Giáo trình nội bộ Viết thư pháp Việt - Trường Cao đẳng Lào Cai

pdf 63 trang Gia Huy 22/05/2022 2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình nội bộ Viết thư pháp Việt - Trường Cao đẳng Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_noi_bo_viet_thu_phap_viet_truong_cao_dang_lao_cai.pdf

Nội dung text: Giáo trình nội bộ Viết thư pháp Việt - Trường Cao đẳng Lào Cai

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔN HỌC/MÔ ĐUN: VIẾT THƯ PHÁP VIỆT NGÀNH: HỘI HỌA Lưu hành nội bộ Năm 2019 1 1 Lào Cai, tháng 8/2020
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Cùng với sự phát triển của các ngành nghệ thuật nước nhà, thư pháp Việt – Dù sinh sau nhưng cũng đã khẳng định được vị trí vai trò trong đời sống xã hội. Nắm được sự thích ứng đó - Trường Cao Đẳng cộng đồng Lào Cai đã mạnh dạn đưa môn thư pháp Việt vào chương trình đào tạo trong hệ thống giáo dục chung của nhà trường. Với tiêu chí đổi mới, sáng tạo và hội nhập, vừa tiếp thu sự tiến bộ khoa học kỹ thuật vừa kế thừa giá trị truyền thống. Nghệ thuật thư pháp là một bộ môn nghệ thuật vô cùng độc đáo, điều đó thể hiện ở tính đại chúng, từ trẻ tới già, từ gái tới trai đều có thể học tập và rèn luyện. Ngay cả đến những người khuyết tật cũng có thể học. Điều thú vị nhất trong việc học thư pháp chính là khi đã luyện đến phần viết tác phẩm, chúng ta sẽ có cơ hội được tiếp xúc nhiều hơn với những câu nói rất hay, những câu ca dao, tục ngữ, những lời dạy của cổ nhân. những bài học được đúc rút từ kinh nghiệm thực tế của những người nổi tiếng. Và để viết được một tác phẩm thư pháp đẹp, đương nhiên các bạn cũng phải hiểu được một phần ý nghĩa của câu nói, hoặc của từng con chữ để thể hiện rõ nhất cái “chất” của câu nói, con chữ ấy. Việc thẩm thấu những triết lý thông qua việc luyện tập thư pháp vừa giúp bạn nhớ được những câu nói, vừa giúp bạn áp dụng vào cuộc sống, cải thiện thêm về tâm hồn cá nhân. Vậy nên đấy chính là lý do tôi quyết định viết cuốn giáo trình này để mọi người có thể học và tham khảo. Trong quá trình viết giáo trình dưới sự chỉ đạo và quan tâm của ban giám hiệu cũng như sự góp ý giúp đỡ và cung cấp tư liệu của các đồng nghiệp để tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Xin chân thành cảm ơn! Lào Cai, tháng năm 2019 Người biên soạn Nguyễn Huy Hiệp 3 1
  4. NỤC LỤC Bài 1: Tìm hiểu về thư pháp 6 I. Giới thiệu về thư pháp, các lối viết thư pháp. 7 1, Khái niệm thư pháp 7 2. Các lối viết thư pháp 7 3, Dụng cụ viết thư pháp (Văn phòng tứ bảo) 9 4. Những dụng cụ khác 17 II. Tìm hiểu về một số nền thư pháp tiêu biểu 20 1, Thư pháp Trung Hoa 21 2, Thư pháp Nhật Bản 21 3, Thư pháp các quốc gia hồi giáo 21 4, Thư pháp các nước phương Tây 22 III. quá trình hình thành thư pháp Việt. 22 1, Qúa trình hình thành thư pháp Việt (Thư pháp chữ quốc ngữ) 22 Bài 2 Luyện nét và cách viết các chữ cái cơ bản trong thư pháp 24 I. Yêu cầu chung 24 1. Tư thế viết 24 2. Cách cầm bút 27 3. Cách pha và lấy mực 28 II. Luyện nét 30 1. Bút pháp căn bản 30 4 1
  5. 2, Ứng dụng bút pháp căn bản vào thư pháp Việt (Thư pháp chữ Quốc ngữ) 39 III. Viết các chữ in hoa, chữ thường và dấu theo lối thư pháp 48 1, Bộ chữ in hoa 48 2, Bộ chữ thường 49 3, Bộ dấu và số 50 4, Một số bộ chữ tham khảo 51 Bài 3: Thực hiện bố cục chữ trong tranh thư pháp 53 I, Lý thuyết 53 1, Tìm hiểu về bố cục tranh thư pháp 53 2. Một số nguyên tắc cơ bản 54 3. Các dạng bố cục cơ bản 55 4, Bố cục theo lối cách tân 57 5. Đề khoản và ấn chương 62 II. Thực hành 62 Tài liệu tham khảo 62 5 1
  6. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Viết thư pháp Việt Mã môn học: MH30 I. Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: Thực hiện tại kì I - Tính chất: là môn học chuyên ngành II. Mục tiêu môn học Kết thúc môn học người học đạt được - Về kiến thức + Người học trình bày được một số khái niệm chung về bố cục + Nêu được các bước xây dựng một bài bố cục khối cơ bản và khối biến dạng. - Về kỹ năng + Vẽ được bố cục các khối cơ bản khối và biến dạng. + Vẽ được bố cục tranh tĩnh vật đơn giãn - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Tham gia tích cực vào các giờ giảng + Thể hiện năng lực tự học thông qua các bài học có nội dung tương tự + Trân trọng những kiến thức của bộ môn bố cục. III. Nội dung môn học Thư pháp Việt Bài 1: Tìm hiểu về thư pháp A. Mục tiêu của bài Kết thúc bài người học đạt được. - Kiến thức + Người học trình bày được nguồn gốc hình thành, sự phát triển của một số nền thư pháp nói chung và thư pháp việt nói riêng + Người học phân tích được sự khác nhau của thư pháp Việt và một số nền thư pháp tiêu biểu - Năng lực tự chủ và trách nhiệm 6 1
  7. + Người học phát huy được khả năng tự học, tự tìm hiểu thêm về thư pháp Việt B. Nội dung I. Giới thiệu về thư pháp, các lối viết thư pháp. 1, Khái niệm thư pháp Là cách thức thể hiện tâm trạng và cảm xúc của người viết thông con chữ, không chỉ đơn thuần chữ đẹp, được viết bằng cọ gọi là thư pháp. Muốn có một tác phẩm thư pháp đẹp, có chiều sâu, tác phẩm phải chứa đựng thông điệp của người viết và bảo tính mỹ thuật của chữ viết qua: nét chữ, cách thức trình bày , hình dáng câu chữ , màu sắc .Vì vậy ta có thể gọi thư pháp là cách biểu lộ tâm ý của người viết thông qua ngôn ngữ viết hay có thể gọi là môn nghệ thuật biểu lộ tâm – ý của con người thông qua ngôn ngữ viết. Có thể nói, thư pháp đã trở thành một môn nghệ thuật dùng để thể hiện tâm tư tình cảm của con người, chứa đựng giá trị truyền thống dân tộc mang tính chất giáo dục con người về đạo đức, nhân sinh quan trong cuộc sống. Văn phòng tứ bảo trong thư pháp gồm: Bút, Nghiên, Mực và gấy. 2. Các lối viết thư pháp 2.1 Chữ chân phương Là lối viết chữ phổ biến nhất, chữ viết rõ ràng, dễ đọc, nét bút có sự uyển chuyển đậm nhạt khác nhau nhưng không làm mất đi cấu trúc chính của chữ. Chính vì đặc điểm dễ đọc, dễ viết như thế mà lối viết thư pháp chân phương phát triển mạnh và phổ biến nhất. (Hình 1.1, Hình 1.2) Hình 1.1 Hình 1.2 2.2 Chữ cách điệu 7 1
  8. Là cách thể hiện chữ thành những hình tượng khác nhau, có thể biến hóa con chữ để mang những hình ảnh mà người viết muốn miêu tả, đánh lừa thị giác của người xem vì tác phẩm nặng về hình hơn chữ (Hình 1.3). Ở lối viết chữ này tuy rằng khó đọc nhưng người xem có thể cảm nhận được ý của tác giả qua những hình ảnh ẩn trong tác phẩm. Hình 1.3 2.3 Chữ Thảo Là cách viết thể hiện cái hồn chữ nhiều hơn là ý, viết phóng túng khiến người xem khó nhận biết, luôn chứa đựng nội lực của người viết (Hình 1.4, Hình 1.5). Cách viết theo lối thảo người thưởng lãm phải mất một lúc khá lâu để hiểu hoặc thậm chí là không thể đọc được chữ mà tác giả viết nên. Hình 1.4 Hình 1.5 2.4 Chữ mộc 8 1
  9. Là kiểu chữ viết ngược dùng để khắc trên bảng in gỗ, người xem phải soi vào gương để đọc được. Có trường phái về chữ Mộc riêng, tạo hình thể chữ quốc ngữ gần giống như chữ Hán về cách viết, và được viết theo từng bộ cụ thể, người xem ngỡ là chữ Hán và phải đọc ngược. Hình 1.6 Hình 1.6 3, Dụng cụ viết thư pháp (Văn phòng tứ bảo) Văn phòng có nghĩa là phòng làm việc, nơi làm việc. Tứ có nghĩa là bốn. Bảo là bảo vật, đồ dùng quý giá. Như vậy, văn phòng tứ bảo chính là bốn món vật quý nơi thư phòng, được sử dụng cho mục đích viết chữ, vẽ tranh. Chúng bao gồm: Bút lông, mực tàu, nghiên mực và giấy. Đây là những món đồ cơ bản, bắt buộc phải có khi bạn có ý định theo đuổi nghệ thuật viết chữ đẹp này. Tuy vậy, ngày nay bộ văn phòng tứ bảo thường được cải cách thêm thắt nhiều thứ vào đó. Và thường thường, một bộ dụng cụ thư phòng này có nhiều hơn bốn món. 9 1
  10. Hình 1.7 3.1 Bút lông Bút lông (Hán-Nôm: 筆㰵), là loại Bút đầu có Búp/Túp lông dạng tròn, nhọn cán dài nhiều cỡ. Ngoài ra, bút lông còn được gọi là cọ (Hình 1.7) Bút có cấu tạo đơn giản gồm cán bút để cầm viết; lông để hút mực và chuyển mực lên giấy. Theo thời gian cây bút lông có thay đổi về vật liệu chế tạo với mục đích làm sao chữ viết được tinh xảo hơn và lông gắn vào quản bút cho chắc chắn, khéo léo hơn. Ngoài trúc, người ta còn dùng các loại vật liệu khác như gỗ, ngà, ngọc và cả kim loại như đồng, sắt, vàng, bạc để làm quản bút. Tuỳ theo mục đích sử dụng, lông có thể là lông đuôi ngựa hay sợi tổng hợp để dùng cho các loại màu quánh đặc, vẽ dày và khoẻ. Túp lông mềm được làm từ lông chồn, thỏ, sóc dùng với màu loãng như màu nước, mực, màu phẩm, màu bột mịn. Bút lông viết chữ Nho, loại bút độc đáo của Trung Quốc, có ngòi bằng một túp lông mềm bó tròn vuốt thành đầu nhọn, rất thích hợp với lối viết chữ Hán cổ truyền và với việc vẽ tỉa tinh vi. Bút lông có nhiều loại, người ta phân loại bút lông căn cứ vào: Độ dài bút: bút ngọn ngắn, ngọn dài và ngọn vừa. Dựa vào tính năng và nguyên liệu: bút lông mềm, bút lông cứng. Bút lông mềm thường làm bằng lông dê, sức đàn hồi kém, ngậm mực nhiều, chữ viết ra tròn đậm thích hợp với lối viết Chân, Lệ nhưng điều khiển không khéo, nét chữ sẽ không khoẻ. Bút lông cứng làm bằng lông cáo, chồn hoặc thỏ rừng. Bút lông cứng sức đàn hồi lớn, chữ viết ra cứng cỏi, mạnh mẽ, thích hợp với viết chữ Thảo nhưng thường dùng trong hội họa nhiều hơn. Xét vào kích thước thì lại có thể chia thành: - Bút tiểu tự, dùng để viết chữ khoảng từ 1-3cm; - Bút trung tự dùng để viết chữ khoảng từ 4-6cm; - Bút đại tự dùng để viết chữ khoảng từ 6-9cm hoặc lớn hơn. Xét vào mục đích sử dụng của người viết có thể phân loại thành hai loại bút viết chữ và bút vẽ tranh. 10 1
  11. Xét theo độ dài của lông bút có thể phân loại thành: Trường phong (lông dài), trung phong (lông cỡ trung bình), đoản phong (lông ngắn). Một chiếc bút lông chia làm 04 bộ phận chính ( Hình 1.8 ) Đầu bút Đẩu bút Quản bút Đỉnh bút Hình 1.8 Ở một số nơi thì chỉ chia ra hai phần, phần quản bút và phần đầu bút. Trong thư pháp Việt người viết có thể vận dụng đến gần hết phần lông bút. Một chiếc bút cỡ nhỏ có thể viết được chữ có kích cỡ khá lớn nhưng theo kinh nghiệm cá nhân thì bạn chỉ nên sử dụng khoảng ½ đầu bút đổ lại. Để chọn được bút tốt cần nhớ rằng bút có bốn cái “đức” (hay “Tứ đức”): - Tiêm: Khi lông bút chụm lại, ngòi bút phải nhọn. Bút có nhọn thì viết chữ mới dễ ra góc cạnh, biểu lộ được thần thái. Loại bút tù không có ngòi nhọn khó biểu hiện được tinh thần của thư pháp ( Hình 1.9 ) Khi mua bút mới, ngòi lông thường có keo nên tụ lại, rất dễ phân biệt. Khi kiểm tra bút cũ, trước hết nhúng ướt ngòi bút, ngòi bút sẽ tụ lại, có thể phân biệt bút tù hay nhọn. 11 1
  12. Hình 1.9 - Tề: Khi bóp đầu bút bằng ra, các đầu lông trải đều ra. Bút được gọi là “tề” nếu đầu các sợi lông bằng nhau , không thò thụt , khi vận bút sẽ đạt được cảnh giới ” Mọi sợi lông đều có lực ” (Vạn hào tề lực). Tuy nhiên muốn kiểm tra điều này phải làm bút mất lớp keo đi, vì vậy khi mua không làm được do đầu bút thường được phủ bởi một lớp keo. Một số cửa hàng có thể cho bạn dùng thử bút mẫu, một số cửa hàng họa phẩm lại không. Hình 1.10 12 1
  13. - Viên: Chỉ việc ngòi bút tròn đều, lông bút dầy dặn. Lông bút dầy tức là khi viết sẽ có lực , nếu không chữ sẽ gầy guộc, thiếu sinh lực. Bút “viên” khi vận sẽ được như ý. Để kiểm tra tính “Viên” của bút đầu tiên bạn nhìn trực diện bút với mắt để xét các đầu lông sắp xếp có đều đặn, đường tròn có chỗ nào bị lồi lõm hay không. Có thể nhìn từ mặt hông của bút, dùng tay để xoay các mặt các để xem bụng bút có đều hay không Hình 1.11 - Kiện: Là sự đàn hồi của ngòi bút; thử ấn ngòi bút rồi nhấc bút lên, ngòi trở về trạng thái cũ. Cây bút có sự đàn hồi, lúc vận bút sẽ được như ý, thông thường, lông thỏ, lông sói đàn hồi hơn lông dê, khi viết chữ sẽ có khí thế. Về vấn đề này, sau khi rửa sạch lớp keo, nhúng ẩm bút rồi ấn thử sẽ biết bút có “kiện” hay không Bên cạnh đó, “Kiện” còn là trạng thái lưu giữ lượng mực trong đầu bút, có thể sử dụng một nét mà đi được nét dài. Bút có đầu lông dài, mềm thì tính “Kiện” thấp hơn bút có đầu lông ngắn, cứng. 13 1
  14. Hình 1.12 3.2. Mực tàu Mực Tàu (hay mực tầu) đơn giản là một loại mực màu đen đã từng được sử dụng rộng rãi trong quá khứ để viết, in và vẽ, còn hiện nay nói chung vẫn được sử dụng để vẽ, đặc biệt là các loại truyện tranh màu đen. Hình 1.13 Hình 1.14 Hiện nay, mực tàu dùng để viết thư pháp có hai loại. Mực thỏi truyền thống (Hình 1.14): Là loại mực dạng khô, được ép thành từng thỏi một. Khi cần sử dụng, ta mài chúng cùng với một chút nước ở trong nghiên mực để tạo ra một dạng chất lỏng đặc sánh như hồ. 14 1
  15. Đối với những người chơi thư pháp cổ, mực thỏi không chỉ đơn giản là loại mực mài ra để viết mà nó còn chứa đựng vô vàn những tinh hoa quý giá. Quá trình mài mực chính là màn khởi động quyết định cho kết quả của bức thư pháp sắp được viết ra. Cũng giống như trong trà đạo, một tách trà ngon phải trải qua công đoạn chế biến công phu, cách pha trà, cách cầm trà để thưởng thức. Ngồi mài mực chính là một cách thiền tịnh để cho tâm hồn thư thái. "Tâm an vạn sự thành" Mực dạng nước (Hình 1.13): Là loại mực đã được pha sẵn thành chất lỏng, đựng trong một chai nhỏ. Lúc cần sử dụng chỉ việc rót ra nghiên và viết. Ưu điểm rất nhanh gọn, sạch sẽ nhưng về độ sánh đặc thì không được như mực thỏi. 3.3 Nghiên mực Hình 1.15 Nghiên (chữ Hán: 硯, Hán-Việt: nghiễn) là một dụng cụ dùng để mài và chứa mực Tàu. Mực Tàu thường được đông đặc thành những thỏi mực. Khi cần mực để viết, người xưa bôi một chút nước lên đầu thỏi mực rồi chà nó lên mặt phẳng của nghiên để mài.cụ dùng để mài và chứa mực Tàu. Mực Tàu thường được đông đặc thành những thỏi mực. Khi cần mực để viết, người xưa bôi một chút nước lên đầu thỏi mực rồi chà nó lên mặt phẳng của nghiên để mài. Trên nghiên có thể có một chỗ nhỏ để chứa nước, chẳng hạn đối với các nghiên có vào đời nhà Tống, Trung Quốc. Về sau, chỗ chứa nước này trở thành chỗ chứa mực. Nước thường được chứa trong một món đồ bằng sứ, khi cần thì lấy rưới lên nghiên. 15 1
  16. Nghiên có thể làm từ đất sét, đồng thiếc, sắt hoặc sứ. Bốn vật phẩm gồm nghiên, bút lông, thỏi mực và giấy Tuyên được Trung Quốc truyền thống gọi là Văn phòng tứ bảo (文房四寶). Đối với những nhà thư pháp và họa sĩ, nghiên có tầm ảnh hưởng quan trọng lên chất lượng mực. Nghiên tác động đến lượng và kết cấu của thứ mực được mài lên nó. 3.4 Giấy Trong văn phòng tứ bảo, loại giấy duy nhất mà Thư pháp chữ Việt còn giữ lại được là giấy dó. Đó là một điều đáng tiếc trong quá trình xây dựng một nền thư pháp mang phong cách Việt Nam. Nhưng bù lại, với công nghệ tiên tiến của thời đại bây giờ, chúng ta đã sản xuất ra được vô vàn các loại giấy. Phong phú đa dạng từ màu sắc cho đến kích thước. Giấy viết thư pháp hiện nay chủ yếu là các loại giấy sau: Giấy trắng hay còn gọi là giấy viết là loại giấy không tráng phủ bề mặt, có mức độ gia keo phù hợp với việc dùng các loại bút mực để viết. Giấy viết thường được làm từ bột giấy hóa học tẩy trắng và các loại bột giấy tẩy trắng khắc như bột giấy cơ học, bột giấy hóa học Loại giấy này được sử dụng rộng rãi, đủ mọi tầng lớp và đáp ứng được hầu hết nhu cầu của mọi người. Từ viết chữ, vẽ tranh cho đến in ấn Trong thư pháp, người ta thường dùng loại giấy này đã được nhuộm màu (đỏ, vàng, xanh, tím ) với độ dày vừa phải để viết chữ. Giấy Dó Việt Nam được làm từ sợi cây Dó (Hình 1.16), màu ngà vàng, độ hút mực tùy theo độ dày của giấy, giữ được khoảng vài trăm năm. Giấy Dó hiện nay còn giữ được nghề chủ yếu vì phục vụ cho giới hội họa, vì vậy không có các khổ giấy cần thiết cho Thư pháp, mẫu mã cũng không đa dạng. 16 1
  17. Hình 1.16 Tranh Đông Hồ được làm từ giấy dó Tuyên Chỉ và Phỏng Tuyên – 宣纸 (Việt Nam gọi nhầm là Xuyến Chỉ): lấy tên Tuyên Thành ở An Huy. Tuy nhiên chỉ có vùng phụ cận của Tuyên Thành mới sản xuất giấy. Nhiều nơi cũng sản xuất giấy Thư pháp rồi cũng lấy tên là Tuyên Chỉ. Hiện nay loại giấy Tuyên được ưa chuộng là: Ngọc Bản Tuyên – 玉板宣, làm từ gỗ dâu, rạ và vỏ cây Đàn Mộc ngâm tro, vì vậy giấy hút mực rất nhiều. Dùng giấy này, nếu viết quá chậm, mực sẽ loang mạnh tuy nhiên có nhiều thư pháp gia lợi dụng được điểm này, viết ra nhiều tác phẩm mang phong vị riêng như Bao Thế Thần, Tề Bạch Thạch. Hiện nay, độ hút mực của giấy Tuyên đã được giảm bớt tiện cho người viết hơn. Ngoài giấy Dó và giấy Tuyên, Việt Nam hiện nay còn thịnh hành viết loại giấy Điệp vốn dùng làm tranh Đông Hồ. Giấy Điệp thực chất là một tờ giấy Dó, quét một lớp Điệp (Vỏ sò giã nát trộn với màu thiên nhiên và hồ) trên bề mặt. Giấy này ít hút mực, đặc tính tương tự giấy làm từ tre, bề mặt bóng, có ánh sáng của vỏ sò. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào khổ giấy dó, nên giấy Điệp cũng không đa dạng về kích cỡ, đồng thời không giữ được lâu bởi màu Điệp mau phai, dễ gẫy mạch giấy. 4. Những dụng cụ khác 4.1 Chấn chỉ Dụng cụ dùng để giữ cho mặt giấy phẳng và giữ giấy không bị xê dịch trong quá trình viết chữ (Hình 1.17). Chấn chỉ có nhiều kiểu dáng, kích thước và chất liệu khác nhau. 17 1
  18. Trên bề mặt chấn chỉ người ta thường trang trí thêm họa tiết, trạm trổ hình ảnh hoặc chữ viết là các câu đối, câu thơ để gia tăng tính thẩm mĩ của món đồ. Chấn chỉ thường có trọng lượng khá nặng để hỗ trợ việc giữ giấy. Hình 1.17 4.2 Ấn triện, chu sa Dụng cụ để đóng con dấu lên tác phẩm, đây là một trong những yếu tố bắt buộc được xem như công đoạn điểm mắt cho rồng (hay “Họa long điểm tinh”), (Hình 1.18). Ấn triện, chu sa là những vật phẩm cũng rất đỗi quan trọng đối với người viết chữ vì nó khẳng định được tên tuổi, vị thế của người viết, giống như một thương hiệu, một dấu ấn để người khác nhớ tới mình. Hình 1.18 4.3 Giá treo bút Dụng cụ để treo bút lên sau khi sử dụng, giúp hong khô nước trong đầu lông bút (Hình 1.19). Giá treo bút có nhiều kích thước, thường làm bằng gỗ, kết cấu rất đơn giản bao gồm một giá đỡ và một thanh ngang có gắn các đầu nhô ra để có thể 18 1
  19. treo được nhiều bút. Chiều cao của giá bút thường cao hơn chiều cao của cây bút bạn sử dụng. Trên giá bút có thể được trang trí thêm các hình ảnh, hoa văn trạm khắc để tăng thêm thẩm mỹ. Hình 1.19 4.4 Ống đựng bút Dụng cụ để bút, đối với những nhà thư pháp lớn có nhiều bút thì ống đựng bút giúp phân loại bút để dễ lựa chọn sau này (Hình 1.20). Ống để bút thường được nhiều người sưu tầm, có thể làm từ gỗ hoặc từ ngọc, đá, Trên bề mặt ống đựng bút cũng có thể được trang trí những họa tiết rồng phượng, những bài kinh kệ đặc trưng. Mỗi một sản phẩm đều sẽ nói lên một phần khiếu thẩm mĩ và tư tưởng của người sử dụng. Hình 1.20 19 1
  20. 4.5 Thảm tập Dụng cụ đặt phía dưới giấy viết để người viết nhìn thấy đường kẻ chỉ đỏ nằm phía dưới, qua đó viết chữ được ngay hàng thẳng lối (Hình 1.21). Dụng cụ này rất cần thiết đối với những người tập thư pháp Việt vì kết cấu con chữ và luật viết theo chiều ngang. Hình 1.21 4.6 Mành giữ bút Dụng cụ chứa bút để di chuyển, được làm từ các thanh tre, nứa nhỏ, thuận tiện khi phải cầm bút đi nhiều nơi, bảo quản bút luôn thẳng và đầu lông không bị ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển (Hình 1.22). Hình 1.22 II. Tìm hiểu về một số nền thư pháp tiêu biểu 20 1
  21. 1, Thư pháp Trung Hoa Thư pháp là phương tiện để truyền tải tâm ý của người viết, song hành cùng tranh thủy mặc, thư pháp được xem là một môn nghệ thuật đỉnh cao và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay (Hình 1.23, Hình 1.24 ). Hình 1.23 Hình 1.24 2, Thư pháp Nhật Bản Thư pháp ở Nhật Bản được xem như là một loại hình nghệ thuật siêu phàm, thanh thoát và thường do các thiền sư thể hiện, được gọi là thư đạo luôn gắn liền với nghệ thuật thiền đạo, trọng ý hơn trọng hình (Hình 1.25, Hình 1.26 ). Hình 1.25 Hình 1.26 3, Thư pháp các quốc gia hồi giáo Điển hình là thư pháp Ả Rập, một khía cạnh của nghệ thuật Hồi giáo đã được phát triển song song với đạo Hồi và ngôn ngữ Ả Rập. Luôn gắn liền với các trang trí nghệ thuật Hồi giáo trên tường và trần của các nhà thờ Hồi giáo cũng như trang trí và trình bày các trang kinh sách (Hình 1.27) 21 1
  22. Hình 1.27 4, Thư pháp các nước phương Tây Thư pháp phương Tây có phong cách khác. Con chữ được viết nắn nót theo chuẩn mực và tỷ lệ, trình bày rõ ràng và nhằm nhấn mạnh những chủ đề cần thiết (Hình 1.28, Hình 1.29). Thư pháp phương Tây được thể hiện bằng nhiều phương tiện: bút sắt, cọ, thước, compa, êke Hình 1.28 Hình 1.29 III. quá trình hình thành thư pháp Việt. 1, Qúa trình hình thành thư pháp Việt (Thư pháp chữ quốc ngữ) Bắt đầu từ thư pháp chữ Hán, trong thời kỳ Bắc thuộc người Hán đã truyền bá văn hóa và cả chữ viết vào nước ta, trong đó có cả nghệ thuật thư pháp, trải qua hàng nghìn năm thư pháp chữ Hán tại nước ta cũng phát triển rộng rãi. Đến khi chữ Quốc Ngữ ra đời dần thay thế cho chữ Hán thì thư pháp chữ Quốc Ngữ từ đó cũng được hình thành. Nhà thơ Đông Hồ được xem là người đầu tiên sử dụng cọ mực Tàu viết chữ quốc 22 1
  23. ngữ, gọi là thư pháp chữ quốc ngữ và ông cũng là người phổ biến thư pháp chữ quốc ngữ (Hình 1.30, Hình 1.31). Những tác phẩm thư pháp mà ông để lại, có thể chưa hòan chỉnh mỹ mãn về một khía cạnh nào đó và cũng như không thấy một lý luận, một nghiên cứu nào về thư pháp Việt của ông. Nhưng chúng ta ghi nhận được những công lao đóng góp, một sự đam mê và hoài bão lớn về lối chơi chữ nghệ thuật đặc biệt này. Có thể khi sinh thời cụ Đông Hồ viết thư pháp Việt như một sở thích, một thú chơi tao nhã và là một hình thức để ông truyền bá thơ văn và chữ Quốc ngữ thông qua nghệ thuật thư pháp. Nhưng những viên gạch đầu tiên ông đặt cho chúng ta, vô hình chung đã trở thành một bộ môn nghệ thuật được nhiều người yêu thích đến ngày hôm nay. Vốn có truyền thống “uống nước nhớ nguồn” nhiều người trong giới thư pháp đã cảm kích và xem ông như một vị “Tổ”của bộ môn để tôn thờ. Hình 1.30 Hình 1.31 23 1
  24. Bài 2 Luyện nét và cách viết các chữ cái cơ bản trong thư pháp A. Mục tiêu Kết thúc bài người học đạt được. - Kiến thức + Người học trình bày được các nét cơ bản + Người học nêu được quy luật của các chữ cái trong khi chuyển thể thành thư pháp - Kĩ năng + Viết được hoàn thiện bảng chữ cái theo lối thư pháp - Năng lực tự chủ và trách nhiệm + Có mong muốn tự tìm hiểu về thư pháp Việt, tự thực hiện luyện tập tại không gian riêng B. Nội dung I. Yêu cầu chung 1. Tư thế viết Trong khi cầm bút viết chữ, người viết thường đứng, ngồi hoặc nằm để thể hiện các con chữ của mình trên các chất liệu khác nhau. Đây là một trong những yếu tố rất quyết định đến khả năng sáng tạo của mỗi người cầm bút. 1.1 Yêu cầu tư thế viết – Nhìn được bao quát toàn bộ tác phẩm. – Cổ tay thoải mái, chắc chắn để thực hiện nét bút – Cơ thể không bị gò bó, không bị mất thăng bằng khi viết. – Đảm bảo sức khỏe trong quá trình luyện tập. 1.2 Các lỗi thường gặp trong tư thế viết – Cúi quá sát người vào bề mặt viết: Đây là lỗi thường gặp nhất của đa phần những người mới bắt đầu tập viết chữ hay mắc phải, lỗi này xuất phát từ tâm lý quá tập trung vào nét bút dẫn đến việc dí sát mặt vào giấy và nét chữ. Tư thế ngồi hoặc 24 1
  25. đứng sai này ảnh hưởng không nhỏ đến bố cục của tác phẩm, cũng như tới sức khỏe người viết. – Đưa tay vào những vị trí khó có thể phòng bút: Ít nhiều người mới bắt đầu tập viết chữ thường có thói quen đưa tay vào sát người để cảm nhận đi bút được dễ dàng hơn, thế nhưng đó mới là do những nét bút pháp cơ bản ban đầu tạo thành. Sự thật thì sau này khi bạn đã bắt đầu viết được các nét cơ bản, người viết chữ sẽ phải tìm hiểu tới các nét bút pháp mới khó hơn, dẫn đến việc đưa tay quá sát trở thành thói quen nên khó để sửa lại. – Sử dụng các tư thế không tốt cho sức khỏe: Những tư thế ngồi cong người, vẹo người, bò sát vào tác phẩm để viết hoặc những tư thế độc, dị của một vài nhà thư pháp để thể hiện “đẳng cấp” đối với riêng cá nhân mình là những tư thế khó có thể chấp nhận được. – Tay che mất đầu bút: Các nét này sẽ thường xuyên gặp phải ở những người mới bắt đầu học thư pháp vì đa phần các bạn khi mới làm quen với bút lông thường giữ nguyên cánh tay khi đi các nét ngang dọc, điều này dẫn dến một hệ quả là đôi khi với những nét viết to, cây bút lớn các bạn vô tình che đi đầu bút lông, và để nhìn thấy rõ các đường nét, thường thì các bạn mới sẽ nghiêng lệch người sang một bên dẫn đến tư thế bị sai lệch. 1.3 Tư thế chuẩn – tư thế phổ thông: Ngồi viết, đứng viết Khi viết thư pháp, đối với tư thế quỳ hoặc đứng thì mình không nói, riêng chỉ đối với tư thế chúng ta ngồi viết với bàn cao hoặc thấp, thì các bạn luôn nhớ miệng ngậm, cằm thu, lưng thẳng, vai thả lỏng và tránh những lối cơ bản ở trên. Tư thế viết phải thể hiện được phong thái đĩnh đạc, đàng hoàng, nếu người khác nhìn vào họ sẽ cảm nhận được sự nghiêm túc, chỉnh chu, chăm chút trong từng hành động (Hình 2.1). Việc ngồi thẳng, thể hiện khí chất của bản thân là quá trình rèn luyện liên tục, nhiều người cho rằng việc này là không cần thiết, cứ ngồi thế nào cho thoải mái là được, nhưng đối với mình, ngồi đúng tư thế và phong thái có ba cái lợi lớn: 25 1
  26. Hình 2.1 – Thứ nhất Nếu bạn làm một việc gì đó với tư thế uể oải, nằm ườn ra để viết, chồng cằm, bó gối, hay những hành động tiêu cực tương tự, bạn sẽ dễ cảm thấy chản nản và nhanh chóng bỏ cuộc khi chỉ luyện được một vài phút. – Thứ hai Tư thế chuẩn sẽ giúp cho bạn có được vị trí thoải mái để phóng bút. Thể hiện tác phẩm một cách chuẩn xác, đường nét sinh động và hài hòa hơn. – Thứ ba Khi đã thành thói quen, bạn sẽ viết và sử dụng tư thế thích hợp theo phản xạ, những tư thế đẹp cho người xem một cảm giác thích thú, yêu mến và cảm nhận được sự nghiêm túc trong con chữ của tác giả. Một số tư thế thường thấy bao gồm, ngồi viết với bàn và đứng viết (Hình 2.2, Hình 2.3). Mình để hình ảnh để các bạn tiện quan sát, tuy nhiên còn có một số tư thế khác như ngồi viết với bàn thấp không ghế, quỳ viết, nằm viết, những tư thế đó mình không đề cấp và cũng không khuyến khích vì theo kinh nghiệm cá nhân, mình đã từng thử các tư thế này và thấy chúng có tác động hơi tiêu cực vào cột sống, khả năng tập trung khi luyện tập trong thời gian dài. 26 1
  27. Hình 2.2 Hình 2.3 2. Cách cầm bút Có ba tư thế cầm bút chính - Ngũ chỉ chấp bút pháp (Hình 2.4). - Thế cầm bút đại tự (Hình 2.5). - Tư thế viết nhanh, tốc độ (Hình 2.6). Hình 2.4 Hình 2.5 Hình 2.6 Khi chấp bút ta phải nhớ khẩu quyết “chỉ thực, chưởng hư”, nghĩa là đầu ngón tay áp vào bút, còn lòng bàn tay thì trống rỗng. Nhìn nghiêng, ngón cái và ngón trỏ tạo thành mắt phượng (phượng nhãn). 27 1
  28. Tuy nhiên trong cách cầm bút của thư pháp chữ Việt ( Hình 2.7), cần thay đổi đi một chút trong cách cầm bút. Vì ở thư pháp Việt có thêm một nét khá đặc trưng là nét viên bút, kỹ pháp xoay bút và di chuyển theo hệ chữ latinh từ trên xuống, từ trái qua phải và thường xuyên có những đường vòng, lượn như ở chữ “o”, “g”, “h”, dấu “~” nên việc cầm bút theo mình sẽ là đặt ngón cái ở phía đối diện của bốn ngón còn lại. Đối với những người mới nên tập trung rèn luyện cách tì bút để viết, với vị trí cầm bút ở thấp, có thể lợi dụng mặt bàn, cạnh tay còn lại để giữ cho việc di chuyển bút được chậm rãi, chắc chắn. Không nên hấp tấp mà cầm bút ở tư thế cao, vì nhiều người nghĩ rằng như vậy với thể hiện được trình độ, hoặc muốn tăng độ khó để thử thách bản thân ngay từ đầu, nếu như bạn làm quá sức, rất dễ dẫn tới nản chí, bỏ cuộc về sau. Hình 2.7 3. Cách pha và lấy mực 3.1 Pha mực Mực có hai loại khác nhau: Mực thỏi có chất keo, loại tốt thường có mùi xạ hương. Mực tốt thì sau khi viết xong, ta bồi tranh chữ không bị nhòe mực, pha mực rất quan trọng, tùy độ đậm nhạt mà tạo ra các hiệu quả khác nhau trên từng chất liệu giấy. Trong nghề người ta gọi kỹ thuật này là Mặc pháp. 28 1
  29. Nếu là mực nước thì bạn chỉ cần đổ trực tiếp ra và sử dụng, còn nếu dùng mực thỏi, cần đổ một ít nước ra nghiên rồi mài mực vừa đủ. Mài mực cũng là cách để tập luyện cổ tay trước khi cầm bút viết chữ. Nếu viết chữ trên giấy không hút nước thì mực phải đặc, còn viết trên loại giấy hút nước nhiều thì mực hơi sánh, không nên pha quá loãng. 3.2 Cách lấy mực Bản chất của việc lấy mực là giúp người viết tạo ra nét bút có tính chất và độ chính xác về bút pháp, lấy mực xong cây bút trở về trạng thái của “Tứ Đức”. Trong khi viết chữ, có những nét di chuyển rất dài, hoặc những thể chữ chỉ được đi trong một nét (gọi là liên bút) đòi hỏi người viết phải hiểu về ngọn bút lông và cách lấy mực cho chính xác. Lấy mực là kỹ năng đầu tiên một người tập viết phải biết. Sau này, khi học những kiến thức nâng cao liên quan đến mặc pháp (cách thức sử dụng mực, cách pha mực để tạo ra những hiệu ứng khác nhau cho tác phẩm) thì bạn sẽ hiểu việc lấy mực tốt quan trọng đến nhường nào. Hình 2.8 29 1
  30. * Việc lấy mực rất quan trọng. Nếu bạn chỉ nghĩ đơn giản việc lấy mực là cho phần đầu bút lông vào nghiên đựng mực để viết thì đó mới chỉ là bề nổi của hoạt động này. Để lấy mực đúng, thông thường bạn sẽ thấy ở những chiếc nghiên sẽ có một phần gờ lên để người viết gạt mực từ đầu bút vào nghiên (Hình 2.8). Nếu bạn không gạn bớt mực trong phần đầu bút, thì khi đặt bút lên mặt giấy, mực thừa sẽ chảy ra và loang nhiều hơn ảnh hưởng tới phần khởi bút. Khi gạt mực nên chú ý: Xoay bút theo các chiều hướng khác nhau để gạt đều mực ở phần đầu bút và giúp ngọn bút trở về thế tiêm, tề, viên. Nhiều bạn trong quá trình gạn mực khỏi đầu bút thường cố ý biến đổi hình dạng đầu bút thành dạng bản dẹt để dễ dàng trong việc vận nét, đối với mình cách làm này rất sai vì một phần nó mang lại tư tưởng tiêu cực, lối mòn trong quá trình viết chữ. Thành công quá dễ dàng thường khiến cho ta thiếu đi sự trân trọng và tinh thần khiêm tốn. Kết thúc quá trình lấy mực và gạt mực, đầu bút lông bao giờ cũng phải ở thế Tiêm, tề, viên và từ thế bút này tạo ra những nét cơ bản khác, đó mới là bút pháp chính xác. II. Luyện nét 1. Bút pháp căn bản Nét là hình dáng ta thêm thắt để tạo cho đường có những đặc trưng riêng. Có 04 nét cơ bản được tạo thành bao gồm: Phương bút, viên bút, lộ phong, tàng phong, trong đó, mỗi nét bút pháp được tạo ra đều thể hiện cho một ý niệm, tác động trực tiếp tới cảm xúc của người xem. 30 1
  31. Hiện nay, nhiều người quên đi vấn đề này mà chỉ tập trung vào luyện nét với mục đích viết chữ, vì vậy mà đôi khi những tác phẩm của các tác giả không đáp ứng được tiêu chí về thần thái của con chữ. Để tạo ra một con chữ đẹp đòi hỏi nền tảng bút pháp chắc chắn, chúng ta sẽ phải luyện tập thật nhiều bút pháp mới có thể tạo ra những nét theo đúng chuẩn. Bút pháp càng cao thì nét tạo ra càng chính xác và con chữ lại càng đẹp. Tất cả những đường nét dưới đây đều là để phục vụ cho việc sử dụng bút lông để tạo ra các nét cho đúng với trí tưởng tượng, phác thảo ban đầu của người viết. 1.1 Nét phương bút Là kỹ thuật dùng bút lông để tạo ra các nét vuông vức. Phương bút là nét rất đơn giản, tuy nhiên rất nhiều tác phẩm thư pháp lại thường sử dụng nét này bởi khả năng tạo hình nội dung chân phương, mộc mạc, giản dị (Hình 2.9). Trong sáng tác, nét phương bút tạo cảm giác vuông vức thể hiện sự mạnh mẽ, cứng rắn, chắc chắn. Tuy nhiên khi đưa vào sử dụng trong việc viết chữ, bên cạnh những ưu điểm kể trên thì nó cũng có những khuyết điểm khi khiến người xem có cảm giác của sự cứng nhắc, khuôn mẫu. Hình 2.9 Để viết được nét phương bút bạn cần chú ý 03 điểm: 31 1
  32. - Đầu bút nếu đặt thẳng xuống mặt giấy sẽ tạo ra hình giống như giọt nước. Nếu chỉ đặt thẳng và đưa một đường từ trái sang thì nét sẽ ra không đảm bảo về yếu tố góc cạnh trong nét phương bút. Ướm cho đầu bút lông khi đặt xuống mặt giấy hơi nghiêng về một phía, cạnh của đầu bút lông nằm thẳng một đường từ trên xuống. - Khi hành bút nếu kéo bút từ phải qua trái, đầu lông sẽ thu lại tạo ra hình như dưới -> không đảm đảo về yếu tố góc cạnh vuông vức trong nét phương bút. Để giải quyết: Sau khi ướm bụng bút thẳng ta chuyển thế bút từ phải sang trái để đẩy đầu lông đi trước bụng bút, như vậy sẽ dễ dàng điều chỉnh được góc cạnh, độ vuông trong nét phương bút (Hình 2.10). Hình 2.10 – Khi hành bút nếu không giữ được lực, nét phương sẽ “mất bụng” nếu nhấn quá nhiều lực vào đầu bút, hoặc “mất đầu” nếu nhấn quá nhiều lực vào bụng bút. 1.2 Nét viên bút Là nét tròn đều, tạo cảm giác viên mãn, tràn đầy, nhưng trong một số trường hợp cũng thể hiện sự mềm mại, yếu đuối (Hình 2.11). 32 1
  33. Hình 2.11 Để viết được nét viên bút dễ dàng, ta nên chia nét này ra làm ba phần, sau này khi thực hiện các nét bút pháp khác hoặc khi áp dụng bút pháp vào các đường nét cụ thể ta sẽ gọi tên ba phần này lần lượt là (Hình 2.12). – Khởi bút: Giai đoạn bắt đầu một nét – Hành bút: Giai đoạn di chuyển bút để tạo thành đường nét – Thu bút (hay thâu bút, hồi bút): Giai đoạn kết thúc một nét Hình 2.12 Để viết được nét viên bút bạn cần chú ý 03 điểm – Một là, khởi bút ngược lại so với hướng mong muốn tạo ra nét (Hình 2.13). – Hai là, khi hành bút phải giữ được lực cân bằng để phần khởi bút, hành bút, thâu bút được cân bằng. (Hình 2.14). 33 1
  34. – Ba là, khi xoay bút để tạo nên nét viên cần phải trả lại đầu lông để hành bút. Như vậy, nét viết sẽ không bị sai lệch do quán tính của phần đầu lông bút. (Hình 2.15). Hình 2.13 Hình 2.14 Hình 2.15 Nét viên bút cùng với “trung phong hành bút” giúp người xem có cảm nhận nhiều hơn về sự viên mãn, tròn đầy. Hành bút sử dụng trung phong hành bút để giữ độ dày của nét (Hình 2.16). Thu bút hơi nhấc bút và xoay bút để tạo hình tròn kết thúc (Hình 2.17). Hình 2.16 Hình 2.17 * Lưu ý: Khi luyện tập viên bút phải luyện cho nét viên càng tròn càng tốt, tránh tình trạng bị dư đầu lông, nét hành bút bị bóp méo biến dạng, yếu ớt, sẽ khiến nét viên bút thiếu sức sống. 1.3 Nét lộ phong Là nét để lộ ra phần đầu của ngọn bút (phần nhọn nhất), thường thể hiện cho sự rõ ràng, dễ đoán nhưng đôi khi mang lại cảm giác nguy hiểm, gai góc. 34 1
  35. Khái niệm mới: * Đề và án - Đề là khi di chuyển ngọn bút mà hơi nhấc tay lên khỏi mặt giấy khiến đầu lông bút thu lại cho ra nét mảnh. - Án là khi di chuyển ngọn bút mà hơi ấn tay xuống mặt giấy khiến đầu lông bút mở ra cho nét dày. Thể hiện nét lộ phong cần phải chú ý - Hai đầu của lộ phong đều là nét mảnh, cân bằng và đối xứng (Hình 2.18). – Nét phải thẳng, không được run (Hình 2.19) – Lộ phong được tạo ra do ta sử dụng đầu lông bút ít đi, vì vậy có thể sử dụng hai cách để tạo ra lộ phong (một là nhấc bút cao lên khỏi mặt giấy, hai là xoay bút để chuyển từ thế bút bản to ngang, sang thế bút bản nhỏ dẹt), (Hình 2.20). Hình 2.18 Hình 2.19 Hình 2.20 35 1
  36. 1.4 Nét tàng phong Nét tàng phong là nét dấu đi đầu ngọn bút trong hành bút, khiến cho nét có cảm giác bí ẩn, chứa đầy nội tại. Đây là một trong những nét rất khó để tạo ra và nó cũng mang ý nghĩa của sự khó đoán, hỗn loạn. Nét tàng phong, trong đó “Tàng” là ấn dấu, “phong” là gió, tức ẩn giấu đi phần đầu của ngọn gió (Hình 2.21). Thực hiện nét này phải trải qua hai bước: Hình 2.21 Thứ nhất nét tàng phong có hình dạng gần giống như hai hình chữ nhật, nghiêng 45 độ so với hướng di chuyển, được nối hai đỉnh với nhau. Cách thực hiện đơn giản là sử dụng lộ phong để tạo ra phần đỉnh hình chữ nhật đầu tiên (Hình 2.22), đốn nét chéo 45 độ để tạo ra góc của khởi bút (Hình 2.23). Hình 2.22 Hình 2.23 36 1
  37. Hành bút hơi chếch về phía mong muốn và hơi nhấc phần bụng bút để tạo phần hóp ở bụng dưới nét tàng phong (Hình 2.24). Thu bút theo chiều ngược lại. Bước này mình gọi là “tạo xương” (Hình 2.25+Hình 2.26) Hình 2.24 Hình 2.25 Hình 2.26 Hình 2.27 Cuối cùng tăng cường phần viên bút ở bụng và lưng của “hai hình chữ nhật” ở khởi bút và thâu bút. Giúp cho nét tàng phong có thêm sự dày dặn, tròn trịa. Bước này mình gọi là “xây thịt” và hoàn thiện (Hình 2.27). 1.5 Trung phong hành bút Là kỹ thuật cầm bút di chuyển thẳng ở chính giữa đường đi của ngọn bút để tạo ra đường có lượng mực được cân đối đều từ giữa sang hai bên. 37 1
  38. Khái niệm mới: * Chuyển bút: Là giữ nguyên thế bút, cổ tay và cánh tay chỉ xoay ngón tay để thay đổi đường đi của bút và hướng bút tạo thành nét di chuyển mềm mại. Hình 2.28 Lưu ý: Trung phong hành bút là kỹ thuật di chuyển ngọn bút ở chính giữa nét, thường đi cùng với chuyển bút là kỹ thuật thay đổi hướng đi của nét tạo ra những đường con mềm mại. Đặc tính của trung phong là khi di chuyển giữa nguyên được lực di chuyển vừa đủ để các nét đều nhau, góc được tạo ra do chuyển bút giữa trên và dưới cũng thật bằng nhau, góp phần tạo nên cảm giác của đôi tay về sau (Hình 2.28). 1.6 Thiên phong hành bút Là kỹ thuật cầm bút thiên về một hướng so với đường đi của ngọn bút để tạo ra đường có sự phân chia mực không đều. Mực dồn nhiều hơn ở hướng bụng bút và thưa dần ở ngọn bút (Hình 2.29). Khái niệm mới triết bút: Là lật cổ tay, thế bút chuyển sang hướng khác một cách đột ngột tạo ra nét gấp. 38 1
  39. Hình 2.29 Lưu ý: Thiên phong là cách hành bút mà thân bút lệch về một phía so với nét bút được tạo ra. Lượng mực của thiên phong thường lệch về hướng đầu bút và xước nhiều ở bụng bút 2, Ứng dụng bút pháp căn bản vào thư pháp Việt (Thư pháp chữ Quốc ngữ) Việc vận dụng bút pháp vào các đường nét cụ thể sẽ tạo ra sự đa dạng riêng trong việc tạo dựng các ký tự, con chữ. Trong thư pháp Việt, như đã chia sẻ với các bạn về ngọn bút lông, nếu tinh ý bạn sẽ nhận ra rằng việc tạo ra những nét đều đặn khó khăn hơn những nét to nhỏ lệch nhau, nếu bạn muốn tạo ra một nét to hơn đơn giản bạn chỉ cần nhấn bút dần xuống còn đối với một nét đều bắt buộc bạn phải giữ bút nằm nguyên ở một vị trí, một độ cao nhất định. Việc vận dụng bút pháp người ta chia thành 08 bộ nét chính có thể được diễn tả trong 01 chữ là chữ “Tải” (Hình 2.30). Hình 2.30 39 1
  40. Trên đây chỉ là những đại diện điển hình cho các nét được hình thành, bên cạnh đó ta vẫn có những phương pháp thực hiện khác, cụ thể như sau: 2.1 Bộ nét ngang ( Nét hoành) Nét ngang là nét có hướng đi từ trái sang phải. Có thể đi từ thấp lên cao hoặc ngược lại, không nhất thiết là ngang bằng như là hình học (Hình 2.31). Nhóm nét ngang bao gồm: nét ngang dài, nét ngang ngắn, nét ngang thấp, nét ngang nhọn. Và nét ngang cao, nét này gần giống với là dấu sắc hoặc dấu huyền trong tiếng Việt. Hình 2.31 Nét ngang là khung xương, xà ngang của chữ. Nét này viết có tốt hay không trực tiếp ảnh hưởng đến kết cấu và sự cân bằng trọng tâm chữ. Tuy nói hoành ngang, thụ thẳng, nhưng thực tế hoành thường thấy đầu trái thấp, đầu phải cao, có thế bên phải hơi chếch lên trên một chút. a) Ngang dài Di chuyển một nét ngang với độ dài lớn, không bị run nét mà vẫn đảm bảo sự chính xác trong bút pháp. 40 1
  41. b) Ngang ngắn Di chuyển một nét ngắn với hành bút gần như di chuyển rất ít mà vẫn đảm bảo chính xác trong bút pháp. c) Ngang cao Di chuyển một nét theo hướng chéo từ dưới lên. Nên luyện tập nét ngang cao bằng tàng phong để hiểu được kết cấu của nét tàng phong khi thay đổi góc cạnh sẽ ra sao. d) Ngang thấp Di chuyển nét ngang theo hướng chéo từ trên xuống. Luyện tập nét ngang thấp bằng đầu ngọn bút để tạo ra nét cực mảnh, qua đó luyện tập thêm khả năng dùng đầu bút trong tạo nét. e) Ngang nhọn Nét giúp ta hiểu được cách chuyển từ khởi bút là một nét to sang thu bút là một nét nhỏ theo chiều ngang. Để luyện được phương pháp này cần phải chú ý tới thế tay và cách vận bút, từ Thiên phong hành bút của nét tàng phong ta chuyển bút sang Trung phong hành bút của lộ phong. Cốt yếu: Nét ngang cần bình ổn, có lực. Có khi thì đoạn ở giữa thô đậm như 2 đầu, làm như vậy để đạt tới ý vị “đầy đặn”. Đó là điểm đặc biệt nét điểm trong chữ. 2.2 Bộ nét dọc ( Nét tung) Nét dọc và ngang đều là xương sống của chữ, đều là trụ cột. Căn cứ vào nguyên tắc “hoành ngang, thụ thẳng” thông thường yêu cầu nét dọc phải thẳng đứng, tuy nhiên nếu thẳng quá lại lộ ra vẻ cứng nhắc, nhưng thiếu yếu tố đó lại lộ vẻ thiếu lực. Tốt nhất là trong thẳng có cong, trong cong phải thể hiện thẳng. Tức phải đảm bảo sự ổn định, khỏe khoắn có lực. a) Dọc ngắn dọc dài 41 1
  42. Đối với dọc ngắn sẽ giúp bạn di chuyển một nét dọc với hành bút gần như di chuyển rất ít mà vẫn đảm bảo chính xác trong bút pháp. Với dọc dài sẽ giúp bạn di chuyển không bị run nét mà vẫn đảm bảo sự chính xác trong bút pháp. b) Dọc nghiêng Giúp bạn di chuyển một nét theo hướng chéo từ trên xuống. Bình thường mình hay luyện tập nét ngang cao bằng tàng phong để hiểu được kết cấu của nét tàng phong khi thay đổi góc cạnh sẽ ra sao c) Dọc nhọn Nét giúp bạn hiểu được cách chuyển từ khởi bút là một nét to sang thu bút là một nét nhỏ theo chiều dọc. 2.3 Bộ nét cong a) Cong ngắn b) Cong dài c) Cong cao đều d) Cong thấp đều 2.4 Bộ nét lượn Nét lượn tạo ra cảm giác mềm mại, uyển chuyển cũng như thay đổi đột ngột trong nội dung tác phẩm, bộ nét lượn cũng chia ra thành các kiểu khác nhau khi áp dụng phương thức hành bút khác nhau. Nét lượn có tính ứng dụng rất lớn trong thư pháp chữ Việt, đặc biệt trong các thể chữ như Phong thể, Thủy thể, nét lượn dường như phát huy tối đa công dụng của nó khi giúp cho người viết thay đổi về phương hướng, góc cạnh. 42 1
  43. a) Lượn dọc Lượn dọc thường được sử dụng để tạo ra dấu hỏi “?” trong thư pháp Việt, đôi khi phần thu bút to hơn phần đầu, nhưng khi tập chúng ta tập như hình (Hình 2.32). Bắt đầu bằng một nét viên bút và kết thúc cũng bằng một nét viên bút. Nét lượn dọc này là sự kết hợp của hai nét cong ngược chiều mà thành, để luyện được bạn cần lưu ý hành bút thu nhỏ dần ở giữa nét và mở rộng trở lại ở đoạn thu bút. Tạo cho nét có phần đầu viên bút lớn nhất. Hình 2.32 b) Lượn dọc nhọn Thay vì kết thúc bằng viên bút như nét lượn dọc phía trên, nét lượn dọc nhọn thay đổi thu bút bằng lộ phong để giúp bạn hiểu cách kết thúc nét uốn lượn bằng việc tận dụng đức “Kiện” của bút và Đề bút đúng cách (Hình 2.32). 43 1
  44. c) Lượn ngang thường Bắt đầu bằng một nét viên bút, kết thúc cũng bằng một nét viên bút. Nếu bạn để ý các nét viên bút có đầu hơi hướng vào trong sẽ tạo cho nét có vẻ căng tràn và nhiều sức sống (Hình 2.33). Hình 2.33 Nét lượn ngang thường được dùng để tạo ra dấu ngã “~” trong thư pháp Việt. Bên cạnh đó, nét này cũng được sử dụng để tạo nên những đoạn chuyển tiếp thường thấy khi bạn liên bút giữa các ký tự với nhau trong thể chữ. d) Nét lượn ngang nhọn Khác với lượn ngang thường, nét lượn ngang nhọn có phần thu bút là lộ phong giúp người viết hiểu được cách thu bút nhỏ lại theo chiều ngang (Hình 2.34). Đối với cả nét lượn dọc nhọn và lượn ngang nhọn bạn đều có thể thử vừa nhấc bút vừa xoay bút để đầu lông bút chụm lại nhằm tạo ra thu bút lộ phong. 44 1
  45. Hình 2.34 Dưới đây là một số biến thể khác của nét ngang lượn với phần thu bút to hơn phần khởi bút (Hình 2.35) và biến đổi việc sử dụng viên bút với trung phong hành bút thành phương bút với thiên phong hành bút để tạo ra nét lượn mới góc cạnh hơn (Hình 2.36). Hình 2.35 Hình 2.36 2.5 Bộ nét vòng a) Nét lượn thuận và nét lượn nghịch Nét vòng trong thư pháp Việt được sử dụng khá nhiều vì nó có thể tạo ra nhiều ký tự như chữ “a”, chữ “o”, chữ “g”, “h”, “p”, “q”, “r”. Bởi vậy luyện tập nét vòng là một trong những bước quan trọng giúp người mới bắt đầu tạo ra được những con chữ đẹp. (Hình 2.37). Hình 2.37 45 1
  46. b) Lượn thuận vòng và nghịch vòng Nét này kết hợp với thuận vòng có thể tạo ra chữ “g”, hoặc kết hợp với chữ “u” sẽ tạo ra chữ “y”. (Hình 2.38) Nét lượn thuận vòng chú ý khởi bút là viên thì hành bút trung phong từ trên xuống dưới theo đường cong, đến độ dài mong muốn chuyển hướng ngược lên đi quá phần khởi bút rồi thu bút. Phần hành bút phía dưới lưu ý án bút để nét có được sự to dầy, chắc chắn Hình 2.38 Nét lượn nghịch vòng là nét tạo ra chữ “h” và “r”: bạn chỉ cần làm ngược lại với nét thuận vòng là được. Lưu ý: Bạn có thể thay đổi hành bút của hai nét này bằng sự kết hợp của một nét thẳng và một nét cong để tạo ra chữ “g” hoặc chữ “h” với một cạnh thẳng. 2.6 Bộ nét phác Như đã giới thiệu trong các phần trước đó, nét phác là một trong những nét mà phần đầu là phương bút, phần thu bút là lộ phong, chính vì thế, việc bạn luyện tập nét phác sẽ giúp bạn có được cảm giác phóng bút thoải mái nhưng vẫn trong kiểm soát, nét phác dứt khoát, phóng khoáng, chính xác là một điều vô cùng khó làm, một trình độ mới, cảm giác khó khăn hơn nhiều so với tập các nét trước đó. a) Phác ngang Sử dụng lộ phong khởi bút để tạo một góc tam giác với bụng nét hướng xuống dưới. Thiên phong hành bút theo chiều ngang và nhấc bút dần để thực hiện lộ phong thu bút. Khi kết thúc, nét tạo ra một hình tam giác lệch có cạnh dài nhất 46 1
  47. nằm phía trên, đi thẳng cho cảm giác mạnh mẽ, phóng khoáng. Thực hiện tương tự với hướng dọc ta được Nét phác dọc, phác cao, phác thấp, ( Hình 2.39) Hình 2.39 Hình 2.40 Hình 2.41 b) Phác ngược Là nét phác có phần bụng ngược lại với chiều của các nét phác thuận. Bạn hình dung nét phác ngang đầu tiên có phần bụng hướng xuống phía dưới thì ta có phác ngược với phần bụng hướng lên trên. ( Hình 2.40). Trong thư pháp nét phác không nhất thiết phải có cạnh thẳng, đôi khi nó có thể đi theo hướng cong như hình bên để tạo ra nét phác ngược cong (Hình 2.41). 2.7 Bộ nét hất Nét hất là một nét đặc biệt, sử dụng kỹ thuật lộ phong để tạo thành, nét hất kế thừa từ thư pháp Trung Hoa, nhưng đối với thư pháp Việt, nét hất được biến đổi đi đôi chút để phù hợp với con chữ và hệ chữ la tinh. Lưu ý : giữa sử dụng trung phong và thiên phong. Đối với nét hất mà hành bút của bạn sử dụng trung phong hành bút, nét hất giống như sự kết hợp giữa nét viên bút và nét chấm giọt. 47 1
  48. Còn khi bạn sử dụng thiên phong hành bút, nét hất lại giống như bạn kết hợp giữa nét tàng phong (hoặc phương bút) với nét phác. Một mẹo nhỏ là bạn hãy xoay bản bút chéo 45 độ (trùng với hướng mà bạn muốn hất) để thực hiện động tác hất. Như vậy sẽ giúp cho nét hất dễ được tạo ra hơn. 2.8 Bộ nét chấm Điểm đặc biệt của nét chấm trong thư pháp chính là sự biến hóa đến vô cùng rất nhiều các kiểu biến thể khác nhau, nét chấm được tạo ra do sự kết hợp trực tiếp giữa khởi và thu bút của một nét (bỏ qua phần hành bút) mà thành. Chính vì vậy có một vài nét chấm bạn có thể sẽ thường xuyên nhìn thấy, cụ thể: Chấm vuông, chấm tròn, chấm giọt, chấm nghiên, chấm xoáy (Hình 2.42) Hình 2.42 Các nét đều được viết tương tự như bút pháp căn bản, chỉ việc thực hiện khởi bút và thu bút là sẽ được một nét chấm mới. III. Viết các chữ in hoa, chữ thường và dấu theo lối thư pháp Trong thư pháp có nhiều lối viết, trong mỗi lối viết thì có nhiều bộ chữ khác nhau, dưới đây là một bộ chữ trong lối viết chân phương. 1, Bộ chữ in hoa 48 1
  49. 2, Bộ chữ thường 49 1
  50. 3, Bộ dấu và số 50 1
  51. 4, Một số bộ chữ tham khảo 51 1
  52. Bài 3: Thực hiện bố cục chữ trong tranh thư pháp A. Mục tiêu Kết thúc bài người học đạt được - Kiến thức + Nêu được các dạng bố cục cơ bản của tranh thư pháp + Phân biệt được các dạng bố cục cơ bản - Kĩ năng + Thực hiện được một dạng bố cục thư pháp tự chọn - Năng lực tự chủ và trách nhiệm + Có nhu cầu tìm tòi các dạng bố cục mới để thực hiện B. Nội dung I, Lý thuyết 1, Tìm hiểu về bố cục tranh thư pháp Thư pháp chữ Việt tiếp biến thư pháp chữ Hán nên trong quá trình phát triển có mối tương liên chặt chẽ với thư pháp chữ Hán. Có thể phân loại bố cục thư pháp chữ Việt gồm những diện hình sau: -Bố cục thư pháp chữ Việt theo phong cách cổ điển - Bố cục thư pháp chữ Việt theo phong cách cách tân. Bố cục thư pháp chữ Việt thường không chú trọng đến lạc khoản như thư pháp chữ Hán nhưng rất chú trọng việc đóng dấu thủ chương và danh chương. Màu mực đỏ của ấn chương tạo nên sắc thái trang trọng đồng thời xác định tác giả (vì mỗi người thủ bút có thủ chương và danh chương riêng). Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật thư pháp, người thủ bút luôn luôn sáng tạo phong cách cá nhân. Điều đó góp phần đưa nền thư pháp nước nhà phong phú và đa dạng. 53 1
  53. Chương pháp là bố cục sắp xếp các nét với nhau, chữ với chữ, hàng với hàng. Mục đích sao cho trên dưới ứng thích, phải trái có sự tương hỗ liên kết toàn bộ nội dung. Khi nhìn tác phẩm chúng ta có thể thấy được một thể thống nhất. Từ việc thực hiện một tác phẩm có kích thước to. Chép một câu thơ lên bức tranh hay kí tên, đóng dấu đều phải nghiên cứu, ứng dụng chương pháp. Chương pháp (bố cục) là yếu tố đầu tiên mà người thưởng lãm cảm nhận được. Một bố cục đẹp, ấn tượng sẽ gây sự chú ý và thu hút người xem. Còn ngược lại, một bố cục rời rạc, chữ viết đều đều, thiếu điểm nhấn sẽ tạo nên sự nhàm chán. Thậm chí người xem không thiết đọc đến nội dung. Khi luyện chữ, bạn nên làm quen kết cấu, bố cục của một chữ. Dần dần làm quen với 2 chữ, 3 chữ rồi sau đó là một câu thơ, hay một bài văn Người viết chữ thư pháp phải ghi nhớ 3 điểm cốt yếu. Đó là rèn chữ, kết cấu chữ và nghiên cứu về bố cục.Trong một tác phẩm có 2 danh từ bạn cần chú ý. Đó là đại tự và phần chính văn. Đại tự là một hoặc vài chữ mang nội dung chính của tác phẩm được viết to. Chữ đại tự thường là những chữ mang ý nghĩa tốt đẹp như là Phúc, Lộc, Thọ, Tâm, Nhẫn. Khi viết một bài thơ hoặc một đoạn văn chữ đại tự thường là tiêu đề hoặc một chữ mang ý nghĩa chính là đoạn thơ hay đoạn văn đề cập tới. Một bố cục đẹp là sự tương quan giữa các chữ và các hàng với nhau. Chúng được phân bổ hợp lý, không quá thưa hoặc quá khít. Chữ này tương quan và hỗ trợ cho chữ kia. Hạn chế viết các nét đè chồng lên nhau gây rối cho bố cục. Hơn nữa tổng thể của các chữ phải liên kết với nhau tạo thành một khối. 2. Một số nguyên tắc cơ bản 54 1
  54. a) Phần chính văn tức là phần nội dung chính của tác phẩm. Trong một câu thơ hoặc đoạn văn chữ đầu tiên phải được viết hoa và nhấn mạnh. Chú ý chữ đầu tiên trong tác phẩm sẽ ảnh hưởng đến kích thước của các chữ còn lại. b) Khi viết chữ thư pháp, với đoạn văn thơ ngắn, bạn có thể bỏ bớt phần chấm phẩy hoặc ngắt câu. Vì cách xuống hàng, chia chữ đã là một hình thức ngắt câu phổ nhịp cho người xem. c) Những dấu câu thể hiện cảm xúc, hoặc để nhấn mạnh ý của phần chính văn thì vẫn giữ. Riêng cuối các tác phẩm phải dùng dấu chấm. d) Phần chính văn phải được thể hiện gọn gàng. Không viết tràn lan chiếm hết diện tích của tác phẩm. Phải chừa những khoảng trống xung quanh tác phẩm. e) Những chữ chính mang ý nghĩa bao quát nội dung ở phần chính văn nên được nhấn mạnh. Vừa thể hiện sự rõ ràng của nội dung vừa tạo sự lôi cuốn và thể hiện tính mỹ thuật cao cho tác phẩm. f) Một nét chữ thường nếu được viết to và đậm thì cũng xem như một chữ viết hoa. Khi muốn thể hiện phần chính văn cho một tác phẩm, bạn hãy định hướng một dạng chương pháp. Sau đó, cứ theo nguyên tắc mà thể hiện. 3. Các dạng bố cục cơ bản 3.1 Bố cục theo cột thẳng Bố cục theo cột thẳng đứng là bố cục mà trong đó, phần chính văn viết theo cột thẳng đứng. Lạc khoản và ấn chương trình bày theo hàng thẳng đứng hoặc hàng ngang bên dưới chính văn (Hình 3.1). 55 1
  55. Hình 3.1 Hình 3.2 Câu đối chữ Việt viết hai hàng thẳng đứng song song. Nếu có lạc khoản và ấn chương trình bày phía dưới chính văn (Hình 3.2). 3.2 Bố cục theo đại tự Bố cục theo đại tự thường có từ 1 đến 2 chữ đại tự (chữ lớn) thể hiện ước vọng mạnh mẽ, chắc chắn, cô đọng. Đôi khi, người thủ bút có ghi kèm theo phần mở rộng ngắn gọn như châm ngôn hoặc lời chúc tụng (Hình 3.3). Hình 3.3 56 1
  56. 3.3 Bố cục theo chủ đề Thư pháp bố trí theo chủ đề, chính văn có 2 phần (Hình 3.4). a) Phần chính: Viết một chữ lớn (đại tự) nhằm nêu chủ đề. b) Phần phụ: Viết cỡ chữ nhỏ (tiểu tự) để minh họa, thường là câu đối hoặc bài thơ. Hình 3.4 4, Bố cục theo lối cách tân Thư pháp chữ Việt thực hiện bố cục theo truyền thống vừa tiếp biến cách tân để đa dạng hóa nghệ thuật đồng thời tiếp cận tính hiện đại. Phần lớn, thư pháp chữ Việt bố trí theo hình chữ nhật đứng. 4.1 Sự tương thông giữa nội dung và bố cục Bố cục thư pháp có sự tương thông giữa nội dung và hình thức. Khi viết một bức thư pháp, người thủ bút cần thấu rõ nội dung triết lý, văn học để thể hiện bố cục. Nếu bố cục hợp lý với nội dung, người thưởng thức sẽ cảm nhận nhanh “hồn” bức thư pháp. Minh họa Thực hiện bố cục bức thư pháp với 2 câu thơ (Hình 3.5). “Nhìn quá khứ, chẳng thấy người thiên cổ 57 1
  57. Nhìn tương lai, tóc trắng bước độc hành” (Trích “Độc hành ca” - thơ Phạm Thúc Hồng - NXB Đà Nẵng 2008) Với nội dung trên, người thủ bút có thể viết nháp trêngiấy để suy ngẫm, cân nhắc, chọn lựa bố cục hợp lý là: - Bố cục “dạng cụm” để phân biệt thứ tự hai thời điểm: + Cụm “Nhìn quá khứ ” nên canh lề phải vì đứng từ hiện tại nhìn về trước. + Cụm “Nhìn tương lai ” nên canh lề trái vì đứng từ hiện tại nhìn về sau. - Mỗi từ ngữ phải xuống hàng để bày tỏ cái nhìn sâu lắng, dằng dặc, suy tư. - Cụm từ “bước độc hành” phải xuống hàng từng chữ để bày tỏ nỗi cô đơn trải dài qua nhiều giai đoạn của nhân vật trữ tình trong câu thơ. Hình 3.5 4.2 Tạo khoảng trống trong bố cục Trong bố cục thư pháp chữ Việt hiện đại, khoảng trống (hoặc trắng) trong bức thư pháp được chú ý đề cao như một đặc điểm nghệ thuật (Hình 3.6). Khoảng trắng đúng cách là phần “âm” đối lập với phần chữ viết là phần “dương” để hài hòa tính âm dương. 58 1
  58. Khoảng trắng của bức thư pháp cũng chính là “nốt lặng” trong âm nhạc. Khoảng trắng như mảnh sân rộng để tâm hồn con người neo đậu, nghĩ suy. Hình 3.6 4.3 Hình thức bố cục Khi cầm bút viết bức thư pháp phải đầu tư không gian bố cục hợp lý. Đây là khả năng nghệ thuật cần thiết tạo “hồn” trong thư pháp. Khi đã hình thành bức thư pháp mà bố cục không hợp lý hãy cương quyết xóa bỏ. Viết thư pháp chữ Việt cho dù phóng túng, cách điệu nhiều mức độ nhưng đều có quy luật nghệ thuật bố cục nội tại điều chỉnh. a) Bố cục theo trục thẳng giữa (Hình 3.7 Sơ đồ). (Hình 3.8 Thực hiện) Hình 3.7 59 1
  59. Hình 3.8 b) Bố cục căn lề trái, phải (Hình 3.9 Miêu tả). (Hình 3.10, Hình 3.11 Thực hiện) Hình 3.9 Hình 3.10 Hình 3.11 60 1
  60. c. Bố cục theo lề trái phải (Hình 3.12 Sơ đồ). (Hình 3.13 Thực hiện) Hình 3.12 Hình 3.13 d) Bố cục dạng tháp Là bố cục có kết cấu nhỏ ở đầu và to ra ở phần cuối theo dạng của hình ngọn tháp (Hình 3.14 Sơ đồ). (Hình 3.15 Thực hiện) Hình 3.14 Hình 3.15 e) Dạng trụ 61 1
  61. (Hình 3.16 Sơ đồ). (Hình 3.17 Thực hiện) Hình 3.16 Hình 3.17 5. Đề khoản và ấn chương Về đề khoản thì mỗi tác phẩm chia ra làm 03 phần: Thượng khoản (ghi tiêu chí, hội nhóm, lời đề tặng, tên người tặng và người nhận cũng như lời chúc), trung khoản (tên của tác giả hoặc tự hiệu, nếu không rõ thì phải ghi là "sưu tầm" được viết ngay dưới phần chính văn), hạ khoản (tên tự hiệu, tên tác giả viết thư pháp) Đề khoản phải nhỏ hơn phần chính văn, thể chữ có thể sử dụng một cách tùy biến. II. Thực hành Viết một bức thư pháp theo các dạng bố cục cơ bản và cách tâ III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục - Chữ viết vẫn chưa thuần thục. Nguyên nhân do thời gian thực hành chưa nhiều. Khắc phục bằng cách dành nhiều thời gian luyện tập. Tài liệu tham khảo Nguồn sách báo internet 62 1