Giáo trình nội bộ Vẽ hình họa khối cơ bản và biến dạng - Ngành: Hội họa - Trường Cao đẳng Lào Cai

pdf 36 trang Gia Huy 22/05/2022 1900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình nội bộ Vẽ hình họa khối cơ bản và biến dạng - Ngành: Hội họa - Trường Cao đẳng Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_noi_bo_ve_hinh_hoa_khoi_co_ban_va_bien_dang_nganh.pdf

Nội dung text: Giáo trình nội bộ Vẽ hình họa khối cơ bản và biến dạng - Ngành: Hội họa - Trường Cao đẳng Lào Cai

  1. UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔN HỌC: VẼ HÌNH HỌA KHỐI CƠ BẢN VÀ BIẾN DẠNG NGÀNH: HỘI HỌA Lào Cai, năm 2019
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI NÓI ĐẦU Hình họa là môn học cơ bản, có vai trò trong học tập, rèn luyện và sáng tạo nghệ thuật. Môn hình họa có nhiệm vụ nghiên cứu về cấu trúc, hình dáng, tỷ lệ, tương quan đậm nhạt, sáng tối của con người và cảnh vật tự nhiên, bằng nhiều kỹ thuật vẽ khác nhau. Nói một cách khác, đối với hội họa và điêu khắc. Hình họa là cánh cửa đầu tiên để người học nghiên cứu và khám phá, luôn có mặt tác động tích cực đến các môn học khác của chuyên nghành. Thực tế cho thấy các họa sỹ nổi tiếng trên thế giới và trong nước, dù ở thời đại nào cũng có trình độ vẽ hình họa rất tốt. Ngày nay, mặc dù công nghệ thông tin đã đạt tới đỉnh cao, hỗ trợ rất nhiều cho học tập và sáng tạo của họa sỹ, song việc học tập, nghiên cứu hình họa cơ bản một cách nghiêm túc, thấu đáo luôn được các cơ sở đào tạo chuyên ngành Mỹ thuật đề cao và chiếm khoảng thời gian khá lớn trong cấu tạo chương trình Giáo trình này được biên soạn từng bài khối cơ bản và khối biến dạng. Chúng tôi đã sử dụng tài liệu tham khảo chính là cuốn Hình Họa - Triệu Khắc Lễ chúng tôi có đưa vào một số bài hình họa cơ bản. Mong rằng Giáo trình này là tài liệu học tập, giảng dạy sẽ giúp cho các học sinh những kiến thức cơ bản Hình họa để học các môn chuyên ngành, sau này có thể nghiên cứu sâu hơn trong các lĩnh vực khác của Mỹ thuật. NGƯỜI BIÊN SOẠN Nguyễn Văn Lê
  4. MỤC LỤC BÀI MỞ ĐẦU: VẼ KHỐI CƠ BẢN 7 1. Mục tiêu 7 II. Nội dung chi tiết 8 1. Khái niệm về hình họa 8 2. Nguồn gốc và sự phát triển của hình họa 8 3. Vai trò của hình họa đối với học tập và sáng tác mỹ thuật 9 4. Ngôn ngữ tạo hình trong nghiên cứu hình họa 9 5. Ảo giác tâm, sinh lý trong hình họa 10 6. Một số thuật ngữ thường dùng trong hình họa 10 7. Các chất liệu dùng cho vẽ hình họa 10 8. Khái lược chương trình môn học hình họa tại khoa SP Nghệ Thuật - ĐHSP HN 10 9. Các bước tiến hành một bài vẽ hình họa 10 BÀI 1: VẼ KHỐI LẬP PHƯƠNG, KHỐI CHÓP 12 I. Mục tiêu 12 II. Nội dung chi tiết 12 1. Quan sát nhận xét 12 2. Bố cục dựng hình: 12 3. Vẽ tương quan lớn 13 4. Vẽ sâu 13 5. Hoàn chỉnh bài vẽ 14 6. Tiêu chí cần đạt 14 BÀI 2: VẼ KHỐI TRỤ, KHỐI CẦU 16 I. Mục tiêu 16 II. Nội dung chi tiết 16 1. Quan sát nhận xét 16 2. Bố cục dựng hình: 16 3. Vẽ tương quan lớn 17 4. Vẽ sâu 17 5. Hoàn chỉnh bài vẽ 18
  5. 6. Tiêu chí cần đạt 18 BÀI 3: VẼ CHAI NƯỚC, MIẾNG BÍ NGÔ, QUẢ TÁO 20 I. Mục tiêu 20 II. Nội dung chi tiết 20 1. Quan sát nhận xét 20 2. Bố cục dựng hình: 21 3. Vẽ tương quan lớn 21 4. Vẽ sâu 21 5. Hoàn chỉnh bài vẽ 22 6. Tiêu chí cần đạt 22 BÀI 4: VẼ ẤM ĐẤT, CỦ SU HÀO, LỌ HOA 24 I. Mục tiêu 24 II. Nội dung chi tiết 24 1. Quan sát nhận xét 24 2. Bố cục dựng hình: 25 3. Vẽ tương quan lớn 25 4. Vẽ sâu 25 5. Hoàn chỉnh bài vẽ 26 6. Tiêu chí cần đạt 26 BÀI 5: VẼ NỒI NHÔM, BÁT SỨ, QUẢ XOÀI 28 I. Mục tiêu 28 II. Nội dung chi tiết 28 1. Quan sát nhận xét 28 2. Bố cục dựng hình: 29 3. Vẽ tương quan lớn 29 4. Vẽ sâu 29 5. Hoàn chỉnh bài vẽ 30 6. Tiêu chí cần đạt 30 BÀI 6: VẼ PHÍCH NƯỚC, QUẢ ĐU ĐỦ, QUẢ CÀ 32 I. Mục tiêu 32 II. Nội dung chi tiết 32
  6. 1. Quan sát nhận xét 32 2. Bố cục dựng hình: 33 3. Vẽ tương quan lớn 33 4. Vẽ sâu 33 5. Hoàn chỉnh bài vẽ 34 6. Tiêu chí cần đạt 34 LIỆU THAM KHẢO 36 [1] Triệu Khắc Lễ, Hình họa 1.2.3 (Dự án đào tạo giáo viên THCS), NXB ĐHSP, 2006 36 *Tài liệu tham khảo 36 [1]. Lê Thanh Lộc (biên soạn) - Hình họa căn bản, NXBVHTT, 1999. 36
  7. BÀI MỞ ĐẦU: VẼ KHỐI CƠ BẢN NHỮNG KIẾN THỨC CHUNG VỀ HÌNH HỌA 1. Mục tiêu - Trình bày được khái niệm về hình họa, nguồn gốc của hình họa. - Hiểu được các yếu tố cơ bản của hình họa. - Biết được vị trí, vai trò của môn hình họa đối với học tập và sáng tác mỹ thuật. - Biểu đạt được chất liệu chì, bột màu và một số phương pháp thực hành hình họa cơ bản. - Trình bày được các bước tiến hành một bài vẽ hình họa *Năng lực cần đạt - Năng lực phân tích - tổng hợp - Năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng - Năng lực liên hệ kiến thức môn học với các vấn đề trong thực hành, thực tiễn - Năng lực cảm thụ thẩm mỹ
  8. II. Nội dung chi tiết 1. Khái niệm về hình họa Hình họa là môn vẽ người hoặc vật tương đối kĩ và chính xác, được thể hiện bằng nhiều kỹ thuật và chất liệu khác nhau như chì đen, bột màu, sơn đầu, than Từ xưa tới nay, nghiên cứu và thể hiện vẻ đẹp của con người luôn được đề cao, là đối tượng để họa sỹ khám phá, sáng tạo. Con người là sản phẩm cao quý nhất, đẹp nhất của giưới tự nhiên. Việc nghiên cứu người mẫu ( nhất là người mẫu khỏa thân) luôn là mục tiêu của người học và sáng tạo mỹ thuật. Bởi con người là mẫu đẹp nhất về cơ cấu tỷ lệ. Những hình tượng nghệ thuật thể hiện trên người khỏa thân khỏa thân khác hẳn về chất, nội dung và hình thức nghệ thuật với những loại tranh ảnh đồ trụy. Tuy nhiên, để vẽ được người mẫu, cần có những luyện tập từ thấp tới cao, từng bước một với những kiến thức và kĩ năng cơ bản của bài vẽ hình họa. 2. Nguồn gốc và sự phát triển của hình họa Sự phát triển ra những bức vẽ trong hang động An-ta-mi-ra ( Tây ban nha) năm 1975 thực sự đa gây ra sửng sốt và tạo nên một cuộc tranh luận sôi nổi trong giới khảo cổ học. Thoạt nhiên, người ta đã không thể tin rằng tranh vẽ những con bò rừng trang trí tuyệt đẹp và sinh động, tưởng như còn rất mới kia không thể có cách đây trên một vạn năm. Bởi lúc đó người tiề sử với công cụ thô sơ, trình độ thấp kém không thể vẽ được những con vật hoàn hảo đến như vây. Nhưng sau nhiều năm nghiên cứu đã khẳng định tranh vẽ ở hang An-ta-mi-ra là nghệ thuật Tiền sử. Cái đặc sắc của bức vẽ này là đàn bò rừng được diễn tả rất thực với nhiều tư thế sinh động, chứng tỏ khả năng quan sát và thể hiện rất cao. Ngoài những kỹ thuật khắc chìm, dùng nét đen rồi bôi màu lên; trong các hình vẽ ở hang động này đã có những chỗ được vờn bóng khối, diễn tả ánh sáng và các sắc thái tương phản khá công phu. Sau An-ta-mi-ra người ta còn tìm thấy nhiều bức vẽ trong các hang động Tây Ban Nha, Pháp, Nga, Châu Phi Điểm nổi bật trong các bức vẽ này là người nguyên thủy đã biết loại trừ những cái gì là chi tiết; chắt lọc những điểm rất cơ bản và đặc trưng, tinh tế. Từ cái vỏ giống nhau được lặp đi lặp lại của sự việc họ đã đơn giản để diễn tả bản chất của đối tượng, bằng looiss hình học hóa và đồ họa hóa. Khảo cổ học nước ta cũng đã tìm thấy những hình vẽ được khắc trên vách đá ở động người xữa ( Hòa Bình). Đó là những hình mặt người và thú được khắc trên vách đá một cách sinh động, đơn giản, khái quát, góc nhìn chính diện với đầy đủ mắt, mũi, miệng rất sinh động. Những viên đá sỏi có khắc hình nét mặt ngưởi
  9. Na ca ( Thái Nguyên) Với trán nhẵn, Cằm rộng, mũi dài, mắt nheo và miệng cười Tiêu biểu cho nghệ thuật người nguyên thủy Việt Nam. Những trống đồng cổ được phát hiện ở Đông Sơn ( Thanh Hóa) vào năm 1924 không chỉ đạt đỉnh cáo về kĩ thuật chế tác mà còn là tinh hoa, biểu tượng tiêu biểu của văn minh người Việt cổ. Đặc điểm quan trọng trong nghệ thuật tạo hình trên trống dồng là con người.con người chiếm vị trí chủ đạo và con người trong sinh hoạt đoeì thường như chèo thuyền, giã gạo Hình vẽ người được đơn giản và cách điệu khá cao theo hướng đồ họa hóa, kỷ hà hóa một cách khúc triết sinh động. Như vậy nghệ thuật ra đời do nhu cầu của con người. Trong lao động sản xuất săn bắn, hái lượm, trong đấu tranh với thiên nhiên nghiệt ngã để bảo tồn và phát triển, người nguyên thủy đã sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật ( trong đó có hội họa ) cho mình. Những tác phẩm hội họa đầu tiên trong buổi bình minh của loài người đều mang nặng dấu ấn của hình họa. Đó là những hình vẽ các con vật, hình người với các động tác đa dạng, sống động. Với cách vẽ đường nét viền chu vi hay những mảng mầu đạm đặc, hình ảnh được miêu tả chứng tỏ khả năng quan sát rất thuộc mẫu của người vẽ. Dù đơn giản hay tinh tế, vụng về hay trau chuốt, chất hiện thực vẫn là sản phẩm đầu tiên của bức vẽ. 3. Vai trò của hình họa đối với học tập và sáng tác mỹ thuật 3.1. Hình họa là môn học cơ bản 3.2. Hình họa với các môn học mỹ thuật 3.3. Hình họa với sáng tác mỹ thuật 4. Ngôn ngữ tạo hình trong nghiên cứu hình họa 4.1. Bố cục 4.2. Hình - Khối - Mảng - Nét 4.3. Ánh sáng và màu sắc trong hình họa 4.4. Bóng bản thân - bóng ngả 4.5.Sáng - tối và đậm - nhạt 4.6. Chất cảm
  10. 5. Ảo giác tâm, sinh lý trong hình họa 6. Một số thuật ngữ thường dùng trong hình họa 7. Các chất liệu dùng cho vẽ hình họa 8. Khái lược chương trình môn học hình họa tại khoa SP Nghệ Thuật - ĐHSP HN 9. Các bước tiến hành một bài vẽ hình họa 9.1. Quan sát nhận xét - Quan sát: Ở nhiều góc độ khác nhau để nắm được sự thay đổi về đặc điểm của mẫu ở từng vị trí quan sát. - Nhận xét mẫu: + Đặc điểm về hình dáng, cấu trúc, tỷ lệ giữa các bộ phận và sự thay đổi của các đường hướng. + Đặc điểm về màu sắc, ánh sáng, hệ thống đậm nhạt, chất của mẫu vv. + Đặc điểm vị trí, tầm cao thấp của toàn bộ mẫu và từng vật mẫu. 9.2. Chọn góc vẽ + Bố cục của bài vẽ đóng vai trò quan trọng về mặt thẩm mỹ nên trước khi vẽ sinh vien cần tìm chọn cho mình một góc vẽ phù hợp đảm bảo được nhiều yếu tố và rõ trọng tâm. + Một số góc vẽ cơ bản sau: Nhìn thẳng (Chính diện trước); Nghiêng 1/2, nghiêng ¾; Sau lưng ( Đối với vẽ bán thân và toàn thân, mẫu bày ở giữa lớp) 9.3. Quy trình vẽ một bài hình họa cơ bản B1. Quan sát nhận xét B2. Bố cục dựng hình tổng thể trên tờ giấy. B3. Vẽ tương quan lớn các bộ phận bằng nét phác đơn giản, kiểm tra và chỉnh sửa lại từ tổng quát đến chi tiết về bố cục, hình dáng, tỷ lệ, cấu trúc, đường hướng ngang dọc giữa các bộ phận cùng các yếu tố tạo hình khác trước khi vẽ đậm nhạt. B4. Vẽ sâu Xác định hướng ánh sáng chính chiếu lên mẫu. Phân diện sáng tối và lên đậm, nhạt tổng thể trước, vẽ đẩy sâu đậm, nhạt chi tiết trên hệ thống đậm nhạt lớn sau.
  11. B5. Hoàn chỉnh bài vẽ. 10. Tiêu chí cơ bản để đánh giá, nhận xét một bài vẽ hình họa. Kiểm tra bằng bài viết ( Làm ở nhà ) *Câu hỏi ôn tập: Câu 1. Em hãy trình bày: - Khái niệm về hình họa. Vai trò của hình họa đối với các môn học mỹ thuật và sáng tác mỹ thuật Câu 2. Để hoàn thành một bài vẽ hình họa cơ bản chúng ta cần phải thực hiện ác bước như thế nào? Câu 3. Em hãy cho biết các tiêu chí đánh giá, nhận xét một bài vẽ hình họa. Câu 4. Ngôn ngữ đặc trưng của hình họa
  12. BÀI 1: VẼ KHỐI LẬP PHƯƠNG, KHỐI CHÓP Kích thước 40x60cm Chất liệu chì I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Người học phân tích được vẻ đẹp của hình khối, đường nét trong thiên nhiên và mối quan hệ giữa chúng - Trình bày được các bước tiến hành một bài vẽ 2. Kỹ năng - Vẽ được bài hình họa các hình khối khối lập phương, khối chóp cơ bản trong mối tương quan về hình, khối tỷ lệ, đậm nhạt và tạo được không gian của mẫu. - Sử dụng tốt chất liệu chì đen, sử dụng que đo, dây rọi, trong bài vẽ, tỷ lệ, diễn tả được tương quan đậm nhạt trên cơ sở toàn bộ. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm Thể hiện thái độ nhiệt tình, tự tin, tích cực, say mê trong học tập II. Nội dung chi tiết 1. Quan sát nhận xét Quan sát xem mẫu bày ở vị trí nào, cao hay thấp so với tầm mắt nhìn. Nguồn ánh sáng chiếu vào mẫu, vị trí cao hay thấp, mạnh hay yếu, ngoài nguồn chính thì còn nguồn phụ nào khác. So tỷ lệ chung của mẫu và tỷ lệ riêng của từng khối để xác định bố cục hình vẽ trên giấy, tìm ra các góc độ nhìn có bố cục đẹp để vẽ. So sánh vị trí các mặt đáy của hình khối để tìm độ cách xa, độ chéo vì đó là những cơ sở ổn định và dễ quan sát, nhận xét, đó cũng là không gian tạo nên các độ đậm nhạt của quy luật mắt nhìn. Chú ý đến đặc điểm cấu trúc của khối lập phương và khối chóp, tìm đặc điểm nổi bật của mẫu. 2. Bố cục dựng hình: Trước khi đặt các hình vẽ trên giấy của bài hình họa, cần chú ý đến cách sắp xếp bố cục của mẫu trên tờ giấy sao cho hợp lý. Tùy theo mẫu bày, góc nhìn khi quan
  13. sát mẫu của người vẽ mà có cách sắp xếp dọc hay ngang tờ giấy vẽ. Hình vẽ phác trên giấy chiếm khoảng bề mặt vừa đủ; không bị lệch trái hoặc lệch phải không thừa trên thiếu dưới hoặc ngược lại. Cần quan tâm đến khoảng trống của nền sao cho vừa đủ để còn diễn tả bóng của không gian. Sau khi có ước lượng chung bằng mắt nhin và phác họa những khung hình đầu tiên bằng các hình kỷ hà với các nét nhẹ và nhanh bao quát tỷ lệ chung của mẫu. Bên cạnh ước lượng bằng mắt, tiến hành dùng que đo để que đo để tìm các tỷ lệ cho chính xác hơn. Muốn kiểm tra tỷ lệ trên hình vẽ cho đúng, phải nhân tỷ lệ được đánh dấu trên que đo cho phù hợp với hình vẽ trên giấy. 3. Vẽ tương quan lớn Sau khi tiến hành đo Tỷ lệ và đặt xong các vị trí sơ bộ bằng những nét như phần trên, bắt đầu vẽ phác lại nét các đường chu vi của từng khối hình của mẫu. Các nét phác vẫn phải nhẹ tay và thẳng, cách vẽ này tránh vẽ đi vẽ lại hoặc tẩy xóa sẽ bị rách giấy và khô cứng. Để thuận tiện cho việc vẽ phác, không nên cầm sát đầu bút mà cầm lui về sau khoảng 2/3 thân bút. Căn cứ vào tương quan tỷ lệ của các hình khối, vẽ phác các đường phụ trợ dần dần thu ngắn lại các nét thẳng cho gần sát với mẫu cho đến khi hình vẽ phác có thể phản ánh được kết cấu có bản cũng như đặc trưng chủ yếu của đối tượng. Ở giai đoạn sau, các nét phác đã có những độ đậm nhạt khác nhaucuar khối hính dựa theo thực trạng và không gian của mẫu. Các nét điểm nhấn sẽ tạo cho hình vẽ sẽ liên hệ giữa các hình trong không gian thực của nó. 4. Vẽ sâu Trước tiên đẩy sâu hình vẽ bằng nét, vẫn sử dụng các nét phác theo hình kỷ hà nhưng ngắn hơn và gần với hình của mẫu hơn (chú ý đỉnh tiếp giáp giữa các mảng). Quan sát thật kỹ nguồn sáng để vẽ đậm nhạt của nét. Kiểm tra lại bài vẽ, bắt đầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đến tổng thể ánh sáng, đậm nhạt không sa vào chi tiết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, độ dày, mỏng của khối, các vị trí sáng nhất và tối nhất. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phương pháp tối ưu nhất để dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong quá trình đánh bóng.
  14. Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối với nhau, cũng như độ phản quang ánh sáng trong vùng tối của mẫu. Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét cho sát với thực tế của mẫu. Tập trung quan sát toàn bộ bài vẽ so với mẫu thật để hoàn tất bài vẽ. 5. Hoàn chỉnh bài vẽ Yêu cầu của bài vẽ hình họa là phải tạo được hình nổi trong không gian hai chiều. Do đó, ngoài sự chính xác về hình, các tỷ lệ của vật mẫu, việc đánh bóng, tạo khối và không gian là rất quan trọng. Kết quả bài vẽ phần lớn phụ thuộc vào giai đoạn này nên việc hoàn chỉnh bài vẽ cần thận trọng, tính toán kỹ và phải phù hợp với trình độ, khả năng của người vẽ. Ở giai đoạn này cần kết hợp chặt chẽ việc kiểm tra bằng que đo, dây dọi kết hợp với mắt nhìn. Kỹ thuật sử dụng nét bút chì và tẩy để tạo đậm nhạt và không gian có một vai trò hết suwacs quan trọng, Cần lưu ý tới mảng đậm nhạt khác nhau. Quá trình đánh bóng là quá trình xóa dần đi các ranh giới, các nét phác ban đầu. Cần tránh lối diễn tả không gian giả mà phải tôn trọng không gian thực của mẫu. Có như vậy bài vẽ mới không khô cứng, máy móc và tạo thành quen mắt, quen tay trong hình họa, như thế sẽ hạn chế rất nhiều đến quá trình nghiên cứu sau này.l 6. Tiêu chí cần đạt - Bài này là một mẫu cơ bản ban đầu, có nhiều đặc điểm nên cần vẽ tiếp giáp sáng tối của khối. - Có đặc điểm, cấu trúc, tỷ lên và chất liệu thạch cao mẫu. - Cách vẽ linh hoạt , xử lý các nét bút chì có hiệu quả tốt. Hình khối và bóng thống nhất, không ròi rạc và tách rời nhau. - Diễn tả được chất thạch cao - Bài vẽ có tính bao quát chung. 4. Hình minh họa
  15. * Câu hỏi, bài tập, nội dung ôn tập và thảo luận Chuẩn bị cho bài vẽ khối trụ, khối cầu
  16. BÀI 2: VẼ KHỐI TRỤ, KHỐI CẦU Kích thước 40x60cm Chất liệu chì I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Người học phân tích được vẻ đẹp của hình khối, đường nét trong thiên nhiên và mối quan hệ giữa chúng - Trình bày được các bước tiến hành một bài vẽ 2. Kỹ năng - Vẽ được bài hình họa các hình khối khối trụ, khối cầu cơ bản trong mối tương quan về hình, khối tỷ lệ, đậm nhạt và tạo được không gian của mẫu. - Sử dụng tốt chất liệu chì đen, sử dụng que đo, dây rọi, trong bài vẽ, tỷ lệ, diễn tả được tương quan đậm nhạt trên cơ sở toàn bộ. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm Thể hiện thái độ nhiệt tình, tự tin, tích cực, say mê trong học tập II. Nội dung chi tiết 1. Quan sát nhận xét Quan sát xem mẫu bày ở vị trí nào, cao hay thấp so với tầm mắt nhìn. Nguồn ánh sáng chiếu vào mẫu, vị trí cao hay thấp, mạnh hay yếu, ngoài nguồn chính thì còn nguồn phụ nào khác. So tỷ lệ chung của mẫu và tỷ lệ riêng của từng khối để xác định bố cục hình vẽ trên giấy, tìm ra các góc độ nhìn có bố cục đẹp để vẽ. So sánh vị trí các mặt đáy của hình khối để tìm độ cách xa, độ chéo vì đó là những cơ sở ổn định và dễ quan sát, nhận xét, đó cũng là không gian tạo nên các độ đậm nhạt của quy luật mắt nhìn. Chú ý đến đặc điểm cấu trúc của khối lập phương và khối chóp, tìm đặc điểm nổi bật của mẫu. 2. Bố cục dựng hình: Trước khi đặt các hình vẽ trên giấy của bài hình họa, cần chú ý đến cách sắp xếp bố cục của mẫu trên tờ giấy sao cho hợp lý. Tùy theo mẫu bày, góc nhìn khi quan
  17. sát mẫu của người vẽ mà có cách sắp xếp dọc hay ngang tờ giấy vẽ. Hình vẽ phác trên giấy chiếm khoảng bề mặt vừa đủ; không bị lệch trái hoặc lệch phải không thừa trên thiếu dưới hoặc ngược lại. Cần quan tâm đến khoảng trống của nền sao cho vừa đủ để còn diễn tả bóng của không gian. Sau khi có ước lượng chung bằng mắt nhin và phác họa những khung hình đầu tiên bằng các hình kỷ hà với các nét nhẹ và nhanh bao quát tỷ lệ chung của mẫu. Bên cạnh ước lượng bằng mắt, tiến hành dùng que đo để que đo để tìm các tỷ lệ cho chính xác hơn. Muốn kiểm tra tỷ lệ trên hình vẽ cho đúng, phải nhân tỷ lệ được đánh dấu trên que đo cho phù hợp với hình vẽ trên giấy. 3. Vẽ tương quan lớn Sau khi tiến hành đo Tỷ lệ và đặt xong các vị trí sơ bộ bằng những nét như phần trên, bắt đầu vẽ phác lại nét các đường chu vi của từng khối hình của mẫu. Các nét phác vẫn phải nhẹ tay và thẳng, cách vẽ này tránh vẽ đi vẽ lại hoặc tẩy xóa sẽ bị rách giấy và khô cứng. Để thuận tiện cho việc vẽ phác, không nên cầm sát đầu bút mà cầm lui về sau khoảng 2/3 thân bút. Căn cứ vào tương quan tỷ lệ của các hình khối, vẽ phác các đường phụ trợ dần dần thu ngắn lại các nét thẳng cho gần sát với mẫu cho đến khi hình vẽ phác có thể phản ánh được kết cấu có bản cũng như đặc trưng chủ yếu của đối tượng. Ở giai đoạn sau, các nét phác đã có những độ đậm nhạt khác nhaucuar khối hính dựa theo thực trạng và không gian của mẫu. Các nét điểm nhấn sẽ tạo cho hình vẽ sẽ liên hệ giữa các hình trong không gian thực của nó. 4. Vẽ sâu Trước tiên đẩy sâu hình vẽ bằng nét, vẫn sử dụng các nét phác theo hình kỷ hà nhưng ngắn hơn và gần với hình của mẫu hơn (chú ý đỉnh tiếp giáp giữa các mảng). Quan sát thật kỹ nguồn sáng để vẽ đậm nhạt của nét. Kiểm tra lại bài vẽ, bắt đầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đến tổng thể ánh sáng, đậm nhạt không sa vào chi tiết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, độ dày, mỏng của khối, các vị trí sáng nhất và tối nhất. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phương pháp tối ưu nhất để dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong quá trình đánh bóng.
  18. Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối với nhau, cũng như độ phản quang ánh sáng trong vùng tối của mẫu. Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét cho sát với thực tế của mẫu. Tập trung quan sát toàn bộ bài vẽ so với mẫu thật để hoàn tất bài vẽ. 5. Hoàn chỉnh bài vẽ Yêu cầu của bài vẽ hình họa là phải tạo được hình nổi trong không gian hai chiều. Do đó, ngoài sự chính xác về hình, các tỷ lệ của vật mẫu, việc đánh bóng, tạo khối và không gian là rất quan trọng. Kết quả bài vẽ phần lớn phụ thuộc vào giai đoạn này nên việc hoàn chỉnh bài vẽ cần thận trọng, tính toán kỹ và phải phù hợp với trình độ, khả năng của người vẽ. Ở giai đoạn này cần kết hợp chặt chẽ việc kiểm tra bằng que đo, dây dọi kết hợp với mắt nhìn. Kỹ thuật sử dụng nét bút chì và tẩy để tạo đậm nhạt và không gian có một vai trò hết sức quan trọng, Cần lưu ý tới mảng đậm nhạt khác nhau. Quá trình đánh bóng là quá trình xóa dần đi các ranh giới, các nét phác ban đầu. Cần tránh lối diễn tả không gian giả mà phải tôn trọng không gian thực của mẫu. Có như vậy bài vẽ mới không khô cứng, máy móc và tạo thành quen mắt, quen tay trong hình họa, như thế sẽ hạn chế rất nhiều đến quá trình nghiên cứu sau này. 6. Tiêu chí cần đạt - Có đặc điểm, cấu trúc, tỷ lên và chất liệu thạch cao mẫu. - Cách vẽ linh hoạt , xử lý các nét bút chì có hiệu quả tốt. Hình khối và bóng thống nhất, không ròi rạc và tách rời nhau. - Diễn tả được chất thạch cao - Bài vẽ có tính bao quát chung. 4. Hình minh họa
  19. * Câu hỏi, bài tập, nội dung ôn tập và thảo luận Chuẩn bị cho bài vẽ khối trụ, khối cầu
  20. BÀI 3: VẼ CHAI NƯỚC, MIẾNG BÍ NGÔ, QUẢ TÁO 40cm x 60cm Chất liệu chì I. Mục tiêu 1. Kiến thức Người học trình bày được cấu tạo của vạn vật trên cơ sở cấu trúc khoa học của các khối hình cơ bản. Nâng cao một bước về khả năng diễn tả hình khối, đường nét và đậm nhạt của bài vẽ mẫu phức tạp.Thông qua cách thể hiện không gian của mẫu, gợi cảm được về chất, về mầu sắc của đối tượng dù chỉ là vẽ đen trắng. 2. Kỹ năng - Vẽ được bài hình họa các hình khối biến dạng cơ bản trong mối tương quan về hình, khối tỷ lệ, đậm nhạt và tạo được không gian của mẫu. - Sử dụng tốt chất liệu chì đen, sử dụng que đo, dây rọi, trong bài vẽ, tỷ lệ, diễn tả được tương quan đậm nhạt trên cơ sở toàn bộ. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Thể hiện thái độ nhiệt tình, tự tin, tích cực, say mê trong học tập II. Nội dung chi tiết 1. Quan sát nhận xét Quan sát các mẫu trên đều có dạng cấu tạo của khối hình trụ và khối cầu. Nếu quả táo rất gần với khối hình cơ bản thì miếng bí ngô có dạng hình elip . còn chai nước cấu tạo hình trụ tròn. Tất cả các vật đều nhẵn, bóng. Ánh sáng chiếu vào ba mẫu ở các hướng khác nhau và độ chiếu sáng cũng vậy. Phân tích các mẫu vật thông qua một số đồ vật và hoa quả sẽ thấy có thể dùng trục đối xứng chia đôi các hình trụ, hình cầu để xác định vị trí, cấu trúc hình dáng của chai nước, miếng bí ngô, quả táo có cấu trúc khác nhau xong về cơ bản vẫn nằm trong dạng hình khối biến dạng. Ngoài ra hình dáng của vật mẫu còn phụ thuộc vào vị trí và góc nhìn của người đứng vẽ mà có biến đổi trong không gian.
  21. 2. Bố cục dựng hình: Trước khi đặt các hình vẽ trên giấy của bài hình họa, cần chú ý đến cách sắp xếp bố cục của mẫu trên tờ giấy sao cho hợp lý. Tùy theo mẫu bày, góc nhìn khi quan sát mẫu của người vẽ mà có cách sắp xếp dọc hay ngang tờ giấy vẽ. Hình vẽ phác trên giấy chiếm khoảng bề mặt vừa đủ; không bị lệch trái hoặc lệch phải không thừa trên thiếu dưới hoặc ngược lại. Cần quan tâm đến khoảng trống của nền sao cho vừa đủ để còn diễn tả bóng của không gian. Phác khung hình chung, tiến hành đo tỷ lệ chiều rộng và chiều ngang của toàn bộ mẫu vẽ để đóng khung hình ( Ở góc độ của hình vẽ hiện tại gần giống hình vuông) Đo và xác định tỷ lệ của từng vật mẫu, sau đó nối các điểm với nhau sẽ có một lược đồ đơn giản về hình thể của từng mẫu vật. 3. Vẽ tương quan lớn Kiểm tra các đường trục dọc, các diện và điểm của mẫu đã chính xác chưa. Tiến hành phân mảng sáng tối lớn. Phân tích độ đậm nhạt khác nhau của các diện sáng tối Chú ý: Các độ sáng tối ngay trong một vật thể cũng không giống nhau 4. Vẽ sâu Trước tiên đẩy sâu hình vẽ bằng nét, vẫn sử dụng các nét phác theo hình kỷ hà nhưng ngắn hơn và gần với hình của mẫu hơn (chú ý đỉnh tiếp giáp giữa các mảng). Quan sát thật kỹ nguồn sáng để vẽ đậm nhạt của nét. Kiểm tra lại bài vẽ, bắt đầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đến tổng thể ánh sáng, đậm nhạt không xa vào chi tiết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, độ dày, mỏng của khối, các vị trí sáng nhất và tối nhất. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phương pháp tối ưu nhất để dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong quá trình đánh bóng. Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối với nhau, cũng như độ phản quang ánh sáng trong vùng tối của mẫu. Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét cho sát với thực tế của mẫu.
  22. 5. Hoàn chỉnh bài vẽ Yêu cầu của bài vẽ hình họa là phải tạo được hình nổi trong không gian hai chiều. Do đó, ngoài sự chính xác về hình, các tỷ lệ của vật mẫu, việc đánh bóng, tạo khối và không gian là rất quan trọng. Kết quả bài vẽ phần lớn phụ thuộc vào giai đoạn này nên việc hoàn chỉnh bài vẽ cần thận trọng, tính toán kỹ và phải phù hợp với trình độ, khả năng của người vẽ. Ở giai đoạn này cần kết hợp chặt chẽ việc kiểm tra bằng que đo, dây dọi kết hợp với mắt nhìn. Kỹ thuật sử dụng nét bút chì và tẩy để tạo đậm nhạt và không gian có một vai trò hết sức quan trọng, Cần lưu ý tới mảng đậm nhạt khác nhau. Quá trình đánh bóng là quá trình xóa dần đi các ranh giới, các nét phác ban đầu. Cần tránh lối diễn tả không gian giả mà phải tôn trọng không gian thực của mẫu. Có như vậy bài vẽ mới không khô cứng, máy móc và tạo thành quen mắt, quen tay trong hình họa, như thế sẽ hạn chế rất nhiều đến quá trình nghiên cứu sau này. 6. Tiêu chí cần đạt - Bài này là một mẫu biến dạng ban đầu, có nhiều đặc điểm nên cần vẽ sát mẫu. - Có đặc điểm, cấu trúc, tỷ lên và chất liệu của mẫu. - Cách vẽ linh hoạt, xử lý các nét bút chì có hiệu quả tốt. Hình khối và bóng thống nhất, không ròi rạc và tách rời nhau. - Diễn tả được chất đồ vật khác nhau - Bài vẽ có tính bao quát chung. 4. Hình minh họa
  23. * Câu hỏi, bài tập, nội dung ôn tập và thảo luận Chuẩn bị cho bài vẽ biến dạng sau
  24. BÀI 4: VẼ ẤM ĐẤT, CỦ SU HÀO, LỌ HOA Kích thước 40x60cm Chất liệu chì I. Mục tiêu 1. Kiến thức Người học trình bày được cấu tạo của vạn vật trên cơ sở cấu trúc khoa học của các khối hình cơ bản. Nâng cao một bước về khả năng diễn tả hình khối, đường nét và đậm nhạt của bài vẽ mẫu phức tạp.Thông qua cách thể hiện không gian của mẫu, gợi cảm được về chất, về mầu sắc của đối tượng dù chỉ là vẽ đen trắng. 2. Kỹ năng - Vẽ được bài hình họa các hình khối biến dạng cơ bản trong mối tương quan về hình, khối tỷ lệ, đậm nhạt và tạo được không gian của mẫu. - Sử dụng tốt chất liệu chì đen, sử dụng que đo, dây rọi, trong bài vẽ, tỷ lệ, diễn tả được tương quan đậm nhạt trên cơ sở toàn bộ. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Thể hiện thái độ nhiệt tình, tự tin, tích cực, say mê trong học tập II. Nội dung chi tiết 1. Quan sát nhận xét Quan sát các mẫu trên đều có dạng cấu tạo của khối hình trụ và khối cầu. Nếu ấm đát rất gần với khối hình cầu cơ bản thì củ xu hào cung vậy. Còn lọ hoa cấu tạo hình trụ tròn. Tất cả các vật chất nhẵn, thô khác nha, bóng. Ánh sáng chiếu vào ba mẫu ở các hướng khác nhau và độ chiếu sáng cũng vậy. Phân tích các mẫu vật thông qua một số đồ vật và quả sẽ thấy có thể dùng trục đối xứng chia đôi các hình trụ, hình cầu để xác định vị trí, cấu trúc hình dáng của ấm đất, củ xu hào, lọ hoa có cấu trúc khác nhau xong về cơ bản vẫn nằm trong dạng hình khối biến dạng. Ngoài ra hình dáng của vật mẫu còn phụ thuộc vào vị trí và góc nhìn của người đứng vẽ mà có biến đổi trong không gian.
  25. 2. Bố cục dựng hình: Cần chú ý đến cách sắp xếp bố cục của mẫu trên tờ giấy sao cho hợp lý. Tùy theo mẫu bày, góc nhìn khi quan sát mẫu của người vẽ mà có cách sắp xếp dọc hay ngang tờ giấy vẽ. Hình vẽ phác trên giấy chiếm khoảng bề mặt vừa đủ; không bị lệch trái hoặc lệch phải không thừa trên thiếu dưới hoặc ngược lại. Cần quan tâm đến khoảng trống của nền sao cho vừa đủ để còn diễn tả bóng của không gian. Phác khung hình chung, tiến hành đo tỷ lệ chiều rộng và chiều ngang của toàn bộ mẫu vẽ để đóng khung hình ( Ở góc độ của hình vẽ hiện tại gần giống hình vuông) Đo và xác định tỷ lệ của từng vật mẫu, sau đó nối các điểm với nhau sẽ có một lược đồ đơn giản về hình thể của từng mẫu vật. 3. Vẽ tương quan lớn Kiểm tra các đường trục dọc, các diện và điểm của mẫu đã chính xác chưa. Tiến hành phân mảng sáng tối lớn. Phân tích độ đậm nhạt khác nhau của các diện sáng tối Chú ý: Các độ sáng tối ngay trong một vật thể cũng không giống nhau 4. Vẽ sâu Trước tiên đẩy sâu hình vẽ bằng nét, vẫn sử dụng các nét phác theo hình kỷ hà nhưng ngắn hơn và gần với hình của mẫu hơn (chú ý đỉnh tiếp giáp giữa các mảng). Quan sát thật kỹ nguồn sáng để vẽ đậm nhạt của nét. Kiểm tra lại bài vẽ, bắt đầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đến tổng thể ánh sáng, đậm nhạt không xa vào chi tiết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, độ dày, mỏng của khối, các vị trí sáng nhất và tối nhất. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phương pháp tối ưu nhất để dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong quá trình đánh bóng. Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối với nhau, cũng như độ phản quang ánh sáng trong vùng tối của mẫu. Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét cho sát với thực tế của mẫu.
  26. 5. Hoàn chỉnh bài vẽ Yêu cầu của bài vẽ hình họa là phải tạo được hình nổi trong không gian hai chiều. Do đó, ngoài sự chính xác về hình, các tỷ lệ của vật mẫu, việc đánh bóng, tạo khối và không gian là rất quan trọng. Kết quả bài vẽ phần lớn phụ thuộc vào giai đoạn này nên việc hoàn chỉnh bài vẽ cần thận trọng, tính toán kỹ và phải phù hợp với trình độ, khả năng của người vẽ. Ở giai đoạn này cần kết hợp chặt chẽ việc kiểm tra bằng que đo, dây dọi kết hợp với mắt nhìn. Kỹ thuật sử dụng nét bút chì và tẩy để tạo đậm nhạt và không gian có một vai trò hết sức quan trọng, Cần lưu ý tới mảng đậm nhạt khác nhau. Quá trình đánh bóng là quá trình xóa dần đi các ranh giới, các nét phác ban đầu. Cần tránh lối diễn tả không gian giả mà phải tôn trọng không gian thực của mẫu. Có như vậy bài vẽ mới không khô cứng, máy móc và tạo thành quen mắt, quen tay trong hình họa, như thế sẽ hạn chế rất nhiều đến quá trình nghiên cứu sau này. 6. Tiêu chí cần đạt - Bài này là một mẫu biến dạng, có nhiều đặc điểm nên cần vẽ sát mẫu. - Có đặc điểm, cấu trúc, tỷ lên và chất liệu của mẫu. - Cách vẽ linh hoạt, xử lý các nét bút chì có hiệu quả tốt. Hình khối và bóng thống nhất, không ròi rạc và tách rời nhau. - Diễn tả được chất đồ vật khác nhau - Bài vẽ có tính bao quát chung. 4. Hình minh họa
  27. * Câu hỏi, bài tập, nội dung ôn tập và thảo luậ
  28. BÀI 5: VẼ NỒI NHÔM, BÁT SỨ, QUẢ XOÀI Kích thước 40cmx60cm Chất liệu chì I. Mục tiêu 1. Kiến thức Người học trình bày được cấu tạo của vạn vật trên cơ sở cấu trúc khoa học của các khối hình cơ bản. Nâng cao một bước về khả năng diễn tả hình khối, đường nét và đậm nhạt của bài vẽ mẫu phức tạp.Thông qua cách thể hiện không gian của mẫu, gợi cảm được về chất, về mầu sắc của đối tượng dù chỉ là vẽ đen trắng. 2. Kỹ năng - Vẽ được bài hình họa các hình khối biến dạng cơ bản trong mối tương quan về hình, khối tỷ lệ, đậm nhạt và tạo được không gian của mẫu. - Sử dụng tốt chất liệu chì đen, sử dụng que đo, dây rọi, trong bài vẽ, tỷ lệ, diễn tả được tương quan đậm nhạt trên cơ sở toàn bộ. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Thể hiện thái độ nhiệt tình, tự tin, tích cực, say mê trong học tập II. Nội dung chi tiết 1. Quan sát nhận xét Quan sát các mẫu trên đều có dạng cấu tạo của khối trụ tròn và khối cầu. Nếu nồi nhôm, bát xứ rất gần với khối trụ cơ bản thì quả xoài gần khối cầu.Tất cả các vật chất nhẵn, bóng khác nhau. Ánh sáng chiếu vào ba mẫu ở các hướng khác nhau và độ chiếu sáng cũng vậy. Phân tích các mẫu vật thông qua một số đồ vật và quả sẽ thấy có thể dùng trục đối xứng chia đôi các hình trụ, hình cầu để xác định vị trí, cấu trúc hình dáng của nồi nhôm, bát xứ, quả xoài có cấu trúc khác nhau xong về cơ bản vẫn nằm trong dạng hình khối biến dạng. Ngoài ra hình dáng của vật mẫu còn phụ thuộc vào vị trí và góc nhìn của người đứng vẽ mà có biến đổi trong không gian.
  29. 2. Bố cục dựng hình: Tùy theo mẫu bày, góc nhìn khi quan sát mẫu của người vẽ mà có cách sắp xếp dọc hay ngang tờ giấy vẽ. Hình vẽ phác trên giấy chiếm khoảng bề mặt vừa đủ; không bị lệch trái hoặc lệch phải không thừa trên thiếu dưới hoặc ngược lại. Cần quan tâm đến khoảng trống của nền sao cho vừa đủ để còn diễn tả bóng của không gian. Phác khung hình chung, tiến hành đo tỷ lệ chiều rộng và chiều ngang của toàn bộ mẫu vẽ để đóng khung hình ( Ở góc độ của hình vẽ hiện tại gần giống hình vuông) Đo và xác định tỷ lệ của từng vật mẫu, sau đó nối các điểm với nhau sẽ có một lược đồ đơn giản về hình thể của từng mẫu vật. 3. Vẽ tương quan lớn Kiểm tra các đường trục dọc, các diện và điểm của mẫu đã chính xác chưa. Tiến hành phân mảng sáng tối lớn. Phân tích độ đậm nhạt khác nhau của các diện sáng tối Chú ý: Các độ sáng tối ngay trong một vật thể cũng không giống nhau 4. Vẽ sâu Trước tiên đẩy sâu hình vẽ bằng nét, vẫn sử dụng các nét phác theo hình kỷ hà nhưng ngắn hơn và gần với hình của mẫu hơn (chú ý đỉnh tiếp giáp giữa các mảng). Quan sát thật kỹ nguồn sáng để vẽ đậm nhạt của nét. Kiểm tra lại bài vẽ, bắt đầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đến tổng thể ánh sáng, đậm nhạt không xa vào chi tiết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, độ dày, mỏng của khối, các vị trí sáng nhất và tối nhất. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phương pháp tối ưu nhất để dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong quá trình đánh bóng. Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối với nhau, cũng như độ phản quang ánh sáng trong vùng tối của mẫu. Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét cho sát với thực tế của mẫu.
  30. 5. Hoàn chỉnh bài vẽ Yêu cầu của bài vẽ hình họa là phải tạo được hình nổi trong không gian hai chiều. Do đó, ngoài sự chính xác về hình, các tỷ lệ của vật mẫu, việc đánh bóng, tạo khối và không gian là rất quan trọng. Kết quả bài vẽ phần lớn phụ thuộc vào giai đoạn này nên việc hoàn chỉnh bài vẽ cần thận trọng, tính toán kỹ và phải phù hợp với trình độ, khả năng của người vẽ. Ở giai đoạn này cần kết hợp chặt chẽ việc kiểm tra bằng que đo, dây dọi kết hợp với mắt nhìn. Kỹ thuật sử dụng nét bút chì và tẩy để tạo đậm nhạt và không gian có một vai trò hết sức quan trọng, Cần lưu ý tới mảng đậm nhạt khác nhau. Quá trình đánh bóng là quá trình xóa dần đi các ranh giới, các nét phác ban đầu. Cần tránh lối diễn tả không gian giả mà phải tôn trọng không gian thực của mẫu. Có như vậy bài vẽ mới không khô cứng, máy móc và tạo thành quen mắt, quen tay trong hình họa, như thế sẽ hạn chế rất nhiều đến quá trình nghiên cứu sau này. 6. Tiêu chí cần đạt - Bài này là một mẫu biến dạng, có nhiều đặc điểm nên cần vẽ sát mẫu. - Có đặc điểm, cấu trúc, tỷ lên và chất liệu của mẫu. - Cách vẽ linh hoạt, xử lý các nét bút chì có hiệu quả tốt. Hình khối và bóng thống nhất, không ròi rạc và tách rời nhau. - Diễn tả được chất đồ vật khác nhau - Bài vẽ có tính bao quát chung. 4. Hình minh họa
  31. * Câu hỏi, bài tập, nội dung ôn tập và thảo luận Chuẩn bị cho bài vẽ biến dạng sau
  32. BÀI 6: VẼ PHÍCH NƯỚC, QUẢ ĐU ĐỦ, QUẢ CÀ Kích thước 40cmx60cm Chất liệu chì I. Mục tiêu 1. Kiến thức Người học trình bày được cấu tạo của vạn vật trên cơ sở cấu trúc khoa học của các khối hình cơ bản. Nâng cao một bước về khả năng diễn tả hình khối, đường nét và đậm nhạt của bài vẽ mẫu phức tạp.Thông qua cách thể hiện không gian của mẫu, gợi cảm được về chất, về mầu sắc của đối tượng dù chỉ là vẽ đen trắng. 2. Kỹ năng - Vẽ được bài hình họa các hình khối biến dạng cơ bản trong mối tương quan về hình, khối tỷ lệ, đậm nhạt và tạo được không gian của mẫu. - Sử dụng tốt chất liệu chì đen, sử dụng que đo, dây rọi, trong bài vẽ, tỷ lệ, diễn tả được tương quan đậm nhạt trên cơ sở toàn bộ. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Thể hiện thái độ nhiệt tình, tự tin, tích cực, say mê trong học tập II. Nội dung chi tiết 1. Quan sát nhận xét Quan sát các mẫu trên đều có dạng cấu tạo của khối trụ tròn và khối cầu. Nếu phích nước biến dạng với khối trụ cơ bản thì quả đu đủ, quả cà gần khối cầu.Tất cả các vật chất nhẵn, bóng khác nhau. Ánh sáng chiếu vào ba mẫu ở các hướng khác nhau và độ chiếu sáng cũng vậy. Phân tích các mẫu vật thông qua một số đồ vật và quả sẽ thấy có thể dùng trục đối xứng chia đôi các hình trụ, hình cầu để xác định vị trí, cấu trúc hình dáng của phích nước, quả đu đủ, quả cà có cấu trúc khác nhau xong về cơ bản vẫn nằm trong dạng hình khối biến dạng. Ngoài ra hình dáng của vật mẫu còn phụ thuộc vào vị trí và góc nhìn của người đứng vẽ mà có biến đổi trong không gian.
  33. 2. Bố cục dựng hình: Tùy theo mẫu bày, góc nhìn khi quan sát mẫu của người vẽ mà có cách sắp xếp dọc hay ngang tờ giấy vẽ. Hình vẽ phác trên giấy chiếm khoảng bề mặt vừa đủ; không bị lệch trái hoặc lệch phải không thừa trên thiếu dưới hoặc ngược lại. Cần quan tâm đến khoảng trống của nền sao cho vừa đủ để còn diễn tả bóng của không gian. Phác khung hình chung, tiến hành đo tỷ lệ chiều rộng và chiều ngang của toàn bộ mẫu vẽ để đóng khung hình ( Ở góc độ của hình vẽ hiện tại gần giống hình vuông) Đo và xác định tỷ lệ của từng vật mẫu, sau đó nối các điểm với nhau sẽ có một lược đồ đơn giản về hình thể của từng mẫu vật. 3. Vẽ tương quan lớn Kiểm tra các đường trục dọc, các diện và điểm của mẫu đã chính xác chưa. Tiến hành phân mảng sáng tối lớn. Phân tích độ đậm nhạt khác nhau của các diện sáng tối Chú ý: Các độ sáng tối ngay trong một vật thể cũng không giống nhau 4. Vẽ sâu Trước tiên đẩy sâu hình vẽ bằng nét, vẫn sử dụng các nét phác theo hình kỷ hà nhưng ngắn hơn và gần với hình của mẫu hơn (chú ý đỉnh tiếp giáp giữa các mảng). Quan sát thật kỹ nguồn sáng để vẽ đậm nhạt của nét. Kiểm tra lại bài vẽ, bắt đầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đến tổng thể ánh sáng, đậm nhạt không xa vào chi tiết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, độ dày, mỏng của khối, các vị trí sáng nhất và tối nhất. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phương pháp tối ưu nhất để dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong quá trình đánh bóng. Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối với nhau, cũng như độ phản quang ánh sáng trong vùng tối của mẫu. Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét cho sát với thực tế của mẫu.
  34. 5. Hoàn chỉnh bài vẽ Yêu cầu của bài vẽ hình họa là phải tạo được hình nổi trong không gian hai chiều. Do đó, ngoài sự chính xác về hình, các tỷ lệ của vật mẫu, việc đánh bóng, tạo khối và không gian là rất quan trọng. Kết quả bài vẽ phần lớn phụ thuộc vào giai đoạn này nên việc hoàn chỉnh bài vẽ cần thận trọng, tính toán kỹ và phải phù hợp với trình độ, khả năng của người vẽ. Ở giai đoạn này cần kết hợp chặt chẽ việc kiểm tra bằng que đo, dây dọi kết hợp với mắt nhìn. Kỹ thuật sử dụng nét bút chì và tẩy để tạo đậm nhạt và không gian có một vai trò hết sức quan trọng, Cần lưu ý tới mảng đậm nhạt khác nhau. Quá trình đánh bóng là quá trình xóa dần đi các ranh giới, các nét phác ban đầu. Cần tránh lối diễn tả không gian giả mà phải tôn trọng không gian thực của mẫu. Có như vậy bài vẽ mới không khô cứng, máy móc và tạo thành quen mắt, quen tay trong hình họa, như thế sẽ hạn chế rất nhiều đến quá trình nghiên cứu sau này. 6. Tiêu chí cần đạt - Bài này là một mẫu biến dạng, có nhiều đặc điểm nên cần vẽ sát mẫu. - Có đặc điểm, cấu trúc, tỷ lên và chất liệu của mẫu. - Cách vẽ linh hoạt, xử lý các nét bút chì có hiệu quả tốt. Hình khối và bóng thống nhất, không ròi rạc và tách rời nhau. - Diễn tả được chất đồ vật khác nhau - Bài vẽ có tính bao quát chung. 4. Hình minh họa * Câu hỏi, bài tập, nội dung ôn tập và thảo luận
  35. Chuẩn bị cho bài vẽ biến dạng sau
  36. LIỆU THAM KHẢO Giáo trình đã sử dụng tài liệu và một số hình minh họa của các cuốn sách sau * Tài liệu học tập, [1] Triệu Khắc Lễ, Hình họa 1.2.3 (Dự án đào tạo giáo viên THCS), NXB ĐHSP, 2006 *Tài liệu tham khảo [1]. Lê Thanh Lộc (biên soạn) - Hình họa căn bản, NXBVHTT, 1999. [2]. Nguyễn Ngọc Trân - Cấu trúc hội họa, NXB Mỹ thuật, 2006. [3]. Đặng Xuân Cường - Giải phẫu tạo hình , NXB Văn hoá, 1990. [4]. Việt Anh - 35 tác phẩm hình hoạ than và chì - NXB mỹ thuật -2004