Giáo trình nội bộ Trang trí tranh tường - Trường Cao đẳng Lào Cai

pdf 16 trang Gia Huy 2180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình nội bộ Trang trí tranh tường - Trường Cao đẳng Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_noi_bo_trang_tri_tranh_tuong_truong_cao_dang_lao.pdf

Nội dung text: Giáo trình nội bộ Trang trí tranh tường - Trường Cao đẳng Lào Cai

  1. UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔN HỌC: TRANG TRÍ TRANH TƯỜNG Lưu hành nội bộ, 2019 1 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Vẽ tranh tường là một phần rất quan trọng trong bố cục chung của không gian nội thất. Người thiết kế cần phải biết kết hợp giữa màu sắc và chất liệu chủ đạo để làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho không gian. Ngay từ xa xưa khi con người biết quan tâm tới cái đẹp thì không gian ở, sinh hoạt chính là nơi thể hiện những sở thích, lối sống hay tôn giáo, của cá nhân hoặc cả cộng đồng. Xã hội ngày càng phát triển hiện đại, cùng với sự phát triển của kinh tế, con người ngày càng chú ý hơn đến việc làm đẹp. Không chỉ làm đẹp cho bản thân. Mà ngày nay người ta càng chú ý hơn đến việc làm đẹp cho không gian sống xung quanh mình nhiều hơn. Vẽ tranh tường là một trong những phương pháp trang trí cho không gian sống được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay. Người ta sử dụng nghệ thuật này phổ biến trong vẽ tranh tường phòng khách, phòng ngủ, quán cafe hay trường mầm non, Vậy nên đấy chính là lý do tôi quyết định viết cuốn giáo trình này để mọi người có thể học và tham khảo. Trong quá trình viết giáo trình dưới sự chỉ đạo và quan tâm của ban giám hiệu cũng như sự góp ý giúp đỡ và cung cấp tư liệu của các đồng nghiệp để tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Xin chân thành cảm ơn! Lào Cai, tháng năm 2019 Người biên soạn Nguyễn Huy Hiệp 3 1
  4. MỤC LỤC Tên môn học: Trang trí tranh tường 5 Bài 1.1: Sơ lược sự phát triển của tranh tường 5 I. Đặt vấn đề 6 1. Khái niệm chung về nghệ thuật trang trí tranh tường 6 2. Sơ lược về sự xuất hiện của tranh tường và quá trình phát triển 6 3. Sự khác biệt giữa tranh tường và các thể loại tranh khác 8 4. Đặc điểm của tranh tường 8 Bài 1.2: Phương pháp thể hiện một bức phác thảo tranh tường 10 I. Lý thuyết về phương pháp thể hiện một bức phác thảo tranh tường 10 1. Nội dung đề tài và hình thức thể hiện 10 2. xây dựng bố cục 10 3. Thể hiện bằng mầu 11 II. Thực hành 11 III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 12 Bài 1.3: Vẽ 1 bức tranh tường (Kt 60x80cm). 13 I. Lý thuyết về phương pháp thể hiện một bức phác thảo tranh tường 13 1. Nội dung đề tài và hình thức thể hiện 13 2. xây dựng bố cục 13 3. Thể hiện bằng mầu 14 4. Phóng tranh 14 5. Hoàn thiện tranh 15 II. Thực hành 15 III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 15 Tài liệu tham khảo 15 4 1
  5. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Trang trí tranh tường Mã môn học: MH20 I. Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: Sau trang trí cơ bản, trang trí đồ họa, bố cục chất liệu - Tính chất: Là môn học chuyên ngành, cung cấp cho học sinh kiến thức, khái niệm chung về nghệ thuật trang trí tranh tường, biết cách trang trí tranh tường. II. Mục tiêu môn học Kết thúc môn học người học đạt được - Về kiến thức + Người học trình bày được sự khác nhau của tranh tường và các thể loại tranh khác + Nêu được các bước xây dựng một bài trang trí tranh tường - Về kỹ năng + Vẽ trang trí được một bức tranh tường ở dạng đơn giản để phục vụ mục đích chính trị, văn hóa XH một cách cụ thể. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Tham gia tích cực vào các giờ giảng + Thể hiện năng lực tự học thông qua các bài học có nội dung tương tự III. Nội dung môn học Bài 1: Sơ lược sự phát triển của tranh tường A. Mục tiêu của bài Kết thúc bài người học đạt được - Kiến thức + Người học trình bày được sơ bộ về lịch sử hình thành của bộ môn trang trí tranh tường. + Trình bày được sự khác biệt của tranh tường và các thể loại tranh khác. + Nêu được đặc điểm của tranh tường - Năng lực tự chủ và trách nhiệm + Người học phát huy được khả năng tự học, tự tìm hiểu thêm về bộ môn trang trí thông qua tài liệu sách báo, internet B. Nội dung 5 1
  6. I. Đặt vấn đề 1. Khái niệm chung về nghệ thuật trang trí tranh tường Tranh tường là một thể loại tranh độc lập được vẽ lên tường để phục vụ cho đông đảo quần chúng nhân dân, nó chứa đựng nội dung rộng lớn, không đòi hỏi sự nhất quán về thời gian, không gian luật xa gần và các yếu tố quy luật khác: Tranh tường có nội dung quy mô rộng lớn nó xuất hiện nơi đông người nhằm thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội nên nó phải mang được đầy đủ 3 tính chất và đặc điểm sau: - Tính hoành tráng Một bức tranh tường có thể biểu hiện nhiều nội dung, sự việc với nhưng mảng chủ đề lớn liên kết thành một bố cục thống nhất. - Tính liên hoàn Nó liên kết một sự kiện hoặc một loạt sự kiện để biểu đạt nội dung tư tưởng của bức tranh. Thí dụ bức tranh thể hiện sự phát triển của đất nước có thể biểu đạt từ thời kỳ dựng nước, giữ nước, cuộc chiến tranh cách mạng và toàn dân xây dựng đất nước trên con đường công nghiệp hiện đại - Tính phổ cập Vì tranh tường phục vụ cho đông đảo các đối tượng xem nên bản thân nó phải mang tính xã hội. Tranh tường có thể phát triển từ nhiều đề tài nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm: Ca ngợi, tố cáo, tưởng niệm, giáo dục, răn đe 2. Sơ lược về sự xuất hiện của tranh tường và quá trình phát triển 2.1 Thời Tiền sử Tranh tường xuất phát từ phương tây. "Tường" lúc đầu chỉ là vách đá trong hang động. Các nhà khảo cổ đã khám ra bức tranh xưa qua kiểm tra xác định bằng phóng xạ carbon có niên đại khoảng 37.000 năm về trước từ Thời đại đồ đá cũ trong hang Chauvet, thuộc Ardèche, miền Tây Nam nước Pháp. Năm 2007 tại di chỉ Abri Castanet, ngành khảo cổ lại phát hiện phiến đá nặng khoảng 1.5 tấn với bức họa được cho là cổ nhất đến nay, thuộc văn minh Aurignacian. Nền văn minh này có mặt không những ở Pháp, Đức, và cả miền Bắc nước Ý. Họa tiết ở Abri Castanet khá đa dạng, vẽ hình ngựa và biểu tượng bộ phận sinh dục nữ. Nét khắc chạm có phần thô ráp, không tinh xảo bằng các bức vẽ động vật được tìm thấy năm 1994 trong hang Chauvet (Hình 1.1). 6 1
  7. Hình 1.1 2.2 Thời cổ đại Cổ đại Ai Cập và cổ đại Hy-La cũng thực hiện tranh tường như khai quật ở phế tích Pompeii (Hình 1.2). Sang thời Phục Hưng kỹ thuật bích họa phổ biến mạnh ở Âu châu, được dùng để trang trí nhiều công trình kiến trúc tôn giáo. Á châu có một số di chỉ nổi tiếng còn lưu lại những bức họa trên vách đá, trong đó có hệ thống hang động Ajanta, Ấn Độ và hang Long Môn ở Trung Hoa. Ở Mỹ châu nền văn minh Maya cũng đóng góp những bức vẽ rực rỡ như ở di chỉ San Bartolo, Guatemala. Hình 1.2 2.3 Hiện đại Thời hiện đại họa sĩ người México có biệt tài vẽ tranh tường, tạo ra trường phái "muralista" của Diego Rivera (Hình 1.3). 7 1
  8. Hình 1.3 3. Sự khác biệt giữa tranh tường và các thể loại tranh khác Tranh tường là tranh nghệ thuật nhưng là loại tranh riêng biệt không giống các thể loại tranh hội họa khác, vì nó được thể hiện với phong cách riêng ở kích cỡ lớn, ở nội dung rộng, ở sự thể hiện không bị phụ thộc những đòi hỏi nhất quán về thời gian , không gian và nhiều yếu tố khác. Tranh tường không phải là tranh cổ động phóng to vì nó có điều kiện đề cập đến nhiều yếu tố và nội dung, có ý nghĩa lâu dài, tranh tường gắn liền với các công trình kiến trúc. Ngoài nội dung cụ thể của tranh nó còn có ý nghĩa về mặt trang trí cho nội thất hoặc ngoại thất của công trình kiến trúc đó Có hai loại tranh tường chính - Thể loại tranh tường mang nội dung cụ thể: chiến đấu, ca ngợi cuộc sống, răn dậy, giáo đục có tính bố cục chặt chẽ, có nhiều hình ảnh để liên kết thành một sự kiện. - Loại tranh tường trang trí: chủ yếu làm đẹp cho môi trường đó với hình thuức sinh động phong phú chủ yếu nhằm tôn giá trị của không gian đó. 4. Đặc điểm của tranh tường Là tác phẩm mang tính độc lập, hoành tráng và liên hoàn. Bố cục và cách tạo hình trong tranh mang tính ước lệ cao, có thể chồng chéo đa diện những không gian ảo để hòa làm một không gian thực, tranh tường luôn gắn bó với kiến trúc và môi trường xung quanh nó. Về hình thức nó bỏ qua sự nhất quán về không gian, thời gian, không bị luật xa gần chi phối. Phong cách thể hiện đa dạng, có thể sử dụng mảng, nét, có thể diễn tả khối hoặc thể loại trang trí, đồ họa ,nhằm phục vụ đúng nội dung chủ đề và phù hợp môi trường . 8 1
  9. Tuy nhiên tranh tường luôn phải tuân theo các nguyên lý chung của hội họa. Phải có trọng tâm, có mảng chính, mảng phụ, nội dung chủ đạo và các nội dung khác. Phải đáp ứng các quy luật chung là sắp xếp các mảng sáng tối, to nhỏ, trung gian, tạo được nhịp điệu chung của toàn bộ bố cục một cách hợp lý và đẹp mắt. Mầu sắc phải được phối hợp một cách sinh động và hấp dẫn gây được thẩm mỹ tốt cho người xem. Tranh tường là thể loại tranh có tính chất lâu dài chủ yếu đặt ở ngoài trời, ở những nơi đông người vì vậy nó phải được sử dụng bằng những vật liệu bền vững mới chịu được sức tàn phá của thiên nhiên. 9 1
  10. Bài 1.2: Phương pháp thể hiện một bức phác thảo tranh tường A. Mục tiêu Kết thúc bài người học đạt được. - Kiến thức + Người học trình bầy được phương pháp thể hiện một bức phác thảo tranh tường - Kĩ năng + Người học thực hiện được phương pháp thể hiện một bức phác thảo tranh tường - Năng lực tự chủ và trách nhiệm + Thực hiện khả năng tự học thông qua những phác thảo khác nhau về cùng nội dung B. Nội dung I. Lý thuyết về phương pháp thể hiện một bức phác thảo tranh tường Tranh tường muốn được thể hiện trước tiên phải có tranh phác thảo thể hiện trên giấy. Ở nhà trường do không có điều kiện nên người học chỉ dừng ở giai đoạn vẽ một bức phác thảo tranh tường trên giấy với mức độ kỹ và sâu. Muốn làm được bức phác thảo tranh tường ta phải thông qua 3 bước. 1. Nội dung đề tài và hình thức thể hiện Trước hết cần phải nghiên cướu kỹ về đề tài để hiểu rõ và sâu sắc về nội dung chủ yếu bằng sự hiểu biết, bằng tài liệu ghi chép được hoặc sưu tầm. Tài liệu sưu tầm càng đầy đủ càng tốt tranh vẽ sai, vẽ bịa sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng và nội dung của tranh. Trên cơ sở tài liệu đó phác thảo ý đồ thể hiện để xây dựng bố cục được tốt, dựa vào những ý chính, những sự kiện, sự việc mình định biểu đạt để đưa thành hình tượng điển hình (tức là tìm mảng chính) cần thay đổi nhiều dạng bố cục khác nhau để tìm ra bố cục vừa ý nhất. Trong khi thiết kế xây dựng bố cục sẽ xuất hiện hình thức biểu hiện, chọn phong cách nào phù hợp với nội dung chủ đề và phù hợp với sở thích của mình. Trong thực tế còn phải tính toán đến khả năng thể hiện, đến những tác động của quan hệ giữa kiến trúc đến môi trường xung quanh. 2. xây dựng bố cục Dựa trên đề tài phân bố các mảng hình tìm ra nhịp điệu của các nhóm chính và nhóm phụ, từ đặc điểm của tranh tường là các nhóm phụ có thể khác nhau về nội dung, thời gian và không gian nên phải biết liên kết tất cả để tạo thành một bố cục thống nhất, và hợp lý, nhằm nêu bật chủ đề chính của bức tranh. Cần nghiên cứu kỹ về đề tài để sắp xếp bố cục chặt chẽ, tránh thể hiện lan man, rối rắm mất tập trung vào chủ đề chính. 10 1
  11. Trên cơ sở bố cục tốt, phù hợp nội dung đi sâu khai thác và tìm hình cho đẹp mắt hấp dẫn. Hình vẽ trong tranh tường không nên vẽ quá thật kể cả hình lẫn mầu. Bố cục và phối cảnh trong tranh tường không thể giống các thể loại tranh khác, vì nhiều khi nó không thể nằm trên mặt phẳng như vòm trần nhà, các bức tường có hình dạng khác nhau, các bức tường quá lớn mà người xem đứng một chỗ không thể bao quát hết khiến nhìn hình sẽ bị sai lệch hoặc mất cân đối về hình. Do vậy khi vẽ phải dùng phối cảnh và nghệ thuật ảo giác đánh lừa mắt mới gây được sự cân đối trong tranh. Thí dụ vòm trần nhà phải hút theo cách nhìn gây cảm giác sâu hút. Hoặc khi phải nhìn ngước lên cao thì hình phải dài hơn mới tạo sự cân đối các nhóm hình khác nhau về sự kiện được sắp xếp với những góc nhìn khác nhau. Ánh sáng trong tranh không cần đồng nhất, có thể hiện theo diện, theo lớp, theo khối hoặc theo mảng 3. Thể hiện bằng mầu Vì tranh tường chủ yếu đặt ngoài trời nên không thể sử dụng mầu sắc mềm mại sẽ bị lẫn với không gian hoặc các hình thể khác của môi trường xung quanh như nhà cửa, cây cối, con đường Mầu sắc tranh tường cần mạnh mẽ, cách biểu hiện các nhân vật phải thật khái quát hóa cao, khối hình cần chắc khỏe rõ ràng, tính trang trí và cách thể hiện là tính đặc trưng rất cần thiết ở thể loại tranh tường. II. Thực hành Chép lại một phác thảo tranh tường theo các bước đã học Bài tham khảo 11 1
  12. III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục - Hình và mầu chưa sát mẫu nguyên nhân chưa nắm bắt được gam mầu chung, quá trình phóng hình chưa đúng, cách khắc phục là phân tích mầu chủ đạo trong tranh và khi phóng hình cần giữ nguyên tỉ lệ bản gốc 12 1
  13. Bài 1.3: Vẽ 1 bức tranh tường (Kt 60x80cm). A. Mục tiêu Kết thúc bài người học đạt được. - Kiến thức + Người học trình bầy thành thạo các bước phác thảo tranh tường - Kĩ năng + Người học thực hiện được một bài vẽ tranh tường - Năng lực tự chủ và trách nhiệm + Thực hiện khả năng tự học thông qua thực hiện một vài phác thảo và thể hiện thêm ít nhất một bức tranh tường + Thông qua bài học người học thấy được vai trò quan trọng của tranh tường với đời sống cộng đồng từ đó muốn được góp công sức làm đẹp cho môi trường sống của mình. B. Nội dung I. Lý thuyết về phương pháp thể hiện một bức phác thảo tranh tường Tranh tường muốn được thể hiện trước tiên phải có tranh phác thảo thể hiện trên giấy. Ở nhà trường do không có điều kiện nên người học chỉ dừng ở giai đoạn vẽ một bức phác thảo tranh tường trên giấy với mức độ kỹ và sâu. Muốn làm được bức phác thảo tranh tường ta phải thông qua 3 bước. 1. Nội dung đề tài và hình thức thể hiện Trước hết cần phải nghiên cướu kỹ về đề tài để hiểu rõ và sâu sắc về nội dung chủ yếu bằng sự hiểu biết, bằng tài liệu ghi chép được hoặc sưu tầm. Tài liệu sưu tầm càng đầy đủ càng tốt tranh vẽ sai, vẽ bịa sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng và nội dung của tranh. Trên cơ sở tài liệu đó phác thảo ý đồ thể hiện để xây dựng bố cục được tốt, dựa vào những ý chính, những sự kiện, sự việc mình định biểu đạt để đưa thành hình tượng điển hình (tức là tìm mảng chính) cần thay đổi nhiều dạng bố cục khác nhau để tìm ra bố cục vừa ý nhất. Trong khi thiết kế xây dựng bố cục sẽ xuất hiện hình thức biểu hiện, chọn phong cách nào phù hợp với nội dung chủ đề và phù hợp với sở thích của mình. Trong thực tế còn phải tính toán đến khả năng thể hiện, đến những tác động của quan hệ giữa kiến trúc đến môi trường xung quanh. 2. xây dựng bố cục Dựa trên đề tài phân bố các mảng hình tìm ra nhịp điệu của các nhóm chính và nhóm phụ, từ đặc điểm của tranh tường là các nhóm phụ có thể khác nhau về nội dung, thời gian và không gian nên phải biết liên kết tất cả để tạo thành một bố cục thống nhất, và hợp lý, nhằm nêu bật chủ 13 1
  14. đề chính của bức tranh. Cần nghiên cứu kỹ về đề tài để sắp xếp bố cục chặt chẽ, tránh thể hiện lan man, rối rắm mất tập trung vào chủ đề chính. Trên cơ sở bố cục tốt, phù hợp nội dung đi sâu khai thác và tìm hình cho đẹp mắt hấp dẫn. Hình vẽ trong tranh tường không nên vẽ quá thật kể cả hình lẫn mầu. Bố cục và phối cảnh trong tranh tường không thể giống các thể loại tranh khác, vì nhiều khi nó không thể nằm trên mặt phẳng như vòm trần nhà, các bức tường có hình dạng khác nhau, các bức tường quá lớn mà người xem đứng một chỗ không thể bao quát hết khiến nhìn hình sẽ bị sai lệch hoặc mất cân đối về hình. Do vậy khi vẽ phải dùng phối cảnh và nghệ thuật ảo giác đánh lừa mắt mới gây được sự cân đối trong tranh. Thí dụ vòm trần nhà phải hút theo cách nhìn gây cảm giác sâu hút. Hoặc khi phải nhìn ngước lên cao thì hình phải dài hơn mới tạo sự cân đối các nhóm hình khác nhau về sự kiện được sắp xếp với những góc nhìn khác nhau. Ánh sáng trong tranh không cần đồng nhất, có thể hiện theo diện, theo lớp, theo khối hoặc theo mảng 3. Thể hiện bằng mầu Vì tranh tường chủ yếu đặt ngoài trời nên không thể sử dụng mầu sắc mềm mại sẽ bị lẫn với không gian hoặc các hình thể khác của môi trường xung quanh như nhà cửa, cây cối, con đường Mầu sắc tranh tường cần mạnh mẽ, cách biểu hiện các nhân vật phải thật khái quát hóa cao, khối hình cần chắc khỏe rõ ràng, tính trang trí và cách thể hiện là tính đặc trưng rất cần thiết ở thể loại tranh tường. 4. Phóng tranh Đây là giai đoạn cuối của thao tác phác thảo tranh. Dựa trên phác thảo đen trắng người vẽ thực hành phóng tranh thông qua hai bước - Kẻ ô vuông, và đường chéo Trên cơ sở phác thảo ban đầu, dùng thước kẻ ô vuông theo chiều dọc và chiều ngang. Phóng to tỉ lệ ô vuông và đường chéo vào vị trí cần thể hiện (Hình 1.3.1). 14 1
  15. Hình 1.3.1 5. Hoàn thiện tranh Trên cơ sở phác thảo mầu người vẽ chép lại mầu theo từng mảng, từng ô bàn cờ đến khi hoàn thành. II. Thực hành Vẽ 1 bức tranh tường (Kt 60x80cm). III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục - Qúa trình phác thảo gặp nhiều lỗi về nội dung và cách trình bày, nguyên nhân vốn sống và tư liệu hạn chế, khắc phục bằng cách dành nhiều thời gian tìm kiếm tư liệu và thực hiện nhiều phác thảo khác nhau cùng một nội dung. - Qúa trình hoàn thiện bài thường chưa sát với phác thảo ban đầu, nguyên nhân do chủ quan cá nhân, khắc phục bằng cách luôn so sánh cẩn trọng từng bước khi thấy chưa ổn phải nghiên cứu và khắc phục kịp thời. Tài liệu tham khảo [1] - Nguyễn Duy Lâm, Đặng Bích Ngân, 2001, Màu sắc và phương pháp vẽ mầu, NXB Văn hóa thông tin. [2] - Lê Thanh Đức, 2003, Nghệ thuật Môđéc và Hậu Môđéc, NXB Mỹ thuật. [3] - Lê Thanh Lộc (dịch), 1996, Lịch sử hội họa, NXB Văn hóa Thông 15 1