Giáo trình nội bộ Đàn tranh 1 - Trường Cao đẳng Lào Cai

pdf 24 trang Gia Huy 21/05/2022 2081
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình nội bộ Đàn tranh 1 - Trường Cao đẳng Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_noi_bo_dan_tranh_1_truong_cao_dang_lao_cai.pdf

Nội dung text: Giáo trình nội bộ Đàn tranh 1 - Trường Cao đẳng Lào Cai

  1. UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH NỘ BỘ MÔN HỌC: ĐÀN TRANH 1 NGÀNH: BIỂU DIỄN NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG Lào Cai, năm 2019 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU Đàn Tranh hay còn gọi là đàn Thập lục là một trong những nhạc cụ truyền thống của Việt Nam. Mặc dù đây là loại nhạc cụ được du nhập từ Trung Quốc, nhưng dưới sự kết tinh tài ba của các nghệ nhân cũng như các bậc lão thành trong nghề đã biến cây Đàn Tranh thành loại nhạc cụ thuần nét Việt Nam. Không những nó âm thanh mang hồn Việt, cho đến nay đã có hệ thống các tác phẩm riêng biệt hoàn toàn mang màu sắc dân tộc Việt mà không bị ảnh hưởng của âm nhạc Trung Quốc nơi sản sinh ra cây đàn này. Điển hình trong các nghệ nhân, nhà giáo là nhà giáo nhân dân Xuân Khải, Ngô Bích Vượng, Nguyễn Thúy Hoan Nằm trong hệ thống đào tạo của nhạc cụ cô truyền, Đàn Tranh đóng một vai trò cơ bản trong đời sống âm nhạc truyền thống của cổ truyền, đồng thời, đóng góp vào hoạt động chung trong đời sống âm nhạc hiện đại Việt Nam. Nằm trong chương trình đào tạo 3 năm, giáo trình Đàn Tranh trình độ 1 đã chọn lọc, tiếp thu, tham khảo sách học Đàn Tranh của Học viện âm nhạc Quốc Gia Việt Nam, các nhà giáo có uy tín. Cấu trúc Giáo trình 1 được phân là các phần cơ bản là lý thuyết, các bài tập kỹ thuật cơ bản, các bài dân ca, tác phẩm chuyển soạn cho Đàn Tranh. Nội dung các bài được sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Giáo trình Đàn Tranh trình độ 1 chủ yếu tập trung vào các kỹ thuật cơ bản, các bài tập ứng dụng ở mức độ vừa phải, có quy mô nhỏ. Với việc sắp xếp, chắt lọc như vậy, hy vọng cuốn Giáo trình sẽ là tài liệu để giảng dạy, học tập quan trọng đối với chương trình giảng dạy môn Đàn Tranh. Lào Cai, năm 2019 Người biên soạn Bùi Hương Thảo 2
  3. MỤC LỤC Bài 1. Tìm hiểu nhạc cụ Đàn Tranh 6 1. Cấu tạo nhạc cụ 6 2. Tính năng và vai trò nhạc cụ 7 3. Tư thế đánh đàn, cách mắc dây đàn, cách tạo âm 8 3.1. Tư thế đánh đàn 8 3.2. Các mắc dây đàn 8 3.3. Cách tạo âm: 8 Bài 2. Kỹ thuật tay trái, tay phải cơ bản 9 I. Kỹ thuật dành cho tay phải 9 1. Kỹ thuật gảy liền bậc (Kỹ thuật dành cho tay phải) 9 1.1. Lý thuyết 9 2. Kỹ thuật gảy ngón 1 10 2.1. Lý thuyết 10 2.2. Thực hành 10 3. Kỹ thuật gảy ngón 2 11 3.1. Lý thuyết 11 3.2. Thực hành 11 4. Kỹ thuật gảy ngón 3 12 4.1. Lý thuyết 12 4.2. Thực hành 12 5. Kỹ thuật song thanh 12 5.1. Lý thuyết 12 5.2. Thực hành 13 6. Kỹ thuật Á 13 6.1. Lý thuyết 13 6.2. Thực hành 13 Bài 3. Kỹ thuật rung 14 1. Lý thuyết 14 2. Thực hành 15 PHỤ LỤC 16 I. Bài tập kỹ thuật 16 Bài tập số 1 (ngón 1 và 2) 16 Bài tập số 2 (ngón 1 và 3) 16 Bài tập số 3 (Kỹ thuật song thanh) 16 Bài tập số 4 (Kỹ thuật song thanh) 16 Bài tập số 5 (Kỹ thuật quãng tám) 17 Bài tập số 6 (Kỹ thuật quãng tám , song thanh) 17 Bài tập số 7 (Kỹ thuật Á) 17 3
  4. Bài tập số 8 (Kỹ thuật Á) 18 Bài tập số 9 (quãng tám & Á) 18 Bài tập số 10 (Quãng tám & song thanh) 18 Bài tập số 11 (Quãng tám & song thanh) 18 Bài tập số 142(Kỹ thuật rung) 19 Bài tập số 13 (Kỹ thuật rung) 19 2. Tác phẩm chuyển soạn 19 Bài : Hoa đẹp (Mộng Lân) 19 Bài : Vào rừng hoa (Việt Anh) 20 Bài: Những em bé ngoan- Phan Huỳnh Điểu 20 Bài số: Con chim non-Lý trọng 20 Bài số: Cô và mẹ - Phạm Tuyên 21 Bài số: Trời trong vắt – Hùng Lân 21 Bài : Làng em tươi xanh 21 Bài: Ra vườn hoa -Văn Tân- KT quãng tám 22 3. Dân ca 23 Bài: Xoè hoa- Dân ca Thái 23 Bài: Múa sạp- Dân ca Thái 23 Bài: Inh lả -dân ca Thái 23 Bài: Múa ô- dân ca Mông 24 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Mã môn học:MH18 I. Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: Đàn Tranh 1 là học phần đầu tiên trong 6 học phần cơ bản thuộc chương trình đào tạo hệ trung cấp âm nhạc - chuyên ngành Đàn Tranh. Học phần nghiên cứu về cấu trúc và những kỹ thuật cơ bản về Đàn Tranh trong âm nhạc. - Tính chất: Là một trong những môn chuyên ngành đào tạo Âm nhạc hệ 3 năm. II. Mục tiêu môn học - Về kiến thức - Học sinh trình bày được cấu tạo và cách gẩy ra âm thanh của Đàn Tranh - Học sinh trình bày được những kỹ thuật cơ bản trong diễn tấu Đàn Tranh - Về kỹ năng + Những vấn đề cơ bản về Đàn Tranh + Kỹ thuật gẩy tay phải + Bài tập áp dụng kỹ thuật gẩy 3 ngón và các bài tập kèm theo -Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Tham gia tích cực vào các giờ giảng + Có khả năng diễn tấu độc lập + Có tinh thần tập luyện nghiêm túc, trách nhiệm với công việc được giao và có tinh thần hợp tác. NỘI DUNG GIÁO TRÌNH 5
  6. Bài 1. Tìm hiểu nhạc cụ Đàn Tranh Mục tiêu Sau khi học xong bài này, người học có khả năng - Kiến thức: trình bày được cấu tạo cây Đàn Tranh, trình bày được các cách ngồi diễn. - Kỹ năng: Thực hiện được đúng tư thế ngồi diễn tấu. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự học và thực hành ngoài giờ Nội dung chính: 1. Cấu tạo nhạc cụ - Dù được biến tấu thành 16 dây hay 19 dây, đàn tranh đều có dạng hình hộp dài. Phần khung đàn tranh thiết kế hình thang có chiều dài dao động từ 110–120 cm. - Đầu lớn của đàn rộng khoảng từ 25–30 cm đây là là phần đầu đàn có thanh chốt đàn có tác dụng mắc dây - Đầu nhỏ của đàn rộng khoảng 15–20 cm có gắn khoảng 16 tới 25 khóa lên. - Dây dàn tranh có nhiều loại khác nhau, nhưng chủ yếu là làm bằng kim loại với kích cỡ khác nhau. Ngày xưa khi kim loại còn quý hiếm, đàn dùng dùng dây tơ. Nghệ nhân sử dụng các móng đàn riêng biệt đeo vào ba ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của bên tay phải có tác dụng gẩy khi biểu diễn. Phụ kiện đàn tranh móng gẩy có thể được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như móng đồi mồi, móng kim loại, móng làm từ sừng - Hộp đàn: Hình hộp dài, chiều dài khoảng 110cm, đầu đàn hẹp khoảng 13cm, cuối đàn rộng khoảng 20cm. - Mặt đàn: Mặt đàn Tranh vồng lên tượng trưng cho vòm trời làm bằng gỗ xốp, nhẹ . Loại gỗ thường làm mặt Đàn Tranh là gỗ Ngô Đồng. - Thành đàn: Làm bằng gỗ trắc, mun hoặc cẩm lai hoặc gỗ gụ 6
  7. - Ðáy đàn: Dưới đáy đàn ở đầu rộng, phía tay phải người đánh đàn có một lỗ thoát âm hình bán nguyệt để lắp dây, ở giữa đàn có 1 lỗ hình chữ nhật để cầm đàn khi di chuyển và ở đầu hẹp có một lỗ tròn nhỏ để treo đàn. - Cầu đàn: Ở đầu rộng, một cầu đàn bằng gỗ, hơi nhô lên và uốn cong theo mặt đàn có các lỗ nhỏ xếp hàng ngang có nạm hoặc cẩn kim loại để xỏ dây. - Ngựa đàn: Trên mặt đàn có nhạn (ngựa đàn) tương ứng với số dây, các con nhạn để đỡ dây đàn và có thể di chuyển được để điều chỉnh độ cao thấp của dây. Để có độ bền và âm thanh tốt, các con nhạn thường làm bằng gỗ trắc hoặc cẩm lai. Đầu các con nhạn ở vị trí đỡ các dây đàn thường được gắn thêm xương hoặc đồng. - Trục đàn: Ở đầu hẹp đàn Tranh có các trục đàn để lên dây, trục đàn đặt trên mặt đàn còn để giữ một đầu dây xếp hàng chéo do độ ngắn dài của dây, tạo âm thanh cao thấp, trục đàn tốt thường được làm bằng gỗ Trắc, gôc Cẩm Lai hoặc gỗ gụ. - Dây đàn: Dây đàn bằng thép hoặc inox với các cỡ dây khác nhau để phù hợp với tầm âm của cây đàn. - Móng gảy: Ðàn Tranh đàn bằng móng gảy thường được làm bằng đồi mồi, Inox. 2. Tính năng và vai trò nhạc cụ - Ngoài khả năng diễn tấu giai điệu, ngón chơi truyền thống của đàn tranh là những quãng tám rải hoặc chập và ngón đặc trưng nhất là vuốt trên các dây và gảy dây,ngoài ra có cả dạng dùng vĩ kéo hay dùng que gõ. 7
  8. - Đàn tranh là nhạc cụ dùng để độc tấu, hoà tấu đệm cho hát và được chơi trong nhiều thể loại âm nhạc như các dàn nhạc dân ca, kết hợp với những ca khúc của nước ngoài, nhạc Âu Mỹ, 3. Tư thế đánh đàn, cách mắc dây đàn, cách tạo âm 3.1. Tư thế đánh đàn Có 4 tư thế đánh đàn: - Ngồi thấp, xếp chân trên chiếu; - Ngồi thẳng hoặc vắt chéo chân trên ghế, một đầu đàn đặt trên đùi, một đầu đàn gác trên giá hoặc đôn. - Đàn được đặt trên giá cao ngang tầm tay Người chơi đàn ngồi trên ghế. - Đứng đánh: đàn được đặt trên giá cao. Các tư thế ngồi đều phải tự nhiên, thoải mái, đàn đặt gần sát người, mặt đáy đàn tì lên đùi phải, đầu đàn được lên đôn hoặc giá đàn (có chiều cao bằng ghế ngồi đàn). Hai cánh tay nâng mềm mại trên mặt đàn. 3.2. Các mắc dây đàn - Dây đàn Tranh thường được mắc theo hệ thống thang âm ngũ cung. Khi mắc dây đàn nên chọn đoạn dây vừa phải không dài quá. - Các kiểu lên dây Kiểu 1: Đồ, Rê, Pha, Son, La hoặc Đồ, Rê, Mi, Son, La Kiểu 2: Sòn, La Đô, Rê, Mi Kiểu 3: Đồ, Mi Pha, Son La hoặc Đồ, Mi Pha, Son, Si giáng (kiểu này dùng trong bài Hơi Ai) 3.3. Cách tạo âm: Đàn Tranh được tạo âm chủ yếu dùng ba ngón của tay phải (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa). Đầu các ngón nay được gắn (đeo) móng đàn làm bằng sừng Trâu. Ngoài ra tay tay sẽ thực hiện các ký thuật láy, vỗ, nhấn, rung búng để tạo ra các hiệu quả âm sắc. 8
  9. Bài 2. Kỹ thuật tay trái, tay phải cơ bản Mục tiêu Sau khi học xong bài này, người học có khả năng - Kiến thức: trình bày được kỹ thuật cơ bản cảu tay phải. - Kỹ năng: Thực hiện các kỹ thuật cơ bản cảu tay phải; Diễn tấu được một số bài dân ca, ca khúc chuyển soạn cho Đàn Tranh. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự học và thực hành ngoài giờ Nội dung chính: I. Kỹ thuật dành cho tay phải 1. Kỹ thuật gảy liền bậc (Kỹ thuật dành cho tay phải) 1.1. Lý thuyết - Kỹ thuật gảy liền bậc đi lên (gảy bằng ngón 2): + Bàn tay phải mở rộng vừa phải, tự nhiên; + Ngón 4 tì nhẹ lên cầu đàn; + Ngón 1 và ngón 3 nâng nhẹ trên mặt đàn, nhưng vẫn khum theo ngón 4 và ngón 2. + Ngón 2 để lên trên mặt dây đàn, mũi của móng đàn vuông góc với mặt dây đàn. + Bước đầu gảy từng dây sao cho tiếng đàn vang, gọn. + Lưu ý: phải lướt ngón từ dây này sang dây khác không được nhấc ngón tay khỏi mặt dậy đàn - Kỹ thuật gảy liền bậc đi xuống (gảy bằng ngón 1): + Ngón 1 mở rộng; + Ngón 2 và ngón 3 khum theo ngón 4; + Cổ tay và cánh tay hơi nâng lên một chút + Ngón 4 đặt nhẹ lên cầu đàn và lướt theo ngón 1; 9
  10. để lên trên mặt dây đàn, mũi của móng đàn vuông góc với mặt dây đàn. + Bước đầu gảy từng dây sao cho tiếng đàn vang, gọn + Lưu ý: phỉa lướt ngón từ dây này sang dây khác không được nhấc ngón tay khỏi mặt dậy đàn. 1.2. Thực hành Bước 1. Ngồi đúng tư thế, Bước 2. KIểm tra lại dây đàn (cao độ) Bước 3. Thực hành từng ngón Nội dung thực hiện: Bài tập trên Gam Đô Bài tập trên Gam Son 2. Kỹ thuật gảy ngón 1 2.1. Lý thuyết - Sử dụng ngón 1 (ngón cái tay phải) gảy dây đàn - Ngón 4 tỳ nhẹ lên cầu đàn, các ngón còn lại khum tự nhiên 2.2. Thực hành Bước 1: Kiểm tra lại dây đàn Bước 2. Gảy từng dây cho vang đều Bước 3. Gảy các dây khác nhau theo nhịp phách 10
  11. Bài tập luyện độc lập Bài tập thực hiện: Bài số 1, bài số 2 tại phụ lục 3. Kỹ thuật gảy ngón 2 3.1. Lý thuyết - Sử dụng ngón 2 (ngón trỏ tay phải) gảy dây đàn - Các ngón còn lại khum tự nhiên 3.2. Thực hành Bước 1: Kiểm tra lại dây đàn Bước 2. Gảy từng dây cho vang đều Bước 3. Gảy các dây khác nhau theo nhịp phách Bài tập luyện độc lập Bài tập Thực hành + Bài tập KT số 1 tại Phụ lục + Bài ứng dụng: Bài Hoa đẹp (Mộng Lân); Vào rùng hoa (Việt Anh) 11
  12. 4. Kỹ thuật gảy ngón 3 4.1. Lý thuyết - Sử dụng ngón 3 (ngón đeo nhẫn tay phải) gảy dây đàn - Các ngón còn lại khum tự nhiên 4.2. Thực hành Bước 1: Kiểm tra lại dây đàn Bước 2. Gảy từng dây cho vang đều Bước 3. Gảy các dây khác nhau theo nhịp phách Bài tập luyện độc lập Thực hành + Bài KT số 2 tại Phụ lục + Bài ứng dụng: Con chim non (Lý Trọng) + Bài dân ca ứng dụng: Inh lả (Dân ca Thái); Múa sạp (Dân ca Thái); Múa ô (dân nhạc Mông) 5. Kỹ thuật song thanh 5.1. Lý thuyết - Song thanh: 2 nốt cùng phát ra một lúc, song thanh truyền thống chỉ dùng quãng 8, các nhạc sĩ hiện đại còn kết hợp dùng các quãng khác. Cách cách tạo song thanh + Kết hợp ngón 1 và ngón 2 + Kết hợp ngón 1 và ngón 3 Yêu cầu đối với KT song thanh: phải gảy để 2 tiếng phát ra một lúc, không được chênh nhau, tô mạnh 2 tiengs tương đồng nhau. 12
  13. 5.2. Thực hành Bước 1: Kiểm tra lại dây đàn Bước 2. Gảy từng dây cho vang đều Bước 3. Gảy các dây khác nhau theo nhịp phách Bài tập luyện: bài số 3, bài số 4 tại phụ lục Bài ứng dụng: Cô và mẹ (Phạm Tuyên) 6. Kỹ thuật Á 6.1. Lý thuyết Ngón Á: là một lối gảy rất phổ biến của Ðàn Tranh, đây là cách gảy lướt trên hàng dây xen kẽ các câu nhạc, thường ngón Á hay ở vào phách yếu để chuẩn bị vào một phách mạnh đầu hay cuối câu nhạc. - Á xuống: theo lối cổ truyền, Á xuống là gảy liền các âm liền bậc, từ một âm cao xuống các âm thấp, tức là sử dụng ngón cái của tay phải lướt nhanh và đều qua các hàng dây, từ cao xuống thấp: - Á lên: là kỹ thuật lướt qua hàng dây, nhưng vuốt bằng ngón 2 hoặc ngón 3 từ một âm thấp lên các âm cao. - Á vòng: kết hợp Á lên và Á xuống, Á vòng thường chuẩn bị cho mở đầu hoặc kết thúc một câu nhạc, có trường hợp nó được sử dụng để tả cảnh sóng nước, gió thổi, mưa rơi và có thể sử dụng ngón Á vòng liên tiếp với nhiều âm hơn. Chú ý: Kỹ thuật Á tạo màu sắc riêng biệt của Đàn Tranh, do vậy tiếng Á phải liền mạch, hoà quyện. Tốc độ Á (tốc độ di chuyển ngón) tuỳ thuộc vào trường độ hơi thở của bài quy định. 6.2. Thực hành Bước 1: Kiểm tra lại dây đàn Bước 2. Gảy từng dây cho vang đều Bước 3. Gảy các dây khác nhau theo nhịp phách Bài tập luyện: bài số 7, Bài số 8 tại phụ lục Bài ứng dụng: Những em bé ngoan (Phan Huỳnh Điểu); Trời trong vắt (Hùng Lân) 13
  14. Bài 3. Kỹ thuật rung Mục tiêu Sau khi học xong bài này, người học có khả năng - Kiến thức: trình bày được kỹ thuật rung. - Kỹ năng: Thực hiện được đúng kỹ thuật rung - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự học và thực hành ngoài giờ Nội dung chính: 1. Lý thuyết - Đây là kỹ thuật khá khó, nhưng tạo nên cái hồn của tác phẩm. Rung có 2 kiểu chính là rung nhanh (biên độ hẹp), rung chậm (thường biên độ rộng). Rung có nghĩa là sau khi đã gẩy dây bằng tay phải rồi, tay trái mới rung rung sợi dây đàn một cách nhẹ nhàng để tạo nên một âm thanh liên tục . Tiếng rung càng dài, tiếng đàng càng đẹp . Giống như khi bạn hát xong một lời ca, bạn rung chữ cuối cùng để làm cho tiếng hát truyền cảm thêm . Dùng ngón rung diễn tả nét vui mà cũng để diễn tả cái buồn . Cách rung mà chúng ta hiện đang thực hành trong bài này dùng để diễn tả nét vui . - Kỹ thuật cơ bản: dùng hai ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay trái để rung dây đàn. Đặt hai ngón trỏ và ngón giữa trên dây đàn ở phía bên trái của con nhạn (xem lại bài 1), cách con nhạn khoảng 10 cm . Nếu gặp khó khăn khi để tay trái lên mặt dây đàn vì con nhạn gần quá hay xa quá, thì phải xếp lại vị trí của con nhạn cho vừa với tầm tay của mình . Để tay lên dây đàn là chạm ngón tay vào dây đàn chứ không tỳ ngón tay lên dây e làm cho cung đàn bị sai lệch . + Giữ cườm tay, bàn tay và các ngón tay thật “mềm mại” một cách tự nhiên. + 2 ngón tay (trỏ va giửa), hơi cong cong, đặt thật nhẹ trên dây mà mình muốn Rung, khảy dây, liền sau khi khảy thì là tay trái Rung liền, đừng chần chờ. + Dùng lực 2 ngón tay trỏ nhồi nhè nhẹ sợi dây lên xuống cho đều taỵ - Mô hình, ký hiệu - Dùng 1 hoặc 2 đến ba ngón tay trái rung nhẹ trên sợi dây đàn 14
  15. 2. Thực hành Bước 1: Kiểm tra lại dây đàn Bước 2. Gảy từng dây cho vang đều Bước 3. Gảy các dây khác nhau theo nhịp phách Bài tập luyện: bài số 15
  16. PHỤ LỤC I. Bài tập kỹ thuật Bài tập số 1 (ngón 1 và 2) Bài tập số 2 (ngón 1 và 3) Bài tập số 3 (Kỹ thuật song thanh) Bài tập số 4 (Kỹ thuật song thanh) 16
  17. Bài tập số 5 (Kỹ thuật quãng tám) Bài tập số 6 (Kỹ thuật quãng tám , song thanh) Bài tập số 7 (Kỹ thuật Á) 17
  18. Bài tập số 8 (Kỹ thuật Á) Bài tập số 9 (quãng tám & Á) Bài tập số 10 (Quãng tám & song thanh) Bài tập số 11 (Quãng tám & song thanh) 18
  19. Bài tập số 142(Kỹ thuật rung) Bài tập số 13 (Kỹ thuật rung) 2. Tác phẩm chuyển soạn Bài : Hoa đẹp (Mộng Lân) 19
  20. Bài : Vào rừng hoa (Việt Anh) Bài: Những em bé ngoan- Phan Huỳnh Điểu Bài số: Con chim non-Lý trọng 20
  21. Bài số: Cô và mẹ - Phạm Tuyên Bài số: Trời trong vắt – Hùng Lân Bài : Làng em tươi xanh 21
  22. Bài: Ra vườn hoa -Văn Tân- KT quãng tám 22
  23. 3. Dân ca Bài: Xoè hoa- Dân ca Thái Bài: Múa sạp- Dân ca Thái Bài: Inh lả -dân ca Thái 23
  24. Bài: Múa ô- dân ca Mông 24