Bố cục không cân đối là nguồn cảm hứng phóng khoáng của nghệ sĩ. Nó không có luật lệ, mà luật lệ chỉ là tìm cảm hứng trong ký ức thẩm mỹ của tác giả. (H1.2) 7 1
  8. H1.2 Với loại bố cục này ta phải chú ý đến sự cân xứng, nó có liên hệ chặt chẽ với phép phối cảnh. Đường nét là nền tảng của bố cục nên nhờ nó mà ta tìm cảm hứng và dùng nó làm địa bàn đi tìm trọng tâm ( cùng nghĩa là chủ điểm ) và sự cân xứng của ảnh. (H1.3) H1.3 Nhưng nếu khai diễn sắc thái của đường nét, ta sẽ thấy bố cục của cách bố cục không cân đối. Trong lãnh vực đó người nghệ sĩ sẽ để cho tùy theo tâm hồn hướng dẫn bởi vì những đường tạo ra trong lúc cảm hứng sẽ dùng làm căn bản cho sự xây dựng đề tài mà 8 1
  9. mình muốn và gợi ý ra những trạng thái nó đưa đến bố cục chót. Đường nét là yếu tố sáng tác của nghệ sĩ, nhưng khi không đạt được sự gợi cảm, thì dùng đường nét chỉ là đường nét mà không là nghệ thuật. Có nhiều cách bố cục, nhưng có một cách giản dị là bố cục theo mẫu chữ cái. Mỗi một chữ theo bản thể của nó là một bố cục đồ bản trên một diện tích trắng hay là trong không gian. Có một số chữ theo với bố cục đồ bản trội hơn những chữ khác. Nhưng phần nhiều những chữ được áp dụng là những chữ giản dị trong sự không cân đối của nó : G, Z, J, C, S, U, L, I, v.v ( H1.4, H1.5, H1.6) Trong bố cục không cân đối, nên tránh để chân trời chia ảnh ra làm hai phần bằng nhau, phần trời và phần đất đều nhau sẽ không làm cho ta chú ý đến phần nào và mắt cứ đưa từ phần này qua phần khác. (Trong một vài trường hợp cũng có thể để chân trời ở giữa tùy theo sự suy diễn của tác giả.) Trong phong cảnh để chân trời ở 1/3 trên hoặc ở 1/3 dưới tùy theo tác giả muốn đặt phần quan trọng diễn tả ở phần trên hay phần dưới: như muốn tả về trời, về mây thì để chân trời ở 1/3 dưới, còn nếu muốn nhấn mạnh về cảnh mặt nước, cảnh trên mặt đất thì để đường chân trời ở 1/3 trên. H1.4 H1.5 9 1
  10. H1.6 1.2. Yếu tố cấu tạo bố cục 1.2.1. Ý tưởng Nếu không có ý tưởng cho một bức tranh, tất cả những kỹ năng vẽ tranh sẽ trở nên vô dụng. Vậy thì phải tìm những ý tưởng đó ở đâu để bạn có thể sáng tạo và phát triển các tác phẩm đặc trưng của riêng bạn đây là một số lựa chọn và cách thức mà người vẽ có thể sử dụng. Điều cốt lõi ở đây là cần phải có thời gian để trải nghiệm. Hãy là chính mình và chấp nhận những sai sót của bản thân, phải đi đến tận cùng để biết được bạn có thể phát triển được những gì sử dụng mỗi ý tưởng như là những điểm khởi đầu chứ không phải là điểm kết thúc. a. Liệt kê những lựa chọn, những điều thích hoặc không thích Chúng ta không thể tìm ra ý tưởng cho một bức tranh nếu không có ý tưởng về phong cách hay thể loại của bức tranh mà bạn hướng tới. Vì vậy, việc trước tiên để tìm ra ý tưởng phác họa là bạn phải liệt kê ra một loạt các lựa chọn cân nhắc. Ví như chủ đề, phong cách từ đó hãy thu hẹp phạm vi lựa chọn của bạn. Ví dụ, bạn có muốn vẽ người, phong cảnh hay vẽ trừu tượng không? Bạn muốn vẽ theo phong cách nào? Chủ nghĩa hiện thực? Chủ nghĩa biểu hiện hay? Chủ nghĩa trừu tượng ? Bạn sẽ dung một số màu nào đó hay dùng một màu chi phối? Càng nhiều lựa chọn sẽ chỉ khiến ý tưởng bị tê liệt vì vậy hãy thu hẹp danh sách lựa chọn của bạn về một hoặc hai phong cách tiêu biểu nào đó và bắt đầu sáng tác. b.Viết những ý tưởng lên giấy, một bản vẽ nháp hay sổ ghi chép Không được nhầm lẫn hay rối loạn giữa những trang nháp được mô phỏng lại từ bản vẽ nháp nơi thường được ghi chép chỉn chu với một bức phác họa hoàn hảo nhé. Bản vẽ nháp là một công cụ chỉ để ghi chép và lưu giữ các ý tưởng chứ không phải là một trang trình bày. Những gì bạn ghi vào đó và bằng cách nào bạn thực hiện nó hoàn toàn là những ghi chú hoàn toàn cá nhân giống như một quyển nhật ký vậy. Dùng bản vẽ nháp như là một sổ ghi chép hằng ngày về những sáng tạo của mình với thật nhiều ngôn từ cũng như hình ảnh. Luôn mang theo bên bạn một sổ nháp bỏ túi và 10 1
  11. một cây bút, và có thể là bản vẽ nháp to hơn phòng hờ khi bạn muốn vẽ ngoại cảnh. Không cần phải gọn gàng ngăn nắp, bạn chỉ cần ghi lại những suy nghĩ và ý tưởng có thể sau này sẽ dùng đến. c. Thu thập ý tưởng từ chính cuộc sống Không cần thiết phải đi đây đi đó tìm đến những nơi vẽ ngoại cảnh mới hay những nơi mà bạn yêu thích, nơi để thu thập ý tưởng lại chính là nơi mà bạn đang sống. Phòng khách và phòng ngủ của bạn là minh chứng những tiêu chí về chính cuộc sống của bạn. Mảnh vườn là minh chứng cho những sự thay đổi theo mùa của cỏ hoa và cây cối. Một cái nhìn bao quát cảnh vật sẽ cho ta thấy được sự thay đổi liên tục trong ngày của một phong cảnh hay hình ảnh của một đô thị nào đó. Hãy thuyết phục các thành viên trong gia đình bạn ngồi làm mẫu cho bạn vẽ hay vẽ người qua lại từ một góc nhìn trong một quán càfê chẳng hạn. Hãy phác họa những vật nuôi trong nhà như chó, mèo, lúc chúng đang ngủ. Chụp ảnh tất cả những gì có thể và dùng chúng để tham khảo nếu bạn không có nhiều thời gian để lưu lại nơi đó lâu hơn. d. Sử dụng một ý tưởng nhiều hơn một lần Không có một quy định nào buộc bạn chỉ sử dụng một ý tưởng cho chỉ một lần. Ngược lại, một ý tưởng hội họa có thể sử dụng để tạo ra một chuổi ý tưởng. Lấy ý tưởng từ một bức họa cũ mà bạn thích và vẽ lại theo ý của bạn, nhấn mạnh và đi xa hơn những ý tưởng vốn có, ví dụ như: dung màu sắc khác, góc nhìn khác và độ sáng khác biệt. Hãy nhìn những gì mà Monet đã làm với bức tranh cỏ khô của ông ấy bạn sẽ hiểu nên làm gì. e. Hỏi ý tưởng từ người khác Hãy hỏi ý tưởng của mọi người xung quanh, bạn sẽ không bao giờ biết họ có thể có những ý tưởng gì hay họ nhìn nhận các tác phẩm nghệ thuật của các tác giả khác ra sao (cả những người đương thời hay quá cố). Hãy ghi chú lại tất cả các tác phẩm đã tạo cho bạn cảm hứng hay gây sự chú ý đối với bạn. Tự vẽ ra tranh của mình từ tranh của các họa sĩ khác (nhưng phải thừa nhận tranh đó được lấy từ nguồn nào) như là điểm khởi đầu và sau đó là đưa những ý tưởng mới vào. f. Mở rộng sự hiểu biết về lịch sử hội họa Đừng phớt lờ các di sản hội họa dồi dào cũng như kho tàng ý tưởng mà hội họa từ các thế kỷ trước để lại. Nếu bạn lãng tránh lịch sử hội họa chỉ vì một giáo trình giảng dạy chán ngắt, hay chỉ có lý thuyết suông vậy thì hãy tiếp cận lịch sử hội họa bằng cách tìm hiểu tiểu sử của các họa sĩ hay các tài liệu, phim ảnh chiếu trên truyền hình. Thú vị hay không không phải do chủ đề mà là do cách khắc họa hay tiếp cận chủ đề làm cho nó sinh động (hay nhàm chán). g. Không sáng tác theo kiểu máy móc rập khuôn và thử những ý tưởng trên một chất liệu khác 11 1
  12. Thay vì thay đổi các ý tưởng bạn hãy thay đổi cách bạn phác họa chúng. Thử dùng một chất liệu mới hoặc kết hợp các chất liệu khác nhau (chất liệu hỗn hợp) để giải phóng cách làm việc máy móc của bộ não và phong cách hội họa đã phát chán ngấy của bạn. Chấm dứt tình trạng tìm kiếm loại cọ ưa dung của bạn hay vẽ lên giấy chính xác như kiểu bạn vẫn thường vẽ. Ngừng dùng ngay những sắc màu bạn ưa thích mà hãy thử sáng tạo ra một sự phối màu mới nào đó. Tạo một sự bứt phá lớn bằng cách thử dùng chì vẽ màu nước, bút lông nước hay thử vẽ bằng sáp màu chẳng hạn. Nếu bạn thích vẽ với màu ẩm thì hãy thử làm việc với màu khô. Hoặc là thêm vào đó một loại chất liệu nhằm tăng tốc hay trì hoãn tốc độ khô cứng của sơn dầu và axit acrilic 1.2.2. Hình mảng đậm nhạt a. Quan niệm về mảng đậm nhạt Trên mặt phẳng của một bức tranh, nếu để nguyên vẹn một màu trắng của giấy hay vải toan để vẽ thì ta có thể gọi đó là mảng trống. Nếu ta chấm lên đó một chấm thì có thể gọi đó là điểm. Nếu tiếp tục chấm nhiều điểm vào đó thì ta có thể gọi đó là một mảng được tập hợp bởi nhiều điểm. Tương tự như vậy, ta có một tập hợp là nét gồm một mảng được cấu thành bởi các nét. Theo từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông, một lượng màu nào đó chiếm diện tích nhất định trên mặt tranh, tạo thành một mảng riêng, phân biệt rõ rệt với các mảng màu xung quanh nó thì đó được gọi là mảng màu. Sự phân biệt này có thể do độ đậm nhạt, nóng lạnh của màu sắc hoặc về nội dung hình thể trong tranh. Khi nói đến mảng màu, người ta thường chỉ các mảng màu lớn. Tuy nhiên, trong các mảng màu lớn, có chứa đựng các mảng màu nhỏ hơn. Trong tranh đen trắng thì đó là những mảng màu mang các sắc độ khác nhau của đen và trắng. Các nét, hình và điểm, khi được tổ chức, sắp xếp một cách có ý thức, sẽ tạo nên một hình hoặc một khối. Như vậy, trong một mảng có thể có một hoặc nhiều hình, tập hợp của các nét và điểm và ngược lại, hình hoặc khối có thể là tập hợp của một hoặc nhiều mảng. Qua các lập luận trên, có thể đưa ra một quan điểm riêng của tôi về mảng như sau: Mảng là sự cấu thành của một hoặc nhiều hình, khối, cùng sự tham gia của các tập hợp của điểm, đường nét tạo nên. Một bức tranh được hình thành trên cơ sở của nhiều mảng tập hợp lại. Sự sắp xếp, tổ chức của các mảng, qua sự sáng tạo của họa sĩ, đã để lại cho nhân loại những kiệt tác với rất nhiều trường phái và phong cách khác nhau. b. Quan hệ giữa mảng hình và nền Trong tự nhiên, không tồn tại mối quan hệ giữa hình tượng và bối cảnh, giữa hình và nền. Khi thị giác con người tập trung vào một điểm, họ dễ dàng coi mọi thứ xung quanh là bối cảnh và môi trường. Chính vì vậy, các họa sĩ lợi dụng sự giới hạn của thị giác, làm 12 1
  13. điểm nổi rõ lên thành hình, những cái còn lại thì xử lý thành nền. Để khống chế phạm vi hoạt động của thị giác, bối cảnh của hội họa, về cơ bản, đều bị khoanh lại trong giới hạn. Một số nhà tâm lý học đã phân định hình và nền như sau:“Hình có tính nhô nổi, mật độ cao, có cảm giác đầy chặt, có hình dạng rõ ràng, có đường bao hoặc đường ranh giới Nền có tính lùi lại sau, mật độ thấp, không có cảm giác đầy chặt, hình dạng tương đối rời rạc, không có đường ranh giới cố định”(1). Khi độ đậm nhạt của hình và nền gần như nhau thì sự phân biệt là đường chu vi, nếu đường chu vi cũng không rõ lắm thì phải dựa vào tác dụng của tính ngưng tụ của hình (tâm lý học thị giác gọi hình có tính ngưng tụ là hình đóng kín). Do kinh nghiệm và tri thức thị giác của mỗi người ít, nhiều khác nhau, cho nên thời gian để nhận biết hình vẽ và kết quả không thể giống nhau, tính ngưng tụ sẽ là mấu chốt trong việc thức tỉnh tín hiệu được lưu trữ của người đó. Tính ngưng tụ của hình thông thường có hai loại tình huống: dẫn dắt thị giác liên kết các hình rời rạc, phân tán thành đường chu vi, thành chỉnh thể của hình; dẫn dắt thị giác liên hệ những phần chủ chốt thành mảng để bổ sung thêm hình thể. Nhìn chung, từ góc độ nghệ thuật, tính ngưng tụ chỉ là tính năng tất yếu có của hình tượng nghệ thuật bên cạnh tính thuyết minh và giá trị thẩm mỹ. Nhiều tác giả không theo đuổi việc diễn tả thực hình thể, nhưng nhấn mạnh được đặc trưng điển hình của nó, ngôn ngữ hội họa biểu đạt được tinh thần của hình thể thông qua việc sắp xếp, cấu thành tác phẩm nghệ thuật. Tính ngưng tụ của hình trong hội họa còn thể hiện thông qua màu sắc, đường nét, độ đậm nhạt, diện tích mảng hình, chất liệu, mật độ của hình, từ đó tạo nên tỷ trọng, sự nặng nhẹ của hình thể trong tranh. Nếu xử lý đúng lúc, đúng chỗ các yếu tố trên thì các mảng hình sẽ ăn nhập hài hòa với phần nền và mang lại tính thẩm mỹ cao cho tác phẩm. c. Cấu trúc mảng đậm nhạt Bất kỳ một tác phẩm nào muốn được làm rõ nội dung, chủ đề mà tác giả cần diễn đạt thì việc cần thể hiện là phần chính và phần phụ. Phần chính cần phải là phần trọng tâm và điển hình, phần phụ là phần hỗ trợ để phần chính thêm phong phú hơn và nổi bật trọng tâm hơn. Vì vậy, phần chính không thể quá lấn át phần phụ, và ngược lại, phần phụ cũng không được quá nổi bật mà làm mất đi trọng tâm (tức là lấn át phần chính). Các mảng chính, mảng phụ cần phải được phân biệt rõ ràng và có sự liên kết có tổ chức rõ rệt từ các mảng lớn, các mảng nhỏ, phần hình và khoảng trống, kết hợp với các mảng màu, các sắc độ, sự phân bố sáng tối, đặc biệt là hệ thống các mảng cho phù hợp với nội dung và cảm xúc của tác giả. Muốn để phần chính và phần phụ ăn nhập với nhau và mang lại hiệu quả thẩm mỹ, việc cân bằng thị giác là yếu tố quyết định. Cân bằng thị giác 13 1
  14. Sự cân bằng thị giác được tạo ra nhờ việc sắp xếp các hình thể mà mắt thường nhìn thấy được trên bề mặt của diện tích bố cục một cách hài hòa, hợp lý và ổn định; phải khái quát được diện tích đó, dù to hay nhỏ, như một tổng thể. Cũng vì thế, sự cân bằng thị giác còn được nhìn nhận như là sự cân bằng về trọng lượng. Một bố cục chỉ làm ta thỏa mãn khi các lực của nó được sắp xếp hợp lý. Bởi vì khi quan sát một hình thể, bao giờ chúng ta cũng phải xác định hình đó với không gian xung quanh, nói cách khác, đó là sự so sánh, liên hệ với không gian ấy để đo được các khối hình hai phía. Để cân bằng thị giác trong tranh, cần các yếu tố sau: thứ nhất, hình thể có trọng lượng lớn có thể cân bằng một hình nhỏ nhưng có đòn bẩy dài hơn, hay một hình có diện tích lớn hơn nhưng sắc độ mờ nhạt hơn so với nền thì cũng bằng một diện tích nhỏ hơn nhưng có độ đậm nhạt nổi hơn nó (tương quan hình – nền). Thứ hai, độ tương phản mạnh so với nền và xung quanh, tạo ra cảm giác nặng, nhẹ . Sau khi đã đạt được sự cân bằng về thị giác thì sức căng của bố cục cũng là vấn đề cần phải chú ý. Số lượng và chất lượng của hình và nền, với tỷ lệ to nhỏ, tương quan sáng tối, có ảnh hưởng rất lớn với vùng trống xung quanh và tạo sức căng cho toàn bộ kích thước bức tranh. Sắp đặt hình thể trong không gian sao cho bản thân chúng có mối tương quan mật thiết và hài hòa từ trung tâm đến các khu vực xung quanh. Đặc biệt lưu ý đến độ nhấn và khoảng trống đó là đối trọng giữa đầy và vơi, có ý nghĩa quyết định của một bố cục Tổ chức sắp xếp mảng Việc sắp xếp, tổ chức các mảng, hình, khối, độ đậm nhạt, đường nét, có một ý nghĩa vô cùng quan trọng để nhấn mạnh trọng tâm và ý đồ thể hiện của tác giả với nội dung cần truyền đạt. Sắp xếp các mảng chính phụ hài hòa là việc làm đầu tiên của họa sĩ. Nói đến mảng chính (mảng trọng tâm) tức là nói đến mảng lớn chứa đựng các mảng nhỏ hơn, trong đó có thể có các hình thể, hình khối. Các mảng, khối được hình thành trên tổ hợp của các nét và của các điểm khác nhau. Tuy nhiên, các mảng đó phải tạo nên sự thống nhất, đồng bộ trong tổng thể bức tranh. Sự thống nhất thể hiện ở các hình ở mảng chính rất cần tạo nên sự chặt chẽ về bố cục, sự sáng tạo trong cách tổ chức sắp xếp trong toàn mảng. Sự tổ chức sắp xếp bao gồm các mảng hình, các mảng đậm nhạt, sáng tối, các mảng đặc, khoảng trống, sự vận động của các hình, khối trong không gian, mật độ của các hệ thống nét và điểm, đặc biệt là chất của các mảng trong tổ chức của toàn hệ thống đó. Trước khi sắp xếp, tổ chức các mảng lên mặt phẳng tranh, thông thường họa sĩ phải xác định mình vẽ trên khung hình loại gì, hình chữ nhật đứng hay nằm ngang, hình vuông hay hình tròn Bên cạnh đó, anh ta cũng cần phải xác định mình sẽ vẽ tranh theo thể loại thấu thị gì để có phương án bố cục mảng cho hợp lý. Khi tổ chức sắp xếp mảng, rất cần chú ý đến các yếu tố sau: 14 1
  15. - Trước tiên là yếu tố cân đối. Tính cân đối được thể hiện bởi sự cân đối trong các mảng, hình khối, cân đối về đậm nhạt, về đường nét, về chất. Sự cân đối ở đây là sự tổ chức sắp xếp hợp lý về tỷ lệ giữa mảng chính với mảng phụ, giữa các khoảng trống, giữa các hình trong các mảng, giữa hình với hình, về tỷ lệ và cấu trúc của mảng sao cho thuận mắt. Phân bố độ đậm nhạt, màu sắc trong tranh cho nổi bật được nội dung cần diễn tả, đặc biệt là phải có sự liên kết hài hòa trong hệ thống sáng tối của bức tranh. Tổ chức hệ thống nét, hệ thống các điểm trong mảng cho phù hợp với tổng thể. Tính cân đối về mảng được tổ chức sắp xếp bởi tỷ lệ các mảng chính với mảng phụ, với khoảng trống. Mảng chính cần có tỷ lệ vừa đủ để diễn tả về nội dung, không được to hay nhỏ quá và đặc biệt là phải đặt đúng vị trí sao cho hợp lý, hài hòa về bố cục. - Thứ hai là yếu tố tương phản, nói cách khác là sự đối lập. Trong hội họa, sự đối lập thường được thể hiện ở tỷ lệ giữa mảng chính và mảng phụ, giữa mảng với mảng, mảng với hình, giữa hình với hình, hình với nền, ở độ đậm nhạt, giữa mảng chính và phụ, với khoảng trống. Bên cạnh đó có thể còn có sự thay đổi, đối lập về phong cách tạo hình, tính cách nhân vật, về hình dáng các mảng, hình với nhau. Mảng hình cứng với mảng hình mềm, mảng chuyển động, mảng tĩnh, Các mảng màu, độ nóng lạnh, về chất trong các mảng sẽ tạo nên tính tương phản trong tranh. Sự đối lập để tạo nên sự chú ý hay nhấn mạnh trọng tâm sẽ là yếu tố rất quan trọng trong việc sắp xếp cấu trúc cho các mảng, tạo nên sự hài hòa trong tác phẩm. Tất cả sự đối lập trên khi được tổ chức sắp xếp hợp lý trong hệ thống của bức tranh sẽ tạo nên sự cân đối trong tranh và đặc biệt sẽ tạo nên bản sắc cũng như sự sáng tạo của người họa sĩ. Thứ ba là yếu tố liên tục. Sự liên tục trong tranh là cần thiết, đây là cầu nối cho các mảng, các độ đậm nhạt, về đường nét, điểm trong tranh tạo nên sự liên kết vững chắc cho cấu trúc của mảng, tạo nên nhịp điệu của các mảng, sự vận động của khí trong tranh. Thứ tư là yếu tố nhịp điệu. Sự thay đổi về tỷ lệ giữa các mảng, về hướng, về nét cứng, mềm, về tính chất tĩnh, động của các mảng sẽ tạo nên nhịp điệu. Sự phân bố về đậm nhạt, về tổ chức sắp xếp đường nét, điểm trong các mảng một cách hợp lý sẽ tạo nên cấu trúc mảng vững chắc và có những nhịp điệu trong hệ thống các mảng trong mặt phẳng tranh.Quan hệ giữa hình với hình, giữa hình với nền, quan hệ của hình với mảng, giữa mảng với mảng, giữa phần chính và phần phụ, quan hệ về tương quan, về sáng tối, về đậm nhạt, được dựa trên các tính năng của từng loại khối và sự vận động của các hình, khối. Tiếp đó là sự liên kết giữa các khối và khoảng trống, sự kết hợp giữa các hình (vuông, tròn, tam giác) với nền. Cho nên việc sắp xếp, tổ chức các mảng nhỏ trong mảng chính cùng với bố trí đậm nhạt trong mảng chính và các mảng phụ cùng khoảng trống sẽ tạo nên tính nhịp điệu cho bức tranh. Trong bố cục, yếu tố chính phụ luôn song hành với nhau. Mảng chính là phần trọng tâm để nhấn mạnh nội dung và chủ đề của tác phẩm nhưng mảng chính không hoàn chỉnh, 15 1
  16. có khi còn khô cứng, nếu không có sự bổ trợ của mảng phụ. Mảng phụ có thể là những mảng hình nhỏ hơn về diện tích đồng thời lực ngưng tụ ít hơn mảng chính, sắc độ cũng không rõ nét và ít sự biểu hiện hơn. Mảng phụ cũng có thể là các khoảng trống. Những khoảng trống này thực sự có tiếng nói trong tổng thể của một bức tranh. Một mảng phụ đẹp phải là một mảng phụ có tính liên kết và hỗ trợ với các mảng khác, đặc biệt là mảng chính. Sự cân đối của bức tranh khi và chỉ khi các mảng chính phụ cân đối với nhau về diện tích, về sắc độ, về đường nét, về chất, đặc biệt cần phải cân đối về sự ngưng tụ của hình thể được diễn tả trong tranh. Sự hỗ trợ của mảng phụ sẽ làm cho bức tranh rõ hơn về phần nội dung và làm cho tác phẩm hài hòa và ấn tượng. Trong tác phẩm hội họa, những khoảng trống và cấu trúc của khoảng trống hết sức đa dạng. Những khoảng trống, hay gọi cách khác là không gian bao quanh chủ thể chính, là tập hợp các yếu tố phụ hoặc yếu tố giai thoại – có thể có một giá trị biểu cảm lớn hơn cả khoảng đặc (những yếu tố nhìn thấy, những hình thể hiện hữu). Thậm chí, những khoảng trống này cho ta một ý nghĩa sâu thẳm của bức tranh. Tuy nhiên, tất cả phụ thuộc vào vị trí mà những khoảng trống chiếm lĩnh trong khuôn hình và việc kết hợp khéo léo với các mảng hình trong tác phẩm. Cấu trúc của các mảng cùng các hình tượng được đưa vào trong tác phẩm cần đơn giản và tinh luyện. Sự tổ chức, sắp xếp đó không những từng nét phải tinh tế, cẩn thận mà còn rất cần đến tạo hình biểu đạt chuẩn xác, sinh động. Sự sắp xếp, bố trí mảng rất cần đến sự phong phú song không rườm rà mà tinh giản, biểu đạt được nội dung thiết thực, thông qua các hình tượng điển hình. Khả năng thể hiện của nghệ thuật đối với thế giới mênh mông này là có hạn. Các nhà mỹ học cho rằng lấy một làm mười, chọn dùng những hình tượng hữu hạn để biểu hiện nội dung vô hạn, lời nói có tận cùng mà ý không tận cùng mới là cái đẹp nghệ thuật. 1.2.3. Hình tượng Hình tượng nghệ thuật (tiếng Anh: image) là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hỉện và tái tạo hiện thực theo quy luật của tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật. Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình, giúp con người thể nghiệm ý vị của cuộc đời và lĩnh hội mọi quan hệ có ý nghĩa muôn màu muôn vẻ của bản thân và thế giới xung quanh. Nhưng khác với các nhà khoa học, nghệ sĩ không diễn đạt trực tiếp ý nghĩ và tình cảm bằng khái niệm trừu tượng, bằng định lí, công thức mà bằng hình tượng, nghĩa là bằng cách làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hiện tượng đáng làm ta suy nghĩ về tính cách và số phận, về tình đời, tình người qua một chất liệu cụ thể. Như vậy, hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Giá trị trực quan độc lập là đặc 16 1
  17. điểm quan trọng của hình tượng nghệ thuật. Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho người ta có thể ngấm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tượng. Đó có thể là một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm nhận. Hình tượng có thể tồn tại qua chất liệu vật chất nhưng giá trị của nó là ở phương diện tinh thần. Nhưng nói tới hình tượng nghệ thuật người ta thường nghĩ tới hình tượng con người, bao gồm cả hình tượng một tập thể người (như hình tượng nhân dân hoặc hình tượng Tổ quốc) với những chi tiết biểu hiện cảm tính phong phú. Đến với nghệ thuật, ta như được chứng kiến, được sống cuộc sống trong tác phẩm, ta ghi nhớ Chí Phèo vì cái mặt lằn dọc lằn ngang đầy những sẹo của hán, vì “bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi“, vì cách uống của hắn, vì những cuộc rạch mặt ăn vạ, vì “mối tình” của hắn với Thị Nở, vì nỗi buồn khi tỉnh rượu và cuộc trả thù đẫm máu. Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống, nhưng không phải sao chép y nguyên những hiện tượng có thật, mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tưởng tượng và tài năng của nghệ sĩ, sao cho các hình tượng truyền lại được ấn tượng sâu sắc, từng làm cho nghệ sĩ day dứt. trăn trở cho người khác. Hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt không lặp lại, lại vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ được bản chất của một loại người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của nghệ sĩ. Hình tượng nghệ thuật không phải phản ánh các khách thể thực tại tự nó, mà thể hiện toàn bộ quan niệm và cảm thụ sống động của chủ thế đối với thực tại. Người đọc không chỉ thưởng thức “bức tranh” hiện thực, mà còn thưởng thức cả nét vẽ, sắc màu, cả nụ cười, sự suy tư ẩn trong bức tranh ấy. Hình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung các giá trị nhân học và thẩm mỹ của nghệ thuật. Vì những lẽ trên, cấu trúc của hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng là sự thống nhất cao dộ giữa các mặt đối lập: chủ quan và khách quan, lí trí và tình cảm, cá biệt và khái quát, hiện thực và lí tưởng, tạo hình và biểu hiện, hữu hình và vô hình. Và cũng chính vì những lẽ trên, hình tượng còn là một quan hệ xã hội – thẩm mỹ vô cùng phức tạp. Trước hết là quan hệ giữa các yếu tố và chỉnh thể của bức tranh đời sống được tái hiện qua hình tượng. Thứ đến là quan hệ giữa thế giới nghệ thuật với thực tại mà nó phản ánh. Về phương diện này, hình tượng không chỉ tái hiện đời sống mà còn cải biến nó để tạo ra một thế giới mới, chưa từng có trong hiện thực. Đó còn là quan hệ giữa tác giả với hình tượng, với cuộc sống trong tác phẩm. Một mặt, hình tượng là hình thức, là kí hiệu của một tư tưởng, tình cảm, một nội dung nhất định, là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ. Mặt khác, hình tượng lại là một khách thể tinh thần có cuộc sống riêng, không phụ thuộc vào ý muốn. Và cuối cùng là quan hệ giữa tác giả, tác phẩm với công chúng của nghệ thuật, giữa hình tượng với ngôn ngữ của một nền văn hoá. Mỗi một loại hình nghệ thuật sử dụng một loại chất liệu riêng biệt đi xây dựng hình tượng. Chất liệu của hội họa là đường nét, màu sắc, của kiến trúc là mảng khối, của âm 17 1
  18. nhạc là giai điệu, âm thanh. Văn học lấy ngôn từ làm chất liệu. Hình tượng nghệ thuật là hình tượng ngôn từ. 1.2.4. Đường nét và nhịp điệu a. Bố cục đường nét Khi đề cập đến bố cục là nói đến đường nét, vậy chúng ta thử tìm hiểu và phân tách vai trò quan trọng của đường nét trong bố cục để xây dựng tác phẩm. Như chúng ta đã thấy, ánh sáng chiếu vào những hình thể trong vũ trụ, tạo nên đường nét. Đường nét có thể là đen, là trắng, là xám, cũng có thể to hoặc nhỏ và không bắt buộc phải liên tục. Tùy theo tính chất và vị trí của đường nét, tùy theo những đường viền kết hợp thành nó, nên đường nét có thể làm rung cảm tâm hồn và tạo những nguồn cảm xúc khác nhau. Đường nét là căn bản xây dựng nội tâm của ảnh : thẳng, cong hay gẫy khúc, nó có thể cho nhìn thấy hoặc cụ-thể-hóa ra, hoặc gợi ra (trong phong cảnh không có đường nét lớn để lấy làm chính thì sự liên lạc hữu hình hoặc vô hình là đường nét chính) cho người xem. Đưòng nét có thể là ngang, là dọc, là chéo. Đường nét có thể đặt theo những nhịp điệu có nhiều tương ứng với chúng ta, bởi vì nó bắt nguồn từ những sự biểu lộ tự nhiên và nó lược-đồ-hóa sức mạnh ấy tùy thuộc loại hình ảnh trình bày không thay đổi từ ngàn xưa. Như vậy người ta ghép ý nghĩa trang nghiêm với đường dọc (H1.7), phẳng lặng với đường ngang (H1.8), sống động với đường chéo (H1.9). Và đường thẳng vẫn có ý nghĩa là cứng rắn, là nghiêm khắc (H1.10), đường cong diễn tả sự rung cảm và sự trọn vẹn (H1.11), đường gấp diễn tả sự sống động và hỗn loạn (H1.12). 18 1
  19. H1.7 H1.8 H1.9 H1.10 H1.11 H1.12 Sự cân xứng của ảnh phần chính nằm trong sự tương hợp giữa những đường nét và những mảng đậm lợt. Vì cân xứng không có nghĩa là cân đối nên người ta xếp bố cục bằng hai cách: - Sự phù hợp giữa đường nét và tâm hồn phải tập nhìn ra đường nét ngay lúc đóng khung cho ảnh để chụp để có thể áp dụng những quy tắc bố cục. Có bốn loại đường nét thường dùng trong bố cục : + Đường ngang + Đường dọc + Đường chéo + Đường cong Những loại đường này có thể dùng riêng biệt hoặc phối hợp tùy theo loại và tùy theo chủ đề của đã chọn. Làm sao những đường nét chỉ có hình thức trừu tượng mà lại có mãnh lực rung cảm? Nếu chúng ta nghiên cứu một số những tác phẩm hội họa thì ta thấy bố cục của những họa sĩ danh tiếng thường đặt căn bản trên vài hình thức kỷ-hà-học. Không phải chỉ có hội họa mà còn cái gì do người tạo ra đều tìm đến hình thức sắp xếp của Kỷ-hà-học vì 19 1
  20. nhãn quan của người ta đã bị giáo dục theo cái cân xứng sắp xếp đó, vô tình chúng ta đã tìm những đường mạnh của bố cục để căn cứ vào đó mà suy tưởng và cảm xúc. Bố cục của vũ trụ đặt căn bản trên hình thức kỷ-hà-học nên làm cho cảm giác chúng ta bị những hình thức kỷ hà ăn sâu và chi phối. Thí dụ khi nói đến kim-tự-tháp Ai-Cập là ta nghĩ ngay đến hình chóp bốn góc, khi nói đến nhà thờ ta nghĩ ngay đến tháp chuông cao vút với vẻ uy nghi. Như vậy là có sự liên quan chặt chẽ giữa sự xây dựng đường nét của tác phẩm với sự truyền cảm của tâm hồn. Nếu ta chú ý đến sự phù hợp đó ta sẽ kiểm điểm được bố cục của ta. - Ngôn ngữ rung cảm của đường nét Ta nhận thấy những loại đường nét gợi cho trí óc chúng ta cái cảm tưởng khá rõ ràng để nhận định cái ý nghĩa riêng biệt của nó. Cũng đôi khi cái cảm tưởng đó vượt khỏi tầm phân tách của ta. Những sự phù hợp sẵn có giữa đường nét và cảm giác đã được nghiên cứu kỹ càng và được dùng cho bộ môn kiến trúc và trang trí, thì người nhiếp ảnh chúng ta cũng có thể áp dụng nó được. Như vậy ta có thể khái niệm rằng: đường thẳng có nghĩa riêng là phù hợp với nghị lực và bền bỉ biểu lộ sự cương quyết mà đường cong không có được , vì nó chỉ có thể gợi cho ta ý mềm dẻo, yếu đuối và kết tụ. Đường cong cũng thuận cho cách gợi ra đều đặn, quý phái mà khi ngắm đường gẫy khúc không thể có được. Đường gẫy khúc khi cứ kéo dài mãi thì với sự chập chờn và run rẩy của nó cho ta cảm tưởng linh động. Nhưng đường nét lại còn cho ta nhiều cảm tưởng đặc biệt tùy theo vị trí của nó và cách xếp đặt. Ai lại không biết là đường ngang gợi cảm giác bình thản, buồn bã biểu lộ sự lâu dài. Trái lại đường dọc gợi cho cảm giác sôi nổi và phát sinh ra cảm tưởng trang nghiêm, cao quý. Chúng ta chợt có những cảm giác lạ khi ta ngắm đường ngang mặt biển trải rộng mênh mông hầu như vô tận trước tầm mắt chúng ta, hay khi ngắm cây tháp cao vút của ngôi giáo đường, ta thấy lân lâng lên mãi như dễ đụng tới từng mây. Những cảm giác đó tăng độ lực và phát hiện với những đường lập đi lập lại và giảm bới đi khi có những đường nghịch với nó. Góc cạnh là do sự gặp nhau của hai đường hội tụ mà thành và gợi cho những cảm giác do đường nghiêng nghiêng của cạnh. Góc cạnh càng thu hẹp thì cảm tưởng càng nhiều và giống như cảm tưởng phát sinh bởi cái ngắn của đường dọc. Góc cạnh càng mở rộng cảm giác có thể gần gũi đến lẫn lộn với cái ngắn của đường ngang. Như thế những đường của hình chóp và hình tam giác cho ta ý niệm lạ, lâu dài, bền bỉ, vững vàng (H1.13). Tùy theo hình dáng cân xứng của hình tam giác mà ta sẽ thấy hợp với đường ngang hay với đường dọc: hình tam giác cạnh dưới (đáy) hẹp và mỏng mảnh sẽ thoảng thấy như đường dọc (H1.14, H1.15). Hình tam giác cạnh dưới (đáy) rộng sẽ thấy như đường ngang. Hình tam giác gợi cảm giác vững chắc và sống động mà khi thêm vào đó những đường chéo sẽ cho cảm tưởng hoạt động và nhịp nhàng (H1.16). 20 1
  21. Đường hội tụ cũng có thể gợi cho ta sự thoát ra, sự vô tận. Tùy theo vị trí của điểm tụ mà những đường đó cho ta cảm tưởng đi lên hay cảm tưởng về chiều sâu (H1.17). Đường chéo gợi sự hoạt động, tốc độ. Nếu bắt chéo nhau, nó biểu lộ sự lẫn lộn, sự không thăng bằng, sự hằng hà sa số (H1.18). Nếu nó vượt khỏi một điểm thì đó là phóng ra, là tia ra, là đụng chạm và là bạo hành (H1.23). Nếu nó được phân chia đều đặn, nó cho ta cảm giác vững vàng. Đường cong cũng không có được tính chất rõ ràng như đường thẳng. Ta cũng thấy những đường cong rất mỹ miều hấp dẫn như trong thế giới thảo mộc, trong thế giới động vật lúc còn nhỏ và nó mất dần đi khi cằn cỗi già nua, và cũng như thấy đường cong đậm tính chất uy nghi gần nghĩa điều hòa khi nó mô tả đạn đạo vòng cầu (H1.20, H1.21, H1.22). Đường cong dùng để nối liền những yếu tố trong bố cục và ráp lại những phần hoàn chình. Vì sự quan trọng của nó nên trong nhiều trường hợp nếu thiếu nó thì bố cục không thành. H1.13 H1.14 H1.15 H1.16 H1.17 H1.18 21 1
  22. H1.19 H1.20 H1.21 H1.22 H1.23 b. Bố cục nhịp điệu Khi hội họa ra đời, con người đã biết vận dụng khái niệm nhịp điệu để có được sự hài hòa giữa các yếu tố trong tranh. Nhịp điệu là biểu hiện của sự chuyển động, sự sống của một vật thể. Nó thể hiện cái cốt lõi (hay cấu trúc) của một vật thể trong sự chuyển động theo một hướng nhất định. Chẳng hạn như: những cây cói mọc ở bờ sông Nil (Ai Cập), thân thẳng đứng, mọc song song, sát nhau, mặc dầu đứng im nhưng cũng tạo nên một nhịp điệu thẳng đứng, cũng như cây tre trước gió, lá tre bị thổi bạt theo một hướng, cũng tạo nên nhịp điệu. Mỗi loài hoa, mỗi loài cây cỏ, sự vật đều có một cấu trúc đặc thù, do đó mỗi loài đều có một hình dạng và một nhịp điệu riêng biệt. Trong hội họa cũng vậy, nếu như tỉ lệ là một yếu tố của cái đẹp tĩnh, thì nhịp điệu là yếu tố của cái đẹp động, nó nói lên sự chuyển động, sự sinh động, hay sự sống. Phải đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khái niệm nhịp điệu mới thực sự có điều kiện để nảy nở và để được áp dụng một cách rộng rãi trong hội họa, điêu khắc cũng như trong kiến trúc. Một mặt với sự ra đời của nền hội họa hiện đại, mặt khác, trong lĩnh vực kiến trúc, với sự ra đời của các vật liệu mới và các kỹ thuật mới. 22 1
  23. Nhịp điệu có thể liên tưởng là những bước chân khi di chuyển, như cách giao hòa của những âm thanh lại cùng nhau để tạo thành một bản nhạc, như tiếng mưa rơi nhỏ giọt. Nhịp điệu có thể được thấy và cảm nhận trong mọi sự vật của tự nhiên, qua cuộc sống. Nhịp điệu trong hội họa đó là sự lặp lại, sự luân phiên và tiến triển. Sự lặp lại là cách nhắc đi nhắc lại một yếu tố tạo hình. Nó thường tạo ra một dòng chảy êm đềm liên tục của tầm nhìn trong tranh, như là một đường dẫn mà từ đó ta có thể đọc được mạch cảm xúc cũng như ý đồ của người họa sĩ. Sự luân phiên là nhịp điệu thay đổi về hình dáng của cùng một yếu tố từ lớn sang nhỏ hoặc ngược lại hay nhịp điệu tiến triển là cách hướng mắt nhìn liên tục từ điểm này sang điểm khác bằng cách tạo ra sự chuyển đổi ổn định tăng dần hay giảm dần. Người họa sĩ cũng có thể sử dụng tất cả các hình thức của nhịp điệu trong một bố cục để sáng tạo ra một không gian, một tác phẩm nghệ thuật độc đáo (H1.1.24, H1.1.25). H1.24 JULIA WATKINS - Wild Stallions - Strength H1.25 JULIA WATKINS - Moon Dancer Nhịp điệu cũng có thể tạo ra bởi sự thay đổi về tỉ lệ giữa các mảng, về hướng, về nét vẽ cứng, mềm, về tính chất tĩnh, động Sự phân bố về đậm nhạt, về tổ chức sắp xếp đường nét, điểm trong các mảng một cách hợp lý sẽ tạo nên cấu trúc mảng vững chắc và 23 1
  24. có những nhịp điệu trong mặt phẳng tranh. Tiếp đó là sự liên kết giữa các khối và khoảng trống, sự kết hợp giữa các hình với nền. Cho nên việc sắp xếp, tổ chức các mảng nhỏ trong mảng chính cùng với bố trí đậm nhạt trong mảng chính và các mảng phụ với khoảng trống sẽ tạo nên tính nhịp điệu cho bức tranh. Màu sắc là một thành phần cốt yếu của hội họa góp phần tạo nên nhịp điệu, nó không chỉ là một phương tiện làm tôn giá trị cho hình nét mà là yếu tố chủ đạo tạo ra không gian, mảng khối, chuyển động để biểu thị các trạng thái tâm hồn. Màu sắc trong tự nhiên được tạo ra từ các màu cơ bản, từ đó có thể tạo ra hàng triệu màu sắc khác nhau. Khi các màu đặt cạnh nhau theo chiều chú ý nhất định sẽ tạo ra một nhịp điệu thị giác. Trong một bức tranh, màu sắc là do sự pha trộn của nhiều màu, chúng vô cùng phong phú và sinh động. Tùy theo hòa sắc của hệ thống màu đặt cạnh nhau sẽ cho người xem một hiệu quả rõ ràng về nhịp điệu của tranh. Những gam màu cùng tông tạo ra nhịp điệu yên ả, mềm mại và một cảm giác về nhịp điệu nhanh, mạnh nếu là những cặp màu bổ túc, tương phản đặt cạnh nhau. 1.2.5. Bố cục màu sắc Là sự sắp xếp màu sắc có chủ định trên mặt tranh tạo sự cân đối về bố cục và tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau: a. Nguyên tắc Cân bằng – Balance Đây là một trong những nguyên tắc cần thiết và quan trọng nhất. Bất kì thiết kế đồ họa công nghiệp hay tắc phẩm nghệ thuật đều phải thực hiện tốt yếu tố cân bằng này (H1.26). H1.26 Đối với hình ảnh tạo ra trên một bề mặt bằng phẳng như một thiết kế. Hay một bức tranh sơn dầu cùng một nguyên tắc cân bằng được áp dụng. Tuy nhiên, thay vì có thể chất cân bằng thực tế, các nghệ sĩ cần tạo ra một ảo giác về sự cân bằng. Điều này còn được gọi là cân bằng thị giác. b. Nguyên tắc Tương phản – Contrast 24 1
  25. Tương phản trong nghệ thuật và thiết kế xảy ra khi hai thể dạng liên quan là khác nhau (H1.27). Quá nhiều điểm giống nhau của các thành phần trong thiết kế sẽ trở nên đơn điệu. Tương phản xảy ra khi ta dùng cùng lúc Màu sắc (Nóng – Lạnh); Đường nét ( Thẳng – cong, ngang- đứng v.v.); Hình khối (Đặc – rỗng, Lớn – nhỏ); Hình dạng (Vuông – Tròn) Để có được sự tương phản màu sắc ta cần hiểu vòng tròn màu. Trong vòng tròn màu, hai màu ở vị trí đối diện nhau tạo nên tương phản mạnh nhất. c. Nguyên tắc Chuyển động – Movement Movement là đường mà đôi mắt của chúng ta theo khi nhìn vào một tác phẩm nghệ thuật. Mục đích của Movement là tạo ra sự thống nhất trong các tác phẩm nghệ thuật khi ta sử dụng mắt để theo dõi. H1.28 Nó có thể đạt được bằng cách dùng những thứ như: nhịp điệu, sắp xếp, nét bút v.v. Chuyển động – Movement quan hệ cộng tác với nhau bằng các liên kết thành phần khác nhau của một tác phẩm với nhau (H1.28). d. Nguyên tắc Nhấn mạnh – Emphasis Sự nhấn mạnh của một khu vực cụ thể, tập trung hơn là trình bày một mê cung của các chi tiết quan trọng ngang nhau (H1.29). Chúng ta có thể sử dụng các nguyên tắc Cân Bằng bất đối xứng, Tương phản, Chuyển động để tạo nên nhấn mạnh nổi bật cho một đối tượng. Hay cho một thông điệp mà bạn muốn truyền tải từ sáng tạo của bản thân. 25 1
  26. H1.29 Cách tiếp theo để tạo ra sự nhấn mạnh là bằng cách tương phản yếu tố chính với các vật khác. Hoặc nhấn mạnh có thể được tạo ra bởi một thay đổi ngầu hứng về hướng; kích thước; hình dạng; kết cấu; giai điệu; màu sắc hoặc đường nét. e. Nguyên tắc Đồng nhất – Unity Đồng nhất là một nguyên tắc phổ biến trong các thiết kế hiện đại. Nguyên tắc này yêu cầu người thiết kế dùng những yếu tố, đối tượng, màu sắc giống nhau xuyên suốt trong các tác phẩm của mình (H1.30). H1.30 Bạn biết Unity đạt được khi tất cả các khía cạnh của thiết kế bổ sung cho nhau chứ không phải là cạnh tranh cho sự chú ý. Nó dùng để tăng cường mối quan hệ giữa các yếu tố thiết kế. Và nó cũng liên quan đến các chủ đề chính được thể hiện trong tác phẩm. f. Nguyên tắc Nhịp điệu – Rhythm Nhịp điệu xuất hiện hầu hết trong các hoạt động đời sống chúng ta. Bạn có thể gặp nó trong những bài hát; những hàng gạch; những hoa văn lặp đi lặp laị; những hàng cây bên đường hay những dãy nhà bạn đi qua (H1.31). 26 1
  27. H1.31 Một mối quan hệ được tạo ra khi hai hay nhiều yếu tố được đặt cùng trong một tác phẩm. Mối quan hệ này được cho là hợp lý khi một tỉ lệ mong muốn tồn tại giữa các yếu tố. g. Nguyên tắc Tỉ lệ – Propotion Tỷ lệ trong nghệ thuật là mối quan hệ hài hòa hoặc so sánh giữa hai hay nhiều yếu tố trong một thành phần. Nó liên quan đến kích thước, màu sắc, số lượng, sắp xếp, sắc độ (H1.32). H1.32 Một mối quan hệ được tạo ra khi hai hay nhiều yếu tố được đặt cùng trong một tác phẩm. Mối quan hệ này được cho là hợp lý khi một tỉ lệ mong muốn tồn tại giữa các yếu tố. h. Nguyên tắc Đơn giản – Symplicity Đơn giản trong nghệ thuật, hay còn được gọi là nền kinh tế thị giác hoặc thiết kế tối giản. Nghĩa là bỏ qua tất cả các yếu tố không cần thiết các yếu tố không quan trọng. Cũng vừa bỏ qua chi tiết không thực sự đóng góp vào bản chất của các thành phần tổng thể. Tất cả nhằm nhấn mạnh những gì là chủ chốt (H1.33). 27 1
  28. H1.33 Rất nhiều vẻ đẹp và kỹ năng trong thiết kế tập trung vào việc vứt bỏ những gì ra ngoài. Thay vì cố gắng ôm đồm tất cả mọi thứ bạn có thể. Qua bài viết trên cho thấy, nếu chọn màu sắc đẹp nhưng bố cục không hợp lí cũng làm cho thiết kế mỹ thuật kém hiệu quả. Nên đây được xem là quy tắc vàng trong sắp xếp bố cục màu sắc mà người thiết kế mỹ thuật phải tuân theo. 1.3 Các bước tiến hành một bài vẽ bố cục tranh Bước 1: Chọn nội dung đề tài và tư liệu liên quan Ở bước này người vẽ cần chọn một cách cụ thể ý định cần thể hiện, ví dụ: Thể hiện chủ đề công nghiệp thì chọn hình ảnh đặc trưng là những người công nhân xây dựng đang xúc hồ đẩy gạch trong không gian trong nhà thông qua tư liệu ảnh, ký họa ( H1.34) H1.34 Bước 2: Phác thảo sơ bộ Ở bước này chỉ cần thể hiện bố cục bằng các mảng hình đậm nhạt, khoảng trống, khoảng đặc cần làm rõ sáng tối lớn, đường đi của ánh sáng. Tính tiếp nhịp điệu sáng tối to nhỏ như thế nào, phía trên và phía dưới ra sao. Lưu ý, phải sắp được nhịp chuyển giữa mảng tối và mảng sáng, làm cho chúng xen kẽ lẫn nhau, trong tối có sáng và ngược lại. Bước 3: Thể hiện bối cảnh tranh 28 1
  29. Đưa các hình ảnh đã chọn vào các mảng hình ở phác thảo sơ bộ. Đặt vị trí các nhân vật, tìm dáng của họ, nếu có nhân vật cùng chung một hoạt động thì thay góc hoặc tư thế cho khác nhau, cần chú trọng ở nhịp tay và chân của nhân vật vì nhờ đây mà nói rõ lên được nội dung của đề tài. Thể hiện ít nhất bằng hai phác thảo đen trắng và màu ở kích thước bé khoảng15x20cm (H1.35, H1.36, H1.37). H1.35 H1.36 H1.37 Bước 4: Phóng tranh và hoàn thiện Tìm gam màu yêu thích, phác lớp màu nền trước tiên, càng nhiều lớp màu càng đẹp, màu chính sau cùng. Lưu ý cân bằng nóng lạnh và nhịp chuyển của các mảng màu trong bài. Sau khi đã chọn được cách sắp xếp bối cảnh và hòa sắc phù hợp người vẽ thực hiện phóng tranh theo kích thước theo yêu cầu và hoàn thiện bài. 29 1
  30. Bài 2: Bố cục các khối cơ bản và biến dạng ( Chất liệu bột màu KT 40x60 cm) A. Mục tiêu Kết thúc bài người học đạt được - Về kiến thức + Người học trình bày được những khái niệm về bố cục các khối cơ bản và biến dạng, các bước xây dựng một bài bố cục khối cơ bản khối và biến dạng. - Về kỹ năng + Thực hiện được bố cục các khối cơ bản khối và biến dạng. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Tham gia tích cực vào các giờ giảng + Thể hiện năng lực tự học thông qua các bài tự học có nội dung tương tự B. Nội dung bài I. Lý thuyết về bố cục các khối cơ bản và biến dạng H2.1 Hình khối là một vùng diện tích 2 chiều được giới hạn bằng đường viền hay bằng chính diện tích của vật thể đó. Con người nhận thức được về hình khối đầu tiên thông qua tự nhiên xung quanh, ví dụ như hình tròn của mặt trăng hay đường cong của sóng. Sau đó, thông qua các phép tính toán học chính xác, hình hình học (geometric shape) ra đời. Nắm rõ các khái niệm hình khối giúp học viên hội họa dễ dàng hơn trong việc diễn tả khối sau này (H2.1). Trước hết, chúng ta có thể kể hai loại hình khối đó là khối cơ bản và khối biến dạng 1. Khái niệm về khối cơ bản các dạng khối mà chúng ta có thể kể được tên như trong lĩnh vực hình học. Khối vuông, khối chữ nhật, khối tam giác, khối trụ, khối tròn, khối đa giác Mỗi loại khối này có những đặc điểm, cấu trúc và có khả năng gây những cảm giác, tác động thị giác khác nhau. Khối lập phương là khối được tạo nên bởi sáu hình vuông giống nhau, mà mỗi hình vuông là một hình có bốn góc vuông và bốn cạnh dài bằng nhau, các trục của hình và khối 30 1
  31. có sự thăng bằng ổn định. Do đó, khối vuông gợi cho chúng ta cảm giác về sự đầy đủ, vững chãi. Khối chữ nhật là khối lập phương bị biến dạng, bởi chúng có chiều dài của hình, từng cặp khác nhau. Do đó, nó có vẻ động hơn hình khối lập phương. Khối tam giác có nhiều dạng, tam giác cân, tam giác đều hay tam giác vuông góc. Xuất phát từ đặc điểm là sự kết hợp bởi bốn hình tam giác mà mỗi tam giác thì có ba cạnh có khi đều nhau và có khi không đều nhau cũng như sự biến đổi của góc. Khối tròn là khối có khi nội tiếp hoặc ngoại tiếp với khối vuông, khối lập phương. Chúng ta có thể liên tưởng hình khối tròn từ khối vuông bị bào nhẵn dần các góc thành khối đa giác và cứ thế bào nhẵn dần thành khối tròn. Do vậy nó không còn diện nữa. Khối quả trứng là sự biến dạng của khối tròn, nó được kết hợp tối thiểu bởi ba khối tròn to, nhỏ khác nhau. Trong khi khối trụ có sự chuyển động đều về hai hướng trên và dưới thì khối chóp, khối nón lại chuyển động về có một hướng. Nhưng chúng cũng cho thấy thế vững chãi. Nói chung, mỗi khối cho chúng ta cảm nhận về cấu trúc của các góc, các diện, vị trí điểm rơi của tâm, đường trục, sự chuyển động, sự thăng bằng và khả năng bắt ánh sáng khác nhau của mỗi diện. 2. Khái niệm khối biến dạng Là những dạng khối không theo bất cứ quy luật kỷ nào cả. Nó không giống ai. Nghĩa là nó không có quy ước, cho nên không thể gọi tên. Nó là những hình khối kỳ dị. Trong thực tế có khi nó là những đồ vật hay vật thể trong thiên nhiên như củ khoai, gốc cây, đụn cát. Ngoài các thuật ngữ vừa kể ở trên, chúng ta còn có hai thuật ngữ nữa có liên quan đến khối. Đó là: Nội không (interior spaces ) tức là không gian bên trong vật thể và ngoại không ( exterior spaces ) tức là không gian bao bọc xung quanh vật thể. 3. Bố cục khối cơ bản và biến dạng Là cách sắp xếp các khối hình vuông, hình tròn, tam giác hoặc các khối ấm nước cốc, chén thành một bố cục cân đối trên bài vẽ II. Thực hành vẽ bố cục khối cơ bản và biến dạng Bước 1: Chọn nội dung đề tài và tư liệu liên quan Bước 2: Phác thảo sơ bộ Ở bước này chỉ cần thể hiện bố cục bằng các mảng hình đậm nhạt, khoảng trống, khoảng đặc cần làm rõ sáng tối lớn, đường đi của ánh sáng. Tính tiếp nhịp điệu sáng tối 31 1
  32. to nhỏ như thế nào, phía trên và phía dưới ra sao. Lưu ý, phải sắp được nhịp chuyển giữa mảng tối và mảng sáng, làm cho chúng xen kẽ lẫn nhau, trong tối có sáng và ngược lại. Bước 3: Thể hiện bối cảnh tranh Đưa các hình ảnh đã chọn vào các mảng hình ở phác thảo sơ bộ. Đặt vị trí các nhân vật, tìm dáng của họ, nếu có nhân vật cùng chung một hoạt động thì thay góc hoặc tư thế cho khác nhau, cần chú trọng ở nhịp tay và chân của nhân vật vì nhờ đây mà nói rõ lên được nội dung của đề tài. Thể hiện ít nhất bằng hai phác thảo đen trắng và màu ở kích thước bé khoảng15x20cm (H2.2, H2.3, H2.4, H2.5). H2.2 H2.3 H2.4 H2.5 Bước 4: Phóng tranh và hoàn thiện Tìm gam màu yêu thích, phác lớp màu nền trước tiên, càng nhiều lớp màu càng đẹp, màu chính sau cùng. Lưu ý cân bằng nóng lạnh và nhịp chuyển của các mảng màu trong bài. Sau khi đã chọn được cách sắp xếp bối cảnh và hòa sắc phù hợp người vẽ thực hiện phóng tranh theo kích thước theo yêu cầu và hoàn thiện bài. III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục - Bố cục thể hiện thiếu tính cân đối về màu và hình, nguyên nhân do chưa được thực hành nhiều về sắp xếp bố cục, khắc phục bằng cách thực hiện nhiều phác thảo bố cục. - Bố cục bài chưa thể hiện được các mảng hình bao quát tổng thể, nguyên nhân do quá tham chi tiết hình, khắc phục bằng cách thực hiện nhiều phác thảo bố cục. 32 1
  33. Bài 3: Bố cục tranh tĩnh vật đơn giản. ( Chất liệu bột màu KT40x60cm) A. Mục tiêu Kết thúc bài người học đạt được - Về kiến thức + Người học trình bày được như thế nào là tranh tĩnh vật đơn giãn - Về kỹ năng + Sắp xếp được bố cục tranh tĩnh vật đơn giản - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Tham gia tích cực vào các giờ giảng + Thể hiện năng lực tự học thông qua những bài có cùng nội dung về tĩnh vật đơn giãn + Trân trọng những kiến thức của bộ môn bố cục, thêm yêu quý các vật dụng xung quanh mình B. Nội dung bài học I. Lý thuyết về bố cục trong tranh tĩnh vật đơn giản Tranh tĩnh vật là những tranh được vẽ về những vật “tĩnh” như hoa quả, bình hoa, đồ vật được sắp xếp theo một bố cục đã định sẵn của họa sĩ và được tínht toán chiếu ánh sáng sao cho phù hợp để thể hiện để đồ vật hiện lên trên những bức tranh được nổi bật và nhất đẹp nhất, đó cũng là những cảm xúc riêng của mỗi loại sĩ. Vì vậy mặc dù tranh tĩnh vật thường mô tả những đồ vật giống như nhau, nhưng trên mỗi bức tranh của những họa sĩ khác nhau thường có những nét độc đáo riêng khác biệt. Tranh tĩnh vật thường được vẽ bằng màu hay vẽ chì cả hai phương pháp vẽ đều có những nét ưu thế thế riêng. Ví dụ như tranh tĩnh vật vẽ màu thường mang lại nhiều cảm xúc cho người xem bởi màu sắc trên tranh hiện lên rõ nét và nổi bật, nhưng bù lại tranh tĩnh vật vẽ bằng chì thì lại thể hiện những sự giản dị, thô mộc trên từng nét chì mang đến cảm giác rất thật cho người xem. Tranh tĩnh vật là một thể loại tranh tương đối mới so nền hội họa của nước ta. Trước thế kỷ 20 thì tranh tĩnh vật chưa thực sự có sự tồn tại độc lập hoặc một sự thể hiện riêng biệt của nó, chỉ trong những bức tranh dân gian thời đó thì tranh tự vẽ tĩnh vật được hiện lên phần nào chào, nhưng càng về sau tranh tĩnh vật càng được phát triển mạnh mẽ và được sử dụng nhiều trong các tác phẩm tranh của các họa sĩ ở Việt Nam (H3.1, H3.2). H3.1 H3.2 33 1
  34. II. Thực hành vẽ bố cục tranh tĩnh vật đơn giản (CL Bột màu) Bước 1: Chọn nội dung đề tài và tư liệu liên quan Bước 2: Phác thảo sơ bộ Ở bước này chỉ cần thể hiện bố cục bằng các mảng hình đậm nhạt, khoảng trống, khoảng đặc cần làm rõ sáng tối lớn, đường đi của ánh sáng. Tính tiếp nhịp điệu sáng tối to nhỏ như thế nào, phía trên và phía dưới ra sao. Lưu ý, phải sắp được nhịp chuyển giữa mảng tối và mảng sáng, làm cho chúng xen kẽ lẫn nhau, trong tối có sáng và ngược lại. Bước 3: Thể hiện bối cảnh tranh Đưa các hình ảnh đã chọn vào các mảng hình ở phác thảo sơ bộ. Đặt vị trí các nhân vật, tìm dáng của họ, nếu có nhân vật cùng chung một hoạt động thì thay góc hoặc tư thế cho khác nhau, cần chú trọng ở nhịp tay và chân của nhân vật vì nhờ đây mà nói rõ lên được nội dung của đề tài. Thể hiện ít nhất bằng hai phác thảo đen trắng và màu ở kích thước bé khoảng15x20cm (H3.3, H3.4, H3.5, H3.6). H3.3 H3.4 H3.5 H3.6 Bước 4: Phóng tranh và hoàn thiện Tìm gam màu yêu thích, phác lớp màu nền trước tiên, càng nhiều lớp màu càng đẹp, màu chính sau cùng. Lưu ý cân bằng nóng lạnh và nhịp chuyển của các mảng màu trong bài. Sau khi đã chọn được cách sắp xếp bối cảnh và hòa sắc phù hợp người vẽ thực hiện phóng tranh theo kích thước theo yêu cầu và hoàn thiện bài. 34 1
  35. III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục - Thể hiện không đúng yêu cầu bài học về lựa chọn không gian tranh, nguyên nhân hiểu nhầm phong cảnh góc rộng và phong cảnh góc hẹp, khắc phục bằng cách phân biệt rõ hai khái niệm này. 35 1
  36. Bài 4: Vẽ bố cục tranh phong cảnh góc hẹp (Chất liệu Bột màu, KT 40x60cm) A. Mục tiêu Kết thúc bài người học đạt được - Về kiến thức + Người học trình bầy được đặc điểm tranh phong cảnh góc hẹp - Về kỹ năng + Vẽ được bố cục tranh phong cảnh góc hẹp - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Tham gia tích cực vào các giờ giảng + Thể hiện năng lực tự học thông qua những bài có nội dung về phong cảnh góc hẹp + Thấy được vẽ đẹp hài hòa giữa con người và cuộc sống tự nhiên từ đó thêm yêu cuộc sống xung quanh mình B. Nội dung bài học I. Lý thuyết về bố cục tranh phong cảnh góc hẹp Vẽ tranh phong cảnh là vẽ những bức tranh miêu tả và khắc họa lại những nét đẹp đặc biệt của thiên nhiên xung quanh cuộc sống của con người. Những bức tranh này thường chỉ chú trọng đến những vẻ đẹp trong cảnh sắc thiên nhiên. Chính vì vậy mà nếu có sự xuất hiện của con người thì đây cũng chỉ là một vài nét phụ họa thêm để giúp tôn lên vẻ đẹp yên bình cho cảnh vật và thiên nhiên, vậy bố cục tranh phong cảnh điểm người là bố cục tranh phong cảnh mà trong đó hình ảnh con người không giữ vai trò chính trên bề mặt tranh, sự xuất hiện có chăng chỉ là điểm xuyến cho tranh thêm sinh động. II. Thực hành vẽ bố cục tranh phong cảnh góc hẹp (CL Bột màu) Bước 1: Chọn nội dung đề tài và tư liệu liên quan Chúng ta có thể chọn một góc cảnh ở nông thôn, thành thị tốt nhất những nơi mà chúng ta có những kỹ niệm đẹp, chọn những dáng người liên quan đến bối cảnh cụ thể, phải chọn những dáng người trong tư thế động. Bước 2: Phác thảo sơ bộ Ở bước này chỉ cần thể hiện bố cục bằng các mảng hình đậm nhạt, khoảng trống, khoảng đặc cần làm rõ sáng tối lớn, đường đi của ánh sáng. Tính tiếp nhịp điệu sáng tối to nhỏ như thế nào, phía trên và phía dưới ra sao. Lưu ý, phải sắp được nhịp chuyển giữa mảng tối và mảng sáng, làm cho chúng xen kẽ lẫn nhau, trong tối có sáng và ngược lại. Bước 3: Thể hiện bối cảnh tranh Đưa các hình ảnh đã chọn vào các mảng hình ở phác thảo sơ bộ. Đặt vị trí các mảng hình phong cảnh làm trọng tâm chính cho tranh, khéo léo đưa nhân vật vào vị trí trong tranh sao cho tự nhiên nhất cần chú trọng ở nhịp tay và chân của nhân để tạo nên hơi thở 36 1
  37. trong tranh. Thể hiện ít nhất bằng hai phác thảo đen trắng và màu ở kích thước bé khoảng15x20cm (H4.1, H4.2). H4.1 H4.2 Bước 4: Phóng tranh và hoàn thiện Tìm gam màu yêu thích, phác lớp màu nền trước tiên, càng nhiều lớp màu càng đẹp, màu chính sau cùng. Lưu ý cân bằng nóng lạnh và nhịp chuyển của các mảng màu trong bài. Sau khi đã chọn được cách sắp xếp bối cảnh và hòa sắc phù hợp người vẽ thực hiện phóng tranh theo kích thước theo yêu cầu và hoàn thiện bài. III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục - Thể hiện không đúng yêu cầu bài học về lựa chọn không gian tranh, nguyên nhân hiểu nhầm phong cảnh góc rộng và phong cảnh góc hẹp, khắc phục bằng cách phân biệt rõ hai khái niệm này. Tài liệu tham khảo [1]- ÂU DƯƠNG ANH 2003, Mười nhà hội họa lớn thế giới, NXB Văn hóa thông tin. [2]- PHẠM THỊ CHỈNH 2007, Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, NXB Đại học Sư Phạm. [3]- NGUYỄN QUÂN 2006, Ngôn ngữ của hình và màu sắc, NXB Văn hóa Thông tin 37 1