Giáo trình nội bộ Lịch sử mỹ thuật - Ngành: Hội họa - Trường Cao đẳng Lào Cai

pdf 77 trang Gia Huy 2811
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình nội bộ Lịch sử mỹ thuật - Ngành: Hội họa - Trường Cao đẳng Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_noi_bo_lich_su_my_thuat_nganh_hoi_hoa_truong_cao.pdf

Nội dung text: Giáo trình nội bộ Lịch sử mỹ thuật - Ngành: Hội họa - Trường Cao đẳng Lào Cai

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRỪỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔN HỌC: LỊCH SỬ MỸ THUẬT NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH: HỘI HỌA Lào cai, năm 2019 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình trên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Nghệ thuật có từ bao giờ? Đó cũng là một câu hỏi luôn được đặt ra và cũng có nhiều cách trả lời. Mặc dù vậy, cũng không thể có một câu trả lời hoàn toàn chính xác. Có phải ngay từ buổi bình minh của xã hội loài người, con người thời kỳ nguyên thủy đã làm nghệ thuật ra sao? Từ khi xuất hiện đến nay, nghệ thuật tạo hình đã phát triển như thế nào? Môn học có nhiệm vụ trang bị cho người học những kiến thức và sự hiểu biết về tiến trình hình thành và phát triển của Mỹ thuật từ thời nguyên thủy đến hiện đại trên thế giới, giúp sinh viên cảm thụ các giá trị mỹ thuật qua các thời kỳ, tác giả - tác phẩm tiêu biểu, khơi dậy năng lực cảm thụ, đánh giá, niềm tự hào về những thành tựu của mỹ thuật nhân loại. Thông qua các tác phẩm mỹ thuật được hình thành trong quá trình lịch sử, người học lĩnh hội và thẩm thấu về tinh thần nghệ thuật, phong cách, bút pháp và các biểu hiện tạo hình đa dạng trong mỹ thuật, từ đó có khả năng vận dụng, phát huy các giá trị và được tinh hoa trong học tập và sáng tạo mỹ thuật. Lào cai, năm 2019 Người biên soạn Hà Thị Minh Chính 3
  4. MỤC LỤC 1. Mỹ thuật nguyên thủy và Cổ đại 6 1.1. Đặc điểm chung và thành tựu MT của MT Nguyên Thủy 6 1.2. Mỹ thuật Cổ đại 9 1.2.1. Đặc điểm chung và thành tựu MT của MT Ai Cập cổ đại 9 1.2.2. Thành tựu MT của MT Hy Lạp cổ đại 13 1.2.3. Thành tựu MT của MT La mã cổ đại 20 Chương 2. Mỹ thuật Phục Hưng Ý 24 2. Mỹ thuật Phục Hưng Ý 24 2.1. Đặc điểm xã hội và địa lý 24 2.2. Thành tựu mỹ thuật 24 2.3. Hội họa 25 2.3. Các họa sỹ tiêu biểu 26 Chương 3. Mỹ thuật thế kỷ XVII - XX 32 3. Mỹ thuật thế kỷ XVII - XX 32 3.1. Nghệ thuật Baroque 32 3.2. Nghệ thuật Cổ điển 32 3.3. Nghệ thuật Lãng mạn 34 3.4. Nghệ thuật Hiện thực 35 3.5. Trường phái ấn tượng (Impressionnisme) 35 3.6. Nghệ thuật Hậu Ấn tượng 39 3.7. Trường phái dã thú (Pauvisme) 43 3.8. Trường phái lập thể (Cubisme) 45 3.9. Trường phái siêu thực (Surrueallisme) 49 3.10. Trường phái trừu tượng (abstractionlisme) 54 Chương 4: Mỹ thuật Phương Đông 59 4. Mỹ thuật Phương Đông 59 4.1. Mỹ thuật Trung Quốc 59 4.1.1. Đặc điểm chung 59 4.1.2. Sự phát triển của các loại hình nghệ thuật 61 4.2. Mỹ thuật Ấn Độ 65 4.2.1. Đặc điểm chung 65 4.2.2. Thành tựu MT của MT Ấn Độ 66 4.3. Mỹ thuật Nhật Bản 71 4.3.1. Đặc điểm chung Nhật Bản 71 4.3.2. Thành tựu MT của MT Nhật Bản 72 4
  5. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Lịch sử mỹ thuật Thế giới Mã môn học: MH11 Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: Thực hiện sau môn Lịch sử mĩ thuật Việt Nam. - Tính chất: Môn cơ sở ngành. Mục tiêu môn học - Về kiến thức + Trang bị cho học sinh những kiến thức nền móng về các nền nghệ thuật lớn trên thế giới, từ thời kỳ nguyên thủy cho đến thời kỳ hiện đại, đương đại. - Về kỹ năng + Có khả năng nhớ được các thành tựu mỹ thuật lớn của nhân loại qua các giai đoạn. Phân biệt được các trường phái mỹ thuật cùng tên tuổi các họa sỹ qua các thời đại. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Tham gia tích cực vào các giờ giảng. + Có khả năng tự nghiên cứu giáo trình và các tài liệu chuyên ngành khác. + Trân trọng những thành tựu mỹ thuật qua các thời kỳ, nghiêm túc, cầu thị. 5
  6. Chương 1: Mỹ thuật nguyên thủy và Cổ đại Giới thiệu: Từ trong lòng đất ẩn tàng bao nhiêu dấu tích, những bí mật hay những kỳ diệu mà nhân loại đã tác tạo. Đó là những di vật, dấu tích khai quật trong một chừng mực nhất định đã phản ánh những khái niệm của con người, là minh chứng về hình thái xã hội sinh vật, và những thành tựu thuộc về nhân loại. Trải dài theo lịch sử nhân loại những tác phẩm mỹ thuật qua mỗi thời đại phản ánh được sự thịnh suy của mỗi triều đại hay mỗi dân tộc. Học về Lịch sử mỹ thuật thế giới để biết được giá trị đỉnh cao của nhân loại qua mỗi thời kỳ. Mục tiêu: - Trang bị cho học sinh những kiến thức nền móng về các nền nghệ thuật lớn trên thế giới, từ thời kỳ nguyên thủy cho đến cổ đại. - Phân biệt được các thời kỳ mỹ thuật theo các giai đoạn lịch sử; trình bày, so sánh được đặc điểm mỹ thuật của Ai Cập, Hy Lạp, La mã. Nội dung chính: 1. Mỹ thuật nguyên thủy và Cổ đại * Mục tiêu: Phân biệt được các thời kỳ mỹ thuật theo các giai đoạn lịch sử; trình bày, so sánh được đặc điểm mỹ thuật của Ai Cập, Hy Lạp, La mã. 1.1. Đặc điểm chung và thành tựu MT của MT Nguyên Thủy Đặc điểm địa lý, văn hóa, xã hội - Công cụ sản xuất thô sơ, đời sống săn bắt hái lượm - Xã hội chưa phân chia giai cấp, cuộc sống bầy đàn chế độ mẫu hệ - Các vết tích Mỹ thuật nguyên thủy tìm thấy ở Nam Âu, châu Á và châu Phi Đặc điểm nghệ thuật * Mỹ thuật ở thời kỳ này tồn tại dưới ba hình thức: hội họa, điêu khắc và kiến trúc và mang các tính chất sau: - Nghệ thuật hang động - Chủ yếu là tả thực, phản ánh chân thực và sinh động cuộc sống xung quanh. - Giả thiết có nguồn gốc xuất hiện từ nhu cầu cuộc sống: do lao động, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng ma thuật hay để giải trí. Kiến trúc - Nội dung: Các hình thức sắp xếp đá tảng thành những công trình phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, thờ cúng. - Chất liệu: đá tảng to. - Hình thức: ba hình thức chính: + Đônmen: để chôn người chết + Menhia: dùng để thờ cúng 6
  7. + Crômlếch: dùng làm nơi tế lễ. Điêu khắc - Nội dung: + Chủ yếu là hình người, đặc biệt miêu tả người phụ nữ, mang ý nghĩa phồn thực, nhấn mạnh những đặc điểm giới tính. + Diễn tả động vật: voi, ngựa, bò - Chất liệu: đá, sừng, xương động vật - Thể loại: tượng tròn, phù điêu trên đá, chạm khắc. * Ví dụ: tượng Vệ Nữ Wilendoff. Hội họa - Nội dung: Các hình vẽ thú vật (bò, ngựa, hươu ) trên thành và trần hang động và chân thực, hình khắc trên đất sét rồi đắp lên thành hang. Hình người sinh hoạt nhưng sơ lược, khái quát. - Màu sắc: Dùng màu sắc tự nhiên. Ví dụ: hình đàn bò rừng trong hang Altarmira, hình đàn ngựa rừng trong hang Latxcô - Di tích tiêu biểu * Hang động Altamira (An-ta-mi-ra) ở Tây Ban Nha - Hang động Altamira rất to lớn có chiều dài 400m. - Hang động này do một dòng nước chảy sau nhiều năm bào mòn đá mà tạo nên. - Bức bích họa nổi tiếng nằm bên trái của động có chiều dài 11m, rộng khoảng 5m, miêu tả tổng cộng hơn 170 hình tượng động vật với nhiều phong cách khác lạ. Hình 1.1 - Đường nét của bức bích họa rất sống động, bố cục hợp lý, màu sắc tươi đẹp. - Người họa sỹ tài hoa thời bấy giờ đã triệt để lợi dụng đặc trưng mặt mấp mô lồi lõm của nham thạch để biểu hiện sự thay đổi cơ thịt và bộ xương của động vật. - Thủ pháp cao siêu của bức bích họa khiến mọi người phải trầm trồ thán phục. 7
  8. Hình 1.2 * Hang động Lascaux (Lát-x-cô) tại tây nam nước Pháp - Với hơn 600 bức bích họa, hang Lascaux ở Pháp có thể coi là một bảo tàng tuyệt vời về hội họa tiền sử. - Các nghệ sĩ vô danh đã vẽ lên vách hang những con bò và các động vật khác từ 17.000 năm trước. - Người ta mới chỉ biết tới hang động Lascaux và “bộ sưu tập” tranh quý giá này từ năm 1940 nhờ công của một nhóm thiếu niên. Hình 1.3 Hình 1.4 8
  9. 1.2. Mỹ thuật Cổ đại 1.2.1. Đặc điểm chung và thành tựu MT của MT Ai Cập cổ đại Khái quát chung - Địa lý và cư dân: Ai Cập nằm ở Đông Bắc châu Phi, dọc vùng hạ lưu của lưu vực sông Nil, sông Nil bắt nguồn từ vùng xích đạo của châu Phi. Hằng năm từ tháng 6- 11, nước sông Nil dâng cao đem theo một lượng phù sa phong phú bồi đắp cho vùng đồng bằng hai bên bờ ngày càng thêm màu mỡ. Do đó, nền kinh tế nơi đây phát triển sớm tạo điều kiện cho Ai Cập có thể bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới. Hình 1.4 - Thời kỳ hình thành và phát triển: Về cơ bản, có thể chia thành 5 thời kỳ: + Thời kỳ Tảo Vương Quốc (3200-3000 TCN) + Thời kỳ Cổ Vương Quốc (3000-2200 TCN) + Thời kỳ Trung Vương Quốc (2200-1570 TCN) + Thời kỳ Tân Vương Quốc (1570-1100 TCN) + Ai Cập từ TK V-I TCN - Tôn giáo: Giống như cư dân các quốc gia cổ đại khác, người Ai Cập trong thời kỳ này thờ rất nhiều thứ: các thần tự nhiên, các thần động vật, linh hồn người chết, thần đá, thần lửa, thần cây. Người Ai Cập cổ đại còn thờ nhiều loại động vật từ dã thú, gia súc, chim đến côn trùng như chó sói, cá sấu, rắn, sơn dương, cừu, mèo, hồng hạc, đặc biệt là bò mộng Apix. Ngoài các con vật có thực, người Ai Cập còn thờ các con vật tưởng tượng như phượng hoàng, nhân sư. Về sau, cùng với sự hình thành nhà nước tập quyền trung ương, thần Mặt Trời trở thành vị thần quan trọng nhất. - Quan niệm: Người Ai Cập cổ đại cũng coi trọng việc thờ người chết. Họ quan niệm rằng trong mỗi con người đều có một hình bóng gọi là “can” (linh hồn) hoàn toàn giống người đó như cái bóng ở trong gương. Khi con người mới ra đời thì linh hồn chui vào trong thân thể, khi con người chết thì linh hồn rời khỏi thể xác. Từ đó, 9
  10. linh hồn tồn tại độc lập nhưng con người không thể nhìn thấy, chỉ có thể thấy được trong giấc mộng. Linh hồn tồn tại đến khi thi thể người chết hủy nát thì mới chết hẳn. Nhưng nếu thi thể được bảo tồn thì linh hồn một lúc nào đó sẽ nhập vào thể xác và con người sẽ sống lại. Chính vì quan niệm đó mà người Ai Cập mới có tục ướp xác Đặc điểm chung về nghệ thuật - Nghệ thuật Ai Cập luôn hướng tới sự vĩnh hằng, trường tồn. Quan niệm, lòng tin vào sự bất diệt của linh hồn đã chi phối mạnh mẽ tới nghệ thuật tạo hình và tạo ra những tác phẩm bất hủ. - Nghệ thuật Ai Cập mang nặng tính chất tôn giáo, bị ảnh hưởng bởi thần thoại, người Ai Cập đã sáng tác ra nhiều hình tượng thần bí, siêu thực như hình tượng nhân sư, các vị thần đầu người mình thú - Những ước lệ tạo hình cổ sơ đã chi phối nghệ thuật Ai Cập trong hai lĩnh vực phù điêu và bích họa, tạo nên những hình tượng người lạ kỳ bởi sự chọn lựa và khéo sắp xếp - Trong nghệ thuật Ai Cập, các loại hình nghệ thuật như kiến trúc, điêu khắc, bích họa luôn gắn bó với nhau, thống nhất phong cách và hòa hợp trong một tổng thể hoàn chỉnh. Sự phát triển của nghệ thuật Kiến trúc - Nghệ thuật kiến trúc của Ai Cập cổ đại đã đạt đến trình độ rất cao. Các công trình kiến trúc tiêu biểu là cung điện, đền miếu, đặc biệt là Kim tự tháp. * Kim Tự Tháp (Pyramide) - Kim Tự Tháp là những ngôi mộ của các vua Ai Cập thuộc Vương triều III và Vương triều IV thời Cổ vương quốc. Các ngôi mộ ấy được xây dựng ở vùng sa mạc Tây Nam Cairo ngày nay. - Kim Tự Tháp được bắt đầu xây dựng từ thời vua Djeser, vua đầu tiên của vương triều III, vương triều đầu tiên của thời Cổ vương quốc. Thời kỳ Kim Tự Tháp được xây dựng nhiều nhất và đồ sộ nhất là thời vương triều IV. - Trong số các Kim Tự Tháp ở Ai Cập, cao lớn nhất, tiêu biểu nhất là Kim Tự Tháp của Cheops, xây thành hình tháp chóp, đáy là một hình vuông mỗi cạnh 230 m, bốn mặt là những tam giác ngoảnh về bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Toàn bộ Kim Tự Tháp được xây bằng những tảng đá vôi mài nhẵn, mỗi tảng nặng 2,5 tấn, có tảng nặng 30 tấn. Phương pháp xây Kim Tự Tháp là ghép các tảng đá được mài nhẵn với nhau chứ không dùng vữa, thế mà các mạch ghép kín đến mức một lá kim loại mỏng cũng không thể lách qua được. * Đền thờ Ai Cập được xây dựng để thờ phụng các vị thần và các vị pharaoh Ai Cập cổ đại. Trong các ngôi đền này, người Ai Cập thực hiện một loạt các nghi lễ, các chức năng trung tâm của tôn giáo Ai Cập: cúng các vị thần, diễn lại các tương tác thần thoại của họ thông qua các lễ hội. 10
  11. - Tiêu biểu là đền Karnak nằm phía đông của sông Nile, được xây dựng niên đại từ 1580 - 1160 năm trước Công nguyên. Đây là nơi thờ cúng chính các pharaon trong vòng gần 2.000 năm. Quần thể này do 30 vị pharaon nối tiếp nhau xây dựng. Trong đền hiện còn lưu giữ hàng trăm cột đá cao. Theo quan niệm của người Ai Cập cổ đại, cột đá là những cây hoa mọc lên từ đất. Do đó trên đỉnh những cột đá trong các ngôi đền cổ ta thường thấy chạm khắc các hình hoa văn mềm mại. Tường của đền được trang trí bằng các phù điêu miêu tả các pharaon dùng cung tên tiêu diệt cái ác cùng màu sắc sống động. Điêu khắc - Nghệ thuật điêu khắc của Ai Cập cổ đại cũng có những thành tựu rất lớn biểu hiện ở hai mặt tượng và phù điêu. Từ thời Cổ vương quốc về sau, các vua Ai Cập thường sai tạc tượng của mình và những người trong vương thất, Tượng thường tạc trên đá, gỗ hoặc đúc bằng đồng. Trong số các tượng của Ai Cập cổ đại, đẹp nhất là tượng bán thân hoàng hậu Nefetiti, vợ của vua Ichnaton. * Tượng nhân sư (Sphynx): Sphynx, người ta thường dịch là con nhân sư, là những bức tượng mình sư tử đầu người. Những tượng này thường đặt trước cổng đền miếu. Cá biệt, có đền miếu có đến 500 tượng như vậy. Hình 1.5 - Trong số các tượng Sphynx của Ai Cập cổ đại, tiêu biểu nhất là tượng Sphynx gần Kim Tự Tháp Kephren ở Ghide. Tượng Sphynx này dài 55 m, cao 20 m, chỉ riêng cái tai đã dài 2 m. Đó chính là tượng của vua Kephren. Thể hiện vua dưới hình tượng đầu người mình sư tử là muốn ca ngợi vua không chỉ có trí tuệ của loài người mà còn có sức mạnh như sư tử. Tượng này được tạc vào thế kỷ XXIX TCN theo lệnh của Kephren. Từ đó về sau, tượng càng làm tăng thêm vẻ uy nghi và huyền bí của khu lăng mộ làm cho con người khiếp sợ. Dân du mục ở sa mạc mỗi lần đi qua vùng này họ phải đi đường vòng chứ không dám đến gần. 11
  12. * Tượng chân dung - Trong các ngôi mộ đều có đặt tượng chân dung của chủ nhân các ngôi mộ. Tượng này có thể thay thế cho xác chết, làm cho linh hồn tồn tại, vì vậy tượng được làm giống thực tối đa. - Phong cách tả thực nổi rõ trong điêu khắc thời cổ vương quốc. Kiểu người nông nghiệp thô đậm. Sang thời kỳ trung và nhất là thời kỳ tân vương quốc tính chất trọng thực trong điêu khắc Ai Cập đã giảm bớt. Tỷ lệ các pho tượng được kéo dài, tạo dáng thanh mảnh hơn cho tượng. Cái đẹp, mềm mại, duyên dáng được đưa vào điêu khắc. Tượng đặt ở lăng mộ hay đền thờ đều có kích thước tương ứng với kích thước ở đền hay kim tự tháp. Hình 1.6 - Tác phẩm tiêu biểu: Viên thư lại Kai, Tượng xã trưởng Sheikh al-Balad, Nữ hoàng Nefertiti Hình 1.6 12
  13. * Phù điêu - Trong nghệ thuật Ai Cập phù điêu rất phát triển. Hình tượng người, thần, trong phù điêu được thể hiện theo những ước lệ tạo hình. Hình tượng nhân vật được diễn tả ở nhiều điểm nhìn khác nhau biểu hiện ở một hình nhưng đầu mặt nhìn nghiêng, mắt và vai luôn hướng ở chính diện, bàn chân nhìn nghiêng, - Sự kết hợp đó đã tạo nên những hình tượng rất đặc biệt, mang đặc điểm của nghệ thuật Ai Cập. Nó đã khiến cho nghệ thuật Ai Cập mang tính dân tộc và không giống cách tạo hình của dân tộc nào trên thế giới. Nghệ thuật điêu khắc Ai Cập vừa mang tính hiện thực, vừa mang tính ước lệ và chịu ảnh hưởng của tư tưởng thần bí, tôn giáo. Hình 1.7 Bích họa - Trong nghệ thuật Ai Cập, phù điêu và hội họa thường trộn lẫn. Các tác phẩm, tranh vẽ thường được tìm thấy ở phần dưới của các mảng điêu khắc trên tường. Chúng được các nghệ sĩ sáng tạo để sử dụng nơi công cộng hay trong các lăng mộ với những cảnh, những câu chuyện về vinh quang của các vị thần hay pharaon. 1.2.2. Thành tựu MT của MT Hy Lạp cổ đại Khái quát chung Sau Ai Cập cổ đại, vào khoảng thế kỷ XVIII TCN, ở phía bên kia Địa Trung Hải, Hy Lạp ra đời, lãnh thổ của nó bao gồm Hy Lạp ngày nay và các đảo thuộc biển Ê Giê và vùng Tây Tiểu á. Hy Lạp không thuận lợi về nông nghiệp song lại tốt trong việc giao thông trên biển. Với tài nguyên dồi dào đã tạo điều kiện cho Hy Lạp phát triển thủ công nghiệp và ngoại thương. Nó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển nền văn minh Hy Lạp trong đó có nghệ thuật tạo hình. 13
  14. Nhà nước Hy Lạp cổ đại là xã hội chiếm hữu nô lệ chứa đựng những tư tưởng dân chủ tiến bộ, là Nhà nước thông bang, ở đó có hai vua với quyền lực như nhau, vừa là thủ lĩnh quân sự, vừa là tăng lữ và người xử án. Chế độ xã hội ở đây là chế độ dân chủ chủ nô, chế độ đó, mở đường cho các nhà khoa học, những nghệ sĩ, những công dân tự do này được phát triển tài năng, trí sáng tạo. Điều này giúp nghệ thuật cũng như khoa học Hy Lạp cổ đại phát triển mạnh. Nghệ thuật Hy Lạp còn được nuôi dưỡng bằng một nguồn đất đặc biệt - nguồn thần thoại Hy Lạp. Quan niệm của người Hy Lạp về thế giới thần linh giống như thế giới con người. Đó là quan niệm “thần nhân đồng hình”. Quan niệm này chi phối tới việc xây cất các công trình kiến trúc. Những câu chuyện gợi nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nghệ sĩ tạo hình. Họ tìm thấy ở đây chất thơ, chất cảm xúc, thúc đẩy họ sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật bất hủ, thấm đượm tinh thần nhân văn. Sự phát triển của mỹ thuật Nghệ thuật kiến trúc Hy Lạp cổ đại - Trong đời sống của người Hy Lạp thời cổ đại, tôn giáo đóng vai trò quan trọng. Họ thờ rất nhiều vị thần. Thể loại kiến trúc phát triển là kiến trúc đền thờ gần như toàn thể các công trình xây dựng có giá trị nghệ thuật, to đẹp nhất thuộc về tôn giáo. Kích thước đền thờ vừa phải, không quá lớn đồ sộ. Nó cũng giống nghệ thuật kiến trúc Ai Cập ở chỗ kiến thức kiến trúc chính là kiến thức cột. Thức cột Hình 1.8 - Kiến trúc Hy Lạp có 3 thức cột chính: Thức Đôríc, thức Iônic, và thức Corinthian. Sự khác nhau giữa các thức cột này được phân biệt bởi phần đầu cột và các khía rãnh. + Cột Doric có hai mươi khía rãnh khá rộng. Hai mươi bốn đôi khi là bốn tám khái của cột Ioníc sâu hơn, khít hơn. Cột Doric ra đời sớm nhất và phát triển ở Pðloponnêse và các khu dân cư ở miền Nam ý và đảo Sixin (Sicile). 14
  15. + Phong cách Ionic thanh mảnh và duyên dáng hơn. Phần đầu cột được trang trí bằng hình guột cột + Coritian được sử dụng nhiều. Phần đầu cột được trang trí bằng những hoạ tiết và cách điệu mềm mại và trang nhã. Đền thờ Partenon - Đền thờ Partenon được khởi công trên đồi Acropolis thờ nữ thần Athena: là đền thờ kết hợp hài hoà giữa sự khoẻ khoắn của thức Doric và sự duyên dáng nhẹ nhàng của thức Ionic. Hình 1.9 - Vẻ đẹp của Pác tê non thể hiện trong sự cân đối, hài hoà về tỷ lệ giữa các bộ phận kiến trúc. Nó còn bộc lộ trong sự đơn giản, trang nhã của khối kiến trúc chủ yếu dựa trên những đường thẳng với trang trí bằng các tác phẩm điêu khắc và phù điêu dạng trụ ngang. Kiến trúc cân đối hài hoà của Pác tê non được trang điểm thêm đẹp đẽ, lộng lẫy bằng các tác phẩm điêu khắc của Phidias và các học trò của ông. - Kiến trúc Hy Lạp nói chung là vẻ đẹp trang nhã, mực thước, trong sáng với kết cấu kiến trúc chính là phong cột trên mặt bằng hình chữ nhật. Nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp cổ đại * Thời cổ sơ (Thế kỷ VII - VI trước công nguyên) - Cũng giống như kiến trúc, điêu khắc Hy Lạp cũng được phát triển qua 3 thời kỳ. ở thời kỳ cổ sơ hình tượng điêu khắc rất đơn giản, trước đó nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp đã bắt đầu những bước đi dò dẫm từ thế kỷ X - VIII. Phần lớn là các tượng nhỏ bằng đồng thanh, đồng nung, hoặc ngà voi thể hiện một cách sơ lược hình tượng các con vật, con người hay các quái vật trong sự kết hợp giữa người và vật. Đôi khi còn có những tượng bằng gỗ, diễn tả các vị thần. Điêu khắc thời kỳ này gắn liền với tôn giáo. 15
  16. - Trong nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp xuất hiện 2 loại tượng: Tượng nam khoả thân và nữ mặc áo dài. Những tượng này được thể hiện trong dáng đứng thẳng, hai tay buông theo thân. Tượng trong dáng tĩnh, nghiêm trang cân đối. Tỷ lệ cơ thể cũng như hình khối chưa chuẩn mực, chất liệu sử dụng là đá. - Thời gian này, trong điêu khắc Hy Lạp vẫn thấy những ảnh hưởng của ước lệ tạo hình phương Đông. Tượng “nhìn ngay ngó thẳng” và gắn liền với tôn giáo tín ngưỡng. * Thời cổ điển (Thế Kỷ V - IV trước công nguyên) Hình 1.10 Hình 1.11 - Từ giữa thế kỷ V thành bang Athena đã phát triển trở thành trung tâm lớn của Hy Lạp cả về chế độ xã hội cũng như văn hoá nghệ thuật. Người đứng đầu về điêu khắc thời này là Phidias, Policlete, Myzon 16
  17. Hình 1.12 + Policlete dành nhiều thời gian cho nghiên cứu và sáng tạo của mình cho việc tìm ra tỷ lệ chuẩn cân đối, hài hoà của cơ thể nam giới. Tiêu biểu là tượng Doryphore - người lực sỹ vác giáo: có tỷ lệ 7 đầu, cân đối, hài hoà của các tỷ lệ giữa đầu, thân, tay, chân, sự mềm mại, sống động của hệ thống cơ, chất đá đã biến thành da thịt, có cảm nhận được sự vững chắc của cơ thể, sự chuẩn xác về giải phẫu tạo hình kết hợp với cái đẹp của đường nét, hình khối. + Myzon lại nghiên cứu dáng động của hình tượng con người. Tiêu biểu là tượng “Người ném đĩa” cho ta hình ảnh của một lực sĩ cường tráng đang vận động hết sức của cơ thể để vung tay ném đĩa, ở đó có sự phối hợp cái đẹp về dáng, về hình, về tỷ lệ. Trong sự phối hợp phần chân nghiêng và thân nhìn chính diện. Sự kết hợp đã tạo ra sự chuyển động và vẻ đẹp hoàn mỹ cho tác phẩm. * Thời kỳ Hy Lạp hoá (thế kỷ III - II trước công nguyên) - Điêu khắc muốn tìm đến một phong cách mới. Hoặc tiếp tục phong cách của giai đoạn trước nhưng đẩy cao hơn về mặt biểu hiện những tình cảm đau thương, bi thảm như những tác phẩm “người lính Gô loa bị trọng thương” hay người chiến binh gô loa giết vợ và tự sát”, Trong pho tượng này gây ấn tượng mạnh cho thị giác và cảm xúc. Hoặc phức tạp hơn trong phong cách diễn tả, hoặc cường điệu hoá. Thể loại thường gặp trong điêu khắc thời Hy Lạp hoá là nhóm tượng và phù điêu lớn + Nhóm tượng Lao Coon: Mang đầy chất bi tráng, diễn tả một cảnh tượng khủng khiếp về số phận con người. Nhóm tượng diễn tả 3 nhân vật, mỗi người mang một nét đẹp riêng. Ngoài cái đẹp lý tưởng về hình thể, tác giả còn muốn nhấn mạnh vẻ đẹp về tính cách, về sự bộc lộ nội tâm. Qua hình dáng, thái độ khác nhau của 3 nhân vật đã 17
  18. bộc lộ nỗi khiếp sợ, đau đớn, kiệt sức của 3 cha con. Sức căng vặn của 3 cơ thể, kết hợp với đường cong ngoằn ngoèo của hai con rắn đã tạo nên nhóm tượng có bố cục chặt chẽ, gắn bó thể hiện nội dung sâu sắc Hình 1.13 Nghệ thuật hội hoạ, đồ hoạ Hy Lạp - Nghệ thuật hội hoạ Hy Lạp hầu như không còn giữ được tác phẩm nào, các tác giả, tác phẩm danh tiếng của họ còn được lưu truyền trong sách, truyện ta biết được tên tuổi: Apenlơ, Giơxít, Pôlinhơ, với đề tài chủ yếu là lịch sử và thần thoại Hy Lạp. Các tác phẩm được vẽ với phong cách tả thực, sinh động. - Ngoài ra có một nguồn tài liệu khá phong phú cho nghệ thuật vẽ hình mang tính đồ hoạ, đó là những hình vẽ trên những chiếc bình cổ Hy Lạp. Bình cổ Hy Lạp có nhiều kiểu dáng đẹp. Điều đáng chú ý là các hình vẽ trang trí trên đồ gốm cổ Hy Lạp có hai cách trang trí: Hình vẽ đen trên nền trắng sáng hoặc hình vẽ màu đỏ trên nền gốm đen. Các hoạ sĩ trang trí lưu ý đặc biệt đến yếu tố nét, mảng trong các hình vẽ. Đề tài thay đổi qua các thời kỳ: Thần thoại, duyên dáng, đa tình, lịch sử, 18
  19. Hình 1.14 Hình 1.15 19
  20. 1.2.3. Thành tựu MT của MT La mã cổ đại Những ảnh hưởng góp phần hình thành nền mỹ thuật La Mã cổ đại - Nền mỹ thuật La mã được hình thành do nhiều nguồn ảnh hưởng. Người La mã đã học theo người Hy Lạp rất nhiều lĩnh vực về thần thoại, văn học, sử thi, . Mặc dù vậy, trong nghệ thuật và nhiều lĩnh vực khác La mã có những sáng tạo riêng và góp rất lớn cho khoa học và nghệ thuật tạo hình. Nhất là nghệ thuật kiến trúc. - Sự phát triển và giàu có của La mã góp phần thúc đẩy sự ra đời và đạt đến đỉnh cao của một số loại hình nghệ thuật mang đặc điểm đặc trưng của La mã. Vì vậy có thể khẳng định rằng, nền văn hoá La mã là nơi hội tụ của nhiều tinh hoa văn hoá của nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Song nó vẫn có những sáng tạo riêng rất về nghệ thuật. Sự sáng tạo trong mỹ thuật La Mã cổ đại * Kiến trúc La mã cổ đại - Có thể nói nghệ thuật kiến trúc La mã đã phát triển phù hợp với nhu cầu của người La mã. Nó có nhiều điểm khác với Hy Lạp và nhất là Ai Cập. ở Hy Lạp những công trình xây dựng to lớn và tráng lệ thì nhà ở La mã lại nhỏ bé khiêm tốn. ở Ai Cập cũng chỉ chú ý đến các kiến trúc “nhà ở cho linh hồn”, và thần linh, còn nhà cho con người cũng đơn giản. Với La mã thì khác, họ xâm chiếm được vùng nào, họ cho xây dựng, quy hoạch đô thị, tạo tiện nghi cho cuộc sống của mình. Trong kiến trúc La mã, kiến trúc thế tục được đặc biệt chú trọng và phát triển. - Các thể loại kiến trúc phong phú. Trong đó nói lên là các kiến trúc công cộng như trụ sở Viện nguyên lão, đề thờ, cửa hàng, kho chứa, nhà tắm, Ngoài ra còn có kiến trúc phục vụ cho nhu cầu về mặt tinh thần cho con người, nhất là để tôn vinh chiến công, chiến tích của các hoàng đế La mã, như các khải hoàn môn, trụ biểu, đấu trường, nhà hát, Bên cạnh đó họ còn sáng tạo trong thể loại nhà ở tập thể. Đi theo với kiến trúc, trong quy hoạch đô thị người La mã đã chú ý đến các công trình cấp thoát nước. + Đấu trường Colisée - Roma: Là một đấu trường lớn nhất La mã cổ đại, được xây dựng theo hình dạng elíp: vòng ngoài có kích thước 188 x 156m. Sân đấu bên trong là 86 x 54m. Mặt ngoài cao 49m gồm 4 tầng, 3 tầng dưới mỗi tầng có 80 vòm uốn. Sức chứa của đấu trường lên tới 50.000 người. Đây là sự kết hợp các thể thức kiến trúc của Hy Lạp. Tầng 1 là biến thể của thức Đôníc, tầng 2 là một cột theo kiểu Iôníc, tầng 3 là kiểu thức Côranhtiêng, tầng 4 sử dụng mảng đặc là chính. Thỉnh thoảng có chỗ cửa nhỏ, kết cấu theo kiểu nhẹ dần lên. Bên cạnh những hàng cột theo kiểu Hy Lạp là các vòm cuốn bán nguyệt mang đặc trưng kiến trúc La mã. Sự kết hợp đó đã tạo cho mặt ngoài đấu trường một dáng vẻ đặc biệt, phản ánh được một cách rõ nét đặc điểm của nghệ thuật La mã. 20
  21. Hình 1.16 + Khải hoàn môn: Thường được bố cục 3 cổng vòm. Nổi bật là cổng chính ở giữa, hai bên là hai cổng nhỏ. Chúng thường có kích thước lớn, độ rộng và sử dụng nhiều vòm, vòng cung, thường được xây bằng gạch, đá vôi, ngoài bọc bằng đá cẩm thạch, Khải hoàn môn thường được xây dựng để tôn vinh và ghi lại chiến thắng của các hoàng đế La mã. Vì vậy trang trí ở đây là phù điêu và chỉ phủ kín mặt ngoài kiến trúc. Nó không mang giá trị vật chất cụ thể mà là biểu trưng cho các hoàng đế, khẳng định quyền bá chủ dành cho người chiến thắng: Khải hoàn môn Trujan (114 – 129), Titus, Séptimiút (203), - Trong tất cả thể loại kiến trúc La mã, họ đều sử dụng vòm cuốn nhiều kiểu. Người La mã tỏ ra có biệt tài trong việc xây dựng mái vòm với kỹ thuật điêu luyện, có sự kết hợp của nhiều vật liệu: Gạch, đá, Họ xây dựng nhiều nhà tắm công cộng, phong tranh, thư viện, phục vụ cho nhu cầu của con người. + Cầu dẫn nước: Qua sông Gard, cao 49m, dài 274m, gồm 3 tầng móng, lớp dưới có 6 cống vòm, lớp 2 có 11 cổng vòm, trên cùng là 35 cổng vòm, các cổng vòm này không giống nhau. Cầu móng có độ nghiêng thích hợp để lúc nào cũng có nước chảy. Được xây bằng gạch, đá để mộc. Điều này tạo vẻ đẹp cho tác phẩm nghệ thuật này. Do tướng quân và thống đốc La mã Aguriba, bạn và anh em cọc chèo với hoàng đế Augustua xây dựng. Kiến trúc La mã có nhiều đặc điểm khác hoàn toàn Hy Lạp. Nếu kiến trúc Hy Lạp có vẻ đẹp đơn giản, bình dị với đường thẳng là chính thì kiến trúc La mã lại có vẻ đẹp hùng vĩ, đồ sộ với những vòm cuốn, vòng cung nhiều loại: Trong nghệ thuật kiến trúc, thể loại kiến trúc dân dụng phát triển nhất và đã để lại trên đất ý ngày nay nhiều công trình danh tiếng, chứng tỏ tài năng về mặt kiến trúc của người La mã cổ đại. *Điêu khắc La Mã cổ đại Thể loại tượng tròn - Ở La mã tượng chân dung, mà nhất là chân dung các hoàng đế đặc biệt phát triển. Thành tựu này khởi nguồn từ một tục lệ lâu đời của người La mã, tục lệ mang tính tín 21
  22. ngưỡng, tôn giáo: Tục lệ thờ cúng tổ tiên, cha mẹ. Trong nhà người La mã cổ có một chiếc tủ đựng chân dung bằng sáp của những người thân đã qua đời. Giống như người Ai Cập cổ, họ tin rằng những chân dung hình ảnh đó có linh hồn. Họ cũng tin rằng những con người đó vẫn tồn tại và hiện diện trong cuộc sống gia đình, tham gia vào mọi sinh hoạt của những người còn sống. Khi có tang lễ, người ta khiêng cả chiếc tủ đựng chân dung thờ đó đi theo đám tang. Lúc đầu người ta dùng sáp nóng đổ lên mặt người hòng có sự chính xác và chân dung giống thực một cách tối đa. Sau này họ tạo ra được các pho tượng, vẫn mang theo tinh thần trọng thực. Nhờ những hiểu biết về cấu trúc và đặc điểm của đầu người qua việc đổ trực tiếp bằng sáp nóng. Có thể nói tượng chân dung La mã mang tính tả thực cao độ và là tượng mang tính đặc tả tính cách nhân vật. Tuy nhiên cũng không thể bỏ qua sự kết hợp với tính chất lý tưởng hoá trong một số bức tượng chân dung của La mã cổ đại. Tính chất đó có thể biểu hiện ở hình dáng, trang phục, hay các pho tượng nhỏ kèm theo. Hình 1.17 Tượng Hoàng đế Ô guýt ở Prima - Poóta 20 - 17: Nhà điêu khắc đã rất giỏi khi thể hiện các nếp gấp mềm mại, buông rủ trên cánh tay trái của Ô guýt, tay phải Ô guýt giơ cao, tay trái cầm cây gậy quyền lực dưới chân phải là biểu tượng tiểu thần tình yêu cưỡi trên cá đô phin (cá heo). Đấy chính là nét lý tưởng hoá trong các pho tượng La mã. Tuy vậy dù dưới hình thức nào thì các pho tượng đó vẫn mang tính hiện thực. Dưới các hình thức đó, các công dân La mã vẫn nhận ra những nét tính cách riêng 22
  23. của các vị hoàng đế của mình. Bên cạnh các chân dung hoàng đế La mã vừa mang tính hiện thực vừa mang tính lý tưởng hoá còn có một loại chân dung hoàn toàn mang tính hiện thực một cách sâu sắc. Loại chân dung này mang đậm chất La mã hơn. Chân dung kiểu này trong nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp chưa thấy xuất hiện. Thể loại chạm nổi Nghệ thuật La mã mang tính chất tôn vinh ca ngợi các hoàng đế La mã, hoặc họ được thần thánh che trở, hoặc họ là những bậc vĩ nhân. Trong những bức chạm nổi mang tính chất lịch sử đó, với chủ đề xoay quanh chuyện thần thoại, mang tính tập thể và khái quát chung, ở La mã lại là vai trò cá nhân tôn vinh cá nhân. Điều này được thể hiện trong các trụ tưởng niệm, hay phù điêu trang trí ở bề mặt các khải hoàn môn. Hình 1.18 23
  24. Chương 2. Mỹ thuật Phục Hưng Ý Giới thiệu: - La Mã từ chỗ là một quốc gia thống nhất, hùng mạnh bị chia làm 2 phần: đế quốc La Mã Phương Tây và Phương Đông. Chế độ phong kiến Tây Âu có thể coi là bắt đầu từ khi đế quốc Tây La Mã bị sụp đổ vào năm 476. Còn lại đế quốc La Mã phát triển sang Phương Đông không đi theo con đường cũ. Nó bắt đầu vào thời kỳ phong kiến. Thủ lĩnh các bộ lạc chiếm đoạt càng ngày càng nhiều ruộng đất cho riêng mình. Chế độ phong kiến nông nô ra đời từ thế kỷ thứ V tồn tại đến thế kỷ VIII. Thời sơ kỳ phong kiến, châu âu rơi vào tình trạng trì trệ, tối tăm nền văn hóa cổ đại rực rỡ đã bị tàn lụi.- Thời Trung kỳ phong kiến châu âu dần được phục hồi, văn hóa xã hội phát triển, các trường đại học được thành lập vào thế kỷ 12-13. Trào lưu văn hóa Phục Hưng ra đời vào thế kỷ XV ở nước Ý. Mục tiêu: - Phân tích trình bày được những thành tựu và đặc điểm mỹ thuật Phục Hưng Ý - Nêu tên 1 số các họa sỹ nổi tiếng, tác phẩm, công trình kiến trúc nổi tiếng. Nội dung chính: 2. Mỹ thuật Phục Hưng Ý 2.1. Đặc điểm xã hội và địa lý - Phục hưng (renaissance) theo tiếng Pháp có nghĩa là sự tái sinh, hồi phục - Nghệ thuật Phục hưng không chỉ có nghĩa là tái sinh mà còn phát triển đến đỉnh cao trên cơ sở hoàn cảnh xã hội mới - Đây là thời kỳ của phát minh khoa học, những phát kiến địa lý. - Những tư tưởng mới xuất hiện mang theo những quan điểm thẩm mỹ mới về tư tưởng nhân văn, đề cao giá trị của con người 2.2. Thành tựu mỹ thuật - Kiến trúc Nhà thờ Hình 2.1 24
  25. Hình 2.2 - Điêu khắc tượng kỵ mã trên các quảng trường Hình 2.3 - Hội họa trang trí nhà thờ - Tranh trên giá - Điêu khắc độc lập 2.3. Hội họa - Hình tượng con người trong tranh Phục Hưng diễn tả đẹp cả về nội tâm và ngoại hình, phản ánh tư tưởng nhân văn, đề cao giá trị của con người - Những phát minh mới trực tiếp thúc đẩy nghệ thuật hội họa phát triển: + Sự xuất hiện chất liệu sơn dầu với nhiều ưu thế trong biểu hiện khiến hội họa Phục hưng có nhiều nét mới nổi bật: khả năng tả chất, tả khối cao, diễn tả được vẻ đẹp cơ thể con người 25
  26. Hình 2.4 + Những nghiên cứu về luật xa gần, nghiên cứu về quy luật diễn tả không gian ba chiều mở ra khả năng diễn tả chiều sâu không gian trong tranh Phục Hưng, tạo những bố cục mới chắc chắn + Sự xuất hiện của khoa học giải phẫu tạo hình đã giúp các nghệ sĩ Phục hưng diễn tả được cơ thể con người với tỷ lệ chuẩn, đẹp - Cái đẹp trong tranh Phục hưng là cái đẹp của sự hài hòa, cân đối phản ánh lý tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật Phục hưng về sự hoàn thiện, hoàn mỹ 2.3. Các họa sỹ tiêu biểu Giotto di Bondone (1267-1337) - Ông không sử dụng nền trang trí trong tranh như thời Trung cổ mà đặt các nhân vật của mình trong một không gian thực - Tranh ông chú ý đến việc diễn tả nội tâm, vẻ đau đớn, khóc lóc trong những đề tài thương tiếc Chúa. - Một số tác phẩm tiêu biểu: Phản bội Chúa, đám tang Chúa, Lễ truyền tin Donatello (1386-1466) - Ông thể hiện tài năng ở hình thức phù điêu với các khối, các lớp cao thấp khác nhau, tạo không gian sống phong phú cho các nhân vật trong tác phẩm - Ông say mê với đề tài Đức mẹ và Chúa hài đồng thể hiện tình cảm yêu thương vô hạn của Đức mẹ dành cho Chúa - Một số tác phẩm tiêu biểu: Đức mẹ và Chúa hài đồng, David 26
  27. Hình 2.5 Masaccio (1401-1428) - Tranh ông là sự tổng kết những thành tựu về hình họa, điêu khắc, phép phối cảnh trong kiến trúc - Tranh của ông phản ánh đề tài tôn giáo, thông qua đề tài tôn giáo họa sĩ gửi đến người xem về vẻ đẹp và giá trị của con người - Một số tác phẩm tiêu biểu: Chúa ba ngôi, Đức mẹ, Thánh Giôn và các người dâng cúng; Đôi vợ chồng đầu tiên bị đuổi khỏi vườn địa đàng Botticelli (1445-1510) - Là họa sĩ kết thúc thời tiền Phục hưng - Ông thường tìm nguồn cảm hứng sáng tác từ thần thoại Hy Lạp - Tranh ông thể hiện những vẻ đẹp hoàn mỹ của cơ thể người phụ nữ, tranh chứa đầy chất thơ và được mệnh danh là sự chính xác trữ tình - Những tác phẩm tiêu biểu: Mùa xuân, ngày sinh của thần Vệ nữ, Lễ truyền tin Hình 2.6 27
  28. Leonar de Vinci (1425-1519 - Ông cho rằng phải dựa trên cơ sở khoa học mới có thể biến hội họa từ nghề thủ công bị coi nhẹ thành nghệ thuật đáng coi trọng. Vì thế, ông say mê nghiên cứu Luật phối cảnh và cấu trúc cơ thể người. - Ở ông tập trung thiên tài nhiều lĩnh vực: kiến trúc, hội họa, điêu khắc, âm nhạc, chế tạo súng đạn, vũ khí, máy móc, mô hình máy bay - Những bức tranh của ông còn lại không nhiều nhưng đều là những tác phẩm mẫu mực về nhiều mặt, có những tác phẩm được coi là đỉnh cao, biểu tượng cho nghệ thuật cổ điển Phục hưng - Một số tác phẩm tiêu biểu: Bữa tiệc cuối cùng, Monalisa, Đức mẹ Lita, Hình 2.7 Hình 2.8 Hình 2.9 Michel Ange Buonarroti (1475-1564) - Ở ông tập trung bốn tài năng: điêu khắc, kiến trúc, hội họa và thơ - Ông say mê điêu khắc từ nhỏ và cho rằng điêu khắc mới là nghệ thuật thực sự - Về kiến trúc, tên tuổi ông gắn liền với công trình nhà thờ Saint Pierre 28
  29. - Về điêu khắc, có nhiều tác phẩm danh tiếng ghi dấu tên tuổi của ông như: Đức mẹ Pieta, David, Ngày và Đêm Hình 2.10 Hình 2.11 - Về hội họa, ông đã hoàn thành khoảng 100m2 trần nhà thờ Sistine với hàng trăm nhân vật Hình 2.12 29
  30. Hình 2.13 Raphael Santi (1483-1520) - Ông được sinh ra trong môi trường gia đình và xã hội thuận lợi cho việc phát triển tài năng nghệ thuật - Về mặt nghệ thuật, tuy không bằng Leonard và Michel về số lượng tác phẩm và danh tiếng nhưng lòng yêu nghệ thuật, sự dịu dàng, vẻ hào hoa phong nhã nhất là sự ham học hỏi đã giúp ông có thể tiến kịp họ - Một số tác phẩm tiêu biểu: Đức mẹ của Đại công tước, Đức mẹ đồng trinh và Chúa hài đồng, Trường học Athen Hình 2.14 30
  31. Hình 2.15 Hình 2.16 31
  32. Chương 3. Mỹ thuật thế kỷ XVII - XX Giới thiệu: Nghệ thuật thế kỷ XX luôn muốn thoát khỏi mọi ảnh hưởng của quá khứ. Con người không hướng vè cổ đại Phương Tây mà lại hướng về các nền văn hóa ở châu Âu , phương Đông để tìm cảm hứng sáng tác. Bản chất nghệ thuật thế kỷ XX đã thay đổi về cơ bản. Tác phẩm không trả lời cho việc họ vẽ, nặn cái gì. Nghệ thuật không còn là diễn tả những gì họa sỹ nhìn thấy, mà là diến tả những gì họa sỹ cảm thấy, dự cảm thấy. Mục tiêu: Trình bày được những tuyên ngôn nghệ thuật, thành tựu và đặc điểm riêng của 5 trường phái nghệ thuật hiện đại tiêu biểu. Nội dung chính: 3. Mỹ thuật thế kỷ XVII - XX 3.1. Nghệ thuật Baroque - Nổi bật của nghệ thuật này là sự thay đổi về kỹ thuật diễn tả ánh sáng trong tranh. - Ngược với ánh sáng thời Phục hưng dàn trải đều trên các nhân vật với cái đẹp hài hòa cân đối, nghệ thuật Baroque ánh sáng thường tập trung chiếu rọi vào phần chính, trọng tâm của tác phẩm gây ấn tượng, cảm xúc mạnh cho người xem Nghệ thuật Baroque Ý Caravagio - Ông không ưa thích khuôn mẫu Phục hưng lý tưởng, mẫu mực mà tôn thờ tự nhiên, trọng thực - Ánh sáng trong tranh của ông tương phản mạnh mẽ làm nổi bật những mảng chính, hướng mắt người xem vào trọng tâm của tác phẩm Nghệ thuật Baroque ở xứ Flandre Pierre Paul Rubens - Cái riêng trong tranh ông là sự chuyển động của màu sắc rực rỡ, trong sáng, là sự sống động và tràn trề sinh lực biểu hiện trên các hình tượng với cơ thể khỏe mạnh, căng tròn, mạnh mẽ. Nghệ thuật Baroque ở Tây Ban Nha Vélasque - Đặc điểm nổi bật nhất trong tranh của ông là sự chân thật, sức sống, cảm xúc, sức sống vượt quá khuôn khổ của đề tài cho người xem nhận thấy sự sâu sắc của cách nhìn, quan niệm nghệ thuật và việc khắc họa đầy sức mạnh những sự thật tâm lý ở nhân vật 3.2. Nghệ thuật Cổ điển - Trường phái Cổ điển hướng về sự trong sáng của tư tưởng và vẻ đẹp của hình thể, coi trọng sự kiểm soát và kỷ luật nơi nghệ thuật, quan tâm tới tiềm năng trong cách 32
  33. diễn tả thuần lý, trong công phu gọt dũa tỉ mỉ và tầm nhận thức về vẻ đẹp lý tưởng. Tất cả căn bản của phong cách cổ điển đã khuyến khích người nghệ sĩ chú tâm vào các phẩm chất của trật tự, của sự thăng bằng và sự hòa hợp. Những yếu tố cấu thành chủ nghĩa Cổ điển Pháp: - Sùng bái, tôn thờ nghệ thuật Cổ đại. Lấy kiến trúc và điêu khắc Cổ đại làm mẫu mực: tính khoa học bao trùm lên những tính toán bề mặt, khối hình, lấy cơ sở là trí tuệ. Họ cho rằng điêu khắc sở dĩ đạt sự trong sáng, hài hòa về tỉ lệ là do sự gia công rất ghê gớm về trí tuệ, không chỉ đơn thuần là cảm xúc. Cái đáng sùng bái trong cổ đại là lý trí, là yếu tố trí tuệ của các bậc thầy, tạo nên các kiệt tác. - Màu sắc bị coi là thứ yếu, là phụ: hình họa, bố cục được coi trọng. Trong hội họa thì hình họa thể hiện hình dáng, sự thật; còn màu sắc chỉ diễn tả cái ngẫu nhiên, nhất thời, do ánh sáng tạo nên. Màu sáng làm vui mắt, còn hình họa thỏa mãn tri thức - Tư tưởng đẳng cấp trong nghệ thuật: tư tưởng này chi phối quan niệm có những nghệ thuật lớn- nghệ thuật nhỏ, nghệ thuật cao quý – nghệ thuật tầm thường. Nghệ thuật lớn gồm: điêu khắc, kiến trúc, hội họa với các đề tài về lịch sử Hy Lạp, La Mã cổ đại. Nghệ thuật nhỏ gồm: tranh vẽ sinh hoạt hàng ngày của dân, tranh vẽ tĩnh vật - Những chủ đề được coi trọng thời kỳ này là những tư tưởng, tình cảm lớn như yêu nước, yêu đồng loại, sự hy sinh, ca tụng nhà vua, giáo dục lòng trung thành - Hội họa Pháp thế kỷ XVII có những bước tiến nhảy vọt, ở thời kỳ này Pháp đã có những danh họa vào loại lớn nhất thế giới, đặt một nền tảng vững chắc cho sự phát triển sau này. Họa sĩ tiêu biểu: Nicolas Poussin (1594-1665), Claude Lorrain (1600-1682) Nghệ thuật Tân cổ điển - Vào cuối thế kỉ 18 đầu TK 19, hội họa chính thống ở châu Âu thường thích những gam màu đậm, sâu và những bóng đổ tối. Thiên nhiên hoặc lâu đài cổ thường được sử dụng chủ yếu làm nền cho chủ đề của bức tranh. Nó được thay đổi hoặc trang trí thêm để phù hợp nhất cho các buổi diễn kịch, có lẽ là một khoảng không của bầu trời bao la hay bão tố bị phân chia bởi những vệt sáng của mặt trời, cũng có thể là một khu vườn được tỉa gọn đẹp đẽ chăm chút nhưng chứa đựng những vết tích của sự huỷ hoại lịch sử. - Bố cục tranh cổ điển thường mang kịch tính và đồ sộ, tập trung vào hành động trung tâm hoặc những đặc điểm của nhóm nhân vật. Những đặc điểm này được phóng đại so với thực tế và thường bao gồm những con người thời cổ Hy Lạp hoặc Đại Cách mạng Pháp. - Nét vẽ cổ điển thường được sơn phết một cách tỉ mỉ, với bề mặt mịn, mục đích để dấu đi những vệt màu của họa sĩ. Chúng được tạo thành để gây ra ảo giác giúp cho người xem tưởng tượng ra có thể nhìn xuyên qua khung tranh và đi vào thế giới thật trong tranh. Dễ có cảm giác các tác giả muốn miêu tả hay rao giảng những bài học đạo đức bằng cách sử dụng các đề tài lịch sử, tôn giáo và thần thoại. 33
  34. - Với những đặc điểm đầy tính công thức như trên, hội họa chính thống thời đó được gọi là trường phái Tân cổ điển (Neoclassicism), ngự trị vững chắc lâu dài trong giới hàn lâm và chính quyền. Các tác giả xuất sắc là Jacques Louis David (1748-1825) và Jean Auguste Dominique Ingres (1780–1867) với các tác phẩm Tân cổ điển tiêu biểu thiên về hình họa như bức "Lời tuyên thệ của nhà Horace" (David 1785), hay bức "Grande Odalisque" (Ingres 1814). * Jacques-Louis David (1744-1825), họa sĩ Pháp. Ông là một người ủng hộ cuộc Cách mạng Pháp và là một trong những nhân vật hàng đầu của tân cổ điển - Năm 1784, sự thay đổi của phong cách đã được xác nhận bởi các lời tuyên thệ của Horatii (Paris, bảo tàng Louvre), có lẽ nổi tiếng nhất và chắc chắn là nghiêm trọng nhất của một loạt các công trình mà ca tụng các nhân đức cổ chủ nghĩa khắc kỷ nam tính, và lòng yêu nước trong cuộc Cách mạng Pháp, David đã đóng một vai trò tích cực cả về nghệ thuật, ông tổ chức lại các viện nghiên cứu và bài tập tuyên truyền sản xuất nhiều và ngoạn mục và chính trị. 3.3. Nghệ thuật Lãng mạn - Thoát thai từ hội hoạ Tân cổ điển, các tác giả trường phái Lãng mạn đã rời bỏ dần tinh thần Hy Lạp cổ xưa và lấy nguồn cảm hứng từ các cuốn tiểu thuyết đương thời, những trường đoạn mang nhiều kịch tính làm đề tài để sáng tác với những hình hoạ linh hoạt hơn, màu sắc tươi sáng hơn, tạo thế động và không khí sôi nổi trong tranh. - Người khởi xướng và mở đầu cho Trường phái hội hoạ Lãng mạn Pháp thế kỷ 19 là Théodore Géricault (1791-1824). - Giữa lúc hội hoạ Tân cổ điển đề cao những chủ đề triết lý sách vở thì bất ngờ năm 1819, Géricault trưng bày bức tranh đồ sộ "Chiếc bè Méduse". Chủ đề không phải tìm đâu xa xưa mà là thời sự nóng bỏng về cái chết bi thảm của hàng trăm con người bị bọn chỉ huy bỏ rơi khi tàu đắm. Chỉ với một bức tranh, Géricault làm thay đổi mọi quy tắc tạo hình mẫu mực của hội hoạ chính thống, bằng bố cục tự do, bằng bảng màu mãnh liệt, bằng rên la quằn quại của những nạn nhân đang hấp hối vì không đủ thuyền cứu hộ. - Delacroix (1798-1863) đã kế tục xứng đáng sự nghiệp của Géricault. Ông có tài về âm nhạc, hội hoạ, văn chương, nhưng chính niềm say mê vẽ đã thúc giục ông đi theo con đường hội hoạ. Vào thời kỳ đầu sáng tác, do ảnh hưởng của Tân cổ điển nên ông vẽ màu hơi tối nhưng hình và bố cục rất chặt chẽ. Ở bức "Chiếc thuyền của Dante" Delacroix dựa vào phần đầu trong trường ca "Thần khúc" vẽ hai thi sĩ Dante và Viergil đi thuyền qua cõi âm nhìn thấy những người dưới địa ngục chịu cực hình rất khốn khổ và đầy dằn vặt về nội tâm. Bức tranh gây được sự xúc động lớn đối với người xem. - Theo chủ trương của Delacroix thì nghệ thuật phải là sự ứng tác. Làm sao mình suy nghĩ, mình cảm thấy gì thì thể hiện được ngay, còn phải chuẩn bị để cho đủ điều kiện rồi mới sáng tác thì nguồn cảm hứng sẽ cạn. Bên cạnh đó, cách sử dụng màu của Delacroix chịu ảnh hưởng của Rubens, cộng với sự quan sát thiên nhiên, đó cũng là khởi điểm cho cuộc thử nghiệm cách dùng màu bổ sung và đặt kề nhau. Cách dùng 34
  35. này đã tạo khiếu trừu tượng cho tác giả. Như vậy, tinh thần hài hoà để ghi nhận thiên nhiên bằng màu, chứng tỏ người nghệ sĩ đã phải quan sát thiên nhiên một cách kỹ càng. Ông đặt cả thiên nhiên vào bức vẽ mà trong đó sáng tối phải như thật. 3.4. Nghệ thuật Hiện thực - Suốt cả thế kỷ 18, 19, Pháp trở thành trung tâm về nhiều mặt: xã hội, chính trị, văn hóa nghệ thuật. - Nhiều xu hướng thay đổi liên tiếp nhau, nhưng tất cả đều xoay quanh chủ đề: tôn giáo, thần thoại với lối vẽ kinh điển - Giữa thế kỷ 19, có một họa sĩ Pháp đã tổ chức cuộc triển lãm với tiêu đề: Chủ nghĩa hiện thực của Gustave Courbe → Courbe chính là họa sĩ đại diện cho nghệ thuật Hiện thực Đặc điểm của nghệ thuật Hiện thực - Nghệ thuật Hiện thực theo đuổi cái đẹp ngay trong thực tế cuộc sống - Họa sĩ tìm cảm hứng sáng tác ngay từ cuộc sống bình thường, những con người bình thường trong xã hội và đưa họ vào tranh một cách trân trọng và đẹp đẽ Gustave Courbe - Courbe cho rằng: “ Hội họa cơ bản là một nghệ thuật cụ thể và hội họa phải dùng để thể hiện những vật có thật và hiện đang tồn” - Hiện thực không chỉ biểu hiện ở nội dung mà còn được biểu hiện ở kỹ thuật - Ánh sáng trong tranh thực hơn, rực rỡ hơn - Tranh: Những chị kéo sợi ngủ quên, Những người sàng lúa, Những người thợ đập đá, Đám tang ở Ooc năng xơ - Ngoài những tác phẩm diễn tả về cuộc sống, người bình dân, ông còn có nhiều tác phẩm thể hiện thái độ và quan niệm của mình trong sáng tạo nghệ thuật - Tranh: Chào ông Courbe, Xưởng vẽ - Courbe đã tạo ra sự thay đổi trong nghệ thuật tạo hình cả về đề tài và kỹ thuật - Nghệ thuật của ông ảnh hưởng đến các họa sĩ lớp sau, tạo nền tảng cho sự phát triển mỹ thuật sau này 3.5. Trường phái ấn tượng (Impressionnisme) Tình hình văn hóa xã hội TK 19 - Xã hội châu Âu thế kỷ 19 có nhiều biến động về các mặt kinh tế, xã hội - Mâu thuẫn giữa các thế lực phong kiến và tư bản, tư bản và vô sản → sự phân hóa sâu sắc trong tư tưởng và nghệ thuật Sự ra đời của nghệ thuật Ấn tượng -Nguyên nhân: + Sự ra đời của máy ảnh + Phong trào vẽ ngoài trời 35
  36. + Thuyết quang học + Tiếp xúc tranh khắc gỗ Nhật Bản - Sự kiện: + Manet với bức tranh: Nàng Olimpia, Bữa ăn trên cỏ + Monet với bức tranh: Ấn tượng mặt trời mọc → tên gọi cho một xu hướng vẽ mới: Nghệ thuật Ấn tượng Đặc điểm của nghệ thuật Ấn tượng - Không coi trọng đề tài trong tác phẩm mà cho rằng hiệu quả của ánh sáng và cảm xúc của nghệ sĩ quan trọng hơn đề tài, - Các họa sĩ Ấn tượng đã đưa ra một loại tranh mà mọi ranh giới của đường nét, mảng khối, xa gần, bố cục bị xóa nhòa. - Các họa sĩ Ấn tượng từ chối việc ngồi trong xưởng vẽ, phong trào vẽ ngoài trời tác động đến cách vẽ các họa sĩ bỏ qua chi tiết, vẽ thật nhanh đẻ biểu hiện cảm xúc, tình cảm trước ánh sáng, thiên nhiên - Giá trị của tranh Ấn tượng chính là những đổi mới về phương diện kỹ thuật, coi trọng khả năng quan sát, đề cao ánh sáng, màu sắc. Giới hiệu một số họa sĩ tiêu biểu của nghệ thuật Ấn tượng Claude Monet (1840-1926) - Tranh ông có hòa sắc màu trong sáng, rực rỡ - Trong tranh hầu như không có đường viền chu vi - Áp dụng sự phân giải ánh sáng trong thuyết quang học đưa vào tranh - Các tác phẩm tiêu biểu: Ấn tượng mặt trời mọc, Thiếu nữ trong vườn, Cô gái cầm ô, Nhà ga Saint Lagare Hình 3.1 36
  37. Hình 3.2 Hình 3.3 Pierre Auguste Renoir(1841-1919) - Có hai đối tượng hấp dẫn ông đó là ánh sáng và phụ nữ - Tranh ông thể hiện tài năng trong việc sử dụng tương phản giữa sáng và tối - Ông thể hiện trên tác phẩm bằng nhng vệt màu với nhiều sắc độ đặt cạnh nhau. 37
  38. - Các tác phẩm tiêu biểu: Lisa che dù, Thuyền trên sông Scine, Vũ hội ở Moulin de la Galetle, Người đàn bà tắm Hình 3.4 Hình 3.5 Hình 3.6 38
  39. Nghệ thuật Tân Ấn tượng - Hai họa sĩ có công đề xướng là G.Seurat và P.Signac - Dựa trên thuyết quang học về sự phân giải những màu cơ bản, Seurat đã phát hiện ra một kỹ thuật điều hòa sắc màu gọi là lối vẽ điểm màu. - Các họa sĩ Tân Ấn tượng chia mỗi mảng màu trong bố cục thành vô số đốm màu, dùng thời gian để chấm hàng trăm ngàn đốm nhỏ trên mặt tranh cho đến khi đạt hiệu quả mong muốn - Tranh điểm sắc lấy tri thức khoa học làm nền, được lý trí chỉ đạo nên có phần khô cứng song đạt cường lực thị giác tối đa 3.6. Nghệ thuật Hậu Ấn tượng - Từ Hậu Ấn tượng để chỉ một số họa sĩ xuất hiện sau phong trào Ấn tượng nhưng có những quan niệm hội họa hầu như biệt lập vì họa muốn vượt qua giới hạn của Ấn tượng, tìm ra con đường đi khác - Họa sĩ tiêu biểu cho Hậu Ấn tượng: P.Cézanne, Paul Gauguin, V.Vangogh Gv giới thiệu về họa sĩ Hậu Ấn tượng Paul Cézanne (1839-1906) - Ông là người đầu tiên trong số các họa sĩ Ấn tượng cảm nhận được mối quan hệ giữa hình thể và cấu trúc hội họa - Ông quan tâm nhiều tới những tương quan giữa màu sắc và khối hình, quy không gian về những khối trụ, khối cầu, khối chóp. - Đối với ông, tĩnh vật có một ý nghĩa đặc biệt vì ông làm chủ được cấu trúc của nó Hình 3.7 39
  40. Hình 3.7 Paul Gauguin (1843-1903) - Ông say mê nghệ thuật Ấn tượng nhưng cho rằng hội họa Ấn tượng vẫn dừng lại ở mặt hình thức - Theo ông, thiên chức của người nghệ sĩ là phải khám phá chiều sâu bí ẩn của tâm hồn con người - Tranh ông ảnh hưởng của tranh khắc gỗ Nhật Bản với các mảng màu phẳng, ít vờn bóng, gợi khối, giữa các mảng màu được giới hạn bởi nét to, mang nhiều tính trang trí Hình 3.8 40
  41. Hình 3.9 Hình 3.10 Vincent Vangogh (1853-1890) - Ông là một diện mạo hết sức đặc biệt trong lịch sử mỹ thuật - Thời kỳ đầu ông vẽ những người lao động nghèo với gam màu buồn, ảm đạm - Thời kỳ sau, các tác phẩm của ông là tiếng nói sâu sắc thể hiện ở từng nét bút mạnh mẽ, những bảng màu rực rỡ và đầy tâm trạng Hình 3.11 41
  42. Hình 3.12 Hình 3.13 Hình 3.14 42
  43. 3.7. Trường phái dã thú (Pauvisme) - So với thế kỷ XIX, những biến động về chính trị xã hội và tư tưởng của thế kỷ XX còn mãnh liệt hơn nhiều. Do đó sự phân hoá trên các mặt, các lĩnh vực cũng triệt để và mãnh liệt hơn. - Những đảo lộn xã hội ngày càng tăng, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt thì tâm trạng con người càng trở nên rối ren, phức tạp trước những nhu cầu bức xúc của xã hội. Con người muốn tìm đến một thứ nghệ thuật mới, trong đó các khái niệm về năng lượng, tốc độ chuyển động đều phải được đề cập. - Trong nghệ thuật tạo hình đã hình thành một diện mạo khác hẳn, xuất hiện nhiều khám phá táo bạo. Xu thế các hoạ sĩ đi tìm những hình thức nghệ thuật mới ngày càng nhiều. Do đó liên tục xuất hiện các khuynh hướng nghệ thuật khác nhau: Dã thú, Lập thể, Vị lai, Siêu thực, Trừu tượng, Biểu hiện, Op-art, Pop-art, nghệ thuật cực thực, nghệ thuật thân thể, nghệ thuật ý niệm - Năm 1905, triễn lãm mùa thu ở Paris có một phòng tranh giới thiệu những tác phẩm mới, đặc biệt dữ dội về màu sắc. Công chúng xem tranh phản ứng khác nhau, vì có một sự thật là một loạt tiêu chí hội họa cổ điển nữa đang bị phá vỡ. Phòng tranh được nhà phê bình LuisVauxcelles gọi là " Chuồng dã thú ", và cái tên Dã thú đã bước vào lịch sử hội hoạ Thế giới. Tên goi đó rất phù hợp với các họa sĩ này bởi vì những màu sắc mà họ sử dụng là dữ dội một cách cố tình. - Khuynh hướng Dã thú ra đời đầu thế kỷ XX, phát triển cực thịnh năm 1905 - 1906, có dấu hiệu suy tàn năm 1907 và chấm dứt hoạt động trước chiến tranh Thế Giới thứ nhất để chuyển sang những phong cách rất khác nhau. Những thành viên tiêu biểu là: Henri Matisse, Vlaminck, Derain, Van Doghen, Marquet, Dufy Đặc điểm, phong cách: - Hầu hết thành viên của trường phái Dã thú là người Pháp và trẻ tuổi. So với khuynh hướng Ấn tượng, sự xuất hiện của hội họa Dã thú mang tính chất đảo lộn, phủ định hơn rất nhiều. Tất cả đều cùng ý chí " Nổi loạn màu sắc ", Vlaminck và Derain tuyên bố sẽ " Đốt trụi trường Mỹ thuật bằng các sắc xanh Cobalt và đỏ son " -Trường phái này có sự phản ứng mạnh mẽ chống lại trường phái ấn tượng, chống lại sự mất mát không gian do dùng quá nhiều ánh sáng, do sự phân tích tỉ mỉ, không theo quy luật nào, vì thế chỉ là sự ngẫu nhiên và không có suy tính trước. Để thực hiện tham vọng sáng tạo một nền hội họa mới, các họa sĩ Dã thú chủ trương phất cao lá cờ tự do, không lệ thuộc vào đề tài, vào thiên nhiên. - Hội hoạ dã thú sử dụng màu sắc một cách mạnh mẽ nhất, dùng màu nguyên chất tạo sự tương phản mạnh và vứt bỏ khối vờn, bỏ diễn tả sáng tối. Theo họ như vậy tranh mới phát huy được hết các cường độ và âm hưởng của màu, mới tương ứng với tình cảm mạnh mẽ của lớp thanh niên đầu thế kỷ. - Trường phái Dã thú đã đưa hội họa đến một không gian chói chang. Họ sử dụng bút pháp phóng đại cường điệu. Con người và sự vật trong tranh được vẽ bởi những 43
  44. nét rất dứt khoát và đậm. Với họ, bức tranh phải thể hiện cá tính mạnh mẽ, biểu hiện những tư tưởng tình cảm và rung động chủ quan của tác giả. - Trong số các thành viên của phái Dã thú, Vlaminck sử dụng các chất màu nguyên với một cường độ mạnh, đến mức có nhà phê bình nhận xét màu của Vlaminck là sự bất bình dữ tợn, giẫm đạp lên những bảng màu hiền lành trước ông. Vlaminck là họa sĩ có sự đồng cảm mạnh trước tranh của van Gogh. Có lần tại triễn lãm tranh van Gogh ở Paris năm 1901, ông đã thốt lên với Matisse: Tôi yêu Van Gogh hơn cả cha tôi. - Sự cần thiết cho họa sĩ trường phái Dã thú là màu sắc, chứ không phải vẽ như thấy thực tế, mà là phải sáng tạo sắc độ. Hình 3.15 - Bức tranh là một bố cục nhiều màu, không phải là sự sao chép thiên nhiên; là sự liên tục tạo hình sống động, không là cảnh sắc vặt vụn, là một sự bố cục màu sắc mạnh bạo, không phải là sự tình cờ đẹp mắt. Hình 3.16 Hình 3.17 44
  45. - Cách tân về màu sắc một cách triệt để. Tranh không diễn tả khối, không vờn sáng tối mà chỉ có những mảng màu gay gắt, nhưng đường viềm mạnh bạo nhưng không vì vậy mà mất đi vẻ đẹp dứt khoát - Những thành viên tiêu biểu là: Henri Matisse, Vlaminck, Derain, Van Doghen, Marquet, Dufy 3.8. Trường phái lập thể (Cubisme) Sự ra đời của trường phái Lập thể - Nghệ thuật Lập thể ra đời ở Pari, nối tiếp khuynh hướng Dã thú, năm 1907. - Nó tồn tại đến năm 1914. Thành viên của nhóm Lập thể là các hoạ sĩ Pháp, đứng đầu là Pablo Picasso ( 1881-1973), George Braque và Juan Gris (1887-1927) * Picasso và “Những cô gái Avignon” chính là tác nhân ảnh hưởng đến các họa sĩ cùng thời như: Braque mở đầu cho Lập thể - Đề tài tranh vẫn kế tục truyền thống vẽ tranh khỏa thân. - Hình thức thể hiện lại khác hẳn tranh Hàn lâm, nó buông bỏ phong cách xinh đẹp mà hội họa loại này vốn có mà thay vào bằng hình tượng hoang dại từ cảm hứng mặt nạ châu Phi - Hình thể các cô gái khỏa thân hoàn toàn không dùng đường cong hấp dẫn mà dùng hình kỷ hà vụn vặt ghép lại. Định nghĩa: Lập thể là một trường phái hội hoạ hiện đại trong đó các vật thể được thể hiện như được tạo nên bằng các hình hình học. Các hoạ sĩ theo trường phái này tin rằng họ sẽ đưa lại cho người xem những hình thể mới cơ bản và bản chất của sự vật, thoát khỏi ngoại hình vốn có và được thể hiện ra dưới con mắt nhìn, họ muốn đưa lại cho người xem những hình thể mới của vật thể một cách khoa học, toàn vẹn Quan niệm và nguyên tắc: Quan niệm: phái Lập thể quan niệm có 2 loại hiện thực: + Hiện thực hữu hình + Hiện thực nhận biết, cảm thấy Nguyên tắc: Lập thể đưa ra nguyên tắc nhiều điểm trông, thu nhận nhiều dạng khác nhau của sự vật và tổng hợp lại các thụ cảm của thị giác, thu nhận được hình ảnh toàn vẹn của sự vật Các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa Lập thể: 3 giai đoạn + Giai đoạn đầu: lập thể Cezancé, quy vào hình kỷ hà đơn giản. - Các vật thể trong tranh tĩnh vật của Cezance được thể hiện như được tạo nên bằng các hình hình học. - Về vấn đề này họa sĩ Cezancé đã từng nói: “Thiên nhiên tồn tại ở chiều sâu hơn là bề mặt Hãy quy tất cả thành khối trụ, khối cầu, khối chóp và đặt tất cả dưới phép thấu thị”. 45
  46. Hình 3.18 Hình 3.19 → Điều này đã gợi ý các hoạ sĩ đẩy cao hơn việc nghiên cứu về hình thể của các sự vật, quy sự vật vào hình kỷ hà đơn giản. + Giai đoạn 2 : Lập thể phân tích: Phá vỡ hình thể cố hữu của sự vật, triển khai thành nhiều nhân tố cấu thành, chọc thủng vỏ bên ngoài của sự vật, tháo rời các bộ phận ra thành từng mảnh, sau đó lắp lại theo nhận thức của tác giả để đạt tới hình thể mới. Phải đưa lại cho người xem thấy được cái cốt lõi chủ yếu của nghệ thuật. + Giai đoạn 3: Lập thể tổng hợp, tạo ra sự vật mới chưa từng thấy có trong thiên nhiên, được người hoạ sĩ sáng tạo ra, hoàn toàn tuân theo ý niệm của mình về sự vật. Hình thể cuối cùng có khi không còn bóng dáng gì của nguyên mẫu, mà chỉ còn là một tổ hợp của rất nhiều mảng khối, chất liệu. →Với quan niệm trên, Lập thể hoàn toàn khước từ hiện thực, chuyển sang cách nhìn, cách giải quyết của hội họa trừu tượng. Họ coi khuynh hướng này là con đường tất yếu dẫn đến hội hoạ Trừu tượng. 46
  47. Sự đổi mới về chất liệu của chủ nghĩa Lập thể + Chủ trương đi tìm chất liệu mới ngoài sơn dầu. Tranh được thể hiện bằng chất liệu tổng hợp, ngay trên mặt tranh, các chất liệu đã cho ta cảm giác về khối. + Lập thể còn dùng kỹ thuật cắt dán. Hình 3.20 + Ban đầu chú trọng tìm hình thể mới, sau đó tìm cách thể hiện nhiều hoà sắc mới lạ, đẹp theo kiểu công nghiệp, phù hợp với mỹ cảm công nghiệp. + Nghệ thuật Lập thể là nghệ thuật của trí thức, trí tuệ. Các hoạ sĩ tiêu biểu Picasso( 1881-1973) - Picasso sinh ngày 25/10/1881 ở Malaga thuộc Tây Ban Nha - Cha ông làm nghề dạy vẽ và thường thích vẽ chim bồ câu. - 14 tuổi Picasso vào học mỹ thuật Bacelona, sau đó học trường Mỹ thuật Madrit. Bức vẽ đầu tiên của Picasso được đăng báo năm 1900, khi ông 19 tuổi. - 1901-1904, ông vẽ nhiều tác phẩm mà được các nhà nghiên cứu nghệ thuật gọi là giai đoạn màu lam: Người đàn bà bên bờ biển, Ngôi nhà xanh, Hai người Do Thái, Thằng hề, Bữa ăn của một người mù, -1905 đến hết 1906, là giai đoạn màu hồng, chứa chất nhiều xúc cảm buồn nản, chán chường của Picasso, thể hiện rõ trong các tác phẩm được sử dụng bằng các mô tip, “ đường, nét”. Hoạ sĩ miêu tả cuộc sống hết sức nặng nhọc của những người sông lang thang, chuyên mua vui cho bọn giàu sang, quý phái như: Em bé đứng trên quả cầu, Gia đình xiếc và con khỉ, - 1907, Picasso vẽ bức tranh “Những cô gái Avignon”. Bức tranh này được coi là tác phẩm mở đầu cho một xu hướng mới: Chủ nghĩa Lập thể( Cubisme). Điều làm cho mọi người sửng sốt đó là cái cách Picasso vẽ khoả thân. Tranh của ông chỉ có hai yếu tố, những hình người được đẽo gọt như những pho tượng châu Phi. 47
  48. Hình 3.21 → Trong việc đề xướng Chủ nghĩa Lập thể, Picasso đi từ sự khái quát hoá có tính tổng hợp và tình hình học theo thần thái nghệ thuật của Cezancé đến sự tăng cường tính phân tích các hình thể thành từng yếu tố hình học, khiến cho các hình tượng dường như bị thiêu huỷ hoàn toàn cái chất thực vốn có của chúng. Hình 3.22 - Từ 1912, Picasso và các hoạ sĩ lập thể khác thôi không nghĩ gì đến việc miêu tả và phân tích các vật thể có thực mà trong sáng tác của mình, họ đã thay vào đấy những bức tranh “ dán” hoặc những bức tranh với sắc màu hư ảo. 48
  49. Geogre Braque (1882-1963) - 1908 Braque vẽ hàng loạt phong cảnh Estaque, sau khi xem tranh, nhà phê bình Vauxcelle đã gán cho tên Lập thể Hình 3.23 Hình 3.24 - Ông là người đầu tiên cắt dán chữ, dùng bàn chải và lược tạo nên nét lấm tấm tạo vân gỗ, và làm đá giả, đa dạng hóa sơn bằng cách trộn cát hay một vài vật liệu khác, và sau hết là dán giấy. - 1090-1911: ông cùng Picasso chuyển sang Lập thể phân tích - 1912: ông sáng tác những tranh cắt dán đầu tiên - 1913 ông chuyển sang phong cách Lập thể tổng hợp với những bức tranh “ Đàn ghi ta và chương trình phim” 3.9. Trường phái siêu thực (Surrueallisme) Sự ra đời của nghệ thuật Siêu thực Tuyên ngôn I – 1924 - Breton: Siêu thực là nghệ thuật thuần túy bị dẫn dắt bởi tâm linh- Đây là một khuynh hướng nghệ thuật lớn bao trùm nhiều loại hình nghệ thuật: văn học, mỹ thuật, điện ảnh - Chủ nghĩa Siêu thực xuất hiện ở Pháp và ra tuyên ngôn năm 1924, nối tiếp trào lưu Dada. - Người đề xướng lý thuyết Siêu thực là nhà thơ Pháp Andre Breton. - Định nghĩa của Breton về Siêu thực: “Chủ nghĩa Siêu thực là biểu hiện tự phát của tâm lý người ta thể hiện lời nói, hoặc bằng viết hoặc bằng bất cứ cách gì, chức năng có thực của tư duy. Đó là sự tự do tư tưởng, không cần bất cứ sự chi phối nào của lý trí, của các mối bận tâm của mỹ học hay đạo đức” - Tuyên ngôn: 49
  50. Tuyên ngôn II – 1930- Breton: Siêu thực là sự dung hòa giữa giấc mơ hiện thực với đời sống hiện thực trong một tổng hợp cấp cao. Tiếp cận với thực tại đó chỉ có cách do ngả vô thức. Những thành viên đầu tiên: Arp, Chirico, Ernst, Klee, Man Ray, Masson, Picasso, Dali, Tanguy Hình 3.25 Venus ngủ - Man Ray – Hình 3.26 Nguyên tắc và quan niệm của nghệ thuật Siêu thực Nguyên tắc: - Dựa theo Học thuyết phân tâm của Freud, Thuyết trực giác của Becson. Freud cho rằng tâm thần gồm ba bộ phận: + Cái tôi thực là cái tôi vô thức: là những nhu cầu tràn đầy khát khao bản năng cần được thỏa mãn, đó là cái tôi đích thực + Cái tôi thích ứng với đòi hỏi của xã hội, cái tôi có ý thức được hình thành bởi đời sống hàng ngày +Cái siêu ngã có tính vô thức: kìm hãm việc thỏa mãn các nhu cầu, nó vô hình không thể lĩnh hội bằng giác quan, mà nó ở trong tâm linh, trú ngụ trong tiềm thức, đối lập với ý thức còn gọi là vô thức 50
  51. Hình 3.27 → Nội dung của tác phẩm Siêu thực đồng nhất với cái vô thức của người nghệ sĩ. Nguyên lý cơ bản của trường phái Siêu thực là giải phóng các sức mạnh sáng tạo của trí nhớ vô thức ra khỏi sự kiểm soát của óc lý luận và lý trí. Quan niệm: Chủ nghĩa Siêu thực quan niệm có hai thế giới: + Thế giới hiện thực là thế giới hữu hình, cảm nhận bằng đời sống, có thể cảm thấy, sờ thấy và quá quen thuộc. + Thế giới siêu thực chỉ cảm thấy và tìm được trong tiềm thức của con người, lúc mê sảng, khi rối loạn thần kinh, lúc đãng trí hay tinh thần suy nhược. → thế giới siêu thực là mảnh đất chủ yếu của người nghệ sĩ, là nơi cần tìm kiếm, khám phá muôn vàn điều thiêng liêng, bí ẩn, những sự thật sâu kín và chính xác nhất trong tâm hồn con người. → Họa sĩ Siêu thực đánh giá cao những hình ảnh xuất hiện trong trí não khi ngủ hay trong những giấc mộng. - Họ dùng nghệ thuật để thể hiện những khát khao ham muốn bị ức chế mà giấc mơ là sự thỏa mãn những ham muốn bị dồn ép, tràn ngập lên ý thức Các dạng biểu hiện của chủ nghĩa Siêu thực - Dạng vẽ hoàn toàn không có thực: là sản phẩm của trí tưởng tượng của con người có tâm trạng bế tắc, lo âu về hướng đi số phận của con người, quái tượng của những cơn ác mộng tiêu biểu họa sĩ Max Ernts 51
  52. - Dạng hỗn hợp hư và thực: dạng này biểu hiện ở chỗ những cảnh thực xen kẽ với những cảnh như trong mộng, trong lúc tâm thần điên loạn. Tiêu biểu trong dạng này nhấn mạnh chất Siêu thực trữ tình của Chagan và Dali + Joan Miró: tác phẩm có những yếu tố của nghệ thuật nguyên thủy, thần thoại, có những cách tân nhưng không phô bày những thuật bề ngoài của Siêu thực + Paul Delvaux : phụ nữ xuất hiện với quang cảnh lạ lùng của kiến trúc quý phái, đầy ứ những ảo giác khích dục + René Magritte: kết hợp một cách thuyết phục mà vẫn ngộ nghĩnh giữa người và đồ vật đặt kề nhau để diễn tả. + Edward Wadsworth dùng tempera thể hiện sự trong sáng nhưng giống như mộng về sự cặp kè khập khiễng giữa thực tế hàng ngày và thực tế Siêu thực mới + Yves Tanguy: nhãn quang mơ mộng, mô tả tỉ mỉ những dù là vật thể tưởng tượng + Veristic Surrealist với ảo tưởng biến thành tranh với độ phẳng và bóng Họa sĩ tiêu biểu - Salvador Dali - Salvador Dali là người Tây Ban Nha, là họa sĩ vĩ đại, điển hình nhất của nghệ thuật Siêu thực - Dali bắt đầu từ nghệ thuật hiện thực: tranh tả thực cao độ của ông như Cô gái bên cửa sổ, Giỏ bánh mì - 1924, 1925 Dali bắt đầu đi vào phong cách Siêu thực. * Đặc trưng nghệ thuật Siêu thực của Dali - Say mê cái kỳ dị, cái phi lý, cái không tương hợp - Chú trọng sự kỳ diệu và chất thơ - Tranh Siêu thực của Dali: Hình 3.28 + Màu sắc tươi sáng. + Các hình tượng trong tranh được sắp xếp theo một trật tự logic, một trật tự riêng của họa sĩ. 52
  53. Hình 3.29 + Cách vẽ tỉ mỉ, cầu kỳ với nét bút nhỏ + Tác phẩm Sự dai dẳng của ký ức (1931): thể hiện sự vĩnh hằng của trí nhớ thông qua hình tượng cái đồng hồ bị đập bẹp treo trên cành cây khô chảy thõng xuống như bánh đa nhúng nước. Dali kết hợp một kỹ thuật hiện thực và hình ảnh siêu thực để thể hiện một hiện thực hư ảo cùng lúc gạt bỏ quy ước hiện thực: vật rắn thành vật mềm, mềm thành rắn, cân bằng lại biến đổi Dali sơn một cách tỉ mỉ với nét dầy đặc chẳng khác nào món nữ trang, cả độ sáng cũng cẩn thận tính đến độ đậm nhạt, đến lần sơn lót, tiền cảnh đến hậu trường, chuyển từ vàng chói sang thẫm dần. Nét bút tinh tế cộng với sự cầu kỳ, dần từng chấm một. Hình 3.30 - Tác phẩm Hươu cao cổ bốc cháy: lột tả cảm giác phập phồng trong cơn hoang tưởng, lửa bốc rừng rực trên thân hươu cao cổ bên cạnh những hình người biến dạng kỳ quái, bước đi dò dẫm, trên lồng ngực và đùi phải bật ra 8 chiếc ngăn kéo 53
  54. 3.10. Trường phái trừu tượng (abstractionlisme) Xuất xứ ra đời của nghệ thuật Trừu tượng Có mấy ý kiến về xuất xứ của nghệ thuật Trừu tượng: - Tranh Trừu tượng xuất hiện ở Nga với các tác phẩm của Kandinski, Malevich - Năm 1909 các họa sĩ lập thể ứng tác một cách tự do các phương tiện hội họa, không lệ thuộc vào hiện thực , tạo nên nghệ thuật Trừu tượng. - Chủ nghĩa Trừu tượng chẳng qua là một nghệ thuật mới sản sinh trong hoàn cảnh mới → Ý kiến được mọi người tán đồng nhiều nhất là sự xuất phát ban đầu của nó rất giản dị khi Kandinski phát hiện ra rằng tự thân các màu đều có tiếng nói riêng, giúp họa sĩ thể hiện những tư duy tình cảm mà không cần phải mượn cảnh vật để biểu hiện. Khái niệm: chủ nghĩa Trừu tượng là nghệ thuật không hình tượng, hay nói cách khác là nghệ thuật tạo hình không lấy vật thể làm đối tượng, không căn cứ vào thực tế để vẽ mà chỉ sáng tác theo cảm quan của nghệ sĩ Tư duy xây dựng hình tượng và sự đổi mới ngôn ngữ tạo hình - Trong tranh của Trừu tượng khó tìm thấy hình tượng cụ thể, hay đề tài, chủ đề tác phẩm - Ngôn ngữ sử dụng những ký hiệu trừu tượng rất khó lĩnh hội một cách thông thường - Đôi khi có thể hoặc không được người ta hiểu đúng nghĩa - Giới thiệu tác phẩm Ba mươi hình của Kandinski: năm 1937, Kandinski đã vẽ tác phẩm này xác lập cho hội họa Trừu tượng những văn pháp quy phạm. - Sau này phái Trừu tượng tiếp tục phát triển nhưng không hạn định tái hiện những mô thức của Kandinski Hình 3.31 54
  55. Hình 3.32 Tư tưởng và phong cách biểu đạt - Tranh Kandinski dùng nhiều đường nét màu mềm mại, sôi động về màu sắc - Tranh Mondrian dùng nhiều đường thẳng với các hình học và màu cơ bản Từ những lý thuyết ban đầu của Kandinski, Trừu tượng chia làm 2 nhánh: + Trừu tượng trữ tình + Trừu tượng cấu trúc - Kandinski đại diện cho khuynh hướng Trừu tượng trữ tình bởi sự gợi cảm của đường nét và sự sôi động của màu sắc trong tranh, tranh ông đầy chất thơ, sinh ra từ tâm hồn thơ. - Modrian đại diện cho Trữ tình cấu trúc, ông ưa sự chính xác mang tính hình học, sự kết hợp mang tính nhịp điệu của đường nét và màu sắc nhưng vẫn cân bằng về cảm xúc Các họa sĩ Trừu tượng tiêu biểu Kandinski - Sinh ngày 4/12/1866. Người Nga. Khi đang là sinh viên Luật và Kinh tế, ông xem triển lãm của họa sĩ Ấn tượng, ông quyết định bỏ Luật và đến Munich để học vẽ. Ông ngao du 12 năm đến Pari, Italia, Beclin và trở thành một trong những người sáng lập ra Trừu tượng. - Năm 1910 ông viết sách lý luận về hội họa Trừu tượng. Ông cho rằng cảnh vật hấp dẫn không bởi những thứ có thể nhìn thấy mà ở những gì gợi ra sau khi thấy, đó là phần tinh thần, phần tâm linh ở hiện tượng, ở vật chất. - Ông chia ra 3 loại sáng tác: + Vì cảm xúc ngoại cảnh mà vẽ thì gọi là cảm giác 55
  56. + Vì nội tâm thôi thúc có những cảm hứng bất ngờ mà vẽ thì gọi là ngẫu hứng đột phát Hình 3.33 + Có suy nghĩ, sắp đặt mà vẽ thì gọi là bố cục Tranh Kandinski phức tạp, rắc rối trong việc chọn sắc tố và pha màu, gây ấn tượng về sự xáo trộn, mang cung bậc cảm xúc cao. Paul Klee (1879-1940) - Người Thụy Sĩ. Họa sĩ kiêm nhạc sĩ - Ông thử nghiệm phương pháp mới về xử lý hình thể. Ông liên kết các đường nét, bóng mờ và màu sắc với nhau, dần dần hình thể xuất hiện dưới tay ông, cứ thế hình thể đến trước và chủ đề đến sau Hình 3.34 - Tranh mang tính phóng túng, mơ màng - Ông coi đồ họa là phương tiện tối ưu, sử dụng lối vẽ trừu tượng hình học với các hình vuông, tròn, chữ nhật để tạo nên tác phẩm 56
  57. Hình 3.35 Piet Mondrian (1872-1944) - Người Hà Lan. Chịu ảnh hưởng của phong cách Lập thể nhưng lại khước từ Lập thể. - Ông thường ngả về lý tưởng Thần học, cho rằng nét ngang, dọc đối nhau thể hiện tinh hoa của nhịp sống - Ông loại trừ những hình tròn trong tác phẩm, chỉ còn đường ngang, đường thẳng, hình vuông, hình chữ nhật và những màu cơ bản Hình 3.36 57
  58. Malevich (1878-1935) - Người Nga. Ban đầu vẽ theo bút pháp hiện thực. Sau vẽ theo khuynh hướng Lập thể - Tiêu biểu cho nghệ thuật Trừu tượng với tác phẩm Hình vuông đen Hình 3.37 Hình 3.38 - Hình vuông của Malevich trở thành biểu tượng của nền nghệ thuật mới, ảnh hưởng tới nhiều tranh của họa sĩ và các công trình kiến trúc thời đó Hình 3.39 Hình 3.40 58
  59. Chương 4: Mỹ thuật Phương Đông Giới thiệu: Do đặc điểm về dân tộc, phong tục, tôn giáo, lịch sử của từng quốc gia khác nhau, sự phát triển về nghệ thuật cũng rất khác nhau. Điều đó tạo nên sự phong phú đa dạng cho nền nghệ thuật Phương Đông. Văn minh Trung Quốc và Ấn Độ được được coi là những nền văn minh đầu tiên của loài người cùng với nền văn minh Lương Hà, Ai Cập. Các nền văn minh trên thế giới đều bắt nguồn từ những con sông lớn như Tiger, Ơ Phrats, Sông Nin, sông Ấn, sông Hằng và sông Hoàng Hà. Mục tiêu: Trình bày được một số thành tựu và đặc điểm riêng của mỹ thuật Trung Quốc, Ấn độ, Nhật Bản. Nội dung chính: 4. Mỹ thuật Phương Đông 4.1. Mỹ thuật Trung Quốc 4.1.1. Đặc điểm chung - Trung Quốc là một nước lớn ở phía Đông của châu Á. Ngay từ thời kỳ xa xưa họ đã có nhiều thành tựu về thiên văn học, lịch pháp, y học, triết học và các khoa học tự nhiên, văn học. Bốn phát minh lớn của Trung Quốc trong khoa học kỹ thuật là phát minh ra giấy, kỹ thuật in chữ rời, là bàn và thuốc súng. - Đặc biệt ở thời kỳ cổ đại Trung Quốc có nhiều nhà tư tưởng đã cho ra đời nhiều học thuyết, trào lưu tư tưởng lớn như Khổng Tử, Mặc Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mạnh Tử, với những học thuyết như Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia, Những học thuyết tư tưởng này sẽ có ảnh hưởng đến sự hình thành đặc điểm của nền mỹ thuật Trung Quốc. Tất cả mọi yếu tố: điều kiện địa lý, dân cư, lịch sử, sự xuất hiện chữ viết, những thành tựu về khoa học kỹ thuật, những trào lưu tư tưởng lớn, đã là cơ sở hình thành nền văn minh Trung Hoa cổ đại. - Lịch sử Trung Quốc được chia ra làm nhiều thời kỳ: - Thời Tam hoàng ngũ đế (theo truyền thuyết): tam hoàng gồm Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông. Khoảng thế kỷ 27 TCN có nhiều bộ lạc lớn do liên minh nhiều bộ lạc nhỏ. Đây cũng chính là thời kỳ Ngũ đế gồm: Hoàng đế, Đế Cao Dương, Đế Cốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn. - Nhà Hạ (21 - 16T CN): Thời kỳ chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc. - Nhà Thương: là thời kỳ phát triển của chế độ chiếm hữu nô lệ. Qua các lần khai quật các di chỉ cho nhiều di vật quý. Đặc biệt là “giáp cốt văn” - đó là các bản văn tự, những lời khấn nguyện, về sinh hoạt chính trị, xã hội Trung Quốc thời nhà Thương. - Nhà Chu (1066 - 221 TCN): Gốm Tây Chu, Đông Chu (Xuân Thu, Chiến Quốc) - Nhà Tần (221 - 206 TCN): Mở đầu cho thời kỳ phong kiến. - Nhà Hán (206 TCN - 220 SCN) là thời kỳ phát triển thịnh trị của chế độ phong kiến Trung Quốc. Là một đế quốc hùng mạnh nhất, rộng lớn trong lịch sử Trung Quốc. 59
  60. - Thời Tam Quốc (220 – 280) gồm 3 nước: Nguỵ - Thục - Ngô - Nhà Tấn (265 - 420) - Thời Nam Bắc Triều (420 - 589) - Nhà Tuỳ (581 - 618). Tiếp đó là một loạt các triều đại lần lượt thay thế nhau. Sang nhà Tuỳ đến nhà Đường (618 - 907). Thời Ngũ đại ở miền Bắc và Thập quốc ở miền Nam (907 - 960). Tống (960 - 1279). Nguyên (1271 - 1368). Minh (1368 - 1644) và nhà Thanh do người Mãn Châu thành lập từ 1644 - 1911 kết thúc. Đồng thời đây cũng là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc. Suốt từ khi nhà Hạ ra đời đến 1911 với cuộc cách mạng tư sản Tân Hợi lịch sử Trung Quốc trải qua hai thời kỳ: Chiếm hữu nô lệ và phong kiến. Những quan niệm, học thuyết tư tưởng có ảnh hưởng trực tiếp tới mỹ thuật Trung Quốc cổ Nho gia Trong thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc ở Trung Quốc xuất hiện nhiều nhà tư tưởng lớn, trong đó có Khổng Tử, người sáng lập ra Nho gia. Sau ông có nhiều nhà tư tưởng khác như Mạnh Tử, Đổng Trọng Thư, đã hoàn chỉnh học thuyết này. Khổng Tử (551 - 479 TCN) tên thật là Khổng Khâu, tự là Trọng Ni, người nước Lỗ. Ông sống thời Xuân Thu. Tư tưởng của ông gồm triết học, đạo đức, đường lối trị nước và giáo dục. Triết học có thể chi phối mọi mặt của con người. Đạo đức theo Khổng Tử gắn với các mặt Nhân - Lễ - Nghĩa - Tín - Dũng. Trong đó quan trọng nhất là Nhân. Hạt nhân đạo lý của Khổng Tử là khái niệm người quân tử. Ông đề cao lối sống tôn trọng trật tự xã hội đồng thời là phù hợp với trật tự thiên nhiên. Khổng Giáo đề cao lý trí. Nó cung cấp cho nghệ thuật, thơ ca một diện rộng đề tài về đạo đức xã hội mang nhiều ý nghĩa giáo huấn. Nó hướng con người vào những hoạ sĩ để khôi phục trật tự xã hội và xây dựng quốc gia vững mạnh. Người quân tử phải là tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Mỹ thuật Trung Quốc bị ảnh hưởng của tử tưởng Nho gia thể hiện ở hai đặc điểm, đó là tính mực thước và tính đăng đối. Hình tượng các hiền nhân quân tử các hiền nữ, thường xuất hiện trong mỹ thuật, nhất là ở các lăng mộ đời Hán. Đạo gia Người đề xướng học thuyết đạo gia là Lão Tử, sống vào thời kỳ Xuân Thu và Trang Tử là người kế tục. Học thuyết của Lão Tử lại nặng nề việc giải thích vũ trụ, vạn vật. Ông cho rằng nguồn gốc vạn vật, vũ trụ là một vật sinh ra trước trời đất gọi là Đạo. Từ Đạo mà sinh ra tất cả. Lão Tử còn đưa ra các mặt đối lập trong thế giới khách quan như cứng - mềm, tĩnh - động, yếu - mạnh Đạo vừa là nhịp điệu, vừa là sự chuyển động của vũ trụ, vừa là cuộc sống vừa là hư không. Lão Tử lấy ví dụ về sự thống nhất của: “có - không”. Ông ví như cái nhà: hình thể là có, nhưng trong có là khoảng trống không và như vậy mới tạo thành nhà, Tinh thần này cũng ảnh hưởng đến một thể loại tranh Trung Quốc. ở loại tranh này khoảng trống nhiều hơn khoảng vẽ màu. Điều đó tạo ra sự hài hoà, thống nhất giữa có và không. Theo tinh thần của đạo gia, sự cân bằng giữa các mặt đối lập như tĩnh - động (dáng), cứng - mềm (khối), nóng - lạnh (màu 60
  61. sắc), chắc chắn - chông chênh (thế), đã tạo ra các kiệt tác mỹ thuật. Phải chăng những tác phẩm như thế đã mang theo tư tưởng triết học biện chứng của Lão Tử. Phật giáo Phật giáo có nguồn gốc từ ấn Độ, vào Trung Quốc từ đầu công nguyên. Đến đời Đường phát triển thành quốc giáo. Khi vào Trung Quốc, Phật giáo đã được Trung Quốc hoá, vì vậy mang theo tinh thần và tư tưởng của dân tộc Trung Hoa. Nó gặp tư tưởng của Đạo giáo và cùng tác động mạnh mẽ đến thơ và hoạ. Do Đạo phật phát triển, nhiều kiến trúc chùa được xây dựng. Cùng với kiến trúc Phật giáo là nghệ thuật bích hoạ và điêu khắc Phật giáo cũng phát triển. Bích hoạ Đôn Hoàng là mảng tranh rất nổi tiếng của mỹ thuật Trung Quốc, mang tinh thần Phật giáo và phục vụ cho Phật giáo. Từ thời cổ đại, ở Trung Quốc đã xuất hiện nhiều trường phái tư tưởng. Đặc biệt thời Xuân Thu - Chiến Quốc đã diễn ra sự tranh giành nhau ảnh hưởng giữa các trường phái đó. Tuy vậy, đối với mỹ thuật ba trào lưu tư tưởng triết học và tôn giáo là Nho gia, Đạo gia, Phật giáo đã trực tiếp ảnh hưởng và góp phần tạo nên những đặc điểm của mỹ thuật Trung Quốc. 4.1.2. Sự phát triển của các loại hình nghệ thuật Kiến trúc Kiến trúc cung điện - Trong danh sách các di sản văn hoá thế giới, Trung Quốc có nhiều công trình nghệ thuật được ghi nhận bên cạnh các công trình nổi tiếng của nhiều nước khác trên thế giới như: Lăng Hoàng đế - Khu di tích Khổng Tử - Vạn Lý Trường Thành - Lăng mộ nhà Tần - Trường An, Tháp Lục Hoà, Tam Lăng, Cố cung, Thiên đàn, Di Hoà viên, - Nghệ thuật kiến trúc cổ đại Trung Quốc phát triển với sáu thể loại kiến trúc gồm kiến trúc cung điện, tôn giáo, lăng mộ, làm viên, đàn miếu và nhà ở. Kiến trúc Phật giáo - Vật liệu chủ yếu của kiến trúc cổ Trung Quốc là gỗ. Kiến trúc gỗ có nhiều ưu điểm nhưng không tránh khỏi một số hạn chế. Hạn chế lớn nhất là tồn tại không được lâu như kiến trúc gạch hay đá. Gỗ dễ bị mối mọt, cháy, Vì vậy kiến trúc cổ Trung Quốc hầu hết đã bị phá huỷ. Đến nay còn rất ít các di tích cổ. Có thể kể một vài công trình chùa cổ như: Nam thuyền tự (xây dựng năm 782), Phật Quang Tự (857), - Chùa hang: Trong kiến trúc Phật giáo Trung Quốc có một thể loại kiến trúc đặc biệt. Đó là thể loại chùa được tạo ra từ những quả núi, thường được gọi là chùa hang như chùa hang Mạc Cao, hay còn gọi là Thiên Phật động (động ngàn Phật) ở tỉnh Cam Túc. Thiên Phật động được bắt đầu xây dựng từ thế kỷ IV đến tận thế kỷ XIV. Trong X thế kỷ đó các nhà tu hành đã đào được một nghìn hang nhỏ trong lòng núi và trang trí cho Thiên Phật động bằng tranh vẽ trên vách hang và tượng cũng được đục ra từ núi. Đến nay Trung Quốc còn bảo tồn được 496 hang. Năm 1987 động nghìn Phật được ghi vào danh sách các di sản của văn hoá thế giới. Kiến trúc Phật giáo của Trung Quốc thường được xây dựng theo đồ án đơn giản. Phần quan trọng nhất trong chùa là Phật điện. 61
  62. Ngôi chùa sớm nhất của kiến trúc Phật giáo Trung Quốc là chùa Bạch mã. Tương truyền đây là nơi đầu tiên các cao tăng ấn Độ đến truyền đạo Phật. Điện Phật nổi tiếng còn lại đến ngày nay là điện phật chùa Phật Quang ở Ngũ Đài Sơn, thuộc tỉnh Sơn Tây, một trong hai công trình lớn bằng gỗ được xây dựng sớm nhất. - Tháp: Một phần khác không kém phần quan trọng trong kiến trúc chùa là tháp. Tháp được truyền từ ấn Độ vào Trung Quốc. Nhưng vào Trung Quốc, nó kết hợp với kiến trúc Trung Quốc và tạo ra phong cách riêng cho tháp Trung Quốc. - Trong nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc còn các thể loại kiến trúc khác như kiến trúc đàn miếu thờ núi sông, trời đất, đế vương, tổ tiên và cầu mùa. Đền miếu là nơi thờ các danh thần, danh tướng, văn nhân có công với dân, với nước. Gia miếu, từ đường cúng tế tổ tiên. Về thể loại đàn miếu có thể kể đến công trình kiến trúc nổi tiếng là “Thiên đàn” xây dựng năm Minh Vĩnh Lạc thứ 18 (1420). Rộng 4184 mẫu, gấp 4 lần diện tích Tử Cấm Thành. Kiến trúc Thiên Đàn gồm 2 phần: phần kiến trúc dành cho việc tế trời, nằm ở phía Đông, phía Tây là Trai cung, nơi Hoàng đế đến tắm gội và ăn chay trước khi làm lễ tế trời vào ngày Đông chí hàng năm. Đàn là một đài cao 3 tầng, xây bằng đá, một nhóm kiến trúc khác ở Thiên đàn là điện Kỳ niên, nơi vua đến làm lễ cầu được mùa hàng năm vào giữa mùa h Kiến trúc lăng tẩm của các Hoàng đế Trung Hoa - Người Trung Quốc cũng như mọi tộc người Châu á khác đều rất coi trọng việc xây dựng lăng mộ cho người chết. Các Hoàng đế lo việc này từ khi mới lên ngôi. - Những lăng tẩm còn lại của các hoàng đế cho ta biết lăng một Trung Hoa cổ thường gồm 2 phần: Phần nổi trên mặt đất và phần chìm trong lòng đất (ngoại cung hoặc địa cung). - Thập tam lăng là khu lăng mộ của nhà Minh đã được ghi vào danh sách di sản thế giới. Chu vi của Thập Tam lăng là 40km, ba mặt Bắc - Đông - Tây là núi. Vào lăng phải qua cổng gồm 5 cửa, cao 29m, có 6 cột chạm khắc rồng mây tinh xảo. Hai bên đường thần đạo có 12 cặp tượng thú bằng đá và 12 tượng người đá gồm 4 văn, 4 võ và 4 công thần. ở khu Thập tam lăng còn có Định lăng hay còn gọi là cung điện ngầm rất nổi tiếng. Cung điện ngầm được xây dựng ở độ sâu cách mặt đất 27m, diện tích 1195m2. Tất cả những điều trên cho ta thấy tài năng của người Trung Hoa cổ về mặt kiến trúc. Thập tam lăng của nhà Minh chỉ là một ví dụ. Ngoài ra còn rất nhiều công trình lăng tẩm khác. Vạn lý trường thành: Ngoài các công trình kiến trúc gỗ, trong kiến trúc Trung Hoa cổ còn thể loại kiến trúc gạch, đá. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của thể loại này là Vạn lý trường thành. Trường thành được xây dựng từ 3, 4 trăm năm TCN. Năm 221 TCN Tần Thuỷ Hoàng cho xây dựng nối liền các đoạn thành ở phía Bắc ba nước Tần - Yên - Triệu, đồng thời cho xây dài thêm hoàn thành dãy trường thành dài trên 5.000km. Đây là công trình lớn nhất thế giới do sức người xây dựng nên. Chiều cao bình quân của trường thành là 9m, nóc rộng 5,5m, đủ cho 10 người dàn hàng hoặc 5 kỵ binh một hàng qua lại dễ dàng. Trải qua mấy nghìn năm Trường thành vẫn đứng sừng 62
  63. vững và thu hút mọi người ở Trung Quốc cũng như trên thế giới đến đây chiêm ngưỡng. Nghệ thuật Điêu khắc Nghệ thuật điêu khắc của Trung Quốc xuất hiện từ rất sớm. Sớm nhất là thể loại điêu khắc trên ngọc hay còn gọi là ngọc điêu có cách đây 6.000 năm. Điêu khắc đá được phát hiện sớm nhất ở An Dương Hầu gia trang (Hà Nam), cuối đời Thương như bức Thạch điêu đầu hổ mình người cao hơn 37cm. Ngay từ thời Ân Chu đã tìm thấy nhiều đồ đồng, đồ chạm ngọc, đồ gốm trắng hình dáng đẹp, trang trí tỉ mỉ. Các hoa văn rồng, hoa lá, chim thú được cách điệu cao. Từ thời Hán, đạo Phật được truyền vào Trung Quốc. Cùng với việc xây dựng các công trình kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc cũng phát triển với nhiều thể loại: tượng phật, tượng thờ, tượng sư tử và các bức phù điêu rất đẹp thể hiện đề tài lịch sử như Chu Công giúp Thành Vương, Nhà điêu khắc nổi tiếng thời Đường là Dương Huệ Chi, ông là người mở đầu cho điêu khắc tượng Phật nghìn mắt, nghìn tay và 500 tương la hán. Trong số các tượng Phật có pho rất to lớn như tượng Phật Đại lư xá ở Long môn cao 17m thể hiện Phật ngồi tĩnh toạ bằng chất liệu đá, tỷ lệ đẹp và tình cảm tự nhiên. Tuy vậy đấy chưa phải là bức tượng lớn nhất. ở Nhạc Sơn -Tứ Xuyên có pho tượng Phật đứng cao 36m, ở Đông Hoàng (Cam Túc), có tượng Phật bằng đá mềm cao 33m Bức tượng phật được coi là bức tượng khổng lồ, lớn nhất thế giới là pho tượng phật Di Lặc ngồi cao 71m tại vùng núi Lạc Sơn (tỉnh Tứ Xuyên), được tạc vào đời Đường thế kỷ thứ VIII. Hình 4.1 63
  64. Tượng Phật ngồi lưng tựa vào vách núi phía Tây lăng Văn Sơn. Do đó tượng phật được gọi là Lăng Vân Đại phật hay Lạc Sơn Đại Phật. Đầu tượng cao 14m, rộng 10m, chân dung siêu phàm, lý tưởng nét mặt phương phi, kỳ vĩ. Mỗi mắt dài 3,3m, cân đối với độ cao từ bàn chân lên đầu gối (28m). Cùng với tượng, phù điêu cũng biểu hiện tài năng của người Trung Hoa cổ. Bức phù điêu “Chiêu lăng lục tuấn” (Lăng Đường Thái Tông) diễn tả 6 con ngựa mà khi còn sống Đường Lý Thế Dân thường cưỡi đi chinh chiến. Sáu con tuấn mã được diễn tả trong 6 tư thế đứng, đi, chạy, rong ruổi, rất sinh động. Nhà nghiên cứu mỹ thuật phi Hoanh đã ví “Chiêu lăng lục tuấn” với ngựa ở đền Pác tê nông (Hy Lạp). Năm 1974 ở gần Lâm Đồng (Trung Quốc) những người nông dân đã vô tình phát hiện một số tượng đất nung người và ngựa. Sau đó tiến hành khai quật, Trung Quốc đã tìm được hàng ngàn pho tượng to bằng người thật. Có tất cả 8.000 pho tượng đất nung, cao từ 1,6m đến 1,7m trong trang phục của nhiều binh chủng như bộ binh, xạ thủ bắn cung, nỏ đá, kỵ binh, chiến xa, chiến mã. Họ được chôn bên cạnh Tần Thuỷ Hoàng. Những pho tượng này đều được vẽ màu nhưng qua 2.000 năm màu sắc cũng bị phai đi nhiều. Những pho tượng này chúng ta có thể biết về trang phục, lịch sử, là nguồn tư liệu về quân phục, trang bị và vũ khí của quân đội thời Tần. Hội họa - Thể loại: gồm 2 loại chính: + Bích họa + Tranh trục: nhiều thể loại: - Tranh Phật đạo - Tranh nhân vật - Tranh phong tục - Tranh sơn thủy - Tranh hoa điểu - Tranh yên mã - Tranh lầu các - Tranh thảo trùng - Kỹ thuật: 2 lối vẽ chính: + Công bút: thiên về dụng công, kỹ lưỡng, hoàn thiện + Thần bút: thiên về phóng khoáng, linh hoạt, nảy sinh vào những lúc xuất thần - Họa sĩ tiêu biểu: hội họa thịnh vượng bắt đầu từ thời Nam Bắc Triều với hàng trăm danh họa, tiêu biểu nhất là Cố Khải Chi, Lục Thám Vi, Trương Tăng Dao 64
  65. Hình 4.2. Thanh minh thượng hà đồ - Lý luận: “Lục pháp luận” của Tạ Hách 4.2. Mỹ thuật Ấn Độ 4.2.1. Đặc điểm chung Khái quát về địa lý, lịch sử và tôn giáo - Có quá trình phát triển trên 5000 năm lịch sử - Hình thành từ 3000 năm TCN tương đương với văn minh Trung Hoa, Ai Cập, Lưỡng Hà Cơ sở tạo nên những đặc điểm truyền thống a.Những đặc điểm về thiên nhiên - Ấn Độ nằm ở Nam châu Á,bao gồm ba dạng địa hình chính + Đồng bằng Ấn-Hằng + Núi Hymalaya + Cao nguyên Deccan - Khí hậu Ấn Độ nhiệt đới, biến thiên rất mạnh giữa 2 cực nóng-ẩm rất khắc nghiệt. b.Những truyền thống chi phối nghệ thuật - Kinh Veda là hiểu biết gồm có bốn tập: Rích vêđ, Xamavêđa, Yaga vêđa, Atác va vêđa. Ba tập đầu quan trọng, tập đầu là quan trọng nhất - Sử thi: có hai bộ sử thi truyền miệng độ sộ nhất, được ghi chép từ khẩu ngữ và dịch ra chữ Phạn: + Mahbharata, gồm 220.000 câu thơ, nội dung phản ánh cuộc đấu tranh giữa hai dòng họ Bharata để tranh giành quyền lực. + Ramayana, gồm 48.000 câu thơ, nội dung phản ánh tình duyên giữa hoàng tử Rama và người vợ chung thuỷ Sita được hoá thân từ vị thần Visnu. Hai bộ sử thi được coi là hai viên ngọc quí trong kho tàng văn học của và niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ và thế giới. 65
  66. Các giai đoạn phát triển a.Giai đoạn 1: Nền văn hóa sông Ấn b.Giai đoạn 2: Nền văn hóa Ấn Aryan (Ấn Âu) c.Giai đoạn văn hóa Trung cổ (770-1200) d.Giai đoạn văn hóa Ấn Độ - Hồi Giáo (1200-1803) e.Giai đoạn văn hóa Ấn Độ hiện đại (đầu TK XIX đến nay) Sự phát triển của các loại hình nghệ thuật Kiến trúc Chia làm 2 loại: - Kiến trúc cung đình - Kiến trúc tôn giáo → trong đó kt tôn giáo là loại hình bộc lộ rõ tài năng của các kts Ấn Độ Kiến trúc cổ của các nước phương Đông có đặc điểm là thường gắn với tôn giáo. Người phương Đông rất trọng tâm linh, do đó họ thường tập trung sức lực của cải vào xây dựng các đền, tháp đồ sộ để cầu mong Thần phù hộ. Đất nước Ấn Độ có nhiều tôn giáo lớn cùng tồn tại: + Cổ nhất là đạo Bàlamôn (2000 năm TCN), cơ sở của nó là kinh Veda, sau đó đạo này đổi thành Ấn Độ giáo + Phật giáo ra đời muộn hơn, được sáng lập vào khoảng cuối thế kỷ VI TCN + Đến thế kỷ XVI, quân Môgôn xâm lược Ấn Độ, đạo Hồi theo chân các Hoàng tử nhập vào Ấn Độ. + Đạo Jain (kì na) + Đạo Xích (Đệ tử) Kiến trúc cổ của Ấn Độ mang đậm dấu ấn của ba tôn giáo lớn: 4.2.2. Thành tựu MT của MT Ấn Độ Kiến trúc theo phong cách Ấn Độ giáo: - Đến thế kỉ VII, khi Phật giáo suy yếu, Bàlamôn có dịp hưng thịnh trở lại. Từ thế kỉ VII-IX được bổ sung đối tượng sùng bái (nhiều vị thần khác), và sửa đổi lại những lễ nghi, từ đó Bàlamôn chuyển thành đạo Hinđu. Nhưng đối tượng sùng bái của Hinđu vẫn là 3 vị thần chính: Brama, Siva, Visnu.(Ấn Độ giáo cho phép thờ nhiều thần linh). Ngoài các vị thần trong tự nhiên, Hinđu thờ nhiều loại động vật, trong đó khỉ và bò là hai loại động vật đựơc sùng bái nhất.Triết lý vẫn coi trọng thuyết luân hồi (kiếp sau), Hinđu vẫn coi trọng chế độ đẳng cấp.Ngày nay có trên 84% dân số Ấn Độ đi theo đạo Hinđu và Hinđu đã truyền bá sang nhiều nước trên thế giới. (đặc biệt là khu vực Đông nam Á có Việt Nam) - Các kiến trúc theo phong cách Ấn Độ giáo tiêu biểu - Đền Lingaragia (tk X) ở Đông Bắc Ấn Độ - Đền Khajuraho (tk X) ở Trung Bắc Ấn Độ - Đền Tridambarama (tk XI) ở Tanggio - Đền Madura (tk XVIII) ở Nam Ấn Độ 66
  67. → Đền Khajuraho là một khu quần thể kiến trúc cực kỳ đồ sộ bao gồm 22 ngôi đền liên kết lại. Khu đền này xây dựng theo ước vọng của các vị vua sùng Ấn Độ giáo của hoàng triều Chandella ở miền Trung Ấn Độ, khoảng tk X-XI SCN. Trong vòng 100 năm, các tín đồ Ấn Độ giáo đã xây dựng cả thảy 85 khu đền mang tên thần Siva (thần sáng tạo) và các vị thần trong hệ thống thần linh Ấn Độ giáo. Khu đền Khajuraho là một trong số đó. Do sự thay đổi của lịch sử, của xã hội, của sự chuyển dịch các vương triều và của cả tự nhiên, người Ấn Độ hầu như quên mất đền Khajuraho. Đến năm 1839, do tình cờ lúc tiến sâu vào rừng già, người đội trưởng của đội công binh Hoàng gia Bengal là T.S Burt đã phát hiện ra 7 trong số 22 ngôi đền của Khajuraho. Kiến trúc của Khajuraho thành công về nhiều mặt: về cách tạo hình, về bố cục, về quan hệ kiến trúc với không gian tự nhiên Đền được đặt trên một nền đá cao tới vài mét so với mặt đất đã tôn thêm vẻ hoành tráng, thiêng liêng cho công trình. Nét nổi bật là kt Khajuraho đã bao quát được chủ đề chính, đó là sự giao hòa giữa thần linh và con người, giữa con người với tạo vật của quan niệm triết học phương Đông: Thiên-Địa- Nhân hợp nhất. Kiến trúc theo phong cách Phật giáo - Đạo Phật ra đời thế kỉ VI TCN. (Thiên niên kỉ I tCN). Theo truyền thuyết, người sáng lập là Xích đạt ta, hiệu là Xakiamuni thường gọi là phật Thích Ca Mâu Ni. (Năm 29 tuổi bắt đầu đi tu, năm 35 tuổi thì tìm thấy nguồn gốc của sự đau khổ và con đường cứu vớt. ) - Tư tưởng đạo Phật chống lại Bàlamôn. Học thuyết đạo Phật chủ yếu tập trung vào nỗi khổ và sự giải thoát. - Nội dung chủ yếu tập trung vào tứ diệu đế + Khổ đế: chân lí nói về nỗi khổ (sinh, lão, bệnh, tử) + Tập đế: chân lí nói về nguồi gốc nỗi khổ + Diệt đế: Chân lí nói đến sự chấm dứt nỗi khổ + Đạo đế: Con đường diệt khổ bằng cách đi tu - Đạo phật không chủ trương xoá bỏ chế độ đẳng cấp, nhưng tuyên truyền sự bình đẳng, mở đường giải thoát về tinh thần. Từ thế kỉ VI TCN đến năm 100 sau công nguyên, trải qua bốn lần đại hội, soạn thảo về qui chế, chấn chỉnh về tổ chức, đạo phật phát triển rộng rãi ở Ấn Độ và trên thế giới. - Sau lần đại hội thứ 4, cải cách giáo lí, đạo Phật được hình thành 2 giáo phái đó là: + Đại Thừa: theo người Ấn Độ, đây là cỗ xe lớn, con đường cứu vớt rộng, chỉ cần những người có lòng tin hướng về phật là được cứu vớt, không cần phải tu hành khổ hạnh. + Tiểu Thừa, cỗ xe nhỏ, con đường cứu vớt hẹp, phải tu hành khổ hạnh mới được cứu vớt. Về sau đạo Phật được truyền bà ở nhiều nước ở Châu Á trong đó có Việt Nam. Các kiến trúc theo phong cách Phật giáo tiêu biểu 67
  68. - Tháp Đại Stupa ở Santchi: Sanchi là một ngôi làng nhỏ ở Ấn Độ, cách Bhopal 46 km về phía Đông Bắc và cách Besnagar 10 km và Vidisha nằm ở trung tâm bang Madhya Pradesh. Đây là địa điểm có nhiều kiến trúc Phật giáo có niên đại từ thế kỷ 3 TCN đến thế kỷ 12. - Đại bảo tháp ở Sanchi được xây dựng vào thế kỷ 3 TCN, dưới thời kỳ trị vì của Đại đế Ashoka. Hạt nhân của nó là một cấu trúc vòm bằng gạch được xây dựng theo kiểu mẫu vũ trụ Phật giáo. Xuyên qua tâm vòng tròn là một cột trụ vươn lên, qua đỉnh vòm, tượng trưng cho cột đỡ vũ trụ. Trên cùng của nó là 3 đĩa tròn, biểu thị Tam bảo. - Bảo tháp được vây quanh bởi một hàng rào đá và có 4 cổng đá ở 4 phương chính, mỗi cổng có 3 xà ngang. Các hình cây bồ đề, hoa sen, bảo tháp, pháp luân được chạm khắc tỉ mỉ ở các xà ngang này. Các trụ vuông được khắc những hình ảnh minh họa bản sinh kinh, những câu chuyện về tiền kiếp của Phật. - Chùa hang ở Ajanta: Trên cao nguyên Deccan, hang động Ajanta đã bị lãng quên trong một thời gian dài. Vào năm 1819, một nhóm người Anh đi săn cọp trong khu vực này đã tình cờ phát hiện hệ thống hang động Ajanta. Hang động được bố trí theo dạng hình móng ngựa, khoét sâu vào bên trong vách núi đá thẳng đứng cao 76m. Phức hợp chùa-hang Ajanta gồm 30 chùa được khoét vào vách núi, tất cả làm thành một hình vòng cung lớn ôm lấy con suối chảy qua trước mặt. Các chùa-hang này bắt đầu được xây dựng vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, tiếp tục cho đến tận thế kỷ 9. - Tất cả các ngôi chùa nằm san sát nhau, người ta gọi tên theo số, từ ngôi chùa I cho đến ngôi chùa XXX, trong đó ngôi chùa IX và ngôi chùa X là hai công trình được tạo tác sớm nhất Hình 4.3 68
  69. Hình 4.4 - Mặt ngoài, mỗi ngôi chùa thường có khoảng 20 cột đá đục đẽo liền từ núi đá nguyên thủy, rồi chạm khắc, trang trí công phu. Bước qua hàng hiên là tới đại sảnh, hai bên có hai dãy trai phòng, nơi cư ngụ của các nhà sư. Có những ngôi chùa rất lớn như chùa hang XVI, gian hành lễ rộng đến 400m2. Chùa hang I, chùa hang II cũng có những phòng lễ hội rộng mênh mông với những cột lớn được chạm khắc tỉ mỉ và các đường soi nuột nà. Chân cột vuông, đỉnh cột có vầng tròn áp trần hang trang trí những tràng hoa lớn công phu. Chùa hang XXVI có các hàng cột vĩ đại đỡ ngạch cửa khổng lồ với những hình chạm trổ tinh mĩ. Hình 4.5 69
  70. - Nói đến Ajanta là phải nói đến các nghệ thuật phù điêu, những bức bích họa đặc sắc Hình 4.6 Tại Ajanta, nhiều thạch động được trang trí bằng những bức bích họa rất tinh xảo, mô tả cuộc đời đức Phật và những câu chuyện trong kinh bổn sanh với những mầu sắc tươi sáng được hòa trộn thật khéo léo. Rất nhiều cửa động được trang trí bằng nhiều hình tượng lớn nhỏ đủ dạng đủ hình thái của các vị thần, Bồ tát, Phật và chúng sinh. Trên mọi vách tường của các phòng trong thạch động đều có những bức phù điêu hay hình tượng thật linh động về Phật, và về cuộc đời. Các họa sĩ và các nhà điêu khắc đã khéo léo đem nghệ thuật vào từng tác phẩm của mình. Họ đã diễn đạt trọn vẹn ý nghĩa của cuộc đời với chúng sinh với đời sống đa dạng qua các thuyết căn bản của Phật cũng như bản tính hiền hoà từ bi của ngài qua những đường nét, những nét khắc mềm mại uyển chuyển sống động. Kiến trúc theo phong cách Hồi giáo tiêu biểu - Kiến trúc tháp tròn sắc thái Hồi giáo: đền Tadj Mahall Taj Mahal là một lăng mộ nằm tại Agra, Ấn Độ. Hoàng đế Môgôn Shah Jahan (gốc Ba Tư, lên ngôi năm 1627); trong tiếng Ba Tư Shah Jahan có nghĩa là "chúa tể thế giới" đã ra lệnh xây nó cho người vợ yêu dấu của mình là Mumtaz Mahal. Công việc xây dựng bắt đầu năm 1632 và hoàn thành năm 1648. Taj Mahal nói chung được coi là hình mẫu tuyệt vời nhất của Kiến trúc Môgôn, một phong cách tổng hợp các yếu tố của các phong cách Kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, và Hồi giáo. Tuy phần mái vòm bằng đá cẩm thạch trắng của lăng là phần nổi bật nhất, thực tế Taj Mahal là một tổng hợp các phong cách kiến trúc. Trong khi các công trình Môgôn chủ yếu được xây bằng đá sa thạch đỏ, Shah Jahan đã ủng hộ việc sử dụng đá marble trắng được khảm các loại đá bán quý khác. Cổng mái vòm của nó phản ánh hình ảnh cổng mái vòm của ngôi mộ, và trên các vòm cung pishtaq của nó được trang trí bằng những nét chữ viết. Cổng được trang trí với các motif hoa lá theo kiểu phù điêu đắp nổi thấp và pietra dura (khảm). Những vòm trần và những bức tường được trang trí các hình học phức tạp, như những hình được tìm thấy tại các công trình xây bằng đá sa thạch khác trong phức hợp. 70
  71. 3. Điêu khắc - Huyền bí, lý tưởng nhưng cũng rất tự nhiên Đại diện là điêu khắc ở đền Đại Stupa Santchi: Sanchi là một trong những thành tích gắn với cuộc đời và sự nghiệp của vị vua Asôka (A Dục), người có công rất lớn trong việc truyền bá đạo Phật ra ngoài biên giới Ấn Độ. Ngoài giá trị kiến trúc, tháp còn là những nơi lưu giữ cho muôn đời sau những tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ. Đại tháp với bốn chiếc cổng được tạo nên trên mặt các thanh đá, bao phủ kín bằng những hình ảnh chạm khắc thể hiện nhiều chủ đề khác nhau: các biểu tượng Phật giáo, truyền thuyết Phật giáo, cỏ cây, hoa lá, chim thú, thần linh Quả thật, hầu như mảng điêu khắc nào của đại tháp Sanchi cũng đều xứng đáng là kiệt tác nghệ thuật. Hội họa - Nội dung: kể lại truyền thuyết, các đoạn đời khác nhau của đức Phật - Phong cách: thống nhất dù cách nhau hàng trăm năm + Hội họa Ajanta - Hội hoạ Ấn Độ sáng chói với những bức bích hoạ nổi tiếng còn lưu lại được trên những vách hang trong phức hợp chùa hang Ajanta. Các chùa hang ở Ajanta chứa những bức họa đẹp nhất của nghệ thuật Phật giáo. Dày đặc trên các mái vòm ở các vách chùa hang là những bức tranh màu đặc sắc. Trong các ngôi chùa hang có nhiều tranh vẽ bằng màu đỏ, xanh lá cây, xanh lam trên nền đá cẩm thạch, mô tả sinh động những điển tích Phật giáo. Đó là những tác phẩm mỹ thuật vừa lộng lẫy vừa thiêng liêng. Có nhiều bức tranh vẽ các tích Phật cùng nhiều bức tranh mô tả cuộc sống nhiều mặt của người dân Ấn đương thời. Chùa hang XVIII nổi tiếng với bức bích họa lớn vẽ một phụ nữ và một đứa trẻ, gương mặt họ bừng lên khao khát hướng tới sự giải thoát. Đó là vợ và con của Đức Phật. 4.3. Mỹ thuật Nhật Bản 4.3.1. Đặc điểm chung Nhật Bản - Nước Nhật gồm các đảo hợp lại thành một quần đảo hình cánh cung - Ngọn núi cao và nổi tiếng nhất được coi là biểu tượng của Nhật Bản: Fuji (núi Phú Sĩ) - Người Nhật Bản ít hướng đến những gì huyền bí mà quan tâm đến những điều thiết thực Những quan niệm của người Nhật Bản về nghệ thuật - Truyền thống tín ngưỡng lâu đời của người Nhật Bản là Thần đạo (Shintoisme) - Các nghệ sĩ Nhật Bản đi tìm cái đẹp, cái duyên trong cái không hoàn thiện. Họ cho rằng chính trí tưởng tượng của con người sẽ bổ sung cho sự không hoàn thiện đó, vì thế, họ chuộng cái tự nhiên - Sự hình thành của nghệ thuật Nhật Bản xuất phát từ nhiều nguồn, trong đó ảnh hưởng của Trung Quốc khá rõ 71
  72. - Dân tộc Nhật Bản vốn là một dân tộc mang đậm bản sắc riêng nên trong bất kỳ một thời kỳ nào kể cả thời hiện đại, những nét truyền thống vẫn được người Nhật duy trì và gìn giữ 4.3.2. Thành tựu MT của MT Nhật Bản - Thời kỳ Nara (710-749) - Thời kỳ Heian (Kyoto ngày nay) (794-1185) - Nền văn hóa Muromachi (1333-1573) Sự phát triển của mỹ thuật Kiến trúc - Kiến trúc nguyên thủy mang tinh thần Thần đạo: sử dụng chất liệu trong thiên nhiên ở trạng thái nguyên sơ, không gia công chạm trổ, đẽo gọt. - Kiến trúc ảnh hưởng kiến trúc Phật giáo Trung Quốc - Kiến trúc vườn: là tác phẩm nghệ thuật, có giá trị thẩm mỹ và bộc lộ tư tưởng, triết lý * Kiến trúc bảo tháp - Mỗi phần cấu trúc của ngôi chùa 5 tầng đều làm bằng gỗ. Khi gỗ gặp phải sức ép, nó có thể cong oằn nhưng không dễ dàng bị gãy. Khi sức ép qua đi, gỗ lại trở về hình dáng cũ của nó. Do tính linh hoạt đó nên nó có thể chịu được sức ép của động đất. - Những thanh gỗ được đóng lại với nhau và hầu như chẳng dùng cái đinh nào mà chỉ được gắn bằng cách gắn đầu của những thanh gỗ đã được đục mỏng và hẹp hơn vào trong khe. Vì vậy, khi mặt đất bắt đầu rung chuyển thì mặt tiếp xúc ở những điểm nối này vặn vẹo và cọ xát vào nhau. Việc này giúp cho năng lượng của trận động đất không truyền lên phía trên cao của tòa tháp. Có khoảng 1000 chỗ nối lỗ mộng trong một ngôi chùa 5 tầng giúp cho toàn bộ cấu trúc này uyển chuyển như konnyaku (một loại thực phẩm đông đặc và trong suốt). - Nếu như để một thanh konnyaku dài đứng trên một đầu của nó, nó sẽ không đứng thẳng được. Nhưng 5 miếng hình khối thu nhỏ dần, xếp cái này chồng lên cái kia thì sẽ đứng thẳng. Nhật Bản gọi đó là “go ju no to” - (tháp 5 lớp). Ngôi chùa căn bản là một số cấu trúc hình hộp được xếp chồng lên nhau. Những “cái hộp” gắn liền với nhau bằng những mấu nối lỗ mộng. Khi mặt đất rung chuyển, từng lớp của cái hộp từ từ đu đưa và độc lập với những cái khác. - Mỗi lớp hộp được phép đung đưa nhẹ, vừa phải nhưng nếu chúng lắc lư quá xa khỏi trung tâm thì chúng sẽ rớt đổ. Cách đây khá lâu, khi quan sát một ngôi chùa năm tầng trong một trận động đất lớn, người ta thấy rằng,:khi lớp hộp dưới cùng xoay qua bên trái, thì cái hộp nằm trên xoay sang bên phải, còn cái hộp trên nữa lại xoay sang trái, cứ như vậy. Điêu khắc 72
  73. - Phật Giáo truyền vào Nhật Bản vào khoảng thế kỷ thứ 6, do các vị truyền giáo đại sư người Hàn Quốc và sau đó là các vị Tăng Trung Quốc, cho nên nghệ thuật điếu khắc, hội họa và kiến trúc của Phật Giáo Nhật Bản chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Phật Giáo của hai nước này, nhất là văn hóa Phật Giáo Bắc Truyền Trung Quốc đời nhà Đường, nhiều nghệ nhân và Tăng sĩ Nhật Bản sang Trung Quốc học hỏi và mang các tranh tượng cũng như văn bản về Nhật Bản, sau đó chính họ là những con người nền móng, hình thành và phát triển thành nghệ thuật Phật Giáo Nhật Bản. - Thời kỳ nhà Đường, nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc mang nặng ảnh hưởng của vương triều Cấp-đa (sa.gupta) tại Ấn Độ, và vì vậy, ảnh hưởng này cũng được truyền sang Nhật Bản. Đây cũng chính là dòng nghệ thuật chính tạo nên phong cách nghệ thuật văn hóa Phật Giáo Nhật Bản. - Nghệ thuật điêu khắc tượng Phật của Phật Giáo Nhật Bản đã đạt đến trình độ nghệ thuật rất cao. Đặc biệt trong lĩnh vực tạc tượng, các nghệ nhân đã hoàn tất nhiều bức tượng đặc biệt tả chân bằng gỗ, thường được tô họa và trang trí với cặp mắt bằng thủy tinh, đồng thời nụ cười mỉm trong các gương mặt đã nhường chỗ cho nét mặt yên tĩnh, hiền dịu. - Từ thế kỉ thứ 8, nghệ thuật Phật Giáo Nhật Bản bắt đầu khác biệt phong cách của các nước láng giềng với kĩ thuật sơn đặc biệt của người Nhật. - Nghệ thuật điêu khắc tôn giáo nhất là tượng Phật của Phật Giáo, ngoài trình độ chuyên môn về nghệ thuật thẩm mỹ ra người thợ điêu khắc còn cần sự hợp nhất về tâm của chính mình vào tượng Phật, để làm sao đưa được lòng từ của Phật, trí tuệ của Phật và Phước báo của Phật vào tượng, để khi chiêm ngưỡng lễ bái người và tượng như tương ưng được với nhau "cảm ứng đạo giao", như vậy mới là đạt đến sơ quả của điêu khắc tượng Phật, và các nghệ nhân Nhật Bản thể hiện được việc này rất tốt vì vậy nét đặc trưng tượng Phật của Nhật Bản được thể hiện rõ ràng và không thể lẫn lộn với tượng của các tượng Phật của nước khác. Đây chính là điểm chính của nghệ thuật tượng Phật Nhật Bản. Hội họa - Tranh khắc gỗ Nhật Bản không diễn tả theo lối hiện thực mà chú ý đến nhiều chất trang trí bộc lộ qua đường nét, màu sắc 73